BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH
NGUN THANH BÌNH
SỰ KHÁC NHAU GIỮA LAO ĐỌNG TRONG KHU VỰC
KINH TE PHI CHÍNH THỨC VÀ CHÍNH THỨC
TAI THANH PHO HO CHÍ MINH
Chuyén nganh: Kinh té hoc Mã số chuyên ngành: 60 03 01 01 TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỖ TP.HtM THƯ VIỆN| -
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HỌC _
Người hướng dẫn khoa học:
'Tiến sĩ Lê Thi Thanh Loan
TP Hồ Chí Minh, Năm 2014
Trang 2
eae
van
TOM TAT LUAN VAN
Đề tài “Sự khác nhau giữa lao động trong khu vực kinh tế phi chính thì
và chính thức tại thành phố Hồ Chí Minh” nhằm mục tiêu đánh giá sâu và to
diện vai trò của lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức đối với sự ta
trưởng kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh cũng như phân tích các yếu tố khác nh
giữa lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức và chính thức, từ đó đề xuất rr số chính sách để có thể bảo vệ được quyền lợi của người lao động trong khu v
kinh tế phi chính thức
Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp từ cuộc điều tra lao động việc làm năm 20
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh với quy mô mẫu mỗi tháng là 945 hộ, quy r mẫu cả năm là 945 x 12 tháng = 11.340 "hộ Nghiên cứu sử dụng phương ph nghiên cứu định lượng, ứng dụng phần mềm SPSS 18.0, sử dụng mô hình hồi q
tuyến tính logarit để phân tích các yếu tố tác động đến thu nhập của người lao độ
trong khu vực kinh tế phi chính thức
Từ những kết quả tìm được, đề tài cũng đưa ra một số giải pháp, khuyến nị
Trang 3MUC LUC
Trang
LOI CAM DOAN cssscessseecsssesessnecesssessssecssneessuesssuecsssesssnsssssesssnssessnessnneensneceeseee i
989.) 090117 ` ki ii
TOM TAT LUAN iii
MUC LUC qu iv
DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ -ss- Hee vii
).90:819/98:79c viii
CÁC TỪ VIẾT TẤT ¬ x
CHƯƠNG 1: Phần mở đầu "` 1 1.1 Dat van đề và lý do nghiên cứu seoeeseseesessassusuessescnsnansssssesssseseeeessesneseees 1 1.2 Câu hỏi nghiên cứu 4 1.3 Phạm vi nghiÊn CỨU .- - <5 1 HH ng TH 00 0010 03 T4 4 In le) 0n 4 1.5 Phương pháp nghiên cứu -:- «5-5 sen v c 4 1.6 Mục tiêu nghiên CUYD scssssccesssscennssecnusnssencessesevsnsesecnssssnannnnecuannsse se 5 1.7 Ý nghĩa thực tiễn của luận văn .- + 55+ 2t rtererstkrtrserrrkrrrrrrrree 5 1.8 Một số điểm nổi bật của nghiên cứu này so với các nghiên cứu trước 6
1.9 Kết cấu của luận văn -cce + chktH SH HH 12111321111241111 111k 6
081190 T88 344 7
CHƯƠNG 2: Cơ sở lý thuyết về lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức 8 2.1 Nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực - -++cseceezsscx+ 8
2.1.1 Nguôn nhân lực ¬ 8
2.1.2 Phat trién nguén HhẬN ÏỰC SG 5S Sàn 10
Trang 42.2.2, Dinh nghĩa thống kê quốc té vé việc làm trong khu vực kinh tế phi chính hte Ccsccscccscsssescessssesesvsnesssesnsnecesseseceeessessenssenesseseseersenseeeeeeneseeeeeeeeeeesene eee eeeereeees 16
2.2.3 Dinh nghia thong ké quốc tế về việc làm phi chính thức . « -« 16 2.2.4 Việc làm phi chính thức trong nông nghip -ôeeeeeerrrrtrtn ơ 17 2.2.5 Khu vc kinh tế phi chính thức ở Việt Nam - ở thành phó Hồ Chí Minh 18 2.3 Mô hình hàm thu nhập Mincer -+>++rrtrrttttttrrtrrtrtrtrtrtrtrrrrsrirr 22
2.4 Sơ lược một số nghiên cứu trước -++++++ttrrrtrtttrrrtrttrtttrrrrtrtrrrrre 23
2.4.1 Nghiên cứu quỐc tẾ - csrrererrrerrretrttrrtttrtrrrtrtrtrrttrrrtrrrrrrrrrriiiire 23
bà („0:2 1 18/20/ 0 na 009A 126 Tóm tắt chương 2 -+-++-+sxestrnhttttrttrtertrrrtrtrrrrrtrrrrrtrrtrtrrtrrtrrtrrtntfrtfrtrrer 31
CHƯƠNG 3: Phương pháp nghiên cứu -: 1.1211.221 Eerrrrre 32
3.1 Phương pháp nghiên cứu -: ++-++errterrterttrtfrtrttrrtrrrttrrtrrrrrrrrrre 32 3.2 Mô hình nghiên cứu -+++t+ettrtttrttrttrttrtttrtertrrtrrrrrrrtrrttrttrrnrrr 32
3.3 Mô tả các biẾn s2 E2202222.2.1 11.11.11.00.rrri 34
3.4 Dữ liệu nghiên cứu -. -s+sserrrtrrrtrrtrrtrtrtrretttrrtrtrrrtrrtrrttttrtffftttfttrtrree 35
3.5 Thiết kế mẫu điều tra lao động việc làm năm 2012 -. -+ -+rtrtrtr++ 35
3.5.1 Thiết kế miẫM -c-© e+ceereretttrtrrtttrrrttrrtrtrtrrretritrirrtrrrrrrrrrtrrrtrrrrn 35
3.5.2 Trích dữ liệu lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức từ điều tra lao động việc lÀm -ece+eertrterrtrrttrrttrrttrttrrterrtrrttrtrrtttrrtrttrtrrttrrtrrrttreg 36 Tóm tắt chương 3 -+s+s+2seneteererrtrrtrtrrtrrrrtrtrrrrtrrrrrrtrrtrrrrrrttrtrftrrnnrrtrrg 37 CHƯƠNG 4: Phân tích sự khác biệt giữa lao động trong khu v vực kinh tế phí chính thức và chính thức tại TP.HCM -+++-+*rtrrrterertrtrttrsrtrtrtrrtrtrrrrrre ni 38 4.1 Tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Hồ Chí Minh -: - 38 4.1.1 Tổng quan về thành phố Hồ Chỉ Minh -eerre mm 11121038
4.1.2 Qui mô và phân bồ lực lượng lao động tại TP.HCM 41
4.1.3 Lịch sử phát triển, nguyên nhân hình thành khu vực kinh tế phi chính
7 EEERRRR.- .a.ẽ.a.ằ.a.a s“ 42
4.1.4 Vai trò của khu vực kinh tế phi chính thứẻ eeneeeneerrrrrertrttth 44 - 4.2 Quy mô và đặc trưng của khu vực kinh tế phi chính thức . - 49 4.3 Sự khác biệt về các yếu tố nguồn lực giữa khu vực kinh tế phi chính thức và
Trang 5
4.3.1, NRG KAGU HOC cossssesssssessosessssssssensssssniassessnnssesnnnsssensssseessnserssneesens 50
4.3.2 Đặc điểm, vị thế va chất lượng công VIỆC . -esertttrrertrrtrtrtrrtrrtt 56 & A Sea ika xã Seo nk 64 kas Shag, W
4.4.1 Những khác biệt về việc thụ hưởng các chế độ của người lao động 70
Trang 6he
DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỎ THỊ
Hình 4.1: Cơ cầu GDP năm 2012 của TP.HCM chia theo khu vực thể chế
Hình 4.2: Tỷ lệ lực lượng Tao động đã qua đào tạo theo khu vực thể chế và gidi tít
Hình 4.3: Tỷ lệ lao động có việc làm chia theo nhóm tuổi và khu vực kinh tế
Hình 4.4: Cơ cấu lao động của các khu vực kinh tẾ -s©c+csxxsrscee
Hình 4.5: Tiền lương bình quân/tháng của lao động làm công ăn lương :
Trang 7DANH MUC BANG
Trang
Bảng 4.1: Tổng sản phẩm (GDP) của TP.HCM theo giá hiện hành 45
Bảng 4.2: Tổng sản phẩm (GDP) của TP.HCM theo giá so sánh 2010 46 Bảng 4.3: Việc làm chính và việc làm thứ hai chia theo khu vực thê chế tại
0:0 49 Bảng 4.4: Tỷ lệ giới tính của lao động có việc làm chia theo khu vực kinh tế 50 -Bảng 4.5: Tỷ lệ dân tộc của lao động có việc làm chia theo khu vực kinh tế 51
Bảng 4.6: Tỷ lệ trình độ học vấn của lao động có việc làm chia theo khu vực kinh tế
ÓC CỐ Ốeeốẽốốểée nen
Bảng 4.7: Tỷ lệ lao động có việc làm chia theo khu vực kinh tế và nhóm tuổi 33
Bảng 4.8: Cơ cầu tình trạng cư trú của LÐ có việc làm chia theo khu vực kinh tế 55
Bảng 4.9: Cơ cấu nghề nghiệp của lao động có việc làm chia theo khu vực kinh tế57
Bảng 4.10: Tý trọng việc làm chính phân theo khu vực kinh tế ¿ 5-25: 58._
Bảng 4.1 1: Tỷ trọng việc làm chính phân theo ngành kinh tế s-sscz: 59
Bảng 4.12: Cơ cầu vị thế việc làm của lao động chia theo khu vực kinh tế 60
Bảng 4.13: Cơ cầu kinh nghiệm làm việc của lao động chia theo khu vực kinh tế 61 Bang 4.14: Co cau loại hợp đồng lao động của lao động chia theo khu vực kinh tế62
Bảng 4.15: Cơ cấu đặc điểm nơi làm việc của lao động chia theo khu vực kinh tế 63
Trang 8Bang 4.19: Tiền lương bình quân/tháng lao động làm công ăn lương chia theo tr
AG HOC VAM csceesssssesseessessucssesessscsucessccussaserecsasssusssessussusssucstessessssssessesesersevsseeseeen
Bảng 4.20: Tiền lương bình quân/tháng của lao động trong khu vực kinh tế phi
chính thức chia theo giới tính và ngành kinh tế 2s se +Es£S2ssczzeezzczer
Bảng 4.21: Tiền lương bình quân/tháng của lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức chia theo giới tính và các nhóm nghề .2 2-5 xxereereerezzx Bảng 4.22: Tiền làm thêm giờ, tiền thưởng, tiền phụ cấp nghề và tiền phúc loi kt
Trang 9BHXH: BHYT: CIS STAT: CNH: CTK: EC: FES: GDP: HĐLĐ: HDH: ICLS: ILO: IMF: KTCT: KTPCT: KVKTCT: KVKTPCT: LD: NXB:
CAC TU VIET TAT
Bao hiém xa héi
Bao hiém y té
Uy ban Thống kê liên bang của Cộng đồng các Quốc gia Độc Công nghiệp hóa
Cục Thống kê
Ủy Ban Châu Âu (European Commission) Viện Friedrich Ebert Stiftung
Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Produet)
Hợp đồng lao động
Hiện đại hóa
Hội nghị Quốc tế các nhà Thống kê Lao động
Tổ chức Lao động Quốc tế (International Labour Organization)
Trang 10CAC TU VIET TAT (Tiép theo)
SNA: Hé théng tai khoan quéc gia (System National Account)
SXKD: San xudt kinh doanh
TCTK: Téng cuc Thống kê
TPHCM: Thanh phố Hồ Chí Minh
UN: Liên Hợp Quốc (United Nations)
UNESCO: Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên Hợp Quốc
VKHTIK: Viện Khoa học Thống kê
WB: Ngân hàng Thế giới (World Bank)
Trang 11CHUONG 1: Phan mé đầu 1.1 Dat van dé va ly do nghién ciru
Vào những thập niên 60, 70 một số nước ở khu vực Châu Á thấy rằng đã có
một khoảng cách nhất định giữa chiến lược phát triển kinh tế xã hội đề ra và kết quả
thực sự mang lại Mặc dù Chính phủ ở các nước này đã cố gắng vạch ra nhiều chiến
lược phát triển an sinh xã hội, tập trung vào mục tiêu giảm bớt đói nghèo, tuy nhiên kết quả mang lại vẫn không được khả quan Một nguyên nhân quan trọng là họ đã bỏ quên đi một khu vực kinh tế, có quy mô hoạt động từ nhỏ đến siêu nhỏ, đễ đàng tổ chức hoạt động và hầu như không bắt buộc phải tuân theo các quy định do Nhà
nước đề ra Khu vực kinh tế này đã thu hút một số lượng khá lớn những người lao
động không có việc làm, tạo ra nhiều sản phẩm và địch vụ cho xã hội với giá cả vừa
phải, phù hợp với túi tiền của người lao động nghèo Khu vực này được gọi là khu
vực kinh tế phi chính thức (KTPCT)
Ở Việt Nam, từ khi thực hiện chính sách Đổi mới năm 1986, nước ta chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang “nền kinh tế thị trường theo định hướng
xã hội chủ nghĩa”, khu vực kinh tế tư nhân đã có những bước phát triển mạnh mẽ
Sự phát triển của kinh tế tư nhân đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển
của khu vực kinh tế phi chính thức Khu vực kinh tế phi chính thức là một trong những khu vực đi tiên phong trong tiến trình đổi mới và đóng góp quan trọng trong
quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hóa sang kinh tế thị trường Đây là khu
vực kinh tế được bung ra sớm nhất, mạnh nhất và với tốc độ nhanh nhất vào thời kỳ
này Đây cũng là khu vực thu hút nhiều lao động bị dôi dư khi các doanh nghiệp
nhà nước tổ chức và sắp xếp lại, góp phần lắp khoảng trống về việc làm, thu nhập đối với một bộ phận lớn người lao động khi nền kinh tế chuyển đổi Với đặc thù linh hoạt, đòi hỏi ít vốn và các nguồn lực khác, khu vực kinh tế phi chính thức đã
Trang 12chính toàn cầu thì khu vực kinh tế phi chính thức đã năng động vượt qua khó khăr thu hút hàng vạn lao động từ khu vực kinh tế chính thức
Theo nghiên cứu của hai nhà kinh tế học tại Viện Nghiên cứu và Phát trié
cla Phap 1a Francois Roubaud va Mireille Razafindrakoto (2010) dựa trên những d
liệu từ cuộc điều tra việc làm quốc gia năm 2007 và 2009, cũng như dữ liệu từ mí
điều tra chuyên biệt trong khu vực phi chính thức ở Hà Nội và thành phố Hồ Cl
Minh thì khu vực kinh tế phi chính thức cả nước có 11 triệu việc làm, chiếm gần /
tổng số việc làm chịnh và gần 1/2 số việc làm phi nông nghiệp Cả nước có 8,4 triệ hộ sản xuất, kinh doanh phi chính thức, trong đó 7,4 triệu hộ xem hoạt động tror
khu vực này của mình là việc làm chính và l triệu hộ xem đó là việc làm thứ ha
Thu nhập từ khu vực việc làm phi chính thức đóng góp 20% GDP cho cả nướ Trong giai đoạn kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng của khủng hoảng tài chánh thé gi
và phục hồi 2007-2009, chính khu vực kinh tế phi chính thức đã “gánh đỡ” nhỉ:
cho nền kinh tế của Việt Nam Trong khi tỷ lệ thất nghiệp ở các nước déu tar
trước tác động của biến động kinh tế toàn cầu thì tại Việt Nam tỷ lệ thất nghiệp |
giảm, tiến sĩ Francois Roubaud nhận định Đặc biệt, nhờ khởi nguồn từ khu vực r¡
mà không ít doanh nghiệp còn phát đạt, thành công Kết quả nghiên cứu cũng ct
thấy, tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, khu vực phi chính thức vẫn là ngu
cung cấp việc làm lớn nhất (1/3), và ngày càng có xu hướng mở rộng quy mô
Trước đây khu vực kinh tế phi chính thức được xem là “kinh té den”, “ki
tế chìm” nhưng nay đã được thừa nhận do những đóng góp không nhỏ vào sự pÏF triển kinh tế ở hầu hết các quốc gia Tuy nhiên lao động làm việc trong khu vực n nhiều năm qua vẫn chịu thiệt thòi do không được bảo vệ Đa số người lao đội trong khu vực này không tham gia bảo hiểm xã hội và không có tổ chức cơng đồ: Các đơn vị hoạt động thường gặp khó khăn khi vay vốn ngân hàng Người lao đội
trong khu vực này không được hưởng các quyền lợi như không có chế độ nghỉ ph
năm, không có lương hưu, không có quy định mức lương tối thiểu, dễ bị chủ bóc |
sức lao động, nhất là họ thường phải làm việc bất kể thời gian Đời sống c
những người lao động trong khu vực này thường chưa được ổn định, nhất là nhữr
Trang 13
người lao động cá thể, những người lãnh lương công nhật và ch ju thiệt thòi hơn
so với lao động trong khu vực kinh tế chính thức
Hoạt động kinh tế phi chính thức xuất hiện khắp nơi ở Việt Nam Hiện nay Việt Nam đã có các điều tra thống kê thường xuyên để thu thập thông tin về các
doanh nghiệp, song vẫn chưa xây dựng phương pháp cập nhật để thu thập thông tin về khu vực kinh tế phi chính thức Cho đến nay vẫn còn rất ít thông tin về khu vực
này, mặc dù quy mô và vai trò của khu vực kinh tế phi chính thức vẫn là yếu tố
_ quan trọng thúc đây sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng trong quá trình hội nhập quốc tế Thông tin về khu vực này
rất cần cho việc soạn thảo ra chiến lược giảm nghèo một cách có hiệu quả; cũng
như đề ra các chính sách giúp cho các đơn vị kinh tế thuộc khu vực này nâng cao
được hiệu quả sản xuất (khả năng thành lập, tín dụng nhỏ, thủ tục đăng ký, tiệp cận
với nguồn cung và công nghệ, ); cho việc bảo vệ tốt hơn lực lượng lao động thuộc _
khu vực này; và cho việc hoàn thiện các chính sách khuyến khích của nhà nước:
phạm vỉ và phương thức thuế,
Xuất phát từ những vấn đề trên, nhận thức được tầm quan trọng của lao động
trong khu vực kinh tế phi chính thức, tác giả thực hiện đề tài “Sự khác nhau giữa lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức và chính thức tại thành phố Hồ Chí Minh” Trên góc độ kinh tế và thống kê, mục tiêu của đề tài là có được bức tranh
toàn diện về khu vực kinh tế phi chính thức của nén kinh tế Việt Nam, cụ thể là tại
thành phố Hồ Chí Minh để có thẻ:
+ Hiểu tốt hơn về sự vận động của thị trường lao động;
+ Đánh giá sâu và toàn diện hơn về vai trò của lao động trong khu vực kinh
tế phi chính thức đối với sự tăng trưởng kinh tế của thành phó Hồ Chí Minh;
Trang 14*
1.2 Cầu hồi nghiên cứu
Đề tài sẽ tập trung giải quyết các câu hỏi sau:
- Lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức có vai trò, đóng góp như thé
nào trong nền kinh tế Việt Nam và đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh?
- Phân tích sự khác biệt về trình độ chuyên môn, nhóm tuổi, ngành nghề kinh
doanh giữa lao động trong khu vực kinh tế chính thức và phi chính thức
- Có sự khác biệt về tiền lương, chế độ an sinh xã hội giữa lao động trong
khu vực kinh tế chính thức và phi chính thức hay không?
1.3 Phạm vi nghiên cứu: luận văn tập trung phân tích định lượng các yếu tổ tác động đến lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức tại thành phố Hồ Chí Minh,
một thành phố lớn có những điều kiện kinh tế, xã hội khá đặc thù so với những tỉnh,
thành phố khác trong cả nước s
1.4 Đối tượng nghiên cứu: là hộ gia đình và các nhân khẩu thực tế thường trú tù
15 tuổi trở lên sống tại hộ gia đình
Trang 151:6 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài này nhằm các mục tiêu sau đây:
- Phân tích được vai trò quan trọng của khu vực kinh tế phi chính thức trong sự tăng trưởng kinh tế của cả nước nói chung và TPHCM nói riêng và quan hệ của
nó đối với các khu vực còn lại của nền kinh tế
- Nêu rõ được sự, khác biệt giữa lao động trong khu vực kinh tế phi chính
thức và chính thức Mặc dầu khu vực việc làm phi chính thức cũng có vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế nhưng vẫn còn ít lợi ích và nhiều thiệt thòi
- Phan tích sâu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của lao động làm công ăn lương trong khu vực kinh tế phi chính thức thông qua các mô hình kinh tế lượng
- Đề xuất một số kiến nghị, giải pháp để có thể bảo vệ được quyền lợi của người lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức
1.7 Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
- Vận dụng các kiến thức về kinh tế học như kinh tế phát triển và các mô
hình kinh tế lượng để kiểm định sự khác biệt giữa lao động trong khu vực kinh tế
chính thức và phi chính thức; Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức tại thành phố Hồ Chí Minh Trên cơ sở
đó tìm ra được những yếu tố quan trọng, tác động đến thu nhập của người lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức
- Tìm ra những đặc điểm mang tính đặc thù của lao động trong khu vực kinh
tế phi chính thức tại thành phố Hồ Chí Minh qua đó sẽ hiểu sâu hơn về vai trò của
khu vực kinh tế phi chính thức, lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức và
quan hệ của nó với các khu vực còn lại của nên kinh tê
- Phân tích việc thực thi các chính sách cho lao động trong khu vực kinh tế
Trang 161.8 Một số điểm nỗi bật của nghiên cứu này so với các nghiên cứu trước
- Mẫu điều tra khoa học, đầy đủ và đại điện: tại TP.HCM, quy mô mẫu
tháng là 945 hộ, quy mô mẫu cả năm là 945 x 12 tháng = 11.340 hộ Cả 24 q huyện đều có địa bàn điều tra Với cỡ mẫu này là đủ để đưa ra các ước lượng tin
cho TP.HCM (Ước lượng cụ thể cỡ mẫu với độ tin cậy 95%, sai số cận biê
0,01)
- Số liệu trong nghiên cứu là số liệu mới được cập nhập của thành phế
Chí Minh nên đảm bảo tính kịp thời, thể hiện đầy đủ những biến động trên địa b - Nghiên cứu kết hợp nhiều nguồn số liệu nên phân tích được toàn diện, †
ánh đầy đủ bức tranh về cả phía cung và phía cầu lao động trong khu vực kin phi chính thức
- Thực hiện một số-kiểm định (về thu nhập, điều kiện sống, an sinh xã
giới tính ) để thấy được sự khác biệt giữa lao động trong khu vực kinh tế
chính thức và chính thức Mặc dầu khu vực việc làm phi chính thức cũng có va
quan trọng trong tăng trưởng kinh tế nhưng vẫn còn chịu nhiều thiệt thòi - Đưa ra mô hình kinh tế lượng phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu : của lao động làm công ăn lương
1.9 Kết cầu của luận văn
Ngoài phần mục lục, tài liệu tham khảo, các bảng biểu, nội dung đề tài
gồm 05 chương như sau: _
- Chương 1 Phần mở đầu: Trình bày tóm lược vấn đề nghiên cứu, mục nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, mô hình nghiên
những điểm nỗi bật của luận văn và kết cấu luận văn
Trang 17- Chương 3 Phương pháp nghiên cứu, mô hình nghiên cứu và
xây dựng mô
hình nghiên cứu
- Chương 4 Kết quả nghiên cứu: Mô tả phân tích thống kê dữ liệu nghiên cứu, kết quả phân tích của mô hình kinh tế lượng
- Chương 5 Gợi ý chính sách, kiến nghị và những hạn chế của đề tài
Tóm tắt chương 1
Thuật ngữ “khu vực kinh tế phi chính thức” xuất hiện lần đầu tiên ở Kenya
cách đây hơn 40 năm (ILO, 1972), là một khu vực kinh tế có quy
mô hoạt động từ nhỏ đến siêu nhỏ, dé đàng tổ chức hoạt động và hầu như không bắt
buộc phải tuân
theo các quy định do Nhà nước đề ra Khu vực kinh tế này đã thu hút một số lượng khá lớn những người lao động không có việc làm, tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ cho xã hội với giá cả vừa phải, phù hợp với túi tiền của người lao động nghèo và có
những đóng gop không nhỏ vào sự phát triển kinh tế ở hầu hết
các quốc gia Tuy - nhiên ở Việt Nam, tính cho đến nay có rất ít nghiên cứu về khu
vực kinh tế phi chính thức Đề tài “Sự khác nhau giữa lao động tron§ khu vực
kinh tế phi chính thức và chính thức tại thành phố Hồ Chí Minh” nhằm mục đích
đánh giá sâu và toàn | dién hon về lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức, qua
đó có được bức - tranh rõ ràng hơn V è các khó khăn gặp phải và nhủ cầu về các chính
sách đối với lực lượng lao động thuộc khu vực kinh tế phi chính thức
Trong chương 1, tác giả giới thiệu tổng quan về vấn đề nghiên cứu, Sự cần
thiết của đề tài nghiên cứu cũng như các câu hỏi và mục tiêu của nghiên cứu Ngoài
ra chương 1 cũng giới thiệu một số nội dung về phạm vi nghiên
cứu, đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu được lựa chọn cho phù hợp
với đề tài nghiên cứu Qua đó tác giả cũng nêu lên ý nghĩa thực tế, một số điểm
Trang 18CHƯƠNG 2: Cơ sở lý thuyết về lao động trong khu vực
kinh tế phi chính thức
2.1 Nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực là một trong những vấn đề cốt lõi của sự nghiệp phát triển kinh tế — xã hội ở mỗi địa phương, mỗi vùng cũng như ở cấp độ quốc gia Đối với các nước đang phát triển, giải quyết vẫn đề này đang là yêu cầu được đặt ra hết sức bức xúc, vì nó vừa mang tính thời sự, vừa mang tính
chiến lược xuyên suốt quá trình phát triển kinh tế — xã hội của mỗi nước
Ở Việt Nam, trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn chú trọng yếu tố con người, coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển của xã hội Bước vào thời kỳ đây mạnh CNH-HĐH vì mục tiêu đân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn mỉnh, Đại hội Đảng lần thứ VIII (6-1996) đã nêu quan điểm: “Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh chóng và bền vững”, và “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của
con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc CNH-HĐHẺ
Đại hội Đảng lần thứ XI (2011) đã cụ thể hóa, bổ sung, phát triển và làm sáng, tỏ thêm một số nội dung mới như: Đảng ta nhấn mạnh “Mở rộng dân chủ, phát huy tối đa nhân-tố con người, coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển"; Trong ba khâu đột phá chiến lược mà Đảng ta xác định thì “Phái triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao” được xem là khâu đột phá thứ hai Ngoài ra việc “gắn kết chặt chế giữa phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ” cũng là một nội dung mới thé hiér tính hướng đích của Đảng ta trong chiến lược phát triển nhanh và bền vững
2.1.1 Nguồn nhân lực
Trang 19ˆ Theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc: "Nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, là kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực tế hoặc tiềm nang dé phat triển kinh tế - xã hội trong một cộng đồng"
Theo David Begg: “Nguồn nhân lực là toàn bộ quá trình chuyên môn ma con người tích liy dugc, no được đánh giá cao vì tiềm năng đem lại thu nhập trong tương lai Cũng giống như nguồn lực vật chất, nguồn nhân lực là kết quả đầu tư
trong quá khứ với mục đích đem lại thu nhập trong tương lai”
Theo PGS.TS Nguyễn Tiệp và cộng sự thì: “Nguồn nhân lực bao gồm toàn
bộ dân cư có khả năng lao động” Khái niệm này chỉ nguồn nhân lực với tư cách là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội “Nguồn nhân lực được hiểu theo nghĩa hẹp hơn, bao gồm nhóm dân cư trong độ tuổi lao động có khả năng lao động” Khái niệm này chỉ khả năng đảm đương lao động chính của xã hội
Theo PGS.TS Trần Xuân Cầu, PGS.TS Mai Quốc Chánh thì: “Nguồn nhân lực là nguồn lực con người có khả năng sáng tạo ra của cải vat chat va tinh than cho xã hội được biểu hiện ra là số lượng và chất lượng nhất định tại một thời điểm nhất định” “Nguồn nhân lực là một phạm trù dùng để chỉ sức mạnh tiềm ân của dân cư, khả năng huy động tham gia vào quá trình tạo ra của cải vật chất và tỉnh thần cho xã hội trong hiện tại cũng như trong tương lai Sức mạnh và khả năng đó được thể hiện thông qua số lượng, chất lượng và cơ cấu dân số, nhất là số lượng và chất lượng con người có đủ điều kiện tham gia vào nền sản xuất xã hội”
Như vậy, xem xét dưới các góc độ khác nhau có thể có những khái niệm
khác nhau về nguồn nhân lực nhưng những khái niệm này đều thống nhất nội dung
cơ bản: nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội Nguồn lực con người không chỉ đơn thuần là lực lượng lao động đã có và sẽ có, mà còn bao gồm
sức mạnh của thé chất, trí tuệ, tỉnh thần cua cac ca nhân trong một cộng đồng, một quốc gia được đem ra hoặc có khả năng đem ra SỬ dụng vào quá trình phát triển xã
Trang 20đầu, là nguồn lực cơ bản và nguồn lực vô tận của sự phát triển không thế chỉ đt
xem xét đơn thuần ở góc độ số lượng hay chất lượng mà là sự tổng hợp của cả
lượng và chất lượng; không chỉ là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động mà là : thế hệ con người với những tiềm năng, sức mạnh trong cải tạo tự nhiên, cải tạo hội
Nguồn nhân lực có vai trò quyết định trong quá trình phát triển kinh tế - hội Phát triển kinh tế - xã hội được dựa trên nhiều nguồn lực: nhân lực (nguồn con người), vật lực (nguồn lực vật chất), tài lực (nguồn lực về tài chính) song có nguồn lực con người mới tạo ra động lực cho sự phát triển, những nguồn khác muốn phát phuy được tác dụng phải thông qua nguồn lực con người F nữa, các nguồn lực khác (như vốn, tài nguyên thiên nhiên ) là hữu hạn, có thí
khai thác cạn kiệt, chỉ có nguồn nhân lực với cốt lõi là trí tuệ mới là nguồn lực tiềm năng vô hạn, biểu hiện ở chỗ trí tuệ ‘con người không chỉ tự san sinh về I
sinh học, mà còn tự đổi mới không ngừng, phát triển về chất trong con người I
biết chăm lo, bồi đưỡng và khai thác hợp lý Kinh nghiệm của nhiều nước đã ‹
thấy thành tựu phát triển kinh tế - xã hội phụ thuộc chủ yếu vào năng lực nhận tl và hoạt động thực tiễn của con người
2.1.2 Phát triển nguồn nhân lực
Phát triển nguồn nhân lực cũng có nhiều khái niệm khác nhau và cũng đu
nhiều tác giả bàn đến Nadler cho rằng phát triển nguồn nhân lực và giáo dục ‹
tạo là những thuật ngữ có cùng nội hàm Tác giả này định nghĩa: “phát triển ngụ nhân lực là làm tăng kinh nghiệm học được trong một khoảng thời gian xác định tăng cơ hội nâng cao năng lực thực hiện công việc” | Tổ chức lao động quốc tế (ILO) cho rằng: “Phát triển nguồn nhân lực †
hàm phạm vi rộng hon, không chỉ là sự chiếm lĩnh lành nghề hoặc vấn đề đào -
nói chung, mà còn là sự phát triển năng lực và sử dụng năng lực đó vào việc làm hiệu quả, cũng như thỏa mãn nghệ nghiệp và cuộc sông cá nhân”
Trang 21Yoshihara Kunio cho rang: “Phat trién nguén nhân lực là các hoạt động đầu tư
nhằm tạo ra nguồn nhân lực với số lượng và chất lượng đáp ứng nhu cầu phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước, đồng thời đảm bảo sự phát triển của mỗi cá nhân”
Theo GS.TS Bùi Văn Nhơn trong sách Quản lý và phát triển nguồn nhân
lực xã hội xuất bản năm 2006: “Phát triển nguồn nhân lực là tổng thể các hình thức, phương pháp, chính sách và biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng cho nguồn nhân lực (trí tuệ, thể chất, và phẩm chất tâm lý xã hội) nhằm đáp ứng đòi hỏi về nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn phát triển” Trong khái niệm này chất lượng nguồn nhân lực được giải thích như sau: trí lực của nguồn nhân lực: trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật và kỹ năng
lao động thực hành của người lao động, thể lực của nguồn nhân lực: sức khỏe cơ
thể và sức khỏe tỉnh thần; phẩm chất tâm lý xã hội: kỷ luật, tự giác, có tỉnh thần
hợp tác và tác phong công nghiệp, có tinh thần trách nhiệm cao ” Tổ chức phát triển Liên hiệp quốc đã khuyến nghị và đưa ra chỉ số để đánh giá sự phát triển con người (HDI) Theo phương pháp này thì sự phát triển con người được xác định theo
ba yếu tế cơ bản và tổng hợp nhất: sức khỏe (tuổi thọ bình quân của dân số), trình
độ học vấn (ty lệ dân số biết chữ, số năm đi học của một người) và thu nhập (tổng sản phẩm trong nước (GDP)/người)
Theo PGS.TS Trần Xuân Cầu: “Phát triển nguôn nhân lực là quá trình phát
triển thể lực, trí lực, khả năng nhận thức và tiếp thu kiến thức tay nghề, tính năng động xã hội và sức sáng tạo của con người; nên văn hóa; truyền thống lịch sử Với
cách tiếp cận phát triển từ góc độ xã hội, phát triển nguồn nhân lực là quá trình tăng
lên về mặt số lượng (quy mô) nguồn nhân lực và nâng cao về mặt chất lượng nguồn nhân lực, tạo ra cơ cầu nguồn nhân lực ngày càng hợp lý Với cách tiếp cận phát triển từ góc độ cá nhân, phát triển nguồn nhân lực là quá trình làm cho con người trưởng
thành, có năng lực xã hội (thể lực, trí lực, nhận cách) và tính năng động xã hội cao”
Trang 22wy
rà sự thay đổi hành vi nghề nghiệp của người lao động” Khái niệm này chưa nị mạnh đến mục tiêu cuối cùng của phát triển nguồn nhân lực là phát triển tổ ch phát triển cá nhân người lao động Theo khái niệm này thì nội dung phát tr nguồn nhân lực bao gồm ba loại hoạt động là: giáo dục, đào tạo và phát triển G dục: được hiểu là các hoạt động học tập để chuẩn bị cho con người bước vào 1 nghề nghiệp hoặc chuyển sang một nghề mới, thích hợp hơn trong tương lai ï
tạo (hay còn được gọi là đào tạo kỹ năng): được hiểu là các hoạt động học
nhằm giúp cho người lao động có thể thực hiện có hiệu quả hơn chức năng, nhỉ vụ của mình Đó chính là quá trình học tập làm cho người lao động nắm vững Ì
về công việc của mình, là những hoạt động học tập để nâng cao trình độ, kỹ ni của người lao động để thực hiện nhiệm vụ lao động có hiéu qua hon Phat triển
các hoạt động học tập vượt ra khỏi phạm vi công việc trước mắt của người
động, nhăm mở ra cho họ những công việc mới dựa trên cơ sở những định hưc
tương lai của tô chức”
Như vậy, mặc đù có sự diễn đạt khác nhau song có một điểm chung nh: phát triển nguồn nhân lực là quá trình nâng cao năng lực của con người về mọi để tham gia một cách hiệu quả vào quá trình phát triển quốc gia Phát triển ng
nhân lực, do vậy, luôn luôn là động lực thúc đây sự tiễn bộ và tác động đến mọi
của đời sống xã hội Kinh nghiệm của nhiều nước công nghiệp hóa trước đây thay phan lớn thành- quả phát triển không phải nhờ tăng vốn sản xuất mà là h
thiện năng lực con người, sự tỉnh thông, bí quyết nghề nghiệp và quản lý Khác
đầu tư cho nguồn vốn phi con người, đầu tư cho phát triển con người là van dé ngành, đa lĩnh vực và tác động đến đời sống của các cá nhân, gia đình, cộng đ của họ và đến toàn bộ xã hội nói chung Phát triển nguồn nhân lực đòi hỏi phả những tính toán chiến lược, tầm nhìn dài hạn, trong khi lại phụ thuộc rất nhiều các điều kiện, thực trạng hiện có của hệ thống Không đầu tư cho phát triển ng nhân lực tất nhiên không mang lại các hiệu ứng tích cực thúc đây tăng trưởng 7
lại nhiều địa phương cũng chú trọng tập trung đầu tư cho phát triển nguồn nhân
Trang 23nhưng kết quá đem lại không đạt được như mong muốn Đây là một vấn dé nan
giải, một bài toán khó cho các nhà hoạch định chiến lược, chính sách
2.2 Khu vực kinh tế phi chính thức
Trong thực tế, thuật ngữ “khu vực KTPCT” được định nghĩa bằng nhiều cách khác nhau Có định nghĩa tương đối phù hợp và cả chưa phù hợp cho khu vực
KTPCT như: “kinh tế ngầm”, “chợ đen”, “kinh tế xám”, “kinh tế ngoài luồng”,
“kinh tế ngoài trời”, “kinh tế phổ biến”, “kinh tế bat hop pháp”, “kinh tế bí mat”, “kinh tế không đăng ký” — —
Thuật ngữ “khu vực KTPCT” xuất hiện lần đầu tiên ở Kenya cách đây hơn 40 năm (ILO, 1972) và Châu Mỹ La tỉnh là nơi khái niệm về khu vực KTPCT được các nhà nghiên cứu hoàn thiện và tranh luận nhiều nhất Có 3 trường phái cơ bản chủ yếu nghiên cứu về nguồn gốc và nguyên nhân hình thành khu vực KTPCT
Trường phải thứ nhất: Trường phái “nhị nguyên” Đây là trường phái lâu đời nhất Trường phái nhị nguyên là sự mở rộng công trình của Lewis (1954) và Harris &Todaro (1970), dựa vào mô hình hai thị trường lao động, trong đó khu vực ' KTPCT được coi là một thực thể của thị trường này và không có quan hệ gì với
kinh tế chính thức Nó chỉ là một kinh tế phụ tổn tại vì nền kinh tế chính thống
không đủ khả năng cung cấp đầy đủ công việc cho người lao động Thuyết Nhị
nguyên cho răng, khu vực KTPCT là một phương thức riêng có của quá trình sản xuất, khác với các phân đoạn khác của nên kinh tế bị thống trị, chỉ huy bởi nhà tư bản Khu vực KTPCT là một tập hợp các hoạt động kinh tế được thực hiện bởi các cá nhân với mục tiêu đảm bảo đời sống và thu nhập cho hộ gia đình thông qua việc
tạo ra công ăn việc làm cho chính bản thân họ Những công việc này thường có
năng suất và thu nhập thấp, sử dụng nhiều lao động và kỹ thuật sản xuất lạc hậu và
thường được tổ chức bởi lực lượng lao động không có tay nghề trong các đơn vị sản
xuất kinh đoanh nhỏ Cách tiếp cận này thể hiện đặc điểm riêng của thị trường lao
Trang 24
_ Trường phải thứ hai: Trường phái “cấu trúc chủ nghĩa” Không gid trường phái nhị nguyên, trường phái cấu trúc chủ nghĩa nhấn mạnh vào : thuộc lẫn nhau giữa khu vực kinh tế chính thức và phi chính thtrc (Moser, Portesvà các cộng sự, 1989) Trường phái này xem xét khu vực KTPCT thôi phương thức thể hiện mối liên hệ của khu vực này với Nhà nước, như kỲ ngoài pháp lý, nhưng từ góc độ ngược lại Trường phái thứ hai, được gọi là “1 Maxit”, coi quá trình toàn cầu hóa khuyến khích dạng “không điển hình” củ
làm nhằm giảm chỉ phí lao động để đảm bảo cạnh tranh Cạnh tranh kinh:
thúc đầy một vài đoanh nghiệp có xu hướng không công khai, công việc bất trong nội bộ doanh nghiệp và thuê các lao động tự làm tại nhà gia công mội công đoạn sản xuất đó Theo quan điểm của các nhà Maxit này, khu vực KTF một phần, nhưng là phần phụ của hệ thống tư bản có nhiệm vụ cung cấp ci
phẩm và lao động rẻ mạt cho hệ thống chính, Khu vực KTPCT còn làm tăn
mêm dẻo cũng như cạnh tranh cho nên kinh tế
Trường phải thứ ba: Trường phái “pháp gia”, còn được gọi là trườn;
“chính thống”, coi khu vực KTPCT được tạo thành bởi các doanh nghiệp siê thích hoạt động “phi chính thức” để tránh các qui định của Nhà nước (De 1989) Trường phái này được nhà kinh tế người Peru, Hernando De Soto (19 cập trong cuốn sách của ông mang tên Con đường khác, xuất bản lần đầu tiên ¿ Ban Nha năm 1986 Cuốn sách viết về việc xuất hiện các quy định công và c] pháp lý quá mức khiến các chủ đoanh nghiệp không công khai chúng Nền nhận thức ở đây là tự do và hàm ý chính sách trái ngược với cách tiếp cận trong cách tiếp cận thứ nhất, các chính sách công cần hướng được hợp nhất (v pháp lý) và làm cho nó có hiệu lực (phổ biến) bảo đảm lao động vì mục tiêu cường phúc lợi chính phủ Theo cách tiếp cận thứ hai, quy mô nhỏ, tính linh ho nhân hóa và sự bỏ qua các quy định nên được khuyến khích Trường phái tư t này có sự tương phản mạnh mẽ với hai trường phái trên ở chỗ nó coi việc trạng thái “phi chính thức” là do chi phí cho đăng kí dé trở thành thành viên củ:
vực chính thức đắt
Trang 25Năm 1993, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Ủy ban Thống kê Liên Hiệp |
Quốc đã đi đến thống nhất khái niệm về khu vực KTPCT (Hussmanns, 2004), khái niệm này sau đó được ghi rõ trong tài liệu hướng dẫn về kinh tế chưa quan sát
(OECD và cộng sự, 2002) Từ đó đề ra một lược đồ thống nhất đẻ thống kê và phân -
tích về khu vực KTPCT dưới góc độ thống kê lao động (việc làm) và tài khoản quốc
gia (sản xuất)
2.2.1 Khu vực kinh tẾ chưa được quan sát
Đôi với các nước đang phát triên thì khu vực kinh tê năm ngoài sự kiêm soát
của Nhà nước có quy mô và vai trò to lớn Khu vực kinh tê chưa được quan sát bao gôm các khu vực sau:
- Khu vực kimh tế ngắm: SXKD ngâm được định nghĩa bởi SNA 1 993 là các
hoạt động SXKD, mà sẽ hợp pháp khi được thực hiện theo quy định hoặc luật, nhưng các hoạt động này cố ý giấu giếm chính quyền vì những lý do như sau: tránh phải thanh toán thuế thu nhập, thuế giá trị gia tăng và các loại thuế khác; tránh phải
trả đóng góp bảo đảm xã hội; tránh phải gặp những vấn đề pháp lý khác như lương
tối thiểu, giờ làm việc tối đa, an toàn lao động hoặc các quy định về sức khoẻ, v.v ;
tránh phải thực hiện các quy định hành chính khác như hoàn thành các bảng hỏi
thống kê hoặc các tờ khai hành chính khác, như bán sản phẩm hang hoa va dich vu
hợp pháp mà không báo thuế
- Khu vực kinh tế bất hợp pháp: bao gồm các hoạt động buôn bán ma túy, mại dâm, đánh bạc không đăng ký, cá cược bị nghiêm cấm theo quy định của Nhà nước, không theo đõi được và với ý nghĩa là không có ích cho xã hội nên không thuộc phạm trù sản xuất
- Khu vực kinh tế phi chính thức: Doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế phi
chính thức được Hội nghị Quốc tế các nhà Thống kê Lao động lần thứ 15 (ICLS
15) định nghĩa dựa trên các tiêu chí sau: là các cơ sở sản xuất kinh doanh tư nhân
Trang 26với chủ sở hữu, không có hệ thống kế tốn hồn chỉnh cho phép phân biệt vé mi chính trong các hoạt động sản xuất kinh đoanh của cơ sở sản xuất kinh doank
các hoạt động khác của chủ sở hữu Các cơ sở sản xuất kinh doanh tư nhân kl
có tư cách pháp nhân gồm các cơ sở sản xuất kinh doanh không có tư cách Ị
nhân thuộc sở hữu và được điều hành bởi một thành viên hộ gia đình hay mí
thành viên trong cùng một hộ gia đình thành lập nên, nhưng khơng có hệ thốn tốn hồn chỉnh >
Quy mô lao động của cơ sở sản xuất kinh doanh dưới một ngưỡng nhất :
được xác định dựa trên bối cảnh của từng quốc gia, và/hoặc không được đăn,
theo luật định của từng quốc gia cụ thé (như các quy định về sản xuất hoặc thu
mại, luật thuế hay luật bảo hiểm xã hội, các quy chế của hội nghề nghiệp hay luật, luật hay quy định tương tự được các cơ quan luật pháp quốc gia ban h ngoài quy định địa phương về cấp giấy phép thương mại hay giấy phép |
doanh), và/hoặc khi người lao động (nếu có) không đăng ký
2.2.2 Định nghĩa thống kê quốc tế về việc làm trong khu vực kinh tế phi cl thức
ICLS lần thứ 15 định nghĩa việc làm trong khu vực kinh tế phi chính 4 bao gồm tất cả các việc làm trong các doanh nghiệp phi chính thức hay tất cả nh
người được tuyển dụng làm việc trong một thời kỳ nhất định ở ít nhất một dc
nghiệp thuộc khu vực kinh tế phi chính thức, bất kể tình trạng việc làm thế nà
công việc đó là việc làm chính hay việc làm thứ hai
2.2.3 Định nghĩa thống kê quốc tế về việc làm phi chính thức
Khung khái niệm được Hội nghị Quốc tế các nhà Thống kê Lao động lần
17 (ICLS 17) théng qua liên quan đến khái niệm việc làm trong khu vực kinh tế
chính thức dựa trên cách tiếp cận từ phía doanh nghiệp liên hệ một cách chặt ch
thống nhất với khái niệm rộng hơn về việc làm phí chính thức dựa trên cách tiếp từ phía công việc
Trang 27Một người có thể có đồng thời hai hay nhiều hơn hai việc làm chính thức
và/hoặc việc làm phi chính thức Do sự đa dạng như vậy công việc là cách tiếp cận
tốt về việc làm hơn người làm công việc đó Người lao động làm các công việc có thể được mô tả bằng nhiều đặc trưng công việc đa dạng, những công việc này lại
được thực hiện ở các đơn vị sản xuất kinh doanh (doanh nghiệp) với những đặc
trưng doanh nghiệp khác nhau
Do vậy, khung Tý thuyết đã phân chia tổng việc làm theo hai tiêu chí: loại
đơn vị sản xuất kinh doanh và loại việc làm (xem ma trận ở Phụ lục I) Loai don vi
sản xuất kinh doanh (hàng ngang của ma trận) được xác định theo tính pháp nhân của tổ chức hay đặc điểm khác liên quan đến doanh nghiệp, còn loại việc làm (hàng
dọc của ma trận) được xác định theo tình trạng việc làm và các đặc trưng khác liên
quan đên công việc
Các đơn vị sản xuất kinh doanh được chia thành 3 nhóm: doanh nghiệp thuộc
khu vực kinh tế chính thức, doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế phi chính thức và
hộ gia đình Doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế chính thức gồm các công ty (kể cả
doanh nghiệp dạng bán tư cách pháp nhân), tổ chức phi lợi nhuận, doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân thuộc sở hữu nhà nước và những doanh nghiệp tư nhân
không có tư cách pháp nhân sản xuất hàng hóa, dịch vụ dé ban hay trao déi không
thuộc khu vực kinh tế phi chính thức
22.4 Việc làm phi chính thức trong nông nghiệp
Xét theo khía cạnh xem xét thống kê đối tượng tham gia hoạt động nông nghiệp, nhiều nước thường gặp phải một vấn đề chung, đó là theo khoản 16, Quyết
nghị của ICLS 15, nông nghiệp được loại ra khỏi phạm vi thống kê khu vực kinh tế phi chính thức Để có thé phan loại tất cả các loại hình việc làm (kể cả việc làm
nông nghiệp) vào nhóm chính thức hay phi chính thức, những nước này sẽ phải có
các định nghĩa phù hợp về việc làm phi chính thức trong nông nghiệp khác với
những định nghĩa về người tham gia lao động nông nghiệp tự cung tự cấp Theo |
* 17
Trang 28
Vi
ww:
định nghĩa về lao động làm thuê phi chính thức trong nông nghiệp sẽ sử dụng c
tiêu chí với định nghĩa lao động làm thuê phi chính thức trong các hoạt động khá
2.2.5 Khu vực kinh té phi chính thức ở Việt Nam - ở thành phố Hồ Chí Minh
Theo định nghĩa quốc tế (xét khía cạnh vận hành hoạt động sản xuất Ì
doanh), khu vực kinh tế phi chính thức bao gồm các cơ sở sản xuất kinh do
không có tư cách pháp nhân thuộc sở hữu của hộ gia đình có số lao động dưới r phải đăng ký theo quy định của pháp luật, và (hoặc) không đăng ký theo luật p quốc gia Việt Nam đã ban hành quy định pháp luật về đăng ký kinh doanh đối doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh hộ gia đình Đăng ký kinh doanh hộ gia đ
được quy định tại điều 49-56 của Nghị định số 43/2010/NĐ-CP Nhưng điều 4:
lưu ý là không phải tất cả các hộ kinh doanh đều phải đăng ký Luật pháp quy d rõ những loại hoạt động sản xuất kinh doanh quy mô hộ gia đình rất nhỏ không p đăng ký để phân biệt với hộ gia đình kinh doanh lớn phải đăng ký như một do:
nghiệp Căn cứ theo Khoản 2 Điều 49 Nghị định 43/2010/NĐ-CP về đăng ký k
doanh thì những trường hợp hoạt động kinh doanh không phải đăng ký bao g¿ “2 Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hi rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập tÌ khơng phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp dụng trên phạm vi địa phương.”
Hộ kinh doanh nhỏ với thu nhập thấp không phải đăng ký k kinh doanh, trừ | họ tiến hành kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện Điều : này
nghĩa là tất cả các hộ kinh doanh với mức thu nhập thấp hơn một ngưỡng quy đi
Trang 29'trên mười lao động phải đăng ký kinh doanh như một doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp
Theo cách hiểu quốc tế, khu vực phi chính thức được định nghĩa là tất cả các doanh nghiệp không thực hiện đăng ký kinh doanh (gọi là hộ gia đình kinh doanh không chính thức) Các hoạt động nông nghiệp không tính vào khu vực này do bản chất đặc thù của nó (Cling et al 2010, 49; Pierre, 2012.) Theo dé, khu vực phi chính thức ở Việt Nam bao gỗm:
° Hộ kinh doanh nhỏ (không cần phải đăng ký theo quy định của pháp luật), * Hộ sản xuất kinh doanh theo Luật phải đăng ký kinh doanh nhưng không đăng ký kinh doanh, và
s Các doanh nghiệp, theo Luật doanh nghiệp phải đăng ký kinh doanh nhưng - không đăng ký kinh doanh
Như vậy, khu vực kinh tế phi chính thức gồm các nhóm doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh không chính thức khác nhau Tính không chính thức thể hiện và bao gồm cả hai nhóm, một nhóm là hộ kinh doanh không đăng ký nhưng hợp pháp vì họ có mức thu nhập thấp dưới ngưỡng quy định, một nhóm khác là hộ kinh doanh theo quy định phải đăng ký nhưng họ không đăng ký, tức là hoạt động trái „ luật và thu nhập của họ vượt ngưỡng quy định, hoặc họ sử dụng trên 10 lao động Ước tính có đến 78% hộ kinh doanh không chính thức có thể đang hoạt động trái luật trên toàn quốc bởi vì thu nhập của họ vượt ngưỡng quy định (Cling et al 2010, 25, 26)
Trong pham vi dé tai này, khu vực kinh tế phi chính thức ở thành phố Hồ Chí Minh (không tính các hoạt động trong nông nghiệp) được định nghĩa bao gồm;
* Hộ kinh doanh nhỏ (không cần phải đăng ký theo quy định của pháp luật), va
Trang 30ch Khu vực kinh tế phi chính thức tại thành phố Hồ Chí Minh có cí điểm nỗi bật:
1 Khu vực kinh tế phi chính thức là khu vực rất linh hoạt, năng đệ nhạy bén: xã hội ngày càng phát triển, bên cạnh sự phát triển nhanh và mật nên kinh tế, mức sống của người dân ngày càng tăng, đời sống kinh tế đư thiện nên nhu cầu của con người cũng phải thay đổi để thích ứng Các lĩnh vu
động mới của kinh tế phi chính thức cũng nhanh chóng được hình thành để ứng với những thay đổi của thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng để đá
ngày càng tốt hơn nhu cầu đa dạng của người dân Trong quá trình đó một s(
động kinh tế phi chính thức sẽ dần mất đi và cũng có nhiều hoạt động mới
hình thành
Việc phát triển nhanh và mạnh ếc ngành cơng nghệ thông tin, công thông tin di động do đó người dân có xu hướng liên lạc với nhau bằng điện th động, thư điện tử (e-mail), trao đổi qua những phần mềm chat, những trang mạ hội Những hình thức liên lạc này đang ngày càng phổ biến trong xã hội này làm giảm dần việc liên lạc với nhau bằng thư viết tay Như vậy các hoạt
như viết thư thuê, dịch thư có xu hướng giảm và ngược lại, các hoạt độn:
cửa hàng dịch vụ Internet, cửa hàng buôn bán điện thoại di động, simcard, th may vi tinh (bàn phím, chuột, loa, máy nghe nhạc mp3 ) hình thành khắp n trong các quầy hàng và trên via hè Đặc biệt hiện nay khu vực kinh tế phi chính đang phát triển loại hình buôn bán trên các trang mạng, thương mại điện tử,
2 Bị ảnh hưởng rất nhiều do sự thay déi trong chính sách của nhà r
một số ví dụ cụ thể sau đây sẽ chứng minh rõ hơn về đặc điểm này:
- Ngày 29 tháng 6 năm 2007, Chính phủ ban hành Nghị quy
32/2007/NQ-CP về một số giải pháp cấp bách nhằm kềm chế tai nạn giao thor ùn tắc giao thông, trong đó qui định “Từ ngày 15 tháng 9 năm 2007, người đi m xe găn máy trên các quôc lộ bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm” Nghị quyết nà:
nên sự xuât hiện và phát triên của một lĩnh vực mới đó là buôn bán mũ bảo :
Trang 31trên các hè phố Bên cạnh đó quyết định này cũng làm thay đổi văn hóa đội nón vải của người dân TP.HCM nói riêng và người dân cả nước chung, điều này làm ảnh
hưởng rất lớn đến nghề làm nón vải trên địa bàn thành phố cũng như làm giảm đáng
kể số lượng lao động buôn bán nón vải trên các via hé
- Ngày 19 tháng 2 năm 2013, Ủy ban Nhân dân TP.HCM ban hành Quyết
định số 08/2013/QĐ-UBND về cấm và hạn chế xe cơ giới ba bánh và xe thô sơ ba, bốn bánh lưu thông trong khu vực nội đô và trên một số tuyến đường thuộc địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh Với quyết định này, những hoạt động gắn liền với các
phương tiện trên như vận chuyển hàng hóa, vật liệu xây dựng, xích lô sẽ gặp rất
nhiều hạn chế |
3 Khu vực KTPCT là một tổng thể không đồng chất, rất đa dạng và phong phú, do đó, cũng rất phức tạp khi đưa ra các chính sách chung cho tông thê, chẳng hạn sự khác biệt về thu nhập của nhóm người làm nghè tự do có hàm lượng chất xám cao (gia sư, luật gia tư vấn, giảng viên, nghiên cứu viên ) với nhóm - người lao động chân tay
Các loại hình kinh tế phi chính thức phô biến và đặc trưng tại TP.HCM:
- Sản xuất: như chế tạo một số mặt hàng tiểu thủ công nghiệp, sản xuất gia công đệt, may công nghiệp, tiện nguội tại các hộ gia đình Một số làng nghề phổ
biến ở TP.HCM: làng nhang Bình Chánh, làng giày Khánh Hội Quận 4, làng nghề
làm bánh tráng Phú Hòa Đông, làng nghề đan lát ở Thái Mỹ, Củ Chỉ
- Dịch vụ: như uốn tóc, thợ may tại nhà, sửa chữa giày đép, điện tử tại nhà, sửa xe gắn máy, các dịch vụ tại vỉa hè như giữ xe, đánh máy chữ
- Buôn bán: như buôn bán rong, buôn bán tại nhà, buôn bán vỉa hè Nhóm
ngành nghề buôn bán vỉa hè thường là: bán trái cây, bán hoa tươi, bán thuốc lá, bản sách báo, thu mua phế liệu,bán hàng ăn uống.:.; Dịch vụ bán hàng rong thường là
Trang 32`
me,
- Xây dựng: như các nhà thầu xây dựng không giấy phép dưới 10 người, th
xây dựng tự do
- Vận tải: như đạp xích lô, xe Honda ôm, xe ba gác máy
2.3 Mô hình hàm thu nhập Mincer: phương trình Mincerian mô tả mí quan hệ giữa tiền lương của người lao động và vốn nhân lực bao gồm trình độ giá dục và kinh nghiệm Thông qua kết quả của mô hình, ta có thê thấy rõ hơn nhữn nhân tố chủ yếu tác động đến tiền lương của người lao động và sự khác nhau v
mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến lao động giữa khu vực kinh tế phi chín
thức và khu vực kinh tế chính thức
Biến số bên trái là logarit của tiền lương Phương trình này có 2 biến độc lậ là số năm kinh nghiệm và số năm đi học Dạng cơ bản của hàm thu nhập Mincc như sau:
Lnwage= a + b*exper + o*expert? + d*school + U;
Trong đó: |
- wage: tiền lương theo giờ, và Inwage là logarit cơ số e của tiền lương - exper: số năm kinh nghiệm `
- exper?: số năm kinh nghiệm bình phương
- school: số năm đi học
- Uj: sai số ngẫu nhiên Các giả định của mô hình là:
+ Lương chịu ảnh hưởng của giáo dục và kinh nghiệm theo chiều hướn thuận, tức là người đi học nhiều hơn sẽ có lương cao hơn và người có kinh nghiện làm việc nhiêu hơn sẽ có lương cao hơn Như vậy hệ sô của exper và school man
Trang 33+ Kinh nghiệm có tác động biên giảm dần Những người có nhiều kinh nghiệm thì mức độ tăng lương khi tăng thêm kinh nghiệm sẽ ít hơn so với những người có ít kinh nghiệm Như vậy hệ số c mang dấu âm (c<0)
Sau này mô hình hàm thu nhập Mincer được phát triển và mở rộng ra cho phép ước lượng thêm nhiều biến độc lập và được viết lại như sau:
Lnwage= a + b*exper + c*expert” + d* school + biến khác + U;
,
-_2,4 Sơ lược một số nghiên cứu trước 2.4.1 Nghiên cứu quốc tế
2.4.1.1 Nghiên cứu của Roxana Maurizio (2010)
Theo nghiên cứu của Roxana Maurizio (2010), Đại học Quốc gia General
Sarmiento — CONICET, Achentina thi lao động phi chính thức ở Châu Mỹ La Tinh
thường nghèo đói và dễ bị tổn thương Để tiến hành nghiên cứu, tác giả đã chọn ra
bốn nước có khu vực kinh tế phi chính thức khác nhau đáng kể về quy mô và đặc
điểm Áchentina và Chi-lê có khu vực kinh tế phi chính thức tương đối nhỏ trong
bối cảnh của Châu Mỹ La tỉnh, trong khi khu vực kinh tế phi chính thức của Braxin và Pêru thì ngược lại Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu được lấy từ kết quả của các
cuộc điều tra hộ gia đình Nghiên cứu này sẽ góp phần hỗ trợ cho cuộc thảo luận về
thiết kế các chính sách công cho khu vực kinh tế phi chính thức cũng như các chính
sách nhằm nâng cao mức độ bảo trợ xã hội, đặc biệt đối với các nhóm dễ bị tổn
thương nhất
Việc phân tích khu vực kinh tế phi chính thức là rất phù hợp ở châu Mỹ La
tỉnh Hơn một nửa số lao động trong khu vực tham gia các hoạt động phi chính
thức, chủ yếu là lao động tự làm hay người làm công ăn lương trong các doanh
nghiệp nhỏ Số lao động phi chính thức liên tục tăng vào những năm 90 - xuất phát
Trang 34pe
Tuy nhién, ngoai bức tranh toàn cảnh của khu vực như trên, mức độ phù hẹ
và cầu trúc của việc làm phi chính thức ở các nước trong khu vực rất khác nhau
một số nước, khu vực kinh tế phi chính thức có tỷ lệ việc làm tương đối thấp \
mang tính cấu trúc nhiều hơn, trong khí ở một số nước khác, khu vực này bấp bêr hơn và người lao động nằm ở cuối bảng phân phối thu nhập Ngoài ra, có thê thí tồn tại mối quan hệ khăng khít giữa tính phi chính thức, tính bấp bênh và nghèo đi
> „ , ,
ở các nước trong khu vực
Nghiên cứu này nhằm phân tích hai khía cạnh quan trọng liên quan tới tín
phi chính thức từ quan điểm so sánh Thứ nhất là mối liên hệ giữa tính chất pl
chính thức và bắp bênh của lao động với sự chia cắt thị trường theo thu nhập Th
hai là mối quan hệ giữa tính phi chính thức và nghèo đói 2.4.1.2 Nghiên cứu của Xavier Qudin
Nghiên cứu của Xavier Oudin năm 2013 về “Sự dịch chuyền lao động git khu vực kinh tế chính thức và phi chính thức tại Thái Lan” đã đưa ra các kết luận:
Trong suốt bốn thập kỷ tăng trưởng kinh tế nhanh ở Thái Lan, ngoại trừ cuệ khủng hoảng năm 1997, thị trường lao động đã thay đổi đáng kể Sự tăng trưởn
nhanh của việc làm hưởng lương (diễn ra sau khi có nhiều đầu tư vào khu vực chín
thức) được tạo ra chủ yếu là do sự gia tăng lực lượng lao động cho đến năm 199(
sau đó là do giảm số lượng nhân công phụ việc gia đình trong nông nghiệp Kh vực phi chính thức ở đô thị tiếp tục phát triển trong thời kỳ này
Khu vực này đã dường như không vận hành như “phòng chờ” cho nhân côn mong muốn chuyền sang doanh nghiệp chính thức Ngược lại, khu vực này tiếp tụ phát triển đo người lao động thường xuyên chuyển từ khu vực chính thức sang lar lao động độc lập trong khu vực phi chính thức Điều này cũng cho thấy rằng hai kh
-
vực này có sự liên thông
Sự tồn tại của một khu vực phi chính thức năng động là do văn hóa làm côn ăn lương chưa phát triển mạnh và do lao động Thái Lan có xu hướng về một lễ
sống dựa trên sự độc lập, gần gũi gia đình và sự gắn bó với quê hương Sẽ khó c
`
Trang 35thể hiểu được vì sao khu vực phi chính thức vẫn tồn tại ngay cả khi hoàn cảnh kinh tế thuận lợi cho sự phát triển của việc làm hưởng lương nếu không hiểu các khía cạnh văn hóa này
2.4.1.3 Đề tài nghiên cứu “Hiệu quả của các cơ sở sản xuất thuộc khu vực kinh tế phi chính thức
Nghiên cứu về khu vực kinh tế phi chính thức tại Antananarivo,
Madagascar” của Faly Hery Rakotomanana (2013) đã đưa ra các kết quả chính: Các hoạt động tạo thu nhập có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội và cuộc chiến chống đói nghèo ở Madagascar Vì vậy, nâng cao hiệu quả của các hoạt động này phải là một nội dung cơ bản của chính sách phát triển Nghiên cứu này nhằm mục đích phân tích mức độ hiệu quả kĩ thuật của các cơ sở sản xuất phi chính thức và các yếu tố quyết định hiệu quả tại khu vực Antananarivo,
Madagascar bằng cách sử dụng cơ sở dữ liệu từ một loạt các điều tra 1-2-3 tiến
hành trong khu vực phi chính thức vào năm 2001 và 2004
Kết quả cho thấy hiệu quả của các cơ sở sản xuất phi chính thức là rất thấp và không có cải thiện đáng kể nào trong giai đoạn 2001-2004: trung bình 33,52 trong năm 2004 và 33,8% vào năm 2001 Tình trạng khác nhau tùy thuộc vào ngành “Thương mại” có mức độ hiệu quả thấp nhất, không vượt quá 30%, so với hơn 34% trong hai ngành khác “công nghiệp” và “dịch vu”
Một số yếu tế ảnh hưởng đến hiệu quả của các cơ sở sản xuất, nhưng khác
nhau tùy theo ngành Khác với những hạn chế về cầu không có ảnh hưởng đáng kể
tới hiệu quả, hạn chế về cung như các vấn đề liên quan đến tiếp cận tín dụng và mặt
băng ảnh hưởng tiêu cực đặc biệt đối với hoạt động “dịch vụ” Trong “công
nghiệp” và “thương mai”, mối quan hệ ngược chiều giữa hiệu quả và vốn/giờ làm việc cho thấy vai trò của lao động không thể được thay thế bằng vốn, vì thiếu ki
năng khiến việc sử dụng thiết bị hiện đại và đắt tiền trở nên kém hiệu quả Hiệu quả
Trang 36eat We
\
af <ý
năng có được trong quá trình tiến hành hoạt động Các kinh nghiệm thực tế Ị ánh qua độ tuổi của cơ sở sản xuất phi chính thức và “một số đặc điểm liên ql của nó không có tác động lớn và mang ý nghĩa thống kê Ngoài ra, tác động đào tạo nghề của người quản lí cơ sở chỉ có đấu dương trong ngành “công nghỉ
Tuy nhiên, đặc điểm nhân khẩu học của người đứng đầu có tác động như nhau
kê thuộc ngành nào Độ tuổi của người đứng đầu cơ sở càng cao, thì hiệu quả ‹c lớn Ngoài ra, các đơn vỶ có người đứng đầu là nam giới có hiệu quả cao hơn cá:
sở do phụ nữ điều hành, điều này có thể được giải thích bởi mục đích của các Ì
động này chỉ tạo ra thu nhập phụ cho gia đình trong khi phụ nữ vẫn trông nom \ gia đình Việc quản lí chặt chẽ và chuyên nghiệp thể hiện qua “sự tồn tại của n viên ăn lương” và việc “đăng kí” chính thức của cơ sở sản xuất có tác động toi | quả nhất là trong ngành “dịch vụ”
Các kết quả này cho thấy một số hướng chính sách ngành có thể được t hiện để thúc đây các doanh nghiệp nhỏ Đối với dịch vụ, kế hoạch hành động
tiên nên tập trung vào việc cải thiện các điều kiện của cung: tạo điều kiện tiếp tín dụng, hỗ trợ cho việc tuyển dụng nhân viên, cải thiện không gian làm vi Trong “ngành công nghiệp”, các chiến lược nên được định hướng chủ yếu vào v
cải thiện vốn con người như đào tạo nghề về kĩ thuật sản xuất Đối với thương n
cần cải thiện năng lực quản lí, kĩ thuật quản lí văn phòng và việc nghiên cứu các
trường mới Ngoài ra, các chính sách tổng thể cho toàn bộ khu vực phi chính tỉ
cần nhấn mạnh đặc biệt về việc chuyên nghiệp hóa và phát huy tỉnh thần k
doanh, đặc biệt là ở phụ nữ lãnh đạo của các cơ sở sản xuất
2.4.2 Nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, tính cho đến nay có rất ít nghiên cứu về khu vực KTPCT
rất nhiều nguyên nhân để giải thích nhưng chủ yếu tập trung vào các lý do sau: - Khái niệm về “phi chính thức” vẫn còn mơ hồ và mỗi tác giả đưa ra n định nghĩa khác nhau
- Việc đo lường khu vực kinh tế phi chính thức rất khó khăn
Trang 37Mot số các nghiên cứu chủ yếu ở Việt Nam trong thời gian gần đây:
2.4.2.1 Nhóm nghiên cứu Việt Nam — Pháp (Viện Khoa học Tì hỗng kê, thang 1 7 năm 2010) nghiên cứu khu vực kinh tế phi chính thức ở hai thành phố lớn của Việt
Nam là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh Tóm tắt một số nội dung chính: - Hoạt động SXKD phi chính thức là hiện tượng phố biến ở Việt Nam
- Khu vực KTPCT là nguồn cung cấp việc làm chủ yếu ở Việt Nam
- Điều kiện hoạt động tạm bợ, thu nhập thấp Tập trung nhiều lao động nữ và
có sự phân biệt đối xử với họ Tỷ lệ lao động nhập cư thấp
- Khu vực KTPCT ở Việt Nam không khác biệt so với khu vực KTPCT của
các nước đang phát triển khác ở Châu Phi (Camorun, Nam Phi, Senegal )
242.2 Đề tài “Kinh tế không chính thức ở thành phố Hồ Chí Minh (Lý luận và
thực tiễn)” do PGS - TS Nguyễn Văn Trình (chủ biên) và TS Dương Đăng Khoa
thực hiện năm 2009 Tóm tắt một số nội dung chính:
- Kinh tế không chính thức đã tồn tại và phát triển cùng với quá trình đô thị hóa, hình thành các đô thị lớn trên thế giới Ở Việt Nam, kinh tế không chính thức
cũng đã hình thành và tồn tại cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô
thị hóa và quá trình phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần kinh tế theo cơ chế kinh tế thị trường, có sự quản lý của nhà nước định hướng xã hội chủ nghĩa và
đã có vai trò nhất định trong tạo công ăn việc làm, tạo thu nhập, cải thiện đời sống
người lao động cả trong khu vực kinh tế nông thôn, nông nghiệp lẫn trong khu vực thành thị
- Kinh tế không chính thức trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đã đóng một
vai trò tích cực trong tăng trưởng kinh tế cũng như trong phat trie én kinh té - xã hội của thành phố Hồ Chí Minh trong những năm qua, thể hiện ở các mặt như góp phần tăng GDP, giải quyết công ăn, việc làm, tăng “thu nhap, cung cấp một lượng lớn
hàng hóa và dịch vụ cho một bộ phận không nhỏ dân cư của thành phó, cũng như
Trang 38*
<i
một thành phố đa văn hóa Tuy nhiên, khu vực kinh tế không chính thức đã ‹
những tác động tiêu cực đến tình hình kinh tế xã hội như góp phan làm tăng tì
trạng kẹt xe, gây ô nhiễm môi trường sống, sức khỏe người lao động làm giả năng suất lao động xã hội, đòi hỏi trong thời gian tới các cơ quan quản lý chức nắt phải tăng cường các biện pháp quản lý tốt hơn khu vực này
- Kinh tế không chính thức tồn tại và hoạt động từ rất lâu trên địa bàn thài
phố Hồ Chí Minh và đã có ảnh hưởng nhất định đến đời sống kinh tế - xã hội c thành phố trong những năm qua Trong thời gian tới, quá trình đây mạnh sự nghỉ công nghiệp hóa, hiện đại hóa cùng với quá trình đô thị hóa đã tác động đến :
hướng vận động của kinh tế không chính thức trên địa bàn thành phố Hồ Chí Mi
theo hai hướng chủ yếu là mở rộng nếu các biện pháp quản lý của chính quy thành phố không phù hợp, và ngược lại, sẽ thu hẹp và dần đần chính thức hóa n chính quyền thành phố có những chính sách, biện pháp quản lý thích hợp Qu điểm chủ yếu đối với kinh tế không chính thức là thừa nhận sự tồn tại khách qu
và vai trò tích cực, cũng như những tác động tiêu cực của nó đôi với sự phát tri
- kinh tế - xã hội của thành phố từ đó có chính sách và biện pháp tác động thích h‹
Các chính sách và giải pháp cần tập trung tác động dé han ché va dan dan chi
thức hóa các hoạt động kinh tế không chính thức trên địa bàn thành phố Hồ C
‘Minh
2.4.2.3 Đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Bộ “Khu v kinh tế phi chính thức thành phố Hà Chí Minh thực trạng và giải pháp” do C
TS Hồ Đức Hùng làm chủ nhiệm thực hiện năm 2008 Tóm tắt một số kết c
nghiên cứu và hướng nghiên cứu của đề tài:
- Đưa ra được một hệ thống các tiêu chí dé nhận dạng được khu vực kinh
phi chính thức trong điều kiện cụ thể của TP.HCM, đóng góp cho nhận thức về \
trò của khu vực này ở TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung Đặc biệt,
thống các tiêu chí này được phân ra thành 3 nhóm: đặc điểm con người, đặc đi
Trang 39- Nhan dang mot sé nhém nhân tế chủ yéu tac động đến sự tồn tại, phát triển
và đặc biệt trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế Đúc kết một số bài học kinh
nghiệm
- Luận chứng vai trò khu vực KTPCT đối với sự phát triển KT-XH ở TP.HCM Xu hướng phát triển, chuyển đổi của khu vực này
- Khang dinh một số quan điểm về tồn tại và phát triển khu vực KTPCT
,
- Khu vực KTPCT là một tổng thê không đồng chất, rất đa đạng và phong
phú, do đó, cũng rất phức tạp mà đưa ra các chính sách chung cho tổng thể, chăng
hạn sự khác biệt về thu nhập của nhóm người làm nghề tự do có hàm lượng chất xám cao (gia sư, luật gia tư vấn, giảng viên, nghiên cứu viên ) với nhóm người lao động chân tay
- Đánh giá được thực trạng công tác quản lý nhà nước thông qua sự bất cập ở một số văn bản pháp quy, chính sách kinh tế và công tác quản lý của các sở, ngành, chính quyền đối với khu vực này
- Đề xuất một số giải pháp — kiến nghị nhằm quản lý khu vực KTPCT
2.4.2.4 Theo kết quả nghiên cứu của Viện Kinh tế TP.HCM trong những năm 1994 -1995 cho thấy, tỷ lệ lao động trong khu vực kinh tế không chính thức tại 4
Quan: 1, 3, 5 va 10 chiếm khoảng 48,7% lực lượng lao động, bao gồm những người
hoạt động trong 5 lĩnh vực:
- Sản xuất: như chế tạo một số mặt hàng TTCN, sản xuất gia công dệt, may công nghiệp, tiện nguội tại các hộ gia đình,
- Dịch vụ: như uốn tóc, thợ may tại nhà, sửa chữa giày dép, điện tử tại nhà, sửa xe gắn máy, các dịch vụ tại vỉa hè như giữ xe, đánh máy chữ
- Buôn bán: như buôn bán rong, buôn bán tại nhà, buôn bán vỉa hè
Trang 40Le
"
- Vận tải: như đạp xích lô, xe Honda ôm, xe ba gác máy
2.4.2.5 Đề tài khoa học cấp Bộ “Bắt bình đẳng giới về thu nhập của người động ở Việt Nam và một số gợi ý giải pháp chính sách” năm 2007 của thạ Nguyễn Thị Nguyệt và cộng sự xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mức lương :
sau:
"Tuổi và bình phương của tuổi thể hiện mối quan hệ hình chữ U ngược |
,
mức lương và độ tuổi Có nghĩa là ở một độ tuổi nhất định, ảnh hưởng của tuôi với mức lương đạt tối đa, sau đó ảnh hưởng này sẽ giảm dần khi tudi lao dong 1
lên Ảnh hưởng của độ tuổi đối với mức lương có xu hướng tăng theo thời gian Giáo dục khơng hồn tồn nâng cao thu nhập cho người lao động mà
thuộc vào nỗ lực của họ đạt đến trình độ nhất định nào Yếu tố giáo dục tiểu họ
ảnh hưởng không nhất quán đến thu nhập, tuy nhiên biến này không có ý ngh
mức 10% Thậm chí trình độ không hơn giáo dục trung học cơ sở là một trở ì
cho người lao động Yếu tố giáo dục trung học cơ sở có ảnh hưởng nhất quán
mọi giới tính và thời gian Điều đó có thể thể hiện việc phân loại công việc, l
đòi hỏi trình độ giáo dục cao hơn hắn hoặc yếu tế công việc chủ yếu dựa vào cá chất khác của người lao động không nhất thiết là giáo dục ở một cấp độ nhất đ Giáo dục trung học phô thông chỉ có ý nghĩa tích cực đối với lao động nữ song I chung biến này không có ý nghĩa đối với toàn bộ mẫu trong thời gian hai n Trong khi đó, tương tự như phân tích định tính thống kê ở trên, giáo dục đại |
cao đăng lại thực sự có ý nghĩa đối với thu nhập
về yếu tố sức khỏe, dù việc điều trị nội trú có ảnh hưởng tiêu cực đến 1
lương, xong kết quả thực nghiệm cho thấy biến này không có ý nghĩa ở mức I Đối với chỉ tiêu bình quân đầu người và bình phương giá trị chỉ tiêu này cũng hiện mối quan hệ hình chữ U ngược giữa mức lương và chỉ tiêu Kết qua cho t! nhu câu chi tiêu càng lớn thì mức lương phải càng cao và ngược lại
Đối với yếu tố ngành, chỉ có ngành công nghiệp-dịch vụ và xây dựng : đem lại mức lương tương đối cao Ảnh hưởng của ngành công nghiệp dịch vụ ‹