1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác động của các nhân tố kinh tế đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các địa phương của việt nam

88 8 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác Động Của Các Nhân Tố Kinh Tế Đến Thu Hút Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Tại Các Địa Phương Của Việt Nam
Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 14,92 MB

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH m

NGUYEN TRIEU LONG 60 TAC DONG CUA CAC NHAN TO KINH TE

Trang 2

TOM TAT

Luận văn này thực hiện phân tích và đo lường tác động của các nhân tố kinh tế

đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDJ) tại các địa phương của Việt Nam Trên cơ sở đó, luận văn đưa ra những đề xuất, khuyến nghị liên quan để thu hút FDI vào các địa phương hiệu quả hơn

Trên cơ sở tham khảo lý thuyết liên quan và các nghiên cứu trước, luận văn đã

đưa ra mô hình nghiên cứu gồm có 1 biến phụ thuộc là vốn FDI đăng ký mới và 14

biến độc lập Các biến độc lập bao gồm 6 biến thuộc các nhân tố kinh tế: tăng trưởng kinh tế, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), kim ngạch xuất khẩu, kim ngạch nhập khẩu,

thu nhập bình quẩn dầu người, đầu tư công của địa phương; và 8 biến kiểm soát: chỉ số

năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCD, quảng bá tiếp thị địa phương, diện tích địa lý hành

chính, lao động, đào tạo lao động, cơ sở hạ tầng cảng biển, cơ sở hạ tầng sân bay, cửa

khẩu của dia phương Luận văn đã sử dụng phần mềm Excel và Stata 11.0 để thực hiện

ước lượng hồi quy với dữ liệu bảng thu thập từ 63 địa phương cấp tỉnh, thành phố của

'Việt Nam trong giai đoạn 2009-2012 -

Kết quả nghiên cứu cho thấy một số nhân tố kinh tế có tác động cùng chiều đến thu hút FDI tại các địa phương Tăng trưởng kinh tế, kim ngạch xuất nhập khẩu và thu

nhập bình quân đầu người của địa phương có tác động tích cực đến thu hút FDI tại các địa phương Các nhân tố kinh tế trên cải thiện thì việc thu hút FDI sẽ gia tăng Tuy

nhiên, có hai nhân tố kinh tế khác là Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và đầu tư công của địa phương lại không thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư FDI

Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy trong các nhân tố kiểm soát, có

hai nhân tố cơ sở hạ tầng cảng biển và diện tích hành chính của địa phương có tác

động cùng chiều với thu hút FDI tại các địa phương Trong khi đó, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tinh (PCJ), quảng bá tiếp thị địa phương, lực lượng lao động, đào tạo

lao động, cơ sở hạ tầng sân bay và cửa khẩu không có tác động đến thu hút FDI tại các

địa phương

Từ những kết quả trên, đề tài đã khuyến nghị các địa phương phát triển kinh tế

địa phương, cải thiện chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập bình quân đầu người,

phát triển xuất nhập khẩu để làm nền tảng thu hút FDI bền vững, hiệu quả hơn Và

mặc di, két quả nghiên cứu cho thấy chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) không

Trang 3

cé tae dong dén thu hit FDI tai cdc dia phương, nhưng thực tế cho thấy công tác điều

hành của chính quyền địa phương rất quan trong, nên luận văn này cũng đề xuất các địa phương tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh để

Trang 4

MUC LUC Trang no 6 1 .ẽ i 0009/1900 ii 9Ó — ÔỎ iii ïien~Ố ÔỒ Ô.,ÔỎ v

DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỎ THỊ - 2222+++++t22EEEEEEEE2Errerrerrrrrrr viii DANH MUC BANG

DANH MUC TU VIET TA’

CHUONG 1: GIỚI THIỆU

1.1 Ly do chon đề tài

1.2 Vấn đề nghiên cứu

1.3 Mục tiêu nghiên CỨU s- «5s + xxx xxx rrgvrkrerkrerererere 3 1.4 Câu hỏi nghiên €Ứu - «5< << xxx ekxxk.Thgt H1 nkgtgrkgkrrerury 3

1.5 Đối tượng nghiên cứu -+2VV2E2vvv2+2+z+ttrttrtErrrrrvrrrrrrrrrrrrrr 4

1.6 Phạm vi nghiên cúu "” ÔỎ 4

1.7 Phương pháp nghiên cứu s-+-se5se+rsetxeerrerrtrrrrrrrrrrrrrrrree 4

1.8 Ý nghĩa của nghiên cứu

1.9 Kết cấu của luận Vănn - - << tk HH gu re re 5

CHUONG 2: TONG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYÉT -2ccccccsrtrrreee 7

2.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngồi (ED]) -. «-«<c<csec<e 7 2.2 Các hình thức FDI tại Việt Nam .- 5-5-5555 eeeeereerererrrrsre § 2.3 Một số lý thuyết thu hút FDĨ: 2+++++++2t2t2t2t2tttttr r.rrrre 9

2.3.1 Lý thuyết lựa chọn lợi thế hay mô hình OLI (Ownership Advantage — Location Advantage — International A dvantage) s- ««+s+xexerxexsekscee 9

2.3.2 Lý thuyết về động lực thúc đây đầu tư ra nước ngoài 10 2.3.3 Lý thuyết chu kỳ sản phẩm: 2.3.4 Lý thuyết lợi thế so sánh 2.3.5 Lý thuyết “nội hóa”:

2.3.6 Lý thuyết tiếp thị địa phương

2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hut FDI

Trang 5

2.4.2 Nhân tố môi trường kinh doanh/ đầu tư

2.4.3 Nhân tố hỗ trợ kinh doanh/ đầu tư - "— 21

2.5 Các nghiên cứu trước

2.6 Xây dựng mô hình lý thuyết nghiên cứu -c+£©2cssce+ 28

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU 30

3.1 Thiết kế quy trình nghiên cứu

3.2 Phương pháp nghiên cứu và phân tích dữ liệu

3.3 n0 7 33 3.4 Dữ liệu nghiên €ỨUu - << < << + vEvEekekevvv vg rvrvrvrerererrrerererereree 39

3.4.1 Nguồn dữ liệu nghiên cứu -+-2+++2Vvvveeesztzvzveecr 39

3.4.2 Đặc điểm dữ liệu -s-eStreirrrrrrrirrrrrrrrree 40

CHUONG 4: TONG QUAN THU HUT FDI TẠI VIỆT NAM 41 4.1 Téng quan thu hút FDI của Việt Nam giai đoạn 1988 — 2012 41 4.1.1 Tổng vốn FDI được cấp phép đầu tư -cccccccccceeeerrrrrrrrrrkr 41

4.1.2 Vốn FDI phân theo theo ngành 4.1.3 Vốn FDI phân theo đối tác :

4.2 Đóng góp của FDI vào nền kinh tế của Việt Nam . 46 4.2.1 FDI bé sung nguồn vốn đầu tư và góp phần tăng trưởng kinh tê 47

4.2.2 FDI thúc đẩy xuất khâu -+:++£©CVCEEE222vvzvzrrettrtrrrtrrrrrvee 48

4.2.3 FDI tạo điều kiện chuyển giao và ứng dụng công nghệ tiên tiến tại Việt

Nam và tác động “tràn” thúc đây phát triển các doanh nghiệp trong nước 48

4.2.4 FDI tạo công ăn việc làm, nâng cao trình độ người lao động 48

4.2.5 FDI đóng góp vào ngân sách quốc gia -ccc-e-©cccvvesrrrrrrveee 49 4.3 Tình hình thu hút FDI tại các địa phương của Việt Nam giai đoạn 2009-2012

CHUONG 5: PHAN TICH KET QU

5.1 Mô tả thống kê các biến trong mô hình nghiên cứu

5.2 Phân tích hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu 55

Trang 6

5.3.3 Kiém dinh Hausman

5.4 Phân tích kết quả nghiên cứu 5.4.1 Các biến có ý nghĩa thống kê

5.4.2 Các biến không có ý nghĩa thống kê . vve+e+ccccceeerrrrrrevee 64 CHƯƠNG 6: KÉT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ -ccccccccrczxrrrrrrrrr 68 GD Et 8a 68

6.2 Một số kiến nghị

6.3 Một số hạn chế của đề tài

6.4 Hướng nghiên cứu tiếp theo . -++++22c+c+e+ztttvrvveesrrrrrrrree 71

TÀI LIỆU THAM KHẢO cc2c55555ccccvccveeeeeeerrxervkerekkrrrrrkrrrerrrrrrrrrer 72

PHỤ LỤC essssssssussesssnssseesssssssussnsseseessssuenssssnssesssseeceensunsnnsnssesegsunnuansseeeeeeseee 79

Trang 7

DANH MUC HINH VA DO THI

Trang Hình 2.1 Mô hình giả thuyết đề xuất nghiên cứu tác động của các nhân tố kinh tế đến

thu hit FDI

Hình 4.1 Biểu đồ vốn FDI của 5 ngành lớn nhất -++£2vvee+£tcvzzeeeee 44 Hình 4.2 Biểu đồ vốn FDI của 10 đối tác đầu tư lớn nhất . -+ 46 Hình 4.3 Đồ thị tỷ lệ FDI thực hiện/ tổng vốn đầu tư toàn xã hội và đóng góp của FDI

.47

vào GDP qua các năm

Trang 8

DANH MUC BANG ảng 2.1 Một số nhân tố quyết định đến đầu tư quốc tế

ảng 2.2 Nhân tố quyết định thu hút TDI của nước chủ nhà -+ 17

iảng 3.1 Bảng tổng kết các biến sử dụng trong mô hình nghiên cứu 38

sang 4.1 Thu hut FDI cia Viet Nam qua các năm ‹ ee-eetrtrrrrrr Al

sang 4.2 Vốn EDI (tích lấy) của 5 ngành lớn nhất -+" 3ảng 4.3 Vốn FDI (tích lũy) của 10 đối tác đầu tư lớn nhất

3ang 4.4 Bảng thống kê 10 địa phương thu hút FDI cao nhất 2009-2012

3ang 4.4 Bảng thống kê 10 địa phương thu hút EDI thấp nhất 2009-2012 - 51

3ảng 5.1 Mô tả thống kê cắc biến trong mô hình nghiên cứu

Bảng 5.2 Bảng Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu 55

Bảng 5.3 Bảng hệ số VIF 56 Bảng 5.4 Kết quả hồi quy Mô hình các nhân tố tác động cố định FEM -+ 57 Bảng 5.5 Kết quả hồi quy Mô bình các nhân tố tác động ngẫu nhiên (REM) -: 58

Bảng 5.6 Kết quả kiểm định Hausman

Trang 9

BOT BT BTO FDI FEM GDP OECD OLI PCI TPHCM UNCTAD USAID VCCI WTO

DANH MUC TU VIET TAT

Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (Build-Operate-Transfer)

Hợp đồng xây dựng - chuyền giao (Build-Transfer)

Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (Build-Transfer-Operate) Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoai (Foreign Direct Investment)

Mô hình các tác động có định (Fixed Effects Model)

Téng san phim quéc ndi (Gross Domestic Product)

Tổ chức hop tac phat trién kinh té (Organization for Economic

Cooperation and Development)

Lý thuyết lựa chọn lợi thé hay mé hinh OLI (Ownership Advantage —

Location Advantage — International Advantage)

Chỉ số cạnh tranh năng lực cấp tinh (Provincal Competitveness Index) Mô hình các tác động ngẫu nhiên (Random Effects Model)

Thanh phé Hé Chi Minh

Hội nghị của Liên Hiệp Quốc về thương mại và phát triển (United

Nations Conference on Trade and Development)

Co quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (United States Agency for International Development)

Phòng thương mại và công nghiép Viét Nam (Vietnam Chamber of Commerce and Industry)

Trang 10

CHUONG 1: GIOI THIEU

Chương | sé gidi thigu tong quan về lý do chon đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối

tượng, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và kết cấu của đề tài 1.1 Lý do chọn đề tài

Hơn 25 năm thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ké tir khi ban hành

Luật Đầu Tư Nước Ngoài năm 1987, Việt Nam đã thu hút được 15.904 dự án với tổng

vốn đăng ký đạt hơn 246 tỷ USD tính đến hết năm 2012 (Tổng cục thống kê, 2013) Tuy nhiên, thu hút FDI vào các địa phương của Việt Nam không đồng đều, các địa phương có nền tảng kinh tế xã hội phát triển và tốc độ tăng trưởng kinh tế cao như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM), Bình Dương, Đồng Nai, Hải Phòng nhận được FDI lớn nhất, trong khi các tỉnh nghèo nhất nước như Hà Giang, Điện Biên, Lai Châu, Bắc Kạn, Đák Nông lại thu hút rất ít FDI

Liên hệ với xu hướng FEDI trên toàn cầu, theo Hội nghị của Liên Hiệp Quốc về

thương mại và phát triển (NCTAD, 2012), thu hút FDI của các nước phát triển trong

năm 2011 tăng 21% so với năm trước, các nước đang phát triển tăng 11%, nhưng các nước kém phát triển nhất thì giảm năm thứ ba liên tiếp Các nước dẫn đầu thế giới liên tục nhiều thập niên trong thu hút FDI là Mỹ, Trung Quốc , Hồng Kông, Bi, Liên Bang Nga, Liên Hiệp Anh, Pháp, Ức, Singapore, Án Độ, Canada Đây là những nước có nền

kinh tế phát triển cao trên thế giới UNCTAD (2012) nhận định xu hướng chủ yếu lựa

chọn địa điểm đến của FDI toàn cầu là nhắm đến thị trường của địa phương đón nhận

đầu tư, trong đó là các nhân tố kinh tế là động lực tạo nên cơ hội lớn hơn trên thị

trường cho các doanh nghiệp FDI

Theo Dumning (1993), lợi thế về khu vực, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của quy mô và tăng trưởng của thị trường có tác động đến quyết định của các công ty

đa quốc gia trong việc lựa chọn địa phương để dầu tư Theo Ngân hàng thế giới (WB,

2011), dự báo tăng trưởng kinh tế là động lực quan trọng để các công ty đa quốc gia quyết định chọn lựa địa điểm đầu tư Các nhà đầu tư kỳ vọng tài sản đầu tư được tăng giá trong tương lai và có tiềm năng mang lại lợi nhuận cao cho các khoản đầu tư Theo WB (2011), một trong những giải pháp thu hit FDI được đưa ra là tái cầu trúc nền

Trang 11

cầu, sức mua gia tăng, thị trường sôi động, kéo theo nhiều công ty tham gia vào thị trường Các công ty đa quốc gia sẽ có động cơ mạnh khi quyết định tham gia FDI tại

địa phương có tăng trưởng kinh tế cao

Ở Việt Nam, van dé thu hút FDI đã và đang trở thành vấn đề thời sự của các địa

phương Các địa phương chạy đua thu hút FDI bằng nhiều ưu đãi đầu tư Tuy nhiên,

theo Thời báo kinh tế Saigon (2013), ưu đãi đầu tư tạo nên một cuộc cạnh tranh gay gắt và có thể làm giảm hiệu quả kinh tế xã bội của địa phương Theo Vũ Thành Tự

Anh (2007), các ưu đãi đầu tư “xé rào” không mang lại hiệu quả trong thu hút FDI, trong khi đó các địa phương thu hút được nhiều FDI là các địa phương phát triển

Theo Báo cáo thực hiện FDI của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư (2012), trong năm

2012 các địa phương dẫn đầu thu hút FDI như Bình Dương 2,53 tỉ USD, Hải Phòng

1,16 tỉ USD, TPHCM với 1,12 tỉ USD Thêm một năm nữa, các địa phương này dẫn

dầu trong thu hút FDI Theo Vũ Thành Tự Anh (2007), các địa phương nên tập trung các nguồn lực vào công cuộc phát triển địa phương hoặc chính phủ hỗ trợ các địa phương thiếu nguồn tài nguyên trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của các địa phương Chính sự phát triển của địa phương sẽ là động lực thu hút các nhà đầu tư FDI

Hiện nay có nhiều nghiên cứu tác động của FDI đến nền kinh tế của quốc gia và địa phương Đa số các nghiên cứu đều khẳng định đồng góp của FDI vào việc phát

triển kinh tế xã hội của địa phương Nhưng chiều ngược lại, tác động của tăng trưởng

kinh tế và các nhân tố kinh tế khác của địa phương tác động như thế nào đến thu hút

FDI thi c6 rat ít nghiên cứu Từ thực tế trên đặt ra vấn mỗi địa phương có cần phải

phát triển kinh tế và các nhân tố kinh tế như thế nào đến thu hút FDI Nếu như mối liên

hệ này được xem xét và đánh giá đầy đủ, thì đây sẽ là cơ sở để các địa phương quyết

định tập trung cho phát triển các nhân tố kinh tế địa phương, từ đó gia tăng thu hút FDI

và các địa phương sẽ thêm cơ hội chọn lựa các dự án FDI phù hợp, “Một công, đôi việc”

Từ đó, tác giả chọn đề tài “Tác động của các nhân tố kinh tế đến thu hút vốn

đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDD) tại các địa phương của Việt Nam” để thực hiện luận văn thạc sỹ kinh tế học, trong đó tác giả sẽ áp dụng kiến thức kinh tế học đã học và sử dụng các mô hình kinh tế lượng để phân tích tác động của các nhân tố kinh tế đối

Trang 12

1⁄2 Vấn đềnghiên cứu

Luận văn “Tác động của các nhân tố kinh tế đến thu hút FDI tại các địa phương của Việt Nam” sẽ tập trung phân tích để làm sáng tỏ vấn đề tác động của các nhân tố

kinh tế, bao gồm tăng trưởng kinh tế, tổng sản phẩm quốc nội (GDP), thu nhập bình quân đầu người, kim ngạch xuất nhập khẩu, đầu tư công của các địa phương của Việt Nam dén việc thu hút FDI của các địa phương này Có thể nêu lên một số nhân tố bổ sung liên quan đến thu hút FDI của các địa phương như nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng,

chính sách thu hút của địa phương Từ đó gợi ý những đề xuất để thu hút FDI hiệu quả

hơn cho các địa phương

Để thực hiện nghiên cứu này, đề tài thu thập dữ liệu về thu hút FDI và các nhân

tố kinh tế của các địa phương trong 04 năm từ năm 2009 — 2012 chủ yếu từ Tổng cục

Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Năm 2009 là năm Việt Nam hoàn tất việc tách tỉnh, nhập tỉnh và ồn định đến nay, nên mốc thời gian này được chọn làm thời điểm nghiên cứu Từ số liệu trên, đề tài sử dụng phần mềm MS Excel và Stata 11 để tổng hợp và

phân tích bằng các mô hình kinh tế lượng để tìm ra tác động của các nhân tố kinh tế đến thu hút FDI của các địa phương ˆ

1⁄3 Mục tiêu nghiên cứu `“

Xuất phát từ yêu cầu cần cải thiện các nhân tố kinh tế để thu hút FDI, luận văn

này đề ra mục tiêu nghiên cứu chính sau đây:

1 Xác định tác động của các nhân tố kinh tế đến thu hut FDI tai cdc dia phương

của Việt Nam và mức độ các tác động của các nhân tố kinh tế đến thu hút FDI

tại các địa phương này

2 Gợi ý các chính sách cho các cấp lãnh đạo trong việc ra quyết định xây dựng

chính sách liên quan đến kinh tế dé thu hút FDI của địa phương

1.4 Câu hỏi nghiên cứu

Để giải quyết mục tiêu đã đề ra, luận văn này sẽ tập trung trả lời các câu hỏi sau

đây:

1 Các nhân tố kinh tế của các địa phương có tác động như thế nào trong việc

Trang 13

2 Bên cạnh nhân tố kinh tế, những nhân tố khác có ảnh hưởng đến thu hit FDI

của các địa phương như thế nào?

3 Kết quả của nghiên cứu sẽ gợi ý các chính sách nào về kinh tế cho các địa phương dé thu hit FDI?

1.5 Déi twong nghién ctu

Luận văn này nghiên cứu các nhân tố kinh tế như là những nhân tố chính tác

động đến thu hút FDI tại các địa phương của Việt Nam và một số nhân tố ảnh hưởng khác như lao động, đào tạo, hệ thống sân bay cảng biển, cửa khẩu quốc tế của 63 dia

phương cấp tỉnh thành phố trực thuộc trung ương trên cả nước

1.6 Phạm vi nghiên cứu

Không gian nghiên cứu: tất cả các địa phương của Việt Nam, bao gồm 63 tỉnh

thành phố: An Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bắc Kạn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Bến Tre, Bình Dương, Bình Định, Bình Phước, Bình Thuận, Cà Mau, Cao Bằng, Cần Thơ, Đà Nẵng, Đắc Lắk, Đắk Nông, Điện Biên, Đồng Nai, Đồng Tháp, Gia Lai, Hà Giang, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hải Phòng, Hậu Giang, Hoà Bình, Hưng Yên, Khánh Hoà, Kiên Giang, Kon Tum, Lai Châu, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Lào Cai, Long An, Nam Định, Nghệ An, Ninh Bình, Ninh Thuận, Phú Thọ, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Quảng Trị, Sóc Trăng, Sơn La, Tây Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên, Thanh Hoá, Thừa Thiên Huế, Tiền Giang, Hồ Chí

Minh, Trà Vinh, Tuyên Quang, Vĩnh Long, Vĩnh Phúc và Yên Bái

Thời gian nghiên cứu: Dữ liệu dùng để nghiên cứu được thu thập trong thời

gian chủ yếu từ năm 2009 — 2012 Năm 2009 là năm gần nhất Việt Nam hoàn tắt chia

tách, sát nhập các tỉnh và ổn định cho đến nay, nên việc chọn thời gian năm 2009 —

2012 đề đồng nhất các chỉ tiêu báo cáo, tạo thuận lợi cho việc nghiên cứu, đánh giá so

sánh, xây dựng mô hình hồi quy

1.7 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích định lượng Đề tải sẽ phân tích

cơ sở lý thuyết về các nhân tố kinh tế tác động đến thu hút FDI, tiến hành xây dựng

Trang 14

thu hut FDI tai các địa phương của Việt Nam Từ phần mềm Sata 11 và sử dụng mô

hình các tác động cé dinh (Fixed Effects Model — FEM), mé hinh cdc tác động ngẫu

nhién (Random Effects Model — REM), dé tai sé phan tich, danh giá kết quả hồi quy

để làm sáng tỏ và giải quyết các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra

Trong quá trình nghiên cứu, đề tài cũng sử dụng phương pháp thống kê mô tả,

so sánh, tông hợp các kiến thức, tài liệu có liên quan 18 Y nghĩa của nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp cho chính quyền các địa phương những gợi ý tham khảo trong quá trình lập chính sách thu hút FDI vào các địa phương Các chính sách thu hút FDI trén co sở cải thiện các nhân tố kinh tế không những làm gia tăng nguồn vốn FDI vào các địa phương, đồng thời cũng làm ổn định kinh tế vĩ mô, gia tăng an sinh xã hội và phát triển kinh tế địa phương một cách bền vững

1.9 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mục lục, các bảng biểu, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn bao

gồm 05 chương sau:

Chương 1: Giới thiệu Chương này giới thiệu tổn quan về vấn đề nghiên cứu; mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu; xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Chương này trình bày các khái niệm, lý thuyết được sử dụng trong nghiên cứu như: vốn dầu tư trực tiếp nước

ngoài (FDI), ly thuyết về thu hut FDI, lý do các công ty đa quốc gia thực hiện FDI,

một số nghiên cứu trước về thu hut FDI, đề xuất khung phân tích lý thuyết để mô hình

hóa vấn đề nghiên cứu và là cơ sở cho những phân tích ở chương sau

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Trên cơ cở khung phân tích được xây dựng ở chương 2, chương 3 trình bày quy trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, xây dựng mô hình kinh tế lượng và nguồn dữ liệu nghiên cứu

Chương 4: Tổng quan về FDI tại Việt Nam Chương này trình bày tổng quan

về thu hút FDI của Việt Nam giai đoạn 1988 — 2012 Đồng thời, chương này cũng

Trang 15

Chương 5: Phân tích kết quả Chương này mô tả, phân tích thống kê đữ liệu,

phân tich kết quả của mô hình kinh tế lượng nghiên cứu để giải quyết, trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu và cuối cùng là kiểm định với các giả thuyết nghiên cứu đặt ra, xác định tác động của các yếu tố kinh tế đến thu hút FDI tại các địa

phương của Việt Nam

Chương 6: Kết luận và kiến nghị Chương này trình bày tóm tắt những kết

quả nghiên cứu đã đạt được, từ đó rút ra kết luận và đề xuất những chính sách gợi ý để

tăng thu hút FDI Chương này cũng nêu lênnhững hạn chế của nghiên cứu và gợi ý

Trang 16

CHUONG 2: TONG QUAN CO SO LY THUYET

Chương 2 sẽ trình bày các khái niệm, lý thuyết được sử dụng trong nghiên cứu

như: FDI, lý thuyết về thu hút FDI, động lực thúc đẩy các công ty đa quốc gia thực hiện FDI, một số nghiên cứu trước về thu hút FDI, đề xuất khung phân tích lý thuyết dé mô hình hóa vấn đề nghiên cứu

2.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI

Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO, 1996) đưa ra định nghĩa như sau: FDI xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một

nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh

Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là “công ty mẹ” và các tài sản được gọi là “công ty con” hay “chỉ nhánh công ty”

Theo Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế (OECD, 1996), FDI là hoạt động đầu

tư được thực hiện nhằm thiết lập các mối quan hệ kinh tế lâu đài với một doanh

nghiệp, đặc biệt là những khoản đầu tư mang lại khả năng tạo ảnh hưởng đối với việc

quản lý doanh nghiệp nói trên bằng cách thành lập hoặc mở rộng một doanh nghiệp hoặc một chỉ nhánh thuộc toàn quyền quản lý của chủ đầu tư, mua lại toàn bộ doanh nghiệp đã có, tham gia vào một doanh nghiệp mới, cấp tín dụng dài hạn (trên 5 năm)

Quyền kiểm soát: nắm giữ từ 10% cỗ phiếu thường hoặc quyền biểu quyết trở lên

Theo Ross (2009), FDI là khoản tiền chuyển từ công ty mẹ ở nước ngoài đến quốc gia khác xây dựng chỉ nhánh hoặc cơ sở kinh doanh Đầu tư “trực tiếp” là sở hữu

lâu đài các cơ sở kinh doanh hoặc nhà máy ở nước ngoài, khác với đầu tư “gián tiếp”

là sở hữu các tài sản tài chính

Theo Moffett (2000), FDI 1a việc công ty me mua và điều hành các tài sản vật chất như nhà máy, trang thiết bị ở nước ngoài Các hình thức FDI được thực hiện thường là sở hữu 100%, liên doanh, nhượng quyền, sở hữu tài sản chiến lược

Luật Đầu tư nước ngoài (1988), FDI là việc tổ chức, cá nhân nước ngoài đưa

vào Việt Nam vốn bằng tiền nước ngoài hoặc bất kỳ tài sản nào được Chính phủ Việt

Nam chấp thuận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập xí nghiệp

Trang 17

Theo Luật Đầu tư nước ngoài (1997), FDI là việc nhà đầu tư nước ngoài dua

vào Việt nam vốn bằng tiền hoặc bắt cứ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư

theo Luật định; Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế, cá nhân nước ngoài đầu tư

vào Việt Nam

Theo Luật đầu tư (2006), đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư; Đầu tư

trực tiếp là hình thức nhà dau tu bỏ vốn đầu tư và tham gia quan lý các hoạt động đầu

tư; Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức, cá nhân nước ngoài bỏ vốn để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam; Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm doanh

nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam

hoặc doanh nghiệp Việt Nam do nhà dau tư nước ngoài mua cổ phan, sáp nhập, mua

lại Như vậy, FDI là hình thức đầu tư trực tiếp do nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu

tư bằng tiền hoặc các tài sản hợp pháp khác và tham gia quản lý hoạt động đầu tư ài tổng hợp các quan điểm và chọn định nghĩa:

Trong phạm vi nghiên cứu, đề

FDI là các khoản đầu tư có các yếu tố:

- Nguồn vốn, tài sản đầu tư có nguồn gốc nước ngoài được cấp phép hoạt động

kinh doanh tại một hay nhiều địa phương tại Việt Nam

- Được thống kê trong báo cáo về FDI của Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam hoặc Tổng cục Thống kê Việt Nam

2.2 Các hình thức FDI tại Việt Nam

Theo Luật đầu tư Việt Nam (2006), FDI được thực hiện dưới các hình thức sau: - Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: Là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài (tổ chức hoặc cá nhân người nước ngoài) do nhà đầu tư nước ngoài

thành lập tại nước chủ nhà, tự quản lý và chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh

doanh Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân theo pháp luật

Trang 18

định Tỷ lệ góp vốn của bên nước ngoài hoặc các bên nước ngoài do các bên liên

doanh thoả thuận

- Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng: Là hình thức phía nước đầu tư và nước nhận đầu iu sẽ tiến hành ký hợp đồng hợp tác kinh doanh như hợp tác sản xuất phân chỉa lợi nhận, phân chia sản phẩm Trong hình thức đầu tư này, nhà đầu tư nước ngoài có thể là người cung cắp phần lớn hoặc toàn bộ vồn đầu tư Phía nước nhận đầu tư sẽ tham gia đóng góp về đất đai, nhà xưởng hoặc cũng có thể tham gia góp một phần vốn

Ngoài các hình thức trên, Luật đầu tư (2006) còn cho phép các hình thức FDI khác như:

- Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT): Là văn bản ký kết

giữa cơ quan có thâm quyền của nước sở tại và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng

kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời gian nhất dịnh; hết thời hạn nhà

đầu tư nước ngoài chuyền giao khơng bồi hồn cơng trình đó cho nước chủ nhà

- Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO): Là văn bản ký kết

giữa cơ quan có thâm quyền của nước sở tại và nhà đầu tư nước ngồi để xây dựng cơng trình kết cấu hạ tầng, sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình đó cho nước chủ nhà, chính phủ nước sở tại dành cho nhà đầu tư quyền

kinh doanh công trình đó trong một thời gian nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi

nhuận hợp lý

- Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT): Là văn bản ký kết giữa cơ quan có

thâm quyền của nước sở tại và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng công trình kết cấu

hạ tầng, sau khi xây dựng xong nhà đầu tư nước ngồi chuyển giao cơng trình đó cho nước chủ nhà, chính phủ nước sở tại tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý

2.3 Một số lý thuyết thu hút FDI:

2.3.1 Lý thuyết lựa chọn lợi thế hay mô hình OLI (Ownership Advantage —

Location Advantage — International Advantage):

Dunning (1993, trích theo Ngô Thu Hà, 2008) đã xây dựng và phát triển lý thuyết lựa chọn lợi thế để giải thích lý do các công ty đa quốc gia tham gia FDI, địa

điểm nào được lựa chọn đầu tư và thực hiện đầu tư như thế nào Lý thuyết lựa chọn lợi

Trang 19

thế đưa ra 3 yếu tố chính của mô hình, đó là lợi thế về sở hữu (Ownership Advantages)

hay nội lực của doanh nghiệp; lợi thế về khu vực (Location Advantages); và lợi thế về

“nội hóa” (International Advantages)

Lợi thế về sở hữu: doanh nghiệp đang sở hữu một số lợi thế so với các doanh

nghiệp khác như tài sản vật chất, quy mô, kỹ thuật công nghệ, kỹ năng quản trị và các

nguồn lực, tài sản đặc thù khác

Lợi thế về khu vực hay lợi thế về vị trí: việc sản xuất ở nước tiếp nhận đầu tư có chỉ phí thấp hơn ở nước xuất xứ Lợi thế này có thể có được nhờ vào “đầu vào” rẻ, có

nguồn tài nguyên thô dồi dào, quy mô và tăng trưởng của thị trường, lao động, rào cản thương mại, cơ sở hạ tầng, chính sách khuyến khích đầu tư của chính phủ và cả tác

động ngoại vi mà địa điểm có thể tạo ra cho doanh nghiệp khi hoạt động tại đó

Lợi thế về nội hóa: việc sử dụng những lợi thế sở hữu, lợi thế khu vực trong nội

bộ doanh nghiệp có lợi hơn là bán hay cho các doanh nghiệp khác thuê Lợi thế này có được từ hoạt động FDI là do kiểm soát được việc sản xuất và phân phối sản phẩm tiêu thụ ở thị trường nước ngồi thơng qua chỉ nhánh quốc tế; đồng thời giảm chỉ phí ký

kết, kiểm soát, thực hiện hợp đồng quốc tế

Theo lý thuyết này, các doanh nghiệp nào càng có nhiều lợi thế về quyền sở

hữu thì họ càng có động cơ mạnh để thực hiện lợi thế về nội -hóa: Các doanh nghiệp này sẽ có càng nhiều lợi ích khi thực hiện FDI ở nước ngoài Lợi thế về khu vực giải

thích tại sao một địa phương này nhận được nhiều đầu tư hơn các địa phương khác hay các dòng chảy FDI thay đổi ra vào một quốc gia Lý thuyết lựa chọn lợi thế hay mô hình OLI là cách lý giải cơ bản về động lực của các công ty đa quốc gia thực hiện FDI

2.3.2 Lý thuyết về động lực thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài

Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu của các nhà kinh tế học, Dunning (1993, trích theo Nguyễn Thị Ái Liên, 2011) đã tổng kết thành bốn động lực thúc đẩy hoạt

động đầu tư nước ngoài Đó là sự tìm kiếm tài nguyên; tìm kiếm thị trường; tìm kiếm

nguồn lực và tìm kiếm tài sản chiến lược

Tìm kiếm tài nguyên: Mục đích của các nhà đầu tư thực hiện đầu tư nước

ngoài là muốn tìm kiếm các nguồn tài nguyên phục vụ sản xuất, kinh doanh với chỉ phí

Trang 20

cạnh tranh trên thị trường hiện tại và tương lai Có ba loại tài nguyên thường được các

nhà đầu tư tìm kiếm khi đầu tư vào một nước nào đó gồm:

~ Thứ nhát, tài nguyên thiên nhiên như khoáng sản, nguyên vật liệu thô, sản phẩm nông nghiệp và những tài nguyên có hạn Việc sử dụng các tài nguyên này sẽ giúp cho các nhà đầu tư giảm tối thiểu chỉ phí sản xuất đồng thời đảm bảo nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất

- Thứ hai, các công ty đa quốc gia tìm kiếm các nguồn cung cấp dồi dào với giá rẻ cũng như nguồn lao động lành nghề và không lành nghề Các nhà đầu tư thường chuyển nhà máy từ các nước có chỉ phí lao động cao sang những nước có chỉ phí lao động thấp

- Thứ ba, nguồn tài nguyên được các nhà đầu tư tìm kiếm là năng lực về kỹ thuật,

quản lý doanh nghiệp, chuyên gia marketing hoặc kỹ năng tổ chức quản lý

Tìm kiếm thị trường: Tìm kiếm, mở rộng thị trường và tận dụng các điều kiện tự do về thương mại và thuế quan là động lực phổ biến thúc đây các công ty thực hiện đầu tư ra nước ngoài Ở các thị trường mới nỗi, với những khách hàng là người có thé

mua được những sản phẩm chất lượng cao, đang ngày càng phát triển và hấp dẫn các

nhà đầu tư từ nước ngoài Việc tìm kiếm thị trường bao -gom ¢ cả những thị trường có hàng hóa của doanh nghiệp và những thị trường mới Ngoài T8; = dung lượng thị trường tiềm năng và xu hướng phát triển trong tương lai của thị trường cũng là một lý do thúc

đẩy các công ty thực hiện đầu tư

Tìm kiếm các nguồn lực: Động lực về tìm kiếm nguồn lực được dựa trên cấu

trúc của các nguồn tài nguyên đã có hoặc kết quả của việc tìm kiếm thị trường đầu tư

Mục đích tìm kiếm nguồn lực của các công ty đa quốc gia là tận dụng các lợi thế về các nguồn lực đã có như văn hoá, hệ thống kinh tế, chính trị và thị trường ở một số

khu vực để tập trung sản xuất nhằm cung cấp sản phẩm cho nhiều thị trường khác Nguồn lực gồm hai loại:

- Thứ nhất, tận dụng những lợi thế khác nhau đã có sẵn và các tài sản truyền

thống ở các nước Sự đầu tư của các công ty đa quốc gia ở các nước phát triển và nước

đang phát triển là sự đầu tư về tiền vốn, công nghệ và thông tin làm gia tăng giá trị của

các hoạt động dầu tư và sau đó là lao động và tài nguyên thiên thiên

- Thứ hai, tìm kiếm nguồn lực còn được thực hiện ở các nước tương tự về hệ

thống kinh tế và mức thu nhập, đồng thời cũng tận dụng những thuận lợi của qui mô

Trang 21

nền kinh tế và sự khác nhau về thị hiếu tiêu dùng cùng khả năng cung cấp Để việc tìm kiếm nguồn lực được thực hiện, các thị trường đa biên cần được mở và phát triển Về

thực tế, tìm kiếm nguồn lực dường như là sự cạnh tranh của các cơng ty tồn cầu về yếu tố cơ bản của sản phẩm được đưa ra thị trường và khả năng đa dạng hóa sản phẩm của công ty cũng như khả năng khai thác lợi nhuận trong sản xuất ở một số nước

Tim kiém tài sản chiến lược: Là hình thức xuất hiện ở giai đoạn cao của tồn cầu hố Thực hiện đầu tư với mục đích này, các công ty tìm kiếm khả năng nghiên cứu và phát triển Các công ty có thể sử dụng tài sản của các cơng ty nước ngồi để thúc

đẩy mục tiêu chiến lược dài hạn đặc biệt là cho việc duy trì và đẩy mạnh khả năng cạnh tranh quốc tế Sự tìm kiếm này giúp khám phá những lợi thế đặc biệt hoặc lợi thế

về marketing Hơn thế nữa, chiến lược và sự hợp lý hoá trong đầu tư ra nước ngoài sẽ giúp các doanh nghiệp từng bước cơ cấu lại tài sản nhằm đáp ứng mục tiêu kinh doanh Chiến lược này nhằm củng cố và nâng cao sức mạnh của chiến lược cạnh tranh lâu dài

Tóm lại, lý thuyết lựa chọn lợi thế đưa ra các lý luận cơ bản về các động lực

thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và bốn động lực tìm kiếm của hoạt động đầu tư nước ngoài của các doanh nghiệp đều nhằm mục đích cuối cùng là mở rộng thị trường, giảm chỉ phí, nâng cao khả năng cạnh tranh để tối đa hoá lợi nhuận trong sản

xuất kinh doanh Mối quan hệ giữa các động lực chính của nhà đầu tư và lý thuyết lựa

chọn lợi thế được tóm tắt như sau:

Bảng 2.1 Một số nhân tố quyết định đến đầu tư quốc tế

Hình thức kinh

doanh quốc tê Lợi thế về tài sản sở

hữu Lợi thế vị trí Lợi thế gắn kết nội bộ

Tìm kiêm tài

nguyên thiên

nhiên

Trang 22

Hinh thite kinh

doanh quéc té Lợi thể về tài sản sở

hữu Loi thé vị trí Lợi thể gắn kết nội bộ

Tìm kiếm

nguôn lực Phương tiện thâm nhập thị trường, quy mô nên kinh tế, phân bố địa lý và nguồn lực quốc tế cho đầu vào Sự tập trung vào sản phẩm đặc biệt, chỉ phí lao động thấp và những khuyến khích về sản xuất của chính phủ nước nhận đầu tư

Làm gia tăng lợi ích từ

quản lý thường xuyên của nền kinh tế và kết hợp về chiều sâu cũng như đa dạng hóa về chiều rộng của những nền kinh tế Tìm kiên tài sản chiên lược

Bat kê loại nào trong ba loại trên đưa ra cơ hội cho việc hợp lực

các loại tai sản Bất kê loại nào trong ba loại trên đưa ra công nghệ, thị trường và các tài sản khác mà công ty có Sự quản lý thường xuyên của các nền kinh tế, tăng cường cạnh

tranh hoặc lợi thế chiến

lược, giảm thiểu hoặc

phân tán rủi ro

Nguồn: Dunning (1993, trích theo Ngô Thu Hà, 2008)

2.3.3 Lý thuyết chu kỳ sản phẩm:

Theo Vernon (1966), bất kỳ một công nghệ sản phẩm mới nào đều phát triển

theo 3 giai đoạn: sản phẩm mới; trưởng thành; tiêu chuẩn hoá Lý thuyết này phần nao

giải thích mi liên hệ giữa chu kỳ sản phẩm với dòng vốn FDI

Trong giai đoạn đầu, sản phẩm mới được phat minh và sản xuất chủ yếu ở quốc

gia phát triển Các quốc gia phát triển có điều kiện tị trường, công nghệ và dầu tư nghiên cứu phát triển tốt Giai đoạn này, sản phẩm đang có lợi thế khác biệt và độc quyền, nên nhu cầu truyền thông, giao tiếp hiệu quả với khách hàng tiềm năng thì quan trọng hơn giá cả hoặc chỉ phí của sản phẩm Kết quả là trong giai đoạn một, các doanh

nghiệp chọn sản xuất tại “nước nhà”

Giai đoạn 2, các đối thủ cạnh tranh xuất hiện Do cạnh tranh, nên các doanh

nghiệp sản xuất tìm cách giảm chỉ phí sản xuất Đồng thời, nhu cầu về sản phẩm trong nước và ngoài nước tăng lên tạo thêm cơ hội kinh doanh trên thị trường Các doanh nghiệp sản xuất đáp ứng xuất khẩu từ sản xuất tại 'nước nhà” Nhưng sau cùng, các

doanh nghiệp sẽ cân nhắc nhượng quyền hoặc FDI Nếu chỉ phí vận chuyển cộng với

chỉ phí sản xuất tại “nước nhà” thấp hơn chỉ phí sản xuất của FDI, thì các doanh

nghiệp sẽ chọn sản xuất tại “nước nhà”

Giai đoạn 3, quy trình và sản phẩm đã được tiêu chuẩn hóa Ở giai đoạn này,

Trang 23

sánh Các doanh nghiệp sé tìm cách tận dụng các lợi thế so sánh trong việc sản xuất

những thành phần khác nhau của sản phẩm ở các nền kinh tế khác nhau, hay nói cách

khác việc sản xuất ra sản phẩm đã chuyển dịch từ nền kinh tế này sang nền kinh tế khác, ra khỏi biên giới một quốc gia, từ đó phát sinh FDI

Lý thuyết này phù hợp với tình hình thu hút FDI của Việt Nam trong thời gian

qua Các công ty đa quốc gia, sau khi phát triển sản phẩm ở “nước nhà” đã chuyển

sang sản xuất tại Việt Nam, tận dụng các lợi thế của các địa phương để giảm chỉ phí sản xuất Theo Bắc Ninh (2014), Tập đoàn Samsung đã đầu tư hơn 1,7 tỷ USD trong

tông số vốn đăng ký 2,5 tỷ USD tại tỉnh Bắc Ninh sản xuất điện thoại di động, máy hút

bụi, camera, linh kiện điện thoại để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khâu đi hơn 50 quốc gia trên thế giới Theo Công ty Yazaki Việt Nam (2014), tập doàn Yazaki

Nhật Bản đã đầu tư 88 triệu USD thành lập Công ty Yazaki Việt Nam năm 1995 và 33 triệu USD thành lập Công ty Yazaki Hải Phòng năm 2001 Đến nay, công ty đã mở

thêm phân xưởng Mỹ Phước, Bình Dương và Chỉ nhánh Công ty Yazaki Trà Vinh dé

sản xuất hệ thống dây dẫn điện xe ô tô và xuất khẩu đi hơn 40 quốc gia trên thế giới Tóm lại, lý thuyết chu kỳ sản phẩm góp phần giải thích lý do các công ty đa quốc gia tham gia đầu tư FDI vào các địa phương của Việt Nam Các địa phương cần

có chính sách phù hợp đẻ thu hút được các dòng đầu tư này 7

2.3.4 Lý thuyết lợi thế so sánh

Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo (1817, trích theo Nguyễn Thị Ái

Liên, 2011) cho rằng mỗi quốc gia chuyên môn hóa vào một số ngành hoặc một số

lĩnh vực có lợi thế so sánh so với quốc gia khác thì các quốc gia đều có lợi thế Lợi thế

so sánh các quốc gia có được khi các quốc gia chuyên môn hóa, tập trung sản xuất và

trao đổi những mặt hàng có lợi nhuận lớn nhất hoặc mặt hàng có bắt lợi nhỏ nhất thì các quốc gia đều có lợi hơn khi sản xuất các mặt hàng Các quốc gia có thể có lợi thế tuyệt đối cao hơn hoặc thấp hơn so với nước khác nhưng đều có lợi thế so sánh nhất

định, quốc gia nên chuyên môn hóa sản xuất những mặt hàng mình có lợi thế so sánh

Từ lý thuyết lợi thế so sánh, các quốc gia có thể căn cứ vào lợi thế của quốc gia để xây dựng định hướng phát triển ngành, lĩnh vực để từ đó xây dựng chiến lược thu

hút FDI Ngược lại các tập đoàn đa quốc gia cũng xây dựng chiến lược toàn cầu hóa

của công ty, phân bố các bộ phận sản xuất ở các quốc gia khác nhau để tận dụng được

Trang 24

các lợi thế so sánh của từng quốc gia dé tập đoàn có lợi nhuận cao nhất Hay có thé

nói, lý thuyết lợi thế so sánh cho thấy có sự ảnh hưởng của môi trường dầu tư đến thu hút đầu tư, trong đó có FDI

Lý thuyết này giải thích được một phần thu hút FDI tại các địa phương của Việt

Nam trong thời gian qua Các địa phương có lợi thế so sánh về đất đai rộng lớn, có

cảng biển, sân bay, cửa khẩu sẽ có lợi thế nhất định trong thu hút FDI so với các địa

phương khác Tuy nhiên, để thu hút FDI hiệu quả, các địa phương cần có chính sách phát huy các lợi thế so sánh đó

2.3.5 Lý thuyết “nội hóa”:

Theo Buckley va Casson (1976), các công ty đa quốc gia tham gia FDI có thé xem như trường hợp đặc biệt của một doanh nghiệp có nhiều cơ sở sản xuất FDI là hình thức liên kết đọc và ngang trong mối quan hệ chia sẻ về tri thức, giảm chỉ phí giao dịch do thị trường khơng hồn hảo mang lại và “nội hóa” các sản phẩm trung gian FDI giúp các công ty đa quốc gia bảo vệ tài sản tri thức, tăng thị phần quốc tế và tránh rủi ro trong giao dịch thông qua “nộihóa” các giao dịch thương mại quốc tế

Lý thuyết này đã giải thích thêm cho việc thu hút F DI vào các địa phương, các

doanh nghiệp EFDI tại Việt Nam là một chi nhánh, một xưởng sản xuất trong hàng trăm chỉ nhánh, xưởng sản xuất của các công ty đa quốc gia trên toàn cầu Các chỉ nhánh tại Việt Nam được quản lý, điều hành theo tiêu chuẩn chung toàn cầu và sản xuất các sản

phẩm trung gia trong chuỗi sản xuất của các công ty đa quốc gia này Theo Toyota (2014), Toyota Việt Nam là một trong 31 cơ sở sản xuất xe ơ tơ của Tập đồn Toyota

trên toàn cầu Các cơ sở này tham gia trong chuỗi sản xuất, sử dụng sản phẩm trung

gian của nhau để tạo nên sản phẩm hoàn chỉnh là chiếc xe ô tô Theo lý thuyết “nội

hóa”, quá trình này được hưởng lợi do cùng quản lý theo một tiêu chuẩn và các giao

dịch quốc tế thành các giao dịch nội bộ, giảm đi các chỉ phí trung gian Từ đó, giúp cho sản phẩm có khả năng cạnh tranh và lợi nhuận tốt hơn trên thị trường nội địa mà các doanh nghiệp FDI tham gia đầu tư

2.3.6 Lý thuyết tiếp thị địa phương

Theo Tiếp thị địa phương (2000), doanh nghiệp sẽ chọn lựa địa điểm đầu tư dựa trên mức hấp dẫn của địa phương Mức hấp dẫn của địa phương do chính quyền địa

Trang 25

phương, cộng đồng doanh nhân và cộng đồng dân cư tạo dựng Chính quyền địa

phương có vai trò quyết định trong chính sách thu hút đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng,

cung cấp dịch vụ cơ bản đáp ứng nhu cầu kinh doanh và sinh sống Cộng đồng doanh nghiệp khi hoạt động hiệu quả ở địa phương sẽ tiếp tục quá trình đầu tư của mình và

giới thiệu cho các công ty khác đầu tư tại địa phương Cộng đồng dân cư có vai trò

quyết định trong cung cấp nguồn lực, xây dựng lối sống văn hóa, tạo nên chất lượng

cho môi trường làm việc và sinh sống Tiếp thị địa phương sẽ quảng bá được tất cả các hình ảnh tốt đẹp của địa phương đến và thu hút các nhà đầu tư

Thực tiễn tại Việt Nam, các địa phương đã thực hiện công tác tiếp thị địa phương mình thông qua việc xúc tiến đầu tư, xúc tiến du lịch, hội chợ quảng bá Các

địa phương cũng xây dựng website trực tuyến để giới thiệu địa phương, tuyên truyền chính sách, kêu gọi đầu tư Một số địa phương đã thành lập Trung tâm xúc tiến đầu

tư, du lịch, thương mại để chuyên công tác quảng bá này Theo lý thuyết Tiếp thị địa phương, việc quảng bá tiếp thị địa phương cần có sự tham gia của cả chính quyền địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và cộng đồng dân cư, nên các địa phương cần có

chính sách thúc đây tất cả các bên tham gia để hiệu quả thu hút FDI tốt hơn 2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI `

Theo UNCTAD (1998) xác định các nước chủ nhà đáp ứng được các mong đợi của các công ty đa quốc gia hoặc các chính sách đáp ứng tốt các:hoạt động của các

công ty đa quốc gia sẽ thu hút được FDI Các nhân tố quyết định thu hút FDI của nước

Trang 26

Bảng 2.2 Nhân tố quyết định thu hút FDI của nước chủ nhà ¢ On định kinh tế, chính trị và xã hội se Quy định về đăng ký và hoạt động doanh nghiệp

s Chuẩn mực đối xử với các

co quan nước ngoài

se Chính sách về chức năng và cấu trúc của thị trường (đặc biệt là chính sách cạnh tranh

và M&A)

e Hiệp định quốc tế về FDI

se Chính sách tư nhân hóa sChính sách ngoại thương

(thuế quan và các rào cản

thuế quan) và thống nhất của các chính sách thu hút FDI và chính sách ngoại thương s Chính sách thuế II Nhân tố kinh tế A Tìm kiếm thị trường e Kích cỡ thị trường và thu nhập bình quân đầu người e Tăng trưởng của thị trường e Tiếp cận với thị trường khu vực và tồn cầu «Sở thích riêng biệt của người tiêu dùng e Cấu trúc của thị trường B Tìm kiếm nguồn lực/ tài sản

s Nguyên liệu thô

e Lao động phổ thông giá rẻ s Lao động kỹ thuật cao e Tài sản công nghệ, sáng tạo

và các tài sản khác (Ví dụ: thương hiệu), bao gồm cả thương hiệu găn với cá nhân, công ty và cộng đồng e Cơ sở hạ tầng (cảng, giao - thông, điện, viễn thông) IH Môi trường hỗ trợ kinh doanh sXúc tiến đầu tư (bao gồm việc xây dựng hình ảnh và

hoạt động kêu gọi đầu tư và

dich vu co sé ha tang cho dau tu) s Ưu đãi đầu tư s Chỉ phí “ngầm” (liên quan đến hối hộ, hiệu quả bộ máy hành chánh

se Tiện ích xã tội (trường học

song ngữ, chất lượng cuộc sống ) e Dịch vụ sau đầu tư € Tìm kiếm hiệu quả e Chỉ phí các nguồn lực và tài

sản được liệt kê ở trên

Trang 27

Tổng kết của ƯNCTAD (1998) về các nhân tố quyết định FDI và các lý thuyết

thu hút FDI trên có thẻ giải thích hầu hết sự thành công trong thu hút FDI của Việt Nam

trong thời gian qua, bao gồm từ các nhân tố thuộc phạm vi bên trong, bên ngoài quốc gia, từ động cơ của các nhà đầu tư FDI dén chính sách thu hit FDI của quốc gia Trong phạm vi nghiên cứu, đề tài tập trung phân tích các nhân tố thuộc môi trường bên trong của quốc

gia tiếp nhận FDI

2.4.1 Các nhân tố kinh tế

Các lý thuyết thu hút FDI cho thấy: Mục đích đầu tư của các nhà đầu tư FDI là

tìm kiếm lợi nhuận, gia tăng tài sản đầu tư Họ kỳ vọng rằng đầu tư ra nước ngoài sẽ

khai thác được tiềm năng, lợi thế của nước sở tại để phát triển sản xuất kinh doanh, mang lại lợi nhuận cao hơn so với đầu tư trong nước Do đó, các nhân tố kinh tế như

tăng trưởng kinh tế, GDP, độ lớn của thị trường, kim ngạch xuất khẩu, kim ngạch nhập

khẩu, chỉ tiêu công có ảnh hưởng đến thu hit FDI

Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế Việt Nam có mức tăng trưởng kinh tế cao trong, nhiều thập niên nên đã có sức hút lớn với các nhà đầu tư nước ngoài Một quốc gia có

tăng trưởng kinh tế cao và liên tục chứng tỏ các chủ thể trong nén kinh té hoat dong

tốt, hiệu quả sử dụng vốn của quốc gia đó cao nên đã làm cho dòng chảy FDI từ nơi có hiệu quả thấp đến nơi có hiệu quả cao Tăng trưởng kinh tế cao cũng cho thấy quốc gia đó đã tạo môi trường đầu tư thuận lợi Tăng trưởng kinh tế cao đồng nghĩa sức mua tăng, thị trường tăng trưởng Theo David Begg (2007), tổng cầu của thị trường sẽ gia

tăng theo hệ số k tạo điều kiện cho các doanh nghiệp FDI có động cơ tìm kiếm thị

trường, tiêu thụ sản phẩm Rất nhiều doanh nghiệp FDI tại Việt Nam thuộc nhóm này

nhu Samsung, Honda Vietnam, Unilever Tang trưởng kinh tế làm cho giá trị của các

tài sản đầu tư tăng lên, làm cho lợi nhuận cận biên của đầu tư tăng lên, đều này cũng

hấp dẫn được các nhà đầu tư nước ngoài Nghiên cứu của Nguyen Ngoc Anh (2007),

Huỳnh Công Minh (2008) và Nguyen Phi Lan (2010) thông qua số liệu tăng trưởng

kinh tế và thu hút của các địa phương của Việt Nam đã cho kết quả tăng trưởng kinh tế có tác động tích cực đến thu hút FDI Các kết quả này phù hợp với báo cáo của WB (2012), các quốc gia có tăng trưởng kinh tế cao hoặc dự báo tăng trưởng kinh tế cao sẽ

thu hút được nhiều FDI Trong nghiên cứu này, tăng trưởng kinh tế của địa phương

Trang 28

Thứ hai, thị trường rộng lớn, tiềm năng Việt Nam có đân số lớn 90 triệu người,

GDP hàng năm vượt 100 tỷ USD Đây là một thị trường lớn có sức hấp dẫn các đầu từ

tư FDI, đặc biệt các nhà đầu tư có chính sách tìm kiếm thị trường Thành phố Hồ Chí

Minh là thành phố đông dân nhất cả nước, GDP lớn nhất khoảng 25% GDP cả nước là

địa phương dẫn đầu danh sách thu hút FDI của cả nước Thành phó Hồ Chí mình có

lợi thế quy mô thị trường mà ít có địa phương nào sánh kịp Theo Lê Công Hướng (2013), GDP của các địa phương có tác động tích cực đến thu hút FDI Trong nghiên

cứu này, GDP của địa phương được giả thiết có tác động tích cực đến thu hút FDI của địa phương

Thứ: ba, thu nhập bình quân đầu người Thu nhập bình quân đầu người thể hiện sự giàu có hay sức mua của người dân tại các thời diễm Thu nhập bình quân lớn thé

hiện sức mua lớn, thị trường tốt, có khả năng thu hút FDI cao Theo Tổng cục thống kê (2013), thu nhập bình quân dầu người của Việt Nam năm 2013 hơn 1.000 USD/ người/

năm Việt Nam được xếp trong nhóm các nước có mức thu nhập trung bình Theo

UNCTAD (2012), thu nhập bình quân cao sẽ là yếu tố hấp dẫn các nhà đầu tư FDI tìm

kiếm thị trường Nghiên cứu của Nguyen Phi Lan (2010), thông qua số liệu thu nhập

bình quân đầu người và thu hút FDI của các địa phương của Việt Nam cho kết quả thu nhập bình quân đầu người có tác động tích cực đến thu hút FDI của các địa phương

Nghiên cứu của Astatike (2005), thông qua số liệu thu nhập bình quân đầu người và thu hút FDI của Ethiopia cho kết quả thu nhập bình quân đầu người có tác động tích

cực đến thu hút FDI của các địa phương của Ethopia Trong nghiên cứu này, thu nhập bình quân đầu người của các địa phương được giả thiết có tác động tích cực đến thu hút FDI của địa phương

Thị tư, kim ngạch xuất khẩu, kim ngạch nhập khẩu Kim ngạch xuất khâu, kim

ngạch nhập khẩu càng lớn cho thấy nền kinh tế càng sôi động, lưu thông hàng hóa

càng cao, mức độ hội nhập càng sâu rộng Theo Huỳnh Công Minh (2009), độ mở cửa

của nền kinh tế đo bằng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu có tác động tích cực đến thu

hit FDI Theo Nguyen Phi Lan (2006), độ mở cửa của nền kinh tế do bằng kim ngạch xuất khẩu có tác động tích cực đến thu hút FDI, những rào cản thương mại sẽ giảm

theo độ mở cửa của nền kinh tế Nguyễn Thị Ái Liên (2011) cũng cho rằng sự tham

Trang 29

do tăng khả năng tiếp cận thị trường nội dia và khu vực Trong nghiên cứu này, kim ngạch xuất, nhập khâu của địa phương được giả thiết có tác động tích cực đến thu hút TDI của địa phương

Thứ năm, đầu tr công Đầu tư công có hai tác động lớn Thứ nhất, tác động đến

tổng cầu của thị trường Theo David Begg (2007), tổng cầu của thị trường sẽ gia tăng

theo hệ số k Thứ hai, tác động đến cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật của nền kinh tế như

cơ sở hạ tầng giao thông, viễn thông, y tế, giáo dục Theo Cơ quan phát triển quốc tế

Hoa Kỳ (USAID, 2007), cơ sở hạ tầng tốt sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư Đây có thể là nhân tổ tác động đến quyết định thực hiện FDI của các nhà dau tu Nghiên cứu của Tô Trung Thành (2012) ghi nhận có nhiều giả thuyết liên quan đến tác động của đầu tư

công đến tổng đầu từ của toàn xã hội, có giả thuyết xác nhận đầu tư công có ngoại tác

tích cực đến đầu tư Đầu tư công thể hiện “ý chí” của chính phủ tác động đến thị

trường và môi trường kinh doanh Từ gợi ý của kết quả nghiên cứu trên, nghiên cứu đã đưa biến này vào nghiên cứu và sẽ đánh giá và lượng hóa mức độ tác động của đầu tư

công đến thu hút FDI

2.4.2 Nhân tố môi trường kinh doanh/ đầu tư

Theo Nguyễn Thị Ái Liên (2010), môi trường đầu tự là tổng hòa nhiều yếu tố,

trong đó những yếu tố không thể thay đổi như môi trường tự nhiên, cũng có những yếu

tố mà chính phủ có thể ảnh hưởng mạnh như môi trường chính sách pháp luật, thủ tục hành chánh, môi trường kinh tế, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực Môi trường thiên

nhiên là lợi thế sẵn có so với vùng khác, quốc gia khác, thực tế có nhiều nước phát

triển trên thế giới đều dựa vào ưu thế địa lý và nguồn tài nguyên thiên nhiên Tuy

nhiên cũng có những nước nghèo tài nguyên như Nhật Bản lại có sức mạnh về kinh tế Do đó, tài nguyên thiên nhiên tuy quan trọng nhưng không phải là yếu tố sống còn để phát triển kinh tế Điều đó khẳng định chính phủ có tầm quan trọng trong việc quyết

định môi trường đầu tư của quốc gia Chỉ số cạnh tranh năng lực cấp tỉnh (PCI) được

Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) xây dựng từ năm 2005 để đánh

giá môi trường kinh doanh, chất lượng điều hành kinh tế và nỗ lực cải cách của chính

quyền các địa phương Theo Lê Công Hướng (2013), nhiều địa phương đã triển khai

nhiều biện pháp tích cực để cải thiện chỉ số PCI của địa phương mình với mong muốn

Trang 30

xây dựng môi trường kinh doanh ngày càng thuận lợi, qua đó góp phần thu hút vốn

đầu tư vào tỉnh

Điều này đúng với lợi thế về khu vực của lý thuyết lựa chọn lợi thế OLI, các nhà

dau tu FDI rat chú trọng đến môi trường đầu tư, kinh doanh của nước tiếp nhận đầu tư Vì thế, khi lựa chọn địa điểm để đầu tư, các nhà đầu tư sẽ tiến hành hoạt động đầu tư

FDI khi môi trường kinh doanh ở đó được đánh giá tốt, thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh Cùng quan điểm, Ross (2009) cho rằngcác vấn đề lớn làm cho các nhà đầu

tư FDI ngần ngại đầu tư là tệ quan liêu, hiệu quả kinh tế, luật pháp yếu, điều hành chính

phủ kém

Bên cạnh đó, theo lý thuyết tiếp thị địa phương, việc quảng bá địa phương, xúc

tiến đầu tư sẽ nâng cao hình ảnh của địa phương, tạo nên sức hấp dẫn các nhà đầu tư Ngày nay, việc quảng bá hình ảnh của địa phương được thực hiện bằng nhiều phương

tiên khác nhau Với sự bùng nỗ internet, phương tiện quảng bá trực tuyến đã trở thành những công cụ rất hữu ích Vịnh Hạ Long đã nỗi tiếng khắp thế giới thông qua các

cuộc bầu chọn trực tuyến Do đó, các địa phương cần quảng bá hình ảnh và tiềm năng của địa phương cho các nhà đầu tư nước ngoai bằng nhiều thứ tiếng Thực tế, có một

số chính quyền tỉnh, thành phố đã xây dựng website giới thiệu địa phương, hướng dẫn thủ tục, chính sách trực tuyến, có nhiều website có phần ngơi” ngữ nước ngồi như

tiếng Anh, Hoa, Nhật góp phần cùng trung tâm xúc tiến đầu tư quảng bá hình ảnh

địa phương đến các nhà đầu tư Tác giả đưa đưa vào mô hình biến“WEB để đánh giá

tác động của những nỗ lực tiếp thị địa phương đến thu hút FDI

2.4.3 Nhân tố hỗ trợ kinh doanh/ đầu tư:

Theo USAID (2007), cơ sở hạ tang vật chất kỹ thuật như điện nước, giao thông, liên lạc tốt là điều kiện để thu hút FDI Đồng quan điểm trên, Nguyễn Mạnh Toàn (2010) khẳng định cơ sở hạ tầng kỹ thuật đứng đầu trong nhóm những nhân tố quan trọng nhất tác động đến thu hút FDI của các địa phương Một hệ thống cơ sở ha tang

kỹ thuật hoàn chỉnh, bao gồm cả hệ thống đường bộ, đường hàng không, mạng lưới

điện, nước, bưu chính viễn thông và các dịch vụ tiện ích khác như cầu cống, kho tàng,

bến bãi rất quan trọng đối với nhà đầu tư FDI

Theo Nguyễn Thị Ái Liên (2011), một trong những nhân tố xã hội quan trọng của

môi trường đầu tư là nguồn nhân lực Nhà đầu tư sẽ chọn khu vực đáp ứng được cả về

Trang 31

số lượng, chất lượng và giá cả nguồn nhân lực Chất lượng lao động là một lợi thé

cạnh tranh đối với các nhà đầu tư vào các lĩnh vực có hàm lượng công nghệ cao hay sử

dụng nhiều công nghệ hiện đại Chất lượng lao động có được thì phụ thuộc vào hệ thống giáo dục, đào tạo, chất lượng đào tạo nghề

Theo cơ sở lý thuyết động cơ thúc đẩy dầu tư ra nước ngoài, Nguyễn Mạnh Toàn (2010) và ƯNCTAD (2010) xác dinh tài nguyên thiên nhiên của một quốc gia sé thu hút các công ty đa quốc gia có động cơ tìm kiếm nguồn tài nguyên Trong luận văn này, tác giả đưa vào nghiên cứu biến diện tích địa lý hành chánh của các địa phương,

đại diện cho một phần nguồn tài nguyên của địa phương, nhằm đánh giá mức độ tác

động của tài nguyên thiên nhiên đến thu hút FDI

Chính phủ (2008) đã phê duyệt đề án quy hoạch và phát triển các cửa khẩu biên giới đất liền (cửa khâu) đến năm 2020 Và Nghị định 32/2005/NĐ-CP quy định cửa khẩu là khu vực quy định các hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, xuất khẩu,

nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới đất liền của người, phương tiện, hàng hoá và các hoạt động khác Cửa khẩu bao gồm: cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính và cửa khâu

phụ, được mở trên các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa trong khu vực biên giới theo Hiệp định về Quy chế biên giới đã được ký kết giữa Chính phủ nước

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Chính phủ nước láng giềng để thực hiện việc

xuất, nhập và qua lại biên giới quốc gia Một trong những mục đích phát triển cửa

khẩu là phát triển kinh tế địa phương thông qua thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Đến nay có 17 đại phương trên cả nước có cửa khẩu và khu vực kinh tế cửa khẩu.Hiện chưa có nghiên cứu của Việt Nam sử dụng biến Cửa khẩu đề nghiên cứu tác động của

Cửa khẩu đến thu hút FDI tại các địa phương Trong nghiên cứu này, tác giả đưa thêm

biến Cửa khẩu vào mô hình nghiên cứu Giả thuyết, biến Cửa khẩu có tác động tích

cực đến thu hút FDI của địa phương 2.5 Các nghiên cứu trước

Nghiên cứu của Astatike (2005) đã tập hợp dữ liệu bảng gồm số liệu thu hút FDI cia cdc địa phương của Ethiopia từ năm 1974-2001 với mô hình nghiên cứu đề xuất:

FDI =ƒ(RGDPG,RGDPC,EXP,INF,ILLIT,GFCF,TELE,LIB)

Trang 32

Trong đó:

FDI: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hàng năm của Ethiopia

RGDPG: tăng trưởng kinh tế bình quân đầu người

EXP: tỉ lệ xuất khẩu / GDP

RGDPC: GDP bình quân đầu người

INE: chỉ số lạm phát

ILLIT: tỉ lệ người lớn mù chữ

GFCF: tỉ lệ tổng đầu tư /GDP

TELE: tổng số điện thoại cố định / 1000 dân

LIB: mức độ tự do thương mại

Nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng bình phương bé nhất thông thường,

(Ordinary Least Square, OLS) cho kết quả GDP bình quân đầu người, tỉ lệ xuất khẩu/ GDP, chỉ số lạm phát, tự do thương mại có tác động tích cực đến thu hút FDI của địa phương

Nghiên cứu của Nguyen Phi Lan (2006) đã tập hợp dữ liệu bảng gồm số liệu

thu hút FDI và các nhân tố tác động của 61 tỉnh thành của Việt Nam từ Niên giám thống kê giai đoạn1996-2003 các năm với mô hình nghiên cứu đề xuất:

FDI = Bo + Big + Bo¥u + BaD f,X, + sSKILL, + f,WA, + 8;TEL, + f;RER,

+ &% -

Trong đó:

FDI: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký vào các địa phương ø: Tăng trưởng GDP của các địa phương

Y: GDP bình quân đầu người tính theo giá cố định của của các địa phương DI: Đầu tư nội địa tính theo giá cố định của các địa phương

X: Tỉ lệ xuất khẩu trên GDP tính theo giá có định của các địa phương

SKILL : Tỉ lệ người lao động được đảo tạo trên tổng số lao động của các địa

phương

WA: Mức lương trung bình tính theo giá cố định của người lao động của các địa phương

TEL: Tỉ lệ số điện thoại cố định/ 1000 dân của các địa phương RER: Tỉ giá hối đoái thực giữa VND và USD

Trang 33

Bằng phương pháp bình phương bé nhất théng thudng (Ordinary Least Square,

OLS) và phương pháp ước lượng Mô-men tổng quát hóa (Generalized Method of

Moments, GMM), nghiên cứu cho kết quả tăng trưởng kinh tế, GDP, xuất khẩu là các nhân tổ tác động tích cực đến thu hút FDI vào các địa phương của Việt Nam, đồng thời

tiềm năng phát triển trong tương lai sẽ tác động đến quyết định các nhà đầu tư rót vốn

vào Việt Nam

Nghiên cứu của Nguyen Ngoc Anh (2007) đã tập hợp dữ liệu bảng gồm số liệu

thu hút FDI và các nhân tố tác động của các tỉnh thành của Việt Nam từ công bố trong

Niên giám thống kê và Sở kế hoạch đầu tư giai đoạn 1988-2005 với mô hình đề xuất: FDI = Lf (Nhén tố thị trường, nhân tố lao động, nhân tố cơ sở hạ tầng, nhân tổ

chính sách của chính phủ/ chính quyền địa phương)

Trong đó:

FDI: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký vào các địa phương

Nhân tố thị trường: tốc độ tăng trưởng kinh tế của địa phương (tính theo tăng

trưởng GDP trên đầu người) và dân số cửa địa phương

Nhân tố lao động: tổng số học sinh tốt nghiệp PTTH của địa phương và mức lương bình quân của lao động tại các địa phương ca

Nhân tổ cơ sở hạ tầng: Tổng số điện thoại cố định của địa phương và tổng số khu công nghiệp tại các địa phương Ỷ

Nhân tố chính sách của chính phủ/ chính quyền địa phương: chỉ số PCI

Nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng bình phương bé nhất thông thường,

(Ordinary Least Square, OLS) cho kết quả Nhân tố thị trường, Nhân tổ lao động, Nhân

tố cơ sở hạ tầng có tác động tích cực đến thu hút FDI của địa phương

Nghiên cứu của Huỳnh Công Minh (2009) đã tập hợp dữ liệu bảng gồm số liệu thu hút FDI và các nhân tố tác động của 64 tỉnh thành của Việt Nam từ công bố trong Niên giám thống kê giai đoạn 2003-2007 với mô hình nghiên cứu đề xuất:

FDI =Bo +81 g + GDP +; DI +Ð,„TEL +8; HR + SA +fyOPEN +e, Trong đó:

FDI: Vén đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký vào các địa phương

ø: Tốc độ tăng trưởng GDP đầu người (%)

Trang 34

GDP: GDP đầu người, đại diện cho quy mô thị trường (triệu VND) DI: Đầu tư nội địa bình quân đầu người (triệu VND);

TEL: Số máy điện thoại/1000 dân, đại điện cho cơ sở hạ tầng (máy);

HR: Số sinh viên đại học và cao đẳng/1000 dân, đại điện cho nguồn nhân lực (người); SA: Mức lương trung bình hàng tháng của người lao động, đại diện cho chỉ phí lao động (triệu VND); OPEN: Ty trong tổng xuất nhập khẩu trên GDP, đại điện cho độ mở của nền kinh tế

Nghiên cứu sử dụng cả ba phương pháp ước lượng là: bình phương bé nhất thông thường (Ordinary Least Square, OLS), bình phương bé nhất 2 giai doan (Two Stage Least Squares, TSLS) và phương pháp ước lượng Mơ-men tổng qt hố (Generalized Method of Moments, GMM) cho kết quả tăng trưởng kinh tế, GDP, tổng

kim ngạch xuất nhập khẩu có tác động tích cực đến thu hút FDI của địa phương

Nghiên cứu của Muhammad (2012) đã xử lý số liệu chuỗi thời gian dữ liệu thu hút FDI và các nhân tố tác động của Pakistan giai đoạn 1971 — 2009 với mô hình đề

xuât:

FDI,= fụ +B: (HC) + B2 (GRGDP) r+ (TRADE) „+ f,(LBGR),+ ft

Trong đó: ~ FDI,: Téng vốn FDI thu hút hàng năm cita Pakistan

HC: Tỉ lệ lao động học phổ thông trung học trên tổng số lao động

GRGDP;: Téc dé tăng trưởng GDP thực

TRADE; Ti trong kim ngạch xuất nhập khẩu trên GDP LBGR;: Tỉ lệ gia tăng lực lương lao động

Nghiên cứu sử dụng cả hai phương pháp ước lượng là: phương pháp bình phương

bé nhất thông thường (Ordinary Least Square, OLS), và phương pháp tự hồi quy phân

phối có độ tré Autoregressive Distributed Lag (ARDL) da cho kết quả: tăng trưởng GDP thực có tác động lớn đến thu hút FDI vào Pakistan cả trong ngắn hạn và dài hạn

Trang 35

Nghiên cứu của Lê Công Hướng (2013) đã tập hợp đữ liệu bảng gồm số liệu thu

hút FDI và các nhân tố tác động của các tỉnh thành của Việt Nam từ công bố trong

Niên giám thống kê và Sở kế hoạch đầu tư giai đoạn 2009 - 2012 với mô hình đề xuất:

EDI¿ = ao + aiGNTTrt a¿TCDDạ + asTMB, + a/CPTG„ + a;CPKCTị + a/TND„

+ a;DVHTDN, + agD1LD„ + apTCPL„ + b,GDP „ + bạLD„ + bạD Tạ, + c¡đummnycb + c;dummnsb+e

Trong đó:

FDI: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký vào các địa phương

GNTT: Chi phi gia nhập thị trường (điểm)

TCDD: Tiếp cận đất đai (điểm)

TMB: Tinh minh bach (diém)

CPTG: Chỉ phí thời gian đề thực hiện các quy định của nhà nước (điểm)

CPKCT: Chỉ phí không chính thức (điểm)

TND: Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh (điểm)

DVHTDN: Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp (điểm) DTLD: Đào tạo lao động (điểm) `

'TCPL: Thiết chế pháp lý (điểm)

GDP: Tổng sản phẩm quốc nội (triệu USD)

LD: Lực lượng lao động địa phương từ 15 tuổi trở lên (triệu người) DT: Diện tích địa phương (nghìn km)

Dummycb: biến nhị phân, có hay không có cảng biển Dummysb: biến nhị phân, có hay không có sân bay

Nghiên cứu sử dụng hai phương pháp ước lượng là: Mô hình các tác động cố

định (FEM) va M6 hinh cdc tác động ngẫu nhiên (REM) cho kết quả GDP, cảng biển

có tác động tích cực đến thu hút FDI của địa phương

Nghiên cứu của Thái Hiển (2014) đã tập hợp dữ liệu bảng gồm số liệu thu hút FDI và các nhân tố tác động của các tỉnh thành của Việt Nam từ công bố trong Niên giám thống kê và Sở kế hoạch đầu tư giai đoạn 2009 - 2012 với mô hình đề xuất:

EDiI, = fạ + ,FDI tlự+ 82DSO, + 0;7HITRG, + 0,LAODOG, + 8sTHUNHP, +

ñ,VCHH, + 0;KCN, + BạPCl, + 8,CSDAT, + B CHICOG „ + tụ

Trong đó:

Trang 36

FDI: Số vốn đăng ký dầu tư

FDIt1: Số tích lãy vốn đầu tư đến cuối năm trước DSO: Dân số của tỉnh

THITRG: Đại diện bằng tổng mức bán lẻ hàng hóa

LAODOG: Số lao động có tay nghề làm việc trong các DN

THUNHP: Thu nhập của người lao động trong các DN

VCHH: Khối lượng vận chuyền hàng hóa trong tỉnh

KCN: Số khu công nghiệp trong tỉnh

PCI: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

CSDAT: % diện tích đất của DN được tỉnh cấp GCNQSD Dat

CHICOG: Đại điện bởi tổng chỉ tiêu cân đối ngân sách của tỉnh

Nghiên cứu sử dụng ba phương pháp ước lượng là: Mô hình các tác động cố định

(EM); mô hình các tác động ngẫu nhiên (REM) và mô hình bình phương bé nhất tổng

quát cho kết quả FDI tích lũy, cơ sở hạ tầng thể hiện qua khối lượng vận chuyển hàng hóa và khu công nghiệp có tác động tích cực đến thu hút FDI của địa phương

Qua xem xét tổng quan, các nghiên cứu trước sử dụng các biến nhân tố kinh tế

như tăng trưởng kinh tế, GDP, kim ngạch xuất nhập khẩu để 'đánh giá tác động đến thu hit FDI Hau hết các nghiên cứu cho kết quả các nhân tố kinh tế có ảnh hưởng nhất định đến thu hút FDI Điều này phù hợp với các lý thuyết thu hút FDI, các công

ty đa quốc gia thực hiện công cuộc FDI để tìm kiếm các lợi ích kinh tế

Khác với các nghiên cứu trên, đề tài này nghiên cứu tác động của các nhân tố

kinh tế đến thu hút FDI tại các địa phương của Việt Nam, bên cạnh biến tăng trưởng kinh tế, đã bổ sung biến thu nhập bình quân đầu người, GDP, kim ngạch xuất khẩu, kim ngạch nhập khẩu, đầu tư công vào nhóm nhân tố kinh tế; bổ sung biến PCI, WEB

đại diện cho việc tiếp thị địa phương, xúc tiến đầu tư, tác động của chính phủ trong các

quyết sách về thu hút đầu tư tại địa phương; thay đổi biến tỉ lệ điện thoại cố định đại diện cho cơ sở hạ tầng bằng biến Cảng biển, Sân bay và Cửa khẩu quốc tế Đề tài sử

dụng phương pháp định lượng, lượng hóa tác động này thông qua mô hình kinh tế

Trang 37

liên quan Thời gian của số liệu nghiên cứu cập nhật từ năm 2009 đến năm 2012 Không gian là 63 địa phương trong cả nước

2.6 Xây dựng mô hình lý thuyết nghiên cứu

Bằng phương pháp nghiên cứu định tính, việc thu hút FDI vào các tỉnh thành phố

của Việt Nam chịu tác động của nhiều nhân tố khác nhau Các lý thuyết thu hút FDI và

các nghiên cứu trước cho thấy động lực chính thúc đẩy các công ty đa quốc gia thực

hiện công cuộc FDI là các nhân tố kinh tế Các công ty đa quốc gia mỡ rộng đầu tư ra

nước ngoài để tìm kiếm lợi ích kinh tế, do đó các yếu tố kinh tế của địa phương, vùng,

quốc gia là những nhân tố kinh tế hấp dẫn các nhà đầu tư Nhân tố kinh tế tốt, tăng trưởng cao, thị trường lớn sẽ đem lại lợi ích kinh tế cao cho các nhà đầu tư FDI, nghĩa là các nhân tố kinh tế có tác động tích cực đến thu hút FDI tại các địa phương Đây

được xem là giả thuyết của nghiên cứu này

Bên cạnh đó, đề tài cũng đưa thêm vào mô hình các nhân tố khác có thể ảnh

hưởng đến thu hút FDI như lao động, đào tạo, cảng biển, sân bay, cửa khẩu, diện tích

địa lý, quảng bá tiếp thị của địa phương như là các biến kiểm soát

Hình 2.1 Mô hình giá thuyết đề xuất nghiên cứu Tác động của các nhân tố

kinh tế đến thu hút EDI - 1 Nhân tố kinh tế: ~ Tăng trưởng kinh tế - GDP - Kim ngach xuất khẩu, nhập khẩu ~ Thu nhập bình quân - Đầu tư công

2 Nhân tố môi trường kinh doanh:

- Chinh sách và hỗ trợ của chính > , ÚTFDI

quyên địa phương

Trang 38

Tóm lại, chương 2 luận văn da thé hiện những vấn dé cơ bản mang tính lý luận về

FDI và lý thuyết thu hút FDI

Luận văn đã trình bày các khái niệm về thu hút FDI, các lý thuyết thu hút FDI

vào quốc gia, địa phương và xác định các nhân tố kinh tế tác động đến thu hút FDI vào

các địa phương của Việt Nam

Qua các nội dung trên cho thấy: động cơ chủ yếu của các nhà đầu tư FDI trong

việc chọn lựa địa điểm đầu tư là các nhân tố kinh tế Nghĩa là địa phương nào có nền kinh tế tốt, tăng trưởng cao, thị trường tiềm năng sẽ có cơ hội thu hút nhiều FDI hơn

các địa phương khác Các chỉ tiêu của nền kinh tế của các địa phương đã và đang được

sử dụng để các nhà đầu tư FDI quyết định thực hiện kế hoạch đầu tư

`

Trang 39

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

Chương 3 sẽ giới thiệu phương pháp nghiên cứu được sử dụng để xây dựng mô

hình phân tích tác động của các nhân tố kinh tế của địa phương của Việt Nam đến thu hút FDI, cách thức thu thập dữ liệu và nguồn số liệu để phục vụ cho nghiên cứu

3.1 Thiết kế quy trình nghiên cứu:

Quy trình nghiên cứu đề tài được thực hiện qua các bước sau:

Bước 1: Xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu: Vấn đề và mục tiêu nghiên

cứu xuất phát từ thực tế hiện nay, việc thu hút FDI không đồng đều giữa các địa phương của Việt Nam Trong đó, các địa phương có nền kinh tế phát triển thì thu hút được nhiều FDI Do vậy, nghiên cứu sẽ xác định mối quan hệ tác động của các biến thuộc nhân tố kinh tế đến thu hút FDI tại các địa phương của Việt Nam Cùng với các

biến kiểm soát khác, nghiên cứu sẽ đề xuất các khuyến nghị liên quan

Bước 2: Thu thập tài liệu, xây dựng cơ sở lý thuyết: Trên cơ sở vấn đề và mục tiêu nghiên cứu, tác giả thu thập các tài liệu liên quan và xây dựng cơ sở lý thuyết cho

nghiên cứu: Làm rõ các khái niệm về FDÏ, các lý thuyết liên quan đến thu hút FDI,

phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút FDI vào quốc gia, vùng, lãnh thổ và địa

phương Phân tích tác động của các nhân tố kinh tế đến thu hút DI Bên cạnh đó, tìm hiểu các nghiên cứu thực nghiệm đã được công bố về sự tác động của các nhân tố kinh tế đến thu hút FDI tại các địa phương của Việt Nam, từ đó làm cơ sở tham khảo để xây

dựng mồ hình nghiên cứu :

Bước 3: Xây dựng mô hình nghiên cứu: Trên cơ sở lý thuyết và vấn đề thực tế

cần nghiên cứu, kết hợp tham khảo các mô hình nghiên cứu của các nghiên cứu trước, tiến hành xây dựng mô hình hồi quy thể hiện sự tác động của các biến thuộc nhân tố

kinh tế đến việc thu hút FDI

Buớc 4: Thu thập, xử lý số liệu và mã hóa các biến: Tiến hành thu thập số liệu liên quan được công bố chính thức từ các nguồn tin cậy Xử lý số liệu, mã hóa các biến

và tổng hợp dữ liệu theo dạng bảng (panel data) để phục vụ cho việc phân tích, đánh giá và chạy mô hình kinh tế lượng

Bước 5: Phân tích ma trận hệ số tương quan: Kiểm tra sự tương quan giữa

biến độc lập và biến phụ thuộc; biến độc lập và biến độc lập

Trang 40

Bước 6: Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến: Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến thông qua hệ số VIF

Bước 7: Ước lượng mô hình nghiên cứu: Sử dụng các phương pháp phân tích dữ liệu bảng để ước lượng mô hình nghiên cứu trên cơ sở dữ liệu đã thu thập được

Ước lượng lần lượt các mô hình: Mô hình những tác động có dịnh (FEM) và mô hình

những tác động ngẫu nhiên (REM)

Bước 8: Kiểm định, lựa chọn mô hình: Tiến hành kiểm định Hausman để lựa

chọn giữa mô hình các tác động cố định (FEM) và mô hình các tác động ngẫu nhiên

(REM)

Kiểm định ý nghĩa thống kê các biến trong mô hình (T — test) Kiểm định sự phù

hợp của mô hình (EF ~ test)

Bước 9: Phan tích kết quả và đề xuất kết luận, khuyến nghị: Phân tích kết quả hồi quy để làm rõ vấn đề, mục tiêu nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu đã đặt ra

Đồng thời đề xuất những kết luận và khuyến nghị liên quan về sự tác động của các

biến thuộc nhân tố kinh tế và các biến kiểm soát đến việc thu hút FDI tại các địa

phương của Việt Nam

Hình 3.1 Sơ đồ quy trình nghiên Èứu =

Bước 1 Xác định Bước 2 Thu thập Bước 3 Xây dựng |Buớc 4 Thu thập mục tiêu và vin dé tài liệu, xây dựng mô hình nghiên | ——>|số liệu vàmãhóa nghiên cứu cơ sở lý thuyết cứu các biến

Bước 8 Kiểm định, Bước 7 Ước Bước 6 Kiểm tra Bước 5 Phân tích

Ngày đăng: 12/01/2022, 22:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN