UUbs > sáp
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH
did
NGUYEN TRUNG NHAN
THONG TIN BAT CAN XUNG
TREN THI TRUONG BAO HIEM XE MAY TAI BINH THUAN
Chuyén nganh: Kinh té hoc Mã số chuyên ngành: 60 03 01 01 TRƯỜNG ĐẠI HỌG Mổ TP.HCM THU VIEN LUAN VAN THAC SY KINH TE HQC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS LÊ BẢO LÂM
Thành phố Hồ Chí Minh 10/2014
Trang 2LOI CAM ON
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Lê Bảo Lâm - Giảng viên hướng dẫn khoa học của tôi Thầy đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến Trường Đại học Mở TP HCM, Khoa Sau đại học, toàn thể Quý Thầy Cô giảng dạy đã tận tâm tổ chức, truyền đạt những kiến thức tốt nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập tại trường
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, các phòng ban trực thuộc của các Công ty bảo hiểm Bảo Việt Bình Thuận, Bảo Minh Bình Thuan, PJCO Binh Thuận
và các Phòng đại diện của các doanh nghiệp bảo hiểm khác đã tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi thực hiện nghiên cứu này
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và các bạn cùng lớp cao học ME3 của trường Đại học Mở TP HCM đã hỗ trợ, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn này
Tác giả
Trang 3LOI CAM DOAN
Tôi cam đoan luận văn “Thông tin bât cân xứng trên thị trường bảo hiểm xe máy tại Bình Thuận” là bài nghiên cứu của chính tôi
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tơi cam đoan rằng tồn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc được sử dụng đê nhận băng câp ở những nơi khác
Không có sản phâm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận
văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định
Luận văn này chưa bao giờ được nộp đề nhận bat ky bang cập nào tại các trường Đại học hoặc cơ sở đào tạo khác
Tp Hồ Chí Minh, ngày tháng 09 năm 2014
Người cam đoan
Nguyễn Trung Nhân
Trang 4TOM TAT
Nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm hiểu có tổn tại thông tin bất cân xứng thật sự trên
thị trường bảo hiểm xe máy hiện nay hay không và ảnh hưởng của nó đối với thị trường bảo
hiểm xe máy tại Bình Thuận, trên cơ sở khảo sát thực tế các các chủ xe cư trú tại Bình Thuận bằng các phỏng vấn trực tiếp
Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tích hồi quy bằng hai dạng hàm: hàm số tuyến tính và hàm số dạng xác suất từ đó phân tích và nhận diện các các yếu tố tác động đến xác suất mua bảo hiểm, nhằm xác định tình trạng lựa chọn ngược (động cơ mua bảo hiểm từ yếu tố rủi ro của cá nhân) và so sánh bình quân số lần bị tai nạn của hai nhóm có bảo hiểm và không có bảo hiểm, nhằm xác định có hay không tình trạng rủi ro đạo đức mà thông tin bất cân xứng đã đề cập
Kết quả hồi quy kiểm tra lựa chọn ngược cho thấy yếu tố là công nhân, có nhận thức về rủi ro tai nạn càng lớn, số lần bị tai nạn càng lớn, và mức độ rủi ro phải đối mặt càng lớn là các yếu tố làm tăng xác suất mua bảo hiểm của một người, trong đó yếu tố là công nhân tác động mạnh nhất, và theo thứ tự là nhận thức rủi ro, số lần tai nạn, mức độ rủi ro (đoạn đường phải di lại bình quân hàng ngày) Tác động biên của yếu tố công nhân lên khả năng mua bảo hiểm với xác suất ban đầu là 0,5 thì tác động này bằng 0.293; còn tác động biên của nhận thức về rủi ro là
0.312; tác động biên của số lần tai nạn là 0.225 và tác động biên của mức độ rủi ro là 0.03 Kết quả hồi quy kiểm tra rủi ro đạo đức cho thấy ước tính mặt phẳng trung bình số lần bị
tai nạn của những người có mua bảo hiểm cao hơn mặt phẳng trung bình số lần tai nạn của những người không mua bảo hiểm là 0.607 lần nếu các yếu tố nghề khác và mức độ rủi ro
không đổi
Kết quả nghiên cứu thông tin bất cân xứng trong thị trường bảo hiểm xe máy Bình Thuận cho thấy có tồn tại và có ảnh hưởng của thông tin bất cân xứng trên thị trường với hai biêu hiện:
Trang 5Biêu hiện rủi ro đạo đức: Mặt băng sô lân bị tai nạn bình quân của những người có bảo hiém cao hơn những người không có bảo hiệm
Nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn cao, giúp các nhà quản lý bảo hiểm, các doanh nghiệp bảo hiểm, những nhà chính sách có cái nhìn khách quan để có những biện pháp khắc phục
những thiếu sót, những điểm còn hạn chế của thị trường bảo hiểm xe máy
Trang 6MUC LUC
I9) 09.) 09) NA NNHi.(Á.3ÝŸÝÝÝÝỶẢ i LOI CAM DOAN wicccssssssssssssssesssssseesssssessssssvescsssssesenssnssecessuseecesauetsarsusscsessavessesssvecenan ii
TOM TAT ooo ecccecccssssssssssecssecssuscsusscscesecsuscsuecsusssusssusssucssucssucssscssesssessuscssessuesasessussssessees il
DANH MỤC CÁC CHỬ VIÉẾT TẮT 2221 2 2222211585222222222515552228 -2225ee iv
DANH MỤC CÁC BẢNG - cá H11 111 111101111111112111121112111 1111111 xe V DANH MỤC CÁC HÌNH 2-52 SkSEEE9EEE9E1111511211112111111122121122125221xe vi DANH MUC PHU LUC uecesccsscssssssssesssesssecsssessscssvessecssuessesssvessecsueessecsuseruvenaeenucenuesaee vii Chương 1 GIỚI THIỆU
1.1 Sự cần thiết của để tài c.cc n3 Tn HE HH TT TH TH nen 1
1.2 Mục tiêu nghiên CỨU - G22 S131 0110123103111 11 11 Hư HH TT ng gu rkc 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 0 s2 222222222 neereneneeree 2
1.4 Đối tượng nghiÊN CỨU 1191111 1141911115111 5 TT TH TH TH HH HH nh gu 3
I0 ¿0020 ắoaaaiiaiaddâđäáäÝŸÝA333ÝỶŸẢŸỶÝ 3
1.6 Kết cấu của đề tài: csc+ctt E E11111111111121111111111111111111111111221xcE1xee 3
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYÉT
2.15 Các khái nIỆm: - HH HT HH HT HH TH ng ga cay 5
2.2 Cơ sở lý thuyẾt s-2cc 2L TH gHn g 11x11 eExre 7 2.2.1 Lý thuyết về bảo hiểm 5° 2scStx E1 11171111111111127112211211e 122.0 7 2.2.2 Lý thuyết về thông tin bất cân xứng -cccccccxeeEExcrrrrrre 12
2.2.2.1 Giới thiệu sơ lược về thông tin bất cân xứng e-ccc-csc+: 12
2.2.2.2 Hệ quả của thông tin bất cân xứng sc ccccectcxcEtcrsrrserree 13
2.2.2.3 Phương cách để giảm bớt thông tin bat cân xứng trên thị trường |8
2.2.3 Co sé ly thuyết về quyết định mua bảo hiểm .-. ccz 20
2.3 Các nghiÊn Cứu tTƯỚC - Gà S1 S191 11T HT HT ng HT TT n1 key 21
Trang 73.1 Giới thiệu san phdm bdo hiém xe MAY cccssssessecssessesceseesecssecesuesseecsecssecees 25 3.2 Dat trung thị trường bảo hiểm xe máy tại Bình Thuận -. 29
3.3 Phương pháp nghiÊn CỨU: - tt th HH HH 1gp 38
3.3.1 Quy trình nghiÊn CỨU cá 1x1 19191111 131111 0111 HH TH Hư rệt 39
3.3.2 Dữ liệu nghiên cứu sstt St H14111111 11111111 01g10 HH Hiệp 39
3.3.3 Phương pháp tổng hợp - set SE SE SEEE12EE111111111111 21x 40
3.3.4 Nghiên cứu chính thứỨc %6 2t S13 11v 1T ng ng ưkp 40
3.4 Mô hình nghiên cứu đề nghị: 2 cttctEtEEEEEEEEESEEEErrrrrerrree 42
3.4.1 Kiểm tra lựa chọn TIQUOC! .eeeeeecccssessseccesssecseeeessssecccssscsseccestussccvesassoveres 43
3.4.2 Kiém tra ri ro dao Uc: ee eescccessssssssesssccssssssuessessscsssssnsesssesssssssnesesseesssese 52 Chương 4: PHAN TICH KET QUA NGHIEN CUU
4.1 Tổng quan kết quả từ phiếu khao sat ceccscsescssssccssecsssuecesseessssseccssseccessueesen s9
4.2 Thống kê các biến trong mô hình nghiÊn CỨU -s cstvxxxxerree 70 4.3 Phan tích kết quả hồi quy và thảo luận -©-¿©2sevttc2EEv2EEEEEEExcErrere 72
4.3.1 Phân tích tương quan và đa cộng tuyỀn - se ctrercEerkskerxrrr 72
4.3.2 Kết quả hồi quy 74
4.3.2.1 Mô hình kiểm tra lựa chọn QUOC cccccccssesssseesssssseevessesesces "— 74
4.3.2.2 Mô hình kiểm tra rủi ro đạo đức: -cccccccccS222222222222225e 84
Trang 8BHXM DNBH BHTN TNDS TNDS-NN BHTS MTN QL Bao Viét Bao Minh PVI PJCO MIC BIC AAA PTI Viễn Đông
DANH MUC VIET TAT
Bao hiém xe may Doanh nghiép bao hiém Bao hiém trach nhiém Trach nhiém dan su
Trách nhiệm dân sự và hai người ngồi
Bảo hiểm tài sản
Mức trách nhiệm bảo hiểm Quốc lộ
Công ty Bảo Việt Bình Thuận
Công ty Bảo hiểm Bảo Minh Bình Thuận
Công ty Báo hiểm Dầu khí - Chỉ nhánh Bình Thuận
Công ty Bảo hiểm PETROLIMEX - Chỉ nhánh Bình Thuận Phòng giao dịch Bảo hiểm Quân đội - Chi nhánh Bình Thuận Công ty Bảo hiểm BIDV Nam Trung Bộ - Chỉ nhánh Bình Thuận
Bảo hiểm AAA - Chỉ nhánh Bình Thuận
Công ty Cô phần Bảo hiểm Bưu điện - Chỉ nhánh Bình Thuận
Công ty Bảo hiểm Viễn Đông - Chi nhánh Bình Thuận
Trang 9DANH MUC CAC BANG BIEU Số bảng Tên bảng Trang
Bang 2.1 Số lượng các loại hình bảo hiểm bắt buộc ở các nước châu Âu 1]
Bang 3.1 ] Phí bảo hiểm và số tiền bảo hiểm 28
Bảng 3.2 Bảng số lượng xe đăng ký tại Bình Thuận 31
Bang 3.3 Bảng thống kê số vụ tai nạn tại Bình Thuận 31
Bang 3.4 Doanh thu BHXM tai Binh Thuan 2012: 32
Bang 3.5 Doanh thu và tỷ lệ bồi thường trên phí của Bảo Việt Bình Thuận 35
Bảng 3.6 Tỷ lệ % bồi thường trên phí tại các huyện của Bảo Việt Bình Thuận 36
Bảng 3.7 Tổng hợp thống kê các biến trong mô hình lựa chọn ngược 50
Bang 3.8 Tổng hợp thống kê các biến trong mô hình rủi ro đạo đức 57
Bang 4.1 Tỷ lệ mua bảo hiểm xe máy theo giới tinh 59
Bảng 4.2 Tỷ lệ nam/nữ theo độ tuổi 60 Bảng 4.3 Tỷ lệ kết hôn 60 Bảng 4.4 Tỷ lệ mua bảo hiểm xe máy theo tình trạng hôn nhân 60 Bảng 4.5 : Tỷ lệ khu vực sinh sống 61 Bang 4.6 Tỷ lệ mua bảo hiểm xe máy theo khu vực 6l Bảng 4.4 Tôn giáo 61
Bang 4.5 Tỷ lệ mua bảo hiểm xe máy theo tôn giáo 62
Bảng 4.9 Thống kê thu nhập bình quân: 62
Bảng 4.10 Tỷ lệ mua bảo hiểm xe máy theo thu nhập 62
Bảng 4.11 Tỷ lệ mua bảo hiểm xe máy theo trình độ 63
Bảng 4.12 Thống kê nghề nghiệp 64
Bảng 4.13 - Tỷ lệ mua bảo hiểm xe máy theo nghề nghiệp 64
Bảng 4.14 Nhận thức rủi ro với tỷ lệ mua bảo hiểm 65
Bảng 4.15 Đánh giá lợi ích sản phẩm với tỷ lệ mua BH 66
Bảng 4.16 Tần suất bị tai nạn 66
Bảng 4.17 Tần suất bị tai nạn theo khu vực 67
Bảng 4.18 Tân suất bị tai nạn với tỷ lệ mua BH 67
Bang 4.19 Théng ké diéu kién bao hiém 68
Bang 4.20 Thống kê hiểu biết sản phẩm bảo hiểm 68
Bảng 4.21 Hiểu biết sản phẩm với tỷ lệ mua BH 69
Bảng 4.22 M6 ta thống kê các biến trong mô hình nghiên cứu - 70
Bảng 4.23 Kiểm tra đa cộng tuyến 73 Bảng 4.24 Kết quả hồi quy mô hình lựa chọn ngược 74
Omnibus Tests of Model Coefficients 75
Bang 4.25
Trang 10
Bang 4.26 Model Summary 75
Bang 4.27 Classification Table* 75
Bang 4.28 Kết quả hồi quy mô hình rủi ro đạo đức 84
Bang 4.29 4 Model Summary? 85
Trang 11DANH MUC CAC HINH Trang
Hinh 2.1 Lua chọn ngược trong thị trường ô tô 14
Hình 2.2 Yếu tố ảnh hưởng nhu cầu mua bảo hiểm 21
Hinh 3.1 Sơ đồ quy trình nghiên cứu 39
Hình 4.1 Tỷ lệ nam nữ trong đối tượng được khảo sát 59
Hình 4.2 | Tỷ lệ các cấp bậc trình độ 63
Trang 12DANH MỤC PHỤ LỤC Tran
Phụ lục 1 Phiếu điều tra 97
Phụ lục 2 Bảng phân tích tương quan mô hình lựa chọn ngược 101
Trang 13Chuong 1
GIOI THIEU
1.1 Sự cần thiết của đề tài
Trong thị trường bảo hiểm, vấn đề thông tin giữa người bán bảo hiểm và người mua là rất quan trọng Người mua bảo hiểm và người bán bảo hiểm không biết rõ thông tin về nhau, điều này dẫn đến tình trạng thông tin bất cân xứng, gây ra những thiệt hại cho cả hai bên khi thực hiện giao dịch
Theo thống kê của Bộ Giao thông vận tải và Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam -A VI
(2013), cả nước hiện có khoảng trên 02 triệu ô tô và trên 37 triệu xe máy lưu hành, tỷ lệ mua bảo hiểm bắt buộc đạt 90% với xe ô tô và 29% với xe máy Thị trường bảo hiểm xe máy tô ra âm đạm với con số xe tham gia bảo hiểm rất khiêm tốn Mặt dù bảo hiểm xe máy là sản phẩm bắt buộc đối với chủ xe (bắt buộc về bảo hiểm trách nhiệm dân sự) nhưng dường như các chủ xe vẫn tỏ ra thờ ơ với sản phẩm
Phần lớn khách hàng mua bảo hiểm thông qua việc mua xe mới mà khi đó, sản phẩm bảo hiểm như là một thủ tục Các khách hàng mua tái tục hợp đồng bảo hiểm xe máy có con số khiêm tốn hơn với lý do là sản phẩm bảo hiểm chưa thực sự phù hợp nhu cầu Ngoại trừ các vụ tai nạn xe máy có hậu quả nghiêm trọng (chiếm tỷ lệ ít), đa số các trường hợp tai nạn xe máy khác thường có mức chỉ trả bảo hiểm thấp hơn mong
đợi cùng với các thủ tục pháp lý không hề đơn giản với đa số nhiều người nên khách
hàng không quan tâm đến sản phẩm nữa Điều này hoàn toàn khác với bảo hiểm xe ô tô hay các-sản phẩm bảo hiểm khác đang hiện hữu trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, khách hàng mua, đàm phán hợp đồng và sử dụng hiệu quả sản phẩm bảo hiểm Câu hỏi đặt ra là tại sao thị trường sản phẩm bảo hiểm xe máy chưa đáp ứng nhu cầu thực sự của người dân? Tại sao loại hình bảo hiểm liên quan đến xe máy như bảo hiểm vật chất xe có nhu cầu thật sự trong đời sống nhưng được rất ít nhà bảo hiểm cung cấp hay cung cấp một cách cần trọng và rất hạn chế phạm vi bồi thường? Vì sao đa số các DNBH chỉ cung cấp ra thị trường sản phâm bảo hiểm xe máy ở mức trách
nhiệm tối thiểu do nhà nước quy định? Tại DNBH, thỏa thuận bảo hiểm ở mức trách
nhiệm cao cũng rất hạn chế và họ chỉ bán sau khi đã đánh giá khả năng có thé quan lý rủi ro tốt hơn đối với những khách hàng có yêu cầu cao nay Tat cả vấn đề trên đều có liên quan đến khả năng quản lý rủi ro của các DNBH Điều này có đồng nghĩa với việc tồn tại thông tin bất cân xứng thật sự hay không? Thông tin bất cân xứng được biểu
Trang 14hiện thế nào trong thị trường bảo hiểm xe máy ? Biểu hiện và ảnh hưởng của chúng như thế nào? Làm sao để sản phẩm bảo hiểm thực sự có ích và đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người dân?
Với những nhận định trên, nghiên cứu chọn đề tài : “Thông tin bất cân xứng trên thị trường bảo hiểm xe máy tại Bình Thuận” nhằm làm sáng tỏ vấn đề thông tin bất cân xứng trong thị trường bảo hiểm xe máy nói chung và thị trường bảo hiểm xe máy tại tỉnh Bình Thuận nói riêng
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Để giải quyết van đề trên, đề tài có các mục tiêu nghiên cứu sau:
- _ Phân tích thực trạng mua và sử dụng sản phẩm bảo hiểm xe máy của người dân tại tỉnh Bình Thuận
- _ Thông tin bất cân xứng gây nên hệ quả là sự lựa chọn ngược và tâm lý ở lại trong việc mua và sử dụng sản phẩm bảo hiểm xe máy dẫn đến tình trạng tỷ lệ người có bảo hiểm xe máy khá thấp như hiện nay mặc dù sản phẩm là bắt buộc tiêu dùng Vì vậy, dé tài sẽ tập trung đo lường tác động của thông tin bất cân xứng lên việc mua và sử dụng sản phẩm này
- - Từ đó đề xuất gợi ÿ chính sách nhằm hạn chế tác động của lựa chọn ngược và tâm lý ở lại lên việc mua và sử dụng sản phẩm bảo hiểm xe máy, tạo điều kiện cho doanh nghiệp cung cấp sản phẩm bảo hiểm thuận lợi hơn trong việc cung cấp sản phẩm phù hợp nhu cầu thị trường
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài cần trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
- C6 tén tai thông tin bat cân xứng thật sự trên thị trường bảo hiểm xe máy hiện nay hay không?
- Thong tin bat cân xứng được biểu hiện thé nào trong thị trường bảo hiểm xe máy? - _ Ảnh hưởng của tình trạng thông tin bất cân xứng đối với việc mua và sử dụng sản
phẩm bảo hiểm xe máy như thế nào?
Trang 15nhu câu và đảm bảo tiêu dùng của người dân theo yêu câu của nhà nước về bắt buộc bảo hiêm khi sử dụng xe máy
1.4 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là người dân đang sử dụng xe máy làm phương tiện đi lại bao gồm những người có hoặc không sử dụng dịch vụ bảo hiểm xe máy tại Bình Thuận Các trường hợp người sử dụng xe máy không thuộc sở hữu của mình (xe máy không phải chính chủ) vẫn được xem xét tương tự như các chủ xe vì hợp đồng bảo hiểm không phân loại các đôi tượng này và đôi xử như nhau
1.5 Phạm vi nghiên cứu
- - Phạm vi không gian: Tại tỉnh Bình Thuận - - Thời gian nghiên cứu: Năm 2014
-_ Phạm vi nội dung: Nội dung tập trung nghiên cứu hiện tượng thông tin bất cân xứng trong giao dịch của thị trường bảo hiểm xe máy
1.6 Kết cấu của đề tài:
Kết cấu của đề tài hình thành 5 chương, cụ thé:
Chương I1: Giới thiệu dé tài
Nêu lên sự cần thiết của đề tài Xác định mục tiêu nghiên cứu, các câu hỏi nghiên cứu của đề tài Giới hạn phạm vi nghiên cứu về nội dung nghiên cứu, không gian nghiên cứu Nêu sơ lược cấu trúc của đề tài
Chương 2: Tổng quan lý thuyết
Chương này trình bày những nội dung có tính lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu như lý thuyết bảo hiểm, lý thuyết thông tin bắt cân xứng, hành vi mua bảo hiểm, cũng như những nghiên cứu có liên quan
Trang 16Giới thiệu sản phẩm bảo hiểm xe máy và khái quát về thị trường sản phẩm bảo hiểm xe máy ở tỉnh Bình Thuận hiện nay Cuối chương giới thiệu mô hình và phương pháp nghiên cứu
Chương 4:-Phân tích kết quả nghiên cứu
Tổng hợp và phân tích thông tin bất cân xứng trong bảo hiểm xe máy ở tỉnh Bình Thuận Thống kê kết quả từ phiếu khảo sát từ người dân qua các nội dung có liên quan cần phân tích về thông tin bất cân xứng, trình bày kết quả chạy từ phần mềm SPSS qua mô hình nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Trang 17Chuong 2:
CO SO LY THUYET
Chương 2 giới thiệu cơ sở lý luận của đề tài bao gồm lý thuyết về bảo hiểm, lý thuyết về thông tin bất cân xứng và hành vi mua bảo hiểm Chương này bao gồm năm phần chính: mở đầu là các khái niệm liên quan trong đề tài Tiếp theo là cơ sở lý luận về bảo hiểm, lý thuyết về thông tin bất cân xứng và hành vi mua bảo hiểm Cuối chương giới thiệu về các nghiên cứu trước có liên quan dé dé tai
2.1 Cac khai niém:
Bao hiểm: Bảo hiểm là phương pháp chuyên giao rủi ro được thực hiện qua hợp đồng bảo hiểm, trong đó bên mua bảo hiểm chấp nhận trả phí bảo hiểm và DNBH cam kết bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm (Võ Thị Pha, 2008)
Hợp đồng bảo hiểm: Theo Luật kinh doanh bảo hiểm (2000), hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và DNBH, theo đó bên mua bảo hiểm
phải đóng phi bao hiểm, DNBH phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi
thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm
Người được bảo hiểm: Theo Luật kinh doanh bảo hiểm (2000), người được bảo hiểm là tổ chức, cá nhân có tài sản, trách nhiệm dân sự, tính mạng được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm Người được bảo hiểm có thể đồng thời là người thụ hưởng
DNBH: Theo Luật kinh doanh bảo hiểm (2000), DNBH là đoanh nghiệp được thành lập, tô chức và hoạt động theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm và các
quy định khác của pháp luật có liên quan để kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm
Người thứ ba: Trong phạm vi đề tài này, người thứ ba được hiểu là người có liên đới quyền lợi khi sự kiện bảo hiểm phát sinh, nhưng không phải là hai bên chủ thê của hợp đồng bảo hiểm (hoặc đại điện hợp pháp của họ)
Sự kiện bảo hiểm: Sự kiện bảo hiểm là sự kiện khách quan do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định mà khi sự kiện đó xảy ra thì DNBH phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm (Võ Thị Pha 2008)
Trang 18nhiệm của người bảo hiểm Có nghĩa là, trong bất kỳ trường hợp nào, số tiền bồi
thường chỉ trả cao nhất của DNBH cùng chỉ bằng số tiền bảo hiểm (Hồ Sĩ Hà, 2000)
Trách nhiệm dân sự: Theo Nguyễn Tiến Hùng (2007), trong cuộc sống, bất kỳ lúc nào chúng tz cũng có thể phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người khác những thiệt hại mà họ phải gánh chịu nếu họ chứng minh được rằng những thiệt hại đó xảy ra do lỗi của chúng ta, thường là đo bất cẩn (thiếu thận trọng khi làm việc gì đó hoặc không làm việc gì đó) Trách nhiệm bồi thường khi đó được gọi là trách nhiệm dân sự Theo cách thức hình thành nghĩa vụ dân sự thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thé phan chia thanh hai loai:
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng:
Là trách nhiệm phát sinh trên cơ sở nghĩa vụ dân sự được hình thành theo tự do thoả thuận (hợp đồng) giữa hai bên, mỗi bên có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đó và nếu một bên không thực hiện hoặc thực hiện sai gây thiệt hại thì phải bồi thường cho bên kia
Y Trach nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng: |
Là trách nhiệm phát sinh trên cơ sở nghĩa vụ dân sự do pháp luật quy định cho các chủ thể phái thực hiện, nếu không thực hiện hoặc thực hiện sai gây thiệt hại thì
phải bồi thường cho người bị hại mà giữa các bên không tổn tại bất cứ một thoả thuận
riêng rẽ nào cả
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự: Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bao gồm các nghiệp vụ bảo hiểm mà đối tượng bảo hiểm là phần nghĩa vụ hay trách nhiệm dân sự của người tham gia bảo hiểm Ví dụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu, chủ xe, trách nhiệm dân sự của chủ sử dụng lao động (Nguyễn Viết Vượng, 2006)
Khái niệm về thông tin bất cân xứng: Thông tin bất cân xứng xảy ra khi một bên giao dịch có nhiều thông tin hơn một bên khác và được hưởng lợi không minh
bạch từ lợi thế này Điển hình là người bán biết nhiều về sản phẩm hơn đối với người
mua hoặc ngược lại Hệ quả của thông tin bất cân xứng là tạo ra hiện tượng lựa chọn ngược và rủi ro đạo đức (Robert S.P và Daniel,1999)
Khái niệm về thông tin bất cân xứng trong thị trường bảo hiểm:
Xuân Thành và Lê Hồng Nhật (2005), trong thị trường bảo hiểm, thông tin bất
Trang 19Lựa chọn ngược là tình trạng khi thông tin bất cân xứng giữa người mua và
người bán dẫn đến hiện tượng người mua chọn lựa sản phẩm kém hoặc khách hàng không tốt được lựa chọn Lợi thế thông tin thuộc người mua bảo hiểm trước khi giao
kết hợp đồng bảo hiểm giúp người mua bảo hiểm lựa chọn hợp đồng tốt nhất cho
mình Theo đó, nếu một người phải đối mặt với một rủi ro có xác suất xảy ra lớn, họ sẽ mua bảo hiểm đến mức hạn chế được hết tổn thất thì thôi Ngược lại, một người có
xác suất rủi ro thấp, họ sẽ mua hợp đồng bảo hiểm phù hợp hơn với họ hoặc chọn không mua Nếu nhà bảo hiểm không có chính sách sản phẩm phù hợp cho từng loại khách hàng và không thể phân biệt được nhóm khách hàng, nhà bảo hiểm có nguy cơ gặp rủi ro cao sẽ bị lỗ Trong trường hợp như vậy, thông tin bất cân xứng nghiêng về người mua trước khi giao kết hợp đồng bảo hiểm mang lại lợi thế cho người mua
nhưng rất bất lợi cho nha bảo hiểm
Rủi ro đạo đức là tình trạng một bên tham gia thị trường bảo hiểm ít nỗ lực hơn trong việc bảo vệ đối tượng bảo hiểm hay cố tình phát sinh tổn thất để hưởng bảo
hiểm Trục lợi bảo hiểm là biểu hiện của rủi ro đạo đức Khi nhà bảo hiểm không có
thông tin về tổn thất rủi ro của người mua bảo hiểm, hoặc khi nhà bảo hiểm không thé giám sát được đối tượng bảo hiểm, người mua bảo hiểm lợi dụng điều này để tư lợi
Trong những năm gần đây, trục lợi bảo hiểm không còn là một hiện tượng hiém gap 6 nước ta Các thủ đoạn trong trục lợi bảo hiểm ngày càng tỉnh vi, phức tạp Trục lợi bảo
hiểm không chỉ ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh cho các DNBH mà còn gây tác động
xấu đến xã hội và gây thiệt hại trực tiệp đên chính người mua bảo hiém
2.2 Co sé ly thuyét
2.2.1 Lý thuyết về bảo hiểm
Lý thuyết bảo hiểm chỉ ra rằng, rủi ro và tổn thất là tồn tại tất yếu cùng với đời sống của con người Người ta có nhiều phương cách để đối xử với rủi ro, tuy nhiên, chỉ có phương cách bảo hiểm là hữu hiệu nhất Phần lý thuyết này mô tả lợi ích của sản phâm bảo hiểm và hoạt động của ngành bảo hiểm
Rui ro
Nguyễn Tiến Hùng (2007), rủi ro là khả năng phát sinh một sự cố không may có thể dẫn đến sự mất mát, thiệt hại Nó xảy ra một cách bất ngờ, không lường trước
Trang 20quan đến sự không chắc chắn về tổn thất Ví dụ, nếu một người tự tử bằng cách nhảy từ lầu cao xuống Điều này không phải là rủi ro vì tốn thất của anh ta là chắc chắn và biết trước Nhưng một cascadeur (diễn viên đóng thế các pha mạo hiểm) bị tôn thương là rủi ro Bởi vì, anh ta không chắc về tôn thất khi đã có sự chuẩn bị bảo vệ cần thận Trong đời sống sinh hoạt và sản xuất hàng ngày, dù muốn hay không, và dù khoa học
kỹ thuật có tiến bộ đến đâu đi nữa, người ta vẫn phải gánh chịu những tốn thất, hậu
qua do rủi ro Rui ro, tén thất nây sinh nhiều, nếu không nói là rất nhiều làm cho các từ "rủi ro”, “nguy cơ", "tổn thất" đã trở thành phố biến trong ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày
Một số phương thức xử lý rủi ro
Nguyễn Viết Vượng (2006), bất kế do nguyên nhân gì, khi gặp rủi ro con người sẽ phải đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống như: mất hoặc giảm thu nhập, mất việc làm, tài sản bị phá huỷ, sản xuất kinh doanh bị ngừng trệ, gián đoạn Đứng trước vô vàn những rủi ro như vậy, làm thế nào để phòng tránh, kiểm soát và khắc phục được hậu quả của chúng? Các nhà quản lý đã đưa ra 3 cách quản lý rủi ro như sau:
- Phòng ngừa và hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra, chẳng hạn: để phòng ngừa hỏa hoạn phải thực hiện tốt công tác phòng cháy chữa cháy; để hạn chế tai nạn lao động, người lao động phải được đào tạo, phải được trang bị các phương tiện bảo hộ lao động phù hợp
- Tự bảo hiểm: có nghĩa là tự bỏ ra nguồn tài chính nhất định để bù đắp những thiệt hại xảy ra với mình trong cuộc sống cùng như trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nguồn tài chính bỏ ra có thê là đi vay hoặc chủ động dự trữ, dự phòng
- Mua bảo hiểm, có nghĩa là đóng một số tiền nhất định (gọi là phí bảo hiểm) cho
người quản lý bảo hiểm và người quản lý bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm về rủi ro, bao gồm cả đề phòng, hạn chế rủi ro và gánh chịu hậu quả của chúng
Với 3 cách quản lý rủi ro nêu trên, cách thứ nhất có ưu điểm là tiết kiệm được chỉ
phí nhưng đễ bị xao nhãng, chủ quan và khi rủi ro xảy ra thì hậu quả rất khó lường Cách thứ hai có ưu điểm là tránh được rủi ro bị khánh kiệt, bị phá sản do các cá nhân và các nhà kinh doanh vẫn còn một nguồn tài chính dự trữ, dự phòng để khắc phục hậu quả rủi ro, song sẽ làm cho hoạt động kinh doanh mất một nguồn vốn lớn dẫn đến hiệu
quả sử dụng vốn thấp Cách thứ ba là bảo hiểm, đây là cách tốt nhất hiện nay Các cá
Trang 21với đối tượng được bảo hiểm, họ sẽ được nhà bảo hiểm bồi thường hoặc chỉ trả nhằm giảm bớt khó khăn về tài chính và tránh phá sản Cách thứ ba này chính là loại hình bảo hiểm thương mại hiện nay
Bản chất của bảo hiểm
Theo Nguyễn Viết Vượng (2006), bảo hiểm là một hoạt động được tô chức hợp lý bởi tập hợp những người có cùng chung rủi ro có thê xảy ra hoặc các sự kiện bảo hiểm Các khoản đóng góp về tài chính của họ cho phép bồi thường hoặc chỉ trả theo quy luật thống kê những thiệt hại mà một số người trong tập hợp hoặc người thứ ba
phải gánh chịu khi tổn thất hoặc sự kiện bảo hiểm xảy ra
Ví dụ: Hãy tưởng tượng một trường tiểu học có 100 học sinh Mỗi năm trong tổng 25 năm hoạt động, sẽ có một học sinh trường này bị gẫy một cánh tay và chi phí thuốc men là 5 triệu đồng Nếu không có bảo hiểm, một gia đình nào đó sẽ phải tiết kiệm 5 triệu mỗi năm để đối phó với trường hợp con mình sẽ bị gãy tay Vào cuối năm, có 99 gia đình sẽ không phải tiêu đến khoản 5 triệu này và tiết kiệm được nó, nhưng một gia đình sẽ phải tiêu hết 5 triệu và chẳng còn lại gì
Với bảo hiểm, các gia đình sẽ cùng nhau tham gia để san sẻ rủi ro Nếu họ lập được một quỹ bảo hiểm, mỗi học sinh sẽ phải đóng góp 50 nghìn đồng đầu năm học Tổng số tiền thu được là 5 triệu và số tiền này sẽ được thanh toán cho gia đình nào có con bị gãy tay
Bởi vì rủi ro đã được san sẻ, mỗi gia đình chỉ phải bỏ ra 50 nghìn thay vì 5 triệu Mặc dù khả năng để con của gia đình mình bị gãy tay là không cao nhưng hầu hết mọi người đều cho rằng đây là một thương vụ chấp nhận được Thay vì phải góp nhặt đủ 5 triệu đồng, họ sẽ chỉ phải bỏ ra 50 nghìn để tránh trường hợp một hóa đơn 5 triệu đến bat ngờ
“ Hoạt động theo quy luật số đông
Theo Nguyễn Tiến Hùng (2006), cơ chế hoạt động của bảo hiểm tạo ra một "sự đóng góp của số đông vào sự bất hạnh của số ít" trên cơ sở quy tụ nhiều người có cùng rủi ro thành cộng đồng nhằm phân tán hậu quả tài chính của những vụ tốn thất Số người tham gia càng đông, tôn thất càng phân tán mỏng, rủi ro càng giảm thiểu ở mức
độ thấp nhất thể hiện ở mức phí bảo hiểm phải đóng là nhỏ nhất đủ để mỗi người đó
Trang 22tong thé và xác suất xảy ra rủi ro dự kiến của người bảo hiểm sẽ tiến dần về với nhau và như vậy số tiền mà người bảo hiểm thu trước của những người tham gia bảo hiểm sẽ đủ bù đắp khi có tổn thất xảy ra Hoạt động theo quy luật số đông, bảo hiểm mang lại sự an toàn cho các thành viên và giúp hỗ trợ cho việc thống kê, đánh giá mức độ rủi ro tôn thất chính xác
Hoạt động theo quy luật số lớn
Theo Võ Thị Pha (2008), quy luật số lớn là cơ sở kỹ thuật then chốt của bảo hiểm, luật số lớn trong bảo hiểm được phát biểu như sau: "Ki số lớn các đơn vị rủi ro tương tự nhau và độc lập với nhau tăng lên thì tính chính xác tương đối của các dự đoán về những kết quả tương lai dựa vào các đơn vị rủi ro đó cũng tăng lên"
Người bảo hiểm chấp nhận bảo hiểm cho các sự kiện ngẫu nhiên, nếu xét riêng từng hợp đồng bảo hiểm đơn lẻ có thé giống như "trò chơi may rủi", song xét trên tổng thể nhiều hợp đồng báo hiểm, DNBH hoàn tồn có thê dự đốn được về khả năng xảy ra sự kiện bảo hiểm ở mức độ chính xác có thé chap nhan duoc Vi du : trong bao hiém xe cơ giới, không thể dự đoán chính xác về tai nạn gây ra đối với một cá thể ô tô, song người bảo hiểm có thể dự đoán được số vụ tai nạn và thiệt hại xảy ra hàng năm cho tồn bộ số ơ tô trong phạm vi sai sót rất nhỏ Dĩ nhiên, số ô tô nói trên phải là một số
lớn Luật số lớn được ứng dụng trong bảo hiểm như là việc định phí bảo hiểm
* Nguyên tắc trung thực tối da
Theo Nguyễn Tiến Hùng (2006), những người được bảo hiểm không thê và cũng không cần biết nhau, họ chỉ biết người quản lý cộng đồng (DNBH) là người nhận phí bảo hiểm va cam kết sẽ bồi thường cho họ khi có rủi ro tôn thất xảy ra Hoạt động bảo hiểm thương mại tạo ra được một sự hoán chuyên rủi ro từ những người được bảo hiểm qua người bảo hiểm trên cơ sở một văn bản pháp lý: Hợp đồng bảo hiểm Điều này đã tạo ra một rủi ro mới đe dọa mối quan hệ giữa hai bên trên hợp đồng Dịch vụ bảo hiểm thương mại là một lời cam kết, liệu lúc xảy ra tôn thất, DNBH có thực hiện hoặc có khả năng thực hiện cam kết của mình hay không trong khi phí bảo hiểm đã được trả theo "nguyên tắc ứng trước", Ngược lại các rủi ro, tổn thất được bảo hiểm được minh thị rõ ràng trên hợp đồng, liệu có sự man trá của phía người được bảo hiểm hay không để nhận hướng tiền bảo hiểm Như vậy, mối quan hệ giữa 2 bên trên hợp đồng bảo hiểm gắn liền với sự tin tưởng lẫn nhau và điều này đòi hỏi phải đảm bảo nguyên tắc cơ bản thứ hai: Nguyên tắc trung thực tối đa
Phân loại bảo hiểm tự nguyện và bảo hiem bắt buộc
Trang 23* Bao hiểm tự nguyện: Theo Võ Thị Pha (2008), bảo hiểm tự nguyện bao gồm những nghiệp vụ bảo hiểm mà hợp đồng bảo hiểm được ký kết theo ý nguyện của bên mua bảo hiểm và hoàn toàn trên nguyên tắc thoả thuận Đại bộ phận các nghiệp vụ bảo hiểm thuộc loại bảo hiểm tự nguyện
- Bảo hiểm bắt buộc: Theo Võ Thị Pha (2008), bảo hiểm bắt buộc bao gồm những nghiệp vụ bảo hiểm mà pháp luật có quy định về nghĩa vụ tham gia bảo hiểm của các tổ chức, cá nhân có mối quan hệ nhất định với loại đối tượng bắt buộc phải được bảo hiểm Đối với bảo hiểm bắt buộc, thông thường pháp luật còn có quy định
thống nhất về các điều khoản cơ bản của hợp đồng bảo hiểm, giới hạn trách nhiệm bảo
hiểm và mức phí bảo hiểm tối thiểu mà DNBH và bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ tuân
thủ khi giao kết hợp đồng bảo hiểm Điểm cần lưu ý là bắt buộc không làm mắt đi
nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng trong quan hệ hợp đồng khi các bên được tự nguyện lựa chọn đối tác và thoả thuận những vấn đề không phải tuân theo quy định thống nhất của pháp luật Đối với các loại hình báo hiểm bắt buộc, thường thì điều khoản (quy tắc) bảo hiểm và mức phí bảo hiểm sẽ do cơ quan quản lý nhà nước ban hành Tuy nhiên, mức quy định chỉ là mức tối thiểu, thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và DNBH không được thấp hơn hoặc hẹp hơn theo quy định
Quan hệ thị trường bảo hiểm càng phát triển thì các loại bảo hiểm bắt buộc dường như càng phong phú hơn Điều đó tổn tại trong một lĩnh vực kinh doanh có vẻ giống như một nghịch lý, song “nghịch lý” đó vẫn được chấp nhận vì nhiều lý do Lý đo cơ bản nhất liên quan tới chức năng bảo vệ trật tự xã hội của các Nhà nước Nhằm bảo vệ lợi ích công cộng, an toàn chung, Nhà nước buộc phải sử dụng công cụ luật pháp đề can thiệp vào việc bảo hiểm cho một sô đôi tượng
Trang 24Bang 2.1 cho thay số lượng các loại hình bảo hiểm bắt buộc ở một số nước châu
Âu Phần lớn các loại hình bảo hiểm bắt buộc thuộc về bảo hiểm trách nhiệm Bảo
hiểm xe máy bắt buộc ở nước ta cũng thuộc loại hình bảo hiểm trách nhiệm
2.2.2 Lý thuyết về thông tin bất cân xứng
2.2.2.1 Giới thiệu sơ lược về thông tin bất cân xứng
Robert S.P và Daniel (1999), Thông tin bất cân xứng xuất hiện khi người mua và người bán có sự bất công bằng trong việc nắm giữ thông tin: bên có được ưu thế về thông tin sẽ hưởng lợi bất công vì điều đó, bên bất lợi nắm giữ thông tin khơng hồn hảo Thơng tin bất cân xứng tạo ra sự thất bại của thị trường thể hiện qua hai điểm chủ yếu:
_ Gây ra tôn thất vô ích hay phúc lợi xã hội không lớn nhất Thị trường chỉ có hàng xấu hoặc không tồn tại
Thơng tin khơng hồn hảo (thông tỉn có được của bên ở vị thế bất lợi trong giao dịch) là tình trạng một hay nhiều người tham gia thị trường không có những thông tin họ cần dé ra quyết định
Thơng tin khơng hồn hảo bao gồm:
- Thông tin khơng đẩy đủ
« Thơng tin không chính xác
Théng tin không thé thu thập được - Thông tin bị che dấu
Tình trạng chênh lệch về thông tin có thê xảy ra từ trước khi giao dịch hoặc sau khi giao dịch bắt đầu diễn ra Trong trường hợp thứ nhất, thông tin không đầy đủ để ra quyết định dẫn tới cái gọi là lựa chọn ngược của phía giao dịch có ít thông tin hơn Trong trường hợp thứ hai, hành động của một phía giao dịch bằng cách che đậy hành vi của mình để thu lợi dẫn tới rủi ro đạo đức Hậu quả của cả hai trường hợp này sẽ gây tổn hại cho một bên giao dịch và tạo ra các thất bại thị trường
Biểu hiện thông tin bất cân xứng trên thị trường: Sự không chắc chắn về chất lượng và thị trường “Hàng hóa không hoản hảo”
Trang 25Phân tích cho trường hợp thông tin bất cân xứng, Robert S.P và Daniel (1999),
mỉnh chứng vẻ thị trường xe ô tô cũ như sau: Giả sử một người mua một chiếc xe mới với giá 10,000USD, người đó đã lái được 100 Km và sau đó lại quyết định rằng họ thực sự không muốn nó nữa Không có hỏng hóc gì với chiếc xe Nó vẫn chạy tốt và đáp ứng được tất cả những yêu cầu Chỉ đơn giản là người đó cảm thấy vẫn chẳng có vấn để gì nếu không có nó và tốt hơn là nên tiết kiệm tiền cho những việc khác Vì vậy, họ quyết định bán chiếc xe Người đó hy vọng sẽ bán được nó với giá là bao nhiêu? Có lẽ sẽ không nhiều hơn 6.000USD — mặc dù xe còn gần như mới toanh, mới chỉ chạy được 100 Km và có cả giấy bảo hành có thể sang tên cho chủ khác Và người mua tiềm năng có lẽ cũng sẽ không trả cao hơn 6.000USD
Tại sao chỉ mỗi một việc: chiếc xe là đồ dùng rồi, lại làm giảm giá trị của nó nhiều đến như vậy? Để trả lời câu hỏi này, hãy nghĩ đến những điều mà người mua tiềm năng sẽ lo lắng Tại sao người ta lại bán chiếc xe này? Liệu người chủ cũ chỉ đơn thuần là không còn thích chiếc xe hay có điều gì đó trục trặc với chiếc xe? Có lẽ chiếc xe này thuộc loại “hàng hoá khơng hồn hảo"
Những chiếc xe dùng rồi được bán với giá thấp hơn nhiều so với những chiếc xe mới bởi vì có thông tin không tương xứng về chất lượng của chúng Người bán chiếc xe dùng rồi biết về chiếc xe rõ hơn người mua tiềm năng Người mua có thể thuê thợ cơ khí để kiểm tra chiếc xe, nhưng người bán đã sử dụng nó và sẽ biết nhiều hơn về nó Ngoài ra, việc chiếc xe đó bị bán đi đã cho thấy rằng nó có thể là “hàng hố khơng hồn hảo” — tại sao người ta lại bán một chiếc xe vẫn còn đáng tin cậy ? Kết quả là, người mua xe dùng rồi tiềm năng sẽ luôn nghi ngờ về chất lượng của chiếc xe - và điều đó là hoàn toàn chính đáng
Những vấn đề liên quan đến thông tin không tương xứng được George Akerlof phân tích không chỉ bó gọn trong thị trường về xe ôtô dùng rồi Thị trường bảo hiểm, tín dụng tài chính, và thậm chí cả thị trường lao động cùng đều mang đặc điểm của thông tin không tương xứng về chất lượng
2.2.2.2 Hệ quả của thông tin bất cân xứng
Sự lựa chọn ngược (lựa chọn bat lợi) là một tình trạng có thể nảy sinh do ton tai tinh trang thong tin bất cân xứng, người lựa chọn thứ tốt lại chọn phải thứ không tốt
Rủi ro đạo đức là tình trạng cá nhân hay tổ chức không còn động cơ để cố gắng hay hành động một cách hợp lý như trước khi giao dịch xảy ra
Trang 26e Biéu hién cia la chon nguec hay lựa chọn bat loi
Y Thi trudng xe 6t6 ding réi
Theo Robert S.P va Daniel (1999), gia str cé hai loai xe được đem bán - xe chat lượng cao và xe chất lượng thấp Cũng giả sử rằng cả người bán lẫn người mua đều có thể biết xe nào thuộc loại nào Như vậy, sẽ có hai loại thị trường, được minh họa trong Hình 2.1a và 2 Ib
Trong Hình :
S là đường cung về loại xe chất lượng cao Dhụ là đường cầu về loại xe chất lượng cao _9„ là đường cung về loại xe chất lượng thấp
D, 1a dudng cau về loại xe chất lượng thấp
Hình 2.1: Lựa chọn ngược trong thị trường ô tô P, ‘ h 4 10.000 §.000 25.000 50,000 Q,, §0.000 75.000
a) Xe chất lượng cao b) Xe chất lượng thấp
Nguồn Robert S.P và Daniel (1999)
Lưu ý rằng, Sụ cao hơn Sụ, bởi vì những người có xe chất lượng cao thường do dự hơn khi phải bán chúng và họ phải nhận được mức giá cao hơn để làm như vậy
Tương tự, Dụ cao hơn Dị, vì người mua sẵn sàng trả cao hơn cho những chiêc xe chất lượng cao
Như hình vẽ đã cho thấy giá thị trường của loại xe chất lượng cao là 10,000 déla,
của loại xe chất lượng thấp là 5,000 déla và mỗi loại có 50,000 chiếc xe được bán
Trên thực tê, người bán một chiếc xe dùng rôi biệt vê chât lượng của nó rõ hơn người mua Vì vậy, chúng ta hãy xem điêu gì sẽ xảy ra nêu người bán biệt rõ vê chât
Trang 27lượng của xe mà người mua lại không biết (Người mua chỉ biết về chất lượng của nó sau khi đã mua và chạy nó trong môt thời gian)
Ban đầu, có lẽ người mua sẽ nghĩ rằng khả năng chiếc xe họ mua có chất lượng cao 1a 50-50 (Ly do là khi cả người mua lẫn người bán đều biết rõ về chất lượng của xe thì mỗi loại sẽ có 50,000 xe được bán) Vì vậy khi mua, người mua sẽ coi, mọi chiếc xe đều có chất lượng “trung bình” (Tất nhiên, sau khi đã mua xe thì họ sẽ biết được chất lượng thực sự của nó)
Cầu về loại xe có chất lượng trung bình, D„ trong hình a, nằm dưới đường Dạ, nhưng lại nằm trên đường Dị
Vẫn đề về những "hàng hóa khơng hồn hảo" Khi những người bán sản phâm biết về chất lượng của sản phẩm rỏ hơn người mua thì có thê hình thành một thị trường hàng hố khơng hồn hảo, trong đó các sản phâm chất lượng thấp sẽ loại các san pham chất lượng cao ra khỏi thị trường Trong hình (a), đường cầu về xe chất lượng cao dịch chuyển từ Dụ sang Dụ khi người mua hạ thấp mức dự tính về chất lượng trung bình của các loại xe trên thị trường Cũng như vậy, trong Hình (b), đường cầu về xe chất lượng thấp dịch chuyến từ Dị, sang Dụ,, kết quả là số lượng xe chất lượng cao được bán ra giảm đi và số lượng xe chất lượng thấp tăng từ 50,000 lên 75,000 chiếc Cuối cùng thì chỉ còn xe chất lượng thấp được đem bán
Như hình vẽ đã minh họa, hiện tại có ít loại xe chất lượng cao (25,000 chiếc) và nhiều xe chất lượng thấp hơn (75,000 chiếc) sẽ được bán Khi người mua bắt đầu nhận ra rằng hầu hết xe đem bán (khoảng 3⁄4 trong tổng số) đều có chất lượng thấp, cầu của họ sẽ thay đổi
Như hình a đã chỉ ra, đường cầu mới sẽ là Di, tức là xét trung bình các loại xe được đem bán chỉ có chất lượng từ thấp đến trung bình Tuy nhiên, cơ cấu các loại xe được bán sẽ thay đổi, thậm chí còn nghiên mạnh về phía các loại xe chất lượng thấp Kết quả là, đường cầu dịch chuyển nhiều hơn về bên trái, tiếp tục chuyển cơ cấu các loại xe về phía loại chất lượng thấp Sự dịch chuyền này sẽ còn tiếp tục cho đến khi chi có xe chất lượng thấp được bán Tại điểm đó, giá thị trường sẽ quá thấp khiến không một chiếc xe chất lượng cao nào có thể được đem bán, do đó người mua đã giả định đúng rằng, bất cứ chiếc xe nào mà họ mua đều là xe chất lượng thấp, và đường cầu sẽ la Dy
Trang 28được Nhưng tỷ lệ xe chất lượng cao đã thấp hơn so với khi người mua có thê phân biệt được chất lượng trước khi mua Đó là lý do tại sao người ta chỉ dự kiến bán được chiếc xe mới của họ, mà họ biết nó vẫn còn rất hoàn hảo, với một giá thấp hơn nhiều so với số tiền mà họ đã mua nó Do có tình trạng thông tin bất cân xứng, hàng hóa chất lượng thấp sẽ loại bỏ hàng hóachất lượng cao ra khỏi thị trường Đây là biểu hiện của sự lựa chọn ngược
Ví dụ về những chiếc xe dùng rồi của chúng ta cho thấy tình trạng thông tin không tương xứng dẫn đến những thất bại của thị trường như thế nào Trong một thế giới lý tưởng gồm các thị trường hoạt động hoàn háo thì người tiêu dùng sẽ có khả năng lựa chọn giữa xe chất lượng thấp và xe chất lượng cao Một số người sẽ chọn xe chất lượng thấp vì giá của chúng rẻ, trong khi đó một số khác lại muốn trả giá cao hơn để mua xe chất lượng cao Đáng tiếc, trên thực tế, người tiêu dùng không thể dễ dàng xác định chất lượng của các loại xe cho đến khi họ mua được nó, vì vậy giá của những chiếc xe dùng rồi thường giảm, và xe chất lượng cao vẫn bị loại ra khỏi thị trường
* Lựa chọn bất lợi trong thị trường bảo hiểm
Theo Xuân Thành và Lê Hồng Nhật (2005), sự lựa chọn ngược có thê làm cho hoạt động của thị trường bảo hiểm vấp phải nhiều khó khăn theo cách khác Giả sử một công ty bảo hiểm muốn tiến hành bảo hiểm cho một sự kiện cụ thể, ví dụ như một tai nạn ô tô dẫn đến những tổn thất về tài sản Công ty sẽ chọn ra nhóm khách hàng mục tiêu - chẳng hạn như những người ở độ tuôi dưới 25 - và sẽ ước tính tần suất xảy ra tai nạn trong nhóm này Đối với một số người, xác suất bị tai nạn là nhỏ, thấp hơn nhiều so vởi mức 0.01; đối với một số khác thì xác suất bị tai nan lại cao lớn hơn nhiều so với mức 0.01 Nếu công ty bảo hiểm không thể phân biệt được giữa những người có mức độ rủi ro cao và những người có mức độ rủi ro thấp thì họ sẽ phải định ra một mức phí cho tất cả mọi người tương ứng với mức rủi ro trung bình, nghĩa là xác suất xảy ra tai nạn 0,01 - Với thông tin tốt hơn, môt số người (những người có xác suất bị tai nạn thấp) sẽ lựa chọn không bảo hiểm, trong khi một số khác (những người có xác suất bị tai nạn cao) thì sẽ mua bảo hiểm Điều này làm tăng xác suất gặp tai nạn của những người mua bảo hiểm lên trên mức 0.01, buộc công ty bảo hiểm phải nâng phí bảo hiểm của mình Trong trường hợp cực đoan, chỉ có những người chắc chắn sẽ phải chịu tổn thất mới chọn mua bảo hiểm Điều này sẻ làm việc bán bảo hiểm trở thành không thể thực hiện được
Trang 29Theo Xuân Thành và Lê Hồng Nhật (2005), trước khi ký hợp đồng bảo hiểm,
công ty bảo hiểm không biết được đặc điểm của các khách hàng (thông tin bị che đậy dẫn tới lựa chọn bắt lợi) Rồi sau khi ký hợp đồng, công ty bảo hiểm cũng không quan sát được hành vi của khách hàng (hành động bị che đậy dẫn tới tâm lý ý lại) Những người sau khi đã mua bảo hiểm trở nên bất cân hơn Họ không còn giữ xe cân thận như trước nữa vì “ở lại” rằng nếu mắt thì cũng được công ty bảo hiểm đền bù Kết quả là xác suất mất xe của những người mua bảo hiểm tăng lên đáng kể, từ đó kéo theo chỉ phí đền bù của công ty bảo hiểm
Nếu quan sát được hành vi của khách hàng, công ty bảo hiểm sẽ đưa vào trong hợp đồng các điều khoản để xác định rõ những hành vi bất cẩn nào dẫn tới mất xe thì sẽ không được bồi thường và sẽ thực thi các điều khoản đó Những quan sát hành vi là tốn kém, nếu không muốn nói là không khả thi Do vậy, khi một khách hàng đến đòi đền bù thì công ty bảo hiểm thường không có cách nào để xác định được là khách đó có thực hiện đúng với các điều khoản hợp đồng hay không
Trường hợp thông tin không đến đầy đủ với nhà bảo hiểm mà biểu hiện là hành động gian lận để trục lợi bảo hiểm làm thiệt hại thị trường bảo hiểm do tăng chi phí kiểm soát và sai lệch kết quả thống kê tổn thất (một yêu cầu cốt lõi của kỹ thuật bảo
hiểm)
Gian lận bảo hiểm là hành vi gian dối không trung thực được thực hiện nhằm chống lại DNBH để thu lợi bất chính Hành vi gian lận bảo hiểm có thể được thực hiện
trong quá trình tiến hành bảo hiểm (Sau khi ký kết hợp đồng bảo hiểm) bởi các bên
khác nhau, bao gồm chú sở hữu hợp đồng bảo hiểm, bên thứ ba, môi giới bảo hiểm, đại bảo lý bảo hiểm, các tổ chức và cá nhân chuyên cung ứng các dịch vụ tư vấn đòi
bồi thường bảo hiểm
Gian lận bảo hiểm đánh vào túi tiền của tất cả mọi người Gian lận bảo hiểm dẫn đến sự Sụp đỗ thị trường bảo hiểm vốn nhạy cảm với hành vi gian lận, che dau thông tin:
Phi bảo hiểm cao hơn do xác suất tai nạn và tốn thất sẽ lớn hơn Số tiền mà DNBH phải bỏ ra để đấu tranh chống gian lận và chỉ trả các khoản tiền gian lận sẽ dồn lên vai cộng đồng những người tham gia dưới hình thức phí bảo hiểm cao hơn
Trang 30Các DNBH thường từ chối bảo hiểm đối với những lĩnh vực khó chống lại gian lận
bảo hiểm
Việc thanh toán những yêu cầu đòi bồi thường chính đáng sẽ chậm lại Các
DNEH thường cảnh giác với những hành vi gian lận bảo hiểm, do đó sẽ điều tra rất kỹ
khi họ nghi ngờ có hành vi gian lận Quy trình giải quyết bồi thường rất chặt chẽ sẽ được áp dụng để hạn chế gian lận bảo hiểm, chắc chắn sẽ làm cho việc giải quyết bồi thường chính đáng bị chậm lại
Theo Xuân Thành và Lê Hồng Nhật (2005), để giải quyết tình trạng này, công ty bảo hiểm sẽ tạo ra một khuyến khích dé thay déi động cơ của những người đã mua bảo hiểm Công ty gắn mức phí bảo hiểm với số lần mất xe của khách hàng Tức là sau mỗi lần mắt xe, nếu muốn tiếp tục bảo hiểm thì khách hàng sẽ phải đóng phí bảo hiểm cao hơn Hơn thế nữa, để tránh tình trạng khách hàng bỏ sang công ty bảo hiểm khác, các công ty bảo hiểm chia sẻ các cơ sở dữ liệu để biết chắc rằng khách hàng đến ký
hợp đồng bảo hiểm đã đánh mắt xe bao nhiêu lần Khi đó, người mua bảo hiểm tự thấy
rằng không nên ở lại và bất cần vì nếu mất xe đù có được đền bù thì sau đó cũng sẽ phải nộp phí cao hơn Một biện pháp nữa là công ty bảo hiểm giới hạn chỉ bảo hiểm một phần giá trị của chiếc xe để đảm bảo rằng người lái xe cũng chịu thiệt hại nếu
đánh mắt.”
2.2.2.3 Phương cách để giảm bớt thông tin bất cân xứng trên thị trường vx Phát tín hiệu
Phát tín hiệu là hành động của một bên đối tác thực hiện trước khi giao dịch xảy ra nhằm giảm bớt tình trạng thông tin bất cân xứng Có rất nhiều ví dụ về hiện tượng phát tín hiệu Những học sinh chăm chỉ thường xuyên phát tín hiệu với giảng viên rằng họ không phải nhóm “nỗ lực ít? bằng cách thường xuyên nộp bài tập đúng hẹn hoặc sớm hơn hạn định, gặp giảng viên thường xuyên trước ngày bài tập phải nộp Trong thị trường lao động, người lao động có thể cung cấp các bằng cấp để phát tín hiệu cho các nhà tuyển dụng tương lai rằng họ là nhóm người có nhiều khả năng và có thể hồn thành tốt cơng việc theo yêu cầu
Robert S.P và Daniel (1999) cho rằng những người bán hàng hóa và dịch vụ sẽ có động cơ rất mạnh là phải thuyết phục khách hàng về chất lượng tốt thật sự của họ
Sự tiêu chuẩn hóa cũng là một cách công bố chất lượng của người bán đến khách
Trang 31công bố cho khách hàng Các doanh nghiệp sản xuất thường ghi nhãn mác của họ là sản xuất theo tiêu chuẩn châu Âu, tiêu chuẩn Mỹ để báo hiệu sản phẩm đạt chất lượng
Nhà nước cũng tham gia vào việc xây dựng các quy chế tiêu chuẩn để kiểm soát chất lượng cũng như bảo vệ người tiêu dùng Cục đo lường chất lượng là cơ quan nhà nước quản lý về các tiêu chuẩn sản phẩm hàng hóa dịch vụ
Trên cơ sở quy định bắt buộc mua bảo hiểm, bảo hiểm xe máy cũng được nhà nước tiêu chuẩn hóa sản phẩm ở mức cơ bản nhằm đảm bảo chất lượng và quyền lợi cho khách hàng Tuy nhiên, do các hệ lụy của thông tin bất cân xứng trên thị trường bảo hiểm xe máy, các DNBH hiện nay lại chỉ cung cấp sản phẩm của họ ở mức tối thiểu Điều này đã hạn chế phần nào chất lượng sản phẩm trên thị trường, sản phẩm không đạt nhu cầu, kém hấp dẫn đối với khách hàng
Thông qua các tổ chức trung gian trên thị trường
Theo Robert S.P và Daniel (1999), một cách để giảm bớt tình trạng thông tin bất cân xứng là sử dụng các tổ chức trung gian có uy tín, có chuyên môn Tổ chức trung gian này có thể bằng uy tín và năng lực của mình, giới thiệu về chất lượng sản phẩm hoặc giới thiệu rõ hơn thông tin sản phẩm đến với người mua như bảo hành, nhãn mác, thông số kỹ thuật hoặc các đánh giá của họ về sản phẩm dịch vụ chính điều này đã làm cho các bên giao dịch cân bằng hơn về thông tin sản phẩm, khi đó giao dịch sẽ dễ
dàng thực hiện |
Y Co ché sang loc
Theo Robert S.P va Daniel (1999), nhằm giảm sự chọn lựa bất lợi của thông tin bất cân xứng, người ta thường áp dụng cơ chế sàng lọc Cơ chế này được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, tài chính, bảo hiểm, thị trường lao động, v.v Một sự giải thích rõ nhất là tuyên dụng lao động Ngay từ khi bắt đầu thuê mướn nhân công, các hãng đã sàng lọc để chọn lựa các nhân viên được xem là phù hợp và có lợi nhất cho hãng trong số các ứng viên Và căn cứ để sàng lọc chính là các tín hiệu về giáo dục đào tạo của các ứng viên Trong chứng khoán, người ta cũng sàng lọc các nhà đầu tư có năng lực bằng cách ký quỹ Trong ngành bảo hiểm, người ta phân loại nhóm khách hàng theo các tiêu chí liên quan mức độ rủi ro của đối tượng bảo hiểm để có thể áp dụng các mức phí phù hợp hay hạn chế mức trách nhiệm bảo hiểm (bảo hiểm một phần) Trong ngành ngân hàng, người ta cũng phân loại các nhóm khách hàng có rủi ro cao để có chính sách riêng cho mỗi đối tượng Như vay tín chấp hay vay thế chấp hoặc áp dụng hạn mức tín dụng khác nhau đối với mỗi đối tượng vay, dự án vay và thời hạn vay
Trang 32Y Coché gidm sat
Cơ chế giám sát được áp dụng nhằm mục đích hạn chế rủi ro đạo đức phát sinh xuất phát từ thông tin bất cân xứng, kiểm soát tâm lý ÿ lại, cơ chế bao gồm: giám sát trực tiếp và giám sát gián tiếp:
e Giám sát trực tiếp: mỗi bên sẽ tự thực hiện việc giám sát hoạt động của bên kia Cơ chế giám sát này tốn nhiều chỉ phí và sức lực, và bị hạn chế bởi năng lực, khả năng giám sát của mỗi bên
e Giám sát gián tiếp: thông qua các cơ quan quản lý nhà nước, các định chế và luật pháp
Trong bảo hiểm xe máy, các DNBH thường xuyên thực biện cơ chế giám sát thông qua việc giám định tai nạn, đặt ra các quy định về thủ tục nhằm chống trục lợi, hạn chê hiện tượng rủi ro đạo đức
2.2.3 Cơ sở lý thuyết về quyết định mua bảo hiểm
Trên cở sở nghiên cứu các lý thuyết về hành vi, thảo luận với các chuyên gia và nghiên cứu điều kiện thực tế, trong phần này, nghiên cứu đề xuất các khái niệm cho mô hình nghiên cứu:
Theo Horng và Chang (2007), các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm phi nhân thọ của một cá nhân (nghiên cứu đối với trường hợp bảo hiểm cháy và bảo hiểm ô tô) là:
N hận thức sự rủi ro: Nhận thức sự rủi ro và thu nhập có tương quan tích cực với
nhu cầu bảo hiểm, kết quả cho thấy khi nhận thức được rủi ro hay thu nhập cao hơn,
họ càng muốn mua bảo hiểm Động lực chính cho việc mua bảo hiểm là để tránh rủi ro Vì vậy, mức độ nhận thức sự rủi ro có tương quan với nhu cầu bảo hiểm
Theo lý thuyết về bảo hiểm, thì rủi ro luôn tổn tại và con người thích tránh rủi ro hơn Như vậy, cùng với sự điều chỉnh của pháp luật và với nhận thức về rủi ro trong khi tham gia giao thông, người ta sẽ nhận thức được tầm quan trọng của bảo hiểm Nhận thức này ảnh hưởng mạnh lên ý định mua bảo hiểm
Trang 33Hinh2.2: Yếu tố ảnh hưởng nhu cầu mua bảo hiểm Tuổi — _— Trinh độ Nhận thức sự rủi ro ~— Nhu cau mua bio a hiém Thu nhập Nguôn: Horng và Chang, 2007
Thu nhập: Mức thu nhập có ảnh hưởng tích cực đến nhu cầu bảo hiểm, khi thu
nhập cao hơn họ càng muốn tham gia bảo hiểm (Horng và Chang, 2007) Những người có thu nhập cao thường lo lắng các mối hiểm nguy đe dọa cuộc sống của họ Họ có khả năng thu xếp điều kiện sống an toàn nhất có thể được Họ có trình độ, có nhận thức về mỗi nguy cơ rủi ro và luôn có kế hoạch trong cuộc sống nên thường có xu hướng mua bảo hiểm để được ôn định, kế cả trong tình huống xấu nhất xảy ra
Tuổi và trình độ: Nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ giữa tuổi và nhận thức sự rủi ro khi tham gia giao thông đối với những người đủ khả năng sử dụng xe Tuổi càng cao thì nhận thức sự rủi ro càng lớn và trình độ giáo dục cao cũng dẫn đến nhận thức về rủi ro cao, từ đó những người này sẽ mua bảo hiểm nhiều hơn (Horng và Chang, 2007)
Thái độ: Fishbein và Ajzen (1975) chỉ rằng thái độ đại diện cho niềm tin tích cực hay tiêu cực của con người và sự đánh giá về hành vi của mình Thái độ của khách hàng được định nghĩa như là việc đo lường nhận thức (hay còn gọi là niềm tin) của khách hàng đối với một dịch vụ đặc biệt hoặc đo lường nhận thức của khách hàng về các thuộc tính của dịch vụ
Trong phạm vi của nghiên cứu này, thái độ thể hiện cảm xúc của người tiêu dùng (tích cực hoặc tiêu cực) về sản phẩm bảo hiểm Sự tin tưởng vào sản phẩm dịch vụ sẽ là yếu tố tác động đến quyết định mua bảo hiểm
Hiểu biết bảo hiểm: Lê Thị Hương Giang (2010), hiểu biết về bảo hiểm là
những hiểu biết của bản thân về các loại hình bảo hiểm và cách sử dụng bảo hiểm để giải quyết khi có tổn thất Sự hiểu biết về bảo hiểm xe máy hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, khiến người tiêu dùng ngần ngại trước khi quyết định mua bảo hiểm Một vài yếu tố chủ yếu như: các điều khoản hợp đồng không rõ ràng khó phân biệt cho khách hàng,
thông tin về các thủ tục bồi thường bảo hiểm rườm rà, thời gian giải quyết lâu, Vi
Trang 34thê, những hiệu biệt vê bảo hiểm xe máy cũng là một trong các nhân tô ảnh hưởng đên ý định mua bảo hiểm
2.3 Các nghiên cứu trước
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả có tham khảo một số nghiên cứu trước như Sau:
Nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm tự
nguyện xe ô tô- Nghiên cứu thực tiễn tại thành phố Nha trang ” của Lê Thị Hương Giang (2010)
Mục tiêu nghiên cứu này là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm tự nguyện xe ô tô tại khu vực thành phố Nha Trang — tỉnh Khánh Hòa Đưa ra một số đề xuất đối với các công ty bảo hiểm phi nhân thọ tại thành phố Nha Trang nhằm cải thiện hoạt động kinh doanh nghiệp vụ xe cơ giới hiện tại
Bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) va str dung so dé cau trúc tuyến tính SEM để thể hiện các mối quan hệ tuyến tính giữa các biến trong mô hình nghiên cứu, tác giả chỉ ra rằng quyết định mua bảo hiểm tự nguyện xe ô tô bị tác động bởi các nhân tố:
‹ ý định mua bảo hiểm;
* thủ tục mua bảo hiểm;
* cảm nhận về phí bảo hiểm — giá cảm nhận
Có nghĩa là: chủ phương tiện quyết định mua bảo hiểm khi có ý định mua kết hợp với thủ tục mua thuận lợi và họ cho rằng phí bảo hiểm là phù hợp
Nhân tố ý định mua bảo hiểm của chủ phương tiện bị ảnh hưởng từ các nhân tố:
(i) nhận thức về cơ sở ha tang; (ii) thái độ và ảnh hưởng xã hội; (iii) hiéu biết bảo hiểm Các nhân tố này có nhân tố thái độ và ảnh hưởng xã hội tác động mạnh nhất (có thể nói là tác động chủ yếu vì hệ số hồi quy không chuẩn hóa có giá trị lớn (1,1) và
khác biệt khá xa với các hệ số hồi quy của các nhân tổ khác); nhân tố nhận thức về ý
thức tác động thuận chiều, với hệ số 0,29, và hiểu biết có tác động ngược chiều với hệ
số bằng -0, 13
Trang 35tốt xấu của những đoạn đường mà chủ phương tiện thường xuyén qua lai — môi trường giao thông: (ii) số lần đã xảy ra va chạm khi tham gia giao thông của phương tiện trong năm vừa rồi — tần suất gặp rủi ro
Các nhân tố tác động trên chỉ có một vài nhân tố các đơn vị kinh doanh bảo hiểm có thê tác động được: (¡) thủ tục mua bảo hiểm và (ii) thái độ và ảnh hưởng xã hội Vì đây là những biến ngoại sinh và nằm trong khả năng điều chỉnh của các đơn vị kinh
doanh bảo hiểm Còn các nhân tố khác, các đơn vị kinh doanh bảo hiểm không thê
điều chỉnh để kích thích sự thay đổi của nhân tố được, ví dụ: nhân tố môi trường tham gia giao thông thuộc quản lý nhà nước; tần suất gặp rủi ro, thu nhập chủ phương tiện, giá trị xe, giá cảm nhận là các nhân tố thuộc phạm vi cá nhân chủ phương tiện
Nghiên cứu: “Ảnh hưởng của thông tin bất cân xứng đối với nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán TP.HCM?” của Lê An Khang (2008)
Mục tiêu nghiên cứu này là đo lường về thông tin bất cân xứng đối với nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán TPHCM Kết quả nghiên cứu cho thấy thành phần chỉ phí lựa chọn bất lợi của nhà đầu tư trong sự biến thiên của giá rất cao Vì vậy tác giả cho rằng mức độ thông tin bất cân xứng trên thị trường hiện nay rất cao Kết quả đo lường chỉ phí lựa chọn bất lợi theo các biến thông tin cho thấy: tỷ lệ giữa giá trị số sách và giá trị thị trường (MB) có tương quan dương với chỉ phí lựa chon bat loi, giá trị thị trường của vốn cô phần (MVE) có tương quan âm, giá cổ phiếu (PRI) có tương quan âm và sản lượng giao dịch (VOL) có tương quan dương Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến thì có MB và PRI là hai yếu tố gây ra vấn đề này
Nghiên cứu: “Anh hưởng của thông tin bất cân xứng đến việc mua và sử dụng thẻ bảo hiểm y tế tự nguyện” của Nguyễn Thị Cẩm Hồng (2011)
Mục tiêu đề tài kiểm tra sự tồn tại của biểu hiện hiểm họa đạo đức thể hiện ở số lần đi khám chữa bệnh tại bệnh viện khi có thẻ BHYTTN và biểu hiện lựa chọn ngược từ tình trạng sức khoẻ cá nhân đến việc mua BHYTTN và để xuất gợi ý chính sách nhằm nâng cao lợi ích cho cả người mua thẻ BHYT và quỹ bảo hiểm y tế
Sau khi tông hợp điều tra với số liệu mẫu là 150 mẫu ở thị trường bảo hiểm y tế tỉnh Đồng Tháp và sử dụng mô hình Probit, tác giả cho thấy có sự tổn tại và ảnh hưởng lớn của thông tin bất cân xứng trong thị trường BHYT Nó gây ra 2 biểu hiện và đã ảnh hưởng lớn đến thị trường bảo hiểm y tế gây nên sự bội chi ở quỹ KCB BHYT ở tỉnh Đồng Tháp :
Trang 36Biểu hiện của hiểm họa đạo đức: Những người có thẻ BHYTTN đi khám chữa
bệnh nhiều lần hơn so với các đối tượng khác
Biểu hiện lựa chọn ngược: những người mua thẻ BHYTTN là những người có sức khoẻ từ trung bình, yếu và rất yếu
Ngoài hai biểu hiện trên do thông tin bất cân xứng gây ra thì còn những ton tại, hạn chế khác cũng ảnh hưởng đến quỹ bảo hiểm y tế tại Đồng Tháp như:
Chính sách miễn giảm viện phí có thể tạo tâm lý ỷ lại, trông chờ miễn giảm, không tích cực tham gia BHYT
Ngành y tế vẫn phải tiếp tục thực hiện chính sách miễn giảm cho các trường hợp
khó khăn đột xuất, điều trị kỹ thuật cao, chỉ phí lớn So sánh đề tài nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu đã có tham khảo một số các nghiên cứu trước, tuy nhiên, đây là đề tài mới nên nội dung nghiên cứu là khác biệt Những tham khảo ở đây là tham khảo về phương pháp nghiên cứu hay các ứng dụng lý thuyết kinh tế trong phân tích
So sánh dé tài nghiên cứu với nghiên cứu của tác giả Lê Thị Hương Giang thì đối tượng nghiên cứu của 2 bài viết gần giống nhau, cũng là nghiên cứu hành vi tiêu dùng sản phẩm bảo hiểm cho phương tiện giao thông đường bộ và trong đó có một số điểm chung là đều áp dụng nghiên cứu từ các lý thuyết liên quan đến lĩnh vực bảo hiểm, liên quan đến hành vi người tiêu dùng
Tuy nhiên tác giả Lê Thị Hương Giang đề cập đến việc khám phá các nhân tố ảnh hưởng-đến hành vi mua của khách hàng để từ đó đề xuất biện pháp cho các doanh nghiệp bảo hiểm tăng cường cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng Bài viết có đề cập một hiện trạng trục lợi bảo hiểm gây tác hại cho sự phát triển của thị trường, cũng là một khía cạnh được đề cập trong đề tài nghiên cứu của tác giả với biểu hiện là rủi ro đạo đức đánh gục sự phát triển của thị trường mà các bên tham gia giao dịch trong hợp đồng bảo hiểm cần tránh
Trang 37Hai đề tai còn lại của tác giả Lê An Khang và Lê Thị Câm Hồng có cùng lĩnh vực nghiên cứu là nghiên cứu hiện tượng thông tin bất cân xứng thuộc lĩnh vực kinh tế vi mô Cùng chung phần nghiên cứu về khung lý thuyết bố trợ trong đề tài Phương pháp phân tích định lượng cũng tương tư nhau, cùng sử dụng các mô hình nhị phân như Probit, Binary Logictis Tuy nhiên, đối tượng nghiên cứu là khác nhau Tác giả Lê An Khang đề cập về thị trường chứng khoán và tác giả Lê Thị Câm Hồng đề cập về việc mua và sử dụng thẻ bảo hiểm y tế tự nguyện Cả hai tác giả đều phát hiện và kiểm chứng tồn tại hiện tượng thông tin bất cân xứng trên thị trường, thậm chí rất rõ ràng và là hiện tượng gây tôn thất cho xã hội
Trang 38Chuong 3
THI TRUONG BAO HIEM XE MAY TAI BINH THUAN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MƠ HÌNH
Sản phẩm bảo hiểm xe máy trên thị trường được cung cấp bởi các DNBH hiện nay có chế độ bảo hiểm như nhau, bao gồm hai phan: bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc (ở mức tránh nhiệm tối thiểu theo quy định nhà nước) và bảo hiểm tai nạn hai người ngồi trên xe , cũng ở mức tối thiểu Mặc dù các DNBH vẫn có đầy đủ các chế độ bảo hiểm cho xe máy, mức trách nhiệm bảo hiểm cao theo nhu cầu thị trường, nhưng hầu như các doanh nghiệp rất hạn chế cung cấp mức bảo hiểm cao này hay chế độ bảo hiểm vật chất xe Chương này giới thiệu sơ nét về chế độ bảo hiểm xe máy Tiếp theo là mô tả thị trường bảo hiểm xe máy tại Bình Thuận hiện nay Cuối cùng là
nội dung đề xuất mô hình nghiên cứu và các giả thuyết để kiểm định 3.1 Giới thiệu sản phẩm bảo hiểm xe máy
Bảo hiểm mô tô/xe máy bao gồm 3 nghiệp vụ bảo hiểm sau đây: e_ Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe đối với người thứ ba; © Bao hiém tai nạn lái xe và người ngồi trên xe;
e Bao hiém vat chất xe
Nội dung cơ bản của bảo hiểm mô tô/xe máy
Nội dụng bảo hiểm xe máy này trích từ quy tắc bảo hiểm xe máy của DNBH Bảo Minh
a) Bao hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới Người được bảo hiểm
e _ Chủ xe cơ giới tham gia giao thông trên lãnh thổ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam phải tham gia bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo quy định tại Thông tư 126/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính, ngày 22 tháng 12 năm 2008 và các quy định khác của pháp luật có liên quan
Trang 39e Xe co gidi : xe mé tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe cơ giới tương tự (kế cả xe cơ giới dùng cho người tàn tật) có tham gia -giao thong
Phạm vi bồi thường
e Thiét hai vé than thé, tính mạng và tài sản đối với bên thứ ba đo xe cơ giới
gây ra
e Thiệt hại về thân thể và tính mạng của hành khách theo hợp đồng vận chuyên hành khách do xe cơ giới gây ra
Các loại trừ bảo hiểm
e Hành động cố ý của chủ xe, lái xe hoặc của người bị thiệt hại e Lai xe gay tai nạn cố ý bỏ chạy
e©_ Lái xe không có giấy phép lái xe phù hợp
e_ Thiệt hại đối với tài sản bị mất cắp hoặc bị cướp trong tai nạn e_ Chiến tranh, khủng bố, động đất
e© Thiệt hại đối với vàng, bạc, đá quý, tiền, các loại giấy to co gia tri tiền, đỗ cô, tranh ảnh quý hiếm, thi hài, hài cốt
Mức trách nhiệm bảo hiểm
e_ Đối với thiệt hại về người: 70,000,000 đồng/1 người/1 vụ tai nạn
e_ Đối với thiệt hại về tài sản (do xe gắn máy gây ra) : 40,000,000 đồng/1 vụ
tại nạn
Thời hạn và hiệu lực bảo hiểm
e Thdi điểm bắt đầu có hiệu lực của Giấy chứng nhận bảo hiểm được ghỉ cụ thể trên Giấy chứng nhận bảo hiểm nhưng không được trước thời điểm
chủ xe cơ giới đóng đủ phí bảo hiểm
¢ Thời hạn bảo hiểm ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm là 01 năm Trong một số trường hợp cụ thể, thời hạn bảo hiểm có thể dưới 1 năm
Phí bảo hiểm
e _ Xe gắn máy dưới 50cc: 55,000đ/năm bảo hiểm
e _ Xe gắn máy trên 50cc: 60,000đ/năm bảo hiểm
Trang 40e (Phi bao hiém trên chưa bao gồm 10% thuế VAT)
b) Bảo hiểm tai nạn người ngồi trên xe
Người được bảo hiểm
e Lai xe va những người khác được chở trên xe mô tơ
Phạm vi bảo hiểm
e© Thiệt hại thân thể đối với người được bảo hiểm do tai nạn trong khi: xe đang hoạt động, đang lên xuống xe, qua cầu, qua đò, qua phà
Các loại trừ bảo hiểm
e - Người được bảo hiểm có hành động cố ý tự gây tai nạn
e Người được bảo hiểm tham gia đánh nhau trừ khi xác nhận đó là hành động tự vệ
e_ Người được bảo hiểm sử dụng và bị ảnh hưởng của rượu, bia vượt nồng độ theo quy định của pháp luật, sử dụng ma túy và chất kích thích tương tự khác
e© Người được bảo hiểm bị cảm đột ngột, trúng gió, bệnh tật
e© Người được bảo hiểm bị ngộ độc thức ăn, đỗ uống và sử dụng thuốc không theo chỉ dẫn của cơ quan y tế
Thời hạn bảo hiểm
Thời hạn bảo hiểm thông thường là 1 năm Trong một số trường hợp cụ thê, thời hạn bảo hiểm có thể dưới 1 năm