TIỂU LUẬN NGHIÊN cứu NHỮNG NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến QUYẾT ĐỊNH sử DỤNG VIETTEL PAY của SINH VIÊN đại học điện lực

14 218 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
TIỂU LUẬN NGHIÊN cứu NHỮNG NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến QUYẾT  ĐỊNH sử DỤNG VIETTEL PAY của SINH VIÊN đại học điện lực

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

Nhóm sinh viên thực hiện :Nguyễn Hoài Thu

Vũ Xuân Hằng -18810000012

Nguyễn Bá Việt Anh - 18810000031

Đoàn Thu Hồng - 18810000002 (Nhóm trưởng)

Lê Anh Tú – 18810710190Bùi Thế Hiệp – 18810710196

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU : NGHIÊN CỨU NHỮNG NHÂN TỐ ẢNHHƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG VIETTEL PAY CỦA SINH

VIÊN ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC.1 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.

- Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng Viettel Pay củasinh viên trường Đại học Điện Lực.

- Sự cần thiết, lợi ích của việc sử dụng Viettel Pay trong thanh toán học phícủa sinh viên Đại học Điện Lực

- Đưa ra các khuyến nghị nhằm đưa Viettel Pay đến gần hơn với sinh viêntrong việc thanh toán học phí.

2 Câu hỏi nghiên cứu

Để giải quyết các vấn đề nghiên cứu trên đây, nhiệm vụ quan trọng của đềtài nghiên cứu cần trả lời cho các câu hỏi sau đây:

- Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thanh toánonline là gì?

Trang 2

- Các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết địnhsử dụng dịch vụ ViettelPay của sinh viên trường Đại học Điện Lực trong thanh toáncác khoản phí cho Nhà trường?

- Lợi ích của việc thanh toán bằng Viettel Pay đối với sinh viên ?

- Thực trạng sử dụng Viettel Pay trong thanh toán học phí của sinh viêntrường đại học Điện Lực ?

- Nguyên nhân sinh viên đại học Điện Lực chưa có ý định sử dụng Viettel Paytrong thanh toán?

- Những khó khăn khi sử dụng Viettel Pay của sinh viên Điện Lực?

- Giải pháp tăng cường việc sử dụng Viettel Pay cho sinnh viên trường Đạihọc Điện Lực ?

Trang 3

TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN ĐIỆN TỬ VÀ TỔNG QUANCÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI.

2.1 Tổng quan về thanh toán điện tử

2.1.1 khái niệm về thanh toán điện tử.

Thanh toán điện tử (Tiếng Anh: E-payment, Electronic Payment) được định

nghĩa là bất kỳ hình thức chuyển tiền nào được thực hiện thông qua các thiết bị điệntử Thanh toán bằng hệ thống này có thể được thực hiện qua Internet, hệ thốngchuyển tiền điện tử (EFT - Electronic Funds Transfer), các hệ thống thanh toán bùtrừ liên ngân hàng (Interbanking Clearing Systems) và hệ thống trao đổi dữ liệuđiện tử tài chính (Financial EDI) Hệ thống thanh toán điện tử Electronic PaymentSystem - EPS) có thể chia làm hai loại chính: thanh toán bán sỉ (Wholesale EPS) vàthanh toán bán lẻ (Retail EPS) Thanh toán điện tử đóng một vai trò quan trọng vàviệc thiếu một hệ thống thanh toán hiệu quả có thể cản trở sự thành công của sựphát triển thương mại điện tử nói chung Sự tăng trưởng vượt trội của internet đãkích thích các nhu cầu về hệ thống thanh toán điện tử Nó hỗ trợ cho hoạtđộng thương mại điện tử, giúp cho các giao dịch thanh toán hàng hóa trở nên nhanhhơn, tiện lợi hơn và an toàn hơn.

2.2 Các hình thức thanh toán điện tử hiện có

2.2.1 Thanh toán bằng thẻ

Đây là hình thức thanh toán đặc trưng nhất, chiếm tới 90% trong tổng số cácgiao dịch thương mại điện tử Thẻ thanh toán (thẻ chi trả) là một loại thẻ có khả

Trang 4

năng thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ tại một vài địa điểm, kể cả website muahàng trực tuyến nếu chấp nhận tiêu dùng bằng thẻ đó Hoặc có thể dùng để rút tiềnmặt trực tiếp từ các ngân hàng hay các máy rút tiền tự động Hiện nay, các loại thẻthanh toán được chia làm 2 loại, có thể được phát hành bởi các ngân hàng, các tổchức tài chính Đó là thanh toán bằng thẻ tín dụng hoặc ghi nợ quốc tế và thanh toánbằng thẻ ghi nợ nội địa.

2.2.2 Thanh toán qua cổng

Cổng thanh toán về bản chất là dịch vụ cho phép khách hàng giao dịch tại cácwebsite thương mại điện tử Cổng thanh toán cung cấp hệ thống kết nối an toàn giữatài khoản (thẻ, ví điện tử,…) của khách hàng với tài khoản của website bán hàng.Giúp người tiêu dùng và doanh nghiệp thanh toán, nhận tiền trên internet đơn giản,nhanh chóng và an toàn Hiện cũng có một số ngân hàng triển khai cổng thanh toán.Điển hình như:

Thanh toán qua cổng thanh toán điện tử F@st Mobipay: Đây là dịch vụ nằmtrong giải pháp thanh toán của ngân hàng Techcombank Cho phép khách hàng mởtài khoản và thực hiện các giao dịch thanh toán hóa đơn bằng tin nhắn điện thoại gửitới tổng đài 19001590 Để đảm bảo an toàn, bí mật cho khách hàng thì có thể thanhtoán chuyển khoản bằng hệ thống Internet Banking rất tiện lợi.

Thanh toán qua cổng thanh toán Đông Á: Từ năm 2007, Ngân hàng Đông Ácũng đã cho phép các chủ thẻ đa năng thanh toán trực tuyến trên “Ngân hàng ĐôngÁ điện tử” bằng Internet Banking, SMS Banking, Mobile Banking.

Trang 5

2.2.3 Thanh toán bằng ví điện tử

Ví điện tử là một tài khoản online có thể dùng nhận, chuyển tiền, mua thẻ điệnthoại, vé xem phim, thanh toán trực tuyến các loại phí trên internet như tiền điệnnước, cước viễn thông, bạn cũng có thể mua hàng online từ các trang thương mạiđiện tử Người dùng phải sở hữu thiết bị di động thông minh tích hợp ví điện tử vàliên kết với ngân hàng thì mới có thể thanh toán trực tuyến bằng hình thức này

Hiện nay, tại Việt Nam có khoảng 20 ví điện tử được cấp phép và theo Ngânhàng nhà nước dự báo đến năm 2020 sẽ đạt ngưỡng 10 triệu người dùng.

2.2.4 Qua Mobile Banking

Hình thức này đang dần trở nên phổ biến bởi hầu hết ai cũng đều sử hữu mộtchiếc điện thoại thông minh Chính vì vậy, khi đi mua sắm, khách hàng không cầnphải mang theo tiền mặt, thay vào đó là thanh toán qua điện thoại với dịch vụMobile Banking Hệ thống thanh toán qua điện thoại được xây dựng trên mô hìnhliên kết giữa ngân hàng, các nhà cung cấp viễn thông, và người dùng.

2.2.5 Qua QR Code

Tiến bộ công nghệ cũng là lý do khiến thanh toán bằng QR Code ngày càngđược ưa chuộng Phương thức này khá đơn giản, gọn nhẹ, dễ sử dụng và thân thiệncho người tiêu dùng Tính năng QR Code hiện đang được tích hợp sẵn trên ứngdụng di động của các ngân hàng, các sản phẩm và dịch vụ của Google như GoogleChart hay Google Map, trên bảng hiệu, xe buýt, danh thiếp, tạp chí, website, hànghóa tại siêu thị, cửa hàng tiện lợi,

Trang 6

Người dùng sử dụng camera điện thoại quét mã QR để thực hiện nhanh cácgiao dịch chuyển khoản, thanh toán hóa đơn, mua hàng Chỉ với một lần quét, sauvài giây, bạn đã thanh toán thành công tại các nhà hàng, siêu thị, cửa hàng tiện lợi,taxi, thậm chí là các website thương mại điện tử hay trên bất cứ sản phẩm nào cógắn mã QR mà không cần sử dụng tiền mặt, thẻ, không lo lộ thông tin cá nhân tạicác điểm thanh toán.

2.3 Mô hình các nghiên cứu ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thanh toánđiện tử:

2.3.1 Lý thuyết chấp nhận công nghệ TAM

Mô Hình Chấp Nhận Công Nghệ (TAM) của Davis và cộng sự được dựa trên

cơ sở của TRA và TPB với hai yếu tố nhận thức sự hữu ích và nhận thức dễ dàng sửdụng, TAM cung cấp góc nhìn sâu sắc để dự đoán các đặc tính hệ thốngcó ảnh hưởng đến thái độ và hành vi sử dụng hệ thống thông tin.

Hình 2.1: Mô hình chấp nhận công nghệ TAM

Trang 7

Theo lý thuyết TAM, hai yếu tố liên quan đến hành vi chấp nhận của ngườitiêu dùng đối với một sản phẩm là: nhận thức về tính hữu dụng (PerceivedUsefulness – PU) và nhận thức về tính dễ sử dụng (Perceived Ease of Use –PEU) Nhận thức về tính hữu dụng (PU) được hiểu là xác suất chủ quan của ngườisử dụng tin rằng việc sử dụng các hệ thống đặc thù sẽ làm tăng hiệu quả hay năngsuất làm việc của họ đối với một công việc cụ thể nào đó Nhận thức tính dễ sửdụng (PEU) là mức độ chủ quan mà người tiêu dùng tin rằng sử dụng hệ thống đặcthù được sử dụng rộng rãi làm họ dễ dàng không cần nỗ lực cao

Lý thuyết TAM được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng trong nghiên cứu vềhành vi người tiêu dùng đối với các dịch vụ viễn thông, điện tử Giống như mô hìnhTRA, mô hình TAM thừa nhận rằng việc chấp nhận sử dụng sản phẩm, dịch vụthông tin được quyết định bởi ý định sử dụng (BI – Behavior Intention) Tuy nhiên,khác với lý thuyết TRA, lý thuyết TAM cho rằng ý định sử dụng được quyết địnhbởi thái độ dẫn tới việc sử dụng (Attitude – A) Thái độ sử dụng bị tác động bởi haiyếu tố là nhận thức về tính hữu dụng (Perceived Utility – PU) và nhận thức về tínhdễ sử dụng (Perceived Ease of Use – PEU) Nhận thức về tính hữu dụng hay tính dễsử dụng của sản phẩm, dịch vụ phụ thuộc vào các tác nhân bên ngoài như kinhnghiệm, trình độ kiến thức, trình độ đào tạo, qui trình công nghệ, chất lượng hệthống, dịch vụ lắp đặt, dịch vụ đào tạo ảnh hưởng trực tiếp tới quyết định của ngườisử dụng Đây điểm khác biệt chính của mô hình, khác với lý thuyết TRA, lý thuyếtTAM nhấn mạnh vai trò tự quyết định của người tiêu dùng trong quá trình sử dụngvà quá trình tiêu dùng

Trang 8

Hạn chế lý thuyết TAM: Thứ nhất, tính dễ sử dụng (PEU) liên quan đến việckiểm soát hành vi bên trong như kỹ năng và ý chí Tuy nhiên, TAM chưa thể hiệnđược sự liên quan đến việc kiểm soát hành vi bên ngoài như thời gian, cơ hội và sựhợp tác của người khác Thứ hai, văn hóa có ảnh hưởng đến quá trình đưa ra quyếtđịnh sử dụng của người tiêu dùng Tuy nhiên, mô hình TAM chưa giải thích đượcsự tham gia của các yếu tố văn hóa và xã hội cần thiết liên quan đến dự định sửdụng Cuối cùng, trong khi mô hình TPB là một mô hình mở linh hoạt bổ sung cácbiến cần thiết, khả năng áp dụng của TAM còn hạn chế và chưa linh hoạt trong cáclĩnh vực khác nhau ngoài công nghệ thông tin.

2.3.2 Lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thanh toán điệntử

Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, mô hình lý thuyết chấp nhận côngnghệ là nền tảng chủ yếu của các nghiên cứu với 2 yếu tố là nhận thức về tính hữudụng và nhận thức về tính dễ sử dụng Trong đó, cả 2 nhân tố này đều tác động đếnsự hài lòng của người sử dụng đối với công nghệ và nhận thức về tính hữu dụng còncó tác động trực tiếp đến ý định sử dụng Bên cạnh đó, các nghiên cứu trước đâycòn cho thấy nhận thức về tính dễ sử dụng có tác động đến nhận thức về tính hữudụng (Cheng và cộng sự, 2006; Nasri và Charfeddine, 2012).

Tính hữu dụng là một khái niệm khá trừu tượng để chỉ tính thích thú chủ quan,tính hữu ích hoặc một sự thỏa mãn do sử dụng dịch vụ.Tính hữu dụng là sự cảmnhận của một cá nhân về sự thỏa mãn nhu cầu hay sự thích thú của mình thông quaviệc sử dụng một sản phẩm vật chất hay một dịch vụ điện tử nào đó Tính hữ dụng

Trang 9

phụ thuộc vào lợi ích, công dụng và chất lượng của dịch vụ mang lại cho người sửdụng

Tính dễ sử dụng được thể hiện qua việc tiện ích của dịch vụ về thời gian cũngnhư công sức, Về mặt lý thuyết, tính dễ sử dụng được nhận thức khi người sử dụngcảm thấy hệ thống thanh toán điện tử không khó hiểu, dễ làm, học hỏi hay sử dụng.Vì lý do này, tính dễ sử dụng được coi là một trong những yếu tố quan trọng ảnhhưởng nhiều đến việc chấp nhận và sử dụng các công nghệ mới của người sử dụng

Niềm tin được coi là bộ lọc lựa chọn thông tin cho mọi hành động Người sửdụng không nhất thiết phải tin những gì mình thấy, thường có xu hướng thấy nhữnggì họ đã tin Thể hiện bằng việc loại bỏ những thông tin trái ngược với những gì đãtin tưởng mà không xem xét liệu niềm tin và thành kiến của mình có dựa trên sựthật khách quan hay chỉ bởi cảm nhận chủ quan.Niềm tin xuất phát từ việc sử dụngtác động từ môi trường, thành quả, phổ biến rộng rãi, và nhận thức về dịch vụ khi đãsử dụng.

Chuẩn chủ quan chính là khi người sử dụng dịch vụ có quyết định lựa chọn sửdụng nữa hay không Phụ thuộc chính bởi các yếu tố bên ngoài tác động đến nhucầu như việc truyền thông, môi trường xung quanh và các tác nhân khác tạo niềmtin về dịch vụ và thái độ khi sử dụng

Nhiều nghiên cứu cho thấy chuẩn chủ quan đóng vai trò quan trọng tác độngđến ý định sử dụng dịch vụ của khách hàng (M.-C Lee, 2009; Nasri & Charfeddine,2012; Taylor & Todd, 1995b) Vì vậy,nhóm tác giả vẫn đưa nhân tố này vào môhình nghiên cứu để kiểm định mức độ tác động của chúng đến ý định sử dụng dịch

Trang 10

vụ ngân hàng điện tử Dựa trên cơ sở lý thuyết về mô hình TRA-TAM-TPB; thamkhảo tài liệu, các công trình nghiên cứu, các bài báo, hội thảo liên quan; Qua nghiêncứu định tính và thực tiễn, nhóm tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tốảnh hưởng đến ý định sử dụng thanh toán điện tử theo 4 nhân tố là tính hữu dụng,tính dễ sử dụng, niềm tin và chuẩn chủ quan, cụ thể:

Các giả thuyết nghiên cứu được đề xuất gồm: Tính hữu dụng sẽ có tác độngđến ý định sử dụng TTDĐ của SV; Tính dễ sử dụng sẽ ảnh hưởng tích cực đến ýđịnh sử dụng TTDĐ của SV; Niềm tin sẽ có ảnh hưởng tích cực ảnh hưởng tích cựcđến ý định sử dụng TTDĐ của SV và Chuẩn chủ quan sẽ ảnh hưởng đến ý định sửdụng TTDĐ của SV.

2.4 Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến thanh toán ví điện tử

Thực tế đã có rất nhiều các nghiên cứu chỉ ra sự quan tâm đến các nhân tố ảnhhưởng đến quyết định thanh toán điện tử

Các nghiên cứu của Long Pham & Doan Ngoc Phi Anh, 2014 , NoelP.Sobejana & John Vianne B.Murcia, 2014 đều chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng đếnquyết định thanh toán điện tử của người dùng gồm Chuẩn chủ quan (subjectivenorms), nhận thức về tính dễ sử dụng (perceived ease of use), niềm tin (trust), vànhận thức về tính hữu ích (perceived benefit).Tuy nhiên nghiên cứu của NoelP.Sobejana & John Vianne B.Murcia, 2014 Ngoài việc chỉ ra được các yếu tố quantrọng quyết định việc sử dụng của sinh viên và hành vi sử dụng; mối quan hệ bênngoài; tính dễ sử dụng, tính hữu dụng, theo mô hình chấp nhận công nghệ TAM củaDavis và Venkatesh (1996) Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật lấy mẫu nhiên liên quan

Trang 11

đến 200 sinh viên từ 07 khoa của Đại học Mindanao thành phố Digos Nghiên cứutiết lộ thêm rằng các biến số bên ngoài được sử dụng trong nghiên cứu (Chất lượnghệ thống, Tiện lợi của khách hàng, Sáng tạo CNTT cá nhân, Ảnh hưởng xã hộivàChất lượng dịch vụ) được tìm thấy rất thỏa đáng theo cảm nhận của sinhviên.Hơn nữa, ba biến số bên ngoài được xác định là yếu tố quyết định quan trọngcủa sinh viên nhận thấy sự dễ sử dụng, tính hữu dụng và ý định trong mô hình nhânquả cuối cùng dẫn xuất.

Ở Việt Nam , các nhà nghiên cứu cũng rất quan tâm đến thanh toán điện tửtrong nước Nghiên cứu của Đặng Thị Ngọc Dung (2012) đã chỉ ra có 4 nhân tốảnh hưởng đến ý định sử dụng thanh toán điện tử tại hệ thống xe điện Metro đó làNhận thức sự hữu ích của Metro, Sự hấp dẫn của phương tiện cá nhân, Chuẩnchủ quan và Nhận thức về môi trường

Nghiên cứu của Bùi Văn Thịnh & Mai Hải Bình (2018) về “Các nhân tố ảnh

hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của khách hàng tại Ngânhàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội – chi nhánh Cần Thơ” đã tiến hành khảo sát 215

khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ internet banking tại Ngân hàng thương mạicổ phần Sài Gòn – Hà Nội – chi nhánh Cần Thơ Các phương pháp phân tích thốngkê mô tả, kiểm định Cronbach’Alpha, phân tích nhân tố khám phá, phân tích nhântố khẳng định và phương pháp mô hình cấu trúc tuyến tính được sử dụng trongnghiên cứu này Kết quả nghiên cứu cho thấy có năm nhân tố công việc, hiệu quả,chuẩn chủ quan, rủi ro và pháp luật ảnh hưởng trực tiếp đến ý định chấp nhậninternet banking và ý định chấp nhận ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định sử dụng

Trang 12

dịch vụ internet banking của khách hàng Trong đó, bốn nhân tố công việc, hiệuquả, chuẩn chủ quan và pháp luật ảnh hưởng thuận chiều đến ý định chấp nhậninternet banking, riêng yếu tố rủi ro có tác động ngược chiều đối với ý định chấpnhận dịch vụ internet banking

Lê Hoằng Bá Huyền và Lê Thị Hương Quỳnh (2018) nghiên cứu về “Các

nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ mobile Banking của khách hàngtại Agribank chi nhánh tỉnh Thanh Hóa”, bài báo đã chỉ ra 06 nhân tố là Hiệu quả

mong đợi, nhận thức dễ sử dụng, nhận thức sự tin cậy, nhận thức chi phí giao dịch,ảnh hưởng xã hội, khả năng tương thích và 02 biến kiểm soát là tuổi, giới tính cóảnh hưởng.

Vũ Văn Điệp, Nguyễn Quang Hưng, Hà Hải Đăng, 2019 với đề tài “Các nhân

tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thanh toán di động của người tiêu dùng” gồm các

biến độc lập như: Thái độ; Nhận thức dễ sử dụng; Nhận thức hữu ích; chuẩn chủquan; nhận thức kiểm soát hành vi; Tính tiện lợi và di động; Niềm tin và nhận thứcrủi ro

Hà Ngọc Thắng & Nguyễn Thành Độ (2016) thì cho rằng Nhận thức kiểm soáthành vi, rủi ro cảm nhận, lý thuyết hành vi có hoạch định ảnh hưởng trực tiếp cũngnhư quan trọng nhất đến ý định mua sắm trực tuyến, trong đó lý thuyết hành vi cókế hoạch định (Theory of Planned Behavior - TPB) đã được sử dụng rộng rãi trongcác nghiên cứu và áp dụng thành công như là một khung lý thuyết để dự đoán ýđịnh và hành vi mua trực tuyến TPB được Ajzen (1991) phát triển dựa trên lýthuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA) của Fishbein và Ajzen

Ngày đăng: 10/01/2022, 23:19

Hình ảnh liên quan

2.3. Mô hình các nghiên cứu ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thanh toán điện tử: - TIỂU LUẬN NGHIÊN cứu NHỮNG NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến QUYẾT  ĐỊNH sử DỤNG VIETTEL PAY của SINH VIÊN đại học điện lực

2.3..

Mô hình các nghiên cứu ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thanh toán điện tử: Xem tại trang 6 của tài liệu.

Mục lục

    2. Câu hỏi nghiên cứu

    2.2.1. Thanh toán bằng thẻ

    2.2.2. Thanh toán qua cổng 

    2.2.3. Thanh toán bằng ví điện tử

    2.3. Mô hình các nghiên cứu ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thanh toán điện tử:

    2.3.1. Lý thuyết chấp nhận công nghệ TAM

    2.3.2. Lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thanh toán điện tử

Tài liệu liên quan