1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo trình quản lý nhà nước về văn hóa, giáo dục, y tế

131 15 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

GIÁO TRÌNH

Trang 2

- HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH KHOA QUẦN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ Xà HỘI _ІQG VIÊN HÀNH CHÍNH PHÁN VIÊN ung TAY NGUYÊN rT Ỷ ị wa po MY a if aoe aM we 4 ⁄ GIAO TRINH — QUANLYNHANUGC -

VE VAN HOA - GIAO DUC - Y TE

(Đào tạo Đại học Hành chính)

" HOC VIEW HANH CHINH!

Trang 3

Biên soạn:

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU

Giáo trình Quản lÿ nhà nước về Văn hoá, Giáo đục, ŸY tế là một trong số giáo trình thuộc chương trình đào tạo Đại học Hành chính, có mục đích cung cấp cho sinh viên, học viên hệ Đại học Hành chính những kiến thức cơ bản về văn hoá, giáo dục, y tế, làm cơ sở phương pháp luận cho việc tham gia

hoạch định và phân tích các chính sách về văn hoá, giáo dục,

y tế sau khi tốt nghiệp khoá học và làm việc trong bộ máy

nhà nước

Giáo trình này được khoa Quản lý nhà nước về Xã hội

thuộc Học viện hành chính biên soạn theo kế hoạch xây dựng

và hoàn thiện chương trình và giáo trình đào tạo, bồi dưỡng

cán bộ công chức nhà nước của Học viện Hành chính Quốc gia

Đây là giáo trình được biên soạn có kế thừa, sửa chữa,

bổ sung, cập nhật kiến thức trên cơ sở tham khảo các tài liệu

mới nhất ở trong và ngoài nước cùng những góp ý quý báu

của đồng nghiệp, bạn đọc

Tuy được biên soạn nghiêm túc nhưng chắc chắn giáo

trình không tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong được

đông đảo bạn đọc đóng góp ý kiến để cuốn sách được hoàn

thiện bơn trong lần tái bản |

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

Văn hoá - Giáo dục - Y tế là những bộ phận hữu cơ trong toàn bộ hoạt động của một chế độ xã hội Trong một

chế độ xã hội, nhất là trong điều kiện nên kinh tế thị trường,

những lĩnh vực này càng cần được quản lý và định hướng để

phục vụ cho mục tiêu phát triển con người, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Để hoạt động quản lý lĩnh vực Văn hoá - Giáo duc - ¥

tế có hiệu quả, trước hết cần quan niệm lại về vai trò và chức

ning quan lý nhà nước Do đặc điểm của đối tượng quản lý:

Văn hoá - Giáo dục - Y tế không giống như kinh tế nên phạm

vi, trách nhiệm, phương thức tác động của Nhà nước cũng sẽ

có những khác biệ

Tiếp cận các lĩnh vực này; ngày nay được nhìn nhận là tiếp cận cơ sở hạ tầng của đời sống xã hội để thấy rõ hơn vị trí, vai trò của chúng trong xây đựng cơn người và phát triển kinh tế - xã hội cũng như trách nhiệm quản lý của Nhà nước

đối với lĩnh vực này nhằm phục vụ mục tiêu phát triển

Đối tượng và mục đích của môn học

Môn học Quản ly nha nude vé "Văn hoá - Giáo dục - Y

Trang 7

của các quá trình nói trên, làm đối tượng nghiên cứu

Môn học có nhiệm vụ trình bày đặc điểm, nội dung, vai

trò của các quá trình cũng như cách thức mà Nhà nước quản

lý, định hướng, can thiệp vào các quá trình này thông qua các

công cụ vĩ mô nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức

nền tảng ban đầu về hoạt động quản lý nhà nước đối với các

lĩnh vực đóng vai trò là cơ sở hạ tầng của đời sống xã hội

Nội dung môn học

Phù hợp với nhóm đối tượng nêu trên, môn học được

thiết kế thành ba phần chính:

Chương I: Quản lý nhà nước về văn hoá

Chương này đề cập tới quá trình văn hố thơng qua xem xét khái niệm, chức năng và vai trò của văn hoá trong đời sống xã hội; quan điểm và phương hướng phát triển văn hoá là thể hiện cách nhìn nhận của Đảng và Nhà nước về văn hoá

như là những cơ sở để xác lập đối tượng quản lý, các yêu cầu

và nội dụng của quản lý nhà nước về văn hoá

Chương l1; Quản lý nhà nước về giáo dục - đào tạo Chương này xem xét tới quá trình giáo dục - đào tạo thông qua việc phân tích khái niệm, vai trò và hệ thống giáo dục quốc dân cũng như phân tích các nhân tố chủ yếu tác

động đến quá trình này Các quan điểm:và phương hướng phat

triển sự nghiệp giáo đục của Đảng và Nhà nước được trình

bay ở chương này có thể coi là sự phản ánh xu thế tất yếu

khách quan của quá trình giáo dục với đời sống xã hội qua lăng kính của giới lãnh đạo, quản lý Các nội dung chủ yếu

Trang 8

quan điểm, phương hướng phát triển giáo dục - đào tạo trong

hoạt động điều hành của Nhà nước trong lĩnh vực này

Chương IlĨI: Quản lý nhà nước về y tế

Chương này xem xét vai trò của y tế đối với phát triển

xã hội Khái niệm về y tế và phân loại các hoạt động y tế,

phân tích các quan điểm, mục tiêu và các chương trình trọng

điểm chăm sóc sức khoẻ nhãn đản của Đảng và Nhà nước

được trình bày ở chương này nhằm xác lập những căn cứ định

hướng cho những nội dung hoạt động quản lý nhà nước về y

tế

Phương pháp nghiên cứu

Đây là môn học ứng dụng khoa học quản lý trong một số lĩnh vực cụ thể nên trước hết nó có tính liên ngành, tổng hợp Môn học này dựa trên cơ sở nền tảng là phương pháp

luận duy vật biện chứng và đuy vật lịch sử Đồng thời có ứng

dụng khoa học quản lý phân tích thống kê như một ứng

dụng thực hành

Các quan điểm của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước được vận dụng, liên hệ để làm sáng tỏ về mặt lý

thuyết của môn học

_Đế phục vụ việc giảng dạy và học tập, ở cuối một số

Trang 9

_ Chương 1

QUAN LY NHA NUGC VE VAN HOA

Văn hoá là bộ phận hữu cơ trong toàn bộ hoạt động của một chế độ xã hội Trong chế độ xã hội có tổ chức, nhất là

trong điều kiện nền kinh tế thị trường, bộ phận hoại động này càng cần được quản lý và định hướng phục vụ cho mục tiêu

phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Để hoạt động quản lý văn hoá có hiệu quả, trước hết cần quan niệm lại vai trò và chức năng quản lý nhà nước trong lính vực văn hoá Xuất phát từ đặc trưng của văn hoá, mà trách nhiệm, phạm vị, phượng thức, tác động của Nhà nước

đốt với sự nghiệp văn hố có đặc điểm khơng giống như kinh tế Hơn nữa, sự phát triển kinh tế - xã hội thời đại ngầy nay

đòi hỏi đưa văn hoá vào mọi lĩnh vực của đời sống (văn hoá trong chính trị, quản lý, sản xuất, tiêu dùng, trật tự, an nĩinh ) Vì vậy, cần nhận thức rõ về vị trí, vai trò của văn hố trong cơng cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay và tác

động của nên kinh tế thị trường tới văn hoá để quản lý sự phái

triển của văn hoá theo định hướng mà Đáng và Nhà nước đã

Trang 10

L VĂN HOÁ - ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIEN KINH TE - XA HOI

1 Khái niệm văn hoá |

Cụm từ "văn hoá" vốn bắt nguồn từ chữ Latinh:

"cultura" - có nghĩa là sự cày cấy, vun trồng Từ nghĩa hẹp

ban dau gan với hoạt động nông nghiệp cổ xưa, nội dung của

khái niệm văn hoá mở rộng, phát triển thành ý nghĩa vun

trồng, bồi dap hoạt động tinh thần của-con người Trong văn

hoá, nhân tố hàng đầu là sự hiểu biết Sự hiểu biết trong thời đại hiện nay được đo bằng trình độ học vấn - tức trình độ tiếp thụ và vận dụng những kiến thức khoa học Kinh nghiệm và sự khôn ngoan tích luỹ được qua quá trình lao động sản xuất

và đấu tranh để phát triển của mỗi cộng đồng và các thành

viên trong cộng đồng đó cũng thuộc phạm vi sự hiểu biết Nhưng nếu chỉ dừng lại ở sự hiểu biết, chỉ riêng sự hiểu biết không thôi chưa thành văn hoá Chỉ thành văn hoá khi sự hiểu

biết được sử đụng làm nền tảng và định hướng cho lối sống,

đạo lý, tâm hồn, hành động (nói cách khác là cho thế ứng xử) của mỗi đân tộc và các thành viên vươn tới cái đúng, cái tốt,

cái đẹp trong mối quan hệ giữa người với người, 81a người

với môÈ: trường xã hội và tự nhiên Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức,

pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn hoá, nghệ thuật, những

Trang 11

Nội dung làm cho con người phát triển gắn chặt với sự

sáng tạo, đó chính là bản chất đích thực của văn: hoá Như

vậy, với cách hiểu văn hố là tổng hồ của các yếu tố trên, thì

văn hố ln gắn với phát triển, khơng đứng ngồi phát triển

Văn hoá là nhân tố hội sinh của phát triển Văn hoá vừa là mục tiêu, vừa là động lực của phát: triển

Trong văn hoá, hệ tư tưởng luôn đống vai trò quyết định là "hạt nhân" của văn hoá Hệ tư tưởng quy định kiểu, loại của văn hoá, phân biệt văn hoá của chế độ xã hội này với văn hoá của chế độ xã hội khác, của giai cấp này với giai cấp khác Hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nhân tố cơ bản, cốt lõi quyết định sự khác biệt giữa hình thái văn hoá của chế độ XHCN với hình thái văn

hoá của các chế độ xã hội khác

Cùng với quá trình phát triển văn hoá ngày càng có nội

dung phong phú, vì thế cũng có rất nhiều định nghĩa với những cách Hiếp cận khác nhau về văn hoá Có thể khái lược

một số nhóm định nghĩa văn hoá với một vài định nghĩa tiêu biểu của mỗi nhóm như sau:

a Dinh nghia mang tinh chat miéu ta

"Văn hoá là một phức thể bao gồm kiến thức, tín

ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quấn và mọi khả năng, thói quen mà con người, với tu cách là thành viên xã

hội đạt duoc” (E B Thai-lo)

"Van hoa la tat.ca những gì do con người sản xuất ra: công cụ, biểu trưng, thiết chế, hoạt động, các quan niệm, tín ngưỡng Đó là những sản phẩm nhân tạo được truyền từ thế

Trang 12

_ b Định nghĩa mang tĩnh chất kế thừa di sản

"Văn hoá là một phức thể hiện tượng của kế thừa xã hội,

thực tiễn và tín ngưỡng Phức thể này xác định cuộc sống của

chúng ta" (Xepla)

"Văn hoá bao gồm các quá trình kế thừa về kỹ thuật, tư

tưởng, tập quán và giá trị” (Ma-li-nốp-xki)

c Định nghĩa nhấn mạnh vào nếp sống xế hội, vào phương thức ứng xử

"Văn hố là tồn bộ nếp sống được xác định bằng môi trường xã hội và thông qua các cá nhân với tư cách là thành viên của xã hội ấy” (Kơ-li-ne-béc-gơ)

"Văn hoá là cách ứng xử mà các thành viên trong xã hội

học được" (F Merell) |

- d Dinh nghia nhdn manh vdo kha ndng hoc tap, thich ứng của con người với môi trường tự nhiên

"Văn hoá bao gồm toàn bộ tạo phẩm do con người làm

ra trong quá trình thích ứng với mới trường" (Bơ-lin-men-

tan)

"Văn hoá là nếp sống, là sự thích ứng đặc biệt của con người với môi trường tự nhiên và các nhu cầu kinh tế”

"Văn hoá là lối sống mà con người học được, chứ không phải là sự kế thừa sinh học" (R Be-nê-đích)

"Văn hoá là tất cả những gì do con người sản xuất ra:

công cụ, biểu trưng, thiết chế, hoạt động, các quan niệm, tín

ngưỡng Đó là những sản phẩm nhân tạo, được truyền đạt từ thế hệ nay qua thế hệ khác"

Trang 13

e Định nghĩa nhấn mạnh vào khía canh tư tưởng của

văn hoá | :

"Văn hoá là dòng thấc tư tưởng xuyên từ cá nhân nầy sang cá nhân khác, thông qua những ứng xử biểu trưng, những từ ngữ và qua sự bất chước" (Phờ-ro-đơ)

jy Định nghĩa nhấn manh vào phương diện giá trị

sáng tạo của văn hoá -

“Cột trụ của văn hoá là giá trị GIá trị cơ bản của phương Tây cổ đại cũng như hiện đại là tư tưởng tu do" (A

Vé-bo)

"Văn hoá là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại Qua các thế ký hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống giá trị, các truyền thống và các thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng

của mỗi dân tộc” (F Mayơ - Nguyên Tổng Giám đốc

UNESCO)

g Định nghĩa nhấn mạnh vào mô bình thể chế xã hội,

các biểu trưng của văn hoá

"Văn hoá là hình thái toàn diện của những thể chế mà

con người càng có chung trong xã hội” (J.H Phich-xto)

"Văn hoá bao gồm các sáng tạo hoặc những đặc điểm

văn hoá, tích hợp lại trong một hệ thống nhiều cấp độ liên kết

khác nhau giữa các bộ phận, những đặc điểm vật chất hoặc

phi vật chất được tổ chức lại nhằm đáp ứng các nhu cầu cơ

Trang 14

với nhau dưới hình thức một mô hình đơn nhất cho mỗi xã

hội” (O-rơ-béc và Nim-cốp)

"Văn hoá là cơ chế của các hiện tượng, vật thể, hành

_động, tư tưởng, cảm xúc Cơ chế này được tạo ra nhờ việc sử dụng các biểu trưng, hoặc phụ thuộc vào biểu trưng d6" (1

Oai-tơ) 1¬

2 Các chức năng của văn hoá

Từ những cách tiếp cận như trên, có thể thấy những chức năng chủ yếu của văn hoá như sau:

a Chức năng giáo đục

Chức năng xã hội đầu tiên quan trọng nhất của văn hoá là xây dựng con người theo mẫu mực nhất định, đó là chức năng giáo dục Văn hố thơng qua các hoạt động, các sản phẩm của mình nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự

phát triển tỉnh thần, thể chất con người, làm cho con người

dần đần có những phẩm chất và năng lực theo những chuẩn mực xã hội để ra Văn hoá là sự hướng dẫn, khuyên bảo cụ thể những điều thích đáng, nên làm trong đời sống tự nhiên

và xã hội Đây là chức năng cơ bản nhất của văn hoá xuất

phát từ gốc của từ văn hoá theo tiéng Latinh ka "cultura", véi ý nghĩa gieo trồng sau mở rộng ra là trồng người, với ý nghĩa bồi đưỡng tâm hồn đạo đức con người Ở Trung Hoa cổ đại,

từ văn hoá đã xuất hiện và được hiểu là cải huấn giáo dục, lấy

đạo đức, lấy sự tốt đẹp làm thay đổi con người

Văn hoá thực hiện giáo dục không chỉ bằng những giá

trị ổn định là truyền thống văn hoá mà còn bằng những giá trị

Trang 15

đang hình thành Những giá trị này tạo thành một hệ thống

chuẩn mực mà con người hướng tới Một bộ phận rất lớn của

văn hoá hình thành, tích tụ trong nhân dân từ đời này sang đời -

khác (như cách ngôn, châm ngôn, tục ngữ, ngụ ngôn) là

những giá trị phổ biến tri thức hành động Những giá trị văn

hóa biến thành thành tri thức và hành động của nhân dân trong các ứng xử trong đời sống xã hội, trong lao động, trong

sinh hoạt hằng ngày như trang trí, kiến trúc, ăn uống, trang

phục Nhờ vậy, văn hoá đóng vai trò quyết định trong việc

hình thành nhân cách của con người, trong việc "trồng

người” |

Với chức năng giáo dục, văn hoá tạo nên sự phát triển liên tục của lịch sử mỗi dân tộc cũng như lịch sử của nhân

loại Wan hod duy tri va phát triển bản sắc đân tộc, gắn kết các thế hệ với mục tiêu hướng đến Chân - Thiện - Mỹ Có thể

coi văn hoá như là "gien" xã hội di truyền phẩm chất cộng đồng người, thế hệ này truyền lại cho các thế hệ sau

b Chức năng nhận thức

Nhận thức là đặc tính phân biệt con người với các sinh vật khác Văn hoá trang bị cho con người những trí thức cần thiết để làm chủ thiên nhiên, làm chủ xã hội và bản-thân

Các hoạt động văn hoá thông qua các đặc trưng, đặc thù của mình mà nâng cao nhận thức cho con người hưởng thụ văn hoá Sản phẩm văn hoá dan dat con người đến với những giá trị tinh thần và tình cảm, những giá trị trí tuệ từ thấp đến cao Vai trò nhận thức của văn hố khơng đơn thuần là phản ánh những tri thức của con người mà còn định hướng Tới mục

Trang 16

đích cao đẹp thể hiện tính nhân văn là bản chất của văn boá

"Văn hoá là những gì còn lại khi người ta đã quên hết”, câu

nói của nhà chính trị Pháp nêu rõ ý nghĩa sâu xa của chức

năng giáo dục và nhận thức của văn hoá

Việc bảo tồn các di tích lịch sử, việc duy trì các lễ hội

tạo cho con người một nhận thức phong phú và toàn điện về quá khứ của một dân tộc, nuôi đưỡng tình cảm cộng đồng dân tộc, đoàn kết hướng tới tương lai

Nâng cao trình độ nhận thức của con người bằng hoại

động văn hoá là việc phát huy tiểm năng sáng tạo của con

người |

c Chức năng thẩm mỹ

Sống theo yêu cầu của cái đẹp và vì cái đẹp là nhu cầu của con người Văn hố thơng qua các hoạt động, sản phẩm của mình nhằm đáp ứng nhu cầu đó của con người Nói cách

khác, văn hoá là sự sáng tạo của con người theo quy luật của cái đẹp, trong đó văn học nghệ thuật là biểu hiện tập trung

nhất của sự sáng tạo đó

Không gì thay thế được văn học nghệ thuật thể hiện cái

thấm mỹ trong đời sống, truyền bá và giáo dục lý tưởng tình

cảm đẹp đẽ đối với con người và xã hội Với văn học, nghệ

Trang 17

phù hợp với chuẩn mực được số đông thừa nhận và phù: hop với tiến bộ xã hội Một xã hội van minh phải là một xã hội có

lối sống văn hoá

d Chức năng giải tri

Trong cuộc sống, ngoài lao động và sáng tao, con ngudi

có nhu cầu giải trí Nhu cầu giải trí được xác định là nhu cầu sản xuất và tiêu thụ tác phẩm văn hoá Để tái tạo sức lao

động, con người phải được nghỉ ngơi và nghỉ ngơi phải được

đáp ứng và tổ chức tốt Do đó, văn hoá giải trí phải trở thành một nhu cầu căn bản của xã hội Nhu cầu giải trí không chỉ

được đáp ứng bằng những tác phẩm, những hoạt động nhằm

mục đích thuần tuý giải trí, mà nhu cầu đố được đáp ứng một

cách tự nhiên trong hưởng thụ văn hoá nghiêm túc

Tác phẩm văn hoá được cấu thành bởi những biểu tượng Tính sinh động cụ thể của biểu tượng không chỉ làm cho cái

không tri giác được trở thành tri giác, rà cũng trong quá

trình "tri giác hoá" cái "bất khả tri giác", đã tạo ra khoái cảm

cho người hưởng thụ Khi nghe một bản nhạc, xem một vở

kịch, đọc một bài thơ , người hưởng thụ không chỉ tiếp nhận

nội dung tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm, mà còn được thoả mãn một khoái cảm thẩm mỹ Trình độ giải trí trong thưởng thức nghệ thuật nghiêm túc đòi hỏi cao, nó ở ngay trong giá trị thẩm mỹ mà toàn bộ tác phẩm đưa lại Năng lực

tác động không sâu sắc, không mạnh mẽ, hình tượng nghệ thuật không gây được khoái cảm cho người hưởng thụ, gây ra tâm trạng mệt mỏi, không đáp ứng được nhu cầu giải trí của

người hưởng thụ Những tác phẩm bình thường là những minh

Trang 18

Là sinh vật tự nhiên, con người có nhu cầu nghỉ ngơi bằng hoạt động giải trí, đồng thời là sinh vật xã hội, con

người không chỉ giải trí để giải trí, mọi hoạt động của con

người đều có mục đích Với đặc điểm ấy, hoạt động giải trí

của con người mang (tính sáng tạo, giúp tấi tạo sự sáng tạo Đo đó, nhu cầu giải trí cũng là nhụ cầu văn hoá, là nhu cầu

thẩm mỹ và văn hoá tự hó mang chức năng giải trÍ

Sự giải trí - tái tạo không chỉ giới hạn ở những tác phẩm thuần văn hoá, mà còn vươn rộng ra cả trong kinh tế, từ các

công cụ sản xuất đến các tư liệu sinh hoạt hằng ngày, nha 6, nơi làm việc, nơi đâu con người cũng đều mong ước và ra sức làm cho dời sống, môi trường sống của mình đẹp thêm, tạo ra

những khoái cảm thẩm mỹ Do đó, có thẩm mỹ công nghiệp, thấm mỹ đời sống, nghĩa là với chức năng thẩm mỹ và giải trí, văn hoá cố mặt ở mọi nơi, mọi lĩnh vực sản xuất và đời

sống con người Sự tham gia của văn hoá vào các lĩnh vực

khác, sản phẩm khác không làm thay đổi chức năng của các lĩnh vực, sản phẩm này, mà chỉ làm tăng thêm giá trị của nó

mà thôi

Sự giải trí bằng các hoạt động văn hoá là bổ ích, cần thiết góp phần giúp cho con người phát triển toàn điện hơn,

lao động sáng tạo có hiệu quả hơn Các nước công nghiệp

phát triển coi trọng chức năng đấp ứng nhu cầu giải trí sáng

tạo của văn hoá nghệ thuật |

Với chức năng chủ yếu trên, văn hoá là lĩnh vực mang đậm dấu ấn của từng dân tộc, từng quốc gia, đồng thời có

những nét chung của nhân loại dpa y0 dữxvriểu

biết, học tập lẫn nhau giữa các dân BKC 4#N8tnhoá

Am THU VIF N

v42967/2384P 7”

Trang 19

của môi đân tộc khơng thốt ly khỏi các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội và môi trường tự nhiên trong quá trình vận

động và phát triển của dân tộc đó Sự phát triển đó khơng

ngồi những quy luật chung của nhân loại Mối quan hệ dân tộc và nhân loại là mối quan hệ biện chứng trong một nền văn

hoá Đảng ta chủ trương xây dựng một nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là chủ trương phù hợp với

đặc trưng của văn hoá và quy luật phát triển của nhân loại Trong xu hướng tồn cầu hố về mặt kinh tế, hội nhập vững chắc vào nền kinh tế thế giới, Đảng ta coi trọng bảo vệ chủ quyền quốc gia và độc lập dân tộc Trong xu thế đó việc bảo

vệ bản sắc của nền văn hoá dân tộc là nhiệm vụ hàng dau

3 Vai trò của văn hoá trong phát triển hiện đại

Phát triển trong thời đại ngày nay đòi hỏi phải nhìn

nhận văn hoá với một nhãn quan mới Ở thời đại chúng ta, văn hoá đang có vai trò quan trọng chưa từng có trong lịch sử

Sự tiến bộ hay lạc hậu của một cá nhân, phát triển hay trì trệ

của rnột đân tộc, thành công hay thất bại của một chiến lược phát triển, sự hưng thịnh của một quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào chỗ văn hoá đã nhận thức và sử dụng như thế nào trong phát triển kinh tế - xã hội Khi UNESCO phát động thập kỷ văn hoá, người ta nhấn mạnh vào vai trò động lực của văn

hoá trong phát triển xã hội

Để biểu rõ vai trò động lực của văn hoá, cần đặt nó

trong cấu trúc của đời sống xã hội: con người, các dạng hoại

động và thể chế (từ góc độ văn hoá học, thể chế xã hội phản

ánh hệ giá trị và chuẩn mực xã hội - tức là văn hoá) là ba vếu

Trang 20

hoạt động là sự tác động của chủ thể vào đời sống xã hội, còn

văn hoá đóng vai trò điều tiết, thúc đẩy xã hội phát triển theo

hướng ngày một hoàn thiện Khơng có văn hố (tức thể chế

xã hội), các hoạt động xã hội không thể vận hành, hơn nữa ngay bản thân xã hội cũng không tồn tại Như vậy, văn hoá

với hệ giá trị và chuẩn mực có thể thúc đẩy và điều chỉnh các

hoạt động xã hội của con người Văn hoá biểu hiện là động

lực thúc đẩy sự phát triển đời sống xã hội

Lịch sử của phương thức công nghiệp hoá cổ điển đã làm nhiều nước lo lắng vì phương thức đó đã đẫn đến sự mất

cân đối nghiêm trọng giữa kinh tế với văn hoá, giữa con người với môi trường tự nhiên Cộng đồng thế giới đã nhận thức thấy hiểm hoạ của sự phát triển các giá trị vật chất mà hy sinh các giá trị tinh thần và văn hoá

Những hậu quả do nền văn minh công nghiệp tạo ra như -

khủng hoảng môi trường sinh thái, lãng phí, can kiệt tài nguyên thiên nhiên, bất bình đăng xã hội và khoảng cách giàu nghèo giữa các nước tăng lên đang đè nặng nhân loại

Những thành tựu khoa học và kỹ thuật hiện đại - sản phẩm trí

tuệ của con người lại thù địch với con người, sản sinh ra chủ nghĩa kinh tế thuần tuý, chủ nghĩa kỹ trị, những học thuyết phi nhân hoá, đồ vật hoá con người Một hiện tượng đang thu hút sự quan tâm của thế giới là sự vươn lên của những nước

công nghiệp mới (con rồng phương Đông) Nhiệu nhà kinh tế phương Tây cho rằng, được như vậy là nhờ các nước này đã

kết hợp thành công những thành tựu của khoa học công nghệ phương Tây với truyền thống văn hoá của dân tộc để tạo ra sự cân đối giữa văn hoá, xã hội và kinh tế Kinh nghiệm của Việt

Trang 21

Nam cũng cho thấy điều đó Suốt hai phần ba thế kỷ qua, Đảng ta luôn khẳng-định con-người là vốn quý nhất và đã làm nhiều việc theo hướng đó Ngay từ những bước đầu tiên hoạch định chiến lược và chương trình phát triển, Đảng ta đã coi

trọng việc đảm bảo tính đồng bộ giữa kinh tế và xã hội Vào cuối thé ky 20, dạng thức sản xuất mới xuất hiện

tiên tiến hơn sản xuất công nghiệp trước đây, dựa vào điện tử học va tin học trong đó tr thức, nguyên lý sang tao có vị trí hàng đầu Những biến đổi có tính cách mạng này trong hoạt

động sản xuất đã kéo theo những biến đổi sâu sắc trong mọi

linh vực đời sống xã hội, đưa loài người bước vào ký nguyên mới của nền văn minh tin học, văn minh trí tuệ

Tình hình mới đòi hỏi phải thay đổi tư duy kỹ trị, phát

triển văn hoá nhân văn, "nâng cao chất lượng con người", mới

có thể biến đổi định hướng giá trị vật chất của nền văn minh

-_ và sử dụng nền tảng to lớn của nó cho những mục đích tốt đẹp

— Những lệch lạc trong soạn thảo chiến lược phát triển ở

nhiều nước thuộc thế giới thứ ba là: thường đồng nhất tăng trưởng kinh tế với phát triển, hoặc chỉ chú trọng vai trò chuyến giao công nghệ trong quá trình phát triển kinh tế, không tính tới đặc điểm của văn hoá dân tộc Những lệch lạc

do quan niệm chật hẹp phiến diện trên thường dẫn đến hậu quả không chờ đợi cho cả người để xướng và thực thi

Vì thế, người ta phải xây dựng lại lý thuyết phát triển,

thừa nhận "tính nhiều chiều cạnh của sự phát triển", trong đó chiều cạnh văn hố là khơng thể xem nhẹ

Trang 22

Đặt vấn để "văn hoá với phát triển" thực chất là nhìn nhận quan hệ biện chứng giữa kinh tế và văn hoá theo quan

niệm phát triển hiện đại

Ngày nay, sự phát triển là nhằm động viên được nguồn

lợi tự nhiên và con người từ bên trong mỗi quốc gia, kết hợp với liên kết, hội nhập quốc tế Trong các nguồn lợi nội sinh

thì tiểm năng con người là nhân tố quyết định, trong đó phải đặc biệt chú ý đến tiềm năng trí tuệ Sự lãng phi tai nang và trí tuệ của con người trong các nước kém phát triển là một

trong những nguyên nhân chủ yếu của sự chậm tiến

Kinh nghiệm cho thấy, trên 90% số nước sau khi đánh

đuổi chủ nghĩa đế quốc bằng cửa trước, đã thất bại trong thực

thi chính sách mở cửa để phát triển kinh tế Họ thất bại vì

không giải quyết được mối quan hệ giữa các yếu (ố nội sinh và ngoại nhập Loài người đang ở ngưỡng cửa của nền "văn minh trí tuệ", công nghệ tiên tiến là "phản cứng”, chính văn

hoá hiện đóng vai trò "phần mềm” trong vận dụng vào điều kiện cụ thể của đất nước để có kết quả tối ưu Kính nghiệm

cho thấy, chỉ ở những nước có nên văn hoá cao, lâu đời thì sự tiếp cin với bên ngoài mới có hiệu quả V.I Lênin đánh giá

cao vai trò của văn hoá như điều kiện cần thiết để phát huy

tính tích cực xã hội, năng lực sáng tạo của con người và coi

văn hoá là phương tiện để nâng cao năng suất lao động

Quan niệm hiện đại về sự phát triển đồi hỏi xem văn hoá như một động lực quan trọng nhất của phát triển kinh tế - xã

hội

Trong các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, chúng ta đã huy động sức mạnh của văn hoá để thâm nhập vào quần

Trang 23

chúng, biến thành sức mạnh vật chất đánh bại kẻ thù, giải phóng đất nước Công cuộc kiến thiết đất nước hiện nay đòi hỏi chúng ta phải xây dựng được cách tiếp cận thực sự khoa

học nhằm sử dụng văn hoá vào việc nâng cao năng suất lao

động, tạo ra nhiều sản phẩm thặng dư làm giầu cho mọi nhà

và cho đất nước |

Từ sau đại hội Đảng lần thứ VI, các nghị quyết và hệ

thống chính sách về phát triển nên kinh tế thị trường đã có tác

động to lớn trong việc giải phóng tiểm năng sáng tạo, thúc

đẩy sản xuất phát triển Song sự chuyến biến này còn chậm

chạp do những hạn chế về trình độ, kinh nghiệm của các

đoanh nghiệp, tâm lý xã hội cũng chưa chuyển kịp với thời đại, trở ngại của cơ chế cũ và lề thói quản lý cũ Hơn nữa,

mặt trấi của quá trình thị trường hoá cũng làm nảy sinh và

phát triển tệ tham nhũng, lừa đảo, chụp giật làm xói mòn các giá trị đạo đức của xã hội Sự phát triển kinh tế tự nó đang trở

thành vấn đề thúc bách Một xã hội hiện đại đều phải giải

quyết nhiệm vụ tăng cường khả năng cạnh tranh kinh tế trên

cơ sở bảo tồn và nâng cao các giá trị văn hoá để phát triển đất

nước Văn hoá là yếu tố đồng hành, chỉ dẫn chất lượng sống trong các quan hệ của con người với thực tại

Công cuộc phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay, vừa

quan tâm giải quyết những vấn đê của phát triển hiện đại như:

ô nhiễm môi trường, cạn kiệt nguồn tài nguyên, vừa giải

quyết các vấn đề gay gất vốn có của các nước kém phát triển như: nạn đối nghèo, sự bùng nổ dân số, sự xói mòn bản sắc

van hoa dan tộc

Trang 24

(nơi gặp nhau của mua và bán, của sản xuất và tiêu dùng, của nhu cầu và sản xuất, của phát triển kinh tế và công bằng xã hội) đang xuất hiện những nhân tố mới, những con người mới Nhiều nhà kinh doanh vì lợi ích thiết thân đã không

ngừng nhân đôi mình lên về trình độ, óc sáng tạo và sự khôn ngoan Đó chính là nhân tố quan trọng của con người văn

hoá Đây là nhân tổ mới, hơn nữa, là chủ thể mới của văn hod Song những phẩm chất này còn chưa đủ điều kiện thuận lợi để

phát triển trong xã hội Vì vậy, cần tạo điều kiện cho văn hoá xã hội để phát triển nhân tố con người, tạo ra nhiều hơn nữa

những con người sáng tao, năng động, góp phần phát triển

kinh tế Sự đồ vỡ của nhiều doanh nghiệp có căn nguyên từ

mơi trường văn hố và xã hội

Để khắc phục khoảng cách giữa văn hoá với văn minh

kỹ thuật, giữa giáo dục và nhu cầu thực tiễn, đồi hỏi nhận thức và khẳng định những nhân tố văn hoá

Do đó, cần quan tâm xác lập một hệ thống những giá trị

văn hoá Chẳng hạn chủ nghĩa yêu nước vẫn là giá trị cốt lõi

nhất nhưng nay cần mang một nội đung mới: ý chí chiến

thắng kẻ thù vì độc lập dân tộc cần chuyển thành ý chí phấn

đấu cho dân giàu nước mạnh, xã hội văn minh và phát triển

theo hướng xã hội chủ nghĩa trên cơ sở quan tâm đến lợi ích

thiết thân của mỗi cá nhân và phù hợp với lợi ích xã hội Trí

thông minh, óc sáng tạo cần được đặt lên hàng đầu hệ thống

giá trị văn hoá Có nhà khoa học cho rằng: văn hoá đạo đức bồi đắp cho cái nhân, còn văn hoá khoa học thì nâng cao cái

trí Không có nhân thì trí không có mục tiêu Không co tri thi

nhân không có phương tiện Cái, giá trị tự do bình đẳng trong

Trang 25

sáng tạo, trong sản xuất kinh doanh, ý thức trọng pháp luật, cần có vị trí xứng đáng trong bảng giá trị văn hoá Việt Nam

hiện đại

Để cạnh tranh trên thị trường không nhằm mục đích

kinh tế đơn thuần, để tạo ra được những sản phẩm lành mạnh, có thẩm mỹ, có công nghệ thích hợp với môi trường sinh thái

nhân văn, ít nhất cần làm rõ: sức lao động là hàng hoá, nhưng

con người với lý tưởng, niềm tin, phẩm giá không thể coi là

hàng hoá Cạnh tranh là một mặt phản ánh xã hội văn minh

Cạnh tranh là đánh bại đối thủ bằng trí tuệ và tài năng (khoa

học công nghệ, tài quản lý, chất lượng sản phẩm, chiếm lĩnh lòng tin của khách hàng) Sự giả đối có thể đem lại lợi ích trong một vài thương vụ, nhưng không thể đánh bại được đối

thủ Không thể xoá bỏ lợi ích kinh tế như trước, nhưng cần

đưa nó vào hệ thống đánh giá tổng hợp, vào cuộc cạnh tranh

toàn diện, qua đó tác động trở lại đối với xu hướng chạy theo lợi nhuận tối đa trong xã hội Cũng cần thấy rằng có những

định bướng tuy không xuất phát từ nguyên tắc lợi nhuận,

cũng có sức mnạnh kinh tế một khi nố tác động đến dư luận xã hội, đến thói quen, thị hiếu tiêu dàng, tác động đến việc phân

bổ thị trường cũng như đến chính sách kinh tế của Nhà nước

Văn hoá là sự hiểu biết nhằm định hướng cho phát triển kính tế theo cái đúng, cái tốt, cái đẹp Văn hoá là mỘt trong những bộ phận quan trọng để khắc phục các khuyết tật vốn

có của thị trường - sự mất cân bằng trong phát triển kinh tế -

Trang 26

trình chuyển sang nền kinh tế thị trường, đang đặt ra nhiều

vấn đề có liên quan tới hoạt động quản lý văn hoá mà việc

giải quyết nó có ảnh hưởng to lớn không chỉ đối với bản thân

sự nghiệp văn hoá mà còn tới toàn bộ tiến trình đối mới của

đất nước |

Il PHUONG HUGNG PHAT TRIEN VAN HOA NUGC TA 1 Quan điểm phát triển văn hoá:

Bất cứ quốc gia nào có chính sách cho sự phát triển văn hoá của đất nước đều dựa trên một số quan điểm cơ bản Những quan điểm ấy là cơ sở quan trọng để định hương chiến

lược cho các chính sách về văn hoá

Ở nước ta ngay từ buổi đầu xác lập vai trò lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta đã nhận thức rõ ý nghĩa to lớn của văn hoá trong chiến lược và sách lược cách mạng Trên cơ sở hệ tư tưởng Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng đã

đề ra những quan điểm, chủ trương đúng đắn để xây dựng nền

văn hoá Việt Nam xã hội chủ nghĩa, đậm đà bản sắc dân tộc Những quan điểm chỉ đạo này có thể diễn đạt thành 6 điểm

sau:

1 Giữa chính trị, kinh tế và văn hố vốn có quan hệ

khơng thể tách rời, những tiến bộ trong sự phát triển ba lĩnh

vực của đời sống xã hội này phải được đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam Chỉ dưới sự lãnh

đạo thống nhất ấy mới tạo ra sự phát triển xã hội theo định

Trang 27

chủ nghĩa xã hội (cương lĩnh phát triển kinh tế - xã hội)

Vì vậy, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là cốt lõi tư tưởng trong văn hoá, văn nghệ nước ta

2 Bảo đảm dân chủ, tự đo cho mọi sự sáng tạo và hoạt

động vin hod, vun dap các tài năng Bởi vì văn hoá xã hội chủ nghĩa là sản phẩm kết tỉnh sự tự do tính thần của giai cấp

công nhân với sự thăng tiến của xã hội, trí tuệ và nghệ thuật

của chính họ Những thiết chế của Nhà nước và những tổ chức xã hội không chỉ làm nhiệm vụ soạn thảo các chính sách

đối với các giá trị tác phẩm văn hoá và cơng việc văn hố,

khơng đơn giản chỉ quan tâm đến việc gia tăng nhu cầu văn hoá, văn nghệ và bảo đảm thoả mãn trong phạm vi "tiêu thụ

van hoá", mà phải đặt ra những vấn dé cha van hoá trở thành

một bộ phận của toàn thể những hoạt động xã hội, phải nhận

thức rõ quyền của người dân được thực hiện là nhờ vào sự

phát triển những hình thức dân chủ xã hội chủ nghĩa, trong đó

có việc dân chủ hoá văn hoá

3 Nền văn hoá mà chúng ta xây dựng là nên văn hoá

tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Nền văn hoá đó phải bảo

tần và phát huy được truyền thống văn hoá tốt đẹp của các

đân tộc, tính thống nhất và đa dạng của văn hoá các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam Chính những khác biệt văn hoá đã xây dựng nên sự giàu có của nền văn hoá Việt Nam

Tôn trọng lợi ích, truyền thống văn hố, ngơn ngữ, tôn

giáo, tín ngưỡng của các dân tộc Đảm bảo quyền tự do tín

ngưỡng, đồng thời chống việc lợi dụng tín ngưỡng để làm tổn

hại đến lợi ích của Tổ quốc và nhân đân

Trang 28

4 Kế thừa phát triển các giá trị của văn hoá dân tộc gắn

liền với mở rộng giao lưu văn hoá với nước ngoài, tiếp thu những tỉnh hoa của nhân loại để làm giàu đẹp thêm nền văn

hoá Việt Nam Ngăn chặn và đấu tranh chống sự xâm nhập

của các loại văn hoá độc hại, bảo vệ nền văn hoá đân tộc

3 Nâng cao tính chiến đấu của các hoại động văn hoá,

khẳng định mạnh mẽ và sâu sắc những nhân tế mới, những

gia tri cao dep của dân tộc ta, phê phán cai sai, lên ấn cái xấu,

cái ác để hướng con người tới cái đúng, cái tốt, cái đẹp Đấu

tranh không khoan nhượng chống các luận điệu độc hại của

các thế lực thù địch Thấm nhuần quan điểm của Chủ tịch Hồ

Chi Minh "Van hoá, văn nghệ cũng là một mặt trận Anh chị em văn nghệ sĩ là chiến sĩ trên mặt trận ấy" Văn hoá là một

mặt trận, xây đựng và phát triển văn hoá là một sự nghiệp

cách mạng lâu dài, đòi hỏi ý chí cách mạng và sự kiên trì,

thận trọng

6 Văn hơá là sự nghiệp của toàn dân, do Đẳng lãnh đạo,

trong đó đội ngũ tri thức giữ vai trò quan trọng Thực hiện xã

hội hoá các hoạt động văn hoá, gắn liên với yêu cầu khắc phục tình trạng "hành chính hoá" các tổ chức văn hoá và xu

hướng "thương mại hoá" trong lĩnh vực này _

Các văn kiện của Đảng nhấn mạnh đến nhiệm vụ trung

tâm của văn hoá là bồi dưỡng con người Việt Nam về trí tuệ,

đạo đức, tâm hồn, lối sống tình cảm, có bản lĩnh ngang tầm

sự nghiệp đổi mới đất nước, mau chóng bắt kịp xu thế phát triển của thời đại ngày nay

Trang 29

hoá đóng vai trò là nhân tế điều tiết quyền lợi với trách nhiệm công đân, chọn lựa con đường lành mạnh cho sự phát triển lâu bền của dân tộc

2 Những nhân tố mới tác động tới chuyển động của

văn hoá hiện nay -

"Tạo đựng” khung cảnh văn hoá - xã hội thuận lợi cho

sự phát triển của mỗi quốc gia đang là trách nhiệm to lớn của

các Nhà nước trên thế giới hiện nay

Công cuộc đổi mới đất nước trong những năm gần đây

đã đạt được những thành tựu ro lớn về kinh tế, tuy rên thực tiễn cũng đang nảy sinh những vấn đề xã hội liên cuan đến con người đòi hỏi phải giải quyết một cách cấp bách như:

hiện tượng mù chữ trở lại gia tăng, chất lượng giáo dục giảm sút, lối sống chạy theo đồng tiền, mê tín dị đoan, những thị hiếu không lành mạnh ở nhiều nơi đang có chiều hướng phát triển Vì vậy, tạo sự hài hoà giữa kinh tế với văn hoá xã hội chính là tạo ra động lực cho sự phát triển nhanh chóng

của đất nước

Đẳng ta đang thể hiện sự đổi mới toàn diện trên mọi

lĩnh vực của đất nước, không chỉ riêng kinh tế mà cả văn hoá, giáo dục, y tế Con người là vốn quý nhất Nghị quyết của

Đảng xuất phát từ tỉnh thần nhân văn sâu sắc nhằm phát triển

con người toàn diện, xây dựng xã hội dân chủ công bằng,

nhân ái, thiết lập quan hệ người tiến bộ trong sản xuất và

trong đời sống để từ đó làm tăng gấp bội hiệu quả kinh tế và

xã hội Con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể

Trang 30

lực của sự nghiệp xây dựng xã hội mới, đồng thời là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội Có thể thấy, những nhân tố mới tác

động tới chuyển động của văn hoá hiện nay là: ˆ

* Cong nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước:

Muốn cơng nghiệp hố ~ hiện đại hoá đất nước phải giải

quyết tốt vấn đề xây dựng cơ sở hạ tầng của đời sống xã hội

như: giáo dục, y tế, thông tin, phúc lợi công cộng, phát huy

các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc

Phải đưa văn hoá vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội

để huy động cao nhất nhân tố con người - tiểm năng của đất

nước và điều kiện của thời đại, nhằm tạo chuyển biến vững

chắc cho phát triển Đạo đức, lối sống, nghệ thuật, sinh thái,

sự an toàn và phát triển đầy đủ năng lực là những nhu cầu

không thể hiện bằng tiền, thị trường ít quán tâm Nhưng trong

bối cảnh hội nhập quốc tế mạnh mẽ đòi hỏi Nhà nước phải tạo dựng và khuyến khích các nhu cầu này như một nền tảng tỉnh thần cho phát triển bên vững đất nước

* Khuynh hướng nhất thể hoá nền kinh tế thị trường và thành tựu của công nghệ thông tin:

Chính sách mở cửa của Nhà nước ta đã tạo ra sự tiếp xúc rộng rãi chưa từng có của dân tộc với nước ngoài, tác động

mạnh mẽ tới sự phát triển văn hố, thơng qua con đường vô

Trang 31

Sự hình thành nền kinh tế thị trường ở nước ta là nhân tố

xét đến cùng có tác động lớn tới chuyển động của văn hoá xã

hội Sự tác động này làm xuất hiện văn hoá mang tính thị

trường Đó là sự tái định hướng đời sống văn hoá - xã hội vào những nhụ cầu thường ngày, thiết thực của các loại công chúng, dựa trên khả năng có thể thanh toán được Văn hoá thị trường có mặt tích cực, tiêu cực sau: '

- Mật tích cực là: tạo điều kiện tương đối cho sự xuất hiện, thử thách của tài năng Đáp ứng nhanh các loại yêu cầu, thi hiếu khác trong nhân dân Bất chấp những trở lực của lợi

nhuận trong thị trường, tỉnh thần nhân văn vẫn được nuôi

dưỡng trong các hoạt động và sản phẩm văn hoá

- Mặc tiêu cực là: Do bị quy luật lợi nhuận chi phối nên sản phẩm văn hoá chịu sự rằng buộc của khn khổ hàng hố làm tăng nhanh khoảng cách đời sống văn hố ở nơng thôn, miền núi với đô thị, thị xã Một số loại hình không thích ứng được quan hệ thị trường bị đình đốn, xuống cấp , lợi nhuận cũng khuyến khích khai thác cả những thị hiếu thấp kém, độc

hại cho sự hình thành và phát triển nhân cách v.v

Cần phân tích quan hệ thị trường và văn hoá Soi sắng mối quan hệ này nhằm mục đích xác định những thể loại nào

có thể hoạt động trên cơ sở thương mại, loại nào không thể

thích ứng được hoặc chỉ một phân Mức độ không thích ứng

này chính là một trong những căn cứ cần thiết có sự dau tu,

hỗ trợ về tài chính của Nhà nước Điều này được lý giải bởi

"luật về tính phi hiệu năng của nghệ thuật”, lầ cải tạo nên tính đặc biệt của hàng hoá văn hoá Trong khi khoa học kỹ thuật

phát triển đã thúc đẩy việc tăng năng suất lao động trong sản

Trang 32

xuất, trong hàng hố thơng thường thì đối với nghệ thuật dù

đã trải qua nhiều cuộc.cách mạng khoa học kỹ thuật cũng

không làm giảm đi sự gia tăng nghệ sĩ trong các ngành nghé Điều tra xã hội học cho thấy sự phát triển của thị trường tiêu thụ văn hoá ảnh hưởng rất chậm tới việc cải thiện đời sống của nghệ sĩ :

Vậy vì lý do gì mà Nhà nước và xã hội phải có sự bảo

trợ đền bù vật chất với các mức độ khác nhau cho những thể loại văn hố khơng thể tự sống được trong quan hệ thị trường

Từ nhiều thế ký, nhân loại đã tìm kiếm câu trả lời với những

dién dat khác nhau Đó là vì văn hoá thể biện sức mạnh của

đân tộc, của chế độ xã hội Nó cần thiết cho tiến bộ xã hội, đem lại lợi ích chung cho mọi người Lợi ích của văn hố toả ra khơng chỉ tác động trực tiếp tới người hưởng thụ mà còn lan toả ra xung quanh, cho cả những người không mua hoặc không muốn mua Giá trị của hàng hoá chỉ được thể hiện thông qua giá cả Nhưng đối với hàng hóa văn hoá, giá cả thường không thu được "phí sử dụng” như đối với một cây

cầu, một đoạn đường Sự phát triển ngày nay cho thấy, khi

đánh giá con người là nhân tố quan trọng nhất của lực lượng sản xuất thì văn hoá trở thành lực lượng thúc đẩy hay kìm

hãm sự phát triển của sức sản xuất Năng lực sản xuất sáng

tao cla mét con người tuỳ thuộc không chỉ ở sự giáo dục kinh

tế, tri thức sản xuất mà còn liên quan đến phát triển Nhà

nước, pháp luật, tín ngưỡng, giá trị, đạo đức, lối sống, cảm thụ nghệ thuật Lôgic của lịch sử là: xã hội có văn hoá cao

thì kinh tế phát triển nhanh chóng, khắc phục được tình trạng

CÓ tăng trưởng mà không có phát triển Tính đặc biệt này của

Trang 33

hàng hoá văn hoá là lý do giải thích sự cần thiết phải tài trợ cho văn hoá đù đưới danh nghĩa-là Nhà nước hay các tổ chức

kinh tế, xã hội Nếu buông lỏng quản lý nhà nước, để mọi hoạt động văn hố trơi nổi theo quy luật của kinh tế thị trường là tiêu diệt mục tiêu của văn hoá Muốn quản lý văn

hoá có hiệu quả, không chỉ định tính sự tác động của thị trường tới văn hoá mà còn nhất thiết phải định lượng sự tác

động này tới từng lĩnh vực, từng hoạt động của văn hoá như

một trong những căn cứ để xác lập những chính sách văn hoá

Ngày nay, các cơ sở, đơn vị sản xuất - kinh doanh phục vụ các nhu cầu văn hoá, nghệ thuật muốn duy trì hoạt động và phát triển đều phải tuân theo quy luật của thị trường Phần

lớn các sản phẩm văn hoá và dịch vụ văn boá đều lấy hình

thức hàng hố, thơng qua thị trường, theo nguyên tắc trao đổi ngang giá mà phục vụ người tiêu đùng văn hoá Trừ một số ít

các đơn vị sự nghiệp văn hố mang tính cơng ích xã hội của Nhà nước như: Phát thanh, truyền hình, thư viện, bao tang còn các đơn vị sản xuất - kinh doanh văn hoá khác khi xác định phương hướng đầu tư, bố trí sản xuất sản phẩm văn hoá trước hết và đương nhiên phải căn cứ vào nhu cẩu 41a thị trường, phải chọn các hạng mục và sản phẩm có hiệu quả

kinh tế tương đối cao và hiệu quả xã hội để ưu tiên Ở đây có

thể thấy, quy luật giá trị đã có tác dụng trong phát triển văn hoá và chi phối hoạt động của các đơn vị sản xuất - kinh doanh văn hố Vơ hình chung, quy luật cạnh tranh trong lĩnh

vực này cũng phát huy tác dụng Có thể thấy ảnh hưởng của

kinh tế hàng hoá có kế hoạch đối với phát triển sự nghiệp văn hoá ở các khía cạnh:

Trang 34

- Tính chất hàng hoá của các sản phẩm văn hoá

- Cơ chế thị trường và kế hoạch trong phát triển văn hoá

- Hiệu quả kinh tế và xã hội trong phát triển văn hoá

“Chọn lựa chính sách văn hoá trong điều kiện kinh tế hàng hoá có kế hoạch phải căn cứ vào phương hướng, yêu

cầu, nhiệm vụ của công cuộc xây dựng nền văn hoá xã hội

_chủ nghĩa, đâm đà bản sắc đân tộc mà Đảng ta dé xướng

Trong xu thế phát triển của thời đại, cần vận đụng, phát huy mặt tích cực của kinh tế hàng hoá đối với phát triển sự nghiệp văn hoá, đồng thời ngăn chặn những tác dụng tiêu cực của nó: - Phát huy tác dụng tích cực của quy luật giá trị trong

phát triển văn hố nhưng khơng thể lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chuẩn để đánh giá sự phát triển của văn hoá mà phải đặt nguyên tắc hiệu quả xã hội đứng hàng đầu

- Phát huy tác dụng tích cực thúc đẩy của cơ chế thị trường và điều tiết thị trường đối với phát triển văn hố nhưng

khơng thể hoàn toàn dựa vào điều tiết tự phát của thị trường

mà phải xác lập nguyên tắc điều tiết thị trường dưới sự chỉ

đạo có kếhoạch _

- Phát huy tác dụng tích cực của quy luật cạnh tranh

trong phất triển văn hoá nhưng phải đảm bảo cạnh tranh lành

mạnh theo định hướng văn hoá của Đảng - Nhà nước ta đề ra

Cần khắc phục tình trạng vừa thiên kiến với thị trường văn hoá, vừa buông lông quản lý nhà nước Chống khuynh hướng "hành chính hoá” cũng như "thương mại hoá” trong

hoạt động văn hoá

Trang 35

Hil NOI DUNG CO BAN CUA QUAN LY NHA NUGC VE VAN HOA |

1 Xác định đối tượng quản lý nhà nước về-văn hoá d Phạm vi đối tượng quan lý

Vẻ mặt lý luận, vặn hoá là khái niệm đa nghĩa, thẩm

thấu trong mọi lĩnh vực, Mọi hoạt động của đời sống xã hội, khó thống nhất được một định nghĩa bao quát Song ở sóc độ

quản lý nhà nước lại cần một cách nhìn thực hành, thực tiền

đối với văn hoá Quản lý nhà nước về văn hoá đòi hỏi phải giới hạn văn hoá ở một phạm vi hẹp và vào những hoại động

cụ thể của văn hoá

Đối tượng văn hoá hiểu theo nghĩa rộng được nhiều cơ quan tham gia quản lý Thí dụ: Văn hoá khoa học; Văn hoá

giáo dục; Văn hoá nghệ thuật; Văn hoá thơng tín; Văn hố xã

hội; Văn hố tơn giáo; Văn hoá thể đục thể thao; Văn hoá du lịch

Phạm vi văn hoá đề cập trong chuyên để này giới hạn ở

những hoạt động và sản phẩm văn hoá thuộc Bộ Văn hố - Thơng tin quan lý:

+ Văn hoá nghệ thuật: âm nhạc, hội họa, văn học, sân

khấu, điện ảnh

+ Văn hố thơng tin đại chúng: báo chí, phát thanh, truyền hình, băng đĩa, Internet

+ Văn hoá xã hội: lễ hội, thủ công mỹ nghệ, phong tục,

Trang 36

+ Các công việc văn hoá: thư viện, bảo tàng, tượng đầi,

di tích văn hoá lịch sử, câu lạc bộ, nhà văn hoá

Vận dụng vào các quốc gia, thấy có sự khác nhau trong sơ đổ cơ cấu quản lý nhà nước về văn hoá O day chinh su

quan niệm khác nhau về phạm vi rộng hẹp của đối tượng quản lý là một trong những nguyên nhân tao nên sự khác biệt nay

b Đặc điểm sẵn phẩm văn hoá

Các sản phẩm văn hoá cũng mang đầy đủ những đặc

tính hàng hoá nói chung Lao động cụ thể và lao động trừu tượng tạo nên giá trị của sản phẩm Sản phẩm văn hoá được sản xuất ra chủ yếu để phục vụ các nhu cầu tinh than của con

người Tuy nhiên, sản phẩm văn hoá còn có những đặc điểm riêng so với các sản phẩm thông thường khác ở chỗ:

- Các nguyên liệu để sản xuất ra sản phẩm văn hoá

không chỉ ở dạng vật thể mà còn ở dạng phi vật thể (như kiến

thức, quan điểm, tư tưởng, đạo đức, thẩm mỹ, kinh nghiệm ) Các "nguyên vật liệu" ở dạng phi vật thể này thường chiếm một tý trọng khá lớn so với nguyên vật liệu ở dạng vật thể để

cấu thành sản phẩm Việc tiêu hao các "nguyên vật liệu" phi vật thể này có liên quan tới hoạt động sáng tạo của người sản _

xuất ra sản phẩm văn hoá C Mác coi đó thuộc phạm trù lao

động trừu tượng

"Đặc điểm này đòi hỏi khi tính toán chi phí không thể

chỉ tính việc bù đắp phần "khấu hao" cả hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình, mà còn cả việc đối mới, nâng cao trình độ

của người sản xuất nữa Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn

Trang 37

tới bộ phận này, mà thường Nhà nước vì lợi ích chung phải

quan tâm và trực tiếp hỗ trợ cho việc tính tốn này thơng qua các công cụ quản lý kinh tế vĩ mô của mình như thuế, trợ giá

- Giống như các sản phẩm thông thường khác, sản phẩm

văn hoá cũng có giá trị, giá trị sử dụng, giá trị trao đối, song sản phẩm văn hoá còn có thêm các giá trị khác như: giá trị

đạo đức, giá trị thẩm mỹ, giá trị văn hoá , nói cách khác, là

những giá trị chính trị - xã hột

Trong phân loại của UNESCO, người ta phân biệt văn

hoá vật thể với văn hoá phi vật thể Văn hoá vật thể bao hàm

các động sản, bất động sản mang mội giá trị, ý nghĩa đặc biệt về mặt lịch sử, truyền thống (liên quan đến các di tích, công

trình lịch sử, đền đài, cung điện ) Còn sản phẩm văn hoa phi

vật thể là toàn bộ những sáng tạo dựa trên cơ sở truyền thống của một cộng đồng tự khẳng định bản sắc văn hoá và dựa vào

đó, cộng đồng tự khẳng định văn hoá và xã hội riêng của mình Do đó, không ngẫu nhiên có những sản phẩm văn hoá

cả vật thể và phi vật thể cùng với thời gian, giá tr của nó lại

càng được tăng lên

- "Luật về tính phi hiệu năng của văn hoá" cũng là cái

tạo nên đặc điểm của hàng hoá văn hoá Bởi vì khoa học - kỹ

thuật phát triển đã thúc đẩy năng suất lao động 1rong sản xuất

các hàng hố thơng thường thì đối với đa số các hoạt động văn hoá, mức độ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật lại rất bị giới hạn Điều tra xã hội học cho thấy, sự phát triển của thị trường tiêu thụ văn hoá ảnh hưởng rất chậm tới việc cải thiện đời sống

của nghệ sĩ Giá trị của hàng hoá chỉ thể hiện thông qua giá

Trang 38

cả nhưng đối với hàng hoá văn hố, giá cả thường khơng thu được "phí sử dụng” như đối với một cây cầu, một đoạn đường Trong lợi ích, văn hoá toả ra không chỉ tác động trực tiếp tới người hưởng thụ mà còn lan toả ra xung quanh, cho cả những người không mua hoặc không muốn mua

Tính đặc biệt này của hàng hoá văn hoá khiến nó thuộc

loại hàng hoá cơng cộng, hàng hố khuyến dụng Sự phát

triển ngày nay cho thấy, khi đánh giá con người là nhân tố

quan trọng nhất của lực lượng sản xuất thì văn hoá trở thành lực lượng thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển của sức sản

xuất Tính đặc biệt này của hàng hoá văn hoá giải thích sự cần thiết phải tài trợ cho văn hoá dù đưới danh nghĩa nhà

nước hay các tổ chức kinh tế - xã hội

Tóm lại, tính phổ biến và đặc thù của hàng hoá văn hoá

cho thấy: trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.có sự quản lý của Nhà nước, các đơn vị sản xuất - kinh doanh phục vụ các nhu cầu văn hoá nghệ thuật muốn đuy trì hoạt động và phát triển đều phải chịu tác động của quy

luật thị trường Phần lớn các sản phẩm văn hoá và dịch vụ văn

hoá đều lấy hình thức văn hoá thông qua thị trường, theo nguyên tắc trao đổi ngang giá mà phục vụ người tiêu dùng văn hoá Trừ một số ít các đơn vị sự nghiệp văn hố mang tính cơng ích xã hội của Nhà nước như phát thanh, truyền

hình, thư viện, bảo tàng còn các đơn vị sản xuất - kinh doanh văn hoá khác khi xác định phương hướng đầu tư, bế trí

sản xuất sản phẩm văn hoá phải căn cứ vào nhu cầu của thị (trường, phải chọn các hạng mục và sản phẩm có hiệu quả

Trang 39

trị đã có tác dụng trong phát triển văn hoá và chỉ phối hoạt

động của các đơn vị sản xuất - kinh doanh văn hoá -

2 Những yêu cầu của quản lý nhà nước về văn hoá

Nhà nước là người đại diện cho nhân dân để bảo đảm

các quyền có trong Hiến pháp của công dân về văn hoá, điều

tiết sự hài hoà cơ cấu văn hoá, lợi ích văn hoá của các nhóm

xã hội, các yêu cầu phát triển và thoả mãn nhu cầu văn hố

của tồn xã hội, các vùng, miền, các đân tộc trên địa bàn lãnh

thổ trước các mâu thuẫn, nghịch lý sản sinh từ vận động, phát

triển của văn hoá Cùng với đà phát triển của nền kinh tế thị trường, vai trò của Nhà nước ngày càng tăng trong việc định

hướng, điều tiết và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ văn hoá, bảo đảm sự phát triển hài hoà giữa các yếu tố của bản thân văn hoá (văn hoá truyền thống và văn hoá du nhập, các loại

hình văn hoá), quan hệ giữa văn hoá với chính trị, kinh tế, xã

hội Để làm được điều đó cần phải đáp ứng những yêu cầu

sau đây của quản lý nhà nước về văn hoá:

- Quản lý nhà nước về văn hoá và công tác tư tưởng gắn

liền với quyền lực Nhà nước Hơn bất cứ lĩnh vực nào, văn hoá là lĩnh vực yêu cầu có sự lãnh đạo và quản lý của Nhà nước Nước nào cũng có cơ cấu quản lý nhà nước đối với các hoạt động văn hoá

Trang 40

cộng đồng trong sự nghiệp phát triển văn hoá, xã hội các hoạt

động văn hoá văn nghệ

- Văn hoá thuộc nhân đân, mọi người dân đều có quyền

được hưởng thụ văn hoá và có nghĩa vụ đóng góp bảo vệ nền

văn hoá dân tộc Trong việc quản lý văn hố, ngồi hình thức

nhà nước ra, cần khuyến khích các hình thức tự quản của nhân dân trong việc bảo vệ và phát triển văn hoá, bảo đảm

được tính đa đạng của văn hoá và đáp ứng nhu cầu văn hoá

của nhân đân Các đoàn thể quần chúng, hiệp hội nghề nghiệp

có vai trò to lớn trong bảo vệ và phái triển văn hoá

- Văn hoá Việt Nam là văn hoá đa dân tộc, do đó cần có cơ quan riêng và cơ chế riêng quản lý văn hoá các dân tộc

thiểu số

Kết hợp thống nhất hiện quả kinh tế và hiệu quả chính trị, xã hội trong hoạt động văn hoá

3 Nội dung quản lý nhà nước về văn hoá

a Xây dựng thể chế

Để quản lý tốt hoạt động văn hoá trong quá trình xã hội

hoá văn hoá, Nhà nước phải chú trọng xây dựng thể chế văn

hoá Thể chế văn hoá bao gồm hai loại hệ thống chuẩn mực:

+ Chuẩn mực luật pháp

- + Chuẩn mực phong tục tập quán

Chuẩn mực luật pháp được bảo đảm thực hiện bằng tổ chức và phương tiện Nhà nước, thuộc loại "thể chế cứng"

Chuẩn mực phong tục tập quán do cộng đồng đề xuất, được

Ngày đăng: 07/01/2022, 23:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w