1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo trình hành chính so sánh

261 11 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 3

Chủ bién:

PGS TS DANG KHAC ANH

Bién soan:

PGS TS BANG KHAC ANH

Chương I, Chuong II, Chương TH (mục 3.1, 3.2,

Trang 4

LO! NO! BAU

Cải cách hành chính nhà nước được Đảng và Nhà nước ta xác định là nội dung trọng tâm của cải cách nhả nước, là một bộ phận không tách rời của quá trình đôi mới Cải cách hành chính ở nước ta trong những năm qua đã đạt được những thành tựu to lớn, nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước, góp phần quan trọng vào thành công của công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế Trong quá trình đổi mới và cải cách đó, việc học tập kinh nghiệm của các quốc gia khác là hết sức cần thiết Hành chính so sánh với tư cách là lĩnh vực quan trọng của khoa học hành chính tập trung vào nghiên cứu và giải thích sự giống và khác nhau giữa các nền hành chính trên thê giới nhằm tìm ra các quy luật chung đê vận dụng vào việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động hành chính của quốc gia có ý nghĩa quan trọng trong tiễn trình cải cách hành chính ở nước ta

Trang 5

Trong quá trình biên soạn Giáo trình, nhóm biên soạn

đã nhận được sự giúp đỡ quý báu về tài liệu và những góp ý, nhận xét sâu sắc của nhiều nhà khoa học ở nhiều lĩnh vực

khác nhau Không có sự giúp đỡ quý báu này, Giáo trình

khó có thể ra đời được

Hành chính so sánh là một lĩnh vực nghiên cứu mới ở

nước ta nên chắc chẵn việc biên soạn Giáo trình này còn gặp

nhiều khiếm khuyết và hạn chế Các tác giả mong nhận được sự góp ý của học viên và bạn đọc để Giáo trình ngày

cảng được hoàn thiện hơn

Trang 6

Chương Ï KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HÀNH CHÍNH SO SÁNH 1.1, HÀNH CHÍNH SO SÁNH - MỘT BỘ PHẬN CỦA KHOA HỌC HÀNH CHÍNH 1.1.1 Hanh chinh hoc - khoa học nghiên cứu về hành chính

Đời sống xã hội là khách thể nghiên cứu của rất nhiều

khoa học khác nhau trong đó có hành chính học Mỗi ngành

khoa học như vậy, trong đó có hành chính học, tập trung vào nghiên cứu về một hay một sé mat nhat dinh cua doi song xã hội Được tách ra khỏi chính trị học và trở thành một ngành khoa học tương đối độc lập trong hệ thông khoa học

xã hội vào khoảng cuối thế kỷ XIX, hành chính học cho tới

_ nay đã có những bước phát triển quan trọng vả có nhiều đóng góp vào sự phát triển chung của trì thức khoa học cũng như văn minh nhân loại, đồng thời trực tiếp góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng hoạt động quản lý, điều

hành xã hội của các quốc gia |

'Xem thém: Woodrow Willson: The Study of Administration, in:

Ott, J.Steven/Russel, E.W: Introduction to Public Administration, Longman, 2001, p.14-25

Trang 7

Hành chính nhà nước thường được hiểu là “sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối

với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của công dân,

do các cơ quan trong hệ thông hành pháp từ trung ương đến cơ sở tiễn hành để thực hiện những chức năng và nhiệm vụ

của nhà nước, phát triển các mỗi quan hệ xã hội, duy trì trật

tự, an ninh, thôa mãn các nhu câu hợp pháp của các công dân”.' Như vậy, đây là hoạt động quan trọng, chủ yếu và phô biến nhất trong các hoạt động thực thi quyền lực nhà nước vì bộ máy hành chính nhà nước được trao quyền trực - tiếp điều hành các hành vi của mọi cá nhân và tổ chức trong xã hội, định hướng cho xã hội phát triển theo các chuẩn mực được quy định trong pháp luật Các cơ quan hành chính nhà nước và các cán bộ, công chức trong quá trình thực thị công

vụ được phép sử đụng quyên lực nhà nước mang tính cưỡng

chế buộc công dân và tổ chức phải tuân thủ những quy định của nhà nước khi triển khai đưa pháp luật vào tô chức và

điều tiết xã hội `

Hành chính nhà nước không tồn tại ngồi mơi trường chính trị nó phục vụ và phục tùng chính trị, vì vậy nó mang

bản chất chính trị Bộ máy nhà nước nói chung và bộ máy

hành chính nhà nước nói riêng, xét về bán chất, là công cụ chuyên chính của giai cấp cam quyên, do đó có nhiệm vụ báo vệ lợi ích của giai cấp cầm quyên Lợi ích này được thể hiện tập trung trong đường lỗi, chủ trương của đảng cầm quyền đại diện cho giai cấp đó Vì vậy, hoạt động của hành

Trang 8

chính nhà nước giữ một vị trí quan trọng trong việc hiện thực hóa mục tiêu chính trị, hiện thực hóa định hướng chỉnh trị của đảng cằm quyền trong thực tiễn Tuy nhiên, sự phụ thuộc của hành chính vào chính trị mang tính tương đối: trong khi hành chính nhà nước có nhiệm vụ hiện thực hóa mục tiêu chính trị thi hoạt động điêu hành xã hội của bộ máy hành chính lại có tính độc lập tương đối Ị

Hành chính học là khoa học nghiên cứu về hành chính, trước hết là hành chính nhà nước, tức là nghiên cứu các quy luật vận động và các nguyên tắc quản lý xã hội của nhà nước nhằm mục tiêu vận dụng các quy luật này vào thực tiễn để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quân lý xã hội của nhà nước, bảo đảm duy tri trật tự xã hội và thúc đây xã hội phát triển Đối tượng nghiên cứu của hành chính học là các quy luật và hiện tượng diễn ra trong hoạt động hành chính, trước

hết là hành chính nhà nước Về bản chất, đó là khoa học

nghiên cứu về việc thực thi quyền hành pháp nói riêng và thực thi quyền lực nhà nước nói chung, nghiên cứu về cách

thức tổ chức bệ máy và hoạt động của nhà nước để điều

hành xã hội, thúc đây xã hội phát triển theo đúng định hướng, mong muốn của nhà nước Do đó, đây là một khoa học liên ngành vả có tính ứng dụng cao

Hành chính học tập trung vào nhiều nội dung nghiên cứu khác nhau về cách thức tô chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước Theo các nhà nghiên cứu về hành

Trang 9

chính, hành chính học được phân thành hai mảng lớn: hành chính học đại cương và hành chính học chuyên ngành

Hành chính học đại cương nghiên cứu cách thức tổ chức và hoạt động thực thì quyền hành pháp nói chung, các

quy luật tổ chức và vận hành chung nhất của bộ máy hành

chính nhà nước và vận dụng các quy luật đó vào việc nghiên cứu nâng cao hiệu lực và hiệu quả trong hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước

Hành chính học chuyên ngành tập trung vào việc nghiên cứu những linh vực chuyên sâu trong hảnh chính

'học, những mặt khác nhau trong tô chức và hoạt động hành

chính nhà nước như tô chức bộ máy hành chính nhà nước, nhân sự hành chính nhà nước, tài chính công, ứng dụng công nghệ thông tin trong hành chính nhà nước,

Cho tới nay, những nội dung nghiên cứu chủ yếu của hành chính học tập trung vào những lĩnh vực chủ yếu sau:

- Những nguyên tắc của hành chính nhà nước;

Trang 10

- Kiểm soát đối với hành chính nhà nước; - Quản lý tài chính công và công sản; - Cải cách hành chính nhà nước; - Hành chính so sánh

Hành chính học năm ở giao điểm của các khoa học xã hội và có mỗi quan hệ mật thiết với nhiều ngành khoa học xã hội khác như chính trị học, luật học, tầm lý học, xã hội học và trong quá trình nghiên cứu cũng sử dụng nhiều phương pháp nghiền cứu liên ngành

1.1.2 Hành chính so sánh

So sánh là một trong những phương pháp nghiên cứu

quan trọng đối với hâu hết các khoa học, cả khoa học tự

nhiên và khoa học xã hội Mục đích của phương pháp so sánh là thông qua việc phân tích so sánh các trường hợp

biểu hiện cụ thé của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã

hội và tư duy, rút ra nhận thức về các quy luật vận động chung của sự vật và hiện tượng irong tự nhiên và xã hội

Nhiều nhà khoa học đã đánh giá` so sánh không chỉ là một

phương pháp nghiên cứu khoa học được sử dụng trong các lĩnh vực thực nghiệm như vật lý hay hóa học Các nghiên cửu so sánh có thể được thực hiện ở mọi lĩnh vực khoa học, cả khoa học tự nhiên và khoa hợc xã hội và nhân văn, góp phan vào việc mở rộng, khám phá các kiến thức mới phục

' Xem Đoàn Trọng Truyền (1999), tr.23, xem thêm trong Jreisat,

Trang 11

vu cho viéc phat triển khoa học đó, trong đó có khoa học hành chính

Hành chính so sánh là một bộ phận quan trọng cầu thành nên hành chính học Các nhà nghiên cứu về hành chỉnh đều tương đối thống nhất quan điềm cho răng hành chỉnh so sánh trước hết tập trung vào việc nghiên cứu và giải thích sự giống nhau và khác nhau giữa các nền hành chính trên thế giới" Tuy nhiên, các nghiên cứu so sánh trong lĩnh vực khoa học hành chính còn được áp dụng rộng rãi nhằm tìm hiểu sự giống và khác nhau trong phương thức tổ chức và nguyên tắc hoạt động của bộ máy hành chính trong nội bộ một quốc gia trong các thời kỳ khác nhau hay giữa các bộ phận tương đồng của chúng, qua đó tìm ra Các quy luật vận động chung cũng như các yếu tổ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của chúng

Hành chính so sánh là lĩnh vực nghiên cứu của khoa học hành chính có nhiệm vụ chỉ ra và giải thích sự giống nhau và khác nhau giữa các nên hành chỉnh trên thể giới hay các bộ phận cấu thành của chúng hoặc sự giống nhau và

khác nhau trọng tổ chức và hoạt động của nền hành chính

trong một quốc gia nhưng ở các thời kỳ khác nhau đề tìm ra các quy luật chung của hoạt động hành chính và rút ra các bài học kinh nghiệm để vận đụng vào nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước

Trang 12

Trong các lĩnh vực cầu thành của hành chính học, hành chính so sánh có vị trí đặc biệt quan trọng xuất phát từ vai trò của nó đối với sự phát triên của bản thân khoa học hành chính về mặt lý luận và đối với việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động hành chính về mặt thực tiễn quản lý ở các quốc gia

Trước hết, hành chính so sánh cung cấp các trị thức mới, những hiểu biết vẻ các nên hành chính khác nhau Hành chính so sánh cung cấp cho chủng ta cái nhìn toàn diện về hệ thống hành chính của các quốc gia trên thế giới thông qua việc tìm hiểu các mô hình tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính ở các nước khác nhau Đỏ chính la yếu tổ cơ bản làm nền tảng cho sự phát triển của khoa học hành chính với tư cách là một lĩnh vực khoa học độc lập

Bản thân khoa học hành chính là một lĩnh vực khoa học mới, chỉ được tách ra khỏi khoa học chính trị thành một lĩnh vực khoa học tương đối độc lập từ khoảng hơn 100 năm trước và không phải là một lĩnh vực tĩnh mà luôn vận động, phát triển, luôn cần được bổ sung các kiến thức mới, nhất là trong bơi cảnh tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế với nhiều thay đổi hiện nay Những nghiên cứu về hành chính so sánh góp phần làm giảu thêm kiến thức hành chính, qua đó góp phần đám bảo sự phát triển của khoa học hành chính với tư cách là một khoa học xã hội độc lập

' Đặng Khắc Ảnh (2014a), tr.5Ì

Trang 13

Thư hai, hành chính so sánh không những chỉ ra những

khác biệt giữa các nền hành chính khác nhau ở các quốc gia

mà còn góp phần quan trọng chỉ ra những quy luật chung chỉ phối cách thức tổ chức và hoạt động của các nên hành chính khác nhau trên thế giới, không phụ thuộc vào những đặc điểm riêng có của mỗi quốc gia

Các nhà nghiên cứu hành chính đều thừa nhận ring su khác biệt về điều kiện tự nhiên, mức độ phát triển kinh tế - xã hội, lịch sử phát triển của quốc gia hay cơ cầu xã hội cũng như ảnh hưởng của các yếu tô truyền thống, văn hóa, -tập quán của cộng đồng dân cư sinh sống trên lãnh thổ một quốc gia có ảnh hưởng to lớn đến cách thức tổ chức bộ máy hành chính nhà nước cũng như sự vận hành của bộ máy đó trong quá trình điều chỉnh các mối quan hệ trong xã hội Những yếu tổ này khiến cho nền hành chính ở các quốc gia khác nhau được tổ chức và hoạt động không giống nhau mặc dù mục đích cơ bản đều giống nhau là duy trì trật tự, an toàn

xã hội và thúc đấy xã hội phát triển Nói một cách khác,

không có hai nên hành chính nào giống nhau tuyệt đối cả về tô chức và cách thức hoạt động, cũng không có một bộ máy

hành chính nào có thể coi là khuôn mẫu, chuẩn mực cho tất

Trang 14

Hop chủng quốc Hoa Kỳ”.' Việc tìm kiếm các quy luật

chung nảy góp phần chỉ ra những yêu câu bắt buộc phải tuân

thủ trong quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động hành

chính ở mọi quốc gia khi một quốc gia muốn nâng cao chất lượng hoạt động hành chính nhà nước của mình

Thứ ba, việc nghiên cứu các mô hình hành chính khác nhau trên thể giới cho phép rút ra các bài học kinh nghiệm có thê vận dụng vào việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả của hoạt động hành chính nhà nước ở mỗi quốc gia Trên cơ sở các nghiên cứu so sánh, các quốc gia có thể rút ra các bài học, vận dụng các kinh nghiệm của các quốc gia khác một cách thích hợp vào việc tổ chức và hoạt động hành chính ở quốc gia mình Kinh nghiệm của các nước, nhất là các nước phát triển với một nền hành chính có truyền thống lâu đời và hiệu quả, nếu được nghiên cứu một cách chỉ tiết và vận dụng phù hợp, có thể giúp cho các nước đang phát triển rút ngắn được khoảng cách về kiến thức và kỹ năng hành chỉnh và nhanh chóng xây dựng được một nền hành chính đáp ứng các yêu câu phát triển của mình

Thứ tư, quá trình toàn cau hóa ngảy cảng có ảnh hưởng tới sự phát triển của mọi quốc gia và mức độ hội nhập quốc tế của các quốc gia ngày càng tăng khiến cho sự phụ thuộc giữa các quốc Bla vào nhau ngày cảng chặt chẽ hơn, đặt ra yêu cầu cấp bách buộc các quốc gia phải hội nhập, tương đồng cả về cấu trúc tô chức, thể chế và hoạt động hành

' Leonard D White: The Meaning of Principles of Public

Trang 15

chính của các nhà nước trên toàn cầu nhằm đáp ứng các yêu cầu giải quyết công việc chung, mang tính toàn cầu Các kết quả nghiên cứu hành chính so sánh sẽ góp phân tích cực vào việc hình thành những kết cầu tương đồng ở các nên hành chính khác nhau, phục vụ cho quá trình quản lý nhà nước, đáp ứng yêu câu hội nhập quốc tế Đồng thời, quá trình toàn câu hóa và hội nhập quốc tế mạnh mẽ của các quốc gia cũng góp phần tăng cường múc độ hợp tác, trao đôi kiến thức và kinh nghiệm quản lý nhà nước, tạo điều kiện cho sự phát

triển mạnh mẽ của hành chính so sánh

| Trong khi thừa nhận vai trò quan trọng của việc nghiên

cứu hành chính so sánh, cân phải khăng định răng hoạt động của bộ máy hành chính ở mỗi quốc gia chỉ là một bộ phận cầu thành hoạt động của nhà nước nói riêng và cả hệ thông chính trị của quốc gia đó nói chung Do đó, các nghiên cứu so sánh về hành chính có mỗi liên hệ mật thiết với các nghiên cứu so sánh về chính trị và phải được bắt nguồn từ thực tiễn vận hành của cả hệ thống chính trị trong các quốc

gia

1.2 BOI TUQNG VA PHAM VI NGHIEN CUU CUA HANH CHINH SO SANH

1.2.1 Đối tượng nghiên cứu cửa hành chính so sánh "Đổi tượng nghiên cứu của một khoa học là các quy

luật, các mặt, khía cạnh phản ánh bản chất của khách thể

Trang 16

Hành chính so sánh, cũng giống như các lĩnh vực nghiên cứu khoa học khác, có đối tượng nehiên cứu riêng của mình Khách thể nghiên cứu của hành chính học nói chung và hành chính so sánh nói riêng là bộ máy hành chính nhà nước của các quốc gia Đối tượng nghiên cứu của hành chính so sánh chính là những quy luật chung và cách thức tổ chức, hoạt động của các nên hành chính khác nhau hay các bộ phận cầu thành của các nên hành chính đó

Những quy luật này biểu hiện qua những dấu hiệu chung của quá trình tê chức và điều hành hoạt động của bộ máy hành chính của các quốc gia và nhiều khi ẩn chứa sau những dẫu hiệu mang tính chất đặc thù Chính vì vậy, các nhà nghiên cứu hành chính so sánh thường phải nghiên cứu để phân tích những điểm đặc thù này dé qua dé chat loc ra các quy luật mang tính phô quát và tìm kiếm những khả năng vận dụng các bài học kinh nghiệm để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhả nước

1.2.2 Phạm vi nghiên cứu của hành chính so sánh

Hành chính so sánh với khách thể nghiên cứu là nên hành chính nhà nước có thê được thực hiện trên nhiều cấp độ khác nhau, ở các phạm vi khác nhau tùy thuộc vào mục dich va kha nang nghiên cứu của chủ thể thực hiện nghiên cứu Khách thể nghiên cứu của hành chính so sánh rất đa dạng, thê hiện trên hai mặt chủ yêu:

Ì Xem thêm Đồn Trọng Truyền (1999), tr.14-15

Trang 17

- So sánh giữa các quốc gia với nhau (còn gọi là so sánh ngoài nước): đó là việc so sánh nền hành chính của các quốc gia khác nhau hay các bộ phận cấu thành của các nền

hành chính đó để mô tả và xác định những đặc tính chung và

riêng biệt trong cách thức tô chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước ở những nước này dé qua đó tìm kiếm những dâu hiệu chung của một nền hành chính hiệu lực và hiệu quả Việc nghiên cứu so sánh ngoài nước giúp các quốc gia rút được các bài học kinh nghiệm quốc tế và qua đó có thể vận dụng vào cải cách tổ chức và hoạt động của bộ máy _hành chính của mình đáp ứng yêu cầu phát triển

- So sánh nội bộ (còn gọi là so sánh trong nước): đó là việc so sánh cách thức tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước của một quốc gia hay các bộ phận cầu thành tương đồng của nền hành chính đó nhưng ở những thời điểm khác nhau của lịch sử phát triển Những nghiên cứu này góp phần quan trọng vào việc học tập các bài học kinh nghiệm trong tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước từ quá khứ để vận dụng vào hiện tại và tương lai Chẳng hạn, ở Việt Nam có thê nghiên cửu so sánh mô hình tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước trước đổi mới so với hiện tại hoặc so sánh để rút ra các bài học kính nghiệm trong lĩnh vực quản lý nhà nước thời kỳ phong kiến và vận dụng vào công cuộc cải cách hành chính nhà nước hiện nay

Trang 18

hành chính của các quốc gia khác nhau chứ không hướng tới nghiên cửu so sánh frong một quốc gia

Các nghiên cứu so sánh trong lĩnh vực hành chính nhà nước có thể được thực hiện trên phạm vi toàn bộ nên hành chính của quốc gia, tức là nghiên cứu tổng thể về cách thức _ tổ chức và hoạt động của nền hành chính nhà nước của một quốc gia, cũng có thể được nghiên cứu trên từng lĩnh vực chuyên sâu của nền hành chính như thê chế hành chính, tô chức bộ máy hành chính, nhân sự hành chỉnh nhà nước và tài chính cơng

1.3 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA HÀNH CHÍNH

SO SANH

1.3.1 Mục đích của hành chính so sánh

Mục đích chủ yếu của các nghiên cứu hành chính so sánh là mô tả và khám phá những đặc điểm và các quy tắc chỉ phối cách thức tổ chức bộ máy và hoạt động hành chính nhà nước ở các quốc gia khác nhau để rút ra các kiến thức

mới, những hiểu biết về cách thức tổ chức và hoạt động của

Trang 19

về các quy luật chung nhất của hoạt động hành chính nhà

nước

Tuy nhiên, mục đích của hành chính so sánh không chỉ dừng lại ở mức lý giải, cung cấp và bỗ sung các thông tin về

các nén hành chính hay các bộ phận của chúng mà mục đích

cuỗi cùng của các nghiên cứu trong lĩnh vực hành chính so sánh là dựa trên nên tảng của những kiến thức, hiểu biết đó, các nhà nghiên cửu chỉ ra các bài học kinh nghiệm và khả năng vận dụng một cách thích hợp các bài học kinh nghiệm

đó của các nước vào thực tiễn hoạt động hành chính của từng quốc gia nhằm nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt động thực tế của bộ máy hành chính của quốc gia đó Như vậy, hành chính so sánh là một lĩnh vực nghiền cứu không chỉ có tính lý luận mà còn có tính thực tiễn và ứng

dụng cao Các nghiên cứu so sánh góp phần quan trọng

trong việc xây dựng định hướng cải cách hành chính ở các

quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển để hướng tới xây dựng một nền hành chính"hiện đại, đáp ứng các yêu cầu quản lý xã hội ngày càng phức tạp trong bối cảnh toàn cầu

hỏa và hội nhập quốc tế

{.3.2 Nhiệm vụ của hành chính so sánh

Hanh chính so sánh không chỉ có ý nghĩa quan trọng

đôi với việc phát triển lý luận về hành chính nhà nước ma

con góp phần cung cấp hiểu biết và các bài học kinh nghiệm

từ những thành công và thất bại của các quốc gia trong quá

' Xem Đặng Khắc Ánh (2014a), tr.5 l

Trang 20

trình tổ chức hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước dé xây dựng chiến lược cải cách hành chính nhà nước ở nước

ta Xuất phát từ những mục đích trên, môn học hành chính

so sánh đặt ra những nhiệm vụ cụ thê sau:

- Xác định những đặc điểm chung vẻ hành chính của

các quốc gia theo từng nhóm nước Đề làm được điều nảy cần tiễn hành phân loại các quốc gia trên thế giới thành các nhóm nước theo các tiêu chí nhất định;

- Mô tả các nền hành chính ở các quốc gia tiêu biểu, đại diện cho các nhóm nước phát triên, đang phát triên và nhóm nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN):

- Chỉ ra sự giống nhau và khác nhau giữa các nền hành chính của các nhóm quốc gia trên thể giới và từ đó rút ra các quy luật vận động của bộ máy hành chính nhà nước;

- Xem xét so sánh và chỉ ra ưu điểm và nhược điểm

của các cách thức tổ chức và hoạt động của các nền hành chính và khả năng vận dụng các bài học kinh nghiệm từ việc nghiên cứu các nên hành chính trên thế giới, nhất là nến hành chính ở các nước phát triển vào công cuộc cải cách hành chỉnh ở Việt Nam, hướng tới xây dựng một nền hành

chính nhà nước trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện

đại và ngày cảng hoạt động có hiệu lực và hiệu quả, đáp ứng

tốt các nhụ cầu của nhà nước và xã hội

1.4 SU PHAT TRIEN CUA HANH CHÍNH SO SÁNH

Hành chính so sánh sơ khai đã xuất hiện ngay từ thời

Trang 21

Nhiều nhà tư tưởng Hy Lạp - La Mã cô đại đã sử dụng phương pháp so sánh trong việc nghiên cứu đời sống xã hội

và sự phát triển của nhà nước Chẳng hạn, trong các tác

phẩm nghiên cứu của Arixtôt - một nhà triết học, chính trị học nỗi tiếng thời cỗ đại, tác giả đã tiến hành nghiên cứu và so sánh cách thức tổ chức hoạt động quản lý trong các thành bang (polit) cla Hy Lap cô đại dựa trên sự phân tích, đối chiếu 158 bản Hiến pháp của các thành bang Hy Lạp Ở phương Đông, các nhà tư tưởng cổ đại Trung Quốc như

Khổng Tử, Hàn Phi, cũng đã xem xét, so sánh những phương thức cai trị khác nhau để rút ra các ưu điểm và nhược điểm vẻ xây dựng các nguyên tắc và tổ chức bộ máy

cai trị quốc gia phù hợp với điều kiện lịch sử của mình Tuy nhiên, lĩnh vực nghiên cứu này mới chỉ được quan tâm và phát triển mạnh mẽ trong nửa đầu của thê kỷ XX, đặc biệt là từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cùng với sự tan rã của chế độ thuộc địa kiểu cũ và xuất hiện hàng loạt các quốc gia độc lập mới trên phạm vì toàn,cầu Những quốc gia này cần

phải tự mình xây đựng một bộ máy quản lý nhà nước để duy

trì và bảo đảm quá trình phát triển đã dẫn đến nhu câu nghiên cứu học hỏi các nước phát triển trong việc tổ chức quản lý quốc gia Đó chính là yếu tố quan trọng thúc đây các nphiên cứu so sánh về hành chính trên phạm vỉ toàn cầu

' Nếu trước Chiến tranh thể giới thứ hai, trên toàn thế giới chỉ có khoảng hơn 50 quốc gia độc lập thì cho tới nay, số lượng các

Trang 22

Cùng với nhu cầu nghiên cứu hành chính so sánh ngày càng gia tăng để đáp ứng quá trình phát triển của khoa học hành chính và thực tiễn quản lý nhà nước ở các quốc gia, cả các nước phát.triên và các nước đang phát triển, đã có nhiều chương trình đảo tạo vẻ khoa học hành chính, đưa môn học hành chính so sánh vào giảng đạy ở các cấp độ khác nhau Ở Mỹ, vào cuỗi thập ký 40 của thể kỷ XX, hành chính so sánh đã xuất hiện với tư cách là một lĩnh vực nghiên cứu và một môn học trong các chương trình đào tạo về quản lý nhà nước và lãnh đạo công Hiện nay, hành chính so sảnh đã trở thành một trong những môn học chủ yếu mang tính bắt buộc trong nhiều chương trình đào tạo khác nhau về hành chính ở hầu hết các nước Đến những năm 1950 đã có hàng loạt các hội thảo bàn về hành chính so sánh được tổ chức ở tầm quốc gia

và quốc tế và năm 1960 Hội Hành chính so sánh thuộc Hiệp

hội Hành chính công Hoa Ky đã được thành lập và phát triển mạnh mẽ cho tới ngày nay

Ở Việt Nam trong thời kỳ phong kiến, mặc dù chưa có các nghiên cứu so sánh riêng biệt về quản lý nhà nước nhưng các nhà quản lý của các triều đại phong kiến đã tham khảo và vận dụng khá nhiều những bài học kinh nghiệm từ các mô hình tổ chức nhả nước ở nước ngoài (chủ yếu là Trung Quốc phong kiến) trong quá trình xây đựng bộ máy nhà nước của mình phù hợp với điều kiện cụ thể của từng

thời đại.' Những cuộc cải cách lớn diễn ra trong lịch sử Việt

! Xem thêm trong Giáo trình Lịch sử hành chính nhả nước Việt

Nam của Học viện Hành chính Quốc gia

Trang 23

Nam đều có những trái nghiệm và tham khảo kinh nghiệm

Của nước ngoài trong quả trình thực hiện

Cải cách hành chính ở nước ta được xác định là một bộ phận quan trọng của công cuộc đổi mới, là trọng tâm của tiễn trình cải cách, hoàn thiện bộ máy Nhà nước CHXHCN Việt Nam.' Công cuộc cải cách hành chính trong những năm qua đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp đôi mới và phát

triển kinh tế - xã hội của đất nước, ổn định tỉnh hình trật tự,

an toàn xã hội và nâng cao niềm tin của người dân vào Đảng và Nhà nước Phạm vị và quy mô rộng lớn của cải cách hành chính đòi hỏi phải tiến hành một cách liên tục, với quyết tâm cao, vừa làm vừa nghiên cứu, tổng kết thử nghiệm những mô hình tô chức và quản lý mới Bên cạnh việc các cơ quan hành chính nhà nước phải phân đầu tự đổi mới, tự cải cách minh để thực hiện cho được mục tiêu xây dựng một nên hành chính dân chủ và từng bước hiện đại hóa, thực hiện được đây đủ quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường được pháp chế, kỷ cương nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đề cải cách mạnh mẽ và nhanh chóng đi tới thành công cần tiếp thu kinh nghiệm của các

nước, nhất là các nước có nền hành chính được đánh giá là

cỏ hiệu lực và hiệu quả Đảng và Nhà nước ta đã xác định:

“Cải cách hành chính phải xuất phát từ thực tiễn Việt Nam

với đặc điểm, truyền thống, bản sắc Việt Nam; đồng thời tham khảo, học hỏi kiến thức, kinh nghiệm của các nước về

Trang 24

tổ chức và hoạt động quản lý dé vận dụng thích hợp”.' Chỉnh vi vậy, nghiên cứu hành chính so sánh đã và đang trở nên cấp thiết và cẩn được xem là một định hướng nghiên cứu, góp phần vào việc định hướng và tìm kiếm giải pháp cho quá trình cải cách hành chính nhà nước ở nước ta

Hiện nay, hành chính so sánh với tư cách là một bộ phận của khoa học hành chính hiện đại ở nước ta vẫn còn là một nh vực nghiên cứu mới mẻ, chỉ được quan tâm trong giới nghiên cứu và thực tiễn trong một vải năm gần đây

cùng với mỗi quan tâm đối với cải cách hành chính Mặc dù

vậy, cũng có thể nhận thấy mức độ gia tăng nhanh chóng về cả số lượng và chất lượng cửa các nghiên cứu hành chính so sánh trong giai đoạn gần đây, nhất là trong bối cảnh đây mạnh hội nhập quốc tế Những đòi hỏi của quá trình phái triển mới đặt ra yêu cầu phái hội nhập về hành chính vả cũng tạo nên cơ hội để giao lưu tri thức và học hỏi kinh nghiệm từ các nên hành chính tiên tiến Cùng với việc nghiên cứu, hành chính so sánh ở Việt Nam với tư cách là một môn học cũng đã được đưa vào chương trình giảng đạy

ở một số cơ sở đào tạo ở các cấp độ khác nhau, từ đào tạo

đại học đến sau đại học và đang từng bước khăng định vị thế của mình trong việc bảo đảm cho các chương trình đào tạo,

L Chương trình tổng thể cài cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010

Trang 25

bồi dưỡng về hành chính theo hướng hiệu quả, gắn lý luận với thực tiễn và nhu cầu cải cách hành chính

i5 PHÂN NHÓM CÁC NƯỚC TRÊN THẺ GIỚI TRONG NGHIÊN CỨU HÀẢNH CHÍNH SO SÁNH

Việc phân chia các quốc gia trên thế giới thành các nhóm nước theo những tiêu chí nhất định có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu hành chính sơ sánh Như đã phân tích ở trên, nền hành chính của mỗi quốc gia gắn bó mật thiết với những đặc điểm phát triển riêng có của quốc gia

đỏ Có thê đễ dàng nhận thấy răng mỗi quốc gia trên thế giới

đều có những đặc điểm riêng từ điều kiện tự nhiên đến lịch

sử phát triển và các yếu tổ như xã hội, văn hóa, truyền

thống, tập quán của đân cư, do đó không thể có hai nền hành chính giỗng hệt nhau Tuy nhiên, không thể nghiên cứu từng quốc gia riêng biệt, vì vậy, việc phân nhóm các quốc gia giúp chúng ta sắp xếp một cách có trật tự các nên hành chính khác nhau trên thế giới vào những nhóm nhất định theo những tiêu chí nhất định Mỗi nhóm quốc gia như vậy đều có những đặc điểm chung có ảnh hưởng tới cách thức tổ chức và hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước (chẳng

hạn trình độ phát triển kinh tế - xã hội, đặc điểm chung của

văn hóa hành chính, ) và do đó có thể nhận thấy những đặc

' Chang han, trong chương trinh đào tạo Cử nhân Hành chính của

Học viện Hành chính Quốc: gia và Thạc sĩ Xây dựng Đảng vả

Trang 26

trưng chung nhất định về hành chính trong mỗi nhóm quốc

gia

Các tiêu chí chủ yếu dùng để phân loại các quốc gia trên thể giới hiện nay dang sử dụng cho mục đích nghiên cứu hành chính so sánh bao gồm:

- Phân chia các quốc gia theo cách thức tô chức lãnh

thổ: theo tiêu chí này có thể chia các nhà nước trên thế giới

thành nhà nước đơn nhất, nhà nước liên bang và nhà nước liên hợp

Nhà nước đơn nhất là nhà nước chỉ có một hệ thống chính quyền và một hệ thống pháp luật duy nhất được áp dụng thống nhất trên phạm vi toàn quốc, một bộ máy quản lý được tô chức thống nhất trên toàn lãnh thổ quốc gia, thé hiện mối liên hệ chặt chẽ giữa trung ương và địa phương Lãnh thổ của các nhà nước đơn nhất thường được chia thành những địa phương (lãnh thô hành chính) được phân định bởi địa giới hành chính Địa phương là các đơn vị hành chính trực thuộc không có những đặc tính của một nhà nước độc lập, không có quyền độc lập vẻ mặt chính trị, không được ban hành hệ thống pháp luật của riêng mình Về cách thức phân chia quyền lực nhà nước giữa chính quyền trung wong và chính quyền địa phương ở các nhà nước đơn nhất cũng

rất đa dạng, có thể có nhà nước đơn nhất tập quyền, nhà

nước đơn nhất tản quyền và nhà nước đơn nhất phân quyền

! Xem thêm Phạm Hồng Thái (201 1), tr 6-7

Trang 27

Nhà nước liên bang là nhà nước được hình thành từ nhiều nhà nước thành viên có chủ quyền tương đối độc lập (các bang), tức là mô hình “nhà nước trong nhà nước” Sự phân chia thâm quyên giữa liên bang và các bang ở các nhà nước liên bang thường được Hiến pháp liên bang quy định và có sự khác biệt khá lớn giữa các nhà nước liên bang với nhau Đây cũng là một mô hình tổ chức nhả nước theo lãnh thé khá phê biến trên thế giới hiện nay, thường xuất hiện trên nên tảng các khu vực lãnh thổ vốn có tính độc lập tương đổi liên kết lại với nhau theo một thỏa thuận để hình thành một nhà nước chung Sự hình thành các nhà nước Hên bang trên thể giới thường do các nguyên nhân lịch sử phát triển của khu vực, các xung đột sắc tộc, và mối quan hệ giữa liên bang và các bang thành viên phụ thuộc vào kết quả hiệp thương, thỏa thuận giữa các nhà nước thành viên với nhau

Mô hình nhà nước liên hợp xét về mặt cấu trúc gần giống như nhà nước liên bang, tức là gầm các nhà nước thành viên liên kết lại với nhau Tuy nhiên, mức độ liên kết giữa các nhà nước thành viên trong nhà nước liên hợp không chặt chẽ băng giữa các bang trong nhà nước liên bang Các

quốc gia trong nhà nước liên hợp vẫn giữ lại chủ quyển

riểng và chỉ thỏa thuận trao cho nhà nước chung một số thầm quyền nhất định để thực hiện chung một số lĩnh vực theo thỏa thuận Trong một nhà nước liên hợp thường phải áp dụng nguyên tắc đẳng thuận

Trang 28

Chính thể quân chủ là chính thê trong đó quyền lực tối _cao của nhà nước tập trung vào tay người đứng đầu nhà nước (vua hay nữ hoàng), được kế thừa theo huyết thống

(cha truyền con nối).` Chính thể quân chủ được phân chia

thành hai loại chủ yếu là chính thể quân chủ tuyệt đổi (quyền lực chuyên chế, độc tài, không hạn chế thuộc về vua)

và chính thê quân chủ lập hiễn (vua được coi là người đứng

đầu nhà nước nhưng thường chỉ có quyền tương đối hình thức, “trị vì nhưng không cai trị” và là biểu tượng của sự thống nhất phi chính trị, còn quyên lực thực sự nằm trong tay Nghị viện được dân bầu) Chính thể quân chủ chuyên chế là mô hình chính thể được tô chức phổ biển ở các quốc gia trên thể giới trong thời kỳ phong kiến Trong số các nước hiện nay vẫn duy trì chế độ quân chủ, hình thức chính

thể chủ yếu được thực hiện trong thực tế là chính thể quân

chủ lập hiến, chỉ còn một số rất ít nước còn giữ chế độ quân chủ tuyệt đối

Ngược lại với chính thể quân chủ, trong chính thể cộng hòa, quyền lực nhà nước nằm trong tay chính quyển do người dân bầu ra theo nhiệm kỳ Người đại điện cho quyền lực này là nguyên thủ quốc gia được bầu theo nhiệm kỳ nhất định Độ dài của nhiệm kỳ nguyên thủ quốc gia ở các quốc gia khác nhau theo hình thức chính thể cộng hòa không giống nhau, thường trong khoảng từ 4 - 7 năm theo các quy

Trang 29

định của Hiến pháp từng nước trong từng giai đoạn Hiện

nay, các nước theo chế độ chính thê cộng hòa chiêm đa số

tuyệt đổi trên thế giới Chính thể cộng hòa được tổ chức theo ba mô hình chủ yếu: mô hình cộng hỏa tổng thống, mô hình cộng hòa đại nghị và mô hình cộng hòa bán tổng thống

(còn gọi là mô hình hỗn hợp)

- Phân chia các quậc gia theo cách thức tổ chức nên công vụ Cách thức tổ chức nên công vụ ở các quốc gia trên thé giới rất đa đạng Tuy nhiên, có thể phân chia các nước trên thế giới thành hai nhóm cơ bản là các nước tổ chức công vụ theo mô hình chức nghiệp (career sysíem) và các nước tô chức công vụ theo mô hình việc làm (job system)

Theo mô hình công vụ chức nghiệp, công chức được tuyển dụng vào bộ máy nhà nước được sắp xếp vào những ngạch nhất định (tùy thuộc vào trình độ đào tạo) Ngạch là thuật ngữ dùng để thể hiện thứ bậc về năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức Mỗi ngạch như vậy lại được phân chia thành nhiều bậc khác nhau, tương ứng với mỗi bậc là một bậc lương nhất định Khi đã được xếp

vào một ngạch thì đường thăng tiễn của công chức trong

công vụ được thực hiện trong khuôn khổ của ngạch đỏ (thông thường được xác định theo thâm niên công tác) Việc chuyên từ ngạch này sang ngạch khác phải đạt được những

' Chẳng hạn, nhiệm kỳ của Tổng thống Mỹ là 4 năm, Tổng thống Philippin là 6 năm Trước đây, nhiệm kỳ của Tổng thông Pháp là

7 năm, hiện nay được rút ngắn lại còn 5 năm

Trang 30

tiêu chuẩn nhất định của ngạch tương ứng và thường phải thi

Mô hình chức nghiệp có những đặc điểm chủ yếu: chế độ làm việc suốt đời, thu nhập của công chức ổn định và Hên tục được nâng cao và kèm theo nhiều quyền lợi vật chất khác (như bảo hiểm y tế); việc tô chức hệ thống công vụ đơn giản, linh hoạt; các công chức được điều chỉnh bằng hệ thống pháp luật công vụ riêng, cụ thê và chặt chẽ Tất cả những đặc điểm trên khiến cho mô hình tổ chức công vụ chức nghiệp giữ được tính ôn định, liên tục và trở thành chỗ dựa vững chắc cho chính trị Mặc dù vậy, hệ thống chức nghiệp cũng biểu hiện những nhược điểm nhất định: đo các ngạch có tính chất bao quát rộng nên nhân sự được tuyến dung vào bộ máy kể cả khi đáp ứng các yêu câu của ngạch cũng không phải khi nào cũng đáp ứng các yêu câu của vị trí công việc cụ thể mà công chức đó phải đảm nhận; do công chức được bảo đảm việc suốt đời và lên lương theo thâm niên nên hệ thống này không khuyến khích được nhân viên phát huy hết năng lực để thăng tiễn được nhanh hơn; khó xác định được số lượng nhân viên cân thiết cho mỗi ngạch, dẫn tới việc biên chế hành chính luôn có xu hướng tăng liên

tục,

Trong mô hình công vụ theo việc làm, những người

được tuyên dựng vào làm việc không được tuyển vào ngạch

mả được tuyển cụ thể vào từng vị trí công việc trong bộ máy theo tính chất công việc Để có thể thực hiện tuyển dụng,

mỗi vị trí trong bộ máy thực thi công vụ đều được xây dựng

Trang 31

của nhiệm vụ mà vị trí đó đảm nhận và hệ thống các tiêu chuẩn này cũng chính là căn cứ để quyết định một ứng cử viên có đủ tiêu chuẩn đảm nhận công việc ở một vị trí nhất định hay không Các ứng cử viên sẽ được tuyển dụng vào bộ máy nhà nước tủy thuộc vào việc năng lực của họ có đáp ứng được yêu cầu của vị trí công việc mà họ đăng ký đảm

nhiệm hay không Việc tuyển đụng công chức vào công vụ

khơng hồn tồn căn cứ vào bằng cấp như trong hệ thống chức nghiệp, mà theo yêu cầu cụ thể của công việc tại vị trí mả người nhân viên đó đảm nhận

Theo hệ thống này, làm công chức không còn là một nghệ nghiệp ổn định mãi mãi nữa Đường chức nghiệp của một công chức phát triển tùy thuộc vào năng lực và hiệu quả trong công việc, ít phụ thuộc vào thâm niên công tác

Mô hình việc làm cũng có những ưu điểm và nhược điểm của mình:

Cách thức tô chức công vụ theo việc làm bảo đảm tim được “đúng người, đúng việc”, hoạt động tuyển đụng vào công vụ diễn ra công bằng và khách quan hơn, Ngoài ra, cách thức tô chức công vụ theo việc làm còn kích thích được sự cạnh tranh lẫn nhau ngay trong đội ngũ nhân viên hành chính khiến cho hiệu quả hoạt động công vụ được nâng lên, công chức phấn đấu tích cực hơn dé khang định năng lực của mình và qua đó có thể thăng tiễn nhanh chóng hơn Chính vì vậy, hệ thống này tạo ra động lực mạnh mẽ buộc công chức phải tự học tập, rèn giữa các kỹ năng làm việc để

Trang 32

Tuy nhiên, do hoạt động của nhà nước trải ra trên mọi

lĩnh vực của đời sống xã hội, hết sức đỗ sô và phức tạp nên

_ số lượng vị trí việc làm trong bộ máy đó cũng rất nhiều và phức tạp, khó có thể lập được các tiêu chuẩn chính xác và cụ thê cho từng vị trí; mỗi vị trí công việc được xác định một nhiệm vụ nhất định, do đó khí công chức không có cơ hội thăng tiễn sang một vị trí công việc khác cao hơn, họ sẽ không được kích thích để làm việc tốt hơn; việc luân chuyển ` công chức tử vị trí này sang vị trí khác cũng khó khăn hơn do tính chuyên môn hóa theo vị trí công việc chặt chẽ hơn khiến cho việc linh hoạt trong sử dụng nhân lực gặp nhiều

trở ngại _

Đa số các nước trên thể giới hiện nay áp dụng mô hình chức nghiệp vì mô hình này để xây dựng và dễ quán lý Tuy nhiên, mô hình việc làm lại giúp nâng cao chất lượng hoạt động tại từng vị trí công việc nên trong xu hưởng cải cách hành chính hiện nay, nhiều nền hành chính trên thế giới

đang dần chuyên sang áp dụng phối hợp cả hai mô hình tô

chức công vụ nhằm mục đích tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản lý nhân sự, trong đó cách thức tô chức chức nghiệp thường được áp dụng cho nhóm công chức chuyên môn nghiệp vụ, còn cách tổ chức theo việc làm được áp dụng cho các vị trí lãnh đạo Xu hướng tích hợp hai mỗ hình “chức nghiệp” và “việc làm” này cũng được thể hiện khá rõ nét trong tổ chức nên công vụ ở nước ta trong Luật Cán bộ, công chức được Quốc hội thông qua năm 2008

Trang 33

ảnh hưởng to lớn tới cách thức tổ chức và vận hành của bộ máy hành chính nhà nước của quốc gia đó, vì vậy đây là cách phân loại thường được các nhà nghiên cứu hành chính so sánh sử dụng nhất ' Theo tiêu chí này các nước được chia thành hai nhóm chủ yếu là các quốc gia phát triển và các quốc gia đang phát triển

Khi phân loại các quốc gia theo tiêu chỉ mức độ phát triển kinh tế - xã hội, chỉ số thường được sử dụng nhất là tổng sản phẩm quốc nội hay GDP (viết tắt của Gross Domestic Product) Trong kinh tế học, GDP được hiểu là gid tri thị trường của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ quốc gia trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm) GDP được xác định theo hai kiểu chủ yếu: GDP tổng hợp (nominal GDP) xác định quy mô của nên kinh tế và GDP bình quân đầu ngudi (GDP per capita) Theo chi $6 nay, những nước phát triển là những nước có GDP bình quân đầu người ở mức cao còn những nước đang phát triển là những nước có GDP bình quân đầu người không cao Tuy vậy, GDP bình quân đầu người cũng không phải là một chỉ số hoàn hảo để đánh giá mức độ phát triển của các quốc gia và đôi khi việc tăng trưởng GDP không nhất thiết đồng nhất với việc tăng

mức độ phát triển GDP còn được thể hiện dưới một hình

thirc khac la PPP (Purchasing Power Parity - GDP tính theo SỨc mua tương đương)

Trang 34

Để khắc phục tính không hoàn chỉnh của chỉ số này,

nhiều tổ chức quốc tế đã sử dụng một chỉ số khác được đưa ra nam 1990 béi Manbub ul Haq, nhà kinh tế người Pakistan va Amartya Sen, nha kinh té An Dé 14 HDI (Auman Development Index — Chỉ số Phát triển con ngudi) dé do lường mức độ phát triển của các quốc gia Chỉ số phát triên con người được xem là hoàn hảo hơn so với chỉ số GDP vì đó là chỉ số tổng hợp của tuổi thọ trung bình (phản ánh tiêu chí y tế), ty lé biét chit, giao dục và các tiêu chuẩn cuộc sống Các quốc gia trên thể giới, tức là không chỉ phản ảnh chỉ số kinh tế mà còn phản ánh tiêu chuẩn của chất lượng cuộc sống, đặc biệt là phúc lợi và công băng xã hội Các quốc gia theo chỉ số HDI được xếp vào bốn nhóm chính là nhóm có chỉ số HDI rất cao, cao, trung bỉnh và thấp, trong đỏ các nước có chỉ số HDI rất cao và cao thường được coi là các nước phát triển

Trang 35

CAU HOI ON TAP CHUONG

Hanh chính so sánh là gì? VỊ trí của hành chính so sánh trong khoa học hành chính

Mục đích và nhiệm vụ của hành chính so sánh là gì? Phân tích mục đích và nhiệm vụ của hành chính sơ sánh trong việc phát triển khoa học hành chính ở nước ta hiện nay

Trình bày đối tượng và phạm vi nghiên cứu của hành chính so sánh

Trình bày vai trò của hành chính so sánh đối với sự phát triển của khoa học hành chính và thực tiễn hoạt động

hành chính nhà nước?

Tại sao phải nghiên cứu hành chính so sánh? Phân tích

vai trò của hành chính so sánh trong công cuộc cải cách hành chính ở nước ta hiện nay

"

Trang 36

Chương li

CÁC MƠ HÌNH TỎ CHỨC HÀNH CHÍNH

NHÀ NƯỚC TRÊN THẺ GIỚI

2.1 QUYEN HANH PHAP TRONG CO CAU QUYEN LUC CHINH TRI

Quyên lực là một vẫn đề được nghiên cửu từ xa xưa trong lịch sử phát triển của loài người nhưng cho tới nay vẫn còn là một vẫn để đang gây nhiều tranh cãi Có thể nhận thấy sự có mặt của quyên lực trong tất cả các mỗi quan hệ xã hội Theo nghĩa chung nhất, quyền lực được hiểu là khả năng tác động, chi phối của một chủ thể đối với một đổi tượng nhất định, buộc hành vi của đối tượng nảy tuân thủ, phụ thuộc vào ý chỉ của chủ thể Như vậy, bản thân quyền lực xuất hiện trong mọi mỗi quan hệ giữa những cá nhân hay những nhóm người khác nhau Tỉnh quyền lực trong mỗi quan hệ giữa chủ thể quyên lực và khách thể chịu tác động của quyên lực thê hiện ở chỗ khách thể quyền lực phải thực hiện hành động theo ý chí của chủ thê quyên lực Mức độ tuân thủ chủ thể quyền lực của khách thê phản ánh cường độ của quyền lực Đề tác động lên khách thể, chủ thể quyên lực có thể sử dụng nhiều công cụ khác nhau, trong đó có công Cụ cưỡng chế

Trang 37

Một người nắm được quyển lực trong xã hội là nắm được khả năng chỉ phối những người khác, buộc người khác hành động theo ÿ chí của mình, tức là có khả năng bảo vệ và thực hiện được lợi ích của mình trong mồi quan hệ với lợi ích của những người khác Chính vì vậy, nhu cầu về quyên lực và xung đột quyên lực trong xã hội là một hiện tượng khách quan và phô biến, là một trong những nguyên nhân của xung đột xã hội, tạo nên những thay đỗi xã hội Tuy nhiên, không phải mọi xung đột quyên lực trong xã hội đều mang ý nghĩa tiêu cực đối với sự phát triển của xã hội mà nhiều khi xung đột quyền lực là tiền đề kích thích sự phát triển của xã hội Chăng hạn, đấu tranh giai cấp là một hiện tượng xung đột quyên lực phô biến trong xã hội có giai cấp Sự xung đột quyền luc nay lai dong vai tro quan trong trong

việc thúc đây sự phát triển của xã hội và do đó mang ý nghĩa

tích cực

Quyền lực chính trị là một dạng của quyên lực trong xã hội có giai cấp Đó là quyên lực của một giai cấp, một tập đoàn xã hội hay của nhân dân trong điều kiện của chủ nghĩa xã hội thế hiện “khả năng của một giai cấp thực hiện lợi ích khách quan của mình” Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin quan niệm rằng, “quyên lực chính trị là bạo lực có tổ chức của giai cấp để đàn áp một giai cấp khác”.ˆ Như vậy, cũng như chính trị xoay xung quanh quyển lực nhà nước, tập trung vào việc giành, giữ và sử dụng quyên lực

' Xem Đinh Văn Mậu và các tác gid (1997), tr.67-69

Trang 38

nhà nước, quyên lực chính trị luôn gắn liền với quyền lực nhà nước, phản ánh mức độ giành, giữ và sử dụng quyên lực nhà nước của những tập đoàn người (tầng lớp, giai cấp) trong xã hội để bảo vệ lợi ích của mình, chi phối các tập đoàn khác Nói cách khác, quyên lực chính trị phản ánh mức độ thực hiện lợi ích của một giai cấp, một nhóm người nhất định trong mối quan hệ với các giai cấp hay nhóm người khác thông qua mức độ chí phối quyền lực nhà nước

Là một bộ phận của quyền lực trong xã hội có giai cấp, quyên lực chính trị có những đặc điêm chủ yêu sau:

- Quyên lực chính trị bao giờ cũng mang tính giai cấp, phản anh lợi ích của một giai cấp nhất định trong xã hội có giai cấp thông qua tô chức đại diện của giai cấp đó là một đảng chính trị nào đó Trong một giai cấp cũng thường có - những nhóm người khác nhau với lợi ích khác nhau nên có

thê có nhiều đảng chính trị khác nhau đại điện cho cùng một giai cấp, chẳng hạn trong số các đảng chính trị đại điện cho

giai cấp tư sản, có những đáng đại điện cho tiểu tư sản - Quyên lực chính trị của một giai cấp luôn thống nhất trong mối quan hệ với những giai cấp khác (nhất là trong mỗi quan hệ với giai cấp đối kháng với giai cấp cầm quyền) nhưng trong nội bộ một giai cấp cũng có những mâu thuẫn lợi ích nên cũng có thê không thống nhất Chăng hạn, trong

mối quan hệ với giai cấp công nhân ở các nước tư bản thì

! Xem Học viện Hành chính Quốc gia (2001): Chính trị học —

Trang 39

quyền lực của giai cấp tư sản là thống nhất Nhưng trong mỗi quan hệ nội tại, lợi ích của các nhóm tư sản khác nhau cũng không giống nhau và do đó giữa các nhóm này không chỉ có mâu thuẫn mà đôi khi còn đấu tranh gay gắt với nhau

- Quyền lực chính trị của giai cấp thống trị được thực hiện trong xã hội thông qua phương tiện chủ yếu là nhà nước Nhà nước là bộ máy quyên lực đặc biệt nằm trong tay giai cấp thống trị để hiện thực hóa các lợi ích của giai cập này trong xã hội trong mối tương quan với các giai cấp khác Quyên lực nhà nước là một dạng của quyền lực chính trị nhưng là dạng quyền lực chính trị đặc biệt, mang tính cưỡng chế đơn phương đối với xã hội Trong toàn bộ các bộ phận hình thành cấu trúc xã hội hiện đại, chỉ duy nhất nhà

nước có khả năng ban hành pháp luật và sử dụng pháp luật

cùng với các công cụ cưỡng chế khác để buộc các cá nhân công dân và tổ chức trong toàn xã hội phải tuân thủ các quy

định mà mình đặt ra `

Quyên lực chính trị và quyên lực nhà nước có môi quan hệ qua lại chat chẽ:

- Quyén lực nhà nước là bộ phận quan trọng nhất của

quyền lực chính trị, chỉ phối các loại quyền lực khác Việc chuyển quyền lực nhà nước từ tay giai cấp này sang tay giai

cấp khác sẽ làm thay đổi bán chất của chế độ chính trị

- Mọi dạng quyền lực nhà nước đều mang tính chính

Trang 40

quyên lực chính trị rộng hơn, đa dạng hơn về phương pháp thực hiện cũng như hình thức biểu hiện

Về nguyên tắc, quyền lực nhà nước hiện nay ở mọi quốc gia trong quá trình thực thi đều được chia thành ba bộ phận cơ bán là quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp Quan hệ giữa các cơ quan thực thí ba nhánh quyền

lực nhà nước này, trước hết là quan hệ giữa cơ quan thực thí

quyên lập pháp và cơ quan thực thi quyền hành pháp, xác định cách thức tô chức bộ máy quản lý nhà nước và tạo nên sự khác biệt trong cách thức tổ chức bộ máy nhà nước ở các nước khác nhau

- Quyền lập pháp là qưyền ban hành và sửa đổi Hiến pháp và luật, tức là quyền xây dựng các quy tắc pháp lý cơ bản để điều chỉnh tất cá các mối quan hệ xã hội theo định hướng thống nhất của nhà nước Quyển lập pháp ở các quốc gia do cơ quan lập pháp thực hiện Tổ chức cơ quan lập _ pháp ở các nước khác nhau không giống nhau: có nước được tô chức thành hai viện là Thượng nghị viện và Hạ nghị viện (Mỹ, Đức, Vương quốc Anh ) nhưng cũng có nước chỉ tô chức một viện Vị thể và thắm quyền của các viện ở các nước cũng không giống nhau: có những nước cả hai viện đều có thâm quyền rất quan trọng trong hoạt động lập pháp (Mỹ), nhưng cũng có những nước vai trò của thượng viện khả mờ nhạt (Đức) vả thậm chí là rất ít can thiệp vào hoạt động lập pháp (Vương quốc Anh)

- Quyền hành pháp là quyền thực thi pháp luật, tức là quyên thi hành luật, triển khai tổ chức quản lý và điều hành các mặt của đời sống xã hội theo pháp luật

Ngày đăng: 07/01/2022, 23:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w