1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo trình-Hành chính công -Doanh nghiệp nhà nước-c12 ppt

29 360 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 733,7 KB

Nội dung

Trang 1

Chuong XIT

DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

I TINH CHAT, ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP

NHÀ NƯỚC Ở NƯỚC TA

Tại kỹ họp thứ 7, Quốc hội khoá IX (ngày 20/4/1995), Quốc hội đã

thông qua Luật Doanh nghiệp Nhà nước thay cho tất cả các văn bản pháp

quy từ trước đến nay của Chính phủ đã ban hành

Thoo Luật này, doanh nghiệp Nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà

nước đầu tư vốn thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động cơng ích, nhàm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội do Nhà nước giao

~ Dựa trên mục đích và đặc điểm hoạt động, ta thấy có 9 loại doanh nghiệp Nhà nước:

+ "Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động kinh doanh" là doanh nghiệp

hoạt động chủ yếu nhằm mục tiêu lợi nhuận;

+ "Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động cơng ích" là doanh nghiệp hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ cơng cộng theo các chính sách của Nhà nước hoặc trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh

~ Dựa theo hình thức tổ chức quản lý, ta cũng thấy có 2 loại doanh nghiệp Nhà nước:

+ Doanh nghiệp Nhà nước có hội đẳng quản trị

+ Doanh nghiệp Nhà nước khơng có hội đồng quản trị - Dựa trên mối liên kết kinh tế nội bộ của đơn vị ta thấy có: + Các đoanh nghiệp độc lập (Công ty Nhà nước)

+ Các tổng công ty Nhà nước

Các doanh nghiệp Nhà nước dạng đơn nhất, độc lập, là hình thức truyền thống, phổ biến, có từ thời bao cấp

Loại doanh nghiệp sau là kết quả của việc phân định rõ ràng chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế và chức năng sắn xuất kinh đoanh trong từng đơn vị kinh tế Nhà nước Trong thời kỳ bao cấp, Nhà nước La đã cho thành lập các xí nghiệp liên hợp và liên hiệp các xí nghiệp, trong đó bao

Trang 2

gầm nhiều đơn vị kinh tế thành viên, có tư cách pháp nhân kinh tế với mức

độ nhất định Cơ quan quản lý các xí nghiệp liên hợp và liên hiệp các xí nghiệp, đặc biệt là cơ quan quản lý các liên hiệp xí nghiệp, vừa làm chức

năng quản lý các liên hiệp xí nghiệp, vừa làm chức năng quản lý Nhà nước, vừa làm "người sản xuất kinh doanh" Điều đó đã làm cho cả hai chức năng của một bộ máy đều không được thực hiện đầy đủ

Thực hiện nguyên tắc đổi mới quản lý Nhà nước về kinh tế, trong đó có nguyên tắc "Phân biệt quản lý Nhà nước về kinh tế với quản lý sản xuất

kinh doanh", Nhà nước ta đã giải thể các xí nghiệp liên hợp và liên hiệp các

xí nghiệp, cải tổ chúng và hoàn thiện chức năng quản lý Nhà nước của các bộ, cho thành lập các tổng công ty Nhà nước (theo các Quyết định 90/CP và 91/CP của Thủ tướng Chính phủ)

— Về cơ cấu tổ chức của tổng công ty, ta thấy có các loại:

+ Loại bao gồm các đơn vị thành viên hạch toán kinh tế độc lập

+ Loại bao gồm các đơn vị thành viên hạch tốn kính tế phụ thuộc

+ Loại có cả hai loại thành viên nói trên

Ngồi ra, trong các tổng sông ty Nhà nước thường cịn có các đơn vị sự nghiệp như cơ sở nghiên cáu khoa học - công nghệ, cơ sở đào tạo - dạy nghề

Vive

Sơ đồ các loại doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam hiện nay

DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

Tổng công ty nhà nước Doanh nghiệp độc lập

L — —m — 1

Tổng công ty Tổng công ty

tổ chức theo tổ chức theo

QÐ 90/TTg QÐ 91/TTg

fC —Ì ct [ -Ì

Doanh Doanh Doanh Doanh Doanh Doanh

nghiệp nghiệp nghiệp nghiệp nghiệp nghiệp

hoạt hoạt hoạt hoạt hoạt hoạt

động động động động động động

kính cơng kinh cơng kinh cơng

doanh ích doanh ích doanh ích

Trang 5

Tập đoàn kinh tế - một loại hình doanh nghiệp Nhà nước phát triển

Sơ đồ tổ chức công ty - tập đoàn kinh tế

và mối liên hệ với các doanh nghiệp thành viên

Cộng ty mẹ

(Cấp IV)

TẬP ĐOÀN KINH TẾ Tổng công ty

TONG CONG TY CAP I

Công ty con —_ Công ty châu { Cong ty liên kết —+Ï Chinhánh II.4, CTCP Liem Céng ty thanh vien Tổng công ty cấp II Tổng công ty cấp II (do TCty cấp I giữ 100% vốn) (do TCty cp Ì giữ trên 51% vốn) 9 ond 5

Tổng công ty thành

viên cấp cơ sở — cấp IIl Công ty liên kết [II.1

Công ty chắt =>

Chị nhánh I.1 Công ty liên kết 1.1

Trang 6

IL VAI TRO CUA DOANH NGHIE£P NHA NUGC VÀ QUÁ TRÌNH ĐỔI MOI DOANH NGHIEP NHA NUGC 6 NUGC TA

1, Vai trò của doanh nghiệp Nhà nước nói chung

Doanh nghiệp Nhà nước có nhiều loại: loại có vốn nhà nước 100%, loại có vến Nhà nước chỉ phối (cổ phần chỉ phối) Mỗi loạn trên có ý nghĩa tác

dụng có vai trị, vị trí riêng, song tất cả chúng đều có chung vai trị, vị trí

như sau;

1.1 Doanh nghiệp Nhà nước đóng oai trò chủ đạo, chỗ dựa hình tế cho Nhà nước thực hiện sự quần lý Nhà nước đối oồới toàn bộ nền hình tế quốc dân nói riêng, tồn bộ xã hội nói chung một cách có hiệu lực uà hiệu qua

Để quản lý toàn xã hội nói chung, nền kinh tế quốc dân nói riêng,

Nhà nước cần sử dụng nhiều công cụ: cưỡng chế bằng pháp luật và quy tắc

hành chính, giáo dục, thuyết phục và kích thích bằng lợi ích vật chất Các công cụ trên thường được vận dụng một cách tổng hợp, có ưu tiên với từng loại đối tượng, từng loại nhiệm vụ cụ thể

Trong các loại cơng cụ nói trên, cơng cụ kích thích kinh tế có vai trị đặc biệt quan trọng, nhất là khi phải điểu chỉnh các quan hệ kinh tế Chẳng hạn:

~ Nhà nước tăng giảm thuế, tăng giảm lãi suất cho vay đối với các đối tượng mà Nhà nước thấy cần khuyến khích hoặc hạn chế hoạt động kinh tế của họ

— Nhà nước dùng lực lượng dự trữ hàng hố của mình để bán kìm

giá, nhằm chống đầu cơ tích trữ, tăng giá khi khan hiếm hàng

~ Nhà nước dùng nguồn lực kinh tế đầu vào để hỗ trợ hoặc cẩn trở các hoạt động kinh tế của các đoanh nghiệp khi Nhà nước thấy cần khuyến khích hay cần trở họ trong sản xuất kinh doanh

~ Nhà nước dùng dự trữ tiến bạc, đá quý, ngoại tệ mạnh để điểu chỉnh giá ngoại tệ mạnh trên đất nước mình, qua đó giữ giá đồng tiền quốc

ga

Những biện pháp kinh tế trên đây cần được sử dụng không chỉ nhằm điều chỉnh nền kinh tế quốc đân, mà còn để điều chỉnh nhiều quan hệ

hội khác Tuy vậy, đó vẫn là cơng cụ hữu hiệu có tác dụng mạnh mẽ đối với việc quản lý, điều chỉnh trong lĩnh vực kinh tế

Trang 7

Để có được các tác động kinh tế nói trên, rõ ràng là Nhà nước phải có một lực lượng kinh tế hùng mạnh:

— Nhà nước phải là chủ của toàn bộ nguồn tài nguyên quốc gia Ngoài

Nhà nước ra, không ai có quyển tự động khai thác tài nguyên Chính nhờ vậy Nhà nước mới có cơng cụ hiệu nghiệm trong tay để điều khiển các

nhà sản xuất có gắn với tài nguyên

— Nhà nước phải có ngân sách lớn và ổn định Đó là cái bảo dảm cho Nhà nước sung sức trong việc giảm, miễn thuế cho nơi này nơi khác mà không làm suy sụp ngân sách, bảo đảm cho Nhà nước chuyển thành vốn cho vay lãi suất thấp hoặc không cần lấy lãi khi cần thiết

Nhà nước phải nắm các ngành sản xuất, mà sản phẩm của nó có giá trị chỉ phối toàn bộ nền sản xuất xã hội Đó chính là nguồn hàng hoá chiến

lược để Nhà nước tung ra bán chống đầu cơ, tung ra chỉ viện, hỗ trợ cho các

ngành sản xuất dùng làm tư liệu sản xuất mà Nhà nước thấy cần hỗ trợ họ, như năng lượng, gang thép, giao thông đường sắt; hàng không v.v

— Nhà nước phải nắm các ngành sản xuất ra sản phẩm phục vụ với khối lượng lớn và thiết yếu phục vụ đời sống của quảng đại dân chúng Ví dụ: các sản phẩm đảm bảo nhu cầu ăn, mặc, ỏ, chữa bệnh, giao thông cơng chính, bưu điện v.v, Nhờ có lực lượng trong tay, Ñhà nước sẵn sàng sử đụng chúng vào việc đáp ứng các nhu cầu thiết yếu cho x& hội - nhất là một khi thị trường đó bị trống vì các doanh nghiệp tư nhân chạy theo lợi nhuận cao mà bỏ trận địa Không làm được như vậy, Nhà nước sẽ khơng có thực lực để giữ vai trò chủ đạo về mặt kinh tế và mất uy tín với nhân dân Hậu quả cịn có thể lớn hơn thế, nếu sự khan hiếm hàng khiến cho đời sống nhân đân khó khăn lớn, kinh tế rối loạn, mất phương hướng sẽ bị bon phan động lợi đụng, thực hiện âm mưu diễn biến hồ bình, chống phá cách mạng

= Nhà nước phải xây dựng những doanh nghiệp Nhà nước mẫu mực về mợi mặt về hiệu quả sẵn xuất kinh đoanh, quan hệ con người, chấp

hành pháp luật, trình độ quản trị nội bộ, v.v Các doanh nghiệp Nhà nước

phải là những đơn vị kinh tế - xã hội thể hiện đầy đủ tính ưu việt của chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, cái mà Nhà nước đang bảo vệ và theo đuổi Không tạo ra được như vậy, Nhà nước khơng có sức thuyết phục nhân dân đi theo định hướng xã hội chủ nghĩa của mình Đó cũng chính là vai trị chính trị - xã hội cực kỳ lớn lao của doanh nghiệp Nhà nước trong cơ chế hàng hoá nhiều thành phần

Trang 8

phòng to lớn của quốc gia Quốc phòng nào cũng là quốc phịng tồn dân, kể cả quốc phòng của các nước đế quốc, thực dân

Tuy vậy cột trụ của tổng lực quốc phịng đó vẫn là lực lượng thường

trực của Nhà nước Quân thường trực và nguồn lực vật chất thường trực Nhà nước phải xây dựng bộ đội chủ lực cũng như phải Xây dựng một nền

công nghiệp quốc phòng phát triển vững chắc Nền cơng nghiệp đó chỉ có

thể là của Nhà nước,

~ Phát triển doanh nghiệp Nhà nước còn là con đường để một quốc

gia thực hiện tốt sự tích tụ và tập trung vốn ban đầu cho quá trình cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đối với nền kinh tế quốc dân đối với các nước chưa phát triển cao Nhà nước bằng các hoạt động tập hợp vốn của mình trong nhân dân, những lượng vốn nhỏ bé, rải rác, chưa đủ để lập nên các eở sở sản xuất kinh doanh có hiệu quả, xây dựng nên những cơ sở công nghiệp

Nhà nước ban đầu Từ những điểm tựa này, công dân mới từng bước trưởng

thành, tích luỹ thêm vốn và kinh nghiệm, đến một giai đoạn nào đó sẽ tự

thân lập nghiệp, hình thành các cơ sở sản xuất của riêng mình hoặc tiếp

quản sự chuyển giao của Nhà nước, các doanh nghiệp Nhà nước theo trình tự tồn phần hoặc tồn bộ Ví dụ Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các khu cơng nghiệp, cổ phần hố những doanh nghiệp Nhà nước đã được Nhà nước tăng cường đầu tư, khắc phục yếu kém, thua lỗ triển miên, Sứ

mạng này của các doanh nghiệp Nhà nước đã từng được nhiều quốc gia vào các năm sau Đại chiến Thế giới lần thứ II quan tâm thúc đẩy Lúc đó các nước này phải qua Nhà nước mà tập trung vốn để gây dựng nên nền tảng ban đầu cho nền công nghiệp của đất nước, nếu không làm như vậy, nếu để cho nhân dân tự lập thì lượng vốn nhỏ bé và rải rác đó, khơng ai có đủ vốn tối thiểu và cần thiết cho việc làm công nghiệp

1.2 Doanh nghiệp Nhà nước đóng oai trị tực lượng quan trọng

để thông qua đó Nhà nước thực hiện chúc năng hỗ trợ công nhân

lập nghiệp

Chức năng của Nhà nước bao gồm chức năng điểu chỉnh, bảo vệ và hỗ trợ Trong lĩnh vực kinh tế, sự hỗ trợ của Nhà nước đối với cơng dân chính là hỗ trợ cho công dân làm kinh tế

Để làm tốt chức năng này, Nhà nước cần đến nhiều loại lực lượng bởi nhu cầu hễ trợ cho công dân trong việc lập nghiệp làm kinh tế có nhiều loại Trong các lực lượng mà Nhà nước cần có để thực hiện chức năng hỗ trợ

Trang 9

nó có vai trị to lớn và quan trọng trong nền kinh tế quốc dân được thể hiện ở chỗ:

— Thông qua doanh nghiệp Nhà nước, Nhà nước lập nên những trung tâm công nghiệp, có khả năng thu hút qanh mình các vệ tỉnh thuộc các thành phần kinh tế khác, với mọi loại quy mô và kỹ thuật khác nhau, thực hiện một số công đoạn hoặc cung ứng dịch vụ công nghiệp cho trung tâm

theo sự đặt hàng của trung tâm, hoặc được trung tâm cung cấp các phế liệu, phế thải để dùng làm nguyên liệu cho các doanh nghiệp vệ tỉnh này,

Bằng cách này, Nhà nước đem việc làm đến cho dân, tạo điểu kiện cho

người lao động trở thành công nhân của doanh nghiệp Nhà nước, hoặc tạo khả năng cho những người dân thành lập cá doanh nghiệp vệ tỉnh của

trung tâm công nghiệp

~ Thông qua doanh nghiệp Nhà nước, Nhà nước thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội phân bố công nghiệp theo hướng đem lại ánh sáng văn minh cho mọi vùng lãnh thổ, xoá bỏ sự cách biệt quá mức giữa thành thị và nông thôn, đồng bằng và vùng núi Bằng sự phân bố sản xuất đồng đều và

rộng khắp trong cả nước, Nhà nước giúp cho cơng dân phát triển tồn diện

cuộc sống của họ Trong nền kinh tế thị trường các thành phần kinh tế khác tất sẽ chú tâm chạy theo lợi nhuận mà khơng tính đến lợi ích của thành phần kinh tế - xã hội khác Chỉ có Nhà nước, vì trách nhiệm và quyền lợi của giai cấp, của dân tộc mới quan tâm giải quyết các nhu cầu trên bằng việc xây dựng và bố trí các doanh nghiệp Nhà nước ở những khu vực cần thiết để chỉ phối toàn bộ nền kinh tế quốc dân, hỗ trợ cho các thành phần kinh tế khác phát triển

1.3 Doanh nghiệp Nhà nước giữ uai trò bổ sung thị trường cần

thiết

- Không phải mọi hoạt động kinh tế, thành phần kinh tế nào cũng đều có thể tiến hành kinh doanh được Nhà nước nào cũng có những cấm

đoán nhất định, quy định những ngành, những nơi mà các tư nhân không được phép mở doanh nghiệp của mình

Lý do và phạm vi cấm đốn có thể rất khác nhau giữa các nước, thậm

chí giữa các thời kỳ khác nhau của cùng một nước Nhưng nói chung, nếu xét thấy các hoạt động kinh tế đó gây nguy hại cho xã hội, cho Nhà nước, mà Nhà nước khơng có khả năng kiểm sốt, điểu khiển được thì sự cấm đoán xuất hiện

Trang 10

để bù lấp khoảng trống do cấm đoán tạo ra

— Có những ngành, những nơi mà Nhà nước không cấm nhưng vẫn không xuất hiện các doanh nghiệp tư nhân vì họ khơng làm được hoặc

không muốn làm

Lý do cụ thể có thể rất đa dang, nhưng về đại thể, thường tập trung vào mấy loại sau đây:

Một là, vì ngành sản xuất đó có độ rủi ro cao, cá nhân không dám chấp nhận may rủi

Hai là, không đủ điểu kiện như ý chí, trí thức, vốn và quan hệ thương trường

Ba là, lợi nhuận thu được không hấp dẫn

Bổn là, những phân vân khác về thời thế, số phận, tương lai và các đe đoa khác Suy cho cùng, đây cũng là nhân tố may rủi

Trong trường hợp này cũng gây nên khoảng trống trên thị trường làm cho nhu cầu xã hội không được đáp ứng thì Nhà nước phải "nhảy vào" để bù lấp chỗ trống đó

— Do những nguyên nhân nói trên, trong mọi quốc gia biện đại đều có một số doanh nghiệp Nhà nước, mà chức năng đích thực của chúng gắn liền

với nền hành chính quốc gia, nền hành chính cơng - hành chính phục vụ 6 đây, các doanh nghiệp Nhà nước thực chất là các đơn vị sự nghiệp, làm chức năng cơng ích là chính, kinh doanh là thứ yếu

2 Vai trò doanh nghiệp, trong đó Nhà nước giữ cổ phần chỉ phối

Để hiểu đúng vai trò của doanh nghiệp Nhà nước loại này cần hiểu rõ những điều sau đây:

— Vì sao Nhà nước không đầu tư 100% vốn, mà lại chỉ hợp tác góp vốn với các chủ sở hữu khác? Có các lý đo chính sau đây:

Một là, lĩnh vực hoạt động của loại doanh nghiệp này không quan

trọng, Nhà nước khơng coi đó là các khâu cần chiếm giữ

Hai la, Nha nước chưa đủ vốn để chiếm giữ 100%

Ba là, Nhà nước muốn khai thác thế mạnh của người mà Nhà nước muốn hợp tác với họ Thế mạnh này có thể rất khác nhau, nhưng tựu chung là thế mạnh về quản lý, về quan hệ giao dịch quốc tế, về chất xám

Vì sao Nhà nước không rút hết lực lượng ra khỏi các doanh nghiệp này mà ở lại với vị trí chi phối?

Trang 11

Có nhiều lý do, ứng với từng nội dung sản xuất, kinh doanh của

doanh nghiệp, nơi Nhà nước có cổ phần chỉ phối, lý do chính là:

Thứ nhất, Nhà nước không muốn tạo ra những biến động quá lớn từ sự thay đổi chủ sở hữu đối với các Q 'anh nghiệp Do đó, Nhà nước chỉ chuyển một phần vốn của đoanh nghiệp Nhà nước cho chủ sở hữu mới

Thứ hai, Nhà nước muốn giữ vị thế nhất định, đủ để kiểm Soát và ảnh hưởng quyết định đến hoạt động của doanh nghiệp, nơi đúng ra là Nhà nước phải chiếm giữ hoàn toàn, nhưng khơng đủ điều kiện Nói cách khác là, Nhà nước muốn duy trì quyển kiểm sốt của mình trong điểu kiện khả

Vậy vai trò của doanh nghiệp có cổ phần chỉ phối la:

— Hình thức quá độ cho việc chuyển dịch vốn Nhà nước từ vị trí này sang vị trí khác của nền kinh tế quốc dân, một hình thức có khả năng vừa

đảm bảo cho Nhà nước chuyển dịch được vốn khi cẩn thiết, vừa vẫn giữ

được thế kiểm soát của Nhà nước đổi với khu vực mà Nhà nước thuyên

~ Hình thức để Nhà nước thực hiện quyển kiểm soát đối VỚI các

thành phần kinh tế khác một cách rộng rãi nhất trong điều kiện nhất định

của nguồn vốn Nhà nước

+ Vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam với khối lượng lớn và nhằm

Vào các ngành then ché

vốn nước ngoài này Như vậy, Nhà nước vừa phải rải vốn ở nhiều nơi, vừa phải phủ đầy vốn trên từng nơi Đó là một địi hỏi mà ngân sách của ta khó đáp ứng nổi Do đó, doanh nghiệp Nhà nước có cổ phan chi phối của Nhà nước nói chưng là rất quan trọng Đặc biệt quan trọng là loại doanh nghiệp

cổ phần chỉ phối nhóm hai và ba, tức loại doanh nghiệp, trong đó vốn của

Nhà nước là lớn nhất trong các cổ đông, tới mức cổ đông lớn thứ hai cũng + Nhà nước cần phải mở rộng quyển và Sự quan tâm trách nhiệm của

Trang 12

ngudi lao déng tdi két qua hoat déng sản xuất kinh đoanh của các doanh nghiệp Nhà nước Tức là, cần phải tạo điều kiện cho người lao động mua cổ phần ở các doanh nghiệp Nhà nước Trong các doanh nghiệp này sẽ có rất nhiều vấn để nảy sinh trong các quan hệ cổ đơng, trong đó có loại cổ đơng đặc biệt Đó là những người lao động Những người này vốn không phải là người kinh doanh, nên kinh nghiệm đấu tranh cho lợi ích bản thân trên thương trường còn rất hạn chế, vì vậy, họ rất cần được Nhà nước bảo hộ sát sao Do đó, những doanh nghiệp có cổ phần chi phối thuộc về Nhà nước là

nơi, mà Nhà nước có cơ hội rất lớn cho sự thực hiện sự bao vé nay

~ Trường học để nhân dân lao động từng bước thâm nhập lĩnh vực

kinh đoanh, tiến lên lập nghiệp lớn trên lĩnh vực kinh tế

Có thể coi doanh nghiệp Nhà nước có cổ phần chi phối của Nhà nước

là trường học vì trong các doanh nghiệp loại trên có các cổ đông là công

nhân của doanh nghiệp Họ xuất thân từ người thợ, không biết và cũng chưa có ý chí làm chủ thực sự một chút vốn nào Chỉ có qua hoạt động với tư cách là cổ đông họ mới có thể hiểu biết dân dần công việc kinh doanh, cảm nhận được sự vận động kinh doanh của vốn liếng và trách nhiệm của người làm chủ đồng vốn đó phải có như thế nào Qua q trình đó, mỗi

người lao động sẽ lớn lên cùng với số š tích luỹ của họ, cho đến khi họ đủ diều

kiện nhân tài vật lực họ có thể đứng ra lập doanh nghiệp riêng mà không sợ non nớt, Au tri

3 Qua trinh đổi mới doanh nghiệp Nhà nước ở nước ta

3.1 Giai đoạn tìm tòi, thủ nghiệm (1981 - 1986)

Trong Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 6

khoá IV (8/1979) đã phê phần cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao

cấp và để ra phương hướng cải tiến quân lý đối với doanh nghiệp Nhà nước (khi đó gọi là xí nghiệp quốc doanh), mở rộng quyển chủ động sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp Theo hướng này, Nhà nước đã ban hành quyết định số 25/CP ngày 21/1/1981 oễ thực hiện ba phần bế hoạch đối uới

doanh nghiệp Nhà nước, trong đó kế hoạch A dé ra nhiệm vụ sản xuất sản phẩm chủ yếu theo chỉ tiêu pháp lệnh của Nhà nước, được Nhà nước cân

đối vật tư và tiêu thụ sản phẩm theo kế hoạch phân phối và theo giá Nhà

nước quy định; kế hoạch B là kế hoạch sẵn xuất sản phẩm chủ yếu theo chỉ

tiêu hướng dẫn của Nhà nước, nhưng xí nghiệp tự cân đối vật tư trên cơ sở

liên hệ với khách hàng; kế hoạch € là nhiệm vụ sản xuất hàng tiêu dùng

(sản phẩm phụ) trên cơ sở tận dụng thứ liệu, phế liệu và lao động dư thừa

của xí nghiệp, những sản phẩm này xí nghiệp hồn tồn có quyển sản

Trang 13

xuất, tự cân đối vật tư và tiêu thụ theo cơ chế thị trường, được quyền dành

lại 85% số lợi nhuận thu được để lập các quỹ xí nghiệp Đồng thời với phương thức kế hoạch mới nói trên ap dựng rộng rãi cho các xí nghiệp Nhà nước, cũng từ cuối năm 1981 Nhà nước cho làm thí điểm mơ hình "tự cân

đối tự trang trải" ở hai xí nghiệp quốc doanh Dệt Thành Công (Bộ Công nghiệp nhẹ) tại thành phố Hồ Chí Minh và Cơng ty Xuất khẩu thuỷ sản Seaprodex (Bộ Thuỷ san) Thực chất của mơ hình là sự vận dụng gần đầy đủ những yếu tế của cơ chế thị trường cho sản xuất kinh doanh như hiện nay

Đến Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 6 khoá V được Nhà nước thể chế hoá bằng Nghị quyết số 156/HĐBT tháng 11 năm 1984 về việc sắp xếp lại sản xuất và cải tiến lại quản lý các xí nghiệp quốc doanh:

Trên cơ sở tổng kết việc thực hiện các thí điểm và cải tiến nói trên, đến 8/4/1986, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 306 (dự thảo) về đổi mới cơ chế quan lý các đơn vị kính tế cơ sở, trước hết là các xí nghiệp quốc

doanh với yêu cầu chủ yếu là chuyển hẳn hoạt động của các xí nghiệp sang

hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa Hội đồng Bộ trưởng đã thể chế hoá Nghị quyết này bằng Nghị quyết số 176/HĐBT (6/1986) và đưa vào thực hiện trong cả nước

Như vậy, Nghị quyết số 306/BŒT đã làm cơ sở cho đường lối đổi mới các doanh nghiệp nói chung, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước phù hợp với cơ chế thị trường theo đại hội VI của Đảng (12/1986) đến nay

3.2 Giai đoạn đổi mới căn bản uà toàn điện doanh nghiệp Nhà nước

Trên cơ sở đổi mới đường lối của Đảng, từ năm 1987 đến nay, Nhà

nước ta đã ban hành hàng loạt văn bản pháp luật nhằm sắp xếp lại và đổi

mới sâu sắc cơ chế quản lý các doanh nghiệp Nhà nước Trước hết là Nghị quyết số 217/HĐBT (14/11/1987) của Hội đồng Bộ trưởng về đổi mới chính sách kế hoạch hố và hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa của xí nghiệp Đến tháng 3/1988, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Điều lệ Xí nghiệp cơng nghiệp quốc doanh (Nghị quyết 50/HĐBT) Tiếp đến 3/1989, Hội đồng Bộ trưởng lại ban hành Điều lệ Liên hiệp xí nghiệp quốc doanh (Nghị quyết 27/HĐBT) Từ năm 1987 đến nay, Nhà nước đã ban hành hàng loạt luật, bộ luật quan trọng để quản lý doanh nghiệp như: Luật Đầu tư nước ngoài tại

Việt Nam, Luật Doanh nghiệp tư nhân, Luật Công ty; các Bộ Luật Lao

Trang 14

cấp đối với các doanh nghiệp Nhà nước, Nhà nước đã ban hành các chính

sách về tài chính, ngân hàng, thống kê kế toán, kiểm toán (Bộ Luật Thuế

năm 1990 - 1991, pháp lệnh ngắn hàng, pháp lệnh hạch toán - thống kê ,

pháp lệnh hợp đồng kinh tế ) Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ cũng ban hành Nghị quyết số 388/HĐBT (1991), các Quyết định số 90, 91/TTg (1994), Chỉ thị số 500/TTg về sắp xếp thành lập lại các doanh nghiệp Nhà nước và Quyết định số 202/CP (199) về thí điểm cổ phần hoá một số doanh nghiệp Nhà nước Đỉnh cao của đổi mới doanh nghiệp Nhà nước là ngày 20/4/1995 Quốc hội đã ban hành Luật Doanh nghiệp Nhà nước Đây là Luật Doanh nghiệp Nhà nước dầu tiên kể từ hơn nửa thế kỷ thành lập Nhà

nước công nông ở nước ta Để triển khai thi hành Luật Doanh nghiệp Nhà

nước, từ năm 1986 đến nay, Chính phủ đã ban hành hàng loạt văn bản pháp quy quan trọng như: Nghị quyết số 28/CP về cổ phần hoá một số

đoanh nghiệp Nhà nước; Nghị quyết số 50/CP về thành lập (bao gầm thành

lập lại và thành lập mới) doanh nghiệp Nhà nước: Nghị quyết số 56/CP về cơ chế quản lý doanh nghiệp Nhà nước hoạt động cơng ích và Nghị định số 59/CP về quản lý tài chính các doanh nghiệp Nhà nước

Chúng ta có thể nhìn một cách tổng thể quá trình đổi mới doanh

nghiệp Nhà nước ở nước ta qua sơ dé (trang 424)

II NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ

NƯỚC

Luật Doanh nghiệp Nhà nước, được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khố IÄX thơng qua ngày 20/4/1995, tại kỳ họp thứ 7, đã quy định nội dụng cơ bản của quản lý Nhà nước uà của người chủ sở hữu doanh nghiệp Nhà nước đổi uới doanh nghiệp Nhà nước tại chương IV, mục 1 uè 2, uới các định hướng cơ bản như sau:

- Quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp Nhà nước: Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp Nhà nước với những nội dung sau day:

+ Ban hành chính sách, cơ chế quần lý đối với từng loại doanh nghiệp Nhà nước, chính sách khuyến khích, chế độ trợ cấp, trợ giá và chế độ ưu

tiên đối với các sản nhẩm và dịch vụ cơng ích

+ Quyết định các biện pháp bảo vệ và hỗ trợ các doanh nghiệp Nhà nước quan trọng của nền kinh tế quốc dân

+ Tổ chức xây dựng quy hoạch và chiến lược phát triển doanh nghiệp

Nhà nước trong tổng thể quy hoạch và chiến lược phát triển ngành, lãnh

thổ

Trang 15

+ Tổ chức xây dựng quy hoạch và đào tạo cán bộ quản lý và cán bộ

điều hành doanh nghiệp Nhà nước

+ Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật, chủ trương,

chính sách, chế độ Nhà nước tại các doanh nghiệp

— Thực hiện quyền chủ gở hữu Nhà nước đối với doanh nghiệp Nhà

nước

Chính phủ thống nhất tổ chức thực hiện các quyền chủ sở hữu đối với

doanh nghiệp Nhà nước, bao gầm:

+ Quyết định thành lập, chia tách, giải chể, sắp nhập, chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp Nhà nước,

+ Quyết định mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược, chiến lược phát triển và định hướng phát triển kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước

+ Ban hành điều lệ mẫu về tổ chức hoạt động của doanh nghiệp Nhà

nước, phê chuẩn điều lệ tổng công ty và doanh nghiệp Nhà nước quan

trọng

+ Quyết định cấp vốn đầu tư ban đầu bổ sung, giao vốn cho doanh

nghiệp kiểm tra, giám sát việc bảo toàn và phát triển doanh nghiệp Nhà

nước Quy định chế độ khấu hao, tỷ lệ phân chia lợi nhuận vào cde quỹ sau khi nộp thuế Phê chuẩn phương án chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp,

cẩm cố những thiết bị nhà xưởng quan trọng Phê chuẩn phương án huy

động vốn, tài sản của Nhà nước vào liên doanh với các chủ sở hữu đối với

phan vốn dầu tư của Nhà nước vào các doanh nghiệp

+ Quyết định áp dụng mơ hình quản lý đối với các loại doanh nghiệp Nhà nước; bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật các chức đanh

quản lý chủ chốt trong doanh nghiệp,

+ Quy định các tiêu chuẩn, định mức đơn giá tiền lương đối với sản

phẩm, dịch vụ làm cơ sở cho các doanh nghiệp Nhà nước trả lương cho

người lao động Quyết định chế độ tiển lương, tiền thưởng, phụ cấp đối với các thành viên Hội đẳng quản trị tổng giám đốc hoặc giám đốc của các doanh nghiệp Nhà nước

+ Tổ chức kiểm tra, giám sát doanh nghiệp Nhà nước thực hiện các

mục tiêu, nhiệm vụ mà Nhà nước giao, giám sát hoạt động sản xuất - kinh

doanh của doanh nghiệp, hoạt động quản lý của Hội đồng quản trị và điều hành của tổng giám đốc hoặc giám đốc

+ Chính phủ phân cấp hoặc uỷ quyền cho các Bộ và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện một số quyền của chủ sở

Trang 16

hữu Nhà nước đối với doanh nghiệp Nhà nước Quy định trách nhiệm của

Bộ Tài chính trong việc quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp, quy định mối quan hệ giữa các Bộ quản lý ngành, Uỷ ban nhân dân tỉnh,

thành phố trực thuộc Trung ương với Bộ Tài chính trong việc thực hiện các

quyền chủ sở hữu Nhà nước được Chính phủ phân cấp hoặc uỷ quyền đối

với đoanh nghiệp Nhà nước

Từ những định hướng lớn nêu trên, có thể rút ra một số nội dung

chính của hoạt động quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp

1 Xây dựng chiến lược, phương hướng, quy hoạch và kế hoạch

phát triển hệ thống doanh nghiệp Nhà nước

Đây là bước mở đầu quan trọng của toàn bộ quá trình quản lý Nhà nước đối với đoanh nghiệp Nhà nước Nó vạch phương hướng nội dung hoạt động kinh tế mà phải ra đời để thực hiện Đó là:

~ Vạch ra được lực lượng tương lai của doanh nghiệp Nhà nước với

tất cả các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật mà các chiến lược, quy hoạch, kế

hoạch, dự án xây dựng kinh tế, đầu tư phát triển phải có

- Xây dựng được các luận cứ, trả lời dược câu hỏi: vì sao doanh nghiệp Nhà nước phải mở ra ở hướng đó, với quy mô và nội dung đó v.v

Khi thực hiện các nội dung trên, công tác quản lý nhà nước dé ra được:

~ Nhiệm vụ chung của sự phát triển kinh tế trong nhiệm vụ tổng thể

phát triển xã hội, trong đó nhiệm vụ kinh tế được vạch ra chung cho mọi thành phần, không phân biệt hình thức sở hữu nào

— Phần nhiệm vụ kinh tế do các doanh nghiệp Nhà nước so với lực

lượng hiện diện, từ đó xác định:

+ Phần bổ sung mới bằng vốn Nhà nước

+ Phần cần giảm bớt và các hình thức chuyển đổi sở hữu có lợi nhất cho sự nghiệp chung: giải thể? tư nhân hoá? cổ phần hố? hoặc hình thức nào khác? v.v

- Các dự án cụ thể để thực hiện việc tăng, giảm các doanh nghiệp

Nha nước bao gồm:

+ Các dự án xây dựng mới, mở rộng, xây dựng lại và chỉnh đốn các

doanh nghiệp Nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới đã được vạch ra ở trên

+ Danh mục và phương án cụ thể thực hiện chuyển thể sở hữu các

Trang 17

doanh nghiệp Nhà nước khi chúng không còn cần thiết tổn tại bằng vốn Nhà nước như trước nữa

2 Tổng kết công tác quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp

Nhà nước, bổ sung, đổi mới tổ chức quản lý Nhà nước cho phù hợp

với sự phát triển thường xuyên của khối doanh nghiệp Nhà nước và yêu cầu đặt ra đối với khối doanh nghiệp Nhà nước

— Tiến hành đều đặn và kịp thời sự đổi mới tổ chức quản lý Nhà nước với từng bước phát triển của bản thân lực lượng doanh nghiệp Nhà nước và từng bước phát triển của thị trường `

- Tiến hành đồng bộ trên cả hai phương diện: xem xét, tổ chức và

hoạt động quản lý của chủ thể (tức là của Nhà nước) và của khách thể (của bản thân từng doanh nghiện Nhà nước) Trong thực tiễn, nội dung này

được thể hiện dưới hai hình thức:

+ Bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật, thể chế, quy tắc v.v nhằm điều chỉnh tổ chức bộ máy và quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ của các doanh nghiệp Nhà nước thông qua một số đạo luật, nghị quyết, quyết định như Quyết định số 217/HĐBT, Luật Doanh nghiệp Nhà nước

+ Bổ sung, hoàn thiện tổ chức bộ máy, phân công nhiệm vụ, quyền

hạn, trách nhiệm giữa các cấp, các ngành trong bộ máy Nhà nước để quản lý các doanh nghiệp Nhà nước

Thông qua các nghị định như Nghị định số 35/HĐBT; Nghị định số 196/HĐBT và Nghị định số 3ã/CP về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và tổ chức bộ máy của các cơ quan bộ trong quan ly Nhà nước đối với các doanh nghiệp Nhà nước

Nội dung của uiệc tổng kết là:

- Tổng kết, đánh giá hệ thống pháp luật, thể chế hiện hành, chỉ ra những vấn để "không khả thi" của chúng, sự cần thiết phải sửa dối bổ sung hoặc bãi bỏ

— Trên cơ sở đó đưa ra những quy định mới, phù hợp với tình hình và nhiệm vụ mới của doanh nghiệp và của các cơ quan Nhà nước trong việc

quản lý các đoanh nghiệp nói chung

Quá trình đổi mới quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp Nhà nước đã được thực hiện trong gần hai chục năm qua, kể từ khi có Nghị quyết Hội

nghị trung ương lần thứ (khố IV), q trình khơng ngừng hoàn thiện hai

phần tổ chức quản lý nói trên nhằm:

Trang 18

nước, không ngừng mở rộng quyển tự chủ sản xuất - kinh doanh cho các doanh nghiệp Nhà nước, căn cứ vào các Quyết định số 25/CP (1981), Quyết định số 217/HĐBT và hàng loạt các Nghị quyết, Nghị định, Quyết định khác của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ và Luat Doanh nghiệp

Nhà nước

+ Trên cơ sở đó tối ưu hố sự phân cơng quản lý theo ngành và theo tãnh thổ trong hệ thống các cơ quan Nhà nước để thực hiện chức năng quản

lý Nhà nước, đã được phân biệt rõ khi xác lập quan hệ Nhà nước - doanh

nghiệp như đã nêu ở trên, với các Nghị định số 35/HĐBT, Nghị định số

196/HĐBT và hiện là Nghị định số 15/CP nói chung và hàng loạt các văn

bản khác cùng điều chỉnh các quan hệ trên, nhưng được quy định cho từng Bộ

Muốn hoàn thiện và đổi mới hai mặt trên của tổ chức quản lý: của

Nhà nước và của doanh nghiệp Nhà nước, đều phải quán triệt hai nguyên

tắc căn bản là:

+ Phân biệt quản lý về kinh tế với quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nhân, mở rộng quyền tự chủ sản xuất kinh đoanh của doanh nhân và doanh nghiệp

+ Kết hợp tổ chức quần lý theo ngành và theo lãnh thể, thực hiện tốt tỉnh thần tập trung dân chủ trong phân công, phân nhiệm quản lý Nhà

nước theo ngành và theo lãnh thé, từng bước xoá bỏ sự phân cách thái quá

giữa các tầng nấc quản lý, tạo ra sự chủ quan của các ngành, các cấp một cách vô lý, trên cơ sở đó thiết lập sự phân công quản lý mới theo chức năng, nhiệm vụ, các mối quan hệ, thay thế cho hệ thống các cấp chủ quản Những quy định đó được thể hiện ở các biểu sau:

Biểu 1 Quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước hoạt động

kinh doanh và doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích

Nội dung so sánh DNKD DNCI

1 Về mục tiêu hoạt động

Chủ yếu nhằm lợi nhuận x 0

Trang 19

Nội dung so sánh

3 Về quyền tự chủ kinh doanh

- Tổ chức bộ máy quản lý x

x

- Đổi mới công nghệ x

x

- Đặt chỉ nhánh, vàn phòng đại diện x x

- Tham gia tổng công ty Nhà nước x x

- Tự định kể hoạch sản xuất sản phẩm chủ yếu x 0

- Kinh doanh ngành nghề bổ sung x

@

~ Tự lựa chọn thị trường, xuất nhập khẩu x @

~ Tự quyết định giá mua, giả bán x 0

- Đầu tư liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần x @

- Xây dựng áp dụng các định mức x

x

- Tuyển chọn, thuê mướn sử dụng lao động x x

- Trả lương thưởng theo Luật Lao động x x

4 Về quyền tự chủ tài chính

- Được Nhà nước cấp phát vốn x 9

+ Sử dụng vốn và các quỹ của doanh nghiệp x @

cho các nhu cầu kinh doanh khác theo ngun tắc bảo tồn và có hoàn trả

- Tự huy động vốn x

9

~ Phát hành trải phiếu x

x

~ Sử dụng quỹ khấu hao cơ bản x

x ~ Lap quy đầu tư phát triển và các quỹ khác x x theo luật định

- Phân chia lợi nhuận còn lại x

x

- Hưởng chế độ ưu đãi đầu tư, tái đầu tự x x

- Được Nhà nước cấp kinh phí theo dự toán 0 x

5 Vé nghia vu tai chinh

- Nộp thuế x

@"” - Các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo luật định x x

Chú thích: x: có

9: khơng

@: có điều kiện

(1): đối với phần hoạt động kinh doanh (nếu có)

Trang 20

Biểu 2 Phân biệt và kết hợp tốt quản lý Nhà nước về kinh tế với quản lý sản xuất - kinh doanh

Tiêu chí phân biệt 1 Chủ thể quản lý 2 Khách thể 3 Nội dụng chử yếu 4 Chí phí quản lý LL 440

Quản lý Nhà nước về kinh tế - Cơ quan Nhà nước các cấp (Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp )

- Toàn bộ nền kinh tế quốc dân

- Doanh nghiệp thực hiện hạch toán kinh tế độc lập

- Quan ly vĩ mô đổi với toàn bộ nền kinh tế nói chung: quy hoạch kế hoạch phát triển vĩ mô (ngành, lãnh

thổ, toàn bộ nền kinh tế quốc dân)

- Ban lanh pháp luật quản ly

doanh nghiệp

- Thực hiện vai trò người đại diện

chủ sở hữu đối với doanh nghiệp

Nhà nước (Quyết định thành lập

doanh nghiệp, sáp nhập, giải thể, phá sản doanh nghiệp, quyết định

phương hướng phát triển kinh doanh của doanh nghiệp, giao

quyển sử dụng vốn cho doanh nghiệp, bổ nhiệm, bãi miễn, khen thưởng, kỹ luật cản bộ chủ chốt của

doanh nghiệp, kiểm tra, kiểm soát doanh nghiép )

- Tạo môi trường thuận lợi, bảo đảm quyển tự chủ cho doanh

nghiệp

~ Chỉ ngân sách Nhà nước,

Quan iy sản xuất - kinh doanh

- Bộ máy quản lý doanh nghiệp

- Các yếu tố sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp,

- Các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,

- Thực hiện quyển tự chủ kinh doanh theo pháp luật

- Kể hoạch hóa, tổ chức hoạt động sản xuất - kinh doanh ~ Hạch toán kinh doanh,

- Quan hệ hợp tác kinh doanh với

các doanh nghiệp khác

- Làm nghĩa vụ đối với Nhà nước

theo luật

- Được quyền sử dụng và quan lý mọi nguồn vốn, tài sản của doanh

nghiệp

- Kiểm tra, kiểm soát hoạt động

của doanh nghiệp,

- Tính vào giá thành sản xuất -

Trang 21

Biéu 3 Phan biệt và kết hợp tốt quản lý theo lãnh thổ Tiêu chí

phân biệt Quản lý theo ngành

Quản lý theo tanh thé

- Các cơ quan quản lý ngành (các 1 Chủ thể quản

ý Bộ, Tổng cục, Cục )

lý * Các cơ quan quản lý theo lãnh

thổ (Hội đồng nhân dan, UY ban nhân dân các cấp) 2 Khách thể

quản lý ~ Toàn ngành kinh tế - kỹ thuật, các

đơn vị kinh tế cơ sở trong cả nước, không phân biệt trung ương, địa

phương, vùng lãnh thổ, thành phần

kinh tế

Toàn bộ nền kinh tể trên lãnh thể

(địa phương), các đơn vị kinh tế cơ SỞ tại địa phương, không phân biệt thành phần kinh tế, Trung tương, địa phương

3 Nội dụng quản

lý - Xây dựng chiến lược, hoạch định,

kế hoạch, chính sách phát triển toàn ngành, ban hành những quy

chế về quản lý ngành {định mức,

chuẩn mực, quy phạm kỹ thuật ),

đảo tạo đội ngũ cán bộ, công nhân

cán bộ kỹ thuật, quản lý, kiểm tra, kiểm soát

~ Xây dựng chiến lược, quy hoạch,

kế hoạch, chính sách phát triển

kinh tế trên lãnh thổ (phối hợp cơ quan quản lý ngành), quản lý cơ Sở hạ tầng, tài 'iguyên môi trường, đời sống, an ninh trật tự, an toàn

xã hội

~ Là cấp trên trực tiếp quản lý Nhà nước với các doanh nghiệp Nhà

nước thuộc ngành (tiến tới xóa bỏ

chế độ này),

~ Là cấp trên trực tiếp quản ly các

doanh nghiệp Nhà nước địa phương (tiến tới xóa bỏ chế độ

nay)

4 Trách nhiệm ~ Báo cáo Thủ tướng Chính phủ về

hoạt động ngành * Báo cáo Thủ tưởng Chính phủ về

kinh tế - xã hội tại địa phương

- Phối hợp với các Bộ, cơ quan Trung ương, địa phương trong hoạt động quản lý

- Phổi hợp với các cơ quan quản

lý ngành

+ Chap hành những quyết định

của cơ quan quản lý ngành

Sự hoàn thiện quy định của Nhà nước về chế độ quản lý ở các doanh

nghiệp Nhà nước còn được thể hiện trong các thể chế cụ thể khác, có liên

quan đến cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành quản lý của các loại doanh

nghiệp Nhà nước, các công ty và tổng công ty Chẳng hạn:

~ Về tổ chức quản lý doanh nghiệp Nhà nước

Tuy thuộc đặc điểm, tính chất và quy mô của các doanh nghiệp Nhà

nước, về tổ chức quan lý được quy định riêng cho đoanh nghiệp Nhà nước

có hội đồng quần trị, đoanh nghiệp Nhà nước khơng có hội đồng quần trị và

tổng công ty Nhà nước Tổng công ty Nhà nước và doanh nghiệp Nhà nước

Trang 22

độc lập quy mô lớn có cơ cấu tổ chức quản lý + Hội đồng quản trị, bạn kiểm soát;

+ Tổng giám đốc hoặc giám đốc và bộ máy giúp việc

Ngồi ra cịn có loại doanh nghiệp Nhà nước chỉ có giám đốc và bộ

máy giúp việc

— Đổi với doanh nghiệp Nhà nước có hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị là một cơ quan quản lý doanh nghiệp Nhà nước, gồm chủ tịch và các thành viên, do Thủ tướng Chính phủ hoặc người được “Thủ tướng Chính phủ uỷ quyển quyết định, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen

thưởng, kỷ luật theo nhiệm kỳ ð năm

Chủ tịch hội đồng quản trị không kiêm nhiệm tổng giám đốc doanh

nghiệp

Hội đồng quản trị, ban kiểm sốt có nhiệm vụ và quyển hạn theo mục 1 chương V, Luật Doanh nghiệp Nhà nước

Tổng giám đốc hoặc giám đốc do Thủ tướng Chính phủ hoặc người

được Thủ lướng uỷ quyên quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm theo dé nghi

của hội đông quản trị

Tổng giám đốc hoặc giám đốc là đại điện pháp nhân của doanh

nghiệp, có quyển điều hành cao nhất trong doanh nghiệp và chịu trách

nhiệm trước hội đồng quản trị, là người ra quyết định và chịu trách nhiệm

trước pháp luật về điểu hành hoạt động của doanh nghiệp Giúp việc tổng giám đốc hoặc giám đốc, có phó tổng giám đốc hoặc phó giám đốc, kế tốn trưởng, văn phòng và các ban (hoặc phịng) chun mơn nghiệp vụ của doanh nghiệp

Tổng giám đốc hoặc giám đốc có nhiệm vụ và quyển han theo các

Điều 37, 38 Luật Doanh nghiệp Nhà nước,

— Đối uới doanh nghiệp Nhà nước không cô hội đồng quản trị, giám

đốc do người quyết định thành lập doanh nghiệp bổ nhiệm, miễn nhiệm,

khen thưởng, kỷ luật và có các nhiệm vụ, quyền hạn theo các Điều 39, 4Ô Luật Doanh nghiệp Nhà nước

~ Đại hội công nhân giên chức là hình thức trực tiếp để người lao

động trong doanh nghiệp Nhà nước tham gia quản lý doanh nghiệp, có các

quyền theo quy định tại Mục TH, chương V Luật Đoanh nghiệp

~ Về quản lý phân uốn của Nhà nước ở các doanh nghiệp

Để mở rộng quan hệ hợp tác sản xuất - kinh doanh giữa các doanh

Trang 23

nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, trong nước cũng như ngoài nước

theo cơ chế quản lý mới, doanh nghiệp Nhà nước được góp vốn với các doanh nghiệp khác nhằm mở rộng sản xuất - kinh doanh Điểu quan trọng là phải quản lý chặt chẽ, bảo đảm sử dụng có hiệu quả và tránh thất thoát vốn của Nhà nước

~ Theo Luật Doanh nghiệp Nhờ nước, hội đồng quan trị hoặc giám đốc (đối với doanh nghiệp Nhà nước không có ơng quản tr” nhận vốn của Nhà nước để góp vào các doanh nghiệp khác có quyền và nghĩa vụ: xây dựng phương án góp vốn của nhà nước trình thủ trưởng cơ quan Nhà nước có thẩm quyền: cử, bãi miễn, khen thưởng, kỷ luật người trực tiếp quản lý phần góp vốn đó; giám sát, kiểm tra viée sti dung vốn góp, chịu trách

nhiệm về hiệu quả sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn góp, thu lợi nhuận từ vốn góp

Người trực tiếp quản lý phần vốn góp của Nhà nước ở các doanh nghiệp có quyền và nghĩa vụ: tham gia bộ máy quản lý, điều hành ở doanh nghiệp theo điều lệ doanh nghiệp; theo dõi và giám sát tình hình hoạt động kinh doanh của đoanh nghiệp có vốn Nhà nước góp; thực hiện chế độ báo cáo và chịu trách nhiệm trước hội đổng quản trị hoặc giám đốc (đối với doanh nghiệp không có hội đẳng quản trị về phần vốn góp đó

~ Quản lý cổ phần chỉ phối va cổ phần đặc biệt của Nhà nước Cổ phần chỉ phối của Nhà nước là các loại cổ phan:

+ Cổ phần của Nhà nước chiếm trên 50% tổng số cổ phần của doanh

nghiệp

+ Cổ phần của Nhà nước ít nhất gấp 2 lần của cổ đông lớn nhất khác

trong doanh nghiệp

Cổ phần đặc biệt của Nhà nước là cổ phần của Nhà nước trong một số

doanh nghiệp mà Nhà nước không có cổ phần chỉ phối, nhưng có quyền

quyết định một số vấn để quan trọng của doanh nghiệp theo thoả thuận

trong điều lệ doanh nghiệp

Chính phủ thực hiện quyển sở hữu cổ phần chi phối và cổ phần đặc

biệt của Nhà nước trong một số doanh nghiệp quan trọng, nhằm hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện định hướng của Nhà nước Những doanh nghiệp

nói trên do Chính phủ quyết định và được thành lập theo pháp luật hiện hành

Việc giải quyết các vấn để quan trọng của các doanh nghiệp này như: quyết định chiến lược, kế hoạch ð năm và hàng năm của doanh nghiệp: đầu

tư liên doanh, chuyển đổi hình thức tổ chức của doanh nghiệp, bổ nhiệm

Trang 24

các chức danh quản lý chủ chốt của doanh nghiệp, phải được gự nhất trí của người đại diện chủ sở hữu cổ phần chi phối hoặc cổ phần đặc biệt của

doanh nghiệp

Người đại điện sở hữu các loại cổ phần nói trên có quyển hạn và nghĩa vụ: cử, bãi miễn, khen thưởng, kỷ luật người trực tiếp quản lý cổ phần chi phối hoặc cổ phần đặc biệt của doanh nghiệp Nhà nước; giao

nhiệm vụ hàng năm và phê duyệt phương hướng mục tiêu, biện pháp sử

dụng quyền cổ phần chỉ phối và cổ phần đặc biệt của Nhà nước cho người trực tiếp quản lý các loại cổ phần đó; theo đõi, giám sát việc thực hiện cổ phần chí phối hoặc cổ phần đặc biệt của Nhà nước; yêu cầu người trực tiếp quản lý cổ phần ở doanh nghiệp báo cáo về việc sử dụng cổ phần chỉ phối hoặc cổ phần đặc biệt của Nhà nước, chịu trách nhiệm về sử dụng những

loại cổ phần đó để định hướng doanh nghiệp phục vụ mục tiêu của Nhà

nước

Người trực tiếp quản lý cổ phần chỉ phối hoặc cổ phần đặc biệt của Nhà nước, cùng với quyển hạn và nghĩa vụ của người trực tiếp quản lý phần vốn góp của Nhà nước ö các doanh nghiệp, cịn có quyền hạn và nghĩa vụ: xây dựng phương hướng và biện pháp trình người đại diện chủ sở hữu cổ phần chi phối hoặc cổ phần đặc biệt của Nhà nước về việc sử dụng các loại cổ phần này để định hướng doanh nghiệp phục vụ mục tiêu của Nhà nước; tham gia quyết định các biện pháp quản lý, điều hành của doanh nghiệp theo hướng sử dụng cổ phần chi phối hoặc cổ phần đặc biệt của Nhà nước đã được người đại diện chủ sở hữu các loại cổ phần này phê duyệt: thực hiện chế độ báo cáo và chịu trách nhiệm trước người đại diện chủ sở hữu cổ phần chỉ phối hoặc cổ phần đặc biệt của Nhà nước

~ Về hình thức tổ chức va quản lý tổng công ty Nha nude

Tổng công ty Nhà nước được thành lập uà hoạt động dựa trên cơ sở lien kết của nhiêu đơn vi thành uiên có mối quan hệ gắn bó uới nhau về lợi ích hình tế, cơng nghệ, cung ứng, tiêu thụ, dich vu, thông tin, đào tạo, nghiên cứu, tiếp thị, hoạt động trong một hoặc một số chuyên ngành kinh tế - ky thuật chính, nhằm tăng cường khả năng kinh doanh của các đơn uỷ thành oiên oê thực hiện các nhiệm uụ của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ

Tổng công ty Nhà nước là tổ chức kinh doanh có tử cách pháp nhân, có con dấu, có tài sản và có quỹ tập trung theo quy định của Chính phủ, được Nhà nước quản lý vốn, tài nguyên, đất đai và các nguồn lực khác, có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn, sử dụng hiệu quả các nguồn lực được giao, thực hiện quyển và nghĩa vụ của doanh nghiệp Nhà nước theo luật định đối với các doanh nghiệp Nhà nước khác

Trang 25

Tuy theo quy mé va vi tri quan trong, tổng công ty Nhà nước có hoặc khơng có cơng ty tài chính là doanh nghiệp thành viên

Tổng công ty Nhà nước có thể có các loại đơn vị thành viên: đơn vị

hạch toán độc lập; đơn vị hạch toán phụ thuộc: đơn vị sự nghiệp

Đơn vị thành viên của tổng công ty Nhà nước có con dấu, được mở tài khoản tại ngân hàng phù hợp với phương thức hạch toán của tổng công ty

Nhà nước Đơn vị thành viên hạch tốn độc lập có điều lệ riêng do hội đồng quần trị tổng công ty phê chuẩn phù hợp với các quy định của Luật Doanh nghiệp Nhà nước và điều lệ tổng công ty Nhà nước

Chế độ tài chính và hạch toán của tổng công ty Nhà nước do Chính

phủ quy định

Các đơn vị thành viên hạch toán độc lập của tổng công ty Nhà nước có quyền tự chủ kinh doanh với nội dung cơ bản được Luật Doanh nghiệp Nhà nước quy định chung cho các doanh nghiệp Nhà nước không trong tổng cơng ty Nhà nước, cịn chịu sự ràng buộc nhất định về quyển và nghĩa vụ đối với tổng công ty Nhà nước về một số lĩnh vực như: kế hoạch kinh doanh, nhận và sử dụng vốn, thực hiện các dự án đầu tư, quan hệ với các Lổng công ty trực thuộc Quy định như vậy là cần thiết nhằm bảo đảm sự thống nhất về tổ chức và hoạt động theo mục tiêu và nhiệm vụ chung Nhà nước giao cho tổng công ty Nhà nước,

- Về thành lập, tổ chúc lại, giải thể, phá sản doanh nghiệp Nhà nước: + Thành lập đăng ký kinh doanh

Việc thành lập mới doanh nghiệp Nhà nước được thực hiện ở những ngành, lĩnh vực then chốt, quan trọng có tác dụng mở đường và tao diéu kiện cho các thành phần kinh tế khác phát triển, thúc đẩy sự tăng trưởng và lâu bền của nền kình tế, điều tiết và hướng dẫn nền kinh tế thị trường

theo định hướng xã hội chủ nghĩa Những ngành, lĩnh vực có vai trị nêu

trên trong từng thời kỳ do Chính phủ quy định (xem Nghị định số 50/CP, ngày 28/8/1996 và Nghị định số 38/CP, ngày 28/4/1997 của Chính phủ)

Thủ tục thành lập mới và đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp Nhà nước phải tiến hành theo đúng quy định của Luật Doanh nghiệp về cơ

quan sáng lập, về điều kiện, về hồ sơ, về trình tự tiến hành thẩm định quyết định thành lập và đăng ký kinh doanh

Các biện pháp tổ chức lại doanh nghiệp bao gồm: sắp nhập vào doanh

nghiệp Nhà nước khác, chia tách doanh nghiệp Nhà nước và những biện

pháp khác làm thay đổi mục tiêu hoạt động, hình thức của doanh nghiệp

Trang 26

Để thành lập lại một doanh nghiệp Nhà nước, người sáng lập doanh nghiệp

phải lập phương án, thành lập hội đồng thẩm định và ra quyết định thành

lập lại doanh nghiệp sau khi phương án đã được thẩm định Trường hợp tổ

chức lại doanh nghiệp Nhà nước mà dẫn đến thay đổi mục tiêu vến điều lệ, ngành nghề kinh doanh thì doanh nghiệp phải làm thủ tục đăng ký lại

hoặc đăng ký bổ sung với cơ quan có thẩm quyển đăng ký kinh doanh Cổ

phần hoá doanh nghiệp Nhà nước không nhất thiết 100% vốn Nhà nước là một biện pháp quan trọng tổ chức lại doanh nghiệp Nhà nước Mục tiêu, hình thức và thủ tục cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước do Chính phủ quy định (xem Nghị định số 28/CP, ngày 7/5/1996 và Nghị định số 25/CP, ngày 26/3/1997 của Chính phủ)

+ Đoanh nghiệp Nhà nước bị xem xét giải thể trong các trường hợp: hết thời hạn hoạt động ghi trong quyết định thành lập mà doanh nghiệp không đăng ký lại: thua lỗ kéo dài, nợ mất khả năng thanh toán: không

thực hiện được các nhiệm vụ do Nhà nước giao, sau khi đã áp dụng các biện

pháp cần thiết

Việc giải quyết phá sản doanh nghiệp Nhà nước được thực hiện theo Luật Phá sản doanh nghiệp

Việc đổi mới quản lý các doanh nghiệp Nhà nước hiện đang được tiếp tục nghiên cứu trên cả hai phương diện: chủ thể và khách thể, Nhà nước và doanh nghiệp Những đổi mới trên đây về khách thể cũng đòi hỏi và cho phép tiếp tục đổi mới chủ thể Trên cơ sở Nghị định số 15/CP về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức quản lý bộ máy Nhà nước của các bộ, các cơ quan ngang bộ, việc tổ chức lại các bộ quản lý kinh tế có những thay đổi đáng kể Riêng khối các bộ quản lý kinh tế có những thay đổi lớn hơn cả Toàn bộ khối công nghiệp, trước đây do nhiều bộ chuyên ngành quản lý, nay được thống nhất vào một bệ là Bộ Công nghiệp Toàn bộ khối "sinh vật” bao gồm: nông, lâm nghiệp và thuỷ lợi, ngành hạ tầng trực tiếp của việc nuôi trồng cây, con, được nhập lại trong một bộ là: Bộ Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn

Vấn dé đổi mới không chỉ thể hiện ở cơ cấu tổ chức, mà điều quan trọng là còn thể hiện ở chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước Về phương điện này, chúng ta cũng đang có những nghiên cứu nhằm làm rõ hơn nội dung, phạm vi điều chỉnh của Nhà nước Mấy năm qua sự đổi mới về tư cách điều chỉnh, để cao công cụ pháp luật, sử dụng mạnh và có hiệu quả

hơn các đòn bẩy kinh tế, nói chung là theo hướng đúng và đạt được yêu

cầu Nhưng về phạm vi điều chỉnh của Nhà nước thì cần được tiếp tục

nghiên cứu xác định đây đủ luận cứ hơn

Trang 27

3 Tổ chức đầu tư xây dựng doanh nghiệp Nhà nước theo kế

hoạch, dự án đã lập

Mục tiêu, yêu cầu: phải biến các kế hoạch, du án xây dựng mới, xây dựng lại, chuyển đổi sở hữu v.v thành hệ thống đoanh nghiệp Nhà nước mới trên thực tế

Nội dụng:

~ Xây dựng mới, xây dựng lại, chỉnh đốn đoanh nghiệp Nhà nước

Toàn bộ hoạt động này được tiến hành theo trình tự quản lý, đầu tư

xây dựng cơ bản, được giới thiệu trong những giáo trình chuyên khảo

~ Chuyển đối sở hữu doanh nghiệp Nhà nước

Toàn bộ hoạt động này được tiến hành theo các quy định về: + Tiến hành giải thể đoanh nghiệp Nhà nước,

+ Tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước,

4 Khai thác, sử dụng các doanh nghiệp Nhà nước vào việc

thực biện các nhiệm vụ chính trị của Nhà nước Bản chất

Đây là việc sử dụng các doanh nghiệp Nhà nước vào việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế mà Nhà nước thấy rằng, những nhiệm vụ đó là cần

cho Nhà nước trong việc thực hiện một ý đồ nào đó Ví dụ:

— Nhiệm vụ kinh tế để phục vụ quốc phòng

— Nhiệm vụ kinh tế để thực hiện chương trình ổn định sự phân bố dân cư,

— Nhiệm vụ kinh tế để khống chế các hoạt động kinh tế của các lực

lượng mà Nhà nước cần khống chế,

Nội dụng:

việc thực hiện các mục tiêu trên Chỉ ra những khó khăn trong việc thực hiện các hành vi kinh tế đó và sự cần thiết phải huy động doanh nghiệp

Nhà nước vào việc thực hiện các hành vi này

~ Giao nhiệm vụ hoạt động kinh tế trên cho doanh nghiệp Nhà nước

Trang 28

- Chuyển giao những phương tiện cần thiết, đủ để cho doanh nghiệp

Nhà nước thực hiện xuất sắc các nhiệm vụ được giao, áp dụng các biện pháp, chính sách ưu tiên, ưu đãi nhằm động viên kích thích, bổi dưỡng lực lượng để các doanh nghiệp Nhà nước hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao

- Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ nói trên nhằm buộc các doanh nghiệp Nhà nước thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao tương xứng

với mong muốn của Nhà nước và phù hợp với những nễ lực ưu đãi của Nha nước đối với họ

Trong quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp Nhà nước, việc khai thác lực lượng doanh nghiệp Nhà nước như là một đội quân chủ lực kinh tế của Nhà nước hoặc như là "vũ khí kinh tế chủ yếu" là một nội dung cực kỳ quan trọng Nó nói lên ý nghĩa đích thực của doanh nghiệp Nhà nước, mà nếu không làm tốt công việc này thì việc xây dựng đoanh nghiệp Nhà nước là điều vô nghĩa Tuy vậy, sử dụng như thế nào cho tốt lực lượng này hiện còn là câu hỏi lớn, chưa có lời giải thoả đáng

5 Quản lý vốn và lãi của Nhà nước trong các doanh nghiệp Nhà nước nói riêng và trong tất cả các doanh nghiệp có vốn Nhà nước với bai nội dung chính sau đây:

— Bảo toàn vốn

~ Nâng cao hiệu quả kinh tế của vốn Nhà nước

6 Nghiên cứu các biện pháp nhân sự và bố trí nhân lực trong các doanh nghiệp Nhà nước sao cho bộ máy quản lý trong các doanh

nghiệp Nhà nước hoặc doanh nghiệp có vốn Nhà nước đủ khả năng và bản linh đưa hoạt động của các doanh nghiệp theo định hướng xã hội chủ

nghĩa

Quần lý về vấn để nhân sự trong các doanh nghiệp Nhà nước có tầm quan trọng bởi vì: Nhà nước phải lo giữ gìn vốn của mình bồ ra trong các doanh nghiệp đó Nhưng Nhà nước không thể can thiệp quá sâu vào quá trình vận hành sẵn xuất - kinh doanh của doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp Nhà nước thuần tuý Để tổn tại trên thị trường, mọi doanh nghiệp Nhà nước phải có quyền chủ động nhất định và phải được chịu trách nhiệm vật chất về kết quả sản xuất - kinh doanh của mình

Khi đó doanh nghiệp Nhà nước, Nhà nước đến với doanh nghiệp Nhà nước với hai tu cach, hai "con người": tư cách Nhà nước với tư cách "ông

Trang 29

lý sản xuất - kinh doanh, đồng thời bố trí nhân sự theo cách đã chọn Đo đó, nội dung của nó là:

= Việc tìm và chọn cách đại điện sở hữu Nhà nước để thực hiện vai

trò chủ thể trong điều hành các doanh nghiệp Nhà nước Hội đồng quản trị

như đang có trong các doanh nghiệp Nhà nước hiện nay là một giải pháp,

nhưng liệu đó đã là giải pháp tối ưu chưa? Đó còn là câu hỏi

- Chuẩn bị nguồn lực, lựa chọn và bố trí nhân sự vào các vị trí đại điện mà phương án đại điện yêu cầu

~ Giám sát người đại điện,

Câu hỏi ơn tập

1 Trình bày vai trò doanh nghiệp Nhà nước (doanh nghiệp công) và

quá trình đổi mới doanh nghiệp nhà nước ở nước ta

2 Những nội dung chủ yếu của hoạt động quản lý Nhà nước đối với

doanh nghiệp Nhà nước

3 Từ kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn của mình, theo Anh, Chị nội dung nào của hoạt động quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp Nhà nước là phức tạp nhất? Vì sao?

Tời liệu tham khảo

1 GS TSKH Nguyễn Duy Gia: Quản lý Nhà nước nên hình tế thị trường trong giai đoạn hiện nay NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1993

(Chương VI - tr 107)

2 GS.TSKH Vũ Huy Từ: Tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển uà nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước Tạp chi quản lý Nhà nước, số 71,

tháng 12/2001, tr 5-8

3 PGS TS Ngé Quang Minh (chủ biên): Kinh tế Nhà nước ồ q trình đổi mới doanh nghiệp Nhà nước NXB Chính trị Quốc gia Hà ội,

2001

4 Tổng cục Thống kê: Kết quả điều tra toàn bộ doanh nghiệp NXB

Thống kê Hà Nội, 2002

ð Luật doanh nghiệp Nhà nước (1995) NXD Chính trị Quốc gia Hà

6 Luột doanh nghiệp (1999) NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội

Ngày đăng: 30/07/2014, 16:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w