Tài liệu Cổ phần hóa trong các doanh nghiệp Nhà nước tại Việt Nam ppt

42 495 1
Tài liệu Cổ phần hóa trong các doanh nghiệp Nhà nước tại Việt Nam ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC CHƯƠNG I: SỞ LÝ LUẬN VỀ CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC 3 I.Doanh nghiệp 3 1.Khái niệm: 3 2.Phân loại: 5 2.1. Theo nguồn gốc sở hữu .5 2.2.Căn cứ vào tư cách pháp lý của doanh nghiệp 10 2.Đặc điểm của cổ phần hóa .12 3.Nội dung của cổ phần hóa .13 3.1. Mục tiêu cổ phần hóa 13 3.2.Nguyên tắc cổ phần hóa .14 3.3.Nội dung cổ phần hóa .15 III.Nhân tố ảnh hưởng đến cổ phần hóa 19 1.Chính sách vĩ mô của nhà nước và sự chỉ đạo điều hành của Chính phủ 19 2.Sự tồn tại, hoạt động và phát triển của thị trường tài chính .19 3.Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trang thiết bị máy móc và công nghệ của doanh nghiệp .20 4.Tư tưởng, tâm lý và quyền lợi của những người liên quan 20 1.2.Đối với nhà nước 29 1.3.Đối với người lao động 30 2.2.1.Nguyên nhân từ phía chính quyền, Nhà nước: 32 2.2.2.Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp: .34 I.Đổi mới tổ chức chỉ đạo thực hiện quá trình cổ phần hoá DNNN .35 1.Xác định đối tượng thực hiện CPH: 35 2.Xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch CPH doanh nghiệp Nhà nước .36 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .42 1 LỜI NÓI ĐẦU Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đây vừa là hội vừa là thách thức đối với vấn đề phát triển kinh tế của đất nước. Thực tế cho thấy, chúng ta đã thu được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường này vẫn còn phải đối diện với những khó khăn, thử thách và bất ổn. Một trong khó khăn và bất ổn đó là sự yếu kém và làm việc không hiệu quả của các khu vực nhà nước nói chung và của các doanh nghiệp nhà nước nói riêng. Khi chế thay đổi, các khuyết điểm này bộc lộ rõ ràng và các doanh nghiệp nhà nước lâm vào tình trạng sa sút, khủng hoảng. Nhận thức được vấn đề đó, Đảng và Nhà nước ta đã một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế Nhà nước, trong đó các Doanh nghiệp nhà nước. Và một trong những giải pháp quan trọng đó là tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp nhà. Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước là một chủ trương của Đảng và Nhà nước ta nhằm huy động thêm nguồn vốn của xã hội vào sản xuất kinh doanh, tạo động lực mạnh mẽ, chế quản lý năng động nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn của Nhà nước cung cấp cũng như toàn xã hội, nhằm tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trên trường quốc tế. Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước là một nhu cầu, một thực tế khách quan trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Các công ty cổ phần sẽ là loại hình doanh nghiệp phổ biến do thu hút được nguồn vốn rộng rãi trong xã hội, tách được quyền sở hữu vốn và quyền sử dụng vốn trong sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy việc nghiên cứu về cổ phần hoá trong thời điểm hiện nay tuy không phải là mới mẻ nhưng lại rất cần thiết. Thông qua việc tìm hiều nội dung của chính sách cổ phần hoácác vấn đề liên quan, chúng ta sẽ những đánh giá khách quan hơn về hiệu quả cũng như những khó khăn hạn chế của cổ phần hoá, từ đó thể đưa ra một số giải pháp nhằm tháo gỡ những hạn chế đó. 2 Nhận thấy tính quan trọng và cấp thiết của vấn đề cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước, em chọn đề tài: “Vấn đề cổ phần hóa trong các doanh nghiệp Nhà nướcViệt Nam”. Đề án gồm 3 phần: Chương I: sở lý luận về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước Chương II: Thực trạng cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nướcViệt Nam Chương III: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình cổ phần hóa các DNNN ở VN. Do còn nhiều hạn chế, bài viết chắc chắn không tránh khỏi sai sót. Vì vây, em rất mong sự góp ý của thầy các bạn để bài viết được hoàn thiện hơn. Xin cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của PGS.TS Lê Thị Anh Vân đã giúp đỡ em hoàn thành bài viết này. CHƯƠNG I: SỞ LÝ LUẬN VỀ CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC I. Doanh nghiệp 1. Khái niệm: Doanh nghiệp là thành tố bản của hệ thống kinh tế - xã hội. Bản chất của doanh nghiệp là những thực thể kinh tế - xã hội, tư cách chủ thể pháp lý độc lập, 3 chức năng chủ yếu là hoạt động kinh doanh. Trong điều kiện kinh tế thị trường, doanh nghiệp là chủ thể chủ yếu của quan hệ pháp luật kinh doanh. Tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về doanh nghiệp. Quan điểm nhà tổ chức: doanh nghiệp là một tổng thể các phương tiện, máy móc thiết bị và con người được tổ chức lại nhằm đạt một mục đích. Quan điểm lợi nhuận: doanh nghiệp là một tổ chức sản xuất. Thông qua đó, trong khuôn khổ một tài sản nhất định, người ta kết hợp nhiều yếu tố sản xuất khác nhau, nhằm tạo ra những sản phẩm và dịch vụ để bán trên thị trường và thu khoản chênh lệch giữa giá thành và giá bán sản phẩm. Quan điểm chức năng: doanh nghiệp là một đơn vị sản xuất kinh doanh nhằm thực hiện một, một số, hoặc tất cả các công đoạn trong quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện các dịch vụ nhằm mục đích sinh lợi. Quan điểm lý thuyết hệ thống: doanh nghiệp là một bộ phận hợp thành trong hệ thống kinh tế, mỗi đơn vị trong hệ thống đó phải chịu sự tác động tương hỗ lẫn nhau, phải tuân thủ những điều kiện hoạt động mà nhà nước đặt ra cho hệ thống kinh tế đó nhằm phục vụ cho mục đích tiêu dùng của xã hội. Theo Luật doanh nghiệp 2005, doanh nghiệp được định nghĩa: Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế tên riêng, tài sản, trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. Nhìn chung, các quan điểm chỉ là cách diễn đạt, xem xét trên các góc độ khác nhau. Doanh nghiệp những đặc điểm pháp lý bản sau đây: Thứ nhất, Là tổ chức kinh tế, tư cách chủ thể pháp lý độc lập; Thứ hai, Doanh nghiệp được xác lập tư cách (thành lập và đăng ký kinh doanh) theo thủ tục do pháp luật quy định; Thứ ba, nghề nghiệp kinh doanh. Sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp với tính chất là thực thể kinh tế - xã hội, là sở thực tiễn cho sự ra đời và phát triển của pháp luật về doanh nghiệp. 4 2. Phân loại: nhiều tiêu chí để phân loại doanh nghiệp. Dưới đây là 2 tiêu chí phân loại hay được sử dụng. 2.1. Theo nguồn gốc sở hữu Phân loại doanh nghiệp theo nguồn gốc sở hữu, doanh nghiệp được chia ra thành các loại hình doanh nghiệp sau: 2.1.1. Doanh nghiệp nhà nước: Hiện nay, rất nhiều quan niệm khác nhau về doanh nghiệp nhà nước. người cho rằng doanh nghiệp nhà nướccácnghiệp công làm nhiệm vụ sự nghiệp (cảnh sát, cứu hoả, y tế, giáo dục .). quan niệm lại cho rằng: doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội do nhà nước giao. Tại Việt Nam, theo điều 1 Luật doanh nghiệp nhà nước số 14/2003/QH11 được Quốc hội khóa 11 thông qua 26/11/2003: Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn. Doanh nghiệp nhà nước tư cách pháp nhân, quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn do doanh nghiệp quản lý. Doanh nghiệp nhà nước tên gọi, con dấu riêng và trụ sở chính trên lãnh thổ Việt Nam. Doanh nghiệp Nhà nước là một trong những loại hình doanh nghiệp. Do vậy, doanh nghiệp Nhà nước mang đặc điểm chung của doanh nghiệpcác loại hình doanh nghiệp khác. Một là, chức năng kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước bao gồm: sản xuất- cung ứng trao đổi, hợp tác và tiêu thụ các sản phẩm hàng hoá dịch vụ. Hai là, doanh nghiệp nhà nước tư cách pháp nhân. Tư cách pháp nhân của doanh nghiệp nhà nước là điều kiện bản quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp nhà nước trong hệ thống kinh tế quốc dân. Tư cách pháp nhân của doanh nghiệp 5 nhà nước đòi hỏi doanh nghiệp nhà nước phải tự chịu trách nhiệm về quản lý, về nghĩa vụ tài chính trong việc thanh toán những khoản công nợ khi doanh nghiệp phá sản hay giải thể. Với tư cách là một pháp nhân độc lập, doanh nghiệp nhà nước các quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh. Tư cách này tạo cho doanh nghiệp nhà nước địa vị pháp lý để đảm bảo độc lập tự chủ. Ba là, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước cũng chịu sự chi phối và tác động của môi trường kinh tế. Ngoài ta, doanh nghiệp nhà nước còn những đặc điểm khác biệt so với các loại hình doanh nghiệp khác. Đó là: Một là, doanh nghiệp nhà nước do quan nhà nước thẩm quyền trực tiếp ra quyết định thành lập nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội do nhà nước giao. Như vậy doanh nghiệp nhà nước không chỉ được thành lập để thực hiện các hoạt động kinh doanh (nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế) mà còn để thực hiện các hoạt động công ích (nhằm thực hiện các mục tiêu xã hội). Các loại hình doanh nghiệp khác không phải do nhà nước thành lập mà chỉ được nhà nước cho phép thành lập trên sở đơn xin thành lập của các chủ thể kinh doanh. Hai là, doanh nghiệp nhà nước do nhà nước tổ chức quản lý. Nhà nước tổ chức bộ máy quản lý các doanh nghiệp nói chung và từng doanh nghiệp nói riêng; nhà nước bổ nhiệm các cán bộ chủ chốt của doanh nghiệp, phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn hay trung hạn của doanh nghiệp . Ba là, tài sản của doanh nghiệp nhà nước là một bộ phận tài sản của nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước do nhà nước đầu tư vốn thành lập nên nó thuộc sở hữu nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước là một chủ thể kinh doanh không quyền sở hữu đối với tài sản mà chỉ là chủ quản lý và tiến hành hoạt động kinh doanh trên số tài sản của nhà nước. Trong khi đó, các chủ thể kinh doanh khác đều là chủ sở hữu với tài sản kinh doanh của họ. 2.1.2. Doanh nghiệp tư nhân: 6 Căn cứ vào Luật doanh nghiệp 2005, khái niệm doanh nghiệp tư nhân được nêu như sau: Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Doanh nghiệp tư nhân nước ta đã được định vị từ năm 1990 khi Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty được ban hành. Sau khi Luật Doanh nghiệp 1999 ra đời, doanh nghiệp tư nhân bước phát triển khá nhanh. Luật Doanh nghiệp 2005 đã đặt doanh nghiệp tư nhân lên một vị thế mới: bình đẳng trong kinh doanh với doanh nghiệp nhà nước. 2.1.3. Công ty hợp danh: Công ty hợp danh là doanh nghiệp những đặc điểm chung sau đây: - Phải ít nhất hai thành viên hợp danh; ngoài các thành viên hợp danh còn thành viên góp vốn. - Thành viên hợp danh phải là cá nhân trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty (Trách nhiệm vô hạn ). - Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. - Công ty hợp danh tư cách pháp nhân. - Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Như vậy, công ty hợp danh hai loại: Công ty hợp danh mà tất cả các thành viên đều là thành viên hợp danh và công ty hợp danh cả thành viên hợp danh và thành viên góp vốn. 2.1.4. Công ty trách nhiệm hữu hạn Công ty trách nhiệm hữu hạn là doanh nghiệp, trong đó:  Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp; 7  Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại Điều 32 của Luật Doanh nghiệp.  Thành viên thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá năm mươi. 2 loại công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) - Công ty TNHH 1 thành viên - Công ty TNHH 2 thành viên trở lên 2.1.5. Công ty cổ phần Đó là một dạng pháp nhân trách nhiệm hữu hạn, được thành lập và tồn tại độc lập đối với những chủ thể sở hữu nó. Vốn của công ty được chia nhỏ thành những phần bằng nhau gọi là cổ phần và được phát hành huy động vốn tham gia của các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế. Các nhà đầu tư trở thành những cổ đông chính thức của công ty khi thực hiện mua các cổ phần do công ty phát hành. Cổ đông được quyền tham gia quản lý, kiểm soát, điều hành công ty thông qua việc bầu cử và ứng cử vào các vị trí trong Ban quản lý, Ban kiểm soát và Ban điều hành. Ngoài ra, cổ đông còn được quyền hưởng các khoản lợi nhuận do công ty tạo ra cũng như chịu lỗ tương ứng với mức độ góp vốn. Đặc điểm của công ty cổ phần: 5 đặc điểm - Về vốn: Vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau là cổ phần. Mỗi cổ phần được thể hiện dưới dạng văn bản (chứng chỉ do công ty phát hành) hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty gọi là cổ phiếu. Giá trị mỗi cổ phiếu gọi là mệnh giá cổ phiếu. Một cổ phiếu thể phản ánh mệnh giá của một hay nhiều cổ phần. Việc góp vốn vào công ty được thực hiện bằng việc mua cổ phần. Mỗi cổ đông thể mua nhiều cổ phần. Một đặc điểm về vốn của công ty Cổ phần nữa là sự linh hoạt trong việc chuyển nhượng, mua bán những cổ phiếu tự do. Như vậy sẽ chẳng khó khăn gì cho 8 những người muốn rút vốn kinh doanh hay muốn tham gia kinh doanh thêm trong công ty Cổ phần. Nghĩa là việc chuyển từ sở hữu này sang sở hữu khác diễn ra rất mau lẹ mà công ty vẫn thể hoạt động bình thường. - Về thành viên Thành viên của công ty cổ phần thường là rất đông nhưng khi thành lập và trong suốt quá trình hoạt động ít nhất phải ba thành viên tham gia công ty cổ phần. Đối tượng thể là cá nhân hoặc tổ chức. - Về trách nhiệm Công ty cổ phần chịu trách nhiệm bằng tài sản của công ty. Các cổ đông chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn đã góp vào công ty (đến hết giá trị cổ phần mà họ sở hữu). - Về tư cách pháp nhân Công ty cổ phầndoanh nghiệp tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Vì vậy, công ty cổ phần được hưởng quy chế pháp lý của Nhà nước, tư cách bên nguyên để kiện các pháp nhân khác đồng thời cũng thể bị các pháp nhân khác kiện. - Về phát hành chứng khoán Công ty cổ phần quyền phát hành các loại chứng khoán để huy động vốn. Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử, bao gồm các loại sau đây: Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ; quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán. 2.1.6. Doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài Là doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập hoặc nhà đầu tư nước ngoài hợp tác với một bên hoặc nhiều bên Việt Nam thành lập tại Việt Nam. Doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam được thành lập và hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 12.11.1996, Nghị định số 10/1998/NĐ - 9 CP ngày 23.1.1998 của Chính phủ và nhiều văn bản pháp lí khác. Chính phủ Việt Nam bảo đảm thực hiện ổn định, lâu dài chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, khuyến khích và dành ưu đãi đặc biệt đối với các dự án đầu tư thuộc danh mục các dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư và danh mục các địa bàn khuyến khích đầu tư. Doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài đủ tư cách pháp nhân, hoạt động tuân theo pháp luật của Việt Nam và không bị quốc hữu hoá. 2.2. Căn cứ vào tư cách pháp lý của doanh nghiệp Doanh nghiệp được chia thành: • Doanh nghiệp tư cách pháp nhân • Doanh nghiệp không tư cách pháp nhân Theo luật dân sự năm 2005, pháp nhân là một tổ chức đầy đủ các điều kiện sau:  Được thành lập hợp pháp  cấu chặt chẽ  tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó  Nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập. Pháp nhân được thành lập theo sáng kiến của cá nhân, tổ chức hoặc theo quyết định của quan nhà nước thẩm quyền Quyền và nghĩa vụ khi tư cách pháp nhân: • Pháp nhân năng lực pháp luật dân sự kể từ thời điểm pháp nhân được thành lập. • Người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của pháp nhân nhân danh trong quan hệ dân sự. • Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân. 10 [...]... nhân hóa Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước là việc chuyển doanh nghiệp mà chủ sở hữu là Nhà nước (doanh nghiệp đơn sở hữu) thành công ty cổ phần (doanh nghiệp đa sở hữu), chuyển doanh nghiệp từ chỗ hoạt động theo Luật doanh nghiệp Nhà nước sang hoạt động theo các quy định về công ty cổ phần trong Luật Doanh nghiệp Xét về mặt hình thức, thì cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước là việc Nhà nước bán một phần. .. đoạn 2001-2005, cả nước sắp xếp được 3.590 doanh nghiệp nhà nước, trong đó đã cổ phần hóa 2.347 doanh nghiệp nhà nước, bằng gần 80% toàn bộ doanh nghiệp đã cổ phần hóa; hoàn thành kế hoạch cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước theo đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (2.347 doanh nghiệp /2.258 doanh nghiệp) Theo đánh giá của các chuyên gia, tốc... cư ở trong nước (sau đây gọi tắt là nhà đầu tư trong nước) được quyền mua cổ phần của các doanh nghiệp cổ phần hoá với số lượng không hạn chế 2 Các doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài, người nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài (sau đây gọi tắt là nhà đầu tư nước ngoài) được mua cổ phần của các doanh nghiệp cổ phần hoá theo quy định của pháp luật Việt Nam. .. hết tháng 6/2003 cả nước đã cổ phần hoá 1.899 doanh nghiệp đưa tổng số doanh nghiệp Nhà nước đã thực hiện cổ phần hoá lên 1.929 doanh nghiệp (chiếm 45,13% trong số 4.274 doanh nghiệp Nhà nước trong diện được đổi mới theo đề án tổng thể xắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước - Tổng công ty Nhà nước ) Trong số những doanh nghiệp đã Cổ phần hoá, những doanh nghiệp thuộc lĩnh vực Công nghiệp và Xây dựng, Dịch... pháp tài sản 3.3.4 Xác định đối tượng mua cổ phần cấu phân chia cổ phần Các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài định cư ở Việt Nam đều quyền mua cổ phần ở các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa Đối tượng và điều kiện mua cổ phần: 1 Các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội hoạt động theo luật pháp Việt Nam và cá nhân người Việt Nam. .. không đạt kế hoạch cổ phần hóa, dấu hiệu vỡ kế hoạch cổ phần hóa giai đoạn 2007 - 2010 đang lộ rõ Thứ hai, Việc thực hiện cổ phần hóa chưa được thực hiện đều khắp trong tất cả các lĩnh vực, chủ yếu là các doanh nghiệp trong thuộc các nghành công nghiệp, thương mại và xây dựng, do đó số doanh nghiệp được cổ phần hóa không cao và các doanh nghiệp được cổ phần hóa chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ... lợi trong việc cổ phần hóa Các doanh nghiệp nhà nước hầu hết đều trang thiết bị máy móc cũ, công nghệ lạc hậu, biên chế công kềnh, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, khả năng cạnh tranh yếu… do đó khó thể tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp này Số doanh nghiệp mức lợi nhuận đủ sức hấp dẫn để cổ phần hóa còn quá ít Ngay trong số các doanh nghiệp nhà nước có lợi nhuận cao thì phần lớn nhà nước. .. cổ phần của các doanh nghiệp cổ phần hóa Phần vốn của nhà nước trong các doanh nghiệp cũng sự tăng lên rõ rệt Phần vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp Cổ phần hoá khi xác định lại, nhìn chung đều tăng từ 10-50% so với giá trị ghi trên sổ sách Như vậy, khi Cổ phần hoá vốn Nhà nước không bị mất đi, được bảo toàn mà còn tăng thêm Ngoài những lợi ích trên, từ kết quả cổ phần hoá, hàng năm Nhà nước không... 2008, chỉ sắp xếp được 266 doanh nghiệp trong đó cổ phần hóa 155 doanh nghiệp Hết quý I/2009, cả nước cũng chỉ sắp xếp được 24 doanh nghiệp, trong đó cổ phần hóa 13 doanh nghiệp Số doanh nghiệp được cổ phần hóa sau hơn 2 năm là quá ít, mới chỉ 168 doanh nghiệp/ hơn 900 doanh nghiệp như kế hoạch, trong khi quỹ thời gian để hoàn tất cổ phần hóa hơn 732 doanh nghiệp còn lại chỉ là hơn 1 năm Vậy là sau... năng của một doanh nghiệp Giá trị doanh nghiệp trong quá trình cổ phần hóa là những giá trị hiện của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ tài sản hiện của doanh nghiệp trong quá trình cổ phần hóa, tính đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp mà người mua người bán cổ phần đều chấp nhận được Giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp là giá trị thực tế của doanh nghiệp sau khi đã trừ các khoản . của vấn đề cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước, em chọn đề tài: “Vấn đề cổ phần hóa trong các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam . Đề án gồm 3 phần: Chương. tế Nhà nước, trong đó có các Doanh nghiệp nhà nước. Và một trong những giải pháp quan trọng đó là tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp nhà. Cổ phần hóa doanh

Ngày đăng: 12/12/2013, 18:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan