1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

283 Đánh giá tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ trong các Doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam

28 665 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

283 Đánh giá tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ trong các Doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam

Đánh giá tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ trong Doanh nghiệp Nhà nớc Mục lục Trang Lời nói đầu .2 Những lý luận chung về KTNB và thực trạng tổ chức KTNB trong các DNNN Việt Nam hiện nay .4 I- Những vấn đề lý luận chung về KTNB .4 1. KTNB và vai trò của KTNB trong các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trờng .4 2. Vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn và nội dung hoạt động của KTNB .5 3. Mô hình, nguyên tắc và nhiệm vụ tổ chức KTNB 7 II- Thực trạng của việc tổ chức KTNB trong các DNNN Việt Nam hiện nay 11 1. Sự cần thiết của KTNB trong các DNNN Việt Nam hiện nay 11 2. Đánh giá sự phát triển KTNB trong các DNNN Việt Nam hiện nay13 3. Những khó khăn chính trong việc tổ chức bộ máy KTNB trong các DNNN Việt Nam hiện nay 15 III- Một số giải pháp trong việc giải quyết khó khăn trong việc hình thành KTNB trong các DNNN Việt Nam hiện nay 19 1. Hoàn thiện về mặt chính sách .19 2. Hỗ trợ về mặt đào tạo và các điều kiện khác để nâng cao và phát triển đội ngũ KTVNB .21 3. Về chính sách vật chất và phơng tiện kỹ thuật 21 4. Về tổ chức bộ máy KTNB .22 IV- Một số kiến nghị rút ra từ thực tế 23 1. Mô hình tổ chức .23 2. Về cơ cấu bộ phận KTNB các tổng công ty, các doanh nghiệp có quy mô lớn .24 3. Hớng nghiên cứu mới .24 Kết luận .26 Tài liệu tham khảo 27 Phạm Thái Sơn - Kiểm toán 40A 1 Đánh giá tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ trong Doanh nghiệp Nhà nớc Lời nói đầu Theo thời gian, cùng với sự phát triển và tiến bộ của xã hội, cơ chế thị trờng ra đời làm cho các hoạt động tài chính và sở hữu ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp, chức năng kiểm tra kế toán không đáp ứng đợc nhu cầu của ngời sử dụng thông tin. Chính vì thế, kiểm toán ra đời nh một đòi hỏi khách quan để đáp ứng nhu cầu đó. Càng ngày, kiểm toán càng trở nên có vai trò quan trọng và càng phát triển, khẳng định là một môn khoa học, một lĩnh vực nghiên cứu riêng. Cơ chế thị trờng cạnh tranh gay gắt đòi hỏi các doanh nghiệp phải nỗ lực vơn lên từ chính bản thân mình, các nhà quản trị phải có những quyết định và phơng pháp quản lý đúng đắn để đảm bảo cho việc kinh doanh có hiệu quả. Cũng từ đó, kiểm toán nội bộ (KTNB ) ra đời nh một nhu cầu tất yếu, cần thiết để giúp cho các nhà quản trị có đầy đủ thông tin chính xác về tình hình hoạt động của doanh nghiệp mình, về các báo cáo tài chính đợc lập để làm cơ sở cho việc quản trị doanh nghiệp. Việt Nam hiện nay, KTNB có một vai trò hết sức to lớn trong đánh giá tính chính xác của các báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ hoạt động trong doanh nghiệp, tạo niềm tin cho những ngời sử dụng thông tin và là cơ sở để ra các quyết định của nhà quản trị. Tuy nhiên, KTNB là lĩnh vực rất mới mẻ Việt Nam, việc tổ chức KTNB trong các DNNN có một ý nghĩa rất to lớn đối với việc nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và nhất là trong quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nớc hiện nay. Do còn mới mẻ nên việc tổ chức bộ máy KTNB trong các DNNN Việt Nam hiện nay vẫn còn có nhiều vấn đề khó khăn. Đề tài với chủ đề: "Đánh giá tổ chức bộ máy KTNB trong các doanh nghiệp nhà nớc Việt Nam " sẽ giúp ta nhìn nhận rõ hơn về thực trạng của việc tổ chức bộ máy KTNB trong các DNNN Việt Nam hiện nay cũng nh đề cập tới một số kiến nghị và giải pháp để giải quyết những khó khăn đó. Đề tài đợc chia làm 2 phần: Phạm Thái Sơn - Kiểm toán 40A 2 Đánh giá tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ trong Doanh nghiệp Nhà nớc Phần I: những vấn đề lý luận chung về KTNB và thực trạng tổ chức KTNB trong các DNNN nớc ta hiện nay. Phần II: một số kiến nghị và giải pháp tổ chức bộ máy KTNB trong các DNNN Việt Nam hiện nay. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo - giảng viên: Bùi Minh Hải đã hớng dẫn tận tình và giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 10 năm 2001. Sinh viên thực hiện: Phạm Thái Sơn Phạm Thái Sơn - Kiểm toán 40A 3 Đánh giá tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ trong Doanh nghiệp Nhà nớc Phần I Những vấn đề lý luận chung về kiểm toán nội bộ và thực trạng tổ chức kiểm toán nội bộ trong các DNNN nớc ta hiện nay. I- Những vấn đề lý luận chung về KTNB. 1. KTNB và vai trò của KTNB trong các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trờng. a) Kiểm toán nội bộ là gì? Lịch sử phát triển hoạt động kiểm toán các nớc có nền kinh tế thị tr- ờng cho thấy KTNB là một nghề nghiệp mới mẻ. Tuy lúc đầu KTNB mang tính chất không chuyên, không tồn tại các doanh nghiệp hoặc đợc coi nh một phần của kiểm toán độc lập, nhng về sau nó đã trở thành một nghề có tính chuyên nghiệp. Một cách cơ bản có thể hiểu KTNB là một bộ phận đợc lập ra trong một đơn vị, thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát để giúp các nhà quản lý cấp cao trong đơn vị đó gia tăng đợc quyền lực của mình nhằm quán xuyến đựoc các hoạt động đã và đang diễn ra trong đơn vị, bao gồm: những quy tắc đặt ra có đợc tuân thủ không? Tài sản có đợc toàn vẹn không? Cán bộ, CNV làm việc có hiệu quả không? Các quy định hiện hành có phù hợp khi điều kiện thay đổi? Đánh giá tính chính xác của các báo cáo tài chính Nh vậy, KTNB hình thành và phát triển xuất phát từ nhu cầu quản lý của bản thân doanh nghiệp. KTNB thực hiện chức năng đánh giá một cách độc lập và khách quan cơ cấu kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp. Phạm vi của KTNB bao gồm tất cả các mặt hoạt động của của doanh nghiệp tất cả các cấp quản lý khác nhau. KTNB xem xét, đánh giá và báo cáo về thực trạng của hệ thống kiểm soát nội bộ, đa ra những phân tích, kiến nghị, t vấn mang tính chất chuyên nghiệp để lãnh đạo doanh nghiệp có cơ sở tin cậy trong việc quản lý thành công các hoạt động của doanh nghiệp. Phạm Thái Sơn - Kiểm toán 40A 4 Đánh giá tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ trong Doanh nghiệp Nhà nớc b) Vai trò và ý nghĩa của KTNB trong các doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có một hệ thống kiểm soát nội bộ là điều kiện cần thiết và lý tởng để Ban Giám đốc và Hội đồng Quản trị chỉ đạo, quản lý kinh doanh một cách có hiệu quả, cũng nh mang lại sự đảm bảo chắc chắn, tin cậy và hiệu quả cho các quyết định và chế độ quản lý. KTNB là một bộ phận cơ bản và quan trọng trong hệ thống kiểm soát nội bộ, vì thế KTNB có một ý nghĩa rất quan trọng và tồn tại nh một nhu cầu cần có của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trờng cạnh tranh ác liệt hiện nay, đối tác kinh doanh đ- ợc mở rộng với sự cạnh tranh của các luật chơi trên thị trờng. Trong điều kiện các báo cáo tài chính của doanh nghiệp chỉ có ý nghĩa công khai với các đối tợng bên ngoài khi có xác nhận của kiểm toán độc lập thì KTNB cũng ý nghĩa và cần thiết đối với ngời quản lý và điều hành doanh nghiệp, cũng nh đối với tổ chức kiểm toán độc lập khi xem xét và kiểm toán báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Xuất phát từ mục tiêu của KTNB là nhằm củng cố cơ cấu kiểm soát nội bộ, thúc đẩy việc sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn lực của doanh nghiệp, ta thấy việc tổ chức bộ máy KTNB trong các doanh nghiệp trong điều kiện thị trờng hiện nay là hết sức cần thiết và có ý nghĩa to lớn trong công tác quản trị doanh nghiệp. 2. Vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn và nội dung hoạt động của KTNB. Trớc hết cần phải khẳng định rằng KTNB là nhu cầu tự thân của các doanh nghiệp, chính vì thế phạm vi của KTNB là rất linh hoạt và tùy thuộc vào quy mô, cơ cấu của doanh nghiệp cũng nh nhu cầu quản lý đơn vị, do vậy KTNB trong các doanh nghiệp khác nhau là khác nhau và phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể của doanh nghiệp. a) Chức năng và vị trí của KTNB: KTNB hình thành do nhu cầu quản lý nên chức năng của nó cũng trải qua quá trình phát triển từ thấp tới cao cùng với khoa học quản lý kinh tế, trình độ và kinh nghiệm quản lý của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp. Mặc dù theo kinh nghiệm của các nớc có nền kinh tế thị trờng phát triển, chức năng của KTNB hiện đại là đánh giá độc lập hệ thống kiểm soát nội bộ, nhng chức năng truyền thống của KTNB là xem xét , đánh giá độ tin cậy, thống nhất của Phạm Thái Sơn - Kiểm toán 40A 5 Đánh giá tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ trong Doanh nghiệp Nhà nớc các thông tin tài chính, đánh giá việc sử dụng tiết kiệm, hữu hiệu vốn và tài sản của doanh nghiệp. Chính vì thế, việc quy định chức năng, nhiệm vụ cho KTNB cần phải xem xét phù hợp với điều kiện cụ thể của từng quốc gia, từng khu vực kinh tế, từng ngành và từng đơn vị. Về vị trí của KTNB: Trong sơ đồ quản lý doanh nghiệp, trách nhiệm và nhiệm vụ càng lớn thì vị trí càng cao. Do tính chất đặc thù của hoạt động kiểm toán, đảm bảo tính khách quan trong công việc, bộ phận KTNB cần đợc tổ chức độc lập với các bộ phận quản lý và điều hành kinh doanh trong doanh nghiệp và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của ( Tổng ) Giám đốc hoặc HĐQT của doanh nghiệp. b) Nhiệm vụ của KTNB: Về cơ bản, nhiệm vụ của KTNB bao gồm các nhiệm vụ sau: - Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ, tài liệu, số liệu kế toán, việc chấp hành chế độ, thể lệ kế toán tài chính của nhà nớc. - Kiểm tra và xác nhận mức độ trung thực, hợp lý của các báo cáo quyết toán do kế toáncác bộ phận khác trong doanh nghiệp lập ra. - Kiểm tra xác nhận giá trị vốn góp của doanh nghiệpcác đối tác tham gia liên doanh với doanh nghiệp. Kiểm tra xác nhận tính trung thực, hợp lý, đầy đủ của số liệu kế toán và báo cáo quyết toán của đơn vị liên doanh. - Kiểm tra tính hiệu quả và tính pháp lý của hệ thống kiểm soát nội bộ trong đó có hệ thống kế toán. Giám sát sự hoạt động và tham gia hoàn thiện chúng. - Kiểm tra tính hiệu quả và tính pháp lý của quy chế kiểm soát nội bộ, đồng thời có kiến nghị hoàn thiện các quy chế này. - Thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ trên KTNB có trách nhiệm hớng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ kế toáncác cán bộ nghiệp vụ khác có liên quan, đề xuất các quyết định quản lý, xử lý về tài chính và các nội dung xử lý khác. c) Quyền hạn của KTNB: Do đặc trng của KTNB là thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu nêu trên, cho nên KTNB có những quyền hạn riêng để đảm bảo mục đích hoạt động. KTNB có quyền: Phạm Thái Sơn - Kiểm toán 40A 6 Đánh giá tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ trong Doanh nghiệp Nhà nớc - KTNB độc lập với các bộ phận khác trong doanh nghiệp, độc lập về chuyên môn nghiệp vụ trong phạm vi khuôn khổ pháp luật và các chuẩn mực, phơng pháp nghiệp vụ chuyên môn. - Có quyền yêu cầu các bộ phận và các cá nhân có liên quan cung cấp đầy đủ, kịp thời các tài liệu về kế toán, tài chính và các tài liệu khác có liên quan tới nội dung đợc kiểm toán. - Có quyền đối chiếu xác minh các thông tin kinh tế có liên quan tới đối tợng đợc kiểm toán trong và ngoài doanh nghiệp. - Có quyền kiến nghị với chủ thể đợc kiểm toán có biện pháp sửa chữa sai phạm và có quyền ghi kiến nghị của mình vào báo cáo kiểm toán. - Đề xuất với lãnh đạo doanh nghiệp những kiến nghị và biện pháp về quản lý. Đó là một số quyền hạn cơ bản của KTNB, bên cạnh đó tùy thuộc vào từng doanh nghiệp, từng điều kiện mà KTNB có thể có thêm các quyền khác. d) Nội dung hoạt động của KTNB: Hoạt động của KTNB trong doanh nghiệp thực hiện một số nội dung chủ yếu sau: - Rà soát lại hệ thống kế toáncác quy chế kiểm soát nội bộ có liên quan, giám sát sự hoạt động của các hệ thống này cũng nh tham gia hoàn thiện chúng. - Kiểm tra các thông tin tác nghiệp, thông tin tài chính, bao gồm việc soát xét lại các phơng tiện đã sử dụng để xác định, tính toán, phân loại và báo cáo những thông tin này, kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ, các số d và các bớc công việc. - Kiểm tra tính hiệu quả, sự tiết kiệm và hiệu suất của các hoạt động, kể cả các quy định không có tính chất tài chính của doanh nghiệp. Nh vậy, lĩnh vực hoạt động của KTNB bao gồm cả kiểm toán tài chính và kiểm toán nghiệp vụ trong doanh nghiệp. Phạm Thái Sơn - Kiểm toán 40A 7 Đánh giá tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ trong Doanh nghiệp Nhà nớc 3. Mô hình, nguyên tắc và nhiệm vụ tổ chức KTNB. a) Mô hình tổ chức: Từ những vai trò của KTNB trong doanh nghiệp thì việc tổ chức KTNB trong doanh nghiệp là cần thiết để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, tùy theo quy mô của doanh nghiệptổ chức bộ máy kiểm toán cho phù hợp. Bộ phận KTNB trong các doanh nghiệp nhà nớc nên đợc tổ chức nh thế nào ? Về vấn đề này, có 2 loại quan điểm khác nhau: Quan điểm thứ nhất: Bộ phận KTNB trực thuộc HĐQT mà trực tiếp là chịu sự chỉ đạo của Ban kiểm soát. Có nh vậy bộ phận KTNB mới phát huy đợc tính độc lập, kết quả KTNB mới có tính khách quan, khắc phục tình trạng " vừa đá bóng vừa thổi còi". Mô hình 1: Mô hình bộ máy KTNB theo quan điểm này nh sau Mô hình trên đợc coi là mô hình lý tởng, nó bảo đảm điều kiện về tính độc lập của KTNB nhng không có tính thực tế. Đó là vì HĐQT và Ban kiểm soát không trực tiếp điều hành và quản lý doanh nghiệp, hơn nữa, HĐQT Tổng Công ty nhà nớc hiện nay còn nhiều thành viên kiêm chức nên không đảm bảo đợc tính độc lập đặt ra. Quan điểm thứ hai: Bộ phận KTNB nên đặt trực thuộc Tổng Công ty (Giám đốc) của doanh nghiệp. Quan điểm này dựa trên cơ sở KTNB là một bộ phận quan trọng của doanh nghiệp, đặt tại doanh nghiệp, tiếp cận thờng xuyên, liên tục với mọi Phạm Thái Sơn - Kiểm toán 40A 8 Hội đồng Quản trị. Bộ phận KTNB Ban kiểm soát Các bộ phận khác Cán bộ quản lý cấp trung gian Ban Giám đốc Cán bộ quản lý cấp DN Quan hệ trực thuộc Quan hệ kiểm tra Luồng thông tin phản hồi Đánh giá tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ trong Doanh nghiệp Nhà nớc hoạt động của doanh nghiệp, đánh giá kệ thống kiểm soát nội bộ và phát hiện kịp thời những sai sót, sơ hở, những điểm yếu để báo cáo kịp thời cho lãnh đạo để có các kiện pháp khắc phục, hoàn thiện. Để đạt đợc mục tiêu, vai trò của KTNB cần phải đặt KTNB trực thuộc cấp lãnh đạo cao nhất điều hành hoạt động của doanh nghiệp. Mô hình 2: ktnb trực thuộc Tổng Công ty (giám đốc) của dn Quan hệ trực thuộc. Quan hệ kiểm tra. Luồng thông tin phản hồi. Cách tổ chức theo mô hình này phù hợp với điều kiện thực tiễn của các DNNN trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên để KTNB thực sự có hiệu quả thì ngời đứng đầu bộ phận KTNB phải đợc quyền tự do báo cáo kết quả kiểm toán với Ban kiểm soát của HĐQT (nếu doanh nghiệp có HĐQT). Nh vậy qua việc phân tích những chức năng, đặc điểm của KTNB thì việc hình thành KTNB trong các doanh nghiệp trong điều kiện nền kinh tế thị trờng phát triển đa chiều, cạnh tranh gay gắt là một điều cần thiết để nâng cao tính hoạt động có hiệu quả của các doanh nghiệp, chỉ ra các vấn đề, các hớng để hoàn thiện hệ thống chính sách, hệ thống kế toán trong doanh nghiệp, đồng thời tùy theo mỗi nhu cầu tự thân, mỗi điều kiện hoàn cảnh của các doanh nghiệp mà có cơ cấu tổ chức KTNB cho phù hợp, đảm bảo tính hiệu quả của bộ phận này trong quá trình kiểm toán và kiến nghị chiến lợc cho các nhà quản trị trong quá trình lãnh đạo doanh nghiệp cả tầm vĩ mô và vi mô. Phạm Thái Sơn - Kiểm toán 40A 9 Tổng Công ty Hội đồng Quản trị Bộ phận KTNB Cán bộ quản lý cấp trung gian Cán bộ quản lý cấp DN Đánh giá tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ trong Doanh nghiệp Nhà nớc b) Nguyên tắc, nhiệm vụ của tổ chức bộ máy KTNB. Bộ máy kiểm toán bao gồm con ngời và các phơng tiện chứa đựng các yếu tố cấu thành của kiểm toán để thực hiện chức năng của kiểm toán. Tổ chức bộ máy kiểm toán chính là việc tạo ra các mối liên hệ giữa các yếu tố cấu thành kiểm toán, giữa các phân hệ trong hệ thống kiểm toán và chín giữa bản thân của hệ thống kiểm toán với các yếu tố khác trong môi tr- ờng hoạt động của kiểm toán. Chính từ việc tổ chức bộ máy kiểm toáncác mối liên hệ đợc duy trì đảm bảo cho hệ thống thực hiện tốt chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến. Tổ chức bộ máy KTNB phải đảm bảo: - Tính khoa học: Tổ chức bộ máy KTNB phải phù hợp với nguyên lý chung của lý thuyết kiểm toán. Tùy theo đặc điểm tổ chức của doanh nghiệptổ chức theo phơng pháp chức năng hay trực tuyến tham mu mà đa ra mô hình tổ chức bộ máy KTNB cho phù hợp. - Tính nghệ thuật: Tổ chức bộ máy KTNB phải chú ý tới nhân tố con ngời. Trong sơ đồ tổ chức bộ máy kiểm toán cần phải phân công rõ ràng chức năng và nhiệm vụ của mỗi ktv nhằm đạt hiệu quả và hiệu suất cao. - Phải đảm đủ về số lợng nhân viên trong bộ phận kiểm toán cũng là một vấn đề quan trọng. Số lợng nhân viên kiểm toán có thể đợc xác định qua công thức sau: Số lợng nhân viên KTNB = k btai + * Trong đó: ai: Thời gian cần thiết để tiến hành kiểm toán một hoạt động hoặc một bộ phần của doanh nghiệp bao gồm cả thời gian kiểm toán dự tính, thời gian đi lại nếu có. t: Tần suất kiểm toán các bộ phận hoặc các hoạt động tơng ứng/năm. b: Thời gian dự kiến phát sinh cho các hoạt động đào tạo, nghỉ phép, hội họp k: Thời gian làm việc trung bình của một KTV/năm. n: Tổng số bộ phận hoặc hoạt động cần đợc kiểm toán. Phạm Thái Sơn - Kiểm toán 40A 10 [...]... 5: Tổ chức trong bộ phận KTNB Phạm Thái Sơn - Kiểm toán 40A Trởng bộ phận kiểm toán 25 Đánh giá tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ trong Doanh nghiệp Nhà nớc Trởng nhóm kiểm toán Kiểm toán viên cao cấp Trởng nhóm kiểm toán Kiểm toán viên Trởng nhóm kiểm toán Trợ lý kiểm toán viên Số lợng kiểm toán viên đợc xác định theo công thức nh đã nêu trên Đối với các doanh nghiệp nhỏ thì việc tổ chức bộ phận kiểm. .. đối với các DNNN mà phải tùy theo quy mô sản xuất kinh doanh, địa bàn hoạt động, trình độ của đội Phạm Thái Sơn - Kiểm toán 40A 16 Đánh giá tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ trong Doanh nghiệp Nhà nớc ngũ cán bộ kế toántổ chức bộ máy KTNB cho phù hợp hoặc không cần tổ chức bộ máy KTNB Các DNNN đã tổ chức bộ máy KTNB theo quy định tại Thông t số 52/1998-TT-BTC thì tùy theo tình hình của doanh nghiệp. .. hình 4: bộ phận KTNB trực thuộc ủy ban kiểm soát là các thành viên trong HĐQT Báo cáo kiểm toán HĐQT Uỷ Ban kiểm soát Bộ phận KTNB Phạm Thái Sơn - Kiểm toán 40A Ban Giám đốc Thực hiện kiểm toán Bộ phận kế toán 24 Các phòng ban khác Đánh giá tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ trong Doanh nghiệp Nhà nớc Trên đây là một số giải pháp để khắc phục khó khăn và đẩy nhanh quá trình thành lập bộ phận KTNB nớc... bảo đợc các nguyên tắc về tổ chức KTNB 2 Về cơ cấu bộ phận KTNB các Tổng Công ty, các doanh nghiệp có quy mô lớn Bộ máy ktnb của doanh nghiệp có quy mô lớn (thờng cấp Tổng Công ty) đợc xây dựng bao gồm: Trởng phòng kiểm toán, Phó phòng kiểm toán, nhóm trởng kiểm toáncác KTVNB Tuy nhiên, để tạo điều kiện thuận lợi trong công tác tổ chức và điều hành bộ phận kiểm toán nội bộ có thể xây dựng theo... ngũ kế toán, doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức bộ máy KTNB cho phù hợp và có hiệu quả thiết thực Việc tổ chức bộ máy KTNB không bắt buộc đối với các doanh nghiệp Vậy đối với các doanh nghiệp tổ chức bộ máy KTNB thì (Tổng ) giám đốc doanh nghiệp lựa chọn và quyết định hình thức tổ chức bộ máy KTNB cho phù hợp Theo dự nới lỏng này, nhiều đơn vị đã sát nhập trở lại bộ phận KTNB vào bộ máy kế toán, .. .Đánh giá tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ trong Doanh nghiệp Nhà nớc - Điều quan trọng trong tổ chức KTNB là phải xác định quy mô của doanh nghiệp: Doanh nghiệp có thực sự cần bộ máy KTNB hay không, quy mô của doanh nghiệp nh thế thì bộ máy KTNB nên có quy mô nh thế nào thì thích hợp - Tùy theo cơ cấu của doanh nghiệp nh thế nào mà tổ chức KTNB cho phù hợp sao cho đem... nhiệm vụ chính của KTNB là kiểm toán hoạt động và kiểm toán tính tuân thủ, điều này phù hợp với lực lợng kiểm toán trong nội bộ, đồng thời giảm chi phí đáng kể so với thuê kiểm toán độc lập hoàn toàn Phạm Thái Sơn - Kiểm toán 40A 14 Đánh giá tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ trong Doanh nghiệp Nhà nớc Nh vậy có thể thấy rằng hiện nay hệ thống KTNB Việt Nam cha phát triển mà đang trong giai đoạn đầu hình... kế toánkiểm toán có phần gần gũi nhng không hoàn toàn "đồng chất" và thuộc các chức danh công chức khác nhau nên rất khó so sánh Mặt khác, khi hình thức tổ chức bộ máy KTNB đã do đơn vị tự quyết định (nêu điểm 3 thông t này và tiêu chuẩn KTVNB là " đã qua huấn luyện nghề nghiệp vụ kế toán, kiểm toán Phạm Thái Sơn - Kiểm toán 40A 19 Đánh giá tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ trong Doanh nghiệp Nhà. .. thành một hệ thống KTNB trong hầu hết các doanh nghiệp, chính vì thế KTNB mới hình thành đợc rất ít, còn chập chững, tập trung chủ yếu các Tổng công ty, các doanh nghiệp có quy mô lớn Hơn nữa, KTNB bớc đầu còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong việc tổ chức và Phạm Thái Sơn - Kiểm toán 40A 13 Đánh giá tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ trong Doanh nghiệp Nhà nớc hoạt động, bộ phận KTNB còn quá mỏng... toán phải gọn nhẹ, và tốt nhất cũng nên đặt trực thuộc sự quản lý, điều hành của Giám đốc doanh nghiệp Đó là một số kiến nghị đối với việc tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ trong các DNNN nớc ta hiện nay 3 Hớng nghiên cứu mới: Qua việc nghiên cứu đề tài này, đề tài mở ra cho chúng ta một hớng nghiên cứu mới đó là: Tổ chức bộ máy KTNB các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam hiện nay Việc tổ chức . Phạm Thái Sơn - Kiểm toán 40A 16 Đánh giá tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ trong Doanh nghiệp Nhà nớc ngũ cán bộ kế toán. .. mà tổ chức bộ máy KTNB cho. nghề nghiệp vụ kế toán, kiểm toán Phạm Thái Sơn - Kiểm toán 40A 19 Đánh giá tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ trong Doanh nghiệp Nhà nớc bộ theo nội

Ngày đăng: 25/03/2013, 17:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w