1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản ngân hàng thương mại việt nam

66 5 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thanh Khoản Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Trường học University of Economics Ho Chi Minh City
Chuyên ngành Finance
Thể loại Thesis
Năm xuất bản 2023
Thành phố Ho Chi Minh City
Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 8,39 MB

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH

DANG QUOC PHONG

CAC YEU TO ANH HUONG DEN THANH KHOAN NGAN HANG THUONG MAI VIET NAM

Y

a niin

4a so chuyén nganh : 60 34 20 nn Sat 6

*huyén nganh : Tai chinh — Ngân hàng

LUẬN VĂN THẠC SỸ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

THƯ VIÊN

Người hướng dân khoa học:

PGS.TS Nguyễn Minh Kiều

Trang 2

TOM TAT LUAN VAN

Đề tài nghiên cứu “Các yếu tổ ảnh hưởng đến thanh khoản ngân hàng thương mại

Việt Nam”, sử dụng dữ liệu từ 27 ngân hàng thương mại Việt Nam trong khoảng, thời gian từ năm 2006 -2011 và đã xác định được các yếu tố yêu tố ảnh hưởng đến

thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam bao gồm: Quy mô ngân

hàng, dự phòng tổn thất tín dụng trên dư nợ cho vay, lợi nhuận trên tổng tài sản, thu nhập lãi cận biên thời gian hoạt động, dư nợ cho vay trên nguồn vốn huy động nguồn vốn huy động trên tổng tài sản tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát Trong đó: dự phòng tổn thất tín dụng trên dư nợ cho vay lợi nhuận trên tong tài sản, thời gian hoạt động tăng trưởng kinh tế có mối tương quan thuận với thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam Ngược lại thu nhập lãi cận biên,

dư nợ cho vay trên nguồn vốn huy động, nguồn vốn huy động trên tổng tài sản tỷ lệ lạm phát lại có mối tương quan nghịch với thanh khoản của các ngân hàng

thương mại Việt Nam

Xét trên mức độ ảnh hưởng của các yếu tố kể trên đến thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam thì dư nợ cho vay trên nguồn vốn huy động có

tác động mạnh nhất nguồn vốn huy động trên tổng tài sản có tác động mạnh thứ

hai, kế tiếp là thời gian hoạt động và dự phòng tổn thất tín dụng, cuối cùng là lợi

nhuận ròng trên tổng tài sản có tác động mạnh thứ năm đến thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam Tuy nhiên, Quy mô ngân hàng và thu nhập lãi cận biên cũng có ảnh hưởng nhưng tác động của yếu tố này không đáng kẻ đến thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam Các yếu tố bên ngồi thuộc mơi trường kinh tế vĩ mô bao gồm tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát cũng có ảnh hưởng nhưng tác động của yêu tô này không mạnh

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, vấn đề cho vay có tác động không tốt dén thanh khoản ngân hàng ngược lại thời gian hoạt động, tỷ suất lợi nhuận trên tổng

tài sản có tác động tốt đến thanh khoản ngân hàng, từ đó đề tài đã có những để

Trang 3

MUC LUC o0 6907 ẽ ẽ.ẽ ii LOI CAM ON TON TAT LIAN VAN su no n0 666360036 0d dội Ga là 44 34444203330 00871300.060020000g3ki000000168080 iv MUC LUC

DANH MUO BAN G cananiesiiiisnioersesesaudoiliodtDb4ÐBMDNBG0iG008:nusÐ! ix DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TÁTT - 5255ccccccssccrsvev x [0)50019)/e8116)(900i:i007Ẽ 7 1 1l Lýdovà vấn đề nghiên nghiên cứu s2t222122112212022002001 1 1.1 Lý do nghiên cứu 1.2 Vấn để nghiên cứu cc+22ccettrtetrrtrrrttrrtrrrrrrrrrrrrirrrirrrirrirre 2

2 _ Câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu

2.1 Câu hỏi nghiên cứu -cc©5<<c<c<cH HH H001 101 3 2.2 Mục tiêu nghiên cứu - ecseeeHHH HH0 3

3 Phương pháp nghiên cứu -ccccscetettrthrhhhhttrttrrrtrrrrrrrirrerirtrrie 4

4 Kết cấu đữ Kiến của đề ĐÀ ca hoà hệ nà 4G 2hG1 ng g4 ga ngGIHGE18384401010040038011000040.460 4

CHƯƠNG 2: THANH KHOẢN VÀ CÁC YẾU TÓ TÁC ĐỘNG ĐÉN THANH KHOAN NGAN HANG 12 .Lố 5

1 Giới thiệu

2 Thanh khoản (Liquidity) c-s< c2 rưên 5 3 _ Trạng thái thanh khoản .<.+ccsenhhh Hee 6

3.1 Cung về thanh khoản: c cccxrerrtrtrtretrrtrtritrrrietrrirrirrrirriirre 6

8:2, 'Cầu:vŠ†hãnh/(KHOĂHE ¿e6 281A0A0E00G04GG40G146 4020828, a3Oiá44011681805034013ssgsl 6

4.1 Các chỉ tiêu đo lường rủi ro thanh khoản

Trang 4

4.2 Các chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lời

5 Các yếu tố tác động đến thanh khoản ngân hàng thương mại -: HH

5.1 Các yêu tố bên trong -::ccsxcrrrrrrrrrttrrrrrrrrrrrrrrrrirrrdrrrierrniiriidieniiie 12

5.1.4 Thu nhập lãi cận biên ŒNIM) -c+csehhhhhhrrerrrrrrrrrrrrrtrree 14

5.1.5 Độ tuổi (AGE)

5.1.6 Tổng dư nợ cho vay trên nguồn vốn huy động (TL,_Td) :s-::2⁄-2:e222zss2 15 5.1.7 Nguồn vốn huy động trên tổng lãi sân (Tde “TÀ)- cc-eeaiiiirienierree 15

5.2 Các yêu tố bên ngoài

5.2.1 Tốc độ tăng trưởng của GDP (RGDP) ccsvctrretrerierrrrrrrriirrrrre l6

1 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu -‹: -:+csetrertetrreierierierrirrrrriiridrie 18

2 Thu thập và chỉnh lý dữ liệu -: cccc+ccsrsererrerrtrtrrtrrrrrdrrrrrrrrrrrrre 18

3 M6 hinh nghién ctru

Â; GIẢI ĐhÍSH: GRC BÌỄTk cá on 0ï dàn Làn HA kọ H0N1 da CÀ 3 HA o4Ó401G2 À1 HH HẢO HC 20100300000 21

5 Đo lường các biến

5:1 Các yếu tổ bên trong: ccsennsrneeooeeeeenokLdDniO GESH 001 B100010060 00484 080 22

159 CAG HUGH TO WER TIBOR scrsessveermsesveausecccer sayecaocacenescesosecsriseesssnusanreovaxsersenanneess 25

6 Phương phap xur ly dit HOU cece eeteseeneeee tenes teneseseenescesenssesnenseneneseeneneeneneeneens 26

7 Giải thích két qua mghién COU eecssesseessseecssesssesoseeesnseesecnsvecssscssnecensccenneceneeesnanets 27

TOM TAT CHUONG 3

CHUONG 4: PHAN TICH DU LIEU VA KET QUẢ NGHIÊN CỨU 29

Trang 5

1 Thống kê mô tả dữ liệu

2 Phân tích tương QUần : ::¿¿.-:cc26562561 001212 022244612606 010001 An 11.0.08040000418188 32

3 Kết quả hồi quy

4 Phân tích-kết quả hồi quy với phương pháp tác động, ngẫu nhiên

4.1 Đánh giá độ phù hợp của mô hình TOL GUY) cecessausesnsvocsesssesesnsvennnusesucessovivascusvone 36

4.2 Phan tich y nghia ctia cdc hé sd héi quy

Quy mô ngân hàng (SIZE) neeeneneseeneseeneneeesneneessusssesesssenesseneeneneenenets a7

Du phong tốn thất tín dụng trên tổng dư nợ (LLP_TL)

Lợi nhuận ròng trên Tổng tài sản (ROA) - 22c cctcctrrerrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrre 38 Thu nhập lãi cận biên (NIM) -cc sec 39

DIO HHO Go gui boontSE-0158008IGBS4B38lENB ng HEe2HÀ ah tăng Ho agg4g 000100000 39

Tổng dư nợ cho vay trên nguồn vốn huy động (TL _Tde) . -::-+ 40

Nguồn vốn huy động trên tổng tài sản (Tde_TA)

Tốt đố tăng Irdờng KinH 16 (RGDP) scescsvescssccesssscssvessnvcasaszvcsessnmantnevesssvaneocreeneceeseente 42

Tỷ lệ lạm phát (INF)

TÔM TÁT CHƯƠONGš - e-e-seeessmaeeeecselirilòSE08806100848.013086118000.N01880881 24 43 CHUONG 5: KET LUAN VA KIEN NGHD ssesassssicorscssosssnscssonncsnsesioccssnsinvnonsavensastenceanines 44

1 Kết qua dat durge tlr mghi6n COU ẶƒẰ.ớờớợớớơ”ơổểẶỶếẲỶẲẸỠẶẲẫĩẳïẪÑWKỌgg 44

2 Các kiến nghị nhằm nâng cao khả năng thanh khoản ngân hàng thương mại Việt đã: sessesseei

3 Hạn chê của đê tài

TOM TAT CHUGNG 5

Tài liệu tham khảo: 2 cece eceseseesesesesesesesneneneneneneseaeeeseecaearanecenaresesersseseressesusnenenenegeanes 56

EHUC TỨC ‹-c-<n22/80114164016015130804184000ANgv2YS ANH 3ã DHỊNH23832,4144344a88kgöEkzXg51010481 S8 4is8m, 59

Trang 6

DANH MUC BANG STT | Tén bang Trang

| | Gidi thich ede biển 21

2 Bảng 4.1 Thống kê mô tả cơ bản của các biến 29 3 Bảng 4.2: Ma trận tương quan giữa các biến số 32

4 Bảng 4.3 a: Két qua hồi quy tổng hợp 33

5 Bang 4.3b: Kiém dinh Hausman 34 6 Bang 4.3e Kết quả hồi quy với phương pháp tác động ngẫu nhiên 35 7 Bảng 4.4 Kiểm định Wald cho hệ số hồi quy của bién SIZE, NIM, | 36

Trang 9

CHUONG I

GIOI THIEU

1 Lý do và vấn đề nghiên nghiên cứu

1.1 Lý do nghiên cứu

Trải qua cuộc khủng hoảng tài chính dẫn đến suy thối kinh tế tồn cầu, các

quốc gia đang nhìn lại hoạt động của hệ thống ngân hàng bởi đó chính là huyết

mạch của nên kinh tế Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam có thể được

xếp vào hàng ngũ hệ thống ngân hàng non trẻ nhất thế giới, năng lực tài chính còn nhỏ bé của các ngân hàng thương mại Việt Nam thể hiện trước hết ở quy

mô vốn chủ sở hữu của mỗi ngân hàng Quy mô vốn chủ sở hữu như là tắm

đệm để đảm bảo cho mỗi ngân hàng có khả năng, chống đỡ trước những rủi ro

trong hoạt động ngân hàng cũng như những rủi ro của môi trường kinh doanh,

bên cạnh đó nó còn ảnh hưởng đến mức đầu tư vào công nghệ của ngân hàng vì ngân hàng chỉ có thể sử dụng, vốn tự có để đầu tư vào công nghệ Vì thế, quy mô vốn chủ sở hữu nhỏ sẽ là một bất lợi lớn trong hoạt động kinh doanh của

ngành ngân hàng

Vào những năm 2004 đến 2008, các ngân hàng Việt Nam ăn nên làm ra ya phát triển với tốc độ nhanh Tổng tài sản có, tổng dư nợ, lợi nhuận và vốn tăng mạnh , trong thời điểm này các dong vốn từ bên ngoài Š ạt dé vào Việt

Nam và tình trạng thừa vốn đã khiến cho việc cấp phát tín dụng của các ngân

hàng trở nên lỏng, lẻo Chỉ trong vòng vài năm, hệ thống ngân hàng nông thôn

đột nhiên biến mất, thay vào đó là những ngân hàng cổ phần đô thị mới mà cỗ phiếu tăng vọt theo kỳ vọng cuồng nhiệt của các nhà đầu tư cá nhân thành lập

ngân hàng trở thành một mốt kinh doanh thời thượng và cuộc đua làm ông chủ ngân hàng không chỉ có sự góp mặt của các tập đoàn kinh tế nhà nước với nguồn vốn khổng lồ mà còn có sự tham gia của những đại gia làm giàu nhờ

kinh doanh bắt động sản

“Tình trạng tăng trưởng cao về tín dụng cũng làm cho bài toán giải quyết

Trang 10

hơn, đòi hỏi phải có những giải pháp có sự kết hợp tối ưu giữa việc duy trì mức

độ tăng trưởng tín dụng cao đồng thời đảm bảo tỉ lệ an tồn theo thơng lệ quốc tế Chất lượng tài sản thể hiện trước hết qua chỉ tiêu nợ quá hạn trên tổng dư nợ của các ngân hàng thương mại Việt Nam, đặt biệt là các ngân hàng thương mại

nhà nước còn thấp chất lượng tài sản có của khối ngân hàng thương mại cổ phần có những cải thiện đáng kẻ trong những năm gần đây nhưng vẫn còn

nhiều hạn chế, sự yếu kém về chất lượng tài sản của các ngân hàng thương mại còn thể hiện ở sự tập trung quá lớn của danh mục tín dụng cho các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp thông qua mối thân hữu mà hiệu quả của các dự án đầu tư trong thực tế so với lúc thẩm định và phê duyệt ban đầu có

khoảng cách nhất định nên đã ảnh hưởng đến việc thu hồi nợ vay đúng hạn ảnh

hưởng đến thanh khoản đồng thời các ngân hàng thương mại cũng không thu được lãi, ảnh hưởng ngay đến tình hình tài chính

Mức sinh lời thấp và khả năng tiếp cận đến các nguồn vốn tài trợ cho

những nhu cầu thanh khoản bat thường như chiết khấu của Ngân hàng nhà

nước, vay các Tổ chức tín dụng khác trên thị trường liên ngân hàng, sự phát triển thị trường thứ cấp cho các giao dịch giấy tờ có giá cũng là vấn đề quan trọng, quyết định khả năng quản lý rủi ro thanh khoản của một ngân hàng

Thanh khoản tốt là yêu tô quyết định sự an toàn trong hoạt động của bat

kỳ ngân hàng thương mại nào, việc nâng cao năng lực thanh khoản và công tác quản trị thanh khoản vẫn là việc làm rất cần thiết góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam, nên dé tai nghiên cứu

“Các yếu 16 anh hưởng đến thanh khoản ngân hàng thương mại Việt Nam” để góp phần nhỏ trong việc chỉ ra các yếu tố chủ yếu nào ảnh hưởng đến thanh khoản của ngân hàng thương mại Việt Nam

1.2 Vấn đề nghiên cứu

Như đã đề cập ở phan ly chon chon dé tai, dé tai nay tập trung nghiên cứu các yéu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam gồm ngân hàng thương mại cổ phan, ngân hàng thương mại nhà

nước và nhà nước nắm cổ phần chỉ phối Có rất nhiều yếu tổ tác động đến khả

năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam được chỉ ra bởi các

Trang 11

nghiên cứu trước đây, bao gồm cả các yếu tố thuộc bản thân ngân hàng như:

Quy mô ngân hàng: Dự phòng rủi ro tổn thất tín dụng trên tổng dư nợ; Lợi

nhuận trên Tổng tài sản: Thu nhập lãi cận biên: Độ tuổi: Tổng dư nợ cho vay trên nguồn vốn huy động: Nguồn vốn huy động trên tổng tai san, và các nhân tố bên ngoài như: Tốc độ tăng trưởng GDP thực hàng năm: Tốc độ lạm

phat hang nim,

Trên những cơ sở vừa nêu trên, vần đề nghiên cứu của đề tài là chỉ ra các

yếu tố ảnh hưởng bên trong ngân hàng, lẫn bên ngoài ngân hàng và mức độ ảnh

hưởng của chúng lên khả năng thanh khoản của ngân hàng Trong đó, các yếu

tố bên trong được lấy từ nguồn dữ liệu thứ cấp thu thập được từ các báo cáo tài chính đã được công bố của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong khoảng

thời gian từ 2006-2011, số liệu yếu tố bên ngoài được lấy từ Báo cáo tình hình kinh tế xã hội hàng năm của Chính phủ tại Cổng thông tin điện tử Chính phủ

nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (www.chinhphu.vn)

Để giải quyết vấn đề nghiên cứu vừa nêu trên, một số câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu dưới dây cần được làm rõ

Câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu

2.1 Câu hỏi nghiên cứu

Với vấn đề nghiên cứu như trên, đề tài cần tập trung trả lời những câu hỏi

nghiên cứu sau:

-_ Các yếu tố nào ảnh hưởng đến thanh khoản của ngân hàng thương mại Việt Nam?

- Và mức độ ảnh hưởng của chúng đến thanh khoản như thé nao?

2.2 Mục tiêu nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu tìm thấy sẽ giúp cho các ngân hàng có thể quản trị hoạt động, tốt hơn thanh khoản của mình để đạt được mục tiêu dé ra Với lý do đó đề

tài nghiên cứu này nhằm vào các mục tiêu:

- Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của các ngân hàng

Trang 12

~ Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó lên thanh khoản của các

ngân hàng thương mại Việt Nam

- Đề nghị các giải pháp cho quản trị thanh khoản của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam

3 Phuong pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp phân tích định lượng và áp dụng phương pháp

phân tích hỏi quy dữ liệu bảng (Panel regression) đề phân tích các yếu tố bên

trong cũng như các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của

các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam

Về dữ liệu đề tài này sử dụng dữ liệu thứ cấp thu thập được từ các báo cáo tài chính từ năm 2006 đến 2011, bao gồm bảng cân đối kế toán và bảng kết quả kinh doanh của các Ngân hàng thương mại đang hoạt động tại Việt Nam

Ngòai ra để tài còn sử dụng dữ liệu về GDP và tỷ lệ lạm phát từ năm 2006 đến 2011 được lấy từ Báo cáo tình hình kinh tế xã hội hàng năm của Chính phủ tại

Cổng thông tin điện tử Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

4 Kết cấu dự kiến của đề tài

Như các ý đã được trình bày ở trên thì kết cấu luận văn sẽ bao gồm 5 chương

Trong đó, Chương I Giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu bao gồm lý do

và vấn đề nghiên cứu; câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu: phương pháp nghiên

cứu; và kết cấu dự kiến của đề tài, Chương 2 sẽ khảo sát lý thuyết về thanh

khoản và các yếu tố tác động đến thanh khoản ngân hàng Tiếp theo, Chương 3

trình bày về phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu dựa trên các lý

thuyết đã khảo sát ở chương 2, Chương 4 tiến hành phân tích dữ liệu đã thu thập theo mô hình nêu ra ở chương 3 để trình bày kết quả nghiên cứu Cuối

cùng Chương Š dựa vào kết quả đã thu được ở chương 4 để rút ra kết luận, nêu

Trang 13

t9

CHƯƠNG 2

THANH KHOẢN VÀ CÁC YẾU TÓ TÁC ĐỘNG DEN

THANH KHOẢN NGÂN HÀNG

Giới thiệu

Một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng, đầu của ngân hàng thương mại là đảm bảo khả năng thanh khoản đầy đủ Một ngân hàng thương mại được xem là

có khả năng thanh khoản nếu nó tiếp cận dễ dàng các nguồn vốn khả dụng ở chỉ phí hợp lý và đúng lúc cần thiết Điều này có nghĩa là ngân hàng có sẵn lượng

tiền mặt dự trữ trong tay hoặc có thể tăng thêm bằng cách vay mượn hoặc bán

bớt một số tài sản mà ngân hàng đang có để đáp ứng kịp thời nghĩa vụ phát

sinh

Quản trị thanh khoản trong ngân hàng bao gồm việc đảm bảo có dủ tiền

mặt trong tay và có thể vay tiền với chỉ phí hợp lý nhằm đáp ứng nhu cầu tiền mặt mỗi khi nhu cầu xuất hiện Hai hoạt động sử dụng vốn thanh khoản thông thường nhất của ngân hàng là đáp ứng yêu cầu rút tiền gửi và đáp ứng nhu cầu

vay vốn Ngân hàng có thể đáp ứng yêu cầu vay vốn bằng cách bán tài sản (bán

tài sản thanh khoản) hay vay từ thị trường tiền tệ (mua thanh khoản) Peter S Rose (2001)

Thanh khoản (Liquidity)

Một nguồn vốn được gọi là có tính thanh khoản cao khi chỉ phí huy động thấp

và thời gian huy động nhanh, một tài sản được gọi là có tính thanh khoản cao

khi chỉ phí chuyển hóa thành tiền thấp và có khả năng chuyển hóa ra tiền nhanh

Theo Ngân hàng Thanh toán Quốc té (BIS, 2008) định nghia tinh thanh khoan

là khả năng của ngân hàng đáp ứng cho sự gia tăng tai sản và đáp ứng các nghĩa vụ đến hạn mà không bị thiệt hại

Basel (2000), cho rằng khả năng thanh khoản hay khả năng đáp ứng

Trang 14

vay, quan ly kha nang thanh khoản là một trong những hoạt động quan trọng nhất của các ngân hàng Quản lý khả năng thanh khoản tốt sẽ giúp giảm xác suất xảy ra những tổn thất nghiêm trọng Tầm quan trọng của khả năng thanh khoản thực sự vượt ra khỏi phạm vi của những ngân hàng đơn lẻ vì sự suy giảm khả năng thanh khoản tại một ngân hàng có thể có ảnh hưởng tới toàn hệ thống Vì vậy, việc phân tích khả năng thanh khoản đòi hỏi các bộ quản lý ngân hàng,

không chỉ do lường khả năng thanh khoản của ngân hàng một cách liên tục mà còn nghiên cứu xem các yêu cầu cấp vốn có khả năng diễn biến như thế nào trong những hoàn cảnh khác nhau bao gồm cả những điều kiện bắt lợi

Nếu tài sản của ngân hàng không thể chuyên thành tiền mặt khi cần (tức là khả năng thanh khoản kém) thì ngân hàng không có khả năng trả nợ khi đến

hạn Khả năng thanh khoản kém không hẳn đồng nghĩa với vỡ nợ nếu về lâu dài tài sản vẫn có khả năng bán đi được Rủi ro cao hơn Xây ra nếu tài sản hồn tồn khơng có tính thanh khoản khi đó ngân hàng không có tiền thanh toán chuyển tiền, chỉ trả các khoản tiền gửi đến hạn và các nghĩa vụ phát sinh và tất nhiên

rơi vào tình trạng vỡ nợ, khoảng cách giữa vỡ nợ và phá sản chỉ là vấn đề thời gian

3 Trạng thái thanh khoản

Theo Peter S Rose (2001), thì thanh khoản ngân hàng có thể gói gọn theo cung cầu thanh khoản như sau:

3.1 Cung về thanh khoản:

Trong lĩnh vực ngân hàng nguồn cung cấp thanh khoản cho ngân hàng bao gồm: Các khoản tiền gửi sẽ nhận (được ký hiệu là ST) kế đến là thu nhập từ việc cung, cấp các dịch vụ (S2), các khoản tín dụng sẽ thu về (S3) bán các tài sản đang kinh doanh và sử dụng (S4) và cuối cùng là vay mượn từ thị trường tiền tệ (được ký hiệu là S5) Khi đã có đầu vào là nguồn cung thì đầu ra là cầu thanh khoản

3.2 Cầu về thanh khoản:

Những hoạt động sau đây tạo ra nhu cầu về thanh khoản: Khách hàng rút các khoản tiền gửi (D1) đề nghị vay vốn của khách hàng (D2) thanh toán các

Trang 15

khoản phải trả khác (D3) chi phí cho quá trình tạo ra sản phẩm và dịch vụ ngân

hàng (D4) và cuối cùng là thanh toán cổ tức cho cổ đông (D5)

Từ chênh lệch về cung cầu về thanh khoản sẽ có trạng thái thanh khoản 3.3 Trạng thái thanh khoản:

Dựa vào cung và cầu về thanh khoản đã trình bày ở trên thì ở bắt cứ thời điểm

nào, các nguồn cung và nhu cầu thanh khoản đến cùng lúc và tạo thành trạng thái thanh khoản ròng (NLPt) và có thể được tính như sau:

NLPt (Net Liquidity Position) = (S1+S2+S3+S4+S5) - (D1+D2+D3+D4+D5) Trạng thái thanh khoản ròng có thể xảy ra một trong hai trường hợp là:

> NLPL> 0: điều này có nghĩa là ngân hàng ở trong tình trang thặng dư thanh

khoan (liquidity surplus)

> NLPt < 0: diéu này có nghĩa là ngân hàng ở trong tình trạng thâm hụt thanh khoan (liquidity deficit)

4 Cac chi tiêu đánh giá hoạt động ngân hàng

Theo Peter S Rose (2001) ngân hàng đã phát triển một số phương pháp để

đánh giá yêu cầu thanh khoản thực tế Những phương pháp đó bao gồm:

> Đầu tiên, phương pháp tiếp cận nguồn vốn và sử dụng vốn là phương pháp ước tính tổng nguồn vốn và sử dụng vốn của ngân hàng trong khoảng thời gian kế

hoạch và cố gắng dự đoán sự thâm hụt hay thặng dư thanh khoản

> Ngược lại với phương pháp tiếp cận nguồn vốn và sử dụng vốn trên là phương pháp cầu trúc von, phương pháp này yêu cầu ngân hàng phải phân loại vốn và

tài sản theo tính chất ôn định (đặc biệt là với những thay đổi trong lãi suất) > Cuối cùng, một phương pháp khác dùng dé đánh giá yêu cầu thanh khoản đó là

phương pháp chỉ số thanh khoản trong phương pháp này người ta so sánh một

số chỉ số đo lường thanh khoản của ngân hàng với các ngân hàng khác cùng

quy mô và cùng khu vực họat động

Trong 03 phương pháp liệt kê trên thì dé tai str dung phương pháp chỉ số

Trang 16

ngân hàng Sau đây dé tài sẽ trình bày các chỉ số để lượng hóa việc đo lường

hoạt động ngân hàng

4.1 Các chỉ tiêu đo lường rủi ro thanh khoản

Theo Peter S Rose (2001), tinh trang thiếu khả năng thanh khoản do việc rút

tiền gửi bất thường với quy mô lớn và nó buộc ngân hàng phải vay vốn với lãi suất cao — cao hơn lãi suất mà ngân hàng phải thanh toán cho một khoản vay

tương tự Sự giảm sút đáng kể về khả năng thanh khoản thường buộc ngân hàng,

phải trả lãi suất cao hơn để thu hút giới đầu tư mua chứng chỉ tiền gửi trên thị trường tiền tệ Theo đó, tác giả đã đưa ra những thước do hữu ích đối với rủi ro

thanh khoản là các tỷ số, cụ thể là:

Thứ nhất, trạng thái tiền mặt là tỷ lệ tiền có thể sử dụng ngay so với tổng tài

sản, một tỷ lệ tiền mặt cao hơn ngụ ý rằng ngân hàng có khả năng vững vàng hơn trong việc giải quyết yêu cầu tiền mặt tức thời trong đó, trạng thái tiền mặt

phụ thuộc vào 02 nhóm các yêu tố, đó là:

> Nhóm các yếu tố mà ngân hàng có thể kiểm soát được như:

* Nhóm yếu tố làm tăng quỹ tiền tệ: Bán chứng khoán nhận lãi chứng khoán: Vay qua đêm, phát hành chứng chỉ tiền gửi hoặc nhận tiền gửi

của khách hàng; Những khoản tín dụng đã đến hạn thu hồi

# Nhóm yếu tổ làm giảm quỹ tiền tệ: Mua chứng khoán, trả lãi tiền gửi:

Khách hàng rút tiền định kỳ: Trả nợ vay đến hạn: Cho vay qua đêm;

“Thanh toán phí dịch vụ cho ngân hàng khác

> Nhóm các yêu tố mà ngân hàng khơng thể kiểm sốt được, bao gồm: # Nhóm yếu tố làm tăng quỹ tiền tệ: Những khoản tiền nhận được từ

nghiệp vụ thanh toán bù trừ; Các khoản thuế thu hộ tiền mặt trong

quá trình thu (tiền dang chuyển)

* Nhóm yếu tố làm giảm quỹ tiền tệ: Những khoản phải trả trong

nghiệp vụ thanh toán bù trừ: Thuế phải thanh toán cho ngân sách:

Khách hàng rút tiền không theo định kỳ (trước hạn) Trạng thái tiền mặt có công thức như sau:

Tiền mặt + tiền gửi tại các định chế tải chính

Trang 17

Thứ hai, chứng khoán có tính thanh khoản là so sánh những chứng khoán dễ

bán mà ngân hàng nắm giữ với tổng danh mục tài sản có của ngân hàng Tỷ lệ

chứng khoán chính phủ càng cao thì trạng thái thanh khoản của ngân hàng càng

tốt Cơng thức tính tốn của chứng khoán có tính thanh khoản như sau:

: Š Ắ : Chứng khoán Chính phủ (DTTC)

Chứng khoán có tính thanh khoản = ——————xzr Tài sản có Thứ ba, chỉ số năng lực cho vay: là tỷ lệ cho vay và cho thuê ròng trong, ton

tài sản, chỉ số năng lực cho vay là một chỉ số thanh khoản âm bởi vì cho vay và cho thuê là những tài sản có tính thanh khoản thấp mà ngân hàng nắm giữ, công

thức tính chỉ số năng lực cho vay như sau:

¬ Cho vay và cho thuê ròng

Chỉ sô năng lực cho vay = ———z——— TT”

Tông tài sản

Cuối cùng là các khoản vay của ngân hàng so với tổng tài sản: là các khoản

vay của ngân hàng như vay ngân hàng nhà nước, hợp đồng mua lại chứng khoán, chứng chỉ tiền gửi có giá trị lớn và giấy nợ ngắn hạn Việc tăng cường sử dụng nguồn vốn vay rất có thé gay ra rui ro thanh khoan nếu như nhu cầu rút tiền gửi của khách hàng tăng và chất lượng các khoản cho vay giảm

4.2 Các chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lời

Ngoài việc dùng các chỉ tiêu đo lường rủi ro thanh khoản nêu trên thì trong hoạt động ngân hàng việc đánh đổi giữa rủi ro với lợi nhuận là một câu hỏi luôn

thường trực với hội đồng quản trị của ngân hàng Vì vậy, việc xem xét các tỷ lệ

chủ yếu phản ánh khả năng sinh lời trong hoạt động ngân hàng là cần thiết, các

tỷ lệ quan trọng đo lường khả năng sinh lời của ngân hàng được sử dụng hiện

nay theo Peter S Rose (2001) như:

Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE) 1a một chỉ tiêu đo lường tỷ lệ thu nhập cho các cổ đông của ngân hàng Nó thể hiện thu nhập mà các cổ đông

nhận được từ việc đầu tư vào ngân hàng (tức đầu tư chấp nhận rủi ro để hi vọng

có được thu nhập ở mức hợp lý) công thức tính ROE như sau :

Thu nhập sau thuế

E=

Trang 18

Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài san (ROA) là một thông sé chủ yếu về tính quản

lý Nó chỉ ra khả năng của hội đồng quản trị ngân hàng trong quá trình chuyển

tài sản của ngân hàng thành thu nhập ròng và là chỉ tiêu ngược lại với ROE, công thức tính ROA như sau:

Thu nhập sau thuế

ROAÁ= — = Tổng tài sản

Thu nhập lãi

chỉ phí trả lãi mà ngân hàng có thể đạt được thông qua hoạt động kiểm soát chặt

ận biên (NIM) là đo lường mức chênh lệch giữa thu từ lãi và

chẽ tài sản sinh lời và theo đuôi các nguồn vốn có chỉ phí thấp nhất, tỷ lệ này có công thức tính như sau:

Thu lãi từ các khoản cho vay, đầu tư uà

chứng khoán — chi phi tra lai cho tiền gửi và nợ khác

NIM = Tổng tài sản 5 ng

Tỷ lệ thu nhập ngòai lãi cận biên là tỷ lệ trái lại với thu nhập cận biên tỷ

thu nhập ngoài lãi cận biên đo lường mức chênh lệch giữa nguồn thu ngoài lãi,

chủ yếu là nguồn thu từ phí dịch vụ với các chỉ phí ngoài lãi mà ngân hàng phải chịu (gồm tiền lương, chỉ phí sửa chữa, bảo hành thiết bị và chỉ phí tổn thất tín đụng) tỷ lệ này có công thức tính như sau:

Thu ngoài lãi — chí phí ngoài lãi Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên = Tổng tài sân

Tỷ lệ thu nhập hoạt động cận biên, có công thức tính như sau:

Tổng thu từ hoạt động~Tổng chỉ phí hoạt động Tổng tài sản

Tỷ lệ thu nhập hoạt động cận biên =

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên và tỷ lệ thu nhập hoạt động cận biên là các thước đo tính hiệu quả cũng như khả năng sinh lời Chúng chỉ ra hội đồng quản trị và nhân viên ngân hàng trong việc duy trì sự

tăng trưởng của các nguồn thu (chủ yếu là thu từ các khoản cho vay, đầu tư và

phí dịch vụ) so với mức tăng của chỉ phí (chủ yếu là chỉ phí trả lãi cho tiền gửi, những khoản vay trên thị trường tiền tệ tiền lương nhân viên và phúc lợi) Cuối cùng là tỷ lệ thu nhập cận biên trước những giao dịch đặt biệt

(NRST) là đo lường thu nhập của ngân hàng từ những nguồn ồn định bao gồm

cả thu nhập từ khoản cho vay, đầu tư và thu phí từ việc bán các dịch vụ tài

Trang 19

tiền lời từ việc bán tài sản thiết bị hay những khoản lãi và lỗ kinh doanh chứng

khốn thường khơng được các nhà tài chính tính tới trong việc đo lường khả

năng sinh lời của ngân hàng, tỷ lệ này có công thức tính như sau:

Thu nhập sau thuế + lãi (1ỗ)từ hoạt động kinh doanh chứng khoán + các khoản bất thường khác

NRST = Tong tai san mas oe

Phần trên đã trình bày các chỉ tiêu đo lường thanh khoản và lợi nhuận

của ngân hàng và cách tính toán các chỉ tiêu này cũng như ý nghĩa của các chỉ

tiêu Phần kế tiếp, để tài sẽ trình bày những yếu tố tác động đến thanh khoản ngân hàng thương mại từ những nghiên cứu thực nghiệm trước đây nhằm để có cơ sở sử dụng các biến cần thiết trong mô hình nghiên cứu của đề tài

5 Các yếu tố tác động đến thanh khoản ngân hàng thương mại

Theo Basel (2000), Hoạt động chủ chốt của các ngân hàng là tạo thanh khoản Rất nhiều hoạt động của ngân hàng phụ thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp vào khả

năng tạo thanh khoản cho khách hàng,Vì vậy, các ngân hàng có thể phải chịu

rủi ro lớn khi xảy ra những, vấn đề về khả năng thanh khoản, cả các vấn đề có tính chất cụ thể đối với từng đơn vị cũng như các vấn đề ảnh hưởng tới thị trường nói chung Gần như mọi cam kết hoặc giao dịch tài chính đều có tác

động tới khả năng thanh khoản của ngân hàng

Chiến lược về khả năng thanh khoản của ngân hàng, cần đưa ra được

những chính sách về quản lý khả năng thanh khoản, như cơ cấu tải sản có, tài

sản nợ, phương pháp quản lý khả năng thanh khoản đối với các đồng tiền khác nhau và đối với các quốc gia khác nhau, mức độ tin cậy đối với việc sử dụng các công cụ tài chính nhất định, mức độ thanh khoản và tính chất thị trường của

các tài sản có

Trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng như Aspachs và đồng tác giả

(2005), Bunda và Desquilbet (2008), Moore (2010), Rychtárik (2009) đã sử dụng các tỷ lệ thanh khoản là một đầu vào để phân tích những, yếu tố quyết định tính thanh khoản ngân hàng hoặc để phân tích kịch bản thanh khoản

Trang 20

Dù nghiên cứu theo ty số thanh khoản hoặc phân tích kịch bản thì các

yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng cũng được chia lam

hai loại, như yếu tố bên trong (chẳng hạn như Quy mô của ngân hang, loi nhuận, mức vốn đầy đủ và các yếu tố mô tả nguy cơ vị trí của ngân hàng, )

cũng như các yêu tố bên ngoài (như các loại lãi suất khác nhau lãi suất biên

hoặc hoặc các chỉ số môi trường kinh tế ) Nó có thể là hữu ích để đưa vào một so anh hưởng khác, chẳng hạn như ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, những thay đổi trong quy định và sự cố chính trị Sau đây đề tài sẽ trình bay hai yếu tổ là các yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài tác động đến thanh khoản ngân hàng,

5.1 Các yếu tố bên trong

Theo Basel (2000) việc đánh giá liệu một ngân hàng có đủ khả năng thanh

khoản hay không, còn phụ thuộc nhiều vào diễn biến của các luồng tiền dưới

những điều kiện khác nhau Phân tích khả năng thanh khoản đòi hỏi phải đưa ra một số tình huống dạng “nếu thì” Những tình huống này cần tính tới các yếu tố

nội tại của ngân hàng

Các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến thanh khoản của ngân hàng có thể được hiểu là các yếu tố chịu ảnh hưởng bởi các họat động của bản thân ngân hàng Các yếu tố này bao gồm: Quy mô ngân hàng: Dự phòng rủi ro tổn thất tín dụng trên tổng dư nợ; Lợi nhuận trên Tổng tài san; Thu nhập lãi cận biên: Độ tuổi; Tổng dư nợ cho vay trên nguồn vốn huy động: Nguồn vốn huy động trên

tổng tài sản

5.1.1 Quy mô ngân hang (SIZE)

Quy mô ngân hàng là một công cụ đề đo tình trạng tài sản của ngân hàng cũng như sự an toàn và lành mạnh của một ngân hàng Một ngân hàng có tổng tài sản cao sẽ có khả năng sinh lợi cao hơn nếu tài sản có sinh lời ở trạng thái tốt hoặc ngược lại

Trong nghiên cứu điều tra ý nghĩa của Quy mô của ngân hàng với rủi ro thanh khoản trong các ngân hàng thông thường và Hồi giáo Pakistan nghiên

cứu được dựa trên dữ liệu thứ cấp từ năm 2006 đến 2009 của 12 ngân hàng

Trang 21

thông thường và hôi giáo, nghiên cứu tìm thấy mối quan hệ cùng chiều nhưng

không đáng kể về quy mô vốn của các ngân hàng với rủi ro thanh khoản, Muhammad Farhan Akhtar và đồng tác giả (2011)

Lucchetta (2007) đã phân tích những giả thuyết thực nghiệm cho rằng, tính thanh khoản bị ảnh hưởng cùng, chiều với yếu tố Quy mô ngân hàng, Quy mô ngân hàng được đo bằng logarit của tổng tài sản ngân hàng, trong khi đó

Bunda và Desquilbet (2008) cho rằng quy mô của các ngân hàng có tác động

ngược lại với thanh khoản trong nghiên cứu về các yếu tô quyết định rủi ro

thanh khoản của các ngân hàng từ các nền kinh tế mới nổi với dữ liệu bảng hồi quy phân tích

5.1.2 Dự phòng tổn thất tín dụng trên tổng du ng (LLP_TL)

Chỉ tiêu này thể hiện chất lượng tài sản có của ngân hàng khi dự phòng tôn thất

tăng lên (nợ xấu tăng lên) đồng nghĩa với việc lợi nhuận ngân hàng sẽ bị giảm

xuống, điều này thể hiện thanh khoản của ngân hàng sẽ có vấn để nếu các

khoản tiền gửi đến hạn của khách hàng không được quay vòng lại tại ngân

hang Theo Fadzan Sufian & Royfaizal Razali Chong (2008) chi ra ring các

ngân hàng hoạt động tốt nhất đều duy trì mức độ tiền gửi cao so với tài sản của họ Tỷ lệ tiền gửi so với tài sản (chỉ số thanh khoản) càng lớn nghĩa là ngân

hàng càng có nhiều vốn để tài trợ cho các hoạt động đầu tư và cho Vay Và

nghiên cứu đã tìm ra mối tương quan âm giữa rủi ro tín dụng và khả năng thanh khoản của ngân hàng

5.1.3 Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA)

Chỉ số này thể hiện khả năng sinh lợi của ngân hàng trong ngành ngân hàng thì việc đánh giá theo chỉ số ROA là được quan tâm hơn so với chỉ so ROE (loi

nhuận trên vốn chủ sở hữu), điều này thể hiện việc sử dụng nguồn vốn của ngân

hàng có hiệu quả hay không của hội đồng quản trị ngân hàng

Theo Bourke (1989) Kosmidou và đồng tác giả (2005) nghiên cứu về

khả năng thanh khoản của ngân hàng thì kết quả của nghiên cứu tìm ra được là

tỷ lệ thanh khoản có tác động cùng chiều đến lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) Trong khi đó Molyneux và Thornton (1992), Kosmidou (2008), Barth va déng

Trang 22

tác giả (2003), Rauch và đồng tác giả (2010) lại có một kết quả ngược lại là tỷ

lệ thanh khoản tác động ngược chiều với lợi nhuận trên tổng tai san (ROA) Pasiouras và Kosmidou (2007) nghiên cứu về khả năng thanh khoản dựa vào chỉ tiêu Tỷ số dư nợ ròng trên tiền gửi và tài trợ ngắn hạn nhận thấy rằng tỷ

số này có liên quan cùng chiều đến lợi nhuận ròng trên tổng tải sản bình quân

(ROAA) của những ngân hàng nội đang hoạt động ở lễ quốc gia thành viên châu âu và nó có tác động ngược chiều đến lợi nhuận ròng trên tổng tài sản bình quân (ROAA) của những ngân hàng nước ngoài Còn Naveed và đồng tác giả (2011) nghiên cứu điều tra các yếu tố quyết định mức độ rủi ro thanh khoản của các ngân hàng Hồi giáo Pakistan trong thời gian bốn năm 2006-2009, cho kết quả dự đốn ring lợi nhuận khơng phải là biến giải thích mạnh mẽ để xác

định rủi ro thanh khoản của các ngân hàng Hồi giáo Pakistan

5.1.4 Thu nhập lãi cận biên (NIM)

Chỉ tiêu này thể hiện việc thu từ họat động cho vay có đáp ứng cho việc chỉ lãi

từ họat động nhận tiền gửi của ngân hàng so với tổng tài sản sinh lời hay không Khi dự phòng tồn thất tăng lên đồng nghĩa với việc thu lãi từ hoạt động cho vay sẽ bị giảm xuống, trong khi đó việc trả lãi tiền gửi của khách hàng vẫn phải trả

điều này thể hiện thanh khoản của ngân hàng sẽ có vấn đề

Shen và đồng, tác giả ( 2001) nghiên cứu về khả năng thanh khoản dựa vào chỉ tiêu tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tiền gửi, Demirgie-Kunt và đồng tác

giả (2003) dựa vào tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản, thì trong cả hai

nghiên cứu các tác giả này nhận thấy rằng ngân hàng nắm giữ phần tài sản thanh khoản cao sẽ có lãi ròng biên thap (NIM), điều đó là phù hợp với ngân hàng nhận được lợi nhuận thấp hơn nếu giữ tiền mặt hoặc chứng khoán nhưng phải đối mặt với một thị trường cạnh tranh đối với tiền gửi Còn Kosmidou và đồng tác giả (2005) nghiên cứu về khả năng thanh khoản dựa vào chỉ tiêu tỷ số tài sản thanh khoản trên tiền gửi khách hàng và tài trợ ngắn hạn nhận thấy rằng

tỷ số này tác động ngược chiều lên lãi ròng biên (NIM) nhưng nó chỉ có ý nghĩa

Trang 23

5.1.5 DO tudi (AGE)

Thời gian hoạt động của ngân hàng thương mại là thời gian kề từ khi thành lập cho đến khi nghiên cứu thực hiện Một ngân hàng ton tai và phat triển nhờ vào sự điều hành tốt của Ban lãnh đạo ngân hàng, cũng như uy tín của ngân hàng trên thị trường đã góp phần tạo nên thương hiệu ngân hàng, điều này chứng tỏ rằng sự tôn tại qua các năm được thể hiện qua số tuổi của ngân hàng Trong

nghiên cứu của mình Naveed va dong tac giả (2011) điều tra các yếu tố quyết

định mức độ rủi ro thanh khoản của các ngân hàng Hồi giáo Pakistan trong thời

gian bốn năm 2006-2009, kết quả cho thấy rằng độ tuổi cũng là yếu tố quyết

định đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng Hồi giáo Pakistan

5.1.6 Tong du ng cho vay trén nguon von huy dong (TL_Tde)

Là một chỉ số thanh khoản âm bởi vì cho vay và cho thuê là những tài sản có tính thanh khoản thấp mà ngân hàng nắm giữ Peter S Rose (2001) cho rằng đây là thước đo hữu ích đối với rủi ro thanh khoản

5.1.7 Nguồn vốn huy động trên tổng tài sản (Tde_TA)

Là một chỉ số thể hiện tỷ lệ nguồn vốn bên ngoài có thể tài trợ cho hoạt động chủ yếu là cho vay của ngân hàng trong tổng tài sản Theo Peter S Rose (2001) cho rằng việc tăng cường sử dụng nguồn vốn vay rất có thé gây ra rủi ro thanh khoản nếu như nhu cầu rút tiền gửi tăng và chất lượng các khoản cho vay giảm 5.2 Các yếu tố bên ngoài

Theo Basel (2000), việc đánh giá phân tích khả năng thanh khoản đòi hỏi phải

đưa ra một số tình huống dạng “nếu thì”, những tình huống này cần tính tới các

yếu tố yếu tố bên ngoài (các yếu tố có liên quan tới cả thị trường) Những yếu

tố quyết định bên ngoài của thanh khoản đến ngân hàng là lý thuyết được quan

tâm phân biệt giữa các biến số kiểm sốt mơ tả môi trường kinh tế vĩ mô chẳng

hạn như lãi suất, tỷ lệ lạm phát, tỷ giá và các biến đại diện cho đặc điểm thị

trường như tham khảo các chỉ số thị trường, chỉ số công nghiệp tập trung Trong số các yếu tố tác động bên ngoài đó là mô hình thực nghiệm của

Edwards (1977) Quy mô ngân hàng và quy mô của nên kinh tế của Benston và

Trang 24

5.2.1 Téc dé tang truéng cia GDP (RGDP)

Theo kinh nghiệm thông thường, trong thời kỳ kinh tế bùng nỗ sẽ có nhiều nhu

cầu tín dụng hơn trong thời kỳ kinh tế suy thoái Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao sẽ làm tăng dư nợ tín dụng do các doanh nghiệp có điều kiện kinh doanh thuận lợi hơn, khả năng trả nợ cao hơn góp phần vào việc giảm rủi ro tín dụng Ngược

lại điều kiện kinh tế suy thoái có thé gây tổn thất cho ngân hàng do tăng các

khoản vay không hiệu quả

Những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính lên thanh khoản của

các ngân hàng thương mại ở các quốc gia Mỹ Latinh và Caribbean được nghiên

cứu bởi Moore (2010) chỉ rõ các yếu tố vĩ mô hiện tại suy thoái có tác động tiêu cực đến tính thanh khoản của ngân hàng Còn Rauch và đồng tác giả (2010) nghiên cứu tính thanh khoản của ngân hàng tiết kiệm của nhà nước Đức nêu rộng hơn các yếu tố tác động tiêu cực như chính sách tiền tệ - lãi suất, thắt chặt chính sách tiền tệ, mức độ thất nghiệp tăng (nhu cầu vay vốn tăng cao để phục vụ cho nhu cầu cá nhân) sẽ làm giảm tính thanh khoản ngân hàng

5.2.2 Tỷ lệ lạm phát (INF)

Nhằm mục tiêu kiềm chế lạm phát của Ngân hàng nhà nước Việt Nam là các

biện pháp nhằm rút bớt lượng tiền từ nền kinh tế thông các ngân hàng thương, mại bằng việc yêu cầu tăng dự trữ bat buột để kiềm chế mở rộng kinh doanh

hay tiêu ding, vì vậy sẽ giúp giảm bớt tốc độ lạm phát Để đáp ứng các yêu cầu của Ngân hàng nhà nước, các ngân hàng thương mại đã gặp phải cảnh điêu

đứng và lao vào cuộc chạy dua lãi suất huy động nhằm thu hút tiền gửi thêm

của dân cư và trong thời gian qua cuộc chạy đua lãi suất có tính sống còn của

các ngân hàng thương mại Việt Nam là một điều minh chứng có tính thuyết

phục, mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã có những lệnh cấm huy động vượt trần

lãi suất

Những bằng chứng thực nghiệm trong nghiên cứu của Demirguc ~ Kunt và Huizinga (1999) đã chỉ ra rằng lạm phát làm nâng cao khả năng sinh lợi của

ngân hàng (có mối tương quan dương) điều này thể hiện khi khả năng sinh lợi

được nâng cao thì khả năng thanh khoản cũng cùng, chiều với khả năng sinh lợi

Trang 25

Tóm tắt phần cơ sở lý thuyết:

Phần cơ sở lý thuyết về thanh khoản và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng

thanh khoản của các ngân hàng thương mại dựa trên những nghiên cứu đã được thực hiện trước đây ở các nước trên thế giới Trong đó: các yếu tố bên trong thường được sử dụng trong các nghiên cứu bao gồm: Quy mô ngân hàng: Dự phòng rủi ro tốn thất tín dụng trên tổng dư nợ; Lợi nhuận trên Tổng tài sản; Thu nhập lãi cận biên; Độ tuổi; Tổng dư nợ cho vay trên nguồn vốn huy động:

Nguồn vốn huy động trên tổng tài sản, chính sách lãi suất, .các yếu tố bên

ngoài thường được sử dụng bao gồm: tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát cung tiền, sự phát triển của thị trường chứng khoán, chế độ tỷ giá hối đoái

Các kết quả về tác động của các yếu tố kể trên đến khả năng thanh khoản của

các ngân hàng thương mại ở mỗi quốc gia khác nhau là tùy thuộc vào các điều kiện kinh tế đặc thù của từng vùng từng quốc gia trong mỗi giai đoạn nghiên cứu nhất định

17

Trang 26

CHUONG 3

PHUONG PHAP NGHIEN CUU

Chương 2 đã trình bày các lý thuyết cơ sở và một số nghiên cứu trước đây về thanh khoản ngân hàng và trong chương 3 này sẽ tập trung vào phương pháp và

mô hình nghiên cứu để giải quyết các câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu đã được

đặt ra ở phần giới thiệu Chương này được chia ra làm 7 mục nhỏ 1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng dữ liệu được thu thập từ các bản báo cáo tài chính hàng

năm của 27 ngân hàng thương mại Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm

2006 -2011 Tính đến ngày 31/12/2011, hệ thống ngân hàng Việt Nam gồm có

35 Ngân hàng thương mại cổ phần và 05 Ngân hàng thương mại nhà nước và

nhà nước nắm cô phần chỉ phối (gọi tắt là Ngân hàng thương mại nhà nước) vì

vậy việc lấy mẫu từ 24 ngân hàng thương mại cổ phần và 03 Ngân hàng thương mại nhà nước là mang tính đại diện cho tổng thể toàn khối Ngân hàng thương mại Việt Nam

Do việc thu thập dữ liệu từ các bản báo cáo tài chính hằng năm của các

ngân hàng thương mại Việt Nam còn lại trong khoảng thời gian từ năm 2006 - 2011 có một số giới hạn nên không thể đưa ra dữ liệu đầy đủ về các ngân hàng, thương mại Việt Nam, bên cạnh đó dé tai chi nghiên cứu về Ngân hàng thương,

mại cô phần, Ngân hàng thương mại nhà nước và nhà nước nắm cổ phần chỉ phối

Số liệu về các nhân tố bên ngoài được lấy từ Báo cáo Tình hình Kinh tế

Xã hội hàng năm của Chính phủ tại Công thông tin điện tử Chính phủ nước

Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (www.chinhphu.vn)

2 Thu thập và chỉnh lý dữ liệu

Trong phân tích thực nghiệm, các loại dữ liệu thường có là dữ liệu chuỗi thời

gian, dữ liệu chéo và dữ liệu bảng Dữ liệu sử dụng cho nghiên cứu này là dữ

liệu bảng là sự kết hợp của dữ liệu chéo và chuỗi thời gian Loại cấu trúc này

Trang 27

hiện đang được sử dụng ngày càng nhiều trong nghiên cứu kinh tế, vì theo Guragati (2004) cho rằng dữ liệu bảng có một số ưu điểm so với dữ liệu chéo

hay dữ liệu chuỗi thời gian như sau:

> Dữ liệu bảng liên quan đến nhiều thông tin của cùng một đối tượng nghiên

cứu theo thời gian khác nhau nên nó bao hàm những đặc điểm riêng khác

nhau cho các đối tượng nghiên cứu khác nhau

> Bằng cách kết hợp chuỗi thời gian của các quan sát chéo, dữ liệu bảng cho

chúng ta dữ liệu chứa nhiều thông tin hữu ích hơn, tính biến thiên nhiều

hơn, ít hiện tượng đa công tuyến giữa các biến hơn và hiệu quả hơn

> Bang cách nghiên cứu quan sát lập đi lập lại của các đơn vị chéo, đữ liệu bảng phù hợp hơn cho việc nghiên cứu động thái thay đổi theo thời gian của các đơn vị chéo này

> Dữ liệu bảng có thể phát hiện và đo lường tốt hơn các tác động mà người ta không thể quan sát được trong dữ liệu chuỗi thời gian hay dữ liệu chéo

thuần túy

Vì vậy, phương pháp hồi quy sử dụng trong nghiên cứu này là phương

pháp phỏ biến đối với dạng dữ liệu bảng là mô hình hồi quy với phương pháp tác động cô định (Fixed Effeets — FE) và mô hình hồi quy với phương pháp tác động ngẫu nhiên (Random Effects — RE)

3 Mô hình nghiên cứu

Các nghiên cứu đã được thực hiện trên thé giới về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng hầu hết đều sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính Nghiên cứu dựa vào các mô hình nghiên cứu của Naveed Ahmed và

đồng tác giả (2011), Edwards (1977), Rauch và đồng tác giả (2010), Moore

(2010) có chỉnh sửa cho phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam Mô hình

dự kiến có 01 biến phụ thuộc và 09 biến độc lập cụ thể là : Mô hình nghiên cứu

LIQUIDITY = jạ + BI (SIZE¿) + B¿ (LUP_TU/) + Bạ(ROA¡)+ B¿ (NIMj)+

Bs(AGEj,) + Bo (TL_Tdej)+ B 7 (Tde_TAj) + Bs (RGDP,)+ By (INF) + ei

Trang 28

Trong đó:

- Liquidity : Tai san thanh khoan trén tong tai san - SIZE : Quy mô ngân hàng

- LLP TL : Dự phòng tổn thất tín dụng trên tổng tài sản

- ROA : Lợi nhuận ròng trên tổng tài sản - NIM : Thu nhập lãi cận biên

- AGE : Thời gian đã hoạt động của ngân hàng

- TL _Tde : Tổng dư nợ cho vay trên tổng nguồn vón huy động

- Tde TA : Tổng nguồn vốn huy động trên tổng tài sản - RGDP : Tốc độ tăng trưởng GDP thực

- INF : Tỷ lệ lạm phát

Nghiên cứu này sử dụng kỹ thuật hồi quy bảng cân bing (Panel regression) dé phan tích các yếu tố bên trong cũng như các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các Ngân hàng thương mại Việt Nam

Khi nghiên cứu về các yêu tố quyết định khả năng sinh lợi của các ngân hàng ở một nền kinh tế đang phát triển: bằng chứng thực nghiệm từ Philippines trong khoảng thời gian từ 1990 - 2005, Fadzan Sufian & RoylRiizal Razali

Chong (2008) đã sử dụng phương pháp bình phương bé nhất (the least square

method) cho 2 kỹ thuật: (1) Fixed effects (FE); (2) Random effects (RE)

® (1) Mô hình hồi quy dữ liệu bảng với phương pháp tác động, có định (Fixed Effeets - FE)

LIQUIDITY = fy + BI (SIZE;) + Bạ (LLP TL¿) + j;(ROA¡)* ÿ¿

(NIMj)# B;(AGE¡) + ¿ (TU_Tde¡)* B; (Tde_TA¡) + By (RGDP,)+ Bạ

qNE) + eịụ

Trang 29

LIQUIDITY = By + BI (SIZE) + Bz (LLP_TLi) + Bs(ROA()+ Bs

(NIMj)+ Bs(AGEj,) + Bo (TL_Tdej)+ B 7 (Tde_TAj) + Bs (RGDP,)+ Bo (INF) + eix

Trong nghiên cứu này, đề tài sử dụng White cross — section để kiểm soát hiện tượng phương sai thay đổi, sử dụng Durbin Watson để kiểm định hiện

tượng tự tương quan, sử dụng kiểm định t để kiểm định giả thiết về các hệ số hồi quy, sử dụng giá trị RŸ để kiểm định sự phù hợp của mô hình Sau cùng, để

kiểm định xem mô hình hồi quy dữ liệu bảng với phương pháp tác động cố định

- Fixed effects (FE) hay hồi quy dữ liệu bảng với phương pháp tác động, ngẫu nhiên - Random effects (RE) phù hợp hơn, nghiên cứu str dung Hausman test 4 Giải thích các biến Ký hiệu | Tên biến Cách tính Dấu kỳ vọng Phụ thuộc

Liquidity | Tài sản thanh khoản trên Tổng tài | Tài sản thanh khoản/Tông tài sản

sản (Liquid assets/total assets) (Liquid assets/total assets)

Tài sản thanh khoản = tiên mặt và

các khoản tương đương tiền +

tiền gửi tại NHNN + tiên gửi tại các TCTD khác + CK do CP, VHNN phát hành

Độc lập

Các nhân tố bên trong

SIZE; 5 1 - lượng hóa băng logarit của oe quy mô ngân hàng ¡ tại thời tổng tài a ngân hare LN(Tong # diem t tai san)

LLP_ TL¿ | Dự phòng tôn that rủi ro tín dụng

trên tổng dư nợ tín dụng (đại diện | Dự phòng tốn thất rủi ro tín dụng / | -

cho rủi ro tín dụng) của ngân Tổng dư nợ tín dụng

hang i tại thời điểm t

ROA, Ty suat loi nhuan rong trén tong

tài sản của ngân hàng ¡ tại thời | Lợi nhuận ròng / Tổng tài sản + điểm t

NIM¡ “Thu nhập lãi cận biên của ngân hàng ï tại thời điểm t Thu nhập lãi thuân/TS sinh lời

Trang 30

Ky higu | Tén bién Cách tính Dấu kỳ vọng

[ Tổng tài sản sinh lời = tiển gửi tại |

NHNN + tiền gửi và cho vay các | + TCTD khác + chứng khoản + cho vay khách hàng + góp vốn đầu tư

dài hạn

AGE; Thời gian được thành lập và họat | Thời gian kê từ ngày thành lập

động của ngân hàng ¡ tại thời | đến hết năm 2011 +

diém t

TL_Tdey Tông dư nợ cho vay và cho thuê

Tổng dư nợ cho vay và cho thuê = onan ñ Naor ven HH động, - tài chính trên nguồn vốn huy Nguôn vow thợ động eon Tong

động Hợ phải trả - chứng chỉ tiền gửi và

, phat hanh trai phiéu — cde khoan

nợ khác

Tde_TA¿ | Nguồn vôn huy động trên tông tài | Nguôn vôn huy động / Tông tài | - sản sản

Các nhân tô bên ngòai RGDP, Tôc độ tăng trưởng GDP thực |

Ộ hằng năm tại thời diem t : So liệu được - thụ thập từ oH

côngthông tin điện tử Chính phủ

INF, Tốc độ lạm phát hằng năm tại | nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa

thời điểm t Việt Nam (www.chinhphu.vn)

5 Đo lường các biến

Việc sử dụng tỷ số Tài sản thanh khoản/Tổng tài sản (Liquidity) như là một

biến phụ thuộc để đo lường khả năng thanh khoản của ngân hàng thể hiện mức độ có thể đáp ứng nghĩa vụ nợ hoặc nghĩa vụ cho cấp tín dụng mà ngân hàng đã cam kết Chỉ só Liquidity sẽ được sử dụng trong nghiên cứu này dé do lường

khả năng thanh khoản của các Ngân hàng thương mại Việt Nam 5.1 Các yếu tố bên trong

Quy mô ngân hàng (SIZE)

Quy mô ngân hàng được do lường bằng cách lấy logarit tự nhiên của tổng tài

sản Biến SIZE được dưa vào mô hình hồi quy để xem xét tính kinh tế theo quy

mô (economies of scale) của các ngân hàng Nếu SIZE có mối tương quan

dương với khả năng thanh khoản của ngân hàng chứng tỏ ngân hàng càng mở rộng quy mô thì khả năng thanh khoản càng tăng, mở ra cơ hội cho các ngân

Trang 31

hàng có thể tiếp tục đa dạng hóa và mở rộng kênh phân phối để nâng cao khả

năng thanh khoản của mình Ngược lại, trường hợp xuất hiện mối tương quan

âm chứng tỏ nếu mở rộng quy mô thêm nữa có thể làm cho chỉ phí tăng cao, sự phát triển về trình độ quản lý, nguồn nhân lực không theo kịp sự phát triển của

quy mô khiến cho rủi ro của ngân hàng tăng cao, khả năng thanh khoản cũng vì

thé ma bi giam di Muhammad Farhan Akhtar va đồng tac gia (2011), Lucchetta

(2007), Bunda va Desquilbet (2008) da ding chỉ số này trong, đo lường thanh

khoản ngân hàng Vì vậy, SIZE cũng được sử dụng trong nghiên cứu này và kỳ vọng có tác động cùng, chiều với khả năng thanh khoản của ngân hàng

e Dự phòng tồn thất tín dụng trên tổng du ng (LLP_TL)

Biến LLP_TL được đo lường bằng dự phòng tổn thất rủi ro tín dụng chia cho tổng dư nợ tín dụng (đại diện cho rủi ro tín dụng) của ngân hàng, khi dự phòng

tồn thất tăng lên đồng nghĩa với việc lợi nhuận ngân hàng sẽ bị giảm xuống, nợ xấu tăng lên, điều này thẻ hiện thanh khoản của ngân hàng sẽ có vấn đề nếu các

khoản tiền gửi đến hạn của khách hàng không được quay vòng lại tại ngân

hang Fadzan Sufian & Royfaizal Razali Chong (2008) đã sử dụng tỷ sé nay dé do lường rủi ro tín dụng của một ngân hàng Vi vay, ty số LLP_TL cũng được

sử dụng trong nghiên cứu này và kỳ vọng có tác động ngược chiều với khả năng

thanh khoản của ngân hàng

s Lợi nhuận ròng trên Tổng tài sản (ROA)

Biến ROA được do lường bằng lợi nhuận ròng chia cho tổng tài sản của ngân

hàng, Chỉ số này thể hiện khả năng sinh lợi của ngân hàng và là chỉ số được quan tâm của hầu hết các nhà đầu tư trước chỉ số thanh khoản ROA càng cao

thể hiện khả năng sử dụng vốn của ngân hàng có hiệu quả, thể hiện được chiến lược và tầm nhìn của Ban quản trị trong điều hành hoạt động ngân hàng Tuy

nhiên, ROA cao bắt thường trong giai đoạn ngắn hạn thì cần phải xem xét đến

rủi ro tìm ẩn, có thể ngân hàng đang tăng quá quy mô so với khả năng quản trị của Ban quản trị ngân hàng hoặc ngân hàng đang cho vay một khoản rất lớn trong thời gian ngắn hoặc có nhiều lý do khác tác động, đến ROA nên cần xem xét can trong Theo Bourke (1989), Kosmidou va đồng tác giả (2005)

Molyneux va Thornton (1992), Kosmidou (2008) Barth va đồng tác giả (2003)

Trang 32

Rauch va đồng tác giả (2010), Pasiouras và Kosmidou (2007) Naveed và đồng

tác giả (2011) đã sử dụng tỷ số này trong nghiên cứu về thanh khoản của ngân hàng Vì vậy, tỷ số ROA cũng được sử dụng trong nghiên cứu này và kỳ vọng

có tác động cùng chiều với khả năng thanh khoản của ngân hàng

© - Thu nhập lãi cận biên (NIM)

Biến NIM được do lường bằng thu nhập lãi thuần chia cho tài sản sinh lời, thể

hiện khả năng thanh toán lãi tiền gửi của ngân hàng từ nguồn thu lãi cho vay

Shen và đồng tác giả (2001), Demirgtic-Kunt và đồng tác giả (2003), Kosmidou và đồng tác giả (2005) đã sử dụng tỷ số này trong nghiên cứu về thanh khoản của ngân hàng Vì vậy, tỷ số NIM cũng được sử dụng trong nghiên cứu này và kỳ vọng có tác động cùng chiều với khả năng thanh khoản của ngân hàng

¢ Dé tudi (AGE)

Chỉ tiêu này đo lường thời gian được thành lập và họat động của ngân hang, một ngân hàng hoạt động lâu năm hầu như sẽ có mạng lưới chỉ nhánh rộng hơn

và một một nền khách hàng ồn định hơn những ngân hàng mới thành lập, từ đó ngân hàng này ít nhiều cũng giữ ổn định thanh khoản của mình Naveed và đồng tác giả (2011) đã sử dụng tỷ số này trong nghiên cứu về thanh khoản của

ngân hàng Vì vậy tỷ số AGE cũng được sử dụng trong nghiên cứu này và kỳ vọng có tác động cùng chiều với khả năng thanh khoản của ngân hàng

° Tổng dư nợ cho vay trên nguồn vốn huy động (TL_Tde)

Chỉ tiêu này được đo lường bằng dư nợ cho vay chia cho nguồn vốn huy động, dư nợ cho vay tăng lên cũng thể hiện quy mô của ngân hàng tăng lên Peter S Rose (2001) đã đề cập đến chỉ tiêu này trong việc đánh giá hoạt động của ngân hàng Vì vậy, tỷ số tổng dư nợ cho vay trên nguồn vốn huy động cũng được sử

dụng trong nghiên cứu này và kỷ vọng có tác động ngược chiều với khả năng

thanh khoản của ngân hàng

© _ Nguồn vốn huy động trên tổng tài sản (Tde_TA)

Chỉ tiêu này được đo lường bằng nguồn vốn huy động chia cho tổng tài san, nguồn vốn huy động tăng lên đẻ tài trợ cho việc cung cấp tín dụng cũng thể hiện quy mô của ngân hàng tăng lên Peter S Rose (2001) đã đề cập đến chỉ

Trang 33

tiêu này trong việc đánh giá hoạt động của ngân hàng Vì vậy, tỷ só Nguồn vốn

huy động trên tổng tài sản cũng được sử dụng trong nghiên cứu này và kỳ vọng

có tác động ngược chiều với khả năng thanh khoản của ngân hàng 5.2 Các nhân tố bên ngoài

Các biến đại diện cho các nhân tố bên ngoài được sử dụng để phân tích trong

nghiên cứu này bao gồm: RGDP (tốc độ tăng trưởng kinh tế) INF (tỷ lệ lạm

phat)

Thứ nhất, biến RGDP được đo lường bằng tốc độ tăng trưởng GDP thực hing năm của Việt Nam Lý do bài nghiên cứu sử dụng GDP thực thay vì GDP danh nghĩa là tổng giá trị sản lượng hàng hóa và dịch vụ của một nền kinh tế tính theo giá hiện hành, GDP thực là tong giá trị sản lượng hàng hóa và dịch vụ của một nền kinh tế tính theo mức giá có định của năm cơ sở Như vậy khi sử dụng GDP thực mô hình nghiên cứu đã loại trừ được tác động của yếu tố lạm

phát Nghiên cứu trước đây của Moore (2010), Rauch và đồng tác giả (2010) đã

sử dụng chỉ tiêu này trong nghiên cứu của mình Vì vậy trong nghiên cứu này

RGDP được dưa vào mô hình Trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng, các nhu cầu

về tín dụng và các sản phẩm dịch vụ khác của ngân hàng càng tăng nên ngân hàng thu được nhiều lợi nhuận hơn sẽ làm tăng khả năng thanh khoản của ngân hàng và kỳ vọng có tác động cùng chiều với khả năng thanh khoản của ngân hàng

Thứ hai, biến INF được đo lường bằng tỷ lệ lạm phát hằng năm của Việt

Nam Tỷ lệ lạm phát cao đồng nghĩa với chỉ phí cao hơn và thu nhập cao hơn

Nếu một ngân hàng có thu nhập tăng với tốc độ nhanh hơn chỉ phí thì lạm phát

có tác động tích cực đến khả năng sinh lợi của ngân hàng sẽ làm tăng khả năng,

thanh khoản của ngân hàng Ngược lại, nếu tốc độ tăng của chỉ phí lớn hơn tốc độ tăng của thu nhập thì lạm phát có tác động tiêu cực đến khả năng thanh khoản của ngân hàng

Mục Š này liệ kê các biến được sử dụng trong mô hình hỏi quy, mô tả cách lượng hóa các biến, mối tương quan thuận hay nghịch giữa các biến độc

lập và biến phụ thuộc dựa vào cơ sở lý luận đã được trình bày ở chương 2

Trang 34

6 Phương pháp xử lý dữ liệu

Dữ liệu của nghiên cứu này là những chỉ số tài chính của các ngân hàng thương

mại, dữ liệu được thu thập từ các bản báo cáo tài chính hàng năm của 27 ngân

hàng thương mại Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2006 -201 1, dé tai

dùng công cụ xử lý là các phương trình hồi quy với sự trợ giúp của phần mềm

thống kê cụ thể là phầm mềm Eview 7.0 để tiến hành thống kê mô tả dữ liệu khảo sát các cặp tương quan giữa các biến độc lập, đánh giá độ phù hợp của mô

hình hồi quy và cuối cùng là dựa vào các giá trị thống kê để lựa chọn biến phù hop, cu thé nhu sau:

Thống kê mô tả dữ liệu: Số liệu được trình bày dưới dạng bảng thống kê mô

tả, mỗi biến được mô tả qua các nội dung như: tên biến, số quan sát, số trung

bình, độ lệch chuẩn, giá trị cực tiểu và giá trị cực đại

Khảo sát các cặp tương quan giữa các biến độc lập: Việc khảo sát các cặp

tương quan giữa các biến độc lập được thực hiện bằng cách thiết lập ma trận hệ

số tương quan để tìm ra các cặp biến có hệ số tương quan cao Gujarati (2004) cho rằng để loại trừ vấn đề da cộng tuyến cần nghiên cứu kỹ hệ số tương quan giữa các biến, nếu cặp biến nào có hệ số tương quan vượt quá 0.8 thì mô hình

hồi quy sẽ gặp vấn đề đa cộng tuyến giữa các biến rất lớn Thêm vào đó, dé tai sử dụng nhân tử phóng đại phương sai (VIF — variance-inflation factor) để kiểm

định lại lần nữa có hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình lựa chọn hay không Theo tác giả Hoàng Ngọc Nhậm (2012) cho rằng theo một quy tắc kinh nghiệm, nếu VIF của một biến vượt qua 10 thi bién nay được coi là có cộng

tuyến

Nghiên cứu sẽ khắc phục hiện tượng đa cộng tuyến như sau :

#ˆ Loại trừ một biến giải thích ra khỏi mô hình

Bước I: Xem cặp biến giải thích nào có quan hệ chặt chẽ

Bước 2: Tính RẺ đối với các hàm hồi quy có mặt một trong 2 biến

Trang 35

Y Bé sung thém dé ligu hode chon mau méi

-_ Hướng tiếp cận định lượng: sau khi tiền hành thống kê mô tả dữ liệu, khảo sát

sự tương quan giữa các biến và loại trừ biến có tương quan cao ra khỏi mô hình

(nếu có) Tiếp theo đó, đề tài tiến hành ước lượng mô hình hồi quy với dữ liệu

bảng trong hai trường hợp là mô hình hồi quy với phương pháp tác động có định và mô hình hồi quy với phương pháp tác động ngẫu nhiên

- Đánh giá độ phù hợp của mô hình: Sau khi ước lượng dược mô hình hồi quy,

nghiên cứu cần đánh giá về sự phù hợp của mô hình này Sau đây là một số tiêu

chí để đánh giá:

Y Trude tiên, đề tài cần xem xét dấu của các hệ số ước lượng được có phù

hợp với lý thuyết và một số nghiên cứu trước hay không

v Tiếp theo, đề tài chọn các biến vừa thỏa điều kiện về dấu tác động vừa

khác 0 và có ý nghĩa thống kê

v Và cuối cùng, đề tài dùng giá trị R? để cho thấy mức độ phù hợp của mô hình

-_ Lựa chọn mô hình: kế tiếp là xem xét và lựa chọn mô hình với phương pháp tác động nào là phù hợp thì đề tài tiến hành kiểm định do Hausman xây dựng

năm 1978 Đây là kiểm định giúp so sánh để lựa chọn mô hình với phương pháp tác động có định hay mô hình với phương pháp tác động ngau nhiên

Sau khi tìm ra mô hình nghiên cứu, đề tài tiến hành giải thích ý nghĩa

của kết quả thu được

7 Giải thích kết quả nghiên cứu

Trong việc giải thích kết quả nghiên cứu, để tài sẽ sử dụng các lý thuyết và các nghiên cứu trước, kết hợp với thực tiễn đề thảo luận ý nghĩa kinh tế của các mối

tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập nhằm khẳng định các giả

thuyết nghiên cứu đã đề xuất đối với đữ liệu được lựa chọn hoặc giải thích

nguyên nhân bị bác bỏ hay chưa chứng minh được của các giả thuyết dé xuất

trong mô hình

TOM TAT CHU

Trang 36

Chương 3 trình bày về dữ liệu và phương pháp nghiên cứu, trong đó nêu rõ cách lượng hóa các biến được sử dụng trong mô hình, tác động kỳ vọng của các

biến độc lập lên thanh khoản của các Ngân hàng thương mại Việt Nam dựa trên kết quả nghiên cứu đã được thực hiện trước đây ở các nước trên thế giới Chương 3 còn trình bày phương pháp nghiên cứu sử dụng kỹ thuật hồi quy bang (Panel Regression), dua ra 2 kỹ thuật nghiên cứu với mục đích so sánh sự thay đổi trong kết quả hồi quy về mối liên hệ giữa thanh khoản của ngân hàng và các biến giải thích Ngoài ra, chương 3 còn nêu các kiểm định sẽ được sử

dụng trong mô hình Trong chương tiếp theo, để tài sẽ trình bày kết quả thu được từ việc áp dụng phương pháp nghiên cứu này

Trang 37

CHUONG 4

PHAN TICH DU LIEU VA KET QUA NGHIEN CUU

Trong chương 3 đã nêu rõ phương pháp nghiên cứu, bao gồm tổ chức sắp xếp

dữ liệu, mô hình nghiên cứu và các biến quan sát trong mô hình Chương này

sẽ trình bày về kết quả nghiên cứu, tập trung vào trình bày các biến đã đưa vào

mô hình hồi quy, bao gồm thống kê mô tả dữ liệu, lập ma trận tương quan, phân

tích kết quả hồi quy và thực hiện kiểm định các giả thuyết của mô hình

1 Thống kê mô tả dữ liệu

Trước tiên, đề tài nhận định sơ bộ một số chỉ tiêu cơ bản của các biến số qua bảng sau:

Bảng 4.1 Thống kê mô tả cơ bản của các biến

Biến Trung bình | Trung vị Tối đa Tối thiểu Độ lệch chuẩn 0.322 0.3061 0.8752 0.0378 0.1475 Liquidity SIZE; 17.096 17.038 19.948 13.012 1.4394 LLP/TLi -0.011 -0.01 0 -0.053 0.0088 ROA; 0.0148 0.0144 0.0501 0.0014 0.0082 NIMit 0.0351 0.0331 0.0947 0.008 0.0144 AGE, 17.611 16 54 3 9.4522 TL_Tdej 0.6859 0.6414 2.6586 0.2005 0.2557 0.7832 0.8074 0.944 0.3519 0.0997 Tde TAy RGDP, 0.0681 0.0651 0.0848 0.0532 0.0116 INF, 0.13 0.1221 0.22 0.066 0.056

Bang thong kê mô tả trình bay giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của các biến số, bên cạnh đó nó cũng cho thấy giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của các

biên số này

Một số kết luận từ bảng 4.1 như sau :

Trang 38

- Bién Liquidity: là tỷ số tài sản thanh khoản trên tổng tài sản có trung bình là

32.2%, dây là chỉ số trung bình khá cao của hệ thống ngân hàng thương mại

chỉ số cao nhất là 87,52% thuộc về ngân hàng MXB vào năm 2010, kế tiếp là

SHB vào năm 2007 có tỷ lệ là 82,5% và tỷ lệ 70% của OJB vào năm 2007, tỷ

số tài sản thanh khoản trên tổng tài sản thấp nhất là 3,78% là của MXB vào năm

2009 điều này thể hiện là MXB đã cải thiện tỷ số này rất đáng kể Trong năm

2011 thì 3 ngân hàng có tỷ số tải sản thanh khoản trên tổng tài sản cao nhất lần

lượt là DAB (54.3%) EIB (47%), OIB (42.8%) và 03 ngân hàng có tỷ số tài sản thanh khoản trên tổng tài sản thấp nhất lần lượt là SGB (10.5%) PGB (14%)

HBB (13.8%) trong 3 ngân hàng này thì HBB là ngân hàng bị SHB mua lại trong năm 2012 và phải chấp nhận mất thương hiệu trên thị trường

~ Biến Size: là thể hiện quy mô ngân hàng, được đo lường bằng logarit của tong tài sản của ngân hàng và 03 ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất lần lượt CTG

năm 2011 là 460.604 tỷ đồng, kế đến là BIDV 405.755 tỷ đồng năm 2011 và

cuối cùng là cùng là CTG năm 2010, chứng tỏ CTG là ngân hàng có quy mô lớn và duy trì trong cả 2 năm 2010 và 2011 03 ngân hàng có tổng tài sản nhỏ

nhất là OIB (năm 2006 là 1.001 tỷ đồng), KLB (năm 2006 là 827 tỷ đồng)

MXB (năm 2006 là 448 tỷ đồng) Nếu xét về tổng tài sản trong năm 2011 thì 03

ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất lần là CTG, BIDV, VCB và 03 ngân hàng có

tổng tài sản nhỏ nhất lần là MXB, SGB, PGB, trong đó MXB có tổng tài sản

nhỏ nhất trong mẫu quan sát

- Bién LLP_TL: là ty lệ dự phòng ton thất rủi ro tín dụng trên tổng đư nợ tín dụng, có tỷ lệ dự phòng tổn thất tín dụng trung bình là 1,1%, cao nhất là 5.3%

là BIDV và thấp nhất là 0% là ngân hang OJB Chỉ có BIDV là ngân hàng có tỷ

lệ dự phòng lớn nhất (5.3% nam 2006; 5,1% năm 2008; 4.8% năm 2007) trong,

đữ liệu khảo sát Năm 2011 thì 03 ngân hàng có dự phòng lớn nhất là HBB

(2.6%) VCB (2.5%) SGB (2.1%) trong 03 ngân hàng này thì HBB có tỷ lệ dự phòng tốn thất tín dụng cao nhất thể hiện chất lượng tín dụng của HBB có vấn

đề và sang năm 2012 thì HBB là ngân hàng bị SHB mua lại trong năm 2012 và

phải chấp nhận mất thương hiệu trên thị trường Các ngân hàng có tỷ lệ dự

Trang 39

phòng tồn thất tín dụng thấp nhat la ACB, CTG, DAB, EIB, HDB, KLB, MSB,

NAB, STB, VPB

Biến ROA: là tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản, có tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản trung bình là 1,48%, cao nhất là 5% là MXB năm 2007 và thấp nhất là

0,01% là ngân hàng MHB năm 2008 2009 trong dữ liệu khảo sát Năm 2011 thì MXB là ngân hàng có tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản lớn nhất là 2.8%, kế đến là KLB và PGB là 2,6% và SGB là 2% các ngân hàng có tỷ lệ lợi nhuận

trên tổng tài sản thấp nhất là MHB 0.2%, HBB 0.6% va MSB, NVB, VIB là

0.7%

Biến NIM: là tỷ lệ thu nhập lãi cận biên, có NIM trung bình là 3,51%, cao nhất

là 947% là MXB năm 2007 và thấp nhất 0.8% là NVB năm 2007 Năm 2011

CTG là ngân hàng có NIM lớn nhất 8,9%, kế đến MXB 7.4%, PGB 6.8%, các

ngân hàng có NIM thấp nhất là MSB 1,5%, MHB 2.4% va OJB 2.4%

Biến AGE : là thời gian hoạt động của ngân hàng kể từ ngày thành lập, trung

bình là 17,6 năm, ngân hàng có thời gian hoạt động lâu nhất là BIDV và ngân hàng có thời gian hoạt động ít nhất là VAB trong dữ liệu khảo sát

Biến TL_Tde : là tỷ lệ dư nợ ròng trên nguồn vốn huy động, có tỷ lệ dư nợ ròng

trên nguồn vốn huy động trung bình là 68,59%, cao nhất là 2,66 lần là MXB

năm 2009 và tháp nhất là 20,05% là ABB năm 2011 Năm 2011 thi EAB là

ngân hàng có tỷ lệ dư nợ ròng trên tổng tài sản lớn nhất là 1,002 lần, kế đến là

SGB 94.9%, VAB 85.5%, các ngân hàng có tỷ lệ dư nợ ròng trên tổng tài sản

thấp nhất là OJB 33%, MSB 39,1% và DAB 39,7%,

Biến Tde TA : là tỷ lệ nguồn vốn huy động trên tong tài sản, có tỷ lệ nguồn von huy động trên tổng tải sản trung bình là 78,32%, cao nhất 94.4% là BIDV năm 2006, thấp nhất là MXB 35,19% năm 2009 Năm 2011 thi MXB là ngân

hàng có tỷ lệ nguồn vốn huy động trên tổng tài sản lớn nhất là 91,6%, kế đến là

BIDV 90.5%, MHB 86,1%, các ngân hàng có tỷ lệ nguồn vốn huy động trên

tổng tài sản thấp nhất là VAB 59,2%, MXB 59,8% và ACB 65,54%

GDP: Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2006 là 8,17%, năm 2007 la 8.48%, nam

2008 là 6,23%, năm 2009 là 5,32%, năm 2010 là 6,78% và năm 2011 là 5,89%

Trang 40

- Bién INF: la ty 1é lam phat qua các năm, cụ thể năm 2006 là 6.6%, năm 2007 là

12,67%, năm 2008 là 22%, năm 2009 là 6.88%, năm 2010 là 11.75% và năm 2011 là 18,12%

2 Phân tích tương quan

Đề tài kiểm tra khả năng có thể xuất hiện đa cộng tuyến giữa các biến số bằng, cách thiết lập ma trận hệ số tương quan của các biến và được trình bày trong bảng 4.2 dưới đây Bang 4.2: Ma trận tương quan giữa các biến số Mỗi mm 8 : | iuong, | Maul’) gigas, LLPT | Roa, | NIM, | AGE, | To F | Tde TA, | RGDP, | N h ty Lia dey, 7 2 quan E, Liquidity 1 SIZE, 0.0507 1 LLP/TLy | 0.1404 | -0.531 1 ROA 0.0669 | -0.251 0.1263 1 NIMy 0.165 -0.208 | 0.0347 | 0.7226 1 AGE, -0.075 | 0.5648 | -0.747 | -0.096 -0.058 1 TL Tde, | -0.616 | -0.383 | 0.0674 0.3733 0.486 -0.069 1 Tde TA, | 0.1392 | 0.3526 | -0.229 -0.338 | -0.377 0.2779 | -0.521 1 RGDP, 0.2178 | -0.336 | 0.1833 | 0.1524 | 0.0122 -0.133 | -0.016 | 0.05846 1 INF, | ~0.101 0.1742 | -0.127 | -0.135 | 0.0165 | 0.0629 | -0.096 | -0.0295 -0.258 | 1

Dựa vào số liệu trong bảng 4.2 thì hệ số tương quan giữa các cặp biến không có trường hợp nào lớn hơn 0.8 Bên cạnh đó, để tài còn sử dụng nhân tử phóng đại

phương sai (VIF) để kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến, kết quả được trình bày tại phụ lục 3 của dé tài Độ lớn của các hệ số tương quan và giá trị VIF chỉ

ra rằng không nhiều khả năng xuất hiện hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến

số trong mô hình lựa chọn

3 Kết quá hồi quy

Kết quả hồi quy về mi quan hệ giữa thanh khoản ngân hàng thương mại Việt

Nam và các biến giải thích được trình bày ở bảng 4.3a, với kỹ thuật (1) là Mô

Ngày đăng: 07/01/2022, 19:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w