1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vai trò vốn con người đối với tăng trưởng kinh tế các tỉnh, thành phố duyên hải nam trung bộ giai đoạn 2000 2011

77 7 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 12,13 MB

Nội dung

Trang 1

BO GIAO DUC VA DAO TAO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH

-œ@#wÐÍ]Œøk -

NGUYEN DANG KHOA

VAI TRO VON CON NGƯỜI ĐÓI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TE

CÁC TỈNH, THÀNH PHO DUYEN HAI NAM TRUNG BO

GIAI DOAN 2000-2011

Trang 2

TOM TAT

Trong giai đoạn 2000-2011, vùng kinh tế Duyên hải Nam Trung Bộ với tốc độ

tăng trưởng kinh tế bình quân khá cao 11,7% so với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình

quân cả nước là 7,11% Trong đó có yếu tố con người đóng góp vai trò không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế vùng Duyên hải Nam Trung Bộ cũng như cả nước Yếu tố con người ở đây không chỉ đề cập ở khía cạnh số lượng lao động của nền kinh tế, mà quan trọng hơn nó còn đề cập ở khía cạnh chất lượng, chất lượng chính là tri thức, kỹ năng, sức khoẻ và được hiểu là “vén Gon người” Và vốn cơn người cùng với các yếu tố tăng trưởng khác tạo nên sự tăng trưởng bền vững của tỉnh, quốc gia

Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu thực nghiệm của các nhà kinh tế cho thấy mối quan hệ giữa vốn con người và tăng trưởng kinh tế không rõ ràng Vì vậy, việc kiểm chứng cũng nhưng phân tích vai trò của yếu tố vốn con người và các yếu tố tăng trưởng khác đối với tăng trưởng kinh tế các tỉnh, thành phố Duyên hải Nam Trung Bộ giai đoạn 2000-2011 là cần thiết, từ đó có những giải phát đầu tư, phát triển các yếu tố tăng trưởng một cách hợp lý để đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của vùng và cả nước Đề tài nghiên cứu áp dụng mô hình tăng trưởng tân cổ điển với hàm sản xuất Cobb-Douglas mở rộng gồm các biến: sản lượng, vốn vật chất, lực lượng lao động, vốn con người và các biến số vĩ mô khác ảnh hưởng đến nền kinh tế Dữ liệu nghiên cứu là số liệu chéo theo thời gian (dữ liệu bảng) gồm 96 quan sát được lấy từ các số liệu vĩ mô của 8 tỉnh, thành phố Duyên hải Nam Trung Bộ giai đoạn 2000-2011 Với mô hình hiệu ứng cố định, kết quả ước lượng cho thấy có ảnh hưởng của các yếu tố: vốn vật chất, lực lượng lao động, vốn con người, tỷ trọng vốn FDI, tỷ trọng chỉ tiêu

của chính phủ và tỷ trọng Nông nghiệp đối với tăng trưởng kinh tế Trong đó, yếu tố

vốn con người bằng số năm đi học bình quân của lực lượng lao động với hiệu ứng ước lượng gần 0,43% trên mỗi phần trăm tăng thêm của số năm đi học bình quân Từ kết quả đó, cho thấy việc đầu tư và phát triển giáo dục sẽ góp phần tăng trưởng kinh tế của vùng kinh tế Duyên hải Nam Trung Bộ cũng như góp phần phát triển kinh tế Việt Nam

Trang 3

MUC LUC

Trang NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HỌC -cscsccc+ i

LOT CAM DOAN wueeccsssssesscsccossnsesssccconsnssesecescscnsnecssescesnsessessssssssessssssseosssesssssssoeesssessness ii LOT CAM ON iecsssssscssssssssssssssssssssesceeececcecccnsessensnsssnussssessesesscesssssunsessssscessansesssssssssssass iii TOM TAT i

DANH MỤC BANG BIEU VA HINH VE

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU " ,ÔỎ 1

1.1 Lý do nghiên cứu

1.2 Vấn đề nghiên cứu -c: 2525vcveerrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrerref

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

1.4 Câu hỏi nghiên CỨU - ¿+ + + + *E3£x#xE E121 111114131111017171111111111 1e 5

1.5 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu -c -+++e+ervxkxertrtrrrtktrrrrrrrrrrkrree 6

T4 cố nan ẽ.ẽ 6

1.7 Kết cấu luận văn -22+c222+zet2EEEvtEEEEECEEEEEEE 1111 111 11111 E1 6

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYÉT -eeveseetetrterrtrrtrrrrrrrersersrrree 8

2.1 Cơ sở lý luận về vốn con người và tăng trưởng kinh tẾ 8 2.1.1 Khái niệm vốn con người và các thước đo vốn con người - 8 2.1.2 Định nghĩa tăng trưởng kinh tế và các nhân tố tăng trưởng kinh tế we 4 2.1.3 Vai trò vốn con người đối với tăng trưởng kinh tẾ -.cce+ 16 2.2 Các nghiên cứu thực nghiệm tTƯỚC . ¿- ¿+ + + 5+5 S*2*s*+v+xexrtererexererree 20

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Phương pháp nghiên cứu - +-5+c+cc+rtsrtretiettritrtrrrrerrrrrrrrrrririrrrie 25 3.2 Mô hình nghiên cứu

Trang 4

3.2.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất . cc-¿-5ccccvecsrrerveerrrrrrrrrrerrreerre, 3 Ï 3.3 Mô tả và đo lường biến 222cc 22v v2 tEETrrrrrrrrrrrrrrrrree 33

3.3.1 Biến phụ thuộc

3.3.2 Biến giải thích -2222222EEE ki 33

3.4 Mẫu nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KÉT QUÁ NGHIÊN CỨU 4I 4.1 Phân tích thực trạng Kinh tế - Xã hội các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ giai

0200020000103 ẻ .ẻ 4I

4.2 Phân tích thống kê mô tả các biến trong MO INN 4.3 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến cscveererrrrrrrrrrrrrrrree 53 4.4 Ước lượng và phân tích các hàm hồi QUY Ăn ưey 54 4.4.1 Lựa chọn mô hình hồi quy thích hợp .- -ccccccscrexxeveeeere 24 4.3.2 Giải thích các kết quả ước lượng trong mô hình hiệu ứng cố định 58 CHUONG 5: KET LUAN Hạt 62 hci 5.2 Đóng góp của luận văn cs neo Ô, 5.3 Hạn chế và đề nghị hướng nghiên cứu tiếp theo Lý )00050692790,80427 G1057 66 PHỤ LỤC

PHU LUC A: HOI QUY VA CAC KIEM DINH MO HÌNH POOLED OLS 71

PHU LUC B: HOI QUY MO HINH FEM, REM VA CAC KIEM ĐỊNH B PHỤ LỤC C: HÒI QUY MƠ HÌNH FEM (ROBUST) . - -c-‹vc TỔ

Trang 5

DANH MUC BANG BIEU VA HINH VE

Bang 4.1: Théng ké m6 ta cAc DIEM o.eesssscsssssscsssssssssssssessssseccssssssssssuneeseseecceeseessees 51 Bang 4.2: Ma trận tương quan các 50

Bảng 4.3 Kết quả hồi quy Pooled OLS -2222222vccvccrrrrtrtrrrrrrrrrrer 55

Bang 4.4: Kết quả hồi quy mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên và hiệu ứng cố định 56

Bảng 4.5: Kết quả hồi quy mô hình hiệu ứng cố định có tuỳ chọn “Robust” 58

Hình 4.1: GDP thực tế năm 2011 và tốc độ tăng trưởng các tỉnh, thành phố

DHNTB giai đoạn 2000-20 1 1 ¿- ¿555tr 2

Hình 4.2: Lực lượng lao động năm 2011 và tốc độ gia tăng lao động các tỉnh,

thành phố DHNTB giai đoạn 2000-20 l -22c¿+2222vvvcresecvvvevecrrree 43 Hình 4.3: Tỷ lệ lực lượng lao động ở mỗi trình độ giáo dục năm các tỉnh, thành

010šh y8, 020001777 43

Hình 4.4: LnY và LnH của các tỉnh, thành phố DHNTB năm 201 1 44

Hình 4.5: GDP thực tế và Tỷ trọng vốn đầu tư trong GDP của các tỉnh, thành phố DHNTB năm 2011 -525225vvcvvxveeeeeverrrrtrrtrrrrrrrrrrrrrrr.e, đỔ

Hình 4.6: Vốn FDI trong tổng vốn đầu tư của các tỉnh, thành phố DHNTB năm

1m — ˆ

Hình 4.7: LaY và FDI của các tỉnh, thành phố DHNTB năm 201 1 46 Hình 4.8: Tỷ trọng chỉ tiêu ngân sách nhà nước của các tỉnh, thành phố DHNTB

giai đoạn 2000-2011 „47

Hình 4.9: LnY và tỷ trọng chỉ tiêu ngân sách nhà nước của các tỉnh, thành phố

DHNTB năm 20 l Ì ¿5-6 ttềEv*SvEk tk T111 1121111012114 111011 11tr 48

Trang 6

Hình 4.11: Tỷ trọng Nông nghiệp trong GDP của các tỉnh, thành phố DHNTB giai đoạn 2000-20 Ï 1 s55 + se+x+xexerererereerteeeeerrrrrerrrrrrrrrrerrrrrrrervee Hình 4.12: LnY và ARG các tỉnh, thành phố DHNTB năm 2011 50

Trang 7

DANH MUC TU VIET TAT

Bo LDTBXH DNNN

FDI (Foreign Direct Investment) FEM (Fixed Effects Model) GDP (Gross Domestic Product) ‘ GLS (Generalized Least Squares) GNI (Gross National income) HDI (Human Development Index) LSDV (Least Squares Dummy Variable)

OLS (Ordinary Least Squares) REM (Random Effects Model)

TCTK

TEP (Total Factor Productivity) UNDP (United Nations Development Programme)

VDR 2012 VND

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Doanh nghiệp nhà nước

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi Mơ hình hiệu ứng cố định -_ Tổng sản phẩm trong nước

Phương pháp bình phương nhỏ nhất tông quát

Tổng sản lượng quốc gia Chỉ số phát triển con người

Phương pháp biến giả bình phương nhỏ nhât

Phương pháp bình phương nhỏ nhất Mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên Tổng cục Thống kê

Năng suất các yếu tố tổng hợp

Chương trình Phát triển Liên hợp Quôc

Báo cáo Phát triển Kinh tế Việt Nam 2012

Trang 8

CHUONG 1: GIOI THIEU

Mở đầu chương 1, luận văn sẽ trình bày lý do nghiên cứu, vấn đề nghiên cứu; với mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu được đề cập tiếp theo luận văn sẽ xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu; đồng thời kết cấu luận văn sẽ được trình bày & phan cuối chương này

1.1 Lý do nghiên cứu

Trong giai đoạn 2000-2011, nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng với tốc

độ tăng trưởng bình quân hàng năm khá cao là 7,11%; năm 2009 (VDR, 2012);

Việt Nam đã chính thức trở thành quốc gia có thu nhập trung bình với tổng thu nhập quốc gia bình quân đầu người (GNJ) là 1.020 đô la Mỹ (UNDP, 2011); thương mại quốc tế tăng trưởng cao; luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài quy mô lớn; tỷ lệ nghèo giảm mạnh; và gần đạt mức tiếp cận phổ cập đối với giáo dục tiểu học, y tế và cơ sở hạ tầng thiết yếu như đường nhựa, điện, nước máy và nhà ở phát triển (VDR, 2012)

Tuy nhiên, số liệu công bố của Tổng cục Thống kê cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam giảm dần trong giai đoạn 2008-2012 với tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn này là 5,9%, và tốc độ tăng GDP của năm 2012 đạt 5,03% thấp nhất kể từ năm 1999 trở lại đây (NHTG, 2012) Với yếu tố năng suất giảm sút và việc tăng trưởng kinh tế Việt Nam phụ thuộc vào tích luỹ vốn Mặc dù Việt Nam có số dân đông, song số người lao động có đủ trình độ học vấn và kỹ năng cần thiết để làm việc trong các ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng khan hiếm (VDR, 2012)

Trang 9

so với GDP khá cao nhưng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế còn thấp Trần Thọ Đạt và các cộng sự (2007), trong một nghiên cứu về tăng trưởng các vùng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2000-2004 cho thấy có sự đóng góp của yếu tố vốn con người trong tăng trưởng kinh tế cả nước nói chung và hai vùng kinh tế Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ nói riêng Với những kết quả phân tích trên cho thấy vai trò quan trọng của yếu tố vốn con người trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam Và đây cũng là dấu hiệu tốt và mang lại hy vọng cho Việt Nam để có thể nâng cao chất lượng tăng trưởng nếu như nguồn vốn này được tiếp tục tích luỹ và sử dụng hiệu quả hơn

Rõ ràng, nền kinh tế tăng trưởng phụ vào tích luỹ vốn sẽ không bền vững Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2020 đã xác định rõ quan điểm “Con người là trung tâm của phát triển bền vững Phát huy tối đa nhân tố con người với vai trò là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của phát triển bền vững ” với mục tiêu vào năm 2020 trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại Vì vậy, phân tích vai trò ảnh hưởng của yếu tố vốn con người và các yếu tố tăng trưởng kinh tế khác của Việt Nam cũng như các vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam trong giai đoạn 2000-2011 có ý nghĩa rất quan trọng

Trang 10

tế của nước ta (Báo cáo điều tra Lao động Việc làm 2011) Và vì vậy, việc xác định ảnh hưởng của yếu tố con người mang cả hai khía cạnh số lượng và chất lượng ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của vùng kinh tế Duyên hải Nam Trung Bộ (gồm các tỉnh vùng Duyên hải miền Trung và tỉnh Bình Thuận) và cả nước là vấn đề cần quan tâm

Theo báo cáo của UNDP (2011), Việt Nam đạt những tiến bộ về phát triển con người với giá trị HDI tăng 19% trong giai đoạn 1992-2008; xếp hạng HDI 116 vào năm 2009 và hạng 113 väo năm 2010 Tuy nhiên, tiến bộ của chỉ số HDI của Việt Nam trong giai đoạn này chủ yếu là do thu nhập tăng và có sự giảm dần của chỉ số giáo dục Cụ thể, đóng góp của chỉ số giáo dục vào tăng trưởng chung của HDI giảm đần từ 25,9% trong giai đoạn 1992-1996 xuống còn 5,1% trong giai đoạn 2004-2008 Vậy tăng thu nhập không phải luôn tương quan với tiến bộ trên các phương diện phi thu nhập của chỉ số HDI Trong trường hợp của Việt Nam những tiến bộ chậm về chỉ số giáo dục ở cấp địa phương đang kìm hãm những tiến bộ về HDI ở cấp địa phương và cấp quốc gia Báo cáo cũng chỉ ra có sự chênh lệch lớn chỉ số HDI giữa các tỉnh, thành phố của Việt Nam trong giai đoạn 1992-2008 Trong đó, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có giá

trị HDI thấp hơn so với cả nước Vậy, câu hỏi đặt ra là liệu có mối tương quan

giữa thu nhập và giáo dục đối với các tỉnh, thành phố vùng Duyên hải Nam Trung Bộ trong giai đoạn 2000-2011 hay không?

Vùng kinh tế Duyên hải Nam Trung Bộ của Việt Nam gồm 8 tỉnh, thành

phố: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh

Trang 11

đối với tăng trưởng kinh tế các tỉnh, thành phố Duyên hải Nam Trung Bộ giai

đoạn 2000-2011” 1.2 Vấn đề nghiên cứu

“Con người là của cải thực sự của một quốc gia Mục tiêu cơ bản của phát triển là tạo ra một môi trường thuận lợi để con người có cuộc sống dài, khoẻ mạnh và sáng tạo Điều này có vẻ như một sự thật đơn giản Song nó thường bị lãng quên trước mối quan tâm trước mắt nhằm tích luy-hang hoá và của cải tài

chinh” (UNDP, 1992) ‘ ‘

Rõ ràng vốn con người của một quốc gia với được hình thành và tích luỹ bởi nhiều yếu tố, trong đó yếu tố cơ bản nhất là y tế và giáo dục Giáo dục đóng vai trò quan trọng nhất tạo nên chất lượng của vốn con người Điều đó có nghĩa rằng, nếu vốn con người gia tăng hay chất lượng giáo dục tăng lên về mặt lý thuyết sẽ tạo ra tăng trưởng cao hơn Và các nhà nghiên cứu luôn kỳ vọng có mối quan hệ giữa vốn con người và tăng trưởng kinh tế

Nhưng, Romer (1990) cảnh báo rằng việc giải thích mối tương quan giữa vốn con người và tăng trưởng kinh tế đòi hỏi sự thận trọng, bởi lẽ rất có thể tăng trưởng sản lượng và tăng trưởng vốn con người tác động lẫn nhau chứ không

phải là mối quan hệ một chiều ƯNDP (2011) cũng xác định “Y tế và giáo dục là

chìa khoá để phát triển con người” tuy nhiên “những tiến bộ về y tế và giáo dục không phải lúc nào cũng đi kèm với tăng thu nhập”

Đã có rất nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa vốn con người và tăng trưởng kinh tế Và kết quả cho thấy mối quan hệ giữa vốn con người và tăng trưởng kinh tế rất thấp hoặc không có liên quan với nhau đã không đáp ứng sự kỳ vọng mà còn tạo sự nghỉ ngờ cho các nhà nghiên cứu kinh tế Tuy nhiên, theo lập luận của Lau và các tác giả (1993), biến số vốn con người chỉ xét đến những

người trong lực lượng lao động và phụ thuộc vào quá khứ lâu dài, do đó nó không chịu ảnh hưởng của sản lượng hay thu nhập ở hiện tại Vì vậy, câu hỏi “cái

Trang 12

Trần Thọ Đạt và các cộng sự (2007), nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế các vùng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2000-2004 cho thấy trong ba thước đo vốn con người là (1) số năm đi học bình quân, (2) chỉ phí giáo dục và (3) thu nhập của lao động thì chỉ có (1) số năm đi học bình quân của lực lượng lao động ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế đến hai vùng Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ Theo Tổng cục Thống kê (2005), vùng Nam Trung Bộ gồm 6 tỉnh, thành phố là Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú n, Khánh Hồ và vùng Đơng Nam Bộ gồm 9 tỉnh, thành,phố trong đó có Bình Thuận và Ninh Thuận Tuy nhiên, từ năm 2006 cho đến nay, Tổng cục thống kê đã phân chia lại đơn vị hành chính và vùng Duyên hải Nam Trung Bộ gồm có 8 tỉnh, thành phố là Đà

Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận

Dựa vào những vấn đề nêu như trên, vấn đề nghiên cứu của đề tài là mối quan hệ giữa vốn con người và tăng trưởng kinh tế của các tỉnh, thành phố Duyên hải Nam Trung Bộ giai đoạn 2000-2011

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:

— Phân tích vai trò của vốn con người đối với tăng trưởng kinh tế các tỉnh, thành phố Duyên hải Nam Trung Bộ giai đoạn nam 2000-2011 — Phân tích vai trò của các yếu tố tăng trưởng khác đến tăng trưởng kinh

tế các tỉnh, thành phố Duyên hải Nam Trung Bộ giai đoạn năm 2000-

2011

1.4 Câu hỏi nghiên cứu

Đề tài tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:

Trang 13

— Các yếu tố tăng trưởng tác động như thế nào đến tăng trưởng kinh tế các tỉnh, thành phố Duyên hải Nam Trung Bộ giai đoạn 2000-20112 1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Mối quan hệ giữa vốn con người và tăng trưởng

kinh tế

Phạm vi nghiên cứu: Gồm § tỉnh, thành phố Duyên hải Nam Trung Bộ:

Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh

Thuận và Bình Thuận :

Kỳ nghiên cứu: Nghiên cứu này dựa trên nguồn số liệu vĩ mô được công bố bởi Tổng cục Thống kê và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội của các tỉnh, thành phố Duyên hải Nam Trung Bộ trong khoảng thời gian là 12 năm từ năm

2000-2011

1.6 Ý nghĩa đề tài

Đề tài nghiên cứu sẽ kiểm chứng vai trò của yếu tố vốn con người cũng như tác động của các yếu tố tăng trưởng khác đến tăng trưởng kinh tế vùng Duyên hải Nam Trung Bộ giai đoạn 2000-2011

Kết quả ước lượng thu được trong nghiên cứu sẽ cho thấy ảnh hưởng của các yếu tố tăng trưởng của các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ, từ đó định hướng đầu tư và phát triển các yếu tố tăng trưởng một cách hợp lý để góp phần tăng trưởng kinh tế của vùng kinh tế Duyên hải Nam Trung Bộ, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam nhằm đạt được mục tiêu cơng nghiệp hố vào năm 2020

1.7 Kết cấu luận văn

Đề tài nghiên cứu gồm có năm chương và được trình bày như sau:

Chương 1: Chương mở đầu giới thiệu cơ sở hình thành đề tài, xác định vấn đề, mục tiêu, câu hỏi, đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu và ý nghĩa của để tài

Trang 14

Chương 3: Trình bày phương pháp và mô hình nghiên cứu Chương 4: Phân tích đữ liệu và kết quả nghiên cứu

Trang 15

CHUONG 2: CO SO LY THUYET VA CAC NGHIEN CUU TRUOC

Chương này-trình bày các khái niệm và cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa vốn con người và tăng trưởng kinh tế Kế tiếp là phân tích và nhận xét các kết quả nghiên cứu thực nghiệm có trước liên quan đến vấn đề nghiên cứu Từ đó sẽ đưa ra mô hình nghiên cứu của đề tài và được trình bày ở chương 3

2.1 Cơ sở lý luận về vốn con người và tăng trưởng kinh tế 2.1.1 Khái niệm vốn con người và các thước đo vốn con người 2.1.1.1 Khái niệm vốn con người

Theo OECD (2001), định nghĩa vốn con người là “kiến thức, kỹ năng, : năng lực và những thuộc tính tiềm tàng trong mỗi cá nhân góp phần tạo nên sự thịnh vượng kinh tế, xã hội và của bản thân người ấy” Những kỹ năng và phẩm chất sau đây là hết sức quan trọng trong việc phát triển vốn con người: khả năng giao tiếp bao gồm khả năng đọc, viết, nghe, nói không chỉ bằng tiếng mẹ đẻ mà bao gồm cả ngoại ngữ; khả năng số học, hay là những kỹ năng đòi hỏi tính logic của toán học; khả năng tự thấu hiểu, điều chỉnh chính bản thân mình như sự kiên trì, sự tiên phong, khả năng tự học, tự điều tiết bản thân, khả năng đánh giá sự

việc dựa trên những, chuẩn mực đạo đức nhất định và mục tiêu sống của chính cá

nhân người đó; khả năng thấu hiểu người khác bao gồm khả năng làm việc theo nhóm và khả năng lãnh đạo; Các phẩm chất khác bao gồm kiến thức tiềm ẩn, kha năng giải quyết vấn đề, khả năng làm việc chân tay, thao tác tốt đối với các thiết bị công nghệ thông tin

Laroche (1999), cho rằng khái niệm vốn con người có năm khía cạnh đặc

trưng:

Thứ nhất, vốn con người là một hàng hoá bất khả thương Cho dù bẩm

Trang 16

Thứ hai, mặc dù vốn con người là một loại tài sản cá nhân, nhưng không phải lúc nào con người cũng có thể kiểm soát các kênh và cách thức để có được tài sản này Trong những năm đầu của cuộc đời, các quyết định liên quan đến vốn con người không do chủ nhân của nó mà do cha mẹ, thầy giáo, chính phủ và cả xã hội nắm giữ thông qua thể chế giáo dục và xã hội Đến khi con người trưởng thành, có thể tự chủ và độc lập trong cuộc sống, thì họ có quyền quyết định quá trình đầu tư vốn con người của mình, nhưng ảnh hưởng từ những người xung quanh và các thể chế được áp dụng nơi họ sinh sống sẽ tiếp tục tác động đến quá trình hình thành vốn con người của mỗi cá nhân cả về mặt lượng lẫn mặt chất

Thứ ba, vốn con người có cả mặt lượng lẫn mặt chất Mặc dù chúng ta có thể đễ dàng định lượng được số năm đi học của một cá nhân, nhưng đầu tư vào vốn con người không hề đồng nhất về chất Ví dụ, những con người có bằng đại học Harvard có thể có mức vốn con người cao hơn những người tốt nghiệp từ các

trường đại học ít tên tuổi hơn

Thứ tư, vốn con người vừa mang tính cộng đồng, vừa mang tính cá biệt Kiến thức có thể mang tính cộng đồng nếu con người sử dụng chúng trong nhiều hoạt động và nếu chúng truyền từ người này sang người khác một cách đễ dàng mà không làm giảm nhiều giá trị Ngược lại, vốn con người trở nên cá biệt nếu

người ta chỉ sử dụng nó trong một số Ít hoạt động và nếu việc tan rã mối quan hệ

giữa người lao động (chủ thể mang vốn con người) và công ty gây ra mất mát to

lớn

Trang 17

phó, trung tâm nghiên cứu hay tổ hợp các hãng công nghệ cao, đối với sự phát triển và tiến bộ của kiến thức, công nghệ và tăng trưởng kinh tế

Như vậy, vốn con người là một khái niệm phức tạp bao hàm những kỹ năng, tri thức, khả năng lao động, sức khoẻ và những giá trị con người được hình thành trong suốt quãng đời của con người thông qua quá trình đầu tư và tích luỹ lâu đài trong đó yếu tố giáo dục được coi là nguồn tích luỹ cơ bản nhất

Yếu tố vốn con người có vai trò quyết định đến sự thịnh vượng của quốc

gia Nên việc đo lường và phân tích vai trò'vốn con người trong tăng trưởng kinh tế của quốc gia rất cần thiết và quan trọng Tuy nhiên lại không có chuẩn mực đo lường vốn con người phù hợp với các quốc gia Và việc tìm ra thước đo vốn con người phù hợp cho phân tích tăng trưởng kinh tế là điều mà các nhà nghiên cứu đã, đang và sẽ xây dựng cũng như tìm kiếm cho mình thước đo phù hợp

2.1.1.2 Các thước đo vốn con người

Chính từ sự phức tạp của định nghĩa vốn con người đã dẫn đến sự tranh luận về thước đo vốn con người nào phù hợp Các nghiên cứu kinh tế cố gắng tiếp cận các khía cạnh khác nhau của vốn con người như dựa trên giáo dục, chỉ phí giáo dục hay thu nhập của lao động nhằm xây dựng nhiều thước đo vốn con người như tỷ lệ người biết chữ, tỷ lệ nhập học các cấp, tỷ lệ học sinh — giáo viên, chỉ phí giáo dục, thu nhập của lao động Nghiên cứu này sẽ trình bày một số phương pháp mà các nhà nghiên cứu kinh tế thường xuyên sử dụng để đo lường vốn con người như: tỷ lệ nhập học các cấp bậc giáo dục, số năm đi học bình quân của lao động, chỉ phí giáo dục và thu nhập của lao động

— Tỷ lệ biết đọc biết viết của người trưởng thành và tỷ lệ nhập học ở các cấp bậc

Trang 18

hoc 6 bac tiểu học; Mankiw và các cộng sự (1992), sử dụng tỷ lệ nhập học ở bậc

trung học cơ sở

Tuy nhiên, các thước đo trên không phải là thước đo tốt nhất cho vốn con người của quốc gia Bởi vì khả năng biết đọc biết viết hay số lượng nhập học đều chỉ là bước đi đầu tiên trong quá trình tạo dựng nên vốn con người; tỷ lệ biết chữ ở người trưởng thành đo được một mức yếu tố của mức vốn con người ở hiện tại có có được sau khi trải qua các lớp học đầu tiên ở cấp tiểu học, nhưng lại không bao gồm kiến thức và những kỹ năng mà con người được tích luỹ qua các cấp học tiếp; những biến số khảo sát không thể đo mức vốn con người phục vụ cho sản xuất của các quốc gia đó một cách chính xác; tỷ lệ nhập học các cấp phản ánh quá trình tích luỹ giáo dục đề hình thành vốn con người trong tương lai (Trần

Thọ Đạt và các cộng sự, 2007)

— Số năm đi học bình quân của lực lượng lao động

Số năm đi học bình quân của lực lượng lao động có lợi thế hơn thước đo tỷ lệ biết chữ và tỷ lệ nhập học, nó có thể định lượng được đầu tư, tích luỹ giáo dục của quốc gia Ví dụ: Barro và Lee (1993), trong một nghiên cứu về so sánh trình độ học vấn của các quốc gia giai đoạn 1960-1990 đã sử dụng thước đo vốn con người được tính bằng số năm đi học bình quân của lực lượng lao động, và thước đo này được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu của Lau và các tác giả (1993), Barro và Sala-i-Martin (1995), Coulmbe và Tremblay (2001), Trần Thọ Đạt và các cộng sự (2007), Cravo và Soukiazis (2009) Số năm đi học bình quân được tính bằng tổng các tích giữa số năm đi học nhân với số người trong mỗi nhóm trình độ, rồi sao đó chia cho tổng số người và được tính như sau:

S=S`YR,HR, (2.1)

J

Trong đó, j là mức trình độ học vấn ở mỗi cấp bậc, YR; 1a số năm đi học ở mỗi

cấp bậc, HR; là số người có trình độ học vấn j

Tuy nhiên, thước đo vốn con người bằng số năm đi học bình quân chưa hẳn là tốt nhất, bởi vì giả định cho rằng năng suất lao động mỗi người lao động

Trang 19

trong mỗi nhóm trình độ giáo dục giống nhau và có sự chênh lệch năng suất giữa người lao động ở các nhóm trình độ giáo dục khác nhau (Mulligan và Sala-i- martin, 1997) Judson (2002), chuỗi số liệu được tính dựa trên số năm đi học bình quân không xét đến thực tế là chỉ phí tương đối và nguồn lực dành cho một năm học mỗi cấp có sự thay đổi lớn theo thời gian và có sự khác biệt giữa các quốc gia Đồng thời, rất khó so sánh số năm đi học với mức vốn vật chất, GDP hay những biến số kinh tế vĩ mô khác

'

—_ Thu nhập từ lao động

Mulligan và Sala-i-Martin (1997), cho rằng “trình độ của một người liên quan đến lức tiền lương mà người đó nhận được trên thị trường” Nếu loại giáo dục của một người nhận được là có ích thì thị trường sẽ mang lại cho người đó mức lương cao Do đó, tổng vốn con người cho một nền kinh tế bằng tổng số lao động có trong dân số và được trình bày như sau:

H, =9 N,,,ds (2.2)

0

it,s*Y it,s

Trong đó Nạ„; biểu thị số lao động trong nén kinh té i tai thoi diém t ma đã có s năm đi học Mỗi người lao động đóng góp vào tổng vốn con người của nền kinh tế thông qua tham số hiệu quả 0¡,; của người đó và được đo bằng tỷ lệ tiền lương

Thước đo vốn con người dựa trên thu nhập từ lao động cho thấy người lao động có cùng số năm đi học không có nghĩa có cùng năng suất lao động Điều đó cho phép năng suất lao động tương đối có thể thay đổi theo thời gian và giữa các nền kinh tế khác nhau

Trang 20

phải ánh đúng sự biến động của mức vốn con người của mỗi nền kinh tế Trong trường hợp giá cả thay đổi thất thường, thì thước đo vốn con người dựa trên thu nhập cũng biến động theo (Mulligan và Sala-i-Martin, 2000)

s Chỉ phí giáo dục

Judson (1995), đề xuất tính chỉ phí giáo dục lấy đó làm trọng số để tính mức vốn con người cho mỗi cấp học Với giả thuyết là chỉ tiêu chính phủ vào giáo dục là thước đo tốt cho chất lượng giáo dục, hay ít ñhất là cho giá trị của giáo dục được cung ứng và được tính như sau:

Chỉ phí giáo dục bình quân được tính bằng tích của số năm đi học bình quân mỗi cấp học, chỉ phí giáo đục bình quân ở mỗi trình độ và GDP bình quân:

hụ =3 suV,4, (23)

i

V6i aj là số năm đi học trung bình của lực lượng lao động ở mỗi mức trình độ, sụ: là tỷ lệ mức chỉ cho giáo dục bình quân học sinh ở trình độ thứ j trên GDP/người và y¡¡ là GDP bình quân

Tổng vốn con người trong nền kinh tế được tính: 77„ =J„.L„ Trong đó, Lị¡ là số lao động của mỗi nền kinh tế, hạ, là vốn con người trung bình trên mỗi lao động

Thước đo vốn con người dựa trên chỉ phí giáo dục có một số ưu điểm, nó cho phép trọng số của thước đo thay đổi theo thời gian, không gian và theo trình độ giáo dục Thước đo này còn phản ánh được sự chuyển dịch của quốc gia từ việc mở rộng giáo dục tiểu học sang giáo dục trung học dựa vào chỉ phí giáo dục và có thể so sánh với các biến số kinh tế vĩ mô khác như vốn vật chất hay GDP

Tuy nhiên, thước đo này có một số nhược điểm Thứ nhất, nó đo chỉ phí để tạo ra vốn con người tại một thời điểm nhất định, nhưng vốn con người là sự tích luỹ từ giáo dục trong một khoảng thời gian rất dài, do đó chỉ phí tại thời điểm hiện tại không phải là chỉ số chính xác để đo giá trị vốn con người Thứ hai,

Trang 21

chỉ phí giáo dục chỉ bao gồm chỉ tiêu chính phủ vào giáo dục chứ không tính đến chỉ tiêu tư nhân

Nói tóm lại, mỗi thước đo vốn con người đều có những ưu điểm, nhược điểm và nó phản ánh các khía cạnh khác nhau của mức vốn con người trong mỗi quốc gia, nhưng độ chính xác của thước đo phụ thuộc vào giả thiết chúng tương quan đên mức nào đổi với vôn con người của quôc gia đó

2.1.2 Định nghĩa tăng trưởng kinh tế và các nhân tố tăng trưởng kinh tế 2.1.2.1 Khái niệm tăng trưởng kinh tế

“Tăng trưởng là sự gia tăng một cách bền vững về sản lượng bình quân đầu người hay sản lượng trên mỗi công dân”, Simon Kuznets (1966) Douglass và Thomas (1973), “Tăng trưởng kinh tế xảy ra nếu sản lượng tăng nhanh hơn dân số” (Nguyễn Trọng Hoài, 2010)

Tăng trưởng kinh tế thường được hiểu là tăng trưởng GDP thực tế, thể

hiện ở tốc độ tăng thu nhập thực tế của một quốc gia, một vùng hay một ngành kinh tế Sự gia tăng đó thể hiện ở.cả quy mô và tốc độ Quy mô tăng trưởng phản ánh ở sự gia tăng tuyệt đối, trong khi đó tốc độ tăng trưởng thể hiện sự so sánh

tương đối giữa các thời kỳ

Có thể sử dụng các thước đo sau phản ánh quy mô và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế

— Tổng sản phẩm trong nước (GDP) được đo bằng tổng giá trị của tất cả các hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra bởi các yếu tố sản xuất trong lãnh thổ kinh tế của một quốc gia trong từng thời kỳ nhất định — Tổng sản phẩm quốc dân (GNI) được do lường bằng toàn bộ thu nhập hay

Trang 22

— Tốc độ tăng trưởng kinh tế có thể đo lường bằng tốc độ tăng sản lượng hàng năm và tốc độ tăng sản lượng bình quân đầu người (Nguyễn Trọng

X,-X,u

1

Hoài, 2010) Được tính bằng công thức sau: g, = (2.4)

Trong đó, g la tốc độ tăng trưởng, X là GDP thực tế hay GDP thực tế bình quân đầu người

2.1.2.1 Các nhân tố quyết định đến tăng trưởng kinh tế

Qua nhiều thập kỷ nghiên cứu về nguồn gốc tăng trưởng kinh tế của các nhà nghiên cứu kinh tế cho thấy, mô hình tăng trưởng tân cổ điển Solow (1956)

được xem là mô hình tăng trưởng chuẩn trong hệ thống lý thuyết tăng trưởng dài

hạn với ba nguồn gốc cơ bản của tăng trưởng kinh tế đó là: Vốn, lao động và tiến bộ công nghệ kỹ thuật

— Vốn ở đây gồm có máy móc, thiết bị nhà xưởng, phương tiện vận tải, hàng tồn kho là những yếu tố cần thiết cho quá trình sản xuất Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội như đường sá, cầu cống, kho bãi, sân bay, bến cảng, thông tin liên lạc, các công trình điện, nước nhằm hỗ trợ và kết hợp các hoạt động kinh tế với nhau Việc gia tăng thêm vốn là gia tăng năng lực sản xuất, là cơ sở tăng thêm sản lượng tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế Vì vậy, vốn có vai trò hết sức to lớn đối với tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển

— Lao động là một yếu tố không thể thiếu và có vai trò rất quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế Lao động ở đây không chỉ thể hiện ở số lượng lao động, mà cả ở chất lượng lao động, chất lượng chính là kiến thức và kỹ năng mà người lao động có được thông qua giáo dục, đào tạo và tích luỹ kinh nghiệm Trong các lý thuyết kinh tế hiện đại, người ta đánh giá cao vai trò của kiến thức và kỹ năng lao động được coi là một loại vốn, đó là vốn con người và nó làm tăng năng lực sản xuất của quốc gia Tuy nhiên, ở các quốc gia đang phát triển thường có hiện tượng thừa lao động có chất

Trang 23

lượng thấp, nhưng lại thiếu lao động có chuyên môn kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của quá trình phát triển đất nước

— Tiến bộ khoa học và công nghệ cung cấp tri thức và phương pháp sản xuất Việc đưa tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất làm giảm chỉ phí, tiết kiệm lao động và tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế Đây là yếu tố quyết định đối với tăng trưởng kinh tế của mọi quốc gia Song đây cũng là yếu tố khan hiếm của các nước đang phát triển

2.1.3 Vai trò vốn con người đối với tăng trưởng kinh tế ‘

Trai qua hàng thé ky nay, con người chính là chìa khoá quyết định đến sự thịnh vượng của quốc gia Và các nhà nghiên cứu kinh tế đã và đang lượng hoá vốn con người trong tăng trưởng kinh tế

2.1.3.1 Vốn con người trong cdc I thuyết kinh tế

Trong lịch sử phát triển kinh tế học đã có nhiều nhà kinh tế nổi tiếng quan tâm đến vốn con người và vai trò của giáo dục Adam Smith chú ý đến tầm quan trọng của giáo dục theo hai phương diện: giáo dục có thể là một cách thức tốt nhằm chống lại sự khốn cùng do phân công lao động liên tục gây ra và giáo dục

có thể đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự hài hoà xã hội Alfữred

Marshall lại coi giáo dục là một loại đầu tư quốc gia và ủng hộ giáo dục nhằm cải tiến kỹ thuật Ông chỉ ra rằng mặc dù giáo dục cơ bản ít mang lại lợi ích trực tiếp đối với tiến bộ công nghệ, nhưng nó khiến con người trở nên thông minh hơn, đáng tin cậy hơn trong những công việc thông thường Karl Marx chia sẻ những quan điểm truyền thống này khi ông viết giáo dục có vai trò chủ chốt trong việc thúc đẩy hoà bình và hài hoà xã hội, cải thiện bản thân và trong quá trình tạo ra của cải (Cai, 1996)

Trang 24

chênh lệch năng suất lao động cá nhân, thì cộng đồng càng đông người có trình độ giáo dục cao sẽ có năng suất kinh tế tổng hợp càng lớn, kết quả là nền kinh tế quốc gia tăng trưởng (Liu và các tác giả, 1993)

2.1.3.2 Vốn con người trong các mô hình kinh tế hiện đại

Lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển với mô hình tăng trưởng Solow (1956) đã xem vốn con người là yếu tố đầu vào của tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên, vốn con người ở đây là biến ngoại sinh và chỉ mang khía cạnh số lượng

'

Lý thuyết tăng trưởng mới hay là lý thuyết tang trưởng nội sinh mới thực sự coi vốn con người có vai trò quan trọng trong tăng trưởng Thuyết tăng trưởng nội sinh phát triển thành hai nhánh: một là, coi vốn con người như là một điều kiện để thay đổi công nghệ và từ đó ảnh hưởng đến tăng trưởng, mà điển hình là mô hình R&D của Romer (1990) với giả thiết vốn con người là nhân tố đầu vào cơ bản trong quá trình tạo ra ý tưởng mới tạo nên tốc độ tăng trưởng bền vững; hai là, coi vốn con người như là một yếu tố đầu vào và tách biệt với yếu tố tiến bộ công nghệ, điển hình là mô hình vốn con người đo Mankiw, Romer và Wail (1992) đề xuất, mô hình “học hay làm” của Lucas (1988) và tăng trưởng bền vững có được do sự tích luỹ vốn con người theo thời gian

Nghiên cứu này sẽ tóm tắt một số mô hình vốn con người và tăng trưởng kinh tế điển hình

— Lý thuyết tân cổ điển với mô hình Solow

+ Mô hình tăng trưởng Solow (1956) gồm các yếu tố vốn vật chất, con người và tiến bộ công nghệ như là những yếu tố đầu vào có ảnh hưởng tới mức sản lượng và tốc độ tăng trưởng của một nền kinh tế Mô hình tăng trưởng Solow được thể hiện như sau:

Y=F(K,AL)= K“(AL)r® (2.5)

Trang 25

dụng" hay lao động tính bằng đơn vị hiệu quả Cách thể hiện hàm số như trên có ngụ ý là tăng số lao động và tiến bộ công nghệ đều có những ảnh hưởng như nhau đối với sản lượng

Mô hình tăng trưởng Solow cho thấy sự tăng trưởng không những phụ thuộc vào vốn, lao động mà cả yếu tố công nghệ Yếu tố công nghệ và lao động đóng một vai trò quyết định đối với sự tăng trưởng dài hạn Từ đó quốc gia có những chính sách khuyến khích đối

với tiến bộ công nghệ và phát triển lực lượng lao động Tuy nhiên, mô

hình lại coi biến công nghệ và láo động là các yếu tố ngoại sinh

— Lý thuyết tăng trưởng nội sinh với các mô hình R&D, mô hình vốn nhân lực, mô hình AK và mô hình “học hay làm”

+ M6 hinh R&D (Research and Development Model) do Romer (1990), Grossman va Helpman (1991), Aghion va Howitt (1992) xay dung voi giả định có 2 khu vực: là khu vực sản xuất hàng hoá và khu vực sản xuất trì thức Một tỷ lệ ®\ trong lực lượng lao động được sử dụng trong khu vực sản xuất tri thức, phần còn lại (chiếm (1- ®)) lực lượng lao động được sử dụng trong khu vực sản xuất hàng hoá Tương tự, một tỷ lệ ®¿ trong vốn được sử dụng trong khu vực sản xuất tri thức, phần còn lại (chiếm (1- ®¿)) lượng vốn được sử dụng trong khu vực sản xuất hàng hố Và tỷ lệ ® và ®¿ đều ngoại sinh và cố định Hàm sản xuất khu vực sản xuất hàng hoá như sau:

r=[d-#,)KƑ[4d-4)1Ƒ”0<ø <1 (2.6)

Việc sản xuất ra kiến thức mới phụ thuộc vào vốn và lao động

được sử dụng trong R&D và mức công nghệ hiện có Hàm sản xuất

trong khu vực sản xuất kiến thức như sau:

Trang 26

Trong đó, 2 là một tham số dịch chuyển, 9 phản ánh ảnh hưởng của

kiến thức

Mô hình vốn con người của Mankiw, Romer va Weil (1992) đã đưa vốn con người vào trong mô hình tăng trưởng Solow Với giả thuyết hiệu suất không đổi theo quy mô trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, ta có hàm sản xuất:

Y= KH 40)L@)"“”* “ (28)

Trong đó K là lượng vốn vật chất, H là lượng vốn con người, L là lao

động thô và giá trị tích số của A và L là lao động hiệu dụng

Mô hình đã chứng minh vai trò yếu tố vốn con người, nên quốc gia cần phải có những chính sách đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển kinh tế Mô hình coi yếu tố công nghệ là biến nội sinh Tuy nhiên, mô hình quá đề cao yếu tố vốn con người và mô hình vẫn còn phụ thuộc vào một số giả thuyết của thuyết tân cổ điển nên chưa phù

hợp với nền kinh tế

Mô hình 4K do Romer (1986), Barro (1990) và Robelo (1991) đề xuất, coi mọi yếu tố đầu vào của mô hình có thể tái sân xuất không chỉ là vốn vật chất mà cả vốn con người Hàm sản xuất có dạng như sau:

Y=AK (2.9)

Trong đó, A là tham số thể hiện mọi nhân tố tác động tới trình độ công

nghệ và K là tổng hợp các yếu tố vốn vật chất và vốn con người

Mô hình AK cho rằng chính tỷ lệ tiết kiệm sẽ quyết định tăng trưởng Vì vậy quốc gia cần phải đầu tư vào vốn vật chất và vốn con

người để tăng trưởng kinh tế

Mô hình “Học hay làm” do Lucas (1988) xây dựng dựa trên vai trò của vốn con người trong sản xuất Hàm sản xuất có dạng như sau:

Y=K*[q-u)HƑ* (2.10)

Trang 27

Trong đó, K là vốn vật chất, H là vốn con người và u là phần thời gian được sử dụng trong sản xuất (1-u là thời gian giáo dục)

Mô hình “Học và làm” cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào giáo dục, thời gian dành cho giáo dục càng nhiều thì nền kinh tế càng phát triển

Như vậy các mô hình tăng trưởng nội sinh đề cao vai trò của yếu tố vốn con người cũng như yếu tố công nghệ trong tăng trưởng kinh tế và quốc gia cần

phải đầu tư và phát triển giáo dục để phát triển kinh tế 2.2 Các nghiên cứu thực nghiệm trước

Từ thập niên 90 thế kỷ XX cho đến nay, đã có rất nhiều nghiên cứu tăng

trưởng kinh tế với những thước đo vốn con người khác nhau Các nghiên cứu thường tập trung vào so sánh giữa các nước về vai trò của giáo dục đối với tăng trưởng vĩ mô, nhưng sự bất đồng về hệ thống giáo dục thường khiến việc so sánh vốn con người giữa các khung khổ thể chế khác nhau của các nước trở nên vô cùng phức tạp Tuy nhiên, vấn đề này không còn quan trọng nữa khi ta chỉ so sánh thành tựu giáo dục giữa các tỉnh, các vùng trong một nước (như ở Trung Quốc hay Canada) vì hệ thống giáo dục của các tỉnh hay các vùng trong một quốc gia thống nhất thường khá tương đồng (Trần Thọ Đạt và các cộng sự,

2007)

—_ Những nghiên cứu ở nước ngoài

Lau và các tác giả (1993), trong một nghiên cứu về giáo dục và tang trưởng kinh tế của Brazil đã ước lượng một hàm tổng sản xuất gồm: GDP thực tế với vốn vật chất, lao động, vốn con người và tiến bộ kỹ thuật Số liệu nghiên cứu là số liệu của các bang thuộc Brazil trong năm 1970 và 1980 Vốn con người được đo bằng số năm giáo dục chính quy bình quân của lực lượng lao động

Trang 28

tăng trưởng cơ bản, vốn con người giải thích được khoảng 25% tăng trưởng ở Brazil và là nhân tố quan trọng thứ hai sau tiến bộ công nghệ Các tác giả kết luận rằng cần phải đầu tư và phân bổ nguồn lực vào giáo dục để tạo hiệu ứng ngưỡng của giáo dục trung bình từ đó gia tăng tăng trưởng kinh tế

Cravo và Soukiazis (2009), dựa trên mô hình tăng trưởng nội sinh của

Mankiw — Romer — Weil (1992) đã nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế của các bang thuộc Brazil giai đoạn 1985-2004 Có 4 thước đo vốn con người được sử dụng trong nghiên cứu này: (1) tỷ lệ mù chữ, (2) tỷ lệ đăng ký trung học, (3) số năm đi học bình quân và (4) số bài báo kHoa học kỹ thuật được đăng Các tác giả đã ước lượng mô hình hiệu ứng cố định với dữ liệu bảng của các bang thuộc Brazil giai đoạn 1985-2004

Kết quả ước lượng cho thấy có 2 trong 4 thước đo vốn con người giải thích được tăng trưởng Trong đó, thước đo (3) số năm đi học bình quân của lực lượng lao động có ý nghĩa với hệ số ước lượng là 0.42 tiếp đến là thước đo (2) tỷ lệ nhập học trung học với hệ số ước lượng là 0.14 Và các tác giả cho rằng phải đầu tư và phát triển giáo dục trước khi giáo dục bắt đầu ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế Vì vậy, cần phải có quy hoạch và thực hiện dần chính sách giáo dục

Coulmbe và Tremblay (2001), dựa trên mô hình tăng trưởng của Barro, Mankiw và Sala-i-Martin (1995) đề xuất đã thực hiện một nghiên cứu tăng trưởng kinh tế vùng ở Canada với số liệu giữa các tỉnh trong giai đoạn 1951- 1996 Thước đo vốn con người được sử dụng là số năm đi học bình quân của lực lượng lao động

Kết quả nghiên cứu cho thấy: có khoảng 70% tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người của các tỉnh Canada được giải thích bởi quá trình hội tụ các chỉ số vốn con người Các tác giả kết luận rằng giáo dục chính là chìa khoá để tăng trưởng kinh tế và cần phải chính sách đầu tư, phát triển và phân bổ nguồn lực giáo dục một cách hợp lý

Trang 29

Martin va Herranz (2004), nghiên cứu tìm hiểu tác động của vốn con người và vai trò của công nghệ tới quá trình tăng trưởng kinh tế của Tây Ban Nha giai đoạn 1995-2000 Họ đã đề xuất mô hình bao gồm các biến: GDP và các biến đầu tư, tiêu dùng công cộng và tư nhân, vốn con người Trong đó thước đo vốn con người dựa trên thu nhập của lao động mà Mullingan và Sala-i-Martin (1997) đã xây dựng Số liệu trong nghiên cứu là số liệu của 19 vùng kinh tế thuộc Tây Ban Nha trong giai đoạn 1995-2000 và các tác giả đã sử dụng phương pháp hiệu

ứng cố định “ '

Kết quả ước lượng cho thấy vốn cón người có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế giữa các vùng của Tây Ban Nha Do đó, các tác giả kết luận rằng cần có chính sách đầu tư phát triển nâng cao trình độ học vấn, và chú ý đến quá trình đồng hố của những cơng nghệ mới

Ng va Leung (2004), trong một phân tích tăng trưởng kinh tế các tỉnh của Trung Quốc giai đoạn 1986-1998 đã sử dụng một dạng hàm sản xuất Cobb-

Douglas mở rộng Trong đó, các biến gồm: GDP thực tế của các tỉnh và các biến

giải thích bao gồm vốn vật chất, lực lượng lao động, vốn con người và một tập hợp các biến số khác có tác động đến GDP phù hợp với các nền kinh tế đang chuyển đổi gồm có: tỷ trọng FDI, tỷ trọng chỉ tiêu chính phủ so với GDP, tỷ trọng giá trị công nghiệp của DNNN và tỷ trọng của Nông nghiệp trong GDP Có 2 thước đo vốn con người được sử dụng là (1) tỷ lệ học sinh — giáo viên và (2) tỷ lệ nhập học bậc cao đẳng, đại học Với số liệu của 29 tỉnh của Trung Quốc giai đoạn 1986-1998, các tác giả thu được 377 quan sát để ước lượng các mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên và hiệu ứng cố định

Trang 30

hoc và cao đẳng, song song với việc nâng cao chất lượng giáo dục bậc phổ thông là giải pháp phát triển kinh tế các tỉnh của Trung Quốc

— Những nghiên cứu ở Việt Nam

Nguyễn Thị Tuệ Anh và Lê Xuân Bá (2004), với mục đích phân tích chất lượng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 1990-2003 đã sử dụng mô hình tăng trưởng nội sinh Mankiw — Romer - Weil (1992) Thước đo vốn con người sử dụng trong nghiên cứu này là tỷ lệ nhập học bậc phổ thông cơ sở

Kết quả ước lượng cho thấy hệ số,ước lượng vốn con người là 0.643 có ảnh hưởng rất lớn, trong khi đóng góp của TEP và vốn vat chất còn thấp đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ rõ thước đo vốn con người bằng tỷ lệ nhập học ở bậc trung học cơ sở không hẳn là thước đo

tốt và kết quả ước lượng có thể cao hơn thực tế Các tác giả khuyến nghị cần đa

dạng đầu tư và phân bổ hợp lý các nguồn lực cho giáo dục; điều chỉnh cơ cấu đầu

tư vào hình thành tài sản vốn và nâng cao hiệu quả đầu tư; cũng như tăng đầu tư cho khoa học công nghệ một cách hiệu quả

Trần Thọ Đạt và các cộng sự (2007), nghiên cứu phân tích tăng trưởng kinh tế Việt Nam cũng như giải thích khoảng cách chênh lệch giữa các vùng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2000-2004 đã sử dụng mô hình tăng trưởng được đề xuất bởi Ng và Leung (2004) với hàm sản xuất Cobb-Douglas mở rộng để kiểm chứng vai trò của các yếu tố tăng trưởng nói chung và vốn con người nói riêng Dữ liệu nghiên cứu là số liệu của 61 tỉnh, thành phố phân chia thành 7 vùng kinh tế trong 5 năm, và các tác giả thu được 305 quan sát để ước lượng mô hình hiệu ứng cố định với 3 thước đo vốn con người là: (1) số năm đi học bình quân, (2) chỉ phí giáo dục và (3) thu nhập của lao động

Kết quả cho thấy: có 2 thước đo vốn con người là (1) số năm đi học bình quân và (2) chỉ phí giáo dục giải thích được tăng trưởng kinh tế Việt Nam và có đóng góp sau yếu tố lao động, vốn vật chất Tuy nhiên, tác động của vốn con người đến các vùng kinh tế Việt Nam thì chỉ có 2 vùng kinh tế là Đông Nam Bộ

Trang 31

và Nam Trung Bộ được giải thích bởi vốn con người và cả 3 thước đo vốn con người đều có ý nghĩa thống kê Trong đó, hệ số ước lượng của (1) số năm đi học bình quân khá cao là 0.64 và 0.41 cho cả hai vùng trên Các tác giả cho rằng đầu

tư vào vốn con người sẽ đem lại lợi ích cho xã hội thông qua nhiều kênh, đặt biệt

là góp phần nâng cao năng suất lao động Do vậy, phát triển khu vực giáo dục là cách khả thi để nâng cao tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam

Các nghiên cứu đều đưa đến kết luận rằng, vốn con người có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế Đầu tr và phát triển giáo dực chính là cách nâng cao vốn con người từ đó tác động đến nền kinh tế

Vì vậy, đề tài nghiên cứu “Vai trò của vốn con người đối với tăng trưởng

kinh tế các tỉnh, thành phố Duyên hải Nam Trung Bộ giai đoạn năm 2000-2011” sẽ sử dụng thước đo dựa vào số năm đi học bình quân của lực lượng lao động để đo lường vốn con người đối với tăng trưởng kinh tế của các tỉnh, thành phố Duyên hải Nam Trung Bộ Bởi vì hai lý do sau:

Thứ nhất, trong các thước đo vốn con người được nêu trên thì số năm đi học bình quân của lực lượng lao động dễ dàng thu thập, tính toán dựa trên số liệu vĩ mô được công bố hàng năm và nó có thể định lượng được đầu tư, tích luỹ giáo

dục của quốc gia

Trang 32

CHUONG 3: PHUONG PHAP NGHIEN CUU

Chương này sẽ tập trung chính vào hai phân, thứ nhất sẽ trình bày một số

mô hình sử dụng dữ liệu chéo theo thời gian và các bước thực hiện để lựa chọn

mô hình phù hợp Thứ hai, đề xuất mô nghiên cứu cũng như mô tả và đo lường các biến trong mô hình

3.1 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để phân tích mối quan hệ của vốn con người và tăng trưởng kinh tế các tỉnh, thành phố Duyên hải Nam Trung Bộ giai đoạn 2000-2011

Đề tài sử dụng phần mềm Stata 11 để tính toán, phân tích đữ liệu với các mô hình dữ liệu chéo theo thời gian (dữ liệu bảng)

3.2 Mô hình nghiên cứu

3.2.1 Mô hình sử dụng dữ liệu bảng 3.2.1.1 Dữ liệu bảng

Yaffee (2003), các mô hình phân tích hồi quy dựa trên dữ liệu bảng mang cả hai yếu tố không gian và thời gian Yếu tố không gian thể hiện trong tập hợp các đơn vị quan sát như các nước, các tỉnh, các doanh nghiệp, các nhóm người hay thậm chí là các cá nhân Yếu tố thời gian thể hiện trong các quan sát theo

thời kỳ, mô tả một nước, một tỉnh, một doanh nghiệp, một nhóm người hay một

cá nhân theo thời gian

Baltagi (2005), cho rằng có năm ưu điểm của dữ liệu bảng so với dữ liệu theo chuỗi thời gian hay không gian như sau:

Thứ nhất: Vì dữ liệu bảng liên quan đến các cá nhân, doanh nghiệp, tiểu

bang, quốc gia, v.v theo thời gian, nên nhất định phải có tính dị biệt (không đồng nhất) trong các đơn vị này Kỹ thuật ước lượng dữ liệu bảng có thể chính

Trang 33

thức xem xét đến tính di biệt đó bằng cách xem xét các biến số có tính đặc thù theo từng cá nhân, doanh nghiệp, tiểu bang, quốc gia

Thứ hai: Thông qua kết hợp các chuỗi dữ liệu theo thời gian của các quan sát theo không gian, dữ liệu bảng cung cấp những dữ liệu có nhiều thông tin hơn,

đa dạng hơn, ít cộng tuyến hơn giữa các biến SỐ, nhiều bậc tự do hơn và hiệu quả

hơn

Thứ ba: Thông qua nghiên cứu các quan sát theo không gian lặp lại, dữ liệu bảng phù hợp hơn đẻ nghiên cứu tính động của thay đổi

Thứ tư: Dữ liệu bảng có thể phát hiện và đo lường tốt hơn những ảnh hưởng mà không thể quan sát trong dữ liệu chuỗi thời gian thuần túy hay dữ liệu chéo theo không gian thuần túy

Thứ năm: Dữ liệu bảng giúp ta nghiên cứu những mô hình hành vi phức tạp hơn Ví dụ, các hiện tượng như lợi thế kinh tế theo qui mô và thay đổi kỹ thuật có thể được xem xét thông qua dữ liệu bảng tốt hơn so với dữ liệu theo chuỗi thời gian thuần túy hay theo không gian thuần túy

Va nhiều nhà kinh tế học và kinh tế lượng đã công nhận các nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng có ưu điểm vượt trội các nghiên cứu chuỗi thời gian hay các nghiên cứu sử dụng số liệu chéo Nói tóm lại, dữ liệu bảng có thể làm phong phú các phân tích thực nghiệm theo những cách thức mà không chắc có thể đạt được nếu ta chỉ sử dụng các đữ liệu theo chuỗi thời gian hay không gian thuần túy 3.2.1.2 Các mô hình phân tích dữ liệu bảng

Theo Gujarati (2004), ta có mô hình phân tích hồi quy dựa trên dữ liệu

bang mang cả hai yếu tố không gian ký hiệu là ¡, và thời gian ký hiệu là t có dạng

như sau:

Vit = Brie + Ủau X9u + au Ä3u + + Beit Xin + Vir (3.1)

Trang 34

giả định chỉ xét tung độ gốc thay đổi theo đơn vị không gian (cố định theo thời

gian) và hệ số độ dốc thì không thay đổi theo không gian và thời gian cho cả 3

loại mô hình phổ biến trong phân tích sử dụng số liệu bảng là: mô hình hệ số không thay đổi (Pooled OLS) , mô hình hiệu ứng cố định (FEM) và mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên (REM)

—, Mô hình hệ số không thay đổi (Constant coefficients model): mô hình này có các hệ số không biến đổi Trong bối cảnh không tồn tại những hiệu ứng đặc thù theo không gian hay thời gian, thì chúng ta có thé gdp chung toàn bộ số liệu chéo và chuỗi thời gian fồi chạy mô hình hồi quy bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất thông thường (OLS) hay còn được gọi là mô hình hồi quy gộp (Pooled OLS) Mô hình có dạng như sau:

Vir = Br + Bo Xo + à X3u +: + Ủy Xu, Ð tụ (3.2)

Tuy nhiên, trên thực tế việc đồng nhất hiệu ứng đặc thù theo không gian và thời gian là điều không thể Vì mỗi không gian sẽ có đặc thù riêng và có thể thay đổi theo thời gian Vì vậy, trong mô hình Pooled OLS rất dễ vi phạm các giả định về mô hình hồi quy cổ điển nhưng hiện tượng tự tương quan, phương sai thay đổi và đa cộng tuyến

— Mô hình hiệu ứng cố định (FEM): mô hình này có tung độ gốc biến đổi theo đơn vị không gian (không đổi theo thời gian) Vì vậy, người ta thường dùng biến giả để thay thế cho các biến bị bỏ qua, nhằm nắm bắt những đặc điểm riêng biệt theo không gian của các quan sát, nên mô hình này còn được gọi là mô hình biến giả bình phương nhỏ nhất (LSDV) Mô hình hiệu ứng cố định (FEM) có dạng sau:

Vir = Bi + Bo Xoin + s X3u + + Ủy Xu, Ð tụ (3.3)

Trong đó, tung độ gốc f; 1a gia tri trung bình của tất cả các tung độ gốc

theo đơn vị không gian và z„ là hạng sai số theo không gian và chuỗi thời

gian kết hợp

Trang 35

Với mô hình LSDV, do đưa vào nhiều biến giả sẽ làm giảm số bậc tự do; và có khả năng xảy ra đa cộng tuyến Mô hình FEM lại không đo lường những yếu tố không đổi theo thời gian như giới tính, màu da và chủng tộc

—_ Mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên (REM): mô hình này với tung độ gốc ngẫu nhiên Kết quả ngẫu nhiên này là tổng của một giá trị trung bình là /đ; và sai số ngẫu nhiên đặc trưng cho từng đơn vị không gian là e; Mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên (REM) có dạng sau: ‘

Yin = By + & + Bo Xai + Bs Xu + + ụ Xu + tụ (3.4) Ta đặt: wị = e; + z là hạng sai số kết hợp

Mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên (REM) được viết lại như sau: T„ =ổu + y Xu + fy Xu + + y Xụy + Wir (3.9)

Với 2 mô hình hiệu ứng cố định (FEM) và hiệu ứng ngẫu nhiên (REM), thì mô hình nào tốt hơn cho nghiên cứu Theo Judge và các tác giả việc lựa chọn mô hình REM hay FEM có thể dựa trên T (số thời đoạn của đữ liệu thời gian) và N Góồ đơn vị theo không gian) như sau:

—_ Nếu sai số ngẫu nhiên e¡ và một hay nhiều biến X tương quan nhau thì mô hình FEM phù hợp

~_ Nếu T lớn, N nhỏ, các giá trị ước lượng của hai mô hình có thể không khác nhau Vì thế, việc chọn lựa ở đây dựa vào sự thuận tiện trong tính toán

— Khi N lớn, T nhỏ, các giá trị ước lượng thu được khác nhau đáng kẻ Trong trường hợp này FEM là phù hợp

~ Nếu N nhỏ và T nhỏ, và các điều kiện trong REM thoả thì ước lượng

REM sẽ hiệu quả hơn FEM

Trang 36

3.2.1.3 Các bước lựa chọn mô hình

Park (2011), để xác định một mô hình phù hợp với đữ liệu bảng Đầu tiên hãy bắt đầu với mô hình Pooled OLS và thực hiện kiểm định các giả thuyết Kế tiếp, chạy mô hình FEM và REM sau đó kiểm định F và LM Nếu kết quả kiểm

định F bác bỏ giả thuyết Họ thì mô hình FEM phù hợp Còn nếu kết quả kiểm

định LM bác giả giả thuyết Hạ thì mô hình REM phù hợp Trong trường hợp, kết quả đều kiểm định F và LM bác bỏ giả thuyết Họ thì kiểm định Hausman để lựa

chọn giữa mô hình FEM và REM Ngược lại, nếu kết quả kiểm định của F và LM đều chấp nhận giả thuyết Hạ thì mô hình Pooled OLS có thể phù hợp, và trong

trường hợp này cần kiểm định Chow Nếu kết quả kiểm định bác bỏ giả thuyết Hy thi có thể sử dụng mô hình hệ số ngẫu nhiên hoặc mô hình tuyến tính phân cấp, ngược lại, thì m6 hinh Pooled OLS phu hợp

Tuy nhiên, lựa chọn mô hình nào sử dụng cho nghiên cứu dữ liệu bảng phụ thuộc vào mục đích nghiên cứu cũng như số liệu nghiên cứu Vì vậy, nghiên

cứu này đưa ra cách thức lựa chọn mô hình gồm các bước sau:

Bước 1: Trước tiên, gộp toàn bộ dữ liệu và chạy hồi quy mô hình Pooled

OLS, sau đó kiểm định các giả định của mô hình hồi quy cổ điển

Bước 2: Chạy hồi quy mô hình FEM và REM sau đó thực hiện kiểm định Hausman để lựa chọn giữa mô hình FEM và REM Nếu kết quả kiểm định bác bỏ giả thuyết Hạ có nghĩa là mô hình FEM phù hợp và ta chuyển sang bước 3 Ngược lại, chuyển sang bước 4

_ Bước 3: Thực hiện kiểm định F để lựa chọn giữa mô hình FEM và Pooled OLS Nếu kết quả kiểm định F bác bỏ giả thuyết Họ có nghĩa mô hình FEM phù hợp và ta sẽ thực hiện các kiểm định phương sai thay đổi và tự tương quan cho mô hình Ngược lại, ta sẽ chuyển sang bước 5

Bước 4: Thực hiện kiểm định LM để lựa chọn giữa mô hình REM và

Pooled OLS Néu kết quả kiểm định LM bác bỏ giả thuyếtH có nghĩa là mô hình

Trang 37

REM phù hợp và ta sẽ thực hiện các kiểm định phương sai thay đổi và tự tương quan Ngược lại, ta sẽ chuyển sang bước 5Š

Bước 5: Ta thực hiện kiểm định Chow Nếu kết quả kiểm định Chow chấp nhận giả thuyết Họ có nghĩa là, mô hình Pooled OLS phù hợp Ngược lại, ta buộc sử dụng mô hình mô hình hệ số ngẫu nhiên

Đề tài nghiên cứu này sẽ cố gắng trình bày theo đúng các bước và thực hiện các kiểm định nhằm tìm ra mô hình phù hợp cho nghiên cứu Với ba mô hình đề xuất trên Pooled OLS, FEM và REM, nghiên cứu này sẽ tóm tắt một số kiểm định nhằm lựa chọn mô hình phù hợp là kiểm định Hausaman, F, LM và Chow:

— Kiểm định Hausman: là kiểm định nhằm lựa chọn mô hình FEM hay REM phù hợp cho hồi quy dữ liệu bảng, dựa trên giả định Họ không có sự tương quan giữa biến giải thích và các sai số ngẫu nhiên g¡ vì tương quan là nguyên nhân tạo nên sự khác biệt giữa FEM và REM

+ Họ: không có tương giữa biến giải thích và các sai số ngẫu nhiên e; (chọn mô hinh REM)

+ Hị: Có tương quan giữa biến giải thích và các sai số ngẫu nhiên z; (chọn mô hình FEM)

Nếu P-value < 0.05, thì bác bỏ giả thiết Họ hay chọn mô hình FEM và ngược lại thì chọn mô hình REM

Trang 38

Nếu P-value < 0.05, thì bác bỏ giả thiết Họ hay chọn mô hình REM và ngược lại thì chọn mô hình Pooled OLS

— Kiểm định F: là một kiểm định nhằm lựa chọn mô hình FEM hay Pooled OLS, dựa trên giả định không có sự khác biệt giữa tung độ gốc theo đơn vị không gian Và kiểm định này được Stata 11 hỗ trợ khi sử dụng nhóm lệnh “xt” + Họ: Tung độ gốc theo các đơn vị không gian bằng 0 (chọn mô hình Pooled OLS) + Hị: Có sự khác biệt của các tung độ gốc theo don vi không gian (chon mô hình FEM)

Nếu P-value < 0.05, thì bác bỏ giả thiết Hạ hay chọn mô hình FEM và ngược lại thì chọn mô hình Pooled OLS

— Kiểm định Chow: là một kiểm tra đối với hệ số độ dốc của dữ liệu bảng dựa trên giả định không có sự khác biệt giữa các hệ số độ dốc theo đơn vị không gian

+ Ho: Hé sé độ đốc theo các đơn vị không gian bằng nhau (phù hợp với mô hình Pooled OLS)

+ Hị: Có sự khác biệt của các hệ số độ dốc theo đơn vị không gian Nếu P-value < 0.05, thì bác bỏ giả thiết Hạ hay có thể chọn mô hình hệ số ngẫu nhiên Ngược lại, phù hợp với mô hình Pooled OLS

3.2.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Ng và Leung (2004), trong một nghiên cứu tăng trưởng kinh tế các tỉnh của Trung Quốc giai đoạn 1986-1998, đã sử dụng một dạng hàm sản xuất Cobb- Douglas mở rộng với các biến số vĩ mô để phân tích tăng trưởng Trần Thọ Đạt và các cộng sự (2007) cũng đã áp dụng mô hình tăng trưởng trên cho một nghiên cứu về vốn con người về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2000-2004,

và hàm sản xuât được viết như sau:

Trang 39

¥, = AK Hp" hte" 7 = (FG, SOE, ARG) @.7)

Trong đó ¡ biểu thị tỉnh, thành phố và t biểu thị thời gian, Y„ là mức sản lượng,

Ao la yếu tố công nghệ, K; là mức vốn vật chất, Hạ là mức vốn con người L¡ là lao động Z là tập hợp các biến số ảnh hưởng đến sản lượng phù hợp với nền kinh tế đang chuyển đổi Các biến số này gồm: độ mở cửa của nền kinh tế trong nước

(F), sự can thiệp của chính phủ trong nền kinh tế (G), ảnh hưởng của DNNN

(SOE), vai trò của nông nghiệp (ARG) và các biến số này thay đổi theo tỉnh,

'

thành phố và theo thời gian

Do Trung Quốc và Việt Nam có nhiều điểm tương đồng về kinh tế chính trị và xã hội (Trần Thọ Đạt và các cộng sự, 2007) Nên đề tài áp dụng mô hình tăng trưởng vĩ mô được mô tả trong nghiên cứu Ng và Leung (2004), Trần Thọ Đạt và các cộng sự (2007) để phân tích vai trò của vốn con người đối với tăng

trưởng kinh tế các tỉnh, thành phố Duyên hải Nam Trung Bộ giai đoạn 2000-

2011

Để áp dụng các mô hình hồi quy trong nghiên cứu, ta lấy logarit hai về và chuyển hàm sản xuất (3.7) về các dạng mô hình nghiên cứu dữ liệu bảng đã nêu trong chương 3 như sau:

>_ Mô hình hệ số không thay đổi - Pooled OLS

InY, = a+ By Ink, + By In, +B, In, 3.8

+ 0p, + 0G, + sop SOE, + Ogg ARG, + Ui, 6

Trong đó, a= InAo, và © là các hệ số chứa đựng hiệu ứng của các biến ngoại sinh, và uụ là số hạng sai số thẻ hiện tác động của các biến bị bỏ qua (uụ thay đổi theo thời gian và không gian) Với giả thiết là u~N(0,ơŸ,) > Mô hình hiệu ứng cố định - FEM

In¥, =a+a,+ „In K, + Øy In1„ + Ø, In 7,

Trang 40

Trong d6, a; la cac dai luong cố định của mỗi tỉnh, bao hàm đặc trưng của

tỉnh thir i

> Mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên - REM

Inf,=a+a, + Ø„InK, + Øđ„InH, + Ø, In L„

(3.10)

+O, Fi, + OGGy + AsopSOE, + Ong ARG, + Uy

Trong đó, q¡ là sai số ngẫu nhiên theo đơn vị không gian tuân theo quy luật phân phối chuẩn

3.3 M6 ta va đo lường biến , 3.3.1 Biến phụ thuộc

Biến Y

Mức sản lượng của nền kinh tế Trong các nghiên cứu về vốn con người

và tăng trưởng kinh tế, các nhà kinh tế thường sử dụng giá trị GDP thực tế để đại

diện cho biến Y như : Lau và các tác giả (1993), Martin và Herranz (2004), Ng và Leung (2004), Trần Thọ Đạt và các cộng sự (2007)

Đề tài này sẽ sử dụng biến phụ thuộc Y là GDP thực tế theo giá so sánh năm 1994 và được đo bằng đơn vị nghìn tỷ VNĐ của các tỉnh, thành phố

3.3.2 Biến giải thích

— Biến H

Như đã phân tích trong chương 2, các thước đo vốn con người đều có

những ưu, nhược điểm và nó phản ánh các khía cạnh khác nhau của vốn con

người Tuy nhiên, do những hạn chế về số liệu nên đề tài này tập trung về khía cạnh giáo dục với thước đo vốn con người đã được sử dụng trong nhiều nghiên cứu như của: Barro và Lee (1993, 2010), Lau và các tác giả (1993), Barro và Sala-i-Martin (1995), Coulmbe và Tremblay (2001), Cravo và Soukiazis (2009) đó là thước đo số năm đi học bình quân của lực lượng lao động Và đây cũng là

thước đo vốn con người phù hợp với các nghiên cứu của tỉnh, thành phố Việt

Nam (Trần Thọ Đạt và các cộng sự, 2007)

Ngày đăng: 07/01/2022, 19:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w