1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kinh tế tri thức với tăng trưởng kinh tế ở việt nam hiện nay

100 3 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kinh Tế Tri Thức Với Tăng Trưởng Kinh Tế Ở Việt Nam Hiện Nay
Trường học University of Economics
Chuyên ngành Economics
Thể loại Thesis
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hanoi
Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 10,75 MB

Nội dung

Trang 1

HOC VIEN BAO CHi VA TUYEN TRUYEN

LE THUY MAI

KINH TE TRI THUC VOI TANG TRUONG KINH TE O VIET NAM HIEN NAY

Chuyên ngành : Kinh tế chính trị

Mã số : 60.31.01.02

LUẬN VĂN THẠC SY KINH TE

Trang 2

Tôi xin cam đoan: Đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi dưới sự hướng dân của Tiên sĩ Cao Quang Xứng Các số liệu trong luận văn là trung thực Các tài liệu tham khảo có nguôn gôc xuất xứ rõ rằng

Hà Nội, ngày tháng năm 2012

Tác giả luận văn

Trang 3

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:

TS Cao Quang Xứng - Học Viện Báo chí và Tuyên truyền, là người

thay da truc tiếp hướng dẫn em rất tận tình, chu đáo và giúp đỡ em trong suốt

quá trình em học tập nghiên cứu và hoàn thành luận văn Em xin trân trọng cảm ơn:

Ban giám đốc, Phòng sau đại học, Khoa kinh tế, Học viện Báo chí và

tuyên truyền, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học

tập và nghiên cứu

Trang 4

CNH, HDH CNXH CNTB CNTT CNPM CNSH - DS-KHHGD GDP GNP GD-DT IT KT-XH KTTT KH&CN SHTT TBCN TCTK TFP TIKT XHCN : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa : Chủ nghĩa xã hội : Chủ nghĩa tư bản : Công nghệ thông tin : Công nghệ phần mềm : Công nghệ sinh học : Dân số, kế hoạch hóa gia đình : Tổng sản phẩm quốc nội : Tổng sản phẩm quốc gia

: Giáo dục đào tạo

: Công nghệ thông tin : Kinh tế - xã hội : Kinh tế tri thức : Khoa học và Công nghệ : Sở hữu trí tuệ : Tư bản chủ nghĩa : Tổng cục thống kê

: Nhân tổ năng suất tổng hợp

: Tăng trưởng kinh tế

Trang 6

_Danh mục các chữ việt tắt Mục lục

MO DAU . .2 2s S22S2EEE322E3221111711111.111127111117111111071121121111E 22 e6 1

NỘI DUNG 2-22222cc21222221112222521E22.cee ¬ 7

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIẾN vi KINH TE TRI THUC VA TAC

DONG CUA NO DEN TANG TRUONG KINH TEiou cccccccccscsssesscsesccssesseseresenssseeseneess 7

1.1 Bản chất của kinh tế tri thức (KTTT) và tăng trưởng kinh tế 7

1.2 KTTT hướng đến tăng trưởng kinh tế -.222222EEEE1111EsEee 29

1.3 Kinh nghiệm vận dụng kinh tế tri thức cho tăng trưởng kinh tế ở một số

nước trên thế giới -ss+se+Ek+EEEkEEEEEEEEEEEEEEEEE111111111721111112111221e 21x 33

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TẬN DUNG KINH TE TRI THUC DE TANG TRUONG KINH TE O VIET NAM TRONG THOI GIAN QUA

2.1 Phat trién KTTT dé tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam: Quá trình phát triển

tư duy lý luận của Đảng .- . 5 cà kv HS HH TH TH TH HH ngu re 42

2.2 Thực trạng kinh tế tri thức ở Việt Nam hướng tới tăng trưởng kinh tế 43 2.3 Démh gid Chung ccceesccssscssessssscccssssssseeseccesssssscssssssssssssuvesssssssssvesesssssssssvees 67

CHUONG III: PHUONG HUONG VA CAC GIAI PHAP CHU YEU TAN DUNG KINH TE TRI THUC BAM BAO SU TANG TRUONG KINH TE O VIET NAM

TRONG THOT GIAN TOD 0 cccccsssessssssssssssssssssssescccssssssesssceccscessnsusssesseceeesssessseeesseetesie 69

3.1 Phương hướng - - 6c 5< +25 S923 1 E113 11H HH HH ch gen ray 69

3.2 Một số giải pháp chủ yếu tận dụng kinh tế tri thức đảm bảo tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong thời gian tới bes eseesesesuesesesssssssecsesesaussesestsesnesutensanes 72

Trang 7

Đề hướng tới mục tiêu rút ngắn khoảng cách với các nền kinh tế hàng đầu, tăng trưởng kinh tế cao và bền vững là một trong những vấn đề cần quan tâm chú ý Trong những năm vừa qua, nền kinh tế nước ta đã có tốc độ tăng

trưởng cao và thu hút được nhiều chú ý, đánh giá tích cực của dư luận trong

và ngoài nước Tăng trưởng đạt được không chỉ do đổi mới cơ chế mà nhờ cả

đổi mới cơ cấu; không phải chỉ do mở rộng thị trường và khai thác nguồn lực

bên trong, mà nhờ cả hướng ra thế giới và thu hút nguồn lực bên ngoài Mặc

dù vậy, đổi mới cơ cấu kinh tế vẫn chưa tiếp cận sâu vào các ngành tiên tiến;

hội nhập quốc tế vẫn chưa tạo ra chỗ đứng ổn định trong hệ thống phân công kinh tế quốc tế Cụ thể, tăng trưởng kinh tế hiện nay do yếu tố vốn đầu tư đóng góp chiếm 57,5%, do yếu tố lao động đóng góp chiếm 20%, do yếu tố năng suất các nhân tố tổng hợp chiếm 22,5% Điều đó chứng tỏ, tăng trưởng kinh tế vẫn chủ yếu về số lượng, phát triển theo chiều rộng, chậm chuyển biến về chất lượng và phát triển theo chiều sâu Rõ ràng, bức tranh kinh tế Việt

Nam còn nhiêu hạn chê

Đặc biệt, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang chuyển từ xã hội công

nghiệp sang xã hội thông tin và tri thức, chúng ta vẫn phải đối mặt với nguy

cơ bị các nước đi trước bỏ xa hơn Đề tránh khỏi nguy cơ này, đòi hỏi Việt Nam không thể đi theo (nguyên xỉ) mô hình CNH cổ điển mà cần phải tận dụng xu thế phát triển kinh tế tri thức trên thế giới để thực hiện mục tiêu tăng trưởng, phát triển kinh tế nhanh nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, hướng

Trang 8

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Vấn đề kinh tế tri thức và tăng trưởng kinh tế đã có nhiều công trình

khoa học, nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu cả về mặt lý luận và thực tiễn

- Tác giả Phan Duy Tùng có bài viết “Việt Nam tăng trưởng nhanh

nhưng chỉ số kinh tế tri thức thấp” Ông cho rằng, ở Việt Nam, tốc độ tăng

trưởng cao nhưng chất lượng không cao; tình trạng ô nhiễm môi trường, biến

đổi khí hậu phức tạp; nguồn nhân lực còn yếu kém; chất lượng sống của

người dân chưa được đáp ứng Cụ thể là: năng suất lao động quá kém;

chuẩn nghèo quá thấp, thoát nghèo vẫn khổ; mới có GDP thành tích, chưa có

GDP xanh; chỉ biết vốn, đất, quên nguồn nhân lực Đó là hàng loạt các vấn đề hạn chế của mô hình phát triển trong thời gian qua Vì vậy, đòi hỏi Việt Nam phải thay đổi mô hình tăng trưởng theo hướng phát triển bền vững dựa trên ba trụ cột: kinh tế, xã hội, môi trường

- GS, TSKH Vũ Đình Cự khi viết về “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện

đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức” đã cho rằng phát triển kinh tế tri thức là xu thế tất yếu và công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh

tế tri thức là con đường giúp chúng ta có thể rút ngắn thời gian phát triển Các quốc gia phát triển như Trung Quốc, Hàn Quốc, Phần Lan, Ấn Độ biết kết hợp phát triển kinh tế tri thức đều đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao Từ

đó, ông nêu lên những quan điểm, nhận thức về công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Trang 9

và ứng dụng có hiệu quả những tri thức mới; đào tạo nguồn nhân lực tài năng

sáng tạo; xây dựng một hệ thống đổi mới hiệu quả; tích cực xây dựng kết cầu

hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông, đẩy mạnh ứng dụng và phát

triên ngành công nghệ cao dân đâu này

- Trong “Giải pháp đột phá phát triển kinh tế tri thức”, trước tiên GS, TS Dương Xuân Ngọc nêu những đặc trưng cơ bản nhận diện nền kinh tế tri

thức, sau đó ông tập trung đi vào phân tích các giải pháp đột phá để thực hiện

có kết quả bước phát triển “rút ngắn” sớm xác lập nền kinh tế tri thức ở Việt

Nam Các giải pháp bao gồm: tiếp tục cải cách mạnh mẽ, có hiệu quả nền giáo dục và đào tạo; phát triển mạnh khoa học, công nghệ, chú trọng vào việc

việc ứng dụng một cách sáng tạo công nghệ cao; tiếp tục đối mới, phát huy

vai trò quản lý, điều hành ở tầm vĩ mô của Nhà nước trong cải cách giáo dục-

đào tạo, phát triển khoa học, công nghệ và trong phát triển kinh tế - xã hội Ông cho rằng, trong tổng thể những nội dung đổi mới toàn diện, cần tập trung

trọng tâm vào việc nhận thức lại và thực hiện đúng chức năng, vai trò của

Nhà nước đối với phát triển kinh tế, từ điều khiển, chỉ huy sang là “kiến trúc

sư” trong cải cách giáo dục - đào tạo, trong phát triển khoa học, công nghệ,

trong việc tạo môi trường thuận lợi và động viên mọi nguồn lực để thực hiện bước chuyền đổi từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức

- Khi bàn về “Kinh tế tri thức và thực hiện phát triển kinh tế tri thức ở

nước ta”, tác giả Trần Ngọc Hiên trong Tạp chí Cộng sản, số 814/2010, đã

nêu lên những lý luận nhận thức về kinh tế trí thức và phân tích một số vấn đề

Trang 10

bên vững dựa trên kinh tế tri thức là một yêu cầu cấp bách hiện nay

- Tác giả Phạm Xuân Sơn trong bài viết “Ưw fiên cho phát triển bền

vững ở Việt Nam trong thế kỷ 21”, trước khi phân tích hiện trạng nền kinh tế

Việt Nam đã nêu lên các xu thế mới gắn liền cơ hội và thách thức mới trong

nền kinh tế Việt Nam Từ đó tác giả cho rằng để thích ứng với các xu thế lớn

thời đại, với thực trạng nền kinh tế Việt Nam cần xây dựng chiến lược phát

triển dài hạn, trong đó cần chú ý đến một số hướng đột phá cho phát triển bền

vững ở Việt Nam bao gồm: tiếp tục đổi mới tư duy kinh tế, nâng cao hiệu quả

quản lý Nhà nước về kinh tế và vai trò của cộng đồng tham gia các dự án phát

triển kinh tế xã hội, Sớm có chiến lược phát triển kinh tế tri thức, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Gắn kết các chính sách kinh tế vĩ mô với bảo vệ

môi trường

- Tác giả Nguyễn Sơn Tùng trong “Kinh tế tri thức: Điểm tựa cho mục _

tiêu thiên niên kỷ” đã viết, “Từ khi mở cửa hội nhập đến nay, Việt Nam đã

đạt những thành tựu to lớn, tốc độ tăng trưởng cao Tuy vậy, nền kinh tế vẫn chứa đựng nhiều yếu tố phát triển không bền vững, chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và tính cạnh tranh chưa cao” Ông cho rằng kinh tế tri thức chính là

công cụ hữu hiệu để tránh nguy cơ tụt hậu và hiện nay các ngành công nghệ

cao cần là ưu tiên số một Trong khi phân tích, ông đã chú ý kết hợp với thực tiễn Việt Nam làm cho bài viết thêm phong phú

Các công trình và bài viết trên hầu hết đều đề cập đến khía cạnh phát

triển kinh tế tri thức, sự cần thiết phát triển kinh tế tri thức, các giải pháp phát

Trang 11

và sự tận dụng nó cho sự tăng trưởng kinh tế, đặc biệt ở Việt Nam, để phát triển bền vững như thế nào vẫn chưa được bàn luận nhiều Vì vậy, tác giả

muôn ởi sâu nghiên cứu về vân đê này

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn * Mục đích nghiên cứu:

Làm rõ vai trò, tác dụng và việc tận dụng kinh tế tri thức đến tăng trưởng

kinh tế ở Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện nay

* Nhiệm vụ:

- Làm rõ bản chất của nền kinh tế tri thức (khác với nền kinh tế công

nghiệp)

- Xác định vị trí, vai trò và tác dụng của kinh tế tri thức đến tăng trưởng

kinh tế ở Việt Nam hiện nay

- Chỉ ra sự cần thiết của kinh tế tri thức với tăng trưởng kinh tế trên thế

giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng

- Đánh giá thực trạng tận dụng sự phát triển kinh tế tri thức trên thế giới cho tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam hiện nay

- Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp để tận dụng xu thế phát triển kinh tế tri thức ấy đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế, trước mắt trong thời kỳ đây mạnh

công nghiệp hóa ở nước ta

4 Đôi tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn * Đôi tượng nghiên cứu:

Trang 12

_ nó đến tăng trưởng kinh tế nhanh, ôn định, hiệu quả ở Việt Nam trong thời kỳ

công nghiệp hóa hiện nay

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

- Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận phép biện chứng, phép duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác — Lênin; tư tưởng Hồ Chí minh; các ly thuyết

kinh tế học hiện đại, kế thừa có chọn lọc các công trình nghiên cứu khoa học

có nội dung gân gũi với đề tài và thực tiễn tận dụng sự phát triển KTTT trên thế giới vào Việt Nam;

- Ngoài việc vận dụng phương pháp đặc trưng của kinh tế chỉnh trị - trừu

tượng hóa khoa học còn coi trọng một số phương pháp cụ thể như: kết hợp

légic với lịch sử; phương pháp phân tích; phương pháp so sánh và tổng hợp

6 Ý nghĩa của đề tài

Cung cấp lý luận về mối quan hệ của kinh tế tri thức với tăng trưởng kinh tế làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách phát triển nền kinh tế quốc dân trong

bối cảnh công nghiệp hóa theo hướng hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay 7 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu

Trang 13

Lịch sử kinh tế loài người, nếu xét về sự kết tỉnh trí tuệ của con người

trong tư liệu sản xuất thì có thể nhận thấy ba giai đoạn của phát triển lực

lượng sản xuất, đó là: thời kỳ kinh tế nông nghiệp, thời kỳ kinh tế công

nghiệp và kinh tế kỹ thuật cao, còn nếu phân chia theo cơ sở phân phối nguồn tài nguyên thì có thê chia thành kinh tế lao động chân tay, kinh tế tài nguyên,

và kinh tế tri thức Kinh tế lao động chân tay dựa vào lao động (labor) và đất

đai (land), kinh tế tài nguyên dựa trên tư bản (capital) và năng lượng (energy) Ngày nay, trong một thế kỷ mới được gọi là kỷ nguyên thông tin, tri thức (knowledge) đã trở thành một động lực của việc tăng năng suất và tăng trưởng kinh tế Công nghệ thông tin và tri thức đã và đang thay đổi cách thức tạo ra

của cải, và đang là hai yếu tố chủ đạo tạo nên sự thịnh vượng của xã hội

Công nghệ thông tin và tri thức đang dần thay thế tư bản và năng lượng cũng

giống như chính tư bản và năng lượng đã thay thế lao động và đất đai 200 năm về trước Thế giới đang dần chuyển từ kinh tế dựa trên vốn (capital-

based economy) sang kinh tế dựa vào tri thức (knowledge-based economy),

một nền kinh tế mà nền tảng vững chắc cho sự tăng trưởng kinh tế chính là tri

thức của con người (human ingenuity), cac k¥ nang làm việc (skills), và một

quyết tâm sáng tạo (innovation) thong qua nghiên cứu va phat trién (Research

& Development — R&D)

1.1 Bản chất của kinh tế tri thức (KTTT) và tăng trưởng kinh tế

1.1.1 Kinh tế tri thức

Trang 14

năng vận dụng chúng vào thực tiễn Tri thức cũng là sự tích lũy thông tin và những kỹ năng có được qua việc sử dụng chúng [8; tr.301]

Tri thức là yếu tổ chủ yếu của sản xuất, nhưng lại rất khác biệt với các

yếu tô khác của sản xuất (vốn, tài nguyên ) Nhưng sự khác biệt ấy là nguồn gốc của những thay đổi to lớn trong nền kinh tế và trong xã hội, khi tri thức

trở thành yêu tô chủ yêu của sản xuất

Tri thức là động lực của sự phát triên xã hội Băng lao động sản xuât,

đầu tranh với thiên nhiên, con người dân tích lũy tri thức; với trí thức có được, con người từng bước cải tiên và đôi mới công cụ lao động, nâng cao

năng suất lao động, do đó lực lượng sản xuất không ngừng phát triển

Trong cuộc cách mạng tri thức hiện nay, tri thức mã hóa và công nghệ mới bùng nô nhanh chóng; khoa học ngày càng chặt chẽ hơn với đôi mới công nghệ, với sản xuất và thị trường; vai trò của giáo dục và đào tạo cùng

với KH&CN ngày càng nỗi bật và gia tăng

Vai trò động lực của tri thức đối với phát triển KT-XH được mọi người

thừa nhận, nhưng trước đây vẫn coi /ao động và vốn là hai yếu tố quyết định

nhất đối với tăng trưởng kinh té, còn tri thức chưa được thừa nhận là một yếu

tố nội sinh có tính quyết định

Từ giữa thế kỷ XX, khi cuộc cách mạng KH&CN hiện đại bắt đầu tác

động mạnh đến phát triển xã hội, đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về

Trang 15

Năm 1957, R Solow đưa ra mô hình tăng trưởng kinh tế mới được gọi là

“mô hình tăng trưởng Solow”, trong đó coi vốn tri thức xã hội là yếu tố quyết định sự tăng trưởng

Vào giữa những năm 1980, Paul Romer đã đưa ra lý thuyết về tăng

trưởng nội sinh, và kiến nghị coi tri thitc 1a mét thành phân của hệ thống kinh

tế, tri thức là mot trong ba yếu tỗ của sản xuất (lao động, vốn, tri thức) trong

các nền kinh tế phát triển Theo Romer, tri thức /à hình thức cơ bản nhất của

vốn; sự tăng trưởng kinh tế là do tích lũy tri thức đưa lại; tri thức (bao gồm cả công nghệ) làm tăng thu nhập của đầu tư

Cách đây gần hai thế kỷ, C Mác cũng đã viết: “/beo đà phát triển của

đại công nghiệp, việc tạo ra của cải thực sự trở nên ít phụ thuộc vào thời gian

lao động và số lượng lao động đã chỉ phí hơn là sức mạnh của những tác

nhân được khởi động trong thời gian lao động, và bản thân những tác nhân ấy, đến lượt chúng tuyệt đối không tương ứng với thời gian lao động trực tiếp cân thiết để sản xuất ra Chúng, mà đúng ra phụ thuộc vào trình độ chung của

khoa học và vào sự tiến bộ của kỹ thuật, hay là phụ thuộc vào việc ứng dụng khoa học ấy vào sản xuất” [11;tr.368-369]

Thiên nhiên không chế tạo ra máy móc Tất cả những cải đó đều là sản phẩm lao động của con người Tất cả những cái đó đều là những cơ quan

của bộ óc con người do bản tay con người tạo ra, đều là sức mạnh đã vật hóa cua tri thức Sự phát triển của tư bản cỗ định là chỉ số cho thấy trị thức xã hội

Trang 16

của xã hội đã phục tùng đền mức độ nào sự kiêm soát của trí tuệ phổ biến và đã được cải tạo đến mức độ nào cho phù hợp với quả trình ấp

b) Các quan niệm về kinh tế tri thức

Từ xưa tới nay bất kỳ nền kinh tế nào cũng ít hay nhiều đều dựa trên tri thức để phát triển Cái khác biệt chủ yếu trong thời đại ngày nay là tri thức đã

phát triển mạnh mẽ, đã trở thành yếu tô quan trọng nhất, quyết định nhất đối với tăng trưởng kinh tế hơn cả vốn và tài nguyên; một nền kinh tế mới đã hình

thành, khác hắn so với trước Thuật ngữ “kinh tế dựa vào tri thức” là xuất

phát từ việc thừa nhận vị trí mới và ảnh hưởng quyết định của tri thức và công

nghệ trong các nền kinh tế phát triển nhất

Từ những năm 80 trở lại đây, do tác động mạnh mẽ của khoa học và

công nghệ hiện đại, đặc biệt công nghệ thông tin, sinh học, vật liệu mới, năng

lượng nên kinh tế thế giới đang biến đổi sâu sắc, toàn diện, chuyển từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức Đây là một bước ngoặt có ý nghĩa lịch sử

trọng đại đối với quá trình phát triển của nhân loại

Lịch sử xã hội loài người đã trải qua là nền kinh tế nông nghiệp, nền

kinh tế công nghiệp và đang bước vào nền kinh tế tri thức Khái niệm nền kinh tế tri thức ra đời từ năm 1995 do Tổ chức OPDC nêu ra: Nền kinh tế tri

thức là nên kinh tế trong đó sự sản sinh, truyền bá và sử dụng tri thức trở thành yếu tố quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, không ngừng nâng

cao chất lượng cuộc sống [8;tr.305]

Theo định nghĩa cua WBI, kinh té tri thức là: Nền kinh tế dựa vào tri thức như động lực chính cho sự tăng trưởng kinh tế Có người cho rằng: Kinh tế tri thức là hình thức phát triển cao nhất hiện nay của nền kinh tế hàng hố, trong đó cơng thức cơ bản Tiền - Hàng - Tiền được thay thế bằng Tiền - Tri

Trang 17

Cho đến nay, hầu hết các tài liệu quốc tế khi đề cập đến kinh tế tri thức đều sử dụng định nghĩa đơn giản nhưng bao quát của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đưa ra trong báo cáo “Kinh tế dựa trên tri thức” năm

1996 Theo báo cáo đó, Kính tế trì thức là một nên kinh tế trực tiếp dựa vào

việc sản xuất, phân phối và sử dụng tri thức” hoặc “Kinh tế tri thức là kinh tế trong do tri thức đóng vai trò then chốt đối với sự phát triển kinh tế, xã hội lồi người [§;tr.306]

Gần đây, năm 2004 UNDP-APDIP đưa ra định nghĩa dễ hiéu hon: Nén

kinh tế tri thức là nền kinh tế sử dụng có hiệu quả trì thức cho phát triển kinh

té va xd hội, bao gom cả việc khai thác kho trì thức toàn cầu, cũng như làm

chủ và sáng tạo tri thức cho những nhu câu của riêng mình [8;tr.3061

Vậy kinh tế tri thức là gì?

Theo tác giả, kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tẾ, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống Kinh tế tri thức là biểu hiện

hay xu hướng của nền kinh tế hiện đại, trong đó trí thức, lao động chất xám

được phát huy khả năng sinh lợi của nó và mang lại hiệu quả kinh tế lớn lao

trong tất cả các ngành kinh tế: công nghiệp, nông - lâm - ngư nghiệp và dịch vụ, phục vụ cho phát triển kinh tế

Kinh tế tri thức cũng được hiểu là nền kinh tế chủ yếu dựa trên cơ sở tri

thức, khoa học; dựa trên việc tạo ra và sử dụng tri thức, phản ánh sự phát triển

của lực lượng sản xuất ở trình độ cao Hoặc cũng được hiểu, là một loại môi _ trường kinh tế- kỹ thuật, văn hoá-xã hội mới, có những đặc tính phù hợp và

tạo thuận lợi nhất cho việc học hỏi, đổi mới và sáng tạo Trong môi trường

Trang 18

c) Những yếu tô quyết định sự hình thành KTTT

Một là, cuộc cách mạng KH&CN hiện đại là động lực trực tiếp thúc day

hình thành và phát triển nền KTTT |

Hai phat minh vi dai nhất của trí tuệ nhân loại vào đầu thé ky XX:

Thuyết tương đối của Anhxtanh và Thuyết lượng tử của Plăngcơ đã khởi

nguén-cho-su phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng KH&CN hiện đại Từ

sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, khoa học và công nghệ phát triển rất nhanh, bắt đầu có tác động mạnh mẽ đến nên kinh tế thế giới Từ thập kỷ 70

cuộc cách mạng KH&CN chuyên sang giai đoạn mới, giai đoạn bùng nỗ công nghệ, bùng nỗ tri thức và thông tin, nhiều người gọi là cuộc cách mạng tri

thức, cách mạng thông tin Đặc trưng nỗi bật nhất là sự ra đời và phát triển

mạnh mẽ của hệ ¿hồng công nghệ cao; di liền với nó là những khái niệm mới,

tư duy mới, cách thức sản xuất kinh doanh mới, tổ chức quản lý mới và những biến đổi sâu sắc trong nhiều mặt của đời sống xã hội loài người

Công nghệ cao được hiểu là các công nghệ tích lũy hàm lượng khoa học

rất cao, có tác dụng đối mới mạnh mẽ các quá trình sản xuất, làm tăng vượt

bậc năng suất, chất lượng, hiệu quả, giảm thiểu lao động cơ bắp, tiêu hao

nguyên liệu, năng lượng, đó là các công nghệ: vi điện tử, cơ quang điện tử, tự động hóa, công nghệ gien, công nghệ tế bào, công nghệ nano, công nghệ hạt

nhân, công nghệ vũ trụ tin học, viễn thông

Trong các công nghệ cao, nổi bật nhất là các công nghệ sinh học, công

nghệ thông tin và công nghệ nano, đó là những công nghệ cơ bản có ảnh

hưởng mạnh mẽ đến toàn bộ nền sản xuất, cũng như đến sự phát triển các công nghệ cao khác Các công nghệ cao ấy đang Adi tu voi nhau dé trở thành công nghệ #/onawiic — công nghệ nền tảng cho hệ £hống công nghệ mới của

Trang 19

đề cho các ngành truyền thống (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ) đều có thể chuyên thắng thành các ngành kinh tế tri thức [8;tr.307]

Hai là, kinh tế thị trường là động lực mạnh mẽ đẩy nhanh cuộc cách mạng KH&CN và do đó thúc đẩy sự hình thành và phát triển nền KTTT

toàn cẩu

Trong nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh buộc các doanh nghiệp:

phải gia tăng sản xuất, hạ giá thành, nâng cao hiệu quá, phải không ngừng đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm, đổi mới tổ chức quan ly Do d6 thi trường thúc đẩy sự phát triển KH&CN Công nghệ thông tin và các công nghệ cao khác trong hai thập kỷ qua phát triển mạnh mẽ là nhờ các doanh

nghiệp đầu tư mạnh vào R&D, kinh doanh công nghệ, như Mircrosoft,

IBM, Intel, HP, Cisco, Dell Cac doanh nghiệp giữ vai trò quan trọng

hàng đầu trong phát triển các công nghệ mới Ngày nay các doanh nghiệp đứng hàng đầu thế giới về doanh số phần lớn là các doanh nghiệp công _ nghệ thông tin và truyền thông Ngày càng có nhiều doanh nghiệp trở thành

doanh nghiệp KH&CN

Cạnh tranh về kinh tế thực chất là cạnh tranh về KH&CN Các quốc

gia mong muốn nâng cao vị thé của mình trong cuộc cạnh tranh, đều ra sức

đầu tư để nâng cao năng lực KH&CN của mình Trong hai thập kỷ qua chi phí cho nghiên cứu phát triển tăng lên nhanh chóng, nhất là đầu tư từ các

doanh nghiệp

Như vậy, nhìn tổng quát, KTTT là hệ quả tất yếu của ba quá trình: quá trình phát triển kinh tế thị trường và thương mai thế giới, quá trình toàn cẩu

hóa và cách mạng khoa học — công nghệ hiện đại, gắn quyện nhau, tác động gua lại thúc day lẫn nhau, dẫn đến sự ra đời và phát triển KTTT toàn cẩu

Trang 20

1.1.1.2 Đặc trưng cơ bản của KTTT a) Những thuộc tính đặc thù

Theo Giáo sư, Viện sĩ Đặng Hữu, tri thức, thông tin, công nghệ luôn có

vai trò thúc đây phát triển sản xuất và vai trò ấy tăng dần cùng với quá trình phát triển Nền kinh tế tri thức có mười đặc trưng chủ yếu: ngành kinh tế dựa

Vào trr thức; các ý-tưởng đôi mới và công nghệ là chìa khoá cho việc tạo ra - việc làm mới và nâng cao chât lượng cuộc sông

Thứ nhất, sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế Trong 15 năm qua, các nền kinh

tế phát triển trên thế giới đã có những chuyển đổi to lớn, sâu sắc về cơ cấu

kinh tế, về cách thức hoạt động và các qui tắc hoạt động: đang phát triển

nhanh các

Thứ hai, sản xuất công nghệ trở thành loại hình sản xuất quan trọng nhái, tiên tiễn nhất, tiêu biễu nhất của nên sản xuất lương lai Cac nganh kinh

tế tri thức đều phải dựa vào công nghệ mới để đổi mới và phát triển Các

doanh nghiệp đều có sản xuất công nghệ, đồng thời có nhiều doanh nghiệp

chuyên sản xuất công nghệ, có thể gọi là doanh nghiệp tri thức, trong đó khoa

học và sản xuất được nhất thể hố, khơng còn phân biệt phòng thí nghiệm với

công xưởng, những người làm việc trong đó là công nhân tri thức, họ vừa nghiên cứu vừa sản xuất

Thứ ba, việc ứng đụng công nghệ thông tin rộng rãi trong mọi lĩnh vực và thiết lập mạng thông tin äa phương tiện phú khắp nước, nỗi với hầu hết

các tổ chức, các gia đình Thông tin trở thành tài nguyên quan trọng nhất Mọi người đều có nhu cầu thông tin và được truy nhập vào các kho thông tin cần thiết cho mình Mọi lĩnh vực hoạt động trong xã hội đều có tác động của công nghệ thông tin để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, cũng chính

Trang 21

Thứ tư, các doanh nghiệp vừa cạnh tranh vừa hợp tác để phát triển Trong cùng một lĩnh vực, khi một công ty thành công hơn, lớn mạnh hơn, thì công ty khác tìm cách sáp nhập vào hoặc chuyển hướng khác ngay, nếu không muôn bị phá sản

Thứ năm, xã hội thông tin thúc đẩy sự dân chủ hoá Mọi người déu dé

đàng truy cập đến các thông tin cẩn thiết Dân chủ hoá các hoạt động và tỗ — —

chức điêu hành trong xã hội được mở rộng Người dân nào cũng có thê được thông tin kịp thời vê các quyết định của cơ quan Nhà nước hoặc tô chức có liên quan đến họ và họ có thể có ý kiến ngay nếu thấy không phù hợp

Thứ sáu, xã hội thông tin là một xã hội học tập Giáo đục rất phát triển

Hệ thống giáo dục phải đảm bảo cho mọi người có thể học tập bất cứ lúc

nào, ở bất cứ đâu Mạng thông tin có ý nghĩa rất quan trọng cho việc học tập

suốt đời

Thứ bảy, vốn quỷ nhất trong nên kinh té tri thức là tri thức Trì thức là

nguồn lực hàng đầu tạo sự tăng trưởng Không phải như các nguồn lực khác bị mắt đi khi sử dụng, tri thức và thông tin có thé duoc chia sé và trên thực tế

lại tăng lên khi sử dụng Nền kinh tế tri thức do đó là một nền kinh tế dư dat

chứ không phải khan hiếm

Thứ tám, sự sáng tạo, đổi mới thường xuyên là động lực chủ yếu nhất

thúc đẩy sự phát triển Công nghệ đỗi mới rất nhanh, vòng đời công nghệ rút ngăn; quá trình từ lúc ra đời, phát triển rồi tiêu vong của một lĩnh vực sản xuất, hay một công nghệ chỉ mấy năm, thậm chí mấy tháng Các doanh

nghiệp muốn trụ được và phát triển thì phải luôn đổi mới công

Thứ chín, nên kinh tế tri thức là nền kinh tế toàn cẩu hóa Thị trường và

Trang 22

xí nghiệp ảo, làm việc từ xa, quá trình toàn cầu hóa cũng là qua trinh chuyén sang nền kinh tế tri thức, toàn cầu hóa và kinh tế tri thức thúc đây nhau, gắn

liền với nhau, là hai anh em sinh đôi của cuộc cáh mạng khoa học công nghệ

hiện đại Hiện đại hóa một mặt tạo thuận lợi cho sự phát triển kinh tế tri thức ở

các nước, nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức rủi ro Cho tới nay khoảng cách giàu nghèo đang tăng nhanh do chênh lệch nhiều về tri thức, nếu rút ngắn được về tri thức thì sẽ thu hẹp được khoảng cách giàu nghèo

Thứ mười, sự thách thức về văn hóa Trong nền kinh tế tri thức xã hội thông tin, văn hóa, có điều kiện phát triển nhanh và văn hóa là động lực thúc

đây sự phát triển xã hội Do thông tin tri thức bùng nỗ, trình độ văn hóa nâng cao, nội dung và hình thức các hoạt động văn hóa phong phú đa dạng nhu cầu thưởng thức văn hóa của người dân tăng cao Nhờ các phương tiện truyền thông tức thời, nhất là internet, một sáng tác ra đời tức thời lan truyền đến

khắp nơi trên thế giới Giao lưu văn hóa hết sức thuận lợi, tạo điều kiện cho

các nền văn hóa có thể tiếp thu những tỉnh hoa của nhân loại để phát triển văn

hóa của mình Nhưng mặt khác, các nền văn hóa đứng trước những rủi ro rất lớn: bị pha tap, dé mat ban sac, dé bi các sản phẩm văn hóa độc hại tấn công

phá hoại mà không có cách gì ngăn chặn được Nền văn hóa bị pha tạp lai căng, không cỏn là chính mình nữa sẽ rất dễ suy thoái, tiêu tan Nhiệm vụ của chúng ta là làm sao “hòa nhập chứ không hòa tan” Xây dựng nền văn hóa

tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc

b) Lực lượng sản xuất có bước phát triển nhảy vọt

Kinh tế tri thức là giai đoạn phát triển cao của nền kinh tế thế giới do sự

phát triển nhảy vọt của lực lượng sản xuất đưới tác động bùng nỗ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại Đặc điểm của sự phát triển của lực

Trang 23

động trí lực trở thành lực lượng chủ yếu của nền sắn xuất xã hội Do tri thức

là yếu tố hàng đầu của quá trình sản xuất nên lực lượng sản xuất mới lan tỏa

tới mọi ngành sản xuất, mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, cải tạo, đổi mới hệ thông sản xuất cũ, biến nguồn lực tự nhiên trở thành thứ yếu [17;tr.727]

Thứ nhất, cách mạng công nghệ thông tin (TT) va công nghệ cao phat triển mạnh mẽ Cách mạng (IT) khơi nguồn từ các nước phát triển phương tây là bước nhảy vọt mang tính lịch sử to lớn của khoa học kỹ thuật, là kết quả

của sự tích lũy khoa học kỹ thuật lâu dài của các nước tư bản chủ nghĩa Mười

mấy năm gần đây công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, trở thành ngành

lớn nhất và ngành tăng trưởng nhanh nhất, nữa cuối thập niên 90 của thế kỷ

XX, ngành công nghệ thông tin của Mỹ chiếm 8.3 % trong GDP, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế trên 30 %

Cùng với sự lan rộng trên toàn cầu của cách mạng IT, các ngành công

nghệ cao mới khác như sinh học, vật liệu mới, nguồn năng lượng mới, hàng

không vũ trụ Cũng đang phát triển mạnh mẽ, dự kiến cách mạng khoa học

kỹ thuật sẽ bùn nỗ một cao trào mới do sự kết hợp giữa IT với công nghệ cao

khác đặc biệt là công nghệ sinh học Sự tiến bộ và những bước đột phá của

khoa học kỹ thuật đã mở ra không gian rộng lớn mới cho sự phát triển của sức

sản xuât

Thứ hai, giáo dục được tăng cường và tố chất của người lao động được

nâng cao rõ rệt

Thứ ba, kinh tế tăng trưởng nhanh, năng suất lao động được nâng cao

hơn Thành quả khoa học kỹ thuật nhanh chống chuyển hóa vào sản xuất,

kinh doanh

Theo thống kê vào năm 1820, trước cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật

Trang 24

năm đầu công nguyên đến năm 1000 chỉ có 0,01 % từ năm 1000 đến năm 1820 là 0,22 %, từ năm 1820 đến năm 1898 đạt 2,21 %

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới nâng

cao rõ rệt, từ năm 1950 — 1973, GDP thế giới mỗi năm tăng 4,91 %, từ năm

1973 — 1998 tăng 3,01 % Những năm 90 của thế kỹ XX, nước Mỹ dưới sự

_ _ thúc đây củ cách mạng IT đã có được 10 năm phổn vinh liên tục, trong khoản — —

thời gian từ năm 1996 — 2000 mức tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt trên 4 % Tiến bộ khoa học kỹ thuật thúc đây nâng cao năng suất lao động Từ - năm 1995 — 2001 năng suất lao động của các ngành pgi nông nghiệp Mỹ tăng trường bình quân hàng năm là 2,6 %, gấp gần hai lần so với khoảng thời gian từ năm 1973 — 1995 (1,39%), đây chính là kết quả áp dụng rộng rãi IT

©) Quan hệ sản xuất biến đổi phù hợp và hoàn thiện hơn

KTTT ra đời đưới hình thái tư bản chủ nghĩa, nhưng sự phát triển của nó

lại đang bị giới hạn bởi chính hình thái ấy KTTT đang khơi sâu những mâu

thuẫn nan giải trong nền kinh tế toàn cầu hóa TBCN, thúc đây cuộc khủng

hoảng dai dăng về xã hội và chính trị trong lòng CNTB, cho đến khi KTTT có

được hình thái kinh tế - xã hội phù hợp hơn |

CNTB hiện đại đã phải “đại điều chỉnh” quan hệ sản xuất, quan hệ xã hội, nhằm khắc phục các mâu thuẫn vốn có, thích nghi với sự phát triển nền

KTTT Công nhân được hưởng lương cao hơn, thu nhập nhiều hơn, có trình

độ học vẫn khá hơn, có văn hóa hơn, được hưởng phúc lợi xã hội nhiều hơn, được mua cổ phần, được tham gia quản lý Phong trào đấu tranh của công

nhân có vẻ dịu đi, nhưng CNTB đang phải đối mặt với mâu thuẫn nan giải:

CNTEB độc quyền với hệ thống kinh tế va lợi nhuận tối đa đang gây khó khăn,

Trang 25

Ta hãy xem xét kinh doanh phần mềm máy tính Phần mềm được tạo ra

trên cơ sở kế thừa và phát triển nhiều ý tưởng, nhiều phần mềm đã có của

người khác; tác giả phần mềm có công đóng góp nhất định, xứng đáng được _ hưởng thụ kết quả sáng tạo, nhưng không thể coi cả phần mềm đó là sở hữu

riêng của tác giả được Thế nhưng, với thiết chế bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ hiện nay, các doanh nghiệp hàng đâu vê phân mêm, coi phân mêm là của

riêng mình, chiếm giữ độc quyên, vì lợi nhuận tối đa, bán với giá rất cao Họ trở nên giàu có rất nhanh chóng, không chỉ nhờ có sáng tạo, đối mới, mà còn

do nhiều thủ đoạn kinh doanh vốn có trong hệ thống kinh tế TBCN như mua

lại hoặc tìm cách đè bẹp các đối thủ công ty cạnh tranh với mình để củng cô

vị trí độc quyền của mình: họ biết rằng sản phẩm có chất lượng cao chưa hắn thắng cuộc trên thương trường, và họ có nhiều thủ thuật để đưa nhanh những sản phẩm có chất lượng thấp hơn vào thị trường, buộc người tiêu dung phụ thuộc và họ và chiếm lĩnh thị phần Không ai có thể phủ nhận sự đóng góp rất to lớn vào sự phát triển công nghệ thông tin của các tập đoàn khổng lồ về phần mềm, nhưng rõ ràng là hiện nay vì chạy theo lợi nhuận tối đa nên họ trở nên độc quyên, gây cản trở cho sự phát triển công nghệ thông tin Chế độ sở hữu trí tuệ hiện hành bảo vệ cho họ Thế giới tin học đang tìm cách thoát khỏi

tình trạng độc quyền đó, đang ra sức phát triển phần mềm mã nguồn mở,

miễn phí để mọi người dùng và phát triển, đó là xu thế phát triển hợp qui luật,

phát huy được khả năng sáng tạo của nhiều người, vì lợi ích chung của xã hội

Thế nhưng cho đến hiện nay các hệ điều hành Linux và các phần mềm mã nguồn mở khác nhau chỉ chiếm vài phần trăm thị phần, còn hơn 90% thị phần vẫn nằm trong tay Microsoft

Trong lĩnh vực công nghệ sinh học, với những thành tựu to lớn đạt được gần đây, đặc biệt là thành tựu về giải mã bộ gien người, việc chữa trị các bệnh

Trang 26

sản xuất những loại thuốc rất đắt tiền cho người giàu, để kiếm lợi nhuận kếch

sù, trong khi đó người nghèo đang chết dần chết mòn vì những căn bệnh rất

dễ trị, thì các công ty rất ít quan tâm

Chỉ có thiết lập một hệ thống sản xuất vì nhu cầu tiêu dùng, không vì lợi

nhuận tối đa, thì công nghệ mới có thé phat triển nhanh và phổ biến cho mọi

_._ người sử dụng rộng rãi

CNTB không thê giải quyết được mâu thuẫn cơ bản giữa tri thức là của

chung của nhân loại với sự chiếm hữu tư nhân đối với tri thức vì mục đích lợi nhuận tối đa Sự chuyển biến của lực lượng sản xuất xã hội từ kinh tế công

nghiệp sang kinh tế tri thức tất yếu sẽ dẫn tới sự thay thế quan hệ sản xuất

TBCN bằng quan hệ sản xuất mới phù hợp hơn

Quan hệ sản xuất XHCN tạo môi trường thuận lợi cho mọi khả năng con

người phát triển, mở đường rộng rãi cho KTTT phát triển Trì thức, thông tin

là của chung của xã hội, mọi người tham gia vào việc tạo ra, quảng bá và sử

dụng tri thức và thông tin vì sự phát triển của xã hội và của mỗi người Đúng

như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Cử nghĩa xã hội cộng với khoa học,

chắc chắn sẽ đưa loài người đến hạnh phúc vô tận” [8;tr.313]

1.1.2 Tăng trưởng kinh tế trong điều kiện phát triển KTTT

1.1.2.1 Tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế là phạm trù kinh tế diễn tả động thái biến đổi tăng lên về mặt số lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế Tăng trưởng kinh tế chưa đề cập đến mối quan hệ của nó với các vấn đề xã hội

Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên về quy mô sản lượng của nên kinh tế trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm) Nếu tổng sản phẩm hàng

Trang 27

Để biểu thị sự tăng trưởng kinh tế, người ta thường dùng mức tăng lên

của tống sản phẩm, hay tổng sản phẩm bình quân đầu người Mức tăng lên -

này được thể hiện theo cả mức tăng tuyệt đối và mức tăng tương đổi

Vai trò của tăng trưởng kinh tế:

+ Khắc phục tình trạng đói nghèo, lạu hậu; để cải thiện và nâng cao chất

lượng cuộc sông

+ Là điêu kiện đê tạo thêm việc làm, giảm thât nghiệp và nâng cao mức sông của nhân dân

+ Là tiên đề vật chât đê củng cô an ninh quôc phòng của môi quôc gia

Vì thế, tăng trưởng kinh tế là hết sức quan trọng, nhưng cần tránh tình trạng tăng trưởng kinh tế ở trạng thái quả nóng, quá thấp, phải tăng trưởng một cách hợp lý, phù hợp với khả năng của đất nước ở từng thời kỳ nhất định

1.1.2.2 Các yếu tô thể hiện và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong điều kiện KTTT

Thứ nhát, trong điểu kiện KTTT, tăng trưởng kinh tế được thể hiện ở bốn

nội dung:

- Nâng cao hiệu quả của lao động - Qui mô sản lượng tăng hơn trước

- Mức sống và thu nhập cao hơn - Phương pháp sản xuất tiên tiến hơn

Trong suốt lịch sử loài người, tăng trưởng kinh tế rõ ràng không phải là

Trang 28

lượng cao hơn, nghĩa là quá trình sản xuất có hiệu quả hơn Công nghệ phát triển ngày càng nhanh chóng và ngày nay công nghệ thông tin, công nghệ

sinh học, công nghệ vật liệu mới có những bước tiến như vũ bão góp phần

gia tang hiệu quả của sản xuât

Ngày nay, khoa học không những tham gia trực tiếp vào quá tính sản

—— xuất bằng việc tạo ra công nghệ, tạo ra phương pháp tổ chức quản lý sản xuất —— —

để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của sản xuất, đổi mới sản phẩm mà còn có thể trực tiếp làm ra sản phẩm (như sản xuất phần mềm, các ngành công nghiệp công nghệ cao Khoa học và công nghệ là nguồn lực quan trọng

để tăng trưởng và phát triển kinh tế Khoa học và công nghệ được coi là

"chiếc đũa thần mầu nhiệm" để tăng năng suất lao động, phát triển lực lượng sản xuất Nhờ ứng dụng những thành tựu khoa học và công nghệ đã làm cho

chỉ phí về lao động, vốn, tài nguyên trên một đơn vị sản phẩm giảm xuống,

hay nói cách khác, hiệu quả sử dụng của các yêu tô này tăng lên

Sự phát triển khoa học và công nghệ cho phép tăng trưởng và tái sản

xuất mở rộng theo chiều sâu, làm xuất hiện những ngành kinh tế có hàm lượng khoa học cao như: công nghệ điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học

Tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, có thể nói con đường

ngắn nhất và có hiệu quả nhất để đất nước phát triển nhanh, tránh nguy cơ bị

tụt hậu là đổi mới công nghệ, ứng dụng kịp thời những thành tựu khoa học kỹ

thuật, tận dụng lợi thế về nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực dồi dào, kể cả nguồn tiềm năng trí tuệ, nếu được phát huy sẽ là nhân tố trực tiếp, tiếp thu những thành tựu khoa học công nghệ Những thành tựu mà Việt Nam

Trang 29

thôn phát triển hàng loạt những hoạt động khác Đó chính là cơ hội lớn cho

chúng ta vươn lên bắt kịp xu thế phát triển của thế giới

Định hướng phát triển khoa học và công nghệ đã góp phần không nhỏ

trong việc xây dựng và phát triển nền kinh tế tri thức ở nước ta, khoa học và

công nghệ phải hướng về những công nghệ cơ bản để nâng cao trình độ công

———— nghệ của các nghành kinh tế, vừa phải tập trung vào công nghệ tiên tiến chứa

hàm lượng lớn ngành kinh tế vừa phải tập trung vào công nghệ sản xuất kinh doanh dịch vụ áp dụng công nghệ tiên tiến, nhanh chóng cải tiến thay thế các

bộ phận trong dây truyền sản xuất

Nền kinh tế tri thức phát huy tối đa năng lực sáng tạo của con người

trong vận dụng và sáng tạo ra trí thức mới, thúc đây tăng trưởng kinh tế, phát

triển con người và xã hội một cách nhanh chóng Bởi vậy, vòng đời của một

sản phẩm, một công nghệ từ lúc náy sinh, phát triển, chín muôi đến tiêu vong

ngày càng rút ngắn; trước đây vòng đời công nghệ tính bằng nhiều thập kỷ, ngày nay tính bằng năm, thậm chí tính bằng tháng Tốc độ đổi mới công nghệ

rất nhanh chóng

Thứ hai, các yếu tô thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong nên kinh tế tri thức, có bốn yếu tố:

- Ứng dụng rộng rãi KH&CN trong mọi lĩnh vực đời sống, xã hội

Nhiều năm gần đây, hàng nghìn các kết quả nghiên cứu KH&CN được ứng dụng rộng rãi, đã và đang trở thành đòn bây thúc đây phát triển kinh tế xã

Trang 30

- Nguồn nhân lực chất lượng cao

Chất lượng đầu vào của lao động tức là kỹ năng, kiến thức và kỷ luật của

đội ngũ lao động là yếu tố quan trọng nhất của tăng trưởng kinh tế Hầu hết

các yêu tố khác như tư bản, nguyên vật liệu, công nghệ đều có thể mua hoặc

vay mượn được nhưng nguồn nhân lực thì khó có thế làm điều tương tự Các

——— yếu tố như máy móc thiết bị, nguyên vật liệu hay công nghệ sản xuất chỉ có thể phát huy được tối đa hiệu quả bởi đội ngũ lao động có trình độ văn hóa, có

sức khỏe và kỷ luật lao động tốt Thực tế nghiên cứu các nền kinh tế bị tàn

phá sau Chiến tranh thế giới lần thứ II cho thấy mặc dù hầu hết tư bản bị phá hủy nhưng những nước có nguồn nhân lực chất lượng cao vẫn có thể phục hồi và phát triển kinh tế một cách ngoạn mục

- Tăng cường hợp tác kinh tế quốc tế

Tăng cường hợp tác kinh tế quốc tế tạo tiền đề đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đưa nước ta nhanh chóng thoát khỏi tình trạng nước nghèo

kém phát triển Sự liên kết, thâm nhập lẫn nhau giữa các quốc gia trong toàn cầu hóa tạo điều kiện thuận lợi để nước ta tiếp cận các nguồn vốn, kỹ thuật, tài nguyên, thị trường bên ngoài, đẩy mạnh sản xuất, thúc đây tăng trưởng

kinh tế Thương mại trong điều kiện toàn cầu hóa sẽ tạo điều kiện cho các

doanh nghiệp trong nước thu lợi nhuận cao hơn trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh của mình, làm cho các nguồn lực được sử đụng có hiệu quả cao hơn

Mặt khác, thương mại còn tạo ra những khả năng cạnh tranh quốc tế khốc liệt,

buộc các doanh nghiệp phải ra sức cải tiến công nghệ, phương thức kinh

doanh, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh - Tăng trưởng kinh tế kết hợp công bằng xã hội, bảo vệ môi trường Bước vào thế kỷ XXI, nhân loại đã đạt được nhiều thành tựu vĩ đại trong lịch

Trang 31

thách thức và nan giải, như: sự bùng nỗ dân số, sự suy giảm nguồn lực tự

nhiên, ô nhiễm môi trường sinh thái, bất công xã hội Trong bối cảnh như

thế, những nhận thức và sự lý giải của loài người đối với vấn đề phát triển bền vững không ngừng được nâng cao Phát triển bền vững là một quá trình phát

triển toàn điện kinh tế, xã hội, văn hóa, khoa học và công nghệ, giáo dục và

sự phát triển của con người Phát triển bền vững về kinh tế: duy trì tốc độ tăng

trưởng kinh tế nhanh và bền vững: thay đổi mô hình sản xuất và tiêu dùng theo hướng thân thiện với môi trường; thực hiện quá trình “cơng nghiệp hố

sạch”; phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững Muốn phát triển bền vững

về mặt xã hội phải gắn tăng trưởng, phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ,

công bằng xã hội; bảo vệ và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc Muốn vậy, phải khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý, sử dụng tiết

kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và tính đa dạng sinh học Ba mặt này có

quan hệ chặt chẽ, mật thiết với nhau, tạo tiền đề, điều kiện và tác động lẫn nhau, góp phần thúc đầy tăng trưởng kinh tế

1.1.3 Sự cần thiết phát triển KTTT để tăng trướng kinh tế

Một là, sự chuyển biến sang nền KTTT — một xu hướng lớn mang tinh phổ biến đối với các nước

Với các nước phát triển, chuyển từ kinh tế công nghiệp sang KTTT là

một quá trình tự nhiên hợp qui luật Kinh tế công nghiệp đã phát triển tới hạn, do sự cạn kiệt các nguỗn tài nguyên thiên nhiên và nạn ô nhiễm môi trường đang đe dọa cuộc sống của nhân loại, buộc phải chuyển sang một hệ thống

sản xuất bền vững, dựa nhiều vào tri thức, sử dụng ít tài nguyên, năng lượng,

bảo vệ được môi trường, sinh thái

Trước xu thế phát triển nền KTTT toàn cầu, các nước đang phát triển

Trang 32

họ chủ động triển khai các chương trình, chiến lược, kế hoạch hành động đi vào KT TT Hội nhập quốc tế, khai thác những ưu thế của KTTT toàn cầu

để phát triển đất nước, đó là sự lựa chọn khả dĩ nhất đối với các nước đang phát triển

Hai là, KTTT mở ra cơ hội lớn cho các nước dang phat triển đẩy nhanh

—— công nghiệp hóa, nếu biết phát huy tối đa lợi thế của người đi sau, đó là khả

năng đi tắt, bỏ qua các bước đi không cần thiết, không lặp lại những con đường vòng vèo tốn kém mà các nước đi trước đã phải mò mẫm tìm kiếm Có

đủ bản lĩnh các nước đi sau có thể vươn lên, khắc phục tình trạng kém phát

triển, sớm tiễn kịp các nước đi trước; nếu không đủ bản lĩnh, không chớp lấy

thời cơ thì đất nước tụt hậu ngày càng xa hơn, và bị gạt ra ngoài lê

Trong hai thập kỷ tới các công nghệ cao sẽ tiếp tục phát triển rất nhanh

với nhiều đột phá mới Nếu có môi trường xã hội thuận lợi, một trật tự kinh tế

thế giới dân chủ, bình đẳng, KTTT sẽ phát triển nhanh Các chuyên gia Liên

Hợp Quốc dự báo vào khoảng cuối thập kỷ thứ 3 thế ký XXI, các nước phát triển sẽ trở thành những nền KTTT đích thực

Còn phần lớn các nước đang phát triển thì khoảng cách đến nền KTTT

con rat xa vì khó mà khắc phục được khoảng cách, về tri thức đang ngày càng

lớn dần so với các nước phát triển Nếu không có chiến lược chính sách đứng

đắn hội nhập vào nền KTTT toàn cầu, phát triển mạnh mẽ nguồn nhân lực có

thể làm chủ được tri thức mới của thời đại, thì có thể đến nửa sau của thế kỷ

XXI các nước này cũng chưa đi đến nền KTTT [8;tr.316-317]

Phát triển KTTT ở nước ta là một chuyển biến chiến lược trọng đại:

Trang 33

thức mới, công nghệ mới để làm ra được nhiều hơn, tốt hơn, hiệu quả hơn

Tài nguyên thiên nhiên là có hạn, năng lực sáng tạo con người là vô hạn

Nước ta là nước đi sau, có cơ hội và cần thiết phải đi tắt, phát triển

KTTT ngay trong quá trình CNH Cùng một quá trình thực hiện dong thời hai nhiệm vụ CNH và “tri thức hóa” Nói cách khác đó là CNH rúi ngắn

—— dựa trên tr thức Xuất phát từ thực tễ nước ta, yêu cầu hội nhập và yêu cầu

phát triển rút ngắn buộc ta phải có chiến lược hai tốc độ (tuần tự và nhảy

vọt) và phân biệt hai khu vực “hướng ngoại” và “hướng nội”, với sự tính tốn lựa chọn khơn ngoan, sử dụng tôi ưu nội lực và ngoại lực, lao động, cơ sở vật chất và công nghệ mới, đạt tới hiệu quả cao, sự phát triển nhanh

và bên vững

Ba là, kinh tế tri thức cho ta cơ hội nắm bắt vò vận dụng sáng tạo những

tri thức mới, cách thức kinh doanh mới dé đổi mới nên kinh tế

Tìm ra cái chưa biết là sáng tạo cái mới, là tạo ra giá trị mới Tạo ra của

cải và nâng cao năng lực cạnh tranh không chỉ là nhờ tối ưu hóa và hoàn thiện cái đã có, mà chủ yếu là do sáng tạo ra công nghệ mới, sản phẩm mới, cách làm mới Sáng chễ đẻ ra doanh nghiệp, doanh nghiệp mới thành lập dựa trên công nghệ mới, sản phẩm mới, cách làm mới Làm ăn theo đường mòn đồng

nghĩa với thua thiệt, tụt hậu

Đổi mới sáng tạo là động lực trực tiếp của sự phát triển Nâng cao năng

lực KHCN và thiết lập hệ ¿hồng đổi mới sáng tạo (liên kết hữu cơ viện

nghiên cứu, trường đại học với doanh nghiệp, cùng các thiết chế hỗ trợ của

Nhà nước nhằm đây nhanh việc sáng tạo tri thức, sử dụng tri thức và biến tri

thức thành giá trị) là nhân tố quyết định đối với phát triển KTTT Cơ chế,

Trang 34

của K.Marx, Hồ Chí Minh, của Nghị quyết 37 Bộ Chính trị, Nghị quyết Đại hội VHI của Đảng trở thành hiện thực ngày nay) Xóa bỏ sự tách rời khoa

học với kinh tế

Sản xuất công nghệ trở thành ngành sản xuất quan trọng nhất, tạo giá trị

cao nhất (Marx:: phát minh trở thành ngành đặc biệt) Cần các thiết chế; quỹ

—— — đầu tr mạo hiểm, khu công nghệ cao, vườn ươm công nghệ, doanh nghệp —

KHCN (start-up) :

Công nghệ đổi mới rất nhanh, vòng đời công nghệ rút ngắn, phải chấp

nhận “ S phá hủy có tính sáng tạo ” Kinh doanh theo “tốc độ của tư duy”,

chậm trễ đồng nghĩa với thất bại

Vốn người, vốn tri thức xã hội là nguồn lực cơ bản của phát triển kinh tế Cạnh tranh kinh tế là cạnh tranh về giáo dục KTTT là nền kinh tế học hỏi (learning economy) Xã hội học tập là tiền đề cho nền KTTT Người lao động phải học tập suốt đời, không ngừng nâng cao kiến thức và kỹ năng

Hai công cụ lao động quan trọng nhất là bộ óc con người và mạng thông

tin toàn cẩu Ai cũng có, cũng có thê sử dụng, nhưng cơ hội không như nhau;

tùy thuộc vào năng lực từng người

Tài sản vô hình có giá trị hơn và tăng nhanh hơn nhiều so với tài sản vô

- hình Tính chung cho các nước phát triển: năm 1980 tài sản vô hình chiếm

20% GDP, năm 2006 là 50%, dự báo năm 2010 là 55% và năm 2020 là 70%

Đầu tư vào vô hình phải nhiều hơn đầu tư vào hữu hình

Nhiều thay đổi lớn trong mọi mặt đời sống xã hội loài người: KHCN, kinh tế, quan hệ xã hội, thượng tầng kiến trúc, cách sản xuất kinh doanh, cách

Trang 35

1.2 KTTT hướng đến tăng trưởng kinh tế

1.2.1 KTTT tác động đến tốc độ và quy mô tăng trưởng

Cái khác biệt nhất của KTTT so với kinh tế công nghiệp là fr¡ £ứec trở

thành hình thức cơ bản nhất của vốn Trong nền KTTT, của cải tạo ra dựa

vào tri thức nhiều hơn là dựa vào tài nguyên thiên nhiên và sức lao động cơ ra của cải, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế chủ yếu là nhờ sử dụng tri thức mới, công nghệ mới Với tri thức mới, công nghệ mới, gia tri của tài nguyên thiên nhiên được tăng lên gắp bội, phần gia tăng ấy được gọi là

giá trị của tri thức Hoạt động quan trọng nhất trong nền KTTT là thu nhập,

tạo ra, quảng bá và sử dụng tri thức mới trong tất cả các ngành, các lĩnh vực

kinh tế xã hội Giá trị sản xuất được tạo ra nhiều nhất là từ tri thức

Tỷ lệ giá trị do tri thức tạo ra so với tổng GDP là một chỉ tiêu đánh giá

mức độ phát triển nền KTTT

Nhiều nghiên cứu trên thế giới, đặc biệt là nghiên cứu của Nhóm đặc

trách thuộc APEC về kinh tế tri thức vừa mới công bố cho thấy ở hầu hết các

nước thuộc Tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển (OECD), một số nền kinh tế

phát triển trong APEC như Mỹ, Canada, Nhật Bản, Singapore, Úc, các yếu tố của kinh tế tri thức đã phát triển ở mức khá cao Trong các nước thuộc OECD, các ngành công nghiệp dựa trên tri thức (Knowledge based Industrles:

công nghệ cao và tương đối cao, thông tin, tài chính, bảo hiểm, dịch vụ cộng

đồng, xă hội và chăm sóc sức khoẻ) đã đóng góp trên 40% GDP Tỷ lệ này là

57,3% ở Singapore, 55,3% ở Mỹ, 53% ở Nhật Bán, 51% ở Canada và 48% ở

Úc Các cơ sở hạ tầng thông tin (ITC) được đặc biệt quan tâm đầu tư và phát

triển mạnh ở những nước này đảm bảo tốt nhu cầu thông tin với giá cả ngày

Trang 36

và Canada có tới 50% số người sử dụng điện thoại di động, 40% có máy

Computer, 30% str dung mang Internet Thuong mai dién tử, một lĩnh vực

quan trọng của kinh tế tri thức phát triển hết sức nhanh chóng, đặc biệt là ở

Mỹ, Canada, Úc Mức tăng trong lĩnh vực này trong vài năm qua đạt tới vài trăm %/năm Nhiều nước phát triển đă thay đổi rõ rệt chính sách, chuyên hắn

ưu tiên cao cho việc tăng đâu tư vào phát triên khoa học, công nghệ và giáo

dục Năm 1995, tổng đầu tư của Nhà nước cho nghiên cứu khoa học, công

nghệ mới và phát triển giáo dục chiếm 8,8% GDP ở Canada, 8,4% ở Mỹ, 6,8% ở Úc và 6,6% ở Nhật Bản Tính từ giữa thập niên 80 trở lại đây, mức

tăng bình quân đầu tư vào lĩnh vực này của các nước trên dat 2,8%/nam Viéc

phát triển các ngành kinh tế tri thức kéo theo đòi hỏi có một đội ngũ công nhân tri thức (những người lao động được đảo tạo có kiến thức và trình độ nghề nghiệp cao) Đội ngũ này trong các nước phát triển tăng lên nhanh

chóng Hiện nay tỷ lệ công nhân tri thức chiếm gần 40% lực lượng lao động trong các nước nói trên, dự kiến đến năm 2010 sẽ tăng lên đến 80% Riêng ở Mỹ, chỉ riêng trong lĩnh vực công nghệ thông tin vốn chỉ chiếm khoảng 8,3% tổng sản phẩm quốc nội nhưng đă đóng góp gần 1/3 sự tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ và một nửa sự tăng trưởng về năng suất của nước này từ 1995 dến

1999 Số người làm việc liên quan đến lĩnh vực Internet tăng gấp đôi trong năm 1999 và thu nhập hàng năm của ngành này tăng 74%

Cuộc cách mạng khoa học — công nghệ của thé ky XX da dua đến

những thành tựu vừa có tính chất cơ bản, vừa có tính chất tổng hợp là máy điều khiển tự động Các máy điều khiển tự động đă mở ra hai công nghệ

mới, có liên quan mật thiết với nhau, được ứng dụng rộng răi không chỉ

trong lĩnh vực kinh tế, mà hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, đó là

Trang 37

một bước phát triển nhảy vọt về năng suất lao động trong cả lĩnh vực sản xuất vật chất và phi vật chất

1.2.2 KTTT tác động đến chất lượng tăng trưởng

Chất lượng tăng trưởng phản ánh nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao,

duy trì trong một thời gian dài, gắn với đó là quá trình nâng cao chất lượng

nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường và đảm bảo quyền tự do cho mỗi người:

Trong nên kinh tế tri thức, chủ thể là người lao động tri thức, sản phẩm

có hàm lượng trí tuệ, hàm lượng chất xám cao Trong kinh tế tri thức, vai trò

của tài nguyên thiên nhiên bị đây xuống hàng thứ yếu, lợi thế giàu tài nguyên và sức lao động ngày càng giảm đi so với lợi thế giàu tri thức Vì vậy nguồn nhân lực nhanh chóng được tri thức hoá Nơi làm việc cũng chính là nơi nâng cao nghề nghiệp, doanh nghiệp có trường đại học, cao đẳng và viện nghiên

cứu Con người phải làm việc bằng năng lực trí tuệ là chính Cơ cấu lao động

xă hội thay đổi cơ bản: nhân lực trong các ngành dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ

xử lý thông tin va dich vụ tri thức tăng nhanh Do đó, nguồn nhân lực cũng có

sự thay đối rõ rệt về chất Trước chiến tranh thế giới thứ hai, ở các nước phát triển, nông dân chiếm đa số Ngày nay, ở đó nông dân chỉ còn dưới 1/5 (về

dân số), tức giảm xuống còn 1/10 so với 80 năm trước đây Nông dân sản xuất chỉ chiếm 2% lực lượng lao động và cũng không còn là người nông dân đúng nghĩa nữa Thực ra họ là những nhà kinh doanh nông nghiệp Số lượng công nhân nói chung tăng lên, nhưng công nhân áo xanh (những công nhân lao động chân tay trong các nhà máy, hầm mỏ) giảm đi, công nhân áo trắng tăng

lên và đặc biệt là đă xuất hiện công nhân tri thức “Ở Mỹ, trong ngành chế tạo

Trang 38

phân biệt giữa công nhân với nhà khoa học nữa Ví dụ, trong ngành sản xuất

phần mềm, những người viết chương tính máy tính là công nhân tri thức, trong

- các ngành công nghiệp dịch vụ dựa vào công nghệ cao, phần lớn những người lao động là công nhân tri thức Như vậy, trong nền kinh tế tri thức, vai trò của

người công nhân áo trắng, công nhân tri thức là hết sức quan trọng Họ là lực

lượng chủ yêu tạo ra của cải xã hội, tiêu biêu cho lực lượng sản xuất mới

Đặc trưng của nền KTTT là không ngừng gia tăng sử dụng các loại tri

thức và sự sáng tạo mới nhất của con người; có tốc độ đổi mới sản phẩm và

công nghệ nhanh, tiêu hao ít tài nguyên, năng lượng và môi trường được đảm

bảo bền vững Nền KTTT cũng chú trọng phổ biến, trang bị kiến thức về kỹ thuật cần thiết cho việc tạo ra những loại công nghệ không gây ảnh hưởng đến môi trường Các cơ sở sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng được trang bị những kiến thức cần thiết và có trách nhiệm về mặt pháp lý trong việc bảo vệ

môi trường Những ngành công nghiệp sạch, những mô hình doanh nghiệp,

những trang trại và những làng nghề sạch được chú trọng phát triển bằng cách ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và các công nghệ mới

Trong nên KTTT, không chỉ môi trường sống được bảo đảm mà môi

trường xã hội, giáo dục, giải trí cũng được nâng cao, đa dạng, phong phú

nhờ sáng tạo ra những máy móc, công nghệ hiện đại phục vụ đời sống con

người Máy móc hiện đại tiên tiến giúp giải phóng sức lao động, con người có nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn hơn Năng suất lao động tăng cao cũng giúp cho thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện

1.2.3 KTTT tác động đến phát triển bền vững

KTTT là giai đoạn phát triển cao của nền kinh tế thế giới do sự phát triển

nhảy vọt của lực lượng sản xuất dưới tác động bùng nỗ của cuộc cách mạng

Trang 39

xuất nên lực lượng sản xuât mới lan tỏa tới mọi ngành sản xuất, mọi lĩnh vực kinh tê - xã hội, cải tạo, đôi mới hệ thông sản xuât cũ, biên nguôn lực tự nhiên

trở thành thứ yếu

Trọng tâm của quá trình và phân phối là sản xuất, sở hữu, quản lý, phân

phối, trao đổi và sử dụng tri thức cũng như những vật mang nó Bởi vì, hoạt

độ % ` r ` | 2 At dé r Ị } z k] sk

sáng tạo tri thức là động lực tối ưu của phát triển bền vững, do nó tạo ra

những lợi ích cao hơn trong khi sử dụng nguồn tài nguyên khan hiếm ngày càng ít hơn

Một nên kinh tê ra đời, tôn tại và phát triên trong điêu kiện lực lượng sản

xuât phát triên cao, dựa trên trình độ xã hội hóa lao động và sản xuât cao, do

đó tác động rât lớn đên sự thay đôi cơ câu kinh tê và cơ câu sản phâm của nên

kinh tế theo hướng hao phí ít dần hàm lượng tài nguyên thiên nhiên

Chính những đặc điểm đó mang lại tính ưu việt của nền kinh tế tri thức

như: khả năng phát triển bền vững, đồng thuận giữa tăng trưởng kinh tế với

tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường, mở ra khả năng thân thiện hơn giữa con

người với con người, giữa con người với giới tự nhiên, do sản xuất dựa trên

hàng loạt các công nghệ cao không phá vỡ chu trình tuần hoàn sinh học, hình

thành một hệ thống tự nhiên — xã hội trong quá trình tái sản xuất không ngừng

và lại có khả năng tái sản xuất ra một môi trường tương thích

1.3 Kinh nghiệm vận dụng kinh tế tri thức cho tăng trưởng kinh tế ở

một số nước trên thế giới

1.3.1 Kinh nghiệm tận dụng phát triển KTTT cho tăng trưởng kinh tế ở

Trung Quốc

Nhờ định hướng KTTT, Trung Quốc đã thành công trong việc rút ngắn

Trang 40

như Hàn Quốc cũng phải mất đến 20 năm) Nền kinh tế phát triển nhảy vọt

Trung Quốc có nhiều chính sách cởi mở, thu hút được khối lượng lớn đầu tư

nước ngồi; khơi lượng đầu tư từ Trung Quốc ra nước ngoài cũng rất lớn Trung Quốc xác định có 5 tầng cải cách: tầng một là cục diện chính trị, thể chế chính trị, tầng hai là vấn đề sở hữu; tầng ba là thể chế công, tổ chức

tông hợp và tầng năm là mức độ phúc lợi

Trung Quốc đã có chuyển biến rất lớn về tư duy chính trị, thể hiện trong

việc sửa đổi lại hiến pháp, đưa vào các thay đổi lớn: khuyến khích, ủng hộ và

hướng dẫn sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân; khái niệm: “dựa vào

công nhân, nông dân, tri thức để xây dựng CNXH” sửa thành “xây dựng một mặt trận thống nhất rộng rãi dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung

Quốc, bao gồm các đảng phái dân chủ, các tổ chức quần chúng, tập hợp mọi

người lao động xây dựng CNXH, mọi người yêu nước, ủng hộ CNXH và tán

thành thống nhất đất nước” Từ đầu năm 2004, tất cả các bộ, ngành, địa

phương trong cả nước triển khai thực thi “Quyết định về công tác tăng cường

nhân tài” do Trung ương Đảng và Chính phủ Trung Quốc ban hành Chính sách sử dụng mới đang dẫn tới những thay đổi căn bản trong việc đào tạo,

tuyến dụng, sử dụng cán bộ Cuộc chạy đua bằng cấp, chạy đua hư danh trong

xã hội giảm dàn

Với “khoa học hưng quốc” và “nhân tài cường quốc” Trung Quốc không định tiếp tục con đường sao chép công nghệ nữa zmà là chủ nhân của những thành tựu công nghệ mới Biểu hiện là sự bùng nỗ lĩnh vực nghiên cứu và

triển khai ở nước này Đầu tư cho lĩnh vực nghiên cứu và triển khai của Trung

Quốc năm 2003 đứng thứ ba thế giới, chỉ thua hai nước là Mỹ và Nhật Tất cả

Ngày đăng: 12/11/2021, 12:40

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1. So sánh đóng góp vào GDP của Việt Nam và Nhật Bản theo các ngành - Kinh tế tri thức với tăng trưởng kinh tế ở việt nam hiện nay
Bảng 1. So sánh đóng góp vào GDP của Việt Nam và Nhật Bản theo các ngành (Trang 5)
Bảng l. So sảnh đóng góp vào GDP của Việt Nam và Nhật Bản theo  các  ngành  kinh  tế  - Kinh tế tri thức với tăng trưởng kinh tế ở việt nam hiện nay
Bảng l. So sảnh đóng góp vào GDP của Việt Nam và Nhật Bản theo các ngành kinh tế (Trang 54)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w