BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH
LÊ THỊ KIM NGÂN
KHU KINH TE CUA KHAU ANH HUONG
DEN THU NHAP CUA HO GIA DINH O CAC XA BIEN GIGI TINH BONG THAP [vans oa woe eA THU VIEN Chuyén nganh: Kinh té hoc Mã số chuyên ngành: 60 31 03
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TE HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYEN MINH HA
Tp Hồ Chí Minh, Năm 2013
Trang 2Nghiên cứu: “Khu kinh tê cửa khẩu ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia
đình ở các xã biên giới tỉnh Đồng Tháp” nhằm mục đích xác định các nhân tố của
cửa khẩu tác động đến thu nhập của hộ gia đình ở các xã vùng biên giới, từ đó đưa ra
các kiến nghị, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội khu vực biên giới, góp phần tăng
thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân khu vực biên giới tỉnh Đồng Tháp
Nội dung đề tài tìm hiểu nghiên cứu, thống kê, phân tích thực tế thu nhập của người đân ở 8 xã biên giới dựa trên các bảng thống kê và phân tích các số liệu điều
tra của 400 hộ dân trong phạm vi nghiên cứu Toàn bộ số liệu thu thập được đưa vào
phần mềm Excel để xử lý, bằng phương pháp kinh tế lượng dưới sự hỗ trợ của chương trình SPSS 18.0, nghiên cứu đã ước lượng các nhân tố ảnh hưởng chính đến
thu nhập của hộ gia đình vùng biên giới
Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 7 nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia
đình ở vùng biên giới tỉnh Đồng Tháp gồm: cửa khẩu biên giới, hoạt động liên quan
đến cửa khẩu, đi làm khu vực cửa khẩu, quy mô hộ gia đình, nghề nghiệp của chủ hộ
có quan hệ đồng biến và có tác động mạnh đến thu nhập của hộ gia đình, biến hệ thống chợ, có quan hệ đồng biến và có mức độ ảnh hưởng thấp hơn Biến địa phương (huyện Tân Hồng), có quan hệ nghịch biến với thu nhập của hộ gia đình
Dựa vào kết quả nghiên cứu, luận văn đã đưa ra một số kiến nghị, giải pháp
giúp các nhà hoạch định chính sách địa phương tham khảo trong việc hoạch định các
chính sách phát triển kinh tế - xã hội khu vực biên giới, góp phần tăng thu nhập, nâng
cao đời sống nhân dân, bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh khu vực biên giới
tỉnh Đồng Tháp
Trang 3MUC LUC DANH MỤC BẢNG vii DANH MỤC HÌNH VÀ BIEU BO ID 9):0y0090100/)202907®ẻ®® ix Chương 1 MỞ DAU cssssssssssssessssecccsssssssssnnsessssseceeeeeeeeessees kh tttrrthririiritririiire 1 1.1 Vấn đề nghiên cứu
1.2 Câu hỏi nghiên cứu:
1.3 Mục tiêu nghiên cứu:
1.4 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu -+ +++++tEv2E++xxrrerttrrrrkrrrrtsrrrrrrrrree 4
1.5 Phương pháp nghiên cứỨu ¿+ 2 ©s+ + +e+vS+veriexetkerrtsrrkrrtrrrrrrrrrrrrrrkererree 4
1.6 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu
1.7 Kết cấu của đề tài:
Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYÉT "
VN ti con an ố 7 2.1.1 Thu nhập — 7
2.1.2 Cửa khẩu
2.1.3 Khu kinh tế cửa khẩu 2.2 Lý thuyết thương mại
2.2.1 Ngoại thương trong Mơ hình ĐicardO cccecceseereeeeerterertertrrrerrer 13 2.2.3 Mô hình Hecksher-Ohlin .-. - 2 2 ©s<©sz+xeteerktrkrrrrrrkrkerrkrrrarrkrke 13
2.3 Một số mô hình phát triển khu kinh tế cửa khẩu -cccvecvvvvrvrerrrerree 14
2.3.1 Mô hình không gian
2.3.2 Mô hình một khu kinh tế cửa khẩu 2.3.3 Mô hình thể chế
2.3.4 Mô hình kinh tế cửa khẩu không có đân -cccccccccerrrrerrtriirrirrrrrre 16 2.4 Tác động của kinh tế cửa khẩu đối với phát triển nền kinh tế - 17
2.4.1 Đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân
2.4.2 Đối với sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
2.4.3 Đối với quá trình cơng nghiệp hố — hiện đại hoá đất nước 19
2.4.4 Đối với an ninh quốc phòng
2.4.5 Thúc đẩy quan hệ giữa các nước lắng giằng
2.5 Tác động của kinh tế cửa khầu đối với thu nhập của người dân 19
Trang 42.5.1 Kinh tế cửa khẩu thúc đẩy hoạt động giao thương, buôn bán hàng hoá góp phan ` tăng thu nhập người dân vùng biên giới
2.5.2 Kinh tế cửa khẩu tạo thêm nhiều việc làm góp phần tăng thu nhập hộ gia đình 20 2.3.3 Kinh tế cửa khẩu phát triển nhiều hoạt động liên quan góp phân tăng thu nhập hộ gia đình người dân vùng biên giới
dân vùng biên giới
2.6 Vai trò và vị trí của các khu kinh tế cửa khẩu
2.7 Kinh nghiệm phát triển khu kinh tế cửa khẩu ở một số THƯỚC .cccssc2ccveeecee 23
2.7.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc — 1 2 2.7.2 Thái Lan 2.7.3 Về Tây Âu và Bắc Mỹ 2.8 Các nghiên cứu trước
2.9 Mô hình nghiên cứu đề nghị -+:«crrEErErkkk.kk rrrrrrrrrrtirrrrrrre 29 Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 31
3.1 Phương pháp nghiên cứu 3.2 Mô hình nghiên cứu
3.2.1 Mô hình nghiên cứu
3.2.2 Mô tả các biến độc lập trong mô hình nghiÊH CỨU: . -« cececeeeeeeeeree 34 3.3 Dữ liệu nghiên cứu «<1 xi 37 3.3.1 Cách lấy dữ liệu nghiên cứu 3.3.2 Mẫu nghiên cứu 3.3.3 Cách xử lý dữ liệu
Chương 4 TONG QUAN VE TINH HINH HOAT BONG DAU TU VA PHAT TRIEN
KHU KINH TE CUA KHAU O VIET NAM VA TINH DONG THÁP 39 4.1 Tổng quan về tình hình đầu tư và phát triển khu kinh tế cửa khẩu Việt Nam 39
4.1.1 Lịch sử hình thành và đặc điểm các khu kinh tế cửa khẩu của Việt Nam 39
4.1.2 Thực trạng hoạt động thương mại tại các khu kinh tế cửa khẩu và khu thương Tại CỦA HHỚC ÍŒ c- «set H111 111111-11111111 tre 42
4.2 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu và tình bình hoạt động của các khu kinh tế cửa
khẩu trên địa bàn tỉnh Đông Tháp - ¿- «server 49 4.2.1 Giới thiệu tổng quan về tỉnh Đông Tháp -errrrrrrtrrrrree
4.2.2 Đặc điểm tình hình tự nhiên khu vực biên giới
4.2.3 Tình hình kinh tế - xã hội khu vực biên giới
4.2.4 Quá trình hình thành, tình hình hoạt động thu Init đầu tư vào khu kinh tế cửa
khẩu tỉnh Đông Tháp 5> 1 1 58
Trang 5
4.3 Đời sống người dân các xã vùng biên giới ccccccceerrrrrrrrererrrrrev 59 ©
Chương 5 PHAN TICH KET QUA NGHIEN CUU
5.1 Đặc điểm hộ gia đình được điều tra tại các xã biên giới tỉnh Đồng Tháp 5.1.1 Đặc điểm chủ hộ
5.1.2 Đặc điểm của hộ điều tra
5.2 Kết quả thống kê mô tả
5.3 Kiểm định sự tương quan và đa cộng tuyên của mơ hình . -‹s+s« 70
5.4 Phân tích kết quả hồi quy
Trang 6DANH MUC BANG
Trang Bảng 3.1: Các biến độc lập ảnh hưởng đến thu nhập hộ gia đình vùng biên giới tỉnh Đồng Tháp 33
Bảng 5.1: Thông tin về chủ hộ - 61
Bảng 5.2: Thông tin về hộ điều tra : 63
Bang 5.3: Thống kê mô tả thu nhập 64
Bảng 5.4: Thống kê mô tả các biến liên quan đến cửa khâu 65 Bảng 5.5: Thống kê mô tả dữ liệu mẫu các biến phân tích 66
Bảng 5.6: Kết quả của mô hình hồi quy 72
Trang 7DANH MỤC HÌNH VÀ BIEU ĐỎ
Trang
Hình 2.1: Sơ đồ khu kinh tế cửa khẩu không có đân 17
Hình 3.1 Mô hình nghiên cứu 34
Hình 3.2 Quy trình nghiên cứu đề tài 38
Hình 4.1 Bản đồ hiện trạng khu vực biên giới tỉnh Đồng Tháp 54
Hình 5.1 Xã cócửakhẩu ` 65
Trang 8ASEAN GDP EEC UNDP BOT
DANH MUC TU VIET TAT
(Associations of South-East ofAsian Nations) Hiép hdi cdc
Quéc gia Dong Nam A
(Gross Domestic Product) ting sin phim quốc nội
(European Economic Community) cong ding Kinh té chau Au
Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc
Xây dựng, vận hành và chuyển giao
Trang 9GVHD: Nguyén Minh Ha HVTH: Lé Thi Kim Ngan
Chương 1
MỞ ĐÀU
Chương nảy nhằm giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu bao gồm những nội dung như: vấn đề nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa của đề tài, kết cấu của đề
tài
1.1 Vấn đề nghiên cứu ”
Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế là chiến lược phát triển kinh tế của Đảng và
Nhà nước ta Từ ngày 07 tháng 11 năm 2006, Việt Nam là thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và là Uỷ viên không Thường trực Hội
đồng Bảo an Liên hợp quốc Những sự kiện trên đã nâng cao vị thế nước ta trên
trường quốc tế, tạo ra cơ hội lớn để nước ta gia nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, có
điều kiện phát triển nhanh, bền vững
Sau hơn 25 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu hết sức to lớn, trong đó không thể không đề cập đến sự đóng góp quan trọng của kinh
tế cửa khẩu - một nhân tố quan trọng trong không gian kinh tế mở của nước ta thời
hội nhập Đảng ta khẳng định "Nội lực là quyết định, ngoại lực là quan trọng" Thực hiện định hướng đa phương hod, da dang hoá quan hệ kinh tế đối ngoại, gắn kết kinh tế nước ta với kinh tế khu vực và thế giới thông qua hoạt động thương mại và đầu
tư phối hợp hài hòa các tiêu chuẩn, chính sách, tham gia các định chế kinh tế toàn
cầu và khu vực, thực hiện hội nhập ở 3 cấp độ: song phương, khu vực và toàn cầu Qua đó, nền kinh tế nước ta đã phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng lĩnh vực, như:
liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư, chuyển giao công nghệ, phát triển các khu, đặc khu, các vùng kinh tế cửa khẩu Trong đó, phát triển kinh tế cửa khẩu đối với các vùng, các tỉnh có đường biên giới chung các nước là một chính sách quan trọng và
thực tế quá trình đó, các khu kinh tế cửa khẩu trong cả nước đã có sự phát triển, góp phần chuyển địch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế nước ta
Những thành quả đạt được của kinh tế cửa khẩu trong thời gian vừa qua là
biểu hiện thành công của chủ trừơng đúng đắn trong chiến lược phát triển kinh tế -
xã hội, an ninh quốc phòng của Đảng và Nhà nước Tuy nhiên, bên cạnh các khu
Trang 10GVHD: Nguyén Minh Ha HVTH: Lé Thi Kim Ngan
kinh tế cửa khẩu hoạt động hiệu quả, cũng còn không ít các nguồn lực tại các cửa
khẩu sử dụng chưa hợp lý, đời sống của người dân địa phương và bộ mặt các khu
kinh tế cửa khẩu chưa có sự thay đổi xứng tầm với vai trò vốn có của nó
Đồng Tháp là một tỉnh nông nghiệp nằm trong khu vực Đồng bằng sông Cửu
Long, có đường biên giới dài 48,7 km giáp với tỉnh Prâyveng, Vương quốc Campuchia,
với 2 cửa khẩu quốc tế là Thường Phước (huyện Hồng Ngự) và Dinh Bà (huyện Tân
Hồng) cùng 5 cửa khẩu phụ Tổng diện tích tự nhiên khu vực biên giới Tỉnh 64.303
ha, dân số trung bình năm 2011 lắ 314.496 người, mật độ dân số 489 người/km” Phía Bắc giáp tỉnh Prâyveng, Vương quốc Campuchia; phía Nam giáp các xã thuộc huyện Hồng Ngự và Tân Hồng; phía Đông giáp huyện Tân Hưng, tỉnh Long An; phía Tây
giáp huyện Phú Châu, tỉnh An Giang Trong đó, vùng 8 xã giáp biên giới diện tích tự
nhiên 24.120 ha, dân số 86.309 người, mật độ dân số 358 người/km”
Theo Báo cáo số 47-BC/TU ngày 20 tháng 5 năm 2011 của Tỉnh uỷ Đồng Tháp, kinh tế - xã hội khu vực biên giới có bước phát triển, điện mạo khu vực biên
giới thay đổi dần, đời sống người dân được cải thiện, ổn định cơ bản về chỗ ở, hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư, nâng cấp bước đầu, tạo thuận lợi cơ bản cho kinh tế biên giới phát triển, nhất là tuyến đường 312 nối cửa khẩu quốc tế Dinh Bà với đường
Xuyên Á - Campuchia mới được đưa vào sử dụng năm 2011, có thêm những cơ hội
mới để khai thác, phát huy tốt hơn tiềm năng kinh tế biên giới Quy mô kinh tế khu
vực biên giới Tỉnh năm 2010 đạt 2.400 tỷ đồng, bằng 1,95 lần năm 2005 (cả Tỉnh là 1,94 lần), đóng góp 16,7% cho kinh tế Tỉnh, tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm 2006-2010 đạt 14,3%/năm (cả Tỉnh 14,1%/năm), GDP/người năm 2010 là 686 USD (cả Tỉnh 775 USD)
Uỷ ban nhân dân Tỉnh Đồng Tháp (2013), đời sống dân cư khu vực biên giới
tuy được cải thiện, nhưng vẫn còn thấp kém, năm 2010 mức thu nhập bình quân đầu người/năm là 8,0 triệu đồng, so toàn Tỉnh là 16,3 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo theo
chuẩn mới còn ở mức cao 28,41%, cao gấp 1,8 lần so với tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh (cả
Tỉnh 15,73%) và gấp 3 lần tỷ lệ hộ nghèo cả nước, hộ cận nghèo 10,09% (toàn tỉnh 8,01%), nguyên nhân nghèo chủ yếu do thiếu vốn, thiếu đất sản xuất, trong đó có
khoảng 53% hộ thiếu vốn, 40% hộ thiếu đất sản xuất; tỷ lệ nhà ở tạm của dân cư còn trên 25% (toàn Tỉnh 22,8%)
Trang 11GVHD: Nguyén Minh Ha HVTH: Lé Thị Kim Ngân Việc hình thành và phát triển khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Đồng Tháp đã đây mạnh hơn nữa giao lưu kinh tế qua cửa khẩu giữa hai nước, thúc đẩy phát triển kinh
tế hàng hoá trong nước Tuy nhiên, hiện nay cơ sở hạ tằng kỹ thuật thương mại ở hai
cửa khẩu quốc tế Thường Phước và Dinh Bà do đang trong quá trình quy hoạch phát
triển, nên chưa được đầu tư đúng mức, chưa là điểm hấp dẫn để các doanh nghiệp
xuất nhập khẩu trong và ngoài tỉnh lựa chọn thông quan hàng hóa; hệ thống chợ trong Khu kinh tế cửa khẩu còn sơ sài, hàng hóa trao đổi qua các chợ chủ yếu là các sản phẩm của cư dân biên giới, phần đông cư dân hai bên biên giới còn nghèo, mức sống thấp, khả năng thu hút đầu tư vào khu kinh tế cửa khẩu còn yếu kém
Nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò quan trọng của việc phát triển khu kinh tế
cửa khẩu trong thời kỳ hội nhập Qua nghiên cứu quá trình xây dựng hình thành và
phát triển khu kinh tế cửa khẩu của Tỉnh, tôi lựa chọn vấn đề "Khu kinh tế cửa khẩu ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình ở các xã biên giới tỉnh Đồng
Tháp" để làm đề tài nghiên cứu, nhằm xác định các nhân tố tác động đến thu nhập của hộ gia đình ở các xã vùng biên giới để có giải pháp phát triển kinh tế - xã hội khu vực biên giới, góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân khu vực biên giới
1.2 Câu hỏi nghiên cứu:
- Các yếu tố của cửa khẩu có ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ gia đình ở
vùng biên giới tỉnh Đồng Tháp và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó?
~ Xác định mức độ ảnh hưởng của yếu tố cửa khẩu biên giới đến thu nhập của
hộ gia đình tại các xã biên giới?
~ Giải pháp để nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế cửa khẩu tỉnh Đồng Tháp góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân vùng biên giới?
1.3 Mục tiêu nghiên cứu:
~ Xác định ảnh hưởng của cửa khẩu biên giới đến thu nhập của hộ gia đình tại
các xã biên giới
- Tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của các yếu tố cửa khẩu tác động đến thu nhập
của hộ gia đình ở vùng biên giới tỉnh Đồng Tháp
Trang 12
GVHD: Nguyén Minh Ha HVTH: Lé Thi Kim Ngan
~ Gợi ý chính sách phát triển kinh tế cửa khẩu tỉnh Đồng Tháp nhằm nâng cao
thu nhập của nhân dân vùng biên giới
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đơn vị nghiên cứu: là các hộ gia đình ở vùng biên giới tỉnh Đồng Tháp - Phạm vi nghiên cứu: bao gồm 8 xã biên giới thuộc 03 huyện, thị xã; trong đó 6 xã có cửa khẩu giáp với tỉnh Prây Veng, Vương quốc Campuchia:
Xã Thường Phước 1 (có cửa khẩu quốc tế Thường Phước), xã Thường Thới Hậu A (có cửa khẩu phụ Sở Thượng), xã Thường Thới hậu B thuộc huyện Hồng Ngự
Xã Tân Hội (có cửa khẩu phụ Mộc Rá), xã Bình Thạnh (có cửa khẩu phụ Á Đôn)
thuộc Thị xã Hồng Ngự Xã Tân Hộ Cơ (có 02 cửa khẩu quốc tế Dinh Bà và cửa khâu
phụ Bình Phú), xã Thông Bình (có cửa khẩu phụ Thông Bình) thuộc huyện Tân
Hồng
1.5 Phương pháp nghiên cứu
1.5.1 Thu thập số liệu
Các số liệu thứ cấp: Thu thập các báo cáo của Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch
và Đầu tư, Bộ Ngoại giao, Uỷ ban nhân dân Tỉnh, Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và
Đầu tư, Cục Hải quan, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Tỉnh, Ban quản lý Khu kinh tế, Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã khu vực biên giới, bao gồm: huyện Tân Hồng,
Hồng Ngự và thị xã Hồng Ngự Thu thập số liệu từ Niên giám Thống kê của Việt
Nam, Niên giám Thống kê của Tỉnh và các huyện biên giới Các tài liệu, văn bản có
liên quan đến các chính sách của Chính phủ và địa phương về phát triển Khu kinh tế
cửa khẩu
Các số liệu sơ cấp: Phỏng vấn trực tiếp hộ gia đình tại khu vực biên giới Mẫu điều tra 400 hộ khu vực 08 xã biên giới tỉnh Đồng Tháp
Phương pháp chuyên gia: Ở cấp huyện: tham vấn trực tiếp Phòng Thống kê, Phòng Công Thương huyện, Uỷ ban nhân dân huyện Tân Hồng, Hồng Ngự và thị xã
Hồng Ngự, Chỉ Cục Hải quan các Cửa khẩu biên giới, Các Đồn biên phòng biên giới
Tham vấn trực tiếp Ban Quản lý Khu kinh tế, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở
Công Thương, Cục Thống kê, Cục Hải quan, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Tỉnh
Trang 13
GVHD: Nguyén Minh Ha HVTH: Lê Thị Kim Ngân
1.5.2 Phương pháp phân tích định lượng ;
+ Phương pháp thống kê mô tả: sau khi điều tra thực tế và tham vấn ý kiến
chuyên gia các số liệu và các thông tin thu thập được về hộ gia đình 8 xã khảo sát sẽ
được thống kê kết hợp phân tích nhằm đưa ra những đánh giá định tính về mối quan
hệ giữa các biến số Phương pháp này sử dụng phần mềm hỗ trợ Excel
+ Phương pháp phân tích hồi quy: Dùng mô hình kinh tế lượng hồi quy tuyến tính và phần mềm phân tích thống kê SPSS (Statistical Package for Social Sciences)
để xác định mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ gia đình vùng biên giới, trong đó có yếu tố quan trọng là cửa khẩu biên giới tác động đến thu nhập
của hộ gia đình như thế nào?
1.6 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học, thiết thực giúp các nhà hoạch định
chính sách địa phương tham khảo trong việc hoạch định các chính sách phát triển
kinh tế - xã hội khu vực biên giới, tăng sức thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp đến
đầu tư sản xuất kinh doanh, tạo thêm nguồn lực thúc đẩy kinh tế biên giới còn chậm
phát triển có bước phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững, góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh khu vực biên
giới Tỉnh
1.7 Kết cấu của đề tài:
Bồ cục của luận văn gồm 6 chương:
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về van đề nghiên cứu Trong phân này trình bày
vấn đề nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi
nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa của đề tài
Chương 2: Nêu lên một số khái niệm và cơ sở lý thuyết liên quan đến đề tài
Chương 3: Trình bày phương pháp nghiên cứu, mô hình nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu
Chương 4: Trình bày đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội khu vực biên giới, thực
trạng hoạt động khu kinh tế cửa khẩu Đồng Tháp trong'những năm qua, thu nhập của
người dân các xã vùng biên giới tỉnh Đồng Tháp
Trang 14
GVHD: Nguyén Minh Ha HVTH: Lé Thi Kim Ngan
Chương 5: Phân tích kết quả nghiên cứu, phân tích sự phát triển kinh tế cửa
khẩu ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình ở các xã biên giới tỉnh Đồng Tháp
Chương 6: Kết luận và gợi ý chính sách liên quan đến việc phát triển cửa khẩu nhằm cải thiện thu nhập của hộ gia đình trong vùng
Trang 15
GVHD: Nguyén Minh Ha HVTH: Lé Thi Kim Ngan
~-Chuong 2
CO SO LY THUYET
Trong chuong này, tác giả sẽ trình bày những khái niệm cơ sở lý thuyết về thu
nhập, cửa khẩu, khu kinh tế cửa khẩu, một số mô hình phát triển khu kinh tế cửa khẩu, tác động của kinh tế cửa khẩu đối với phát triển nền kinh tế, tác động của kinh tế cửa khẩu đối với thu nhập của người dân, vai trò và vị trí của các khu kinh tế cửa
khẩu, kinh nghiệm phát triển khu kinh tế cửa khẩu ở một số nước Bên cạnh các khái
niệm, chương này cũng giới thiệu tóm tắt các mô hình nghiên cứu trước làm cơ sở
xây dựng mô hình nghiên cứu của đề tài
2.1 Các khái niệm 2.1.1 Thu nhập
Tại kho dữ liệu mức sống hộ gia đình - Tổng cục Thống kê, thu nhập là tổng
số tiền kiếm được hoặc thu góp được trong một khoảng thời gian nhất định (thông thường là một năm), hay thu nhập là phần giá trị còn lại của sản phẩm sau khi trừ đi các khoản chỉ phí vật chất hay chỉ phí thuê ngoài
Tổng thu nhập của hộ thường được thu từ một nguồn hay nhiều nguồn Tại
kho dữ liệu mức sống hộ gia đình - Tổng cục Thống kê, đã chia thu nhập của hộ thành các nguồn:
Thu nhập từ tiền công, tiền lương là tồn bộ số tiền cơng, tiền lương và giá trị
hiện vật quy thành tiền mà người lao động nhận được từ hoạt động làm công ăn lương
trong một thời gian nhất định, thường là một năm
Thu nhập từ sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản của hộ là toàn bộ số tiền và giá
trị hiện vật quy thành tiền sau khi đã trừ thuế và chỉ phí sản xuất mà hộ gia đình nhận được từ hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản hộ tự làm
trong một thời gian nhất định, thường là một năm
Thu nhập từ sản xuất công nghiệp, xây dựng, thương mại và dịch vụ của hộ là
toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật quy thành tiền sau khi đã trừ thuế và chỉ phí sản
Trang 16
GVHD: Nguyén Minh Ha HVTH: Lé Thị Kim Ngân xuất mà hộ gia đình nhận được từ hoạt động sản xuất công nghiệp, xây dựng, thương
mại và địch vụ hộ tự làm trong một thời gian nhất định, thường là một năm
Thu nhập từ nguồn thu khác tính vào thu nhập của hộ là toàn bộ số tiền và giá
trị hiện vật quy thành tiền mà hộ gia đình nhận được từ thu khác được tính vào thu
nhập như thu cho biếu, mừng, lãi tiết kiệm trong một thời gian nhất định, thường là
một năm
Các khoản thu không tính vào thu nhập gồm rút tiền tiết kiệm, thu nợ, bán tài
sản, vay nợ, tạm ứng và các khoản chuyển nhượng vốn nhận được do liên doanh, liên
kết trong sản xuất kinh doanh ‘
2.1.2 Cửa khẩu: Tại điều 4 Luật của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam số 06/2003/QH11 ngày 17 tháng 6 năm 2003 về Luật Biên giới quốc
gia và Nghị định số 32/2005/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ về Quy chế cửa khâu biên giới đất liền định nghĩa: Cửa khẩu là cửa ngõ quốc gia, tại đó người, phương tiện vận tải, hàng hoá được phép xuất nhập khẩu, quá cảnh, chuyển
khẩu Có các đặc điểm và phân loại như sau:
- Nước ta có đường biên giới chung với Trung Quốc (phía Bắc), Lào (phía
Tây) và Campuchia (phía Tây Nam) với tổng chiều dài 4.512 km Đến năm 2000,
trên toàn tuyến biên giới trên bộ có 23 tỉnh gồm 89 huyện với 385 xã
- Theo các hiệp định của Việt Nam với Trung quốc, Lào và Campuchia đã xác
định có 8 cửa khẩu quốc tế và theo số liệu của Ban biên giới chính phủ, có 23 cửa
khẩu quốc gia Ngoài các cửa khẩu quốc tế, quốc gia còn có trên 40 cửa khẩu địa
phương Một số cửa khẩu quốc gia đang được xem xét nâng cấp thành cửa khẩu quốc tế và một số cửa khẩu địa phương đang được xem xét nâng cấp thành cửa khẩu quốc
gia
- Các cửa khẩu phía Bắc nằm trên địa bàn vùng núi, gần các tuyến giao thông huyết mạch nối liền Việt Nam với Trung Quốc Các cửa khẩu phía Tây Bắc và phía Tây với Lào cũng có địa hình tương tự như với Trung Quốc Các cửa khẩu với
Campuchia chia làm 2 loại hình: Loại hình cửa khẩu vùng núi nằm trên địa bàn các
tỉnh Gia Lai, Lâm Đồng, Bình Phước; các cửa khẩu khác từ Tây Ninh đến Kiên
Giang nằm trên vùng đồng bằng, ngập nước về mùa mưa
Trang 17
GVHD: Neuyén Minh Ha HVTH: Lé Thi Kim Ngan
- Căn cứ vào đặc điểm và tính chất địa lý, cửa khẩu được phân ra các loại: cửa
khẩu đường bộ, cửa khẩu đường sắt, cửa khẩu đường thuỷ nội địa, cửa khẩu đường
hàng hải và cửa khẩu đường hàng không
- Căn cứ vào quy mô của các cửa khẩu, phân ra: Cửa khẩu chính, gồm cửa
khẩu quốc tế và cửa khẩu quốc gia; cửa khâu phụ (cửa khẩu tiểu ngạch)
2.13 Khu kinh tế cửa khẩu: Theo Nguyễn Thị Thanh Huyền (2005), thuật ngữ khu kinh tế cửa khẩu mới được dùng ở Việt Nam trong một số năm gần đây, khi
quan hệ kinh tế, thương mại giữa Việt Nam với Trung Quốc, với Lào và Campuchia
đã có bước phát triển mới đòi hỏi phải có mô hình kinh tế phù hợp nhằm khai thác
các tiềm năng, thế mạnh kinh tế của các nước thông qua cửa khẩu biên giới
Theo quá trình lịch sử, khái niệm khu kinh tế cửa khẩu được hình thành trên - cơ sở các khái niệm liên quan:
Trước hết, khái niệm: “Giao lưu kinh tế qua biên giới” theo nghĩa hẹp, gồm
các hoạt động trao đổi thương mại giữa cư dân, các doanh nghiệp nhỏ đóng tại địa bàn biên giới xác định, thường là những nơi có các cửa khẩu biên giới Những hình thức này có thể được thực hiện ở các đạng chợ biên giới, thậm chí ở các đường mòn biên giới với một khối lượng hàng hoá và giá trị theo quy định của Nhà nước hoặc
chính quyền địa phương Với nhiều mức độ khác nhau, giao lưu kinh tế theo nghĩa
hẹp là hình thức diễn ra phổ biến ở tất cả các quốc gia có đường biên giới chung trong điều kiện hoà bình Tuy nhiên, điều dễ thấy là quy mô, mức độ hoạt động kinh
tế - thương mại, diễn ra khác nhau giữa các vùng, miễn, khu vực biên giới cả nước vì nó phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân khác nhau: trình độ phát triển kinh tế; điều kiện tự nhiên; vị trí địa lý; chính sách biên mậu; các tiềm năng, thế mạnh tại chỗ; sự ổn
định về an ninh chính trị Vì vậy, xuất hiện một nội dung rộng hơn, bao quát hơn về
“giao lưu kinh tế - thương mại, đầu tư khoa học và công nghệ qua các cửa khẩu biên giới”, giữa các quốc gia có đường biên giới chung Khái niệm này có nghĩa rộng hơn
không chỉ đơn thuần là buôn bán, trao đổi hàng hố thơng thường, mà còn bao hàm cả
các hoạt động về hợp tác khoa học — công nghệ, đầu tư, hoạt động xuất nhập khẩu,
liên doanh phát triển kết cấu hạ tầng, du lịch qua biên giới, Như vậy, giao lưu kinh
Trang 18
GVHD: Nguyén Minh Ha HVTH: Lé Thi Kim Ngân tế qua biên giới được phát triển từ hình thái trao đổi hàng hoá đơn giản trở thành các
hoạt động sản xuất kinh doanh đa đạng
Ngoài ra, trong lịch sử, còn có những hình thức quan hệ kinh tế song phương hoặc đa phương giữa các quốc gia có đường biên giới chung, hoặc giữa các quốc gia
trong khu vực Các hình thức liên kết kinh tế này, với những cấp độ khác nhau về nội
dung, yêu cầu, hình thức, quy định v.v mà có cách gọi khác nhau như: Khu kinh tế
thương mại tự do; liên minh thuế quan; thị trường chung; liên minh kinh tế; liên minh tiền tệ Ngoài ra, ở những vùng, địa phương có những điều kiện tự nhiên, kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội khác nhau đã xuất hiện nhiều hình thức, mô hình liên kết
kinh tế cụ thể, bao gồm:
+ Các vùng tăng trưởng kinh tế, là hình thức hợp tác kinh tế giữa các vùng
nằm kề nhau về địa lý của các nước láng giềng, thậm chí ở một số địa phương cùng một quốc gia, cho phép khai thác những thế mạnh và hỗ trợ lẫn nhau nhằm đạt mục
tiêu tăng trưởng nhanh hơn về thời gian, thấp hơn về chỉ phí Hơn nữa, chúng còn cho
phép tận dụng những ưu điểm, bổ sung lẫn nhau trong mỗi thành viên để đạt hiệu quả
kinh tế với quy mô lớn
+ Các thoả thuận về thương mại miễn thuế giữa các quốc gia, thực hiện các quy định miễn trừ thuế quan cho một số loại hàng hoá được trao đổi giữa các thành
viên, là cơ sở để phát triển tới hình thức liên kết kinh tế cao hơn, đó là liên minh thuế
quan Hình thức này đã được phát triển ở một số nước như Trung Quốc, Án Độ, Nê
Pan,
+ Các đặc khu kinh tế như khu công nghiệp, khu chế xuất, được áp dụng ở
một số nước: Trung Quốc, các nước ASEAN trong vài thập kỷ gần đây
Như vậy, từ tính chất đa đạng trong các loại hình và yếu tố quyết định đến sự
lựa chọn một hình thức cụ thể phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, những điều kiện cần và đủ để quyết định những loại hình phù hợp, có hiệu quả Thông qua các hình thức, các cấp độ phát triển khác nhau của liên kết kinh tế, căn cứ theo đặc điểm
của một loại hình kinh tế cửa khẩu cho phép áp dụng những chính sách riêng trong
một phạm vi không gian, thời gian xác định mà ở đó đã có giao lưu kinh tế biên giới
phát triển sẽ hình thành khu kinh tế cửa khẩu
Trang 19
GVHD: Nguyễn Minh Hà HVTH: Lé Thi Kim Ngan
Ở Việt Nam, theo Đề án: "Quy hoạch phát triển các khu kinh tế cửa khẩu Việt Nam đến năm 2020" đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số
52/2008/QĐ-TTg, ngày 25/3/2008 có nêu:
- Khu kinh tế cửa khẩu là một loại hình kinh tế, lấy giao lưu kinh tế biên giới qua cửa khẩu (cửa khẩu quốc tế hoặc cửa khẩu quốc gia) làm mng cốt, có ranh giới
xác định, được thành lập bởi cấp có thẩm quyền, có cơ chế hoạt động riêng, mô hình
quản lý riêng và có quan hệ chặt chẽ với khu vực xung quanh và nội địa phía sau
~ Khu kinh tế cửa khẩu là địa bàn bao gồm một cửa khẩu biên giới và một khu vực liền kề bao quanh khu vực cửa khẩu biên giới; được tổ chức, khai thác sử dụng
vào các hoạt động giao lưu kinh tế qua biên giới, được áp dụng các chính sách riêng
về thương mại — xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh — du lịch, thu hút vốn đầu tư trong
và ngoài nước, xây dựng kết cấu hạ tang, quản lý tài chính, tiền tệ và phát triển xã
hội
Theo Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ
Quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế, tại Chương J, Điều 2,
khoản 4 có nêu:
Khu kinh tế cửa khẩu là khu kinh tế hình thành ở khu vực biên giới đất
liền có cửa khẩu quốc tế hoặc cửa khẩu chính và được thành lập theo các điều
kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này
Khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu gọi chung là khu kinh tế, trừ trường hợp quy định cụ thé
Theo đó, tại Điều 7, khoản 2 Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng
3 năm 2008 của Chính phủ có nêu ”Điều kiện thành lập khu kinh tê cửa khẩu”
a) Phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển khu kinh tế đã được phê duyệt;
b) Có cửa khẩu quốc tế hoặc cửa khẩu chính được quy định tại Nghị định số
32/2005/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ về Quy chế cửa khẩu biên
giới đất liền; bao gồm các đơn vị hành chính liền kề, không tách biệt về không gian;
Trang 20
GVHD: Nguyén Minh Hà HVTH: Lé Thi Kim Ngan
c) Két néi thuan gi véi cdc trục giao thong huyết mạch của quốc gia; giao lưu thuận tiện với các nước láng giềng qua cửa khẩu biên giới đất liền của nước bạn; có
điều kiện thuận lợi và nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật;
d) Đáp ứng yêu cầu phát triển tổng hợp của khu kinh tế cửa khẩu bao gồm các
hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, vận chuyển hàng hóa quá
cảnh, sản xuất công nghiệp, du lịch, dịch vụ; có điều kiện phát huy tiềm năng tại chỗ
và các vùng xung quanh; có khả năng phát triển thương mại và thu hút đầu tư;
đ) Gắn kết giữa phát triển kinh tế với việc giữ vững an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ chủ quyền quốc gia tại khu vực biên giới;
e) Không tác động tiêu cực đến các khu bảo tồn thiên nhiên; không gây ảnh
hưởng xấu và làm tổn hại đến các đi sản văn hóa vật thể, danh lam thắng cảnh, các
quan thể kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học; có điều kiện đảm bảo yêu cầu về môi trường, môi sinh và phát triển bền vững
Qua những vấn đề nêu trên, chúng ta có thể hiểu: Khu kinh tế cửa khẩu là khu vực kinh tế đặc biệt nằm dọc đường biên thuộc địa bàn các tỉnh biên giới, được
xác định ranh giới, được nhà nước ưu tiên khuyến khích đầu tư và được hưởng các chính sách ưu đãi đặc biệt về thuê đất, thuế, tín dụng, đầu tư, đăng ký kinh doanh, ưu
đãi buôn bán biên giới, là một không gian kinh tế xác định, gắn với cửa khẩu, có cư dân hoặc không có cư dân sinh sống và thực hiện những cơ chế chính sách phát triển riêng, phù hợp với đặc điểm ở đó nhằm đưa lại hiệu quả kinh tế — xã hội cao hơn do
Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Hay khu kinh tế cửa khẩu có thể được hiểu là một vùng lãnh thổ bao gồm một hoặc một số cửa khẩu biên
giới được Chính phủ cho áp dụng một số chính sách ưu đãi, khuyến khích phát triển kinh tế — xã hội nhằm tăng cường giao lưu kinh tế với các nước, tạo nguồn thu cho
ngân sách Nhà nước và đầu tư chuyển đổi cơ cấu kinh tế các địa phương có cửa khẩu Những đặc trưng cơ bản của khu kinh tế cửa khẩu
~ Các khu kinh tế cửa khẩu cách xa trung tâm kinh tế chính trị nước mình;
- Dân cư tại các khu kinh tế ở các nước láng giềng có sự tương đồng về văn hóa, truyền thống, tín ngưỡng tôn giáo;
Trang 21
GVHD: Nguyễn Minh Hà HƯTH: Lê Thị Kim Ngân
- Có sự khác biệt về trình độ phát triển kinh tế - xã hội - môi trường và chất
lượng cuộc sống ;
- Hợp tác và cạnh tranh là đặc trưng chủ yếu;
- Hợp tác và giao lưu kinh tế dựa trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền của nhau, bình đẳng cùng có lợi
2.2 Lý thuyết thương mại
2.2.1 Ngoại thương trong Mô hình Ricardo
Theo m6 hinh Ricardo trích trông Trương Quang Hùng (2011), các quốc
gia tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế với hai lý do cơ bản Mỗi lý do
đều liên quan đến lợi ích từ ngoại thương Thứ nhất, một quốc gia có lợi thế tương
đối trong việc sản xuất ra một loại hàng hoá nếu chỉ phí cơ hội cho việc sản xuất ra hàng hoá đó của họ thấp hơn chỉ phí cơ hội của các nước khác Mô hình Ricardo
tập trung vào sự khác biệt năng suất lao động giữa các quốc gia và nó giải thích lợi
ích ngoại thương từ việc sử dụng khái niệm so sánh Thứ hai, các nước tiến hành
buôn bán với nhau để đạt được lợi thế nhờ quy mô sản xuất Khi một quốc gia
chuyên mơn hố và trao đổi dựa vào mô hình Ricardo; giá tương đối của hàng hoá được sản xuất tăng, thu nhập của người lao động tăng và hàng hoá nhập
khẩu sẽ rẻ hơn đối với người tiêu đùng, năng suất cao và chỉ phí thấp cho một quốc gia có lợi thế về chỉ phí và cho phép họ sản xuất có hiệu quả
2.2.3 Mô hình Hecksher-Ohlin
Mô hình Hechsher-Ohlin, trích trong Trương Quang Hùng (2011), nhấn mạnh sự khác biệt về nguồn lực (lao động, vốn, đất đai) là nguồn gốc duy nhất của ngoại
thương Mô hình này cho thấy rằng lợi thế so sánh của một nước được quyết định
bởi: Sự đồi đào tương đối các yếu tố sản xuất của một nước, sự thâm dụng các yếu tố tương đối của một loại hàng hố Mơ hình này có những dự đoán phù hợp với thực tế
hơn so với mô hình Ricardo, các nước có xu hướng sản xuất hai loại hàng hố (khơng có chun mơn hố hồn tồn), ngoại thương mang lại lợi ích cho một nước nhưng đồng thời cũng gây ra tác động phân phối lại thu nhập bên trong một nước Một nước
sẽ chun mơn hố sản xuất và xuất khẩu hàng hoá thâm dụng yếu tố sản xuất mà
quôc gia đó dôi dào một cách tương đôi
Trang 22GVHD: Neguyén Minh Ha HƯTH: Lê Thị Kim Ngân `
Việt Nam - Campuchia là hai nước láng giềng, có quan hệ đoàn kết, hữu nghị, truyền thống lâu đời, những năm gần đây quan hệ giữa hai nước ngày càng tốt đẹp Quan hệ thương mại hai nước đã có những bước phát triển mạnh mẽ Tỉnh Đồng Tháp là một trong 10 tỉnh của Việt Nam tiếp giáp biên giới Campuchia nên có lợi
thế về thương mại biên giới Đối với xã vùng biên giới có cửa khẩu sẽ tạo điều kiện
thuận lợi cho người dân qua lại trao đổi, buôn bán, xuất nhập khẩu hàng hóa, góp phần tăng thu nhập
2.3 Một số mô hình phát triển khu kinh tế cửa khẩu
2.3.1 Mô hình không gian ˆ
Theo Nguyễn Mạnh Hùng (2000) và Nguyễn Thị Thanh Huyền (2005), Các khu
kinh tế cửa khẩu đều có đặc điểm chung về hành chính là nơi tiếp giáp hai hay nhiều
quốc gia, có vị trí địa lý riêng trên đất liền, biển, sông hồ nằm trong tài liệu phân chia biên giới theo hiệp định và được Nhà nước cho áp đặt một số chính sách riêng
- Nguyên tắc chung của mô hình không gian
+ Tôn trọng chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải, thuỷ, thềm lục địa, vùng trời theo hiệp định đã ký và các quy ước quốc tế
+ Các hoạt động ở khu vực phải xét đến yếu tố địa lý, tự nhiên để không làm
tổn hại đến lợi ích các bên về các mặt, chú ý đến lĩnh vực môi trường
+ Bảo đảm sự phối hợp tốt nhất các yếu tố tự nhiên để các bên cùng có lợi + Cần có sự bàn bạc cụ thể khi triển khai các hoạt động trong khu vực nhằm tạo ra sự hợp tác các nguồn lực của các bên
+ Tìm kiếm các yếu tố tương đồng, tìm kiếm và hướng tới các vị trí mà ở đó
có mối liên hệ tốt trong nội địa để bù đấp các thiếu hụt về nguồn lực, về trao đổi hàng
hoá
+ Tránh các vị trí bất lợi, vị trí để tội phạm hoạt động có thể xây ra tranh chấp,
lắn chiếm vị trí dễ nẫy sinh mâu thuẫn
Trang 23
GVHD: Nguyén Minh Ha HVTH: Lé Thi Kim Ngan `
2.3.2 Mô hình một khu kinh tế cửa khẩu
Theo Nguyễn Mạnh Hùng (2000) và Nguyễn Thị Thanh Huyền (2005), mô hình
một khu kinh tế cửa khẩu là mô hình căn cứ vào nhu cầu phát triển kinh tế của mỗi
nước, khả năng giao lưu với nước thứ ba nhờ hệ thống giao thông như đường bộ, sân
bay bến cảng đường thuỷ; dựa trên các điều kiện thự nhiên thuận lợi các nước sẽ bố
trí các cặp cửa khẩu quốc tế, quốc gia và địa phương
Mô hình này được dựa trên một số các nguyên tắc như: thuận lợi cho việc
kiểm soát các phương tiện, người và hàng hoá qua lại, trong đó cần có sự phối hợp hỗ trợ về các tiện ích công cộng như điện, nước, chiếu sáng, cây xanh, mơi trường
Ngồi ra cần có dịch vụ tốt cho sự sự lưu trú của người cũng như của hàng hoá và các phương tiện quá cảnh
2.3.3 Mô hình thể chế
Theo Nguyễn Mạnh Hùng (2000) và Nguyễn Thị Thanh Huyền (2005), đây là
phương thức để Nhà nước soạn thảo chính sách phù hợp với thực tế hoạt động của khu
kinh tế cửa khẩu ở các quốc gia có đường biên giới chung Việc xây dựng thể chế, chính sách phải đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế, các hiệp định, thoả thuận song phương hoặc đa phương, truyền thống và tập quán, bản sắc văn hoá của mỗi quốc gia Đảm bảo
giữ gìn hoà bình, cùng có lợi, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững Chủ động cùng trao đổi với nhau những vấn đề còn tồn tại, vướng mắc, tạo điều kiện tốt nhất cho các
doanh nghiệp, cư dân mỗi nước tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh Những thông
tin về xây dựng cơ chế, chính sách phát triển khu kinh tế cửa khẩu mỗi nước cần được
trao đổi thường xuyên, cùng phối hợp điều chỉnh, thực hiện cho phù hợp - Nguyên tắc chung:
+ Tôn trọng luật pháp quốc tế, các hiệp định thoả thuận, quốc gia, khu vực trên
cơ sở bảo đảm hoà bình, thịnh vượng và cùng có lợi
+ Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
+ Chủ động thông báo cho nhau cùng hợp tác, thiện chí giải quyết những vướng mắc dựa trên sự tôn trọng, truyền thống và tập quán, bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc
Trang 24
GVHD: Nguyén Minh Ha HVTH: Lê Thị Kim Ngân ˆ + Tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư và dân chúng
làm ăn
+ Phân cấp giải quyết các vấn đề phát sinh thường xuyên cho các cấp chính quyền khu vực theo nguyên tắc đối xứng
2.3.4 Mô hình kinh tế cửa khẩu không có dân
Theo Nguyễn Mạnh Hùng (2000), cửa khẩu mỗi nước có bốn cửa Xu hướng
tự đo hoá thương mại, hàng hoá trong danh mục thoả thuận được tự do vào khu, chỉ thu phí và phía bên kia miễn thuế nhập khẩu Chỉ kiểm soát hàng hóa xuất ra khỏi khu để vào nội địa việc này phụ thuộc chính sách của mỗi nước
- Thu phi theo danh mục niêm yết đối với hàng hoá từ nội địa vào khu và từ phía bên kia nhập vào khu
- Quy định loại hàng hoá sản xuất kinh doanh trong khu được miễn kiểm soát của hải quan, không phải chịu bất kỳ loại thuế nào nhưng phải trả tiền thuế đất và các dịch vụ theo mức cao hơn nội địa, chịu thuế xuất khi xuất khỏi khu vào nội địa; kê khai nộp phí khi xuất sang bên kia
- Có cửa thì chỉ có một cửa thu thuế và ba cửa thu phí Thu lệ phí vào một lần
trong đó có lệ phí sử dụng các tiện ích công cộng trong khu không phải trả tiền như bãi đỗ xe trong ngày, vệ sinh công cộng cho cá nhân, bảo đảm an nỉnh trật tự và
được miễn thuế, lệ phí khi mang hàng hoá theo cá nhân về nội địa và khi xuất cảnh
Trang 25
GVHD: Nguyén Minh Ha HƯTH: Lê Thị Kim Ngân ˆ
Hình 2.1: Sơ đồ khu kinh tế cửa khẩu không có dân Kiểm Miễn soát nhập thuế khẩu vào nhập, kê nội địa, khai nộp nộp thuế phí Vào tự Khuyên đo chỉ Khích phải nộp xuất lệ phí khẩu, kê khai, nộp lệ phí B Khu kinh tế cửa khẩu nước cách Đường Khuyên Khích Vào tự xuất do chỉ phải khẩu, kê nộp lệ phí khai, nộp lệ phí Miễn Kiểm thuế soát nhập
nhập, kê khẩu vào
khai nộp nội địa, phí nộp thuế
Khu kinh tế cửa khẩn nước
A
Nguôn: Bộ Công thương (2010)
2.4 Tác động của kinh tế cửa khẩu đối với phát triển nền kinh tế 2.4.1 Đối với sự phát triển của nền kinh tễ quốc dân
Nguyễn Thị Thanh Huyền (2005), khu kinh tế cửa khẩu tạo điều kiện để các địa
phương mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, giảm chỉ phí trung gian, đo đó nâng cao
sức cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ trao đổi, thúc đẩy quá trình chuyển dịch nền
kinh tế tự cung tự cấp sang nền kinh tế sản xuất hàng hoá, tạo ra sự phát triển ở các
vùng để hình thành nên một khu vực thị trường rộng lớn có khả năng thu hút và thâm nhập với các khu vực thị trường khác
Theo Hoàng Thế Anh (2005), các khu kinh tế cửa khẩu được hình thành nhằm
mục đích phát huy lợi thế về quan hệ kinh tế - thương mại cửa khẩu biên giới, thu hút các kênh hàng hoá, đầu tư, thương mại, dịch vụ và du lịch từ các nơi trong cả nước từ nước ngồi vào nội địa thơng qu: TEI 6
Khu kinh tế cửa khẩu ảnh hưởng đến thu nhập cu I†HỨ ViỆN
ách ưu đãi tại các khu kinh tế cửa
Trang 26GVHD: Nguyén Minh Ha HƯTH: Lê Thị Kim Ngân
khẩu Chính sự thu hút này đã làm cho các ngành, các địa phương trong cả nước, tuỳ
theo quy mô, sự hấp dẫn của cơ chế chính sách ưu đãi thực hiện sự chuyển dịch sản
xuất, lưu hành hàng hoá cho phù hợp Bên cạnh đó khi mô hình kinh tế cửa khẩu
được phát huy tốt sẽ tạo ra sự lưu thơng hàng hố giữa trong và ngoài nước nhằm khai thác thị trường rộng lớn của nước bạn Hơn nữa, trong các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và du lịch cũng có những đòi hỏi tương tự, cần phải mở rộng quan hệ hợp tác
quốc tế để nhanh chóng hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới Điều này càng có ý nghĩa đối với nền kinh tế hàng hoá chậm phát triển, thị trường còn nhỏ hẹp, sức mua thấp, khả năng cạnh tranh trước mắt của nền kinh tế còn thấp kém như
Việt Nam
Bên cạnh đó, quá trình phát triển các khu kinh tế cửa khẩu tác động thúc đây
mạnh mẽ quá trình giao lưu kinh tế giữa Việt Nam và các nước trong khu vực và biên
giới Nó có tác dụng như chiếc cầu nối kinh tế Việt Nam với kinh tế thế giới, nhằm đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế, góp phần quan trọng trong việc thực hiện quan điểm phát triển giai đoạn 2001-2002 mà Đảng ta đã đề ra trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX là “Gắn chặt việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ động
hội nhập kinh tế quốc tế”
2.4.2 Đối với sự chuyển dịch cơ cầu ngành kinh tế
Hoàng Thế Anh (2005), khu kinh tế cửa khẩu hình thành sẽ tạo ra sự phân
công lao động theo hướng chuyển lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp
sang lĩnh vực phi nông nghiệp, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa
phương theo hướng phát triển các ngành thương mại, dịch vụ, du lịch, công nghiệp,
hỗ trợ phát triển đối với dịch vụ trong nước thông qua việc đẩy mạnh giao lưu kinh tế
với các nước láng giềng, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, kiểm tra giám sát các hoạt động, phát hiện và xử lý vi phạm
Ngoài ra đối với một số tỉnh miền núi biên giới phía Đông Bắc, cũng như vùng đồng bằng ngập nước vào mùa mưa của miền Tây Nam Bộ thì những nơi có khu kinh
tế cửa khẩu nó còn góp phần đẩy nhanh xu hướng đơ thị hố, hình thành những thị
trấn, thị tứ, các khu thương mại dịch vụ
Trang 27
GVHD: Nguyén Minh Ha HƯTH: Lê Thị Kim Ngân
2.4.3 Đối với quá trình công nghiệp hoá — hiện đại hoá đất nước
Theo Hoàng Thế Anh (2005), phát triển các khu kinh tế cửa khẩu là một trong
những chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta nhằm xây dựng một mô hình
kinh tế mới, thúc đẩy sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước Các khu kinh tế cửa khẩu thúc đẩy quá trình hiện đại hố thơng qua việc ứng dụng công nghệ
mới và trình độ quản lý hiện đại trong hoạt động thương mại, dịch vụ và sản xuất, tạo
ra những yếu tố để liên kết các doanh nghiệp đầu tư trong nước cũng như nước ngoài,
góp phần tích cực vào việc nâng cao giá trị kim ngạch xuất khâu, tăng thu ngoại tệ;
thực hiện phân công lao động góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng
nghiệp hố, hiện đại hoá
2.4.4 Đối với an ninh quốc phòng
Hoàng Thế Anh (2005), việc hình thành các khu kinh tế cửa khẩu sẽ thu hút dân cư đến làm ăn, sinh sống, tạo thành những khu tập trung dân cư, một số đô thị biên giới góp phần làm tăng thêm tiềm lực kinh tế, quốc phòng tại tuyến biên giới
Đời sống của nhân dân tại địa bàn các khu kinh tế cửa khẩu sẽ được thay da đổi thịt
tạo thêm lòng tin về chính quyền và về các chính sách của Đảng và Nhà nước Ngoài ra, các lực lượng công an, hải quan, biên phòng tại khu kinh tế cửa khẩu được tăng
cường năng lực cũng như trang thiết bị, do đó hoạt động bảo vệ biên giới, chủ quyền
Quốc gia, đảm bảo an ninh, quốc phòng sẽ được nâng cao về nhiều mặt
2.4.5 Thúc đẩy quan hệ giữa các nước láng giéng
Theo Uỷ ban Biên giới Quốc gia - Bộ Ngoại giao (2012), giao lưu kinh tế qua cửa
khẩu là nhân tố quan trọng trong việc nâng cao đời sống cho dân cư vùng biên giới Việt Nam — Campuchia, góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng, tạo nền móng cho việc đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật tới vùng biên giới xa xôi hẻo lánh Góp phần củng cố tình hữu nghị giữa
nhân dân Việt nam với nhân dân Campuchia
2.5 Tác động của khu kinh tế cửa khẩu đối với thu nhập của người dân
2.5.1 Khu kinh tế cửa khẩu thúc đẩy hoạt động giao thương, buôn bán
hàng hoá góp phần tăng thu nhập người dân vùng biên giới
Nguyễn Thị Thanh Huyền (2005), việc hình thành và phát triển khu kinh tế cửa khẩu thúc đấy trao đổi thương mại, phát triển ngành nghề sản xuất, do đó kích thích
Trang 28
GVHD: Nguyễn Minh Hà HƯTH; Lê Thị Kim Ngân ˆ
tăng trưởng kinh tế và thu nhập đận cư vùng cửa khẩu Buôn bán tại khu kinh tế cửa
khẩu tăng lên làm giảm bớt tỷ lệ đói nghèo, đời sống nhân dân được nâng từng bước Theo Nguyễn Minh Hiếu (2008), kinh tế cửa khẩu từ lâu đã đóng góp rất lớn
đối với nền kinh tế đất nước, nó tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã
hội cả nước nói chung và các tỉnh biên giới nói riêng Về cơ bản vai trò của khu kinh
tế cửa khẩu tạo điều kiện phát huy tiềm năng, ưu thế các địa phương biên giới, góp phần mở rộng giao lưu buôn bán, mở rộng thị trường, tìm đầu ra cho sản phẩm, tăng
kim ngạch xuất nhập khẩu, tạo lợi thế cạnh tranh trước mắt và lâu đài cho các sản
phẩm, ngành hàng chủ lực
2.5.2 Khu kinh tế cửa khẩu tạo thêm nhiều việc làm góp phần tăng thu
nhập hộ gia đình
Theo báo điện tử Công thương (2012), tại Hội nghị tổng kết 20 năm xây dựng và phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế ở Việt Nam, xây dựng
định hướng phát triển lĩnh vực này trong giai đoạn tới tổ chức tại Hà Nội, sáng ngày 17 tháng 2 năm 2012, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư — Bai Quang Vinh phát
biểu: phát triển khu kinh tế cửa khẩu sẽ tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, đời sống nhân dan dia phương được nâng cao, thu hút đân cư đến làm ăn, sinh sống, gắn bó với biên giới Thu nhập bình quân của đân cư trong khu kinh tế cửa khẩu được cải thiện rõ rệt Thông qua các hoạt động tại khu kinh tế cửa khẩu đã từng bước mở
rộng quan hệ, giao lưu, củng cố tình hữu nghị giữa Việt Nam với các nước láng
giềng
Nguyễn Thị Thanh Huyền (2005), phát triển các khu kinh tế cửa khẩu góp phần
giải quyết vấn đề việc làm tạo sự ổn định cho cuộc sống của nhân dân qua việc đào tạo và nâng cao tay nghề cho lực lượng lao động xã hội, hình thành nhiều trung tâm
tạo việc làm mới, phát triển kinh tế gắn với văn mỉnh, tiến bộ và công bằng xã hội
Với sự tác động có tính lan toả mạnh mẽ thì các khu kinh tế cửa khẩu sẽ thúc đẩy phát triển xã hội rất hiệu quả, đặc biệt là các vùng biên giới cửa khẩu còn đang gặp
rất nhiều khó khăn
Việc hình thành các khu kinh tế cửa khẩu sẽ thu hút dân cư đến làm ăn, sinh
sống, tạo thành những khu tập trung dân cư, một số đô thị biên giới Đời sống của
Trang 29
GVHD: Nguyễn Minh Hà HVTH: Lé Thi Kim Ngan
nhân dân tai địa bàn các khu kinh tế cửa khẩu sẽ được thay da đổi thịt tạo thêm lòng tin về chính quyền và về chính sách của Đảng và Nhà nước
2.5.3 Khu kinh tế cửa khẩu phát triển nhiều hoạt động liên quan góp phan
tăng thu nhập hộ gia đình người dân vùng biên giới
Hoàng Tuyết Minh (2004) cho thấy, tại các khu kinh tế cửa khẩu phát triển sôi động các loại hình địch vụ như giao nhận, bốc xếp, tái chế, bao bì đóng gói, vận tải, kho hàng Hoạt động của các khu kinh tế cửa khẩu đấtạo môi trường thuận lợi cho
các hoạt động kinh doanh dịch vụ phát triển, kết quả là tăng thu nhập đáng kể cho cư
dân biên giới và tăng thu cho địa phương
Nguyễn Minh Hiếu (2008), khu kinh tế cửa khẩu xây dựng các hệ thống, mạng
lưới phân phối, cung cấp các dịch vụ đi kèm, góp phần cải thiện chất lượng cuộc
sống cho người dan dia phương và các khu vực lân cận
2.5.4 Khu kinh tế cửa khẩu tạo điều kiện phát triển mạng lưới chợ biên giới
góp phần tăng thu nhập người dân
Theo Nguyễn Thị Thanh Huyền (2005), phát triển khu kinh tế cửa khẩu tạo điều
kiện phát triển hệ thống chợ, mạng lưới cung cấp, góp phần cải thiện đời sống dân
cư vùng biên giới
Hoàng Tuyết Minh (2004) cho rằng, hoạt động của hệ thống chợ biên giới trong các khu kinh tế cửa khẩu phát triển sôi động, hạ tầng cơ sở đã được xây dựng
nhanh, khang trang Số hộ đăng ký kinh doanh quầy cố định nhiều, có mức lưu chuyển hàng hoá lớn so với các chợ biên giới khác Với những chuyển biến tích cực, hoạt động chợ biên giới trong các khu kinh tế cửa khẩu đã trở thành những tụ điểm
quan trọng của hoạt động giao lưu kinh tế và văn hố, là nhu cầu khơng thể thiếu đối với cư dân hai bên biên giới Hoạt động chợ biên giới đã góp phần quan trọng phát
triển quan hệ trao đổi hàng hoá của cư dân biên giới, tăng kim ngạch trao đổi hàng
hoá qua biên giới, góp phần tăng thu nhập người dân
Trang 30
GVHD: Nguyén Minh Ha HVTH: Lé Thi Kim Ngân ~
2.5.5 Khu kinh tế cửa khẩu sẽ làm phát triển cơ sở hạ tầng góp phần tăng thu nhập người dân vùng biên giới
Theo Nguyễn Thị Thanh Huyền (2005), phát triển khu kinh tế cửa khẩu tạo điều kiện hình thành các khu dân cư tập trung dọc biên giới, phát triển kết cấu hạ tầng, các tuyến đường giao thông, hệ thống bưu chính viễn thông, góp phần cải thiện đời
sống tỉnh thần của dân cư, đây mạnh giao lưu kinh tế văn hoá, đây lùi các tệ nạn xã
hội, giữ vững an ninh quốc phòng khu vực biên giới, thắt chặt tình hữu nghị giữa hai nước, thúc đầy phát triển kinh tế “ xã hội, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới
Hoàng Thế Anh (2005), khu kinh tế cửa khẩu tạo ra một hệ thống cơ sở hạ tầng mới, hiện đại có giá trị lâu đài, thông qua việc tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng
khu kinh tế cửa khẩu góp phần nâng cao đời sống nhân dân vùng biên giới
Nguyễn Minh Hiếu (2008) cho rằng, khu kinh tế cửa khẩu có vai trò rất lớn tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, thông qua đó hạ tầng CƠ SƠ vật chất kỹ thuật được cải thiện đáng kể, góp phan thúc đấy phát triển kinh tế địa phương
2.6 Vai trò và vị trí của các khu kinh tế cửa khẩu
Theo Nguyễn Minh Hiếu (2008), Khu kinh tế cửa khẩu ở Việt Nam ra đời phù
hợp với quan điểm đổi mới mở cửa, hội nhập nền kinh tế thế giới của Đảng và nhà
nước trong những năm trở lại đây Khu kinh tế cửa khẩu đầu tiên ở Việt Nam là khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái được thành lập ngày 18 tháng 9 năm 1996 theo Quyết
định số 675/TTg của Thủ tướng Chính phủ Trong thời gian qua, hoạt động của khu
kinh tế cửa khẩu đã đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển nền
kinh tế của tỉnh, của vùng khi có khu kinh tế cửa khẩu nói riêng và cả nước nói
chung Đối với những nước có vùng kinh tế hàng hoá chưa phát triển như Việt Nam thì việc phát triển khu kinh tế cửa khẩu sẽ mở rộng quy mô thị trường, tăng cường
giao lưu văn hoá, kích thích sản xuất và tăng tính cạnh tranh cho các sản phẩm hàng hố Ngồi ra việc phát triển kinh tế sẽ tạo bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế mới theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp
trong tông GDP Với những đóng góp không nhỏ đối với phát triển kinh tế xã hội
Trang 31
GVHD: Nguyén Minh Ha HVTH: Lé Thi Kim Ngân
trong thời gian qua các khu kinh tế cửa khẩu đã ngày càng khẳng định rõ vai trò và vị
trí của mình
2.7 Kinh nghiệm phát triển khu kinh tế cửa khẩu ở một số nước
Hoàng Thế Anh (2005), có thể nhận thấy rằng hau hết các quốc gia có sử dụng các loại hình kinh tế này đều nhận thấy vai trò to lớn của nó trong thúc đẩy phát triển kinh tế hàng hóa nhờ tính đặc thù về cơ chế, chính sách của từng mô hình kinh tế
Mức độ ảnh hưởng và phạm vi tác động thường tỉ lệ thuận với quy mô phát triển của từng loại mô hình này về giá trị, ti trọng đóng góp trong GDP cũng như hiệu quả toàn
diện về mặt kinh tế - xã hội do phát triển các loại hình kinh tế này mang lại Sự tác
động của các khu kinh tế cửa khẩu tới việc phát triển kinh tế có được là nhờ các chức
năng đặc thù về ưu đãi xuất, nhập khẩu, các cơ chế chính sách khuyến khích về công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, du lịch phát triển các loại hình này cũng đồng nghĩa
với việc thúc day xuat, nhap khau công nghiệp, nông nghiệp, du lịch và dịch vụ phát
triển, đây là cơ sở kinh tế hàng hóa trong nước phát triển
2.7.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc
Hoàng Thế Anh (2005), sau hơn 20 năm mở cửa, tuy đã bắt đầu được khai
phát một cách tích cực, khu vực biên giới Trung Quốc nhìn chung vẫn lạc hậu và có
khoảng cách xa với các vùng ven biển Việc kiên trì theo đuổi đường lối mở cửa và
những biến đổi trong phát triển kinh tế ở Trung Quốc và thế giới đã buộc nước này
phải điều chỉnh và hoàn thiện chính sách này theo hướng đẩy nhanh mở cửa vùng
biên giới nội địa để phối hợp phát triển với các vùng duyên hải Chính vì vậy, đã có
một số chính sách phát triển mới ra đời: chính sách cải cách mở cửa không chỉ dựa
vào nguồn tài chính của chính phủ trung ương mà còn “nới quyền, nhường lợi” cho
các địa phương, xí nghiệp, và các chính sách ưu đãi khác đẻ phát triển kinh tế tại các
khu vực lãnh thổ khác nhau Các chính sách này được thực hiện với những nội dung không giống nhau, tuỳ thuộc vào đặc thù của từng khu vực
Việc mở cửa vùng biên giới đất liền nhằm khai thác thị trường, tiêu thụ hàng
công nghiệp địa phương và cung cấp nguyên vật liệu cho ngành công nghiệp Trung
Quốc, thực hiện “am khứ nhất bo” (Tam khứ: xuất khâu hàng hóa, lao động, thiết bị, kỹ thuật; Nhất bổ: lấy về những mặt hàng thiếu hoặc khan hiếm ở Trung Quốc) cũng
Trang 32
GVHD: Nguyễn Minh Hà HVTH: Lê Thị Kim Ngân `
là một trong số những chính sách mới kể trên Tư tưởng chủ đạo của Trung Quốc trong việc mở cửa vùng biên giới là cho phép các tỉnh hợp tác kinh tế trực tiếp với các nước láng giềng, theo nhiều hướng, nhiều hình thức và nhiều con đường, tuỳ điều
kiện cụ thể của từng tỉnh đó
* Chính sách biên mậu của Trung Quốc
Hoạt động kinh tế biên mậu là kết quả tất yếu khách quan của quá trình hợp tác và giao lưu kinh tế giữa các quốc gia có chung đường biên giới với nhau Đây cũng là một trong những hình thức thương mại truyền thống của Trung Quốc Là một bộ phận hữu cơ trong hoạt động thương mại quốc tế của Trung Quốc, kinh tế biên
mậu đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các khu
vực biên giới nói riêng cũng như tăng cường và mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế nói chung
Quá trình phát triển kinh tế biên mậu của Trung Quốc
Trung Quốc là một nước có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc triển khai và xúc tiến hoạt động biên mậu Dựa vào lợi thế có đường biên giới trải dài và tiếp giáp với nhiều quốc gia, hoạt động biên mậu của Trung Quốc có một lịch sử phát triển lâu đời Sau khi nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (PRC) được thành lập Chính phủ
Trung Quốc đã lần lượt ký kết các hiệp định thương mại với Liên X6 (cit), Việt Nam, Triều Tiên, Án Độ và các quốc gia có chung đường biên khác từ những năm đầu của
thập kỷ 50 Tuy nhiên, trong thập kỷ 60 và 70, hoạt động này đã bị tạm ngưng một thời gian đo một số vấn đề trong và ngoài nước Đến đầu thập kỷ 80, cùng với sự cải cách và mở cửa của Trung Quốc cũng như việc nối lại quan hệ chính trị với các quốc gia có chung đường biên Hoạt động biên mậu lại được tiếp tục và chuyển sang giai đoạn phát triển mới Nhìn chung, kim ngạch xuất nhập khẩu trong hoạt động kinh tế
biên mậu của Trung Quốc biến động theo mô hình tăng trưởng làn sóng Năm 1993,
kim ngạch xuất nhập khẩu trong hoạt động kinh tế biên mậu đã đạt mức kỷ lục là 5,512 tỷ USD, chiếm tới 2,63% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước Tuy trong thời gian sau đó (1994-1998) đã có sự giảm sút nhưng đến năm 1999, kim
ngạch xuất nhập khâu qua biên giới của Trung Quốc lại đạt được quy mô như năm 1993 Và xu thế tăng trưởng này tiếp tục được duy trì đều đặn từ sau năm 2000 Ước
Trang 33
GVHD: Nguyén Minh Ha HƯTH: Lê Thị Kim Ngân
tính, năm 2003 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua biên giới đạt khoảng 71 tỷ USD
(tăng hơn 35% so với năm 2002) chiếm 1% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước Các hàng hóa xuất khẩu chủ yếu trong hoạt động kinh tế biên mậu của
Trung Quốc là các sản phẩm nông sản như: gạo, rau, hoa quả, các sản phẩm dệt may, sản phẩm công nghiệp nhẹ , trong khi Trung Quốc chủ yếu nhập khẩu nguyên liệu thô như gỗ, thép, bột giấy, khoáng sản, các kim loại không chứa sắt, phân bón
Các hình thức trao đổi trong hoạt động kinh tế biên mậu của Trung Quốc rất
phong phú và đa dang, và phụ thúộc vào đặc điểm kinh'tế - xã hội của các quốc gia
có chung đường biên giới Nhìn chung; theo quy định của Chính phủ Trung Quốc, hai
hình thức chủ yếu trong trao đổi kinh tế biên mậu là:
- Hình thức trao đổi hàng hóa của dân cư vùng biên giới: Hình thức trao đổi
này được chính phủ quy định trong phạm vi 20km tính từ đường biên giới với một giá
trị hạn mức trao đổi tối đa Hình thức này được sử dụng phổ biến, thuận tiện với
nhiều ưu đãi về thuế quan nhằm hỗ trợ cho các tỉnh biên giới phát triển cũng như tạo
điều kiện cải thiện đời sống nhân dân
- Hình thức thương mại tiểu ngạch: Là hoạt động buôn bán giữa các doanh nghiệp Trung Quốc với các doanh nghiệp hoặc tổ chức kinh doanh các nước có chung
đường biên giới tại khu vực cửa khẩu Hình thức này được tập trung quản lý thống nhất và chịu sự điều chỉnh của các chính sách thương mại
2.7.2 Thái Lan
Theo Hoàng Thế Anh (2005), Thái Lan có đường biên giới khá dài, các hoạt
động trao đổi kinh tế - thương mại cửa khẩu biên giới khá sôi động trong thời gian
qua với các nước láng giềng là Campuchia, Myanmar, Lào, Malaysia Có thể thấy
rằng, thông qua việc khai thác lợi thế thương mại cửa khẩu biên giới, hàng hóa của Thái Lan đã xâm nhập rất mạnh sang các nước láng giềng Nhìn chung, các hoạt động
này được thực hiện dưới hai hình thức chủ yếu là thương mại chính thức và thương mại phi chính thức Thương mại biên giới chính thức là các hoạt động biên giới theo các quy định của luật pháp (các quy chế, hoặc các hiệp định, thoả thuận đã được hai
chính phủ ký kết) Các hoạt động này thường phải chịu những khoản thuế quan nhất
Trang 34
GVHD: Nguyén Minh Ha HVTH: Lê Thi Kim Ngan
định, được ghi chép trong hệ thống số sách của các co quan có thẩm quyền về xuất
nhập khẩu
Thương mại biên giới phi chính thức bao gồm các hoạt động giao lưu thương mại qua đường biên giới không phải qua (hoặc trốn tránh) các thủ tục hải quan,
thường là nhằm mục tiêu trốn chạy việc kiểm soát thương mại, hay trốn thuế hải quan
và các sắc thuế khác, kể cả thuế thu nhập Việc trốn tránh các thủ tục hải quan ở các
vùng biên giới này được thực hiện dễ dàng nhờ các điều.kiện thuận lợi về vị trí địa lý và quan hệ gần gũi của dân chúng ở hai bên đường biên
Phần lớn các hàng xuất khẩu theo đường phi chính thức từ Thái Lan là các hàng tiêu dùng, các dụng cụ gia đình, thuốc tây, các loại xe gắn máy và phụ tùng
Hàng nhập khẩu phi chính thức vào Thái Lan là đá quý, các hàng lương thực thực
phẩm sơ chế hoặc chưa chế biến, các dụng cụ điện gia dụng, rượu mùi, thuốc lá, gia
súc và các hàng nông sản Theo ước tính, hiện nay kim ngạch thương mại phi chính thức chiếm khoảng từ 1⁄3 đến trên 1,0 lần so với thương mại chính thức giữa Thái Lan và lào, lớn gấp đôi thương mại chính thức giữa Thái Lan và Myanmar và giữa
Thái với Malaysia Điều cần chú ý là các hàng hóa được buôn bán theo con đường
phi chính thức này bao gồm cả những sản phẩm được chế tạo từ những nước khác
chứ hông chỉ là từ nước láng giềng có đường biên giới với Thái Lan (ví dụ như rượu,
thuốc lá, các đồ điện gia dung .)
Các hình thức tổ chức kinh tế biên mậu của Thái Lan khá đa dạng và phong
phú, với sự thơng thống và đơn giản trong nhiều thủ tục hải quan Nhờ có sự ưu đãi hợp lý của Nhà nước với mức độ quan tâm phù hợp đã càng tạo ra sự hấp dẫn trong
nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực dịch vụ và du lịch đang trong đà tăng trưởng
mạnh Với nhiều thoả thuận ở cấp quốc gia trongviệc phát triển quan hệ thương mại
biên giới, theo hướng khai thác tốt hơn những đặc điểm kinh tế - xã hội củakhu kinh
tế cửa khẩu, tìm kiếm các mô hình kinh tế linh hoạt hơn với các chính sách cởi mở
nhằm tăng cường trao đổi giao lưu thương mại giữa các nước, mở rộng và phát triển
nhiều hình thức hoạt động kinh tế k hác Để từ đó hình thành một số vùng kinh tế,
gắn với các cửa khẩu tạo điều kiện phát triển nhanh hơn để lôi kéo các khu vực lân cận cùng phát triển thông qua sự phát triển có tính chất lan toả
Trang 35
GVHD: Nguyễn Minh Hà HVTH: Lé Thi Kim Ngân
2.7.3 Về Tây Âu và Bắc Mỹ :
Theo Hoàng Thế Anh (2005), có thể nhận thấy rằng hầu hết các quốc gia có sử dụng các loại hình kinh tế này đều nhận thấy vai trò to lớn của nó trong thúc đẩy phát
triển kinh tế hàng hóa nhờ tính đặc thù về cơ chế, chính sách của từng mô hình kinh
tế Mức độ ảnh hưởng và phạm vi tác động thường tỉ lệ thuận với quy mô phát triển của từng loại mô hình này về giá trị, tỉ trọng đóng góp trong GDP cũng như hiệu quả
toàn diện về mặt kinh tế - xã hội do phát triển các loại hình kinh tế này mang lại Sự tác động của các khu kinh tế cửa khẩu tới việc phát triển kinh tế có được là nhờ các
chức năng đặc thù về ưu đãi xuất, nhập khẩu, các cơ chế chính sách khuyến khích về công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, du lịch phát triển các loại hình này cũng đồng
nghĩa với việc thúc đây xuất, nhập khẩu công nghiệp, nông nghiệp, du lịch và dịch vu
phát triển, đây là cơ sở kinh tế hàng hóa trong nước phát triển
Hình thức quan hệ thương mại qua biên giới đã được một số nước sử dụng
thành công Ở Bắc Mỹ, lợi dụng những những điểm khác biệt về chế độ thuế giữa Mỹ và Canada, Mỹ đã chủ động mở nhiều điểm bán hàng giữa biên giới hai nước, khai thác những điểm hạn chế về thuế quan để thu lợi cho mình Hơn nữa, trong quan hệ hai nước, Mỹ và Canada đã phối hợp xây dựng hàng loạt các xí nghiệp gia công, chế
tác theo hình thức liên doanh trên tuyến biên giới Một số nước khác cũng sử dụng hình thức này, như quan hệ Mêhicô và Mỹ, với nhiều thị trường tự do được xây dựng,
trong đó có những ưu đãi về cơ chế chính sách, thuế và mậu dịch, tạo điều kiện thúc
đẩy quan hệ kinh tế - thương mại qua cửa khẩu biên giới
Đối với các nước Tây Âu, có đặc điểm về lãnh thổ là các nước tiếp giáp nhau
có khoảng cách qua lại gần Trên cơ sở những chính sách chung của khối EEC, nhiều
quốc gia đã xây dựng những chính sách nhằm phối hợp chặt chẽ hơn về kinh tế và thương mại Năm 1992, theo thống kê của Cộng đồng chung châu Âu, kim ngạch
buôn bán biên giới tăng 550 tỉ mác Đức so với năm 1980 Nước Pháp, một nền kinh tế phát triển mạnh ở châu Âu cũng chủ trương khai thác những thế mạnh trên các
tuyến biên giới trong trao đổi kinh tế - thương mại Pháp đã xây dựng nhiều khu kinh
tế mở ở biên giới phía Đông, biến khu vực này trở thành trung tâm kinh tế phát triển
Trang 36
GVHD: Nguyén Minh Ha _ HVTH: Lé Thi Kim Ngân ˆ
2.8 Các nghiên cứu trước
Nguyễn Thị Thanh Huyền (2005), nghiên cứu tác động của sự phát triển khu kinh
tế cửa khẩu Lào Cai đến đời sống kinh tế - xã hội của Tỉnh Lào Cai Nghiên cứu đã nêu lên cơ sở khoa học hình thành và phát triển khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai; đánh giá thực
trạng của quá trình phát triển; những tác động tích cực và hạn chế của khu kinh tế cửa khẩu
đến đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh Lào Cai; đề tài sử dụng phương pháp logic kết hợp với lịch sử dé phân tích, đánh giá sự tác động kinh tế - xã hội của khu kinh tế cửa khẩu Lào
Cai Phân tích kinh tế cửa khẩu tác động đến thu nhập hộ gia đình thông qua các hoạt động
giao thương, buôn bán, giải quyết vấn đề việc làm, phát triển cơ sở hạ tầng, mạng lưới chợ biên giới Qua đó đã đưa ra phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc day phát triển khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai trong giai đoạn mới Tác giả đã công phu
nghiên cứu đưa ra các giải pháp có tính khả thi, có ý nghĩa thực tiễn trong quá trình phát
triển kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai
Hoàng Thế Anh (2005) đã nghiên cứu một số giải pháp phát triển các khu kinh
tế cửa khẩu đối với phát triển kinh tế xã hội vùng Đông Bắc Đề tài đã nêu lên các nhân tố tác động đến sự phát triển khu kinh tế cửa khẩu, phân tích các chính sách phát triển kinh tế với việc phát triển khu kinh tế cửa khẩu vùng Đông Bắc và tập trung vào
thực trạng về các khu kinh tế cửa khẩu vùng Đông Bắc Việt Nam, tìm ra nguyên nhân của các kết quả tích cực, cũng như nguyên nhân tồn tại Đề tài cũng đã phân tích đánh
giá phát triển kinh tế cửa khẩu có tác động đến thu nhập hộ gia đình thông qua việc mở
rộng sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh giao lưu kinh tế với các nước láng giềng, tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, giải quyết vấn đề việc làm Từ đó định hướng đưa ra các giải pháp phát triển khu kinh tế cửa khẩu vùng Đông Bắc
Hoang Tuyét Minh va ctg (2004) da nghiên cứu các giải pháp quan ly nhà
nước về thương mại tại khu thương mại tự do và khu kinh tế cửa khẩu của nước ta từ
năm 1996 - 2004, đã làm rõ một số vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về thương mại
tại các khu kinh tế cửa khẩu và khu thương mại; chủ yếu dựa trên số liệu thứ cấp
đánh giá thực trạng hoạt động thương mại, thực trạng quản lý nhà nước về thương
mại, đánh giá tác động của công tác quản lý nhà nước về thương mại đối với sự phát triển kinh tế, thương mại của các-khu kinh tế cửa khẩu và khu thương mại của nước
ta Từ đó đề xuất các giải pháp quản lý nhà nước về thương mại tại các khu kinh tế
Trang 37
GVHD: Nguyễn Minh Hà HVTH: Lé Thi Kin Ngân ˆ
cửa khẩu và khu thương mại Đề tài cũng đã đánh giá khu kinh tế cửa khẩu góp phần cải thiện đời sống người dân vùng biên giới thông qua việc phát triển sôi động các loại hình dịch vụ, hoạt động chợ biên giới
Tuy nhiên, chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu tác động của phát triển kinh tế cửa khẩu đến thu nhập của hộ gia đình ở vùng biên giới để có những giải pháp phát
triển kinh tế cửa khẩu góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhân đân vùng biên giới Các nghiên cứu trước chủ yếu dựa vào số liệu thứ cấp để phân tích đánh giá thực trạng, sự tác động của khu kinh tế cửa khẩu đến đời sống kinh tế - xã hội, từ đó đề xuất những giải pháp phát triển khu kình tế cửa khẩu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là dùng mô hình kinh tế lượng để phân tích đánh giá mức độ ảnh hưởng của yếu
tố cửa khẩu biên giới đến thu nhập, các yếu tố tác động đến thu nhập của hộ gia đình ở vùng biên giới tỉnh Đồng Tháp, từ đó đề xuất những giải pháp phát triển kinh tế cửa
khẩu tỉnh Đồng Tháp nhằm nâng cao thu nhập của nhân dân vùng biên giới
2.9 Mô hình nghiên cứu đề nghị
Từ quan điểm của Ricardo, Hechsher-Ohlin, qua lý thuyết, các nghiên cứu trước và điều kiện, tình hình thực tế tại các xã biên giới trên địa bàn tỉnh Đồng
Tháp có điểm khác biệt so với nghiên cứu trước như tiếp giáp vùng biên giới với
Campuchia, có hệ thống cửa khẩu biên giới, chưa có nghiên cứu nào ứng dụng
phương pháp phân tíchthống kêvà mô hình kinh tế lượng để định lượng các nhân tố phát triển kinh tế cửa khẩu tác động đến thu nhập của hộ gia đình ở vùng
biên giới, đo đó mô hình nghiên cứu đề nghị trong luận văn là: Mô hình hồi quy có dạng:
THUNHAP = ÿọ + B,CK + B;BBCK + B;LAMCK + B,HDONGCK + BsQMHO + B,PHUTHUOC + B;TSHO + BsHV + §sGTINH + B,TUOI + BuNNGHIEP + ÿi§SONG + HT + Bu„CHO + BịTXHONGNGU + B¿H.HONGNGU + j¡;H.TANHONG
Biến phụ thuộc: THUNHAP: Thu nhập hộ gia đình/năm (triệu đồng)
Biến độc lập: Cửa khẩu biên giới, buôn bán qua cửa khẩu, đi làm khu vực cửa khẩu, hoạt động liên quan đến cửa khẩu, quy mô hộ, số người phụ thuộc, tài sản hộ,
Trang 38
GVHD: Nguyễn Minh Hà HVTH: Lé Thi Kim Ngan
trình độ học vấn của chủ hộ, giới tính chủ hộ, tuổi chủ hộ, nghề nghiệp của chủ hộ, số năm sinh sống, hạ tầng cơ sở, hệ thống chợ, thị xã Hồng Ngự, huyện Hồng Ngự,
huyện Tân Hồng
Từ lý thuyết và các nghiên cứu trước cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến thu
nhập của hộ gia đình ở vùng biên giới, tập trung vào các nhóm nhân tố như sau:
~ Nhóm nhân tổ liên quan đến cửa khẩu: cửa khẩu biên giới, buôn bán qua cửa
khẩu, đi làm khu vực cửa khẩu, hoạt động liên quan để cửa khẩu, hạ tầng cơ sở, hệ
thống chợ, các địa phương: thị xã Hồng Ngự, huyện Hồng Ngự, huyện Tân Hồng - Nhóm nhân tố thuộc đặc điểm của chủ hộ: trình độ học vấn của chủ hộ, giới tính chủ hộ, tuổi chủ hộ, nghề nghiệp của chủ hộ
- Nhóm nhân tố thuộc đặc điểm của hộ gia đình: quy mô hộ, số người phụ
thuộc, tài sản hộ, số năm sinh sống
Trang 39
GVHD: Nguyén Minh Ha HVTH: Lé Thi Kim Ngan `
Chương 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
Chương rày giới thiệu về quy trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, cách thức thu thập dữ liệu nghiên cứu, xử lý dữ liệu và phân tích kết quả nghiên cứu
3.1 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu định tính được thực hiện bằng cách tham vấn trực tiếp Phòng
Thống kê, Phòng Công thương các huyện biên giới, Chỉ Cục Hải quan các Cửa khẩu
biên giới, Các Đồn biên phòng biên giới, Ban Quản lý Khu kinh tế, Sở Kế hoạch và
Đầu tư, Sở Công Thương, Cục Thống kê, Cục Hải quan, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Tỉnh nhằm phát hiện thêm những vấn đề khác ngoài lý thuyết để hình thành
bảng câu hỏi Sau đó tiến hành khảo sát thử và hoàn thiện bảng câu hỏi
Nghiên cứu định lượng được thực hiện sau khi có kết quả nghiên cứu định tính và có một bảng khảo sát phù hợp Khi bảng khảo sát đã hoàn chỉnh thì tiến hành khảo sát rộng rãi các hộ gia đình tại khu vực biên giới
Phương pháp chọn mẫu là phương pháp chọn mẫu thuận tiện chọn 8 xã biên
giới trên địa bàn huyện Tân Hồng, Hồng Ngự và Thị xã Hồng Ngự Đối tượng để chọn mẫu là các xã, thị trấn thuộc 3 huyện nêu trên; tiếp đó mỗi xã chọn thuận tiện một số hộ để tiến hành phỏng vấn trực tiếp Tác giả có chủ định chọn số lượng hộ gia
đình tương ứng cho từng địa bàn với các điều kiện và đặc điểm phụ thuộc vào đặc
điểm cụ thể của địa bàn đó Dựa vào danh sách thống kê của xã có sẵn ở từng địa bàn lấy ngẫu nhiên theo số lượng đã dự định trước, mỗi xã 50 - 55 mẫu Cách phỏng vấn hộ gia đình, tác giả trực tiếp phỏng vấn chủ hộ tại nhà của họ, nếu đến mà chủ hộ không có ở nhà sẽ chuyền sang hộ khác theo danh sách và không quay lại hộ trước đó chưa phỏng vấn được, cứ thế tiếp tục thu thập cho đến khi đạt được số mẫu cần thiết
theo yêu cầu đã đề ra
Sau khi thực hiện khảo sát xong, tiến hành sàn lọc, mã hoá và nhập dữ liệu vào phần mềm Excel Nhập xong tiến hành kiểm tra dữ liệu lần cuối rồi mới tiến hành xử
lý dữ liệu, phân tích dữ liệu Phân tích dữ liệu bằng phương pháp thống kê mô tả và
kết quả của mô hình hồi quy, ước lượng các tham số của mô hình, phân tích, kiểm
Trang 40
GVHD: Nguyén Minh Ha HVTH: Lé Thi Kim Ngan
định mô hình, phân tích kết qua Từ đó, tiến hành nhận xét đánh giá và trình bày vào nội dung đề tài nghiên cứu
3.2 Mô hình nghiên cứu 3.2.1 Mô hình nghiên cứu
Trên cơ sở đề xuất mô hình được trình bày ở chương 2, từ cơ sở lý thuyết, các
nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài nghiên cứu Để xác định các yếu tố tác động đến thu nhập của hộ gia đình và yếu tố nào của cửa khẩu có ảnh hưởng đến thu
nhập của hộ gia đình ở vùng biên giới ‘tinh Đồng Tháp Phân tích hồi quy là nghiên
cứu sự phụ thuộc của một biến (biến phụ thuộc) vào một hay nhiều biến khác (biến
giải thích)
Mô hình hồi quy có dạng:
THUNHAP = Bp + ÿ;CK + j;BBCK + ÿ;LAMCK + B„HDONGCK + ÿ§sQMHO + ÿ¿PHUTHUOC + ÿ;TSHO + j;HV + ÿsGTINH + ÿ¡oTUOI + Bi,NNGHIEP + ÿị¿SSONG + Bj;HT + BCHO + BịTXHONGNGU + Bi¿H.HONGNGU + B¡;H.TANHONG
Biến phụ thuộc: THUNHAP: Thu nhập hộ gia đình/năm (triệu đồng) Biến độc lập:
- Nhóm nhân tố liên quan đến cửa khẩu: cửa khẩu biên giới, buôn bán qua cửa
khẩu, đi làm khu vực cửa khẩu, hoạt động liên quan đến cửa khẩu, ha tang co sở, hệ thống chợ, thị xã Hồng Ngự, huyện Hồng Ngự, huyện Tân Hồng
- Nhóm nhân tố thuộc đặc điểm của chủ hộ: trình độ học vấn của chủ hộ, giới
tính chủ hộ, tuổi chủ hộ, nghề nghiệp của chủ hộ
- Nhóm nhân tố thuộc đặc điểm của hộ gia đình: quy mô hộ, số người phụ thuộc, tài sản hộ, sô năm sinh sống