‹ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀOTẠO _ TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH €ọ đến (Gor stdin) HUỲNH HỮU KHIÊM
CAC YEU TO TAC DONG DEN LUOQNG VON
VAY TÍN DỤNG CHÍNH THỨC SO VỚI NHU
CÂU CUA NONG HO O HUYEN LAI VUNG TINH DONG THAP
Trang 2TOM TAT
Dé tai nghiên cứu “Phân tích các yếu tố tác động đến lượng vốn vay tín dụng
chính thức so với nhu cầu của nông hộ ở huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp” thực hiện
nhằm mục đích xác định các yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụng cũng như lượng vốn vay tín dụng chính thức mà nông hộ ở huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp
vay được từ các tổ chức tín dụng so với nhu cầu thực sự của họ, từ đó đưa-ra các kiến
nghị nhằm nâng cao mức độ tiếp cận tín dụng chính thức cho nông hộ, tạo điều kiện cải thiện thu nhập, nâng cao mức sốïg khu vực nông thôn,'tiền tới xoá dần khoảng cách chênh lệch mức sống giữa nông thôn và thành thị - mục tiêu chính của công cuộc xây dựng nông thôn mới hiện nay
Nghiên cứu này được thực hiện thông qua hai bước chính: Nghiên cứu sơ bộ sử dụng phương pháp định tính và nghiên cứu chính thức sử dụng phương pháp định lượng Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua việc trao đổi tình hình thực sự về việc sử dụng vốn vay của các nông hộ qua tổ chức tín dụng (Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chỉ nhánh Lai Vung) và một số quan niệm của nông hộ về vốn cho sản xuất Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu
định lượng sử dụng bảng câu hỏi thiết kế sẵn gồm 21 câu, điều tra trực tiếp từ các nông
hộ tại địa bàn, nhằm xác định các yếu tố liên quan dén van dé nghiên cứu và do lường các yếu tố đó thông qua việc ước lượng bằng phương trình hồi quy đa biến
Các phương pháp thống kê mô tả (có sử dụng phần mềm Excel và SPSS), phân
tích tương quan và phân tích hồi quy bằng phần mềm xử lý số liệu SPSS 16.0 Khi
phân tích hồi quy giữa biến phụ thuộc là lượng vốn vay tín dụng chính thức so với nhu
cầu của nông hộ và các biến độc lập (18 biến ban đầu) thì có 10 biến có ảnh hưởng đến
tỷ lệ lượng vốn vay được so với nhu cầu gồm trình độ học vấn của chủ hộ, khoảng cách từ nhà nông hộ đến tỏ chức tín dụng gần nhất, Số lần vay tín dụng chính thức, việc nông hộ có sai hẹn trả nợ tín dụng, nông hộ vay được tín dụng chính thức nhờ thông tin nhận được từ chính quyền địa phương, từ tổ chức tín dụng, từ đoàn thể, và sự tương tác của tín dụng phi chính thức đối với tín dụng chính thức vì tín dụng phi chính thức có những ưu thế như nhanh giải ngân, khi vay không phải thế chấp, thủ tục gọn gàng không rườm rà phức tạp Trong số 10 biến nói trên có 5 biến tác dộng cùng chiều và 5 biến tác động ngược chiều với tỷ lệ lượng vốn vay được tín dụng chính thức so với nhu
thac st kinh 6 1.0
Trang 3
cầu Tám biến còn lại có giá trị Sig lớn hơn 0.1 cho nên các biến này không đạt mức ý : nghĩa thông kê
Dựa vào kết quả nghiên cứu, luận văn đưa ra một số kiến nghị cho nông hộ, các tỗ chức tín dụng và chính quyền địa phương nhằm nâng cao mức độ tiếp cận tín dụng của nông hộ, nhằm cải thiện thu nhập, nâng cao mức sống của nông dân tại địa phương - mục tiêu chính của công cuộc xây dựng nông thôn mới hiện nay
ăn thạc sĩ kinh t6 2 —
Trang 4MUC LUC TOM TAT i MUC LUC iii DANH MỤC HÌNH- v DANH MỤC BẢNG BIẾU vi DANH MUC CHU VIET TAT vii Chuong 1: GIOI THIEU CHUNG 1 1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu : 1
1.2 Cau hỏi nghiên cứu ” + 3
1.3 Mục tiêu nghiên cứu 3 1.4 Phạm vi, đối tượng nghiên cứu 4
1.5 Phương pháp nghiên cứu 4
1.6 Kết cầu luận văn 5 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU 6 2.1 Cơ sở lý luận 6
2.1.1 Khái quát về nông thôn, nông dân, nông hộ + ©+2z++222E2S2zzrr+rtrvzrvee 6 2.1.2 Khái quát về tín dụng và các hình thức tín dụng ở nông thôn - c++c+cc<++ 7
2.2 Mô hình nghiên cứu 15
2.2.1 Các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài -2222+++222vvvvrrtttrrrrvrrrrrrrrrr 15 2.2.2 Mô hình hồi quy đề nghị -:-+: tt tt tt tt0t 1 2irrrir 19
2.3 Dữ liệu nghiên cứu 26
2.3.1 Cách thức thu thập số liệu 222vvvvvvvvrvrrrrttrttttttrrtrirrrirrrrrrrrtrtrtrrrrer 26
2.3.2 Quy trình sản lọc và xử lý SỐ lÏỆU - 22s E2 122111112711122111221112111112.1111.1112 1X 26
2.3.3 Nguồn số liệu thu thập -:222222+++22222E1222222111112.2711111122211111102101111 c1 27 Chương 3: TÔNG QUAN VÀ THỰC TRẠNG TÍN DỤNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG 30
3.1 Đặc điểm chung về tỉnh Đồng Tháp 30
~3.1.1 Điều kiện tự nhiên 30 3.1.2 Về kinh tế - xã hội 30
3.2 Đặc điểm chung về huyện Lai Vung tỉnh Đồng Tháp 31
3.2.1 Điều kiện tự nhiên ::+ 222222222221121111112211 2222211111111111 1.11.11111111 re 32 3.2.2 Về kinh tế - xã hội cccc22¿:+cct 2222222111111111112112 2222271111111111100 0.100111 ky 32
3.3 Thực trạng và nhu cầu về vốn tín dụng của nông hộ huyện Lai Vung 33
Chương 4: KẾT QUÁ NGHIÊN CỨU _ 45 4.1 Kết quả phân tích thống kê mô tả các biến 45
4.1.1 Các biến liên quan đến nơng hộ 222+£©2V222++222EEEEEEE22221221227211122ecrtrrrkr 46
e,sĩ kinh tế
Trang 54.1.2 ThOng tin vé daic diém chit hO csscsssssssssssssssssesenssssssssssssessansssestssssssetsassessensesene 48 4.1.3 Thông tin về tai chinh, ti sn n6ng hO ccccscscsscsssssssseecsssssesessssssssessssssssssssssseessansees 49 4.2 Phân tích kết quả hồi quy 64
4.2.1 Kiểm định mức độ giải thích của mô hình - 2c 2t SkxvEEE2EEx21Et2EEeccrrsee 64
4.2.2 Kiểm định mức độ phù hợp củả mô hình 22s c 222222 2225EE2515E12EEse 66
4.2.3 Kiểm định hiện tượng da cOng tuy6n .sccccccsssssssssssssssssseeesesssssssesssssssseesssssssecsesssssssvess 66
4.2.4 Kiém dinh phuong sai 6 dur thay Gbi ccccsssccsssssssssssssssssssessssssssessssasssessesssessasessee 67 4.3 Giải thích kết quả nghiên cứu 67 Chương 5: KET LUAN VA KIEN NGHI z 73
5.1 Kết luận ° ‘ 73
5.2 Kiến nghị ⁄ 73 5.2.1 Đối với hộ nông dân : 22 22221 E011110110 11.17.11evee 73
5.2.2 Đối với các tổ chức Tín 6“ - 74 5.2.3 Đối với chính quyển, các cơ quan chức TẴN, HH 111111111111 re 75
5.3 Han ché cita dé tai 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
PHỤ LỤC 79
Phu luc 1: Bảng phóng vấn nông hộ 79
Phụ lục 2: Danh sách các hộ tham gia phỏng vấn: 81 Phu luc 3: Thống kê cho toàn bộ phiếu thu thập được (217 mẫu) 90 Phụ lục 4: Thống kê mô tả với các biến định lượng 91
Phụ lục 5: Thống kê quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập 92
Trang 6
DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Bản đồ hành chính huyện Lai Vung - tinh Ding Thap 31 Hinh 3.2: Lai suat trung binh cho vay ngắn hạn đối với nông hộ của Agribank-Chỉ nhánh Lai Vung
qua các năm 2010- 2012
Hình 3.3: Số lần vay các hình thức tín dụng
Hình 3.4: Lượng vay được các hình thức tín dụng
Hình 3 5: Đồ thị cho thấy việc đáp ứng tín dụng các hình thức
Hình 3.6: Đồ thị nói lên mức nhu cầu vốn của nông hộ là không lớá
Hình 4.1: Tỷ lệ lượng vốn vay được TDCT theo độ tuổi ‘
Hình 4.2: Tỷ lệ lượng vốn vay được TDCT sơ nhu cầu theo giới tính chủ hộ
Hình 4.3: Tỷ lệ lượng vốn vay được TDCT theo việc chủ hộ có thêm nghề khác
Hình 4.4: Tỷ lệ vốn vay được TDCT so nhu cầu theo trình độ học vấn chủ hộ Hình 4.5: Tỷ lệ lượng vốn vay được TDCT so nhu cầu theo kinh nghiệm SXNN Hình 4.6: Tỷ lệ lượng vốn vay TDCT so nhu cầu theo diện tích đất SXNN Hình 4.7: Tỷ lệ lượng vốn vay được TDCT so với nhu cầu theo tài sản của hộ Hình 4.8: Tỷ lệ vay được TDCT so nhu cầu theo thu nhập bình quân đầu người Hình 4.9: Tỷ lệ vay được TDCT so với nhu cầu theo khoảng cách đến TCTD Hình 4.10: Tỷ lệ vay được TDCT so nhu cầu theo số lần đã vay TDCT Hình 4.1 1: Tỷ lệ vay được TDCT so với nhu cầu theo việc có trả nợ sai hẹn Hình 4.12: Tỷ lệ vay được TDCT so nhu cầu theo thông tỉn nhận từ Chính quyền Hình 4.13: Tỷ lệ vay được TDCT so nhu cầu theo thông tin nhận từ TCTD Hình 4.14: Tỷ lệ vay được TDCT so nhu cầu do nhận thơng tin từ đồn thể Hình 4.15: Tỷ lệ vay được TDCT so nhu cầu theo việc TDPCT giải ngân nhanh
Hình 4.16: Tỷ lệ vay được TDCT so nhu cầu theo việc TDPCT không phải thế chấp
Hình 4.17: Tỷ lệ vay được TDCT so với nhu cầu theo việc TDPCT có thủ tục gọn
Trang 7
DANH MUC BANG BIEU
Bảng 3.1: Số liệu tăng trưởng kinh tế huyén Lai Vung, GD 2005-2012 Bang 3.2 : Thị phần của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh trong năm 2012 Bảng 3.3 : Tổng hợp số liệu kế hoạch và giải ngân của Agribank Lai vung Bảng 3.4 : So sánh mức độ tiếp cận tổ chức TDCT của nông hộ năm 201 1-2012 Bảng 3.5: Một số quan niệm, suy nghĩ của nông hộ
Bảng 3.6: So sánh mức độ tiếp cận tổ chức tín dụng chính thức của nông hộ Bang 3.7: So sánh các hình thức tín dụng
Bảng 3.8: Thống kê số lần vay được các hình thức vay tín dụng Bảng 3.9: Thống kê tổng lượng vay được so với nhu cầu
Bảng 3.10: Thống kê nhu cầu, lượng vay được và lãi suất của các hình thức vay Bảng 3.11: Thống kê nhu cầu và mức vay được tín dụng chính thức của nông hộ Bảng 4.1: Thống kê nhân khẩu của mẫu điều tra
Bảng 4.2: Thống kê tình hình đặc điểm nông hộ
Bảng 4.3: Thống kê tuổi chủ hộ theo nhóm
Bảng 4.4: Thống kê trình độ học vấn của chủ hộ theo cấp học Bảng 4.5: Thống kê tài chính, tài sản của nông hộ
Bảng 4.6: Thống kê diện tích đất sản xuất nông nghiệp của nông hộ Bảng 4.7: Thống kê các mức tài sản của nông hộ
Bảng 4.8: Thống kê mức thu nhập bình quân đầu người/tháng (năm 2012) Bảng 4.9: Thống kê về nguồn thông tin vay tín dụng chính thức đến với nông hộ Bảng 4.10: Thống kê về nguyên nhân nông hộ trả nợ sai hẹn
Trang 8DANH MUC CHU VIET TAT ĐCSVN: Đảng Cộng sản Việt Nam Tp.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long TCTD: Tổ chức tín dụng TDCT: Tín dụng chính thức TDPCT: Tín dụng phi chính thức NH: Ngân hàng NHNN: Ngân hàng Nhà nước QTDND: Quỹ tín dụng Nhân dân
UBND: Ủy ban nhân dân
NHNo&PTNT: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank)
WTO: Tổ chức Thương mại Thế giới
Luận văn thạc sĩ kinh.tế
Trang 9Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu
Trong chiến luợc phát triển kinh tế của Việt Nam, phát triển nông nghiệp và nông thôn là nhiệm vụ quan trọng quyết định sự thành bại của sự nghiệp Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Nhiệm vụ này ngày càng cấp bách hơn trong thời kỳ hội
nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO Hiện nay Việt Nam
có khoảng hơn 70% dân số sống ở nông thôn, phần lớn trong số đó là người nghèo và
thiếu vốn là khó khăn lớn nhất để thoát nghèo Việt Nam đang rất cần một hệ thống tín
dụng nông thôn vững mạnh để cải thiện kinh tế xã hội, đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất nhằm nâng cao thu nhập cho người dân, cải thiện đời sống ở nông thôn,
tạo đà phát triển kinh tế xã hội Vì thế, việc mang tín dụng đến với người dân nhất là
nông dân một việc làm có hiệu quả được xem là một trong những giải pháp then chốt đảm bảo sự thành công của sự nghiệp hiện đại hố nơng nghiệp nơng thôn
Vốn là yếu tố đầu vào không thể thiếu cho người sản xuất Trong nông nghiệp, vốn dung để mua vật tư nông nghiệp, máy móc, giống, thuê lao động, v.v nhằm đảm
bảo cho tái sản xuất, mở rộng sản xuất, qua đó tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống, góp
phần phát triển kinh tế Vốn dành cho sản xuất nông nghiệp xuất phát từ nhiều nguồn (vốn tích lũy từ ngay trong khu vực nông thôn, vốn ngân sách, vốn vay tín dụng chính thức, bán chính thức, và phi chính thức) Trong bối cảnh nước ta hiện nay, thu nhập của nông hộ còn thấp thường không đủ tích lay để tái đầu tư và mở rộng, vốn ngân
sách bị hạn chế vì phải san sẻ cho các khu vực khác của nền kinh tế, vốn đầu tư nước
ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp không đáng kể vì thiếu hấp dẫn với nhà dầu tư, nguồn vốn phi chính thức thường nhỏ lẽ Do đó, vốn vay từ các tổ chức tín dụng đóng vay trò hết sức quan trọng đối với sản xuất của các nông hộ
~ Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng các nông hộ đã gặp không ít khó khăn khi vay tín dụng chính thức Theo các nhà nghiên cứu, nguyên nhân của hiện tượng này là vì các tổ chức tín dụng hạn chế cho vay do đối mặt với rũi ro không trả nợ và chỉ phí giao dịch cao xuất phát từ hiện tượng thông tỉn bất cân xứng và sự phụ thuộc quá nhiều vào
điều kiện tự nhiên như khí hậu, thời tiết đối với sản xuất nông nghiệp Nói cách khác,
các tổ chức tín dụng không phải cho vay tất cả mọi người mà phải sàn lọc kỹ lưỡng người cho vay trên cơ sở tài sản thế chấp, thu nhập, uy tín tín dụng, mục đích vay vốn, quan hệ xã hội, Hệ quả của việc sàn lọc đó là nhiều nông hộ - nhất là các hộ nghèo —
Luận văn thac.st kinh te —.— —~-
Trang 10khéng thé dap ứng được các yêu cầu của tổ chức tín dụng nên không thể vay được (hoặc vay được nhưng không đủ theo nhu cầu), do đó phải sử dụng vốn tự tích lũy hay tín dụng phi chính thức với lãi suất cao, dẫn đến lợi nhuận không cao, thu nhập không cao, mãi trong vòng lẫn quản, thiếu vốn không phát triển, mở rộng sản xuất điều này đã trở thành “nghịch lý của tín dụng nông nghiệp: nông dân khó vay, doanh nghiệp thiếu vốn” (nguồn htip:/nongdan24g.com /201 1/03/13)
Trong tổng số hơn 86 triệu dân Việt Nam có hơn 60,6 triệu người sống ở khu vực nông thôn, chiếm hơn 70% tổng dân só, thì dư nợ cho vay của ngành ngân hàng vào các khu vực sản xuất nông nghiệp luôn từ vài chục dến vài trăm tỉ đồng (nguồn http://nongdan24g.com /2011/02/11) Điều này cho thấy nông nghiệp nông thôn còn có nhu cầu rất lớn về vốn đầu tư nói chung, vay vốn tín dụng nói riêng nhằm cung ứng các
tư liệu về sản xuất, mở rộng sản xuất,
Hơn nữa, theo kết quả của các cuộc điều tra về mức sống hộ gia đình Việt Nam, cho thấy thu nhập và chỉ tiêu của các hộ nông dân không chỉ thấp mà còn ngày càng cách xa so với thu nhập của khu vực thành thị phi nông nghiệp Đại bộ phận người dân có đời sống phụ thuộc chủ yếu vào nguồn thu nhập bap bênh từ hoạt động nông nghiệp,
luôn đối mặt với những rủi ro do điều kiện tự nhiên thay đổi bất thường như thiên tai, lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh, môi trường kinh tế rất biến động, dẫn đến bất ổn về giá sản
phẩm, về thị trường, v.v Rủi ro cao, thu nhập thấp, khó tiếp cận với nguồn tín dụng
chính thức nên không ít người trong số họ buộc phải tìm cách vay nợ khắp nơi, thậm chí là “vay nóng” với lãi suất rất cao để mua sắm tư liệu sản xuất Do đó, thị trường tín
dụng đen vẫn còn đất sống, đặc biệt ở khu vực nông thôn tình trạng cho vay nặng lãi
vẫn còn tôn tại
Cũng như các khu vực nông thôn khác vùng đồng bằng sông Cửu long, nông thôn Đồng Tháp nói chung và nông thôn huyện Lai Vung nói riêng là nơi vẫn còn rất
nhiều người có thu nhập thấp (thu nhập bình quân đầu người/ tháng là 1 triệu 427 ngàn
- Thống kê từ số liệu tự điều tra 10 xã thuộc huyện Lai Vung tháng 7/2013), mức sông người dân chưa cao, đời sống vật chat tinh than hạn chế, tình trạng cho vay nặng lãi ở nông thôn khá phổ biến, v.v thì khả năng tiếp cận các nguồn tín dụng nhằm góp phần cải thiện thu nhập, càng có ý nghĩa quan trọng trong công cuộc thực hiện chiến lược xóa đói giảm nghèo, xóa dần khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy xã hội phát triển theo hướng cân bằng chung của cả nước
Trang 11Theo số liệu tự khảo sát (217 phiếu của đề tài này) đối với nông hộ trên 10 xã
thuộc huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp vào tháng 7/2013 có 97,6% (206/211 trường hợp) cho rằng nguồn vốn vay đã cải thiện cuộc sống và làm gia tăng thu nhập của gia
đình họ Bài viết cia Duc Thanh, (2010) khẳng định rằng tại ĐBSCL, có khoảng 80%
nông dân vẫn phải chạy vạy vay vốn cho sản xuất từ “Tín dụng đen”, và nhiều nghiên cứu cho thấy, khu vực nông thôn vẫn đang trong tình cảnh “khát vốn trầm trọng” Như vậy, vấn đề về khả năng tiếp cận vốn tín dụng và lượng vốn vay tín dụng chính thức so với nhu cầu của nông hộ là vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu
Xuất phát từ những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài cho Luận văn Tốt
nghiệp của mình là “Phân tích các yếu“tổ tác động đến lượng vốn vay tin đụng chính thức so với nhà cẩu của nông hộ ở huyện Lai Vung, tình Đồng Tháp "
1,2 Câu hỏi nghiên cứu
Khu vực nông nghiệp nông thôn đang rất cần các nguồn vốn để phát triển, mở
rộng sản xuất, nâng cao thu nhập, mức sống, cải thiện các điều kiện văn hoá - xã hội,
v.v nhưng vẫn đang tồn tại một khoảng cách khá xa giữa nhu cầu về vốn và thực tế tiếp cận của nông dân Cơ hội tiếp cận tốt hơn những nguồn vốn tín dụng sẽ giúp cho
các nông hộ có thêm cơ hội thoát ra khỏi vòng lẫn quân của sự nghèo đói (thu nhập
thấp - không dư thừa cho tiết kiệm - không đầu tư, không mở rộng sản xuất - năng suất thấp) Thực tế cho thấy, không ít hộ nông dân buộc phải tìm cách vay nợ nguồn phi chính thức, thậm chí là “vay nóng” với “lãi suất cắt cổ” để mua sắm tư liệu sản xuất
Tại sao? :
Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của các nông hộ?
Những yếu tố làm ảnh hưởng đến lượng vốn vay tín dụng chính thức so với nhu
cầu của nông hộ là gì?
` Đó chính là vấn đề mà luận văn này muốn làm rõ nhằm có các giải pháp kiến nghị dễ cải thiện, góp phan thúc đây tăng trưởng của địa phương
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Để giải thích các câu hỏi trên, Luận văn có các mục tiêu như sau:
(1) Phân tích thực trạng tín dụng và nhu cầu vay vốn của nông hộ tỉnh Đồng
Tháp
(2) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức
của nông hộ ở huyện Lai Vung, tỉnh Đồng tháp
thạc sĩ-kinhdế- -~— —= -——
Trang 12
(3) Dé xuất một số kiến nghị nhằm tăng cường mức độ tiếp cận vốn tín dụng chính thức cho nông hộ ở địa phương, từ đó góp phần làm tăng thu nhập cho nông hộ, đồng thời để thị trường tín dụng chính thức ở nông thôn địa phương hoạt động có hiệu quả hơn -
1.4 Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
Giới hạn nội dung nghiên cứu: Do hạn chế về thời gian, và kiến thức, Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu về mức độ tiếp cận vốn tín dụng thông qua lượng vốn vay từ nguồn tín dụng chính thức so với nhu cầu của các nông hộ ở huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp, chưa nghiên cứu về tác động của việc tiếp cận vốn tín dụng đến sự thay đổi mức sống của hộ nông dân cũng chưa nghiên cứu đến mặt cung của tín dụng, và
nhất là vấn đề lãi suất
Giới hạn về không gian và thời gian nghiên cứu: Số liệu sử dụng cho nghiên cứu này được thu thập từ một cuộc khảo sát bằng bảng câu hỏi Cuộc khảo sát được tiến hành trong khoảng thời gian từ 2010 đến 2012 với các đối tượng là tất cả nông hộ có vay vốn (bằng cả hai hình thức tín dụng chính thức và phi chính thức) ở huyện Lai
Vung, tinh Đồng Tháp Tổng số hộ sẽ diều tra dự kiến là 250, phân bố ở địa bàn được nghiên cứu là 10 xã gồm Tân thành, Hòa Long, Vĩnh Thới, Tân Phước, Tân Dương, Long Thắng, Phong Hòa, Định Hòa, Hòa Thành và Tân Hòa (không nghiên cứu thị
trấn Lai Vung) thuộc huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp Phạm vi nghiên cứu: 10 xã thuộc huyện Lai Vung Đối tương nghiên cứu: Nông hộ
1,5 Phương pháp nghiên cứu
Với mục tiêu (1) đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả (bằng Excel và
SPSS) để phân tích các thông tin về nhân khẩu học (như số nhân khẩu, giới tính, độ tuổi, mối quan hệ xã hội của chủ hộ ), đặc điểm nông hộ (trình độ học vấn, nghề nghiệp
phụ khác của chủ hộ, kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp), thực trạng tài chính tài sản
nông hộ (như diện tích đất sản xuất nông nghiệp, tổng tài sản, thu nhập bình quân đầu người mà nông hộ có được), phân tích thực trạng nhu cầu tín dụng quan niệm của nông hộ về vốn tín dụng và thu thập thêm thông tin về cung tín dụng tại địa phương thông qua tổ chức tín dụng chính thức, cụ thể là Agribank — chỉ nhánh Lai Vung
Với mục tiêu (2) đề tài sử dụng SPSS dễ thống kê mối quan hệ của biến phụ thuộc đối với các biến giải thích để có nhận xét, đánh giá sơ bộ, cuối cùng sử dụng mô
hình hồi quy đa biến nhằm xác định các yếu tố tác động đến lượng vốn vay tín dụng chính thức so với nhu cầu của nông hộ trên địa bàn huyện Lai Vung
- kinh tế —
h
Trang 131.6 Kết cấu luận văn
Luận văn báo gồm 5 chương
Chương I - Giới thiệu chung: Nội dung chương này nêu lên lý do chon dé tai
(đặt vấn đề), câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên
cứu "
Chương 2 - Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu đề nghị: Chương này trình bày những lý luận liên quan đến đề tài như nông dân, nông nghiệp, nông thôn, nông hộ; tín
dụng, tín dụng chính thức, phi chính thức, vay trò của tín dụng đối với nền kinh tế, đối
với nông hộ, cũng như các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài, từ đó đưa ra mô hình nghiên cứu đề nghị
Chương 3 - Tổng quan và thực trạng tín dụng tại địa phương: Chương này mô tả khái quát về Tỉnh Đồng Tháp, Huyện Lai Vung tỉnh Đồng Tháp, đánh giá sơ bộ thực
trạng tình hình tín dụng nông thôn tại huyện Lai vung thông qua số liệu thu thập được
từ NHNNo&PTNT chỉ nhánh Lai Vung, và một số câu hỏi trong bảng khảo sát thu
thập từ nông hộ
Chương 4 - Phân tích kết quả nghiên cứu: Chương này tập trung trình bày về kết quả nghiên cứu dựa trên dữ liệu thu thập được theo thứ tự từ thống kê mô tả đến kết quả phân tích hồi quy
Chương 5 - Kết luận và kiến nghị: Chương này tập trung dưa ra những kết luận và kiến nghị cho nông hộ, các tổ chức tín dụng, chính quyền địa phương và các ngành hữu quan nhằm nâng cao được tỷ lệ lượng vốn vay tín dụng chính thức so với nhu cầu
(mức độ tiếp cận vốn vay tín dụng chính thức) của nông hộ ở huyện Lai Vung, tỉnh
Đồng Tháp Các kiến nghị đưa ra trong chương này hoàn toàn dựa vào kết quả nghiên
cứu kết hợp với tình hình thức tế tại địa phương
Trang 14Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
Nội dung chương 2 trình bày tóm tắc các lý thuyết, các khái niệm liên quan đến dé tài như nông dân, nông thôn, nông hộ; tín dụng và vai trò tín dụng đối với nông nghiệp nông thôn, các mô hình nghiên cứu trước có liên quan, từ đó làm cơ sở đưa ra mô hình nghiên cứu cho đề tài cũng như trình bày phương pháp và dữ liệu nghiên cứu,
cách thức thu thập sàn lọc xữ lý dữ liệu sơ cấp
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Khái quát về nông thôn, nông dân, nông hộ
Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, hội thị các thành phố, thị xã,
thị trấn, được quản lý bởi các cấp hành chính cơ sở là Ủy ban nhân dân xã (Khoảng 1, điều 3, Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/04/2010)
Nông nghiệp: Là phân ngành trong hệ thống kinh tế quốc dân, bao gồm các lĩnh vực nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản (Khoảng 2, điều 3, Nghị định 41/2010/NĐ-CP
ngày 12/04/2010)
Nông dân: Theo đại từ điển tiếng Việt nam, nông dân là người sống bằng nghề làm ruộng, phương thức sống của họ là hoạt động sản xuất gắn liền với đất đai (trồng trọt, chăn nuôi) Nông dân là chủ thể trong lĩnh vực hoạt động nông nghiệp và phát
triển nông thôn
Nông hộ: là một hay nhiều người cùng sống chung trong một mái nhà ở nông thôn được chính quyền địa phương quản lý chung trong cùng một số hộ khẩu, có nguồn thu nhập chính từ sản xuất nông nghiệp
Gần đây, hộ nông dân được hiểu là các hộ tham gia sản xuất và thu hoạch lợi
nhuận từ các phương tiện sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lad động gia đình trong sản xuất nông nghiệp, nằm trong hệ thống kinh tế rộng hơn, nhưng về cơ bản được đặc trưng bởi tham gia một phần trong thị trường hoạt động với trình độ hồn chỉnh khơng
cao `
Nông dân thường có các đặc điểm cơ bản như : Trình độ học vấn thường không
cao, thiếu hiểu biết về nhiều lĩnh vực xã hội, khoa học kỹ thuật, kiến thức về thị trường
tiêu thụ sản phẩm, kiến thức về việc tiếp cận tín dụng và cả hiệu quả việc sử dụng đồng
vốn đều rất hạn chế Hoạt động sản suất của nông hộ thường mang tính truyền thống, chủ yếu là thủ công, năng suất phụ thuộc rất nhiều và điều kiện tự nhiên Có quy mô sản xuất nhỏ, nặng tính tự cung tự cấp Có sức lao động và điều kiện về dat dai nhưng
thường thiếu vốn sản xuất Lối sống dễ dãi, không có tác phong công nghiệp, đôi khi
Trang 15còn tùy tiện La thanh phan thiét thoi va dễ bị tổn thương nhất do các rũi ro về tự nhiên
và xã hội
2:1.2 Khái quat về tín dụng và các hình thức tin dụng ở nông thôn
Tín dụng xuất phát từ gốc từ La tỉnh Creditum, tức là tin tưởng, tín nhiệm, là sự nuôi dưỡng lòng tin, là sự hẹn tra (Lé thi Man, 2010) vé mặt tài chính, tín dụng là
quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang người sử dụng trong
một thời hạn nhất định với một khoảng chỉ phí nhất định (Wguyễn Minh Kiều, 2009)
Diễn giải theo ngôn ngữ Việt nam thì tín dụng là sự vay mượn Hiểu theo nghĩa rộng, tín dụng là một quan hệ xã hội, quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa chủ thể kinh tế này
với chủ thể kinh tế khác trên nguyên tic có hoàn trả và có lãi Chủ thể vay, là chủ thể
thiếu vốn là những người có nhu cầu về vốn để đầu tư phát triển sản xuất, kinh
doanh,dịch vụ và phục vụ đời sống có thể là cá nhân, tổ chức, và cả nhà nước; chủ thể cho vay, là chủ thể dư vốn, là những các nhân, tổ chức có vốn dư thừa hoặc tạm thời
nhàn rỗi và quan tâm đến khả năng sinh lợi của đồng vốn
Quan hệ tín dụng đã xuất hiện cùng với sự xuất hiện của chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất Khi sản xuất và trao đổi hàng hoá phát triển ở một mức độ nhất định, các chủ thể kinh tế luôn phát sinh nhu cầu về vốn nên nãy sinh quan hệ Vay nợ
lẫn nhau
Trong thực tế tín dụng hoạt động rất phong phú, da dạng nhưng ở bất kỳ dạng nao tín dụng cũng thể hiện ở hai mặt cơ bản: Người sở hữu một số tiền hoặc hàng hoá chuyển giao cho người khác sử dụng trong một thời gian nhất định Đến thời hạn do hai bên thỏa thuận, người sử dụng lượng chuyền giao phải hoàn lại cho người sở hữu một giá trị lớn hơn Phần tăng thêm gọi là phần “lời” hay nói theo ngôn ngữ kinh tế đó là lãi suất Như vậy, một quan hệ được xem là quan hệ tín dụng khi quan hệ đó phải chưa đựng đủ ba nội dung: có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn; sự chuyển nhượng này có thời hạn; sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phi 7óm lại: Tín dụng
là một quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới dang tién té hay hiện vật, trong đó người đi
vay phải trả cho người cho vay một khoản tiền vốn lẫn tiền lãi sau một thời gian nhất định sử dụng theo thoả thuận
Thông thường người ta thường dựa vào các tiêu thức như: thời gian; chủ thể; đối tượng và mục đích tín dụng để phân loại tín dụng
Căn cứ vào thời hạn ta có tín dụng ngắn hạn, tín dụng trung hạn, tín dụng dài hạn Căn cứ vào đối tượng có tín dụng vốn lưu động và tín dụng vốn cô định Căn cứ
Trang 16
vào mục đích có tín dụng sản xuất, tín dụng lưu thong và kinh doanh dịch vụ, tín dụng
tiêu dung Căn cứ vào chủ thể có tin dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, tín dụng nhà nước
Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân
Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể thực hiện tất cả các hoạt động
ngân hàng theo luật định Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã
Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của luật nhằm mục tiêu lợi nhuận
TCTD phi ngân hàng là loại hình TCTD dược thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo luật định, trừ các hoạt động nhận tiền gởi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoảng của khách hàng TCTD phi ngân hàng bao gồm các công ty Tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tin dung phi ngân hàng khác
Tổ chức tài chính vi mô là loại hình TCTD chủ yếu thực hiện một số hoạt động
ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các các nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ
(Phạm vi đề tài không nghiên cứu sâu các tổ chức tín dụng trên mà chỉ hiểu định nghĩa cùng khái quát về tình hình tín dụng thông qua các chỉ nhánh tại địa phương)
QTDND là tổ chức tin dụng do các pháp nhân, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện
thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của luật Tổ chức tín dụng nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản
xuất, kinh doanh và đời sống
Ngân hàng hợp tác xã là ngân hàng của tất cả các QTDND do các QTDND và một số pháp nhân góp vốn thành lập theo quy định của Luật tín dụng nhằm mục tiêu
chủ yếu là liên kết hệ thống, hỗ trợ tài chính, điều hoà vốn trong hệ thống các QTDND
Nói chung, Tổ chức tín dụng (chủ thể cho vay) là doanh nghiệp hoạt động kinh ˆ
doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để
cấp tín dụng (cho vay) Tổ chức tín dụng bao gồm các ngân hàng và các Quỹ tín dụng
nhân dân
Trang 17Tin dụng Ngân hàng là một phạm trù kinh tế hàng hoá Bản chất của tín dụng là quan hệ vay mượn có hoàn trả và lãi sau một thời gian nhất định, là quan hệ chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng vốn, là quan hệ bình đẳng và hai bên cùng có lợi Trong nền kinh tế hàng hoá có nhiều loại hình tín dụng như : tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, tín dụng nhà nước, tín dụng tiêu dùng
Tín dụng ngân hàng cũng mang bản chất chung của quan hệ tín dụng nói chung Đó là quan hé tin cậy lẫn nhau trong vay va cho vay giữa các ngân hàng, tổ chức tín dụng với các doanh nghiệp và các cá nhân khác, được thực hiện dưới hình thức tiền tệ và theo nguyên tắc hoàn trả và có lãi : :
Điều 20 luật các tổ chức tín dụng quy định :
“Hoạt động tín dụng là việc tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn tự có, nguồn
vốn huy động để cấp tín dụng"
Chức năng chính của tín dụng là điều tiết nguồn vốn tạm thời từ nơi thừa sang nơi thiếu, nhằm đảm bảo hiệu quả của đồng vốn luôn được sử dụng phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội Tín dụng có vai trò rất lớn đối với hoạt động xã hội như:
Tin dụng là công cụ thúc đầy lực lượng sản xuất phát triển Tin dung cung ứng vốn cho các thành phần kinh tế trong xã hội và quan trọng nhất là để mở rộng sản xuất
kinh doanh, xây dựng cơ sở hạ tầng, tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật đảm bảo sự
phát triển không ngừng và bền vững của lực lượng sản xuất Tín dụng là công cụ tập trung và tích tụ vốn trong từng đơn vị sản xuất kinh doanh, trong từng ngành
Tín dụng là công cụ quan trọng góp phần vào việc tổ chức đời sống của dân cư, là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, làm phát triển hiệu quả sử dụng vốn, thông qua tín dụng vốn được luân chuyển liên tục trong nền kinh tế
Tín dụng là công cụ thực hiện chức năng quản lý kinh tế-xã hội của Nhà nước, Nhà nước thường xuyên sử dụng tín dụng làm phương tiện cân dối thu chỉ ngân sách Nhà nước, góp phần đảm bảo nguồn lực tài chính thực thi các chính sách xã hội, góp phần quan trọng trong việc ồn định giá cả tiền tệ, góp phần ồn định đời sống tạo công ăn việc làm và trật tự xã hội
Tín dụng góp phần tác động đến việc tăng cường chế độ hạch toán kinh tế của các doanh nghiệp Nhà nước
Tín dụng tạo điều kiện phát triển quan hệ kinh tế với nước ngoài
Vai trò của tín dụng đối với nông hộ gồm thứ nhất: Đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì và mở rộng quá trình sản xuất được liên tục đồng thời góp phần đầu tư phát triển
thạc sĩ kinh tế~ -~- ~— —
Luân văi
Trang 18kinh tế, thứ hai: Thúc đây quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất thứ ba: Tạo điều kiện phát huy các ngành nghề truyền thống, nghề thủ công, (tận dụng khoảng thời gian nông nhàn tăng gia sản xuất), ngành nhề mới, giải quyết việc làm cho nông hộ Là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và ngành mii nhọn
Để giao địch tín dụng thực hiện được, người cho vay thường có những nguyên tắc: Yêu cầu người sử dụng vốn vay phải đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng Hoàn trả nợ gốc và tiền lãi đúng bạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng
Để đảm bảo cho giao dịch, người cho vay thường phải tìm hiểu, thu thập các
thông tin căn về khách hàng Đối với tổ chức tín dụng (Ngân hàng, Quỹ tín dụng nhân
dân) thì luôn yêu cầu khách hàng phải lập và nộp cho cho mình các loại giấy tờ sau: Giấy đề nghị vay vốn; giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân của khách hàng (thông, tin về cá nhân người yêu cầu được vay); phương án sản xuất kinh doanh và kế hoạch
trả nợ hoặc dự án đầu tư; báo cáo tài chính của thời kỳ gần nhất (nếu khách hàng là
doanh nghiệp); giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh Vay nỢ; các giấy tờ liên quan khác nếu cần thiết (như số hộ nghèo, .)
Điều kiện cho vay của Ngân hàng: Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành
vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo qui định của pháp luật; có mục đích vay vốn
hợp pháp; có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết; có phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam :
Hầu hết mỗi ngân hàng thương mại đều thiết kế, xây dựng cho mình một quy trình tín dụng cụ thể, bao gồm nhiều bước di khác nhau, nhưng nhìn chung quy trình vay vốn cần thiết phải trãi qua các bước sau
Quy trình vay vốn chung: Khách hàng có nhu cầu vay vốn sẽ đến Ngân hàng trình bày mục đích vay của họ và cung cấp cho Ngân hàng những yêu cầu; sau khi phỏng vấn khách hàng, cán bộ tín dụng báo cáo về tình hình khách hàng xin vay cho phòng khách hàng; phòng khách hàng cùng cán bộ tín dụng sẽ tái thẩm định tình hình, nhu cầu vay vốn của khách hàng; khi được sự đồng ý của phòng thì cán bộ tín dụng sẽ làm hồ sơ cho vay vốn theo yêu cầu; hồ sơ hoàn thành sẽ được phòng khách hàng kiểm tra lại; sau khi hoàn tất các giai đoạn trên, hồ sơ được chuyển sang phòng Giám đốc xét duyệt Cuối cùng hồ sơ được chuyển đến phòng kế toán để giải ngân cho khách hàng
Ce -——- ~—.-s — —-
Trang 19Theo bà Lê Thị Cúc Trưởng phòng khách hàng Ngân hàng công Thương chỉ nhánh Đồng Tháp thì từ lúc khách hàng có nhu cầu đến vay vốn đến Ngân hàng làm thủ tục đến lúc được giải ngân (nhận được tiền vay) phải mắt ít nhất 5 ngày Còn theo bà Đỉnh Thị Sáu Giám đốc NHNo&PTNN chỉ nhánh Lai Vung thì đối với đơn vị Bà cũng phải mat 3 ngày là nhanh nhất (rat ít khi được)
Như vậy, quy trình vay vốn phải trải qua nhiều công đoạn, với các thủ tục cần thiết nhằm đảm bảo giao dịch thực hiện đúng thỏa thuận Với khoảng vay nhỏ, quy trình, thủ tục, theo yêu cầu của chủ thể cho vay là các tổ chức tín dụng chính thức thật sự là tương đối phức tạp ảnh hưởng rắt lớn đến tâm lý người vay (nông dân), thêm vào đó chỉ phí cho mỗi lần vay là như nhauznghĩa là chỉ phí cho một đơn vị tiền vay đối với đối tượng nông hộ là lớn, nên đây chưa phải là thị trường mà các Ngân hàng ưa chuộng
Các hình thức tín dụng : Tín dụng ra đời từ thời xa xưa, chủ yếu đưới hình thức
cho vay nặng lãi và phát triển lâu dài cho đến ngày hôm nay trãi qua nhiều hình thái tín dụng khác nhau (Nguyễn Minh Kiều, 2009) Tín dụng nặng lãi có đặc điểm là lãi suất
rất cao, chỉ phí trả lãi lớn hơn khả năng sinh lợi của người vay khi sử dụng vốn vay đó Xuất phát từ đặc diém trên cho vay nặng lãi thường kìm hãm khiến sản xuất không phát triển, tuy nhiên đo nhu cầu, trong khi tín dụng chính thức chưa đáp ứng được thì
tín dụng với hình thức nặng lãi vẫn còn tồn tại, mặt nào đó cũng có tác dụng tích cực
là bỗ sung lượng vốn vào cho sản xuất Trong nền kinh tế thị trường quan hệ sản xuất và trao đổi hàng hoá phát triển, thức day quan hệ tín dụng phát triển theo
Theo nhiều nghiên cứu của các tác giả như Lê Khương Ninh (2010), Phan Đình Khôi (2012), Nguyễn Tố Quyên (2007), Bùi Văn Trịnh (1010), thị trường tín dụng Việt Nam vẫn đang tổn tại hai hình thức tín dụng là tín dụng chính thức và tín dụng phi chính thức
"Tín dụng chính thức: Được hiểu là các hình thức vay và cho vay nằm trong sự quản lý và bảo hộ của Nhà nước mà chủ thể cho vay là các tổ chức tín dụng được thành
lập và hoạt động theo luật định bao gồm các Ngân hàng, Quỹ tín dụng Nhân dân Tín
Trang 20Khôi (2012)) Thông thường các Ngân hàng có các chỉ nhánh đến cấp huyện và một số phòng giao dịch ở cấp xã
Còn các Quỹ tín dụng Nhân dân cũng hoạt động theo Luật Tổ chức Tín dụng, dựa trên mục đích sứ mạng ban đầu đặt ra khi thành lập Quỹ Tín dụng Nhân dân (QTDND), thường có mục đích xã hội như xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ nông dân ., được phép huy động vốn vay (vốn nhàn rỗi trong cộng đồng) và cho vay lại với mức lãi suất cao hơn lãi huy động (thông thường lãi suất cho vay của các Quỹ tín dụng Nhân dân thường cao hơn lãi suất cho vay của Ngân hàng một íU Quỹ tín dụng Nhân dân thường có điểm giao dịch ngay tại UBND xã :
Bên cạnh tín dụng chính thức còw có các hình thức tín dụng bán chính thức và không chính thức (trong phạm vi đề tài này tạm gọi chung tín dụng bán chính thức và không chính thức là hình thức tín dụng phi chính thức)
Thông tin về tín dụng phi chính thức ở Việt Nam được nghiên cứu một cách rời rạc nhưng tầm quan trọng của nó như một nguồn cung tín dụng trong thị trường tín dụng nông thôn và được ghi nhận trong nhiều nghiên cứu của rất nhiều tác giả
Tín dụng bán chính thức: là hình thức tín dụng mà chủ thể cung cấp tín dụng
không phải là các tổ chức tín dụng chính thức, thường là các tổ chức Chính trị xã hội
như Hội Phụ nữ, Đồn Thanh niên, Hội Nơng dân, gần đây được hình thành và phát triển thông qua các chương trình tín dụng vi mô, được cấp vốn bởi các chương trình hỗ trợ từ các quỹ quốc tế và các tổ chức phi chính pha (NGO), thông thường lãi suất hình
thức tín dụng bán chính thức thấp hơn cả tín dụng chính thức vì nó chỉ mang tính chất
hỗ trợ, tuy nhiên, hình thức này có vai trò rất nhỏ vì lượng vốn không nhiều (đối với Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên) và thiếu khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động tài chính
này
Tín dụng không chính thức: Hay có thể gọi là “tín dụng ngầm”, “tín dụng đen” chỉ các hình thức vay và cho vay tiền ngoài sự quản lý và bảo hộ của Nhà nước Tín dụng phi chính thức là một bộ phận cấu thành của khu vực kinh tế ngầm (kinh tế ngầm
hay kinh tế phi chính thức là hoạt động kinh tế hợp pháp hoặc bắt hợp pháp nằm ngoài
khu vực kinh tế chính thức, khơng lượng hố được GDP) (heo hfíp:/wi.Wikipedia
Org) Theo Phan Đình Khôi (2012), khu vực tín dụng không chính thức truyền thống
bao gồm người cho vay chuyên nghiệp; Hụi; người thân, bạn bè Một số hình thức tín dụng không chính thức được hình thành gần đây dược cung cấp từ tư thương hoặc các nhà cung cấp đầu vào cho sản xuất nông nghiệp
Luân văn thạc sĩ kinh tế.— ~_ —
Trang 21Tín dụng không chính thức đã tồn tại trong nhân dân từ nhiều năm, dưới nhiều loại hình, trong đề tài nay xin khảo sát các loại hình vay từ:
Người cho vay chuyên nghiệp là hình thức cho vay tiền của những người (cá nhân) chuyên cho vay với lãi suất thỏa thuận giữa họ và những người có nhu cầu sử dụng vốn (người vay) Thông thường lãi suất cao hơn nhiều so với lãi suất mà các tổ chức tín dụng chính thức cho vay, đến 2 ~ 3 lần, thậm chí có khi cao hơn đến 5 lần
Theo số liệu tự khảo sát, mức lãi suất trung bình là: 3,54%/thang (Bang 4.2E- Phụ lục
4)
Thương lái thu mua nông sản; là hình thức cho vay của các thương lái thu mua nông sản thông qua thương thảo giữa người thu mua nông sản và nông dân trong việc ước tính, ấn định giá cả nông sản khi thu hoạch và chấp nhận cho người vay nhận trước một số tiền tương ứng, khi thu hoạch nông sản, người vay phải hoàn trả cho thương lái bằng sản phẩm nông sản với giá cả, số lượng như đã thỏa thuận Với hình thức này thương lái có lợi thông qua sản phẩm trong đó gồm cả việc có nông sản lẫn cả tiền lãi (thông thường giá cả nông sản được thoả thuận có giá thấp hơn giá cả thị trường nhằm đảm bảo cho người cho vay, thương lái có thêm phần lãi suất như chỉ phí cơ hội của khoảng tiền cho vay) Theo số liệu tự khảo sát, mức lãi suất trung bình là: 2,8%/tháng (Bảng 4.2E- Phụ lục 4)
Người thân, quen biết, cũng là hình thức giống cho vay chuyên nghiệp, tuy nhiên cơ sở cho vay chủ yếu dựa vào mối quan hệ thân quen, tín nhiệm giữa người vay và người cho vay, đồng thời mức lãi suất cũng không qua cao như trường hình thức vay chuyên nghiệp, đôi khi lãi suất chỉ rất nhỏ, thậm chí là 0% (cho mượn) Tuy nhiên, thực tế cho thấy thường lượng vốn vay từ người thân, quen là rất nhỏ vì bản thân người cho vay (mượn) không có khả năng cao và khi cho mượn cũng chỉ xuất phát từ yếu tố tình cảm, không đặt nặng vấn đề lãi suất Theo số liệu tự khảo sát, mức lãi suất trung bình là: 2,2%/tháng (Bảng 4.2E- Phụ lục 4)
Hụi, là hình thức góp vốn rất phổ biến, và đã xuất hiện từ rất lâu đời trong nhân dân Người được nhận vốn (hốt hụi) để sử dụng sẽ được cho vay với lãi suất cao nhất trong trong số những người có nhu cầu vay, lãi suất của mỗi người vay (lần nhận tiền vay) sẽ khác nhau và thường không có quy luật cụ thể, rõ ràng, tuy nhiên, mức lợi
nhuận thông thường cũng khá cao, thường dao động từ 20% đến 30% (đôi khi có đến
50%)
Trang 22
Người cho thuê đất, là hình thức vay bằng hiện vật, người vay sẽ nhận một diên
tích đất từ người cho vay để sử dụng vào mục đích cần thiết (đối với nông dân thường là để sản xuất nông nghiệp), sau một khoảng thời gian như thoả thuận người vay phải trả lại cho người cho vay diện tích đất này cộng với lãi suất bằng tiền hoặc hiện vật
khác như nông sản “Theo số liệu tự khảo sát, mức lãi suất trung bình là: 2,5%/tháng
(Bảng 4.2E- Phụ lục 4)
Đại lý bán vật tư nông nghiệp, là hình thức cho vay của các đại lý bán vật tư nông nghiệp thông qua việc, cho người vay bằng hiện vật cụ thể là vật tư nông nghiệp
như: phân bón, thuốc trừ sâu, .sau một khoảng thời gian, thường là đến lúc thu hoạch
nông sản, người vay sẽ hoàn trả lại bằng tiền, trong đó bao gồm cả giá trị vật tư đã
nhận trước và phần “lãi” do người bán vật tư đã tính toán và thỏa thuận trước với
người đi vay.Theo số liệu tự khảo sát, mức lãi suất trung bình là: 2,57%/tháng (Bảng
4.2E- Phụ lục 4)
Các hình thức tín dụng không chính thức thường dựa trên cơ sở uy tín, mức độ tin cậy, sự hiểu biết lẫn nhau và mối quan hệ thân thiết giữa người cho vay và người vay Lãi suất của hình thức tín dụng không chính thức bao giờ cũng cao hơn nhiều so với hình thức tín dụng chính thức, tuy nhiên do thủ tục đơn giản, thời gian giao dịch
nhanh, người vay nhận được tiền nhanh, kịp thời, nên đa số ở các địa phương, các
hình thức vay tín dụng không chính thức này rất phổ biến
Về lý thuyết, thị trường tín dụng bao gồm cung và cầu tín dụng Cầu tín dụng được xác lập dựa trên đặc điểm của người đi vay như đặc điểm nhân khẩu học và kinh tế xã hội; còn cung tín dụng được định nghĩa là số tiền mà nhà cung cấp quyết định cho vay dựa trên những thông tin sẵn có về nhu cầu vay, các cá nhân, tổ chức cho vay sẽ quyết định cấp toàn bộ hoặc giảm số tiền cho vay hoặc hoàn toàn bác bỏ yêu cầu xin vay Do tín dụng phi chính thức tồn tại, mô hình tín dụng nông thôn được bổ sung bao gồm 2'nguồn chính thức và phi chính thức, hai hình thức này luôn có sự tương tác nhau (Phan Đình Khôi, 2012)
Việc phân tích, nhận xét này nhằm có định hướng cho việc thu thập số liệu điều tra phục vụ công tác nghiên cứu để biết lượng vốn vay được tín dụng chính thức vả nhu cầu thật sự của các nông hộ:
Trang 23vay là bao nhiêu, tuy nhiên số liệu này chỉ nhằm đối chiếu là chính, còn số liệu thực
cho tính toán là lượng yêu cầu (xin theo đơn) vay và lượng vốn vay được thực tế của nông hộ)
Cũng tin dung = Lượng vốn vay được TDCT (VAYDUOC): Là lượng vốn vay mà nông hộ được các tổ chức TDCT (Ngân hàng, Quỹ tín dụng nhân dân) chấp nhận cho nông hộ vay trên cơ sở thẩm định phương án sản xuất và những khả năng chỉ trả cả vốn lẫn lãi mà người vay phải đảm bảo đúng như hợp đồng thỏa thuận
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu tỷ lệ lượng vốn vay được tín dụng chính thức so với nhu cầu của nông hộ: VAYDUOC/NHUCAU = TYLE, phụ thuộc vào các yếu tố nào?
2.2 Mô hình nghiên cứu
2.2.1 Các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài
Dé tai “Cac yếu tố quyết định lượng vốn vay tin dụng chính thức của nông-hộ ở
Hậu Giang” do Lê Khương Ninh và Phạm Văn Hùng (2010) thực hiện Đề tài phân tích
các yếu tố quyết định lượng vốn vay tín dụng chính thức của nông hộ bằng cách sử dụng số liệu sơ cấp thu thập ngẫu nhiên từ 333 nông hộ ở Hậu Giang năm 2010, kết hợp với dữ liệu thứ cấp thu thập từ các cơ quan hữu quan nhằm đề xuất các giải pháp giúp tăng cường vốn cho các nông hộ để phát triển sản xuất Kết quả phân tích hồi quy bằng mô hình bình phương bé nhất (OLS) cho thấy lượng vốn vay tín dụng chính thức của nông hộ ở Hậu Giang chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như trình độ học van, tai san của hộ, khoảng cách từ nhà nông hộ đến chợ huyện hay trung tâm thị trấn (với mức ý nghĩa 5%) Các yếu tố như nghề nghiệp (khác) của chủ hộ, thu nhập của hộ, mục đích vay, chỉ phí vay, số lần vay, số tổ chức tín dụng trên địa bàn v.v (với mức ý nghĩa từ
1%) Các yếu tố này như là rào cản đối với các hộ nghèo, trình độ học vấn thấp, ít đất
sản xuất nông nghiệp, quan hệ xã hội không rộng, thu nhập không cao, trong việc tiếp cận TDCT Kết quả phân tích cũng cho thấy nếu các tổ chức tín dụng mở rộng hoạt động của mình bằng cách tăng số chỉ nhánh hay phòng giao dịch ở khu vực nông thôn vùng sâu thì các hộ sẽ được tiếp cận và vay được nhiều hơn với lãi suất thấp, qua đó
hạn chế sự lệ thuộc của nông hộ vào TDPCT Đề tài này có nhiều điểm phù hợp để tiếp
tục nghiên cứu phát triển cho luận văn, có thể kể đến là các biến trình độ hoc van, nghé nghiệp phụ khác, diện tích đất sản xuất nông nghiệp, tài sản, thu nhập bình quan đầu người, khoảng cách từ nhà nông hộ đến tổ chức tín dụng, số lần đã vay tổ chức tín dụng chính thức, việc trả nợ sai hẹn, riêng đối với biến giả quan hệ xã hội luận văn
Trang 24xin được tách ra làm ba biến giả cho cụ thé hơn gồm có người thân trong gia đình có làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước, tổ chức tín dụng chính thức, tổ chức đoàn thể
Đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu TDCT trong triển khai ứng dụng tiến bộ kỹ thuật: Trường hợp nông hộ sản xuất lúa ở Đồng Tháp” của Bùi Văn Trịnh;
Nguyễn Quốc Nghỉ (2010) Đề tài nghiên cứu nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng
đến nhu cầu vay vốn từ các tổ chức TDCT của nông hộ sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp bằng cách sử dụng số liệu thu thập từ cuộc điều tra trực tiếp 375 nông hộ ở Đồng Tháp theo phương pháp chọn mẫu phân tầng kết hợp với ngẫu nhiên, được tiến
hành từ tháng 9/2009 đến tháng 2/2010, số nông hộ só nhu cầu vay vốn từ các tổ chức
tín dụng chính thức là 252 nông hộ Đề tài sử dụng mô hình hồi quy tương quan đa biến Kết quả phân tính hồi quy bằng mô hình Tobit cho thấy nhu cầu vay tín dụng chính thức trong triển khai ứng dụng tiến bộ kỹ thuật của nông hộ ở đồng Tháp chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như kinh nghiệm sản xuất của nông hộ, việc nông hộ có tham gia tổ chức đồn thể hay khơng, nơng hộ có ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất không (với mức ý nghĩa 5%) Các yếu tổ trình độ học vấn của chủ hộ, tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp của hộ, và việc nông hộ có vay tín dụng không chính thức
(với mức ý nghĩa từ 1%) Kết quả cho thấy trong các yếu tố nêu trên, chỉ có yếu tố hộ có vay tín dụng không chính thức không là có tác động nghịch chiều với nhu cầu vay vốn chính thức của nông hộ, còn lại là tác động cùng chiều Các điểm đáng chú ý để
nghiên cứu tiếp và được cụ thể trong luận văn này là các biến trình độ học vấn của chủ hộ; diện tích đất sản xuất nông nghiệp, kinh nghiệm sản xuất của nông hộ, và việc
nông hộ có tham gia tổ chức đồn thể hay khơng; và việc nông hộ có vay tín dụng không chính thức hay không
Đề tài: “Tín dụng chính thức và không chính thức ở đồng bằng sông Cửu Long:
Trang 25không chính thức các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng vi mô (chính thức) bao gồm nông hộ có làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước các cấp (hoặc thêm nghề phụ khác ngoài nông nghiệp không), thành viên tổ vay vốn, hộ nghèo, trình độ học vấn của chủ hộ, lao động có kinh nghiệm có tay nghề và đường giao thông liên xã Dé tài cũng chứng minh được rằng, việc cung cấp tín dụng cho nông hộ còn là
nhiệm vụ khó khăn do bản chất khơng hồn hảo của thị trường tín dụng nông thôn Đề
tài này có nhiều điểm phù hợp để tiếp tục nghiên cứu phát triển cho luận văn, có thể kể
đến là các biến trình độ học vấn, nghề nghiệp phụ khác, diện tích đất sản xuất nông
nghiệp, tài sản, riêng đối với việc đánh giá hiệu ứng tương tác của tín dụng phi chính thức đối với tín dụng chính thức, luận văn xin nghiên cứu theo hướng 3 biến giả
thể hiện ưu điểm của tín dụng phi chính thức mà nông hộ chấp nhận tiếp cận cụ thể là
tín dụng phi chính thức giải ngân nhanh; không phải thế chấp; và thủ tục gọn
Bài viết: “Quan hệ Cung-Cầu về vốn tín dụng của người nghèo ở nông thôn” của Nguyễn Tố Quyên (2007), chỉ ra rằng: quan hệ cung cầu về vốn tín dụng của nông dân phụ thuộc chủ yếu là do sự không gặp nhau giữa cung và cầu tín dụng vì những nguyên nhân sau: Thể chế tín dụng chính thức làm cho nông hộ khó tiếp cận vốn tín
dụng chính thức trong khi khu vực không chính thức lại hoạt động có hiệu quả hơn, sự
cản trở của cơ chế tín dụng chính thức, tổ chức tín dụng không xem nông hộ là đối tác có tiềm năng do lượng vốn vay ít, mục tiêu của các ngân hàng thương mại là lãi suất (lợi nhuận) Món vay nhỏ, chỉ phí giao dịch vẫn phải có, làm tăng chỉ phí giao dịch cho một đơn vị món vay, thêm vào đó đồng vốn mà nông hộ vay được thường đắt đỏ không phù hợp với khả năng chỉ trả của họ Chỉ phí giao dịch còn phát sinh do điều kiện địa
lý nơi nông hộ sinh sống, thường là khu vực có mật độ dân số thấp, khoảng cách địa lý,
phần nào đó đã gây tâm lý lo ngại cho nông hộ để tiếp cận Ngân hàng Đối với nước ta, lãi suất nhất là lãi suất ưu đãi chưa phản ánh đúng lý thuyết cung cầu, lãi suất ưu đãi
thấp hơn lãi suất phổ biến trên thị trường, đôi khi còn thấp hơn cả lạm phát dẫn đến
tình trạng dẫn đến /¡ suất thực âm, nhu cầu tin dụng trở nên vô hạn, cung không thể đáp ứng cầu (không loại trừ trường hợp có tiêu cực của cơ chế xin cho, vay ưu đãi sẽ không đến đúng đối tượng) Thị trường tín dụng chính thức còn bị tác động rất mạnh của việc thông tin bất cân xứng giữa người cho vay và người di vay, nhất là giữa 2 đối tác ngân hàng và nông hộ Do đặc trưng cơ bản nông hộ thường là người có thu nhập
Trang 26đi vay Sản xuất, thu hoạch đi kèm là nhu cầu và khả năng chỉ trả của nông hộ thường
sắn liền với vụ mùa, và phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên cũng là khó khăn cho các tổ chức tín dụng khi sàn lọc đối tượng cho vay Đề tài này có nhiều điểm phù hợp để tiếp tục nghiên cứu phát triển cho luận văn, Đáng quan tâm nhất là việc thông tin bất cân xứng giữa tổ chức tín dụng chính thức và nông hộ, vì thế luận văn sẽ nghiên
cứu 3 biến định tính là việc nông hộ vay được tín dụng chính thức nhờ thu thập thong
tin từ chính quyền địa phương; tổ chức tín dụng; đoàn thể (hội phụ nữ, hội nơng dân, đồn thanh niên) „
Bài nghiên cứu của Trương Đông Lộc (2009), “Tín dụng nông thôn ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long- Thực trạng và giải pháp phát triển”, mô tả thực trạng và giải pháp cho tín dụng nông thôn ở khu vực ĐBSCL Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở nông thôn khu vực ĐBSCL tổn tại cả hai hình thức tín dụng chính thức và tín dụng không chính thức, trong đó tín dụng chính thức giữ vai trò chủ đạo Người dân nông thôn ngày càng dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn tín dụng chính thức Tuy nhiên, người nông dân cũng gặp không ít khó khăn trong việc vay vốn vì những đặc điểm cơ bản của nông dân và thể chế tín dụng hiện nay Bài viết cũng nêu lên ảnh hưởng của tín dụng đến thu nhập của người nông dân Đề tài này có một số điểm phù hợp để tiếp tục
nghiên cứu phát triển cho luận văn, lưu ý là việc tồn tại của hình thức tín dụng chính
thức đã làm giảm đi mức độ tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ
Bài nghiên cứu Khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của hộ nông dân ngoại thành Hà Nội: Nghiên cứu điển hình tại xã HoàngVăn Thụ, huyện Chương
Mỹ do Nguyễn Phượng Lê, Nguyễn Mậu Dũng (201 1), thực hiện Đề tài đã nghiên cứu
60 nông hộ tại địa bàn so phân thành 3 nhóm hộ có điều kiện kinh tế khá, trung bình và nghèo Trong bài viết, vấn đề tiếp cận tích dụng chính thức của hộ nông dân được phân tích từ hai phía người đi vay và phía tín dụng Các yếu tố (có ảnh hưởng) từ phía nông
hộ là điều kiện kinh tế nông hộ gồm diện tích đất canh tác, tổng giá trị tài sản, thu nhập
của nông hộ, đặc điểm nông hộ gồm trình độ văn hóa, giới tính của chủ hộ Các yếu tố
từ phía tổ chức tín dụng như thủ tục cho vay, thời hạn cho vay, số tổ chức tín dụng trên
địa bản Đề tài này có một số điểm phù hợp để tiếp tục nghiên cứu phát triển cho luận
văn
Nhìn chung, các nghiên cứu nêu trên đều chỉ ra rằng, các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính, cũng như lượng vốn vay tín dụng chính thức của
hộ nông dân thường là các biến như trình độ học vấn, diện tích đất canh tác, thu nhập,
Lan van St-kinh 6-2 ce —
Trang 27tổng tài sản, cũng như các mối quan hệ của chủ hộ, bên cạnh đó còn do tác động của những yếu tố ngoại vi như chính sách về tín dụng của Nhà nước, của tổ chức tín dụng chính thức, cơ sở hạ tầng tại địa phương (đường xá), khoảng cách từ nhà hộ nông dân đến tổ chức tín dụng, nhưng it đề cập đến vấn đề thông tin bất cân xứng giữa hai chủ thể chính trong mối quan hệ tín dụng chính thức là tổ chức tín dụng chính thức (Ngân hàng, quỹ tín dụng) với nông hộ (người đi vay), cũng như sự tương tác của tín dụng phi
chính thức đối với tín dụng chính thức
2.2.2 Mô hình hồi quy đề nghị „
Với mục tiêu (1) đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả (phần mềm Excel,
va SPSS) dé phan tich các thông tin về nhân khẩu học (như số nhân khẩu, giới tính, độ
tuổi, mối quan hệ của chủ hộ), đặc điểm nông hộ (như trình độ học vấn, nghề nghiệp phụ khác của chủ hộ, kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp), và thực trạng tài chính tài
sản của nông hộ (như diện tích đất sản xuất nông nghiệp, tài sản, và thu nhập nông hộ có được), phân tích thực trạng nhu cầu tín dụng của nông hộ và khái quát về các tổ chức tín dụng trên địa bàn
Với mục tiêu (2) đề tài sử dụng sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến (phần mềm SPSS), nhằm xác định các yếu tố tác động dến lượng vốn vay tín dụng chính thức so với nhu cầu của các nông hộ trên địa bàn huyện Lai Vung
Các nhân tố có thé tác động đến lượng vốn vay tín dụng chính thức so với nhu
câu của hộ nông dân có thể chia làm các nhóm:
Nhóm nhân tố đặc điểm nông hộ, bao gồm: độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, có nghề nghiệp phụ khác, địa vị xã hội, các mối quan hệ xã hội của nông hộ, tổng giá trị tài sản, thu nhập bình quân dầu người trong tháng, diện tích đất sản xuất nông nghiệp, kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp của hộ, kinh nghiệm, kiến thức tổng quát về nghề nghiệp, quan niệm và suy nghĩ về vốn đối với nông nghiệp nông thôn và hiểu biết về thông tin TDCT, cũng như khả năng đáp ứng các yêu cầu tiên quyết cho tổ chức tín
dụng (Trách nhiệm dân sự, năng lực hành vi, phương án sản xuất, ) và các yếu tố về
đảm bảo vay vốn,
Nhóm nhân tố thuộc các tổ chức TDCT, bao gồm: số tổ chức tín dụng trên địa bàn, thị phần của các tổ chức TDCT, bán chính thức, không chính thức, thủ tục và thời
hạn cho vay, lãi suất cho vay (trong phạm vi đề tài không nghiên cứu sâu về điều kiện cho vay ưu đãi), thông tin bất cân xứng về người cho vay và người đi vay (thông qua
Trang 28thức (sau đây sẽ gọi chung là phi chính thức) đối với mức độ tiếp cận vốn chính thức
của nông hộ,
Nhóm nhân tố chính sách nhà nước, bao gồm: các cơ chế chính sách của Nhà
nước như cung cấp, tuyên truyền thông tỉn về tín dụng chính thức, hỗ trợ lãi suất, các
chính sách hỗ trợ bao tiêu sản phẩm,
Phương pháp hồi quy nhiều biến
Mục tiêu của mô hình này là giải thích biến phụ thuộc Y bị ảnh hưởng bởi nhiều biến độc lập Xị Phương trình tổng quát có dạng:
Y =a+biXi + bạX¿+ + bXL + £ :
Cac tham số a, bị có thể ước lượng nhờ các phần mềm máy tính (trong nghiên cứu này sử dụng SPSS), e là sai số của mô hình Hệ số xác định R?: R? được định nghĩa
như là tỷ lệ biến động của biến phụ thuộc (0 < RẺ < 1) Y được giải thích bởi các biến độc lập Hệ số tương quan bội R nói lên tính chặt chẻ của mối quan hệ giữa biến phụ
thuộc Y và các biến độc lap X;,
Dựa vào mô hình hồi quy tổng quát và các yếu tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay
tín dụng chính thức so với nhu cầu của nông hộ như các tài liệu đã lược khảo, Tôi xin
đề nghị xây dựng mô hình hồi quy,như sau:
Y = VAYDUOC/NHUCAU = TYLE = a + bX; + byX + b3X3 + byX4 + bsX5 +
bẹX, + b7X7 + bgXg + boXy + byoXio + by Xi + bX + by3sX13 + bigXigt bysXy5 + byoX16 + by7X17 + bigXig
Trong đó: Các tham số a, b; cé thể ước lượng bằng các phần mềm máy tính (trong luận văn này sử dụng SPSS 16.0), các biến X; có ký hiệu và ý nghĩa sau:
HOCVAN (X)): Là biến giải thích, thể hiện trình độ học vấn của chủ hộ Được
đo bằng thang đo là lớp học mà chủ hộ đã học Trình độ học vấn của chủ hộ càng cao thì nhận thức, khả năng tiếp cận thông tin, kiến thức xã hội (trong đó có cả việc tìm hiểu năm bắt các thủ tục, quy trình vay tín dụng chính thức) càng có điều kiện hơn, khả năng ứng dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào sản xuất càng cao, việc sử dụng vốn vay có khả năng đạt hiệu quả hơn, thêm vào đó nếu có trình độ cao giúp chủ hộ dễ nắm bắt thông tin và thoả mãn các yêu cầu của tổ chức tín dụng như lập phương án sản xuất, Kỳ vọng hệ số là bạ là dương Hầu hết các tác giả như Lê Khương Ninh (2010); Bùi Văn Trịnh (2010); Phan Đình Khôi (1012); Nguyễn Tố Quyên (2007); Nguyễn Phượng Lê (2011) đều có đưa biến này vào để nghiên cứu
Trang 29NGHEKHAC (X,): Là biến giả, có giá trị bang 1 néu chủ hộ vừa làm nông
nghiệp vừa có làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc có làm thêm ngành nghề phụ khác tạo thêm thu nhập; có giá trị bằng 0 nếu chủ hộ chỉ đơn thuần làm nông nghiệp Nếu chủ hộ vừa làm nông nghiệp vừa là cán bộ, viên chức nhà nước hoặc có thêm nghề nghiệp khác thì thường có thêm thu nhập khác ngồi nơng sản, nên có khả năng trả nợ đúng hạn cao hơn Mặt khác, nhờ những mối quan hệ quen biết rộng rãi hơn họ có thể nắm bắt thêm thông tin vé vay tín dụng chính thức nhanh chóng và đầy
đủ Hơn nữa, đối với cán bộ công chức họ có ý thức trách nhiệm hơn trong việc trả nợ
nhằm giữ uy tín để tiếp tục công tác Kỳ vọng hệ số bạ là dương Biến này đã được các tác giả như Lê Khương Ninh (2010); Phan Đình Khôi đưa vào mô hình nghiên cứu
KNGHIEM (%;): Là biến định lượng, thể hiện kinh nghiệm sản xuất của nông
hộ, được do bằng số năm hộ đã tham gia sản xuất nông nghiệp Hộ càng có kinh nghiệm trong sản xuất thì khả năng thu hoạch sản phẩm nông sản càng cao, thu nhập cao, khả năng trả nợ cũng cao hơn, dé tạo uy tín đối với người cho vay (Ngân hàng, Quỹ tín dụng) Kỳ vọng hệ số bạ là dương Biến này đã được các tác giả Bùi Văn Trịnh (2010) đưa vào mô hình nghiên cứu
DATNN (ŒX,): Là biến định lượng, thể hiện diện tích đất sử dụng cho hoạt động
sản xuất nông nghiệp của nông hộ, được tính bằng mỶ Các hộ có diện tích đất càng nhiều càng có nhu cầu sử dụng vốn cho sản xuất càng cao (tuy nhiên việc vay vốn còn
tùy thuộc vào khả năng kinh tế thực của từng hộ và nhu cầu) Kỳ vọng hệ số bạ là
dương Các nghiên cứu của Lê Khương Ninh (2010); Bùi Văn Trịnh và Nguyễn Quốc Nghỉ (2010); Phan Đình Khôi (2012) đều có đưa vào mô hình nghiên cứu
TAISAN (X;): Là tổng giá trị tài sản của nông hộ bao gồm đất ở, nhà ở, máy móc thiết bị sản xuất và những tài sản có giá trị khác (ngoại trừ đất sản xuất nông nghiệp nói trên) Những hộ càng có nhiều tài sản càng khá giả, có uy tín dễ dàng vay, cũng như có thể lập phương án sản xuất dễ được chấp nhận hơn Kỳ vọng hệ số b; là dương Hầu hết các tác giả đều đưa vào mô hình nghiên cứu
TNHAPBQ (X,): Là thu nhập bình quân đầu người của nông hộ tính bằng triệu đồng/người/tháng Khi quyết định cho vay, các tổ chức tín dụng luôn luôn xem xét khả năng trả nợ của người vay, khi hộ có thu nhập khá hơn sẽ có khả năng vay lượng cao hơn theo nhu cầu Kỳ vọng hệ số bạ là dương Đề tài luận văn này nghiên cứu đến biến thu nhập bình quân đầu người trong tháng nhằm đánh giá sát hợp hơn vì nó phản ánh
Trang 30
việc đảm bảo mức sống của cả hộ (có tính đến số nhân khẩu trong hộ) Lê Khương
Ninh (2010); Nguyễn Phượng lê (201 1) có đưa biến này vào mô hình nghiên cứu KCTCTD (X;): Là khoảng cách từ nhà nông hộ đến tổ chức tin dụng chính thức gần nhất, được tính bằng km Khoảng cách này càng xa thì người dân cũng rất ngại cho việc đi lại vay Thêm vào đó, khoảng cách càng xa càng tăng thêm việc thiếu thông tin
về cả hai phía tổ chức tín dụng và nông hộ (thông tin bat can xứng), mặt khác việc
thâm định năng lực và kiểm soát hoạt động sử dụng vốn của nông hộ cũng gặp thêm
khó khăn cho cán bộ tín dụng Kỳ vọng hệ số b; là âm Nghiên cứu của Lê Khương Ninh (2010) có đưa biến này vào nghiên cứu; với Phan đình Khôi (2012) thì biến này
được thể hiện là đường giao thông liên xã; kết cấu hạ tầng thuận tiện hay không
CQNN (Xs): La bién gia, c6 gia tri 1a 1 néu gia dinh có người thân (không phải là chủ hộ), quen, bạn bè làm ở cơ quan Nhà nước các cấp, có giá trị là 0 nếu gia đình
không có người thân, quen, bạn bè làm ở cơ quan Nhà nước Kỳ vọng hệ số bạ là
dương
NGANHANG (Xo): Là biến giả, có giá trị là 1 nếu gia đình có người thân, quen bạn bè làm ở tổ chức tín dụng chính thức (Ngân hàng, Quỹ tín dụng Nhân dân), có giá trị bằng 0 nếu gia đình không có người thân, quen, bạn bè làm việc trong ngân hàng hoặc quỹ tín dụng Kỳ vọng hệ số bạ là dương
DOANTHE (X)p): Là biến giả, có giá trị là 1 nếu gia đình có người thân, quen
bạn bè tham gia tổ chức đoàn thể (Hội Nông dân, Hội phụ nữ, đoàn Thanh niên, ), có
giá trị bằng 0 nếu gia đình không có người thân, quen tham gia tổ chức đoàn thể Kỳ
vọng hệ số bạo là dương
Ba biến CQNN, NGANHANG, DOANTHE phan anh mối quan hệ xã hội của nông hộ Nếu thành viên trong gia đình nông hộ có người thân, quen như nêu trên, thì
thông qua mỗi quan hệ có thể được tư vấn hiểu biết về việc vay vốn, và đôi khi còn được tắc động tích cực, hoặc được bảo lãnh, dễ vay được theo nhu cầu Kỳ vọng các hệ
số bạ , bạ ,bịo là dương Ba biến này, với Lê Khương Ninh (2010) thể hiện bằng một
biến là quan hệ xã hội
SLVAY (Xj,): Là biến định lượng thể hiện số lần đã vay tín dụng chính thức của nông hộ tính đến thời điểm khảo sát (tháng 7/2013) Như ta đã biết, hiện tượng thông tin bất cân xứng thường xãy ra trong nhiều lĩnh vực Trường hợp các tổ chức tín dụng chính thức thiếu thông tỉn, hiểu biết về người vay, để phòng ngừa rũi ro, tổ chức tín dụng sẽ hạn chế cho vay đối với những người được cho là không đủ diều kiện Số
Trang 31
lần đã vay của nông hộ càng nhiều chứng tỏ tổ chức tín dụng đã có bước thâm định và đã có nắm thông tin về người vay, vì thế nếu nông hộ đã có càng nhiều lần vay tín dụng chính thức thì khả năng vay được của nông hộ càng cao hơn Kỳ vọng hệ sé by; la duong Lé Khuong Ninh (2010) có đưa biến này vào mô hình nghiên cứu
SAIHEN (X¡;): Là biến giả, nhận giá trị là 1 nếu nông hộ đã có vay Ngân hàng,
Quỹ tín dụng và đã có lần trả nợ Ngân hàng, Quỹ tín dụng sai hẹn, nhận giá trị là 0 nếu
nông hộ chưa có lần nào trả nợ cho tổ chức tín dụng mà sai hẹn Hành vi trả nợ đúng hạn hay sai hẹn của người vay là cơ sở cho những thông tin mà tổ chức tín dụng biết thêm về người vay, phần nào làm giảm hiện tượng thông tin bất cân xứng giữa tổ chức tín dụng và người vay (nông hộ) Kỳ vọng hệ số bạ;là âm Ít có tác giả đề cập đến nội dung này, như Lê Khương Ninh cũng chỉ là gợi ý Đề tài mạnh dạng đưa biến này vào nhằm phân ánh phần nào mức độ tin cậy của TCTD đối với nông hộ và có khuyến cáo cho nông hộ (nếu biến có ý nghĩa) /
TTCQ(X;): Là biến định tính (giả), nhận giá trị là 1 nếu nông hộ đã vay được
tín dụng chính thức do biết thông tỉn vay thông qua UBDN địa phương; có giá trị bằng 0 nếu nông hộ vay được tín dụng chính thức nhưng không phải biết thông tin từ
UBND dia phương Kỳ vọng hệ số, bị; là dương
TTNH (ŒX¡¿) Là biến định tính (giả), nhận giá nhận giá trị là 1 nếu nông hộ vay
được tín dụng chính thức do nhận được thông tin vay thông qua Ngân hàng, hoặc Quỹ tín dụng, có giá trị là 0 nếu nông hộ vay được tín dụng chính thức nhưng không phải biết thông tin từ tổ chức tin dụng Kỳ vọng hệ số bạ; là dương
TT HOI (Xị;) Là biến định tính (giả),nhận giá trị là 1 nếu nông hộ biết thông tin vay thơng qua các tổ chức đồn hội; có giá trị là 0 nếu nông hộ vay được tín dụng
chính thức nhưng không phải biết thông tin từ tổ chức đoàn hội Kỳ vọng hệ số bạ; là
dương
Nhu da phan tich, dic diém nông hộ thường có rất nhiều mặt hạn chế, việc nắm bắt thông tin các mặt đời sống xã hội rất ít (trong đó có cả hiểu biết thông tin về vay tín
dụng khi có nhu cầu) Các biến TTCQ, TTNH, TT_HOI thể hiện việc nông hộ vay
được TDCT nhờ nhận được sự hỗ trợ thông tin vay vốn từ chính quyền địa phương, từ
ngân hàng, và từ các tổ chức đồn thể như hội nơng dân, hội phụ nữ, đoàn thanh
niên, Các hộ có thông tin về qui trình, trình tự, thủ tục và các yêu cầu cần thiết cho Việc tiếp cận được tín dụng sẽ có khả năng vay được theo nhu cầu cao hơn, thêm vào
đó có thể được bảo hộ khi vay Kỳ vọng hệ số bịa, bịa, bị; là đương Nghiên cứu của
Trang 32
Lê Khương Ninh có đề cập đến việc thông tin nhưng ở góc độ khác đó là thiết bị thông tin như điện thoại, trong đề tài này, ba biến TTCQ, TTNH, TT_HOI đưa vào nhằm đánh giá nguyên nhân làm xuất hiện hiện tượng thông tin bất cân xứng giữa 2 đối tác là TCTD và nông hộ để có hướng đề xuất cụ thể
NHANH (Xi): Là biến định tính, biến này nhận giá trị là I nếu nông hộ vay tín
dụng phi chính thức đo vay tín dụng phi chính thức nhanh giải ngân (nhanh nhận được tiền); có giá trị là 0 nếu nông hộ có vay phi chính thức nhưng không phải do nhanh
được giải ngân Kỳ vọng hệ số bị; là âm
KOTHECHAP (Xj7): la bién dinh tính, có giá trị là i néu nông hộ vay tín dụng
phi chính thức do tín dụng phi chính thức không cần phải thế chấp; có giá trị là 0 nếu
nông hộ có vay phi chính thức nhưng không phải do vay TDPCT không phải thế chấp
Kỳ vọng hệ số bạ; là âm
GON (Xị;): có giá trị là I nếu nông hộ vay tín dụng phi chính thức do tín dụng phi chính thức có thủ tục gọn, không rườm rà, không phải lập phương án sản xuất phức tạp; có giá trị là 0 nếu nông hộ có vay tín dụng phi chính thức nhưng không phải do tín dụng phi chính thức có thủ tục gọn Kỳ vọng hệ số bạ; là âm
Ba biến NHANH, KOTHECHAP, GON phản ánh sự tương tác của các hình thức tín dụng bán và phi chính thức đối với tín dụng chính thức nông hộ không vay tín dụng chính thức là do tín dụng phi chính thức có các ưu điểm (như đã nêu) mà nông hộ chấp nhận Kỳ vọng các hệ số By, b 17, big 1a am Nguyễn Tố Quyên (2007) có đề cập tới sự tồn tại của tín dụng không chính thức đã làm giảm đi khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ, Phan Đình Khôi cũng khẳng định được sự tương tác của tín
dụng phi chính thức đối với tín dụng chính thức, chính vì vậy đề tài này đưa vào ba
biến trên thể hiện uu diém của tín dụng phi chính thức mà nông hộ dễ chấp nhận tiếp
cận hơn đối với tín dụng chính thức Nếu có ba biến này có ý nghĩa thống kê thì tổ
chức tín dụng chính thức cũng cần xem xét và cải tiến lại trình tự, thủ tục, quy trình để
nông hộ mạnh dạn tiếp cận được
Bảng trang sau thể hiện tổng hợp các biến giải thích và kỳ vọng về chúng đối với biến phụ thuộc: TYLE = VAYDUOC/NHUCAU
Trang 33STT Ký hiệu biến Ý nghĩa Don vi tinh Ky vong
HOCVAN Trinh độ học vấn của chủ hộ tính bằng lớp học lớp +
NGHEKHAC
=l nêu chủ hộ vừa làm nông nghiệp vừa có làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc có làm thêm ngành nghề phụ khác = 0 nếu chủ hộ chỉ làm nông nghiệp, Biến giả KNGHIEM Số năm đã tham gia sản xuất nông nghiệp năm DATNN Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của chủ hộ m2
TAISAN Tông giá trị tài sản của nông hộ trừ đất sản
xuât nông nghiệp triệu đồng TNHAPBQ Là thu nhập bình quân đầu người của hộ Tr.d/ng/thang KCTCTD Khoảng cân cách từ nhà nông hộ đến tô chức tín dụng chính thức gân nhất † km
CQNN =I nêu thành viên trong gia đình có người quen làm cơ quan hành chính Nhà nước
= 0 nếu không có Biến giả
NGANHANG =I nêu thành viên trong gia đình có người quen làm tô chức tín dụng
= 0 nếu không có Biến giả
DOANTHE =] nêu thành viên trong gia đình có người quen làm tô chức đồn thể
=0 nếu khơng có Biến giả
SLVAY Số lần vay tín dụng chính thức của nông hộ Số lần
SAIHEN
=1 nêu chủ hộ đã có vay và có lần trả nợ sai hẹn với Ngân hàng, Quỹ tín dụng
=0 nếu hộ đã có vay nhưng chưa lần nào trả nợ ngân hàng sai hẹn
Biến giả
13 TTCQ
= ] nêu hộ vay được tín dụng chính thức nhờ
thông tỉn từ chính quyền địa phương = 0 nếu nhận thông tin không phải từ chính
quyền địa phương Biến giả TTNH = ] nêu nhận thông tin qua Ngân hàng, hoặc Quỹ tín dụng, =0 nếu nhận thông tin không phải từ tổ chức tín dụng Biến giả
TT_HOI =1 nếu nhận thông tin qua tổ chức đoàn, hội =0 nêu nhận thông tin không phải từ tổ chức
đoàn hội Biến giả
NHANH
= 1 nêu hộ vay tín dụng phi chính thức do nhận tiền nhanh
=0 nếu hộ vay tín dụng phi chính thức không phải do nhận tiền nhanh Biến gia 17 KOTHCHAP = I nêu hộ vay tín dụng phi chính thức do không phải thế chấp
= 0 nếu hộ vay tín dụng phi chính thức không
phải do không phải thế chấp,
Biến giả
GON = | néu hé vay tin dụng phi chính thức do thủ tục gọn, không rườm ra - =0 nếu hộ vay tín dụng phi chính thức không
phải do thủ tục gọn Biến giả
Trang 34
2.3 Dữ liệu nghiên cứu
2.3.1 Cách thức thu thập số liệu
Dữ liệu được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp các nông hộ tai 10 xã
thuộc huyện Lai Vung (toàn huyện có I1 xã và 1 thị trần, khi tập hợp giao phiếu điều tra chỉ có 10 xã) Phần trực tiếp điều tra nhờ sự hỗ trợ-của 10 cộng tác viên (công an xã) sau buổi hướng dẫn cách thức ghi trả lời phỏng vấn Các đối tượng được phỏng vấn là người tại nông thôn (theo định nghĩa trong cơ sở lý luận không tính thị trấn ) -
2.3.2 Quy trình sàn lọc và xử lý số liệu
Sản lọc bằng tay đẻ loại những phiếu trả lời thiếu quá nhiều thong tin Nhập tồn bộ thơng tin trên các phiếu vào Excel
Xử lý sơ bộ trên Excel để có nhận xét sơ bộ về tình hình nông hộ tại các xã, các
tổ chức TDCT, quan niệm về vốn sản xuất đối với nông hộ, kiểm tra độ tin cậy của
các lời khai, xử lý, hiệu chỉnh lại một số biến cho thống nhất (như tuổi và năm sinh, thu
nhập theo tháng hay theo năm, .) tính toán kiểm tra sơ bộ bằng các công thức đơn giản (các phiếu không có vay vốn xem như không có nhu cầu vay nên loại bỏ (217- 165= 52 phiếu), tạo một số biến mới nhất là đối với các biến định tính, các biến có nhiều lựa chọn Đồng thời thực hiện một số bảng thống kê mô tả cần thiết phục vụ cho đánh giá sơ bộ
Chuyển dữ liệu sang SPSS 16.0 để xử lý
Quá trình xử lý đi từ đơn giản đến phức tạp: Có mã hoá lại một số biến nhất là các biến định lượng có dãy quá rộng (như tuổi, trình độ học vấn (lớp), diện tích đất, tài
sản, thu nhập, khoảng cách từ nhà đến tổ chức tính dụng gần nhất, tỷ lệ lượng vốn Vay
được TDCT so với nhu cầu của nông hộ) nhằm gọn gàng hơn cho công tác thống kê mô tả Thống kê mô tả, phân tính mối quan hệ giữa các biến độc lập đối với biến phụ thuộc, phân tích tương quan giữa các biến và cuối cùng là phân tích hồi quy đa biến
"Xử lý, phân tích dữ liệu:
Phân tích thống kê mô tả có cả sử dụng Excel lẫn SPSS nhằm xác định, kiểm tra
các biến trong mẫu, Phân tích về thực trạng tín dụng tại địa phương về số liệu điều tra
từ nông hộ lẫn số liệu thu thập được từ Agribank chỉ nhánh Lai Vung
Áp dụng phương pháp hồi quy đa biến để tìm ra các yếu tố tác động đến lượng vốn vay TDCT so với nhu cầu của nông hộ ở 10 xã thuộc huyện Lai Vung (TYLE %)
Luân văn thạc sĩ
Trang 35Kiểm dịnh các giả thuyết nghiên cứu Sau khi kiểm định, nếu mô hình phù hợp
và có ý nghĩa thống kê sẽ được ứng dụng liên hệ gợi ý chính sách có các kiến nghị và đề xuất với từng nhóm đối tượng cụ thể (nông hộ, TCTD, chính quyển địa phương)
Thống kê mô tả: nhằm mô tả lại mẫu nghiên cứu, kết quả nghiên cứu của từng biến rời rạc nhằm cung cấp thông tin chỉ tiết về địa bàn nghiên cứu như tình hình nhân khẩu họ, đặc điểm nông hộ, các quan niệm về vốn sản xuất, nhu cầu vốn TDCT và cả TDPCT đối với nông hộ, tiêu thụ sản phẩm của nông hộ,
Phân tích hồi quy: Đưa ra cùng một lúc nhiều yếu tố vào mô hình trong phân tích xác định mô hình hồi quy đa biến, thông qua giá trị Sig xác định các biến có ý nghĩa thống kê, cũng như khẳng định tầm “quan trọng của từng nhân tố đến tỷ lệ lượng vốn vay TDCT so với nhu cầu của nông hộ dựa vào hệ số b, trên cơ sở thu thập số liệu
định lượng dầy đủ, độ tin cậy cao là điều kiện tiên quyết
2.3.3 Nguồn số liệu thu thập
Số liệu trữ cấp: do lĩnh vực ngành đặc trưng, tài liệu nảy có rất ít, chủ yếu thu thập được thông qua các báo cáo ngành (nhưng rất ít, và chỉ nêu chung chung) Số liệu chính thống chỉ thu thập được từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chỉ nhánh Lai vung Số liệu này chủ yếu nhằm đánh giá thực trạng tình hình cung tín dụng tại địa phương
Số liệu sơ cấp: Được thu thập từ các nông hộ tại 10 xã trên địa bàn huyện Lai Vung (không tính thị trấn) thông qua cuộc khảo sát trả lời bản câu hỏi soạn san (21
câu) cở mẫu khảo sát là 250 nông hộ (mỗi xã phát điều tra 25 phiéu - phy luc 2) nhim
dự phòng loại trừ những phiếu không đạt yêu cầu, không có giá trị phục vụ nghiên
cứu,
Thiết kế mẫu: Chọn mẫu theo phương pháp thuận lợi Tổng số phiếu phát ra : 250 phiếu
Tổng số phiếu thu về được 217 phiéu (phy luc 3)
Số phiếu hợp lệ, phục vụ cho nghiên cứu, (là những phiếu có nhu cầu vay và đã vay thực sự từ mọi hình thức, mọi loại hình) 165 phiếu (phu luc 2) Trong đó có:
84 phiếu vay được tín dụng chính thức đúng theo nhu cầu
34 phiếu vay được tín dụng chính thức chưa đủ theo nhu cầu nên phải vay thêm tín dụng phi chính thức -
19 phiếu vay được tín dụng chính thức không đủ theo nhu cầu nhưng không vay thêm tín dụng phi chính thức
Trang 3628 phiéu chi vay tin dụng phi chính thức Dữ liệu biến phụ thuộc được tính toán như sau
TYLE (%) = Lượng vốn vay được TDCT / nhu cầu vốn
Lượng vốn vay được = lượng tiền được Tổ chức TDCT chấp nhận cho nông hộ
vay sau khi đã thẩm định hồ sơ xin vay của nông hộ và chấp nhận
Nhu cầu vốn = Là tổng đề nghị vay của nông hộ đối với tất cả các hình thức (NH; QTDND; hội Phụ nữ; hội Nông dân; Người cho vay chuyên nghiệp; Thương lái; Hụi; Người quen, bạn bè; thuê đất; Đại lý bán vật tư nông nghiệp) các số liệu này đều có thể hiện trong phiếu điều tra '
Dữ liệu biến độc lập: Có rất nhiều' yếu tố, trong đó có 7 biến định lượng (học vấn của chủ hộ, kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp, diện tích đất nông nghiệp, tổng tài sản, thu nhập bình quân đầu người tháng, khoảng cách từ nhà nông hộ đến TCTD gần
nhất) và 11 biến định tính phân thành 3 nhóm: nhóm quan hệ xã hội của chủ hộ (gồm
Có người thân trong gia đình làm việc trong cơ quan hành chính các cấp, TCTD, đoàn thể xã hội); nhóm thông tin (gồm việc nông hộ vay được TDCT nhờ sự hỗ trợ thông tin từ chính quyền địa phương, từ TCTD, từ tổ chức đoàn thể); nhóm tương tác giữa TDPCT dối với TDCT thông qua việc nông hộ vay TDPCT do TDPCT có các ưu điểm như giải ngân nhanh, không phải thế chấp tài sản, thủ tục gọn không phải lập phương án sản xuất rườm rà)
Phương pháp xác định cở mẫu
Công thức Slovin (Slovin”s formulars): n= N /(1 + Ne’) Trong đó : n: cở mẫu
N: Tổng thể (tỷ lệ nông dân*160.611 người)
e: sai số (với mức độ tin cậy 95% có e= 0,05)
Có thể sử dụng công thức kinh nghiệm n =N * 5, với N là số biến độc lập Dự kiến 18 biến độc lập, nên cở mẫu >90
Tóm lại, trên cơ sở lý thuyết, các định nghĩa, khái niệm cùng các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài, chương này đã đề xuất được mô hình nghiên cứu là mô
hình hồi quy đa biến, trong đó biến phụ thuộc là tỷ lệ lượng vốn vay được TDCT so
với-nhu cầu của nông hộ; 18 biến độc lập có 7 biến định lượng và I1 biến định tinh, các biến này phản ánh mức độ tiếp cận được TDCT của nông hộ là do sự không gặp nhau giữa cung và cầu tín dụng như : do thể chế tín dụng, do nhận thức của nông hộ lẫn tổ chức tín dụng, do hiện tượng thông tin bất cân xứng giữa hai chủ thể, cùng các
Trang 37uu điểm nhất định của TDPCT nên nông hộ thường chấp nhận vay TDPCT mà không
tiếp cận TDCT Cở mẫu nghiên cứu tối thiểu là 90 (đề tài phát 250 phiếu điều tra thông
qua 10 cộng tác viên để thu thập số liệu); số liệu thứ cấp thu thập qua Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tại địa phương và từ Agribank chỉ nhánh Lai Vung; số liệu sơ cấp được thu thập trực tiếp từ nông hộ thông qua bảng phỏng vấn gồm 21 câu thể hiện quan niệm và thực tế về việc vay vốn của nông hộ qua các năm
2010 đến 2012 -
Trang 38
Chuong 3: TONG QUAN VA THUC TRANG TIN DUNG TAI
DIA PHUONG
Chương này tập trung trình bày tổng quan về địa phương- tỉnh Đồng Tháp, huyện lại Vung tỉnh Đồng tháp, phân tích thực trạng tình hình tín dụng tại địa phương trong những năm qua thông qua số liệu thu thập được từ Agribank- chỉ nhánh Lai vung kết hợp với ý kiến của các nông hộ về vốn tín dụng phục vụ cho tái và mở rộng sản
xuất
3.1 Đặc điểm chung về tỉnh Đồng Tháp
3.1.1 Điều kiện tự nhiên l Ộ
Đồng Tháp là một tỉnh nằm ở miền tây Nam bộ, thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam Vùng đất được Chúa Nguyễn khai phá vào khoảng thế kỷ XVII Từ đầu thế kỹ thứ XVII đã có lưu dân Việt đến vùng Sa đéc khẩn hoang lập ấp Thời Gia Long, Sa Đéc thuộc huyện Vĩnh An, phủ Định Viễn, trấn Vĩnh Thanh Ngày 1/1/1900, Pháp lập tỉnh Sa Đéc Sau 30 tháng 4 năm 1975 tỉnh Sa Đéc và tỉnh kiến Phong hợp nhất thành tỉnh Đồng Tháp Đồng tháp có đường biên phía tây bắc giáp Campuchia với chiều dài hơn 50km
_ Là tỉnh nông nghiệp, với điện tích tự nhiên 3.377 km”, Đồng Tháp ở hạ lưu sống Mê kông, phía bắc ĐBSCL, ở hai bên bờ sông Tiền Phía Bắc giáp Campuchia và
tỉnh Long An; phía đông giáp tỉnh Long An và tỉnh Tiền Giang; phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Long và Cần Thơ; phía Tây giáp tỉnh Cần Thơ và tỉnh An Giang
Tỉnh có 12 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm: 09 huyện, 02 thị xã và 01 thành phố; khu vực nông thôn có 9 huyện, 119 xã, 08 thị trấn, 17 phường (trong đó, có
§ xã biên giới)
Dân số, dân tộc, tôn giáo: Tỉnh có trên 1,6 triệu người, mật độ bình quân 495
ngudi/km’, chủ yếu là dan tộc Kinh (chiếm 99,3% dân số ), các dân tộc còn lại như:
Hoa, Khơ me, (chiếm 0,7% dân số) và chủ yếu là các tôn giáo như: Phật giáo Hòa Hảo,
Phật giáo, Cao Đài, Công giáo, Tin Lành
3.1.2 Về kinh tế - xã hội
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong 3 năm 2011-2013 ước đạt 10,48% năm Đến năm 2013, cơ cấu kinh tế khu vực nông nghiệp chiếm 45,38%; công nghiệp - xây dựng chiếm 24, 36 %; thương mai - dịch vụ chiếm 30,26% (theo giá thực tế) GDP
Trang 39bình quân trên đầu người ước đạt 27,5 triệu đồng (theo giá thực tế), tương đương với
1.315 USD, gấp 1,52 lần so với năm 2010
Đồng Tháp không có biển nhưng bù lại là thiên nhiên ưu đãi nguồn tài nguyên
nước ngọt quanh năm rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, rừng và khu bảo tồn thiên nhiên Vườn Quốc gia Tràm chim (thuộc huyện Tam
Nông)có rất nhiều loài động, thực vật quý hiếm, địa thế đặc biệt là trạm đầu nguồn
sông Tiền và 2 sông lớn Sở thượng và Sở hạ bắc nguồn từ Campuchia gắn kết được giao thông thủy, bộ tạo điều kiện cho phát triển nông nghiệp, nông thôn
3.2 Đặc điểm chung về huyện Lai Vung tỉnh Đồng Tháp
Hình 3.1: Bản đồ hành chính huyện Lai Vung - tỉnh Đồng Tháp H.LẤP VÒ TX SA ĐÉC \ x ` 77 Á H.CHÂU THÀNH | — -— RANH XÃ RANH HUYỆN -.=== RANH TINH UBND HUYỆN @ UBND XÃ i
Trang 403.2.1 Điều kiện tự nhiên
Ngày 27/06/1989, Hội Đồng Bộ trưởng Nhà nước Việt Nam ban hành quyết
định số 77/HĐBT chia huyện Thanh Hưng thành hai huyện Thạnh Hưng và Lai Vung,
ngày 06 tháng12 năm 1996 đổi tên huyện Thanh Hưng thành huyện Lắp vò
Lai Vung là huyện nằm ở phía Nam của Tỉnh Đồng Tháp, trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam của tỉnh, huyện có 11 xã và 01 thị trấn, diện tích tự nhiên
23.844.45 ha, dân số 160.611 người chiếm 7,05%, diện tích và 9,6% dân số-của Tỉnh (Báo cáo tóm tắt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Lai Vung đến
năm 2020) Với vị trí hết sức quan trọng, nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, Lai Vung tiếp giáp với các trung tam đô thị lớn của vùng như Thành phố An Giang, Cần Thơ, Vinh Long Phía bắc giáp huyện Lắp vò, phía tây giáp sông Hậu, phía đông giáp huyện Châu Thành, phía nam giáp huyện Bình Tân (Vĩnh Long)
Lai Vung nằm trên địa hình bằng phẳng, mạng lưới giao thông thủy, bộ rất
thuận lợi, huyện có tuyến huyện lộ trên 100 km đường nhựa phủ khắp liên thông với
tỉnh lộ 851; 852; 853 nói liền với Quốc lộ 54 và Quốc lộ 80, cách cảng Sa Đéc và cảng
cần Thơ chỉ khoảng 20 Km tính từ khu công nghiệp sông Hậu Hệ thống sông ngòi,
kênh rạch phân bổ dày, đặc biệt là có sông Hậu hiền hòa, tươi mát, hàng năm bồi dip
cho Lai Vung lượng phù sa, nguồn nước ngọt đồi dào quanh năm thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp như lúa, cây ăn trái, nuôi trồng và khai thác thủy sản
3.2.2 Về kinh tế - xã hội
Lai Vung là một huyện nằm trong một tỉnh thuần nông nên mang đặc trưng của
một đô thị hành chính — dich vụ hơn là một trung tâm kinh tế Tốc độ tăng trưởng kinh tế của năm 2011 là 16,59% với thu nhập bình quân đầu người là 18.542 ngàn đồng
(theo giá thực tế) (Kết quả điều tra các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp huyện Lai Vung, 2011)
Đa số nhân dân trong huyện sống bằng nông nghiệp, chủ yếu là trồng lúa và hoa quả Đặc sản bưởi Phong Hoà, quýt hồng Lai Vung (Xã Long Hậu, Tân Thành), nổi
tiếng với vị chua ngọt đậm đà, hương thơm độc đáo mà chỉ nơi đây mới có với sản
lượng ổn định trên 30.000T/năm Một bộ phận nhỏ nhân dân là tiểu thương, tiểu thủ
công nghiệp, thương mại dịch vụ có phát triển nhưng với quy mô nhỏ, lẻ Lai Vung có các làng nghề truyền thống như sản xuất “nem Lai Vung” (dọc QL80) nổi tiếng, làng nghề đóng xuồng ghe Bà Đài (xã Long Hậu), làng nghề dan lờ lợp (xã Hòa Long), có chợ rơm là nơi cung cấp nguồn nguyên liệu để sản xuất nấm rơm (Tân Hòa) với sản lượng trên 8000T/năm