1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các yếu tố tác động tới cảm nhận về chất lượng cuộc sống của công nhân khu công nghiệp vĩnh lộc thành phố hồ chí minh

120 8 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 19,49 MB

Nội dung

Trang 1

BO GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO -

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH

Lb Ahir

DOAN THI THUY (oily dấu tu)

CAC YEU TO TAC DONG TOI CAM NHAN VE

CHÁT LƯỢNG CUỘC SÓNG CỦA CÔNG NHÂN

.KHU CÔNG NGHIỆP VĨNH LỘC TP HÒ CHÍ MINH ww Chuyén nganh : Kinh té hoc Mã số chuyên ngành : 603103 “TRƯỜNG 0NI Nột HỖ TP.HCM THƯ VIỆN

LUAN VAN THAC SY KINH TE HOC

Người hướng dẫn khoa hoc

TS NGUYEN MINH DUC

Trang 2

TÓM TẮT

Công nhân là lực lượng lao động không thể thiếu trong các khu công nghiệp khu chế xuất, theo sự phát triển của các khu công nghiệp - khu chế xuất lực lượng công nhân đã ngày càng lớn mạnh về số lượng và chất lượng, tay nghề, kỹ năng ngày càng được nâng cao Chính sự phát triển của lực lượng công nhân đã thúc đẩy sự phát triển của các khu công nghiệp khu chế xuất, đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế của đất nước Tuy nhiên với mức thu nhập thấp, đa số lại là người nhập cư nên đời sống công nhân còn rất

khó khăn, chủ yếu là ở trọ trong các khu nhà tồi tàn, tạm bợ nên điều kiện ăn ở, vệ sinh

và an ninh không đâm bảo Nghiên cứu này thực hiện với mục đích tìm ra các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của công nhân để qua đó gợi ý các chính sách để thực hiện nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống công nhân

Trên cơ sở quan điểm về chất lượng cuộc sống, thì nghiên cứu này chú trọng quan điểm chất lượng cuộc sống là chính bản thân mỗi cá nhân cảm thấy hạnh phúc, cảm thấy : hài lòng, thỏa mãn với những gì họ có được trong cuộc sống Dựa trên các lý thuyết và các nghiên cứu trước, đã xây dựng được mô hình đánh giá cảm nhận về chất lượng cuộc sống của công nhân gồm 13 nhóm nhân tố với 50 biến ảnh hưởng hưởng tới chất lượng cuộc sống công nhân Sau khi khảo sát với 324 bảng phỏng vấn đạt yêu cầu, kết quả phân tích EFA và phân tích hồi quy còn lại 35 biến với 8 nhân tế ảnh hưởng tới cảm nhận về chất lượng cuộc sống của công nhân gồm: Môi trường tự nhiên xã hội; Sức khỏe; Hỗ trợ + của tổ chức và chính quyền địa phương; Quan hệ gia đình - trạng thái tâm lý, tỉnh thần, tình cảm; Thu nhập và khả năng trang trải; Việc làm; Nhà ở; Giao thông đi lại Ngoài ra một số yếu tố có đánh gía xấu hơn so với trước khi tới TPHCM gồm: Nhà ở; Môi trường

tự nhiên xã hội; Giao thông đi lại; Môi trường lao động; Sự hỗ trợ các vấn đề trong cuộc

sống của chính quyền địa phương; Thời gian nghỉ ngơi trung bình/tuần

Trong các nhân tố ảnh hưởng tới cảm nhận về chất lượng cuộc sống của công nhân

thì nhân tố Môi trường tự nhiên xã hội có tác động mạnh nhất nhưng bị đánh giá xấu hơn,

Trang 4

Trang Lời cam đoan -o 5c 555 5< 2S St 0111141141112141111 t1 i Lời cẩm OT . 552 25% 32x 2 3 313 210111101411 1 111111114114114111111 c1 ii "5 ii Danh mục bảng - s5 tt HH1 gánh tre ix Damh muc tir vit tit .cccscsccsssssssesccscsssssssesscesssssnscecscesssnecsesssnsessssesssnusseessesssnneseeses xi

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU . -2°2°£©2++£V2+ettvvverrervveresrrvee 1

1.1 Đặt vấn để co 1g krrrrrrrrrrrrrrrrrrrre 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu -e sc sec ce+srseretrertrtrrtrirrierirrrrrrrrrrrrrrrriee 2 1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu . -. -ce5csvcvvverervrverrrr 2

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu -++e+cEvvveetrtEvErvrvetrttrrrrerrrrrrrrrree 2

1.3.2 Phạm vi nghiên CỨU -.- «%5 v1 nghe 2 1.4 Phương pháp nghiên cứu -cssccerererrrtrtrrrirrirrrrirrrrrrrrrerrie 3

1.5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

1.6 Kết cấu của luận văn . -

CHUONG 2: CO SO LY THUYET VA CO SO THUC TIE 2.1 Cơ sở lý thuyết

2.1.1 Khái niệm đặc điểm và vai trò của công nhân

2.1.2 Những vấn đề chung về chất lượng cuộc séng

2.1.2.1 Khái niệm và các quan điểm về chất lượng cuộc sống

2.1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới cảm nhận về chất lượng cuộc sống 2.1.2.3 Các tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống

2.1.2.4 Các phương pháp đo lường chất lượng cuộc sống

2.1.3 Các nghiên cứu trước về chất lượng cuộc sống .- -©c.ccccccccceccx+ 19

Trang 5

2.2.1 Thực trạng những yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của công nhân 22

2.2.2 Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của công nhân 30 2.3: Mô hình nghiên cứu để nghị -2¿-©22vec2CE+eettEErvetrrrrverrrrkkerrrrrcee 35

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . -s+ 38

3.1 Giới thiệu tổng quát về khu công nghiệp Vĩnh Lộc TPHCM - 38 3.2 Thiết kế nghiên cứu ccccccvcrrrrerHHHH 1 i ttrirtrrrrrrrkrrree 41

3.2.1 Phuong phap nghién CUU .eecsssesssseesnssssseesssessssccsnessssssssseesneessneessneessnsssnes 41 3.2.1.1 Quy trimh nghién CU .sesecsecsesseeseesessesseesecseesecsnesscsecseeseceessnssecseesceneeneenees 41

3.2.1.2 Xây dựng thang đo và thiết kế bảng câu hỏi khảo sát . -. ‹ 43 3.2.2 Phương pháp chọn mẫu và quy mô mẫu . -:cvveceeeer 45

3.2.3 Kỹ thuật phân tích đữ liệu «- 5-6-1 ghe 46

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .- 50 4.1 Phân tích thống kê mô tả 4.2 Phân tích kết quả thống kê mô tả các biến định lượng 4.3 So sánh các biến định lượng

4.4 Kết quả kiểm định mô hình đo lường

4.4.1 Kết quả đánh giá thang đo bing kiém dinh Cronbach’s Alpha 4.4.2 Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA)

4.4.3 Xác định các nhân tố mới

4.4.4 Điều chỉnh giả thuyết nghiên cứu sau khi phan tich EFA

4.5 Phân tích hồi quy đa biến 4.5.1 Mô hình hồi quy đa biến

4.5.2 Kết quả phân tích hồi quy đa biến -cccccccccceecsrrrrrrrrrrer 82

4.5.3 Dò tìm các vi phạm giả định cần thiết trong phân tích hồi quy 83

4.5.4 Tổng hợp kết quả hồi quy đa biến cccccccccccvvveeecrrrrrr 85 4.6 Kiểm định trung Dinh .scsssssssscssssesssssseeccesssecessssecsssssecesssscsessssecessssecessnecsessueesessneeses 93 CHƯƠNG 5: KÉT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH . .- 98

Trang 6

5.2 Một số gợi ý về chính sách cho các tổ chức quản lý và chính quyền địa phương 99

Trang 7

DANH MỤC HÌNH VÀ BIÊU ĐỎ

Trang Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu

Hình 3.1: Biểu đồ thu hút dự án đầu tư vào khu công nghiệp Vĩnh Lộc qua các năm Hình 3.2: Biểu đồ thu hút vốn đầu tư trong nước vào khu công nghiệp Vĩnh Lộc qua các năm -.- -c s<<<ccxs++

Hình 3.3: Biểu đồ thu hút vốn đầu tư nước ngồi vào khu cơng nghiệp

Vĩnh Lộc qua các năm - «<< xxx x1 1111111110111 711141 1krrrre 41

Hình 3.4: Biểu đồ thống kê tỷ lệ doanh nghiệp các nước hoạt động tai

khu công nghiệp Vĩnh Lộc . . 2-2 5° xe +xEEkxerkerkerrkrrrkerkerrkerrke 42

Hình 3.5: Biểu đồ thống kê tỷ lệ ngành nghề thu hút đầu tư tại khu

công nghiệp Vĩnh Lộc -.e- sc St hntnhnHHHHHHH ggrrgrree 42 Hình 4.1: Biểu đồ cơ cấu tuổi của công nhân khu công nghiệp Vĩnh Lộc 53 Hình 4.2: Biéu đồ cơ cấu học vấn của công nhân khu céng nghiép Vinh Léc 54

Hình 4.3: Biểu đồ cơ cấu ngành nghề của công nhân khu công nghiệp Vĩnh Léc 54 Hình 4.4: Biểu đồ cơ cấu nơi sinh sống trước khi tới TPHCM của công nhân

khu công nghiệp Vĩnh Lộc - «- - «6< S++x‡veEEkerketerrkerkrkerkrkersrvererkrree 55 Hình 4.5: Biêu đồ cơ cấu theo tình trạng hôn nhân của công nhân khu công nghiệp Vĩnh Lộc Hình 4.6: Biêu đồ phân tán phan du và giá trị dự đốn của mơ hình hồi quy tuyến tính

Hình 4.7: Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa

Hình 4.8: Kết quả hồi quy -ccccccccccce+ettEEEEEEEEEEEEEEvrererererrrrrrrrrrree 88

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Trang

Bảng 2.1: Tổng hợp những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống công nhân 32 Bang 2.2: Tổng hợp các nhóm yếu tố về chất lượng cuộc sống của công nhân 35 Bảng 3.1: Tổng hợp thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống

công nhân <5 chà nhộ nh HH HH0 0101010114111811111111114141413111 1110 45 Bảng 4.1: Thời gian sinh sống tại TPHCM của công nhân KCN Vĩnh Lộc 53

Bảng 4.2: Cơ cấu mẫu theo thu nhập va Chi phi .esccsssssscsssseesessseccersneecersnesesnneeeeeee 56

Bảng 4.3: Thống kê mô tả các biến định lượng . -ccccc-cccxee 57

Bang 4.4: Cam nhan vé chat lugng cudc séng So với trước đây .- 60

Bảng 4.5: Nhóm biến về sức khỏe c+c++evvvveterxvrrrrrrvesrrrkr 61

Bảng 4.6: Nhóm biến về quan hệ gia đình ¿ ccvvcceevccvvvvveeeerrrr 62

Bảng 4.7: Nhóm biến trạng thái tâm lý, tỉnh thần, tình cảm - 63 Bảng 4.8: Nhóm biến đời sống văn hóa, giải trí ccccvccececccrvveeerrrrrrke 63 Bảng 4.9: Nhóm biến vé nha 6 ccecsccseissssssesscssssescessssecesssuecessnssescensecessnsccessnsceessueesenens 64

Bảng 4.10: Nhóm biến về điều kiện ăn uống - -ccc¿©cccccccccvececerccee 65 Bang 4.11: Nhom bién vé giao théng di lai Bảng 4.12: Nhóm biến về việc làm 67 Bảng 4.13: Nhóm biến về thu nhập 67

Bảng 4.14: Nhóm biến chi phí sinh hoạt

Bảng 4.15: Nhóm biến môi trường tự nhiên, an nỉnh, xã hội

Bảng 4.16: Nhóm biến về dịch vụ y tế

Bảng 4.17: Nhóm biến về sự hỗ trợ của các tổ chức và chính quyền địa phương 70 Bảng 4.18: Tổng hợp sự thay đổi của các yếu tố ở hiện tại so với nơi ở trước

Trang 9

Bảng 4.19: Tổng hợp sự thay đổi của các yếu tố ở hiện tại so với 2 năm trước

ở TPHCM

Bảng 4.20: Kết quả kiểm định các thang do bing Cronbach’s Alpha Bảng 4.21: Kết quả phân tich EFA

Bảng 4.22: Kết quả thống kê của các nhân tố rút trích và hệ số Cronbach’s Alpha

của các thang đo mới

Bảng 4.23 Mô tả các biến độc lập được đưa vào phân tích hồi qui đa biến 83

Bảng 4.24: Kết quả các thông số hồi quy lần đầu . -.c c-+ 84

Bảng 4.25: Đánh giá độ phù hợp của mô hình vvcveccccccee 85

Bảng 4.26: Kiểm định giả thiết về độ phù hợp của mô hình . - 85 Bang 4.27: Mức ý nghĩa khi so sánh sự khác biệt về cảm nhận chất lượng

Trang 10

DANH MUC TU VIET TAT KCN-KCX: khu công nghiệp — khu chế xuất

TPHCM: Thành phố Hồ Chí Minh

Ctg : Cac tác giả

Trang 11

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU

1.1 Đặt vấn đề -

Thời gian qua Việt Nam đã có những thành tựu nhất định trong phát triển kinh tế

theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, thực hiện phát triển các khu công nghiệp khu

chế xuất đã thu hút được rất nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước với số vốn đầu tư lớn, phát triển đa dạng các ngành nghề Các khu công nghiệp, khu chế xuất đã và đang đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế của đất nước với 270 khu công nghiệp thu

hút 75 tỉ USD vốn đầu tư và tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp mỗi năm từ 20 - 25 tỉ

USD Để đạt được thành công trên công nhân là lực lượng đóng vai tro quad trọng không thể thiếu trong các khu công nghiệp, với hơn 9,5 triệu người, chiếm tỷ lệ 11% sé dan va 21% lực lượng lao động xã hội Qua hơn 20 năm đổi mới, đội ngũ công nhân ngày càng tăng nhanh cả về lượng lẫn chất, và hoạt động ngày càng đa dạng trong nhiều lĩnh vực, ' giữ vị trí, vai trò chủ lực cho sự phát triển của đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Lực lượng công nhân đóng góp đóng góp khoảng 50% tổng sản phẩm xã hội và bảo đảm hơn 60% ngân sách nhà nước (Trần Văn Thông, 2012) Tuy nhiên đời sống người công nhân vẫn còn nhiều khó khăn: thu nhập còn thấp, trình độ học vấn chưa cao, nhà ở tạm bợ chật chội ẩm thấp, đời sống tỉnh thần nghèo nàn đang là vấn đề bức xúc Hiện nay lương thì tăng ít nhưng giá cả thì tăng cao khiến đời sống của họ ở các khu công

nghiệp — khu chế xuất đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn *

Ngoài ra công nhân phải sống xa gia đình tình cảm thiếu thốn, đời sống khó khăn

vì thế hiện tượng sống chung như vợ chồng dé bù đắp tình cảm xảy ra khá phổ biến, thậm

chí nhiều công nhân trẻ sa vào tệ nạn xã hội Như vậy sau vài năm làm việc trong các khu

công nghiệp, công nhân bị suy kiệt về sức khỏe, nghèo về kinh tế, mòn về đời sống tinh

Trang 12

lao động nhất là sau mỗi đợt nghỉ lễ — nghỉ tết Tất cả những điều này thể hiện sự phát triển không bền vững và ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của đất nước

Chính vì thế trong khả năng cho phép tôi chọn đề tài “Các yếu tố tác động tới

cảm nhận về chất lượng cuộc sống của công nhân Khu Công Nghiệp Vĩnh Lộc TP Hồ Chí Minh.” Đề tài tìm hiểu các yếu tố tác động tới chất lượng cuộc sống của công, nhân và đánh giá cảm nhận của công nhân về chất lượng cuộc sống hiện tại, từ đó đưa ra các giải pháp hiệu quả hơn góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người công nhân

giúp họ có cuộc sống ổn định bền vững, nhằm phát triển lực lượng công nhân khỏe về thể chất, giỏi về tay nghề, tỉnh thần tình cảm đầy đủ để công nhân tiếp tục là lực lượng nòng

cốt cho sự phát triển của các khu công nghiệp và tăng trưởng kinh tế của đất nước 1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là

=_ Đánh giá sự thay đổi về chất lượng cuộc sống hiện tại của công nhân tại khu

công nghiệp Vĩnh Lộc so với trước khi tới TP HCM

=_ Xác định các yếu tố tác động đến cảm nhận về chất lượng cuộc sống của công

nhân tại khu công nghiệp Vĩnh Lộc

" Goi ¥ cdc chính sách nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của công nhân khu công nghiệp Vĩnh Lộc

1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu:

- Đối tượng khảo sát: Là công nhân làm việc tại khu công nghiệp Vĩnh Lộc có thời gian ở TPHCM từ 3 năm trở lên và đang ở nhà thuê vì công nhân ở nhà thuê là đối

tượng chịu khó khăn nhiều hơn so với những người đã có nhà ở và đây cũng là đối

tượng chiếm chủ yếu trong tổng số công nhân 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu:

Trang 13

1.4

1.5

1.6

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành qua hai giai đoạn

Giai đoạn 1: Sử dụng phương pháp định tính, dựa vào hệ thống khái niệm và kết

quả của những nghiên cứu trước về chất lượng cuộc sống từ đó xác định các yếu tố tác động tới chất lượng cuộc sống của công nhân Trên cơ sở đó xây dựng mô hình

nghiên cứu, thang đo và lập bảng câu hỏi khảo sát Sau đó khảo sát thử để điều chỉnh bảng câu hỏi cho phù hợp (Kỹ thuật thảo luận được sử dụng để trao đổi với

5-10 công nhân làm việc tại khu công nghiệp Vĩnh Lộc)

Giai đoạn 2: Tiến hành bằng phương pháp định lượng, sử dụng bảng câu hỏi khảo sát đã hoàn chỉnh ở giai đoạn 1 để tiến hành khảo sát chính thức bằng cách phỏng

vấn trực tiếp công nhân đang làm việc tại khu công nghiệp Vĩnh Lộc, sử dụng phần mềm SPSS để xử lý nguồn dữ liệu sơ cấp thu được, sau đó phân tích dữ liệu

bằng phương pháp phân tích thống kê mô tả, phân tích nhân tố khám phá (EFA),,

phân tích hồi quy đa biến, và những phân tích liên quan khác Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Đánh giá hiện trạng, sự thay đổi và các yếu tố tác động tới sự thay đổi chất lượng

cuộc sông của công nhân tại khu công nghiệp Vĩnh Lộc, kêt quả nghiên cứu sẽ là bằng chứng khoa học giúp các nhà hoạch định chính sách có cái nhìn chính xác hơn về chất lượng cuộc sống người công nhân khu công nghiệp Vĩnh Lộc và hiệu quả của những chính sách đã áp dụng Từ đó,đề tài đưa ra những chính sách phù

hợp, cụ thể và thiết thực để nâng cao chất lượng cuộc sống công nhân, hài hòa

giữa lợi ích của các doanh nghiệp với lợi ích của công nhân, giữa phát triển các khu công nghiệp với chất lượng cuộc sống của công nhân, hướng tới sự phát triển bền vững của đất nước

Kết cấu của luận văn:

Trang 14

Chương I Giới thiệu tông quan về đề tài nghiên cứu Chương này trình bày vấn

đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng phạm vi nghiên cứu, phương pháp

nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Chương 2 Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Chương này trình bày một số khái niệm liên quan đến chất lượng cuộc sống và các nghiên cứu trước đây có liên quan đến đề tài nghiên cứu, từ đó xây dựng mô hình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng tới cảm nhận về chất lượng cuộc sống của công nhân

Chương 3 Bối cảnh nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Chương này giới thiệu những thông tin cơ bản về khu công nghiệp Vĩnh Lộc TPHCM và mẫu khảo sát Trình bày phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài, phương pháp chọn mẫu và thu thập dữ liệu, ngoài ra cũng trình bày các kỹ thuật phân tích dữ

liệu

Trang 15

CHƯƠNG 2

CO SO LY THUYET VA CO SO THUC TIEN

Chương này trình bày về khái niệm công nhân và những đặc điểm, vai trò của lực lượng công nhân Việt Nam trong sự phát triển đất nước Chương này cũng trình bày những quan điểm về chất lượng cuộc sống và các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và đựa ra các tiêu chí để đánh giá chất lượng cuộc sống Ngồi ra thơng qua những

nghiên cứu về chất lượng cuộc sống công nhân cho thấy thực trạng về chất lượng cuộc

sống công nhân hiện nay, với những vấn để bức xúc mà công nhân gặp phải, từ đó chọn lọc những nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống công nhân để xây dựng mô hình nghiên cứu về cảm nhận chất lượng cuộc sống của công nhân khu công nghiệp Vĩnh Lộc

21 CƠSỞ LÝ THUYẾT

2.1.1 Khái niệm đặc điểm và vai trò của công nhân

2.1.1.1 Khái niệm về công nhân

Công nhân là lao động trực tiếp tham gia sản xuất, trực tiếp phục vụ quá trình sản

xuất kinh doanh trong doanh nghiệp hay còn gọï là lao động trực tiếp

“Lao động trực tiếp là những người trực tiếp sản xuất sản phẩm, lao động của họ

gắn liền với việc sản xuất sản phẩm, sức lao động của họ hao phí trực tiếp cho sản phẩm

được sản xuất” ( Hồ Phan Minh Đức, 2008, tr.9) /

Giai cấp công nhân trong xã hội tư bản chủ nghĩa hay còn được gọi là giai cấp vô sản “Giai cấp vô sản là một giai cấp xã hội hoàn toàn chỉ kiếm sống bằng việc bán lao

động của mình, chứ không phải sống bằng lợi nhuận của bất cứ tư bản nào, đó là một

giai cấp mà hạnh phúc và đau khổ, sống và chết toàn bộ sự sống còn của họ đều phụ

thuộc vào số câu về lao động, tức là vào tình hình chuyển biến tốt hay xdu của công việc

làm ăn, vào những biến động của cuộc cạnh tranh không gì ngăn cản nổi ”(Engels, trích

bởi Bộ giáo dc và đào tạo,2009, tr 364)

Trang 16

công nghiệp hiện đại “Giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và

phát triển cùng với sự phát triển của nền công nghiệp hiện đại, với nhịp độ phát triển của

của lực lượng sản xuất có tính xã hội hóa ngày càng cao, là lực lượng sản xuất cơ bản,

tiên phong, trực tiếp hoạc gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, tái sản xuất ra của cải vật chất và cải tạo các quan hệ xã hội” (Bộ giáo dục và đào tạo,2009, tr.366)

Giai cấp công nhân hình thành và phát triển cùng với quá trình phát triển của nền

công nghiệp hiện đại với nhịp độ phát triển của lực lượng sản xuất có tính chất xã hội hóa ngày càng cao; là lực lượng lao động cơ bản tiên tiến trong các quy trình công nghệ, dịch vụ công nghiệp, trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, tái sản xuất ra của cải vật chất và cải tạo các quan hệ xã hội; đại biểu cho lực lượng sản xuất và phương thức sản xuất tiên tiến trong thời đại hiện nay

Như vậy công nhân có vai trò rất quan trọng cho sự phát triển kinh tế của quốc gia,

họ là lực lượng rất cần thiết cho quá trình sản xuất công nghiệp, nước ta đang phát triển kinh tế dựa vào các ngành nghề công nghiệp sự dụng ưu thế lao động dồi dao và giá rẻ Vì vậy việc thu hút lao động từ nông thôn ra thành thị vừa là có nguồn lao động cung cấp cho sản xuất công nghiệp vừa là thực hiện việc 'chuyển dịch cơ cấu kinh tế cơ cấu lao động, thực hiện việc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước

2.1.1.2 Đặc điểm về lực lượng công nhân

Theo Nguyễn Hoàng Giáp và Trịnh Thị Hoa (2008) công nhân ở các nước đang phát triển có một số đặc điểm sau:

Thứ nhất, Hiện nay ở các nước đang phát triển lực lượng công nhân vẫn chiếm tỷ trọng thấp chỉ khoảng 15=30% và lực lượng nông chiếm vẫn là chủ yếu Tuy nhiên do

quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa thì lực lượng công nhân ngày càng gia tăng nhanh

Thứ hai, Đề đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hóa hiện đại hóa nên lực lượng công nhân được đào tạo nghề nghiệp nhất định và ngày càng nâng cao trình độ chuyên

Trang 17

Thứ ba, Lực lượng công nhân ngày càng được tiếp xúc với khoa học - công nghệ tiên tiến, được rèn luyện tác phong, kỷ luật lao động trong công nghiệp

- Thứ tư, Lực lượng công nhân gia tăng về số lượng trong tất cả các ngành công

nghiệp như: công nghiệp truyền thống, trong các lĩnh vực sản xuất mới, lĩnh vực công

nghệ cao Lực lượng công nhân cũng đa dạng, phức tạp về thành phần xã hội, về nghề nghiệp chuyên môn đo quá trình công nghiệp hoá đang diễn ra nhanh chóng và có xu hướng ngày càng mở rộng ở các nước đang phát triển

Thứ năm, Lực lượng công nhân làm việc tại các cơ sở sản xuất, khu công nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có mức thu nhập khá hơn so với mặt bằng thu nhập chung của giai cấp công nhân, tuy nhiên phải chịu và chấp nhận sự bóc lột trực tiếp của tư bản nước ngoài

Thứ sáu, Mỗi quan tâm hàng đầu của lực lượng công nhân là việc làm, thu nhập và

các chế độ phúc lợi xã hội cấp thiết mà họ cần được hưởng

>_ Giai cẤp công nhân nước ta có những đặc điểm sau

- Lực lượng công nhân chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng, cơ cấu và trình

độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại

hóa và hội nhập kinh tế quốc tế còn thiếu nghiêm trọng các chuyên gia kỹ thuật, cán bộ quản lý giỏi,.công nhân lành nghề Ngoài ra tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động của lực lượng công nhân còn nhiều hạn chế, đa phần công nhân từ nông dân chưa được đào tạo cơ bản và có hệ thống, một bộ phận công nhân chậm thích nghỉ với cơ chế thị trường Như vậy sự phát triển lực lượng công nhân nước ta chưa theo kịp yêu cầu của sự

phát triển kinh tế và quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa

- Mặc dù với sự đổi mới và phát triển kinh tế theo hướng đẩy mạnh công nghiệp

hóa, hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển nền kinh tế thị trường đã giải

quyết việc làm, nâng cao trình độ nghề nghiệp và cải thiện đời sống cho công nhân nhưng lợi ích mà họ được hưởng chưa tương xứng với những những đóng góp của họ bỏ

Trang 18

biệt là công nhân làm việc tại các doanh nghiệp của tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Theo Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 28-1-2008)

- 2.1.1.3 Vai trò của công nhân trong sự phát triển kinh tế của đất nước

Sau hơn 20 năm đổi mới lực lượng công nhân nước ta có sự phát triển đáng kế cả về số lượng và chất lượng, điều đó đã đóng góp quan trọng cho sự phát triển của đất nước

và đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa

Tính đến đầu năm 2007, tổng số công nhân nước ta có khoảng 9,5 triệu người (chiếm tỷ

lệ 11% dân số và 21% lực lượng lao động xã hội) So với cuối năm 2003, đến đầu năm

2007, số công nhân trong các doanh nghiệp tăng 30,5%; trong đó, công nhân doanh nghiệp của tư nhân và tập thể tăng 63%, công nhân doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 68%, công nhân doanh nghiệp nhà nước giảm 15%

Lực lượng công nhân nước ta không chỉ đa dạng về cơ cấu ngành nghề mà trình độ học vất và kỹ năng nghề nghiệp ngày càng được nâng cao, số lượng công nhân trí thức (có trình độ cao đẳng, đại học trở lên) ngày càng nhiều, họ làm công tác quản lý sản xuất kinh doanh, nghiên cứu và quản lý khoa học kỹ thuật gắn với sản xuất kinh doanh hoặc trực tiếp sản xuất (Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 28-1-2008) sự lớn mạnh của lực lượng công nhân là nhân tố quan trọng đẩy mạnh sự phát triển đất nước theo chiều sâu, lực lượng công nhân đóng góp đóng góp khoảng 50% tổng sản phẩm xã hội và bảo đảm

hơn 60% ngân sách nhà nước Tính đến hết năm 2011, cả nước có gần 270 khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích 73.000 ha; thu hút hơn 8.500 dự án, với tổng vốn đầu tư gần 75 tỉ USD, trong đó có 4.200 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài có tổng vốn khoảng 58 tỉ USD (chiếm 30% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam) và gần 4.580 dự án đầu tư trong nước có tổng vốn đăng ký hơn 365.000 tỉ đồng (đã thực hiện

177.000 tỉ đồng) Các khu công nghiệp đã giải quyết việc làm cho khoảng 1,5 triệu lao động, tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp mỗi năm từ 20 - 25 tỉ USD Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp trên tổng giá trị sản xuất

công nghiệp của cả nước đã tăng lên đáng kể, từ 17% (năm 2001) lên gần 30% (năm

Trang 19

đấy quá trình phát triển các khu công nghiệp và đóng vai trò quan trọng cho sự tăng trưởng công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế - lao động theo hướng công nghiệp hóa

hiện đại hóa và từng bước đưa nền kinh tế của đất nước phát triển

2.1.2 Những vấn đề chung về chất lượng cuộc sống

2.1.2.1 Khái niệm và các quan điểm về chất lượng cuộc sống

Chất lượng cuộc sống là một khái niệm rộng, đã từng được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau và được đo bằng nhiều tiêu chí khác nhau Có rất nhiều lý thuyết khác về chất

lượng cuộc sống, tùy thuộc vào trình độ phát triểŠ“qúan "Tiệm văn hóa xã hội, truyền thống của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng Chất lượng cuộc sống thường được lưu ý phân biệt với mức sống Mức sống là thước đo về phúc lợi vật chất còn chất lượng cuộc sống

là thước đo cả về phúc lợi vật chất và giá trị tỉnh thần

Theo nghiên cứu của Richard (2008), đã cho thấy các nước phương Tây ngày nay

giàu có hơn trước đây rất nhiều họ có nhiều thực phẩm hơn, nhiều quần áo hơn, xe cộ tốt

hơn, nhà cửa to đẹp hơn, nhiều kỳ nghỉ nước ngoài hơn, tuần làm việc ngắn hơn, công việc thú vị hơn và quan trọng là sức khỏe tốt hơn, nhưng người dân lại không hạnh phúc

hơn so với trước đây 50 năm Vì thế ông đã cho rằng hạnh phúc là cảm thấy điều tốt lành

Tuy nhiên hạnh phúc bị ảnh hưởng bởi môi trường sống, ông nhấn mạnh là tính khí và thái độ của con người liên quan đến đặc tính chủ chốt của hoàn cảnh sống như: các quan

hệ, sức khỏe, các mối lo lắng về tiền bạc Cũng theo Sharma (1990) thì chất lượng cuộc

sống là cảm giác hài lòng (hạnh phúc hoặc thỏa mãn) với những nhân tố của cuộc sống, mà những nhân tố đó được coi là quan trọng nhất đối với bản thân một con người Chất lượng cuộc sống là cảm giác được hài lòng với những gì mà con người có được Nó như là cảm giác của sự đầy đủ hay là sự trọn vẹn của cuộc sống Ngoài ra hạnh phúc còn là sự

thỏa mãn khi họ đạt được những điều mà họ có nhu cầu và họ có thể làm những điều

mình muốn phù hợp với nền giáo dục, đạo đức, tín ngưỡng vai trò quan trọng dé có

được hạnh phúc phụ thuộc nhiều hơn vào yếu tố tỉnh thần hay tình cảm còn vật chất chỉ

Trang 20

Như vậy chất lượng cuộc sống liên quan đến cảm nhận mức độ hạnh phúc hay không hạnh phúc với cuộc sống của một người, hạnh phúc là sự thỏa mãn cuộc sống nói chung, chứ không với bắt kỳ khía cạnh đặc biệt nào của cuộc sống (Veenhoven, 2005 trích bởi Nguyễn Minh Đức, 2012) Hạnh phúc là “ mức độ mà một cá nhân đánh giá chung rằng chất lượng cuộc sống của chính bản thân người ấy là tốt đẹp” (Easterlin

(2001) trích bởi Nguyễn Minh Đức, 2012) Vì thế muốn đo lường chất lượng cuộc sống

phải dựa trên cách mọi người cảm thấy, trừ khi có sự áp đặt thì chúng ta không thể cho rằng như vậy là tốt cho bạn mặc dù nó không bao giờ làm cho bạn hoặc những người khác cảm thấy tốt hơn (Layard, 2005) Như vậy chất lượng cuộc sống được đánh giá theo cảm nhận chủ quan của con người Chất lượng cuộc sống là nhận thức tổng thể đa chiều của con người phụ thuộc vào nhiều yếu tố quan trọng, những yếu tố thuộc về chính bản

thân con người như thể chất, tình cảm, mối quan hệ xã hội, thu nhập, nhà ở, tình trạng

hôn nhân và những yếu tố bên ngồi như mơi trường sống, điều kiện kinh tế xã hội, những yếu tố đó tác động tới cảm nhận về hạnh phúc của con người theo từng thời điểm

nhất định hoặc không gian nhất định Trong điều kiện nguồn lực c ce giới hận của mỗi người là khác nhau thì những cảm nhận về tình trạng hoặc sự thỏa mãn những nhu cầu và

ước muốn sẽ khác nhau, nó là nhận thức mang tính chủ quan của mỗi cá nhân về cuộc

sống của chính họ ( Zhao, 2004)

Như vậy chất lượng cuộc sống phụ thuộc nhiều vào yếu tố tinh thần và mang tính chủ quan nhưng mức sống của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng xã hội được coi là yếu

tố quan trọng để tạo ra chất lượng cuộc sống (Sharma, 1990), nâng cao chất lượng cuộc

sống là tạo ra một trạng thái thoải mái cả về vật chất và tỉnh thần, là tăng cường thời gian

nghỉ ngơi, sự thoải mái tối ưu này không có sự phân biệt mức độ khác nhau giữa các tầng lớp trong xã hội do có sự khác nhau về địa vị xã hội hay mức độ giàu nghèo (Nguyễn Kim Thoa, 2003)

Tổ chức y tế thế giới (WHO, 1997) đã đưa ra định nghĩa về chất lượng cuộc sống

là những cảm nhận của mỗi cá nhân về vị trí của họ trong bối cảnh văn hóa mà họ đang

Trang 21

quan tâm khác Nó là một khái niệm rộng lớn bị tác động bởi sức khỏe thê chất, trạng thái

tâm lý, mức độ độc lập, các mối quan hệ xã hội, tín ngưỡng cá nhân và môi trường liên

quan ,

2.1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới cảm nhận về chất lượng cuộc sống

Cảm nhận về chất lượng cuộc sống mang tính chất chủ quan của người đánh giá

chất lượng cuộc sống, cảm nhận đối với mỗi cá nhân về cuộc sống thường khác nhau và nó bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố

> Thu nhập

Hiện trạng kinh tế là nguồn gốc của hạnh phúc Người có thu nhập cao cảm thấy

hạnh phúc hơn người có thu nhập thấp (Easterlin, 2001 trích bởi Nguyễn Minh Đức,

2012) Người có thu nhập cao hơn có thể sẽ hạnh phúc hơn vì họ có nhiều cơ hội để có

được những gi mà họ mong muốn (Frey và Stutzer, 2002)

Phát triển kinh tế và sự giàu có nâng cao chất lượng cuộc sống, vì tiền cho phép con người đáp ứng nhu cầu cơ bản của họ (thực phẩm, chỗ ở, y tế, cơ sở hạ tầng, phúc lợi

xã hội) và sau đó có được các nguồn lực khác có lợi cho sự thỏa mãn cuộc sống Ngoài

ra, khi phong phú hơn về vật chất con người có thể có đủ khả năng nguồn lực để khắc phục những thách thức của cuộc sống (Kahneman và Krueger 2003)

Nhưng không phải là chất lượng cuộc sống chỉ dựa vào sự giàu có, được đo bằng, chỉ số kinh tế thông thường, điều kiện vật chất tốt không đồng nghĩa với việc cảm thấy hạnh phúc Mặc dù có bằng chứng cho thấy thu nhập tăng làm tăng hạnh phúc, tuy nhiên những thập kỷ gần đây thu nhập tăng tuyệt đối đã thất bại trong việc chuyển thành tăng tương ứng trong mức độ hạnh phúc Các bằng chứng cho thấy rằng nếu thu nhập ảnh

hưởng đến hạnh phúc, nó là tương đối chứ không tuyệt đối, thu nhập tuyệt đối không phải

là một yếu tố quyết định cho chất lượng cuộc sống (Frank, 2005) Tốc độ tăng trưởng

kinh tế ở các nước giàu không phải luôn luôn dẫn đến người dân hạnh phúc hơn, sự giàu

Trang 22

Nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng một mức độ phúc lợi kinh tế là điều kiện cần thiết của hạnh phúc, nhưng sau khi mọi người đạt đến một mức độ nhất định của thu

nhập, nhiều tiền hơn không dẫn đến hạnh phúc lớn hơn (Inglehart và Klingemann 2000) Frey va Stutzer (2002) cho rằng nguyện vọng thu nhập cao hơn làm giảm sự hài lòng của cá nhân với cuộc sống

> Công việc và những yếu tố liên quan đến công việc

Một công việc tốt liên quan đến hạnh phúc của mỗi cá nhân, ngày nay các cá nhân đành nhiều thời gian trong cuộc sống của họ để làm việc trong các tổ chức Do đó, chất

lượng cuộc sống công việc đóng vai trò quan trọng để đánh giá chất lượng cuộc sống Khi làm việc trong các tổ chức các cá nhân sẽ đóng góp được lợi ích cho tổ chức đó qua đó mỗi cá nhân sẽ thể hiện được giá trị của bản thân (Datta, 1999, trích bởi Indumathy và Kamalraj, 2012 ), như vậy chất lượng cuộc sống công việc làm cho cá nhân thấy họ có ý nghĩa trong cuộc sống Chất lượng cuộc sống công việc trong nghiên cứu của Coburn D

(1978) được định nghĩa như nhận thức của cá nhân về vị trí của họ trong cuộc sống, trong

bối cảnh của nền văn hóa và giá trị hệ thống mà họ đang sống liên quan đến mục tiêu, kỳ

vọng, tiêu chuẩn, mối quan tâm của họ (trích bởi Liang và Kuo, 2002)

Như vậy chất lượng cuộc sống công việc có vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, nhiều nghiên cứu đã đưa ra các nhân tố cơ bản của chất lượng cuộc sống công việc bao gồm: những yếu tố thuộc về tổ chức như : thời gian làm

việc, điều kiện làm việc, môi trường làm việc an toàn, tiền lương công bằng, cơ hội việc làm bình đẳng và cơ hội thăng tiến (Mirvis và Lawler, 1984, trích bởi Indumathy và

Kamalraj 2012), những nhân tố nội tại của chính bản thân công việc như: quá tải trong công việc, mức độ căng thắng của công việc (Taylor, 1979, trích bởi Indumathy và

Kamalraj, 2012) và những nhân tố thuộc về người lao động như: sự hài lòng với công

việc, khản năng tham gia công việc, mối quan hệ trong công việc (Baba và Jamal, 1991,

trích bởi Indumathy và Kamalraj, 2012)

Điều kiện làm việc tốt hơn dẫn đến sự hài lòng trong công việc lớn hơn (Scherling

Trang 23

Bertrand va Scott (1992) da cho rang méi quan hé được cải thiện giữa người giám ‘At va cấp dưới là quan trọng trong đánh giá chất lượng cuộc sống công việc (trích bởi ndumathy và Kamalraj, 2012) Sự căng thẳng và lo lắng ở nơi làm việc có thể ảnh hưởng,

lến hiệu quả hoạt động và chất lượng cuộc sống của người lao động (Achat, Kawachi, „evine, va ctg, 1998, trich boi Liang va Kuo, 2002)

Các yếu tố thuộc về công việc và thái độ trong công việc đã có một tác động đáng

:ể đến thể chất và tâm lý của người lao động (Skevington SM, 1998, trích từ Liang và <uo, 2002) Sự hài lòng trong công việc sẽ giúp các nhân viên cảm thấy an toàn như họ lang được quan tâm và được chăm sóc bởi các tổ chức nơi họ làm việc (A chat, Kawachi,

.evine, va ctg, 1998, trích bởi Liang và Kuo, 2002) trong đó sự hài lòng về mức độ an oàn và điều kiện sức khỏe là một phần trong tổng thể sự hài lòng về công việc Tổ chức

rà các yếu tố cá nhân ảnh hưởng đến sức khỏe tỉnh thần và sự hài lòng trong công việc

Elovainio, Kivimaki, Steen, va ctg, 2000, trích bởi Liang và Kuo, 2002)

Bergman B, Carlsson SG, Wright I (1996), Thấy rằng mối quan hệ giữa chất

ượng công việc và sức khoẻ ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống (trích bởi Wen-Miin

-Äang và Hsien — Wen Kuo, 2002) Công nhân cho biết họ an toàn và điều kiện sức khỏe

ốt thì có sự hài long vé chat lượng cuộc sống cao hơn (Elovainio, Kivimaki, Steen, và

tg, 2000, trích bởi Liang và Kuo, 2002)

> Đặc điểm cá nhân và mối quan hệ gia đình, xã hội

Trong nghiên cứu của Bell (2005) đã thấy rằng những đặc điểm của cá nhân chẳng sạn như giới tính, tuổi, gia đình cũng ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống Những người

rẻ có sự hài lòng với cuộc sống thấp hơn những người lớn tuổi, họ cho rằng biến tuổi ảnh

xưởng tới cảm nhận về chất lượng cuộc sống (Frey và Stutzer, 2002)

Theo Zhao (2004), những người đang có gia đình thì thường hài lòng về chất

ượng cuộc sống hơn những người đang độc thân, ly dị Điều này có thể là do những người có gia đình có sự hợp tác và chia sẻ yêu thương trong gia đình, còn những người

Trang 24

xưởng đến chất lượng cuộc sống Mối quan hệ gia đình và xã hội giúp đỡ rất nhiều khi cá thân gặp những điều không thuận lợi (Boeknke, 2003)

+ Sức khỏe của con người ảnh hưởng tới cảm nhận về cuộc sống của họ, một khi sức

hoe không tốt thì cho dù vật chất có đầy đủ như thế nào đi nữa cũng không thể mang lại nột cuộc sống tốt đẹp, ngoài ra trạng thái tâm lý, mức độ độc lập, niềm tin cá nhân cũng nh hưởng tới cảm nhận về chất lượng cuộc sống của con người (WHO, 1997)

> Môi trường sống (môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, môi trường an ninh)

Đặc điểm bên ngoài của môi trường xã hội mà trong đó các cá nhân sống ñhư: hất lượng của hệ thống chính trị và mối quan hệ xã hội ảnh hưởng tới chất lượng cuộc ống (David Bell, 2005) Những vấn đề liên quan đến chất lượng xã hội, phân phối phúc

yi và các quan hệ trong xã hội ảnh hưởng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp tới phúc lợi ủa cá nhân (Noll và Heinz-Herbert, 2000)

Mức độ hạnh phúc của người dân có thể là thước đo, đo lường tác động của các hính sách vào cuộc sống của họ (Frey và Stutzer, 2002) Easterlin và ctg (2010) cho rằng ể tăng mức độ hạnh phúc thì các chính sách nên tác động trực tiếp hơn lên những nhu ầu cấp bách của cá nhân như: sức khỏe và cuộc sống gia đình, chứ không phải chỉ là sự

1a tăng của cải vật chất

2.1.2.3 Các tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống

Đề đo lường chất lượng của cuộc sống người ta phải có một lý thuyết về những gì ạo nên một cuộc sống tốt (Cobb va Clifford W, 2000)

Có nhiều lý thuyết và khái niệm về những gì cấu thành một cuộc sống tốt đẹp Nồi

ật lên là sự khác biệt giữa cái được gọi là “ khách quan” và “ chủ quan” của cuộc sống

hủ quan là từ chính bản thân đánh giá về chất lượng cuộc sống là cảm giác dễ chịu và

ài Tòng với những thứ trong cuộc sống nói chung Mục tiêu của chất lượng cuộc sống là aye hiện những nhu cầu xã hội và văn hóa để đạt được sự giàu có về vật chất, địa vị xã

Trang 25

Theo Rebecca Renwick (2002), định nghĩa chất lượng cuộc sống là mức độ một \gười được hưởng những điều quan trọng trong cuộc sống, những điều này có được là kết ua từ những cơ hội và hạn chế của mỗi người trong cuộc sống phản ánh sự tương tác của ác yếu tố cá nhân và môi trường Những cái mà họ được hưởng có 2 thành phan: sw trai ghiệm về sự hài lòng với cuộc sống và sở hữu hoặc đạt được một số đặc tính Ba nội ung chính của đời sống được xác định thành 3 nhóm, các nhóm này được phát triển từ hững quan điểm khác nhau của các nhà nghiên cứu

> Nhóm thứ nhất bao gồm các khía cạnh cơ bản của một người và nó có 3 ý hính:

— Những yếu tố vật chất và thân thể: sức khỏe bản thân, vệ sinh cá nhân, dinh

ung, tap thé duc, sy chin chu, quần áo và vẻ bề ngoài của bản thân

— Những yếu tố về tâm lý: sức khỏe tâm lý và sự thích nghỉ, sự nhận thức, những

ảm xúc, những đánh giá về bản thân và khả năng tự kiểm soát bản thân

— Những yếu tố về tinh thần phản ánh giá trị của cá nhân, tiêu chuẩn cá nhân của

ảnh vi, niềm tin tâm linh mà niềm tin này có thể liên kết hoặc không liên kết với các tô

hức tôn giáo

> Nhóm thứ 2 là những khía cạnh phù hợp với bản thân và môi trường của mình, ó 3 ý chính:

— Những yếu tố vật chất là những gì kết nối giữa con người với môi trường vật

hất của mình như: nhà ở, nơi làm việc, trường học, khu phố và cộng đồng

— Những yếu tố xã hội bao gồm các mối liên kết với môi trường xã hội, sự thân

tiện với mọi người và sự chấp nhận của mọi người như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,

àng xóm và cộng động ' : , ,

Trang 26

> Nhóm thứ 3 đề cập đến các hoạt động có mục đích thực hiện để đạt được mục

tiêu cá nhân, những hy vọng, những mong muốn

x—— Giải trí trở thành những hoạt động thúc đẩy thư giãn và giảm stress

— Sự phát triển bản thân bằng các hoạt động thúc đẩy cải thiện hoặc duy trì kiến thức và kỹ năng

— Những hoạt động thường xuyên như hoạt động tình nguyện, hoạt động xã hội, và những hoạt động bảo đảm nhu cầu về sức khỏe

Đánh giá chất lượng cuộc sống đã được Wiliam Bell mở rộng tồn diện hơn Theo

ơng, chất lượng cuộc sống thể hiện ở 12 đặc trưng: (1) An toàn thể chất cá nhân; (2) Sung

túc về kinh tế; (3) Công bằng trong khuôn khổ pháp luật; (4) An ninh quốc gia được đảm

bảo; (5) Bảo hiểm lúc già yếu và ốm đau; (6) Hạnh phúc về mặt tỉnh thần; (7) Sự tham

gia của mỗi cá nhân vào đời sống xã hội; (8) Bình đẳng về giáo dục, y tế; (9) Chất lượng đời sống văn hóa; (10) Quyền tự đo công đân; (11) Chất lượng môi trường kỹ thuật; (12)

Chất lượng môi trường sống và khả năng chống ô nhiễm Trong đó, ông nhấn mạnh nội

dung “An toàn” và đã khẳng định chất lượng cuộc sống được đặc trưng bằng sự an toàn irong một môi trường tự nhiên trong lành và môi trường xã hội lành mạnh (trích bởi ủy ban dân số giáo dục và trẻ em, 2002)

Theo Nguyễn Kim Thoa (2003), chất lượng cuộc sống thể hiện ở mức sung túc về kinh tế, con người có giáo dục, sống khỏe mạnh và trường thọ, được sống trong môi

Irường tự nhiên, xã hội, nhân tạo an toàn, bình ding và được tôn trọng

Như vậy, bốn nhân tố kinh tế - giáo dục - sức khỏe - môi trường là hạt nhân cơ

bản để tạo nên chất lượng cuộc sống của mỗi cộng đồng, quốc gia và dân tộc Mặt khác,

shất lượng cuộc sống còn được mở rộng hơn Nó chính là "Điều kiện sống được cung cấp

đầy đủ nhà ở, giáo dục, dịch vụ y tế, lương thực, vui chơi giải trí cho nhu cầu của con

người Điều kiện này dễ làm cho con người đạt được hạnh phúc, an toàn gia đình, khỏe

mạnh về vật chất và tinh thần” Học vấn cao, sức khỏe dồi dào và mức sống no đủ, giàu

3ó là nội dung của phát triển, thì tội phạm, tệ nạn xã hội là ngược lại với sự phát triển

Trang 27

trường tự nhiên trong lành, mà còn phải diy lùi tội phạm và tệ nạn xã hội, tạo sự lành

mạnh cho xã hội -

w Tổ chức y tế thế giới (WHO, 1997) đưa ra những tiêu chí về chất lượng cuộc sống, như sau:

(1) Sức khỏe về thể chất gồm: sức khỏe, sự thoải mái, vấn đề ngủ nghỉ

(2) Trạng thái tâm lý gồm: tình trạng cơ thể, tỉnh thần, sự tự trọng, ) Mức độ độc lập gồm: tính năng hoạt động, hoạt động hàng ngày

(4) Mối quan hệ xã hội gồm: quan hệ cá nhân, hỗ trợ xã hội, quan hệ giới tính

(5) Môi trường liên quan gồm: nguồn thu nhập, sự tự do, an ninh, khả năng tiếp

sận và chất lượng dịch vụ y tế, gia đình, cơ hội nắm bắt thông tin kỹ thuật mới, giải trí,

nôi trường vật lý (ô nhiễm, tiếng ồn, khí hậu) và sự đi lại

(6) Về tỉnh thần gồm: yếu tố tâm linh, tôn giáo và tự đo tín ngưỡng

Theo Tổ chức Hợp tác Kinh tế (OECD) có 11 chỉ số của một cuộc sống tốt đẹp:

hà ở, thu nhập, việc làm, các mối quan hệ xã hội, giáo dục, môi trường, quản lý của các

ổ chức, sức khỏe, sự hài lòng chung về cuộc sống, an ninh và sự cân bằng giữa công việc /à gia đình (OECD Trích bởi Tambyah và Tan, 2012 )

Như vậy, có thể hiểu chất lượng cuộc sống là sự phản ánh, sự đáp ứng những nhu

›ầu của xã hội, trước hết là nhu cầu về vật chất cơ bản tối thiểu của con người Mức đáp

†ng đó càng cao thì chất lượng cuộc sống càng cao Bên cạnh đó, chất lượng cuộc sống

òn được gắn liền với môi trường và sự an tồn của mơi trường Một cuộc sống, sung túc à một cuộc sống được đảm bảo bởi những nguồn lực cần thiết như cơ sở hạ tầng hiện

lại, các điều kiện vật chất và tỉnh thần đầy đủ Đồng thời, con người phải được sống

rong một môi trường tự nhiên trong lành, bền vững, không bị ô nhiễm; một môi trường

ã hội lành mạnh và bình đẳng, không bị ảnh hưởng bởi các vấn nạn xã hội

2.1.2.4 Các phương pháp đo lường chất lượng cuộc sống

Trang 28

Theo Schalock ( 2004), chủ trương tiếp cận bằng phương pháp đa nguyên bởi vì

nó đề cập đến tính chất đa chiều của chất lượng cuộc sống và thừa nhận rằng các tính

chất khác nhau của chất lượng cuộc sống tốt nhất có thể được đo bằng cách sử dụng một

loạt các kỹ thuật, do đó chất lượng cuộc sống có thể đo lường, đồng thời từ những quan

điểm chủ quan và khách quan, bao gồm cả đánh giá chủ quan và khách quan của các yếu tố khách quan Với sự kết hợp của nhiều nghiên cứu về đo lường chất lượng cuộc sống,

khắc phục những phương pháp đo lường yếu kém và kết hợp để đưa ra phương pháp đo lường hiệu quả hơn

Như vậy sẽ có những phương pháp được sử dụng để đo lường chất lượng cuộc sống của dân số nói chung và phương pháp để đo lường chất lượng cuộc sống của các các nhân, trong nghiên cứu này chỉ tập trung đo lường chất lượng cuộc sống của các cá nhân

> Để đánh giá chính xác chất lượng cuộc sống của cá nhân đòi hỏi một sự kết hợp của phương pháp tiếp cận chủ quan và các chỉ số xã hội (Diener và Suh, 1997), thông qua các chỉ số xã hội để đánh giá phúc lợi của cá nhân và ngoài ra đánh giá chủ

quan về chất lượng cuộc sống cũng có liên quan với một loạt các yếu tố khách quan bên

ngoài liên quan đến cuộc sống của một người (Taillefer va ctg, 2003)

-_ Đánh giá chủ quan về chất lượng cuộc sống là sự đánh giá khác nhau về chất lượng cuộc sống giữa các cá nhân, nó thể hiện mức độ của sự hài lòng và đặc điểm của

bản thân và xã hội nơi họ đang sống (Bell, 2005) Khi nghiên cứu tâm lý cá nhân thể hiện sự hài lòng với cuộc sống phản ánh một số khía cạnh khác nhau về nhận thức của

họ, nó liên quan đến cơ hội trong cuộc sống và kết quả họ đạt được, đây có thể là cả phản

ứng chủ quan và điều kiện khách quan tuy nhiên mức độ mà mỗi cá nhân đánh giá đều có thể khác nhau, (Moum, 1996) Trong khi các chuyên gia về chất lượng cuộc sống ủng hộ việc sử dụng các phương pháp kết hợp, thì nghiên cứu chủ quan có xu hướng dựa trên các phân tích thống kê dữ liệu định lượng của riêng các chỉ tiêu này

Trang 29

nhân, và 1 xã hội tốt là một xã hội cung cấp sự hài lòng tối đa cho người dân của nó

(Cobb, 2000)

_._ >_ Các chỉ số khách quan (MeMurrer và Sawhill, 1998)

— Về mức độ của các phúc lợi

— Vé điều kiện tốt và xấu

—_ Về hướng phát triển của xã hội như giảm thất nghiệp, giảm tội phạm, tăng thu nhập trung bình và giáo dục -

> Cac chi sé chủ quan (Lane, 1996)

— Cảm giác hay sự đánh giá về cuộc sống — Năng lực phát triển cá nhân

Để đo lường chất lượng cuộc sống của cá nhân theo nghiên cứu này sẽ kết hợp giữa hai phương pháp, dựa trên phương pháp tiếp cận thực dụng để thống kê định lượng các chỉ tiêu liên quan tới việc thỏa mãn nhu cầu của các cá nhân; và phương pháp tiếp

cận chủ quan để từ sự khác biệt về đặc điểm cá nhân sẽ có sự đánh giá khác nhau về chất

lượng cuộc sống /

2.1.3 Các nghiên cứu trước về chất lượng cuộc sống

> Trong nghiên cứu Tổng quan về hệ thống đánh giá chất lượng cuộc sống của

người cao tudi 6 Chau Au, Brown, Jackie, Bowling, Ann va Flynn, Terry (2004), da dua

ra các mô hình đánh giá chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi bao gồm các thành phần sau: Quan hệ gia đình; Các mối quan hệ xã hội; Tình cảm; Tôn giáo/ tâm linh; Độc

lập và tự chủ; Các hoạt động xã hội/ giải trí và cộng đồng; Tài chính/ tiêu chuẩn sống;

Sức khỏe bản thân; Hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe

> Vũ Quốc Thái (2011), nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cộng

đồng dân cư đối với sự phát triển khu công nghiệp Tân Bình TPHCM, nghiên cứu sừ dụng phương pháp định tính để điều chỉnh thang đo và phương pháp định lượng để kiểm

Trang 30

phương; (2) Quan hệ xã hội; (3) Thu nhập và việc làm; (4) Xây dựng trường học và bệnh viện; (5) Dịch vụ tiện ích công cộng

„ > Trương Tấn Tâm (2013), nghiên cứu sự hài lòng về chất lượng cuộc sống của người dân ở quận 8, Tp.HCM, thực hiện khảo sát theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện, thông tin thu thập được bằng cách phỏng vắt trực tiếp và gián tiếp đối tượng đang sinh sống tại địa phương Nghiên cứu thực hiện kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá và kỹ

thuật phân tích hồi qui đa biến đã xác định được 9 yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về

chất lượng cuộc sống của người dân ở quận 8, Tp.HCM theo thứ tự tầm quan trọng như sau:

(1) Sự hỗ trợ của chính quyền địa phương; (2) Tự do cá nhân và thủ tục hành chính; (3) Phương tiện truyền thông; (4) Hàng hóa phong phú và quan hệ cộng đồng; (5)

Chính sách qui hoạch và định cư; (6) Giao thông công cộng; (7) Sức khỏe cộng đồng; (8)

Không còn tình trạng nước ngập; (9) Giáo dục và đào tạo

> Nguyễn Quang Đại (2012), trong đánh giá chất lượng cuộc sống của lao động

nhập cư làm việc tại các khu công nghiệp trên địa bàn TPHCM, đã sử dụng thang đo

Likert gdm 5 mức độ từ (1) Rất xấu - (5) Rất tốt, nghiên cứu thực biện khảo sát định

lượng và sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá Kết quả của nghiên cứu xác định được 12 nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của lao động nhập cư là:

~_ (1) Đời sống tình cảm - tỉnh thần gồm: hạnh phúc tỉnh thần, sự cân bằng công việc- cuộc sống, thích nghỉ với nơi ở mới, niềm tin vào cuộc sống, mối quan hệ giữa các thành viên trong nhà, quan hệ tình cảm riêng tư, cơ hội phát triển các mối quan hệ riêng tư

-_ (2) Môi trường tự nhiên xã hội gồm: môi trường xung quanh nơi ở, tình hình vệ sinh/thu gom rác, tình hình ô nhiễm, cảnh quan xung quanh nơi ở, mối quan hệ của người dân địa phương, sự giúp đỡ của người dân địa phương

- (3) Bao hiém va chim séc y tế gồm: tiếp cận các dịch vụ y tế, khả năng thanh toán

chỉ phí y tế, thủ tục đăng ký mua bảo hiểm y tế, khả năng thanh toán cho việc mua

Trang 31

- (4) Cac hỗ trợ của chính quyền địa phương gồm: đăng ký hộ khẩu, tư vấn thủ tục hành chính pháp luật, hỗ trợ thông tin về việc làm, chỗ ở, những hỗ trợ khác -_ (5) Điều kiện nhà ở - công việc gầm: tính kiên cố nhà ở, vật dụng sinh hoạt trong

nhà, công việc phù hợp, tính ổn định của công việc, điều kiện làm việc

-_ (6) Điều kiện giao thông đi lại gồm: trang bị phương tiện cá nhân, sử dụng phương tiện công cộng, trật tự giao thông, tình trạng kẹt xe, tai nạn giao thông, hệ thống

đường sá -

-_ (7) Môi trường an ninh gồm: tình hình an ninh trật tự, các tệ nạn xã hội, nếp sống

của người dân xung quanh, khả năng đảm bảo an ninh của chính quyền địa phương

- (8) Chi phi sinh hoạt gồm: mặt bằng giá cả nơi ở, khả năng chỉ trả các khoản chỉ thường xuyên, khả năng chỉ trả các khoản chỉ đột xuất, tình trạng thu chỉ hàng tháng

- (9) Thu nhập gồm: thu nhập hàng tháng, tính ồn định của thu nhập, mức tiết kiệm,

khả năng giúp đỡ người thân về vật chất

- (10) Doi séng văn hóa gồm: phương tiện giải trí tại nhà, sử dụng các phương tiện

giải trí bên ngoài, cập nhật tỉn tức về chính trị văn hóa xã hội

-_ (11) Điều kiện ăn uống gồm: chất lượng dinh dưỡng bữa ăn, vệ sinh thực phẩm, nơi mua thực phẩm, nước sạch cho nấu ăn sinh hoạt

-_ (12) Sức khỏe người lao động gồm: tình trạng sức khỏe nói chung, tình trạng thể chất, tình trạng tâm lý

Trong 12 nhân tố trên có 7 nhân tố được đánh giá là không có sự thay đổi gồm:

Đời sống tình cảm - tỉnh thần, Đời sống văn hóa, Điều kiện ăn uống, Các hỗ trợ của

chính quyền địa phương, Bảo hiểm và chăm sóc y tế, Sức khỏe, Điều kiện nhà ở - công

việc Có 5 nhân tố được đánh giá xấu đi là: Chi phí sinh hoạt, Điều kiện giao thông đi lại,

Môi trường an ninh, Môi trường tự nhiên xã hội, Thu nhập

Trang 32

ˆVũ Quốc Thái (2011), Trương Tấn Tâm (2012), là sử dụng thang đo Likert 5 mức độ và thực hiện các kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá và phân tích hồi quy đa biến để tìm ra

các nhân tố tác động tới cảm nhận về chất lượng cuộc sống của công nhân Tuy nhiên 2 nghiên cứu của Vũ Quốc Thái và Trương Tấn Tâm đánh giá về chất lượng cuộc sống của cả cộng đồng còn nghiên cứu này đánh giá chuyên sâu về các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của cá nhân giống với nghiên cứu của Nguyễn Quang Đại (2012), tuy nhiên Nguyễn Quang Đại nghiên cứu về lao động nhập cư làm việc tại các khu công nghiệp trên địa ban TPHCM còn nghiên cứu này chỉ tìm hiểu về công nhân tại khu công nghiệp Vĩnh Lộc, ngoài ra trong nghiên cứu của Nguyễn Quang Đại chỉ dừng ở phân tích ˆ nhân tố mà không thực hiện hồi quy để xác định chính xác mức độ và các yếu tố ảnh

hưởng tới chất lượng cuộc sống

2.2 CƠ SỞ THỰC TIỀN

2.2.1 Thực trạng những yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của công

nhân -

Nhóm yếu tố thuộc về đặc điểm cá nhân

Gồm: độ tuổi, giới tính, Kỹ năng nghề nghiệp (kiến thức, tay nghề, kinh nghiệm), sức khỏe, đặc điểm về cư trú (xem xét là di cư hay không di cư,) tinh trang hôn nhân — gia đình

Theo Khao sát do Viện Vệ sinh y tế công cộng TP HCM, Trịnh Hồng Lân (2010),

cho biết nhóm công nhân trẻ bị stress cao hơn hẳn nhóm có tuổi đời trên 30; công nhân

non tuổi nghề cũng bị stress nhiều hơn Những công nhân lớn tuổi là những người từng

trải, có kinh nghiệm sống, quen với công việc khó khăn và thường có xu hướng thích ổn định nên ít bị stress hơn

Công nhân nữ trong các doanh nghiệp chiếm tỉ trọng cao, theo điều tra về việc

thực hiện chính sách thai sản và tổ chức nhà trẻ mẫu giáo trong các doanh nghiệp, cho

Trang 33

nghiệp có đông lao động cho thấy, doanh nghiệp có 1000 lao động nữ trở lên chiếm

49,7%, doanh nghiệp sử dụng dưới 300 lao động nữ là 27,6%, nhưng, tỷ lệ doanh nghiệp

FDI sử dụng đông lao động nữ vẫn là cao nhất Lao động nữ được hỏi thuộc mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu trong độ tuổi từ 25-40 tuổi, chiếm 61,8% số người được hỏi Đây là độ

tuổi lập gia đình và sinh con của chị em phụ nữ Kết quả điều tra cho thấy, có tới 72% số nữ công nhân được hỏi đã kết hôn và có gia đình Trong đó có 96,9% nữ công nhân đã có

từ 1-2 con Vì vậy, lao động nữ có gia đình và con nhỏ trong độ tuổi đi mẫu giáo chiếm

số đông (Bùi Phương Chi, 2011),

Theo báo cáo của Vụ pháp chế về sức khỏe của công nhân thì, Sức khỏe công

nhân loại I, loại II giảm sau mỗi năm đồng thời tăng tỷ lệ người lao động có sức khoẻ

yếu (loại 4) và rất yếu (loại 5) đứng ở mức cao, năm 2010 với 1.897.575 người được khám, tỷ lệ người lao động có sức khoẻ yếu là 8,8% Tỷ lệ nghỉ ốm trong công nhân ở

mức cao, năm 2010 là 24,7% tổng số người lao động của các doanh nghiệp có báo cáo Ngoài ra bệnh nghề nghiệp có xu hướng gia tăng cả về số người mắc bệnh và loại bệnh Tổng số người mắc bệnh nghề nghiệp đã qua giám định tính đến cuối năm 2010 là

26.928 trường hợp, trong đó bệnh bụi phổi silic là 20.229 ca (chiếm 75,1%), điếc nghề nghiệp là 4.202 ca (chiếm 15,6%) Tuy nhiên còn nhiều trường hợp chưa được kiểm tra

sức khỏe và khả năng khám bệnh nghề nghiệp cũng rất hạn chế nên trên thực tế số người mắc bệnh nghề nghiệp có thể cao hơn số liệu trên hàng chục lần (Bộ lao động — thương

binh và xã hội, vụ pháp chế, 2012)

Theo Lê Thanh Hà (2010), Trình độ công nhân còn thấp chưa đáp ứng được yêu

cầu công việc Có 0,28% không biết chữ, 10,5% có trình độ tiểu học; 43,7% trung học cơ

sở và có 45,5% có trình độ trung học phổ thông Nhìn chung trình độ của công nhân ở các khu công nghiệp phía Nam thấp hơn so với các vùng khác Về trình độ chuyên môn, tay nghề: Có 9,5% công nhân kỹ thuật; 7,3% công nhân có trình độ trung cấp;

chỉ có 3,0% cao đẳng và 5,6% có trình độ đại học Những công nhân được đào tạo cơ bản

Trang 34

chung số công nhân được đào tạo nghề (cả ở các cơ sở và doanh nghiệp), thì tỷ lệ công nhân bậc cao rất ít, trọng số 900 công nhân trả lời phiếu hỏi thì có tới 680 công nhân tay

nghề từ bậc 1 đến bậc 3 (chiếm 88,4%); số công nhân có trình độ bậc 4 chiếm 8,4%; bậc 6, bậc 7 chỉ chiếm 3,2% (trích bởi Trần Tố Hảo, 2011)

Theo thống kê của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam Tỷ lệ lao động nhập cư

cao, ở Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, lao động ngoại tỉnh lên tới 70%, trong đó có tới gần 95% số công nhân ngoại tỉnh làm việc tại các khu công nghiệp phải

thuê nhà trọ (Trích bởi Đặng Quang Điều, 2012)

Nhóm yếu tố về đời sống văn hóa - tinh thần

Gồm: Trạng thái tâm lý, tỉnh thần, tình cảm, Đời sống văn hóa — giải trí

Công nhân với mức tiền lương và thu nhập thấp, điều kiện nhà ở khó khăn, họ

không có điều kiện để thoả mãn nhu cầu vui chơi, giải trí, thể thao, nghỉ ngơi, học tập,

giao lưu Thậm chí nhiều công nhân không có điều kiện để tiếp cận với thông tin đại

chúng, như báo chí, phát thanh, truyền hình ( Nguyễn Mạnh Hoạch, 2012)

Qua điều tra cho thấy, phần lớn công nhân phải lao động với cường độ cao, thời gian kéo dài, thậm chí một bộ phận công nhân phải làm tăng ca triỀn miên tới 12

giờ/ngày, 7 ngày/tuần Cụ thể: có 11,3% công nhân làm việc trung bình từ 8 đến 10

giờ/ngày và 4,4% công nhân phải làm việc trên 10 giờ/ngày; có 24,7% công nhân phải làm việc bình quân 7 ngày/tuần, không có ngày nghỉ Tình trạng tăng ca, tăng giờ, không có ngày nghỉ diễn ra phổ biến ở hầu hết các doanh nghiệp, trong tất cả các ngành, các lĩnh

vực sản xuất, kinh doanh (Lê Thanh Hà, 2008), vì thế công nhân không có thời gian để

giải trí, thư giãn, công việc đã làm họ mệt mỏi nên khi về phòng trọ họ chỉ tranh thủ ngủ,

nhiều công nhân còn không có đủ thời gian để ngủ, họ nghèo về vật chất dẫn tới nghèo về

tỉnh thần Ngoài ra sự mất cân đối giới tính tại các KCN - KCX khiến họ khó khăn để tìm hiểu và kết bạn Đặc biệt, trong các KCN - KCX có nhiều lao động nữ thì vấn đề hôn

Trang 35

Theo báo cáo của liên đoàn lao động Thành phố Hồ Chí Minh về đời sống văn hóa

tỉnh thần của công nhân TP HCM hiện nay có 80% số công nhân không bao giờ chơi thể

thao hoặc hiếm khi chơi, 12% số công nhân thỉnh thoảng chơi và chỉ có 7,8% là thường

xuyên chơi Những dịch vụ văn hóa ở các câu lạc bộ, nhà văn hóa chưa thu hút công

nhân Loại hình văn hóa công nhân thụ hưởng nhiều nhất là xem tỉ vi Chỉ có 2,3% số

công nhân thường xuyên đi xem phim, biểu diễn nghệ thuật, 1,2% công nhân đi du lịch,

tham quan bảo tảng, 6,2% vào mạng internet Có đến 74% số công nhân chọn cách thư

giãn là ở nhà nghỉ ngơi (Hà Linh Quân (2004) Trích bởi Tạp chí cộng sản 201 1)

Nhóm yếu tố thuộc về điều kiện ăn, ở, đi lại

Gầm: điều kiện nhà ở, điều kiện ăn uỗng, giao thông đi lại

Hiện này nhà ở cho công nhân làm việc trong các khu công nghiệp đang là vấn đề rất bức xúc Nguyên nhân là do việc quy hoạch phát triển các khu công nghiệp chưa tính tới nhu cầu về chỗ ở cho họ và các chính sách hiện có chưa khuyến khích được các thành

phần kinh tế tham gia xây nhà ở cho công nhân, nhất là vấn đề vốn và đất đai Gần 95%

số công nhân ngoại tỉnh làm việc tại các khu công nghiệp tập trung trên cả nước phải thuê nhà trọ của tư nhân, chỉ có khoảng 5% công nhân được ở trong các nhà trọ do các doanh nghiệp, chính quyền và các tổ chức đoàn thể đầu tư xây dựng Các phòng trọ do tư nhân

xây dựng cho thuê hầu hết đều rất chật bẹp, diện tích sử dụng bình quân từ 3 - 4m /người và không bảo đảm những điều kiện tối thiểu về vệ sinh, điện, nước, nên họ ăn ở chật chội,

nhếch nhác, khơng an tồn, ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất lao động, ngoài ra còn

là nguy cơ phát sinh các tệ nạn xã hội làm suy thoái đạo đức của một bộ phận công nhân

(Đặng Quang Điều, 2012)

Với mức thu nhập trung bình khá thấp công nhân phải sống rất kham khổ, họ phải - tiết kiệm mọi chỉ tiêu vì thế chất lượng bữa ăn của công nhân không đảm bảo, thiếu cả về chất và lượng nên không thể tái tạo được sức lao động, dẫn đến làm công nhân được vài

ˆ năm là héo hắt, gầy mòn nhất là lao động nữ ( Đặng Quang Điều, 2012) Ngoài ra các bữa

Trang 36

công ty cổ phần và 37,5% người lao động ở doanh nghiệp FDI cho biết bữa ăn của họ

thường thiếu thức ăn, có tới gần 15% người lao động cho rằng thức ăn không đảm bảo

dinh dưỡng, theo đánh giá của Viện Dinh dưỡng, khẩu phần ăn của người lao động tại một số khu công nghiệp mới chỉ đáp ứng được 89,7% nhu cầu về năng lượng Bữa ăn của người lao động không chỉ thấp về chất lượng mà còn nghèo về giá trị dinh dưỡng Trong

thành phần bữa ăn chỉ có 12% lượng protein, 16% chất béo, còn lại là chất bột (gạo, ngơ,

khoai) Ngồi ra vấn đề bữa ăn mắt vệ sinh cũng xảy ra ở rất nhiều doanh nghiệp trong đó doanh nghiệp FDI chiếm tới hơn 41%; công ty cỗ phần là hon 31% Theo số liệu của Cục

An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) cho thấy, tại các KCN-KCX những năm gần đây, có

từ 11-20 vụ ngộ độc/năm với trung bình 1.500 người bị ngộ độc Trong đó, các bếp ăn tập thể ở miền Nam chiếm 1⁄3 số vụ (Trần Ngọc Ánh trính bởi Phong Cầm, 2012)

Nhóm yếu tố thuộc về kinh tế và việc làm

Gầm: Việc làm; Thu Nhập; Chỉ phí sinh hoạt

Theo Khao sát do Viện Vệ sinh y tế công cộng TP HCM, cho thấy số công nhân bị stress nghề nghiệp chiếm tới 71% và dưới nhiều mức độ khác nhau Nguyên nhân do

công việc đơn điệu, không hấp dẫn gây ra sự nhàm chán, mắt hứng thú với công việc chiếm 64%, ngoài ra do chế độ vào thời gian làm việc căng thẳng chặt chế cũng dẫn tới

86% công nhân bị stress, ở công ty nước ngoài bi stress cao hơn 20% so với công nhân của các công ty Việt Nam (trích bởi Trịnh Hồng Lân (2010))

Điều kiện và môi trường làm việc trong nhiều doanh nghiệp vẫn còn thấp kém đặc

biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc khu vực kinh tế ngoài nhà nước Mặc dù nhiều

doanh nghiệp đã áp dụng các thành tựu khoa học, kỹ thuật mới, đầu tư máy móc, thiết bị

tiên tiến, hiện đại, để cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, nhưng phần đông

doanh nghiệp vẫn còn tình trạng công nhân phải lao động thủ công, nặng nhọc, làm việc

với các máy móc, thiết bị cũ kỹ, lạc hậu so với thế giới từ 15- 30 năm, tỷ lệ cơ khí hoá, tự

động hoá dưới 10% (Lê Thanh Hà, 2008) Môi trường lao động không đảm bảo an toàn

Trang 37

ồn, độ rung vượt tiêu chuẩn cho phép, khảo sát từ năm 2007 tới nay trên 6.500 doanh nghiệp tại TPHCM phát hiện không đạt chuẩn về nhiệt độ chiếm tỉ lệ cao nhất (trên -32%), tiếng ồn (28,97%), ánh sáng (24,01%), hơi khí độc (2,22%) (Trần Bảo Chính Trích bởi Nguyễn Thạnh, 2012) Hiện nay, có tới gần 40% các doanh nghiệp có điều kiện

làm việc ở mức bình thường và kém, khoảng 23,5% doanh nghiệp có môi trường vệ sinh lao động ở mức trung bình và kém Còn nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm hoặc thực hiện các vấn đề bảo hộ lao động, theo thống kê vẫn còn khoảng 22,1% công nhân không được trang bị đầy đủ, hoặc không được trang bị phương tiện bảo hộ lao động (Lê Thanh Hà, 2008) chính điều này là nguyên nhân dẫn đến số vụ tai nạn lao động, nhất là tai nạn

lao động chết người xảy ra hàng năm vẫn còn nhiều Năm 2009, cả nước xảy ra 6250 vụ

tai nạn lao động, làm chết 507 người; năm 2010 xảy ra 5125 vụ, làm chết 601 người Tai nạn lao động tăng trung bình hàng năm 8,9% về số vụ và 7,8% về số người chết Riêng, khu vực doanh nghiệp nhà nước tăng từ 26- 42,4% (Lê Thanh Hà, 2012)

“Theo kết quả khảo sát do Viện Cơng nhân cơng đồn thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2012), thì tiền lương cơ bản của người lao động cao hơn mức lương tối thiểu theo vùng từ 39-53% Trong đó, tiền lương thực nhận trung bình của người lao động thường cao hơn so với lương cơ bản từ 10-20%, đạt mức trung bình 2,86 triệu

đồng/tháng Cụ thể, tiền lương trung bình của vùng I là 3,312 triệu đồng; vùng II là 2,94 triệu đồng; vùng II là 2,75 triệu đồng; vùng IV là 2,45 triệu đồng Theo loại hình doanh

nghiệp, doanh nghiệp nhà nước có tiền lương trung bình là 3,56 triệu đồng: doanh nghiệp

FDI hơn 2,67 triệu đồng; doanh nghiệp dân doanh 2,83 triệu đồng Tính về tổng thu nhập/tháng, cao nhất là doanh nghiệp nhà nước đạt gần 4,5 triệu đồng; FDI hơn 3,7 triệu đồng: doanh nghiệp dan doanh gần 3,5 triệu đồng Khi hỏi người lao động có hài lòng với

công việc và thu nhập của mình không thì chỉ có 0,8% trả lời rất hài lòng, trong khi có tới 28,5% nói không hài lòng và hơn 57% nói tạm hài lòng

Mức lương cơ bản của công nhân quá thấp nên để có được mức thu nhập hơn 3

triệu đồng/tháng, có đến trên 90% số-công nhân phải làm thêm giờ Nhưng dù có làm

Trang 38

thiểu Cụ thể, mức sống tối thiểu để đảm bảo người lao động có thể tái sản xuất và tái sản

xuất mở rộng sức lao động tính theo vùng: vùng I là 3,76 triệu đồng; vùng II là 3,51 triệu

đồng; vùng II là 3,17 triệu đồng; vùng IV là 2,48 triệu đồng Nếu so sánh với mức chỉ

tiêu thực tế, vẫn còn khoảng 14,5% người lao động có mức chỉ tiêu ở dưới mức sống tối

thiểu Mức lương tối thiểu hiện tại mới chỉ đáp ứng được 49-56% mức sống tối thiểu của

người lao động (Đặng Quang Hợp, trích bởi Phong Cầm, 2012) Với tình hình giá cả thị trường ngày càng tăng như hiện nay thì với mức thu nhập như vậy khiến người lao động gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, chỉ phí cho lương thực, thực phẩm đã chiếm hết

60 — 70% tiền lương, vì vậy người lao động phải tiết kiệm tối đa cho nhà ở và các chỉ phí

khác Thường người lao động ở các khu công nghiệp chi phí cho nhà ở từ 80.000 — 300.000đ, nếu quá mức đó khó có người lao động nào chấp nhận vào ở Theo nghiên cứu,

tính trung bình mỗi tháng người lao động phải chỉ phí tối thiểu 800.000-900.000 đồng cho việc ăn uống, 1,2 triệu đồng cho các chỉ phí sinh hoạt khác Nếu có thêm con cái, họ

sẽ phải tiêu tốn thêm khoảng 1,5 triệu đồng (Đặng Quang Điều, 2012) Nhóm yếu tố thuộc về môi trường liên quan

_ Gẫm: Môi trường tự nhiên, an ninh, xã hội; Dịch vụ y tế; Sự hỗ trợ của các to

chức và chính quyền địa phương

Do công nhân sống tạm bợ trong các khu nhà trọ đông đúc, phòng trọ không chắc

chắn, khơng an tồn dễ bị trộm cấp, vấn đề an ninh trật tự kém, ô nhiễm môi trường và

các tệ nạn xã hội như ma túy, rượu chè, cờ bạc, cá độ

Việc chăm sóc sức khỏe cho công nhân do chưa có quy định bắt buộc nên các

doanh nghiệp rất ít khi thực hiện Tại các khu công nghiệp khả năng tiếp cận các dịch vụ

y tế còn rất thấp, khoảng 15% số cơ sở có cán bộ y tế, số lượng công nhân được khám

sức khỏe định kỳ chỉ khoảng 22% - 25% và chỉ dưới 10% số công nhân tiếp xúc với các

yếu tố gây ô nhiễm, độc hại có nguy cơ cao được khám bệnh nghề nghiệp, tỷ lệ công

nhân tham gia bảo hiểm y tế còn thấp Vẫn phổ biến tình trạng gian lận, nợ bảo hiểm y tế,

bảo hiểm xã hội cho người lao động.-(Phương Ngọc Thạch, 2012) Tình trạng nợ, chậm

Trang 39

với số tiền hàng ngàn tỷ đồng Tính đến 30/9/2011, nợ BHXH là hơn 4,5 nghìn tỷ đồng,

ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của hàng chục ngàn công nhân, lao động (Lê Thanh -Hà, 2012)

Ngoài ra nhiều doanh nghiệp không thực hiện đúng pháp luật lao động và những cam kết, thoả thuận với người lao động, nhất là các qui định về hợp đồng lao động, tiền

lương, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, thời giờ làm việc và nghỉ ngơi, điều kiện làm việc

Đây là nguyên nhân chính dẫn đến xung đột, tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể và đình công tự phát ngày càng tăng Trong ba năm (2009, 2010, 2011), cả nước đã xảy ra 1.712 cuộc đình công của công nhân, lao động Phần lớn các cuộc đình công xảy ra ở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (chiếm 76,5%) và không theo đúng trình tự qui định của pháp luật (Lê Thanh Hà, 2012)

Theo Bùi Phương Chỉ (2011), Trên thực tế, các khu công nghiệp cho biết họ không có điều kiện tổ chức nhà trẻ Chỉ có 26,8% nữ lao động trả lời được hỗ trợ về chỉ

phí nhà trẻ mẫu giáo, 69% trả lời được trợ cấp về thai sản số lượng công nhân gia ting nhanh, thì nhu cầu cần phải có nhà trẻ, mẫu giáo là vấn đề cấp bách Tuy nhiên các doanh nghiệp cho rằng họ không có trách nhiệm chia sẻ Có tới 84,9% các doanh nghiệp được

điều tra không trợ cấp cho lao động nữ gửi trẻ, tỷ lệ này trong doanh nghiệp nhà nước là

100%, doanh nghiệp FDI là 93,1% Nhà trẻ tại các khu công nghiệp theo điều tra thuộc doanh nghiệp hoặc khu công nghiệp, khu chế xuất tổ chức rất ít (16,9%), chủ yếu là thuộc ngành giáo dục của địa phương (63,3%), hoặc do tư nhân tự tổ chức (60,1%) Có 49 % nữ công nhân lao động đánh giá cơ sở hạ tầng của nhà trẻ mẫu giáo là tốt và khá, có tới

51% lao động đánh giá chất lượng ở mức trung bình, thậm chí yếu kém Ngoài ra do công

nhân đa số là đân nhập cư họ không có hộ khẩu thường trú, nên họ không thể gửi con ở các nhà trẻ công lập Vì vậy, trong thời gian qua các cơ sở giữ trẻ mọc lên ở các KCN -

KCX đều do tư nhân tự phát, không có giấy phép và không đạt tiêu chuẩn Bộ giáo dục đề

ra

Trang 40

có điều kiện về quê ăn Tết Quỹ Hỗ trợ công nhân cũng tặng 2.000 vé tham quan tại các khu vui chơi trong ba ngày Tết; tặng 1.500 phần quà (300.000 đồng mỗi phần) cho công nhân khó khăn Nhiều doanh nghiệp cũng sẽ bán hàng giảm giá 10% - 50% cho công

nhân tại các KCN - KCX Ngoài ra, 600 công nhân tiêu biểu nhưng không có điều kiện

về quê đón Tết cũng sẽ được tham gia chương trình “Vui Tết cùng công nhân” tại khu chế xuất Linh Trung ngày 11/2 do Hepza và Quỹ Hỗ trợ công nhân phối hợp tổ chức, tuy nhiên những hoạt động hỗ trợ cho công nhân của các doanh nghiệp tổ chức và chính

quyền địa phương vẫn rất ít và chưa thật sự hỗ trợ về những vấn đề bức xúc trong cuộc

sống của công nhân

2.2.2 Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của công nhân

Dự vào cơ sở lý thuyết, cơ sở thực tiễn và các nghiên cứu trước cho thấy các yếu

tố ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống công nhân được tổng hợp theo bảng sau

Bảng 2.1: Tổng hợp những yếu té ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống công nhân

Các yếu tố Nghiên cứu trước

Độ tuổi David Bell (2005); Frey và Stutzer (2002); Trịnh Hồng Lân (2010)

Giới tính David Bell (2005); Bui Phuong Chi, (2011)

Trinh độ văn hóa Lê Thanh Hà (2010) trích bởi Trần Tố Hảo (2011)

Tình trạng hôn nhân Zhao (2004); Bùi Phương Chỉ (2011)

Đặc điểm cư trú Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam Trích bởi Đặng

Quang Điều (2012)

Ngày đăng: 07/01/2022, 19:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w