Về kỹ năng: - Đọc được bản vẽ hình chiếu của vật thể có dạng khối đa diện và khối tròn xoay - Đọc được các bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp và bản vẽ nhà đơn giản.. Về thái độ: - Có ý thức ôn[r]
Trang 1Ngày soạn: 8/10/2018
Tiết: 15
ÔN TẬP PHẦN VẼ KỸ THUẬT
I Mục tiêu bài học:
Thông qua bài ôn tập này học sinh phải:
1 Về kiến thức:
- Hệ thống hóa và hiểu được một số kiến thức cơ bản về bản vẽ hình chiếu các khối hình học
- Hiểu được cách đọc bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp và bản vẽ nhà
2 Về kỹ năng:
- Đọc được bản vẽ hình chiếu của vật thể có dạng khối đa diện và khối tròn xoay
- Đọc được các bản vẽ chi tiết, bản vẽ lắp và bản vẽ nhà đơn giản
3 Về thái độ:
- Có ý thức ôn tập tốt để chuẩn bị cho phần kiểm tra định kỳ
4 Định hướng hình thành và phát triển năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề
- Năng lực tìm tòi
- Năng lực tính toán
II Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1 Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo, tranh ảnh liên quan đến
nội dung bài học, sơ đồ hóa kiến thức phần I « Vẽ kỹ thuật »
2 Học sinh: SGK, vở bài tập, vở ghi, đồ dùng học tập.
III Phương pháp dạy học:
- Phương pháp trực quan
- Phương pháp thuyết trình
- Phương pháp đàm thoại
IV Tiến trình bài giảng - Giáo dục:
1 Ổn định tổ chức lớp: ( 1 - 2 phút)
8A 8B 8C
2 Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra Kiểm tra trong bài
3 Giảng bài mới:
a Mở bài: ( 3 - 5 phút)
Nội dung phần vẽ kỹ thuật chúng ta học gồm 15 bài, gồm hai phần kiến thức
cơ bản là bản vẽ các khối hình học và bả vẽ kỹ thuật Để nhớ lại toàn bộ nội dung các bài đã học Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học trong phần vẽ kỹ thuật
b Các hoạt động:
* Hoạt động 1: Hệ thống lại kiến thức phần 1( 15 -17 phút)
- Mục tiêu: Hệ thống lại được nội dung kiến thức đã học ở phần I
Trang 2- Hình thức tổ chức : Cá nhân
- Kĩ thuật dạy học : Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật hỏi và trả lời
- Phương pháp dạy học : Đàm thoại, thuyết trình, quan sát
Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng
GV : Phần một CN8 các em được học về
nội dung nào ?
HS : Vẽ kĩ thuật
GV
: Khoanh trên bảng <Vẽ kĩ thuật>
GV
: Chiếu phông chiếu các câu hỏi và
HS trả lời Kết thúc mỗi câu hỏi, hỏi
thêm HS ‘Nội dung câu hỏi em trả lời
thuộc chương nào, bài nào ?’
GV : Ghi tên chương, tên bài lên 1 bên
bảng
Sau khi trả lời hết 11 câu hỏi và ghi ra
được nội dung các chương và các bài đã
học
GV : Yêu cầu HS lên bảng tóm tắt lại
bằng sơ đồ tư duy (GV cho điểm HS)
I.Hệ thống lại nội dung kiến thức
đã học ở phần 1
- Ghi nội dung tên chương, tên bài lên 1 bên bảng
- Trả lời hết 11 câu hỏi yêu cầu
HS lên tổng kết phần 1 bằng
sơ đồ tư duy
………
* Hoạt động 2: Làm bài tập ( 15 -17 phút)
- Mục tiêu: Hệ thống lại được nội dung kiến thức đã học ở phần I
- Hình thức tổ chức : Nhóm
- Kĩ thuật dạy học : Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật hỏi và trả lời
- Phương pháp dạy học : Đàm thoại, thuyết trình, quan sát
Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng
GV : Chiếu phông chiếu từng bài tập
GV : Đồng thời gửi cả bài tập qua máy
tính bảng cho các nhóm làm
HS : Làm bài tập trên máy tính
II Bài tập : Cho HS làm các bài tập 1, 2, 3 trên phông chiếu
Và sử dụng máy tính bảng cho HS làm các bài tập.
4 Củng cố: (1- 2 phút)
- Cho HS làm 3 câu hỏi khảo sát nhanh cho HS
- Nhận xét, đánh giá giờ học
5 Hướng dẫn về nhà: (1- 2 phút)
- Về nhà học thật kỹ những nội dung đã học để giờ sau làm bài kiểm tra định kỳ
cho tốt
Trang 3Ngày soạn: 8/10/2018
Tiết: 16
KIỂM TRA CHƯƠNG I VÀ CHƯƠNG II
I Mục tiêu bài học:
- Kiểm tra được những kiến thức cơ bản đã học trong chương I và chương II
- Đánh giá được chất lượng học sinh thông qua nội dung bài kiểm tra để điều
chỉnh được phương pháp dạy học cho phù hợp
- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng thực hành
II Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1 Giáo viên: Đề thi, đáp án, biểu điểm.
2 Học sinh: Kiến thức, giấy kiểm tra.
III.
Sơ đồ ma trân:
Mức độ
Nhận biết Thông
hiểu
Vận dụng
Tổng TN
KQ
KQ
TL Vận dụng thấp Vận dụng cao
1 Hình chiếu
1 0.5
1 0.5
2 1.5
15%
2 Bản vẽ khối
đa diện
1 2
1 2
20%
3 Bản vẽ các
khối tròn xoay
1 0.5
1 0.5 5%
4 Hình cắt
1 0.5
1 0.5 5%
5 Bản vẽ chi
tiết
1 0.5
1 0.5 5%
6 Biểu diễn
ren
1 0.5
1
1
1 1 10%
7 Bản vẽ lắp
1 1
1
1 10%
8 Bản vẽ nhà
1
3
1 3 30% Chủ đề
Trang 4Tổng điểm:
3
1.5
15%
4
2.5
25%
3
6
60%
10 10
100%
IV Đề bài
TRƯỜNG THCS BÌNH DƯƠNG
NĂM HỌC: 2018 – 2019 Môn: Công nghệ 8
(Thời gian làm bài: 45 phút – Không kể thời gian giao đề)
ĐỀ BÀI
I Tr¾c nghiÖm (3đ)
Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng:
1 Trên bản vẽ kĩ thuật hình chiếu bằng nằm ở vị trí:
A Bên trái hình chiếu đứng B Trên hình chiếu đứng
C Dưới hình chiếu đứng D.Bên phải hình chiếu đứng
2 Trình tự đọc của bản vẽ chi tiết gồm:
A Bảng kê, yêu cầu kĩ thuật, hình biểu diễn.
B Khung tên, bảng kê, hình biểu diễn, kích thước, phân tích chi tiết, tổng
hợp
C Khung tên, yêu cầu kĩ thuật, bảng kê, hình biểu diễn
D Khung tên, hình biểu diễn, kích thước, yêu cầu kĩ thuật, tổng hợp.
3 Các khối hình trụ được tạo thành bằng cách:
A Quay nửa hình tròn một vòng quanh đường kính cố định.
B Quay hình tam giác vuông một vòng quanh một cạnh góc vuông cố đinh
C Quay hình chữ nhật một vòng quanh một cạnh cố định
D Cả A, B và C đều đúng
4 Hình cắt là:
A Hình biểu diễn phần vật thể ở phía trước mặt phẳng cắt
B Hình biểu diễn phần vật thể ở phía sau mặt phẳng cắt
C Hình biểu diễn phần vật thể ở phía trên mặt phẳng cắt
D Hình biểu diễn phần vật thể ở phía bên phải mặt phẳng cắt
5 Hướng chiếu của hình chiếu bằng là:
A Từ trên xuống B Từ dưới lên C Từ trái sang D Từ trước tới
6 Quy ước chung về ren:
Trang 5A Đường đỉnh ren, đường chân ren, vòng đỉnh ren được vẽ bằng nét liền đậm Đường giới hạn ren, vòng chân ren được vẽ bằng nét liền mảnh
B Đường đỉnh ren, đường giới hạn ren, vòng đỉnh ren được vẽ bằng nét liền đậm Đường chân ren, vòng chân ren được vẽ bằng nét liền mảnh
C Đường đỉnh ren, đường giới hạn ren, vòng chân ren được vẽ bằng nét liền đậm Đường chân ren, vòng đỉnh ren được vẽ bằng nét liền mảnh
D Đường đỉnh ren, đường giới hạn ren, vòng đỉnh ren được vẽ bằng nét liền mảnh Đường chân ren, vòng chân ren được vẽ bằng nét liền đậm
II TỰ LUẬN:
Câu 1: ( 1.0 đ) Ren được dùng để làm gì? Cho 4 ví dụ về các chi tiết có ren? Câu 2: (1.0 đ) Bản vẽ lắp bao gồm những nội dung nào?
Caâu 3: (3.0đ) Trình bày nội dung của bản vẽ nhà? Nêu trình tự đọc bản vẽ nhà? Caâu 4: (2.0 ®) Cho vật thể như hình vẽ Hãy vẽ hình chiếu đứng, hình chiếu
bằng và hình chiếu cạnh của vật thể (Theo tỉ lệ 1:1 với kích thước cho trên hình
vẽ)./
Trang 6ĐÁP ÁN – Biểu điểm đề kiểm tra
Phần I 1-C; 2-D; 3-C; 4-B; 5-A; 6-B 3.0đ (mỗi câu 0.5 đ)
Phần II
Câu 1
- Ren dùng để ghép nối các chi tiết hay dùng để
truyền lực
- Ví dụ: bulong, đai ốc, đinh vít, bình mực…
1.0đ
Câu 2
Bản vẽ lắp bao gồm những nội dung: hình biểu
diễn, kích thước, bảng kê, khung tên 1.0 đ
Câu 3 Nội dung của bản vẽ nhà: Khung tên, hình biểu
diễn, kích thước, các bộ phận
Trình tự đọc bản vẽ nhà:
1 Khung tên: Tên nhà, tỉ lệ
2 Hình biểu diễn: Hình cắt và tên gọi hình chiếu
3 Kích thước: Kích thước chung, kích thước từng bộ phận
4 Các bộ phận: Số phòng, số cửa đi và số cửa sổ, các bộ phận khác
3.0 đ Nêu đủ 4 nội fung được 1 điểm Nêu được trình tự đọc mỗi ý 0,5đ
Câu 4
2.0 đ (mỗi hình đúng 0.5)
Vẽ sạch đẹp: 0.5