1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ngu van 7 Bai 21 Huong dan tu hoc

13 7 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 22,78 KB

Nội dung

Câu 2 Trả lời câu 2 trang 41 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2: Trong văn bản nghị luận, khi người ta chỉ được sử dụng lời văn không được dùng nhân chứng, vật chứng thì làm thế nào để chứng tỏ một ý k[r]

Trang 1

BÀI 21 VĂN BẢN: SỰ GIÀU ĐẸP CỦA TIẾNG VIỆT

I VỀ TÁC GIẢ

Đặng Thai Mai (1902-1984) là một nhà văn, đồng thời là nhà nghiên cứu văn học lớn Những bài phê bình, những công trình nghiên cứu của ông có giá trị lớn về học thuật, mang đến cho bạn đọc những nhận thức sâu sắc về tác gia, tác phẩm văn học, về ngôn ngữ dân tộc,…

II NỘI DUNG:

Bằng những lí lẽ, chứng cứ chặt chẽ và toàn diện, bài văn đã chứng minh sự giàu có và đẹp đẽ của tiếng Việt trên nhiều phương diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp Tiếng Việt, với những phẩm chất bền vững và giàu khả năng sáng tạo trong quá trình phát triển lâu dài của nó, là một biểu hiện hùng hồn sức sống của dân tộc

Câu 1

Trả lời câu 1 (trang 37, SGK Ngữ văn 7, tập 2):

Đây chỉ là một đoạn trích nên bố cục không hoàn chỉnh Có thể chia thành các phần như sau:

- Phần mở đầu (đoạn 1, 2): Nêu luận điểm khái quát

- Phần khai triển (còn lại): Vẻ đẹp và sức sống của tiếng Việt Phần này gồm hai ý: + Từ “Tiếng Việt, trong cấu tạo của nó” đến “rất ngon lành trong những câu tục ngữ”: Tiếng Việt trong con mắt người nước ngoài;

+ Từ “Tiếng Việt chúng ta gồm có” đến hết: Những yếu tố tạo nên vẻ đẹp và sức sống của tiếng Việt

Câu 2

Trả lời câu 2 (trang 37, SGK Ngữ văn 7, tập 2):

Nhận định “Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay” được giải thích khá rõ ràng qua một cấu trúc lặp có nhịp điệu: “nói thế có nghĩa là nói rằng…” gồm hai vế Ở vế thứ nhất, tác giả nêu những đặc trưng cơ bản của tiếng Việt (“hài hoà về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu”), vế thứ hai tiếp nối vế trước, nêu khả năng của tiếng Việt trong việc “diễn tả tình cảm, tư tưởng và thoả mãn cho yêu cầu của đời sống văn

hoá nước nhà qua các thời kì lịch sử”.

Câu 3 => 4

Trả lời câu 3 (trang 37, SGK Ngữ văn 7, tập 2):

- Tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp, cái đẹp trước hết ở mặt ngữ âm

- Ý kiến của người nước ngoài: Ấn tượng của họ khi nghe người Việt nói nhận xét của những người am hiểu tiếng Việt như các giáo sĩ nước ngoài

- Hệ thống nguyên âm và phụ âm phong phú, giàu thanh điệu (6 thanh)

- Uyển chuyển, cân đối, nhịp nhàng về mặt cú pháp

- Từ vựng dồi dào giá trị thơ, nhạc, họa

- Tiếng Việt là một thứ tiếng hay

- Có khả năng dồi dào về cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt và ngữ pháp Cấu tạo và khả năng thích ứng với sự phát triển là một biểu hiện về sức sống dồi dào của tiếng Việt

Trang 2

Trả lời câu 4 (trang 37, SGK Ngữ văn 7, tập 2):

Sự giàu có và khả năng phong phú của tiếng Việt được thể hiện ở những phương diện:

- Tiếng Việt có hệ thống nguyên âm phụ âm phong phú, giàu thanh điệu (6 thanh)

- Uyển chuyển, cân đối, nhịp nhàng về mặt cú pháp

- Từ vựng dồi dào giá trị thơ, nhạc, hoạ

- Có khả năng dồi dào về cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt

- Có sự phát triển qua các thời kì lịch sử về cả hai mặt từ vựng và ngữ pháp Có khả năng thích ứng với sự phát triển liên tục của thời đại và cuộc sống

Câu 5

Trả lời câu 5 (trang 37, SGK Ngữ văn 7, tập 2):

Điểm nổi bật trong nghệ thuật lập luận ở bài văn này là phép lập luận chứng minh chặt chẽ, giàu sức thuyết phục:

- Lập luận chặt chẽ: đưa nhận định ngay ở phần mở bài, tiếp đó giải thích và mở rộng nhận định ấy, sau đó dùng các chứng cứ để chứng minh

- Các dẫn chứng được dẫn khá toàn diện, bao quát, không sa vào những dẫn chứng quá cụ thể, tỉ mỉ Nhưng chính vì thế người đọc phải có những hiểu biết cụ thể để minh họa cho chứng cứ

III HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP:

Trả lời câu 1 (trang 37, SGK Ngữ văn 7, tập 2):

Sưu tầm, ghi lại những ý kiến nói về sự giàu đẹp, phong phú của tiếng Việt và nhiệm vụ giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Trả lời:

- “Tiếng Việt của chúng ta rất giàu, tiếng ta giàu bởi đời sống của chúng ta muôn

màu, đời sống tư tưởng và tình cảm dồi dào của dân tộc ta Tiếng Việt của chúng

ta rất đẹp; đẹp như thế nào, đó là điều khó nói ”

(Phạm Văn Đồng - Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt)

- “Hai nguồn giàu đẹp của tiếng Việt là tiếng nói của quần chúng nhân dân và

ngôn ngữ văn học mà các nhà thơ lớn đã nâng lên đến mức cao Tiếng nói hằng ngày của quần chúng nhân dân lao động, trong chiến đấu, trong quan hệ xã hội,

cụ thể, sinh động, có hình ảnh, màu sắc và nhạc điệu: Tiếng nói ấy kết đọng lại rất hay, rất đẹp trong tục ngữ và ca dao ”

(Xuân Diệu - Tâm sự với các em về tiếng Việt)

Trả lời câu 2 (trang 37, SGK Ngữ văn 7, tập 2):

Tìm 5 dẫn chứng thế hiện sự giàu đẹp của tiếng Việt về ngữ âm, từ vựng trong các bài văn, thơ đã học hoặc đọc thêm ở các lớp 6, 7.

Trả lời:

- Về mặt ngữ âm, từ vựng ta thường bắt gặp trong chương trình Ngữ văn 6, 7 những câu thơ, đoạn văn giàu chất thơ, chất nhạc và mang đậm chất hội họa:

+ Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghêng

Ca nô đội lệch

Mồm huýt sáo vang

Trang 3

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng

Ấy là những câu thơ đầy chất nhạc trong bài thơ Lượm của Tố Hữu.

+ “Thường thường vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho

mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm thấy một niềm vui sáng sủa Trên giàn hoa lí vài con ong siêng năng bay đi kiếm nhị hoa Chỉ độ tám, chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột”.

Ấy là những câu văn đầy chất thơ trích trong văn bản Mùa xuân của tôi của tác giả

Vũ Bằng

+ Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

Ấy là những câu thơ đầy chất họa trong bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh.

IV BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM:

Câu 1: Tác giả Đặng Thai Mai đã chứng minh sự giàu có và khả năng phong phú của tiếng Việt về những mặt nào ?

A Ngữ âm B Từ vựng

C Ngữ pháp D Cả ba mặt trên

Câu 2: Để chứng minh sự giàu có và khả năng phong phú của tiếng Việt, trong bài văn của mình, Đặng Thai Mai đã sử dụng kiểu lập luận gì ?

A Chứng minh

B Giải thích

C Kết hợp chứng minh, giải thích và bình luận vấn đề

D Kết hợp phân tích và chứng minh vấn đề

Câu 3: Bài viết Sự giàu đẹp của tiếng Vịêt của Đặng Thai Mai gần với văn phong nào ?

A Văn phong khoa học

B Văn phong nghệ thụât

C Văn phong báo chí

D Văn phong hành chính

Câu 4: Trong các câu sau, câu nào nêu lên vấn đề cần nghị luận của bài văn ?

A Tiếng Việt, trong cấu tạo của nó, thật sự có những đặc sắc của một một thứ tiếng khá đẹp

B Tiếng Việt chúng ta gồm có một hệ thống nguyên âm và phụ âm khá phong phú

C Về phương diện này, tiếng Việt có những khả năng dồi dào về phần cấu tạo từ ngữ cũng như hình thức diễn đạt

D Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay

Câu 5: Đoạn mở đầu bài viết:“ Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó.” Nêu lên nội dung gì ?

A Nêu lên lí do về lòng tự hào tiếng Việt của người Việt

Trang 4

B Khẳng định vị trí và ý nghĩa của tiếng Việt

C Khẳng định lòng tin tưởng của người Việt với tiếng Việt

D Nói lên tình cảm của tác giả với tiếng Việt

Câu 6: Đoạn đầu của bài văn (từ đầu đến qua các thời kì lịch sử), sau khi nêu nhận định tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay, tác giả đã sử dụng kiểu lập luận nào ?

A Chứng minh nhận định ấy

B Phân tích nhận định ấy

C Bình luận nhận định ấy

D Giải thích nhận định ấy

Câu 7: Đoạn đầu của bài văn có nhiệm vụ gì ?

A Giới thiệu vấn đề chính sẽ được đề cập và lí giải trong bài viết

B Nêu lên các thao tác lập luận của bài văn

C Định hướng những kết luận mà bài văn sẽ đạt tới

D Nêu các luận cứ cần có của bài văn

Câu 8: Chứng cứ nào không được tác giả dùng để chứng minh “cái hay” của tiếng Việt ?

A Dồi dào về phần cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt

B Ngữ pháp uyển chuyển, chính xác

C Một thứ tiếng giàu chất nhạc

D Thoả mãn nhu cầu trao đổi tình cảm, ý nghĩ giữa người với người

Câu 9: Chứng cứ nào không được tác giả dùng để nói lên “cái đẹp” của tiếng Việt ?

A Một thứ tiếng giàu chất nhạc

B Dồi dào về phần cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt

C Rành mạch trong lối nói

D Hệ thống nguyên âm và phụ âm phong phú

Câu 10: Tính chất của dẫn chứng trong bài văn Sự giàu đẹp của tiếng Việt là

gì ?

A Cụ thể, tỉ mỉ

B Phong phú

C Toàn diện, bao quát

D Tiêu biểu, chính xác

Câu 11: Nhận xét nào không phải là ưu điểm trong nghệ thụât nghị luận của bài văn ?

A Kết hợp giải thích với chứng minh, bình luận

B Lập luận chặt chẽ

C Các dẫn chứng khá toàn diện, bao quát

D Sử dụng nhiều loại biện pháp tu từ

Câu 12: Trong các loại câu sau, loại câu nào được tác giả sử dụng trong bài văn để vừa làm rõ nghĩa vừa bổ sung thêm các khía cạnh mới hoặc mở rộng điều đang nói ?

A Câu đơn

B Câu đặc biệt

C Câu được mở rộng các thành phần

Trang 5

D Câu rút gọn

Câu 13: Dấu câu nào không dùng để tách thành phần câu được mở rộng trong bài văn này ?

A Dấu ngoặc đơn

B Dấu hai chấm

C Dấu phẩy

D Dấu ngoặc đơn và dấu phẩy

Câu 14: Kết luận của tác giả khi chứng minh sự giàu đẹp của tiếng Việt là

gì ?

A Tiếng Việt là thứ tiếng giàu đẹp nhất trong các thứ tiếng trên thế giới

B Tiếng Việt là ngôn ngữ tốt nhất dùng để giao tiếp ttrong đời sống của người Việt Nam

C Tiếng Việt có cơ sở để phát triển mạnh mẽ trong tương lai

D Cấu tạo và khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử là một biểu hiện về sức sống dồi dào của tiếng Việt

Câu 15: Văn bản “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” của tác giả nào?

A Hồ Chí Minh

B Đặng Thai Mai

C Phạm Văn Đồng

D Hòa Thanh

TIẾNG VIỆT: THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU

I ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẠNG NGỮ

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.

Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp [ ]

Tre với người như thế đã mấy nghìn năm Một thế kỉ "văn minh", "khai hóa" của thực dân cũng không làm ra được một tấc sắt Tre vẫn phải còn vất vả mãi với người Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc.

(Thép Mới)

1 Dựa vào kiến thức đã học ở bậc Tiểu học, hãy xác định trạng ngữ trong mỗi câu trên.

2 Các trạng ngữ vừa tìm được bổ sung cho câu những nội dung gì?

3 Có thể chuyển các trạng ngữ nói trên sang những vị trí nào trong câu?

Lời giải chi tiết:

1 Một số trạng ngữ

(1) Dưới bóng tre xanh

(2) đã từ lâu đời

(3) đời đời, kiếp kiếp

(4) từ ngàn đời nay

2 Các trạng ngữ trên bổ sung ý nghĩa:

(1) làm rõ, xác định về mặt không gian (nơi chốn) cho điều được nói đến trong câu (2), (3), (4): bổ sung thêm thành phần ý nghĩa xác định về mặt thời gian cho câu

3 Có thể chuyển những trạng ngữ trên sang những vị trí khác trong câu như:

Trang 6

- Trạng ngữ có thể nằm ở đầu câu: Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân

cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang.

- Trạng ngữ nằm ở cuối câu: Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp.

- Trạng ngữ có thể nằm ở giữa câu: Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay,

xay nắm thóc.

II HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

Câu 1

Trả lời câu 1 (trang 39 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Bốn câu sau đều có cụm từ mùa xuân Hãy cho biết trong câu nào cụm

từ mùa xuân là trạng ngữ Trong những câu còn lại, cụm từ mùa xuân đóng

vai trò gì?

a) Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa

xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh [ ].

(Vũ Bằng)

b) Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít.

(Vũ Tú Nam)

c) Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân.

(Vũ Bằng)

d) Mùa xuân! Mỗi khi họa mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật

như có sự đổi thay kì diệu.

(Võ Quảng)

Lời giải chi tiết:

Cụm từ mùa xuân

a) Nằm trong thành phần chủ ngữ của câu

b) Là trạng ngữ của câu

c) Là bổ ngữ cho động từ chuộng

d) Là câu đặc biệt

Như vậy, từ “Mùa xuân” trong câu (b) là trạng ngữ bởi vì:

- về mặt ý nghĩa, nó xác định thời gian cho sự việc được nêu ra ở trong câu

- về hình thức, nó đứng đầu câu và được ngăn cách với chủ ngữ bằng một dấu phẩy

Câu 2

Trả lời câu 2 (trang 40 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Tìm trạng ngữ trong các đoạn trích dưới đây:

a) Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm

của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết Các bạn

có ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không? Trong cái

vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời.

(Thạch Lam)

b) Chúng ta có thể khẳng định rằng: cấu tạo của tiếng Việt, với khả năng thích

ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây, là một chứng cớ khá rõ

về sức sống của nó.

Trang 7

(Đặng Thai Mai)

Lời giải chi tiết:

Trạng ngữ trong các đoạn trích

a

- khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn

tươi (Trạng ngữ chỉ thời gian)

- trong cái vỏ xanh kia, dưới ánh nắng (Trạng ngữ chỉ không gian (nơi chốn))

- vì cái chất quý trong sạch của Trời (Trạng ngữ chỉ nguyên nhân)

- như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết (Trạng ngữ chỉ

cách thức)

b

- với khả năng thích hợp với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên

đây (Trạng ngữ chỉ phương tiện)

Câu 3

Trả lời câu 3 (trang 40 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Dựa vào kiến thức đã học ở bậc Tiểu học:

a) Hãy phân loại các trạng ngữ vừa tìm được qua bài tập 2

b) Kể thêm những loại trạng ngữ khác mà em biết Cho ví dụ minh họa

Lời giải chi tiết:

a

- khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn

tươi (Trạng ngữ chỉ thời gian)

- trong cái vỏ xanh kia, dưới ánh nắng (Trạng ngữ chỉ không gian (nơi chốn))

- vì cái chất quý trong sạch của Trời (Trạng ngữ chỉ nguyên nhân)

- như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết (Trạng ngữ chỉ

cách thức)

b

- với khả năng thích hợp với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên

đây (Trạng ngữ chỉ phương tiện)

III BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM:

Câu 1: Trạng ngữ là gì ?

A Là thành phần chính của câu

B Là thành phần phụ của câu

C là biện pháp tu từ trong câu

D Là một trong số các từ loại của tiếng Việt

Câu 2: Có thể phân loại trạng ngữ theo cơ sở nào ?

A Theo các nội dung mà chúng biểu thị

B Theo vị trí của chúng trong câu

C Theo thành phần chính nào mà chúng đứng liền trước hoặc liền sau

D Theo mục đích nói của câu

Câu 3: Dòng nào là trạng ngữ trong câu “ Dần đi ở từ năm chửa mười hai Khi ấy, đầu nó còn để hai trái đào” (Nam Cao) ?

A Dần đi ở từ năm chửa mười hai

B Khi ấy

C Đầu nó còn để hai trái đào

Trang 8

D Cả A, B, C đều sai.

Câu 4: Trạng ngữ “ Trên bốn chòi canh” trong câu “Trên bốn chòi canh, ngục tốt cũng bắt đầu điểm vào cái quạnh quẽ của trời tối mịt, những tiếng kiểng và mõ đều đặn thưa thớt” (Nguyễn Tuân) biểu thị điều gì ?

A Thời gian diễn ra hành động được nói đến trong câu

B Mục đích của hành động được nói đến trong câu

C Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu

D Nguyên nhân diễn ra hành động được nói đến trong câu

Câu 5: Trạng ngữ “ Bằng ngòi bút trào phúng bậc thầy” trong câu “Bằng ngòi bút trào phúng bậc thầy, Vũ Trọng Phụng đã lên án gay gắt cái xã hội

tư sản thành thị đang đua đòi lối sống văn minh rởm, hết sức lố lăng, đồi bại đương thời” (Trần Hữu Tá) biểu thị điều gì ?

A Cách thức diễn ra hành động được nói đến trong câu

B Mục đích thực hiện hành động được nói đến trong câu

C Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu

D Nguyên nhân diễn ra hành động được nói đến trong câu

Câu 6: Trong câu, trạng ngữ bao giờ cũng được ngăn cách với các thành phần chính bằng dấu phẩy Đúng hay sai ?

A Đúng B Sai

Câu 7: Bốn câu sau đều có cụm từ mùa xuân Hãy cho biết trong câu nào cụm từ mùa xuân là trạng ngữ.

a) Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh [ ].

b) Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít.

c) Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân.

(Vũ Bằng)

d) Mùa xuân! Mỗi khi họa mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự đổi thay kì diệu.

(Võ Quảng)

A Câu a

B Câu b

C Câu c

D Câu d

Câu 8: Trạng ngữ trong câu sau có ý nghĩa gì?

Chúng ta có thể khẳng định rằng: cấu tạo của tiếng Việt, với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây, là một chứng cớ khá rõ

về sức sống của nó.

A Chỉ thời gian

B Chỉ nơi chốn

C Chỉ phương tiện

D Chỉ nguyên nhân

Trang 9

TẬP LÀM VĂN:

TÌM HIỂU CHUNG VỀ PHÉP LẬP LUẬN CHỨNG MINH

I MỤC ĐÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP CHỨNG MINH

Câu 1

Trả lời câu 1 (trang 41 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2): Hãy nêu ví dụ và cho biết: Trong đời sống, khi nào người ta cần chứng minh? Khi cần chứng minh cho ai đó tin rằng lời nói của em là thật, em phải làm như thế nào? Từ đó, em rút ra nhận xét: Thế nào là chứng minh?

Lời giải chi tiết:

Trong đời sống, khi người ta cần dùng sự thật để chứng tỏ một vấn đề thật giả thì người ta cần chứng minh Khi cần chứng minh cho ai đó tin rằng lời nói của

em là thật, em phải dẫn sự việc ấy ra, dẫn người chứng kiến sự vật ấy, đưa ra được các dẫn chứng, các lí lẽ làm sáng tỏ vấn đề Chẳng hạn nói: “bạn A giỏi nhất lớp” thì phải có những dẫn chứng: Các môn học tổng kết cuối năm đạt Loại giỏi, hơn các bạn khác; Đây là những con điểm thực chất chứ không phải quay cóp, gian lận; khả năng tiếp thu bài, làm bài tập được thầy cô thừa nhận

Chứng minh là dùng sự thật (chứng cứ xác thực) để chứng tỏ một điều gì đó là đáng tin

Câu 2

Trả lời câu 2 (trang 41 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2): Trong văn bản nghị luận, khi người ta chỉ được sử dụng lời văn (không được dùng nhân chứng, vật chứng) thì làm thế nào để chứng tỏ một ý kiến nào đó là đúng sự thật và đáng tin cậy?

Lời giải chi tiết:

Trong văn bản nghị luận, khi người ta chỉ được dùng lời văn (không được dùng nhân chứng, vật chứng) thì khi chứng tỏ một ý kiến nào đó đúng sự thật và đáng tin cậy ta phải dùng lí lẽ, dẫn chứng để chứng tỏ một nhận định, lập luận nào

đó là đúng đắn là đáng tin cậy

Câu 3

Trả lời câu 3 (trang 41 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2): Đọc văn bản (tr.41-41 SGK Ngữ văn 7 tập 2) và trả lời câu hỏi:

a) Luận điểm cơ bản của bài văn này là gì? Hãy tìm ra những câu mang luận điểm đó.

b) Để khuyên người ta "đừng sợ vấp ngã", bài văn đã lập luận như thế nào? Các sự thật được dẫn ra có đáng tin không? Qua đó, em hiểu phép lập luận chứng minh là gì?

Lời giải chi tiết:

a) Luận điểm đã được nêu ở tên bài Đừng sợ vấp ngã

Những câu mang luận điểm đó

- Đã bao lần bạn vấp ngũ mà không hề nhớ

- Vậy xin bạn chớ lo thất bại

b) Đề khuyên người ta “đừng vấp ngã” bài văn đã lập luận

* Mở bài:

Trang 10

+ Vừa giới thiệu hướng chứng minh.

+ Vừa giới thiệu khách quan các bằng chứng có thật đã được thừa không thể chối cãi Chẳng hạn “Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn có đánh trúng bóng không?” là một sự thật: Dường như không đánh trúng!

a) Đề khuyên người ta “đừng vấp ngã” bài văn đã lập luận

* Mở bài:

+ Vừa giới thiệu hướng chứng minh

+ Vừa giới thiệu khách quan các bằng chứng có thật đã được thừa không thể chối cãi Chẳng hạn “Lần đầu tiên chơi bóng bàn, bạn có đánh bóng không?” là một sự thật: Dường như không đánh trúng!

* Thân bài:

Nêu cụ thể năm bằng chứng

+ Oan Đi-xnây nhiều lần phá sản và cuối cùng sáng tạo nên Đi-xnây-len

+ Lu-i Pa-xtơ là học sinh trung bình, cụ thể là môn Hóa - Cái môn sau làm nên sự xuất sắc của ông - đứng hạng 15 trong 22 học sinh

+ Lép Tôn-xtôi sau này vĩ đại nhưng đà từng nếm thất bại vì bị đình chỉ học do thiếu năng lực và ý chí

+ Hen-ri Pho đến lần thứ năm mới thành công

+ Ca sĩ Ca-ru-xô thầy đánh giá “thiếu chất giọng” nhưng đã thành danh

*Kết bài: Khuyên nhủ “chớ lo thất bại”

(Lưu ý: phải “cố gắng hết mình”)

- Các sự thật được dẫn ra đây rất đáng tin Vì nó đã nói tới những thất bại những vấp ngã bước đầu của những con người nổi tiếng, ai cũng biết

- Phép lập luận chứng minh là dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới (cần được chứng minh) là đáng tin cậy

II HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

Đọc văn bản (tr.43 SGK Ngữ văn 7 tập 2) và trả lời câu hỏi:

Câu hỏi:

a) Bài văn nêu lên luận điểm gì? Hãy tìm những câu mang luận điểm đó

b) Để chứng minh luận điểm của mình, người viết đã nêu ra những luận cứ nào? Những luận cứ ấy có hiển nhiên, có sức thuyết phục không?

c) Cách lập luận chứng minh của bài này có gì khác so với bài Đừng sợ vấp ngã?

Lời giải chi tiết:

a) - Luận điểm ở tên bài

- Có thể tìm những câu mang luận điểm ấy ở câu văn cuối cùng

Rõ nhất là ở những câu trong mỗi đoạn phần Thân hài

(1) Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại [ ] suốt đời không bao giờ tự lập được (2) Thất bại là mẹ thành công

(3) Chẳng ai thích sai lầm cả

b) Để chứng minh luận điểm của mình, người viết đã nêu những luận cứ:

(1) – Sợ sặc nước thì không biết hơi

- Sợ nói sai không học được ngoại ngữ

- Không chịu mất gì thì sẽ không được gì

(2) - khi tiến bước vào tương lai, bạn làm sao tránh sai

- Sợ sai thì bạn chẳng dám làm

Ngày đăng: 07/01/2022, 02:56

w