Tính hăng hái học hỏi thể hiện ở những dấu hiệu như: Hăng hái trả lời các câu hỏi của thầy giáo, giúp các câu trả lời của bạn thêm phần chắc chắn, thích phát biểu ý kiến của mình trước t[r]
Trang 1Người thực hiện: Đinh Văn Nhật
GV Trường THCS Lê Thị Hồng Gấm Năm học: 2018 - 2019
TRƯỜNG THCS LÊ THỊ HỒNG GẤM
Trang 2GV: Giáo viên SKKN: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Trung học cơ sở
PPDH: Phương pháp dạy học
Trang 3Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội
Luật giáo dục 2005 – điều 28, khoản 2 nêu “phương pháp giáo dục phổ thông
phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”
Theo quan điểm dạy học hiện nay là lấy người học làm trung tâm tuy nhiên trong thực tế giảng dạy của nhà trường, giáo viên trong đó có cả bản thân vẫn quen với cách dạy cũ đã ăn sâu vào nhận thức từ cách thức tổ chức cho đến phương pháp Vì vậy, các giờ học bản thân tôi tham gia dự giờ đồng nghiệp nhận thấy rằng từ phía thầy cô giáo chủ đạo vẫn là hỏi đáp, các kỹ thuật vi mô trong dạy học thiếu sự đa dạng, không khí lớp học trầm lắng, nhiều học sinh không tích cực tham gia vào các hoạt động trong tiết học Bản chất của vấn đề ở đây có cả nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan, nguyên nhân khách quan là do công tác tập huấn về dạy học tích cực mới chỉ chú trọng tới các PPDH có định hướng tới dạy học tích cực nhưng chưa chú trọng đến các kỹ thuật DH
là những kỹ thuật vi mô tạo nên tính tích cực của HS, động lực học tập của học sinh trên địa bàn nhà trường đóng còn thấp, tức là có một bộ phận HS không có nhu cầu hay mong muốn học tập; về khách quan chính là do từ phía giáo viên quen với cách dạy cũ,
ít cập nhật đổi mới, ngoài dạy học thầy cô giáo còn phải làm thêm nhiều công việc để đáp ứng nhu cầu cuộc sống; một số phụ huynh học sinh thiếu quan tâm đến việc học tập ở nhà của con em, phó mặc việc học của con cho nhà trường và thầy cô Một số cha
mẹ quá nuông chiều con cái, quá tin tưởng vào chúng nên học sinh lười học xin nghỉ
để làm việc riêng (đi làm thêm như hái cà phê, hái tiêu, tưới nước thuê) cha mẹ cũng đồng ý cho phép nghỉ học, vô tình là đồng phạm góp phần làm học sinh lười học, mất dần căn bản và rồi yếu kém! Gia đình học sinh gặp nhiều khó khăn về kinh tế khiến
HS không chú tâm vào học tập
Nhận thức được vấn đề về đổi mới PPDH đáp ứng yêu cầu hiện nay về tổ chức tốt quá trình dạy học nhằm phát huy tính tích cực chủ động học tập của học sinh, giúp học sinh có phương pháp học tập phát huy tốt các trụ cột của việc học, giúp HS
có khả năng tự học từ đó đạt đến mục tiêu trong dạy học Tự học tập một cách tự lực
Trang 4có vai trò quan trọng trong việc tích cực hóa, phát huy tính sáng tạo của HS do đó với
sự tìm tòi học hỏi tiếp cận tài liệu, công nghệ thông tin, internet từ những nguồn uy tín tin cậy bản thân đã tự học hỏi và tìm tòi áp dụng một số kỹ thuật dạy học tích cực vào môn hóa học THCS bằng hướng dẫn và bài soạn áp dụng cụ thể góp phần khắc phục một số hạn chế trong dạy học của bản thân và nhà trường hiện nay Vì vậy, xin chia sẻ
để thầy cô cùng nghiên cứu áp dụng và phổ biến rộng rãi những kỹ thuật dạy học tích cực này nhằm khắc phục tình trạng học sinh thụ động thiếu tích cực trong hoạt động học hiện nay
2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:
Nghiên cứu vận dụng các kỹ thuật dạy học tích cực vào bài giảng môn hóa học THCS nhằm xây dựng môi trường học tập tích cực giúp học sinh dần tiến tới học sáng tạo, học tự tin, học hứng thú, học hiệu quả, học phong phú
Khắc phục những hạn chế về dạy học áp đặt một chiều của giáo viên nhằm đem đến những tiết học hứng thú khơi dậy tiềm năng sáng tạo cho học sinh
Làm rõ cách thức vận dụng phương pháp dạy học với kỹ thuật dạy học tích cực trong nhà trường hiện nay
Góp phần vào đổi mới PPDH trong giai đoạn hiện nay để làm tiền đề cho đổi mới chương trình sách giáo khoa phổ thông dự kiến áp dụng vào năm học 2019 – 2020 Đổi mới PPDH phải bắt đầu từ khâu soạn bài, xác định đúng mục tiêu bài dạy, chỉ rõ qua bài dạy những cách thức tổ chức những kỹ thuật vi mô trong phương pháp dạy học chủ đạo nhằm kích thích được óc tư duy sáng tạo
3 Đối tượng nghiên cứu:
Vận dụng những cách thức tổ chức và những kỹ thuật dạy học tích cực trong dạy học môn hóa học THCS tránh sự nhàm chán cho học sinh hay nói cách khác là vận dụng đa dạng các kỹ thuật dạy học tích cực để giảng dạy môn hóa học THCS
Khắc phục lối học thụ động, sự trì trệ thiếu tinh thần hợp tác của học sinh trong các giờ học
Bổ sung thêm nhận thức cho bản thân và đồng nghiệp về sự phân biệt PPDH với các kỹ thuật dạy học tích cực
Định hướng của bản thân là nghiên cứu và áp dụng các kỹ thuật dạy học vi mô vào dạy học hóa học THCS Đây là kỹ thuật dạy học ở tại cơ sở chỉ mới nói một cách chung chung chứ chưa được tập huấn cụ thể do đó cá nhân phải sử dụng tài liệu và kênh thông tin là mạng internet và một số tài liệu do bạn bè được tập huấn cho mượn
Bản thân người dạy còn nhầm lãn giữa PPDH với các kỹ thuật dạy học tích cực tức là chưa phân biệt rõ ràng giữa các khái niệm dẫn tới công tác tổ chức thực hiện từ soạn giảng đến thực hiện các tiến trình dạy học chưa phát huy được khả năng làm việc độc lập, lôi kéo sự hợp tác của học sinh trong hoạt động dạy học Do vậy trong đề tài
Trang 5này sẽ làm rõ phân biệt PPDH với kỹ thuật dạy học tích cực, giới thiệu và vận dụng các kỹ thuật dạy học tích cực vào soạn giảng các nội dung cụ thể đối với môn hóa học THCS, đa dạng hóa các cách thức triển khai cho hoạt động của học sinh giúp tiết học sinh động bớt nhàm chán
5 Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu về các kỹ thuật dạy học tích cực: Các kỹ thuật
tổ chức hoạt động nhóm, các kỹ thuật tổ chức hoạt động cá nhân, các kỹ thuật tổ chức thu thập thông tin phản hồi
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn bằng dự giờ theo dõi thực tế, quan sát đối tượng học sinh trong các tiết dạy trên lớp, điều tra bằng câu hỏi khảo cứu, thực nghiệm thực tế bằng tổ chức hoạt động dạy học môn hóa học THCS
II Phần nội dung
1 Cơ sở lý luận :
Làm thế nào để các tiết dạy học không trở nên nhàm chán và phát huy được sự hăng hái tích cực của trò làm cho HS trở nên hứng thú vì hứng thú tạo nên tính hăng hái và tự giác học tập muốn vậy phải đổi mới cách học cách dạy, cách dạy chỉ đạo cách học, nhưng trái lại thói quen học tập của trò cũng ảnh hưởng tới cách dạy của thầy Ví
dụ, có những học sinh mong muốn cách dạy học tích cực hoạt động nhưng giáo viên chưa đáp ứng được, có trường hợp giáo viên tích cực vận dụng dạy học tích cực nhưng không thành vì học sinh chưa thích nghi, vẫn quen với lối học tập thụ động Vì thế, giáo viên phải bền chí tổ chức hoạt động dạy học tích cực để dần dần xây dựng cho học sinh phương pháp học tập chủ động một cách vừa sức, từ thấp lên cao đó là mong muốn của bản thân trong đề tài này Trong đổi mới phương pháp dạy học phải có sự hợp tác cả của thầy và trò, sự phối hợp ăn nhịp hoạt động dạy với hoạt động học thì
mới có kết quả Động cơ đúng tạo ra hứng thú hứng thú là tiền đề của tự giác, hứng
thú và tự giác là hai nhân tố tạo nên tính hăng hái Tính hăng hái sản sinh suy nghĩ độc lập, suy nghĩ độc lập là nền tảng của sự sáng tạo Ngược lại, phong cách học hỏi hăng hái độc lập sáng tạo sẽ phát triển tính tự giác, hứng thú bồi dưỡng động cơ học hỏi Tính hăng hái học hỏi thể hiện ở những dấu hiệu như: Hăng hái trả lời các câu hỏi của thầy giáo, giúp các câu trả lời của bạn thêm phần chắc chắn, thích phát biểu ý kiến của mình trước tình huống nêu ra, hay nêu thắc mắc, đòi hỏi giải thích cặn kẽ những tình huống chưa đủ rõ, chủ động vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để nhận thức tình huống mới, tập trung để ý vào vấn đề đang học, bền chí hoàn tất các bài tập, không nản lòng trước những tình huống khó khăn…hiểu rõ được bản chất của vấn đề là kích thích
sự hăng hái, thầy cô sẽ thay đổi cách thức đồng thời đa dạng những kỹ thuật vi mô trong PPDH sẽ kích thích được sự sẵn sàng giải quyết tình huống học tập
Những năm qua giáo viên có sự lẫn lộn giữa phương pháp dạy học với kỹ thuật dạy học vì thế chưa tạo nên được tính đa dạng trong cách thức tổ chức hoạt động dạy học Tức là khi giáo viên sử dụng một PPDH nào đó thì chỉ răm rắp theo một định hướng chung của PPDH đó mà không vận dụng đa dạng các kỹ thuật dạy học dễ gây nên sự tẻ nhạt dễ nhàm chán cho học sinh
Từ sự nhận định đổi mới PPDH trước hết phải đổi mới khâu soạn bài vì thế giáo viên cần nắm rõ các kỹ thuật dạy học thì mới vận dụng được Hiện nay kỹ thuật dạy học tích cực được chia thành nhiều loại nhưng có ba nhóm cơ bản:
- Các kỹ thuật tổ chức hoạt động nhóm
Trang 6- Các kỹ thuật tổ chức hoạt động cá nhân
- Các kỹ thuật tổ chức thu thập thông tin phản hồi
Xét một cách cơ bản thì kỹ thuật dạy học không có tính đặc thù mà có thể vận dụng rộng rãi sao cho phù hợp với từng môn học
2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu :
Như đã trình bày ở phần lý do chọn đề tài thì theo quan điểm dạy học của chúng
ta hiện nay là lấy người học làm trung tâm hay như luật giáo dục 2005 cũng chỉ rõ mục tiêu về dạy học tích cực để tạo cho học sinh sự hứng thú trong học tập tuy nhiên hiện nay trong các nhà trường các chuyên gia giáo dục và truyền thông có những đánh giá rằng người thầy lên lớp không khác gì những “thợ dạy”, chỉ cần gõ cụm từ “thầy cô dạy như thợ dạy”lên công cụ tìm kiếm google sẽ có một kết quả tìm kiếm là khoảng 1
400 000 kết quả xuất hiện Trong một bài phỏng vấn trên báo dân trí thầy Nguyễn Ngọc
Ký từng nói “ Người thầy không phải là thợ dạy, có kiến thức là đủ Nếu chỉ vì kiến
thức, học trò không cần đến trường, các em ở nhà đọc sách, có rất nhiều kênh để tìm hiểu Theo thầy Nguyễn Ngọc Ký, người thầy đứng trên bục giảng, khác với người thợ
là phải viết được vào tâm hồn các em ham muốn tìm hiểu, học hỏi và giúp các em trưởng thành hơn sau mỗi tiết học Để làm được điều này, người GV phải tạo được không khí học tập, tạo được tâm thế của người thầy và đặc biệt phải tạo được tâm thế cho người học”
Qua thực tiễn dạy học của bản thân, qua dự giờ các tiết dạy của thầy cô giáo điều
mà bản thân tôi nhận thấy là có những học sinh không hề hợp tác, không chú ý vào các hoạt động học tập đang diễn ra kể cả khi được thầy cô nhắc nhở ban đầu thì tỏ ra có chú ý nhưng sau đó mọi việc đâu lại vào đấy Có nhiều nguyên nhân để dẫn đến việc thiếu hứng thú, thiếu tập trung, thiếu ý thức hợp tác nhưng nguyên nhân mà bản thân muốn hướng đến để giải quyết góp phần tăng cường ý thức học tập cho học sinh là từ phía giáo viên Đó chính là cách thức giúp học sinh học tích hơn bằng việc đa dạng hóa các kỹ thuật dạy học tích cực Làm sáng tỏ giữa PPDH với kỹ thuật dạy học và áp dụng soạn giảng một số nội dung dạy học hóa học THCS bằng các kỹ thuật dạy học tích cực nhằm tạo nên sự đa dạng các hình thức dạy học giúp học sinh hứng thú học tập hơn, bớt nhàm chán hơn
3 Nội dung và hình thức của giải pháp:
3.1 Mục tiêu của giải pháp:
Làm sáng tỏ vấn đề PPDH với kỹ thuật dạy học mà giáo viên vẫn còn nhầm lẫn Vận dụng kỹ thuật dạy học tích cực vào soạn giảng cũng như thực tiễn giảng dạy đối với học sinh hướng đến giúp học sinh học tích cực trong các giờ học, giúp HS rèn các
kỹ năng:
- Trách nhiệm giải trình và khả năng thích nghi
- Các kỹ năng giao tiếp
- Tính sáng tạo và ham hiểu biết tri thức
- Tư duy phản biện và tư duy hệ thống
- Các kỹ năng xử lý thông tin và truyền thông
- Những kỹ năng giao tiếp và cộng tác
- Nhận biết, hệ thống hóa và giải quyết vấn đề
- Tự định hướng
- Trách nhiệm xã hội
Trang 73.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp:
3.2.1 Phân biệt phương pháp dạy học với kỹ thuật dạy học:
Phương pháp dạy học: Khái niệm PPDH ở đây được hiểu theo nghĩa hẹp, đó
Kỹ thuật dạy học: Là những động tác, cách thức hành động của giáo viên và
học sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học Các kỹ thuật dạy học chưa phải là các PPDH độc lập Bên cạnh các kỹ thuật
dạy học thường dùng, có thể kể đến một số kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học như: Kỹ thuật công não, kỹ thuật thông tin phản hồi, kỹ thuật
bể cá, kỹ thuật tia chớp…
3.2.2 Các kỹ thuật dạy học tích cực và vận dụng trong soạn giảng:
3.2.2.1 Các kỹ thuật tổ chức hoạt động nhóm:
3.2.2.1.1 Kỹ thuật động não (công não) – Brainstorming:
Một kỹ thuật hội ý bao gồm một nhóm người nhằm tìm ra lời giải cho vấn đề đặc trưng bằng cách góp nhặt tất cả ý kiến của nhóm người đó nảy sinh trong cùng một thời gian theo một nguyên tắc nhất định
Phương pháp này hoạt động bằng cách nêu các ý tưởng tập trung trên vấn đề, từ
đó rút ra rất nhiều giải pháp căn bản cho nó
Các ý niệm/hình ảnh về vấn đề trước hết được nêu ra một cách rất phóng khoáng
và ngẫu nhiên theo dòng suy nghĩ càng nhiều, càng đủ càng tốt Các ý kiến có thể rất rộng và sâu cũng như không giới hạn bởi các khía cạnh nhỏ nhặt nhất của vấn đề mà những người tham gia nghĩ tới
Trong động não thì vấn đề được đào bới từ nhiều khía cạnh và nhiều cách nhìn khác nhau Sau cùng các ý kiến sẽ được phân nhóm và đánh giá
* Chuẩn bị: Tốt nhất là các bảng hoặc giấy khổ lớn để mọi người dễ đọc các ý
kiến, hoặc có thể thay thế bằng giấy viết Có thể sử dụng hệ thống máy tính kết nối mạng(nếu có)để tiến hành động não
- Cả nhóm cùng lựa chọn giải pháp tối ưu, thu gọn các ý tưởng trùng lặp, xóa những ý không phù hợp, sau cùng thư ký báo cáo kết quả
Lưu ý:
- Trong quá trình thu thập ý kiến, không được phê bình hay nhận xét – cần xác định rõ: Không có câu trả lời nào là sai
* Vận dụng: Bài 18: NHÔM (hóa 9)
PPDH bàn tay nặn bột có vận dụng kỹ thuật công não
Trang 8I MỤC TIÊU:
1 Kiến thức: Giúp học sinh biết được:
- Tính chất hóa học của nhôm: Nhôm có tính chất hóa học của kim loại nói chung ( tác dụng với phi kim,với dung dịch axit,với dung dịch muối của kim loại kém hoạt động hơn)
- Ngoài ra Nhôm còn phản ứng với dung dịch kiềm giải phóng khí Hiđro
2 Kỹ năng:
- Biết dự đoán:
+Tính chất hóa học của Nhôm từ tính chất của kim loại nói chung và các kiến thức
đã biết,vị trí của nhôm trong dãy hoạt động hóa học, làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán
+Nhôm có phản ứng với dung dịch kiềm không và dùng thí nghiệm để kiểm tra
dự đoán
-Rèn kỹ năng viết PTHH biểu diễn tính chất hóa học của nhôm
3 Thái độ :
- Giáo dục cho học sinh có ý thức học tập bộ môn và lòng yêu thích môn học
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho HS thông qua tìm hiểu về phương pháp sản xuất Nhôm
- Nghiêm túc trong giờ học, tích cực, tự giác trong học tập
II CHUẨN BỊ:
*Giáo viên:
- Giáo án, máy vi tính, máy chiếu
- Phiếu bài tập, bút dạ, bảng nhóm
- Dụng cụ cho 4 nhóm : đèn cồn, lọ thủy tinh, giá ống nghiệm, ống nghiệm, kẹp
gỗ, khay nhựa để dụng cụ và hóa chất
- Hóa chất: Nhôm bột, nhôm lá, dung dịch NaOH, H2SO4 đặc
*Học sinh: Ôn lại các tính chất hóa học của kim loại và dãy hoạt động hóa học của kim loại
III PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU:
- Phương pháp: Bàn tay nặn bột
- Phát hiện và giải quyết vấn đề
- Học tập hợp tác theo nhóm với kỹ thuật công não
IV HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 2: Tính chất hóa học của nhôm
Bước 1: GV đặt câu hỏi nêu vấn đề của phần II
- Nhôm là kim loại vậy nhôm có tính chất hóa học của kim
loại không?
- Nhôm có tính chất hóa học nào khác không?
Bước 2: HS trình bày ý kiến bộc lộ quan điểm ban đầu
của mình yêu cầu nhóm trưởng và thành viên không đánh
giá hay phản bác các ý kiến
Bước 3: Đề xuất các câu hỏi và phương án thí nghiệm
- Từ vị trí của nhôm trong dãy hoạt động hóa học của kim
loại em hãy dự đoán tính chất hóa học của nhôm?
- HS cá nhân trình bày quan điểm ban đầu
- HS nêu các dự đoán
- HS trả lời
Trang 9- GV dự kiến các ý kiến của HS:
+ Nhôm có tác dụng với oxi không?
+ Nhôm có phản ứng với H2SO4 đặc nguội không?
+ Nhôm có phản ứng với dung dịch kiềm không?
+ Nhôm có phản ứng với dung dịch muối không?
-Theo các em làm thế nào để tìm ra câu trả lời cho các câu
hỏi trên?
-Yêu cầu HS hoạt động nhóm : Thảo luận ,đề xuất các thí
nghiệm cần làm và cho biết mục đích của thí nghiệm ( ghi
vào vở thực hành)
- GV dự kiến các thí nghiệm mà HS đề xuất:
- TN 1: Đốt nhôm trong không khí
- TN 2: Cho nhôm tác dụng với H2SO4 đặc nguội
- TN 3: Cho nhôm tác dụng với dung dịch NaOH
- TN 4: Cho nhôm tác dụng với dung dịch CuCl2
- GV gọi HS nhận xét về các thí nghiệm đã đề xuất
- GV: Chốt và yêu cầu HS làm thí nghiệm để trả lời cho
các câu hỏi mà HS đã đưa ra
- Vậy theo em cần phải lấy những dụng cụ và hóa chất gì
để tiến hành các thí nghiệm trên?
- Bước 4: Các nhóm tiến hành thí nghiệm để tìm câu trả
lời cho các câu hỏi ở bước 3
- GV yêu cầu mỗi nhóm cử đại diện lên lựa chọn dụng cụ
và hóa chất cần thiết cho nhóm của mình
- Yêu cầu các nhóm : Làm thí nghiệm, thảo luận và thống
nhất rồi ghi cách tiến hành, hiện tượng của từng thí
nghiệm vào bảng nhóm và vở thực hành
- Sau khi HS làm xong GV yêu cầu 2 nhóm dán bảng
nhóm của nhóm mình lên bảng
- Gọi đại diện 1 nhóm lên báo cáo kết quả TN
- GV: Từ kết quả của các thí nghiệm mà 4 nhóm đã làm,
hãy trả lời các câu hỏi mà ban đầu các bạn đã đề xuất ?
- Dự kiến câu trả lời của HS:
+ Nhôm có tác dụng với oxi
+ Nhôm không tác dụng với H2SO4 đặc nguội
+ Nhôm có tác dụng với dung dịch kiềm
+ Nhôm có tác dụng với dung dịch muối
- Bước 5: Kết luận kiến thức mới
Từ kết quả trên hãy trả lời 2 câu hỏi ban đầu cô đã nêu?
+ Nhôm có tính chất hóa học của kim loại không? Đó là
những tính chất nào?
+ Nhôm có tính chất hóa học khác không?
- GV đánh giá, chốt kiến thức dựa vào kết quả trên bảng
-Hoạt động nhóm theo yêu cầu của GV
HS tự cử nhóm trưởng
và thư kí
HS từng cá nhân nêu ý kiến riêng và thư kí ghi chép ý kiến từng thành viên vào bảng phụ bằng bút dạ, trao đổi thống nhất và xóa những ý kiến chưa chính xác
- HS đưa ra các ý kiến nhận xét
- HS trả lời
- HS lên chọn và lấy hóa chất, dụng cụ về làm thí nghiệm (theo nhóm)
- Tiến hành thí nghiệm
và hoàn thành các yêu cầu vào bảng nhóm và
vở thực hành
- Thư kí lên dán bảng nhóm, các nhóm quan sát nhận xét
- HS lên bảng trình bày
- HS trả lời
1 Phản ứng của nhôm với phi kim
4Al + 3O2 → 2Al2O3
2Al + 3Cl2 → 2AlCl3
2 Phản ứng của nhôm với dung dịch HCl,
H2SO4 loãng :
t0
Trang 102Al + 6HCl → 2AlCl3
+3H2
* Nhôm không tác dụng với axit H2SO4
đặc nguội và HNO3 đặc nguội
3 Phản ứng của nhôm với dung dịch muối : 2Al + 3CuCl2→ 2AlCl3
+ 3Cu
4 Phản ứng của Nhôm với dung dịch kiềm:
* Ưu điểm:
- Dễ thực hiện, không mất nhiều thời gian, có thể vận dụng phổ biến trong các bài học có hoạt động nhóm
- Huy động mọi ý kiến của thành viên, tập trung trí tuệ
- Do không được phép đánh giá trong quá trình thu thập ý kiến, nên mọi ý kiến đều được ghi nhận, từ đó khuyến khích các thành viên nhóm tham gia hoạt động
* Hạn chế:
- Rất dễ gây tình trạng lạc đề nếu chủ đề không rõ ràng
- Việc lựa chọn các ý kiến tốt nhất có thể sẽ mất thời gian
- Nếu nhóm trưởng không đủ bản lĩnh sẽ gây ra tình trạng một số thành viên nhóm quá năng động nhưng một số khác không tham gia
3.2.2.1.2 Kỹ thuật thảo luận viết – Brain writing:
Thảo luận viết (Brain writing) là một biến thể của kỹ thuật Động não, tuy nhiên, trong thảo luận viết, từng thành viên trình bày ý kiến của mình trên giấy trước khi gởi kết quả về cho thư ký của nhóm
* Chuẩn bị:
- Mỗi thành viên có giấy và bút riêng để viết ra ý tưởng của mình
* Thực hiện:
- Giáo viên chia nhóm, giao vấn đề cho nhóm
- Quy định thời gian viết cá nhân trước khi thu thập ý kiến
- Sau khi thu thập ý kiến, cả nhóm cùng nhau duyệt toàn bộ, sau đó lựa chọn giải pháp tối ưu để thư ký báo cáo kết quả
* Vận dụng:
Thực hiện tương tự như ví dụ ở kỹ thuật công não tuy nhiên phần thảo luận nhóm mỗi thành viên nhóm viết ý kiến riêng (làm việc độc lập) vào giấy sau đó cả nhóm cùng duyệt ý kiến của mỗi thành viên và đưa ra ý kiến thống nhất rồi thư ký ghi kết quả vào bảng nhóm rồi báo cáo Áp dụng hầu hết ở những bài học có nội dung cần thảo luận nhóm
Trang 11- Mất nhiều thời gian cho hai hoạt động: Viết cá nhân và đánh giá toàn bộ ý kiến
3.2.2.1.3 Kỹ thuật động não không công khai:
Động não không công khai là một hình thức biến đổi của thảo luận viết, mỗi thành viên của nhóm cũng viết ra ý nghĩ của mình để giải quyết vấn đề, tuy nhiên không công khai và không tham khảo người khác, sau đó nhóm mới tiến hành thảo luận chung
* Chuẩn bị:
- Giấy, bút cho các thành viên của nhóm
- Bảng nhóm, bút dạ để ghi lại nội dung thống nhất nếu cần
* Thực hiện:
- Giáo viên chia nhóm, giao chủ đề cho nhóm, quy định thời gian làm việc cá nhân để giải quyết vấn đề trước khi thảo luận nhóm
- Sau khi hoàn tất làm việc cá nhân, lần lượt từng người trình bày ý kiến
- Bắt đầu thảo luận khi tất cả thành viên đã trình bày xong ý kiến
I MỤC TIÊU:
1 Kiến thức: Biết được:
- Hiện tượng vật lí là hiện tượng trong đó không có sự biến đổi chất này thành chất khác
2 Kĩ năng:
- Rèn luyện năng quan sát tư duy logic và suy luận vấn đề, kỹ năng thực hành hóa học,làm việc với hóa chất, với dụng cụ thí nghiệm
- Quan sát được 1 số hiện tượng cụ thể, rút ra nhận xét về hiện tượng vật lí
- Biết phân biệt được hiện tượng vật lí
- Kĩ năng tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập
3 Thái độ:
- Nghiêm túc, cẩn thận và an toàn trong tiến hành thực hành thí nghiệm , tích cực trong học tập, hợp tác nhóm
II CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
- GV: Chuẩn bị để HS làm thí nghiệm: Đun nước muối
- Hóa chất: nước cất, NaCl
- Dụng cụ: Đèn cồn, kẹp gỗ, kiềng đun, cốc thủy tinh, đũa thủy tinh, bát sứ, ống hút
- Máy chiếu, máy tính
III PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp vấn đáp
- Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề
- Hoạt động nhóm với kỹ thuật động não không công khai
- Phương pháp sử dụng thí nghiệm trực quan
IV TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Hiện tượng vật lí
Trang 12GV: Trình chiếu hình ảnh và yêu cầu các
nhóm trao đổi nhận xét về sự biến đổi trong
mỗi hình ảnh Yêu cầu cá nhân mỗi nhóm
hoạt động cá nhân viết ra giấý kiến riêng sau
khi viết xong, mỗi thành viên đọc ra câu trả
lời của mình và cuối cùng tất cả thảo luận
thống nhất câu trả lời của nhóm và thư ký ghi
kết quả thảo luận ra bảng phụ
* Bức ảnh 1: Sự biến đổi của nước:
- Nước từ thể rắn chuyển thành thể lỏng, từ
thể lỏng chuyển thành thể khí (hơi) và ngược
lại
- Nước vẫn giữ nguyên là nước ban đầu
*Bức ảnh 2: Sự biến đổi của gỗ
-Từ thanh gỗ đóng thành bàn ghế gỗ
- Gỗ vẫn giữ nguyên là gỗ ban đầu
* Bức ảnh 3: Sự biến đổi của muối ăn
Các em làm thí nghiệm này theo nhóm theo
Tiến hành thí nghiệm, quan sát hiện tượng và
ghi nhận xét hiện tượng vào bảng nhóm
I.Hiện tượng vật lí:
1 Thí nghiệm:
HS thảo làm việc nhóm theo yêu cầu của giáo viên, tự cử nhóm trưởng và thư kí nhóm Nhóm trưởng cần chỉ đích danh các thành viên đưa ra câu trả lời
*TN1: Sự biến đổi của nước
HS quan sát hình ảnh trả lời
Nước ⎯⎯⎯⎯→ Nước ⎯⎯⎯⎯→ Nước
(rắn) (lỏng) (khí)
=>Nước chỉ biến đổi về trạng thái
*TN2: Sự biến đổi của gỗ
HS quan sát hình ảnh trả lời
Thanh gỗ → bàn ghế gỗ
=>Gỗ chỉ biến đổi về hình dạng
* TN3: Sự biến đổi của muối ăn
HS tiến hành làm thí nghiệm theo nhóm Nhận xét hiện tượng, viết sơ
đồ quá trình biến đổi của muối ăn Muối ăn muối ăn muối ăn (rắn) (dung dịch) (rắn)
=> Muối ăn chỉ biến đổi về trạng thái
* Ưu điểm:
- Có thể áp dụng bất cứ thời điểm nào
- Hữu ích khi sử dụng để thu thập thông tin phản hồi
* Hạn chế:
- Ý kiến có thể mang tính cảm tính, lan man hoặc tiểu tiết
- Một số thành viên có thể sẽ không tham gia do không quen suy nghĩ nhanh
3.2.2.1.4 Kỹ thuật tia chớp:
Kỹ thuật tia chớp là một kỹ thuật huy động sự tham gia của các thành viên đối với một câu hỏi nào đó, hoặc nhằm thu thông tin phản hồi nhằm cải thiện tình trạng giao tiếp và không khí học tập trong lớp học, thông qua việc các thành viên lần lượt nêu ngắn gọn và nhanh chóng (như chớp) ý kiến của mình về câu hỏi hoặc tình trạng vấn đề
Trang 13- Suy nghĩ thật nhanh và đưa ra ý kiến ngắn gọn
- Điều chế được khí oxi trong phòng thí nghiệm, biết cách thu khí oxi vào bình
bằng cách đẩy không khí và đẩy nước
III PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Nêu và giải quyết vấn đề với kỹ thuật tia chớp
IV HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
* ) Giới thiệu bài :
Oxi là chất khí quan trọng có nhiều ứng dụng trong đời sống sản xuất Vậy để điều chế và thu khí oxi chúng ta phải làm như thế nào?
? Trong phòng thí nghiệm có thể thu khí
oxi nguyên chất không?
GV mang khay đựng một số lọ hóa chất
có chứa oxi cho HS lựa chọn hóa chất
điều chế oxi trong PTN và hỏi: Có thể
điều chế khí oxi từ những chất nào và
bằng cách nào? Tại sao?
? Để thu khí oxi vào bình ta làm thế
nào? Vì sao?
- Yêu cầu cá nhân suy nghĩ, thảo luận
nhóm dự đoán cách điều chế và thu khí
oxi
(HS có thể nêu ra các ý kiến khác
nhau về cách điều chế khí oxi trong
phòng thí nghiệm nhưng gv định hướng
trong bài học này hóa chất sử dụng để
điều chế oxi là KMnO 4 )
I/ Điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm
1/ Thí nghiệm
- HS trả lời nhanh: Có
- HS lựa chọn nhanh lọ hóa chất: KMnO4, KClO3, KNO3 (mỗi HS sẽ lựa chọn lọ hóa chất theo quan điểm riêng)
- Thảo luận nhóm nêu ý kiến ban đầu đề xuất hóa chất và cách điều chế khí oxi: + Đun nóng những chất giàu oxi và dễ bị phân hủy
+ Thu khí oxi bằng cách đẩy nước (khí oxi ít tan trong nước) hoặc đẩy không khí
( khí oxi nặng hơn không khí)
* Ưu điểm: