1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

sang kien kinh nghiem am nhac

26 12 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 36,15 KB

Nội dung

Môn Âm nhạc giảng dạy cho học sinh tiểu học nói chung và lớp 4 nói riêng không nhằm mục đích đào tạo các em thành những con người hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp mà chủ yếu là giáo dụ[r]

Trang 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN GIẢI PHÁP HỮU ÍCH

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 4 HỌC TỐT NỘI DUNG HỌC HÁT

Đề nghị công nhận “ Sáng kiến kinh nghiệm” cấp huyện

Năm học: 2016 – 2017

Phần I:

1 Họ và tên: Đỗ Xuân Quỳnh.

2 Chức vụ: Giáo viên Âm nhạc.

3 Đơn vị công tác: Trường tiểu học Tân Nghĩa I - Di Linh- Lâm Đồng.

4 Lý do chọn đề tài.

Giáo dục thẩm mỹ cho con người không thể thiếu được trong mục đíchgiáo dục hiện nay của chúng ta Việc giáo dục một con người toàn diện khôngchỉ giáo dục cho họ có đạo đức tốt, có trình độ hiểu biết, nắm chắc các kiến thứckhoa học và xã hội, có sức khoẻ, biết lao động, sẵn sàng lao động mà còn phảigiáo dục cho họ biết nhìn nhận, phân biệt, biết thưởng thức cái đẹp và biết làmđẹp cho cuộc sống Một trong những con đường giáo dục thẩm mỹ nhanh vàhiệu quả nhất là giáo dục thông qua các môn học nghệ thuật Trong đó có môn

âm nhạc

Âm nhạc là phương tiện hiệu quả nhất trong giáo dục thẩm mỹ, đặc biệt

là ở bậc tiểu học, thông qua môn học này đã hình thành cho các em những kiếnthức ban đầu về ca hát, về kiến thức Âm nhạc, đặc biệt là trang bị cho các em cómột thế giới tinh thần thoải mái hơn, giúp các em phát triển toàn diện hơn, từ đógiúp các em học tốt các môn học khác

Trang 2

Học Âm nhạc các em sẽ yêu thích bộ môn nghệ thuật này Các em cảmthụ và cảm nhận được cái hay cái đẹp từ các bài hát được học Làm cho các emthêm yêu quý và trân trọng các sản phẩm văn hóa tinh thần của cha ông ta để lạinhư các bài dân ca, bài đồng dao,…

Từ thực tế giảng dạy môn Âm nhạc cho học sinh ở lứa tuổi tiểu học có thểthấy rằng, để các em có thể học tốt và đạt kết quả tốt hết sức quan trọng Điều

đó không chỉ phụ thuộc vào chương trình giảng dạy phù hợp mang tính vừa sức,xoay vòng mà còn phụ thuộc vào phương pháp truyền đạt của người thầy, việclựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học phù hợp nhằmtạo hứng thú cho các em trong giờ học Hơn nữa còn phụ thuộc vào ý thức họctập của các em cùng với sự quan tâm và chăm sóc tạo điều kiện của gia đình và

xã hội

Môn Âm nhạc giảng dạy cho học sinh tiểu học nói chung và lớp 4 nóiriêng không nhằm mục đích đào tạo các em thành những con người hoạt độngnghệ thuật chuyên nghiệp mà chủ yếu là giáo dục văn hóa âm nhạc, làm cho các

em yêu thích nghệ thuật âm nhạc, bước đầu giúp các em làm quen một số kỹnăng đơn giản về ca hát và thói quen tập hát đúng nhằm phát triển trí tuệ, bồidưỡng tình cảm trong sáng lành mạnh, hướng tới cái tốt đẹp, góp phần làm thưgiãn và cân bằng các nội dung học tập khác ở tiểu học

Vậy làm thế nào để các em hát đúng giai điệu, đúng độ cao, trường độ,tiết tấu và đúng tính chất các bài hát ? Muốn làm được điều đó, người giáo viênphải biết xác định giọng cho phù hợp lứa tuổi học sinh, giúp các em có một chútkiến thức về nhạc lý Các em hiểu và phân biệt được những âm thanh cao, thấp,dài, ngắn hình nốt như nốt móc đơn, nốt đen, nốt trắng,…tốc độ thể hiện khácnhau để phát triển năng lực nghe nhạc và cảm thụ âm nhạc Ngoài ra người giáoviên phải biết tạo cho các em một tâm thế thoải mái, tự tin hứng thú tràn đầy khihọc âm nhạc

Là một giáo viên, qua thời gian trực tiếp giảng dạy bộ môn âm nhạc, vớilòng yêu nghề mến trẻ và sự nỗ lực học hỏi của mình, tôi mạnh dạn nghiên cứu

Trang 3

đề tài “Một số giải pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt nội dung học hát ”, nhằmnâng cao chất lượng phân môn học hát cho học sinh ở khối lớp 4.

5 Giới hạn:

Tìm hiểu thực trạng việc học hát của học sinh lớp 4 trường Tiểu học TânNghĩa I và đề ra giải pháp thực hiện để nâng cao chất lượng học hát cho họcsinh

6 Thời gian nghiên cứu:

Bắt đầu từ năm học 2016 – 2017 và cho những năm học sau

PHẦN II: Nội dung

1 Thực trạng, những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân khách quan, chủ quan

về việc dạy học sinh học hát ở lớp 4.

Giáo viên luôn nghiên cứu chương trình âm nhạc, thiết kế bài giảng trướckhi lên lớp, điều chỉnh chương trình cho phù hợp từng đối tượng học sinh cáclớp và áp dụng phương pháp dạy học tích cực gây được hứng thú cho học sinh

Năm học 2016-2017, khối lớp 4 có tổng số 78 học sinh Đa số học sinh rấtthích học hát Các em ngoan, lễ phép biết vâng lời thầy cô

1.2 Những tồn tại, hạn chế:

Một số em chưa thuộc bài hát, chưa mạnh dạn để thực hiện bài học củamình Có em mặc dù chưa hiểu bài nhưng lại không mạnh dạn hỏi lại giáo viên

để được giải đáp, giúp các em nắm bài tốt hơn

Một số em chỉ học theo bản năng nên ít có sự sáng tạo trong vận dụngkiến thức Vì thế các em hát còn tuỳ tiện lúc nhanh, lúc chậm dẫn đến việc hát

Trang 4

sai giai điệu của bài hát, cách hát kết kợp với vận động phụ hoạ theo bài hát cònlúng túng chưa tự tin Học sinh còn e dè chưa dám thể hiện mình.

Do đó quả học tập nội dung học hát của học sinh khối lớp 4 sau khi kết thúc tiết học thứ 4 trong chương trình Âm nhạc, trường tiểu học Tân Nghĩa Inăm học 2016 – 2017 như sau:

Lớp học sinhTổng số

Học sinh hát đúngcao độ, trường độ,thuộc lời ca

Học sinh biếthát kết hợp

gõ đệm

Học sinh biết hát vàkết hợp vận động

Qua lần khảo sát này tôi thấy hầu hết các em hát còn chưa mạnh dạn, một

số chỗ có dấu luyến, hay những nốt nhạc lên cao các em hát chưa thật chính xác,chưa cảm nhận được tình cảm mà tác giả nhắn gửi trong bài hát Một vài emchưa tích cực trong giờ học, về nhà không học bài nên khi giáo viên gọi trả bàithì không thuộc

Cảm nhận về giai điệu còn mơ hồ, dẫn đến khi kết gõ đệm một số em làmchưa được, chưa thật sự hiểu về nhịp, phách hay tiết tấu phải gõ như thế nào.Chủ yếu là các em làm theo cô và các bạn, còn khi tự mình thực hiện thì lạikhông làm được

Đa số các em khi đứng biểu diễn trước cô và cả lớp thì còn e ngại, chưamạnh dạn, tự tin Không dám thể hiện hết khả năng của mình

1.3 Nguyên nhân khách quan, chủ quan:

* Nguyên nhân khách quan:

Phần lớn học sinh trong trường là con em nông thôn, một số em là dântộc thiểu số nên việc học bài của các em còn hạn chế nhất là môn âm nhạc

Trang 5

Kiến thức về âm nhạc ở khối lớp 4 như cao độ, trường độ, độ luyến láykhó hơn so với các khối lớp dưới Một số em còn e ngại, rụt rè khi tham gia biểudiễn trước lớp

Âm nhạc là một môn học nghệ thuật, việc học sinh học hát đúng giai điệu,lời ca, hiểu và cảm nhận được tình cảm trong bài hát đòi hỏi học sinh phải cónăng khiếu Do đó, việc tiếp thu các kiến thức âm nhạc và sự yêu thích học tập

bộ môn chỉ rơi vào một số em có năng khiếu

Phụ huynh học sinh ít quan tâm đến việc nhắc nhở, kiểm tra các em họcbài ở nhà đặc biệt là môn Âm nhạc

Trường chưa có phòng học riêng cho bộ môn âm nhạc

* Nguyên nhân chủ quan:

Một số đó các em còn lúng túng trong việc hát kết hợp gõ đệm, chưa phânbiệt được từng cách gõ đệm theo tiết tấu, theo nhịp, theo phách khác nhau nhưthế nào trong một bài hát Do đó các em hát chưa đúng giai điệu

Học sinh chưa thuộc lời bài hát nên chưa thể hiện được tình cảm, tính chấtcủa bài hát Một số em thuộc lời nhưng chưa mạnh dạn khi thể hiện bài hát Trong giảng dạy việc khai thác kiến thức thông qua đồ dùng dạy học đôikhi chưa thật hiệu quả Việc tổ chức trò chơi củng cố bài chưa được giáo viêncoi trọng

Việc sửa sai cho học sinh đôi khi chưa thật kịp thời

2 Giải pháp thực hiện:

2.1 Tính mới của giải pháp:

Để có một tiết dạy và học hát hiệu quả, gây được hứng thú cho học sinhtrước tiên người giáo viên phải xây dựng nề nếp học tập ngay từ bài học đầutiên Ở các lớp dưới các em được làm quen với kỹ năng hát, phát âm đơn giản.Hầu hết các bài hát đều ngắn, dễ hát và dễ thuộc Lên lớp 4 độ khó của các bàihát tăng lên, nhiều bài xuất hiện nhiều dấu luyến, dấu chấm đôi, dấu lặng đơn,…

Ví dụ như bài “ Trên ngựa ta phi nhanh”, hoặc bài hát có nhiều dấu nối, dấu luyến, dấu chấm dôi, dấu nhắc lại, dấu lặng đơn,… Ví dụ bài “ Khăn quàng thắm mãi vai em”, Lại có bài xuất hiện nhiều nốt móc giật, dấu luyến,…Như bài

Trang 6

“ Cò lả ” Để đáp ứng được với yêu cầu chung của môn học thì học sinh phảithuộc lời, nhớ được các kí hiệu ghi nhạc, hiểu và cảm nhận được giai điệu củabài hát

Bên cạch đó việc đổi mới phương pháp và các bước trong giảng dạy củagiáo viên là rất quan trọng Việc này giúp giáo viên truyền thụ kiến thức cho các

em một cách chính xác, đầy đủ nhất Từ đó giúp các em tiếp thu, cảm nhận đượcgiai điệu tình cảm của bài hát, tạo động lực cho các em mong muốn được thểhiện bản thân mình trước cô giáo và các bạn

Để thực hiện tốt các yếu tố trên, tôi xin đưa ra một số giải pháp cụ thểsau:

2.1.1 Nâng cao nhận thức cho bản thân về dạy phân môn học hát.

Học hát chiếm thời lượng nhiều nhất Mỗi bài hát được dạy trong một tiết,sau đó được ôn tập trong vài tiết tiếp theo Cho nên, giáo viên phải xác định rõmục tiêu của việc học hát trong kế hoạch bài học vừa đảm bảo theo chuẩn kiếnthức kĩ năng vừa đảm bảo phát huy theo năng lực học sinh Việc xác định cácmục tiêu cần đạt trong dạy hát như sau:

Mục tiêu về kiến thức: Dạy hát nhằm phát triển năng lực nhận thức củahọc sinh, học mỗi bài hát giúp các em biết thêm về một vấn đề, về tác giả hoặcđặc điểm riêng của bài hát Sự phong phú về mặt nội dung trong các bài hát giúpcác em có thêm hiểu biết về cuộc sống Các hình tượng âm nhạc cũng giúp nângcao khả năng nhận thức và hiểu biết của học sinh Bên cạnh đó, dạy hát còn pháttriển năng lực ngôn ngữ, lời ca của bài hát làm vốn từ của học sinh trở nênphong phú và sinh động hơn Tùy vào từng bài hát cụ thể, dựa vào yêu cầu củachuẩn kiến thức kĩ năng, giáo viên chọn lọc và truyền đạt theo từng điều kiện vàđối tượng cụ thể

Mục tiêu về kĩ năng: Đây là mục tiêu trọng tâm của việc học hát Dạy hátnhằm phát triển năng lực âm nhạc của học sinh, giúp các em hát đúng giai điệu

và lới ca, biết cách hát tự nhiên, biết lấy hơi, hát rõ lời và thể hiện được sắc thái,tình cảm của bài hát Dạy hát còn giúp học sinh trình bày bài hát theo hình thức

Trang 7

đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca, biết hát kết hợp các hoạt động như: gõ đệm,vận động theo nhạc, nhảy múa, biểu diễn hoặc trò chơi âm nhạc… Không nênđòi hỏi quá cao đối với học sinh, cần bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng và chú ýphát triển học sinh có năng khiếu, giúp các em được bộc lộ năng khiếu của mình

Mục tiêu về tình cảm và thái độ: Dạy hát nhằm giáo dục học sinh nhữngtình cảm tốt đẹp, giúp các em thêm yêu âm nhạc (yêu quê hương đất nước, conngười…), có khả năng tham gia ca hát trong và ngoài nhà trường

Những mục tiêu trên chỉ đạt được khi học sinh trải qua quá trình học tậplâu dài và đúng hướng, nếu chỉ học 1-2 bài hát thì không thể đạt được nhữngđiều đó Vì vậy khi dạy một bài hát cụ thể, giáo viên phải lựa chọn cách diễn đạtmục tiêu ngắn gọn và rõ ràng trong kế hoạch bài dạy để từ đó áp dụng có hiệuquả khi lên lớp Là một giáo viên bộ môn dạy các khối lớp, điều này tạo điềukiện thuận lợi vì nội dung được truyền tải đến học sinh được liên tục và có hệthống Giáo viên có sự tiếp cận và nắm bắt được đa số các đối tượng học sinhtrong quá trình dạy học từ lớp 1 đến lớp 5, từ đó giáo viên có thể dễ dàng đặt ra

nội dung và yêu cầu phù hợp cho học sinh ở khối lớp 4

Bên cạnh việc xác định đúng mục tiêu dạy hát, để tiết học hát đạt hiệu

quả, giáo viên cần chuẩn bị tốt các đồ dùng phục vụ cho giờ học như: Đàn, đài,băng nhạc, song loan, thanh phách, tranh ảnh,

Tất cả những đồ dùng, nhạc cụ này sẽ giúp các em xác định được cao độ,giữ được tiết tấu, tạo không khí sôi nổi giúp các em hứng thú hơn khi hát Ngoài

ra, tùy theo từng bài mà giáo viên có thể làm thêm một số đồ dùng khác cho phùhợp

Ví dụ: Bài Chim sáo giáo viên có thể làm thêm mũ có in hình con chim,bài Chú voi con ở Bản Đôn thì làm mũ in hình con voi,… để khi các em lên biểudiễn các em sẽ hào hứng hơn

Giáo viên cũng có thể chuẩn bị một số tranh ảnh phù hợp với từng bài hát

để giới thiệu tới các em, giúp các em nắm chắc hơn nội dung cũng như tác giảcủa các bài hát

Trang 8

Ví dụ: Khi học tới bài “Bạn ơi lắng nghe” giáo viên chuẩn bị một vàitranh về cuộc sống, sinh hoạt của người dân tộc Ba-na.

Giáo viên phải thường xuyên tham khảo các kiến thức liên quan đến côngtác giảng dạy âm nhạc qua mạng, qua sách báo, qua các buổi tập huấn chuyênmôn Tích cực liên hệ với giáo viên âm nhạc ở các trường bạn xin dự giờ một sốtiết dạy Qua đây, giáo viên có nhiều cơ hội học hỏi và trao đổi kinh nghiệm vớicác giáo viên có cùng chuyên môn với mình để nâng cao tay nghề

2.1.2 Giúp học sinh thuộc lời bài hát và hát đúng giai điệu

Trước khi vào bài học giáo viên giới thiệu nội dung bài hát nói về điều gìsắc thái thể hiện ra sao vui hay êm dịu…Nhất là khi hát phải thể hiện được giaiđiệu tiết tấu của bài hát phải đưa tâm hồn của mình hòa quyện vào lời hát, phải

có cảm xúc khi hát thể hiện được tình cảm của mình vào nội dung tác phẩm như(tình bạn bè, cha mẹ, thầy cô quê hương, mái trường…) để học sinh định hướngtrước

Để học sinh thuộc lời bài hát giáo viên cần nhắc nhở các em chuẩn bị bài

và đọc lời ca trước ở nhà Việc này không chỉ giúp các em nhớ lời ca mà còngiúp các em phần nào hiểu được nội dung của bài hát

Giáo viên hướng dẫn cho các em đọc lời ca, một đến hai em học sinh đọc

to lời ca, cả lớp nhẩm theo Sau đó yêu cầu cả lớp đọc, có thể cho các em vừađọc vừa gõ theo tiết tấu của bài Như vậy sẽ giúp các em có thêm hứng thú và dễnhớ lời hơn

Hướng dẫn các em học hát từng câu, giáo viên đàn giai điệu 2 – 3 lần, cóthể linh động gọi một số em khá, giỏi đứng tại chỗ hát câu hát theo giai điệu các

em vừa nghe, hoặc giáo viên hát mẫu và bắt nhịp cho cả lớp hát Tiết hành dạytheo lối móc xích Hết một đoạn giáo viên cho các em ôn theo từng nhóm, từng

tổ Đối với những bài hát có 2 lời, thì sau khi học xong lời một, giáo viên chocác em ôn luyện cả lớp, nhóm bàn, cá nhân cho thuộc lời và chính xác giai điệu.khi thấy học sinh đã hát được tốt lời một, giáo viên mới chuyển qua cho họcsinh học lời 2 Đối với các bài hát trong chương trình lớp 4, thì lời hai thường

Trang 9

hát dựa trên giai điệu của lời một Vì vậy học sinh chỉ cần hát tốt lời một là cóthể hát được lời hai Giáo viên cho cả lớp ôn luyện cả bài với nhiều hình thứckhác nhau.

Để giúp học sinh hát đúng giai điệu của bài hát điều quan trọng là giáoviên phải hát chuẩn cả về cao độ và trường độ Khi bắt giọng cho các em hátphải lấy đúng tầm cữ giọng phù hợp với lứa tuổi Như vậy học sinh nghe và háttheo mới chính xác được

Trong quá trình ôn luyện cho học sinh, giáo viên nên tích cực kiểm tra cácnhóm, các cá nhân Từ đó kịp thời sửa sai, hướng dẫn học sinh thực hiện đượctốt hơn Giáo viên có thể tổ chức cho các em thi hát với nhau theo nhóm hoặc cánhân Để gây hứng thú hơn cho các em khi học Khi tổ chức cho các em thi theo

nhóm, giáo viên nên đặt tên cho từng nhóm, ví dụ như “nhóm chích bông”, “

“nhóm vành khuyên”, “nhóm họa mi”,…Tạo không khí thi thua cho các em, xem

loài chim nào có tiếng hát to hơn, hay hơn, truyền cảm hơn, thuộc bài hơn Nhưvậy các em sẽ thích thú hơn, tập trung vào bài hát nhiều hơn để thể hiện cho tốt

Cuối giờ học giáo viên cũng phải nhắc nhở các em ôn bài và chuẩn bịtrước các nội dung của giờ học sau Ví dụ như đồ dùng, tập hát và biểu diễn bàihát đã học

Tiết 2 trọng tâm là luyện tập, giáo viên cho học sinh nghe bài hát quabăng để nhớ lại giai điệu của bài Giáo viên dạo đàn, học sinh hát lại bài hát.Phát hiện những câu, từ trong bài các em hát chưa đúng để sửa Giáo viên đànđúng theo bản nhạc khoảng 2 lần, bắt nhịp cho các em tập lại theo giai điệu đàn.Giáo viên cũng không nên sử dụng đàn nhiều, vì khi giáo viên chú tới đàn thì sẽkhông thể theo dõi được các em khi hát

Để giúp các em thuộc lời cũng như hát chính xác giai điệu của bài hátgiáo viên nên đưa vào một số trò chơi tùy vào từng bài, mục tiêu tiết học, cảmnhận của học sinh Như vậy sẽ giúp học sinh thích thú hơn khi học tiết âm nhạc

và còn giúp các em thư giãn giữa các tiết học

Trang 10

Ví dụ: Trong tiết ôn tập bài hát “Chú voi con ở bản đôn” giáo viên sửdụng trò chơi hát bằng nguyên âm (A, U, I) Dùng kí hiệu tay cho các em nhìn

và hát nhằm củng cố về tiết tấu và nhịp cho học sinh Từ đó, giúp cho các emnhớ được lời cũng như giai điệu của bài hát

Giáo viên có thể cho học sinh hát theo cách đối đáp và hòa giọng Với cách hát này rèn luyện cho học sinh hát thuộc lời, nhắc nghỉ chính xác câu hát

Ví dụ: Bài “ Trên ngựa ta phi nhanh”, giáo viên chia lớp làm hai nhóm.Mỗi nhóm hát một câu, câu cuối cùng cả lớp hát Như vậy các em muốn hátđược câu hát của nhóm mình, bắt buộc các em phải thuộc câu của nhóm bạn

Giáo viên có thể linh hoạt thay đổi các hình thức tổ chức cho học thi đuavới nhau như: Thi giữa các bạn nam và bạn nữ, thi giữa các nhóm, thi cá nhân.Sau khi thi xong những bạn làm chưa tốt yêu cầu chơi một trò chơi nhỏ liênquan đến bài hát

Ví dụ: bài “ Trên ngựa ta phi nhanh”, giáo viên cho cả lớp hát, những bạnnãy làm chưa tốt thì phải giả làm những chú Ngựa giống như bài hát miêu tả

2.1.3 Đổi mới phương pháp, phát huy tính tích cực của học sinh.

Để học sinh yêu thích và hứng thú hơn với giờ học hát Người giáo viên

có vai trò hết sức quan trọng Trong quá trình giảng dạy, giáo viên phải luôn đổimới phương pháp, phát huy tính tích cực của học sinh

Ở tiết học bài hát, tôi áp dụng tiến trình và phương pháp dạy hát sau:

- Giới thiệu bài hát

Trang 11

- Củng cố, kiểm tra.

Tuy nhiên, trong quá trình lên lớp các bước trong trình tự dạy một bài hátnên vận dụng linh hoạt, không nên áp dụng cứng nhắc theo một khuôn mẫu cốđịnh và phân chia thời gian hợp lí Giáo viên cần chuẩn bị các bước cho từng bàihát cụ thể theo nội dung như sau:

Giới thiệu bài hát: Để phần giới thiệu bài hát được sinh động, tạo hứngthú cho học sinh, giúp học sinh bước đầu hình dung được nội dung của bài hát.Giáo viên nên chuẩn bị một số tranh ảnh minh họa Nhằm thu hút sự chú ý, kíchthích trí tưởng tượng của các em, từ đó giúp học sinh có cảm nhận ban đầu vềnội dung của hát hát mà các em sẽ học Ngoài giới thiệu tên bài, tên tác giả, xuất

xứ, nội dung, chủ đề…Nếu là dân ca, nên có giới thiệu về vùng, miền

Ví dụ: Ở tiết 12: Học bài hát: Cò lả (Dân ca: Đồng bằng Bắc Bộ) Giáoviên nên

chuẩn bị tranh ảnh về phong cảnh đồng quê, có lũy tre, có đồng lúa, có nhữngcon cò đang bay lượn, có đàn trâu,…Để gợi cho các em thấy được khung cảnhbình yên của làng quê vùng đồng bằng Bắc Bộ

Nghe hát mẫu: Giáo viên có thể tự trình bày bài hát với sự chuẩn bị chuđáo hoặc cho học sinh nghe qua băng đĩa Khi trình bày bài hát, giáo viên cầntrình bày chuẩn xác, có thể kết hợp động tác minh họa kèm theo sẽ làm cho họcsinh thấy thích thú hơn Nếu cho học sinh nghe qua băng, đĩa phải chuẩn bị cẩnthận đĩa nhạc, máy nghe tránh để học sinh chờ đợi gây ức chế tâm lí Đối vớibản thân tôi, khi dạy hát, phần hát mẫu tôi thường chuẩn bị để tự trình bày chohọc sinh nghe Như thế, tôi thấy mình có thể truyền được hết nội dung cũng nhưtình cảm của bài hát đến với học sinh Giúp các em cảm nhận một cách dễ dànghơn

Ví dụ: Tiết 21: Học bài hát: Bàn tay mẹ (Nhạc: Bùi Đình Thảo, Lời: TạHữu Yên) Ở bài này thể hiện những gian nan, vất vả của mẹ để nuôi con khônlớn Thể tình cảm thiêng liêng của mẹ dành cho con Vì vậy khi thể hiện bài hát

Trang 12

này trước học sinh, ngoài sự biểu cảm về nét mặt tôi thêm vào các động tác vậnđộng cho bài hát để các em hình dung dễ hơn.

Việc hát mẫu cho hoc sinh có những ưu điểm mà người giáo viên cần khaithác như: Giúp học sinh cảm nhận đầy đủ, trọn vẹn bởi cách hát của giáo viêngần gũi các em hơn so với đĩa nhạc học sinh cảm thấy hào hứng khi nghe thầy

cô hát Thể hiện được năng lực âm nhạc và cảm xúc của giáo viên

Đọc lời ca, chia đoạn, chia câu: Phần này giáo viên cần chuẩn bị bảng

phụ Để giúp các em tập trung quan sát dễ hơn Tránh một số em có cơ hội làmviệc riêng trong lớp Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc lời sau đó chia đoạn,chia câu để thuận lợi cho việc luyện tập từng câu Giải nghĩa những từ khó đểgiúp các em hiểu được ý nghĩa của lời ca

Để các em đọc đúng tiết tấu, giáo viên chỉ bảng phụ và hướng dẫn các emđọc câu theo mẫu Có thể cho một em đọc, cả lớp nhẩm theo Hoặc hướng dẫncho cả lớp đọc và gõ theo tiết tấu của bài

Ví dụ: Trong bài “Trên ngựa ta phi nhanh” (Nhạc và lời của Phong Nhã).Khi đọc lời ca phải hướng dẫn các em đọc theo tiết tấu và ngắt ở cụm từ nhưsau:

Trên đường /gập ghềnh / ngựa phi nhanh nhanh nhanh./

Sau khi giúp học sinh đọc đúng lời ca giáo viên phải hướng dẫn các emkhởi động giọng Chú ý nhắc các em tư thế ngồi hát, cách lấy hơi, cách hát Mẫuluyện thanh nên lấy đơn giản, giúp các em khởi động giọng hát, rèn lại kĩ nănglấy hơi, kĩ năng mở khẩu hình và phát âm cho đúng

Ví dụ: Chúng ta có thể cho học sinh luyện thanh với các nguyên âm a, o,ô,…

Trang 13

Dạy hát từng câu: Khi hướng dẫn học sinh tập từng câu, giáo viên có thể

đàn giai điệu 2-3 lần, sau đó mời học sinh khá đứng lên hát, nhằm phát huy tính

tích cực của học sinh đồng thời làm cho môi trường học tập trở nên gần gũi vàthân thiện hơn Như thế sẽ tạo được hứng thú cho các em Trong khi dạy từngcâu, giáo viên cần cho học sinh nhận xét và kết hợp sửa sai cho các em

Giáo viên cũng không quên tuyên dương, khuyến khích các em, để họcsinh có thêm tự tin trong học tập Giáo viên tiến hành dạy theo lối móc xích Háttốt câu trước mới chuyển qua câu tiếp theo Có thể kết hợp kiểm tra một số em,

mà giáo viên quan sát thấy chưa đươc chú ý hoặc thường ngày các em hát cònhay bi sai

Khi hướng dẫn học hát giáo viên có thể đánh dấu ngay vào bảng phụ đãchuẩn bị những tiếng có âm luyến, láy trong câu hát, và giải thích cách hátluyến, láy như thế nào cho đúng, có thể phiên âm lên bảng cho học sinh nhậnbiết

Ví dụ: Bài “Em yêu hoà bình” - Nhạc và lời: Nguyễn Đức Toàn.“ yêu

từng gốc đa, bờ tre đường làng ” tiếng hát “ tre ” và “đường” là hai âm luyếngiáo viên phiên âm giải thích như sau:

“ Tre”= tre è (son - pha) “ đường ” = đường ương ( rề - la).

Giáo viên hát mẫu vài lần, tập riêng các tiếng hát có âm luyến vài lần rồimới chuyển sang dạy cả câu hát

Những chỗ có đảo phách, nghịch phách rất khó dạy cho học sinh hát đúng

vì trọng âm của tiết tấu không trùng với trọng âm của nhịp như Bài “Em yêu hoàbình” Nhạc và lời Nguyễn Đức Toàn Với trường hợp này giáo viên cần phântích rõ cách gõ phách và dùng mũi tên () ghi vào bên dưới các tiếng hát, trênbảng phụ Phân tích cho học sinh nắm được tiếng hát nào rơi vào lúc động tác gõphách xuống, tiếng hát nào rơi vào lúc động tác đưa phách lên, tiếng hát nàongân dài cả 2 động tác gõ xuống và đưa lên Giáo viên hát mẫu kết hợp dùngthước đánh theo mũi tên đã ghi vài lần Bắt giọng cho học sinh tập hát từ tốc độchậm đến nhanh cho thật thuần thục rồi mới chuyển sang câu hát khác

Ngày đăng: 06/01/2022, 19:09

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Đọc lời ca, chia đoạn, chia câu: Phần này giáo viên cần chuẩn bị bảng phụ. Để giúp các em tập trung quan sát dễ hơn - sang kien kinh nghiem am nhac
c lời ca, chia đoạn, chia câu: Phần này giáo viên cần chuẩn bị bảng phụ. Để giúp các em tập trung quan sát dễ hơn (Trang 12)
w