1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

bai thu hoach modul 30313243

5 12 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 9,62 KB

Nội dung

- Nhóm phương pháp lấy người học và thực tiễn làm trung tâm: Nhóm phương pháp này để dạy học những kĩ năng cơ bản trong giáo dục vì sự phát triển bền vững. Có các phương pháp như: Mô phỏ[r]

Trang 1

UBND THỊ XÃ LAGI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG MG TÂN TIẾN Độc lập –Tự do - Hạnh Phúc

Tân Tiến, ngày 8 tháng 5 năm 2019

BÀI THU HOẠCH Bồi dưỡng thường xuyên cá nhân năm học 2018-2019

- Họ và tên :Phùng Thị Như Hoa

- Ngày tháng năm sinh: 19/12/1974

- Chức vụ: Phó hiệu trưởng

BÀI LÀM Câu 1: ModuleMN 30: Bạn có thể hướng dẫn cho trẻ mẫu giáo tập làm đồ chơi tự tạo làm đồ chơi theo các bước như thế nào?

Hướng dẫn trẻ mẫu giáo làm đồ chơi tự tạo theo các bước sau:

Bước 1: Chọn mẫu đồ chơi

Chọn mẫu đồ chơi cần bảo đảm tính thẩm mĩ, an toàn và vệ sinh Mẫu đồ chơi dễ làm và phù hợp với khả năng của trẻ

Bước 2: Quan sát mẫu đồ chơi

Cho trẻ quan sát mẫu đồ chơi: gọi tên từng bô phận và vật liệ làm ra nó Bước 3: Chọn vật liệu

Chọn vật liệu an toàn, sạch sẽ, không đôc hại Vật liệu sẵn có ở gia đình, địa phương phù hợp với từng mùa

Bước 4: Quan sát vật liệu

Cho trẻ quan sát vừa đàm thoại về tên gọi, màu sắc, hình dáng, tính chất của vật liệu

Bước 5: hướng dẫn trẻ làm đồ chơi

- Lôi cuốn trẻ vào hoạt động làm đồ chơi bằng nhiều hình thức

- Cô làm mẫu từng bước

- Hướng dẫn trẻ làm từng bước

Với những đồ chơi đơn giản cô hướng dẫn cả lớp, còn đồ chơi phức tạp hơn hướng dẫn theo từng nhóm nhỏ Không nên để trẻ ngồi làm đồ chơi quá lâu

Trang 2

trẻ sẽ mệt mỏi và mất hứng thú Khi trẻ đã thành thạo có thể cho trẻ làm theo chủ đề theo ý thích của trẻ

Câu 2: ModuleMN 31: Cách thức xây dựng trò chơi, câu chuyện theo chủ đề trên phần mềm PowerPoint thế nào?

Làm việc với các slide

Khai thác và lưu trữ nguồn tư liệu tranh ảnh, hình động, âm thanh: Khai thác từ internet, từ CD, tự tạo từ máy ảnh, máy quay phim, ghi âm…

Nhúng(chèn)tài nguyên vào slide

Liên kết slide.Trình diễn sản phẩm Đóng gói sản phẩm

Để xây dựng giáo án- trình chiếu- trò chơi- câu chuyện: Giáo án nhất thiết phải có sự tương tác giữa 3 yếu tố cơ bản là cô- trẻ - máy tính

Quy trình xây dựng giáo án:

+Hình thành ý tưởng, chọn chủ đề và hình thức phù hợp với chủ đề(trò chơi, kể chuyện…)

+ Xây dựng đề cương chi tiết

+ Tìm tư liệu thích hợp

+ Duyệt bài

+ Chỉnh sữa và hoàn thiện

Câu 3: ModuleMN 32: Giáo án điện tử là gì? Để thiết kế được giáo án điện tử cần có điều kiện gì? Nêu các bước thiết kế giáo án điện tử? Để thực hiện mục tiêu đổi mới GDMN thì cần phải thiết kế và sử dụng GAĐT như thế nào?

*Giáo án điện tử:

Dưới góc độ kĩ thuật: GAĐT là giáo án được thiết kế trên máy tính chạy trên nền của một số phần mềm chuyên dụng và được trình chiếu nội dung cho trẻ xem qua hệ thống dạy học đa phương tiện( máy tính máy chiếu…)

Dưới góc độ giáo dục: GAĐT là kế hoạch bài học, là kịch bản sư phạm đã được giáo viên chuẩn bị chi tiết trước khi lên lớp, thể hiện được mối quan hệ tương tác giữa giáo viên với trẻ, những ứng dụng CNTT và truyền thông sẽ dể dàng mở ra khả năng tiếp cận kiến thức cho trẻ

GAĐT là bản thiết kế cụ thể, toàn bộ hoạt động dạy và học của GV và trẻ Toàn bộ hoạt động đó đã được đa phương tiện hóa một cách chi tiết, có cấu trúc chặt chẽ được quy định bởi cấu trúc của bài học

*Các điều kiện thiết kế được giáo án điện tử:

Cần phải đảm bảo các yêu cầu về cơ sở vật chất như: máy chiếu, máy tính…

Trang 3

Giáo viên mầm non phải có tâm huyết, có kiến thức và kĩ năng cơ bản về công nghệ thông tin và truyền thông

*Các bước thiết kế giáo án điện tử: Gồm 7 bước:

Bước 1: Lựa chọn chủ đề và soạn giáo án dạy học tích cực

Bước 2: Viết kịch bản sư phạm cho việc thiết kế giáo án trên máy tính Bước 3: Đa phương tiện hóa kiến thức

Bước 4: Xây dựng thư viện tư liệu

Bước 5: Thể hiện kịch bản trên máy tính

Bước 6: Kiểm tra toàn bộ, thể hiện thử trên máy tính, sữa chữa và hoàn thiện

Bước 7: Viết bản hướng dẫn

*Để thực hiện mục tiêu đổi mới GDMN thì khi thiết kế và sử dụng GAĐT giáo viên cần chú ý:

Khi thiết kế và sử dụng GAĐT giáo viên mầm non phải là người chủ động

trong mọi tình huống ngay từ khâu chuẩn bị các điều kiện, soạn giáo án, thiết kế

bài giảng điện tử cũng như các tình huống có thể nảy sinh ở các khâu

Việc thiết kế bài giảng điện tử cần đảm bảo nội dung, phương pháp của từng lĩnh vực giáo dục theo chương trình GDMN và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của trẻ từng độ tuổi

Bài giảng điện tử phải có tính mở, phát huy tối đa tính tích cực sáng tạo của trẻ và giáo viên, tạo điều kiện cho trẻ tham gia các hoạt động trãi nghiệm, kích thích tính ham hiểu biết, nhu cầu học tập ở trẻ

Chú ý thời gian học tập của trẻ ở mỗi độ tuổi khác nhau Vì vậy cần lựa chọn hệ thống dạy học đa phương tiện cho các nội dung giáo dục phù hợp với từng thời gian cho hoạt động ở từng độ tuổi

Nội dung, kiến thức lựa chọn đưa vào bài giảng điện tử phải dễ hiểu bao gồm kênh hình, kênh tiếng và kênh chữ, kích thích hoạt động tương tác giữa cô

và trẻ, giữa trẻ với máy tính, tránh lạm dụng chỉ trình chiếu 1 chiều, không được hoạt động thì sẽ gây nhàm chán ở trẻ

Câu 4: ModuleMN 43: Hãy nêu 8 nguyên tắc phát triển bền vững của Việt Nam? Hãy phân tích từng nhóm phương pháp được sử dụng trong giáo dục vì sự phát triển bền vững?

*8 nguyên tắc phát triển bền vững của Việt Nam là:

- Con người là trung tâm của phát triển bền vững

- Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, kết hợ chặt chẽ, hợp lí và hài hòa với phát triển xã hội,với khai thác hợp lí, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên theo nguyên tắc: Mọi mặt kinh tế, xã hội và môi trường đều cùng có lợi

Trang 4

- Bảo vệ và cải thiện môi trường phải được coi là một yếu tố không thể tách rời của quá trính phát triển, phải áp dụng đồng bộ các công cụ pháp lí và kinh tế, kết hợp với tuyên truyền vận động

- Phát triển phải đảm bảo đáp ứng một cách công bằng nhu cầu của thế hệ hiện tại và không gây trở ngại tới cuộc sống của các thế hệ tương lai

-Khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực cho công nghiệp hóa và hiện đại hóa, phát triển nhanh, mạnh, bền vững đất nước

- Phát triển bền vững là sự nghiệp của toàn Đảng, các cấp chính quyền, các Bộ, ngành và địa phương, của các cơ quan doanh nghiệp, đoàn thể xã hội, các cộng đồng dân cư và mỗi người dân

- Gắn chặt việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế

- Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường với đảm bảo quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội

*Phân tích từng nhóm phương pháp được sử dụng trong giáo dục vì

sự phát triển bền vững:

- Nhóm phương pháp truyền thống lấy giáo viên làm trung tâm: Đây là nhóm phương pháp để dạy học những khái niệm và thông tin cơ bản về phát triển bền vững Có các phương pháp trong nhóm này như: Kể chuyện có sự dẫn dắt của Gv, thảo luận lớp có sự dẫn dắt của Gv, khách mời diễn giả từ các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường, văn hóa, nói chuyện về những vấn đề giải pháp phát triển bền vững tiêu biểu, thiết thực

- Nhóm phương pháp lấy người học và thực tiễn làm trung tâm: Nhóm phương pháp này để dạy học những kĩ năng cơ bản trong giáo dục vì sự phát triển bền vững Có các phương pháp như: Mô phỏng và sắm vai, đóng kịch, học sinh thảo luận nhóm, học sinh giảng lẫn nhau,trãi nghiệm, phân tích tranh ảnh,bảng biểu, bảng đồ, nghiên cứu phim, vedeo, chương trình máy tính, học qua tuy vấn, phân loại và phân tích giá trị

- Nhóm phương pháp học tập nâng cao nặng lực hành động: Phương pháp này đòi hỏi học sinh tìm hiểu kiến thức bản chất vấn đề như: Chúng phát sinh như thế nào? Ai là người chịu ảnh hưởng bởi những vấn đề đó? Những phương

án giải quyết là gì? Những vấn đề cần thiết để thay đổi là gì? Từ đó học sinh xây dựng tầm nhìn cho các kịch bản tương lai khác nhau và dự báo những thay đổi có thể xảy ra trong bối cảnh nào đó trong khi phát triển các kĩ năng xã hội, phê phán và tư duy sáng tạo Những phương pháp này đòi hỏi học sinh đặt mình vào tình huống thực tế để xây dựng năng lực ra quyết định Học sinh vừa có năng lực hành động, vừ có khả năng đánh giá, phân tích và cấu trúc lại hành động của mình trong một quy trình học tập và thay đổi liên tục Có các phương pháp như: Trình bày trước lớp, phân tích truyền thông phê phán, giải quyết vấn

Trang 5

đề tương lai,, đi thực địa, các dự án đạo đức công dân ở công cộng, nghiên cứu điển hình

Người làm bài thu hoạch

Ngày đăng: 06/01/2022, 12:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w