1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sự kết hợp kiểm toán báo cáo tài chính kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động.pdf

38 807 7
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 1,57 MB

Nội dung

Sự kết hợp kiểm toán báo cáo tài chính kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động.pdf

Trang 1

KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC KHU VỰC MIỄN TRUNG

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HOC CẤP CƠ SỞ

Tên đề tài:

SỰ KẾT HỢP KIEM TOAN BÁO CÁO TÀI CHÍNH KIỀM TOÁN TUÂN THỦ VÀ KIEM TOÁN HOẠT ĐỘNG TRONG MỘT

CUỘC KIỀM TOÁN CỦA KIỀM TOÁN NHÀ NƯỚC

Chủ nhiệm đề tài : Cử nhân Nguyễn Văn Kỷ

Thành viên tham dự : Củ nhân Nguyễn Đình Hoa

Trang 2

1

PHAN MO DAU

Kiểm toán Nhà nước Việt Nam mới được ra đời và hoạt động trong thời gian ngắn, nhưng đã nhanh chóng khẳng định được vai trò quan trọng trong kiểm tra tài chính Nhà nước và tài sẵn công và là một trong những công cụ không thể thiếu được để Nhà nước quản lý vĩ mô nền kinh tế thị trường định

hướng XHCN

Tuy nhiên, hoạt động của Kiểm toán Nhà nước mới chỉ tập trung vào việc thực hiện chức năng xác nhận tính đúng đắn, hợp pháp của các tài liệu, số liệu kế toán, báo cáo quyết toán của các đơn vị có quan hệ với ngân sách Nhà

nước Các chức năng vốn có khác của Kiểm toán Nhà nước chưa được thừa

nhận về mặt pháp lí, việc vận dụng trong thực tiễn mới chỉ là những thử nghiệm bước đầu

Sự kết hợp giữa các loại hình kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động đã được triển khai và đạt một số kết quả nhất định Song có thể nhận thấy rằng chức năng về kiểm toán hoạt động còn bị bổ

ngõ, việc kết hợp 3 loại hình kiểm toán nói trên chưa được dựa trên nền pháp

lí chắc chắn, ổn định Lí luận kiểm toán cũng như thực tiến hoạt động của Kiểm toán Nhà nước cũng chưa có điều kiện nghiên cứu kỹ để làm sáng tỏ vấn đề này

Đề tài "Sự kết hợp kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ và

kiểm toán hoạt động trong một cuộc kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước" là

một trong những nghiên cứu ban đầu hướng vào làm sáng tỏ vấn đề trên

Đề tài được trình bày với những nội dung chính sau:

Chương I: Cơ sở lí luận về sự kết hợp các loại hình kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động trong một cuộc kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước

Chương II: Thực trạng sự kết hợp các loại hình kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước

Chương II: Các giải pháp về sự kết hợp các loại hình kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước

Do khả năng nghiên cứu có hạn, nguồn tư liệu tham khảo quá ít, chắc chắn còn nhiều hạn chế, thiếu sót Nhóm tác giả thuộc Kiểm toán Nhà nước khu vực miền Trung kính mong được sự đóng góp ý kiến của Hội đồng khoa

học Kiểm toán Nhà nước, thủ trưởng cơ quan và các đồng nghiệp

Trân trọng cám on !

Tập thể tác giả

Trang 3

_CHUONG I

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ SỰ KẾT HỢP CÁC LOẠI HÌNH KIỀM TOÁN BAO CAO TAI CHÍNH, KIỂM TOÁN TUÂN THỦ VÀ KIỀ M TOÁN HOẠT ĐỘNG TRONG MỘT CUỘC KIEM TOÁN CỦA KIỂM TOÁN NHÀ

NƯỚC

L/ Chức năng, nhiệm vụ và vai trò của Kiểm toán Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN:

1 Chức năng, nhiệm vụ:

Trên thế giới, thuật ngữ kiểm toán đã có từ lâu, từ khi xuất hiện nhu

cầu xác định tính trung thực, độ tin cậy của thông tin trong báo cáo tài chính,

kế toán và thực trạng tài sản của một chủ thể trong quan hệ kinh tế Tù nền văn minh Ai cập và La mã cổ đại, đã xuất hiện kiểm toán cổ điển bằng cách

những người làm công việc ghi chép kế toán đọc những số liệu, tài liệu cho

một bên độc lập nghe và nhận xét Vì vậy trong tiếng Anh từ Audit (kiếm

toán) có gốc La tỉnh là Audie (nghe)

Trong giáo trình kiểm toán, các tác giả Alvin A.Arens và James

K.Locbbecker đã định nghĩa: "Kiểm toán là quá trình các chuyên gia độc lập

và có thẩm quyền thu thập và đánh giá các bằng chứng về các thông tin có thể định lượng được của một đơn vị cụ thể, nhằm mục đích xác nhận và báo cáo về mức độ phù hợp giữa các thông tin này với các chuẩn mực đã được thiết lập" Và như vậy, có thể nói một cách đầy đủ hơn thì "Kiểm toán là một chức năng của quản lí, là một quá trình mà trong đó kiểm toán viên có thẩm

quyền- những người được đào tạo để có trình độ thích hợp, tiến hành một

cách độc lập việc thu thập xác minh, đánh giá các bằng chứng về các thông tin số lượng liên quan đến các hoạt động kinh tế-tài chính của một đơn vị và

tổ chức kinh tế nhằm xác định và báo cáo mức độ phù hợp của các thông tin

số lượng đối với các chuẩn mực về kinh tế, về tài chính và kế toán đã được thiết lập và được pháp luật thừa nhận"

Trong lịch sử, kiểm toán chính là sự phát triển độc lập của chức năng kiểm tra kế toán Kiểm toán là hoạt động độc lập với bộ máy riêng, có phương pháp và đối tượng riêng; đối với hoạt động kế toán, kiểm toán mang

Với quan điểm hiện đại, phạm vi kiểm toán đã được mở rộng, bao

gồm: kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt

động

Trang 4

Sự hình thành và phát triển của Kiểm toán Nhà nước gắn liền với sự phát triển của tài chính Nhà nước mà chủ yếu là ngân sách Nhà nước, xuất phát từ yêu cầu đòi hỏi của việc kiểm tra, kiểm soát chi tiêu ngân sách và công quỹ quốc gia từ phía Nhà nước

Ở Việt Nam, Kiểm toán Nhà nước ra đời trong thời kỳ đổi mới và tiến

trình cải cách nền hành chính quốc gia (11/7/1994) là một công cụ quan

trọng để Nhà nước điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế thị trường XHCN

Cơ sở pháp lý cho tổ chức bộ máy và hoạt động của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam hiện nay được quy định tại Nghị định 70/CP ngày 11 thang 7 năm 1994 của Chính phủ về việc "Thành lập cơ quan Kiểm toán Nhà nước",

Quyết định số 61/ TTg ngày 24 tháng 1 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ

về việc "Ban hành diều lệ tổ chúc và hoạt động của Kiểm toán Nhà nước"

Theo đơ, Kiểm toán Nhà nước thực hiện chúc nắng "kiểm tra, xác

nhận tính đúng đắn, hợp pháp của các tài liệu, số liệu kế toán, báo cáo quyết toán của các cơ quan Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, đơn vị kinh tế và các đoàn thể, các tổ chức xã hội có sử dụng kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp"

Để thực hiện các chức năng trên, trong quá trình hoạt động Kiểm toán Nhà nước phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Tuân thủ pháp luật Nhà nước, chuẩn mực và quy trình kiểm toán do Kiểm toán Nhà nước quy định

- Bảo đảm tính độc lập, không bị một tổ chức cá nhân nào can thiệp trái pháp luật vào hoạt động của Kiểm toán Nhà nước

- Bảo đảm tính trung thực, khách quan và giữ gìn bí mật Nhà nước, bí

mật của đơn vị được kiểm toán -

- Không gây can trở hoạt động va can thiệp vào công việc điều hành của đơn vị được kiểm toán

- Bảo đắm tính hiệu quả trong hoạt động kiểm toán

Đối tượng, phạm vi của Kiểm toán Nhà nước là tất cả các tổ chức, đơn

vị có nghĩa vụ với ngân sách, sử dụng tiền ngân sách hoặc có nguồn gốc từ

ngân sách Nhà nước, sử dụng tài sản Nhà nước

Trong đó kiểm toán thu-chi ngân sách Nhà nước là chủ yếu Hay nói cách khác kiểm toán tài chính Nhà nước mà chủ yếu là kiểm toán ngân sách

Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động kiểm toán Làm tốt nhiệm vụ kiểm toán thu-chỉ ngân sách Nhà nước góp phần to lớn vào kết quả hoạt động của Kiểm toán Nhà nước

Từ các chức năng trên, Kiểm toán Nhà nước được Chính phủ giao các

nhiệm vụ:

Trang 5

` 4

- Xây dựng chương trình kế hoạch kiểm toán hàng năm và tổ chức thực hiện chương trình kế hoạch kiểm toán đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kết quả kiểm toán được báo cáo cho Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội

và Ủy ban thường vụ Quốc hội, cho các cơ quan Nhà nước khác theo quy định của Chính phủ Trong trường hợp Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội yêu cầu kiểm toán thì cơ quan Kiểm toán Nhà nước có trách nhiệm thực hiện

và báo cáo kết quả

- Xác nhận, đánh giá và nhận xét các tài liệu, số liệu kiểm toán, báo cáo

quyết toán đã được kiểm toán và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung đã nhận xét, đánh gía, xác nhận

- Thông qua hoạt động kiểm toán đưa ra những khuyến nghị đối với

đơn vị được kiểm toán, cơ quản lí cấp trên của đơn vị và cơ quan chức năng của Nhà nước có liên quan nhằm giúp cho đơn vị được kiểm toán sữa chữa, khắc phục các sai sót, vi phạm nhằm chấn chỉnh công tác quản lý tài chính- kế

toán của đơn vị và của nền kinh tế quốc đân Đồng thời đề xuất với Nhà nước những cải tiến, sửa đổi, bổ sung về chính sách, chế độ, cơ chế quản lý tài chính-kế toán và chính sách chế độ, ở các lĩnh vực khác có liên quan

2 Vai trò của Kiểm toán Nhà nước

Kiểm toán Nhà nước trên thế giới đã có lịch sử phát triển hàng trăm năm nay Kiểm toán Nhà nước khẳng định được vai trò vị trí của mình là công

cụ quan trọng trong kiểm tra tài chính Nhà nước và tài sản công Vai trò của

Kiểm toán Nhà nước được thể hiện trên một số mặt sau:

- Góp phần tăng cường pháp chế trong lĩnh vực kinh tế - tài chính Thông qua kiểm toán phát hiện các kẽ hỏ, bất cập, thiếu đồng bộ .về chính sách, chế độ tài chính Kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan quản

lý Nhà nước có thẩm quyền bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện cơ chế quản lý kinh

tế tài chính, đảm bảo cho việc chỉ đạo, quản lý, điều hành nền kinh tế và hoạt động tài chính-ngân sách thống nhất, tích cực, lành mạnh, đúng hướng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước

- Góp phần làm lành mạnh nền tài chính quốc gia: Kiểm toán tham gia phát hiện, ngăn chặn tình trạng thất thoát, lãng phí, tham những trong quản lý

sử dụng ngân sách; Chấn chỉnh các sai sót lệch lạc, góp phần làm lành mạnh nền tài chính quốc gia

- Thông qua kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ, Kiểm toán Nhà nước đánh giá, kết luận, kiến nghị về tình hình quản lý, điều hành, sử dụng NSNN tại các cấp ngân sách, các đơn vị sử dụng ngân sách Chấn chỉnh các vi

phạm, sai sót nhằm nâng cao trách nhiệm của các tổ chức, đơn vị và cá nhân

trong việc quản lý, sử dụng NSNN, góp phần thúc đẩy việc sử dụng tiết kiệm,

Trang 6

5

có hiệu quả, hiệu lực tài chính Nhà nước và tài sản công Đồng thời qua kiểm toán chi ngân sách cho công tác quản lý Nhà nước, xác định được tính hiệu quả và tiết kiệm do thực hiện chủ trương sắp xếp lại bộ máy tinh giảm biên chế, nâng cao năng lực và hiệu lực của bộ máy hành chính Nhà nước

3 Yêu cầu đề cao tính hiệu lực, hiệu quả công cụ kiểm toán của

Nhà nước

3.1/ Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền, thực hiện quản lý xã hội bằng pháp luật; là Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân; là công cụ chủ yếu thực hiện quyền làm chủ của nhân dân Vì vậy xây dựng Kiểm toán Nhà nước thực sự trở thành công cụ mạnh trong kiểm tra, kiểm soát tài chính Nhà nước và tài sản công là đòi hỏi tất yếu và khách quan của Nhà nước, của nhân dân nhằm đáp úng yêu cầu quản lý của Nhà nước và sự kiểm soát của

nhân dân trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN

3.2/ Công cuộc cải cách nền hành chính Nhà nước tuy đã đạt được một

số kết quả bước đầu, song hệ thống pháp luật còn chưa hoàn thiện và đồng bộ,

việc thi hành pháp luật chưa nghiêm, kỷ cương còn bị buông lỏng, bộ máy

hành chính Nhà nước còn cồng kềnh, chúc năng nhiệm vụ còn chồng chéo, hoạt động kém hiệu quả Tệ quan liêu, tham những, lãng phí còn khá phổ biến

Để khắc phục tình trạng trên, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định: "Đẩy mạnh cải cách tổ chức và hoạt động Nhà nước, phát huy quyền dân chủ, tăng cường pháp chế " Đồng thời chỉ rõ " Bổ sung hoàn thiện

cơ chế chính sách quy chế, quy định của Đảng, Nhà nước về quản lý kinh tế, tài chính, quản lý tài sản, không để kẻ xấu lợi dụng"

Với tư cách là công cụ kiểm tra tài chính Nhà nước và tài sản công,

Kiểm toán ngân sách Nhà nước góp phần quan trọng vào nhiệm vụ cải cách tài chính Nhà nước Do vậy cần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của Kiểm toán Nhà nước nhằm thúc đẩy nhanh quá trình cải cách tài chính Nhà nước nói riêng và cải cách hành chính Nhà nước nói chung

3.3/ Kiểm toán Nhà nước Việt Nam mới ra đời và đi vào hoạt động mới được 8 năm trong xu thế hội nhập các tổ chức Kiểm toán quốc tế như INTOSAI và ASOSAI Kiểm toán Nhà nước phải có sự phát triển nhanh chóng phù hợp với xu hướng chung của thế giới và khu vực

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả cũng chính là nhu cầu nội tại, tự thân do

chính sự phát triển của Kiểm toán Nhà nước đòi hỏi

Trang 7

II Câc loại hình kiểm toân:

1 Kiểm toân bâo câo tăi chính

Kiểm toân bâo câo tăi chính lă loại hình kiểm tra vă xâc nhận tính trung

thực, đầy đủ vă hợp phâp của câc thông tin trong bâo câo tăi chính, đông thời xem xĩt vă đânh giâ bâo câo tăi chính có được xđy dựng phù hợp với nguyín tắc, chuẩn mực kế toân được thừa nhận hay không Trong kiểm toân bâo câo tăi chính của doanh nghiệp, kiểm toân viín phải tiến hănh kiểm toân bảng cđn đối kế toân, bâo câo kết quả hoạt động kinh doanh, bâo câo lưu chuyển tiền tệ

vă bắng thuyết minh bâo câo tăi chính Đối với tăi chính Nhă nước, kiểm toân

bâo câo tăi chính lă việc kiểm toân bâo câo quyết toân tình hình kinh phí vă sử

dụng kinh phí tại câc đơn vị thụ hưởng ngđn sâch, bâo câo quyết toân thu chi của câc don vị sự nghiệp có thu, bâo câo quyết toân thu-chi ngđn sâch của câc

cấp ngđn sâch Phạm vi kiểm toân bâo câo tăi chính do Kiểm toân Nhă nước thực hiện chủ yếu lă ngđn sâch câc cấp, câc đơn vị HCSN thụ hưởng ngđn

sâch, câc DNNN, câc dự ân Đầu tư bằng tiền NSNN

Kiểm toân bâo câo tăi chính chỉ thực hiện khi có bâo câo tăi chính hay

quyết toân của đơn vị , nói câch khâc kiểm toân bâo câo tăi chính lă hậu kiểm

Trín thực tế, kiểm toân bâo câo tăi chính đê có tâc dụng tích cực trong việc xâc thực bâo câo tăi chính của doanh nghiệp Nhă nước, quyết toân kinh phí của câc đơn vị sử dụng ngđn sâch vă quyết toân ngđn sâch câc cấp, giúp Quốc hội trong việc thẩm tra vă phí duyệt tổng quyết toân hăng năm, tư vấn cho câc đơn vị được kiểm toân chấn chỉnh công tâc lập vă bâo câo tăi chính hăng năm

Tuy nhiín, trong thực tiễn hoạt động, Kiểm toân Nhă nước không thực

hiện riíng rẽ loại hình kiểm toân bâo cẩ tăi chính mă ở một chừng mực nhất định đê có sự kết hợp giữa loại hình kiểm toân năy với loại hình kiểm toân tuđn thủ vă kiểm toân hoạt động Điều năy được thể hiện ngay trong nội dung

quyết định thănh lập đoăn kiểm toân của Tổng Kiểm toân Nhă nước, khi kiểm

toân bâo câo quyết toân ngđn sâch hay kiểm toân bâo câo tăi chính doanh nghiệp, bâo câo quyết toân vốn đầu tư hoăn thănh đều hăm chứa việc sử dụng

vă kết hợp cả 3 loại hình kiểm toân Tuy nhiín về mức độ vă phương phâp kết hợp chưa được chỉ đạo thống nhất, kết quả thực tiễn về sự kết hợp câc loại hình kiểm toân chưa được đúc kết, rút kinh nghiệm

2 Kiểm toân tuđn thủ:

Kiểm toân tuđn thủ lă loại hình kiểm toân tiến hănh kiểm tra đânh giâ

mức độ chấp hănh phâp luật, câc chính sâch, chế độ tăi chính Nhă nước của

đối tượng được kiểm toân.

Trang 8

Trong hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước hiện nay đã sử dụng kết hợp giữa kiểm toán tuân thủ với loại hình kiểm toán báo cáo tài chính Tuy nhiên, tùy thuộc tính chất của từng cuộc kiểm toán và sự chỉ đạo của các đoàn kiểm toán mà loại hình kiểm toán tuân thủ được sử dụng ở các mức độ khác nhau, song xét trên bình điện chung, trong thời gian qua kiểm toán tuân thủ ngày càng được chú trọng đầy đủ hơn trong đánh giá việc tuân thủ các luật, chính sách, chế độ, cơ chế quản lý, điều hành tài chính, ngân sách

của đối tượng được kiểm toán Kiểm toán tuân thủ đã có những đóng góp quan

trọng trong việc phát hiện những sai phạm do không chấp hành đầy đủ chính sách, chế độ tài chính, gây thất thoát, lãng phí, kém hiệu quả trong quản lý, sử dụng NSNN, chấp hành không đúng nghĩa vụ nộp ngân sách và thực hiện các luật, chế độ, chính sách tài chính khác

3 Kiểm toán hoạt động:

Kiểm toán hoạt động là loại hình kiểm toán với đặc trưng chủ yếu là

nhằm xác định tính kinh tế, tính hiệu quả, hiệu lực trong việc sử dụng các nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ được giao của thực thể được kiểm toán,

Kiểm toán hoạt động có mục tiêu cơ bản:

- Kiểm tra tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực của các hoạt động.

Trang 9

- Kiểm tra trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị trong việc quản lý, sử

dụng nguồn lực tài chính Nhà nước

- Kiểm tra tính trung thực của quá trình dự toán sử dụng nguồn lực, các

quyết toán và các báo cáo tài chính

- Kiểm tra hiệu năng của bộ máy quản lý, bộ máy điều hành các hoạt

động

- Cung cấp thông tin cho cơ quan lãnh đạo các cấp

- Cung cấp thông tin cho các cơ quan bảo vệ pháp luật và khuyến nghị

để họ có quyết định phù hợp trong việc xử lí

Phạm vi kiểm toán hoạt động rộng hơn kiểm toán báo cáo tài chính,

kiểm toán tuân thủ nhưng chủ yếu nhấn mạnh việc xem xét hiệu quả, hiệu lực

của hoạt động và hiệu quả hành động của các chủ thể sử dụng nguồn lực tài

chính Nhà nước và nó chú trọng vào thời kì đang diễn ra các hoạt động kinh tế

tài chính, thậm chí kiểm toán trước khi phát sinh các hoạt động

Kiểm toán Nhà nước ra đời và hoạt động trên cơ sở 2 văn bản pháp luật

về kiểm toán đó là Nghị định 70/CP và Quyết định 61/TTg, trong 2 van ban

này chưa có điều khỏan quy định riêng quyền hạn tiến hành kiểm tra tính kinh tế, tính hiệu quả và tính hiệu lực với các đối tượng kiểm toán

Sau 8 năm hoạt động , Kiểm toán Nhà nước chưa thực hiện các cuộc

kiểm toán hoạt động riêng mà các cuộc kiểm toán đều có sự kết hợp nhất định giữa kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ với kiểm toán hoạt động

Để kết thúc phần này, chúng tôi xin trích dẫn ý kiến của đồng chí

Nguyễn Đức Kiên - Ủy viên trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra

kinh tế và ngân sách, Quốc hội khoá X1 như sau: "Hiện nay trên thế giới, kiểm

toán đủ thì phải bao gồm kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ các quy định của pháp luật và kiểm toán hoạt động Kiểm toán Nhà nước ở nước

ta có lẽ là mới thực hiện được kiểm toán báo cáo tài chính và kiểm toán tuân thủ Chúng tôi cho rằng, dưới góc độ hoạt động của Quốc hội thì kiểm toán hiệu quả có ý nghĩa rất quan trọng, giúp cho Quốc hội xem xét, quyết định có nên chi tiền vào việc này hay chương trình kia hay không 2 chỉ tiền vào đâu thì có hiệu quả ? "

II Sự kết hợp các loại hình kiểm toán trong một cuộc kiểm toán là

đòi hồi tất yếu góp phần nâng cao chất lượng quản lý tài chính Nhà nước

1 Cơ sở của sự kết hợp

Lí luận kiểm toán phân loại kiểm toán theo các tiêu thức khác nhau,

theo mục đích kiểm toán, hoạt động kiểm toán được phân thành 3 loại hình:

Trang 10

kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động Việc kết hợp các loại hình kiểm toán không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của người ra quyết định kiểm toán hay kiểm toán viên mà chính là yêu cầu nâng

cao chất lượng hoạt động kiểm toán đòi hỏi

Kết hợp các loại hình kiểm toán là việc triển khai hoạt động kiểm toán trong từng cuộc kiểm toán nhằm đạt được mục tiêu tổng hợp của các loại hình,

cụ thể là:

- Tính trung thực, hợp pháp của số liệu báo cáo tài chính

- Việc tuân thủ các quy định của Nhà nước tại đơn vị được kiểm toán

- Hiệu quả của việc quản lý và sử dụng nguồn lực tài chính Nhà nước tại đơn vị được kiểm toán

Trong hoạt động kiểm toán mỗi loại hình kiểm toán đều có lợi thế riêng nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể và nó phù hợp với từng khâu, từng loại

công việc nhất định Trong Y học, việc điều trị bệnh, một loại thuốc có thể trị

một hoặc một số bệnh Một cơ thể con người thường không chỉ xuất hiện một loại bệnh Một đơn thuốc phải là sự phối hợp của một số loại thuốc để trị một

hoặc một số bệnh Tương tự trong hoạt động kiểm toán, việc kết hợp 3 loại

hình kiểm toán cũng là đòi hỏi tất yếu của quản lý Cơ sở của sự kết hợp 3 loại hình Kiểm toán trước hết xuất phát từ yêu cầu của hoạt động quản lý tài chính Nhà nước và tài sản công, bao gồm việc quản lý và sử dụng đúng mục đích,

đúng dự toán, đúng luật, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, hiệu lực Kiểm toán Nhà nước là công cụ quan trọng trong hệ thống các công cụ thanh kiểm tra của Nhà nước, do vậy Kiểm toán Nhà nước cần phải đánh giá toàn diện việc quản

lý, sử dụng tài chính Nhà nước và tài sản công tại các đơn vị được kiểm toán

Qua đó đáp úng ngày càng tốt hơn yêu cầu quản lý ở tầm vi mô cũng như tầm

vĩ mô

Lý luận kiểm toán kết luận rằng các chúc năng của Kiểm toán Nhà nước được hình thành và phát triển theo 3 cấp độ, đó là kiểm toán thông tin (kiểm toán báo cáo tài chính), kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động Tuy nhiên việc phân loại theo mục đích kiểm toán như trên cũng chỉ mang tính chất tương đối Điều đó không có nghĩa là lịch sử phát triển kiểm toán bắt đầu

từ kiểm toán báo cáo tài chính, sau đó mới phát triển thành kiểm toán tuân thủ

và kiểm toán hoạt động mà trong sự phát triển còn có đan xen, lồng phép

phối hợp giữa các loại hình kiểm toán với nhau Kết hợp 3 loại hình kiểm toán trong một cuộc kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước để thực hiện kiểm toán

trên toàn diện 3 mặt kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động là một xu hướng tất yếu

Trang 11

Thực tiễn những năm qua cho thấy tất yếu phải hoàn thiện chúc năng, nhiệm vụ của Kiểm toán Nhà nước mới đáp ứng được yêu cầu quản lý của Nhà nước, đảm bảo cơ sở pháp lí vững chắc cho kiểm toán hoạt động và kết hợp các loại hình kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán

hoạt động

2 Tác dụng của việc kết hợp 3 loại hình kiểm toán

Sự kết hợp đồng bộ và có hiệu quả 3 loại hình kiểm toán sẽ mang lại

những tác dụng thiết thực trên cả phương diện quân lý vĩ mô và quản lý vi mô,

tác động tích cực tới công cuộc cải cách hành chính, xây dựng Nhà nước pháp quyền, chống lãng phí, tham những và sự tự khẳng định mình của Kiểm toán

- Chất lượng hoạt động của Kiểm toán Nhà nước phụ thuộc vào trình độ

và khả năng kết hợp giữa các loại hình kiểm toán Hoạt động của Kiểm toán

Nhà nước trong thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ Báo

cáo kết quả kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước ngày càng được Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan Nhà nước quan tâm hơn Thông qua đó Nhà nước

thấy được quá trình quản lý, điều hành, sử dụng tài chính Nhà nước và tài sản

công có những ưu, nhược điểm, tổn tại, hạn chế nào? những vấn đề về cơ chế

cần phải được bổ sung, sửa đổi phù hợp nhằm sử dụng nguồn tài chính đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả Hay nói cách khác, sự kết hợp 3 loại hình kiểm

toán đã phục vụ tích cực cho quản lý vĩ mô của Nhà nước

- Qua các cuộc kiểm toán, sự kết hợp 3 loại hình kiểm toán bao giờ cũng đem lại cho các đơn vị được kiểm toán những lợi ích nhất định Điều rõ ràng và dễ nhận thấy là trong quá trình kiểm toán, bằng tư vấn, góp ý, bằng việc phát hiện ra các bằng chứng thuyết phục, kiểm toán đã chỉ ra những sai

sót lệch lạc, kiến nghị để đơn vị được kiểm toán tự chấn chỉnh, uốn nắn Ngay

cả trong trường hợp mà kiểm toán không phát hiện có những sai sót thì kết

quả kiểm toán cũng là một sự xác nhận độ lành mạnh về báo cáo tài chính của đơn vị, giúp dơn vị khẳng định mình, tự tin hơn trong công tác quản lý tài chính Điều đó cho thấy sự kết hợp tốt 3 loại hình kiểm toán trực tiếp phục vụ cho công tác quản lý vi mô tại đơn vị được kiểm toán

- Xét ở phạm vi rộng sự kết hợp 3 loại hình kiểm toán còn phục vụ tích

cực cho công cuộc cải cách nền hành chính quốc gia, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN

- Mục tiêu cơ bản của cải cách nền hành chính là cắt giảm các khoản chỉ tiêu bat hợp lí nhưng phải đảm bảo và không ngừng nâng cao chất lượng

dịch vụ công Đó cũng chính là chúc năng, nhiệm vụ của Kiểm toán Nhà nước

nói chung và của Kiếm toán ngân sách Nhà nước nói riêng Hoạt động của

Trang 12

11

Kiểm toán Nhà nước nhằm góp phần thúc đẩy các đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước tiết kiệm, đúng mục đích, ngăn chặn các hành vi tiêu cực gây thất thoát, lãng phí công quỹ Nhà nưóc, đồng thời giúp các cơ quan, đơn vị khai thác các nguồn thu, tăng thu cho NSNN để luôn có đủ nguồn lực đảm bảo cho quá trình mở rộng, nâng cao các dịch vụ hành chính công Ngoài ra Kiểm toán Nhà nước còn có tác động tích cực đến công tác tổ chức nhân sự tại các đơn vị khi kiểm toán chế độ thanh toán chỉ trả tiên công, tiền lương của các đơn vị này Đặc biệt khi thực hiện kiểm toán hoạt động , sự kết hợp 3 loại hình kiểm toán có tác dụng thiết thực, đồng bộ hơn khi đánh giá hoạt động của bộ máy hành chính, tác động sẽ tích cực hơn đối với quá trình cải cách nền hành chính Nhà nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN

- Kết hợp 3 loại hình kiểm toán là nhu cầu tự thân nội tại của Kiểm toán

Nhà nước nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán Đây cũng chính là quá trình tự hoàn thiện mình của Kiểm toán Nhà nước Trên cơ sở đó Kiểm toán Nhà nước mới có điều kiện để phát triển Vai trò, tác dụng của Kiểm toán Nhà nước mới được phát huy đầy đủ, mạnh mẽ, góp phần xứng đáng vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

3 Yêu cầu của sự kết hợp

Kiểm toán Nhà nước là lĩnh vực còn mới mẽ đối với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN như Việt Nam Để trỏ thành công cụ mạnh trong quản lý vĩ mô nền kinh tế đồi hỏi phải có thời gian và sự nỗ lực trên nhiều mặt không phải chỉ của ngành Kiểm toán Nhà nước Quan điểm chỉ đạo của Đảng

ta trong các Nghị quyết đã rõ ràng, nhất quán Vấn đề còn lại là sự nhận thức của các ngành, các cấp, của xã hội và của cả ngành Kiểm toán Nhà nước, nhận thức đúng, thống nhất là tiền đề cho việc ban hành, chỉ đạo, tổ chức thực hiện đạt kết quả tốt, tránh được rủi ro Sự kết hợp giữa các loại hình kiểm toán không phải là một ngoại lệ Đã đến lúc phải nhận thức rằng nếu không kết hợp

ba loại hình kiểm toán thì không còn đáp ứng được chức năng, nhiệm vụ vốn

có của Kiểm toán Nhà nước Sự riêng lẽ, đơn độc của một loại hình hay sự kết hợp giữa một - hai loại hình kiểm toán có tính truyền thống là sự chậm trễ, thậm chí kém cỏi chỉ có sự kết hợp tốt giữa ba loại hình kiểm toán mới có thể làm thay đổi điện mạo, tạo nên sức sống mới để Kiểm toán Nhà nước tiếp

tục khẳng định mình và đáp ứng được đòi hỏi của công tác kiểm tra, kiểm soát của Nhà nước

Trong thực tiễn, sự kết hợp bước đầu hiện nay cũng chỉ là sự mò mẫm, thủ nghiệm Để có cơ sở vững chắc, yêu cầu cần phải có cơ sở pháp lý đầy đủ

và tương xứng cho các hoạt động của Kiểm toán Nhà nước Trên nền cơ sở

Trang 13

pháp lý đó, tổ chức chỉ đạo thống nhất, đồng bộ, kịp thời trong các khâu của

quy trình kiểm toán, trong từng đoàn kiểm toán, tố kiểm toán

Tổ chúc chỉ đạo có vai trò đặc biệt quan trọng, đảm bảo được tính thống nhất, xuyên suốt trong toàn ngành Sự nhất quán tạo nên nề nếp, kỷ cương, ý thức trách nhiệm trong từng kiểm toán viên, tổ, đoàn kiểm toán

Tổ chức thực hiện có vai trò quyết định sự thành bại trong việc kết hợp

ba loại hình kiểm toán Yêu cầu cần phải đạt được là sự nhuần nhuyễn, hợp lý,

hiệu lực và hiệu quả nhằm đảm bảo cho chất lượng của sự kết hợp đạt được ở mức cao nhất, tránh được sự tùy tiện, manh mún, tản mạn, rời rạc

Đây là vấn đề cốt lõi trong các yêu cầu của sự kết hợp ba loại hình kiểm

toán

THUC TRANG SU KET HOP CAC LOAI HINH KIEM TOAN CUA

KIEM TOAN NHA NUGC

I Thực trạng việc thực hiện các loại hình kiểm toán

Sau khi được thành lập (1994) Kiểm toán Nhà nước vừa xây dựng, vừa

ổn định để thực hiện nhiệm vụ kiểm toán Trên cơ sỏ lý luận, nghiên cứu các

mô hình hoạt động kiểm toán các nước, Kiểm toán Nhà nước đã sớm ban hành được các văn bản pháp lý làm căn cứ cho hoạt động kiểm toán Bám sát chức năng, nhiệm vụ theo Nghị định 70/CP ngày 11/7/1994 của Chính phủ về việc thành lập cơ quan Kiểm toán Nhà nước, hoạt động kiểm toán chủ yếu tập trung vào kiểm toán báo cáo tài chính, từng bước kết hợp giữa kiểm toán báo

cáo tài chính và kiểm toán tuân thủ Thời gian gần đây đã có sự xuất hiện

bước đầu của sự kết hợp cả 3 loại hình kiểm toán: kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động

1 Tình hình thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính

Những năm đầu, cơ số lý luận chưa được nhận thức đầy đủ, đúng đắn, kinh nghiệm hoạt động thực tiễn kiểm toán chưa có, do vậy mục tiêu kiểm toán chưa được xác định rõ ràng và thiếu thống nhất Tuỳ thuộc nhận thức và

chỉ đạo của từng kiểm toán chuyên ngành hoặc khu vực mà mục tiêu đề ra cho

các cuộc kiểm toán ở các cấp độ khác nhau, mục tiêu còn thiếu toàn diện,

thậm chí còn chệch hướng, biến cuộc kiểm toán từ việc xác nhận tính đầy đủ,

trung thực, chính xác, hợp pháp báo cáo quyết toán ngân sách của một địa phương, một ngành thành mục tiêu chống thất thu và tiết kiệm chi, làm thay công việc của các cơ quan vốn có chức năng, nhiệm vụ này

Trang 14

Do việc xác định mục tiêu chưa rõ ràng và đúng đắn, đối tượng và

phạm vi kiểm toán được xác định ở diện rộng nên nội dung kiểm toán chưa

đầy đủ và toàn điện Kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách của một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, kiểm toán thu ngân sách phần lớn tập trung kiểm toán tại các DNNN nhằm xác định nghĩa vụ nộp ngân sách, số phát hiện tăng thu qua kiểm toán Kiểm toán chi ngân sách, chủ yếu kiểm toán chỉ tiết

tại các đơn vị sử dụng ngân sách nhằm phát hiện việc chỉ sai chế độ, định mức

tiêu chuẩn để thu hỗồi, chưa quan tâm nhiều đến chất lượng công tác quản lý điều hành chỉ ngân sách, công tác kế toán và quyết toán ngân sách Tại Sở Tài chính - Vật giá, Cục thuế, Kho bạc Nhà nước được xác định là các đầu mối

quan trọng nhưng chưa tập trung lực lượng kiểm toán viên và chỉ đạo đúng mức để kiểm toán Thông qua đó phát hiện, đánh giá, kết luận về công tác

quản lý, điều hành của một cấp ngân sách Trên thực tế trong những năm đầu, khi kiểm toán tại các cơ quan này, cũng chỉ là việc đối chiếu, yêu cầu cung cấp số liệu, tình hình Chính vì nội dung kiểm toán không dầy đủ, thiếu toàn diện như đã nêu trên nên phương pháp kiểm toán chủ yếu là so sánh, đối chiếu, nặng về kỹ thuật tính toán hơn là các kỹ năng nghiệp vụ kiểm toán

Mục tiêu kiểm toán định hướng nội dung kiểm toán, nội dung kiểm toán chỉ phối phương pháp kiểm toán, đến lượt nó - phương pháp kiểm toán đơn giản, thiếu kỹ năng sẽ làm cho nội dung kiểm toán thiếu phong phú, sâu sắc

và thiếu toàn diện, dẫn đến chất lượng kiểm toán hay nói cách khác là báo cáo kiểm toán giai đoạn này chưa phản ảnh được đầy đủ thực chất báo cáo quyết

toán ngân sách của một tỉnh, thành phố, chưa thực hiện đầy đủ chức năng

kiểm tra và thẩm định để xem xét tính đầy đủ, trung thực, chính xác và hợp pháp của một báo cáo quyết toán ngân sách

2 Sự kết hợp giữa kiểm toán báo cáo tài chính với kiểm toán tuân thủ

Trước đòi hỏi nâng cao chất lượng hoạt động của Kiểm toán Nhà nước,

sự kết hợp giữa kiểm toán báo cáo tài chính với kiểm toán tuân thủ là một tất yếu, một sự đòi hỏi khách quan để thực hiện chúc năng của Kiểm toán Nhà

nước, để củng cố và nâng cao vai trò, vị trí và uy tín của Kiểm toán Nhà nước

với tư cách là công cụ quan trọng trong quản lý vĩ mô nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ô nước ta

Chất lượng hoạt động kiểm toán được nâng cao hay không trước hết phụ thuộc vào việc xác định mục tiêu có đúng đắn và toàn điện không Những

năm gần đây, mục tiêu của các cuộc kiểm toán NSNN đã được xác định rõ

ràng và đầy đủ hơn trong các văn bản chỉ đạo của Kiểm toán Nhà nước

Trang 15

, 14

Việc xác định đối tượng và phạm vi kiểm toán dần được chính xác và trọng yếu hơn Đây cũng là cơ sở cho việc kết hợp giữa kiểm toán báo cáo tài chính và kiểm toán tuân thủ có chất lượng và hiệu quả hơn

Nội dung kiểm toán đã có nhiều khía cạnh phong phú, đa dạng hơn và

đã kịp thời thể hiện được các mục tiêu của cuộc kiểm toán Do vậy chất lượng các cuộc kiểm toán được nâng lên rõ rệt Kết quả kiểm toán đã từng bước dành được sự quan tâm của Quốc Hội, Chính phủ, các cơ quan quản lý Nhà nước,

các đơn vị kiểm toán và đông đảo công chúng trong xã hội

Trong các cuộc kiểm toán ngân sách tại các tỉnh, thành phố, nội dung kết hợp giữa kiểm toán báo cáo tài chính và kiểm toán tuân thủ đã được thể hiện rõ nét Trong các quyết định kiểm toán ngân sách của Kiểm toán Nhà

nước không chỉ dừng lại ở việc kiểm tra, xác nhận, đánh giá tính đầy đủ, trung

thực, chính xác của báo cáo quyết toán mà là :

- Kiểm toán các khoản thu - chỉ tài chính thuộc NSNN

- Kiểm toán các khoản kinh phí uỷ quyền, chương trình mục tiêu mà

ngân sách cấp trên uỷ quyền cho địa phương quản lý thực hiện trên địa bàn

- Kiểm toán việc chấp hành các luật, chế độ chính sách tài chính, pháp lệnh kế toán thống kê

Như vậy, bên cạnh xác nhận tính đầy đủ, trung thực, chính xác, hợp pháp báo cáo quyết toán ngân sách của tỉnh, thành phố, Kiểm toán Nhà nước

đã đi sâu hơn để phát hiện tìm bằng chúng thuyết phục làm cơ sở đưa ra

những nhận xét, đánh giá việc chấp hành luật pháp, chế độ, chính sách quản lý của Nhà nước đã ban hành, thông qua đó kiến nghị với đơn vị được kiểm toán, các cơ quan chúc năng bổ sung, sửa đổi cơ chế, chính sách phù hợp hơn

Nội dung kết hợp giữa kiểm toán-báo cáo tài chính và kiểm toán tuân thủ trong một cuộc kiếm toán báo cáo quyết toán NSNN tỉnh, thành phố không chí dừng lại ở số liệu báo cáo quyết toán mà cả 3 khâu của chu trình ngân sách

Trong khâu lập và giao dự toán trên cơ sở hỗ sơ do đối tượng kiểm toán cung cấp, kiểm toán xem xét về trình tự, thủ tục, phương pháp, số liệu để đưa

ra các kết luận về mức độ tuân thủ các quy định hiện hành tại Chương IV Luật NSNN, các văn bản hướng dẫn dưới luật như Nghị định, Thông tư hướng dẫn lập, chấp hành và quyết toán NSNN và các văn bản về định hướng phát triển kinh tế xã hội, giải pháp điều hành ngân sách, hướng dẫn xây dựng dự toán hàng năm của Nhà nước (Quốc hội, Chính phủ, Bộ tài chính)

Trong khâu chấp hành ngân sách của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung

ương, sử dụng kiểm toán tuân thủ để xem xét quá trình quản lý điều hành thu -

chỉ ngân sách có ý nghĩa hết súc quan trọng

Trang 16

- 15

Trước hết thông qua thực hiện thu - chi ngan sách để đánh giá việc chấp hành dự toán được giao ở múc độ nào Những chỉ tiêu nào đạt, vượt hoặc không đạt dự toán, do nguyên nhân chủ quan hay khách quan

Đối với kiểm toán thu NSNN, đi sâu vào từng sắc thuế, từng lĩnh vực để đánh giá mức độ thực hiện Căn cú vào các hồ sơ quản lý thu, tờ khai nộp thuế, báo cáo tài chính của đối tượng nộp thuế và các tài liệu liên quan để xác định nghĩa vụ nộp ngân sách bao gồm số phải nộp năm trước chuyển sang, số phát sinh trong năm, số được giảm, số đã nộp, số còn phải nộp Trong một số trường hợp cần thiết có thể bố trí kiểm toán viên kiểm toán đối chứng hoặc xác minh tại các đơn vị "có vấn đề", thông qua đó đánh giá việc chấp hành nghĩa vụ nộp ngân sách của các đối tượng nộp thuế Đồng thời, kết hợp với

kiểm toán tại Kho bạc Nhà nước, xem xét diễn biến, số dư các tài khoản tiền

gửi tạm thu, tạm giữ chờ xử lý để đánh giá mức độ tập trung nguồn thu ngân sách

Qua kiểm toán công tác quản lý thu để phát hiện các trường hợp còn dấu, ém nguồn thu tại các đối tượng nộp thuế, còn treo gác trên các tài khoản

tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước để đánh giá việc chấp hành các luật thuế, luật NSNN, các hướng dẫn về qui trình tác nghiệp quản lý thu và các văn bản khác

có liên quan

Ngoài ra, kiểm toán tuân thủ còn phải chú ý tới việc thực hiện các luật,

văn bản hướng dẫn dưới luật của Nhà nước, các qui trình, qui chế của các cơ quan quản lý cấp trên Tại các cơ quan quản lý thu phát hiện các bằng chứng

thuyết phục để nêu ra các nhận xét, đánh giá mức độ tuân thủ các chế độ qui

định trong miễn giảm thuế, hoàn thuế GTGT; công tác thanh kiểm tra; thực

hiện việc quản lý và sử dụng hoá đơn, ấn chỉ

Đối với kiểm toán chi ngân sách, quá trình kiểm toán tuân thủ tập trung

vào 2 nội dung lớn đó là chỉ đầu tư phát triển và chỉ thường xuyên Tuỳ thuộc

tình hình kinh tế xã hội và qui mô ngân sách địa phương mà các tỉnh xác dinh

cơ cấu giữa 2 loại chỉ này

Chi đầu tư XDCB là nội dung chi chủ yếu của chỉ đầu tư phát triển, phương pháp kiểm toán cho phép xác định trọng yếu và trên thực tế khi kiểm

toán chỉ đầu tư XDCB cũng chỉ xem xét được một số vấn đề lón Qua đó tim

ra bằng chứng để đánh giá nhận xét trên các mặt sau :

- Chấp hành trình tự, thủ tục quản lý đầu tu XDCB

- Chấp hành các định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá XDCB

- Chấp hành các chế độ, chính sách của Nhà nước trong quản lý tài chính và thanh toán vốn đầu tư

Trang 17

phục vụ cho việc nhận xét, đánh giá phù hợp

Một nội dung quan trọng của sự kết hợp giữa kiểm toán báo cáo tài

chính với kiểm toán tuân thủ là sử dụng các số liệu, tình hình của các cuộc

kiểm toán đối chúng hoặc xác minh để làm căn cú cho đối chiếu số liệu chỉ

tiết, lên số liệu tổng hợp để xác thực tính chính xác, đầy đủ, trung thực, hợp pháp của báo cáo quyết toán ngân sách tỉnh, thành phố

Khâu quyết toán ngân sách có vai trò quyết định trong việc đưa ra các

số liệu phản ánh tình hình thu - chỉ ngân sách trong một niên độ ngân sách,

kiểm toán báo cáo quyết toán tài chính ngân sách chủ yếu và trước hết sử dụng loại hình kiểm toán báo cáo tài chính Tuy nhiên, khâu này vẫn phải sử

dụng cả kiểm toán tuân thủ để đánh giá công tác kế toán và quyết toán NSNN

có tuân thủ theo pháp lệnh kế toán thống kê, chế độ kế toán (bao gồm chế độ chứng từ, sổ kế toán, hạch toán kế toán và báo cáo quyết toán), hệ thống báo cáo quyết toán có đúng, đủ biểu mẫu, có đối chiếu, xác nhận của cơ quan Kho bạc Nhà nước, xác thực của chính quyền Nhà nước cùng cấp, có hợp pháp

Khi mục tiêu kiểm toán được đặt ra cao hơn thì nội dung kiểm toán phải

phong phú, toàn diện hơn Sự kết hợp giữa kiểm toán báo cáo tài chính và kiểm toán tuân thủ thời gian qua được đánh giá là đã đi vào chiều sâu hơn, đồng bộ và chặt chẽ, sử dụng các phương pháp kiểm toán tốt hơn Do vậy, chất lượng của các cuộc kiểm toán được nâng lêr rõ rệt Việc xác thực tính đúng đắn, đầy đủ, chính xác của báo cáo quyết toán ngân sách tỉnh, thành phố

có cơ sở tin cậy hơn, đánh giá việc chấp hành các luật, chính sách chế độ quản

lý của Nhà nước trở thành nội dung lớn và quan trọng trong một báo cáo kiểm toán Các thông tin trong báo cáo kiểm toán có giá trị tin cậy hơn đối với

Đảng, Quốc hội và Chính phủ trong việc định hướng ban hành, bổ sung và sửa

đổi các cơ chế quản lý kính tế xã hội, tài chính - ngân sách Các kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước đối với các đơn vị được kiểm toán, các cơ quan quản lý Nhà nước chúc năng cũng đã có tác dụng tích cực trong việc chấn chính các sai sót, tổn tại Vì vậy, uy tín của ngành Kiểm toán Nhà nước trong hệ thống

quyền lực Nhà nước và trong công chúng đã được nâng lên đáng kể

Trang 18

: 17

Việc kết hợp giữa kiểm toán báo cáo tài chính và kiểm toán tuân thủ cũng đã đặt ra yêu cầu cao hơn cho các kiểm toán chuyên ngành, kiểm toán khu vực và các đoàn kiểm toán, đòi hỏi các tổ chức này phải có những nghiên cứu, chỉ đạo, điều hành các đoàn kiểm toán tốt hơn, đặc biệt là nội dung, phương pháp để phát hiện bằng chứng, đồng thời giảm thiểu được các rủi ro,

sự kết hợp này cũng đòi hởi kiểm toán viên nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, hình thành các kỹ năng, kỹ xảo nghiệp vụ để không những phát hiện được các sai sót mà còn tìm ra các nguyên nhân dẫn đến các sai sót, đưa

ra các bằng chứng nhận xét, đánh giá và kiến nghị, tư vấn một cách xác đáng,

thuyết phục

3 Những vấn đề về sự kết hợp giữa 3 loại hình kiểm toán trong

hoạt động của Kiểm toán Nhà nước

3.1 Mục đích của sự kết hợp

Qua những vấn đề nêu trên, cho thấy sự tổn tại và phát triển của Kiểm

toán Nhà nước phụ thuộc vào chất lượng các cuộc kiểm toán, cơ sở của việc

nâng cao chất lượng kiểm toán là việc áp dụng và kết hợp tốt giữa các loại

hình kiểm toán bao gồm : kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ và

kiểm toán hoạt động

Mục đích bao trùm của việc kết hợp là nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán, khẳng định Kiểm toán Nhà nước là công cụ mạnh của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN

Từ đó cho thấy mục tiêu cụ thể của sự kết hợp 3 loại hình kiểm toán

được thể hiện trên một số mặt sau:

- Mỏ rộng phạm vi, đối tượng kiểm toán

- Nội dung kiểm toán toàn diện, phong phú hơn

- Phương pháp kiểm toán được sử dụng và kết hợp tốt hơn

- Tăng cường khả năng phát hiện các vi phạm, sai sót tại các đơn vị

được kiểm toán, giảm thiểu xuống múc thấp nhất các rủi ro kiểm toán có thể Xây ra

- Đánh giá, nhận xét, kết luận, kiến nghị toàn diện, phong phú, đồng bộ hơn đối với các đối tượng được kiểm toán, các cơ quan quản lý Nhà nước có thấm quyền liên quan

- Cung cấp thông tin có gía trị để phục vụ cho việc lãnh đạo, chỉ đạo

của Đảng, Quốc hội, Chính phủ

- Nâng cao trình độ, năng lực, kỹ năng cho kiểm toán viên đáp ứng yêu

cầu nhiệm vụ ngày một nặng nề và thử thách to lớn đang đặt ra cho Kiểm toán

Nhà nước

Trang 19

18

3.2 Điều kiện kết hợp

3.2.1/ Địa vi pháp lí và chức năng nhiệm vụ

Có quan điểm cho rằng, nếu Kiểm toán Nhà nước chưa được quy định thêm chức năng về kiểm toán hoạt động thì Kiểm toán Nhà nước chưa có cơ

sở pháp lí để thực hiện loại hình kiểm toán này và không có cơ sở để kết hợp

3 loại hình kiểm toán Tuy nhiên trong thực tiễn, Kiểm toán Nhà nước đã từng bước vận dụng kiểm toán hoạt động trong các cuộc kiểm toán của mình

Chính vì thế, sự kết hợp giữa các loại hình kiểm toán bước đầu đã được thực

hiện Tuy rằng múc độ, nội dung, phương pháp kết hợp còn nhiều vấn đề cần được nghiên cứu, làm sáng tỏ hơn Song điều được khẳng định là nhò có sự kết hợp nên chất lượng các cuộc kiểm toán đã từng bước được nâng lên

Từ thực tiễn trên cho thấy: Trong điều kiện hiện nay nếu Kiểm toán Nhà nước cứ chờ đến lúc có cơ sở pháp lí tương xứng, chắc chắn mới thực

hiện kiểm toán hoạt động và kết hợp 3 loại hình kiểm toán là một sự máy

móc, thụ động, tự hạ thấp vai trò của Kiểm toán Nhà nước

Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng nếu Kiểm toán Nhà nước có địa vị pháp

lí ngang tầm nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn được bổ sung hoàn thiện, thì hiệu quả, hiệu lực của Kiểm toán Nhà nước sẽ được nâng lên rõ rệt

Vì vậy, điều kiện hàng đầu cần được khẩn trương xác lập đó chính là địa vị pháp lí và chức năng nhiệm vụ của Kiểm toán Nhà nước

3.2.2/ Đội ngũ kiểm toán viên

Kiểm toán viên Nhà nước được hình thành từ nguồn cán bộ được tiếp

nhận, thuyên chuyển từ các cơ quan đơn vị của Trung ương, địa phương và

nguồn sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế và một số trường khác Về chất

lượng: 100% kiểm toán viên đều có trình độ đại học trở lên, có kiến thức về tài chính kế toán Đối với một số kiểm toán viên đã trải qua công tác, chủ yếu

là cán bộ chuyên ngành tài chính, một bộ phận có kinh nghiệm trong quản lý,

có kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, cập nhật được các đường lối, chính sách

của Đảngvà Nhà nước Bộ phận còn lại có khả năng chuyên môn và kiến thức

nghiệp vụ ở tầm vi mô nhưng năng lực quản lý, khả năng tổng hợp và phân

tích còn bị hạn chế

Đối với nguồn kiểm toán viên mới được tuyển dụng thông qua thi tuyển, đội ngũ này được tiếp cận với kiến thức của kinh tế thị trường, công nghệ thông tin và kiến thúc tổng hợp, phân tích tương đối tốt

Qua thực tiễn công tác, đội ngũ kiểm toán viên đã có những bước tiến

bộ, trưởng thành Tuy nhiên, so với yêu cầu nhiệm vụ trong những năm gần

đây trình độ, năng lực của kiểm toán viên đã bộc lộ nhũng bất cập Qua các cuộc kiểm toán cho thấy phương pháp kiểm toán còn nặng nề về kiểm tra kế

Ngày đăng: 20/11/2012, 16:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w