1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp đồng nai giai đoạn 2005 2010 và tầm nhìn đến năm 2020

124 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 124
Dung lượng 41,02 MB

Nội dung

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO _

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHƠ HỒ CHÍ MINH

NGUYÊN HỮU NGHĨA

TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN:

“NHỮNG GIẢI PHÁP PHAT TRIEN BEN VUNG

CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ĐÔNG NAI GIAI ĐOẠN 2005-2010 VA TAM NHIN DEN NAM 2020”

Trang 3

BO GIAO DUC VA DAO TAO :

TRUONG DAI HOC KINH TE THANH PHO HO CHi MINH

NGUYEN HUU NGHIA

TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN: “NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỀN BỀN VỮNG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ĐÔNG NAI GIAI DOAN 2005-2010 VÀ TÂM NHÌN ĐỀN NĂM 2020” Chuyên ngành: KINH DOANH NGOẠI THƯƠNG Mã số: 5.02.05

LUAN VAN THAC Si KINH TE

GIÁO VIÊN HƯỚNG DAN KHOA HOC:

GS,TS VO THANH THU

TP HO CHi MINH - NAM 2004

Trang 4

MUC LUC

sO MUC NOI DUNG

LOI NOI DAU

Chương! CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KCN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KCN

1.1 NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP

1.1.1 Khu công nghiệp

1.1.2 Khu chế xuất

1.1.3 Khu công nghệ cao 1.1.4 Cụm công nghiệp

1.1.5 Tính bển vững của KCN và những nhân tố tác động

1.2 KẾT LUẬN VAI TRÒ CỦA KCN NÓI CHUNG

1.2.1 Công cụ thu hút đầu tư

1.2.2 Xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, nâng cao tiến bộ

khoa học kỹ thuật

1.2.3 Đầu mối tạo việc làm, đào tạo cán bộ quản lý và công nhân có

tay nghề

1.2.4 Tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu

12.5 Thúc đẩy nhanh quá trình đô thị hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

1.2.6 Góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường

1.2.7 Lợi ích của KCN đối với nhà nước

1.2.8 Thuận lợi của KCN đối với doanh nghiệp .- 1.3 KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN KCN TRÊN THẾ GIỚI, VIỆT

NAM VÀ NHỮNG BÀI HỌC RÚT RA Ở ĐỒNG NAI 1.3.1 Kinh nghiệm phát triển KCN của các nước -

KR NẠI: Đài Loan 3.1.2.2 Malaysia

1.3.2 Kinh nghiệm phát triển KCN trong nước

3.2.1.1 Kinh nghiệm thành công

3.2.2.2 Kinh nghiệm thất bại

Trang 5

SỐ MỤC 2.1.1 2412 2.1.3 2.1.4 2.1.5 2.1.6 2.1.7 2.2 2.2.1 2.2.2 2.2.3 2.2.4 2.3 2.3.1 2.3.2 Bids 2.3.4 2.4 2.4.1 2.4.1.1 2.4.1.2 2.4.1.3 2.4.2 2.4.3 2.4.4 2.4.4.1 2.4.4.2 2.4.5 2.4.5.1 2.4.5.2 2.5 NOI DUNG

Tình hình quy hoạch và phát triển các KCN ở Việt Nam

Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật các KCN

Tình hình thu hút đâu tư trong các KCN

Tình hình cho thuê và sử dụng đất trong các KCN

Tình hình sản xuất kinh doanh Tình hình phát triển nguồn nhân lực Cơ chế quản lý các KCN

TÌNH HÌNH CHUNG PHÁT TRIỂN CÁC KCN ĐỒNG NAI

Quy hoạch và xây dựng

Bộ máy tổ chức quản lý Nhà nước

Một số cơ chế riêng của Ban quản lý các KCN Đồng Nai Một số quy chế quản lý của UBND tỉnh Đồng Nai

TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÁC CÔNG TY ĐẦU TƯ

KINH DOANH CƠ SỞ HẠ TẦNG KCN 3.2.2

Các loại hình đơn vị đầu tư cơ sở hạ tầng Tình hình kinh doanh của các công ty hạ tầng KCN Đất cho thuê Chi phi đầu tư TÌNH HÌNH THU HÚT CÁC DOANH NGHIỆP VÀO HOẠT ĐỘNG TẠI CÁC KCN ĐỒNG NAI

Thu hút đầu tư

Tình hình thu hút đầu tư theo địa bàn

Tình hình thu hút đầu tư theo quốc gia Tình hình đầu tư phân theo ngành

Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh

Tình hình lao động

Trang 6

sO MUC NOI DUNG Trang 2.5.1 Những nhân tố tích cực 37 2.5.1.1 Nhân tố khách quan 37 2.5.1.2 Nhân tố chủ quan 37 2.5.2 Những hạn chế ảnh hưởng tính bền vững 3 2.5.2.1 Luật pháp 38

2,5):.2u0 Mô hình chính thức của KCN 38 2.5.2.3 Quan điểm của các cấp, các ngành và công tác phối hợp 38

2.5.2.4 Hiệu lực và hiệu quả quản lý Nhà nước . - 38

2.5.2.5 Tình trạng ô nhiễm môi trường 39 2.5.2.6 Nguồn nhân lực không đảm bảo 40 2.5.2.7 Công tác thu hút đầu tư và xúc tiến thương mại 40 2.5.2.8 Hạ tầng chưa đảm bảo 41 2.5.2.9 Công tác đền bù giải tỏa 41

2.5.2.10 Chưa đảm bảo an ninh trật tự 42

2.5.2.11 Dịch vụ trong và ngoài KCN chưa đảm bảo 42

o2 Guả Chưa hình thành nên vùng nguyên liệu . - 43

2.5.2.13_ Đời sống văn hóa tinh thần của lao động trong KCN 43 2.5.2.14 Hợp tác phát triển vùng 43 2.5.2.15 Hệ thống tổ chức chính trị trong KCN chưa đủ mạnh 43 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 44 Chương NHUNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VUNG CAC KCN

3 DONG NAI GIAI DOAN 2005-2010 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN 2020 45 3.1 QUAN ĐIỂM VÀ CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP đ5

3.1.1 Quan điểm và cơ sở đề xuất giải pháp - 45 312 Cơ sở đề xuất giải pháp 45

3.2 NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC KCN

ĐỒNG NAI TRONG GIAI ĐOAN 2005-2010 -.-. 46

3.2.1 Hoàn chỉnh hệ thống Luật pháp và cơ chế quản lý KCN 46

cw v2 Cải cách hành chính, đào tạo cán bộ và tăng cường quản lý sau

dự án ˆ 48

3.2.3 Bảo vệ môi trường 52

3.2.4 Đào tạo nguồn nhân lực 55

3.5 Quy hoạch KCN phải đồng bộ với quy hoạch đô thị, khu dân

cư và các dịch vụ khác trong mối quan hệ liên kết vùng 58

Trang 7

sO MUC 3.2.7 3.2.8 329 3.2.10 3.2.11 3.2.12 3.2.13 3.2.14 3.2.15 3.2.16 3.2.17 a Bank 3.3.2 3.3.3 3.3.4 >5 3.3.6 NOI DUNG

Đa dạng hóa hình thức kêu gọi, xúc tiến đầu tư nước ngoài

Lựa chọn và bố trí dự án đúng quy hoạch

Đảm bao ha tang trong va ngoai hang rao KCN

Tăng cường an ninh trật tự

Dịch vụ bổ trợ

Nhà ở cho công nhân và dịch vụ phục vụ người lao động Chăm lo đời sống văn hóa, tỉnh thần người lao động

Tạo mối liên kết, hợp tác vùng

Mời gọi đầu tư hỗ trợ phát triển và hợp tác quốc tế

Tăng cường đẩy mạnh xuất khẩu

Tổ chức hệ thống chính trị trong các KCN

NHỮNG GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC CHO SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC KCN ĐỒNG NAI TẦM NHÌN ĐẾN 2020 Hoàn chỉnh và nâng cao chất lượng dịch vụ hạ tầng KCN

Thay đổi quan điểm thu hút đầu tư

Trang 8

NHUNG CHU VIET TAT DUNG TRONG LUAN VAN

STT | CHU VIET TAT NOI DUNG

1 KCN Khu công nghiệp 2 KCX Khu chế xuất 3 KCNC Khu công nghệ cao

4 |DNCX Doanh nghiệp chề xuất

5_ |UBND Ủy ban nhân dân

6 ANTT An ninh trật tự

7 ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á

8 |WTO Tổ chức Thương mại thế giới

Trang 9

LOI MO BAU

1- Ý nghĩa nghiên cứu đề tài:

Đồng Nai nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có nhiều thuận lợi để phát triển công nghiệp, có khả năng thu hút đầu tư cao, đồng thời nhu cầu vốn đầu tư rất lớn Các khu công nghiệp (KCN) Đồng Nai đã và đang khẳng định vai

trò quan trọng của mình trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội Đồng Nai nói riêng, cả nước nói chung, góp phần đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa - hiện

đại hóa đất nước

Hiệu quả hoạt động của các KCN nhìn chung qua từng năm đều có sự gia

tăng và dân ổn định, đóng góp đáng kể cho ngân sách Nhà nước, với mức độ năm

sau cao hơn năm trước với tỷ lệ tăng khoảng 20% từ năm 2000 đến năm 2004;

kim ngạch xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trong các KCN Đồng Nai, mà

chủ yếu là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đạt 3,2 tỷ USD năm 2003 và 2,9 tỷ USD trong 09 tháng đầu năm 2004

Phát triển KCN là nhiệm vụ trọng điểm của kinh tế địa phương, là chiến lược mũi nhọn để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh Thu hút được các nguôn lực xã hội, sử dụng và phát huy hiệu quả các nguồn tài nguyên quốc

gia, xét về quan hệ quốc tế thì đây là lĩnh vực kinh tế đối ngoại rất đặc thà

Tuy thu được kết quả khá tốt, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế tổn tại làm cẩn trở quá trình thu hút đâu tư và phát triển các KCN, tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định

vì phát triển nhanh sẽ kèm theo những hậu quả về môi trường, về xã hội không

chỉ cho Đông Nai mà liên đới với các địa phương lân cận trong vùng kinh tế và cả nước Do đó cần cải tiến, khắc phục để thu hút đầu tư và phát triển ổn định, tận

dụng lợi thế sắn có một cách triệt để hơn Đồi hỏi trách nhiệm cao của các cơ

Trang 10

Từ nhận xét tầm quan trong cia van dé phat trién KCN bén ving cfc KCN

Đồng Nai và được thuận lợi đang công tác tại Ban quản lý các KCN Đồng Nai,

nên tôi chọn dé tài luận văn là “NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

CAC KCN DONG NAI GIAI DOAN 2005-2010 VA TAM NHÌN DEN NAM 2020”

2- Mục tiêu nghiên cứu:

Đánh giá thực trạng hoạt động các KCN Đồng Nai trong những năm gần

đây rút ra những thành tựu và các tổn tại trong phát triển các KCN của tỉnh

Nghiên cứu những nhân tố tác động thuận lợi và không thuận lợi đến sự

phát triển bền vững các KCN của tỉnh

Đề xuất các giải pháp phát triển bền vững các KCN ở tỉnh Đồng Nai giai

đoạn 2005-2010 và tầm nhìn đến năm 2020

3- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Chỉ nghiên cứu tình hình phát triển

các KCN Đồng Nai trong thời gian vài năm gần đây

4- Điểm mới của đề tài: Các KCN chỉ được quan tâm nhiều trong vài năm

gần đây, một số bài viết, tham luận, luận văn cao học, cụ thể:

+ Phạm Nhật Đông (2000), Luận văn Hoàn thiện các biện pháp huy động

vốn đâu tư trực tiếp từ nước ngoài ở các KCN trên địa bàn tỉnh Đông Nai;

+ Bộ Tài nguyên và Môi trường, Công ty Phát triển KCN Biên Hòa, Trường Đại học Dân lập Văn Lang (11/2003), Hội thảo công nghệ và môi trường

“Hướng đến phát triển KCN sinh thái”;

+ UBND tỉnh Đồng Nai (7/2004), Kỷ yếu hội thảo Liên kết đào tạo và sử

dụng nhân lực KCN Đông Nai năm 2004;

+ UBND tỉnh Đồng Nai (8/1996), Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - Xã hội tỉnh Đông Nai thời kỳ 1996-2010; `

+ Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai (5/2001), Đề rài nghiên cứu sự suy thoái và ô nhiễm môi trường đất tỉnh Đồng Nai;

Trang 11

+ Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai (11/2000), Kế hoạch hành động xử lý các cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại tỉnh

Đồng Nai giai đoạn 2001-2005 và đến 2010;

+ UBND tỉnh Đồng Nai (3/2003), Quy hoạch phát triển khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường Đồng Nai đến năm 2010, có tầm nhìn đến năm 2020;

+ Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai (10/2001), Báo cáo tổng hợp

điều tra hiện trạng tôn đọng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng, hết hạn

sử dụng, nhập khẩu trái phép, cần tiêu hủy và phương án công nghệ để tiêu hủy;

Các tác phẩm này chỉ nêu được từng mặt sự phát triển, chưa đề tài nào để

cập một cách toàn diện đến các mặt hoạt động của các KCN Đồng Nai

Điểm mới của luận văn này là:

- Xem xét một cách tổng hợp những vấn đề trong và ngoài KCN trong mối

tương quan hợp tác với các địa phương khác trong vùng

- Đánh giá thực trạng phát triển KCN Đồng Nai thực tế và trung thực nhất

- Cơ sở, mục tiêu và giải pháp là phát triển bền vững các KCN trong một

thời kỳ nhất định đến 2010 và tầm nhìn đến 2020

5- Phương pháp nghiên cứu đề tài: Vận dụng phương pháp duy vật biện

chứng, phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp điều tra khảo

sát 03 đối tượng: Các công ty hạ tầng các KCN, các doanh nghiệp KCN và người

lao động trong các KCN

6- Nội dung nghiên cứu của luận văn: Ngoài phần mở đầu và kết luận,

nội dung của Luận văn gồm có 03 chương chính, cụ thể như sau:

Chương I: Cơ sở lý luận về KCN và phát triển bền vững các KCN

Chương II: Thực trạng phát triển KCN Đồng Nai

Chương II: Những giải pháp để phát triển bền vững các KCN Đồng Nai

giai đoạn 2005-2010 và tầm nhìn đến năm 2020

Luận văn gồm 71 trang nội dung chính và phụ lục, tài liệu tham khảo

iii

Trang 12

CHUONG 1

CO SG LY LUAN VE KCN VA PHAT TRIEN BEN VUNG CAC KCN 1.1- NHUNG KHAI NIEM CO BAN VE KHU CONG NGHIEP:

1.1.1- KHU CONG NGHIEP (KCN):

1.1.1.1- Định nghĩa: Khu công nghiệp là khu tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định có dân cư sinh sống; do Chủ tịch UBND

tỉnh/thành phố ra quyết định thành lập sau khi có văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ Trong KCN có thể có khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất

1.1.1.2- Đặc điểm:

- KCN có vị trí địa lý xác định, có thể có hoặc không có hàng rào ngăn

cách, không có cư dân sinh sống

- KCN được thành lập để thu hút các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ

phục vụ sản xuất công nghiệp

- Đơn vị chủ đầu tư KCN thuê đất Nhà nước và đầu tư hạ tầng và thu phí

- Được quản lý bởi một cơ quan chuyên trách là Ban quản lý KCN cấp tỉnh theo cơ chế ủy quyền của các bộ ngành, với cơ chế một cửa, một đầu mối, ưu đãi

thuế thu nhập doanh nghiệp, không phải lập báo cáo đánh giá tác động môi

trường,

1.1.1.3- Vai trò của KCN:

* Đối với địa phương: + Vai trò tích cực của KCN:

- Dễ quản lý do tập trung tại một số khu vực nhất định

- Tiết kiệm đất, hạ tầng do nhiều đơn vị cùng sử dụng chung hạ tầng

- Dể đầu tư hạ tầng cũng như kêu gọi đầu tư hạ tầng, đầu tư vào KCN do

quy mô lớn, hiệu quả cao so với những dự án nhỏ, manh mún

Trang 13

- Xử lý được tình trạng ô nhiễm môi trường tràn lan, vì đã có đơn vị đầu tư kinh doanh hạ tầng thực hiện, Nhà nước chỉ đôn đốc, kiểm tra và hỗ trợ

- Tạo nhiều việc làm trực tiếp và gián tiếp từ KCN + Tác động hạn chế của KCN:

- Hạ tầng KCN kém sẽ ảnh hưởng đến tình hình kêu gọi đầu tư, nhà đầu tư than phiền nhiều, gây khó khăn cho địa phương rất lớn

- Tập trung lao động và nhiều thành phần dân cư quanh KCN gây phức tạp

tình hình t an ninh trật tự, tệ nạn, tạo nên gánh nặng cho chính quyển địa phương

- Trách nhiệm của chính quyền địa phương là hạ tầng ngoài hàng rào, các

dịch vụ hỗ trợ phục vụ KCN không đáp ứng tốc độ phát triển trong KCN

- Việc xử lý ô nhiễm môi trường không triệt để sẽ gây ô nhiễm * Đối với nhà đầu tư:

+ Vai trò tích cực của KCN đối với hoạt động của các nhà đầu tư:

- Khi đầu tư vào KCN tiết kiệm được chỉ phí và thời gian như không phải

đến bù giải tỏa, đầu tư hạ tầng kể cả hệ thống xử lý nước thải

- Được ưu đãi hơn ngoài KCN về cơ chế quản lý một cửa một đầu mối,

thuế thu nhập doanh nghiệp, do Nhà nước khuyến khích đầu tư vào KCN - Thuận tiện trong quan hệ với các nhà đầu tư khác trong quá trình triển khai dự án, quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh

- Nguồn lao động tự động chảy về quanh các KCN, có thể lựa chọn theo nhu cầu doanh nghiệp, kể cả lao động đã qua đào tạo từ doanh nghiệp khác

+ Tác động hạn chế của KCN đến các doanh nghiệp:

- Giá thuê đất không cao, nhưng phí hạ tầng doanh nghiệp phải trả cao hơn

bên ngồi KCN (gần như khơng trả phí hạ tầng), vì chi phí đầu tư hạ tầng rất cao

Thời hạn thuê lại đất bị ảnh hưởng bởi thời hạn thuê đất của đơn vị hạ tầng

Trang 14

- Hạ tầng do đơn vị hạ tầng cung cấp chưa đầy đủ hoặc khôngđảm bảo chất lượng thì nhà đầu tư phải đầu tư hoặc phải vi phạm quy định của Pháp luật,

cụ thể như thiết bị xử lý nước thải nếu KCN chưa có nhà máy xử lý nước thải

- Do sự cạnh tranh, nên dễ dàng mất lao động nếu không đủ khả năng giữ

lao động giỏi

- Hạ tầng đưa từ ngoài hàng rào cung cấp cho KCN thường là của các đơn

vị độc quyền và phải qua đơn vị hạ tầng KCN nên đôi khi không đồng bộ

- Khó có thể thay đổi địa điểm và thay đổi các nhà cung cấp hạ tâng, nhất

là khi đã trả tiền một lần cho cả dự án

Kết luận: Nghiên cứu vai trò tích cực và tác động hạn chế của các KCN đến phát triển kinh tế địa phương và hoạt động của các doanh nghiệp cho ta thấy:

Nơi nào chủ động đề xuất các giải pháp phát huy được những ảnh hưởng tích cực, hạn chế được những tác động hạn chế, nơi đó tạo ra những điều kiện thuận lợi để

phát triển bền vững và có hiệu quả các KCN địa phương 1.1.2- KHU CHẾ XUẤT:

1.1.2.1- Định nghĩa: Khu chế xuất (KCX) là khu tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư

sinh sống, do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập

1.1.2.2- Đặc điểm: Ngoài những đặc điểm của KCN, KCX có một số đặc điểm riêng như:

- Quan hệ giữa trong KCX và bên ngoài là quan hệ xuất nhập khẩu, người

ra vào KCX phải có thẻ kiểm tra, nhưng không coi như là xuất nhập cảnh - Bắt buộc có hàng rào phân cách giữa KCX và nội địa

1.1.2.3- Vai trò của KCX đối với địa phương và nhà đầu tư:

Ngoài những ưu điểm và hạn chế của KCN nêu trên, KCX còn có những

ưu điểm và hạn chế sau:

Trang 15

* Đối với địa phương:

+ Vai trò tích cực:

- Kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh, do gần như toàn bộ sản phẩm của KCX đều xuất khẩu

- Thuận tiện trong quản lý vì có hàng rào ngăn cách với bên ngoài, có

cổng kiểm soát chặt chẽ và thuế xuất nhập khẩu bằng không nên không sợ thất thu thuế

+ Ảnh hưởng hạn chế:

Công tác quản lý trao đổi hàng hóa giữa KCX và nội địa không chặt chẽ sẽ

phát sinh phức tạp, vì không thể kiểm soát chặt như xuất nhập khẩu với nước

ngoài

* Tác động đến các nhà đầu tư:

+ Vai trò tích cực:

- Được tạo điều kiện thuận lợi trong xuất nhập khẩu, thủ tục hải quan và

những thủ tục khác được thực hiện tại chỗ

- Được hưởng chế độ miễn giảm thuế xuất nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng gần như toàn bộ

+ Ảnh hưởng hạn chế:

- Việc trao đổi hàng hóa giữa KCX và nội địa khá phức tạp, vì được coi như quan hệ xuất nhập khẩu Nhưng doanh nghiệp KCX bị hạn chế bán hàng cho

nội địa, dù doanh nghiệp nội địa có nhu câu rất lớn

- Nếu bán hàng vào nội địa, doanh nghiệp nội địa không được miễn giảm

thuế nhập khẩu nếu không đạt tiêu chuẩn cấp Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D, dù một phần chi phí đầu vào của DNCX từ thị trường nội địa cung cấp

1.1.3- KHU CÔNG NGHỆ CAO (KCNC):

1.1.3.1- Định nghĩa: Là Khu kinh tế - kỹ thuật đa chức năng, có ranh giới xác định, do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, nhằm nghiên cứu, phát

Trang 16

triển và ứng dụng công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, đào tạo

nhân lực công nghệ cao và sản xuất, kinh doanh sản phẩm công nghệ cao Trong KCNC có thể có KCX, kho ngoại quan, khu bảo thuế và khu nhà ở

1.1.3.2- Đặc điểm:

- Có ranh giới địa lý nhất định

- Ngoài hoạt động sản xuất và dịch vụ phục vụ sản xuất, còn có hoạt động

nghiên cứu khoa học và triển khai, chuyển giao công nghệ, huấn luyện và đào

tạo nhân lực có trình độ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao Sản phẩm mang hàm lượng cao về công nghệ và chất xám, ít tiêu hao năng lượng

- Nơi thu hút chuyên gia và lao động giỏi

- Được hưởng chế độ ưu đãi đặc biệt về thuế, tài chính tín dụng, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

- Có nhiều khu vực đặc biệt khác như KCX, kho ngoại quan, khu bảo thuế

và khu nhà ở

1.1.3.3- Vai trò của KCNC đối với địa phương và nhà đầu tư: * Đối với địa phương:

+ Tác động tích cực:

- Thu hút đầu tư có công nghệ cao và đào tạo nguồn nhân lực giỏi

- Tạo ra các ngành sản xuất mũi nhọn làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa Tạo ra môi trường nghiên cứu, triển khai ứng dụng công nghệ mới của

thế giới, hợp tác quốc tế về công nghệ + Ảnh hưởng hạn chế:

- Điều kiện cần và đủ để xây dựng KCNC là rất lớn mà chủ yếu do ngân sách đầu tư, như hạ tầng cơ sở

- Thiếu lực lượng lao động, chuyên gia giỏi để cung ứng cho KCNC, cũng

như hỗ trợ cho hoạt động của KCNC

Trang 17

- Khó khăn lớn trong việc cung cấp dịch vụ hỗ trợ ngoài hàng rào, tạo cầu nối giữa trong và ngoài KCNC để đưa ứng dụng các nghiên cứu vào thực tế Vì sau quá trình nghiên cứu, ươm tạo thành công sẽ triển khai thành quả của nó

* Tác động tích cực đối với nhà đầu tư:

- Được hưởng các ưu đãi cao về thuế, thủ tục và các hỗ trợ cần thiết

- Có điều kiện nghiên cứu, triển khai thử nghiệm trước khi triển khai chính

thức và hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ

1.1.4- Cụm công nghiệp:

1.1.4.1- Định nghĩa: Là khu vực sản xuất và dịch vụ phục vụ san xuất do địa phương (cấp quận, huyện) quản lý, không bị điểu chỉnh của quy định pháp

luật như KCN, KCX, KCNC nêu trên

1.1.4.2- Đặc điểm:

- Được quy hoạch chủ yếu phục vụ cho sản xuất nhỏ của địa phương,

không đủ năng lực tài chính thuê đất trong các KCN tập trung

- Cấp quản lý trực tiếp là UBND cấp quận/huyện mà không theo quy chế KCN tập trung, việc đầu tư hạ tầng chủ yếu dựa vào ngân sách địa phương

1.1.4.3- Ảnh hưởng của cụm công nghiệp đối với địa phương và nhà đầu

tư:

* Đối với địa phương: + Ảnh hưởng tích cực:

- Tập trung được những cơ sở sản xuất nhỏ vào một chỗ theo quy hoạch để

dễ dàng quản lý Giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong dân cư nếu để các cơ sở

này rải rác trong dân

- Có điều kiện phát triển ngành sản xuất nhỏ địa phương

+ Tác động hạn chế:

- Do Nhà nước đầu tư hạ tầng nên nếu địa phương không đủ ngân sách đáp ứng sẽ gây tình trạng lộn xộn, ô nhiễm môi trường

Trang 18

- Nếu không có cơ chế quản lý phù hợp sẽ làm giảm hiệu quả của cụm công

nghiệp, ô nhiễm môi trường * Đối với nhà đầu tư:

Được Nhà nước đầu tư sẵn cơ sở hạ tầng với chỉ phí thấp và vị trí theo quy hoạch giúp nhà đầu tư yên tâm sản xuất kinh doanh

1.1.5- Tính bền vững của KCN và những tiêu chí thể hiện:

1.1.5.1- Khái niệm: Phát triển bển vững là quá trình phát triển các KCN có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa phát triển kinh tế và xã hội và bảo vệ

môi trường

Một KCN phát triển sẽ tập trung vốn, thiết bị, công nghệ, lao động hình

thành một trung tâm sản xuất, có thể là trung tâm của đô thị, nên tác động của nó

rất lớn về ô nhiễm môi trường, mất an ninh trật tự, phát triển kinh tế là chính nên dễ bỏ qua phát triển văn hóa - xã hội, mất cân đối giữa các vùng, các địa phương

và ngành dịch vụ phục vụ KCN, phục vụ người lao động Do đó, KCN phải phát

triển bển vững, phảiđẩm bảo cho quá trình phát triển ổn định, lâu dai cia KCN,

của từng doanh nghiệp, người lao động trong KCN trong mối quan hệ hữu cơ với

cộng đồng xã hội, với nền kinh tế của địa phương, khu vực, quốc gia kể cả thế giới, nhất là yếu tố môi trường sinh thái, môi trường sống

1.1.5.2- Biểu hiện của sự phát triển bền vững các KCN:

-_ Góp phần tạo nên tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, cân bằng

hiệu quả kinh tế và xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội

- Khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên

- Bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường sống, trong KCN và khu vực

tiếp giáp

-đảm bảo hiệu quả tác động tương hỗ giữa KCN với các khu vực liền kê

và những khu vực có liên quan; Giữa các ngành sản xuất và dịch vụ KCN với các

ngành sản xuất và dịch vụ bên ngoài KCN

Trang 19

il

- Là yếu tố tích cực tham gia quá trình phát triển trong mối tương quan với cả khu vực, quốc gia và hội nhập quốc tế

1.2- KẾT LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA KCN NÓI CHUNG:

1.2.1- Công cụ thu hút đầu tư:

Công tác thu hút đầu tư đều giới thiệu KCN đã quy hoạch với những thuận

lợi và điều kiện ưu đãi đối với các nhà đầu tư vào các KCN, như hạ tầng sẵn có,

được cấp quyền sử dụng đất lâu dài, có sẵn nhà máy xử lý nước thải, cơ chế quan lý một cửa một đầu mối, đất đai đã được đến bù giải tỏa, ưu đãi về thuế Các nhà đầu tư tìm tìm hiểu về các KCN, nếu không có KCN, hiệu quả thu hút đầu tư sẽ giảm đi rất nhiều

1.2.2- Xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, nâng cao tiến bộ khoa

học kỹ thuật:

Việc triển khai xây dựng hạ tầng KCN có quy mô và tốc độ cao, các chủ

đầu tu ha tang KCN da được chọn lọc có khả năng về chuyên môn và tài chính để

triển khai dự án Qua áp lực thu hút đầu tư, sẽ tác động các đơn vị đầu tư kinh

doanh hạ tầng KCN xây dựng nhanh và chất lượng hạ tầng KCN, bên cạnh cũng tạo áp lực cho các đơn vị cung cấp dịch vụ hạ tầng trong và ngoài KCN phát triển theo, để đáp ứng nhu câu hạ tầng phải đồng bộ và chất lượng cao của quốc gia và quốc tế

Máy móc thiết bị, công nghệ chủ yếu từ nước ngoài, nhìn chung khá hiện

đại, cùng với bí quyết kỹ thuật, kinh nghiệp quản lý Người thực hiện điều khiển thiết bị, công nghệ chính là những cán bộ, công nhân Việt Nam Qua quá trình hoạt động, các doanh nghiệp cạnh tranh nhau, cạnh tranh trên thị trường thế

giới, cải tiến, đổi mới công nghệ tiên tiến hơn Cứ như thế, việc hình thành KCN

làm nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật không chỉ của người lao động trực tiếp

mà tạo nên mức phát triển chung theo hiệu ứng dây chuyển Có doanh nghiệp khuyến khích công nhân Việt Nam có sáng kiến cải tiến dây chuyển công nghệ

Trang 20

1.2.3- Tạo việc làm va đào tạo cán bộ quản lý và công nhân giỏi:

Đầu tư vào các KCN thu hút rất nhiều lao động trực tiếp và gián tiếp Với

lực lượng lao động lớn, máy móc thiết bị hiện đại, trình độ quản lý cao đã góp

phần đào tạo ra lực lượng cán bộ quản lý giỏi và lực lượng lao động kỹ thuật cao Thị trường lao động sẽ tạo áp lực cho các cơ quan Nhà nước tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, người lao động cạnh tranh nhau để tìm những vị trí phù hợp Bản thân doanh nghiệp cũng có nhiều cơ hội lựa chọn lao động nhưng phải đào tạo,

huấn luyện cũng như có chế độ để giữ lao động giỏi

Để thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước đối với các KCN mà chủ yếu là đầu tư nước ngoài, các cơ quan Nhà nước cũng như từng cán bộ đều phải nâng cao trình độ, năng lực, theo phong cách quốc tế để có thểđảm đương nhiệm vụ

1.2.4- Tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu: Tập trung sản xuất với vốn đầu tư cao, KCN trở thành nơi cung cấp hàng xuất khẩu nhanh cùng với tốc độ thu hút

vốn đầu tư và phát triển KCN Với điều kiện thuận lợi về dịch vụ hạ tâng, dich vu

phụ trợ, đầu vào và ra, Nhà nước ưu đãi, khuyến khích sản xuất hàng xuất khẩu là những điều kiện giúp tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu tại các KCN

1.2.5- Thúc đẩy nhanh quá trình đô thị hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia về lao động, cứ một lao động

trực tiếp sẽ cần khoảng 02 lao động gián tiếp Do đó, với chỉ một KCN khá lớn

hoặc cụm KCN sẽ tạo thành một đô thị Bên cạnh việc đất đai dành cho phát

triển KCN, một phần đất khác cũng dành cho phát triển những ngành sản xuất,

dịch vụ phụ trợ, cũng như phát sinh mới từ quá trình tập trung sản xuất và dân cư Tuy nhiên, tạo nên tình trạng thiếu lao động nông thôn và gánh nặng cho chính quyền địa phương với việc hình thành quá nhanh những đô thị KCN

1.2.6- Góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường:

Việc tập trung phần lớn doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp gây ô nhiễm

vào các KCN có nhà máy xử lý nước thải tập trung, hệ thống thu gom và xử lý

Trang 21

chất thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, Nhà nước chỉ cần kiểm sốt mơi trường

qua cống chung của KCN Đồng thời, cũng do tập trung nên có điều kiện xây

dựng hạ tầng môi trường đồng bộ, từng doanh nghiệp không cần thiết xây dựng

nhà máy xử lý nước thải riêng mà tập trung xử lý chất thải khác 1.2.7- Lợi ích của KCN đối với nhà nước:

- Thuận tiện trong việc quản lý, tăng hiệu quả sử dụng đất, do tập trung một chỗ nhất định, hiệu quả sử dụng hạ tầng cao hơn, tiết kiệm hơn

- Tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp theo quy hoạch thống

nhất và ổn định lâu dài

- Tăng trưởng kinh tế nhanh và vững chắc, tạo việc làm

- Tạo điều kiện để dàng kiểm soát, xử lý chất thải công nghiệp, bảo vệ

môi trường sinh thái, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đâu tư, cơ sở hạ tầng

- KCN phát huy vai trò lan toả dẫn dắt, tác động đến việc hình thành các

vùng nguyên liệu, các vùng công nghiệp vệ tỉnh, góp phần thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, thu hẹp dần khoảng cách phát triển giữa các vùng, nâng cao dân trí Đặt biệt hình thành các trung tâm đô thị mới

1.2.8- Thuận lợi đối với doanh nghiệp:

- Doanh nghiệp đầu tư vào các KCN không mất thời gian đền bù giải

phóng mặt bằng và chi phí phát triển các công trình hạ tầng, mà do công ty hạ

tầng KCN thực hiện, nhà đầu tư chỉ tập trung vào sản xuất kinh doanh - Được cung cấp hạ tầng tương đối đông bộ, an ninh trật tưđẩm bảo

- Các doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi liên kết, hợp tác với nhau, đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh trong hội nhập quốc tế

- Được quản lý theo cơ chế một cửa một đầu mối của Ban quần lý KCN

tỉnh trong nhiều lĩnh vực, nhanh chóng hiệu quả, tiện lợi và một số ưu đãi khác

1.3- KINH NGHIEM PHAT TRIEN CAC KCN TREN THE GIGI,

VIỆT NAM VA NHUNG BAI HOC RUT RA Ở ĐỒNG NAI:

Trang 22

_

1.3.1- Kinh nghiệm phát triển KCN cua các nước:

1.3.1.1- Đài Loan: Ở từng KCN, Ban quản lý KCN giải quyết tại chỗ gần

như tất cả các thủ tục, kể cả xây dựng hạ tầng, các doanh nghiệp không cần phải

đi nhiều nơi Nhà nước hỗ trợ về tài chính, hỗ trợ xây dựng nhà xưởng, kho bãi,

cho thuê kho bãi, nhà xưởng để sản xuất thử hoặc hoặc mua lại khi nhà đầu tư

không muốn đầu tư tiếp Ban quản lý KCX thay mặt Nhà nước hỗ trợ các doanh

nghiệp vừa và nhỏ đầu tư vào các KCX, trong giai đoạn đâu chủ yếu gia công,

lấp ráp, sau đó chuyển sang sẩn xuất trực tiếp, giai đoạn mới nhất là sản xuất

hàng chất lượng cao, hàng thời trang Đây là điển hình về vai trò hỗ trợ và định

hướng một cách hiệu quả của Nhà nước đối với quá trình phát triển KCX

1.3.1.2- Malaysia: Không đặt nặng vai trò của cơ quan quản lý tại từng

KCN, mà thành lập cơ quan quản lý KCN tầm quốc gia, gồm các thành viên là các bộ trưởng, mỗi tuần họp một lần để giải quyết tất cả các vấn để liên quan một

cách nhanh chóng, mà không phải chờ xin ý kiến nhiều nơi

Hiện nay, KCN thông thường không còn ý nghĩa thu hút đầu tư ở các nước phát triển, mà chuyển sang các hình thức cao hơn như đặc khu kinh tế, khu kinh

tế tự do

1.3.2- Kinh nghiệm phát triển KCN trong nước:

1.3.2.1- Kinh nghiệm thành công:

+ KCX Tân Thuận (TP.HCM): Chọn đúng thời cơ Nhà nước mở cửa thu

hút đâu tư, với cơ chế quản lý năng động và hạ tầng đầy đủ đã thành công lớn Được trung ương và Thành phố dành cho sự ưu ái riêng với nhiều cơ chế, ủy

quyển rộng hơn các tỉnh/thành khác Ban quản lý KCX, KCN TP Hồ Chí Minh

(HEPZA) da phát huy mô hình KCX, quản-lý KCX Tân Thuận chặt chẽ, uy tín

của HEPZA đối với doanh nghiệp trong KCX rất cao, do đó vai trò hỗ trợ, quản

lý của HEPZA đã phát huy tác dụng Việc tự đẩm bảo kinh phí, thu trên tỷ lệ

doanh thu xuất khẩu đã tạo điều kiện cho HEPZA tự chủ về tài chính trong hoạt

Trang 23

-

động Đó là những yếu tố tạo nên thành công của KCX Tân Thuận, lấp đầy diện tích cho thuê, mở rộng công năng

+ KCN Tân Tạo (TP.HCM): Có sự hợp tác của ngân hàng dưới sự hỗ trợ,

bảo lãnh vay vốn ngân hàng của HEPZA để giúp đở các doanh nghiệp thuộc diện

di dời từ nội thành vào các KCN nhưng thiếu vốn, đã thu hút vốn đầu tư trong

nước rất thành công Hỗ trợ về tài chính, xây nhà xưởng cho thuê, bán trả chậm

là điểm sáng nhất của KCN Tân Tạo

+ KCN Biên Hòa II (Đồng Nai): Cũng từ việc chọn đúng thời cơ đất nước

mở cửa, chọn vị trí tốt giao giữa 02 quốc lộ, kết hợp với việc đơn vị hạ tầng KCN

có nhiều kinh nghiệm trong xây dựng đã cung cấp tốt hạ tâng, nên chỉ trong vài năm 1995-1998, đã có gần một trăm dự án đầu tư dù giá thuê đất và phí hạ tầng rất cao so với bây giờ Qua vài lần giảm giá, nhưng đơn vị hạ tầng vẫn thu được giá cao với diện tích đất cho thuê gần kín, đáp ứng đầy đu hạ tầng cho nhà đầu tư, dù giá cao nhưng vẫn có nhiều nhà đầu tư đầu tư vào KCN này Đến nay, diện tích KCN Biên Hòa II đã cơ bản lấp đầy, chuẩn bị khánh thành KCN

+ KCN Nhon Trach III (Đồng Nai): Thành công về việc cho thuê toàn bộ

diện tích đất nhờ Nhà nước hỗ trợ, qua quá trình xúc tiến đâu tư của trung ương

và tỉnh đã đưa tập đoàn Formosa (Đài Loan) thuê lại 300 ha trong KCN này, xây

dựng nhà máy 100 ha và 200 ha cho thuê lại Công ty hạ tầng bỏ ít vốn đầu tư, nhà đầu tư hạ tầng cấp 2 đầu tư đầy đủ hạ tầng KCN trong 300 ha chỉ trong 02 năm và vẫn lấp đầy với hàng chục nhà đầu tư

1.3.2.2- Kinh nghiệm thất bại:

+ KCN Nomura (Hải Phòng): Do chủ đầu tư Nhật Bản mạnh vốn, nên

đầu tư trước khá đây đủ hạ tầng, nhưng đúng thời điểm khủng hoảng tài chính, tiên tệ Châu Á, đồng thời việc thu hút đầu tư vào miền Trung còn nhiều khó

khăn, nên thu hút đầu tư vào KCN Nomura Hải Phòng không thu được kết quả

Trang 24

KCN Loteco (Đồng Nai) do chủ đầu tư là liên doanh với Nhật Bản đầu tư

hạ tầng khá tốt, từ đường giao thông, hệ thống điện với trạm phát điện riêng, cấp

thoát nước, nhà máy xử lý nước thải Giá thuê đất và phí hạ tầng khá cao tương

ứng, trong nhiều năm gần như không cho thuê được đất, chỉ vài dự án của Nhật là chỗ quen biết ban đâu của đối tác Nhật Hiện nay, giá thuê đất và phí hạ tầng

giảm nhiều và linh hoạt hơn nên đã có vài chục dự án đầu tư vào

1.3.3.3- Những bài học rút ra cho Đồng Nai từ nghiên cứu kinh nghiệm trong và ngoài nước:

- Phải có sự thống nhất quan điểm ưu tiên phát triển KCN từ hệ thống Đảng và chính quyền địa phương trong tỉnh

- Thực hiện tốt và hiệu quả cơ chế quản lý một cửa, tại chỗ, phối hợp tốt giữa các sở ngành trong tỉnh dưới sự chỉ đạo trực tiếp của UBND tỉnh

- Hỗ trợ và tạo điều kiện phát huy vai trò của Ban quản lý các KCN cấp tỉnh Ban quản lý KCN mà không mạnh thì chắc chắn không thể phát triển KCN

- Quy hoạch hệ thống KCN, với vị trí KCN phù hợp đã phát huy hiệu quả

- Lựa chọn các chủ đầu tư hạ tầng KCN có kinh nghiệm, năng lực tài chính, xúc tiến đầu tư và quyết tam dau tư kinh doanh ha tang KCN

- Ha tang tốt thì sẽ thu hút dự án lớn, công nghệ cao Đền bù giải tỏa càng sớm thì chi phí càng thấp, thuận tiện xây dựng hạ tầng và giao đất cho nhà đầu tư - Chính quyền địa phương phải hỗ trợ cdc chi dau tw ha tang KCN trong

đến bù giải tỏa,đảm bảo an ninh trật tự, ổn định cuộc sồng người dân bị giải tỏa

- Sớm kiên quyết triển khai đồng bộ các hạ tầng quan trọng như nhà máy

l

=> Rey

xử lý nước thải, xử lý chất thải nguy hại, hạ tầng liên thong ngoai hang rao KCN

và các dịch vụ phục vụ KCN, phục vụ người lao động sẽ là yếu tố quyết định sự thành công của KCN trong mối tương quan khu vực

- Cần có sự tham gia của ngân hàng trong bước đầu xây dựng hạ tầng KCN

và xây dựng cơ bản của các doanh nghiệp

Trang 25

KET LUAN CHUONG 1

Mỗi quốc gia đều có quan niệm khác nhau về KCN, KCX, cũng như hình

thức tổ chức cũng khác nhau tùy theo tình hình thực tế từng quốc gia Điều phải

khẳng định, phát triển KCN là mô hình bắt buộc và hiệu quả nhất đối với các

quốc gia đang phát triển như Việt Nam để tiến hành công nghiệp hóa và hiện đại

hóa Việc đánh giá chính xác và đúng đắn vai trò và mô hình phát triển KCN,

KCX có vai trò rất quan trọng cho quá trình phát triển KCN, KCX Vì từ xuất

phát nhận thúc trên sẽ quyết định mức độ quan tâm, đầu tư thích đáng của xã hội

dành cho các KCN, KCX được cụ thể hóa các quy định của pháp luật, tạo cơ sở

pháp lý cho quá trình phát triển Tựu chung, các KCN, KCX có vai trò thu hút

đầu tư, phát triển kinh tế Ngày nay, người ta quan tâm đến phát riển nói chung va cdc KCN, KCX nói riêng theo hướng phát triển bền vững Khôngđảm bảo yếu tố bền vững thì quốc gia đó sẽ phải trả giá đắt cho vấn để ô nhiễm môi trường, mất cân bằng giữa phát triển kinh tế và xã hội, cạn kiệt tài nguyên Sau qua trình phát triển 6 ạt, người ta đã phải quan tâm đến cái dài hạn hơn, lớn hơn

Hiện nay, Việt Nam vẫn còn trong tình trạng thí điểm mô hình KCN, KCX cũng như các đặc khu khác Do đó, nhận thức về vai trò, vị trí của các KCN, KCX cũng thay đổi theo từng thời kỳ phát triển, điều này có thuận lợi là chúng ta có thể rút kinh nghiệm từ các mô hình phát triển mới và thành công của các KCN,

KCX và các loại hình khác của thế giới Từ nhận thức chưa đây đủ về các KCN cũng như từ thực tế khách quan nền kinh tế còn non kém, chúng ta chưa tạo đây đủ khuôn khổ pháp lý cho các KCN, KCX Gần đây, Nhà nước quan tâm nhiều hơn đến các KCN và đồng loạt đặt ra vấn để phát triển bển vững các KCN và những vấn đề có liên quan Điều này thực sự có ý nghĩa to lớn đánh dấu một bước

chuyển mới tích cực cho quá trình phát triển KCN, đồng thời cũng đặt ra nhiều

thách thức mới, đòi hỏi mới trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Trang 26

CHUONG 2

THUC TRANG PHAT TRIEN CAC KCN O DONG NAI

2.1- NHUNG NET CHUNG VE TINH HINH PHAT TRIEN KCN CA NUGC:

Quá trình phát triển các KCN Đông Nai nằm trong bối cảnh phát triển

KCN Việt Nam, thông qua phân tích khái quát thực trạng phát triển các KCN cả

nước, có thể nhận diện được thực trạng và vị trí phát triển các KCN Đồng Nai | một cách toàn diện

| 2.1.1- Tình hình quy hoạch và phát triển các KCN ở Việt Nam:

Đến tháng 6/2004, Thủ tướng Chính phủ đã duyệt quy hoạch 152 KCN (không tính Khu Kinh tế Dung Quất và khu kinh tế mở Chu Lai), với diện tích

25.400 ha, thành lập 106 KCN có diện tích 20.385 ha, với 42 Ban quản lý các

KCN cấp tỉnh, trong đó, 68 khu đang hoạt động và 40 khu đang xây dựng cơ bản

BANG 1: PHÂN BỐ CÁC KCN VIỆT NAM THEO VÙNG

SỐ KHU CÔNG NGHIỆP

Quy hoạch đã Triển khai đến

STT VÙNG duyệt đến 2010 tháng 6/2004

Số | Quymô | Số | Quymô | Tỷ lệ

lượng (ha) lượng (ha) (%) 01 | Trung du miền núi phía Bắc 5 553 4 353 63,8 02_| Tây Nguyên 5 681 2 274| 40,2 03_ | Đồng bằng sông Cửu Long 23| 4.573 I0| 2226| 48,6 04 | Đồng bằng sông Hồng 35| 5.645 25| 3345| 5943 05_ | Duyên hải miễn Trung 20) 3.206 15 2.466 76,9 06 | Đông Nam bộ 55| 13.271 50| 11.579} 87,2 Tổng cộng 152| 25.400| 106| 20.233| 79,6

Nguồn: Vụ Quản lý KCN và KCX, Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Đến 30/6/2004,

- Quy hoạch KCN không đều theo lãnh thổ, tập trung chủ yếu tại 03 vùng

đồng bằng sông Hồng, duyên hải miền Trung và Đông Nam bộ cả về số lượng

119/152 khu, chiếm 78%) và diện tích (19.593/25.400 ha chiếm 77% đất KCN)

- Có 03 hình thức hình thành KCN: (1) Thành lập mới hoàn toàn; (2) Đã có một số doanh nghiệp (3) Để di dời các doanh nghiệp theo quy hoạch

Trang 27

- Quy mô KCN vào khoảng 190 ha/KCN, nhưng không đồng đều, có khu

rất lớn (KCN Nhơn Trạch 2.700 ha) phải chia ra nhiều khu và đầu tư thành nhiều

giai đoạn, có khu chỉ vài chục ha (KCN Bình Chiểu 28 ha)

Công tác quy hoạch KCN chưa khoa học, có ý kiến cho là quá dư thừa,

nhưng nhiều địa phương kêu thiếu KCN để phát triển công nghiệp địa phương

Quy hoạch KCN căn cứ điều kiện đặc thù từng địa phương và được sự phê duyệt

của các Bộ ngành, nhưng cần cơ quan chủ trì là Ban chỉ đạo vùng kinh tế

2.1.2- Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật các KCN:

+ Hạ tầng kỹ thuật trong KCN: Trong 106 KCN, có 19 dự án hạ tầng

KCN là có vốn đầu tư nước ngoài với vốn đăng ký 969 triệu USD và 87 dự án hạ tầng KCN có vốn trong nước đăng ký 20.077 tỷ đồng Vốn thực hiện đầu tư hạ tầng đến 30/6/2004 đạt 500 triệu USD và 5.376 tỷ đồng, chiếm 40% vốn đăng ký

Nhiều KCN có thuận lợi do chủ đầu tư hạ tầng mạnh về tài chính, kỹ thuat,dam bdo day di ha tang KCN Còn nhiều KCN thiếu cơ sở hạ tầng, do đơn vị hạ tầng thiếu vốn, thiếu năng lực, bức xúc nhất là các nhà máy xử lý nước thải

+ Hạ tầng ngoài hàng rào KCN: Hạ tầng ngoài KCN do Nhà nước đầu

tư, tuy nhiên, thời gian qua chưa đảm bảo Một phần do ngân sách khôngđẩm

bảo, quá trình quy hoạch và triển khai chưa đồng bộ, chính quyển chưa quan tâm

đúng mức, tốc độ phát triển KCN một số vùng khá cao đã vượt khả năng đối ứng của hạ tầng chung của địa phương, nhất là đường vào KCN, tiếp nhận nước thải

từ KCN, nhà ở công nhân, các dịch vụ khác phục vụ KCN, người lao động

2.1.3- Tình hình thu hút đầu tư: Ngoài các dự án hạ tầng KCN, đến

30/6/2004 trong các KCN có 1.442 dự án đầu tư nước ngoài với vốn đăng ký

11.390 triệu USD và 1.422 dự án đầu tư trong nước, vốn đăng ký 72.612 tỷ đồng

2.1.4- Tình hình cho thuê lại đất trong các KCN: Các đơn vị hạ tầng

KCN thuê đất của Nhà nước để đầu tư và cho thuê lại đất và thu phi ha tang Dén

6/2004 đã cho thuê 5.772 ha, chiếm 42% diện tích đất dành cho thuê (13.809 ha)

Trang 28

BANG 2: TINH HINH THUE DAT TRONG CAC KCN VIET NAM STT Tỷ lệ đất cho thuê/ đất công nghiệp (%) Số KCN Tỷ lệ (%) Ol | Da cho thué trén 80% 25 23,5

02_ | Đã cho thuê trên 50% đến 80% 25 23,5

03_ | Đã cho thuê trên 30% đến 80% 17 16,0

04 | Da cho thuê đến 30% 18 17,2

05 | Chua cho thué 21 19,8

Tổng cộng 106 100

Nguồn: Vụ Quản lý KCN và KCX, Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Đến 30/6/2004 Có 50 KCN đã cho thuê từ 50% diện tích đất dành cho thuê trở lên (chiếm

47%) đã phát huy tốt hiệu quả Các KCN mới thành lập hoặc chưa thu hút đầu tư

cao nên chưa phát huy hiệu quả, nhất là những khu vực có điều kiện khó khăn, hạ

tầng yếu kém Hiện nay, các địa phương tập trung phát triển KCN, hạ tầng KCN tương đối tốt nhất so với những khu vực khác, nên thu hút đầu tư khá tốt

2.1.5- Tình hình sản xuất kinh doanh:

Giá trị sản xuất hàng hóa và xuất khẩu hàng hóa ở các KCN và khối đầu tư

nước ngoài trong các KCN Việt Nam ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam

BANG 3: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CAC KCN VIET NAM

Đơn vị tính: Triệu USD

Khu công nghiệp Đầu tư nước ngoài của cả nước

Sản xuất Xuất khẩu Sản xuất Xuất khẩu

S | Năm San Tang San Tang San Tang San Tang

TT lượng (%) lượng (%) lượng (%) lượng (%) Ol | 1999 1.950 | 100 1.500 | 100 4.800 | 100 2.590 | 100 02 | 2000 3.555 | 182 2.170 | 145 6.500 | 135 3.320 | 128 03 | 2001 4.500 | 128 3.000 | 138 7.400 | 114 3.600 | 108 04 | 2002 5.000 | 111 3.200 | 107 9.000 | 121 4.500 | 125 05 | 2003 7.300 | 146 3.210} 100 11.470} 131 6.225 | 138 06 | 6.2004 4.535 | 149 1995} 140 8.000 | 130 3.850 | 129

Trang 29

cao chiếm tỷ lệ thấp, trong đó số lượng lao động tay nghề do các doanh nghiệp tự đào tạo khá lớn, hệ thống đào tạo của Việt Nam chưa đáp ứng nhu câu Khan

hiếm cả lao động có tay nghề và cán bộ quản lý giỏi về luật pháp và kinh doanh

Lao động từ nông thôn ra thành thị và các vùng tập trung đến đồng bằng

sông Hồng và Đông Nam bộ, đa số lao động có thu nhập thấp, nhà ở và các dịch vụ phục vụ thiếu, ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tỉnh người lao động

BANG 4: TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG TRONG CAC KCN VIET NAM STT Địa phương Lao động Tỷ lệ (%) 01 | Đồng Nai 180.000 30,00 02 _| Thanh phố Hồ Chí Minh 130.000 21,67 03_ | Bình Dương 100.000 16,67 04 Quảng Nam 20.000 3,33 05_ | ĐàNắng 14.000 2,33 06_ | Hà Nội 13.000 2,17 07 | Cần Thơ 13.000 2,17 08 | Bình Định 12.000 2,00 Cộng 482.000 80 09_ | Khác 118.000 20,00 Tổng cộng 600.000 100

Nguồn: Vụ Quản lý KCN và KCX, Bộ Kế hoạch và Đâu tư -Đến 30/6/2004

Có đến 62% là lao động nữ, do chủ yếu là các ngành công nghiệp nhẹ như

dệt, may mặc, giày da, lấp ráp điện tử cần sự nhẫn nại, ti mỉ của lao động nữ

2.1.7- Cơ chế quản lý KCN:

Cơ quan quản lý nhà nước cấp trung ương trực tiếp nhất là Bộ Kế hoạch và

Đầu tư với Vụ Quản lý KCN-KCX, các bộ ngành liên quan theo từng lĩnh vực

Cấp tỉnh, UBND tỉnh/thành phố quản lý toàn diện Cơ quan quản lý trực tiếp cấp tỉnh là Ban quản lý các KCN quản lý theo cơ chế một cửa một đầu mối, nhận ủy quyền của các bộ, ngành trung ương và của UBND tỉnh/thành phố đối với một số lĩnh vực, những vấn đề khác hoặc vượt thẩm quyền thì phối hợp để giải quyết

Bước đầu cơ chế quản lý ở một số địa phương có KCN lớn tỏ ra có hiệu quả

tích cực, tạo được lòng tin của nhà đầu tư, tuy nhiên thẩm quyền thực sự, mô hình

Trang 30

chính thức của Ban quản lý KCN cấp tỉnh, cơ chế quản lý một cửa trong mối quan hệ phối hợp với sở ngành vẫn còn thí điểm Những địa phương chưa phát triển

KCN cao, việc áp dụng cơ chế một cửa một đầu mối vẫn trong tình trạng mài mò

Tóm lại: Quá trình phát triển KCN Việt Nam đạt nhiều thành tựu to lớn, rút ra được nhiều bài học thành công và thất bại, thuận lợi và khó khăn Còn

những hạn chế về cơ chế chính sách chưa đầy đủ, phát triển không đông đều giữa

các vùng Bức tranh KCN Việt Nam chưa hoàn chỉnh, chỉ tập trung ở một số vùng

có điều kiện thuận lợi Chưa có sự hỗ trợ, hợp tác giữa các địa phương, vai trò điều tiết của trung ương chưa cao Những địa phương đã phát triển KCN cao thì quan tâm bảo vệ môi trường, phát triển KCN theo hướng bến vững Những địa

phương chưa có KCN hoặc KCN chưa phát triển thì mục tiêu hàng đầu là thu hút

đầu tư càng nhiều càng tốt Những vấn để khác ít quan trọng hơn, nhưng cần rút kinh nghiệm để phát triển bền vững ngay từ khi hình thành KCN

2.2- TÌNH HÌNH CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN CÁC KCN ĐỒNG NAI:

Đồng Nai nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tiếp giáp với TP

Hồ Chí Minh, Bình Dương và Bà Rịa-Vũng Tàu Thuận lợi về giao thông cả hàng

không, đường bộ và đường thủy, gần các nút giao thông quan trọng như cảng TP Hồ Chí Minh, sân bay Tân Sơn Nhất, quốc lộ 1 và 51, hệ thống cảng Bà Rịa-

Vũng Tàu, sân bay quốc tế Long Thành, đường cao tốc TP Hồ Chí Minh-Long

Thành, Long Thành-Dầu Giây, đường sắt Dầu Giây-Vũng Tàu, hệ thống cảng

trên sông Lòng Tàu, Thị Vải Đất đai tương đối bằng phẳng và nên đất cứng, khí

hậu thuận lợi Đồng Nai đã có Khu kỹ nghệ Biên Hòa (nay là KCN Biên Hoa J)

từ năm 1963 là một trong những KCN sớm nhất nước Đến nay, Đồng Nai trở

thành một trong vài địa phương phát triển KCN lớn và nhanh nhất Đóng góp của

KCN với địa phương và quốc gia rất lớn, nhưng vẫn có nhiều khó khăn tôn tại

2.2.1- Quy hoạch và xây dựng: Tính đến 30/9/2004, tỉnh đã quy hoạch 23 KCN với diện tích 7.826 ha, chủ yếu dọc theo Quốc lộ 1 và 51, để tận dụng địa

Trang 31

hình, giao thông thuận tiện, xả các nguồn nước thải đã xử lý ra các con sông lớn Chủ yếu thuộc các huyện Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom, Tp Biên Hòa

Ngoài ra, đang bổ sung quy hoạch 08 KCN khác diện tích 2.520 ha, bám

theo các tuyến đường cao tốc TP Hồ Chí Minh - Long Thành, Long Thành - Dầu Giây, Dầu Giây - Vũng Tàu chuẩn bị khởi công

BẢNG 5: TỔNG HỢP QUY HOẠCH CÁC KCN ĐỒNG NAI STT Khu công nghiệp SốKCN | Diện tích (ha) 1 | Thành phố Biên Hòa 04 1.218 2 | Huyện Nhơn Trạch 07 3.500

3 | Huyén Long Thanh 04 1.133

4 | Huyén Trang Bom 02 994 5 | Hưyện Vĩnh Cửu 02 681 6 | Cac huyén con lai va Thi x4 Long Khanh 04 300 Tổng cộng 23 7.826

Nguồn: Ban quản lý các KCN Đồng Nai -Đến 30/9/2004

Đến 30/9/2004, Đồng Nai đã thành lập 15 KCN, với diện tích 4.751 ha, diện

tích dành cho thuê 3.325 ha (chiếm 14% số KCN cả nước), 03 KCN đang lập thủ tục mở rộng (867 ha) Ngoài ra, có 03 doanh nghiệp ngoài KCN nhưng hoạt động

theo quy chế KCN (150 ha)

Tỉnh đang triển khai 03 KCN ở các địa bàn khó khăn như Tân Phú, Định Quán, Xuân Lộc (mỗi địa phương có một KCN) do ngân sách đầu tư, dành một

KCN hợp tác với TP.HCM để di dời các doanh nghiệp nội thành của Thành phố

Bên cạnh hệ thống KCN, cịn có 2§ cụm cơng nghiệp 1.488 ha

Công tác quy hoạch nhìn chung tương đối hợp lý, khai thác các tuyến giao

thông chính, quỹ đất dư thừa, công tác xây dựng các KCN đáp ứng quy hoạch đã

duyệt Tuy nhiên, KCN chủ yếu tập trung tại một số địa phương, chưa gắn kết hạ tầng và dịch vụ ngoài và trong KCN, chưa đáp ứng nhu câu phát triển các KCN

2.2.2- Bộ máy tổ chức quản lý Nhà nước đối với các KCN ở Đồng Nai:

2.2.1.1- Cơ quan quản lý:

* Cơ quan quản lý cấp trung ương:

Trang 32

-

+ Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Vụ Quản lý KCN - KCX, sát nhập Ban Quản

lý KCN Việt Nam vào, quản lý về cấp giấy phép đầu tư, thu hút đầu tư, ưu đãi đầu tư và thành lập các KCN

+ Bộ Tài chính: Quản lý và ưu đãi giá thuê đất, chế độ kế toán, thuế + Bộ Xây dựng: Chủ trì duyệt quy hoạch KCN trình Thủ tướng Chính phủ, thẩm định thiết kế dự án nhóm A

+ Bộ Thương mại: Ủy quyển Ban quản lý KCN duyệt kế hoạch nhập khẩu của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu D

+ Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội: Úy quyền cho Ban quản lý KCN,

những vấn đề khác thuộc quyển Sở Lao động, Thương binh và Xã hội

Các bộ đã ủy quyền khá nhiều cho Ban quản lý KCN và thường xuyên hỗ

trợ, chỉ đạo cho Ban quản lý và các ngành của tỉnh theo lĩnh vực, nên khá thuận tiện, linh hoạt và hiệu quả trong quản lý Tuy nhiên, các bộ là người ban hành quy định dưới Luật, nhưng văn bản chưa đây đủ, một số trường hợp bộ còn phân vân trong xử lý, hoặc phản hồi chậm làm ảnh hưởng đến quá trình giải quyết

* Cơ quan quản lý địa phương: Ngoài UBND tỉnh thực hiện quản lý toàn diện., còn có các sở ngành trong tỉnh:

+ Sở Xây dựng: Chủ trì Hội đồng Kiến trúc tỉnh duyệt quy hoạch KCN,

quản lý xây dựng, thẩm định thiết kế của doanh nghiệp có vốn đâu tư nước ngoài

+ Sở Lao động, Thương binh và Xã hội: Cấp sổ lao động, xét duyệt thang

bảng lương, quy chế thưởng, thanh tra lao động, giải quyết tranh chấp lao động + Sở Tài nguyên và Môi trường: Hướng dẫn các chủ đầu tư hạ tầng KCN

lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, xác nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi

trường của các doanh nghiệp Thanh kiểm tra môi trường trong KCN, quản lý

Nhà nước về quản lý, tổn trữ, vận chuyển, xử lý chất thải

Ngoài ra, những cơ quan chuyên môn khác như Hải quan, Thuế, Công an

Trang 33

BAN DO HANH CHANH

Trang 34

DONG NAI INDUSTRIAL ZONES —_— A

TAN PHU DISTRICT i LAM DONG PROVINCE BINH PHUOC PROVINCE ứ BINH DUONG PROVINCE x ị

Bn ~AN ° BINH THUAN PROVINCE XUAN LOC DISTRICT ( “aw \ LONG KHANH DISTRICT N ` `-~ BA RIA - VUNG TAU PROVINCE DIEN TICH STT TÊN KCN (hay 1|BIÊN HÒA I 335 3 —_ 2|BIÊN HÒA2 363 | 3AMT “altoreco | —— - CAI MEP PORT 5|NHON TRACH I 6|NHƠN TRẠCH 2 _ÌNHƠNTRẠCH3@đ14@2 ` 2700) [NHƠN TRẠCH 5 + Det may (ga) 9|NHƠN TRẠCH 6 10ÌTHANH PHÚ 186 _ HÌoò DẦU _ 186 VUNG TAU PoRT “HONAD 323 ề HRôNGMY ——Ƒ ——øm , a _ I|ÔNG KEO 800| 15|LONG THÀNH 488 Saami ——— Ghỉ chú: penese fe © Các KCN đã có quyết định thành lập

|_ 19[LoNG KHÁNH 20ÌXUÂN LỘC 100 100 oO Cac KCN chua cé quyét định thành lập

| >Ilbnm quán 22|TAN PHU 30 39 A: 220KV, 110KV power sub-station

Trang 35

+ Ban quản lý các KCN Đồng Nai: là cơ quan quản lý trực tiếp các KCN trên địa bàn tỉnh, chủ yếu thưc hiện theo cơ chế ủy quyển:

- Theo ủy quyền của Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Quản lý đầu tư, cấp và điều chỉnh giấy phép dự án đâu tư nước ngoài dưới 40 triệu USD, được tự quyết dưới

05 triệu và xin ý kiến Bộ đối với dự án đến dưới 40 triệu USD dau tu vao KCN: tự quyết định đối với dự án đến dưới 40 triệu USD đâu tư vào KCX Có trường

hợp Bộ ủy quyền trực tiếp cho Ban quản lý những dự án điều chỉnh tăng vốn vượt mức ủy quyền Dự án có vốn trong nước do Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận

- Theo ủy quyển của Bộ Thương mại: Quần lý hoạt động thương mại, xuất

nhập khẩu của các doanh nghiệp trong KCN, phê duyệt kế hoạch nhập khẩu của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu D

- Thực hiện ủy quyển của Bộ và Sở Lao động, Thương binh và Xã hội:

Quản lý lao động, cấp Giấy phép lao động; xác nhận thành viên hội đồng quản trị, ban điều hành, chấp thuận nội quy lao động, giải quyết tranh chấp lao động

- Thực hiện ủy quyền của Bộ Tài chính: Chấp thuận chế độ kế toán

Những lĩnh vực khác thì phối hợp, tham gia với các ngành Những vấn để vượt thẩm quyển hoặc các cơ quan quản lý không thống nhất thì xin ý kiến của

UBND tỉnh và các bộ, ngành trung ương Ban quản lý giải quyết đa số các thủ tục

đối với doanh nghiệp theo quy trình ISO thông qua tổ Tiếp nhận và trả kết quả Cơ chế quản lý một cửa một đầu mối qua Ban quản lý KCN Đồng Nai đã tạo lòng tin cho các nhà đầu tư Thủ tục được rút ngắn gần như tối đa, các Bộ quy

định là 15 ngày, nhưng Ban quản lý thực hiện trong vòng 03 ngày nhiều trường

hợp giải quyết trong ngày Ban quản lý trực tiếp xin ý kiến các cơ quan mà không để doanh nghiệp phẩi chạy đi từng nơi Nhiều trường hợp không thuộc thẩm quyền giải quyết, nhưng doanh nghiệp để nghị hỗ trợ, Ban quản lý cũng tiếp nhận chuyển đến các cơ quan liên quan kèm theo ý kiến hỗ trợ doanh nghiệp, cũnh như tác động để giải quyết nhanh Do đó, nhiều phản ánh từ doanh nghiệp

Trang 22

Trang 36

đến Ban quản lý và đa số được giải quyết thỏa đáng Nhưng do quy định luật pháp, cơ chế quản lý chưa tốt, công tác phối hợp chưa cao nên cơ chế một cửa một đầu mối chưa hoàn thiện

So với TP Hồ Chí Minh, Ban quản lý các KCN Đồng Nai ít được UBND

tỉnh giao quyền như UBND TP Hồ Chí Minh giao quyền cho Ban quản lý các KCX, KCN TP Hồ Chí Minh như thẩm định hô sơ thiết kế, cấp giấy Xác nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn mơi trường, kiểm sốt mơi trường trong KCN, do đó, công

tác quản lý xây dựng, môi trường KCN chưa đạt hiệu quả cao

2.2.3- Một số cơ chế riêng của Ban quản lý các KCN Đồng Nai:

2.2.3.1- Hội đồng quản lý:

Cơ cấu tổ chức gồm Trưởng ban do một Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiêm nhiệm do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, 03 Phó Trưởng ban chuyên trách do Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm Ngoài ra, Ban quản lý còn có một số ủy viên

kiêm nhiệm là lãnh đạo các sở, ngành có liên quan như Sở Kế hoạch và Đầu tư,

Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Lao động, Hải quan,

UBND các huyện có KCN, do UBND tỉnh quyết định thành lập và bổ nhiệm Phân công cụ thể từng thành viên phụ trách các lĩnh vực mà ngành quản lý theo

chức năng Hội đồng quản lý (gồm Lãnh đạo Ban và các ủy viên kiêm nhiệm)

họp hàng qúi hoặc 06 tháng, thảo luận những những vấn để phát sinh, công tác

quản lý, thống nhất cách giải quyết

Qua 03 năm hoạt động, các sở, ngành thông hiểu hơn tình hình KCN, đồng

thời Ban quản lý, UBND tỉnh cũng nắm được những khó khăn, vướng mắc mà các ngành gặp phải và kết quả giải quyết nhanh hơn Đặc biệt, chủ trì điều hành cuộc

họp giao ban dưới tư cách Phó Chủ tịch UBND tỉnh và Trưởng ban Ban quản lý KCN nên chỉ đạo Ban quản lý cũng như các ngành rất hiệu quả

Tuy nhiên, có hạn chế do các ủy viên là lãnh đạo các cơ quan nên thường

rất bận bịu, nên cử người họp thay, không đủ thẩm quyển quyết định Ngoài ra,

Trang 37

dù những nội dung đã được thỏa thuận tại cuộc họp nhưng do cá nhân ủy viên

tiếp nhận, hơn nữa việc đôn đốc thực hiện là Ban quản lý KCN nên cũng giảm đi ít nhiều hiệu lực giám sát đối với các ủy viên và các cơ quan cử ủy viên

2.2.3.2 Đại diện Ban quản lý tại các cụm KCN:

Ban quản lý chia các KCN thành 04 cụm, mỗi cụm tổ chức 01 bộ phận Đại diện tương đương phòng chức năng và có con dấu riêng Khác với Bình Dương và

TP.HCM, hai nơi này có Phòng Đại diện gồm Trưởng phòng làm việc tại trụ sở

chính và các chuyên viên theo dõi từng KCN, báo cáo lại và không sử dụng dấu Nhiệm vụ của Đại diện Ban quản lý KCN Đồng Nai là theo dõi tại chỗ hạ tâng KCN, tình hình hoạt động các doanh nghiệp, an ninh trật tự, hướng dẫn các thủ tục ban đầu cho các doanh nghiệp; Thay mặt Lãnh đạo xử lý một số tranh chấp hoặc báo cáo lãnh đạo và phối hợp các phòng chức năng hoặc các ngành

giải quyết tại chổ; Làm việc với chính quyển địa phương (huyện, xã) để giải quyết những vấn đề có liên quan đến thẩm quyên quản lý của địa phương

Đại diện Ban quản lý đặc biệt phát huy hiệu quả cao ở những KCN xa trụ

sở của Ban quản lý, là công cụ khắc phục tốt nhất cách làm việc quan liêu của các cơ quan Nhà nước, theo dõi và nắm chắc từng thay đổi của KCN và từng doanh nghiệp có vấn đề khiếu nại hoặc tranh chấp với nhau, trực tiếp giải quyết và phối hợp liên tục cho đến khi giải quyết dứt điểm các tranh chấp giữa các doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp với các công ty hạ tầng KCN Nhiều vấn để

tranh chấp tưởng như lớn nhưng chỉ cần gọi điện Đại diện Ban quản lý sẽ gặp trực

tiếp giải quyết, nhất là những trường hợp các doanh nghiệp thuộc các quốc gia

khác nhau không tự thỏa thuận được mà qua Đại diện sẽ làm giảm tính chất phức

tạp của vấn đề và kịp thời nhất Đôi khi đồng cảm với bức xúc của doanh nghiệp

Có sự phân công, giao nhiệm vụ rạch ròi, Đại diện được ký trong một số

trường hợp nhất định, mà ý kiến của Đại diện xem như ý kiến của Ban quản lý,

Trang 38

do đó việc sử dụng dấu của Đại diện không tạo thêm cửa, chỉ tạo điểu điều kiện thuận lợi cho Đại diện có thẩm quyền hoạt động, linh hoạt, hiệu quả

Vướng mắc của mô hình Đại diện là cơ chế, quy định chưa rõ ràng về

quyền hạn của Đại diện, việc phối hợp với các phòng, Ban quản lý chủ yếu nhận

ủy quyền từ các bộ, phần lớn là phối hợp, nên quyển hạn chưa thật sự rõ ràng

Đây cũng là mô hình mới mà từng nơi áp dụng tùy tình hình thực tế chưa quy định rõ ràng trong luật, cần nghiên cứu rút kinh nghiệm và hoàn chỉnh, nhất là những

KCN xa trụ sở Ban quản lý, các cơ quan Nhà nước cấp tỉnh

2.2.3.3- Đồn Công an KCN (Không thuộc Ban quản lý KCN):

Tại từng cụm KCN lớn như Biên Hòa, Nhơn Trạch có thành lập Đồn Công

an KCN để giải quyết vấn để an nỉnh trật tự trong phạm vi KCN Việc thành lập Đồn giúp ổn định hơn tình hình an nỉnh trật tự và giải quyết nhanh những vụ việc kéo dài gây mất lòng tin của nhà đầu tư

Ưu điểm: Có tổ chức chuyên trách dim bảo an ninh trật tự trong KCN

Nhưng có hạn chế là thẩm quyền của Đồn là tương đương cấp xã/phường, nên nhiều vụ việc phải xin ý kiến hoặc chuyển về trên giải quyết, thời gian giải quyết dài, chưa đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư nước ngoài

2.2.3.4- Phòng Trưng bày sản phẩm (Showroom):

Showroom đặt tại trụ sở Ban quản lý Nhiệm vụ chính là nhiệm vụ chính

trị, nơi để Lãnh đạo tỉnh giới thiệu các đoàn khách trong và ngoài nước đến tham

quan thay vì mất thời gian tham quan thực tế các KCN Nhiệm vụ thứ hai là hỗ trợ doanh nghiệp trong xúc tiến thương mại và tổ chức xúc tiến đầu tư

Trưng bày giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp KCN và tổ chức cho các

doanh nghiệp tham gia hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước Vốn hoạt động do ngân sách cấp, hoạt động như đơn vị sự nghiệp có thu, lấy thu bù chỉ, thu là các

khoản đóng góp hàng tháng của các doanh nghiệp gửi hàng trưng bày

Trang 39

Hoạt động của Showroom đã được trung ương và tỉnh đánh giá cao Đồng Nai là nơi duy nhất tổ chức Phòng Trưng bày sản riêng cho các doanh nghiệp

KCN, một số Ban quản lý KCN địa phương khác đã đến tìm hiểu

Nhưng khó khăn là phải vận động doanh nghiệp trưng bày với số lượng

tương đối để cân đối nguồn thu và đảm bảo Showroom hoạt động, đồng thời có

hoạt động thiết thựcô4 trợ các doanh nghiệp xúc tiến thương mại

2.2.3.5- Trung tâm Dịch vụ viễn thông:

Liên kết với Công ty Viễn Thông quân đội (Viettel) cung cấp dịch vụ viễn

thông cho các doanh nghiệp trong KCN, đặc biệt là dịch vụ đường truyền riêng (Leased line), đã triển khai đến các KCN khu vực Biên Hòa và Nhơn Trạch, kế

hoạch sẽ triển khai tất cả các KCN

Bên cạnh việc bưu điện cải tiến chất lượng dịch vụ trên phạm vi cả nước

và Đồng Nai nói riêng, các yếu tố khác góp phần không nhỏ là sự tham gia và

cạnh tranh của dịch vụ thuê đường truyền riêng nêu trên, dù ra đời sau dịch vụ

ADSL của bưu điện nhưng gần như các doanh nghiệp lớn đều sử dụng đường truyền riêng này, như Hwaseung, Formosa, Sanyo, đã được đáp ứng nhu cầu sử dụng cao nên giảm hắn tình trạng khiếu nại về viễn thông trong các KCN Đồng Nai, trên cơ sở ban đầu này có thể phát triển dịch vụ viễn thông khác nữa

2.2.3.6- Họp giao ban hàng quí:

Bên cạnh hội nghị đối thoại đầu tư hàng năm của UBND tỉnh, Ban quản lý

tổ chức họp giao ban quí doanh nghiệp, đơn vị hạ tầng và hội đồng quản lý

Trong cuộc họp giao ban quí với các doanh nghiệp, Ban quản lý mời các

sở, ngành có liên quan, UBND các huyện để giải đáp, giải quyết những kiến

nghị, khó khăn của doanh nghiệp Trong cuộc họp giao ban quí với các đơn vị hạ

tầng, có sự tham gia của Hội đồng quản lý cùng dự để tổng hợp tình hình xây dựng cơ sở hạ tầng trong quí, đồng thời để ra giải pháp thực hiện tiếp theo

Trang 40

kinh nghiệm và bàn biện pháp, đặt ra nhiệm vụ của từng cơ quan thông qua các Sau hai cuộc họp trên là cuộc hop giao ban của Hội đồng quản lý để rút

ủy viên, đồng thời báo cáo và xin ý kiến UBND tỉnh và các bộ ngành trung ương

2.2.3.7- Công ty Phát triển KCN Miễn núi thuộc Ban quản lý KCN:

UBND tỉnh thành lập Công ty Phát triển KCN Miền núi thuộc Ban quản lý KCN thực hiện quy hoạch 03 KCN phía bắc và đầu tư hạ tầng KCN Định Quán (diện tích ban đầu khoảng 50 ha, được thành lập tháng 10/2004, gần lấp đây)

ngân sách chi ban đầu cho quy hoạch, đển bù giải tỏa, xây dựng hạ tâng Miễn giảm tiền thuê đất, phí hạ tầng cho các nhà đầu tư, nhất là trong thời kỳ đâu triển

khai Các KCN này sẽ tác động hình thành các trung tâm, dịch vụ quanh KCN

2.2.4- Một số quy chế quản lý của UBND tỉnh Đông Nai:

Do đặc điểm quản lý KCN liên quan nhiều cơ quan, UBND tỉnh ban hành

các quy chế để thống nhất quản lý, phối hợp quản lý đầu tư nước ngoài và KCN như: Quy chế phối hợp quản lý đầu tư nước ngoài, thẩm định cấp và điều chỉnh giấy phép đầu tư, thu hút đầu tư nước ngoài, ưu đãi đầu tư, giải quyết tranh chấp

lao động (ủy quyền cho Chủ tịch UBND các huyện/thành phố chủ trì giải quyết bước đầu), thanh kiểm tra (một năm không thanh kiểm tra một doanh nghiệp quá

một lần); Thành lập Ban Chỉ đạo Dịch vụ KCN để chủ trì triển khai các chương trình như xe đưa đón công nhân, cung cấp thức ăn, nhà ở, tư vấn pháp lý

Các quy chế, quy định và chương trình đã phát huy hiệu quả nhất định, cần đẩy mạnh hơn nữa từ các cơ quan thực thi và sự chỉ đạo sâu sát của UBND tỉnh

Kết luận: Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai rất quan tâm và tạo điều kiện cho các

ngành, các KCN, nhà đầu tư, doanh nghiệp hoạt động, cải tiến môi trường đầu tư,

cải cách hành chính, ban hành nhiều quy định tạo cơ sở cho phát triển KCN, thu

hút đầu tư, thể hiện qua kết quả phát triển KCN Tuy nhiên, các quy định còn

chung chung theo quy định Nhà nước, còn ít những quy định theo đặc thù riêng

Ngày đăng: 05/01/2022, 22:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w