BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ;
TRUONG DAI HOC KINH TE THANH PHO HO CHI MINH
TRAN NGOC HUNG
MOT SO GIAI PHAP NANG CAO NANG LUC
CANH TRANH CHO CA PHE VIET NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO |
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRẦN NGỌC HƯNG
đá ca La 4 oe ae /tư/
k: 4
MOT S S › GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG — CANH TRANH CHO CA PHE VIET NAM
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh a MA sé : 5.02.05
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TE
Người hướng dẫn khoa học :
TS PHAM PHI YEN
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Trang 41.1 1.1.1 1.12 1.1.3 1.2 1.2.1 1,2;2 1.3 1;3.] 1.3.2 1.3.3 1.4 NOI DUNG PHAN MỞ ĐẦU CHUONG 1: Trang
TONG QUAN LY LUAN VE LOI THE CANH TRANH VA DANH GIA LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA NGÀNH CÀ PHÊ VIỆT NAM
LỢI THẾ CANH TRANH VÀ CHIẾN LƯỢC LỢI THẾ CANH
TRANH
Lý thuyết lợi thế cạnh tranh
Lợi thế cạnh tranh trong chiến lược phát triển kinh tế Điều kiện hình thành lợi thế cạnh tranh của một ngành
TÌNH HÌNH VÀ KINH NGHIỆM SẢN XUẤT CÀ PHÊ CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
Tình hình sản xuất cà phê trên thế giới Các nước sản xuất cà phê chủ yếu
ĐÁNH GIÁ LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA CÀ PHÊ VIỆT NAM
Sự ưu đãi của các yếu tố sản xuất cà phê
Đánh giá việc khai thác lợi thế cạnh tranh cà phê Việt Nam
Đánh giá khả năng cạnh tranh của cà phê Việt Nam
VAI TRÒ CỦA NGÀNH CÀ PHÊ ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 2 :
THỰC TRẠNG NGÀNH CÀ PHÊ VIỆT NAM
SƠ LƯỢC LỊCH SỬ SẢN XUẤT CÀ PHÊ VIỆT NAM THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CÀ PHÊ
Các vùng sản xuất cà phê Trồng trọt
Nguồn nước tưới
Trang 52.3 2.3.1 23:2 2.3.3 2.3.4 2.3.5 2.4 2.5 3.1 3.1.1 3.1.2 3.2 3.2.1 3.2.2 32.3 3.2.4 3.2.5 3.2.6 32.7 3:2:8 3.3
THUC TRANG CHE BIEN CA PHE
Phương pháp và thiết bị chế biến cà phê nhân Công nghiệp chế biến cà phê sau nhân
Cơ sở hạ tầng
Chất lượng sản phẩm cà phê Việt Nam
Đánh giá thực trạng chế biến cà phê Việt Nam
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Chương 3 : NANG CAO NANG LUC CANH TRANH CỦA CÀ PHÊ VIỆT NAM QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU Quan điểm Mục tiêu
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CANH TRANH CỦA CÀ PHÊ VIỆT NAM
Đầu tư phát triển công nghiệp chế biến cà phê nhân và nâng cấp mở
rộng cơ sở hạ tầng
Hoàn thiện hệ thống đánh giá chất lượng cà phê xuất khẩu
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU -
Từ những năm 1930 đến 1945, những đồn điền nhỏ với chế độ quảng canh mà cà phê Việt Nam đã nổi tiếng thơm ngon trên thị trường thế giới với tên gọi “MOKA TONKIN” hoic “TONKIN SUPERIEUR” D6 là những giống ca phê chè trông ở Phú Hộ - Vĩnh Phú, Đà Lạt và cà phê vối Buôn Mê Thuột Tất nhiên đó là những mẫu cà phê có quá trình thu hoạch, chế biến và bảo quản đúng
quy trình công nghệ
Từ sau ngày giải phóng hoàn toàn đất nước (30/04/75) cho đến những năm
cuối của thập kỷ 80, hầu hết các đồn điền cà phê được quốc hữu hóa tập trung vào các nông trường quốc doanh Do cơ chế quản lý hành chánh tập trung, sản
xuất chạy theo chỉ tiêu pháp lệnh, không chú ý đến hiệu quả kinh tế của sản xuất kinh doanh nên hàng loạt những nông trường quốc doanh làm ăn thua lỗ dẫn đến giải thể Có thể nói rằng sản lượng cà phê trong những năm này chưa tương xứng
với tiềm năng đất đai, lao động và điều kiện thuận lợi của khí hậu Việt Nam Tháng 4 năm 1988, Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị đã tháo bỏ sợi xích vô hình ràng buộc người nông dân từ bấy lâu và đưa họ vào tâm trạng hào hứng,
phấn khởi trong sản xuất Các nông trường quốc doanh thực hiện chế độ khoán sản phẩm đến người lao động, quyền tự chủ được trả lại cho người sản xuất,
ngành cà phê Việt Nam thật sự bước sang một trang mới, sản lượng và năng suất
không ngừng tăng lên và là một trong những mặt hàng xuất khẩu chiến lược của cả nước
Có thể nói rằng ngành cà phê Việt Nam đã làm nên những kỳ tích đáng tự hào Từ một nước vô danh trong những nước sản xuất cà phê của thế giới vào
Trang 7696.473 tấn) Tuy nhiên, năm 2000 cũng là năm đánh dấu sự khó khăn của các nước xuất khẩu cà phê nói chung và ngành cà phê Việt Nam nói riêng, giá xuất khẩu liên tục giảm thấp hơn giá thành gây nhiều khó khăn cho người sản xuất và nhà xuất khẩu Nguyên nhân của tình trạng này là do cung về cà phê trên thế giới đã vượt cầu đến 414 ngàn tấn (6,9 triệu bao) và dự trữ cũng đã tăng từ 2,3 triệu
tấn năm 1996 lên 64 triệu tấn năm 2000
Trước những khó khăn và thách thức của thị trường cà phê trên thế giới
hiện nay, các nước xuất khẩu cà phê đang cố gắng tìm ra những giải pháp thích hợp nhằm vượt qua cơn khủng hoảng, kế hoạch dự trữ cà phê của Hiệp hội các quốc gia sản xuất cà phê trên thế giới cũng đã được thực thi, song tình hình vẫn
chưa được cải thiện
Tính cấp thiết của đề tài :
Xuất khẩu cà phê Việt Nam trong thời gian qua đã mang lại cho đất nước một lượng ngoại tệ đáng kể, khoảng 500 triệu USD mỗi năm góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, ổn định và nâng cao đời sống người dân ở nông thôn,
tạo thêm công ăn việc làm cho hàng triệu người Thành quả đạt được là hết sức to
lớn, là một sự nỗ lực phi thường của ngành, tuy nhiên khó khăn vẫn còn nhiều, giá cả cà phê trên thị trường thế giới liên tục giảm gây tác động xấu đến sản xuất và tất nhiên, đời sống của người sản xuất cà phê cũng gặp nhiều khó khăn
Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để sản xuất cà phê, sự ưu đãi của các yếu tố sản xuất như đất đai, khí hậu, lao động làm cho năng suất cà phê Việt Nam vượt hẳn các nước trồng cà phê khác trên thế giới Tuy nhiên, sự kết hợp các yếu tố sản xuất đó như thế nào để tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh cao lại
là một vấn đề mang tính chủ quan mà các chính sách của nhà nước có thể tác động, điều tiết được
Trang 8Sự phong phú của các yếu tố sản xuất đầu vào rất quan trọng, là cơ sở cho những định hướng phát triển chiến lược của một quốc gia trong từng giai đoạn phát triển kinh tế Nhưng để khai thác tốt các yếu tố sẩn có đó, cần phải có những
giải pháp đúng đắn, những chính sách tác động phù hợp để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường, đạt được hiệu quả cao nhất
Những thành quả đạt được là hết sức lớn lao, tuy nhiên chất lượng sản phẩm không cao, thiếu ổn định, giá bán trên thị trường thế giới luôn thấp hơn cà
phê cùng loại của các nước, sức cạnh tranh chưa tương xứng với những tiềm năng hiện có và ngành cà phê chưa thật sự bền vững trước những biến động của thị
trường Có nhiều nguyên nhân của vấn đề này bắt nguồn từ những khâu chọn giống, trồng trọt, thu hái, bảo quản, chế biến, quy mô sản xuất và cả những chính sách, những định hướng sản xuất của nhà nước
Mục tiêu xây dựng một ngành sản xuất cà phê bền vững, có sức cạnh tranh cao, là một vấn đề bức xúc hiện nay mà nội dung luận án muốn đề cập, nhằm làm tăng hiệu quả (khi giá phục hồi) hoặc khắc phục một phần thua lỗ (khi giá thấp) cho người sản xuất và xuất khẩu cà phê Việt Nam
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn :
Vận dụng các lý thuyết kinh tế học như học thuyết lợi thế so sánh của DAVID RICARDO, hoc thuyét vé tỉ lệ các yếu tố sản xuất của HECKSCHER - OHLIN để làm nổi bật lợi thế cạnh tranh của cây cà phê Việt Nam So sánh năng
lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam với các nước khác; phân tích đánh giá thực
trạng ngành từ khâu chọn giống, trồng trọt, đến chế biến, bảo quản Từ đó rút ra được những nguyên nhân tồn tại và đề xuất những giải pháp khắc phục, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cường khả năng đóng góp của ngành cà phê
cho nền kinh tế
Trang 9Đối tượng, phạm vỉ nghiên cứu :
Nghiên cứu toàn bộ hệ thống tổ chức sản xuất của ngành cà phê Việt Nam, từ khâu chọn giống, trồng trọt, thu hoạch đến chế biến xuất khẩu: tình hình sản xuất chế biến cà phê của một số nước trên thế giới để có cơ sở đánh giá, so sánh
với ngành cà phê Việt Nam Phương pháp nghiên cứu :
Bằng các số liệu thống kê cả nước và vùng trọng điểm qua các thời kỳ kết
hợp với khảo sát thực tế; ý kiến của những nhà xuất khẩu cà phê Việt Nam; số
liệu thống kê xuất nhập khẩu, cung cầu cà phê trên thế giới; nghiên cứu quá trình sản xuất cà phê của các nước; sự biến động giá cả; làm cơ sở tính toán, phân tích, so sánh năng lực cạnh tranh giữa các nước và đề xuất một số giải pháp nhằm
khắc phục những tồn tại của ngành và gia tăng khả năng cạnh tranh của cà phê Việt Nam
Mục đích nghiên cứu :
- Phân tích tình hình sản xuất và xuất khẩu cà phê của một số nước chủ yếu
trên thế giới; đánh giá thực trạng của ngành cà phê Việt Nam; tổng hợp và phân
tích các số liệu thống kê, nhằm phát họa những nét cơ bản nhất về tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê trên thế giới, đồng thời cũng phân tích một cách chi tiết những tồn tại có thể khắc phục được của ngành cà phê nước ta Qua những số liệu phân tích, tác giả muốn làm sáng tỏ lý thuyết về lợi thế cạnh tranh và chiến lược lợi thế cạnh tranh ngành, đồng thời đúc kết được những mặt mạnh, mặt yếu của
ngành cà phê Việt Nam
Từ những kiến thức đã được hệ thống, chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số
giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên thị
trường thế giới
Trang 10CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ LỢI THẾ CẠNH TRANH VÀ ĐÁNH GIÁ LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA NGÀNH CÀ PHÊ VIỆT NAM
1.1-LỢI THẾ CANH TRANH VÀ CHIẾN LƯỢC LỢI THẾ CANH TRANH :
Nhờ chọn được một chiến lược phát triển kinh tế đúng đắn, bốn con rồng
châu Á đã thực hiện một điều kỳ diệu trong mấy thập kỷ qua Các nước này đã
đạt được sự gia tăng kinh tế nhanh và ổn định, phân phối thu nhập khá công bằng Khi nghiên cứu để tìm ra những đặc trưng của nền kinh tế Đông Á, các nhà kinh tế thấy rằng sự sắp xếp thể chế và các hoạt động kinh tế của họ hoàn toàn khác với những nước theo chiến lược nhảy vọt Có nhiều ý kiến lý giải về sự thành công của những nền kinh tế này Một số nhà kinh tế theo trường phái
thị trường cho rằng thành công của họ là do chính phủ ở những nước này có
chính sách giá cả đúng đắn và cho phép thị trường hoạt động tốt Một số ý kiến
khác lại cho rằng sự thành công đó là do sự can thiệp của chính phủ, bóp méo thị
trường một cách có ý thức; hoặc do chiến lược định hướng vào xuất khẩu
Nhưng nhìn chung, các nước Đông Á đã khai thác tốt lợi thế cạnh tranh của mình
trong từng giai đoạn phát triển, các nhà kinh tế học gọi đó là chiến lược lợi thế
cạnh tranh Vậy, lợi thế cạnh tranh là gì và sự vận dụng nó trong chiến lược phát
triển kinh tế như thế nào, chúng ta sẽ phân tích làm sáng tỏ vấn đề trên 1.1.1-Lý thuyết lợi thế cạnh tranh :
Thuyết thương mại quốc tế cổ điển sử dụng lợi thế của năng suất lao động để định nghĩa lợi thế cạnh tranh, chúng ta sẽ xem xét lý thuyết của học thuyết
lợi thế so sánh qua mô hình đơn giản sau đây :
Trên thế giới, khi một quốc gia có thể sản xuất ra một loại sản phẩm có giá thành thấp hơn một quốc gia khác thì số hàng hóa này có thể được xuất khẩu
Trang 11-1-để bù đắp cho việc nhập khẩu các loại hàng hóa có giá thành cao hơn nhằm
đem lại lợi ích cao nhất ADAM SMITH (1723 - 1790) đã dẫn chứng ví dụ về
lợi điểm tuyệt đối mà cả hai quốc gia có thể thu được lợi nhuận từ mậu dịch như Sau: Sản lượng trên mỗi đơn vị lao động đầu vào : Hàng hóa Hoa Kỳ Nhật Bản Số tấn gạo 4 2 Xe hơi 2 4
Tại Hoa Kỳ 4 tấn gạo có giá trị tương đương với 2 chiếc xe hơi Ở Nhật 2
tấn gạo có trị giá tương đương 4 xe hơi Hoa Kỳ có lợi điểm tuyệt đối về sản xuất gạo, còn Nhật Bản có lợi điểm tuyệt đối về sản xuất xe hơi, như vậy Hoa Kỳ xuất khẩu gạo, nhập khẩu xe hơi, còn Nhật Bản xuất khẩu xe hơi nhập gạo,
thế là Hoa kỳ nên chuyên môn hóa sản xuất gạo còn Nhật Bản nên chuyên môn hóa sản xuất xe hơi
Giả sử các nhà sản xuất gạo của Hoa Kỳ và nhà sản xuất xe hơi của Nhật Bản nhận thức rằng họ đạt hiệu quả cao hơn về sản phẩm của mình nên quyết định chuyên môn hóa sản xuất sản phẩm ấy (Hoa Kỳ chun mơn hố sản xuất gạo Nhật Bản chuyên môn hoá sản xuất xe hơi)
Sau khi đã chuyên môn hóa sản xuất, Hoa Kỳ và Nhật Bản tiến hành trao
đổi thặng dư sản phẩm của mình cho đến khi nào sự trao đổi ấy vẫn còn hiệu quả hơn so với trao đổi nội địa, kết quả là :
Hàng hóa Hoa Kỳ Nhật Bản
Số tấn gạo 3 3
Xe hơi 3 3
Người trồng lứa Hoa Kỳ nhận được 1 chiếc xe hơi cho mỗi tấn gạo - thay vì chỉ nhận được 1⁄2 chiếc xe hơi nếu trao đổi nội địa, nhà sản xuất xe hơi Nhật Bản nhận I tấn gạo cho một chiếc xe hơi - thay vì chỉ nhận 1/2 tấn gạo từ trao
Trang 12đổi nội địa, cả hai nước đều thu được lợi nhuận từ trao đổi này Chúng ta có thể
làm rõ hơn hiệu quả từ việc trao đổi này thông qua việc so sánh chỉ phí lao động để sản xuất ra những sản phẩm như mong đợi mà không tận dụng lợi thế tuyệt
đối để chuyên mơn hố sản xuất với chỉ phí lao động trong điều kiện chun
mơn hố sản xuất như sau :
Tại Hoa Kỳ, một đơn vị lao động đầu vào có thể sản xuất 4 tấn gạo hoặc 2
xe hơi Nếu muốn đạt được sản lượng hàng hoá 3 tấn gạo và 3 xe hơi phải cần
một lượng lao động là : 3⁄4 + 3/2 = 9/4 đơn vị lao động, trong khi kết quả trao
đổi vẫn đáp ứng được yêu cầu đó nhưng chỉ cần 2 đơn vị lao động đầu vào, Hoa Kỳ đã tiết kiệm được 1⁄4 đơn vị lao động Tương tự, Nhật Bản cũng tiết kiệm
được (3/2 + 3⁄4) - 2 = 1⁄4 đơn vị lao động
Nam 1817, học thuyết lợi thế so sánh cửa RICARDO đã chứng minh rằng: dù một nước nào đó nắm lợi thế tuyệt đối về sản xuất cả hai loại hàng hóa, việc kinh doanh vẫn có thể tiến hành với những nước không có lợi thế tuyệt đối cho tới chừng nào mà hiệu quả sản xuất loại hàng hoá đó vẫn còn lớn hơn
Ví dụ : giả sử sản lượng trên mỗi đơn vị lao động đầu vào
Hàng hóa Hoa Kỳ Nhật Bản
Số tấn gạo 12 3
Xe hơi 8 5
Trang 13xuất gạo Hoa Kỳ hơn là họ trao đổi nội địa Tỷ lệ trao đổi I:1 sẽ có lợi cả đôi
bên, sau khi trao đổi mỗi nước có được như sau:
Hàng hóa Hoa Kỳ Nhật Bản
Số tấn gạo 11 4
Xe hoi 9 4
Người sản xuất gạo Hoa Kỳ có thể dễ dàng tìm được một quốc gia nào đó sản xuất xe hơi trên thế giới này để tiếp tục trao đổi 1 tấn gạo lấy 1 xe hơi và kết quả cuối cùng là :
Hàng hóa Hoa Kỳ Nhật Bản
Số tấn gạo 10 4
Xe hơi 10 4
Như vậy, một nước dù không có lợi thế tuyệt đối so với các nước khác nhưng vẫn thu được lợi nhờ khai thác tốt lợi thế so sánh của các mặt hàng, đồng thời những nước dù có lợi thế tuyệt đối hoàn toàn nhưng việc tính toán cơ cấu sản xuất xuất hàng hoá một cách hợp lý sẽ đem lại lợi nhuận cao thông qua thương mại quốc tế Trong ví dụ trên, nếu cơ cấu hàng hoá của Hoa Kỳ là 9 xe hơi và 10,5 tấn gạo (1 xe hơi = 1,5 tấn gạo) thì hiệu quả sẽ thấp hơn, ngược lại,
nếu cơ cấu sản xuất hàng hoá của Nhật Bản là 1,8 tấn gạo và 7 xe hơi thì hiệu quả sẽ cao hơn
Lý thuyết về lợi thế so sánh là một công cụ hết sức quan trọng trong việc đề ra những chính sách kinh tế của các quốc gia nhưng sự phân tích mới dừng
lại ở mô hình đơn giản chỉ có hai loại hàng hoá Để lý thuyết được tiếp cận với
thực tế hơn, chúng ta cần tìm hiểu lợi thế so sánh trong mô hình có nhiều loại hàng hoá được phân tích sau đây :
Trang 14động cho một đơn vị sản phẩm ¡ của nước Y, ngoài ra, khi đặt ký hiệu từ I đến N cho N hang hoá khác nhau chúng ta cần lưu ý cách sắp xếp, sao cho số thứ tự
càng nhỏ thì Ax¡ / Ay¡ cũng càng nhỏ, ta được lô gíc sau :
Axi / Ay < Axo / Ay2 < Ax / Ay3 wis Axn / Ayn o
Đặt Wx là tiền lương của một đơn vị lao động nước X; Đặt Wy là tiền
lương của một đơn vị lao động nước Y
Hàng hoá có giá thành cảng rẻ khi A x W càng nhỏ Vậy, nếu một loại
hàng hoá nào đó có Ax¡x Wx< Ay¡x Wy hoặc Ax¡ / Ayi < Wy/Wx thì được sản
xuất ở nước X, ngược lại (Ay; / Axi< Wx/Wy) thì sản xuất ở nước Y
Sắp xếp các hàng hoá theo thứ tự Axi / Ay¡ tăng dần ta thấy có một “điểm cắt” nằm giữa dãy số có giá trị bằng tỷ lệ lương giữa hai nước (Wy/Wx) Những hàng hoá nằm bên trái của điểm cắt sẽ được sản xuất ở nước X, bên phải được sản xuất ở nước Y, hàng hoá có tỷ lệ Ax;/Ay; = Wy/Wx c6 thé được sản xuất ở cả hai nước Tuy nhiên, nếu điểm cắt nằm ở đầu dãy số, có nghĩa rằng chi phí sản xuất của nước X cao hơn nước Y ở bất kỳ loại hàng hoá nào thì việc sản xuất
cũng không thể nào chỉ tập trung ở nước Y Trong trường hợp này, sẽ có những
hàng hoá nằm bên phải điểm cắt được sản xuất tại nước X, nếu cơ cấu sản xuất
hàng hoá phù hợp thì nước X vẫn thu được lợi nhuận từ trao đổi (đã có ví dụ cụ
thể về sản xuất hai loại hàng hoá : xe hơi và gạo)
Học thuyết thương mại quốc tế cổ điển sử dụng lợi thế tương đối của năng suất lao động để định nghĩa lợi thế cạnh tranh nhưng mới chỉ đề cập đến một yếu tố đầu vào của sản xuất đó là hao phí lao động Trong thực tế, cơ cấu và lượng hàng hoá được sản xuất của một nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố sản xuất khác nhau Do đó, thương mại phần nào được giải thích là do sự khác nhau về
năng suất lao động của các quốc gia, mặc khác nó cũng phản ánh sự khác biệt về
Trang 15nước châu âu, Nhật Bản là do chi phí nhân công rẻ thì xuất khẩu thủy sản biển sang Lào không phải vì lao động nghề biển của Việt Nam có năng suất cao hơn Lào mà do Việt Nam có bờ biển dài, nguồn thủy sản phong phú, trong khi đó Lào hồn tồn khơng có biển
Học thuyết tỷ lệ các yếu tố hay còn gọi là học thuyết HECKSCHER - OHLIN khẳng định thương mại quốc tế được đẩy mạnh phần lớn là do sự khác biệt về nguồn lực giữa các nước Học thuyết này do hai nhà kinh tế học người Thụy Điển - Eli Heckscher và Bertil Ohlin đưa ra, nó nhấn mạnh đến sự tác động lẫn nhau giữa tỷ lệ các yếu tố sản xuất có sẵn ở các nước khác nhau và tỷ lệ các yếu tố đó được sử dụng để sản xuất những loại hàng hố khác nhau
Với mơ hình đã được đơn giản hóa có hai nước X và Y; hai loại hàng hóa
A và B; hai yếu tố sản xuất là vốn và sức lao động; hàng hoá được sản xuất bằng sự kết hợp hai yếu tố sản xuất theo một tỷ lệ nhất định, tỷ lệ này khác nhau giữa
hai loại hàng hoá A và B Với những giả định ban đầu như trên, chúng ta hãy
xem xét nước X sẽ sản xuất hai loại hàng hoá A và B như thế nào
Đặt:
Xia : số giờ công lao động để sản xuất I đơn vị sản phẩm A Xia : số giờ công lao động để sản xuất I đơn vị sản phẩm B Xva : số vốn để sản xuất 1 đơn vị sản phẩm A (triệu đồng) Xvạ : số vốn để sản xuất 1 đơn vị sản phẩm B (triệu đồng) L : nguồn cung ứng lao động của nền kinh tế
V : nguồn cung ứng vốn của nền kinh tế (triệu đồng) Q : số đơn vị sản phẩm A được sản xuất ra
Trang 16Tổng số lao động và vốn được sử dụng để sản xuất hai loại hàng hoá A và B không thể vượt quá số cung của nền kinh tế, do đó :
XraXQat+XipxQg<sL XvAxQx+XvsxQpg<V
=> QA<L/X¡A- (Xip/XiA) Qạ => QA<V/Xva - ( Xvp /Xva ) Qạg
Ràng buộc về lao động và vốn đối với sản xuất hai loại mặt hàng A và B
được thể hiện qua đồ thị sau : Đồ thị 1 : Sản lượng Q„ L/X¡A V/XvA Q ƯXjn V/Xva Sản lượng Qp
Qua đồ thị trên chúng ta thấy rằng, nền kinh tế chỉ có thể sản xuất một sản lượng sản phẩm A cao nhất là V/Xvạ ; sản phẩm B cao nhất là L/X¡; Nếu như nền kinh tế sản xuất với một tỷ lệ cao mặt hàng A so với B (điểm I trên đồ thị) thì sản xuất bị ràng buộc nhiều bởi yếu tố vốn, ngược lại nếu sản xuất với tỉ
lệ thấp (điểm 2) thì lao động sẽ ràng buộc sản xuất nhiều hơn Khi sự cung ứng
vốn cửa nền kinh tế tăng lên sẽ mở rộng khả năng sản xuất mặt hàng A, ngược lại nếu lao động đồi dào sẽ mở rộng sản xuất mặt hàng B Khái quát hơn, một
Trang 17tố mà nước đó tương đối đồi dào Sự đồi dào ở đây được hiểu theo nghĩa tương đối, là sự so sánh tỷ lệ giữa hai yếu tố sản xuất của hai nước với nhau chứ không phải là khối lượng tuyệt đối
Bây giờ chúng ta hẩy xem xét điều gì sẽ xảy ra với cơ cấu sản xuất cửa một nền kinh tế có hai yếu tố sản xuất như đã phát họa Nước X và nước Y buôn bán với nhau, cả hai nước đều có nhu cầu về hai loại sản phẩm A và B giống nhau công nghệ sản xuất giống nhau nhưng sự cung ứng các yếu tố sản xuất thì lại rất khác biệt Nước X có tỷ lệ vốn/lao động cao hơn nước Y nên nước X giàu có về vốn, đường khả năng sản xuất của nước X so với nước Y sẽ chuyển ra ngoài (đường gãy khúc trên đồ thị) theo hướng sản xuất nhiều sản phẩm A hơn Trong khi đó, nước Y có tỷ lệ lao động/vốn cao hơn hơn nước X, do đó nước Y có thiên hướng sản xuất nhiều sản phẩm B hơn Đến đây vấn đề đã rõ, nước X xuất khẩu sản phẩm A còn nước Y thì xuất khẩu sản phẩm B, sự trao đổi này
mang lại lợi ích cho cả hai nước
Theo thuyét HECKSCHER - OHLIN thì lợi thế cạnh tranh khác nhau giữa các nước là do sự khan hiếm tương đối của các yếu tố sản xuất khác nhau, sự khan hiếm khác nhau đó là do cơ cấu các nguồn lực sẵn có và các giai đoạn phát triển khác nhau
Từ cơ sở các học thuyết trên, chúng ta thấy rằng việc sử dụng lợi thế cạnh tranh trong một nền kinh tế là quá trình chọn lựa cơ cấu ngành phù hợp Các hàng hóa khác nhau đòi hỏi sự kết hợp các yếu tố đầu vào của sản xuất khác nhau, vì thế mỗi nước phải chọn cho mình một cơ cấu phù hợp với cơ cấu nguồn lực hiện có
1.1.2-Lợi thế cạnh tranh trong chiến lược phát triển kinh tế :
Sự thành công cửa một nền kinh tế của một quốc gia là kết quá của một
quá trình thực hiện đúng đắn các giải pháp và chính sách kinh tế, sự chọn lựa
Trang 18-8-chiến lược và sách lược phù hợp trong từng giai đoạn phát triển Kinh nghiệm
của các nước như Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kong, Đài Loan, các nước phát triển khác cho thấy, họ đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng bằng việc khai thác những lợi thế cạnh tranh của các nguồn lực trong nước, phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động, gia tăng xuất khẩu trong giai đoạn đầu nhằm
tích lũy vốn, ngoại tệ, tái sản xuất ở mức độ cao hơn trong các ngành sử dụng
nhiều vốn và công nghệ
Trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển kinh tế của một nước, khi
trình độ sản xuất chưa phát triển, tích lũy ít, vốn khan hiếm thì không nên phát triển những ngành cần nhiều vốn, trong khi tài nguyên đất đai đồi dào, nhân công rế thì nên chú trọng phát triển những ngành sử dụng nhiều lao động, đất đai hoặc những ngành kết hợp cả hai yếu tố này
Lợi thế cạnh tranh của một ngành kinh tế là không cố định, nó luôn thay đổi theo từng giai đoạn phát triển cửa nền kinh tế cùng với sự thay đổi của cơ
cấu các nguồn lực, phụ thuộc vào hiệu quả khai thác lợi thế cạnh tranh sẵn có
của nền kinh tế Khi đất đai ngày càng thu hẹp, chi phí sử dụng đất cao thì các chủ thể kinh tế phải tính toán áp dụng những kỹ thuật sản xuất sao cho tiết kiệm được tối đa mặt bằng, hoặc khi chi phí lao động tăng, tích lũy vốn đạt đến một
mức độ cho phép thì cần áp dụng công nghệ mới sử dụng ít lao động và phù hợp
với lượng vốn hiện có
Phân tích về lợi thế cạnh tranh trên đây cho thấy rõ ràng thương mại quốc
tế đem lại lợi ích cho cả hai nước xuất khẩu và nhập khẩu, nó khởi đầu do sự
Trang 19trình sản xuất, lựa chọn công nghệ sản xuất cần phải xem xét đến giá cả tương
đối của vốn và lao động, lúc nào cần nhiều lao động thủ công và lúc nào cần cơ
giới hóa là vấn đề cần tính toán kỹ lưỡng
Vận dụng lý thuyết lợi thế cạnh tranh trong từng giai đoạn để phát triển kinh tế là hướng đi đúng mà thực tiễn kinh tế các nước Đông Á đã chứng minh
Tuy nhiên, vận dụng và khai thác lợi thế cạnh tranh như thế nào trong thực tế là
hết sức khó khăn, các yếu tố sản xuất rất đa dạng và phụ thuộc, tác động lẫn nhau; công nghệ sản xuất luôn luôn được cải tiến; thị trường tiêu thụ sản phẩm luôn biến động Nếu như những sản phẩm được sản xuất ra trong mô hình HECKSCHER - OHLIN được tiêu thụ hết (cung = cầu), các nước tham gia trao đổi đều mang lại lợi ích, thì trong thực tế vấn đề thị trường là hết sức quan trọng để thực hiện việc trao đổi ấy
Như đã trình bày, cơ cấu các nguồn lực cửa một quốc gia luôn luôn thay đổi, do đó cách thức khai thác các nguồn lực cũng phải thay đổi theo Một nền kinh tế khai thác tốt lợi thế cạnh tranh sẽ nhanh chóng nhận ra sự thay đổi đó, tất nhiên sẽ phải có những điều kiện nhất định mà chúng ta sẽ phân tích sau đây
1.1.3-Điều kiện hình thành lợi thế cạnh tranh của một ngành: L1 Các yếu tố đầu vào của sản xuất :
Theo các học thuyết cổ điển, các yếu tố đầu vào của sản xuất bao gồm đất đai, tài nguyên khoáng sản, kết cấu hạ tầng lao động và vốn Đất đai hoặc tài nguyên khoáng sản là hai yếu tố có giới hạn, nguồn tài nguyên sẽ cạn kiệt một
cách nhanh chóng nếu chúng ta khai thác chúng một cách bừa bãi và không có
biện pháp tái tạo còn đất đai lại là một hằng số không đổi về lượng mà chỉ có thể thay đổi về chất nếu chúng ta biết cách khai thác, bảo vệ và tái tạo chúng, nhất
là khi nó được sử dụng cho mục đích nông nghiệp
Trang 2010-Yếu tố lao động gia tăng cùng với tốc độ tăng dân số nhưng cũng chỉ giới
hạn trong một vài phần trăm trên một năm, nhiều nhất cũng chỉ khoảng 3%/năm
Lượng cung lao động xét cho cùng cũng bị hạn chế về số lượng nhưng lại hồn tồn khơng có giới hạn về chất lượng Trình độ, kỹ năng của nguồn lao động là nhân tố quyết định năng suất lao động xã hội của quốc gia đó
Sự tăng trưởng vốn trong nền kinh tế lại khác hẳn Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng vốn thấp trong giai đoạn đầu phát triển của nền kinh tế Dựa vào khuynh hướng tiết kiệm và thặng dư có được, tỷ lệ gia tăng vốn có thể đạt đến 20-30% hoặc hơn thế Do có sự khác biệt nhau về điểm xuất phát của trình độ phát triển kinh tế cho nên vốn cửa các quốc gia đang phát triển khan hiếm hơn các quốc gia đã phát triển
Trong giai đoạn đầu phát triển cửa nền kinh tế thì vốn là yếu tố khan hiếm nhất, nền kinh tế có lợi thế cạnh tranh về những sản phẩm sử dụng nhiều lao động và đất đai Khi mức tích lũy vốn và lực lượng lao động đạt đến một mức độ nhất định, sự khan hiếm tương đối của đất đai tăng lên thì các ngành công nghiệp chế tạo sử dụng nhiều lao động có lợi thế cạnh tranh hơn Khi vốn tích lũy tăng, chỉ phí lao động ngày càng cao thì vốn trở thành yếu tố sản xuất tương đối nhiều, lúc đó các ngành sử dụng nhiều vốn có lợi thế cạnh tranh nhất
Số lượng các nguồn lực của nền kinh tế ngày càng ít quan trọng hơn so với việc sử dụng chúng như thế nào để khai thác lợi thế cạnh tranh một cách hiệu quả nhất “ Sử dụng như thế nào” đang đề cập ở đây bao gồm cà về số lượng lẫn chất lượng, về không gian và thời gian, tức là số lượng bao nhiêu, chất lượng như thế nào cho phù hợp với thị trường; khi nào thì tiến hành sản xuất và phân bố sản xuất ở đâu trên lãnh thổ quốc gia để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất
Trang 21cạnh tranh một cách tốt nhất là bài tốn khó, khơng dễ nhận thấy ngay mà đó là kết quả của cả một quá trình nghiện cứu, tổng hợp, so sánh và không ngừng điều chỉnh nhằm đem lại cho nền kinh tế những lợi ích cao nhất
QO Thị trường tiêu thụ sản phẩm và các yếu tố đầu vào mang tính cạnh tranh -
Thị trường là nơi thực hiện giá cả, nó kết thúc một chu kỳ sản xuất sản
phẩm và đồng thời cũng bắt đầu một chu kỳ mới từ những yếu tố đầu vào sản
xuất
Các học thuyết cổ điển đã giải thích rằng một quốc gia dù không có lợi thế tuyệt đối về một sản phẩm nào đó nhưng có được nguồn lợi thông qua trao đổi (đợi thế so sánh) Một sản phẩm không thể có lợi thế cạnh tranh nếu như sự trao đổi không được thực hiện tức là không có thị trường tiêu thụ Các yếu tố sản xuất
được sử dụng như thế nào không chỉ phụ thuộc vào mức độ đồi dào của chúng và
còn phụ thuộc vào nhu cầu về sản phẩm đó trên thị trường Chúng ta sẽ phân tích
vai trò của thị trường trong cả hai mô hình của Ricardo va Heckscher — Ohlin dé
làm rõ vấn đề trên
Trong ví dụ bằng số đã nêu phần trước về mô hình lợi thế so sánh của
Ricardo, Hoa Kỳ chuyên mơn hố sản xuất gạo còn Nhật Bản chuyên môn hoá sản xuất xe hơi, với số lượng cụ thể là : Trước khi trao đổi Sau khi trao đổi Hàng hoá Hoa Kỳ Nhật Bản Hoa Kỳ Nhật Bản Số tấn gạo 12 3 ll 4 | Xe hơi 8 5 9 4 i
Nếu như sau khi trao đổi I tấn gạo lấy I xe hơi, Hoa Kỳ không tìm được
thị trường tiêu thụ gạo nào khác mà buộc phải tiếp tục trao đổi với Nhật Bản thì
Trang 22tỷ lệ trao đổi bây giờ là 1 tấn gạo cho < 1 xe hơi, hoặc phải chấp nhận dư thừa gạo trong thị trường nội địa Nếu cơ cấu sản xuất của Hoa Kỳ chỉ dựa vào năng
suất lao động, đến nỗi hàng hoá được sản xuất ra vượt quá nhu cầu thì lợi nhuận
sẽ càng giảm sút
Trong mô hình Heckscher —- Ohlin cũng vậy, nếu sản phẩm A của nước X được sản xuất quá dư thừa do nguồn cung lao động đồi dào thì sẽ không tiêu thụ được, và như vậy hiệu quả sản xuất không như mong đợi
Trong cả hai trường hợp, để khai thác tốt lợi thế cạnh tranh, Hoa Kỳ và nước X sẽ phải điều chỉnh cơ cấu sản xuất sao cho hiệu quả mang lại cao nhất
Hoa kỳ điều chỉnh sản xuất theo hướng giảm tỷ lệ gạo/xe hơi; nước X giảm tỷ lệ sản phẩm A/ sản phẩm B Sự điều chỉnh cơ cấu sản xuất này làm cho giá cả các yếu tố đầu vào của gạo và sản phẩm A giảm xuống
Như vậy, thị trường đóng vai trò điều tiết cơ cấu sản xuất các mặt hàng, tức là điều tiết cơ cấu sử dụng các nguồn lực để khai thác tốt nhất lợi thế cạnh
tranh Do đó, cần phải có một thị trường cạnh tranh hiệu quả, giá cả không được bóp méo mà phải phản ánh đúng sự khan hiếm hoặc dư thừa của hàng hoá
C1 Thị trường tài chính -
Lãi suất phải phản ánh đúng sự khan hiếm của vốn trong nền kinh tế Vốn càng khan hiếm, lãi suất càng cao và các doanh nghiệp thường đầu tư vào các ngành sử dụng ít vốn Khi nền kinh tế càng phát triển, tích lñy vốn càng nhiều, vốn trở thành yếu tố sản xuất tương đối dư thừa thì lãi suất hạ và doanh nghiệp sẽ đầu tư vào các ngành sử dụng nhiều vốn hơn Trong một thị trường tài chính hiệu quả và linh hoạt, khi nhu cầu vốn vượt cung, lãi suất sẽ tăng lên điều này khuyến khích cung vốn tăng và trạng thái cân bằng mới về cung cầu vốn sẽ được
hình thành mà không cần thiết phải có sự can thiệp cửa chính phủ
Trang 23[3-Không có sự can thiệp của chính phủ, lãi suất phản ánh tương đối chính xác sự khan hiếm hoặc dư thừa vốn của nền kinh tế, làm cho sự phân bổ các nguồn lực trong nước được điều tiết hợp lý và do đó lợi thế cạnh tranh được khai thác tốt Trong một số trường hợp, chính phủ sẽ áp dụng lãi suất ưu đãi để thực hiện sứ mệnh chính trị, hoặc áp dụng lãi suất cao để hạn chế đầu tư sản xuất một
loại sản phẩm nào đó mà xét thấy trong tương lai sẽ không mang lại hiệu quả
(nhất là đầu tư dài hạn)
C1 Thị tường ngoại hối :
Tỷ giá hối đoái phản ánh giá cả ngoại tệ so với nội tệ, nó được xác định bởi tình hình cung cầu về ngoại hối, phản ánh sự khan hiếm hay dư thừa ngoại tệ của nước đó Tỷ giá hối đoái cao sẽ làm cho nhu cầu hàng nhập khẩu của doanh
nghiệp trong nước giảm do chi phí sử dụng ngoại tệ quá cao, mặt khác kích thích
gia tăng xuất khẩu do giá bán sản phẩm bằng ngoại tệ có sức cạnh tranh mạnh hơn
Một quốc gia sử dụng chiến lược lợi thế cạnh tranh đòi hỏi một thị trường ngoại hối linh hoạt, có khả năng phần ánh tương đối chính xác sự khan hiếm hay dư thừa của ngoại tệ trên thị trường, đồng thời cung cầu ngoại tệ luôn có mối quan hệ với hệ thống ngoại thương đa dạng, cả hai tính chất này rất cần thiết cho những quốc gia phát triển kinh tế bằng chiến lược lợi thế cạnh tranh
C1 Thị trường lao động :
Trong một thị trường lao động mang tính cạnh tranh, sức lao động được tự
do di chuyển giữa các vùng, các khu vực kinh tế mà không có sự phân biệt hay ngăn cách nào Tiền lương cũng phải phần ánh chính xác nhu cầu lao động giống như là giá cả của một yếu tố đầu vào cửa sản xuất Tiền lương thường thấp trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế, khi nền kinh tế phát triển đến một lúc nào đó nguồn lao động sẽ khan hiếm và tiền lương sẽ tăng lên
Trang 24={4-Thị trường lao động mang tính cạnh tranh một mặt giúp cho doanh nghiệp dễ dàng tuyển dụng lao động theo đúng yêu cầu để phục vụ cho quá trình sản xuất, mặt khác do tiền lương phản ánh đúng trình độ chuyên môn, tay nghề của
người lao động sẽ là động lực thúc đẩy người lao động không ngừng học hỏi,
trao đồi kiến thức để nâng cao tay nghề với mong muốn có một khoản thu nhập được cải thiện hơn trong tương lai Đến lượt nó, khi trình độ tay nghề của người lao động tăng lên, năng suất lao động tăng theo, giá thành sản phẩm hạ làm cho
sức cạnh tranh của sản phẩm mạnh hơn
Ngày nay, lao động có trình độ kỹ thuật cao được xem là một nguồn lực
hết sức quan trọng, chính nguồn lực này đã và sẽ làm thay đổi công nghệ sản
xuất theo hướng ngày càng hiệu quả hơn Số lượng các nguồn lực của quốc gia đang sở hữu như đất đai, vốn, tài nguyên thiên nhiên ngày càng ít quan trọng hơn so với việc chúng được sử dụng như thế nào
Thị trường lao động cạnh tranh phản ánh đúng giá cả lao động ở mọi trình
độ, một mặt được xem như phản ánh đúng giá cả yếu tố đầu vào, mặt khác còn kích thích sự trau đồi kiến thức, tạo nên một lực lượng lao động có trình độ tay nghề cao, điều này rất cần thiết trong chiến lược phát triển kinh tế của mọi quốc gia trên thế giới
C Môi trường chính sách vĩ mô -:
Tuy rằng nhà nước không trực tiếp tạo ra một ngành sản xuất nào đó có lợi thế cạnh tranh tốt, nhưng các chính sách của nhà nước ban hành lại hết sức quan trọng trong việc tạo lập một môi trường vĩ mô để các doanh nghiệp dễ dàng nhận ra và khai thác lợi thế cạnh tranh của nền kinh tế Chiến lược lợi thế
cạnh tranh đòi hỏi phải có một môi trường vĩ mô mà trong đó giá cả hàng hóa và
Trang 25khan hiếm của các yếu tố đầu vào lẫn đầu ra của sản xuất Sự phản ánh tương
đối chính xác của thị trường thông qua giá cả là một tín hiệu quan trọng để
doanh nghiệp điều tiết sản xuất hiệu quả hoặc khám phá ra lợi thế cạnh tranh cửa sản phẩm mới
Hệ thống các chính sách vĩ mô đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo
lập những thị trường linh hoạt và hiệu quả đã nêu trên Ngoài ra, vai trò của nhà
nước trong một nền kinh tế sử dụng chiến lược lợi thế cạnh tranh còn thể hiện thông qua các chính sách về xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất; các dịch vụ cộng đồng như y tế, giáo dục; các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp như thông tin thị
trường, chính sách ngoại giao
Để đảm bảo cho nền kinh tế phát triển và bền vững thì nhà nước cần đóng
vai trò xúc tác, không can thiệp sâu vào doanh nghiệp, các doanh nghiệp phải được công bằng trong cạnh tranh, giá cả phản ảnh đúng giá trị, không được bao
cấp, trợ giá Tuy nhiên, trong một số trường hợp cụ thể, khi cần bảo hộ cho
một ngành sản xuất còn non trẻ hoặc cố gắng duy trì một ngành sản xuất nào đó đang gặp khó khăn , nhà nước cần can thiệp thông qua các biện pháp kinh tế như thuế quan, lãi suất ưu đãi, bù giá .nhưng những chính sách này cũng chỉ xuất
hiện trong một giai đoạn nhất định của nền kinh tế
1.2-TÌNH HÌNH VÀ KINH NGHIỆM SẢN XUẤT CÀ PHÊ CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI :
Để có cơ sở đánh giá, so sánh năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam
với các nước sản xuất cà phê trên thế giới, trước hết chúng ta sẽ phân tích tình
hình sản xuất cà phê trên thế giới và một số nước sản xuất cà phê chủ yếu sau đây
Trang 26Al6-1.2.1-Tình hình sản xuất cà phê trên thế giới :
Hiện nay trên thế giới có trên 50 nước trồng cà phê với diện tích trên 10
triệu hecta, có thể thấy qua số liệu 6 bang 1
Bốn nước luôn luôn dẫn đầu là : Brazil khoảng 2 triệu hecta, sản lượng đạt 1,9 triệu tấn/năm, chiếm từ 28,9% sản lượng cà phê thế giới; Colombia với
940.000 hecta, sản lượng 720.000 tấn/năm, chiếm 10,8%; Việt Nam 516.000
hecta, sản lượng 700.000 tấn, chiếm 10,6%; Indonesia khoảng 1 triệu hecta đạt sản lượng 400.020 tấn/năm, chiếm 6% Như vậy, tổng sản lượng cà phê của bốn nước sản xuất hàng đầu thế giới hàng năm đạt 3,7 triệu tấn, chiếm 56,3% tổng sản lượng cà phê thế giới
Trong những năm đầu của thập niên 90, giá cả thấp kéo dài đã làm cho sản lượng cà phê liên tục giảm sút, từ 6 triệu tấn năm 1991 giảm xuống 5,7 triệu tấn năm 1994 Sau đợt hạn hán năm 1994 tại Brazil, sản lượng cà phê nước này giảm phân nửa, làm cho sản lượng cà phê thế giới giảm từ 5,7 triệu tấn năm 1994 xuống 5,1 triệu tấn năm 1995 Nguồn cung giảm mạnh giúp cho giá cả được hồi phục và tăng một cách đột biến (có lúc lên đến 4.000 USD/tấn cà phê
vối), sản xuất cà phê đã trở thành một ngành siêu lợi nhuận trong thời gian từ
cuối năm 1994 đến năm 1999 Sự hấp dẫn của lợi nhuận trong thời gian này là
một động lực hết sức mạnh mẽ làm gia tăng sản lượng cà phê cửa các nước Sản
lượng thế giới tăng từ 6,1 triệu tấn năm 1996 lên 6,8 triệu tấn năm 1999 (tăng 12%) trong đó Việt Nam có tốc độ tăng nhanh nhất (tăng 104%)
Nếu như trước đây sự biến động giá cà phê trên thế giới được quyết định chủ yếu do nguồn cung sản lượng cửa Brazil và Colombia thì trong những năm
gần đây Việt Nam bị cho là “thủ phạm chính” của sự sút giảm giá cả nhanh
chóng do cung vượt cầu Từ năm 1996 đến 1999 sản lượng cà phê Việt Nam
tăng thêm 356.580 tấn (tương đương 5,9 triệu bao), làm cho khoảng cách cung TRUONG BH BINH DUONG =e
THU VIEN
Trang 28
vượt cầu ngày càng lớn Chúng ta hãy xem xét tình hình cung cầu cà phê thế
giới trong 5 năm từ 1996 đến 2000 qua bảng số liệu sau :
Bảng 2 : Cung cầu cà phê thế giới giai đoạn 1996-2000
Đơn vị tính : Triệu bao (60Kg/bao) Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 | CƯ SO: ae AME4 | p ƒ 71,9 81 88,8 84,4 khẩu | TINH HH HH * sty 75,7 76,5 71,5 78,5 nhập khẩu L Cấn đối thừa 2,9 22 4,5 113 6,9 | Du wit 39,1 413 45,8 57 >| 16h Tỷ lệ dự trữ % 52 54,6 59,9 13:7 81,5 (Nguồn ICO)
Qua số liệu trên chúng ta thấy rằng, khoảng cách cung vượt cầu liên tục
gia tăng từ năm 1996 đến 1999 Từ năm 2000 khoảng cách này có xu hướng giảm nhưng vẫn còn ở mức cao Sản lượng dự trữ quá lớn làm cho giá cả khó có
thể hồi phục trong thời gian ngắn, cho dù nguồn cung có bị giảm sút trong tình
hình hiện nay Sau đây, chúng ta sẽ phân tích tình hình sản xuất cà phê của một
số quốc gia đặc trưng của các châu lục, bao gồm những quốc gia sản xuất cà phê chè, cà phê vối; từ sản lượng cao nhất thế giới đến những quốc gia có sản lượng vài chục ngàn tấn năm
1.2.2-Các nước sản xuất cà phê chủ yếu : Brazil:
Với sự đa dang của khí hậu, thời tiết và điều kiện địa lý, Brazil được biết
Trang 29khẩu Hơn nữa, có khoảng 5% lao động (3,5 triệu người) làm việc trong ngành cà phê và hầu hết ở nông thôn
Theo ước tính, có khoảng 221.000 trang trại cà phê ở Brazil, trong đó cà
phê chè chiếm 80% Diện tích trung bình là 9 ha/ trang trại với mật độ trồng là
2000 cây/ha, một số lớn diện tích được áp dụng các phương pháp canh tác tiên
tiến, kể cả cơ giới hoá thu hoạch Giá cả thấp kéo dài trong những năm đầu thập niên 90 làm cho nhiều người sản xuất từ bỏ trang trại, nhưng sự hồi phục trong
những năm sau đó đã làm cho diện tích cà phê của nước này tăng lên 2 triệu
hecta (4 tỉ cây) vào năm 2000
Brazil là nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới, sản lượng trung bình trong 10 năm qua đạt 1,7 triệu tấn, niên vụ 2000 đạt 1,9 triệu tấn Giá thành sản xuất cà phê rất khác nhau giữa các vùng, phụ thuộc vào đất trồng, quy mô trang
trại và phương thức canh tác Lao động là chi phí chính, khoảng 80-100 ngày
công/năm/1 ha theo phương pháp truyền thống và 50-70 ngày công/ha nếu canh
tác được cơ giới hoá Thu hoạch cà phê ở Brazil cũng đã được cơ giới hoá trên một số diện tích làm cho chỉ phí lao động cho công đoạn này giảm đi 50% so với
phương pháp thu hoạch thử công truyền thống Chỉ phí lao động là vấn đề thật sự khó khăn cho những người sản xuất cà phê Brazil, nó chiếm đến 60% trong tổng chi phí sản xuất - trong khi mức bình quân của thế giới là 57% Sự khó khăn càng chồng chất khi mới đây Chính phử Brazil quyết định tăng tiền lương tối thiểu thêm 20% trong điều kiện giá cả đình trệ kéo dài và thấp nhất trong vòng
30 năm qua Theo tính toán của Chính phủ Brazil, giá thành sản xuất bình quân
của cà phê Brazil là 800 USD/tấn, còn theo những người sản xuất cà phê thì giá thành sản xuất cà phê đầu năm 2001 là 933 USD/tấn
Năng suất cà phê Brazil rất khác nhau từng vùng, từng quy mô trang trại,
nó thay đổi từ 396 kg đến 1.458 kg/ha, nhung trung bình đạt 792 kg/ha Theo các
Trang 30
nhà nông học Brazil, mục tiêu của những người sản xuất là đạt được năng suất
bình quân 960 kg/ha trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến 2003
Cà phê cửa Brazil xuất khẩu đến hầu hết tất cả các nước nhập khẩu cà
phê trên thế giới, hai khách hàng lớn nhất là Đức và Mỹ Năm 1997, chỉ riêng hai nước Đức và Mỹ đã nhập khẩu của Brazil 282.600 tấn (rong đó Đức : 160.800 tấn; Mỹ : 121.800 tấn) Sản lượng xuất khẩu trung bình đạt 1,1 triệu tấn/năm trong vòng 10 năm gần đây Cà phê xuất khẩu của Brazil chủ yếu là cà
phê chè, mặc dù sản lượng cà phê vối hàng năm của Brazil khá lớn, đạt khoảng
384.000 tấn vào năm 2000, nhưng chủ yếu dùng để sản xuất cà phê hoà tan hoặc
tiêu thụ nội địa (tiêu thụ nội địa năm 2000 của Brazil khoảng 780.000 tu) Xuất
khẩu cà phê hoà tan cũng rất đáng kể, khoảng 138.000 tấn /năm đạt kim ngạch
khoảng 350 triệu USD, nhưng sản lượng giảm sút trong những năm gần đây, chỉ
còn 45.295 tấn vào năm 1999, Colombia :
Trong nhiều năm, cà phê là nguồn cung cấp ngoại tệ chính trong kim
ngạch xuất khẩu của Colombia, dat 1,8 ty USD nim 1995-1996, mặc dù sau đó
giảm dần cùng với sự giảm giá cà phê chung trên toàn thế giới, nhưng cà phê vẫn là một mặt hàng quan trọng của Colombia, chiếm 17,5% tổng kim ngạch xuất khẩu; 9,7% GDP nông nghiệp và 3,5% GDP cả nước Hơn nữa, sản xuất cà
phê tạo ra nhiều công ăn việc làm ở Colombia, có khoảng 800.000 người lao
động trực tiếp trong ngành này (chiếm khoảng 36% tổng số lao động nông thôn)
và 3 triệu người sống phụ thuộc vào cà phê ở nhiều mức độ khác nhau
Có hai hình thức sản xuất cà phê ở Colombia Khoảng 31% diện tích trồng theo phương pháp truyền thống, cần nhiều lao động - hình thức sản xuất này và rất đa dạng Phần còn lại sản xuất theo những phương pháp tiên tiến,
Trang 31
của Colombia trong những năm đầu thập niên 90 vào khoảng 940.000 ha, sau đó giảm dần Theo số liệu điều tra năm 1997 của Quỹ Cà phê Quốc gia Colombia
thì diện tích đã giảm xuống còn 816.157 ha Cũng theo số liệu điều tra này, quy
mô canh tác bình quân 3 ha/trang trại; 60% trang trại có quy mô dưới 5 ha
Năng suất cà phê trung bình đạt 924 kg/ha, trong đó có 33% trang trại có
năng suất chỉ 340 kg/ha Cũng giống như các quốc gia sản xuất cà phê khác, giá thành sản xuất khác nhau từng vùng, phụ thuộc vào năng suất Giá thành sản xuất cà phê của Colombia là tương đối cao - khoảng 1.644 USD/tấn và mục tiêu của chính phủ là giảm chỉ phí sản xuất xuống còn 1.111 USD/tấn trong những năm tới Với giá thành sản xuất như thế, mặc dù giá xuất khẩu cà phê chè Colombia khá cao nhưng khó có thể bù đắp nổi chi phí Theo số liệu thống kê của ICO cho thấy, người sản xuất cà phê Colombia đã bán sản phẩm với giá thấp
hơn chi phí từ giữa năm 2000
Sự quản lý ngành cà phê được thực hiện bởi Hiệp Hội những người trồng cà phê ở Colombia trong 70 năm nay Hiệp hội này quản lý ngân quỹ cà phê quốc gia, được sử dụng như là một đơn vị đo lường sự ổn định của giá cả nếu có sự chênh lệch giá giữa bên ngoài và bên trong, nguồn tài chính của quỹ lấy từ lợi nhuận của ngành cà phê
Theo một số nhà phân tích, ngành cà phê Colombia đang đứng trước
những vấn đề hết sức khó khăn Quản lý kinh tế vĩ mô khó có thể thực hiện được
mục tiêu lợi nhuận cho ngành trong điều kiện chi phí lao động ngày càng tăng
nhưng giá cả liên tục ở mức thấp Điều này sẽ kìm hãm sự phát triển của cà phê
trong những năm tới Trước tình hình đó, một kế hoạch hỗ trợ tài chính cho người
sản xuất đã được đưa ra xem xét Theo kế hoạch này ngành cà phê Colombia sẽ nhận được khoản hỗ trợ tài chính trị giá 80-90 triệu USD, phần lớn số tiền sẽ được sử dụng để trợ giá cho người sản xuất nếu giá thu mua giảm thấp hơn 1.030 USD/tan
Trang 32Từ năm 1998, kế hoạch dài hạn của Colombia là thay thế 350.000 ha diện
tích cà phê năng suất thấp trong vòng 5 năm (mỗi năm 70.000 ha) để đạt được
sản lượng 900.000 tấn trong những năm đầu thế kỷ 21 và tuổi thọ trung bình của
cây là 5,Š năm so với 7,Š năm vào năm 1998 Để thực hiện kế hoạch nầy, năm 1998, Chính phủ Colombia đã chi ra 30 triệu USD thanh toán cho người sản xuất, với chi phí 0,08 USD cho một cây cà phê được thay thế Tuy nhiên, trong tình hình giá thấp kéo dài như hiện nay thì kế hoạch nói trên khó có thể thực
hiện, hơn nữa sản lượng cà phê trên thế giới đã vượt xa nhu cầu
Indonesia :
Indonesia được biết đến như là một nước sản xuất cà phê vối lớn trên thế giới (cà phê chè chiếm tỉ trọng nhỏ) Trước năm 1999, Indonesia xếp hạng thứ 3 trên thế giới về tổng sản lượng cà phê và dẫn đầu thế giới về sản lượng cà phê
vối, nhưng vị trí này đã thuộc về Việt Nam trong vòng hai năm nay Sản lượng cà phê trung bình hàng năm cửa Indonesia trong 10 năm qua đạt 420.000 tấn,
riêng năm 2000 đạt 400.020 tấn Sản xuất dựa vào sức lao động là chính của I triệu tiểu chủ, mức trung bình 1,44ha/tiểu chủ Cà phê không phải là sản phẩm
nông nghiệp duy nhất nhưng nó mang lại thu nhập cho khoảng Š triệu người
Tầm quan trọng của cà phê trong xuất khẩu đã suy giảm so với dầu hỏa
và sự gia tăng của các loại hàng hoá khác, nó đóng góp khoảng 500 triệu USD
vào kim ngạch xuất khẩu hàng năm kể từ những năm 1980 và chiếm khoảng 1/5 kim ngạch xuất khẩu nông sản
Hầu hết người sản xuất cà phê Indonesia bán sản phẩm của họ cho người
thu mua trung gian hoặc các công ty thương mại tại địa phương Nhà thương mại
tại địa phương hoặc những nhà xuất khẩu sẽ chế biến lại rồi xuất khẩu theo đúng
những quy định của tiêu chuẩn xuất khẩu Tiêu chuẩn này đã được áp dụng trên
Trang 33-_22-10 năm và đã làm cho chất lượng cà phê xuất khẩu được cải tiến đáng kể (tiêu chuẩn phân loại cà phê sẽ được trình bày trong chương 2)
Sự mở rộng các dịch vụ và hỗ trợ kỹ thuật được một bộ phận của chính phủ đảm trách, trong đó có một số dịch vụ được thực hiện với sự cộng tác của tổ
chức những nhà xuất khẩu cà phê Indonesia Tổ chức này đã thực hiện hỗ trợ kỹ
thuật và tài chính cho việc trồng lại, cải tạo vườn cây hiện có và hoán đổi một số
diện tích cà phê vối sang cà phê chè nhằm gia tăng sản lượng và chất lượng cà phê chè Việc phân loại cà phê được thực hiện một cách có hệ thống, tính ổn định về chất lượng đã giúp cho cà phê Indonesia đạt được giá cao trong xuất khẩu so với cà phê vối của Việt Nam Một số sản lượng cà phê chè đạt hạng đặc
biệt bởi vì các tiểu chủ rất ít khi sử dụng phân bón hoá học và thuốc trừ sâu
Chỉ phí sản xuất cà phê của Indonesia là rất thấp, khoảng 397 USD/tấn, đây là một lợi thế của Indonesia để cạnh tranh với các nước sản xuất khác trên thế giới Dù chỉ phí sản xuất thấp nhưng người sản xuất vẫn đang gặp hết sức khó khăn vì giá bán nội địa đã xuống thấp hơn giá thành
Ấn Độ :
Diện tích cà phê ở Ấn Độ tập trung chủ yếu ở miền Nam, thuộc 3 bang : Karnataka (53%, trong d6 59% cà phê chè, 41% cà phê vối); Kerala (28%, cà phê vối là chủ yếu); Tamil Nadu (11%, chủ yếu là cà phê chè) Hầu hết trang trại cà phê đều nhỏ, khoảng 2/3 diện tích là do tiểu chủ canh tác với quy mô
trung bình 1,4ha/tiểu chủ Quy mô sản xuất lớn (trung bình 38,4 ha/trang trai)
chiếm 35% diện tích gieo trồng và 40% sản lượng Theo ước tính, có khoảng
140.000 trang trại cà phê và khoảng 3 triệu người sống phụ thuộc vào cà phê
Cà phê chè được trồng ở độ cao 1000-1500m so với mặt biển, cao hơn so với cà phê vối (500-1000m) Nhìn chung đất trồng cà phê khô ráo và có a xít
Trang 34(1600-2500mm) lớn hơn cà phê vối (1000-2000mm) Mưa tập trung vào giữa tháng 3 và tháng 5 - là lúc đổi mùa ra hoa, không thuận lợi cho ra hoa và đậu quả của cà phê
Vào tháng 9/1940, thị trường cà phê tư nhân bị cấm và thay thế bằng thị trường của cơ quan có thẩm quyền của nhà nước - Ủy ban về cà phê Theo đó,
người sản xuất giao sản phẩm của họ cho ủy ban cà phê, ủy ban này bán sản
phẩm ra thị trường nội địa và xuất khẩu Số tiền mà người sản xuất nhận được
phụ thuộc vào giá bán bình quân Bên cạnh chức năng thị thường, ủy ban còn có chức năng khác là xúc tiến mua bán và tiêu thụ cà phê ở Ấn độ và các nước
khác; xúc tiến nghiên cứu phát triển nông nghiệp; nghiên cứu các biện pháp gia tăng chất lượng cà phê và những vấn đề quản lý khác Ủy ban cà phê bao gồm I
chủ tịch và 33 thành viên, được chính phủ bổ nhiệm Những thành viên này đại diện cho lợi ích của người sản xuất, nhà thương mại, người lao động, tiêu dùng và chính phủ
Thị trường cà phê được ủy ban này điều hành mãi tới năm 1992/1993 Nhưng chính sách này bị chỉ trích và sự phản ứng cửa người sản xuất, quá trình tự do hoá bắt đầu khai thông, hạn ngạch mua bán nội địa đã được ban hành
(ISQ) Theo đó, 30% sản phẩm của người sản xuất được bán trực tiếp vào thị trường nội địa ISQ cũng đã bộc lộ những nhược điểm cửa nó, do đó được thay thế bằng hạn ngạch buôn bán tự do (FSQ) vào năm 1993/1994 Bấy giời, người sản xuất có thể bán 50% sản phẩm ra thị trường nội địa và xuất khẩu trực tiếp ESQ gia tăng tỷ lệ lên 100% cho những người sản xuất nhỏ và 70% cho sản xuất
lớn vào năm 1994/1995 Niên vụ sau đó, những người trồng quy mô lớn cũng đã được tự do bán 100% sản phẩm của mình Hiện nay, tất cả những giới hạn đó
đều được bãi bỏ, ủy ban cà phê nhanh chóng thực hiện những vai trò mới nhằm
thay đổi thị trường theo hướng tự do hoá
Trang 35Tổng diện tích cà phê Ấn Độ hiện nay vào khoảng 310.000 hecta với
năng suất bình quân 967 kg/ha, sản lượng hàng năm trên dưới 300.000 tấn (cà
phê vối chiếm trên 60%) Ủy ban cà phê Ấn Độ hy vọng rằng, vào năm 2002
năng suất cà phê của những người sản xuất nhỏ sẽ tăng lên 1.000 kg/ha (hiện nay là 750 kg/ha); năng suất cửa trang trại lớn đạt 1.250 kg/ha(hiện nay là 1.000
kg/ha) Chỉ phí sản xuất rất khác nhau phụ thuộc vào quy mô sản xuất, tính trung
bình vào khoảng 1.188 USD/tấn đối với cà phê chè và 637 USD/tấn đối với cà phê vối Nhìn chung, do diện tích canh tác của các tiểu chủ chỉ vào khoảng 1,4ha/tiểu chủ (sản lượng trung bình : 1.050 kg/tiểu chủ), nên khó áp dụng các biện pháp thâm canh Hơn nữa, quy mô lợi nhuận không cao cũng là một trong những nguyên nhân làm cho năng suất cà phê của những người sản xuất nhỏ ở Ấn Độ thấp
Hầu hết những người sản xuất nhỏ thích bán cà phê chín, trong khi những người sản xuất lớn hơn bán cà phê hạt trực tiếp cho nhà xuất khẩu Cà phê được chế biến để đạt đến chất lượng quy định của ủy ban trước khi xuất khẩu hoặc đưa ra đấu giá Thị trường nội địa của cà phê được hoạt động thông qua những
nhà rang xay bán sỉ hoặc lẻ
Có hơn 25 loại cà phê thành phẩm, phụ thuộc vào cỡ hạt và số hạt lỗi Loại tốt nhất là cà phê chè Plantation A, Cherry AB, cà phé v6i Parchment AB và vối Cherry AB Có ba kiểu pha chế cà phê đặc biệt để cung cấp cho những
thị trường “khó tính”, có tên là Mysore Nuggetss EB, Robusta Kapi Royale va Indian Monsooned Nhin chung ca phé An Độ có chất lượng cao, giá xuất khẩu
cà phê vối Ấn Độ cao hơn cà phê vối Việt Nam từ 10-15%,
Xuất khẩu cà phê đã tăng lên hơn gấp đôi kể từ 25 năm qua và vượt hơn 2,4 triệu bao trong những năm gần đây Cà phê vối không đánh bóng (unwashed Robusta) chiếm khoảng 46% xuất khẩu Cà phê vối Robusta Cherry chất lượng
cao chiếm 60% tổng số cà phê vối xuất khẩu Hầu hết cà phê chè chà bóng xuất
Trang 3625-khẩu là Plantation A chất lượng cao Cà phê hoà tan xuất 25-khẩu cũng tăng từ 5% năm 1991 lên 17% năm 1995
Mexico :
Cà phê là một sản phẩm nông nghiệp quan trọng của Mexico Năm 1996 và 1997, cà phê chiếm 0,2% GDP và 0,73%, dẫn đầu trong tất cả những sản
phẩm nông nghiệp về kim ngạch xuất khẩu và được xuất khẩu đến 60 quốc gia
trên thế giới
Tổng diện tích cà phê cửa Mexico khoảng 761.165 ha, do 282.593 người
sản xuất và tạo trên 700.000 việc làm gián tiếp hoặc trực tiếp Có trên 3 triệu người sống phụ thuộc vào cà phê, nó là một lĩnh vực kinh tế chính của hơn 4.557 hộ gia đình, trong đó có hơn 60% là người ấn độ mà sự thực hiện các phương pháp canh tác truyền thống rất phù hợp với việc bảo vệ môi trường Theo thống
kê, có khoảng 230 tổ chức, công ty hoạt động có liên quan đến cà phê (nội địa
và xuất khẩu), 15 trong số này chiếm 67,5% tổng số xuất khẩu
Sản lượng cà phê bình quân của Mexico trong vòng 10 năm qua đạt
290.790 tấn, trong đó dat cao nhất là 386.520 tấn vào năm 1999 và giẩm xuống còn 270.000 tấn vào năm 2000 - đây cũng là mức sản lượng thấp nhất trong vòng
6 năm cuối của thập niên 1990 do ảnh hưởng của sự sút giảm giá cả liên tục trên
thị trường thế giới Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, năm 1997 năng suất cà phê cửa Mexico đạt 552 kg/ha, nhưng giảm xuống còn 368 kg/ha trong
những năm sau đó
Cũng giống như các nước sản xuất cà phê Trung Mỹ khác, chỉ phí sản xuất cà phê Mexico phụ thuộc nhiều vào chỉ phí lao động Tùy thuộc vào quy mô trang trại, cách thức canh tác, vùng sản xuất mà chi phí sản xuất cũng khác nhau Nhưng nhìn chung, chi phí sản xuất cà phê trung bình cửa Mexico trên 1.411 USD/tấn
Trang 37-26-Ethiopia :
Có thể nói, cà phê là động lực của nền kinh tế Ethiopia Nó chiếm 8%
GDP và là nguồn thu nhập chính cho nhiều gia đình Trước năm 1991, cà phê và cơ sở hạ tầng của nó bị hư hại nặng nề do những cuộc xung đột trong nước gây
ra và chính phử buộc phải vay nợ nước ngoài để khôi phục lại trong những năm
sau đó Ngành cà phê Ethiopia đã thực hiện hàng loạt các dự án cải tiến được
chính phủ và quỹ phát triển châu Âu tài trợ, gồm cả phương pháp giảm những tác nhân gây bệnh cho hạt cà phê Việc nhiễm nấm có vi rút là nguyên nhân chính dẫn đến mất mùa - trung bình 13% trong những năm gần đây Theo tính
toán của Chính phủ Ethiopia, nếu những thiệt hại do sâu bệnh được giảm một
nửa thì ngành cà phê sẽ có thêm 20 triệu USD thu nhập Mặc khác, thu nhập của ngành cũng có thé gia tăng nếu như sử dụng phương pháp chế biến ướt
Trong vòng 10 năm, sản lượng cà phê trung bình của Ethiopia đạt 175.416
tấn (chủ yếu là cà phê chè) Sự hấp dẫn của lợi nhuận trong những năm từ 1994
đến 1998 là động lực chính tác động tăng sản lượng cà phê nước này từ 152.220 tấn năm 1994 lên 220.980 tấn năm 2000 (tăng 45% trong vòng 6 năm)
Chi phi sản xuất cà phê bình quân của Ethiopia khoảng 1.600 USD/tấn Uganda :
Uganda là một trong ba nước sản xuất cà phê hàng đầu châu Phi và là nước sản xuất cà phê vối đứng hàng thứ 6 trên thế giới Sản lượng trung bình hàng năm khoảng 176.976 tấn, năm 1996 sản lượng lên đến 257.820 tấn nhưng giảm xuống còn 192.000 tấn năm 2000, trong đó cà phê vối chiếm 88% Có khoảng 1/8 dân số Uganda sống dựa hoàn toàn hoặc phần lớn vào cà phê Thu nhập bình quân rất thấp, khoảng dưới 200 USD/người/năm
Mặc dù nên kinh tế đã được cải thiện trong những năm gần đây, mặt hàng xuất khẩu ngày càng đa dạng, nhưng cà phê vẫn là một mặt hàng hết sức quan
Trang 38~27-trọng của Uganda, đóng góp chính vào kim ngạch xuất khẩu hàng năm, nó chiếm đến 50% tổng kim ngạch xuất khẩu
Hiện nay, ngành cà phê UGANDA đã được tự do hố hồn tồn, trái ngược với sự độc quyền của một số tổ chức kinh doanh cà phê như trước đây
Thu nhập của nông dân trong những năm giữa thập niên 90 tăng gấp 3 lần so với những năm cửa thập niên 1980 Hoạt động của Cơ quan Phát triển Cà phê
UGANDA là định hướng để gia tăng hiệu quả và phát huy sức mạnh tổng thể
cửa ngành cà phê, gia tăng sức cạnh tranh và bền vững; khuyến khích gia tăng,
cải tiến vườn cây giống và giống vô tính, gia tăng những dịch vụ mở rộng đối với người nông dân; trợ giúp các tổ chức chế biến cải tiến thiết bị, gia tăng hiệu suất
và tư vấn rủi ro cho nhà xuất khẩu
Diện tích cà phê chè đang được mở rộng ở phía tây bằng những loại giống có khả năng chống bệnh gỉ sắt Uganda có ý định cạnh tranh mạnh mẽ trong thi trường cà phê chất lượng cao và tiếp tục phát triển những mặt mạnh để làm cho
người mua lựa chọn sản phẩm của họ Đồng thời cũng dự định đầu tư xây dựng
các nhà máy chế biến đánh bóng cà phê để chế biến khô cà phê chè, cà phê vối
Việc buôn bán cà phê trong thị trường có tổ chức (phần lớn cà phê ở Uganda được giới thiệu bán theo phương pháp này) cũng đang được xem xét, cân nhắc
Tương lai ngành cà phê Uganda không thể tách rời những điều kiện của thế giới Sức mạnh của nó phụ thuộc vào năng lực của nông dân Uganda để sản
xuất ra những sản phẩm cà phê chất lượng tốt với một giá cả cạnh tranh Sự yếu kém của ngành là do có một số lớn cà phê đã mà không dễ dàng thuyết phục được nông dân nhổ bỏ một số hoặc toàn bộ vườn cây hiện có để trồng lại Trước đây, chất lượng cà phê UGANDA rất xấu, nhưng gần đây đã được khôi phục lại một cách vững chắc Giá cả thế giới thấp và chỉ phí vận chuyển cao (do Uganda
Trang 39khẩu) là mối đe dọa thật sự cho ngành cà phê Uganda để có thể bền vững và cạnh tranh được trên thị trường thế giới
Mặc dù Uganda là nước sản xuất cà phê lớn và lâu đời, thế nhưng năng
suất cà phê không cao Theo các viên chức Bộ Thương Mại Uganda, năng suất
cà phê của Uganda vào khoảng 350 - 700 kg/ha và Chính phủ hy vọng rằng
năng suất bình quân sẽ tăng lên 1.500 — 2.000 kg/ha trong tương lai Năng suất thấp làm cho giá thành sản xuất tính trên một tấn cà phê của Uganda khá cao, khoảng 805 USD/tấn, trong khi giá bán liên tục thấp hơn chỉ phí sản xuất đã làm
cho những khó khăn của ngành cà phê Uganda càng trở nên trầm trọng
CostaRica :
Sản lượng cà phê CostaRica tăng bình quân 3,3% hàng năm kể từ năm
1950 và đạt 140.360 tấn vào năm 2000 Xuất khẩu cà phê chiếm tỉ trọng lớn
trong tổng kim ngạch xuất khẩu, bình quân từ 10-12% Mặc dù đóng góp cửa cà
phê trong kim ngạch xuất khẩu giảm so với du lịch - ngành đóng góp ngoại tệ
cao nhất - nhưng cà phê vẫn là một sản phẩm rất quan trọng đối với nền kinh tế và vấn đề xã hội ở CostaRica
Việc sản xuất cà phê được thực hiện dưới sự giám sát của Viện cà phê Costarica (ICAFE) ICAFE đã thực hiện một chương trình nghiên cứu nhằm giúp
cho nông dân tiếp cận được những phương pháp canh tác thuận lợi và tiên tiến trong sản xuất, trồng dày - khoảng 7000 cây/ha ICAFE quyết định các hạn ngạch xuất khẩu, kể cả cung cấp cho thị trường nội địa, hoặc có thể dự trữ lại, đồng thời ICAFE sẽ ghi nhận các hợp đồng xuất khẩu, cấp phép, kiểm tra tất cả
các mặt trước khi hàng hoá lên tàu Mọi kinh phí hoạt động của ICAFE được trích từ khoảng thuế đánh vào sản xuất (1,5% trong số thuế thu nhập cửa người sản xuất)
Trang 40-20-Trong sản xuất và xuất khẩu cà phê, thuế đánh vào thu nhập cửa người sản xuất là chính, ngoài ra, nếu giá xuất khẩu vượt trên 92 centlb (2.044
USD/tấn) sẽ phải chịu thêm 1% thuế Trước năm 1990, số thuế thu được từ cà
phê chiếm 9% trong tổng số thuế, giảm xuống còn 2,3% vào năm 1995 Đến nay hầu như số thuế sản xuất hầu như không còn do cuộc khủng hoảng chung về giá cà phê trên thị trường thế giới
Sản xuất cà phê hiện nay ở Costarica đang phải đối mặt với nhiều khó
khăn, nhất là chi phí lao động ngày càng cao Chi phí lao động ở Costarica được
đánh giá là cao nhất Trung Mỹ và nạn thiếu lao động ngày càng phổ biến, chính điều này đã làm cho chỉ phí sản xuất cà phê Costarica lên đến 1.822 USD/tấn Người sản xuất cà phê không muốn hoặc không thể đầu tư cải tạo cây trồng do thu nhập không bù đắp được chỉ phí, một số trang trại bị bỏ hoang
Việc gia tăng sản lượng cà phê ở Costarica trong thời gian tới là điều
không thể xảy ra vì : việc trồng mới là hết sức giới hạn, một vài vùng đất mầu mỡ trước kia tại thung lũng trung tâm nay đã được đơ thị hố Hơn nữa, không có bất cứ một sự gia tăng năng suất nào nữa vì nó đã đạt cực đại từ kỹ thuật tiên tiến nhất tại đây rồi Ngoài ra, ngành cà phê đã đầu tư rất nhiều tiền để làm
giảm khả năng ô nhiễm nguồn nước, chi phí cho việc này và việc kiểm tra phòng
trừ sâu bệnh sẽ tiếp tục là một gánh nặng về tài chính cho ngành cà phê Costarica
Thái Lan :
Trong lĩnh vực sản xuất cà phê vối , Thái Lan được xếp là nước sản xuất
cà phê đứng hàng thứ 4 châu Á và thứ 8 trên thế giới, với sản lượng trung bình hàng năm khoảng 77.847 tấn, riêng năm 2000 đạt 82.594 tấn Tuy là nước sản
xuất cà phê vối lớn thứ 4 châu Á nhưng sản lượng chỉ bằng 1⁄4 so với Ấn Độ