1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh hàng may mặc của việt nam trên thị trường eu

253 4 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 253
Dung lượng 43,73 MB

Nội dung

Trang 1

BO GIAO DUC VA DAO TAO

TRUONG DAI HOC KINH TE QUOC DAN

NGUYEN ANH TUAN

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

"Nguyễn Anh Tuấn

GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH HÀNG MAY MẶC CỦA VIỆT NAM TRÊN

THỊ TRƯỜNG EU

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Chuyên ngành: Kinh tế, quản lý và kế hoạch hoá KTQD

Mã số: 502.05

Iv 000244-

Trang 3

LOI CAM DOAN

Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi với kết quả nghiên cứu là trung thực, các tài liệu tham khảo có nguồn trích dẫn rõ ràng

Hà nội, tháng II năm 2005

Trang 4

LOI CAM ON

Để hoàn thành luận án này, tôi xin cam ơn các thành viên trong gia đình, bạn bè đã động viên tơi hồn thành công việc

Tôi xin gửi tới PGS.TS Hoàng Minh Đường, người hướng dan 1

và TS Nguyễn Thị Xuân Hương, người hướng dân 2 đã giúp đỡ tận

tình trong suốt quá trình viết luận án

Tôi cũng xin gửi tới các thầy, cô và bè bạn đông nghiệp trong khoa

Trang 5

MUC LUC

PHAN MO DAU i i

CHUONG I NHUNG VAN DE CO BAN VE KHA NANG CANH

TRANH HANG MAY MAC CUA VIET NAM TREN THI TRUONG EU 1.1 Ly luan chung vé kha nang canh tranh hang may mac

1.1.1 Quan niém vé canh tranh va kha nang canh tranh hang may mac

1.1.2 Những đặc trưng chủ yếu và phân loại hàng may mặc

1.1.3 Hệ thống các tiêu chí đánh giá khả năng cạnh tranh hang may mac 1.2 Thị trường EU đối với hàng may mặc xuất khẩu của Việt Nam

1.2.1 Đặc điểm thị trường hàng may mặc EU

1.2.2 Chính sách của EU đối với hàng may mặc nhập khẩu

1.2.3 Vai trd và vị trí của thị trường EU đối với hàng may mặc xuất

khẩu Việt Nam

1.3 Những nhân tố ảnh hưởng khả năng cạnh tranh hàng may mặc của Việt Nam trên thị trường EU

1.3.1 Quy mô, năng suất lao động trong sản xuất hàng may mặc

1.3.2 Máy móc, thiết bị, công nghệ trong sản xuất hàng may mặc

1.3.3 Nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp may

1.3.4 Đảm bảo các yếu tố đầu vào cho sản xuất hàng may mặc 1.3.5 Phương thức sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc

1.3.6 Uy tín của thương hiệu hàng may mặc Việt Nam

1.3.7 Tiềm năng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

1.3.8 Đối thủ cạnh tranh trên thị trường EU 1.3.9 Mối quan hệ giữa Việt Nam - EU

1.4 Kinh nghiệm của một số quốc gia về nâng cao khả năng cạnh tranh hàng may mặc trên thị trường EU

1.4.1 Trung Quốc 1.4.2 Ấn Độ 1.4.3 Srilanca

KET LUAN CHUONG I

CHƯƠNG II THUC TRANG KHA NANG CANH TRANH HANG MAY MAC CUA VIET NAM TREN THI TRUONG EU

2.1 Phân tích thực trạng xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam

sang thị trường EU

2.1.1 Tình hình xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam trên thị trường thế

giới

2.1.2 Hàng may mặc xuất khẩu Việt Nam trên thị trường EU

2.2 Phân tích thực trạng khả năng cạnh tranh hàng may mặc của Việt Nam trên thị trường EU

2.2.1 Chính sách của EU đối với hàng may mặc Việt Nam

Trang 6

2.2.3 Thực trạng khả năng cạnh tranh hàng may mặc của Việt Nam trên thị trường EU

2.3 Đánh giá thực trạng khả năng cạnh tranh hàng may mặc của Việt Nam trên thị trường EU

2.3.1 Những kết quả tích cực 2.3.2 Những tồn tại và thách thức

KẾT LUẬN CHƯƠNG II

CHƯƠNG III PHƯƠNG HUONG VA NHUNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH HÀNG MAY MẶC CỦA VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG EU

3.1 Mục tiêu và phương hướng phát triển của ngành may mặc xuất

khẩu Việt Nam đến năm 2010

3.1.1 Một số dự báo về thị trường hàng may mặc thế giới trong những

năm tới

3.1.2 Mục tiêu và phương hướng của ngành may mặc xuất khẩu Việt Nam đến năm 2010

3.2 Những giải pháp chủ yếu nâng cao khả năng cạnh tranh hàng

may mặc của Việt Nam trên thị trường EU

3.2.1 Giải pháp phát triển thị trường hàng may mặc

3.2.2 Giải pháp mở rộng hệ thống kênh phân phối hàng may mặc

3.2.3 Giải pháp đáp ứng các tiêu chuẩn của EU nhằm hoàn thiện sản phẩm may mặc xuất khẩu

3.2.4 Giải pháp hạ chỉ phí trong sản xuất và kinh doanh 3.2.5 Giải pháp về hoạt động nhượng quyền thương mại 3.2.6 Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại

3.3 Một số giải pháp đối với doanh nghiệp, Chính phủ, Bộ, Ngành liên quan tới sản xuất và kinh doanh hàng may mặc xuất khẩu trên thị trường EU

3.3.1 Với các doanh nghiệp

3.3.2 Với các Hiệp hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Cục Xúc tiến Thương mại Việt Nam

Trang 7

cAc TU VIET TAT

ATC: Hiép dinh Dét - May

ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

CBI : Trung tâm Xúc tiến nhập khẩu cho các quốc gia đang phát triển CAD: Thiết kế có hỗ trợ bằng máy tính

CAM: Sản xuất có hỗ trợ bằng máy tính

CIEM: Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương

EC: Cộng đồng châu Âu

EU: Liên minh châu Âu

Euro: Đồng tiền chung châu Âu

EMAS: Chương trình Quản lý và Kiểm tra sinh học

FDI: Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài

GSP: Hệ thống ưu đãi phổ cập

GDP : Tổng thu nhập quốc nội

HS : Mã số hải quan thống nhất

IMD: Viện phát triển quản lý ISO: Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế

MEN: Quy chế tối huệ quốc

OECD: Tổ chức hợp tác và Phát triển kinh tế

USD: Đồng Đô la Mỹ

UNDP: Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc

VNĐ: Đồng Việt Nam VAT: Thuế giá trị gia tăng

VINATEX: Tổng Công ty Dệt - May Việt Nam

SA 8000: Tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội

WEE: Diễn đàn kinh tế thế giới

Trang 8

DANH MỤC BANG BIEU, SO DO

Bảng 1.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng may mặc của EU từ 1993-2004 Bảng 1.2 Một số mức thuế hải quan quy định đối với hàng may mặc Việt

Nam xuất khẩu vào EU

Bảng 1.3 Một số mặt hàng chủ yếu xuất khẩu sang EU

Bảng 1.4 Số lượng và năng lực sản xuất hàng may mặc của Việt Nam Bảng 1.5 Trình độ học vấn của người lao động trong ngành may mặc Bảng 1.6 Nhu cầu và năng lực sản xuất nguyên phụ liệu của Việt Nam Bảng 2.1 Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam sang một số thị trường Bảng 2.2 Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của một số quốc gia sang thị trường EU (15) Bảng 2.3 Các quốc gia nhập khẩu hàng may mặc lớn nhất của EU năm 2002

Bảng 2.4 Thuế suất của EU đối với hàng may mặc xuất khẩu

Bảng 2.5 Tổng hợp thực hiện 4 năm các mục tiêu chiến lược tăng tốc phát

triển ngành dệt may Việt Nam theo Quyết định 55/TTg

Bảng 2.6 So sánh bảng lương trong ngành dệt may

Bảng 2.7 Cơ cấu chỉ phí của ngành may mặc các quốc gia, 2001

Bảng 2.8 Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc đệt kim và đan len của Việt Nam sang thị trường EU

Bảng 2.9 Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc không phải hàng đệt kim và đan len của Việt Nam sang thị trường EU

Trang 9

Bảng 3.1 Các khu vực xuất khẩu hàng may mặc chủ yếu trên thị trường thế giới ‘ Bảng 3.2 Hạn ngạch nhập khẩu hàng may mặc của Trung Quốc sang thị trường EU Bảng 3.3 Dự kiến thay đổi xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Hoa Kỳ và EU năm 2005

Bảng 3.4 Xu thế ưu tiên lựa chọn hàng may mặc của khách hàng EU Bảng 3.5 Các loại kênh bán lẻ hàng may mặc được chia theo thị phần trên thị trường EU năm 2003

Hình 2.1 Mức độ đồng bộ của dây chuyền công nghệ trong doanh nghiệp

đệt may Việt Nam

Sơ đồ 1 Chuỗi cung cấp hàng may mặc cho khách hàng

Trang 10

DANH MUC PHU LUC

Phu lục 1 Kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của EU năm 2004

Phu luc 2 Chi tiêu cho quần áo và hàng may mặc bên ngoài của các quốc

gia EU

Phụ lục 3 Danh sách các sản phẩm nhậy cảm của EU

Phụ lục 4 Mức thuế giá trị gia tăng của một số quốc gia EU

Phụ lục 5 Thuế VAT áp dụng cho các sản phẩm

Phụ lục 6 Dự kiến cơ cấu thị trường xuất khẩu năm 2005

Phụ lục 7 Kim ngạch xuất khẩu giữa Việt Nam và các quốc gia thành

viên mới của EU

Phụ lục 8 Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU

Phụ lục 9 Xếp hạng chỉ số công nghệ của các quốc gia

Phụ lục 10 Vốn đầu tư phát triển trong ngành công nghiệp đệt và may của

các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Phụ lục 11 Giá trị sản xuất ngành công nghiệp dệt và may của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Phụ lục 12 Danh mục hàng may mặc Việt Nam xuất khẩu sang các quốc gia EU năm 1998-2002

Phụ lục 13 Giá bán hàng may mặc của một số quốc gia vào thị trường EU

năm 2005

Phụ lục 14 Thay đổi tốc độ xuất khẩu hàng may mặc hàng năm

Phụ lục 15 Tỷ giá hối đoái của đồng Euro so với đồng USD 2000-7/2005

Phụ lục 16 Thị phần của các khu vực về hàng may mặc trên thế giới

Phụ lục 17 Dự báo xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trên thị trường EU

Phụ lục 18 Tổng giá trị thương mại điện tử (B2B và B2C)

Trang 11

PHAN MO DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài luận án

Trong báo cáo của Ban Chấp Hành Trung ương Đảng khoá VI tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng Sản Việt Nam về chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2001-2010 chỉ rõ “Nâng cao năng lực

cạnh tranh, phát triển mạnh những sản phẩm hàng hoá và dịch vụ có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế; giảm mạnh xuất khẩu sản phẩm

thô và sơ chế, tăng nhanh tỷ trọng sản phẩm chế biến và tỷ lệ nội địa hoá

trong sản phẩm; nâng dần tỷ trọng sản phẩm có hàm lượng trí tuệ, hàm lượng công nghệ cao ”[14] Hàng may mặc Việt Nam là một trong những

mặt hàng có năng lực cạnh tranh cao hơn so với nhiều mặt hàng khác

Trong nhiều năm, hàng may mặc xuất khẩu đã trở thành mặt hàng mũi

nhọn trong các hàng hoá xuất khẩu Việt Nam, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước Bên cạnh đó, ngành may mặc còn

thu hút số lượng lớn lao động góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp [57]

Thị trường EU chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động thương mại

Việt Nam nhiều năm qua EU ngày càng được xem là thị trường trọng điểm đối với hàng may mặc xuất khẩu Việt Nam do đây là thị trường đông

dân cư, mức chỉ tiêu cho hàng may mặc lớn Vậy mà, trong vài năm gần đây, kim ngạch và thị phần xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang thị trường EU tăng giảm không ổn định Kim ngạch và thị phần xuất khẩu

thay đổi có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân nổi bật là khả năng

cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam trên thị trường này có chiều

hướng suy giảm không đúng với tiềm năng của mặt hàng này, hàng may

mặc Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt với hàng may mặc của nhiều đối thủ cạnh tranh

Trước vấn đề đặt ra vô cùng cấp thiết, đã có nhiều công trình nghiên cứu ở cấp độ tiến sĩ trong và ngoài nước về cạnh tranh của ngành Dệt -

Trang 12

+" Những giải pháp chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh ngành may mặc Việt Nam"- Phạm Thị Thu Phương, 1999 Đề tài này chủ yếu nghiên cứu cơ sở khoa học về phát triển và nâng cao hiệu quả ngành may mặc trong quá trình công nghiệp hoá ở Việt Nam, phân tích các yếu tố thuộc về môi trường kinh doanh ảnh hưởng đến ngành may mặc và đề ra những giải pháp chiến lược nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ngành may Còn nghiên cứu tới cạnh tranh, khả năng cạnh tranh

của sản phẩm, nhu cầu của thị trường về sản phẩm để sản xuất có hiệu quả hơn thì rất hạn chế

+" Phương hướng và các biện pháp chủ yếu nhằm phát triển ngành công nghiệp Dệt - May trong quá trình cơng nghiệp hố, hiện đại hoá ở

Việt Nam"- Dương Đình Giám, 2000 Đề tài này lại để cập tới cơ sở lý luận và thực tiễn để phát triển ngành công nghiệp dệt may của Việt Nam

trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, xây dựng mối quan hệ giữa phát triển ngành công nghiệp Dệt - May với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước mà không đề cập tới phương hướng nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm may mặc Mặt khác, đề tài này

cũng nghiên cứu tổng hợp cả sản phẩm dệt và may mặc mà không tách

riêng đi vào nghiên cứu chỉ tiết sản phẩm, cạnh tranh sản phẩm may mặc +" Nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm dệt may xuất khẩu Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế" - Phan Thanh Phúc, 2001 Trong đề tài này, tác giả đã đi sâu vào phân tích sức cạnh tranh và cách thức nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm dét may, tác giả cũng nghiên cứu thực trạng SứC cạnh tranh sản phẩm dệt may trong xu thế hội nhập quốc tế mà không gắn liên với một thị trường nhất định, như vậy sẽ khó khăn khi xác định nhu

cầu của từng thị trường với từng sản phẩm dệt may Mặt khác, tác giả nghiên cứu tổng hợp cả sản phẩm đệt và may mặc khác với nghiên cứu chỉ

sản phẩm may mặc

Trang 13

ngành Dệt - May Việt Nam, thị trường, công nghệ, môi trường kinh doanh ở Việt Nam, đề tài này nghiên cứu ở tầm vĩ mô của cả ngành đệt may Việt Nam mà không nghiên cứu ở tầm vi mô, nghiên cứu về cạnh tranh sản

phẩm

+" Báo cáo về các doanh nghiệp dệt may ở Việt Nam"- Viện Kinh tế và Quỹ Ford, trung tâm nghiên cứu phát triển quốc tế của Canada,

2002 Báo cáo này giúp các nhà nghiên cứu có cách nhìn tổng thể về thực

trạng các doanh nghiệp sản xuất hàng dét may của Việt Nam, từ đó đề ra những phương hướng để phát triển có hiệu quả các doanh nghiệp này trong hoạt động sản xuất kinh doanh Thế nhưng, trong báo cáo này không đưa ra những đánh giá về khả năng cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam, những so sánh khả năng cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam so

với hàng may mặc của các đối thủ trong khu vực

+" Phát triển công nghiệp Dệt - May Việt Nam: sự lựa chọn các

chính sách phát triển cho tương lại” - Đề tài nghiên cứu giữa Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và các chuyên gia Nhật Bản do JICA tài trợ, 2002

Đề tài này lại chỉ đánh giá sự tác động của một số chính sách vĩ mô của

chính phủ tới sự phát triển công nghiệp Dệt - May, những kiến nghị về đổi mới các chính sách nhằm phát triển công nghiệp Dệt - May trong bối cảnh mới của Việt Nam mà không nghiên cứu hàng may mặc ở tầm vi mô, các

vấn đề về cạnh tranh

+" Địa vị pháp lý của nước đang phát triển trong GATT/WTO-

nghiên cứu về lĩnh vực thương mại nông nghiệp và dệt may"-Vũ Hồng

Minh, 2003 Đề tài này lại đề cập nhiều đến khía cạnh pháp lý của nước đang phát triển trong GATT/WTO, các cơ chế của GATT/WTO về các mặt hàng nông sản và hàng đệt may mà dé cập rất hạn chế tới cạnh tranh

giữa các sản phẩm dệt may và cũng như các đề tài khác, đề tài này nghiên

cứu cả sản phẩm dệt và sản phẩm may mặc

+" Đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành Dệt - May Việt Nam

Trang 14

Nam, 2005 Đây là một đề tài nghiên cứu với cách tiếp cận từ cấp ngành

(vĩ mô) dựa vào mô hình viên kim cương của M Porter nhằm nghiên cứu tổng thể năng lực cạnh tranh của ngành Dệt - May Việt Nam; từ đó đưa ra

những đánh giá về thực trạng năng lực cạnh tranh của cả ngành Dệt - May Việt Nam Đề tài này chỉ cho người đọc cách nhìn tổng quan về năng lực cạnh tranh của cả ngành mà chưa chỉ rõ vấn dé năng lực cạnh tranh của

sản phẩm may mặc Việt Nam xuất khẩu trên thị trường quốc tế là gì

Tóm lại, hầu hết các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đều nghiên cứu chủ yếu ở tầm vĩ mô của cả ngành Dệt - May, còn đi sâu

nghiên cứu về khả năng cạnh tranh hàng may mặc xuất khẩu Việt Nam

trên thị trường EU, tìm ra những đặc trưng của hàng may mặc và phân loại nhóm hàng may mặc có khả năng cạnh tranh cao, khả năng cạnh tranh trung bình và khả năng cạnh tranh thấp thì chưa có công trình nào đề cập

tới Đây là sự khác biệt lớn nhất giữa đề tài này với những đề tài nghiên

cứu trước đây, bên cạnh đó, những đề tài trước đây thường nghiên cứu theo giác độ ngành Dệt - May bao gồm cả hàng dệt và hang may mac gop

lại Còn đề tài này chỉ đi sâu nghiên cứu mỗi hàng may mặc, vì hàng may

mặc được các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất và gặp phải cạnh tranh mạnh nhất trên thị trường EU Những yếu tố đó vừa tạo ra sự khác biệt giữa đề tài nghiên cứu này với những đề tài trước đây, đồng thời nghiên cứu riêng biệt về khả năng cạnh tranh hàng may mặc là điều mới ở

Việt Nam

Để góp phần đạt mục tiêu phát triển kinh tế, việc nâng cao khả năng cạnh tranh hàng may mặc Việt Nam trên thị trường quốc tế là vấn đề kinh tế có ý nghĩa và phù hợp với yêu cầu thực tế đang đặt ra Vì vậy, tác giả quyết định chọn đề tài nghiên cứu “ Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh hàng may mặc của Việt Nam trên thị trường EU”

2 Mục đích nghiên cứu của luận án

Trang 15

- Phan tich nhiing lợi thế và hạn chế của hàng may mặc Việt Nam

trên thị trường EU, đồng thời đánh giá thực trạng khả năng cạnh tranh hàng may mặc của Việt Nam trên thị trường EU hiện nay

- Tổng kết những kinh nghiệm nâng cao khả năng cạnh tranh hàng

may mặc của các đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc, Ấn Độ, Srilanca

trên thị trường EU để hàng may mặc Việt Nam có thể áp dụng

- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng cạnh

tranh hàng may mặc của Việt Nam trên thị trường EU 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

- Đối tượng nghiên cứu là lý luận và thực tiễn về cạnh tranh hàng

may mặc Việt Nam trên thị trường EU

- Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào hàng may mặc xuất

khẩu Việt Nam trên thị trường EU

- Thời gian nghiên cứu từ 1996 đến nay 4 Phương pháp nghiên cứu trong luận án

Luận án này nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận duy vật biện chứng

của chủ nghĩa Mác-Lênin và lý luận kinh tế học hiện đại Trong luận án tác giả đã sử dụng các phương pháp cụ thể là: - Phương pháp thống kê - Phương pháp phân tích và tổng hợp - Phương pháp mô hình hoá - Phương pháp so sánh 5 Bố cục của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án

được chia làm ba chương:

Chương I: Những vấn đề cơ bản về khả năng cạnh tranh hàng

may mặc của Việt Nam trên thị trường EU

Chương II: Thực trạng khả năng cạnh tranh hàng may mặc của

Việt Nam trên thị trường EU

Chương IH: Phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm

nâng cao khả năng cạnh tranh hàng may mặc của Việt Nam trên thị

Trang 16

Chuong I

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BAN VỀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH

HÀNG MAY MẶC CỦA VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG EU

11 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH HÀNG MAY MẶC 1.1.1 Quan niệm về cạnh tranh và khả năng cạnh tranh hàng

may mặc

1.1.1.1 Quan niệm về cạnh tranh hàng may mặc

Hiện nay, đối với các doanh nghiệp cũng như các quốc gia trên thế giới luôn có những câu hỏi cần giải đáp như tại sao hàng may mặc hay sản phẩm may mặc của doanh nghiệp hoặc quốc gia có khả năng cạnh tranh cao hơn hàng may mặc của doanh nghiệp, một quốc gia khác Những yếu tố nào mang lại lợi thế cho hàng may mặc hoặc sản phẩm may mặc trong cạnh tranh và những yếu tố nào gây hạn chế Những câu hỏi này thường xuyên được đưa ra và trở thành mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý cấp quốc gia, cấp ngành cũng như cấp doanh nghiệp

Có nhiều quan niệm khác nhau về cạnh tranh hàng may mặc hoặc sản phẩm may mặc Trước đây, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, cạnh tranh

là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật

điều kiện thuận lợi trong sản xuất và kinh doanh hàng may mặc để thu lợi nhuận siêu ngạch Trong thời kỳ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất dưới chế độ phong kiến và tiền tư bản, cạnh tranh được xem là các hoạt

động chèn ép nhau, loại trừ nhau, dùng mọi mưu kế, quyền thế nhằm tạo

sự độc tôn trên thị trường Ngày nay, quan niệm về cạnh tranh có nhiều thay đổi[3] Nhiều quốc gia cho rằng, hàng may mặc hay sản phẩm may

mặc cạnh tranh tốt trên thị trường như là một động lực thúc đẩy phát triển

kinh tế, nâng cao mức sống và tăng phúc lợi cho người dân, các doanh nghiệp tạo ra nhiều hàng may mặc chất lượng cao, thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng thì sẽ phát triển Các quốc gia và doanh nghiệp đều cố gắng huy động và sử dụng hợp lý các nguồn lực sản xuất, bảo vệ

Trang 17

cạnh tranh của hàng may mặc Cạnh tranh là cơ chế lựa chọn mang tính tự nhiên và thúc đẩy các quốc gia, doanh nghiệp phát triển Hiện nay, quan niệm về cạnh tranh hàng may mặc rất đa dạng với những mục tiêu mang

tới lợi ích cho xã hội và lợi ích của doanh nghiệp, quốc gia [70]

Trong cuốn Từ điển Bách khoa Việt Nam năm 1995, Hội đồng quốc gia biên soạn từ điển Bách khoa Việt Nam đã định nghĩa cạnh tranh là " Hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chỉ phối bởi

quan hệ cung - cầu, nhằm giành được các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và

thị trường có lợi nhất" Theo quan niệm này, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, quốc gia trở nên bình đẳng hơn Hàng may mặc trên thị trường bị tác động bởi quan hệ cung cầu Khi có cầu trên thị trường tức là khách hàng có nhu cầu mua thì sẽ có cung, nghĩa là xuất hiện các doanh nghiệp,

quốc gia đưa hàng may mặc ra bán, nhưng số khách hàng mua có hạn mà

nhiều doanh nghiệp, quốc gia bán hàng may mặc Như vậy, sẽ xẩy ra cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, quốc gia nhằm thu hút khách hàng và giành

thị trường tiêu thụ Đây là yếu tố khách quan trong nền kinh tế thị trường,

buộc các doanh nghiệp hay quốc gia tìm ra những biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh hàng may mặc

Trong cuốn Đại Từ điển Tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên năm 1998 cho rằng " Cạnh tranh là tranh đua giữa cá nhân, tập thể có chức năng như nhau, nhằm giành phần hơn, phần thắng về mình" Điều này thể

hiện với mọi hoạt động khác nhau trong xã hội, những cá nhân hoặc tập thể với những chức năng như nhau cùng hoạt động trong một vị trí nào đó đều có sự tranh đua để làm việc tốt hơn, mang lại hiệu quả và chất lượng cho cuộc sống mỗi cá nhân và tập thể tốt hơn Sự tranh đua ở đây, theo tác

giả nên hiểu theo nghĩa không nhằm mục đích triệt tiêu nhau để kẻ thắng

người bại, tranh đua nhằm giúp các cá nhân, tập thể đưa ra cách thức thoả mãn nhu cầu khách hàng tốt hơn Trong kinh doanh, những cá nhân hoặc tổ chức như doanh nghiệp, quốc gia cùng đưa ra thị trường hàng may mặc

Trang 18

các cá nhân, tập thể thể hiện bằng nhiều tiêu chí khác nhau, nó phụ thuộc

vào mục tiêu mà cá nhân hoặc tập thể đó hướng tới như doanh thu cao, chỉ

phí thấp, thị phần lớn, thương hiệu nổi tiếng, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc

tế về chất lượng, môi trường, trách nhiệm xã hội

Ngoài ra, quan niệm cạnh tranh về hàng may mặc còn được nghiên

cứu dưới các cấp độ khác nhau như cạnh tranh ở cấp quốc gia, cạnh tranh

ở cấp ngành, doanh nghiệp và cạnh tranh ở cấp độ sản phẩm Mỗi cấp độ

cạnh tranh có cách đánh giá và sử dụng phương pháp luận theo nhiều hướng nghiên cứu khác nhau, nhưng cuối cùng đưa ra kết quả tương đối

giống nhau bởi dựa trên kết quả nghiên cứu thực tế và xu thế phát triển + Cạnh tranh ở cấp độ quốc gia

Theo Uỷ ban cạnh tranh công nghiệp của Hoa Kỳ thì "Cạnh tranh đối với một quốc gia là mức độ mà ở đó, dưới các điều kiện thị trường tự

do và công bằng, có thể sản xuất các hàng hoá và dịch vụ đáp ứng được

các đòi hỏi của thị trường quốc tế, đồng thời duy trì và mở rộng được thu nhập thực tế của nhân dân nước đó” [68] Theo quan niệm này, cạnh tranh cấp quốc gia về hàng may mặc thể hiện một thị trường tự do trong kinh doanh, tự do gia nhập thị trường, các quốc gia được đối xử bình đẳng trước luật pháp quốc tế Quan niệm này thể hiện cách tiếp cận thị trường mở rộng, hàng may mặc tự do lưu thông, cạnh tranh hàng may mặc không

nằm trong khuôn khổ một quốc gia mà mở rộng trên toàn thế giới Hàng

may mặc không chỉ đáp ứng nhu cầu khách hàng trong một quốc gia, mà phải đáp ứng nhu cầu của khách hàng trên thị trường quốc tế Hàng may mặc của một quốc gia không chỉ cạnh tranh tốt trên thị trường nội địa, mà cả trên thị trường quốc tế, điều này góp phần làm tăng việc làm và thu nhập thực tế của người dân Một quan niệm gắn liền với tự do hoá thương mại làm tăng thu nhập của người dân trong một quốc gia

Báo cáo về cạnh tranh toàn cầu đưa ra định nghĩa cạnh tranh của

một quốc gia là " Khả năng của nước đó đạt được những thành quả nhanh

và bên vững về mức sống, nghĩa là đạt được các tỷ lệ tăng trưởng kinh tế

Trang 19

được xác định trên cơ sở mức sống người dân ngày càng ổn định và tốt hơn, thu nhập bình quân trên đầu.người ngày càng cao Để người dân đạt được mức sống cao, hàng hoá sản xuất trong quốc gia đó phải cạnh tranh cao trên thị trường nội địa và thị trường quốc tế, từ đó các doanh nghiệp mở rộng sản xuất tạo ra nhiều việc làm, thu nhập của người dân tăng lên Hàng hoá cạnh tranh cao góp phần phát triển kinh tế của quốc gia đó theo

hướng nhanh và bên vững Mỗi quốc gia có những hàng hoá cạnh tranh

cao trên thị trường, với quốc gia phát triển thì những hàng hoá, dịch vụ công nghệ cao có khả năng cạnh tranh rất tốt Ngược lại, nhiều quốc gia kém phát triển, đang phát triển, thì những hàng hoá thu hút nguồn lao động déi dao, giá nhân công rẻ như hàng may mặc lại cạnh tranh cao và

đóng góp lớn vào phát triển kinh tế

Còn Michael E Porter, nhà kinh tế Hoa Kỳ cho rằng cạnh tranh của

một quốc gia thể hiện một cách có ý nghĩa nhất ở năng suất lao động [39] Lý thuyết của Porter để cao vai trò của doanh nghiệp trong cạnh tranh quốc gia về hàng may mặc Một quốc gia cạnh tranh cao về hàng may mặc khi các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng may mặc trong

quốc gia đó có sức mạnh cạnh tranh và sức mạnh đó là năng suất lao động cao hơn Theo M Porter, những yếu tố như cơ sở hạ tầng, người lao động

lành nghề, thông tin, sức ép cạnh tranh, luật pháp, công nghệ có vai trò rất lớn tạo ra môi trường cạnh tranh, chính môi trường cạnh tranh này làm tăng năng suất lao động của các doanh nghiệp may mặc, tổng hợp năng suất lao động các doanh nghiệp may mặc tạo thành năng suất lao động quốc gia đối với hàng may mặc Như vậy, nâng cao năng suất lao động của các doanh nghiệp may mặc trong một quốc gia đòi hỏi doanh nghiệp không ngừng giảm chỉ phí, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến công

nghệ, đào tạo nguồn nhân lực Bên cạnh đó, mỗi nền kinh tế cũng phải

Trang 20

động Hàng năm, cấp độ cạnh tranh giữa các quốc gia được các tổ chức

quốc tế đánh giá, so sánh và xếp hạng như IMD ở Thuy Si, OECD, WEF Cấp độ cạnh tranh quốc gia là căn cứ để các nhà đầu tư nước ngoài lựa chon địa điểm đầu tư Vì thế, cấp độ cạnh tranh quốc gia có vai trò rất quan trọng đối với hàng may mặc của quốc gia đó

+ Cạnh tranh ở cấp ngành và doanh nghiệp

Một ngành, doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng may mặc

được coi là cạnh tranh cao là ngành, doanh nghiệp đó đứng vững trên thị

trường khi cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh

Theo quan niệm về cạnh tranh dựa trên yếu tố năng suất tồn bộ, một ngành cơng nghiệp được coi là cạnh tranh khi mức độ yếu tố năng

suất toàn bộ bằng hoặc cao hơn mức đó của các đối thủ cạnh tranh Đây là cách tiếp cận mang tính chiến lược để cải thiện năng suất của ngành may

mặc Yếu tố năng suất toàn bộ nhấn mạnh tới hiệu quả của ngành may mặc trong sử dụng yếu tố đầu vào của vốn và lao động tạo ra năng suất lao

động cao hơn, góp phần tăng cạnh tranh của ngành may mặc Chẳng hạn,

nếu trong ngành may mặc sử dụng lượng vốn và lao động không đổi, ngành này có thể nâng cao năng suất lao động bằng cải tiến công nghệ và

sử dụng đội ngũ lao động có tay nghề cao, điều này làm tăng năng suất

lao động và tăng cạnh tranh Khi yếu tố năng suất toàn bộ của ngành may mặc một quốc gia cao hơn hoặc bằng so với yếu tố toàn bộ của ngành may mặc một quốc gia khác, thì ngành may mặc của quốc gia này được coi là ngành cạnh tranh Để biết cạnh tranh của ngành may mặc so với ngành khác hoặc ngành may mặc của quốc gia này so với ngành may mặc của

quốc gia khác cần được tính toán cụ thể

Theo quan điểm của M Porter, trong nền kinh tế thị trường, bất kỳ

ngành, doanh nghiệp may mặc nào trong quá trình hoạt động đều phải chịu áp lực cạnh tranh Khả năng cạnh tranh của ngành, doanh nghiệp may mặc phụ thuộc vào năm yếu tố là sức mạnh đàm phán của nhà cung cấp; đe doạ của các doanh nghiệp mới gia nhập thị trường; đe doa của các sản phẩm và dịch vụ thay thế; sức mạnh đàm phán của người mua và cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại

Trang 21

Cũng như cấp độ cạnh tranh quốc gia, các quan niệm và cách tính

toán đưa ra của các nhà nghiên cứu về cạnh tranh có khác nhau nhưng kết

quả cuối cùng là ngành, doanh nghiệp may mặc sau khi cạnh tranh phải đứng vững trên thị trường Khả năng đứng vững trên thị trường thể hiện ở nhiều khía cạnh như sử dụng ít nguồn lực lao động và vốn nhưng lại đưa nhiều hàng may mặc ra thị trường, doanh thu lớn, thị phần tăng lên Kết quả đó chứng tỏ ngành, doanh nghiệp may mặc cạnh tranh tốt

+ Cạnh tranh ở cấp sản phẩm

Có nhiều quan niệm khác nhau về cạnh tranh ở cấp sản phẩm may

mặc hay hàng may mặc Tuy nhiên, các quan điểm đều có điểm chung là cấp độ nghiên cứu vi mô, nó hoàn toàn khác với nghiên cứu cạnh tranh ở cấp quốc gia và cấp ngành

Theo quan niệm của các nhà quản lý, hàng may mặc có tính cạnh tranh được đo bằng thị phần trên thị trường Hàng may mặc có thị phần lớn thì hàng may mặc đó cạnh tranh tốt hơn Quan niệm trên, theo tác giả

mới thể hiện một phần trong cạnh tranh ở cấp sản phẩm may mặc mà chưa

đưa ra hết sức mạnh và đặc tính của sản phẩm đó trên thị trường Thị phần là một yếu tố phản ánh hàng may mặc có khả năng cạnh tranh nhưng không phải là tất cả, bởi ngoài yếu tố thị phần còn nhiều yếu tố khác gộp lại mới chứng tỏ hàng may mặc này cạnh tranh tốt hơn hàng may mặc kia Khi mua hàng may mặc, khách hàng quan tâm nhiều yếu tố như giá cả, chất lượng, thương hiệu sản phẩm, dịch vụ khách hàng Sau khi xem xét và cân nhắc các yếu tố đó, khách hàng mới quyết định mua, chính sự quan tâm và ra quyết định mua của khách hàng là dấu hiệu chứng tỏ hàng may mặc này cạnh tranh tốt hơn hàng may mặc khác

Giáo sư Keinosuke Ono và Tatsuyuki Negoro (2001) cho rằng sản phẩm cạnh tranh tốt là sản phẩm hội tụ đủ các yếu tố chất lượng, giá cả,

thời gian giao hàng, dịch vụ trong đó yếu tố cơ bản nhất là chất lượng sản

phẩm Chất lượng hàng may mặc thể hiện những đặc tính hoá, lý, độ tin

Trang 22

cùng là các dịch vụ khách hàng như dịch vụ thanh toán, dịch vụ bảo hành,

dịch vụ trước, trong và sau khi bán hàng Các nhà nghiên cứu cũng đưa ra

một xu hướng mới trong nền kinh tế hiện đại đó là thương hiệu hàng may

mặc là một yếu tố rất quan trọng Vì thế, hàng may mặc có thương hiệu nổi tiếng thì cạnh tranh tốt hơn hàng may mặc chưa có thương hiệu hoặc

thương hiệu chưa nổi tiếng

Giáo sư Tôn Thất Nguyễn Thiêm (2003) lại cho rằng: sản phẩm cạnh tranh là sản phẩm đó đem lại một giá trị gia tăng cao hơn hoặc mới

lạ hơn để khách hàng lựa chọn mình chứ không phải lựa chọn sản phẩm

của các đối thủ cạnh tranh Theo nhà nghiên cứu này, cạnh tranh không

phải là một động thái nhất định mà là một quá trình liên tục, điều này

buộc các doanh nghiệp luôn phải tạo ra nhiều hàng may mặc khác nhau, có chất lượng tốt hơn, mới lạ hơn và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng Cho nên, các doanh nghiệp luôn đổi mới để tạo ra những hàng may mặc có tính năng vượt trội, có giá trị gia tăng hơn hàng may mặc của đối thủ cạnh tranh Những yếu tố tạo ra giá trị gia tăng cho khách hàng là chất lượng sản phẩm, thời gian đưa sản phẩm ra thị trường, địa điểm bán hàng, dịch vụ, thương hiệu và giá cả Sáu yếu tố này liên kết, hỗ trợ nhau tạo ra giá trị gia tăng của hàng may mặc dưới cách đánh giá của khách hàng

Theo tác giả, những quan niệm này rất thực tế, có thể áp dụng rất nhiều trong nâng cao khả năng cạnh tranh hàng may mặc của Việt Nam Những quan niệm hiện đại, có tính khả thi khi áp dụng vào thực tiễn và là xu thế chung của các hàng hoá có khả năng cạnh tranh hàng đầu trên thế giới hiện nay Thông thường, quan niệm về giá cả phải được đặt lên hàng đâu trong cạnh tranh, nhưng trong xu thế cạnh tranh hiện nay, yếu tố giá đặt xuống cuối cùng và chất lượng hàng may mặc được đặt lên hàng đầu

Trên đây là một số quan niệm về cạnh tranh hàng may mặc được thể hiện ở các cấp độ khác nhau, nhưng trong luận án này, tác giả sẽ đi

nghiên cứu cạnh tranh ở cấp độ sản phẩm, ứng dụng lý thuyết về cạnh tranh sản phẩm để nghiên cứu cạnh tranh hàng may mặc của Việt Nam

Trang 23

Từ những năm 1980, thuật ngữ "sức cạnh tranh” hay "năng lực cạnh tranh" hoặc "khả năng cạnh tranh" được các nhà nghiên cứu, nhà kinh doanh và trong các báo cáo của chính phủ sử dụng rộng rãi Một số nhà nghiên cứu cho rằng, các thuật ngữ trên được sử dụng đồng nhất ở các cấp

độ cạnh tranh khác nhau và thay thế cho nhau Một số nhà nghiên cứu

khác lại cho rằng, các thuật ngữ đó không đồng nhất mà khác nhau và mỗi

nhà nghiên cứu đưa ra những quan niệm khác nhau về chúng Vì thế, để

đưa ra một định nghĩa đúng duy nhất, phản ánh từng thuật ngữ là điều khó thực hiện với sự đồng ý tuyệt đối của các nhà nghiên cứu [25] Trong quá trình nghiên cứu, tác giả nhận thấy trong các quan niệm đó có những điểm

chung là:

Thứ nhất, Quan niệm thường được đề cập là khả năng cạnh tranh giữa quốc gia này với quốc gia khác, doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác tức là nói đến khả năng cạnh tranh giữa các chủ thể với nhau còn

hàng may mặc hay sản phẩm may mặc không phải là chủ thể mà là đối tượng kinh doanh Với sản phẩm thun tuý thì không thể tự cạnh tranh với

nhau, chỉ có cạnh tranh giữa các chủ thể thông qua sản phẩm, nghĩa là doanh nghiệp này cạnh tranh với doanh nghiệp khác và quốc gia này cạnh tranh với quốc gia khác thông qua hàng may mặc hoặc sản phẩm may mặc Để phân tích và đánh giá đúng khả năng cạnh tranh hàng may mặc, cần nghiên cứu khả năng cạnh tranh hàng may mặc qua hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, sự hỗ trợ của Chính phủ, các Bộ,

Ngành liên quan tác động tới sản phẩm để cạnh tranh trên thị trường Cho

nên, khi nghiên cứu khả năng cạnh tranh của hàng may mặc là xem xét gián tiếp những hành vi thực hiện, các biện pháp, sự cố gắng, những hoạt động của các doanh nghiệp, sự hỗ trợ của Chính phủ và các Bộ, Ngành liên quan nhằm nâng cao hoặc gây suy giảm khả năng cạnh tranh hàng may mặc Trong phần nghiên cứu này, tác giả sẽ đi sâu nghiên cứu cạnh tranh của hàng may mặc thông qua những biểu hiện, hành vi, biện pháp thực hiện của doanh nghiệp, sự hỗ trợ của Chính phủ và những Bộ, Ngành

Trang 24

Thứ hai, Nói đến khả năng cạnh tranh hàng may mặc là đề cập tới cái chưa xuất hiện nhưng được dự báo là trong điều kiện nhất định thì sản phẩm sẽ có khả năng cạnh tranh tốt trong tương lai Khả năng cạnh tranh bao hàm ý nghĩa rộng lớn Hàng may mặc có khả năng cạnh tranh trước

tiên phải có năng lực cạnh tranh ở mức độ nào đó trong hiện tại, nghĩa là

năng lực cạnh tranh là yếu tố phải có trước Trong quá trình phát triển làm xuất hiện thêm những yếu tố, tiềm năng mới bên trong và bên ngoài giúp hàng may mặc có khả năng cạnh tranh lớn hơn trong tương lai nếu doanh nghiệp biết cách khai thác, tận dụng cơ hội Đến một thời điểm nhất định trong tương lai, hàng may mặc hội tụ đây đủ các yếu tố do sự nỗ lực thực hiện của doanh nghiệp thì những yếu tố mang tính khả năng đó trở thành năng lực cạnh tranh mới của hàng may mặc, năng lực cạnh tranh mới cao hơn năng lực cạnh tranh cũ, giúp sản phẩm cạnh tranh tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh Trên cơ sở các phân tích trên, tác giả đưa ra khái niệm về khả năng cạnh tranh của hàng may mặc như sau:

' Khả năng cạnh tranh của hàng may mặc là khả năng duy trì và

cải thiện vị trí cạnh tranh của hàng may mặc trong hiện tại và tương lai

so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, nhằm thu loi ich toi da”

Theo khái niệm trên, khi nói đến khả năng cạnh tranh hàng may mặc là nói đến hàng may mặc đó phải có năng lực cạnh tranh nhất định so với hàng của đối thủ cạnh tranh Năng lực cạnh tranh là xuất phát điểm của khả năng cạnh tranh Năng lực cạnh tranh của hàng may mặc tạo

thành bởi những nhiều yếu tố nội tại như chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã đẹp, công dụng sản phẩm và các yếu tố từ môi trường bên ngoài làm sản

phẩm có năng lực cạnh tranh nhất định như các kênh phân phối, chính sách giá cả, các hoạt động quảng cáo sản phẩm Đồng thời, khai thác tốt những lợi thế của hàng may mặc, cơ hội kinh doanh mà doanh nghiệp

chưa khai thác hết, hàng may mặc có năng lực cạnh tranh nhất định sẽ

được nâng cao khả năng cạnh tranh thông qua các hành vi tác động, kết

Trang 25

10

1.1.2 Những đặc trưng chủ yếu và phân loại hàng may mặc 1.1.2.1 Những đặc trưng chủ yếu của hàng may mặc

a Khái niệm hàng may mặc

Hàng may mặc là sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng may mặc, sản phẩm may mặc được hình thành nên từ các nguyên liệu khác nhau như vải, len, dạ các loại cùng với các phụ liệu khác như chỉ khâu, khuy, khố, nhãn, mác thơng qua các công đoạn may, khâu, dệt tạo thành nhiều sản phẩm quần, áo, khăn, mũ và các loại sản phẩm khác Hàng đệt được tạo ra từ các nguyên liệu như bông, sợi, thông qua các công đoạn sản xuất tạo ra nguyên liệu đầu vào cho các doanh nghiệp may như vải, len, dạ Các doanh nghiệp sản xuất hàng đệt và may là các doanh nghiệp bổ trợ nhau trong quá trình sản xuất Sự đa dạng các loại sản

phẩm may mặc còn tuỳ thuộc vào sự đa dạng sản phẩm do các doanh

nghiệp đệt tạo ra Hiện nay, cụm từ thường được nói đến là các sản phẩm dệt - may Đó là cụm từ được gộp từ các sản phẩm đệt và sản phẩm may thành một nhóm Trong thực tế, sản phẩm dệt- may là hai loại sản phẩm riêng biệt có những đối tượng phục vụ khác nhau, đặc điểm khác nhau và bổ trợ cho nhau Vì vậy, hàng may mặc được định nghĩa là:

Hàng may mặc là những mặt hàng như quân, áo, khăn các loại và

phụ kiện đi kèm với quần áo được tạo ra sau quá trình sản xuất từ các

chất liệu khác nhau như vải, len, dạ trong các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc

Hàng may mặc không bán trong nước mà xuất khẩu ra thị trường

nước ngoài để bán gọi là hàng may mặc xuất khẩu, hoặc hàng may mặc của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được sản xuất trong các khu chế xuất bán tại thị trường trong nước cũng được gọi là hàng may mặc xuất khẩu Tuy nhiên, đề tài này sẽ tập trung xem xét hàng may mặc được sản xuất trong nước và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài

b Những đặc trưng chủ yếu của hàng may mặc

Hàng may mặc có vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của con người, nó được sử dụng thường xuyên vào bất kỳ thời gian, địa

Trang 26

7 11

người lớn, ai cũng phải sử dụng hàng may mặc Cho nên, hàng may mặc có nhiều đặc trưng khác biệt với những hàng hoá tiêu dùng khác Việc tìm

ra sự khác biệt này, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà sản xuất và kinh

doanh thành công hơn khi đáp ứng nhu câu của khách hàng và đưa ra những biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng may mặc

+ Chu kỳ sống của hàng may mặc

Chu kỳ sống của hàng hoá tính từ khi hàng hoá được bán trên thị trường cho đến lúc bị thị trường loại bỏ Chu kỳ sống của hàng may mặc cũng vậy, được tính từ lúc xuất hiện trên sàn diễn thời trang nhằm giới thiệu cho công chúng, trong các cửa hàng trưng bầy sản phẩm cho đến khi bị khách hàng từ chối mua Hàng may mặc có chu kỳ sống dài hay ngắn, tuỳ thuộc vào khả năng đáp ứng nhu cầu, thị hiếu, tính thời trang, văn hoá, những giá trị về mặt tinh thần và công dụng của sản phẩm Nói chung, trong cuộc sống hiện đại, khi nhu cầu làm đẹp của khách hàng được nâng

lên, thị hiếu luôn thay đổi, các quan niệm vẻ giá trị sản phẩm gắn liền với

giá trị văn hoá, đạo đức xã hội, môi trường làm chu kỳ sống của hàng may

mặc ngày càng rút ngắn lại Thời gian tồn tại trên thị trường của mỗi sản phẩm may mặc không còn tính bằng quý, tháng mà tính bằng tuần Hàng

tuân, tại những trung tâm thời trang lớn trên thế giới liên tục có các buổi

trình diễn nhằm giới thiệu những hàng may mặc mới được thiết kế, những tạp chí thời trang có uy tín liên tục đưa tin về những mẫu quần áo mới

nhất cho công chúng Những yếu tố đó làm chu kỳ sống của hàng may mặc bị rút ngắn lại, buộc các nhà thiết kế, các nhà sản xuất và kinh doanh hàng may mặc phải rút ngắn thời gian đưa sản phẩm ra thị trường tiêu thụ Việc rút ngắn thời gian đưa hàng ra thị trường tiêu thụ, trở thành yếu tố quan trọng nhằm thoả mãn tốt nhất nhu cầu khách hàng và khả năng cạnh tranh hàng may mặc trên thị trường

+ Hàng may mặc được sử dụng thường xuyên và liên tục

Hàng may mặc có tính đặc biệt, khác với những hàng hoá tiêu dùng khác bởi hàng may mặc được sử dụng thường xuyên và liên tục Hàng may mặc có tính tồn cầu hố cao được sử dụng ở mọi châu lục, quốc gia,

Trang 27

12

phân biệt thu nhập cao hay thấp, thất nghiệp hay có việc làm Hàng ngày,

khách hàng có thể không xem tivi, nghe radio, đọc báo nhưng không thể không sử dụng hàng may mặc Khách hàng sử dụng và phụ thuộc vào

hàng may mặc với tần suất nhiều hơn mọi hàng hoá khác Khi sử dụng, mức độ quan tâm của khách hàng đối với hàng may mặc phụ thuộc vào hoàn cảnh, địa điểm và thời gian khác nhau Ví dụ, khách hàng đi làm tại

các công sở, dự dạ hội, tham gia các hoạt động văn hoá, xã hội, nghệ thuật thì những sản phẩm may mặc được quan tâm nhiều tới kiểu dáng, mẫu mã,

mầu sắc, mức độ sang trọng, lịch sự Còn khi khách hàng sử dụng hàng may mặc ở nhà, làm việc trong nhà máy hay tham gia các hoạt động thể

thao thì tính thẩm mỹ, kiểu đáng vẫn được quan tâm nhưng với mức độ

thấp hơn và tính tiện dụng được chú ý nhiều hơn Tuy nhiên, dù trong điều kiện hoàn cảnh nào, khách hàng vẫn phải sử dụng thường xuyên và liên tục hàng may mặc Mặt khác, hàng may mặc không chỉ được sử dụng thường xuyên và liên tục, mà chưa thấy có hàng hoá nào thay thế hàng

may mặc, hàng may mặc chỉ thay đổi về kiểu đáng, mẫu mã, nguyên phụ

liệu tạo nên sản phẩm may mặc như len, đạ, vải Như vậy, hàng may mặc khơng có hàng hố thay thế, không có hàng hoá khác cạnh tranh trong nhu cầu sử dụng của khách hàng mà chỉ có các nguyên phụ liệu tạo ra hàng may mặc được sử dụng thay thế cho nhau Chứng tỏ, thực chất cạnh tranh giữa các hàng may mặc, chính là cạnh tranh giữa những hàng may mặc được sử dụng các nguyên phụ liệu, cách thức tạo ra sản phẩm khác nhau, hình đáng khác nhau Sự cạnh tranh gay gắt giữa các hàng may mặc

trên thị trường chủ yếu về kiểu dáng, mẫu mã thiết kế, mầu sắc, nguyên

phụ liệu tạo nên hàng may mặc đó chứ không có yếu tố cạnh tranh của hàng hoá thay thế như nhiều hàng tiêu dùng khác Đây là đặc trưng rất quan trọng của hàng may mặc, nó giúp cho các nhà sản xuất và kinh doanh hàng may mặc tập trung vào những biện pháp nâng cao khả năng

cạnh tranh bằng mẫu mã đa dạng, nguyên phụ liệu tạo nên hàng may mặc phong phú, nhiều kiểu dáng thiết kế

+ Hàng may mặc có tính nhậy cẩm cao

Đặc trưng này liên quan tới ngành may mặc của quốc gia Bởi lẽ, ngành may mặc thường thu hút nhiều lao động trong xã hội so với những

Trang 28

* 13

lớn việc sản xuất hàng may mặc từ các quốc gia phát triển sang các quốc gia đang phát triển nhằm tận dụng nguồn lao động đồi dào, chi phí nhân công thấp, các quốc gia phát triển trở thành nhà nhập khẩu còn các quốc

gia đang phát triển trở thành nhà xuất khẩu hàng may mặc Tuy nhiên, để

bảo hộ ngành may mặc trong nước, các quốc gia phát triển thường sử dụng nhiều biện pháp thuế quan và phi thuế quan, nhằm hạn chế sự gia tăng xuất khẩu hàng may mặc từ các quốc gia đang phát triển, tránh cho

nhiều nhà máy bị phá sản, nhiều người lao động bị mất việc làm do hàng

may mặc của các quốc gia phát triển không cạnh tranh nổi với hàng may mặc của các quốc gia đang phát triển vì có giá thấp hơn Vì thế, hàng may mặc trở thành mặt hàng rất nhậy cảm đối với các quốc gia nhập khẩu Còn với các quốc gia đang phát triển, hàng may mặc cũng là mặt hàng rất nhậy cảm, bởi vì các quốc gia này có nguồn lao động đồi dào phục vụ trong ngành công nghiệp này, nếu như hàng may mặc không xuất khẩu được thì nhiều lao động mất việc làm, các nhà sản xuất bị phá sản Ngoài ra, hàng may mặc xuất khẩu còn đóng vai trò quan trọng vào sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia đang phát triển, hàng may mặc xuất khẩu chiếm tỷ

trọng chủ yếu trong tổng kim ngạch xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế của

những quốc gia này Như vậy, hàng may mặc tác động rất mạnh tới những vấn đề kinh tế vi mô, vĩ mô của các quốc gia đang phát triển, trở thành mặt hàng quan trọng đối với sự phát triển của những quốc gia này Việc nghiên cứu đặc trưng này của hàng may mặc, giúp các nhà xuất khẩu tìm

ra cách thức nâng cao khả năng cạnh tranh hàng may mặc, vượt qua những

rào cản thuế quan và phi thuế quan của các quốc gia nhập khẩu + Hàng may mặc thể hiện nhiều giá trị khác nhau

Ngày nay, hàng may mặc không chỉ thoả mãn nhu cầu thuần tuý của người sử dụng là để mặc mà còn phải thoả mãn nhiều giá trị khác nhau về văn hoá, nghệ thuật, an toàn, thân thiện với môi trường và trách

nhiệm xã hội Trong cuộc sống hiện đại, khách hàng quan niệm về những sản phẩm may mặc như những tác phẩm nghệ thuật, chúng được kết hợp

Trang 29

14

những người có thu nhập cao thì hàng may mặc có chất lượng rất tốt, kiểu

dáng hiện đại, sang trọng, hình thức đẹp, thương hiệu sản phẩm nổi tiếng Ngoài ra, hàng may mặc còn thể hiện mức độ an toàn cho người sử dụng,

khiến cho người sử dụng tin tưởng vào những nguyên phụ liệu và các hoá chất tạo nên mầu sắc khác nhau không ảnh hưởng tới sức khoẻ của nguời sử dụng Bên cạnh đó, hàng may mặc cũng thể hiện những giá trị về đạo đức xã hội của doanh nghiệp như giữ gìn môi trường sinh thái trong quá

trình sản xuất và kinh doanh, trách nhiệm đối với người lao động Đặc

trưng này thể hiện, yêu cầu của khách hàng đối với hàng may mặc cao hơn so với những hàng hoá tiêu dùng khác, hàng may mặc không còn đáp ứng nhu cầu mặc thông thường mà hướng tới những giá trị thể hiện cái đẹp, cái thiện, sự phát triển bên vững của xã hội và môi trường sống

Đây là những đặc trưng chủ yếu của hàng may mặc, việc nghiên

cứu những đặc trưng của hàng may mặc là nền tảng chỉ phối mọi hoạt

động của doanh nghiệp, giúp cho các doanh nghiệp đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường

1.1.2.2 Phân loại hàng may mặc

Hàng may mặc xuất khẩu có nhiều cách phân loại khác nhau Việc phân loại này tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý của các doanh

nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu, các cơ quan quản lý và các nhà nghiên cứu a Theo khả năng cạnh tranh, hàng may mặc có:

Thứ nhất: Nhóm hàng may mặc có khả năng cạnh tranh cao Nhóm hàng may mặc này có chất lượng rất tốt và ổn định, mẫu mã đa dạng,

thương hiệu nổi tiếng, các hoạt động xúc tiến thương mại được thực hiện

có quy mô lớn và thường xuyên, chiếm thị phần lớn và đạt doanh thu cao Thứ hai: Nhóm hàng may mặc có khả năng cạnh tranh thấp Là những nhóm hàng may mặc có chất lượng không cao hoặc chất lượng

không ổn định, thương hiệu chưa có uy tín trên thị trường, các hoạt động

xúc tiến thương mại diễn ra nhỏ, lẻ, thiếu tập trung và không thường

Trang 30

15 >

Thứ ba: Nhóm hàng may mặc không có khả năng cạnh tranh Là nhóm hàng có chất lượng thấp, nghèo nàn về mẫu mã, chưa có thương

hiệu cho riêng sản phẩm, thiếu các hoạt động xúc tiến thương mại, doanh

thu thấp và chiếm thị phần không đáng kể

b Theo cách phân chia của dữ liệu hải quan EU, hàng may mặc

có ba nhóm:

Thứ nhất: Nhóm hàng may mặc được sản xuất từ các loại vải được det, đan hoặc móc như quần áo len các loại, quần áo dệt kim

Thứ hai: Nhóm hàng may mặc được sản xuất từ các loại vải dệt nhưng không phải là hàng đan hoặc móc như quần âu, áo sơ mi, áo khoác,

áo Jacket, áo chồng, comple, vestơng, quần áo thể thao

Thứ ba: Nhóm hàng từ vải thành phẩm các loại được may thành

những sản phẩm như ga trải giường, rèm cửa, khăn quàng, mũ, đồ lót nam nữ, các bộ phận rời của quân áo như cravát, dây đeo quần

e Theo công dụng của sản phẩm, hàng may mặc có: * Quần áo mặc bên trong

Thứ nhất: Quần áo mặc bên trong và mặc ban ngày cho phụ nữ, nó khác với những loại quần áo mặc ban đêm, các loại áo khoác mỏng cho

nam, nữ, các loại áo T.Shirt

Thứ hai: Quần áo mặc ban đêm như các bộ pijama, các bộ áo khoác của nữ, các bộ quần áo ngủ cho nam

Thứ ba: Các loại áo lót của nữ, nam Thứ tư: Các loại quần áo mặc ở nhà

Thứ năm: Các loại quần áo tắm nam, nữ

Thứ sáu: Các loại tất, dây đeo quần

* Quần áo mặc bên ngoài

Thứ nhất: Những loại quần áo thông dụng như các bộ trang phục,

áo mưa, áo Jacket mặc trong nhà, váy, áo blu

Thứ hai: Các loại quần áo mặc không thường xuyên như Jacket

Trang 31

16

Thứ ba: Các loại quần áo bò, T-Shirt, Polo shirt, bảo hộ lao động Thit tu: Các loại quần áo thể thao như các bộ đồ trượt tuyết, áo T-

Shirt dùng trong thể thao, quần soóc

Thứ năm: Các loại quần áo da, chủ yếu là các loại áo Jacket da, quần da, váy da

d Theo danh mục sản phẩm các doanh nghiệp trong lĩnh vực Dệt -

May, hàng may mặc có:

Sản phẩm của các doanh nghiệp dệt tạo ra các loại vải, len, đạ và các loại nguyên liệu khác phục vụ cho các doanh nghiệp may

Các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc sử dụng các loại thành

phẩm khác nhau của các doanh nghiệp dệt để tạo ra những sản phẩm như

áo, quân các loại Việc phân loại như vậy sẽ dễ dàng hơn trong nghiên cứu và thực hiện các hoạt động đầu tư cho sản xuất kinh doanh hàng dệt và hàng may

e Theo thu nhập của người tiêu dùng, hàng may mặc có:

Nhóm khách hàng có mức thu nhập cao, nhóm khách hàng có thu nhập trung bình và nhóm khách hàng có mức thu nhập thấp Trên cơ sở các nhóm khách hàng có mức thu nhập khác nhau sẽ có các sản phẩm may mặc tương ứng phục vụ cho từng nhóm khách hàng Với nhóm khách hàng thu nhập cao sẽ có những nhóm sản phẩm may mặc cao cấp, hàng may mặc cao cấp thường có giá bán cao hơn, thiết kế đẹp hơn, chất liệu vải tốt, được cung cấp bởi những doanh nghiệp có thương hiệu nổi tiếng

Nhóm khách hàng thu nhập trung bình có hàng may mặc trung cấp, nhóm

Trang 32

17 >

f Theo han ngach, hang may mac cé nhém hang han ngach va phi han ngach:

Với những thị trường còn áp dụng hạn ngạch xuất khẩu, các doanh

nghiệp phải xuất khẩu những mặt hàng may mặc với số lượng hạn chế theo hạn ngạch thoả thuận Những nhóm hàng may mặc không bị quản lý bằng hạn ngạch thì các doanh nghiệp tự do xuất khẩu Việc phân loại các nhóm hàng này có tác dụng rất quan trọng đối với các doanh nghiệp, nhằm quản lý các nhóm hàng may mặc xuất khẩu Mặt khác, nó là cơ sở để đánh giá hiệu quả xuất khẩu, khả năng cạnh tranh của từng nhóm hàng

ø Theo mã số hải quan, hàng may mặc có:

Mỗi nhóm hàng may mặc xuất khẩu, dựa vào chất liệu tạo nên sản phẩm đó như chất liệu bông, dạ, len hay dựa vào cách tạo ra sản phẩm như

đan, móc, may, hoặc quần áo dành cho nam giới, nữ giới, đều được gắn với một mã số hải quan để dễ dàng trong quản lý khối lượng, trị giá của từng nhóm hàng Ví dụ, theo mã số hải quan Việt Nam nhóm áo khốc ngồi, áo chồng mặc khi đi xe và các loại tương tự, dùng cho đàn ông

hoặc trẻ em trai, được đệt kim, đan hoặc móc trừ các loại thuộc nhóm

61.04 có mã số 610210 Hoặc áo ngắn chui đầu, áo may ô và các loại áo

lót khác, đệt kim, đan hoặc móc có mã số 610910 và 610990

Còn theo mã số hải quan EU, hàng may mặc nhập khẩu được chia theo các nhóm hàng may mặc được đan hoặc móc và nhóm hàng may mặc

không phải đan hoặc móc Nhóm hàng may mặc được đan hoặc móc có

mã số từ 6107.10 đến 6115 gồm nhiều loại quần áo lót cho nam, nữ mặc ban đêm và mặc ở nhà Nhóm hàng may mặc đệt từ vải có mã số từ 6207.10 đến 6212 gồm các loại quần áo nam giới, nữ giới, trẻ em mặc vào ban đêm, hoặc lúc ở nhà và mặc đi bơi

1.1.3 Hệ thống các tiêu chí đánh giá khả năng cạnh tranh hàng may mặc

Để đánh giá thực trạng khả năng cạnh tranh hàng may mặc trên thị trường, chúng ta có thể dựa tiêu chí sau làm căn cứ đánh giá

a

1 BÌNH f

Trang 33

18

Những tiêu chí này được sắp xếp theo mức độ quan trong nhất tới mức độ ít quan trọng hơn |

1.1.3.1 Chất lượng hàng may mặc

Hiện nay đang diễn ra một xu hướng trong sản xuất, kinh doanh và cạnh tranh hàng may mặc trên thị trường, đó là chất lượng tăng lên, còn giá cả giảm xuống Chất lượng sản phẩm có thể chia theo các nhóm khách

hàng trên thị trường như nhóm khách hàng cao cấp, trung cấp và thấp cấp, mỗi nhóm khách hàng đều có một chất lượng sản phẩm tương ứng Tuy nhiên, dù là nhóm khách hàng nào thì chất lượng sản phẩm được xem xét

theo hai khía cạnh khác nhau:

Thứ nhất, Mỗi sản phẩm phải thể hiện được những đặc tính kỹ thuật cơ bản của sản phẩm theo thiết kế như độ bền, độ chính xác, mức

tiêu hao nhiên liệu, nguyên liệu, chiều dài, chiều rộng, cân nặng, những đặc tính về chất lượng sản phẩm được coi là đương nhiên phải có

Thứ hai, Chất lượng sản phẩm được xem xét theo nghĩa chất lượng

so sánh, được thể hiện thông qua những đặc điểm so sánh với sản phẩm

khác về kiểu dáng sản phẩm, mâu sắc, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng về

môi trường, nhằm làm tăng mức độ hấp dẫn của sản phẩm với khách hàng

và là yếu tố khẳng định khả năng cạnh tranh của sản phẩm [32]

Hoặc là, chất lượng sản phẩm còn có thể nhìn nhận theo một cách khác là chất lượng sản phẩm chuẩn mực và chất lượng vượt trội Chất

lượng chuẩn mực là chất lượng đương nhiên phải có đối với mỗi sản phẩm, nó phải tuân thủ chặt chế những yêu cầu trong các khâu thiết kế và sản xuất Vì thế, chất lượng chuẩn mực không mang đến khả năng cạnh tranh sản phẩm, vì không tạo ra đặc thù nào khác so với sản phẩm của các đối thủ, như loại vải dệt bằng sợi bông được dùng trong mọi sản phẩm sơ mi xuất khẩu thì loại vải dệt bằng sợi bông không mang lại khả năng cạnh tranh của sản phẩm sơ mi đó nữa Còn chất lượng vượt trội, hiểu theo

nghĩa sản phẩm luôn được đổi mới để tạo ra sự khác biệt so với sản phẩm

của đối thủ cạnh tranh chính là yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh của

sản phẩm, sản phẩm luôn được đổi mới nghĩa là tự sản phẩm của doanh

nghiệp cạnh tranh với chính sản phẩm của doanh nghiệp, từ đó các sản phẩm vươn lên, trước khi bị sản phẩm của đối thủ cạnh tranh vượt lên

“<>

Trang 34

19 *

[59] Tiêu chí chất lượng hàng may mặc là quan trọng nhất, có ý nghĩa

quyết định tới khả năng cạnh tranh của hàng may mặc trên thị trường 1.1.3.2 Mức độ hấp dẫn của hàng may mặc

Tiêu chí này tạo ra khả năng cạnh tranh rất lớn của hàng may mặc,

vì nó mang lại những đặc thù riêng biệt của sản phẩm này so với sản phẩm khác[58] Trong cuộc sống hiện đại, hàng may mặc không dừng lại ở mức

độ cung cấp cho người sử dụng những công năng sử dụng thuần tuý, mà

còn đáp ứng những yêu cầu cao hơn, đó là mỗi sản phẩm phải thể hiện

những giá trị về thẩm mỹ, giá trị về cái đẹp, nét sinh động trong cuộc sống, thể hiện được tính cách, tâm hồn, tình cảm, uy quyền và mục đích của người sử dụng Sự phát triển về kinh tế, văn hoá, xã hội làm nâng cao nhận thức của khách hàng về cuộc sống, công việc, quan hệ xã hội, làm nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng và phong phú Những sản

phẩm may mặc để cao giá trị sử dụng hay những công năng thuần tuý

nhanh chóng trở nên lạc hậu và ít được chú ý, còn những sản phẩm may mặc vẫn đảm bảo những công năng sản phẩm, nhưng đề cao giá trị văn hoá - xã hội, những giá trị về tỉnh thần trong sử dụng cho khách hàng thì sản phẩm đó có khả năng cạnh tranh trên thị trường Những giá trị văn

hoá- xã hội và tỉnh thân được thể hiện bằng kiểu dáng thiết kế, mầu sắc,

chất liệu, phụ liệu, sự đa đạng về chủng loại sản phẩm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng

Mặt khác, vòng đời của mỗi sản phẩm may mặc ngày càng ngắn lại

bởi nhu cầu làm đẹp của khách hàng tăng lên Ở những trung tâm thời trang lớn trên thế giới liên tục có nhiều mẫu mã mới ra dời, thay thế mẫu mã, kiểu dáng cũ và luôn được người tiêu dùng chấp nhận Vì thế, đối với hàng may mặc, mức độ hấp dẫn đối với khách hàng thể hiện rất rõ nét về

sự thay đổi kiểu dáng, mầu sắc, mẫu mã, chất liệu, phụ liệu, đa dạng của

mỗi sản phẩm Khách hàng trên thế giới, nhất là những khách hàng ở các

quốc gia phát triển rất nhậy bén với những mẫu mã, kiểu dáng mới, họ sẵn

Trang 35

- 20

hàng may mặc thể hiện khả năng cạnh tranh cao thông qua kiểu dáng, mẫu mã mới Xã hội ngày càng phát triển, sự đa dạng về nhu cầu khách hàng tăng lên, hàng may mặc phải đáp ứng được tính đa dạng về nhu cầu

của khách hàng, thể hiện những giá trị, yếu tố trong cuộc sống của khách

hàng Những chỉ tiết thiết kế kiểu dáng, mẫu mã, mầu sắc và đa dạng hoá sản phẩm còn tạo ra sự khác biệt giữa sản phẩm này với sản phẩm khác

Chính sự khác biệt này đem lại những giá trị khác nhau cho những sản

phẩm khác nhau Sự khác biệt đó tạo ra khả năng cạnh tranh rất lớn cho các sản phẩm may mặc

1.1.3.3 Thương hiệu hàng may mặc

Thương hiệu là một cái tên, biểu tượng, một hình vẽ hay là sự kết

hợp những cái để nhận biết sản phẩm đó của một doanh nghiệp, nhằm tạo

ra một lợi thế khác biệt lâu dai

Thương hiệu giúp cho hàng may mặc có khả năng cạnh tranh cao là việc làm khó khăn và đòi hỏi phải có một quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm Tuy nhiên, các doanh nghiệp không nên quan

niệm, chỉ cần đăng ký bản quyền dưới một cái tên, hình vẽ hoặc đặt một

biểu tượng cho sản phẩm may mặc là sản phẩm đó có khả năng cạnh tranh

hơn so với sản phẩm khác Sản phẩm may mặc có khả năng cạnh tranh cao

khi thương hiệu của sản phẩm đó định hình trong tâm trí, suy nghĩ của khách hàng Sản phẩm may mặc luôn chứng minh cho khách hàng, những

giá trị sản phẩm đó mang lại lớn hơn sản phẩm của đối thủ cạnh tranh trên

thị trường Khi hình ảnh sản phẩm nằm trong tâm trí của khách hàng, khách hàng luôn tin tưởng vào sản phẩm thì lúc đó thương hiệu sẽ là yếu

tố lôi kéo khách hàng, giúp sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao, khẳng

định vị thế của mình khi cạnh tranh trên thị trường chứ không chỉ nhờ yếu tố giá cả hay chất lượng lôi cuốn khách hàng mưa sản phẩm may mặc của doanh nghiệp Đó là giá trị vô hình của thương hiệu hàng may mặc

Trang 36

21

cạnh tranh của hàng may mặc càng lớn Thương hiệu là một rào cản đối với các đối thủ cạnh tranh khi họ muốn tham gia kinh doanh trong thị

trường, hay nhóm hàng may mặc mà doanh nghiệp đang kinh doanh

Thương hiệu tạo ra sự khác biệt quan trọng để khách hàng phân biệt hàng may mặc của doanh nghiệp hoặc quốc gia này với doanh nghiệp, quốc gia khác, từ đó đơn giản hoá quyết định mua hàng Khách hàng nhìn thấy

hàng may mặc có thương hiệu quen thuộc là mua ngay mà không phải suy

nghĩ, mặc dù những sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh cũng có tính năng, tác dụng tương tự Nhưng nếu thương hiệu không nổi tiếng hoặc

một thương hiệu mới thì nó chưa phải là đối tượng ưu tiên lựa chọn của

khách hàng

1.1.3.4 Giá cả hàng may mặc

Giá cả khác nhau của hàng may mặc làm gia tăng sự lựa chọn của khách hàng, chênh lệnh về giá sẽ khiến khách hàng đưa ra các quyết định khác nhau khi mua hàng Thông thường, khách hàng sẽ chọn những sản phẩm cùng loại, cùng chất lượng, các dịch vụ khách hàng được cung cấp như nhau nhưng có giá rẻ hơn, đó là tâm lý chung của khách hàng Hàng may mặc có giá cả rẻ hơn sẽ thu hút được khách hàng nhiều hơn Nhìn chung, những sản phẩm tiêu dùng thông dụng có chất lượng, các tính năng, tác dụng tương tự thì giá cả là sự phân biệt rất lớn Đây là yếu tố

quan trọng trong nâng cao khả năng cạnh tranh hàng may mặc

Những sản phẩm may mặc có sự khác biệt dành cho những nhu cầu đặc biệt, giá cả có thể không được khách hàng quan tâm do những nhu cầu đặc biệt đó khác với những nhu cầu thông thường của đa số khách hàng Nhu cầu đặc biệt chỉ thể hiện ở một nhóm nhỏ khách hàng và yêu cầu đối với sản phẩm may mặc cũng có tính khác biệt cao, vì thế giá cả không phải là vấn đề quan tâm lớn Nhưng đa số các khách hàng của hàng

may mặc thông thường và nhu cầu không đặc biệt, giá cả sẽ là yếu tố cân nhắc khi ra quyết định mua Giá cả càng được cân nhắc kỹ lưỡng khi môi

trường xã hội có nhiều biến động như bất ổn về kinh tế, chính trị sẽ làm

cho người tiêu dùng quan tâm đến giá cả nhiều hơn

Nhìn chung, trong xu thế tự do hoá thương mại tiêu chí giá cả của

hàng may mặc không được xem là tiêu chí quan trọng nhất trong cạnh

Trang 37

3 22

năng cạnh tranh hàng may mặc theo từng khu vực thị trường và từng nhóm

khách hàng nhất định

1.1.3.5 Khả năng tăng doanh thu của hàng may mặc

Đây là một tiêu chí quan trọng đối với hàng may mặc có khả năng

cạnh tranh cao trên thị trường, một tiêu chí mang tính tuyệt đối thể hiện

nhanh nhất, rõ nét nhất đối với các sản phẩm trên thị trường Hàng may

mặc có khả năng cạnh tranh lớn sẽ dễ dàng bán được và bán chạy, làm

tăng doanh thu hơn những hàng may mặc có khả năng cạnh tranh yếu, dẫn tới doanh thu nhỏ

Doanh thu của hàng may mặc được tính theo công thức sau:

n

TR= 3 P,xQ,

i=l

TR: Doanh thu

P,: Giá cả của một đơn vị sản phẩm ¡ Q, : Số lượng sản phẩm ¡ được tiêu thụ

n: Số nhóm sản phẩm được tiêu thụ

Doanh thu của hàng may mặc đạt ở mức cao trên thị trường chứng tỏ sản phẩm được thị trường chấp nhận, khách hàng ưa chuộng Sự chấp nhận của khách hàng chứng tỏ sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng Các sản phẩm may mặc được cạnh tranh trong môi trường bình đẳng,

khách hàng tự do lựa chọn sản phẩm hợp sở thích Nếu cơ hội lựa chọn sản phẩm như nhau, thì doanh thu là tiêu chí gián tiếp phản ánh chính xác

mức độ thoả mãn nhu cầu khác nhau của khách hàng đối với sản phẩm Như vậy, tăng doanh thu, nghĩa là sản phẩm thoả mãn tốt nhất nhu cầu khách hàng, mức độ thoả mãn tốt hơn nhu cầu khách hàng phản ánh khả năng cạnh tranh của hàng may mặc cao hơn

Tăng doanh thu của hàng may mặc có thể đạt được thông qua tăng

Trang 38

23

trung ở các quốc gia đang phát triển là nơi tận dụng giá nhân công rẻ, thu hút nhiều lao động, cho nên, hàng may mặc có xu hướng rẻ đi Hoặc là, doanh nghiệp có thể tăng doanh thu bán hàng bằng cách bán giá thấp hơn

và đưa ra thị trường số lượng hàng may mặc lớn hơn, đẩy mạnh các hoạt

động xúc tiến thương mại Đây chính là xu thế chung của các nhà sản xuất và kinh doanh hàng may mặc trên thế giới nhằm nâng cao khả năng cạnh

tranh sản phẩm

1.1.3.6 Tốc độ tăng thị phần của hàng may mặc

Thị phần được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa doanh thu bán hàng

may mặc của doanh nghiệp này so với tổng doanh thu của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh loại hàng may mặc trên một thị trường và trong thời gian nhất định Mỗi loại hàng may mặc thường chiếm những mảng thị trường nhất định, những mảng thị trường đó chính là số lượng khách hàng tiêu dùng hàng may mặc của doanh nghiệp Khi hàng may mặc có khả năng cạnh tranh cao bởi sự kết hợp các yếu tố bên trong sản phẩm như

chất lượng sản phẩm tốt hơn, giá cả thấp, kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm đa

dạng và những yếu tố bên ngoài như nhiều cơ hội kinh doanh xuất hiện, công tác xúc tiến bán hàng, thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp được

duy trì và phát triển, doanh nghiệp mở rộng kênh phân phối làm tăng khả

năng cạnh tranh của sản phẩm và mức độ bao phủ thị trường lớn hơn, khoảng thị phần tồn tại từ trước đến nay trở nên nhỏ bé so với sức mạnh và khả năng của nó Với sức mạnh đó, tạo nên khả năng cạnh tranh rất lớn trước các đối thủ cạnh tranh, buộc hàng may mặc của đối thủ cạnh tranh yếu hơn nhường lại từng phần thị trường đã chiếm

Thị phần hàng may mặc được tính theo công thức sau:

Noell = Se x 100%

MS: Thi phan

R: Doanh thu bán sản phẩm của doanh nghiệp trong thời gian nhất định (tháng, quý, năm)

Trang 39

° 24

Trừ trường hợp thoả thuận giữa các doanh nghiệp về những mảng thị trường riêng biệt không xâm, phạm lẫn nhau, nhưng khi cạnh tranh

bình đẳng, tự do hoá thương mại làm cho lưu chuyển hàng hoá từ quốc gia

này sang quốc gia khác trở nên dễ dàng thì thị phần của hàng may mặc dễ bị thu hẹp Nó phụ thuộc rất lớn vào khả năng cạnh tranh của hàng may

mặc Sản phẩm nào cạnh tranh tốt thường chiếm được mảng thị trường

lớn, ngược lại sản phẩm nào cạnh tranh yếu thì chiếm được mảng thị

trường nhỏ Tiêu chí thị phần phản ánh chính xác sức mạnh của mỗi sản phẩm và khả năng cạnh tranh của sản phẩm đó trên thị trường [30]

Trên đây là những tiêu chí đánh giá khả năng cạnh tranh hàng may mặc, những tiêu chí này là căn cứ chủ yếu để đánh giá và phân tích khả năng cạnh tranh hàng may mặc của Việt Nam trên thị trường EU trong chương II

1.2 THỊ TRƯỜNG EU ĐỐI VỚI HÀNG MAY MẶC XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM

EU là một thị trường lớn có sức hấp dẫn đối với mọi quốc gia xuất khẩu hàng may mặc trên thế giới, do EU có khối lượng hàng may mặc nhập khẩu mỗi năm ở mức cao nhất, mức tiêu dùng hàng may mặc tính trên đầu người lớn, cho nên, thị trường EU được các doanh nghiệp xuất

khẩu hàng may mặc Việt Nam rất quan tâm

1.2.1 Đặc điểm thị trường hàng may mặc EU

Tháng 2 năm 1992, Hiệp định Maastricht được chính thức ký kết, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc cải tổ Cộng đồng Châu Âu thành Liên minh Châu Âu, một liên minh với mức độ thống nhất cao về

kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội [4] Sau nhiều lần kết nạp các thành viên mới, đến nay, EU bao gồm 25 nước thành viên với trên 450 triệu dân và tổng thu nhập quốc nội năm 2004 đạt 10.219 tỷ USD, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt trên 3.714 tỷ, chiếm 41% tổng kim ngạch xuất khẩu của thế giới, nhiều hơn 4,7 lần kim ngạch xuất khẩu của Hoa Kỳ Kim ngạch nhập

khẩu của EU năm 2004 đạt trên 3.790 tỷ, chiếm 40% tổng kim ngạch nhập khẩu của thế giới và nhiều hơn 2,5 lần so với kim ngạch nhập khẩu

Trang 40

25

hàng may mặc còn Hoa Kỳ nhập khẩu là 75,73 tỷ USD, bằng 62,2% kim

ngạch nhập khẩu của EU Trung bình trong 10 năm gần đây, EU đứng đầu về nhập khẩu hàng may mặc, chiếm khoảng 48-49% trong tổng giá trị

nhập khẩu của thế giới Trong số 15 quốc gia nhập khẩu hàng may mặc

lớn nhất thế giới có 10 quốc gia thuộc EU, Đức thường đứng ở vị trí cao nhất sau đó đến Anh và Pháp Điều này cho thấy, khách hàng EU ngày

càng dành nhiều tiền cho mua sắm hàng may mặc hơn Với hàng may mặc

bên trong, bốn quốc gia có mức chỉ tiêu cho nhóm hàng này là Đức, Anh, Ý và Pháp chiếm tới hai phần ba tổng trị giá nhập khẩu hàng may mặc bên

trong của cả khối EU

Bảng 1.1.Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng may mặc của EU từ 1993-2004 Đơn vị : Triệu USD | 1993 | 1994 [ 1995 [ 1996 | 1997 1998 [ 1999 | 2000 | 2001 [ 2002 [ 2003 [2004 Xuất khẩu EU(15) 39036 41997 48457 52627 | 50695 52822 50216 47504 48463 51917 59947 T4921* Hoa Kỳ 4952 5616 6651 7511 8672 8793 8269 8629 T012 6032 5537 5059 Nhat Bin | 642 582 530 498 472 408 456 534 470 471 Su 611 Nhập khẩu EU(15) 64480 67741 T4184 78759 | 78927 82888 82203 80179 81002 86366 101294 | 121656* Hoa Kỳ 35605 38643 41367 43317 | 50297 55720 58785 67115 66391 66731 71277 75731 Nhật Bản 12588 15265 18758 19672 | 16727 14723 16402 19709 19186 17601 19485 21687 Nguồn: Thống kê của WTO 1993-2005 * EU 25 nước thành viên

Còn nhóm hàng may mặc bên ngoài, trong các năm 2001-2004, tiêu dùng nhóm hàng này của người dân EU(15) tăng 4,5%, với 10 quốc gia thành viên mới còn tăng nhanh hơn 25,6% so với cùng kỳ năm trước (Phụ lục 2) Tổng chỉ tiêu cho hàng may mặc của người dân EU năm 2004 là trên 272 tỷ Euro trong đó chỉ tiêu cho hàng may mặc mặc ngoài là 225 tỷ Euro, chiếm 83% tổng mức chỉ tiêu Trong nhóm hàng may mặc mặc ngoài, Đức vẫn là quốc gia đứng đầu trong tiêu dùng, tiếp theo là Anh, X, Pháp và Tây Ban Nha chiếm tới 76% chi tiêu cho hàng may mặc của EU Người tiêu dùng Anh và Áo chỉ tiêu nhiều nhất cho quần áo, còn nếu tính

bình quân trên đầu người thì Bỉ là quốc gia có mức tiêu dùng quần áo trên

đầu người lớn nhất sau đó là Ý và Đức [23]

Ngày đăng: 05/01/2022, 22:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w