1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN TÂM BỆNH HỌC ĐẠI CƯƠNG Chủ đề RỐI LOẠN TRẦM CẢM

15 284 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 71,08 KB
File đính kèm Tiểu Luận Trầm Cảm.rar (65 KB)

Nội dung

TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN TÂM BỆNH HỌC ĐẠI CƯƠNG Chủ Đề RỐI LOẠN TRẦM CẢM. Tiểu Luận Tâm Bệnh Học Rối loạn Trầm Cảm. Đây lài liệu do bản thân đã tìm tòi, tham khảo và đạt được điểm cao. Nơi đây hỗi tụ những kiến thức liên quan tới rối loạn Trầm cảm, cấu trúc của một bài Tiểu Luận. Đầy đủ và theo từng phần. Đây là tài liệu do mình nghiên cứu và tham khảo phân tích rất sâu. Nên sẽ mất phí nếu như bạn nào quan tâm. Nguyên nhân trầm cảm + Yếu tố di truyền + Do stress + Căng thẳng mệt mỏi kéo dài + Lạm dụng thuốc hoặc sử dụng không theo chỉ định + Não bộ gặp phải một số chấn thương + Sử dụng các chất kích thích – chất cấm + Do mất ngủ – khó ngủ kéo dài Một trong những nguyên nhân thường thấy ở người trẻ bị trầm cảm là do những áp lực trong việc học hành và hoàn cảnh gia đình.Sức ép của cha mẹ đối với con cái trong việc học hành, thi cử làm các em dễ rơi vào trạng thái căng thẳng với tất cả mọi chuyện, đôi lúc không kiểm soát được suy nghĩ của mình.Không khí nặng nề trong gia đình thiếu hạnh phúc cũng là nguyên nhân chính dẫn đến chứng trầm cảm cho con cái. Ngoài ra, tốc độ phát triển nhanh đến chóng mặt của cuộc sống hiện đại khiến áp lực công việc gia tăng, bộ não làm việc quá tải, cảm giác cô độc, quá lệ thuộc vào mạng xã hội, tỷ lệ người bị stress ở Việt Nam tăng lên nhanh chóng cũng là những nguyên nhân khiến trầm cảm ngày càng phổ biến hiện nay.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI (CSII) KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ LỚP: Đ19TL2 TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN TÂM BỆNH HỌC ĐẠI CƯƠNG Chủ đề RỐI LOẠN TRẦM CẢM GVHD: TS Huỳnh Công Du SVTH: Hoàng Thị Yến MSSV:1953104011293 TP Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2021 NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN - Về hình thức: - Mở đầu: - Nội dung: - Kết luận: Tổng Điểm số Điểm bằng chữ điểm Cán bộ chấm thi 1 Cán bộ chấm thi 2 (Kí và ghi rõ họ tên) (Kí và ghi rõ họ tên) MỤC LỤC I Mở Đầu 1 Lý do chọn đề tài 1 2 Mục tiêu nghiên cứu 2 II Nội Dung 1 2 3 4 Khái niệm trầm cảm 2 Nguyên nhân trầm cảm 3 Các tiêu chí chẩn đoán 3 Các phương pháp điều trị 6 III KẾT LUẬN 9 TÀI LIỆU THAM KHẢO 11 1 2 Khi bệnh nhân được điều trị thì trí nhớ hồi phục hoàn toàn Bệnh nhân có thể có hoang tưởng nghi bệnh, họ cho rằng mình bị bệnh nặng, bệnh nan y như ung thư, xơ gan, bệnh tim mạch nặng  Trầm cảm ở người vị thành niên Theo tổ chức y tế thế giới lứa tuổi vị thành niên là từ 10-19 tuổi - Các triệu chứng trầm cảm ở người vị thành niên cũng giống như người lớn nhưng có một vài điểm khác biệt sau: + Cảm xúc thường bị kích thích (chứ không trầm) vẻ mặt bệnh nhân cáu giận Khả năng kiềm chế cảm xúc rất thấp vì vậy rất dễ nổi khùng trước một kích thích không vừa ý dù là rất nhỏ + Mất ngủ nhiều, có thể thức trắng đêm nên bệnh nhân dế lạm dụng game, internet + Người bệnh thường lang thang trên mạng suốt đêm + Mệt mỏi thường xuyên + Khó tập trung chú ý, trí nhớ kém vì vậy học hành thường giảm sút + Hay có ý định và hành vi tự sát • Các triệu chứng cơ thể của trầm cảm Xuất hiện từ giai đoạn sớm và chiếm ưu thế trong bệnh cảnh Các triệu chứng về tiêu hóa: mất ngon miệng (80,4%) sút cân (92,8%) Rối loạn thần kinh thực vật: chóng mặt (100%), vã mồ hôi (94,6%), rối loạn giấc ngủ (100%), bốc hỏa (89,3%) Các triệu chứng tim mạch được thấy 67-70% các BN trên 70 tuổi Đặc biệt triệu chứng đau thấy ở 82,1% các BN với các đặc tính đau lan tỏa, mơ hồ phụ thuộc vào trạng thái tâm lý người bệnh 2 Nguyên nhân trầm cảm + Yếu tố di truyền + Do stress + Căng thẳng mệt mỏi kéo dài + Lạm dụng thuốc hoặc sử dụng không theo chỉ định + Não bộ gặp phải một số chấn thương + Sử dụng các chất kích thích – chất cấm + Do mất ngủ – khó ngủ kéo dài Một trong những nguyên nhân thường thấy ở người trẻ bị trầm cảm là do những áp lực trong việc học hành và hoàn cảnh gia đình.Sức ép của cha mẹ đối với con cái trong việc học hành, thi cử làm các em dễ rơi vào trạng thái căng thẳng với tất cả mọi chuyện, đôi lúc không kiểm soát được suy nghĩ của mình.Không khí nặng nề trong gia đình thiếu hạnh phúc cũng là nguyên nhân chính dẫn đến chứng trầm cảm cho con cái Ngoài ra, tốc độ phát triển nhanh đến chóng mặt của cuộc sống hiện đại khiến áp lực công việc gia tăng, bộ não làm việc quá tải, cảm giác cô độc, quá lệ thuộc vào mạng xã hội, tỷ lệ người bị stress ở Việt Nam tăng lên nhanh chóng cũng là những nguyên nhân khiến trầm cảm ngày càng phổ biến hiện nay 3 3 Các tiêu chí chẩn đoán Một số dạng đặc biệt của trầm cảm Theo DSMV RỐI LOẠN ĐIỀU HÒA KHÍ SẮC (DMDD)  Bệnh khởi phát vào lứa tuổi trước 10 tuổi  Các cơn xảy ra ít nhất 3 lần/ tuần và kéo dài hàng năm Triệu Chứng • Bệnh khởi phát ở lứa tuổi trước 10 tuổi • Những cơn xung động về lời nói (verbal outsburst) • Hay xung động về hành vi (behavioural outsburst) trên nền tảng của khí sắc giảm • Biểu hiện bằng sự buồn bã, cáu gắt, ít tiếp xúc hay giao tiếp với bạn bè cùng lứa Các cơn xung động thường xuất hiện không vừa ý hay không thoả mãn với bất kỳ một điều gì đó Các phản ứng mang sắc thái của một cơn giận dữ quá mức biểu hiện qua thái độ và đặc biệt là lời nói và và hành vi RỐI LOẠN TRẦM CẢM CHỦ YẾU (MDD) Bệnh khởi phát lặng lẽ, mơ hồ, biểu hiện khác nhau ở từng độ tuổi, giới tính khác nhau – ít nhất 5 trong 9 triệu chứng, kéo dài 2 tuần Triệu Chứng 1) Tâm trạng buồn bã, chán nản gần như cả ngày: Có thể nhận biết chủ quan qua cảm giác buồn chán, trống rỗng hoặc khách quan bởi người khác (ví dụ như thấy người bệnh hay khóc ) 2) Giảm hứng thú hoặc niềm vui trong hầu như tất cả mọi hoạt động 3) Giảm hay tăng cân một cách đáng kể mà không phụ thuộc vào chế độ ăn (thay đổi hơn 5% trọng lượng cơ thể) hoặc giảm hay, tăng cảm giác thèm ăn so với mọi ngày 4) Mất ngủ hay ngủ quá mức 5) Quá kích động hoặc quá chậm chạp (có thể quan sát bởi những người khác chứ không đơn thuần là cảm giác chủ quan 6) Mệt mỏi hoặc cảm giác mất năng lượng 7) Cảm giác vô dụng, tội lỗi quá mức hoặc ảo tưởng mỗi ngày 8) Giảm khả năng suy nghĩ, tập trung, thiếu quyết đoán 9) Suy nghĩ thường xuyên về cái chết, có ý định tự tử lặp đi lặp lại nhiều lần RỐI LOẠN TRẦM CẢM DAI DẲNG ( Loạn Khí Sắc ) Hình thức nhẹ và trung bình của bệnh trầm cảm THEO DSM V Kéo dài 2 năm, 4 hầu như mỗi ngày (1 năm với trẻ nhỏ) Nhiều nguy cơ phát triển chứng trầm cảm nặng  Tối thiểu 2 trong 6 triệu chứng sau : + Chán ăn hoặc ăn nhiều + Mất ngủ hoặc ngủ nhiều + Uể oải, thiếu sinh khí + Thiếu tự tin + Khả năng tập trung kém hoặc thiếu quyết đoán + Cảm thấy tuyệt vọng RỐI LOẠN CẢM XÚC TIỀN KINH NGUYỆT Rối loạn cảm xúc do hoocmon gây ra THEO DSM V Đánh giá hàng ngày trong vòng ít nhất 2 chu kỳ xuất hiện bệnh sau đó Ít nhất 5 triệu chứng xuất hiện trước kỳ kinh, nghiêm trọng trong vài ngày sau đó và dần thuyên giảm vào tuần kế tiếp  Triệu Chứng + Tâm trạng không ổn định + Cáu kỉnh, tức giận, thường xuyên mâu thuẫn với ai đó + Cảm giác suy sụp, tuyệt vọng, tự ti + Cảm thấy lo âu, căng thẳng + Giảm ham muốn, tham gia vào các hoạt động thông thường + Khó tập trung + Ngủ quá mức hoặc mất ngủ + Cảm giác bất lực, không thể kiểm soát bản thân + Thiếu hụt năng lượng cơ thể một cách rõ rệt + Thay đổi thói quen ăn uống + Các triệu chứng về thể chất như đau sưng bầu ngực, đau cơ, khớp, cảm giác đầy hơi, tăng cân RỐI LOẠN DO MỘT BỆNH CƠ THỂ Một gia đoạn nổi lên trong bệnh lâm sàng là khí sắc trầm kéo dài hoặc giảm đáng kể hứng thú các hoạt động giải trí THEO DSM V Tiểu sử bệnh cho thấy rối loạn là do hậu quả sinh lý bệnh trực tiếp của bệnh cơ thể khác Tiểu sử bệnh cho thấy rối loạn là do hậu quả sinh lý bệnh trực tiếp của bệnh cơ thể khác Rối loạn này không được giải thích tốt hơn bởi rối loạn tâm thần khác Rối loạn không xuất hiện chỉ ở trong trạng thái sảng Rối loạn gây ra đau khổ về lâm sàng hoặc tổn thương đến chức năng xã hội, nghề nghiệp hay các lĩnh vực khác MỘT SỐ DẠNG TRẦM CẢM THEO DSM V  RỐI LOẠN ĐIỀU HÒA KHÍ SẮC (DMDD)  RỐI LOẠN ĐIỀU HÒA CHỦ YẾU (MDD) 5  RỐI LOẠN TRẦM CẢM DAI DẲNG ( LOẠN KHÍ SẮC )  RỐI LOẠN CẢM XÚC TIỀN KINH NGUYỆT  RỐI LOẠN DO MỘT BỆNH CỤ THỂ ĐIỀU TRỊ - NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ Phát hiện sớm, chính xác các trạng thái trầm cảm Xác định được mức độ trầm cảm của bệnh nhân Xác định nguyên nhân cụ thể gây trầm cảm Thuốc chống trầm cảm được chỉ định phải phù hợp trạng thái và tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân Có thể chỉ định kết hợp với thuốc an thần kinh trong trường hợp trầm cảm đặc biệt (đi kèm với các triệu chứng loạn thần) Liệu pháp sốc điện (ECT) có thể được cân nhắc trong trường hợp kháng thuốc, trầm cảm nặng có ý nghĩ, hành vi tự sát Khi điều trị cho kết quả, cần duy trì thêm 6 tháng để ổn định tình trạng và phòng ngừa tình trạng tái phát 4 Các phương pháp điều trị 1 Sử dụng thuốc là phương pháp được các bác sĩ chuyên khoa thần kinh, tâm thần tại các bệnh viện lựa chọn trong điều trị trầm cảm Các loại thuốc được dùng cho bệnh nhân trầm cảm: Thuốc chống trầm cảm 3 vòng: Gồm có thuốc giải lo âu, tạo cảm giác êm dịu (Laroxyl, Elavil, Amitriptyline,Triptizol,…), thuốc có tác dụng hoạt hóa, kích thích(Imipramine, Imipramine, Tofranil,…) và loại trung gian(Anafranil) Thuốc chống trầm cảm ức chế men monoamine oxydase (MAOIs): Hiện nay ít dùng bị nhiều biến chứng Thuốc chống trầm cảm ức chế chọn lọc serotonin: Thường dùng Sertraline, Fluoxetine, Paroxetine,…Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể được chỉ định dùng thuốc bồi bổ thần kinh và thuốc tăng cường tuần hoàn não 2 Liệu pháp sốc điện (ECT) Liệu pháp sốc điện (ECT) được cân nhắc trong trường hợp trầm cảm kháng thuốc, trầm cảm nặng, bệnh nhân có suy nghĩ hoặc ý nghĩ tự sát Liệu pháp này sử dụng một luồng điện được kiểm soát đưa vào bên trong não bộ nhằm tạo ra các cơ co giật nhỏ Liệu pháp sốc điện (ECT) được cân nhắc trong trường hợp trầm cảm kháng thuốc, trầm cảm nặng 3 Trị liệu tâm lý Tâm lý trị liệu là các phương pháp, kỹ thuật mà nhà tâm lý trị liệu sử dụng thông qua cách thức giao tiếp nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe, tinh thần, tháo gỡ các vấn đề trong cảm xúc và hành vi của người bệnh Đối với trầm cảm, tâm lý trị liệu cũng như một phương pháp điều trị chẳng hạn như dùng thuốc nhưng thay vì dùng thuốc thì là tư vấn Nhà tư vấn tâm lý sẽ giúp người bệnh tháo gỡ những điều mà họ không thể nhận ra, xác định những tiêu cực đang xoay quanh người bệnh từ đó làm cho người bệnh hiểu nơi những cảm xúc đến từ đâu, và dạy cho họ làm thế nào để đối phó với những cảm xúc 6 Rất nhiều người có thể cảm thấy do dự khi nói chuyện với một người lạ về cảm xúc của họ, nhưng các nghiên cứu cho thấy tâm lý trị liệu là một phương thức điều trị rất hiệu quả Một ưu điểm của phương pháp điều trị này là chỉ cần thông qua tư vấn tâm lý người bệnh không cần phải đối phó với các tác dụng phụ của việc uống thuốc Nhiều nghiên cứu ủng hộ ý tưởng rằng liệu pháp trị liệu tâm lý có thể là một phương pháp điều trị mạnh mẽ cho bệnh trầm cảm Việc kết hợp thuốc trầm cảm với liệu pháp tâm lý trị liệu có thể rất hiệu quả Một thử nghiệm quy mô lớn liên quan đến hơn 400 người bị trầm cảm điều trị cho thấy rằng liệu pháp trò chuyện cùng với sử dụng thuốc làm cho các triệu chứng giảm nhanh chóng và người bệnh cũng dễ dàng tuân thủ đúng việc uống thuốc hơn Trị liệu tâm lý cho bệnh nhân trầm cảm hướng đến thay đổi cảm xúc, nhận thức và hành vi thông qua các liệu pháp tâm lý và mối quan hệ trị liệu nồng ấm Với những bệnh nhân trầm cảm nặng, sau giai đoạn can thiệp y tế, trị liệu tâm lý mang tính củng cố và duy trì kết quả do can thiệp y tế mang lại Mối quan hệ trị liệu còn phòng ngừa hành vi tự sát ở bệnh nhân trầm cảm Mục tiêu của Tâm lý trị liệu Tâm lý trị liệu, nói chung, nhằm hướng đến việc làm tăng trưởng nhân cách một con người theo chiều hướng trưởng thành hơn, chín chắn hơn, và giúp người đó "tự hiện thực hóa bản thân mình" Các mục tiêu chính của tâm lý trị liệu bao gồm: Gia tăng khả năng thấu hiểu bản thân của thân chủ, tìm kiếm giải pháp cho các xung đột, gia tăng sự tự chấp nhận bản thân của thân chủ, giúp thân chủ có những kỹ năng ứng phó hữu hiệu với những khó khăn, giúp thân chủ củng cố một cái "Tôi" vững mạnh, toàn vẹn và an toàn Các bước cơ bản trong tiến trình làm tâm lý trị liệu là: Tạo một bầu không khí quan hệ có tính trị liệu, giải tỏa cảm xúc của thân chủ, tạo sự thấu hiểu nơi thân chủ, giúp thân chủ định hình lại cảm xúc, kết thúc trị liệu Tác dụng của điều trị trầm cảm bằng tâm lý trị liệu • Giúp giảm bớt, giải tỏa căng thẳng • Cung cấp cho người bệnh có một cái nhìn mới về các vấn đề • Giúp người bệnh chấp nhận sự thật dễ dàng hơn • Tâm lý trị liệu giúp người bệnh dễ dàng đối phó với các tác dụng phụ từ việc sử dụng thuốc • Học cách nói chuyện với người khác về tình trạng của bạn • Giúp phát hiện sớm tình trạng trầm cảm đang dần trở nên tồi tệ hơn • Ổn định tâm lý và tinh thần cho người bệnh Trị liệu tâm lý giải quyết chứng trầm cảm một cách hiệu quả và triệt để Chuyên gia tâm lý sẽ giúp người bệnh tháo gỡ những vướng mắc trong tâm trí mà có thể chính thân chủ mình cũng không nhận ra.Hiện nay, trị liệu tâm lý được áp dụng song song với sử dụng thuốc chống trầm cảm và được đánh giá mang lại kết quả 7 khả quan Ở những bệnh nhân bị trầm cảm nhẹ, trị liệu tâm lý có thể kiểm soát các biểu hiện của bệnh mà không cần một số phương pháp khác Các dạng tâm lý trị liệu Liệu pháp hành vi nhận thức Đây là liệu pháp giúp bạn trung vào suy nghĩ và hành vi của chính mình giúp bạn tìm ra cách thức mới để đổi phó với những suy nghĩ và hành vi tiêu cực Thay vì đi sâu vào quá khứ để xác định cảm giác hoặc cảm xúc đến từ đầu, liệu pháp hành vi nhận thức giúp bạn trở nên ý thức hơn về niềm tin hoặc hành động của mình đang góp phần vào trầm cảm như thế nào Một khi những tiêu cực được xác định, nhà trị liệu sẽ làm việc với bệnh nhân của mình để giúp họ thay thế những thái độ tiêu cực thành tích cực hơn Có thể người bệnh sẽ cần làm các bài tập hàng ngày hoặc hàng tuần dưới sự hướng dẫn của nhà trị liệu Hơn 75% những người trải qua liệu pháp hành vi nhận thức có sự cải thiện các triệu chứng trầm cảm đáng kể Liệu pháp tâm lý giữa các cá nhân Liệu pháp tâm lý giữa các cá nhân tập trung vào các mối quan hệ của người bệnh Tìm kiếm những xung đột trong tâm lý trạng thái của người bệnh với những người khác Mối quan hệ trong trường hợp này đề cập đến tất cả các loại kết nối giữa các cá nhân, bao gồm gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và thậm chí cả người lạ Liệu pháp này giúp người bệnh tập trung vào các mối quan hệ thực tế, phát hiện ra những hành vi, cảm xúc không lành mạnh và thay đổi chúng Liệu pháp tâm động học Đây là liệu pháp truyền thống hơn cả Nó liên quan đến việc đi đến gốc rễ tâm lý trầm cảm mà bệnh nhân đang mắc Các bệnh nhân được yêu cầu tham gia tự kiểm tra và phản ảnh trong quá khứ Một trong những mục tiêu là giúp người bệnh xác định các mối quan hệ rắc rối trong cuộc sống của họ và hiểu trầm cảm đến từ đầu Điều này có thể giúp bệnh nhân thấy lý do tại sao họ cư xử như thế và loại bỏ cảm giác tội lỗi hoặc tự trách để họ có thể tiến lên phía trước với cuộc sống tươi đẹp Liệu pháp phân tâm học Là một hình thức của liệu pháp tâm lý dựa trên sự hiểu biết về các quá trình tâm thần vô thức xác định suy e nghĩ, hành động và cảm xúc của một người Liệu pháp giúp xác định và liên kết các quá trình với bất kỳ vấn đề tâm lý hoặc thể chất nào mà họ có thể gặp phải 8 Những người tìm đến trị liệu tâm lý đã không hài lòng với hành vi của họ, nhưng lại không có khả năng thay đổi được Mục đích của trị liệu phân tâm là giúp người bệnh hiểu được những động cơ vô thức đã kiềm giữ không cho họ thay đổi Liệu pháp giải quyết vấn đề Nói chuyện riêng với bác sĩ trị liệu chuyên khoa có thể là một bác sĩ (bác sĩ tâm thần / bác sĩ), tiến sĩ (tâm lý học), bác sĩ tâm thần (PsyD), LCSW (nhân viên xã hội lâm sàng có giấy phép) hoặc NP (y tá) với kinh nghiệm trong điều trị trầm cảm và rối loạn tâm trạng khác Bác sĩ trị liệu của bạn có thể dạy bạn nhiều hơn về trầm cảm và giúp bạn hiểu về bệnh trầm cảm của bạn Liệu pháp này có thể giúp bạn phát triển các chiến lược để giải quyết hoặc quản lý căng thẳng và giữ cho bệnh trầm cảm không trở nên tồi tệ hơn Các phiên họp riêng tư có thể giúp bạn xác định những căng thẳng và yếu tố gây ra trầm cảm Bác sĩ trị liệu có thể giúp bạn làm việc thông qua các vấn đề ở nhà hoặc tại nơi làm việc và khuyến khích bạn duy trì kết nổi lành mạnh với gia đình và bạn bè Bác sĩ trị liệu của bạn cũng có thể giúp bạn áp dụng các thói quen tốt, như đảm bảo bạn uống thuốc, gặp bác sĩ thường xuyên và ngủ đủ giấc Liệu pháp tập trung vào khách hàng Bác sĩ chuyên gia trị liệu tâm lý của bạn sẽ không tập trung vào việc cung cấp các giải thích hoặc hướng dẫn cụ thể Thay vào đó, họ sẽ cung cấp sự đồng cảm, chấp nhận, tôn trọng và hỗ trợ vô điều kiện Điều này có thể giúp bạn cảm thấy được trao quyền và có khả năng tìm ra giải pháp cho các vấn đề của riêng bạn Mối | quan hệ chấp nhận và đồng cảm với chuyên viên trị liệu của bạn có thể giúp bạn trở nên tự nhận thức và tự chủ Liệu pháp gia đình Nếu bạn chán nản, gia đình bạn cũng cảm thấy như vậy Liệu pháp gia đình là một cách tuyệt vời để người thân của bạn tìm hiểu về trầm cảm và những dấu hiệu cảnh báo sớm Các nghiên cứu cho thấy rằng các phiên gia đình thực sự có thể giúp điều trị, cũng như cải thiện lối sống, tuân thủ thuốc và thói quen ngủ Nó cũng cho phép bạn và các thành viên gia đình của bạn nói về những căng thẳng của cuộc sống với trầm cảm Tất cả các bạn có thể cảm thấy thoải mái hơn khi nói chuyện cởi mở với một nhà trị liệu ở đó để hướng dẫn cuộc trò chuyện Tùy theo nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ cũng có thể chỉ định thêm một số phương pháp, liệu pháp khác như: 9 Điều trị triệt để các tổn thương thực thể tại não (hút máu tụ trong sọ não, cắt u não, điều trị viêm não,…) trong trường hợp trầm cảm do các bệnh lý ở não bộ Tiến hành cai nghiện cho bệnh nhân bị trầm cảm do nghiện rượu và sử dụng chất kích thích Trong trường hợp bệnh nhân bỏ ăn, kích động và có hành vi tự sát, cần nhập viện trong thời gian sớm nhất để tránh các tình huống đáng tiếc.Sử dụng thuốc hay can thiệp vào cơ thể III Kết luận Qua việc nghiên cứu đề tài tôi đã làm rõ được Trầm cảm, rối loạn trầm cảm (Depression) là một bệnh rối loạn tâm trạng thường gặp Ngoài ra, trầm cảm còn là chứng bệnh về tâm thần học do sự rối loạn hoạt động của não bộ gây ra Các biến chứng bất thường trong tâm lý đã tạo ra nhiều biến đổi bất thường trong suy nghĩ, hành vi và biểu hiện Có 7 nguyên nhân phổ biến gây lên bệnh Rối loạn trầm cảm đầu tiên dễ nhận thấy nhất là do Yếu tố di truyền,thứ hai là Do stress, tiếp đến là do người bệnh căng thẳng mệt mỏi kéo dài, hay là lạm dụng thuốc hoặc sử dụng không theo chỉ định, có thể là do Não bộ gặp phải một số chấn thương, sử dụng các chất kích thích – chất cấm, cuối cùng là do mất ngủ – khó ngủ kéo dài Tùy theo những trường hợp cụ thể mà chuẩn đoán nguyên nhân gây ra căn bệnh Theo DSM V(Rối loạn điều hòa khí sắc DMDD).Bệnh khởi phát vào lứa tuổi trước 10 tuổi và các cơn xảy ra ít nhất 3 lần/ tuần và kéo dài hàng năm Rối loạn trầm cảm chủ yếu (MDD) Bệnh khởi phát lặng lẽ, mơ hồ, biểu hiện khác nhau ở từng độ tuổi, giới tính khác nhau – ít nhất 5 trong 9 triệu chứng, kéo dài 2 tuần Rối loạn trầm cảm dai dẳng (Loạn khí sắc): Hình thức nhẹ và trung bình của bệnh trầm cảm theo DSM V Kéo dài 2 năm, hầu như mỗi ngày (1 năm với trẻ nhỏ) Nhiều nguy cơ phát triển chứng trầm cảm nặng.Rối loạn cảm xúc tiền kinh nguyệt: Rối loạn cảm xúc do hoocmon gây ra theo DSM V Đánh giá hàng ngày trong vòng ít nhất 2 chu kỳ xuất hiện bệnh sau đó.Ít nhất 5 triệu chứng xuất hiện trước kỳ kinh, nghiêm trọng trong vài ngày sau đó và dần thuyên giảm vào tuần kế tiếp Rối loạn do một bệnh cụ thể: Một giai đoạn nổi lên trong bệnh lâm sàng là khí sắc trầm kéo dài hoặc giảm đáng kể hứng thú các hoạt động giải trí.Điều trị sớm sẽ tốt hơn rất nhiều cho người bệnh, Sẽ xác định được mức độ trầm cảm của bệnh nhân và xác định nguyên nhân cụ thể gây trầm cảm Khi điều trị cho kết quả, cần duy trì thêm 6 tháng để ổn định tình trạng và phòng ngừa tình trạng tái phát Các phương pháp điều trị : Một là Sử dụng thuốc là phương pháp được các bác sĩ chuyên khoa thần kinh, tâm thần tại các bệnh viện lựa chọn trong điều trị trầm cảm Hai là liệu pháp sốc điện (ECT) Cuối cùng là Trị liệu tâm lý Tâm lý trị liệu là các phương pháp, kỹ thuật mà nhà tâm lý trị liệu sử dụng thông qua cách thức giao tiếp nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe, tinh thần, tháo gỡ các vấn đề trong cảm xúc và hành vi của người bệnh Trị liệu tâm lý cho bệnh nhân trầm cảm hướng đến thay đổi cảm xúc, nhận thức và hành vi thông qua các liệu pháp 10 tâm lý và mối quan hệ trị liệu nồng ấm Với những bệnh nhân trầm cảm nặng, sau giai đoạn can thiệp y tế, trị liệu tâm lý mang tính củng cố và duy trì kết quả do can thiệp y tế mang lại Mối quan hệ trị liệu còn phòng ngừa hành vi tự sát ở bệnh nhân trầm cảm Trị liệu tâm lý giải quyết chứng trầm cảm một cách hiệu quả và triệt để Chuyên gia tâm lý sẽ giúp người bệnh tháo gỡ những vướng mắc trong tâm trí mà có thể chính thân chủ mình cũng không nhận ra.Hiện nay, trị liệu tâm lý được áp dụng song song với sử dụng thuốc chống trầm cảm và được đánh giá mang lại kết quả khả quan Ở những bệnh nhân bị trầm cảm nhẹ, trị liệu tâm lý có thể kiểm soát các biểu hiện của bệnh mà không cần một số phương pháp khác Các dạng tâm lý trị liệu như là Liệu pháp hành vi nhận thức, tâm lý giữa các gia đình, phân tâm học, giải quyết vấn đề, tập trung vào khách hàng, và liệu pháp gia đình Trong trường hợp bệnh nhân bỏ ăn, kích động và có hành vi tự sát, cần nhập viện trong thời gian sớm nhất để tránh các tình huống đáng tiếc.Sử dụng thuốc hay can thiệp vào cơ thể Như vậy, Sau khi nghiên cứu xong đề tài bản thân tôi nhận thấy được tính cấp thiết của căn bệnh này, cần được nhiều người biết tới, đây là một bệnh khá là phổ biến, bất kỳ ai cũng có thể mắc phải dù là đang rất là vui vẻ và không bị di truyền hay là quá khứ đau buồn chỉ cần có một biến cố ngay tại thời điểm hiện tại vượt quá khả năng của người đó chịu đựng thì vẫn có thể bị bệnh trầm cảm lâu dài về sau Có một số người cho rằng đây chỉ là hiện tượng buồn bã, u sầu một thời gian sẽ khỏi bệnh và không có bất kỳ một vấn đề gì cả, nhưng cứ thế để lâu dần có thể họ sẽ bị nặng hơn dẫn đến nghĩ tới việc tệ nạn xã hội nhiều hơn, và thất bại với cuộc sống, xã hội xa lánh, không một ai lắng nghe, thu hẹp và cô độc lại, khiến cho họ trở lên trầm trọng hơn, càng ngày có nhiều ca, trường tự tử đau lòng Câu chuyện được đặt ra là chỉ một phần ít người quan tâm về lý do tận gốc, tâm lý bất ổn và cách sống cần được thay đổi,… Mặt khác thì họ chỉ trích, nói những lời khó nghe, đau lòng thêm cho người thân, cũng như gây ra sự mặc cảm giữa người với người trong xã hội Thay vì vậy tại sao chúng ta không tìm ra những giải pháp để cùng nhau chống lại vấn đề Trầm cảm dẫn đến tự tử Hy vọng những giải pháp cũng như những kiến thức nêu trên có thể giúp mọi người hiểu rõ và giảm bớt triệt để tình trạng thờ ơ thay vào đó là cảm thông và can thiệp sớm nhất có thể tới người bệnh Đặc biệt là hiểu để có thể bảo vệ bản thân, gia đình và xã hội nói không với tình trạng cô đơn, cô độc, trầm cảm không ai thấu hiểu dẫn đến kết cục tự tử đau lòng TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 - ICD – 10 (1992) 2 Bloch S., Singh B (2004) Cơ sở lâm sàng Tâm thần học (Biên dịch: Trần Viết Nghị và cộng sự) NXB Y học 11 3 Thảo Ly, (03/01/2018), “12 nguyên nhân trầm cảm ít ai ngờ tới” https://hellobacsi.com/tam-ly-tam-than/tram-cam-roi-loan-cam-xuc/12nguyen-nhan-tram-cam-it-ai-ngo-toi/ 4 Doan Truc,09/10/2017, “Trị liệu tâm lý vượt qua cơn bão trầm cảm” https://www.elle.vn/bi-quyet-song/tri-lieu-tam-ly-vuot-qua-con-baotram-cam 5 Vân Anh, (25-11-2019), “ Báo động bệnh trầm cảm ở giới trẻ Việt Nam hiện nay” https://cuocsongantoan.vn/bao-dong-benh-tram-cam-o-gioitre-viet-nam-hien-nay-24644.html 6 Phạm toàn,(2020), Tâm bệnh học, Nhà xuất bản Trẻ, tr306-313 ... vào thể III Kết luận Qua việc nghiên cứu đề tài làm rõ Trầm cảm, rối loạn trầm cảm (Depression) bệnh rối loạn tâm trạng thường gặp Ngồi ra, trầm cảm cịn chứng bệnh tâm thần học rối loạn hoạt động... DẠNG TRẦM CẢM THEO DSM V  RỐI LOẠN ĐIỀU HỊA KHÍ SẮC (DMDD)  RỐI LOẠN ĐIỀU HỊA CHỦ YẾU (MDD)  RỐI LOẠN TRẦM CẢM DAI DẲNG ( LOẠN KHÍ SẮC )  RỐI LOẠN CẢM XÚC TIỀN KINH NGUYỆT  RỐI LOẠN DO MỘT BỆNH... bệnh thể khác Tiểu sử bệnh cho thấy rối loạn hậu sinh lý bệnh trực tiếp bệnh thể khác Rối loạn khơng giải thích tốt rối loạn tâm thần khác Rối loạn không xuất trạng thái sảng Rối loạn gây đau

Ngày đăng: 31/12/2021, 09:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w