1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp pháp triển thị trường vận tải hành khách của hãng hàng không quốc gia việt nam vietnam airlines trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

77 4 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIÊN KHOA KINH TE QUOC TE ~¢e Gs LL eo - XS KHOA LUAN TOT NGHIEP Dé tai

GIAI PHAP PHAT TRIEN THI TRUONG VAN TAI HANH KHACH CUA HANG HANG KHONG QUOC GIA

VIET NAM -VIETNAM AIRLINES- TRONG BOI CANH HOI NHAP KINH TE QUOC TE

Giảng viên hướng dẫn : TS.Trịnh Tùng Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Trà My Mã sinh viên : 5073106103

Lớp : KTĐN7A

Khoa : Kinh tế quốc tế Chuyên ngành : Kinh tế đối ngoại

HÀ NỘI - NĂM 2020

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Đề tài “Giải pháp phát triển thị trường vận tải hành khách của hãng hàng không quốc gia Việt Nam- Vietnam Airlines trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” là công trình nghiên cứu độc lập của tác giả dưới sự hướng dẫn cua TS Trinh Tung

Các số liệu thông tin trong bài khóa luận đều hoàn toàn trung thực, có nguồn gốc được trích dẫn rõ ràng, khách quan và có tài liệu tham khảo đính kèm đây đủ rõ ràng chính xác

Tác giả hoàn toàn chịu mọi trách nhiệm về nội dung nghiên cứu, nguồn

trích dẫn thông tin và tính trung thực của bài khóa luận tốt nghiệp

Hà Nội, tháng 06 năm 2020 Sinh viên

Trang 3

LOI CAM ON

Đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn toàn thê Ban giảm đốc Học viện Chính sách và Phát triển cũng như các thầy cô khoa Kinh tế quốc tế đã giúp tơi hồn

thành khóa luận tt nghiệp này

Đặc biệt, xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS.Trinh Tung — Phó khoa kiêm giảng viên khoa Kinh tế quốc tế trong suốt thời gian qua đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ đề tôi có thê hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này

Trang 4

DANH MUC CAC CHU CAI VIET TAT

ASEAN Hiệp hội các quốc gia Dong Nam A (Association of South East Asian Nations)

CNTT Cong nghé Thong tin CTCP Công ty cô phần DBCL Đảm bảo chất lượng GCI Nang luc canh tranh toan cau (Global Competitiveness Index) HK Hàng không

HKQT Hang không quốc tế

LATA Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (International Air Transport Association)

IATP Tổ chức hãng hàng không quốc tế dùng chung các nguồn nhân lực (International Airlines Techmical Pool)

ICAO Tổ chức hàng không dân dụng thé gidi (International Civil Aviation Organization)

KHKT Khoa hoc ky thuat

LCA Hang hang khong gia re (Low cost Airlines) OCC Trung tâm kiểm soát và khai thác

PCTT Pháp chế thanh tra SXKD San xuat kinh doanh

TA Hãng hàng không truyén thong (Traditional Airlines )

TCCB & LĐTL | Tổ chức cán bộ và Lao động tiền lương

TNHH Trách nhiệm hữu hạn

TP.HCM Thành phố Hỗ Chí Minh VNA Vietnam Airlines

VTHK Van tai hang khong

WB Ngân hàng thê giới (World Bank)

WEF Diễn đàn kinh tế thế giới (World Economic Forum)

WTO Tổ chức Thương mại Thẻ giới (World Trade Organization) XN

PVKTTMMD Xi nghiép phuc vu ky thuat thuong mai mat dat

Trang 5

DANH MỤC SƠ ĐỎ, BẢNG BIEU

Bang1.1: Co hoi phat triển thị trường .- - 5 SE x1 E SE E121 1181111 ggre, 8 Biêu đồ 2.1 - Thị phần cung ứng hàng không Việt Nam 2019.0 ccc 22 Hình 2.1- Sơ đồ cơ cấu tổ chức hãng HK quốc gia Việt Nam . .cccccss¿ 25 Bảng 2.I- Đội máy bay VNA Q QLLQ L TH HH n HT HH TH TT Tnhh he re 29

Biêu đô 2.2: Tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 2015-2019 cccsá: 31

Biêu đô 2.3: Lượt khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2017-2019 31 Bảng 2.2- Kết quả kinh doanh của hãng HK quốc gia VN giai đoạn 2017-2019 35 Bảng 2.3- Tỷ lệ đánh giá khách hàng tương ứng với mức giá về của VNA năm 2019 40 Biểu đồ 2.4- Lượng khách và tăng trưởng của thị trường vận tải khách quốc tế của

VINA giat doan 2017-2019 .aa 42

Trang 6

MỤC LỤC

09090 8290090 77 i

LỜI CẢM ƠÌN 5< 9 9 SH 9 0 SH 9 g0 6 5e e se li DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIỆT TÁTT «-< << sescseseseseseseesesssssese iii DANH MỤC SƠ ĐỎ, BẢNG BIỂU -5 << 5< =5 ssEsEsEsEsEsEsEesesssssese iv MO DAU Lu eccccccccssccssccsccccscccsccusceuccececcussccesecusceusceuscecescesesesceesceecs 1 Chuong 1: LY LUAN CHUNG VE SU’ PHAT TRIEN THI TRUONG VAN

TAI HANH KHACH CUA HANG HANG KHONG QUOC GIA VIET NAM

TRONG BOI CANH HOI NHAP KINH TẾ QUỐC TẾ 5-5-5 4 1.1 Lý luận chung về thị trường và phát triỀn thị trường -. s-«- 4

ITNNN(V, 1.210.086 vn 4

1.1.2 Phái triển thị HƯỜNg TT HT HH HH HH HH HH2 6 1.2 Thị trường vận tải hàng không 11

1.2.1 Đặc điỂM i ee tee tee te ttt eee LI

1.2.2 Vai trò cua van tai hang AON co cc i ie i ee te ee ee LD 1.3 Các yếu tố ảnh hướng đến sự phát triển của vận tải hàng không 15

1.3.1 Yếu tô khách QHỚNH cee cee ee cee cee tee nh HH HH nay se sẽ sẽ se so ca sẻ TÔ

IS (NT nNưynỚgẶa -s454ỶÝỶÝỶ veeeees L7 1.4 Hội nhập kinh tế quốc tẾ 2-1 5 5212313 5E5EE1111121512111 T111 Eererrei 19 Chuong 2: THUC TRANG THI TRUONG VAN TAI HANG KHACH CUA

HANG HANG KHONG QUOC GIA VIET NAM- VIETNAM AIRLINES

TRONG BỎI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 5-5-< 20 2.1 Sự phát triển của ngành hàng không Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tẾ QUỐC KẾ <-<- «<< << E3 E9 S3 E333 SE ề E868 5 311 E4 9844554054050 E5656 20

2.1.1 Tình hình hội nhập kinh tế quốc tẾ của Việt NHI ST St tsrxi 20

2.1.2 Sự hội nhập của ngành hàng không liệt NGHI ĂằẶẶẶ + kàa 21

2.1.3 Thị phân hàng không Việt NGHI 5S SE SE ii 22

2.2 Tổng quan về hãng hàng không quốc gia Việt Nam- Vietnam Airlines 23 2.2.1 Quá trình phát tFIỂH c1 5111121 1215111211211 111tr yu 23 2.2.2 Cơ cấu bộ máy tỖ CHỨC St E1 11 E111 E11111112111111 11g 25

2.2.3 Các dịch vụ KiHh (OQHỦH à H HH TH TH TK TT TT Ea 27 2.2.4 Cơ sở vật chất và nguồn HhÁH ỦỤC QC HH SH TK TK nên 27

Trang 7

2.4 Thực trạng về thị trường vận tải hành khách của hãng hàng không quốc gia Việt Nam- Vietnam Airlines trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc

COE EE LEED EEE EEE (đ 35

2.4.1 Tinh hình kinh doanh nói chung của hãng hàng không quốc gia Việt Nam 4/2/82/92//020/78/64/620n077Ẽ757Ẽ 7 = a - -ai 39 2.4.2 Thực trạng về sự phát triên thị trường vận tải hành khách của hãng hàng không quốc gia Việt Nam giai đoạn 2017- 2019 S2 tre 3ó 2.4.3 Các thị ITƯÒNG CHÍNH TQ TS TT TT TT KT tk rep 42 2.5 Đánh giá thị trường vận tải hành khách của hãng hàng không quốc gia Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế - ccccccccccS Sen 46 DDL, TRAN CONG 6 n61HA.AA.,(,AAa::( äAAA Ỉỗ 46

P.1 ns 47

P.1 naẶc.Aạ 48

Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIÊN THỊ TRƯỜNG VẬN TẢI HANH KHACH CUA HANG HANG KHONG QUOC GIA VIET NAM TRONG BOI CANH HOI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẺ 5-5 Scccse2 51 3.1 Xu hudng phát triển của sự phát triển vận tải hàng không trong khu vực và trên thế giới nh n HT E1 11111111111111 111011 TH T HH HH TH niệu 51 3.2 Định hướng và chiến lược phát triỂn ScnS 3E iyg 51 3.2.1 Định hướng phái IFÍÊH ST TH E1 HH HH nano 3j 3.2.2 Chiến lược phái IFlỄH ác c2 S tk E112 1212 22T neo 32 3.3 Một số kiến nghị 0Q nnnE221 21222222121 reo 52 3.3.1 DOI VOI NAG UCC ceccecccccesesceeteseeseeteseeneeesesneeeetesneneeseseesesieeesnsseseeeeneeneneenee 52 3.3.2 Đối với Hãng hàng không quoc gid Viet NAM ccccccccecccccececcsesesesstsseseeseeee 34

4ð 000 0 68

Trang 8

MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài

Ngành Hàng không được dự báo tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới với động lực tăng trưởng chính sẽ đến từ hành khách nội địa do Việt Nam hiện đang ở thời kỳ dân số vàng, thu nhập bình quân đầu người và tầng lớp trung lưu đang gia tăng và lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ấn tượng, sẽ thúc đây nhu cầu vận chuyền bằng máy bay, dòng vốn đầu tư FDI vào Việt Nam vẫn tiếp

tục tăng mạnh thúc đây nhu câu vận tải hành khách và hàng hóa Theo thống kê

khoảng 20 năm trở lại đây, tăng trưởng hàng không gắn chặt với tôc độ phát triển GDP Tức là GDP tăng 1%, hàng không sẽ tăng 1.5 đến 2% Ngược lại, nếu GDP giảm 1%, hàng không cũng sẽ giảm tương ứng Như vậy, tăng trướng của ngành hàng không của Việt Nam không có gì ngạc nhiên mà đồng hành với tăng trưởng của nên kinh tế

Gitt vai tro chu lực trong giao thông hàng không Việt Nam, trải qua hơn 20 năm không ngừng phát triển, Vietnam Airlines đã khăng định vị thế là một Hãng hàng không quốc gia có quy mô hoạt động toàn cầu và có tầm cỡ tại khu vực Bên cạnh đó, việc trở thành thành viên của các Hiệp hội hàng không quốc tế như ICAO, LATA, Skyteam cũng là một bước tiễn mang lại nhiều cơ hội phát triển cho hãng Tuy nhiên, do nhu cau đi lại của người dân ngày càng tăng, số lượng hãng hàng không mới đang liên tiếp “xếp hàng” chờ bay Nếu như đầu năm nay chỉ có Bamboo Airways, thì giờ đây có thêm ít nhất 3 thương hiệu khác đang chuẩn bị tham gia vào thị trường này là Vinpearl Air, Vietravel Airlines và KiteArr Việc thêm nhiều hãng hàng không mới tham gia thị trường mang đến nhiều sự lựa chọn cho khách hàng nhưng lại là sự cạnh tranh gay gắt giữa các hãng hàng không giá rẻ mới với hàng không truyền thông- đại diện là Vietnam Airlines

Trước thực tế đó, khóa luận với đề tài “Œidi pháp phát triển thị trường vận tải hành khách của hãng hàng không quốc gia Viét Nam- Vietnam Airlines

trong boi canh hoi nhap kinh té quoc té” được thực hiện với mục đích tìm hiểu

rõ hơn về thị trường vận tải hàng không nói chung , và đặc biệt là thị trường vận tải hành khách của Vietnam Airlines nói riêng, qua đó người viết mong muốn đem đến những giải pháp thúc đây sự phát triển thị trường vận tải hành khách của Vietnam Airlines trong thời gian tới

2 Tình hình nghiên cứu

Đối tượng “Thị trường vận tải hành khách” không còn là một đối tượng nghiên

Trang 9

dung đưa ra các giải pháp phát triển hoạt động vận tải hành khách nội địa, giải pháp nâng cao năng lực vận tải của hãng hàng không quốc gia Việt Nam, hay nghiên cứu

tập trung vào biện pháp phát triển hoạt động vận tải hành khách nội địa của Vietnam

Airlines, và có thế còn nhiều công trình nghiên cứu khác mà người viết chưa có

điều kiện tiếp cận Bài khóa luận này được thực hiện dựa trên những thông tin,

nguôn tài liệu được cập nhật gần đây nhất, cùng với những đánh giá, những công

trình nghiên cứu làm tài liệu tham khảo, từ đó đưa ra một vài nhận định của người

viết về đôi tượng nghiên cứu 3.Mục tiêu nghiên cứu

- _ Tổng quan lý luận về thị trường và phát triển thị trường vận tải hàng không

Việt Nam

- - Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển thị trường vận tải hành khách của

hãng hàng không quốc gia Việt Nam- Vietnam Airlines trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

- _ Để xuất một số giải pháp nhằm phát triển thị trường vận tải hành khách của Vietnam Airlines trong tương lai

4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Doi tượng nghiên cứu của khóa luận là 7 ?rường ván tái hành khách của hãng

hàng không quốc gia Việt Nam- Vietnam Airlines

Phạm vi nghiên cứu của khóa luận là thi trirong vdn tai hanh khach cua Vietnam Airlines với các số liệu, thống kê, bảng biểu, dẫn chiếu, minh hoa trong giai đoạn

2017-2019

Š.Phương pháp nghiên cứu

Khóa luận được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp suy diễn và quy nạp, theo cách thức phân tích- tống hợp các sô liệu, sự kiện, tài liệu có được; cùng với phương pháp so sánh để đưa ra những đánh giá và nhìn nhận của cá nhân người viết về đối tượng nghiên cứu

6.Kết câu khóa luận

Khóa luận tốt nghiệp được chia làm ba phân:

Chương I: Lý luận chung về sự phát triển của thị trường vận tải hành khách của hãng hàng không quốc gia Việt Nam- Vietnam Airlines- trong bỗi cảnh hội nhập

kinh tế quốc tế

Trang 11

Chương I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ SỰ PHÁT TRIÊN THỊ TRUONG VAN TAI HANH KHACH CUA HANG HANG KHONG QUOC GIA VIET NAM TRONG BOI CANH HOI NHAP KINH TE

QUOC TE

1.1.Lý luận chung về thị trường và phát triển thị trường Lid Khai niém thi trưởng

a Khai niém thi truong

Theo nghĩa rộng, thị trường là nơi chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm

và/hoặc tiền tệ nhăm mục đích thỏa mãn nhu cầu của hai phía cung- cau (vé mot

loại sản phẩm nhất định) theo các thông lệ hiện hành, từ đó xác định rõ số lượng và giá cả cân có của sản phẩm

Theo nghĩa hẹp, thị trường là tông thê các quan hệ kinh tế giữa các chủ thê mua, chủ thê bán, xác định giá cả, lượng cung, lượng câu các hàng hóa và dịch vụ; quá đó sẽ xác định việc phân bồ và sử dụng tài nguyên khan hiếm của xã hội

b Đặc điểm của thị iruong

Thị trường hoạt động theo các quy luật kinh tế khách quan như là quy luật cung câu, cạnh tranh, giá cả, giá trị cơ chế này được gọi là cơ chế tự điều tiết nó

diễn biến tự nhiên Bên cạnh sự vận động khách quan của các quy luật kinh tế

trên thị trường còn có sự tác động tham g1a của các cơ quan quản lý nhà nước bao gôm chính phủ các bộ ngành các địa phương, các đơn vị trung gian sự tham gia

của các cơ quan là nhăm khắc phục những mặt trái của cơ chế thị trường tự điều

tiết phát sinh ra co ché thi trường có sự điều tiết của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa

Thị trường là luôn luôn biến động do sự tác động của nhiều nhân tố khác

nhau Trong quá trình kinh doanh doanh nghiệp phải luôn nắm bắt kịp thời sự biến động của thị trường, trên cơ sở hiểu rõ các nhân tô ảnh hưởng và tác động, mức độ tác động của các nhân tô này đề điêu chỉnh phương án, kê hoạch kinh doanh cho thích hợp với với mọi thời điểm khác nhau

Thị trường ngày được mở rộng làm cho thị trường khu vực gắn liền với thị

trường thế giới, thị trường quốc gia găn liên thị trường quốc tê Từ đó hàng hoá của doanh nghiệp trong mối quan hệ nhu câu của người tiêu dùng sẽ ngày trở nên

đồng nhất hơn dựa theo tiêu chuẩn quốc tÊ Tuy nhiên vẫn có sự khác biệt về

Trang 12

gia khác nhau Mặc dù có tính đông nhất hàng hoá được cung ứng theo nhu câu của người tiêu dùng ngày cảng cao hơn, tuy nhiên có sự khác biệt

c Các vễu tổ cấu thành của thị trường

- Cung hàng hóa: Là toàn bộ khối lượng hàng hoá đang có hoặc sẽ được đưa ra bán trên thị trường trong một khoảng thời gian nhất định và mức giá đã biết trước

Các nhân tô ảnh hưởng đến cung: + Các yếu tô về giá cả hàng hoá + Các yếu tô về chỉ phí sản xuất + Câu hàng hoá

+ Các yêu tô về chính trị xã hội

+ Trình độ công nghệ

+ Tài nguyên thiên nhiên

- _ Câu hàng hóa: Là nhu câu có khả năng thanh toán Các nhân tố ảnh hưởng: + Quy mô thị trường + Gia cả hàng hoá + Thu nhập + Khẩu vị hay sở thích + Cung hàng hoá

+ Giả cả của những mặt hàng khác có liền quan

- Giá cả thị trường: Mức giá cả thực tế mà người ta dùng để mua và bán hàng hoá trên thị trường, hình thành ngay trên thị trường

Các nhân tô ảnh hưởng đến giá cả thị trường + Nhóm nhân tổ tác động thông qua cung hang hoa + Nhóm nhân tổ tác động qua câu hàng hoá

+ Nhóm nhân tô tác động thông qua sự ảnh hưởng một cách đông thời tới cung, cau hang hoa

Trang 13

Cạnh tranh được xem xét dưới nhiều khía cạnh: Cạnh tranh tự đo, cạnh tranh

thuan tuý, cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh mang tính độc quyên, cạnh tranh lành

mạnh và cạnh tranh không lành mạnh 1.1.2 Phát triển thị trường

q Khái niệm

Phát triển thị trường là tổng hợp các cách thức, biện pháp, phương hướng, đường lỗi mà doanh nghiệp áp dung dé đưa khối lượng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường đạt mức tối đa

Đề phát triển thị trường, ngoài việc đưa sản phẩm hiện tại vào bán trong thị trường mới, các doanh nghiệp còn chú trọng đến việc phát triển và đáp ứng tốt thị trường hiện tại nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, từ đó gia tăng và mở rộng thị phân, phát triển thị trường ngày một lớn hơn

b Sự cân thiết phải phát triển thị trường

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nảo thì thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp cũng là vẫn đề sống còn

Thứ nhất, mục đích của nhà sản xuất là để bán để thoả mãn nhu câu của người tiêu dùng Vì vậy còn thị trường thì còn sản xuất kinh doanh, mất thị

trường thì sản xuất kinh doanh bị đình trệ

Thứ hai, thị trường hướng dẫn hoạt động sản xuất kinh doanh Các nhà sản

xuất kinh doanh căn cứ vào cung câu, giá cả thị trường để quyết định sản xuất cái gi? Bao nhiéu? Cho ai?

Thứ ba, thị trường phan chiếu hoạt động sản xuất kinh doanh của đoanh

nghiệp Qua công tác nghiên cứu thị trường sẽ thấy được tốc độ, trình độ và quy

mô của hoạt động sản xuất kinh đoanh

Thứ tư, thị trường là nơi quan trọng đề đánh giá, kiếm nghiệm, chứng minh tính đúng đăn của các chủ trương, chính sách, biện pháp phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Thị trường còn phản ánh các quan hệ xã hội, hành vi giao tiệp của con người, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh doanh

Hơn nữa, khi chuyên sang nên kinh tế thị trường bất cứ doanh nghiệp nào cũng gặp phải sự cạnh tranh gay gắt và quyết liệt trên thị trường không chỉ là với sản phâm nhập khẩu mả còn ngay cả với các đơn vị sản xuất kinh doanh trong nước

Trang 14

trường Thị trường luôn luôn biên dong, do vay dé thanh cong trong hoat dong sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp phải thường xuyên năm bat, quan tam đến thị trường và không ngừng phát triển thị trường Hoạt động trong cơ chế thị

trường mà không năm bắt được cơ hội, sự vận động của nên kinh tế, không biết áp dung khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp sẽ bị tụt hậu

và sớm bị loại bỏ ra khỏi thị trường Doanh nghnghiệp phải thường xuyên nắm bắt, quan tâm đến thị trường và không ngừng phát triển thị trường Hoạt động trong cơ chế thị trường mà không nắm bắt được cơ hiệp muốn thành công thì không thể chỉ giành lấy một mảng thị trường mà phải vươn lên nắm vững thị trường, thường xuyên mở rộng và phát triển thị trường

e Nội dung phái triển thị trường

Phát triển thị trường nhằm tìm kiếm cơ hội hấp dẫn trên thị trường Có rất nhiều cơ hội hap dẫn trên thị trường nhưng chỉ những cơ hội phù hợp với tiêm năng và mục tiêu của doanh nghiệp mới được coi là cơ hội hấp dẫn Các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường nói chung chỉ quan tâm đến các cơ hội hấp dẫn Các cơ hội đó được tóm tắt dưới bảng sau:

Bảng] 1: Cơ hội phát triển thị trường Sản pham , San pham hién tai San pham moi Thi truong

Thị trường hiện tại Xâm nhập thị trường Phát triển thị trường Thị trường mới Phát triển thị trường Đa dạng hóa sản phẩm

Nguồn: Giáo trình Kinh tế vi mô, Nguyễn Văn Công (2008) Sản phẩm cũ: Là những sản phẩm mà các doanh nghiệp đã và đang sản xuất

kinh doanh, tại thị trường hiện tại khách hàng đã quen thuộc với sản phâm nay

San pham mới: Được hiểu theo hai khía cạnh

Sản phẩm mới hoàn toàn: Là sản phâm lần đâu tiên xuất hiện trên thị trường, chưa có sản phẩm đồng loại khác Người tiêu dùng chưa quen dùng với sản phẩm này

Trang 15

Thị trường cũ: Còn được gọi là thị trường truyền thống, đó là những thị trường mà doanh nghiệp đã có mặt trên thị trường Trên thị trường này doanh nghiệp đã có các khách hàng quen thuộc

Thị trường mới: Là thị trường mà doanh nghiệp chưa tiến hành các hoạt động kinh doanh buôn bán trên thị trường này

đ Phân loại phát triên thị trường

- Phat trién thi truong theo chiéu rong

Lựa chọn phát triển thị trường theo chiều rộng sẽ thích hợp với những

ngành nghề và lĩnh vực chưa có đối thủ cạnh tranh, hoặc có cạnh tranh nhưng

chưa cao Việc phát triển theo chiêu rộng sẽ có nhiều vùng địa lý mà đối thủ chưa tìm đến sẽ khiến doanh nghiệp tiếp cận được nhiều khách hàng tiêm năng, vì chưa có đối thủ nên doanh nghiệp sẽ là lựa chọn duy nhất của khách hàng Đây được xem là lợi thế của ngành chưa có nhiều đối thủ cạnh tranh

- Mở rộng thị trường theo vùng dia ly

Phát triển thị trường theo chiêu rộng có nghĩa là mở ranh giới thị trường theo khu vực địa lí hành chính Đối với các doanh nghiệp nhỏ, việc phát triển theo vùng địa lí có thể đưa sản phẩm của mình sang tiêu thụ ở các vùng khác Việc mở rộng theo vùng địa lí làm cho số lượng người tiêu dùng tăng lên và tăng doanh số Tuy theo khả năng mở rộng tới các vùng lân cận hoặc xa hơn nữa là vượt khỏi biên giới quốc gia mà khôi lượng hàng hoá tiêu thụ sẽ tăng lên Hiện nay nhiều công ty lớn mạnh thì việc mở rộng thị trường không chỉ bao hàm vượt ra khỏi biên giới quốc gia, khu vực mà còn vươn ra cả châu lục khác

Tuy nhiên để có thể mở rộng thị trường theo vùng địa lí thì sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra phải phù hợp và có tiêu chuân nhất định đối với những khu vực thị trường mới Có như vậy mới có khả năng sản phâm được chấp nhận và từ đó mới tăng được khối lượng hàng hoá bán ra và công tác phát triển thị

trường mới thu được kết qua

Song trước khi ra quyết định mở rộng thị trường ra một khu vực địa lí khác

thì công tác nghiên cứu thị trường là rất cân thiết, không thể dễ dàng cứ đem sản

phẩm của mình đến một thị trường khác bán ra thành công mà phải xem xét đến

khả năng của doanh nghiệp, có các khó khăn về tổ chức tài chính, nhân lực Nhưng nếu sản phẩm được chấp nhận thì sẻ là điều kiện tốt để doanh nghiệp phát

Trang 16

Đề có thể phát triên thị trường theo vùng địa lí đòi hỏi phải có một khoảng thời gian nhất định để sản phẩm có thể tiếp cận được với người tiêu dung va

doanh nghiệp phải tô chức được mạng lưới tiêu thụ tôi ưu nhất

- Phat trién thi truong theo chiều sâu

Với những lĩnh vực đã có nhiều sự cạnh tranh thì việc mở rộng thị trường sẽ

không mang đến những kết quả cao mà thay vào đó, doanh nghiệp cần phải đào sâu khai thác vào tập khách hàng đã có của doanh nghiệp, giữ chân khách hàng, nghiên cứu và mang đến những khách hàng tiêm năng, những khách hàng thường xuyên sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp

- Xam nhap sau vao thi trường

Đây là hình thức phát triển và mở rộng thị trường theo chiêu sâu trên cơ sở khai thác tốt hơn sản phẩm hiện tại trên thị trường hiện tại Do đó để tăng được doanh số bán trên thị trường nảy doanh nghiệp phải thu hút được nhiều khách hàng hiện tại Với thị trường này, khách hàng đã quen với sản phẩm của doanh nghiệp Do vậy đề thu hút họ, doanh nghiệp có thể vận dụng chiến lược giảm giá thích hợp, tiến hành quảng cáo, xúc tiễn, khuyến mại mạnh mẽ hơn nữa đề không mất đi một doanh nghiệp nào hiện có của mình và tập trung sự tiêu dùng của nhóm khách hàng sử dụng đồng thời nhiều sản phẩm tương tự sang sử dụng duy nhất sản phẩm của doanh nghiệp mình

Việc xâm nhập sâu hơn vào thị trường tiều thụ sản pham hiện tại cũng là một

trong những khả năng phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Mặc dù doanh nghiệp có thuận lợi là năm bắt được các đặc điểm của thị trường này nhưng vấp phải khó khăn là việc người tiêu dùng đã quá quen với sản phẩm của doanh nghiệp Và để gây được sự chú ý, tập trung của người tiêu dùng thì

doanh nghiệp buộc phải có những cách thức và có những chỉ phí nhất định

Xâm nhập sâu hơn vào thị trường còn tuỳ thuộc vào quy mô của thị trường hiện tại Nếu quy mô của thị trường hiện tại của doanh nghiệp quá nhỏ bé thì việc xâm nhập sâu hơn vào thị trường hay nói một cách khác là phát triển thị trường sản phẩm theo chiêu sâu có thể thực hiện ngay cả những thị trường mới Những thị trường này chính là những thị trường doanh nghiệp mới phát triển theo chiêu rộng „người tiêu dùng đã bắt đầu có khái niệm về sản phẩm của doanh nghiệp

- Phân đoạn, lựa chọn thị trường mục tiêu

Trang 17

dùng thành nhóm trên cơ sở các đặc điệm khác biệt về nhu câu, về tính cách hay

hành vĩ gọi là phân đoạn thị trường

Đoạn thị trường là một nhóm người tiêu dùng có phản ứng như nhau đối với cùng một tập hợp những kích thích của Marketing

Mỗi đoạn thị trường khác nhau thì lại quan tâm tới một đặc tính khác nhau

của sản phẩm, cho nên mỗi một doanh nghiệp đều tập trung mọi nỗ lực của minh

vào việc thoả mãn tốt nhất nhu câu đặc thù của mỗi đoạn thị trường Phát triển thị

trường sản phẩm đồng nghĩa với việc doanh nghiệp dùng sản phẩm của doanh nghiệp mình đề thoả mãn tốt nhất bất kỳ một đoạn thị trường từ đó tăng doanh số bán và tăng lợi nhuận Thực tế có rất nhiều khách hàng song không phải tất cả đêu là khách hàng của doanh nghiệp, không phải tất cả đêu là khách hàng trọng điểm Do đó, qua công tác phân đoạn thị trường doanh nghiệp sẽ tìm được phần

thị trường hấp dẫn nhất, tìm ra thị trường trọng điểm, xác định được mặt hang nao

là mặt hàng chủ lực để doanh nghiệp tiễn hành ưu tiên khai thác - - Đa dạng hóa sản phẩm

Nên kinh tế xã hội càng phát triên thì nhu cầu của con người ngảy càng cao, chu kỳ sống của sản phẩm trên thị trường ngày càng ngắn lại Do vậy sản phẩm ngày càng đòi hỏi phải được đôi mới theo chiều hứng tốt và phù hợp hơn với nhu cầu tiêu dùng Quy luật dung tích trong cơ chế thị trường chỉ ra răng mục tiêu cuối cùng của người tiêu dùng là tối đa hóa lợi ích tiêu dùng của mình và cùng với một khối lượng hàng hoá nhất định tiêu dùng tăng lên thì dung tích của nó đôi VỚI người ta giảm đi Nghiên cứu quy luật này, các doanh nghiệp phải bán được hàng khi người tiêu dùng đang ở dung tích tối đa họ sẽ trả với bất cứ giá nào, tránh bán hàng ở dung tích tối thiểu vì người tiêu dùng sẽ dửng dưng với hàng hoá Do vậy phải nghiên cứu dung tích tối đa và dung tích tối thiểu của các loại hàng hoá mà hãng kinh doanh từ đó không ngừng thay đối mẫu mã, kiêu dáng, chủng loại sản phẩm để thay đôi dung tích của người tiêu dùng

Trang 18

1.2 Thị trường vận tải hàng không

1.2.1 Đặc điểm

Tuy mới chỉ là ngành vận tải non trẻ, song những thế mạnh của vận tải HK đã nhanh chóng thu hút được sự chú ý và quan tâm của ngày càng nhiều khách

hàng Công nghệ tiên tiền, hiện đại với độ an toàn cao, sang trọng và thoái mái là

những yếu tô giúp phương thức vận tải này phát triển một cách mạnh mẽ trên toàn thể giới, và trở thành một ngành không thể thiêu với bất cứ quốc gia nào muốn tiến bước trên con đường phát triển kinh tế Bên cạnh những đặc trưng chung của ngành vận tải, vận tải HK có những ưu điểm nồi bật như sau:

Tuyến đường trong vận tải HK là không trung và hầu như là đường thắng, không tốn kém trong việc đầu tư xây dựng đường xá như vận tải đường bộ,

đường sat; it phụ thuộc và vị trí địa lý, địa hình; nhưng lại phụ thuộc vào điều

kiện tự nhiên như khí hậu, thời tiết của từng vùng

- Tốc độ vận chuyên của vận tải HK cao hơn han các phương tiện khác: gấp 27 lần so với đường biến, 10 lần so với đường sông và 8,3 lần so với đường sắt Nhờ có công nghệ và kỹ thuật tiên tiến, khoảng thời gian di chuyển bằng máy bay đã được rút ngắn đi rất nhiều so với các loại hình phương tiện khác nếu xét trên cùng một quãng đường dài Hơn nữa, việc bay theo những mạng đường bay trên không trung đã giúp cho vận chuyền băng đường HK giảm bớt được các thủ tục quá cảnh khi qua biên giới giữa nhiều nước, thay vì phải làm nhiều lần thủ tục nếu đi băng đường bộ hay đường sắt

- Độ an toàn của vận tái HK được đánh giá là cao nhất trong các loại hình

vận chuyên, bởi yếu tố an tồn ln được đề cao hàng đầu và là kim chỉ nam thúc đây khoa học kỹ thuật và công nghệ của ngành phát triển không ngừng Từ đội ngũ phi công, tiếp viên cho đến việc đảm bảo, giám sát về máy móc, nhiên liệu luôn phải tuân thủ nghiêm ngặt nhất theo qui định về an toàn bay

- Là ngành vận tải hiện đại, có khả năng kết noi nhiều vùng trong một quốc gia và nhiều quốc gia trên thế giới với nhau mà các ngành vận tải khác khó thực hiện được Nêu việc di chuyên băng đường bộ, đường sắt hay đường thủy bị hạn chế bởi điều kiện địa lý tự nhiên, thời gian và khả năng phát triển giao thông của từng vùng trong một đất nước, hay của mỗi một quốc gia trên thế giới, thì vận chuyên bằng máy bay sẽ khắc phục được những hạn chế về không gian, thời gian đó

Ưu điểm là vậy, song vận tải HK không phải không có những nhược điểm:

- Vốn đâu tư cho vận tải HK rất lớn, phụ thuộc nhiều vào sự hỗ trợ từ phía

Trang 19

cho cơ sở hạ tầng, phương tiện vận tải và kiêm sốt khơng lưu ln đòi hỏi trình độ kỹ thuật, công nghệ cao, cũng như đội ngũ nhân viên thành thạo về chuyên môn và có năng lực Trong khi những yêu câu này đối với các loại hình phương tiện vận tải khác thì không cao đến như vậy

- Giá cước vận chuyển hành khách và hàng hóa cao hơn nhiều so với các phương tiện vận tải khác, do bao gôm cả các chị phí đầu tư cho trang thiết bị, cơ

so ha tang, phương tiện, nhiên liệu và các dịch vụ phục vụ Do đó, hình thức

vận tải này thường chỉ được dùng để chở người và các loại hàng hóa có giá trị cao, quí hiểm và các loại hàng hóa dễ hư hỏng, thời hạn bảo quản sử dụng ngăn

- Số lượng hành khách và hàng hóa vận chuyển bị hạn chế, đo trọng tải và

dung tích của máy bay nhỏ Nếu một chiếc tàu biến có khả năng chở hàng nghìn hành khách hay hàng tan hàng hóa công kênh thì máy bay lại ngược lại, con số giới hạn nhiêu nhất cũng chỉ hơn sáu trăm người hay vải tấn hàng hóa có kích thước vừa phải trên một chuyên bay

Vận tải hành khách bằng đường HK cũng bao hàm những ưu nhược điểm của ngành vận tải HK nói chung Tuy nhiên, nói chung, đôi tượng của van tai băng đường HK chủ yếu là hành khách và hành lý của họ Hàng hóa vận chuyến bằng hình thức này không phố biến, chỉ tập trung vào một số loại hàng hóa nhất định Vì thế, hầu hết các máy bay hiện nay của thế giới chủ yêu được dùng đề chở khách hoặc kết hợp chở hàng với khối lượng nhỏ Ở Việt Nam, thị trường vận tải hành khách bằng đường HK sôi động và thường xuyên hơn so với thị trường vận tải hàng hóa băng con đường này Nguyên nhân của hiện tượng này xuất phát từ những hạn chê vốn có của ngành vận tải HK, và một nguyên nhân nữa xuất phát từ nội tại và khả năng của Việt Nam, đó là tiềm lực kinh tê của nước ta còn chưa mạnh, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ ngành còn thiếu và yếu, chưa đủ khả năng để đưa vận tải băng đường HK đến gần hơn với doanh nghiệp và cuộc sông của

người dân Mặc dù một số hạn chế trên có ảnh hưởng Ít nhiều tới ngành vận tải

HK nói chung và vận tải hành khách băng đường HK nói riêng, song nhìn chung,

đây vấn là loại hình vận tải được lựa chọn ngày cảng nhiều trên thế giới bởi

những ưu điểm nổi bật so với các loại hình vận tải khác 1.2.2 Vai tro cua van tai hang khong

Vận tải hàng không trong công cuộc phát triên kinh tế đất nước

Trang 20

không thê không tham gia trong quá trình đó, bởi sự vận chuyển hành khách không chỉ đơn thuân là đưa du khách quốc tế đến với đất nước Việt Nam mà còn

là sự giới thiệu, tạo điều kiện đi lại cho các doanh nhân, các đối tác làm ăn đến

tìm kiếm và khai thác cơ hội hợp tác kinh tế với đoanh nghiệp quốc gia mình Vận tải HK được xem là một mắt xích không thể thiếu trong dây chuyền kinh tế của một quốc gia và của toàn câu, bởi bản thân ngành đã có những ưu thế

nhất định

Thứ nhất, vận tải HK có khả năng kết nói nhiều vùng trong một quốc gia và nhiều quốc gia, những khu vực trên thê giới Phạm vi quan hệ kinh tế không chỉ

dừng lại ở quan hệ giữa các trung tâm kinh tế nội tại một đất nước, mà còn được

mở rộng ra các cường quốc kinh tê lớn trên toàn cầu Hơn nữa, trong khi vận tải HK thực hiện vai trò trung gian liên kết với thế giới, thì cơ hội hợp tác không chỉ dành riêng cho bản thân nên kinh tế, mà đồng thời đó cũng là cơ hội hợp tác của chính hãng HK ấy với các hãng HK khác Một khi các hãng HK này thực hiện mở rộng mạng đường bay, tăng số chuyên bay thì điều đó cũng đồng nghĩa với việc quan hệ hợp tác quốc tế được mở rộng hơn

Thứ hai, vận tải HK giữ một vị trí quan trọng trong việc liên kết các phương

thức vận tải với nhau, tạo nên mô hình vận tải đa phương thức hiệu quả, nhanh

chóng Qua đó, ngành vận tải HK giúp ngành vận tải khai thác tối đa những ưu điêm của từng loại hình chuyên chở, cũng như giúp giảm thiểu chi phí và rút ngắn

thoi gian van chuyén, tao diéu kién gia tang loi nhuan

Thur ba, van tai HK giam su chénh léch, giam khoang cach về kinh tế, mức sống giữa các vùng miễn trong một đất nước, từ đó, góp phần tạo sự phát triển Ôn định, đồng đêu giữa các vùng miễn, cải thiện mức sống của người dân

Bên cạnh đó, vận tải HK góp phân hỗ trợ và thúc đây các ngành khác phát triển, từ các ngành như bưu chính viễn thông, du lịch, dầu khí cho đến nông nghiệp, công nghiệp khai thác kim loại quí Sự gia tăng về số lượng du khách đến Việt Nam trong những năm gân đây là một ví dụ điện hình cho vai trò hỗ trợ và thúc đây của ngành vận tải HK cho ngành du lịch của đất nước Điều đó không

chỉ dừng lại ở việc giới thiệu Việt Nam với bạn bè quốc té, ma con giup tao cong ăn việc làm cho người dân, tạo cơ hội cho họ tham gia phát triển du lịch, tăng

Trang 21

Ngoài ra, ngành vận tải này còn đóng góp đáng kế vào cán cân thanh toán quốc tế “Cán cân thanh toán quốc tế của một quốc gia là báo cáo có hệ thông về tất cả các giao dịch kinh tế giữa nước đó với phân còn lại của thê giới, và thường

được hạch toán theo ngoại tệ Một cách khái quát, cán cân thanh tốn phản ánh tồn bộ lượng ngoại tệ đi vào và đi ra lãnh thô của một nước.” Theo cách hiểu

đó, những khoản thu từ việc vận chuyên hành khách, hàng hóa, hành lý và bưu

kiện bằng đường HK đã đem lại nguồn ngoại tệ khá lớn cho đất nước Vận tải HK

càng phát triển thì lượng thu ngoại tệ về cho đất nước càng nhiều Ở Việt Nam, ngành vận tải HK được coi là một trong những ngành phát triển mạnh mẽ và năng động nhất Doanh thu từ hoạt động kinh doanh vận tải HK đóng góp đáng kê cho ngân sách Nhà nước và là nguôn thu ngoại tệ lớn của quốc gia

Vận tải hàng không với hoạt động chính trị, ngoại giao và quốc phòng của đất nước

Hiện nay, hầu hết các quốc gia đều tiến tới hợp tác, hỗ trợ và giúp đỡ nhau cùng phát triển Muốn làm được điều đó, nhất thiết phải có những buổi gặp gỡ, tiếp xúc và thăm viếng của các phái đoàn ngoại giao giữa các nước với nhau

Trước nhu câu này, vận tải HK là một nhân tố chắc chắn không thể thiếu đối với

từng quốc gia

Việc di chuyên qua nhiều quốc gia, nhiều biên giới không thê thực hiện bằng hình thức vận tải đường sông, đường biến, đường sắt hay chỉ đường bộ đơn thuân Phương tiện vận tải được sử dụng dành cho các nguyên thủ quốc gia và phái đoàn ngoại giao của một đất nước là máy bay và ô tô chuyên dụng của mỗi nước

Về chính trị, sự tham gia góp mặt trong hoạt động ngoại giao của ngành vận tải HK nói chung và vận tải hành khách bằng đường HK nói riêng không chỉ dừng lại ở chức năng đưa đón các quan chức đơn thuần, mà đồng thời hàm chứa ý nghĩa chính trị - khẳng định vị thể và tiêm lực kinh tế của quốc gia đó Hàng không là ngành mang tầm và vị thê của quốc gia Điều này giải thích phan nao cho sự xuất hiện đồng thời của những chuyên cơ, những xe chuyên dụng của các nguyên thủ quốc gia một số nước trong các cuộc thăm viếng quốc gia và vùng

lãnh thô khác

Dưới góc độ quốc phòng, vận tải HK chính là một lực lượng quan trọng khi

có chiên tranh xảy ra Nếu chức năng của các sân bay trong thời bình là phục vụ cho mục đích thương mại và dân su, thi trong thoi chiến, chúng phục vụ cho mục đích quân sự và chiến đầu Do đó, xây dựng một hệ thông cơ sở vật chất HK vững

Trang 22

bị cho công cuộc bảo vệ lãnh thổ của đất nước nêu chủ quyền của đất nước đó bị xâm phạm

Vận tải hàng không góp phần mở rộng giao lưu văn hóa, xã hội trong nước và quốc tê

Ưu điểm vẻ khả năng kết nôi và liên kết nhiều vùng miễn trong nước, và nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới chính là nhân tổ giúp vận tải HK tham gia đóng góp đáng kế trong việc thúc đây giao lưu văn hóa, xã hội trong nước và

quốc tế

Những khó khăn về khoảng cách, địa lý dường như hoàn toàn được khắc phục với loại hình vận tải tiên tiến này Các sân bay xuất hiện tại các tỉnh thành, vùng miễn trong đất nước sẽ góp phân tạo điêu kiện giao lưu kinh tế, buôn bán, văn hóa giữa các vùng Không kế đến vận tải hành khách hay vận tải hàng hóa, thì vận chuyến băng đường HK vẫn là cách tiếp cận các vùng xa trung tâm rat hiệu quả

Trên phạm vi quốc tế, vai trò câu nội giao lưu văn hóa, xã hội càng được thể

hiện rõ rệt Trong vai trò ay, vận tải HK trở thành một cầu nối hữu hiệu tiếp cận những vùng đất xa xôi, bị cách trở về mặt tự nhiên một cách thuận tiện và hiệu

quả hơn

Như vậy, ngành vận tải HK nói chung và vận tải hành khách băng đường HK nói riêng, nếu chỉ bó hẹp ở thị trường trong nước sẽ là một sự lãng phí vô cùng lớn Vươn ra thế giới bằng “đôi cánh” của khoa học kỹ thuật sẽ giúp ngành phát huy tốt hơn năng lực vốn có của minh, va qua đó góp phân thúc đây phát triển kinh tế đất nước

1.3 Các yếu tổ ảnh hưởng đến sự phát triển của vận tải hàng không 1.3.1 Vếu tổ khách quan

- _ Yếu tố kinh tế- chính trị

Châu Á đã và đang duy trì một nền kinh tế ngảy càng mở cửa, tích cực tham gia vào phân công lao động và hợp tác quốc tế, tăng dân tỷ lệ kim ngạch ngoại thương so với tổng sản phẩm quốc nội, nên châu lục này đã giữ được tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng trong thời gian qua Và Việt Nam cũng đã có những bước biến chuyên đề thích nghi với tình hình kinh tế chung của khu vực và thế giới

Mức độ ôn định chính trị cao Việt Nam được xếp hạng mức độ ôn định

Trang 23

nhiều nước trong khu vực, bao gồm cả Trung Quốc) Trong lĩnh vực này, Việt Nam là nước 6n định hơn nhiêu so với các nước có cùng mức độ phát triển trong

khu vực, đó là một lợi thể quan trọng đê Việt Nam thu hút đầu tu và thúc đây

khả năng cạnh tranh của mình

Môi trường kinh tế - chính trị như trên đã tạo điều kiện cho mỗi quốc gia

thống nhất phát triển nên kinh tế nhiều thành phân, từ đó làm gia tăng khối lượng

va mat do giao lưu hàng hóa, dịch vụ, thông tin liên lạc, đi lại trên tất cả các

thị trường, từ thị trường hàng hóa đến đầu tư, thông tin, vốn, tài chính tiên tệ trong và ngoài nước, khiến cho thị trường vận tải HK nói chung, và vận tải hành khách băng đường HK nói riêng sẽ sôi động và phong phú hơn

- _ Yếu tô pháp luật

Ngành vận tải HK chịu ảnh hưởng lớn từ hệ thống pháp luật quốc gia Bởi khi một đất nước gia nhập các tô chức kinh tế của khu vực và thê giới thì hệ thông luật của nước do can được điều chỉnh phù hợp với nguyên tắc chung của tô chức Việc sản xuất, kinh doanh hay đầu tư trong các ngành kinh tế, đặc biệt là các ngành mang tính quốc tế cao như vận tải hàng không, chắc chăn sẽ chịu tác động từ sự điều chỉnh ấy Hệ thông pháp luật minh bạch, hoàn thiện sẽ là một điều kiện rất tốt cho ngành vận tải HK phát triển theo đúng hướng và xu thể toàn câu, đáp ứng được những nhu câu ngày càng gia tăng của khách hàng Với sự kiện gia nhập WTO năm 2007, Việt Nam đã và dang sửa đổi, điều chỉnh hệ thống pháp luật sao cho phù hợp với nguyên tắc chung của thê giới, từ đó tạo

điều kiện cho ngành vận tải HK phát triển thuận lợi

Về chính sách của Nhà nước, với ngành vận tải HK, các chính sách phát triển trong tương lai, những thay đổi hiện tại Chính phủ yêu cầu ngành phải thực hiện, những chính sách về du lịch, xuất nhập cảnh, điều chỉnh giá nhiên liệu là những yếu tổ tiêu biêu ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của ngành Các chính sách của Nhà nước nhăm phát triển ngành vận tải HK tiêu biểu như chính sách

miễn thị thực cho công dân một số nước ASEAN di lai trong khu vực hay tăng

cường tô chức các hoạt động du lịch văn hóa trong nước nhằm phát triển du lịch thi bản thân ngành vận tải HK cũng hưởng lợi từ các hoạt động này

- - Yếu tô tự nhiên

Các đặc điểm tự nhiên như vị trí địa lý, cảnh quan môi trường, khí hậu hay

dân số, các tài nguyên khoáng sản phục vụ nên kinh tê đều ảnh hưởng đến hoạt

động của ngành vận tải HK Một đất nước có nhiều danh lam thắng cảnh, khí hậu

Trang 24

vận tải HK, đặc biệt là vận tải hành khách Đất nước có tài nguyên thiên nhiên phong phú sẽ làm cho kinh tế đất nước phát triên, gia tăng các mối quan hệ làm ăn với các nước khác, qua đó, vận tải hàng không cũng phát huy vai trò thiết yếu trong nên kinh tê

Việt Nam có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc thúc đây du lịch phát triển: toàn bộ lãnh thổ đất nước năm ở phía đông bán đảo Đông Dương nhìn ra phía biên Đông, diện tích vùng biến nội thủy là 4.200 km? và vùng biển với hơn 2.800 hòn đảo lớn nhỏ, các bãi đá ngâm; đường biên giới đất liên dài 3.730 km giáp Trung Quốc, Lào, Campuchia; đường bờ biên dài hơn 3.444 km; tất cả hứa hẹn thu hút nhiều du khách đến tham quan và tìm hiệu môi trường kinh doanh

Về địa lý, vị trí nước ta nằm ngay trung tâm Châu Á và là cửa ngõ thuận tiện cho việc ra/vào khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, phù hợp đề phát triển vận tải HK ở Việt Nam theo hướng là điểm trung chuyên hành khách, hàng hóa trong các khu vực tam giác ( Việt Nam- Lào- Campuchia), tứ giác, ngũ giác ( Việt Nam- Lào- Campuchia- Myanmar- Nam Thái Lan) Đó là vị thế đây hứa hẹn phát triển thị trường HK cho Việt Nam Do đó, về mặt môi trường địa lý, Việt Nam có tiêm năng phát triển ngành vận tải, đặc biệt là vận tải HK Trong tương lai, ngành vận tải HK có khả năng tăng trưởng nhanh, nhằm đáp ứng nhu câu đi lại ngày càng tăng trong nước và trên khu vực

1.3.2 Yếu tổ chủ quan

- _ Trỉnh độ tô chức và quản lý

Nên tảng doanh nghiệp vững chắc cũng khó trở thành lợi thế nêu doanh nghiệp có đội ngũ điều hành chưa có năng lực Trước những tình trạng khó khăn của doanh nghiệp mình, hay của nên kinh tế nói chung, những người đứng đâu mỗi doanh nghiệp cân có những hoạch định, những chiến lược rõ ràng và sáng suốt, nhằm đưa doanh nghiệp vượt qua khó khăn ấy Điều này là đúng với bất cứ doanh nghiệp nào, hoạt động trong bất cứ lĩnh vực nào Với doanh nghiệp khai

thác và kinh doanh vận tải HK thì điều này như một đòn bây dé cứu vãn sự ton

Trang 25

động của mình Đó là cuộc đầu trí giữa những người lãnh đạo của các hãng trong cuộc chiến duy trì sự tôn tại của doanh nghiệp mình

- - Nhân tô con người

Yếu tô con người giữ một vai trò vô cùng quan trọng, quyết định thành công của một doanh nghiệp Đội ngũ nguồn nhân lực như một lực lượng “cầm cân nảy mực” cho hoạt động của công ty, tổ chức Yêu câu đối với đội ngũ này không chỉ là người am hiểu lĩnh vực mà doanh nghiệp tham gia, mà còn là người thông thạo, có trình độ tay nghề và kỹ năng làm việc Điều này đặc biệt quan trọng trong ngành vận tải HK, một ngành mang tính đặc thù, luôn gắn liên với khoa học kỹ thuật, luôn sử dụng những công nghệ tiên tiến, và hơn hết là không ngừng thay đôi Bởi thể, không chỉ là đội ngũ quản lý- những người điều hành và đưa ra những ý tưởng kinh doanh cho hãng- mà cả đội ngũ nhân viên, kỹ thuật viên, tiếp viên đều phải đạt đủ trình độ nghề nghiệp và kỹ năng cần thiết, đề có

thé van hành cả hệ thông một cách tốt nhất

Một chiến lược tốt, hay một hướng đi khả quan đối với hãng HK sẽ không thế thành công nếu không được thực hiện một cách đúng đắn, phù hợp bởi đội ngũ nhân viên Họ là những người trực tiếp đưa ý tưởng vảo thực tiễn, là những

người đảm bảo chất lượng phục vụ, an toàn và đảm bảo hiệu quả kinh doanh của

hãng HK Cho nên, vai trò của những phi công, đội ngũ tiếp viên, kỹ thuật viên,

giảm sát viên, hay nhân viên làm thủ tục dưới mặt đất, và còn nhiều người

nữa vô cùng quan trọng Họ luôn phải tuân thủ một cách nghiêm khắc các qui định chung của hãng, không dé xảy ra một sai sot nào, dù là nhỏ nhất, nhăm đảm bảo an toàn cho các chuyên bay Đó cũng chính là yếu tô giúp xây dựng, duy trì hình ảnh và uy tín của hãng HK trong con mắt của người tiêu dùng các hành khách và đối tượng muốn vận chuyên hàng hóa bằng đường HK

- - Khả năng tài chính

Là một ngành kinh doanh có tính đặc thù đòi hỏi nhiêu vốn và sự đầu tư lớn

như ngành vận tải HK, vai trò của nguồn lực tài chính cảng được thê hiện rõ, và

được xem như điều kiện cân để giúp doanh nghiệp kinh doanh và khai thác vận tải HK thành công trên thị trường Hãng HK quốc gia Việt Nam tính đến hết năm 2018, tông số tiên trong tài khoản của hãng là hơn 2.800 tỷ đồng Tuy hang van đang được hỗ trợ về vốn từ phía Nhà nước, nhưng trong thời gian tới, điều này sẽ

dần được xóa bỏ và thay vào đó là sự tự chủ tài chính, đề hãng có thé phat trién

Trang 26

mạng bay tại Việt Nam Kinh tê thị trường hậu WTO đặt ra rất nhiều thách thức cho VNA, mà trong đó, vẫn đê tài chính cân được xét đến đầu tiên, như một yếu tô tối quan trọng để tôn tại, duy trì và phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh của hãng

- - Trình độ công nghệ

Tình trạng trình độ máy móc thiết bị và công nghệ có ảnh hưởng một cách sâu sắc tới năng lực cạnh tranh của sản phẩm Đó là yếu tô vật chất quan trọng nhất thê hiện năng lực sản xuất, tác động trực tiếp đến chất lượng, năng suất sản xuất Ngồi ra, cơng nghệ sản xuất cũng ảnh hưởng tới giá thành và giá bán của sản phẩm Doanh nghiệp có công nghệ phù hợp sẽ có lợi thế cạnh tranh rất lớn

do chi phí sản xuất thấp, chất lượng sản phẩm và dịch vụ cao Ngược lại, doanh nghiệp sẽ bất lợi trong cạnh tranh khi chỉ có công nghệ lạc hậu Việt Nam là

nước có nên kinh tê thị trường đang trên đà phát triển, trình độ phát triển về công nghệ không ngừng được củng có và phát triển mạnh Các quá trình chuyển giao công nghệ không ngừng được mở rộng tiếp nhận Đối với ngành hàng không một ngành đòi hỏi phải công nghệ cao và đối mới liên tục thì vẫn đề công nghệ trở thành một vẫn đê hóc búa của các doanh nghiệp khai thác hàng không

1.4 Hội nhập kinh tế quốc tế

Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình chủ động gắn kết nên kinh tế từng quốc gia với nên kinh tế khu vực và thế giới thông qua các nỗ lực thúc đây tự do hóa và mở cửa thị trường

Hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu khách quan trong thế giới ngày nay

Đối với các nước đang và kém phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng, hội nhập

kinh tế quốc tế là con đường tốt nhất để rút ngắn khoảng cách so với nước khác và

có điều kiện phát huy những lợi thế so sánh của mình trong phân công lao động va

Trang 27

Chương 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG VẬN TÀI HANG KHACH

CUA HANG HANG KHONG QUOC GIA VIET NAM- VIETNAM AIRLINES TRONG BOI CANH HOI NHAP KINH TE QUOC TE

2.1.Sự phát triển của ngành hàng không Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

2.1.1 Tình hình hội nhập kinh tẾ quốc tế của Việt Nưm

Toàn câu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa thương mại đã và đang là xu thể nồi bật của kinh tế thế giới đương đại Phủ hợp với xu thế đó, từ năm 1986

đến nay, Việt Nam đã tiến hành công cuộc đôi mới và đây mạnh hội nhập kinh tế

quốc tế với phương châm “đa dạng hóa, đa phương hóa các mối quan hệ đôi ngoại Việt Nam sẵn sàng là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phân đâu vì

hòa bình, độc lập và phát triên” Việt Nam luôn thực hiện nhất quán đường lỗi đôi ngoại độc lập tự chủ hòa bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoai rong mo,

đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiên trình hợp tác quốc tế và khu vực

Về quan hệ hợp tác song phương, Việt Nam đã thiết lập quan hệ thương mại, xuất khâu hàng hóa tới trên 230 thị trường của các nước và vùng lãnh thô, ký trên 90 Hiệp định song phương, gân 60 Hiệp định khuến khích và bảo hộ đầu tư, 54 Hiệp định chống đánh thuế hai lần và nhiều Hiệp định hợp tác về văn hóa song phương với các nước và các tô chức quốc tế

Việt Nam đã thiết lập quan hệ tốt với tất cả các nước lớn, trong đó có 5 nước thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (P5), các nước trong nhóm G8; nâng cao quan hệ đối tác chiến lược với Trung Quốc, trở thành đỗi tác chiến lược toàn điệ, gia tăng nội ham của quan hệ đối tác chiến lược với Nøa, thiết lập quan hệ đối

tác chiến lược với Nhật Bản, Ân Độ, Hàn Quốc, Anh, Tây Ban Nha Số lượng các

cơ quan đại diện của ta ở nước ngoài cũng tăng lên (91 cơ quan) với 6Š đại sứ quản, 20 tông lãnh sự quán, 4 phái đoàn thường trực bên cạnh các tô chức quốc tế, l văn phòng kinh tế văn hóa

Về hợp tác đa phương và khu vực: Việt Nam đã có mối quan hệ tích cực với các tô chức tài chính tiền tệ quốc tế như Ngân hàng phát triển châu Á, Quỹ Tiên tệ Quốc tế, Ngân hàng Thê giới Tiên trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt 16 Nam

được đây mạnh và đưa lên một tầm cap hơn bằng việc tham g1a các tô chức kinh tế,

Trang 28

Tháng 7/1995, Việt Nam đã gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và chính thức tham gia Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) từ 1/1/1996 Đây được coi là bước đột phá về hành động trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam Tiếp đó, năm 1996, Việt Nam tham gia sáng lập Diễn đàn hợp tác Á-

Au (ASEM) va dén nam 1998, Viét Nam duoc két nap va Dién dan hop tac kinh té

Chau A- Thai Binh Duong (APEC)

Đặc biệt, tiễn trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã có một bước đi

quan trọng khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tô chức thương mại thế giới (WTO) vào ngày 11/01/2007, sau 11 năm đàm phán gia nhập Tô chức này 2.1.2 Sựt hội nhập của ngành hàng không Việt Nam

Cùng với sự hội nhập của nên kinh té, nganh van tai HK đã từng bước hòa

mình vào thị trường HK quốc tế Bước đi đầu tiên và cũng là điều kiện cân dé cho HK Việt Nam có thê tham gia mạng bay của thế giới là đảm bảo cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho ngành đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng công trình HK Trong những năm đổi mới, nhiều công trình HK đã ra đời như: các cang hang không- sân bay, các trung tâm quản lý điều hành bay, các cơ sở bảo dưỡng máy bay Nhiều kế hoạch đâu tư và phát triển của Nhà nước như thành lập và điều chỉnh quy hoạch hệ thông cảng hàng không- sân bay quốc gia, nâng cấp, cải tạo các cảng hàng không quốc tế lớn: Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng và một số sân bay khác, nâng cấp, hiện đại hóa các trung tâm quản lý, điêu hành bay, mua sẵm máy bay hiện đại, được thực hiện nhằm nhanh chóng đáp ứng kịp thời nhu câu phát triển hàng không và chuyền địch kinh tế theo hướng hội nhập, cơng nghiệp

hố, hiện đại hoá Chính sách “Bầu trời mở” trong khu vực các nước ASEAN sẽ được thông qua bằng một hiệp định HK đa biên Đây sẽ là một cơ hội rất lớn đề HK Việt Nam có nhiều điều kiện hơn nữa đề phát triên hoạt dong cua minh toi

các nước trong khu vực Ngoài khu vực chung ASEAN, HK Việt Nam cũng đã ký kết thành công chính sách “Bầu trời mở” với Hoa Kỳ năm 2003 Năm 2006, hãng HK quốc gia Việt Nam cũng đã hợp tác liên danh khai thác dịch vụ đường bay với hãng HK Mỹ, American Airlines, trên các tuyên bay từ Mỹ đến Việt Nam, Nhat Ban, chau Au va ngược lại Đây là một cách thức dé VNA có thể quảng bá hình ảnh của mình tới bạn bè quốc tê

Bên cạnh đó, VNA cũng đã ký kết thành công các hiệp định HK song phương với hơn 39 quốc gia Đây là cơ sở pháp lý và là điều kiện quan trọng dé

Trang 29

Như vậy, ngành vận tải HK Việt Nam nói chunø, và hãng HK quốc gia Việt Nam nói riêng, đã có những thành tựu đáng kề trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của mình Đó là một hướng đi tất yêu và đúng đắn trong hoàn cảnh mỗi quốc gia càng tiễn đến gân hơn nên kinh tế thế giới

2.1.3 Thị phân hàng không Việt Nam

Theo số liệu từ Cục Hàng không, thị phân của các hãng hàng không Việt đã có

sự chuyển địch nhẹ với sự xuất hiện của những hãng hàng không mới

Biểu đồ 2.1 - Thị phần cung ứng hàng không Việt Nam 2019

1,9

= Vietnam Airlines =Jetstar = Bamboo Airways = Vietjet

Nguồn: Cục Hàng không Việt Nam Cục Hàng không VN cho biết, thị trường hàng không hiện có sự tham gia khai thác của 5 hãng hàng không Việt Nam và hơn 70 hãng hàng khơng nước ngồi từ 24 quốc gia/vùng lãnh thô trên thế giới

Tai thi truong noi dia, nhom Vietnam Airlines (Vietnam Airlines va Jetstar)

đang chiêm chiếm thị phân lớn nhất là 52,5%, Vietjet đang năm 41,2% Hãng hàng không mới tham gia thị trường từ tháng 1/2019 Bamboo Airways năm 5 4% và Vasco chiếm 1,9%,

Theo thông kê, sự tăng trưởng lượt khách trung bình trên toàn thị trường trong năm 2019 đạt 13%, cho thây có sự mở rộng về dung lượng thị trường Tại thị trường quốc tế, các hãng hàng không Việt Nam đang năm khoảng 57,8% Trong so nay, Vietnam Airlines va Jetstar nam 23,9%, Vietjet năm 18,3%, Bamboo chưa bay quốc tế thường lệ

Cho đến hết tháng 9/2019, đội tàu bay cánh băng của các hãng hàng không Việt Nam đạt 200 chiếc tăng gân gấp đôi so với thời điểm tháng 8/2014

Trang 30

(102 chiếc) Trong đó, Vietnam Airlines (bao gôm Vasco) 98 tàu, Jetstar Pacific Airlines 18 tau, Vietjet 70 tau, Bamboo Airways 10 tau 8 thang đầu năm 2019, sản lượng vận chuyển hành khách của các hãng hàng không đạt 53,3 triệu khách tăng 11,5%, trong đó, các hãng hàng không Việt Nam vận chuyên đạt 37,3% tăng gân 10% so với cùng kỳ 2018

Các hãng hàng không Việt Nam đang khai thác thường lệ I38§ đường bay quốc tế vả 50 đường bay nội địa Trong đó, Vietnam Airlines bay 60 đường quốc tế, 33 đường nội địa, Jetstar bay 13 đường quốc tế, 23 đường nội địa Vietjet đang khai thác 96 đường bay quốc tế, 35 đường bay nội địa Bamboo Airways chưa bay quốc tế và đang khai thác 22 đường bay nội địa Vasco khai thác 9

đường bay nội dia

2.2.Tổng quan về hãng hàng không quốc gia Việt Nam- Vietnam Airlines

2.2.1 Quá trình phát triển

Lịch sử của Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bắt đâu từ tháng Giêng năm 1956, khi Chính phủ thành lập Cục Hàng không Dân dụng, đánh dấu sự ra đời của Ngành Hàng không Dân dụng ở Việt Nam Vào thời điểm đó, đội bay rất nhỏ, chỉ có 5 chiếc máy bay cánh quạt IL 14, AN 2, Aero 45 Chuyến bay nội địa đầu tiên được khai trương vào tháng 9/1956

Giai đoạn 1976-1980 đánh dấu việc mở rộng và khai thác hiệu quả nhiều tuyến bay quốc tế đến các nước châu Á như Lào, Campuchia, Trung Quốc, Thái Lan, Philippines, Malaysia và Singapore Vào cuối giai đoạn này, hàng không dân dụng Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO)

Tháng 4 năm 1993, Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietam Airlines) chính thức hỉnh thành với tư cách là một đơn vị kinh doanh vận tải hàng không có quy mô lớn của Nhà nước Vào ngày 27/05/1995, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam được thành lập trên cơ sở liên kết 20 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dịch vụ hàng không lấy Vietnam Airlines làm nòng cốt

Những cột mốc đáng nhớ:

- Năm 1993: Thành lập Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam

- Năm 1995: Thành lập Tổng công ty Hàng không Việt Nam gồm Hãng hàng không quốc gia Việt Nam và 20 doanh nghiệp trong ngành

- Năm 2002: Giới thiệu biểu tượng mới- Bông Sen Vàng gắn VỚI Các cal

Trang 31

- Năm 2003: Tiếp nhận đưa vào khai thác tàu bay hiện đại Boeing 777 đầu tiên, khởi đầu chương trinh hiện đại hóa đội bay

- Năm 2006: Trở thành thành viên chính thức của LATA

- Năm 2010: Chính thức là thành viên thứ l0 của Liên minh Hàng không Skyteam

- Nam 2014: Chào bán thành công co phân lân đầu ra công chúng tại Sở o1ao dịch chứng khoản TP.HCM

- Năm 2015:

øe 04/1015: Chính thức hoạt động theo mô hình CTCP từ ngày 01/04/2015 e07/2015: Trở thành hãng hàng không đâu tiên của Châu Á và thứ 2 trên Thế giới tiếp nhận máy bay thế hệ mới Airbus A350-900, đồng thời ra mắt hệ

thông nhận diện thương hiệu mới

- Năm 2016:

e07/2016: Chinh thức được công nhận là Hãng hàng không quốc tế 4 sao theo tiêu chuẩn của Skytrax

e Hoàn thành lựa chọn nhà đầu tư chiến lược ANA Holdings INC ( Nhật Bản) - Năm 2017:

e01/2017: Cỗ phiêu VNA chính thức được giao dịch trên sàn chứng khoán UPCOM với mã chứng khoán HVN, giá trị vốn hóa nằm trong top đầu của thị trường

e 12/2017: Chào đón khách hàng thứ 200 triệu sau 20 năm thành lập và đạt

1,5 triệu hội viên Bong Sen Vang - Năm 2018:

e Nhận chứng chỉ Skytrax lân 3 liên tiếp là Hãng hàng không quốc tế 4 sao (2016, 2017, 2018)

e 11/2018: Chính tức đón tàu bay A321 NEO đầu tiên; chuyển giao quyên đại diện chủ sở hữu nhà nước từ Bộ GTVT sang Ủy ban Quản lý vốn nhà nước

tại doanh nehiệp

- Năm 2019:

e08/2019: Chính thức niêm yết cô phiếu HVN trên San giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) vào ngày 7/5/2019

e 07/2019: Nhận chứng chỉ Hàng không 4 sao năm thứ 4 liên tiếp theo đánh gia cua Skytrax

Trang 32

e 10/2019: Chao don máy bay thứ 100 trong đội máy bay cua Vietnam

Airlines

2.2.2 Cơ cầu bộ máy tổ chức

Kê từ năm 2006, Tổng công ty HK Việt Nam do Chính phủ thành lập la Tong công ty Nhà nước có qui mô lớn, với 20 đơn vị thành viên, lây hãng HK quốc gia Việt Nam — VNA làm nòng cốt Mô hình tổ chức của hãng được xây

dựng trên cơ sở học hỏi mồ hình tổ chức của một số hãng HK mạnh trong khu

vực như: Cathay Pacific, Singapore Airlines, Thai International Airways , kết hợp với đặc điểm riêng của ngành HK Việt Nam Cơ cấu tô chức của hãng được thê hiện qua sơ đồ sau:

Hình 2.1- Sơ đồ cơ cấu tô chức hãng HK quốc gia Việt Nam

| HOI DONG QUAN TRI ——] Ban Kiém soát | Tổng giám đốc/Phó TGĐ Các ban tham| mưu tông hợp | Ban An toan An Ninh ~* Văn phòng đối ngoại Ban TCCB & LĐTL | | Ban DBCL jana Ban Kế hoạch - Dau ty Ban CNTT Ban Đào tạo -~ Ban Tài chính Kế toán Ban Khoa học kĩ thuật | Phong PCTT — ++) Vain phing Dang iy =| Vian phong Thanh nién : 4 4

Khối thương mại dịch khối Kỹ thuật Khối Khai thác bay vụ - Ban Kỹ thuật - Ban Điều hành bay

- Ban Kế hoạch - Thị - Ban Quản lý - Đoàn bay 919

trường vật tư - Đoàn tiếp viên

- Ban Tiếp thị hành - Công ty Kỹ - Trung tim huan khach thuat may bay luyén bay - Dịch vụ thị trưởng (VAECO) - OCC Nội Bải

- Các văn phòng khu - OCC Tan Sơn Nhat vực - Các chi nhánh và đại điện ở nước ngoài -3 XN PVKTTMMD

Các đơn vị hạch toán phụ Đơn vị sự nghiệp: Viên

thuộc ` "| Khoa học Hàng không (VAI) Các đơn vị hạch toán độc lập Các công ty liên doanh

Nguồn: Tông Công ty Hàng không Việt Nam Hội đồng Quản trị: Hội đồng Quản trị của Tông công ty là cơ quan quản lý cao nhất, bao gôm 07 thành viên do Thủ tướng Chính phủ quyết định bỗ nhiệm

và miễn nhiệm Hội đồng Quản trị gồm chủ tịch Hội đồng Quản trị, một thành

Trang 33

viên kiêm nhiệm là chuyên gia về tài chính, quản trị kinh doanh và pháp luật, và một số thành viên chuyên trách khác Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng Quản trị là 05 năm

Ban Kiểm soát: có 05 thành viên, bao gồm một thành viên Hội đồng Quản

trị giữ vị trí trưởng Ban, theo sự phân công của Hội đồng Quản trị, một thành

viên là chuyên viên kế toán, một thành viền do Đại hội công nhân viên chức của

Tổng công ty giới thiệu, một thành viên do Tổng cục trưởng Tổng cục quản lý

vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp giới thiệu, và một thành viên khác do

Hội đồng Quản trị quyết định bố nhiệm

Tong giám đốc và Phó Tổng giám đốc: Tông giám đốc của Tông công ty HK Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ bô nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ

luật theo đề nghị của Hội đồng Quản trị Tổng giảm đốc là đại diện pháp nhân

của Tổng công ty và chịu trách nhiệm pháp lý trước Hội đồng Quản trị, trước Thủ tướng Chính phủ và có quyên lực cao nhất trong Tổng công ty Phó Tông giám đốc là người trợ giúp Tông giám đốc điều hành những lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty theo sự phân công hoặc ủy quyên của Tông giám đốc Phó tông giám đốc chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nhiệm vụ được giao hoặc ủy quyên

Các ban tham mưu tông hợp: gồm Văn phòng Đối ngoại, Ban Tổ chức Cán bộ và Lao động Tiên lương, Ban Kế hoạch và Đâu tư, Ban Công nghệ Thông tin, Ban Tài chính Kế tốn, Ban An tồn An Ninh, Ban Đảm bảo Chất lượng, Ban Khoa học Kỹ thuật, Ban Đảo tạo, Phòng pháp chế Thanh tra, Văn phòng Đảng ủy, Văn phòng Thanh niên và các khối quản lý hoạt động của Tông công ty: Khối Thương mại dịch vụ, Khối Kỹ thuật, Khối Khai thác bay

Các đơn vị thành viên của Tổng công ty: 20 đơn vị thành viên và một đơn vị sự nghiệp thuộc Tổng công ty, trong đó 20 đơn vị sự nghiệp được phân theo

ba khối: khối các đơn vị thành viên hạch toán độc lập khối các đơn vị thành viên

hạch toán phụ thuộc, và khối các công ty liên doanh có vốn góp của Tông công ty HK

Cơ câu tổ chức bộ máy hoạt động của Vietnam A1rlines bao gom: Trụ sở chính đặt tại Hà Nội với l6 ban chuyên môn; 33 chi nhánh, văn phòng đại diện nước

Trang 34

2.2.3 Các dịch vụ kinh doanh

Vận tải hành khách hàng không (vận chuyên hàng không đối với hành khách), vận tải hàng hóa hàng không (vận chuyển hành lý, hàng hóa, bưu kiện, bưu phẩm, thư)

Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải hàng không:

- Hoạt động hàng không chung (bay chụp anh địa hình, khảo sát địa chất, bay hiệu chuẩn các đài dẫn đường hàng không, sửa chữa bảo dưỡng đường điện cao thé, phuc vu dau khi, trong rung, kiểm tra môi trường, tìm kiếm cứu nạn, cấp

cuu y tẾ, bay phục vụ cho nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, an minh, quốc

phòng)

- Dịch vụ chuyền ngành hàng không khác

- Cung ứng dịch vụ thương mại, du lịch, khách sạn, bản hàng miễn thuế tại

khu cách ly ở cửa khẩu quốc tế sân bay, trên máy bay và tại các tỉnh, thành phô

- Cung ứng các dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất; các dịch vụ tại nhà øa hành khách, øa hàng hóa và các dịch vụ phục vụ sân đỗ tại các cảng

hàng không, sân bay

Sửa chữa và bảo dưỡng phương tiện vận tải: bảo dưỡng máy bay, động cơ, phụ tùng vật tư, thiết bị hàng không, thiết bị phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất và các thiết bị kỹ thuật khác

Sản xuất thiết bị đo lường, kiếm tra, định hướng và điều khiến: sản xuất linh kiện, phụ tùng, vật tư máy bay, trang thiết bị kỹ thuật và các nội dung khác thuộc lĩnh vực công nghiệp hàng không: cung ứng các dịch vụ kỹ thuật và vật tư phụ tùng cho các hãng hàng không trong nước và nước ngoài

2.2.4 Cơ sở vật chất và nguôn nhân lực

a Cơ sở vật chất kỹ thuật

Về hệ thống cảng HK, sân bay:

Tính đến nay, ngành HK Việt Nam đang quản lý, khai thác 22 cảng HK, trong đó có 3 cảng HK quốc tế và 19 cảng HK địa phương Hệ thống cảng HK,

sân bay nước ta được chia thành 3 khu vực: Bắc, Trung, Nam Ở mỗi khu vực có

01 cảng HK, sân bay quốc tế, đóng vai trò trung tâm và các cảng HK, san bay dia phương bao quanh tạo thành một mạng lưới cảng HK, sân bay Cụ thê:

Trang 35

- Tổng công ty cảng HK sân bay miễn Trung: đang quản lý 08 cảng HK, sân bay, bao gồm cảng HK quốc tế Đà Nẵng và 06 cảng HK sân bay địa phương là Phú Bài, Phù Cát, Cam Ranh, Tuy Hòa, Pleiku và Chu Lai

- Tổng công ty cảng HK sân bay miễn Nam: hiện dang quan ly 08 cảng HK, bao gôm cảng HK quốc tế Tân Sơn Nhất và 07 cảng HK địa phương: Buôn Mê

Thuột, Liên Phương, Rạch Giá, Côn Đảo, Phú Quốc, Cà Mau và Cần Thơ

Ngoài các sân bay nói trên, hâu hết các địa phương trong cả nước đều có các sân bay hoặc bãi đỗ máy bay đã từng được sử dụng để máy bay cat/ha cánh

trước đây có thê cải tạo và xây dựng mới để đưa vào khai thác phục vụ các hoạt

động bay dân dụng khi có nhu câu

Hiện tại, các Cảng HK quốc tế của VN đêu đạt cấp 4E, còn các cảng HK, sân bay địa phương có qui mô từ 3C đến 4D Hệ thông đường cất/hạ cánh đều được trang bị hệ thống hạ cánh băng thiết bị (ILS) và hệ thống thiết bị dẫn đường hiện đại VOR/DME Các cảng HK quốc tế, các nhà ga đêu đạt tiêu chuẩn quốc tế Trên 1/3 số cảng HK trong cả nước đêu có khả năng tiếp nhận các máy bay A320/321 hay các loại khác tương đương Hệ thống điều hành quản lý bay đã được đâu tư thích đáng Trình độ quản lý và cung cấp dịch vụ điều hành bay của ngành quản lý bay Việt Nam đã đuôi kịp và hội nhập với trình độ của các nước trong khu vực Cùng với mạng cảng HK sân bay, ngành HK Việt Nam đang quản lý và điều hành 02 vùng thông báo bay Hà Nội và TP HCM với các đường bay có mật độ bay cao Cả hai vùng thông báo bay này đều năm giữa các vị trí quan trọng đối với hoạt động bay trên khu vực biển Đông và khu vực châu Á- Thái Bình Dương

Về đội máy bay:

Trang 36

Bang 2.1- Dodi may bay VNA Số lượng hành , | Tam bay | khách

Loại máy bay | Tông sô & Tuyên bay

tôiđa | (throng — gia/pho

thong)

Airbus A321 Các trục bay nội địa và khu vực

NEO 14 6.200 km 203 (8/195) | châu Á ( tập trung khu vực

Đông Dương và Đông Nam Á)

Airbus =A321- 178 Dai Loan, Singapore 200 (16/1620 Dai Loan, Singapore

58 5.600 km 184 Các chặng bay nội địa

(16/168)

203 (8/195)

Airbus A350- 2 15.000 305 Châu Âu, châu Úc, Đông Bắc

900 km (29/276) A, Hà Nội- Hồ Chí Minh

Boeing 787-9 1 14.140 274 Frankfurt, London; Tokyo;

Dreamliner km 311 Sydney va Melbourne, Uc Boeing 787-10} 3 (đang 11.910 Hà Nội- Hồ Chí Minh, Việt

367 (24/343) ; Dreamliner dat 8) km Nam- Hàn Quốc

Tổng số máy bay đang sở hữu: 100 Tổng số máy bay sẽ sở hữu: 103

Ngoài ra còn có Àirbus 330 đã dừng đưa vào đường bay từ năm 2018

b Nguôn nhân lực

Nguồn: Ban điều hành bay- Tổng Công ty HK Việt Nam Nguôn nhân lực của Vietnam Airlines ngày càng được hoàn thiện cả về sô lượng và chất lượng Vietnam Airlines đã xây dựng được đội ngũ lao động chuyên môn hóa sâu, tay nghề cao đảm báo an toàn, an ninh trong khai thác cũng như chất lượng dịch vụ tốt, đáp ứng ngày càng cao nhu câu của hành khách Số lượng lao động trẻ chiếm tý trọng chủ yếu trong cơ câu lao động của Vietnam Airlines (72,5%

dưới 40 tuôi, trong đó dưới 30 tuôi chiếm 32,6% Lao động có trình độ đại học và

trên đại học chiếm tới 45% (số liệu 31/03/2015) Đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao có

Trang 37

2.3 Các yếu tổ ảnh hưởng đến thị trường vận tải hành khách của hãng hàng không quốc gia Việt Nam- Vietnam Airlines

2.3.1 Cúc yếu tô khách quan

a Yếu tô chính trị

Nước Việt Nam chúng ta có nên chính trị ồn định, vì vậy, thị trường vận tải

HK nói chung và vận tải hành khách bằng đường HK nói riêng cũng có những ưu thế nhất định Thu nhập người dân tăng cao, chất lượng cuộc sống được cải thiện,

kéo theo sự tăng lên của cầu vận tải HK Trên thị trường, thị phan của VNA chiếm

đại đa số, cả ở thị tường quốc tế cũng như thị trường quốc nội, nên hãng cũng thu được rất nhiều lợi ích từ nên kinh tế tăng trưởng khá của đất nước Về đối ngoại, chủ trương của ta là đi theo hướng độc lập tự chủ, cởi mở, đa phương hóa, đa dạng

hóa các mỗi quan hệ đối ngoại, Việt Nam muỗn làm bạn với tất cả cá nước trong khu vực và trên thế giới, trên cơ sở bình đăng, hợp tác, đôi bên cùng có lợi, giải

quyết tranh chấp băng thương lượng và hòa bình Những điều này đã giúp nước ta nhanh chóng mở rộng các quan hệ quốc tế trên lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội Đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 170 nước và có quan hệ kinh tế - thương mại với trên 160 nước và vùng lãnh thô, với hầu hết các tổ chức quốc tế, khu vực quan trọng Đây là những điều kiện hết sức thuận lợi để

VNA thực hiện tốt nhiệm vụ phục vụ phát triên kinh tế-xã hội và chính trị của đất

nước mà Đảng và Nhà nước giao phó b Yếu tô kinh tế

Theo thông kê khoảng 20 năm trở lại đây, tăng trưởng hàng không gắn chặt

với tốc độ phát triên GDP Tức là GDP tăng 1%, hàng không sẽ tăng 1.5 đến 2%,

Ngược lại, nêu GDP giảm 1%, hàng không cũng sẽ giảm tương ứng Như vậy, tăng trưởng của ngành hàng không của Việt Nam không có gì ngạc nhiên mà đồng hành

với tăng trưởng của nên kinh tế Năm 2019, kinh tế Việt Nam tiếp tục đón nhận

nhiều tín hiệu tích cực với GDP dự kiến ca nam dat 7.02%, tổng kim ngạch xuất

nhập khâu vượt ngưỡng 500 tỷ USD, lạm phát đưới 3% Giai đoạn 2021 - 2025: dự

báo GDP Việt Nam sẽ tăng trưởng trung bình tối thiêu khoảng 6.7-6.8%/năm,

Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới (WB), tăng trưởng khách du lịch hàng không tại Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á Trong đó giai đoạn 2016-2021, Việt Nam có tăng trưởng kép ở mức 17,42% so với trung bình ASEAN là 6,1%

WB cũng dự báo mức tăng trưởng khách du lịch hàng không giai đoạn 2016-

2026 của Việt Nam có thể đạt 20% Tương tự, Hiệp hội Vận tải Hàng không quốc tế

Trang 38

trong 5 năm tới, cán mốc 150 triệu lượt hành khách Ngành hàng không Việt Nam còn dư địa tăng trưởng rất lớn vì quy mô thị trường hơn 90 triệu dân nhưng mới chỉ có 4 hãng đang bay thường lệ, quy mô đội tàu bay hiện có chưa đến 200 chiếc

Biểu đồ 2.2: Tăng trưởng GDP Ưiệt Nam giai đoạn 2015-2019 7,2 6,8 6,6 6,4 6,2 5,8 5,6 2015 2016 2017 2018 2019

Nguồn: Tông Cục thông kê

- 11 thang dau nim 2019, lượng khách du lich quốc tế đến Việt Nam đạt kỷ lục 16.3 triệu lượt (thang 11 đón 1.8 triệu lượt), tăng 15.4? so với cùng ky 2018

Đây là mức tăng trưởng ân tượng, cao hơn đáng kê mức bình quân chung của thế giới cũng như khu vực theo đánh giá của Tô chức Du lịch thể giới (UNWTO)

Biểu đồ 2.3: Lượt khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2017-2019

Trang 39

Tất cả những yếu tô kinh tế trên đã mang đến điều kiện thuận lợi cho sự phát triển thị trường vận tải hành khách cho Vietnam Airlines

c Yếu tô pháp luật và chính sách của Nhà nước

Với ngành vận tải HK nói chung và với hãng HK quốc gia Việt Nam nói riêng, các chính sách phát triển ngành trong tương lai, hay những thay đổi pháp lý hiện tại mà Chính phủ yêu cầu ngành phải thực hiện, những chính sách về du lịch, xuất nhập cảnh, điều chỉnh giá nhiên liệu là những yếu tô tiêu biểu ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của ngành Hệ thông pháp lý của Việt Nam liên quan đến ngành vận tải HK được Chính phủ đưa ra đã bao quát khá đây đủ hoạt động của ngành Các chính sách, nghị định, thông tư phải được tuân thủ nghiềm ngặt Trong khoảng Š năm trở lại đây, xu hướng thành lập các hãng HK gia re, HK tư nhân bắt đầu nhen nhóm Dap ứng nhu câu đó, các qui định về điều kiện thành lập hãng HK được ra đời Theo qui định hiện hành của Luật HK Dân dụng Việt Nam 2006, các hãng HK được cấp phép kinh doanh phải đáp ứng những điều kiện như sau:

1/Có vốn pháp định đề đảm bảo khai thác tàu bay, trong đó, hãng có 1-10 máy bay, phải có vốn pháp định 200 tỷ đồng: muốn khai thác đường bay quốc tế thì vốn đảm bảo hơn 500 tỷ đồng Nhà dau tư nước ngoài có thé góp vốn vảo công ty kinh doanh vận tải hàng không Việt Nam với tỷ lệ 49%

2/Có bộ máy, cơ cấu tô chức để kinh doanh vận tải hàng không chuyên nghiệp

3/Có kê hoạch khai thác tàu bay cụ thể Đây là một thách thức rất lớn với hãng HK truyền thong VNA, bởi sự cạnh tranh trên thị trường sẽ gay gắt hơn rất nhiều Ngoài những qui định pháp lý trong nước, VNA còn phải tuân theo các qui định, các luật lệ của tô chức quốc tê mà hãng HK đã gia nhập, như qui định

cua ICAO, IATA, IATP, Skyteam d Yếu tÔ tự nhiên

Trang 40

Về địa lý, vị trí nước ta nằm ngay trung tâm Châu Á và là cửa ngõ thuận

tiện cho việc ra/vào khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, phù hợp dé phat trién

vần tải HK ở Việt Nam theo hướng là điểm trung chuyên hành khách, hàng hóa trong các khu vực tam giác ( Việt Nam- Lào- Campuchia), tứ giác, ngũ giác ( Việt Nam- Lào- Campuchia- Myanmar- Nam Thái Lan) Đó là vị thế đây hứa hẹn phát triển thị trường HK cho Việt Nam Do đó, về mặt môi trường địa lý, Việt Nam có tiêm năng phát triển ngành vận tải, đặc biệt là vận tải HK Trong tương lai, ngành vạn tải HK có khả năng tăng trưởng nhanh, nhăm đáp ứng nhu câu đi lại ngày càng tăng trong nước và trên khu vực

2.3.2 Vếu tổ chủ quan

a Trình độ tô chức và quản lý

Vietnam Airlines là một hãng hàng lâu đời nhất tại Việt Nam, với trình độ

tô chức và quản lý được trải qua nhiêu giai đoạn với những kinh nghiệm quý bau về quản lý của mình, Vietnam Airlines hiện là một doanh nghiệp có trình độ quản lý khá tốt

Phương pháp quản lý: tại VNA phương pháp quản lý rất được chú trọng, với số lượng đội ngũ nhân viên lớn, nhiều phòng ban, VNA luôn quan tâm tìm kiếm những công cụ giúp hãng quản lý tốt không những về mặt nhân sự, tài chính mà còn về mặt kỹ thuật VNA đã áp dụng phương pháp quản lý CRM, một phương pháp quản lý nhân sự hiện đại đang được rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn sử dụng

Trình độ quản lý: Với một quy mô doanh nghiệp lớn như VNA thì trình độ quản ly tại hãng cực kỳ quan trọng VNA luôn chú trọng và không ngừng nâng cao đội ngũ quản lý cũng như đội ngũ nhân viên của mình Hơn nữa, trong quá trình tuyên dụng nhân viên, VNA luôn đưa ra những yêu câu rất cao với những ứng viên đó, kèm theo một chế độ đãi ngộ hợp lý và xứng đáng

Co cau tô chức: cơ cấu tô chức hiện tại của VNA là cơ cau tô chức có sự

quan tâm lãnh đạo của Chính phủ với cơ cấu tô chức bao gôm nhiêu phòng ban phân chia nhiệm vụ và chức năng rõ ràng Tuy nhiên, Chính phủ đã có quyết định tư hữu hóa VNA và VNA đang trong quá trình chuyển hóa sang một loại hình tô chức mới, công ty cô phân

Văn hóa kinh doanh: VNA đã tạo ra cho mình một nét văn hóa riêng mà khi

Ngày đăng: 28/12/2021, 23:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w