Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Học kỳ thu
Niên khoá 2004-2005
1
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Kinh tế phát triển ở ĐôngvàĐông Nam á
Bài tập 6: Bài viết chínhsách
“Chính sách tiền lươngvàvấnđềthunhập của ngườilaođộng
trong khuvựcNhànước”
Trần Thị Thuỳ Linh
Tóm tắt
Chính sáchtiềnlươngvàthunhập của ngườilaođộng luôn là vấnđề được dư luận quan
tâm. Trong thời gian gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng thường đề cập đến
quyết định tăng lương cho ngườilaođộngtrongkhuvựcNhà nước. Tuy thời gian thực
hiện chínhsách cải cách tiềnlương đã hơn 10 năm nhưng chínhsách này chưa thực sự
có tác động mạnh đến việc cải thiện thu nhập cho ngườilao động. Nội dung bài viết này
xoay quanh việc đánh giá chínhsáchtiềnlương đã và đang được áp dụng tại Việt Nam.
Từ đó, bài viết cũng xin đưa ra một số giải pháp cho chínhsáchtiền lương.
Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Học kỳ thu
Niên khoá 2004-2005
2
Việt Nam là một trong những nước có mức thunhập bình quân đầu người thấp. Theo thời
gian, cùng với sự tăng trưởng kinh tế sự cách biệt về thunhập giữa các đối tượng trong xã
hội ngày càng gia tăng nhất là sự chênh lệch về thunhậptrongkhuvựcNhà nước so với
khu vực tư nhân vàkhuvực có vốn đầu tư nước ngoài. ở Việt Nam, chuyện một công
chức sống được bằng lương là điều không tưởng. Lương chưa trở thành nguồn thunhập
chính cho ngườilaođộng mà ngườilaođộng chủ yếu dựa vào các nguồn thunhập ngoài
lương. Mặc dù chính phủ đã áp dụng nhiều chínhsách nhằm cải thiện tình hình trên
nhưng vẫn chưa đạt kết quả vì các chínhsách về tiềnlươngcủaNhà nước còn nhiều bất
cập.
Thu nhậpcủangườilaođộngtrongkhuvựcNhà nước: cao hay thấp?
Mọi người đều phải thừa nhận rằng với mức lương hiện nay, nhất là những người làm
việc trongkhuvựcNhà nước, không thể bảo đảm được cuộc sống bình thường. Chẳng
hạn, một sinh viên đại học hiện nay muốn sống và học tập bình thường phải được chu cấp
tối thiểu 500 và trung bình là 700 ngàn đồng/tháng ở Hà Nội (ở thành phố Hồ Chí Minh
còn cao hơn từ 700 ngàn-1 triệu đồng) tương đương với một cán sự bậc 10 tức là phải làm
việc được 30 năm. Đơn cử như trong ngành giáo dục, theo bảng lươngcủa công chức
giáo dục đại học có rất nhiều bậc lương khác nhau từ bậc 1 của thang giáo viên là 1,92
đến bậc cao nhất của thang chuyên gia cao cấp là 8,5. Một công chức để đạt đến đỉnh cuối
cùng của thang lương phải mất 66 năm trong khi đó thời gian làm việc tối đa cho một
công chức giáo dục là 38 năm- một nghịch lý!
Một điều bất hợp lý nữa là thunhập ngoài lương lại lớn hơn lương rất nhiều. Tổng bí thư
Nông Đức Mạnh đã từng nói “Nếu được hỏi “lương của anh (chị) có thể nuôi được anh
(chị) và thêm một người nữa không?” thì tuyệt đại đa số cán bộ, công chức đều trả lời là
“không”. Ngay như lươngcủa tôi đây, nếu theo thang bậc và phụ cấp thì thuộc loại cao
nhất nước, nhưng nếu để nuôi tôi và thêm một người nữa cũng thật là khó khăn. ấy vậy
mà cán bộ công chức nào cũng sống được cả, mà lại sống đàng hoàng. Ai cũng xây được
nhà cửa. Điều này cho thấy tổng số tiềnvàcủa cải trong xã hội là nhiều và nó đang
“chạy” từ chỗ này sang chỗ khác, từ người này sang người khác. Vấnđề bây giờ là phải
làm sao điều chỉnh cho được các khoản thunhập ngoài lương”.
Lương bổng là một vấnđề rất nhạy cảm và phức tạp. Cái khó là chiếc bánh ngân sách chỉ
có chừng ấy nhưng làm sao phải chia cho hợp lý. Làm sao để những người hưởng lương
từng bước có thể sống được bằng lương; kích thích sản xuất, kinh doanh phát triển. Theo
cách hiểu đơn thuần, tiềnlương phải trở thành thước đo giá trị lao động, bảo đảm tái sản
xuất sức lao động, là nguồn thunhậpchínhcủangườilaođộng gắn với năng suất, chất
lượng, hiệu quả của công việc. Từ năm 1993, khi chínhsáchtiềnlương được ban hành
mức tiềnlươngcủangườilaođộng cũng chưa đủ trang trải cho những nhu cầu thiết yếu
và không phải là nguồn thunhậpchínhcủangườilao động. Đây chính là nguyên nhân
Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Học kỳ thu
Niên khoá 2004-2005
3
gây ra nạn “chảy máu chất xám” trongkhuvựcNhà nước và cũng là nguyên nhân tham
nhũng của một bộ phân cán bộ và công chức. Hệ quả là ngườilaođộng không quan tâm
đến tiềnlương mà chú trọng đến phần thunhập ngoài lương. Tiềnlương không trở thành
động lực khuyến khích ngườilaođộng làm việc và tình trạng “chân ngoài dài hơn chân
trong” trở nên phổ biến. Trong khi đó, chínhsách mở cửa nền kinh tế đã khuyến khích sự
phát triển củakhuvực tư nhân và sự ra đời củakhuvực có vốn đầu tư nước ngoài. Hiện
tượng ngườilaođộng chuyển từ khuvựcNhà nước sang khuvực khác để làm việc mong
có mức thunhập cao hơn trở thành phổ biến. Xin đưa ra một sự so sánh để thấy được sự
mất cân bằng về thunhập giữa các khu vực. Tại thời điểm năm 2002, lươngcủa một giáo
sư với hệ số lương là 7,1 nhân với khởi điểm lương khoảng 2 triệu đồng. Số tiền này chỉ
bằng lương bảo vệ cho công ty liên doanh tại Hà Nội
1
. Mặc dù mọi sự so sánh là khập
khiễng nhưng những con số biết nói này khiến cho chúng ta phải đặt câu hỏi về sự bất ổn
trong chínhsáchtiền lương.
Cải cách tiền lương: vấnđề nan giải
Để giải quyết tình trạng trên, Nhà nước đã áp dụng nhiều chínhsách nhằm nâng cao mức
lương củangườilaođộng làm việc trongkhuvực hưởng lương từ ngân sách. Chínhsách
tiền lương đang được thực hiện là kết quả của đợt cải cách tiềnlương năm 1993. Đây là
một cuộc cải cách rất căn bản không những về lương mà còn là một đợt sắp xếp lại hệ
thống phân phối tiềnlương từ ngân sáchNhà nước nhằm tạo ra sự thay đổi trong nhận
thức quan điểm- coi tiềnlương giá là giá cả sức lao động. Đã qua hơn 10 năm áp dụng
chính sáchtiền lương, mặc dù có nhiều ưu điểm như thực hiện phân phối công bằng hơn,
tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất laođộngvà hiệu quả công
tác nhưng chínhsáchtiềnlươngvẫn còn nhiềuhạn chế. Tiềnlương thực tế vẫn chưa làm
được chức năng tái sản xuất sức lao động. Mức lương tối thiểu còn quá thấp, mặc dù đã
qua 4 lần điều chỉnh (từ 120 lên 144, 180, 210 và 290 ngàn đồng) nhưng mới chỉ bù lại
phần nào giá trị thực tế củatiềnlương bị giảm đi do lạm phát. Ngày 18/12/2004 vừa qua
thủ tướng chính phủ đã ký quyết định ban hành 6 nghị định về thang bảng lươngvà trợ
cấp bảo hiểm xã hội. Theo đó, mức lương cao nhất dành cho công chức tại công ty nhà
nước là 2.320.000 đồng/tháng và thấp nhất là 391.500 đồng/tháng. Nhìn vào những con
số này ta thấy thunhậpcủangườilaođộng có sự cải thiện nhất định. Tuy nhiên, số người
được hưởng mức lương cao nhất không nhiều, đó là những chuyên viên cao cấp trong khi
các chuyên viên bình thường chỉ được hưởng lương 678.000 đồng/tháng. Rõ ràng là mức
lương củangườilaođộngtrongkhuvựcNhà nước vẫn chưa đáp ứng được các nhu cầu
tối thiểu.
Giải pháp nào cho chínhsáchtiền lương?
1
Theo Thời báo Tàichính Việt Nam ra ngày 7/08/2002
Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Học kỳ thu
Niên khoá 2004-2005
4
Để giải quyết vấnđề thu nhập cho ngườilaođộng trong khuvựcnhà nước có rất nhiều
việc phải làm. Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết ngắn này, người viết chỉ xin tập trung
vào một vấn đề: đó là làm thế nào để có nguồn ngân sách dành cho việc tăng lương. Một
trong những câu hỏi đặt ra khi thực hiện chínhsáchtiềnlương nhằm tăng thunhậpcủa
người laođộng là: lấy tiền ở đâu để tăng lương cho ngườilao động? Đây thực sự là một
câu hỏi khó tìm lời giải đáp tối ưu trong điều kiện nguồn ngân sách hạn hẹp như Việt
Nam. Giải pháp đầu tiên đó là phải cắt giảm đến mức tối đa số người được hưởng lương
từ ngân sáchnhà nước. Số người này bao gồm đội ngũ công chức hành chính các cấp, các
ngành, các tổ chức đoàn thể quân đội, công an. Đối với doanh nghiệp nhà nước, trước mắt
phải giải thể ngay các các doanh nghiệp thua lỗ để giảm bớt gánh nặng cho ngân sách khi
phải gánh thêm các khoản lỗ của những doanh nghiệp này. Với các doanh nghiệp Nhà
nước làm ăn có lãi cũng cần phải có sự cải cách triệt như giảm bớt số lượnglaođộng
không cần thiết, lựa chọn người quản lý thông qua thi tuyển nhằm đạt được hiệu quả
cao nhất trong sản xuất kinh doanh. Điều này giúp cho ngân sách có được khoản thu đáng
kể từ khuvực kinh tế quốc doanh.
Để tạo ra nguồn thu cho ngân sách, cần phải hoàn thiện hệ thống thuế trong đó chú trọng
hơn nữa đến nguồn thuế trực thu nhất là thuế thunhập đối với những cá nhân và tổ chức
có thunhập cao trong xã hội. Cùng với sự mở cửacủa nền kinh tế, trong xã hội xuất hiện
một tầng lớp những người có thunhập cao thậm chí còn rất cao nhưng nhà nước chưa
kiểm soát được thunhậpcủa những đối tượng này. Hàng năm ngân sáchnhà nước bị mất
đi một nguồn thu khổng lồ do những hành vi tránh thuế và trốn thuế của những cá nhân,
tổ chức và doanh nghiệp có thunhập cao. Điều này xuất phát từ những tiêu cực trong quá
trình tính thuế vàthu thuế.
Một giải pháp quan trọng khác là chính phủ cần phải xem xét lại các khoản chi tiêu công
nhằm tránh tình trạng thất thoát lãng phí nguồn ngân sáchcủachính phủ. Hiện tượng thất
thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản lên đến 40% thậm chí có những trường hợp lên đến
50-55%, nhiều khoản chi đầu tư không hiệu quả nhiều công trình trị giá hàng trăm, hàng
nghìn tỷ xây xong không được sử dụng hay bị xuống cấp nghiêm trọng do tiền vốn đầu tư
bị “rút ruột”. Nếu khắc phục được vấnđề này, ngân sáchcủachính phủ sẽ tiết kiệm được
một khoản chi không cần thiết rất lớn và có thể sử dụng nguồn này để chi trả lương cho
người lao động.
Tóm lại, chínhsáchtiềnlươngvàvấnđềthunhậpcủangườilaođộng luôn là mối quan
tâm không chỉ của những người làm chínhsách mà còn của toàn xã hội. Sự mất cân đối
về tiền lươngvàthunhập của ngườilaođộngtrong các khuvực kinh tế có xu hướng ngày
càng gia tăng. Mặc dù chính phủ đã áp dụng nhiều biện pháp nhằm giải quyết tình trạng
trên nhưng xem ra chưa hiệu quả. Nguyên nhân thì có rất nhiều nhưng một trong số đó là
Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Học kỳ thu
Niên khoá 2004-2005
5
do nguồn ngân sáchcủanhà nước là có hạn. Để có được nguồn ngân sách trả lương cho
người lao động, đòi hỏi cần có nhiều chínhsách được thực hiện một cách cách đồng bộ.
Tài liệu tham khảo
Đàm ánh Nguyệt (2003). Tiền lương-chạy theo giá đến bao giờ. Được lấy từ:
Nguyễn Thục Nhi (2004) Tiềnlươngvà giải pháp vết dầu loang. Được lấy từ:
Lê Xuân Đình (2004), Mấy suy nghĩ về việc tiếp tục hoàn thiện chínhsáchtiền lương.
Được lấy từ:
Thu Hà (7/08/2002), “Cải cách tiềnlương theo hướng phù hợp với các loại hình lao
động”, Thời Báo Tàichính Việt Nam.
Trọng Duy (10/06/2002) “Những điểm mới trong cải cách chínhsáchtiền lương”, Báo
Người lao động.
Việt Anh (18/12/2004). Lương tối đa công chức hơn 2,3 triệu đồng/tháng. Được lấy từ:
.
Chính sách tiền lương và vấn đề thu nhập của người lao động
trong khu vực Nhà nước”
Trần Thị Thu Linh
Tóm tắt
Chính sách tiền lương và. trả lương cho
người lao động.
Tóm lại, chính sách tiền lương và vấn đề thu nhập của người lao động luôn là mối quan
tâm không chỉ của những người làm chính