KhaipháViệtNamtừ…phía sau
Jean - François Hénin dứt khoát chọn một hướng: Không tập trung vào mặt tiền mà khai
thác ViệtNam ngay từ phía sau. Cách đầu tư của Hénin mang tính khaiphá và mạo hiểm
cao, nhưng thời gian đã cho thấy các bước đi đều có chiến lược sâu sắc lâu dài.
Nếu chỉ đơn thuần là lợi nhuận trước mắt, việc xây cao ốc văn phòng ngay tại Sài Gòn
lúc ấy là có lời lớn lập tức.
Ai đã trải qua giai đoạn quan sát phát triển của thập niên 90 đều còn nhớ về nhịp độ đầu tư vào
khách sạn và cao ốc rất lớn tại Tp.HCM và Hà Nội lúc ấy, bởi cầu thì cao mà cung thì dường
như trống.
Khai phá từ phía sau
Còn nhớ đầu năm 1990, Sài Gòn không hề có một khách sạn đạt chuẩn đến mức phải kéo con
tàu mang tên Khách sạn nổi về neo tại bến Bạch Đằng. Năm 1992, phải cải tạo khách sạn
Oscar cũ thành Century trên đường Nguyễn Huệ. Năm 1994, phải cải tạo một toà nhà cũ để có
khách sạn Omni, cùng năm này ra đời khách sạn New World. Năm 1995, chỉ có thêm Saigon
Prince và Equatorial…
Khi Jean-FranÇois Hénin đến ViệtNam thì khách sạn du lịch tại Sài Gòn chỉ có thế. Nhưng,
Victoria lúc ấy đã dứt khoát chọn một hướng đi khác, với thái độ quyết liệt đáng nể: không tập
trung vào phần mặt tiền của ViệtNamtại các thành phố lớn, mà khaiphá cái nhìn về quốc gia
này từ phía sau.
Gần như cùng một lúc, họ cho xây dựng Victoria Phan Thiết, Sapa và Cần Thơ. Cần nhớ rằng
không phải như bây giờ, Phan Thiết lúc ấy gần như còn trống không (chỉ mới có resort đầu tiên
là Coconut Beach). Còn Sapa và Cần Thơ thì mãi cho đến bây giờ, Victoria vẫn là cái duy nhất
đạt tầm cỡ.
Điều gì cũng có cái giá của nó, có thể chưa hẳn tất cả đều đồng ý với nước đi này của
Monsieur Hénin, nhưng giờ đây, sau 10 năm, Victoria đã trở thành một thương hiệu resort có
bản sắc riêng với chất "thứ thiệt" (authentique) và duy nhất (unique) của nó.
Một resort duy nhất tại Sapa có xe lửa riêng đưa đón. Một hotel tiêu chuẩn duy nhất nằm trên
biên địa cách Phnom Penh 160km đường bộ. Một resort sông duy nhất nằm giữa Mékong
Delta… Tất cả đều đúng như thiệt bản chất Đông Dương!
Trong kinh doanh lâu dài, tạo được bản sắc riêng được khẳng định bằng một thương hiệu là
một tài sản vô cùng lớn.
Dấn thân đầy đam mê
Các nhà khaiphá Victoria thật sự là bậc thầy trong việc chọn lựa và khám phá những địa điểm
hết sức "ác liệt" để "phục chế" lại nguyên bản cảm xúc về những góc Đông Dương mà trong
chúng ta hay trong những người Pháp hoặc người phương Tây nào đã từng có về nó.
Khi đến Victoria Angkor ở Siem Reap, Campuchia, bạn cũng nhận ra sự khéo léo trong khai
phá, chọn lựa vị trí: khách sạn toạ lạc ngay trong công viên Hoàng gia cổ kính của Siem Reap,
phía trước là một rừng cây với hàng ngàn con dơi quạ chiều về treo mình trên cao, bên dưới
thấp thoáng một ngôi miếu cổ phong cách Khmer rền rền tiếng kinh chiều trong khúc nhạc
truyền thống réo rắt.
Khám phá đến tận cùng để phục chế những giấc mơ, tạo ra điều kiện thật tốt để con người
hưởng thụ cảm xúc ấy. Một sản phẩm du lịch như thế làm chúng ta phải ngả mũ khâm phục.
Ngoài việc hài lòng về đồng tiền đã bỏ ra, khách du lịch còn muốn nói lời cảm ơn về những ký
ức đã được hiện thực hoá mà những người đi khaiphá này đã dấn thân đầy đam mê, để tạo ra.
Hồ trên núi
Concept chính của Victoria bao gồm ba chức năng hotel, resort và spa. Chức năng hotel thì đã
rõ, nhưng chức năng resort (trong đó có spa) thì Victoria đã có những khaiphá mới tại thị
trường Việt Nam.
Ở Việt Nam, nói về resort ta thường nghĩ ngay đến resort biển, gần đây phát triển khá nhiều ở
Phan Thiết, Nha Trang, Đà Nẵng, Hội An, Quảng Ninh… Nhưng, một khu resort nghỉ dưỡng
trên núi thì hiếm thấy.
Nếu bạn là người yêu khí hậu vùng cao và đã tham quan hết các vùng cao nghỉ dưỡng của Việt
Nam, từ Sapa, Tam Đảo, Đà Lạt, Bạch Mã,… thì chỉ mỗi Victoria có một khu resort núi ở Sapa
(hồ bơi trong nhà với nước nóng để bạn tung tăng bơi lội trong cái lạnh thanh sạch của cao
nguyên Tây Bắc).
Chưa hết, một khu resort sông đúng nghĩa, đặc biệt nằm ở khu vực đồng bằng tạo lập bởi chín
dòng sông thì - nói không ngoa, cũng là một khaiphá riêng của Victoria. Và như vừa nêu trên,
resort vùng biên địa đầy chất "viễn Tây" kiểu Việt thì cũng chỉ mỗi mình Victoria dám nghĩ tới.
Dường như họ - chuỗi Victoria - còn đang tiếp tục có nhiều sáng tạo nữa trong kỹ nghệ khách
sạn, resort, cùng những chiến lược phát triển đặc thù, tại những vị trí lý thú mà họ ấp ủ.
Jean - François Hénin, nguyên là chủ tịch kiêm Tổng giám đốc của tập đoàn EEM (Électricité et
Eaux de Madagascar: Tập đoàn Điện và Nước Madagascar).
Tập đoàn EEM chủ yếu kinh doanh gỗ, giấy, bất động sản, thuỷ sản và nhiều ngành khác.
Khách sạn - cho đến lúc Jean - François Hénin đến ViệtNam vẫn chưa có trong danh mục đầu
tư của EEM.
Nguồn : (Sài Gòn tiếp thị)
. Khai phá Việt Nam từ… phía sau
Jean - François Hénin dứt khoát chọn một hướng: Không tập trung vào mặt tiền mà khai
thác Việt Nam ngay từ phía sau. . Victoria đã có những khai phá mới tại thị
trường Việt Nam.
Ở Việt Nam, nói về resort ta thường nghĩ ngay đến resort biển, gần đây phát triển khá nhiều