Mục tiêu: - Giúp trẻ biết được phía trên, phía dưới so với bản thân.. - Trẻ định hướng được phía trên, phía dưới của bản thân trẻ.. - Trẻ thích tham gia các hoạt động, giáo dục trẻ đi n
Trang 1CHỦ ĐỀ: BẢN THÂN
LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Đề tài: Phía trên phía dưới bé có gì?
Lớp: NT 24 – 36 tháng
I Mục tiêu:
- Giúp trẻ biết được phía trên, phía dưới so với bản thân
- Trẻ định hướng được phía trên, phía dưới của bản thân trẻ
- Trẻ thích tham gia các hoạt động, giáo dục trẻ đi nắng phải đội nón và đi dép để giữ gìn đôi chân sạch sẽ
II Chuẩn bị:
- Đồ chơi trang trí lớp bằng các nguyên vật liệu mở
- Giấy màu, decal được cắt thành nhiều hình: chấm tròn, ngôi sao, bông hoa…
Trang 2- Nón dép cho mỗi trẻ
III Tiến Hành:
1 Hoạt động 1: Cùng giúp cô bé nhé!
Chơi : Dấu tay (Làm theo yêu cầu của cô)
* Cô giăng sẵn dây trên cao, cho trẻ treo đồ chơi trang trí lớp lên dây,
Cô gợi hỏi trẻ:
- Hỏi trẻ phía trên có gì?
* Cho trẻ dán các chấm tròn, bông hoa, ngôi sao…trang trí nền nhà
- Hỏi trẻ phía dưới có gì?
2 Hoạt động 2: Cô khen bé tài
- “Trời nắng – đội nón” Cho trẻ đội nón lên đầu
Trang 3+ Giáo viên gợi hỏi trên đầu trẻ có gì?
+ Nón ở đâu? (Nón trên đầu, nón phía trên) + Vì sao phải đội nón?
+ Cho trẻ đọc bài thơ “Đi nắng”
3 Hoạt động 3: Thi xem ai khéo
- Cho trẻ vận động theo nhạc bài “Đi dép” và kết hợp mang dép vào chân
+ Giáo viên gợi hỏi trẻ dép ở phía nào? (Phía dưới) + Dưới chân có gì?
+ Gợi ý giáo dục trẻ đi dép để giữ đôi chân sạch sẽ
- Thưởng cho trẻ trò chơi “Bắt bướm”: Cô cho bướm bay trên cao, trẻ cùng nhau nhảy lên bắt bướm
+ Cô gợi hỏi trẻ bướm bay phía nào? (Phía trên), như thế cho bướm bay phía trước, phía sau trẻ …
Trang 44 Kết thúc