1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Tài liệu Giày dép Việt Nam: Chuyển từ làm thuê sang “làm chủ” doc

2 320 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 121,05 KB

Nội dung

Giày dép Việt Nam: Chuyển từ làm thuê sang “làm chủ” Theo ông Nguyễn Gia Thảo, Chủ tịch Hiệp hội Da giày Việt Nam, một trong những mục tiêu lớn của ngành công nghiệp da giày Việt Nam là phải chuyển dịch được sản xuất từ gia công sang tự sản xuất, tiêu thụ sản phẩm da giày. Đến nay, đã có nhiều doanh nghiệp có đủ khả năng thực hiện thành công bước chuyển dịch này nhưng vẫn còn không ít các doanh nghiệp vẫn đang rơi vào tình trạng "tiến thoái lưỡng nan". Theo Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Thương mại, hiện trên 95% lượng giày dép mà các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài đều mang nhãn mác của khách hàng, như Nike, Adidas hoặc thương hiệu của các tập đoàn bán lẻ như Famous Footwear, K, Shoes . do các đối tác nước ngoài cung cấp cho các doanh nghiệp theo các mẫu thiết kế, hay thậm chí không có nhãn mác gì. Đây là một kiểu sản xuất mà phần lớn khách hàng nước ngoài mong muốn hợp tác sản xuất tại Việt Nam. Tiếp tục gia công sẽ thu hẹp lợi nhuận Thực tế, các doanh nghiệp sản xuất và gia công giày dép xuất khẩu đều có đặc điểm chung là phải đầu cơ sở hạ tầng, đầu nguồn nhân lực cho sản xuất, nhưng lại bỏ qua khâu rất quan trọng là không đầu cho các khâu thiết kế, tiếp thị, lưu kho, cửa hàng bán lẻ. Do vậy, lợi nhuận tiềm năng bị thu hẹp và phải dựa vào hiệu quả và số lượng sản xuất. Các doanh nghiệp này không tham gia vào các giai đoạn thiết kế và phân phối sản phẩm, mà chỉ đóng góp 30% - 50% giá trị sản phẩm trong giai đoạn sản xuất. Giá trị mà họ đóng góp thêm vào sản phẩm là rất nhỏ bé qua việc "bán" sức lao động của nhân công. Đương nhiên, các doanh nghiệp này khó có thể kiếm thêm lãi bởi chi phí lao động ngày càng có xu hướng giảm sức cạnh tranh so với các quốc gia khác trên toàn cầu. Nếu phương thức sản xuất gia công giày dép hạn chế được rủi ro, thì lợi nhuận thu được cũng bị hạn chế theo. Chuyển từ làm thuê sang "làm chủ" Thực tế, để gia tăng giá trị, nhiều doanh nghiệp sản xuất và gia công giày dép đã có cố gắng chuyển sang phương thức tự sản xuất toàn bộ. Trong khi nhiều doanh nghiệp đã chuyển đổi thành công, một số doanh nghiệp khác lại gặp nhiều trở ngại, vướng mắc. Điều này thường xảy ra do sự thiếu hiểu biết về các kiến thức đòi hỏi phải có để chuyển đổi sang cấp độ tiếp theo. Trong khuôn khổ của Dự án VIE61/94, các chuyên gia của Cục Xúc tiến Thương mại, các chuyên gia Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) và Hiệp hội Da giày Việt Nam đã có cuộc khảo sát gần 20 doanh nghiệp da giày Việt Nam và đưa ra được một số lời khuyên hữu ích cho các doanh nghiệp, nhằm hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện các kế hoạch tiếp thị xuất khẩu các sản phẩm da giày. Theo các chuyên gia, những yêu cầu bức thiết đặt ra đối với các doanh nghiệp sản xuất gia công khi chuyển sang phương thức tự sản xuất là phải kết nối được giữa công đoạn thiết kế và sản xuất. Có đội ngũ nhân viên đủ trình độ về mặt khai thác nguồn nguyên vật liệu, một đội ngũ nhân viên bán hàng, chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp và một đội ngũ nhân viên chuyên trách việc thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu, am hiểu về lĩnh vực tài chính đồng thời phải nâng cấp quy trình sản xuất, đổi mới máy móc thiết bị. Bước tiếp theo, các doanh nghiệp cần tạo thêm giá trị sản phẩm thông qua việc thực hiện các chức năng của các công ty thương mại. Thay vì tiếp thị sản phẩm với các công ty thương mại, các doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm trực tiếp tới các nhà nhập khẩu hay các nhà bán lẻ có quy mô nước ngoài. Theo đánh giá, hiện tại có rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động ở giai đoạn này, nhưng cũng còn không ít các doanh nghiệp cũng đã thực hiện chuyển đổi sang phương thức tự sản xuất, song họ đã không nắm bắt được hết quy trình chuyển đổi và chưa phân bổ các nguồn lực cần thiết để có thể thực hiện thành công việc chuyển đổi. Ông Bùi Ngọc Hải, chuyên gia Cục Xúc tiến Thương mại còn nhấn mạnh, ngay sau khi thực hiện xong chuyển đổi sản xuất ở giai đoạn I, bước sang giai đoạn tiếp theo, các doanh nghiệp phải nâng cao năng lực đội ngũ nhân viên thực hiện thương mại hoá việc phát triển sản phẩm đồng thời phát triển đội ngũ marketing được đào tạo toàn diện, có văn phòng đại diện hay đại lý ở nước ngoài. Ở giai đoạn tự sản xuất này, doanh nghiệp có thể gia tăng một phần giá trị trong giai đoạn nghiên cứu, thiết kế sản phẩm và thực hiện gia tăng giá trị sản phẩm trong toàn bộ công đoạn sản xuất, do đó giá bán sản phẩm của các doanh nghiệp này có thể đạt được cao hơn. Tuy nhiên, ông Hải cũng cảnh báo, để thực hiện sản xuất theo phương thức này, doanh nghiệp phải chấp nhận rủi ro nhiều hơn, do có chi phí quản lý cao hơn, lại phải đầu lớn hơn vào nhà xưởng, máy móc so với các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình khác. Hiện tại, ngành da giày Việt Nam đang hướng các doanh nghiệp da giày chuyển sang hoạt động theo mô hình tự sản xuất giai đoạn II để hướng tới quy mô chuyên nghiệp như nhiều quốc gia xuất khẩu giày dép trên thế giới đang thực hiện. . Giày dép Việt Nam: Chuyển từ làm thuê sang làm chủ” Theo ông Nguyễn Gia Thảo, Chủ tịch Hiệp hội Da giày Việt Nam, một trong những. thức sản xuất gia công giày dép hạn chế được rủi ro, thì lợi nhuận thu được cũng bị hạn chế theo. Chuyển từ làm thuê sang " ;làm chủ" Thực tế,

Ngày đăng: 24/12/2013, 05:15

w