1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Lý luận về kết hợp giữa các mặt đối lập và sự vận dụng tư tưởng này trong các cuộc đấu tranh và đổi mới bằng chứng qua cuộc cách mạng tháng mười nga và cách mạng tháng tám năm 1945

18 33 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 41,05 KB

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA: KHOA HỌC XÃ HỘI

BÀI TIỂU LUẬN

Đề tài:

Lý luận về kết hợp giữa các mặt đối lập và sự vận dụng tư

tưởng này trong các cuộc đấu tranh và đổi mới: bằng

chứng qua cuộc Cách mạng tháng Mười Nga và Cáchmạng tháng Tám năm 1945

Học viên: Giảng viên hướng dẫn: Lớp:

Khóa:

Phạm Nguyễn Trang AnhTS Trần Nguyên Ký 20C1PHI6100042530.2-CH

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

Trang 2

PHẦN I LÝ LUẬN VỀ SỰ KẾT HỢP CỦA CÁC MẶT ĐỐI LẬP 2

1.Quy luật thống nhất và mâu thuẫn giữa các mặt đối lập của phép biện chứng: 2

2.Ý nghĩa phương pháp luận: 4

PHẦN 2 VẬN DỤNG THỰC TIỄN 5

1.Sự vận dụng của Lenin về quy luật mâu thuẫn trong thời kỳ thực tiễn cách mạng Nga: 5

2.Sự vận dụng của Hồ Chí Minh thể hiện trong thực tiễn cách mạng Việt Nam: 8

3.Sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam thể hiện trong công cuộc đổi mới đất nước: 11

KẾT 15

Tài liệu tham khảo: 16

LỜI MỞ ĐẦUTrong mỗi một sự vật đều có các mặt đối lập Các mặt đối lập vừa đấu tranh, phủ địnhnhau, vừa thống nhất và cùng tồn tại song song để phát triển Từ định nghĩa này, với mong

Trang 3

muốn tìm hiểu và làm rõ thêm những luận điểm của V.I.Lênin về kết hợp các mặt đối lập, bài

tiểu luận:” Lý luận về kết hợp giữa các mặt đối lập và sự vận dụng tư tưởng này trong các cuộcđấu tranh và đổi mới” sẽ đi vào giải thích các định nghĩa, nêu rõ bản chất kết hợp của các mặtđối lập, vai trò và điều kiện kết hợp của chúng được chứng minh qua cuộc Cách mạng tháng

Mười Nga và công cuộc đổi mới đất nước trong thời kì quá độ lên Chủ nghĩa xã hội tại ViệtNam

Qua đây em cũng xin chân thành cảm ơn thầy Trần Nguyên Ký và cuốn sách “SỰ KẾTHỢP CÁC MẶT ĐỐI LẬP TRONG THỜI KÌ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆTNAM HIỆN NAY” do thầy làm tác giả đã giúp ích em rất nhiều trong quá trình làm tiểu luận

Chân thành cảm ơn!

Trang 4

PHẦN I LÝ LUẬN VỀ SỰ KẾT HỢP CỦA CÁC MẶT ĐỐI LẬP

1.Quy luật thống nhất và mâu thuẫn giữa các mặt đối lập của phép biện chứng:

Cuộc đấu tranh của hai phương pháp tư duy - biện chứng và siêu hình là một phần quan trọngtrong lịch sử hình thành và phát triển quá trình tư duy triết học và được hoàn thiện dần với thắnglợi của tư duy biện chứng duy vật

Phép biện chứng duy vật là sự thống nhất hữu cơ giữa lý luận và phương pháp, bao gồm hệthống các quy luật, phạm trù phản ánh đúng đắn thế giới khách quan và định hướng cho conngười trong nhận thức thế giới và cải tạo thế giới Phép biện chứng duy vật không chỉ khái quátnhững thành tựu của tất cả các khoa học cụ thể, mà còn kết tinh những tinh hoa trong quá trìnhphát triển tư tưởng triết học của nhân loại

Trong tư tưởng biện chứng của Các Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin về mâu thuẫn, khi quanniệm nguồn gốc của sự vận động, phát triển của sự vật khách quan đều bắt nguồn từ mâu thuẫnbên trong, các ông luôn chú trọng giải quyết những vấn đề liên quan đến mâu thuẫn, đó là vấnđề thống nhất, vấn đề đấu tranh và vấn đề kết hợp các mặt đối lập Hay nói cách khác, mâuthuẫn chính là hạt nhân của phép biện chứng

Theo quan điểm biện chứng, mọi sự vật đều có các mặt, xu hướng trái ngược nhau, hoàn toànđối lập Khi nói mâu thuẫn biện chứng là nói đến mâu thuẫn tất yếu của những mặt trái ngượcnhau, ví dụ, nam châm có hai cực nam và bắc Chính sự tác động lẫn nhau giữa các mặt đối lậptạo nên mâu thuẫn sự vật Một trong các phương thức giải quyết mâu thuẫn chính là đấu tranh.Hình thức đấu tranh rất đa dạng, linh hoạt, tùy thuộc vào hoàn cảnh và bản chất của mâu thuẫnđó

Mâu thuẫn không chỉ được thể hiện ở việc đấu tranh giữa các mặt đối lập mà còn thể hiệnqua cách các mặt đối lập thống nhất, hòa quyện với nhau Đấu tranh bắt nguồn từ bản chất mặtnày khác mặt kia Nhưng không phải lúc nào sự khác nhau dẫn đến đấu tranh, mà các mặt đốilập sẽ hòa quyện, tạo nên sự thống nhất Thống nhất có nghĩa là cùng nhau tồn tại, phát triển, có

Trang 5

mặt này thì mới có mặt kia Sự thống nhất tạo ràng buộc, làm điều kiện cho sự tồn tại của cácmặt đối lập Ngoài ra, thống nhất còn có nghĩa là mặt này bao hàm, chứa đựng mặt kia Chính vìvậy, chúng ta không nên tạo ra hàng rào tuyệt đối giữa các mặt đối lập mà phải thấy được có sựchuyển hoá giữa chúng Ví dụ như khi cực bắc, cực nam của nam châm lại gần, chúng sẽ hútnhau, dính chặt với nhau Hoặc tạo hóa đã hình thành ngày, đêm, chia đều 24 giờ Không thểmột mặt của Trái Đất chỉ có ban ngày và ngược lại Như vậy, con người và sinh vật không thểtồn tại lâu và phát triển bền vững.

Có thể nói khi đề cập tới vấn đề thống nhất giữa các mặt đối lập trong một mâu thuẫn biệnchứng, người ta có thể và cần phải tiếp cận từ ba góc độ cụ thể sau:

Thứ nhất, ta cần xem xét trên góc độ bản thể luận, tức sự thống nhất khách quan vốn có

của chúng  Thứ hai, ta cần xem xét trên góc độ nhận thức luận, tức là dựa trên nhận thức của con

người Con người có nhiệm vụ là phải phát hiện, vạch ra những mặt đối lập đang tồn tại,ẩn náu bên dưới cái vỏ thống nhất hoàn chỉnh

Thứ ba, ta cần xem xét trên góc độ góc độ thực tiễn Tức là ta áp dụng kết hợp các mặt

đối lập với nhau để từ đó tạo điều kiện giải quyết mâu thuẫn Tuy nhiên, ta không phảilúc nào cũng có thể kết hợp được và càng không nên làm theo chủ quan, cảm tính thuầntúy, dễ dẫn đến tùy tiện, vô nguyên tắc ta phải kết hợp làm sao cho quá trình vừa thốngnhất vừa đấu tranh giữa các mặt đối lập trong một chỉnh thể mâu thuẫn xã hội cụ thể, mặtđối lập đại diện cho sự tiến bộ sẽ dần dần chiến thắng được mặt đối lập đại diện cho sựlạc hậu Có như vậy việc giải quyết mâu thuẫn xã hội mới đem lại động lực thúc đẩy sựphát triển của xã hội, phù hợp với quy luật khách quan của xã hội

Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập có vai trò chính yếu trong sư phát triển củasự vật Tuy nhiên, tùy từng giai đoạn và hoàn cảnh phát triển mà ta cần chọn lựa đúng giữa việcthống nhất hay đấu tranh Khi sự vật còn ở giai đoạn phát triển, khi mâu thuẫn chưa gay gắt thìkhi đó cách giải quyết là thống nhất, còn khi mâu thuẫn trở nên gay gắt, thì khi đó cách giảiquyết là đấu tranh

Trang 6

Trong sự phát triển của xã hội từ trước đến nay, không phải cái mới nào cũng thay hoàn toàncho cái cũ Có những cái mới không tách rời nhau mà gắn bó với cái cũ, đan xen nhau, vừathống nhất vừa đấu tranh với nhau Cái mới phát triển trên nền tảng kế thừa từ cái cũ Bởi vì,bản thân cái cũ vẫn chứa đựng những yếu tố có thể góp phần vào sự phát triển của xã hội tươnglai Do đó việc kết hợp các mặt đối lập – giữa cái cũ và cái mới cần phải tiến hành một cách thậntrọng, theo nguyên tắc, không theo cảm tính, tùy tiện.

Ngày nay, sự "thống nhất" của các mặt đối lập ngày càng mở rộng Những giải pháp khoahọc và kỹ thuật tiên tiến, những vấn đề toàn cầu… tạo ra môi trường thuận lợi cho sự mở rộngđó Vì vậy, bước chuyển biến cách mạng từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội không thểkhông mang những hình thái đặc thù: có thể cho phép các nước kém phát triển đi lên chủ nghĩaxã hội bỏ qua một hay nhiều giai đoạn nào đó trong sự phát triển tư bản chủ nghĩa

2 Ý nghĩa phương pháp luận:

Vì mâu thuẫn là hiện tượng khách quan và phổ biến, ta phải có ý thức tôn trọng mâu thuẫn,tức là không được lẩn tránh mâu thuẫn cũng như không được tạo ra mâu thuẫn Ta phải nhậnthức được mâu thuẫn và tìm cách giải quyết mâu thuẫn, từ đó giúp tạo ra điều kiện thúc đẩy sựđấu tranh của các mặt đối lập theo chiều hướng phát triển vì mọi mâu thuẫn đều có quá trìnhphát sinh, phát triển và biến hoá Sự vật khác nhau thì bản chất mâu thuẫn đó sẽ khác nhau Dođó phải biết phân tích cụ thể một mâu thuẫn cụ thể và tìm cách giải quyết mâu thuẫn đúng đắn

Trang 7

PHẦN 2 VẬN DỤNG THỰC TIỄN

1 Sự vận dụng của Lenin về quy luật mâu thuẫn trong thời kỳ thực tiễn cách mạng Nga:

Theo Lênin, cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập là sự phát triển của sự vật Đúng như vậy,trong lịch sử loài người, nhiều cuộc cách mạng xảy ra Tiêu biểu là cuộc cách mạng ThángMười Nga nổ ra, đánh dấu sự thắng lợi của Chủ nghĩa Mác - Lê-nin ở nước Nga

Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới giànhthắng lợi, làm nền tảng và tạo động lực cho các quốc gia trên thế giới đấu tranh cách mạng vìđộc lập dân tộc Cuộc cách mạng mở ra một trang mới trong lịch sử phát triển nhân loại, đánhdấu một xu thế phát triển tất yếu, một thời đại mới - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủnghĩa xã hội trên phạm vi thế giới

Cùng với việc dựng cột mốc cho thời đại mới, V.I Lê-nin, với tư cách là lãnh đạo, bắt đầu sựnghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội (CNXH) đầu tiên trong lịch sử ở nước Nga Xô-viết Sựnghiệp xây dựng CNXH ở nước Nga giai đoạn này diễn ra trong bối cảnh hết sức đặc biệt Vềbối cảnh chính trị, chính quyền Xô-viết trong những tháng năm đầu tiên liên tục đối mặt vớinhững vụ nổi loạn, can thiệp của “thù trong, giặc ngoài” và bị bao vây bởi chủ nghĩa đế quốc.Thêm vào đó, hệ thống chính trị Xô-viết còn mới và non yếu, kinh nghiệm cầm quyền còn ít ỏi.Vì vậy, giai cấp công nhân và hệ thống chính trị Xô-viết gặp rất nhiều khó khăn trong việc tổ

chức và điều hành xã hội V.I.Lê-nin đã nhận ra sự khác biệt căn bản là “giành chính quyền đãkhó nhưng xây dựng chính quyền còn khó hơn nhiều”.

Về bối cảnh kinh tế, nước Nga Xô-viết bắt tay vào xây dựng CNXH khi nền kinh tế trongđiều kiện thấp kém: Chủ nghĩa tư bản (CNTB) ở Nga mới phát triển ở giai đoạn đầu, trình độsản xuất phổ biến của đất nước là tiểu nông, nhiều tàn tích của chế độ phong kiến nông nô, chếđộ chuyên chế chưa được xóa bỏ; nền kinh tế kiệt quệ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất; chế độmới lại bị CNTB bao vây kinh tế, cấm vận… Thêm vào đó, năng lực tổ chức quản lý còn yếukém cũng khiến cho những năm đầu tiên gặp nhiều khó khăn

Nhìn chung, bối cảnh và đặc điểm kinh tế xã hội của Nga đương thời cần rất nhiều đến sựsáng tạo khi vận dụng lý luận của C.Mác về cách mạng XHCN V.I Lê-nin chính là con người

Trang 8

mà lịch sử cần đến và đã tạo ra trong sự nghiệp xây dựng CNXH hiện thực đầu tiên của nhânloại.

Xây dựng CNXH trong thực tại liên quan đến rất nhiều lĩnh vực, cả về nhận thức lý luận vàhoạt động thực tiễn Ở đây, ta chỉ tập trung vào hai điểm cơ bản nhất mà V.I Lê-nin đã có nhiềuđóng góp, phát triển lý luận, đó là: (1) quan niệm về CNXH (dựa trên thay đổi và phát triển môhình CNXH qua hai thời kỳ) và (2) biện pháp để xây dựng CNXH từ thực tiễn nước Nga

Đầu tiên, ta xét đến bước chuyển biến từ “Chính sách cộng sản thời chiến” đến “Chính sáchkinh tế mới” Những năm đầu của Cách mạng Tháng Mười, trong tình cảnh khó khăn, nhiều bấtcập, bảo vệ chính quyền Xô-viết là mục tiêu hàng đầu Chính sách “cộng sản thời chiến” đãđược áp dụng để đáp ứng những yêu cầu cấp bách ấy bằng cách trưng thu, tịch thu lương thực,thực phẩm và các tư liệu sản xuất nhằm phục vụ cho nhu cầu quốc phòng và dân sinh Chínhsách cộng sản thời chiến có thể xem như thử nghiệm đầu tiên về một mô hình CNXH, đã làmtrọn vai trò của nó và tất yếu sẽ phải thay đổi

Tháng 3 năm 1921, Đại hội lần thứ X Đảng Cộng sản Nga, do V.I Lê-nin lãnh đạo đã chuyểntừ “Chính sách cộng sản thời chiến” sang “Chính sách kinh tế mới” viết tắt là NEP, được thựchiện trong quãng thời gian từ 1921-1927 Trước hết, chúng ta thấy sự điều chỉnh quan niệm về

CNXH, rằng “danh từ nước Cộng hòa Xô-viết xã hội chủ nghĩa có nghĩa là Chính quyền Xô-viếtquyết tâm thực hiện bước chuyển lên chủ nghĩa xã hội, chứ hoàn toàn không có nghĩa là đãthừa nhận chế độ kinh tế mới là chế độ xã hội chủ nghĩa”, đúng như lý luận về quy luật mâu

thuẫn giữa hai mặt đối lập: cái cũ không hoàn toàn thay thế cho cái mới mà tiếp thu và chuyểnbiến thành cái mới tốt hơn, thông qua chuyển trọng tâm của cách mạng vào phát triển kinh tế vàvăn hóa

Theo V.I Lê-nin, nước Nga thời bấy giờ còn lạc hậu, cần trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài,trong đó nền kinh tế có “sự đan xen” giữa “những mảnh của CNXH” với “những mảnh củaCNTB” Các yếu tố của CNXH và các yếu tố của CNTB vừa đấu tranh với nhau, vừa thốngnhất Mối quan hệ chủ đạo giữa “các mảnh” hay các thành phần kinh tế đó, là quan hệ giữa sảnxuất, trao đổi, lưu thông trên cơ sở của trao đổi hàng hóa theo nguyên tắc thị trường…

Trang 9

Việc “chuyển trọng tâm cách mạng vào lĩnh vực phát triển văn hóa” là bước một bước tiến cóý thức và có tính chất hiện thực để đi tới CNXH Theo Lenin, chủ nghĩa xã hội có thể thực hiện

được hay không là “tùy ở kết quả của chúng ta có kết hợp được chính quyền Xô-viết với nhữngtiến bộ mới nhất của chủ nghĩa tư bản”.

Thứ hai, V.I Lê-nin cho rằng, để xây dựng CNXH ở nước Nga Xô-viết, cần tập trung vào thựchiện “quá độ gián tiếp”, những “biện pháp trung gian”, “quá độ đặc biệt” của Chính sách kinh tếmới qua 4 lập luận:

(i) Cần phải phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần đối với một nước tiểu nông trong

thời kỳ quá độ lên CNXH Những bất hợp lý của Chính sách “cộng sản thời chiến” bị bãi bỏ,chế độ “trưng thu lương thực thừa” được thay bằng thuế lương thực với tư cách là khâu đầu tiên.Thực hiện chế độ thuế, tự do buôn bán, trao đổi hàng hóa, sử dụng quan hệ hàng - tiền trong xâydựng CNXH để phát triển kinh tế, tạo mối liên hệ kinh tế giữa công nghiệp với nền nông nghiệphàng hóa, giữa thành thị với nông thôn

(ii) Lenin cho rằng, việc tìm cách ngăn cấm, triệt để chặn đứng mọi sự phát triển của trao đổi tư

nhân, của CNTB “là một sự dại dột và tự sát đối với đảng nào muốn áp dụng nó” Từ đó, Ngườichủ trương: “chúng ta phải lợi dụng chủ nghĩa tư bản (nhất là bằng cách hướng nó vào conđường chủ nghĩa tư bản nhà nước) làm mắt xích trung gian giữa nền tiểu sản xuất và chủ nghĩaxã hội, làm phương tiện, con đường, phương pháp, phương thức để tăng lực lượng sản xuấtlên”.

(iii) Phải học tập và sử dụng những giá trị của chủ nghĩa tư bản; kiên quyết phản đối việc “đem

chủ nghĩa tư bản đối lập một cách trừu tượng với chủ nghĩa xã hội” Theo V.I Lê-nin: “lùi một

bước” và “thỏa hiệp” bằng việc thu phục và trả lương cao cho chuyên gia tư sản là giải pháp tốtnhất xúc tiến CNXH Người cho rằng, không có sự chỉ đạo của các chuyên gia am hiểu các lĩnhvực khoa học, kỹ thuật và có kinh nghiệm tổ chức quản lý, thì không thể nào chuyển lên CNXHđược

Trang 10

(iv) Củng cố chính quyền Xô-viết, tăng cường vai trò của quản lý, kết hợp chặt chẽ hành chính,

tổ chức và kinh tế là biện pháp tốt nhất để xây dựng chủ nghĩa xã hội “Cần thực hiện ở khắpmọi nơi và hết sức nghiêm ngặt sự kiểm kê và kiểm soát việc sản xuất và phân phối sản phẩm ”

của nhà nước đối với đời sống kinh tế - xã hội, trên cơ sở liên minh kinh tế để tăng cường củngcố liên minh công nông về chính trị

Những quan niệm mới mẻ và đúng đắn về CNXH từ NEP giúp thúc đẩy phát triển kinh tếhàng hóa thông qua áp dụng cơ chế và quy luật thị trường, tạo ra những đòn bẩy kinh tế nhằmkích thích sản xuất và khuyến khích công nhân tích cực lao động Ngoài ra, những thành tựukhoa học, kỹ thuật và công nghệ, kinh nghiệm quản lý của CNTB được vận dụng, các chuyêngia tư sản có tài cũng được trọng dụng, những “sáng kiến vĩ đại” của quần chúng nhân dân đượcphát huy vì lợi ích lâu dài của CNXH Bằng cách đó, NEP đã tạo ra nguồn lực và động lực mớicho sự phát triển của CNXH ở nước Nga

Hiệu quả thực tế là, ở Liên Xô từ năm 1922, lương thực - thực phẩm được phân phối đủ chongười dân, năm 1925 sản xuất nông nghiệp đạt 87%, công nghiệp đạt 75% sản lượng của năm1913; thương nghiệp đã được tăng cường mạnh mẽ (về nội thương: tổng mức lưu chuyển hànghóa năm 1926 bằng hai lần năm 1924; về ngoại thương nhà nước mở rộng quan hệ buôn bán vớihơn 40 nước); ngân sách nhà nước tăng lên gần năm lần trong năm 1925 so với năm 1922; đờisống nhân dân cải thiện rõ rệt, tình hình chính trị - xã hội ổn định, khối liên minh công nôngđược củng cố, mối liên hệ thành thị nông thôn được khôi phục phát triển…

2 Sự vận dụng của Hồ Chí Minh thể hiện trong thực tiễn cách mạng Việt Nam:

Dưới ảnh hưởng to lớn của Cách mạng Tháng Mười Nga và chế độ XHCN ở Liên Xô, sauChiến tranh thế giới lần thứ hai, chủ nghĩa xã hội đã trở thành một hệ thống trên thế giới tạo nên

làn sóng đấu tranh lớn mạnh trong thế kỷ XX Nguyễn Ái Quốc đã từng viết: “Giống như mặttrời chói lọi, cách mạng tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu, hàng triệungười bị áp bức bóc lột trên trái đất Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách mạngnào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế”.

Ngày đăng: 25/12/2021, 23:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w