- Rèn khả năng phát triển ngôn ngữ, tư duy ghi nhớ cho trẻ - Rèn cho trẻ kỹ năng nghe, nói rõ ràng mạch lạc?. Thái độ:.[r]
Trang 1Phát triển ngôn ngữ: Truyện Bài: Xe lu và xe ca
I Mục đích yêu cầu:
1 Kiến thức:
- Trẻ biết tên truyện, các nhân vật trong truyện
- Trẻ hiểu nội dung câu truyện
- Biết trả lời câu hỏi theo yêu cầu của cô
2 Kỹ năng:
- Rèn khả năng phát triển ngôn ngữ, tư duy ghi nhớ cho trẻ
- Rèn cho trẻ kỹ năng nghe, nói rõ ràng mạch lạc
3 Thái độ:
- Giáo dục trẻ không nên chế nhạo bạn bè, biết quý trọng, thương yêu, quan tâm giúp đỡ bạn bè và những người thân xung quanh
- Trẻ chú ý trong giờ học
II Chuẩn bị:
- Truyện : Xe lu và xe ca
- Xa bàn truyện: Xe lu và xe ca, nhạc bài “ Em tập lái ô tô”
- Máy chiếu, power point
III Tiến hành:
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
*Trò chuyện gây hứng thú
- Cô gọi trẻ lại gần, hát và vận động theo
nhạc bài “ Em tập lái ô tô”
- Cô hỏi trẻ ngoài ô tô ra còn phương tiện gì
nữa?
- Cô giới thiệu câu truyện “ Xe lu và xe ca”
của tác giả Phong Thu
1 Hoạt động 1 Kể truyện diễn cảm:
- Cô kể lần 1: Kể diễn cảm kết hợp với nét
mặt cử chỉ:
- Các con ơi! Vừa rồi cô kể cho các con
nghe câu truyện gì?
- Để câu truyện này hay hơn thì cô sẽ kể
câu truyện kết hợp với hình ảnh minh hoạ,
các con cùng trở về chỗ ngồi của mình và
hướng lên màn hình nhé!
+ Câu truyện xe lu và xe ca
- Các con ơi, để hiểu rõ hơn về nội dung
của câu truyện các con cùng lại đây với cô
nào!
- Trẻ chào
- Trẻ vận động
- 1-2 trẻ trả lời
- 2-3 trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- 1-2 trẻ trả lời
- Trẻ hướng lên
Trang 22 Hoạt động 2: Đàm thoại trích dẫn
- Các con vừa nghe cô kể câu truyện gì?
- Trong câu truyện xe lu và xe ca có những
loại xe gì?
- Các con ơi, chúng mình cùng hướng lên
màn hình xem trong câu truyện có những
loại xe gì?
- Chúng mình ơi, xe lu có dáng vẻ như thế
nào?
- Cô giải thích cho trẻ từ “ thô kệch” ( Thô
kệch có nghĩa là: to, cồng kềnh và không
gọn)
- Xe ca có dáng vẻ như thế nào?
- Chúng mình cùng hướng lên màn hình
xem xe ca có dáng vẻ như thế nào nhé!
- Vậy cô mời chúng mình cùng đứng dậy
mô phỏng dáng đi của xe lu và xe ca nào
+ Xe lu đi như thế nào vậy các con?
( Chậm chạp)
+ Thế còn xe ca đi như thế nào, bây giờ
chúng mình hãy cùng làm bác tài xế mô
phỏng dáng đi của xe ca nào? (Nhanh)
- Chúng mình cùng nhẹ nhàng ngồi xuống
để trả lời câu hỏi khó hơn nào
- Trên quãng đường lầy lội xe lu đã làm gì
để giúp xe ca nào?
- Chúng mình cùng hướng lên màn hình
xem xe lu đã làm gì giúp xe ca nhé!
- Vậy qua câu truyện này thì khi chơi với
nhau trong lớp các con phải như thế nào?
- GD: Các con ạ qua câu truyện này khi
chơi các con nhớ phải đoàn kết, yêu
thương, giúp đỡ nhau các con nhớ chưa
nào
- Câu truyện này còn được chuyển thể
bằng 1 vở kịch rối rất là hay các con hãy
lên ô tô để đến với sân khấu rối nào?
- Đã đến sân khấu rối chúng mình hãy cùng
nhau tìm ghế ngồi cho mình nào
3 Hoạt động 3: Củng cố
- Cô kể chuyện bằng kịch rối
- Chúng mình đã tìm được chỗ ngồi cho
màn hình
- 2-3 trẻ trả lời
- 1-2 trẻ trả lời
- Trẻ vận động
- 2-3 trẻ trả lời
- 2-3 trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ xem
Trang 3mình chưa
- Chào đón các bé đến với sân khấu rối hôm nay, vở kịch rối xe lu và xe ca xin được phép bắt đầu
- Cô kể truyện
- Các bạn ơi hãy cổ vũ cho tôi để tôi lu đường đi
- Kết thúc câu truyện xe lu và xe ca xin chào các bạn
- Cho trẻ ra ngoài chơi