1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích tư tưởng, tấm gương đạo đức hồ chí minh về những chuẩn mực đạo đức cách mạng và những nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng

37 53 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 171,86 KB

Nội dung

Phân tích tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo đức cách mạng và những nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng Môn Tư tưởng Hồ Chí MinhĐại Học Thương MạiTấm gương đạo đức, chuẩn mực đạo đức cách mạng

Trang 1

Tư tưởng Hồ Chí

Minh

Đề tài thảo luận: Phân tích tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo đức cách mạng và những nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng.

HÀ NỘI, THÁNG 11 NĂM 2021

Trang 2

MỤC LỤ

MỞ ĐẦU 4

LỜI CẢM ƠN 5

NỘI DUNG THẢO LUẬN 6

I, Tư tưởng và tấm gương tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo đức cách mạng 6

1.1 Trung với nước, hiếu với dân 6

1.2 Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư 8

1.3 Thương yêu con người, sống có tình nghĩa 12

1.4 Tinh thần quốc tế trong sáng 13

II, Tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về những nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng 16

2.1 Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức 16

2.2 Xây đi đôi với chống 20

2.3 Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời 22

KẾT LUẬN 25

TÀI LIỆU THAM KHẢO 26

Trang 3

Đạo đức cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh luôn có sự nhấtquán và tính logic cao về tư duy biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin

và tư duy khoa học Trên cơ sở truyền thống đạo đức tốt đẹp của dântộc, chắt lọc tinh hoa đạo đức của nhân loại Người còn phát triển vàsáng tạo những giá trị tư tưởng đạo đức mới phù hợp với điều kiện ViệtNam

Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức là nền tảng và là trách nhiệm toàndân, coi đó là cái gốc của cây, ngọn nguồn của sông nước Người nhấnmạnh công cuộc xây dựng đạo đức trong bối cảnh mới của đất nướcdựa trên những nguyên tắc riêng nhưng hợp nhất lại thành nền tảngxây dựng đạo đức mới mà toàn Đảng toàn dân phải thực hiện

Trên cơ sở tiếp thu được một số những kiến thức đã học cùng với

một số tài liệu liên quan, nhóm 6 xin đi sâu tìm hiểu về đề tài: “Phân

tích tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo đức cách mạng và những nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng.”

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Nhóm em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại họcThương Mại đã tạo điều kiện để sinh viên chúng em có một môi trườnghọc tập thoải mái về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất

Chúng em chân thành cảm ơn cô Ngô Thị Minh Nguyệt đã hướngdẫn tận tình để chúng em hoàn thành bài thảo luận này Hi vọng thôngqua những nỗ lực tìm hiểu của tất cả các thành viên nhóm 6 sẽ giúpcác bạn hiểu rõ hơn tư tưởng Hồ Chí Minh về chuẩn mực đạo đức vànhững nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng

Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống tư tưởng rộng lớn và bao quát

mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng lên trong suốt cuộc đời sự nghiệpcủa Người Vậy nên, với những giới hạn về kiến thức, thời gian, trongquá trình tìm hiểu nhóm 6 không thể tránh khỏi những sai sót, mong cô

và các bạn tận tình góp ý để chúng em hoàn thiện hơn những kiến thứccủa mình

Trang 5

NỘI DUNG THẢO LUẬN

I, Tư tưởng và tấm gương tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo đức cách mạng

1.1 Trung với nước, hiếu với dân.

Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chuẩn mực

“Trung với nước, hiếu với dân”.

Trung với nước hiếu với dân là phẩm chất đạo đức bao trùm quan trọngnhất và chi phối các phẩm chất khác

Trung và hiếu là những đạo đức cũ đã có từ lâu trong tư tưởng đạo đứctruyền thống Việt Nam và phương Đông Phẩm chất này được Hồ ChíMinh sử dụng với những nội dung mới, rộng lớn: “Trung với nước, hiếuvới dân”, đã tạo nên một cuộc cách mạng sâu sắc trong lĩnh vực đạođức Người chỉ rõ: “Đạo đức cũ như người đầu ngược xuống đất chânchổng lên trời” Đến đầu năm 1946, Người chỉ rõ: “Đạo đức, ngày trướcthì chỉ trung với vua, hiếu với cha mẹ Ngày nay, thời đại mới, đạo đứccũng phải mới Phải trung với nước Phải hiếu với toàn dân, với đồngbào”

Tư tưởng “trung với nước, hiếu với dân” của Hồ Chí Minh không những

kế thừa giá trị yêu nước truyền thống của dân tộc, mà còn vượt quanhững hạn chế của truyền thống đó

Nho giáo quan niệm về “trung” khá rộng; nhưng chủ yếu nhấn mạnh

“trung quân” tức là lòng ngay thẳng, trung thành với vua Đối với HồChí Minh, trung là “Trung với Nước” Trung với Nước là trung thành với

sự nghiệp dựng nước và giữ nước của cha ông ta, quyết tâm bảo vệ vàxây dựng Tổ quốc; ngày nay là trung thành với sự nghiệp cách mạng

do Đảng lãnh đạo vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, côngbằng, văn minh Khi Hồ Chí Minh đặt vấn đề “Bao nhiêu lợi ích đều vìdân Bao nhiêu quyền hạn đều của dân… Nói tóm lại, quyền hàng và

Trang 6

lực lượng đều ở dân Đảng và Chính phủ là “đầy tới nhân dân” chứkhông phải “quan nhân dân để đè đầu cưỡi cổ nhân dân” thì quanniệm về nước và dân đã hoàn toàn đảo lộn so với trước, rất ít lãnh tụcách mạng đã nói về dân như vậy, điều này càng làm cho tư tưởng đạođức Hồ Chí Minh vượt xa lên phía trước Hơn nữa, Bác còn nhấn mạnh:

“Trung với nước hiếu với dân, suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự

do hạnh phúc của Tổ quốc vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũnghoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánhthắng” Như vậy, Hồ Chí Minh thì người lại khái quát chữ “trung” và tinhthần yêu nước tinh thần dân tộc vốn thành một tư tưởng mới bao quátđúng đắn đó là “trung với nước” trung thành với lợi ích của đất nước vàcủa dân tộc Chỉ với một dòng chữ ngắn nhưng qua điểm của Hồ ChíMinh đã tóm gọn được mối quan hệ mật thiết giữa con người với Tổquốc và Nhân dân

Nhắc đến chữ “Hiếu”, đây là một phạm trù đạo đức quan trọng tronglịch sử tư tưởng phương Đông Trong văn hóa phương Đông và cả ViệtNam, Hiếu là hiếu với cha mẹ Nho giáo cho rằng: Đức nhân là gốc củacon người, hiếu là gốc của đạo lý làm người Ca dao Việt Nam có câu:

“Công cha như núi Thái SơnNghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính chaCho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

Với chữ Hiếu, Hồ Chí Minh khuyên mọi người phải hiếu thảo với cha mẹtheo nghĩa phổ thông: biết ơn, kính trọng, hết lòng phụng dưỡng, noigương những điều tốt của cha mẹ Nhưng Người không dừng lại ở chỗ

đó Từ Hiếu với cha mẹ, Bác phát triển thành “Hiếu với Dân” Theo Bác,Hiếu với Dân bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây: Một là, phảithương dân, tin dân, thân dân, học hỏi dân, lấy trí tuệ ở dân, kính trongdân, lấy dân làm gốc, “hết lòng hết sức phục vụ nhân dân Phải yêukính nhân dân Phải thật sự tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân

Trang 7

Tuyệt đối không được lên mặt “quan cách mạng” ra lệnh ra oai” Hai

là, phải đề cao tinh thần phục vụ nhân dân, có trách nhiệm trước nhândân Người nêu 3 loại trách nhiệm của người cán bộ: trước hết là tráchnhiệm với nhân dân, rồi với công việc, sau cùng mới là trách nhiệm vớicấp trên Ba là, phải luôn luôn quan tâm đến đời sống của nhân dân,chăm lo cải thiện đời sống cho dân; khi dân còn thiếu thì mình không

có quyền đòi hỏi sung sướng cho riêng mình Bốn là, tôn trọng và pháthuy quyền làm chủ của dân, nâng cao dân trí, để dân biết và sử dụngđược quyền làm chủ của mình

Tư tưởng trung với nước, hiếu với dân là phẩm chất đạo đức tiêu biểucủa Chủ tịch Hồ Chí Minh được Người kế thừa từ những phẩm chất đạođức vốn có từ xa xưa trong tư tưởng đạo đức truyền thống phươngÐông nói chung và đạo đức truyền thống Việt Nam nói riêng trong suốtcuộc đời phụng sự đất nước, phục vụ nhân dân của chủ tịch Hồ ChíMinh Có thể thấy mối quan hệ giữa nước với dân và dân với nước trong

tư tưởng Hồ Chí Minh mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, hòa quyện vớinhau trong một thể thống nhất về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợicủa công dân với cộng đồng, quốc gia, dân tộc

Tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh về trung với nước, hiếu với dân

Ngay từ năm 1927, trong cuốn “Đường Kách mệnh”, Chủ tịch HồChí Minh đã xác định: “Chúng ta đã hy sinh làm cách mệnh, thì nênlàm cho đến nơi, nghĩa là làm sao cách mệnh rồi thì quyền giao chodân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người Thế mới khỏi

hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới được hạnh phúc” Sau khi Cáchmạng Tháng Tám thành công, Nhà nước cách mạng được thành lập,Người nhấn mạnh: “Nước ta là nước dân chủ Bao nhiêu quyền hạn đềucủa dân, bao nhiêu lợi ích đều vì dân Nói tóm lại, quyền hành và lựclượng đều ở nơi dân” Đây là điểm khác biệt về bản chất giữa nhà nướcdân chủ nhân dân với các nhà nước của giai cấp bóc lột từng tồn tạitrong lịch sử

Trang 8

Quan điểm của Hồ Chí Minh còn được thể hiện rõ trong các bảnhiến pháp do Người lãnh đạo soạn thảo: Hiến pháp năm 1946 và Hiếnpháp năm 1959 Chẳng hạn, Hiến pháp năm 1946 nêu rõ: tất cả quyềnbính trong nước đều là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phânbiệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo; những việc quan

hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra toàn dân phúc quyết Nhân dân

có quyền làm chủ về chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội, bầu ra quốchội – cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất thể hiện quyền tối cao củanhân dân

Trong tác phẩm Thường thức chính trị viết năm 1953, Hồ Chí Minhchỉ rõ: “Ở nước ta, chính quyền là của nhân dân, do nhân dân làmchủ…nhân dân là ông chủ nắm chính quyền Nhân dân bầu ra đại biểuthay mặt mình thi hành chính quyền ấy Thế là dân chủ”.Quan niệmdân chủ, theo Hồ Chí Minh, còn biểu hiện ở phương thức tổ chức xã hội.Khẳng định một chế độ dân chủ ở nước ta là “bao nhiêu lợi ích đều vìdân”, “quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”, đồng thời Hồ Chí Minhcũng chỉ ra phương thức tổ chức, hoạt động của xã hội nước ta muốnkhẳng định là một nước dân chủ thì phải có cấu tạo quyền lực xã hội

mà ở đó người dân, cả trực tiếp, cả gián tiếp qua dân chủ đại diện, một

hệ thống chính trị do “dân cử ra” và “do dân tổ chức nên”

Trong di chúc (1969) Chủ tịch Hồ Chí Minh có nhấn mạnh một điềurằng: “Đảng ta là một đảng cầm quyền Mỗi đảng viên và cán bộ phảithật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính,chí công vô tư Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng làngười lãnh đạo, là người đầy tớ trung thành của nhân dân”

“Chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do Tự do làthế nào? Đối với mọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ ý kiến của mình,góp phần tìm ra chân lý Khi mọi người đã phát biểu ý kiến, đã tìm thấychân lý, lúc đó quyền tự do tư tưởng hóa ra quyền tự do phục tùngchân lý Chân lý là cái gì có lợi cho Tổ quốc, cho nhân dân Cái gì trái

Trang 9

với lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân tức là không phải chân lý Ra sứcphụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân – tức là phục tùng chân lý.”

1.2 Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.

Quan điểm của Bác về “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”

Hồ Chí Minh là tấm gương sáng về yêu dân và vì dân Với nhândân, Người ân cần, gần gũi, tôn trọng, khiêm nhường, yêu quý, lắngnghe Người đau nỗi đau của nhân dân, buồn vì nỗi buồn của nhân dân,chia vui cùng niềm vui của nhân dân nhưng bao giờ cũng ý thức chịukhổ trước dân, hưởng vui sướng sau dân Người luôn nêu cao đạo đứccách mạng: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; Hồ Chí Minh đã đềcập phẩm chất này nhiều nhất, thường xuyên nhất, phản ánh ngay từcuốn sách Đường Kách mệnh cho đến bản Di chúc Trong việc giáo dụccán bộ, đảng viên, Hồ Chí Minh thường nhấn mạnh đến yếu tố năngđộng chủ quan của con người, đến sức mạnh của lý tưởng, của ý chí,của tu dưỡng đạo đức cách mạng Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là nền tảng của đời sốngmới, là phẩm chất trung tâm của đạo đức cách mạng trong tư tưởngđạo đức Hồ Chí Minh, là mối quan hệ “với tự mình” Hồ Chí Minh quanniệm cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là bốn đức tính của conngười, như trời có bốn mùa, đất có bốn phương, Bác viết: “Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông

Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc

Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính

Thiếu một mùa thì không thành trời

Thiếu một phương thì không thành đất

Thiếu một đức thì không thành người”,

và Người giải thích cặn kẽ, nội dung từng khái niệm:

“Cần tức là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng dẻo dai Muốn cho chữCần có nhiều kết quả hơn, thì phải có kế hoạch cho mọi công việc".Cần tức là lao động cần cù, siêng năng; lao động có kế hoạch, sáng

Trang 10

tạo, có năng suất cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, khônglười biếng Phải thấy rõ, "Lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồnsống, nguồn hạnh phúc của chúng ta"

"Kiệm là thế nào? Là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí,không bừa bãi CẦN với KIỆM phải đi đôi với nhau, như hai chân củacon người" Kiệm tức là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiếtkiệm tiền của của dân, của nước, của bản thân mình; không phô trươnghình thức, không liên hoan chè chén lu bù “Tiết kiệm không phải làbủn xỉn Khi không nên tiêu xài thì một đồng xu cũng không nên tiêu.Khi có việc đáng làm, việc ích lợi cho đồng bào, cho Tổ quốc, thì dù baonhiêu công, tốn bao nhiêu của, cũng vui lòng Như thế mới đúng làkiệm Việc đáng tiêu mà không tiêu, là bủn xin, chứ không phải làkiệm Tiết kiệm phải kiên quyết không xa xỉ" Hồ Chí Minh yêu cầu phải

“Cần kiệm xây dựng nước nhà"

Liêm "là trong sạch, không tham lam Chữ LIÊM phải đi đôi vớichữ KIỆM Cũng như chữ KIỆM phải đi với CẦN Có KIỆM mới LIÊMđược"; "Liêm là không tham địa vị Không tham tiền tài Không thamsung sướng Không ham người tâng bốc mình Vì vậy quang minh chínhđại, không bao giờ hủ hóa Chỉ có một thứ là ham học, ham làm, hamtiến bộ”

“Chính nghĩa là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn Điều gìkhông đứng đắn, thẳng thắn, tức là tà" Chính được thế hiện rõ trong

ba mối quan hệ: “ĐỐI VỚI MÌNH - Chớ tự kiêu, tự đại “ĐỐI VỚINGƯỜI Chớ nịnh hót người trên Chớ xem khinh người dưới Thái độphải chân thành, khiêm tốn Phải thực hành chữ Bác Ái ĐỐI VỚIVIỆC Phải để công việc nước lên trên, trước việc tư, việc nhà việcthiện thì dù nhỏ mấy cũng làm Việc ác thì dù nhỏ mấy cũng tránh”

Hồ Chí Minh cho rằng, các đức tính cần, kiệm, liêm, chính có quan

hệ chặt chẽ với nhau, ai cũng phải thực hiện, song cán bộ, đảng viênphải là người thực hành trước để làm kiểu mẫu cho dân Người thườngnhắc nhở cán bộ, công chức, những người trong các công sở đều có

Trang 11

nhiều hoặc ít quyền hạn Nếu không giữ đúng cần, kiệm, liêm, chính thì

dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt của dân

Chí công vô tư là hoàn toàn vì lợi ích chung, không vì tự lợi; là hếtsức công bằng, không chút thiên tư, thiên vị, công tâm, luôn đặt lợi íchcủa Đảng, của nhân dân, của dân tộc lên trên hết, trước hết; chỉ biết vìĐảng, vì dân tộc, "lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ" Chí công vô tư làchống chủ nghĩa cá nhân Người nói: “Đem lòng chí công vô tư mà đốivới người, đối với việc""; “khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đếnmình trước khi hưởng thụ thì mình nên đi sau”

Chí công vô tư về thực chất là sự tiếp nối cần, kiệm, liêm, chính.Người giải thích: “Trước nhất là cán bộ các cơ quan, các đoàn thể, cấpcao thì quyền to, cấp thấp thì quyền nhỏ Dù to hay nhỏ, có quyền màthiếu lương tâm là có dịp đục khoét, có dịp ăn của đút, có dịp "dĩ công

vi tư” Vì vậy, cán bộ phải thực hành chữ LIÊM trước, để làm kiểu mẫucho dân” Hồ Chí Minh quan niệm: "Một dân tộc biết cần, kiệm, biếtliêm, là một dân tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dântộc văn minh tiến bộ" Cần, kiệm, liêm, chính còn là nền tảng của đờisống mới, của các phong trào thi đua yêu nước Để trở thành người cóphẩm chất đạo đức tốt, phải hội đủ các yếu tố cần, kiệm, liêm, chính

Hồ Chí Minh coi cần, kiệm, liêm, chính là bốn đức tính cơ bản của conngười, giống như bốn mùa của trời, bốn phương của đất; “Thiếu mộtđức thì không thành người”

Tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh về “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”

Hồ Chí Minh là người cộng sản mẫu mực, luôn thống nhất giữa nói

và làm Người không chỉ nêu ra và yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên phảixây dựng và rèn luyện những phẩm chất “CẦN KIỆM LIÊM CHÍNH”,hướng lòng mình đến “chí công vô tư” để phụng sự Tổ quốc và nhândân mà Người còn chính là hiện thân của những phẩm chất cao quý đó.Với Người, từ những năm tháng bôn ba tìm đường cứu nước đếnkhi trở thành Chủ tịch nước, Chủ tịch Đảng thì cũng vẫn là một Hồ ChíMinh luôn nỗ lực làm việc và chi tiêu thật tiết kiệm; luôn thích các món

Trang 12

ăn dân gian như dưa cà, mắm tép, cá kho và thường tránh các nghithức đón tiếp linh đình, lãng phí; thường mặc bộ kaki, đi dép lốp cao

su, dùng túi vải, mũ cát khi đi thăm đồng chí, đồng bào, kể cả khi đicông tác ngoài nước; thường chọn thăm bếp ăn của công nhân, nơi ởcủa người dân nghèo; không thích ở nhà của Phủ toàn quyền ĐôngDương hay dinh thự cao cấp, đủ tiện nghi mà chọn căn phòng vốn lànơi ở của người thợ điện và sau đó là ngôi nhà sàn kiểu đồng bào cácdân tộc miền núi phía Bắc thường sinh sống…

Hồ Chí Minh luôn “CẦN KIỆM LIÊM CHÍNH” từ trong suy nghĩ đếnhành động; từ cuộc sống đời thường đến vị thế một nguyên thủ quốcgia và cho đến lúc đi xa Lựa chọn cuộc sống cần kiệm, giản dị, chanchứa tình yêu thiên nhiên, không màng danh vọng, không ham của cải,chẳng ưa sự xa hoa và những nghi thức sang trọng, Hồ Chí Minh từngnói, người ta ai cũng muốn ăn ngon, mặc đẹp, nhưng điều quan trọng

là phải thiết thực và phù hợp, đúng thời, đúng hoàn cảnh Người ănmặc đều giản dị và tiết kiệm và đó là lối sống của Người…và Người đãtừng nói với một đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng chân tình rằng:

“Này chú! Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước mặc áo vá vai thế này là cáiphúc của dân đấy Đừng bỏ cái phúc ấy đi”…Trong cuộc kháng chiếnchống thực dân Pháp, trên chiến khu Việt Bắc, Bác ở trong ngôi nhàsàn đơn sơ, giản dị thì đến khi cách mạng thành công, trở về Thủ đô,Bác cũng chỉ ở trong ngôi nhà nhỏ của người thợ điện, sau đó chuyểnsang nhà sàn, chứ không ở ngôi nhà to, sang trọng của Toàn quyềnĐông Dương Bác dành ngôi nhà sang trọng đó làm nơi đón tiếp khách

Tư tưởng và tấm gương “tuyệt nhiên không ham muốn công

danh phú quý chút nào” một lần nữa lại được Hồ Chí Minh trịnh trọng

tuyên bố trước kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa I (31-10-1946): “Lần này

là lần thứ hai Quốc hội giao phó cho tôi phụ trách Chính phủ một lần nữa Việt Nam chưa được độc lập, chưa được thống nhất thì bất kỳ Quốc hội ủy cho tôi hay cho ai cũng phải gắng mà làm Tôi xin nhận Giờ tôi tuyên bố trước Quốc hội, trước quốc dân và trước thế giới rằng:

Trang 13

Hồ Chí Minh không phải là kẻ tham quyền cố vị, mong được thăng quan, phát tài” Trong lời tuyên bố của Hồ Chí Minh, chúng ta chú ý

rằng Người nhấn mạnh việc đảm nhận chức vụ trong một hoàn cảnhđất nước khó khăn, đầy gian khổ, hy sinh khi “Việt Nam chưa được độclập, chưa được thống nhất” Chức vụ đó là do Quốc hội (nhân dân) ủythác thì phải gắng sức làm Còn khi đồng bào đã cho lui thì lại vui vẻtrở về cuộc sống của một người dân bình thường

Người luôn khẳng định: Sự nghiệp anh hùng cách mạng Việt Nam

là của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta; còn khuyết điểm thì Ngườinhận về mình Hiếm có một vị lãnh tụ nào trên thế giới đứng trước toàn

dân để Tự phê bình, nhận lấy khuyết điểm của mình và cho rằng do

mình “tài hèn đức mọn, cho nên chưa làm đầy đủ những sự mongmuốn của đồng bào” Có lẽ, Hồ Chí Minh là lãnh tụ duy nhất trên thếgiới có nhiều đóng góp vĩ đại cho Tổ quốc mình, nhưng khi đi vào cõivĩnh hằng trên ngực áo không hề có bất kỳ một tấm huân, huy chươngnào

Luận điểm “chí công vô tư” định hình sớm trong tư tưởng Hồ ChíMinh Trong tác phẩm Đường Cách Mệnh (1927), Người nêu lên 23 điềuthuộc về phẩm chất mà người cán bộ cách mạng cần phải có; trong đó,điều thứ 8 là: “Vị công vong tư” “Vị công vong tư” có nghĩa là “vì việccông quên việc riêng tư”; vì thế, nó đồng nghĩa với “chí công vô tư”.Việc công lớn nhất ở thời điểm này chính là sự nghiệp cứu nước, giảiphóng dân tộc khỏi ách thống trị của thực dân Pháp Từ đó trở đi, HồChí Minh nhắc lại nhiều lần phẩm chất “chí công vô tư” cho đến lúc quađời Người viết trong Di chúc: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền Mỗi

đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật

sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư Phải giữ gìn Đảng ta thật trongsạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trungthành của nhân dân” Trước khi từ giã cõi đời, căn dặn về Đảng, về đạođức của cán bộ, đảng viên, Bác vẫn không quên phẩm chất chí công vôtư!

Trang 14

Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm viêc (1947), Hồ Chí Minh viết

về cách rèn luyện đạo đức cách mạng, phẩm chất chí công vô tư nhưsau:

“Người đảng viên, người cán bộ tốt muốn trở nên người cách mạngchân chính, không có gì là khó cả Điều đó hoàn toàn do lòng mình mà

ra Lòng mình chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì đồng bào thì mình sẽ tiếnđến chỗ chí công vô tư Mình đã chí công vô tư thì khuyết điểm sẽ càngngày càng ít, mà những tính tốt như sau, ngày càng thêm”

1.3 Thương yêu con người, sống có tình nghĩa.

Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chuẩn mực

“Thương yêu con người, sống có tình nghĩa”

Kế thừa truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, kết hợp với chủnghĩa nhân đạo cộng sản, tiếp thu tinh thần nhân văn của nhân loạiqua nhiều thập niên, cùng với việc thể nghiệm chính bản thân mìnhqua hoạt động thực tiễn, Hồ Chí Minh đã xác định tình yêu thương conngười là một trong những phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất

Theo Hồ Chí Minh, người cách mạng là người giàu tình cảm, có tìnhcảm cách mạng mới đi làm cách mạng Vì yêu thương nhân dân, yêuthương con người mà Hồ Chí Minh sẵn sàng chấp nhận mọi gian khổ,

hy sinh để đem lại độc lập cho dân tộc, tự do hạnh phúc cho con người

Tình yêu thương con người là tình cảm nhân ái sâu sắc, rộng lớn,trước hết dành cho những người nghèo khổ, những người bị mất quyền,những người bị áp bức, bị bóc lột không phân biệt màu da, dân tộc.Người cho rằng, nếu không có tình yêu thương như vậy thì không thểnói đến cách mạng, càng không thể nói đến chủ nghĩa xã hội và chủnghĩa cộng sản

Tình thương người, yêu đồng loại, yêu đồng bào, yêu đất nướcmình là tư tưởng lớn, là mục tiêu phấn đấu của Hồ Chí Minh, được thểhiện ở sự ham muốn tột bậc của Người là “làm sao cho nước ta hoàntoàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn

áo mặc, ai cũng được học hành” Đây là yếu tố cốt lõi đầu tiên tạo nên

Trang 15

nền tảng tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh Đó cũng là lý tưởng chính trị,

lý tưởng đạo đức và là lý tưởng nhân văn của Người

Tình thương yêu con người theo Hồ Chí Minh phải được xây dựngtrên lập trường của giai cấp công nhân, thể hiện trong các mối quan hệhằng ngày với bạn bè, đồng chí, anh em, phải được thể hiện ở hànhđộng cụ thể thiết thực Nó đòi hỏi mỗi người phải chặt chẽ và nghiêmkhắc với mình; rộng rãi, độ lượng và giàu lòng vị tha đối với người khác;phải có thái độ tôn trọng những quyền của con người, tạo điều kiện chocon người phát huy tài năng; nâng con người lên, kể cả những ngườinhất thời lầm lạc, chứ không phải là thái độ “dĩ hòa vi quý”, không phải

hạ thấp, càng không phải vùi dập con người Bằng hành động và ứng

xử của mình, Hồ Chí Minh truyền lại cho chúng ta một đạo lý làm người

là phải biết yêu thương và sống với nhau có tình có nghĩa Theo Hồ ChíMinh, “hiểu chủ nghĩa Mác-Lenin là phải sống với nhau có tình cónghĩa Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình có nghĩa thìsao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác-Lenin được” Trong Di chúc, Người viết:

“Phải có tình đồng chí thương yêu lần nhau”

Tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh về

“Thương yêu con người, sống có tình nghĩa”

Tình yêu thương con người của Chủ tịch Hồ Chí Minh thật giản dị

mà cao quý Tình yêu thương đó không phải bằng lời nói cao sang haynhững khẩu hiệu hô hào chung chung mà bằng chính hành động, lờinói và việc làm cụ thể, từ việc lớn đến việc nhỏ như:

Ngay khi Cách mạng tháng Tám thành công, chính quyền cáchmạng còn non trẻ lại phải đối phó với muôn vàn khó khăn, thử tháchtrước cảnh “ngàn cân treo sợi tóc”, cùng với hạn hán, thiên tai, lũ lụt,Nhân dân ta rơi vào tình cảnh chết đói ở khắp mọi nơi Vì vậy, để khắcphục nạn đói, Người đề nghị Hội đồng Chính phủ phát động một chiếndịch tăng gia sản xuất và mở cuộc quyên góp cứu đói Người đề xướngphong trào quyên góp “hũ gạo cứu đói”, kêu gọi đồng bào cứ 10 ngàynhịn ăn một bữa để lấy gạo cứu dân nghèo và Bác đã tự gương mẫu

Trang 16

thực hiện trước Tại buổi khai mạc cuộc quyên góp tổ chức ở Nhà hátlớn Hà Nội, Bác đã đem phần gạo nhịn ăn của mình quyên góp trướctiên Nhờ sáng kiến đó, mỗi tuần Nhân dân cả nước đã quyên góp đượchàng vạn tấn gạo cứu đói, giúp cho nhiều người nghèo vượt qua nạnđói khủng khiếp năm 1945.

Đầu năm 1954, Bác làm việc tại Chiến khu Việt Bắc Thời tiết giárét nên một chiến sĩ đi tuần đêm nhiễm lạnh bị ho Biết chuyện, Báclấy chiếc áo trấn thủ của mình đưa cho người lính mặc để đỡ rét, nhưnganh không dám nhận Bác ân cần nói: “Chú cứ giữ lấy mà mặc Bác đã

có áo khác” Rồi Bác tự tay khoác chiếc áo vào vai người chiến sĩ trẻkhiến anh vừa bối rối, vừa cảm động khôn cùng

Tháng 7-1967, thời tiết giữa hè nóng như thiêu như đốt, thươngcác chiến sĩ phòng không trực chiến trên nóc Hội trường Ba Đình không

đủ nước uống, Bác đã dành số tiền tiết kiệm của mình tặng lực lượng

bộ đội phòng không Hà Nội để có tiền mua thêm nước giải khát trongnhững ngày hè nắng nôi

Tình thương yêu con người của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn thể hiện ở

sự chăm sóc, lo lắng đối với đồng bào, đồng chí, các cụ phụ lão, cáccháu thanh thiếu niên, nhi đồng… Người chia quà cho các cháu thiếunhi vào dịp tết Trung thu, ngày Quốc tế thiếu nhi Mỗi khi có gió mùaĐông Bắc về, Người nhắc nhở chống rét cho các em nhỏ, các cụ già.Người quan tâm đến những ngày giáp hạt của nông dân, thấu hiểu nỗivất vả, khó nhọc của những người lao động và tìm mọi cách để gópphần cho cuộc sống người dân bớt đi phần vất vả Những khi làm việcđêm khuya, có bát chè bồi dưỡng, Bác cũng xẻ đôi cho người chiến sĩbảo vệ cùng ăn Lúc đi chiến dịch biên giới, Bác không chịu một mìnhcưỡi ngựa Bác bảo cả bảy người cùng đi bộ, để ngựa thồ hành lý choanh em đỡ mệt… Những lúc bớt bận rộn, Bác thường dành thời gianđến thăm các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là những người nghèo khổ.Thấy các cháu nhỏ sức khỏe yếu, Bác đề nghị những nhà lãnh đạo địaphương phải chăm lo đến đời sống người dân từ việc nhỏ nhất

Trang 17

Vì yêu thương nhân dân, yêu thương con người mà Hồ Chí Minhsẵn sàng chấp nhận mọi gian khổ, hy sinh để đem lại độc lập cho dântộc, tự do hạnh phúc cho con người Tình thương người, yêu đồng loại,yêu đồng bào, yêu đất nước mình là tư tưởng lớn, là mục tiêu phấn đấucủa Hồ Chí Minh đã được thể hiện ở sự ham muốn tột bậc của Người là

“làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn

tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”

Đây là yếu tố cốt lõi đầu tiên tạo nên nền tảng tư tưởng đạo đức Hồ Chí

Minh Đó cũng là lý tưởng chính trị, lý tưởng đạo đức và là lý tưởngnhân văn của Người

1.4 Tinh thần quốc tế trong sáng.

Quan điểm và tấm gương của Chủ tích Hồ Chí Minh về

“Tinh thần quốc tế trong sáng”

Chủ nghĩa quốc tế là một phẩm chất quan trọng nhất của đạo đứccộng sản chủ nghĩa Điều này bắt nguồn từ bản chất của giai cấp côngnhân và chế độ xã hội chủ nghĩa, nhằm vào mối quan hệ rộng lớn vượt

ra khỏi giới hạn quốc gia - dân tộc

Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà yêu nước nhiệt thành, một chiến sĩquốc tế vĩ đại Người không chỉ giáo dục tinh thần quốc tế trong sáng,thủy chung mà còn là hình mẫu của tinh thần quốc tế, kết hợp chủnghĩa yêu nước chân chính và chủ nghĩa quốc tế vô sản

Khi bàn về mối quan hệ Việt – Trung, Bác nói: “Mối tình hữu nghịViệt –Trung/ Vừa là đồng chí vừa là anh em” Nói về mối quan hệ Việt –Lào Bác đã khẳng định: “Việt, Lào hai nước chúng ta/ Tình sâu hơnnước Hồng Hà, Cửu Long”, nói về tình anh em vô sản thế giới Ngườitừng nhắc nhở “Quan sơn muôn dặm một nhà/ Bốn phương vô sản đều

là anh em”

Tinh thần quốc tế trong sáng là phẩm chất, là yêu cầu đạo đức củangười Việt Nam nói chung, cán bộ nói riêng trong mối quan hệ rộnglớn, vượt qua phạm vi quốc gia, dân tộc Nội dung chủ nghĩa quốc tế

Trang 18

trong tư tưởng Hồ Chí Minh rất rộng lớn và sâu sắc, thể hiện ở các điểmsau:

Thứ nhất, đó là sự tôn trọng, hiểu biết, thương yêu và đoàn kết với

giai cấp vô sản toàn thế giới, với các dân tộc bị áp bức, với tất cả cácdân tộc nhân dân các nước, với những người tiến bộ toàn cầu vì mụctiêu giải phóng con người khỏi áp bức, bóc lột

Trong quá trình tìm đường cứu nước, Bác đã đến nhiều nước trênthế giới, các nước tư bản cũng như thuộc địa Người đã chứng kiếncảnh cùng cực của giai cấp công nhân và Nhân Dân lao động, đồngthời cũng thấy rõ cảnh sống xa hoa của giai cấp tư sản Thực tế sinhđộng đã giúp Người đồng cảm và nhận thức rõ: “Nơi đâu cũng có ngườinghèo như ở xứ mình, dù ở các nước thuộc địa hay chính quốc, họ đều

bị áp bức, bóc lột tàn nhẫn bởi chủ nghĩa thực dân tàn ác” Từ đó,Người đã đi tới kết luận rằng: “Dù màu da có khác nhau, trên đời nàychỉ có hai loại người: người áp bức và người bị áp bức Cũng chỉ có mộtmối tính hữu ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản” Kết luận này chothấy nhận thức của Người về ý thức dân tộc và ý thức giai cấp đã vươn

từ tầm nhìn quốc gia lên tầm nhìn quốc tế Kết luận trên cũng là sựkhởi đầu của tư tưởng đoàn kết quốc tế của Hồ Chí Minh - đoàn kết vớinhững người cần lao trên thế giới, luôn gắn liền lợi ích dân tộc với lợiích giai cấp, lợi ích quốc gia với lợi ích quốc tế

Tháng 6-1919, khi gửi tới Hội nghị Vécxây “Bản yêu sách của NhânDân An Nam”, lần đầu tiên xuất hiện trên vũ đài quốc tế, Người đã thểhiện tư tưởng sát cánh cùng các dân tộc bị áp bức đấu tranh cho sựbình đẳng Mười năm đầu trong chuyến hành trình ra đi tìm đường cứunước, Người đã sớm xác định cuộc đấu tranh của Việt Nam, cũng nhưcuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc bị áp bức là một bộ phậncủa cách mạng vô sản thế giới Từ lời phát biểu đầu tiên tại Đại hội Tua(12-1920) trở đi, Người luôn khẳng định cuộc cách mạng của các dântộc bị áp bức đều có quan hệ với nhau Nói về sự liên minh đoàn kếtđấu tranh của nhân dân lao động ở các nước thuộc địa, khi đó Người đã

Ngày đăng: 18/12/2021, 20:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w