HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM HIỆN NAY 1. Lý do chọn đề tài Báo cáo chính trị Đại hội IX nhận định: “Toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia; xu thế này đang bị một số nước phát triển và các tập đoàn kinh tế tư bản xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác vừa có đấu tranh”. Đến đại hội XII của Đảng (năm 2016) tiếp tục khẳng định: “Toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, cách mạng khoa học công nghệ, kinh tế tri thức tiếp tục được đẩy mạnh”. Sau khi nắm vững hành trang về toàn cầu hóa, Việt Nam dần chuyển mình bước sang giai đoạn tiến hành hội nhập kinh tế quốc tế.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
TIỂU LUẬN
HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA
HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐỐI VỚI
PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM HIỆN NAY
HỌC PHẦN: POLI200239
- KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 09 năm 2021
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG
TIỂU LUẬN
HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA
HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐỐI VỚI
PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM HIỆN NAY
HỌC PHẦN: POLI200239
- KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN
Họ và tên: Lương Nhã Mi
Mã số sinh viên: 46.01.754.081
Mã lớp học phần: POLI200239
Giảng viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Thị Quỳnh Trang
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 9 năm 2021
Trang 3MỤC MỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu đề tài 1
3 Đối tượng nghiên cứu 1
4 Phạm vị nghiên cứu 1
5 Phương pháp nghiên cứu 1
6 Kết cấu của đề tài 1
NỘI DUNG 2
CHƯƠNG I: HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM 2
1.1 Khái niệm và nội dung hội nhập kinh tế quốc tế 2
1.1.1 Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế 2
1.1.2 Sự cần thiết khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế 2
1.1.3 Nội dung của hội nhập kinh tế quốc tế 3
CHƯƠNG II: TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐẾN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở VIỆT NAM 3
2.1 Hội nhập kinh tế quốc tế đến phát triển của Việt Nam 3
2.2 Tác động tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế 3
2.3 Tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế 7
KẾT LUẬN 9
TÀI LIỆU THAM KHẢO 10
Trang 4DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2 1: Thời điểm ghi nhận các mốc kỷ lục xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam 4 Biểu đồ 2 2: Tỷ lệ lực lượng lao động theo trình độ học vấn, 2009 – 2019 5 Biểu đồ 2 3: Thu hút FDI vào Việt Nam 5 Biểu đồ 2 4: Tổng giá trị nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ trong 7 tháng đầu năm giai đoạn 2015-2019 6 Biểu đồ 2 5: Thu nhập bình quân của người Việt Nam theo các năm 7
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Báo cáo chính trị Đại hội IX nhận định: “Toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia; xu thế này đang bị một số nước phát triển và các tập đoàn kinh tế tư bản xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác vừa có đấu tranh” Đến đại hội XII của Đảng (năm 2016) tiếp tục khẳng định: “Toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, cách mạng khoa học - công nghệ, kinh tế tri thức tiếp tục được đẩy mạnh” Sau khi nắm vững hành trang về toàn cầu hóa, Việt Nam dần chuyển mình bước sang giai đoạn tiến hành hội nhập kinh tế quốc tế
Hội nhập kinh tế quốc tế phải là một mục tiêu nhiệm vụ nhất thời mà là vấn đề mang tính chất sống còn đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay cũng như sau này Vì nước ta đang đang trong thời kì phát triển nếu đi ngược lại với xu hướng chung của thời đại thì sẽ trở nên cô lập, lạc hậu, thu mình và bị bỏ quên giữa đấu trường quốc tế Trên con đường tiến đến hội nhập kinh tế quốc tế sẽ mở ra cho Việt Nam nhiều cơ hội, mở rộng thị trường xuất, nhập khẩu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tiếp thu những kinh nghiệm, thành tựu khoa học kĩ thuật Hội nhập kinh tế quốc tế mang đến rất nhiều thời
cơ nhưng cũng không ít thách thức
Để có thể hiểu rõ hơn tầm quan trọng cũng như vai trò của hội nhập kinh tế quốc
tế, tôi đã chọn đề tài: “Hội nhập kinh tế quốc tế và tác động của hội nhập kinh tế quốc
tế đến phát triển kinh tế Việt Nam hiện nay” làm đề tài tiểu luận của mình
2 Mục đích nghiên cứu đề tài
Đề tài nghiên cứu nhằm làm nổi bật vai trò và tầm quan trọng của hội nhập kinh tế quốc tế đối với Việt Nam
3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tình hình hội nhập kinh tế quốc tế
4 Phạm vị nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về tác động của hội nhập kinh tế đến Việt Nam hiện nay
5 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu sử dụng các phương pháp về phân tích – tổng hợp, thống kê, phương pháp phân tích và tổng thích hợp thuyết, quan điểm thực tiễn để xem xét nội dung liên quan đến vấn đề nghiên cứu và định hướng cho quá trình nghiên cứu
6 Kết cấu của đề tài
Đề tài gồm: Mở đầu; 2 chương; kết luận và tài liệu tham khảo
Trang 6NỘI DUNG CHƯƠNG I: HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
1.1 Khái niệm và nội dung hội nhập kinh tế quốc tế
1.1.1 Khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế
Hội nhập kinh tế quốc tế là gắn các nền kinh tế lại với nhau, là quá trình mà quốc gia đó thực hiện gắn kết nền kinh tế của mình với nền kinh tế trên thế giới dựa trên sự chia sẻ lợi ích đồng thời tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung, góp phần khai thác nguồn lực bên trong một cách hiệu quả
Biểu hiện của việc hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được thể hiện rõ nét bằng việc tham gia vào các tổ chức kinh tế - chính trị trên thế giới Và sự kiện vô cùng quan trọng là Việt Nam chính thức gia nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)
1.1.2 Sự cần thiết khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế
Thứ nhất, do xu thế khách quan trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế
Toàn cầu hoá là quá trình hình thành một chính thể thống nhất toàn thế giới Đó là
sự ảnh hưởng, tác động, xâm nhập lẫn nhau xuyên biên giới trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, trước hết và chủ yếu là trên lĩnh vực kinh tế, và vận hành trong một trật tự hệ thống toàn cầu
Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra cơ hội để các quố gia giải quyết những vấn đề toàn cầu đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều, tận dụng được các thành tựu của cách mạng công nghiệp, biến nó thành động lực phát triển
Sự phát triển nhanh chóng của thương mại quốc tế Việt Nam ra nhập WTO năm
2006 và sau gần 15 năm Việt Nam đã có những bước tăng trưởng vượt trội, kinh tế chuyển mình mạnh mẽ
Thứ hai, hội nhập kinh tế quốc tế là phương thức phát triển phổ biến của các nước, nhất là các nước đang và kém phát triển trong điều kiện hiện nay
Đó chính là cơ hội để tiếp cận và sử dụng các nguồn ngực bên ngoài như tài chính, khoa học công nghệ, kinh nghiệm của các nước cho sự phát triển của mình Tận dụng thời cơ để rút ngắn khoảng cách với các nước tiên tiến, khắc phục nguy cơ tụt hậu Thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, tạo cơ hội việc làm và nâng cao mức thu nhập của dân cư
Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia Việt Nam đã thu hút sự đầu tư của rất nhiều các tập đoàn, công ty xuyên quốc gia như trong ngành công nghiệp khai thác dầu khí sẽ có Shell (Anh – Hà Lan), Mobil Oil (Mỹ), Total (Pháp)…; trong lĩnh vực bưu chính có Nokia (Phần Lan), Samsung (Hàn Quốc)
Cùng với những lợi ích trên thì các nước đang và kém phát triển phải đối mặt với không ít rủi ro: tăng sự phụ thuộc vào nước ngoài, tình trạng bát bình đẳng giữa các nước đang và kém phát triển với các nước phát triển Vì hội nhập là xu thế toàn cầu nên các nước phải hội nhập với nền kinh tế thế giới, và bắt buộc các nước đang và kém phát triển phải có chiếc liệc, nội dung hội nhập hợp lí để thích ứng với quá trình toàn cầu hóa
đa bình diện và đầy nghịch lí
Trang 71.1.3 Nội dung của hội nhập kinh tế quốc tế
Thứ nhất, chuẩn bị các điều kiện để thực hiện hội nhập thành công
Hội nhập là tất yếu Tuy nhiên, quá trình hội nhập cần được cân nhắc với lộ trình
và cách thức tối ưu Quá trình này đòi hỏi phải có sự chuẩn bị các điều kiện nội bộ nền kinh tế cũng như các mối quan hệ quốc tế phù hợp
Các điều kiện cần thiết để hội nhập thành công đó là sẵn sàng về tư duy, sự tham gia của toàn xã hội, nguồn nhân lực và sự am hiểu môi trường quốc tế: nền kinh tế có năng lực sản xuất thực…
Các cấp ủy, tổ chức đảng các cấp tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục để mọi người dân, trước hết là cán bộ, đảng viên, lãnh đạo các doanh nghiệp nhận thức sâu sắc về hội nhập quốc tế nói chung, hội nhập kinh tế nói riêng là sự nghiệp của toàn dân, của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước
Thứ hai, thực hiện đa dạng các hình thức, các mức độ hội nhập kinh tế quốc tế
Hội nhập kinh tế quốc tế có thể được coi là nông, sâu tùy mức độ tham gia của một nước và các quan hệ kinh tế đối ngoại, các tổ chức kinh tế hoặc khu vực Theo đó, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế được chia thành các mức độ cơ bản từ thấp đến cao là: Thỏa thuận thương mại ưu đãi (PTA), Khu vực mậu dịch tự do (FTA), Liên minh thuế quan (CU)…
Xét về hình thức, hội nhập kinh tế quốc tế là toàn bộ các hoạt động kinh tế đối ngoại của một nước gồm nhiều hình thức đa dạng như: ngoại thương, đầu tư quốc tế, hợp tác quốc tế, dịch vụ thu ngoại tệ
CHƯƠNG II: TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐẾN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở VIỆT NAM
2.1 Hội nhập kinh tế quốc tế đến phát triển của Việt Nam
Cùng với quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế là một xu thế khách quan Đây
là một bước đi tất yếu, và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ Hội nhập kinh tế quốc
tế là quá trình gia tăng sự liên hệ giữa nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới Đại hội X của Đảng đã khẳng định: “Toàn cầu hóa kinh tế tạo ra cơ hội phát triển nhưng cũng chứa đựng nhiều yếu tố bất bình đẳng, gây khó khăn, thách thức cho các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển” Do đó, một mặt, quá trình hội nhập sẽ tạo ra nhiều tác động tích cực đối với quá trình phát triển của Việt Nma, đồng thời đưa đến nhiều thách thức đòi hỏi phải vượt qua mới có thể thu được những lợi ích to lớn từ quá trình hội nhập kinh tế thế giới đem lại Nhưng theo chủ trương của Đảng: “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước”, chúng ta sẽ khắc phục những khó khăn để hoàn thành sứ mệnh Hội nhập kinh tế quốc tế là tất yếu khách quan đối với Việt Nam
2.2 Tác động tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế
-Hội nhập kinh tế quốc tế góp phần mở rộng thị trường xuất nhập khẩu của VN, tạo điều kiện cho sản xuất trong nước, tận dụng các lợi thế kinh tế của nước ta trong
Trang 8phân công lao động quốc tế, phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững và chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo chiều sâu với hiệu quả cao
Nội dung của hội nhập là mở rộng thị trường cho nhau để thúc đẩy thương mại phát triển, tạo điều mở rộng thị trường Cùng với việc được hưởng nhiều ưu đãi về thuế, xóa
bỏ hàng rào phi thuế quan và các chế độ đại ngộ khác tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam thâm nhập thì trường thế giới
Tính từ năm Việt Nam chính thức gia nhập WTO đến nay (sau 10 năm), tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đã tăng gấp 4 lần
Nhờ đó mà thứ hạng về xuất nhập khẩu của Việt Nam (theo xếp hạng của WTO)
đã tăng lên rõ rệt
Cụ thể, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng từ vị trí 50 trong năm 2007 lên vị trí 26 ghi nhận trong năm 2016 Trong khi đó, nhập khẩu của Việt Nam cũng tăng lên
từ vị trí thứ 41 trong năm 2007 lên vị trí 25 trong năm 2016 và chắc chắn sẽ tiếp tục tăng bậc trong năm 2017
*Tham gia hội nhập kinh tế quốc tế cũng tạo điều kiện cho chúng ta tiếp thu
khoa học công nghệ tiên tiến, đào tạo cán bộ quản lý và ngâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Hội nhập kinh tế quốc tế giúp nâng cao trình độ nguồn nhân lực và tiềm năng hkoa học công nghệ của quốc gia Nâng cao khả năng hấp thụ khoa học hiện đại và tiếp thu công nghệ mới qua đầu tư trực tiếp và chuyển giao công nghệ nâng cao chất lượng nền kinh tế
Hội nhập kinh tế quốc tế cũng góp phần không nhỏ vào công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ trong nhiều lĩnh vực Phần lớn là cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý, các nhà kinh doanh được đào tạo trong và ngoài nước Chỉ tính riêng trong các công trình đầu
Biểu đồ 2 1: Thời điểm ghi nhận các mốc kỷ lục xuất nhập khẩu
hàng hóa của Việt Nam
Trang 9tư nước ngoài đã có khoảng 30.000 lao động trực tiếp, 600 cán bộ quản lí và 25.000 cán
bộ kĩ thuật đã qua đào tạo
Sau 10 năm, trình độ học vấn của LLLĐ đã được nâng cao; phân bố LLLĐ theo trình độ học vấn cao nhất đạt được tăng mạnh ở các nhóm trình độ cao và giảm mạnh ở các nhóm trình độ thấp: LLLĐ đã tốt nghiệp THPT trở lên tăng 13,5 điểm phần trăm so với năm 2009 (năm 2019 là 39,1%; năm 2009 là 25,6%)
* Hội nhập kinh tế giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước, góp phần cải thiện
môi trường đầu tư kinh doanh, làm tăng khả năng thu hút công nghệ và khoa học hiện đại và đầu tư bên ngoài vào nền kinh tế Làm tăng cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận thị trường quốc tế, nguồn tín dụng và các đốintác quốc tế để thay đổi công nghệ sản xuất, tiếp cận với phương thức quản trị phát triển để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế
Biểu đồ 2 2: Tỷ lệ lực lượng lao động theo trình độ
học vấn, 2009 – 2019
Biểu đồ 2 3: Thu hút FDI vào Việt Nam
(1988 – 2018)
Trang 10
Năm 2018 tiếp tục ghi nhận những thành công nổi bật trong thu hút vốn FDI với tổng vốn đầu tư cấp mới, tăng thêm và cả góp vốn, mua cổ phần là trên 35,46 tỷ USD Đặc biệt, vốn FDI giải ngân đạt mức kỷ lục với 19,1 tỷ USD, tăng 9,1% so với năm
2017 Kết quả này không chỉ tạo nền tảng để kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng và phát triển, mà còn là động lực quan trọng để Việt phát triển bền vững trong kỷ nguyên Cách mạng công nghiệp 4.0
- Hội nhập kinh tế quốc tế tạo cơ hội để cải thiện tiêu dùng trong nước, người dân được thụ hưởng các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đa dạng về chủng loại, mẫu mã và chất lượng với giá cạnh tranh Được tiếp cận và giao lưu nhiều hơn với thế giới bên ngoài, từ đó có cơ hội tìm kiếm việc làm cả ở trong nước lẫn ngoài nước
* Hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện để các nhà hoạch định chính sách nắm bắt tốt hơn tình hình và xu thế phát triển của thế giới, từ đó xây dựng và điều chỉnh chiến lược phát triển hợp lí, đề ra chính sách phát triển phù hợp cho đất nước
* Hội nhập kinh tế quốc tế thúc đẩy họi nhập các lĩnh vực văn hóa, chính trị, củng
cố an ninh quốc phòng
Là tiền đề cho hội nhập văn hóa, tiếp thu những giá trị tinh hoa của thế giới, bổ sung những giá trị và tiếng bộ của văn hóa, làm giàu văn hóa dân tộc và thúc đẩy tiến
bộ xã hội
Biểu đồ 2 4: Tổng giá trị nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ trong 7 tháng đầu năm giai đoạn 2015-2019
Trang 11Tác động mạnh mẽ đến hội nhập chính trị, tạo điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền, xã hội mở, dân chủ, văn minh
Tìm cho mình một vị trí thích hợp trong trật tự quốc tế, nâng cao vai trò trong các
tổ chức chính trị, kinh tế trong toàn cầu
Thiết lập quan hệ với các nước trên thế giới, bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc và các quốc gia trong khu vực đặc biệt Việt Nam và Mĩ đã kí kết hiệp định thương mại là cột mốc quan trọng trong quas trình bình thường hóa quan hệ kinh tế giữa hai nước Từ đó, đảm bảo an ninh quốc gia, duy trì hòa bình, ổn định khu vực phục vụ cho phát triển kinh tế; giải quyết những vấn đề quan tâm như môi trường, biến đổi khí hậu, phòng chống tội phạm và buôn lâu quốc tế
2.3 Tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế
Một vấn đề bao giờ cũng có hai mặt đối lập, hội nhập kinh tế quốc tế mang đến cho Việt Nam rất nhiều thuân lợi nhưng cũng đem lại không ít khó khăn, thử thách, những rũi ro, bất lợi, đó là:
*Việt Nam là nước có nền kinh tế đang phát triển Mặc dù đã có những bước tiến quan trọng về tăng trưởng kin tế Nhưng chất lượng tăng trưởng của các sản phẩm các doanh nghiệp và của nền kinh tế còn thấp Với sự cạnh tranh gay gắt khiến nhiều doanh nghiệp và ngành kinh tế gặp khó khăn, phá sản, gây nhiều hậu quả về kinh tế - xã hội
*Gia tăng sự phụ thuộc nền kinh tế quốc gia vào thị trường ngoài, nền kinh tế dễ
bị tổn thương trước những biến động chính trị, kinh tế và thị trường quốc tế
*Hội nhập kinh tế quốc tế có thể dẫn đến phân phối không công bằng lợi ích và rủi
ro cho các nước và các nhóm khác nhau trong xã hội, do vậy guy cơ làm tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội
Biểu đồ 2 5: Thu nhập bình quân của người
Việt Nam theo các năm