Kế thừa và phát triển ý thức chủ quyền biển, đảo của ông cha trong lịch sử dựng nước và giữ nước, cũng như nhận thức đúng vị trí, vai trò, tầm quan trọng đặc biệt của biển, đảo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách về biển, đảo. Quản lý, khai thác đi đôi với bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên biển, làm cho đất nước giàu mạnh là quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước ta.
Trang 1BÀI THU HOẠCH
MÔN: ………
CHIẾN LƯỢC BIỂN, ĐẢO VÀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY Họ và tên học viên: ……….
Mã số học viên : ………
Lớp : ………
Khóa học : ………
Thái Nguyên - 2021
Trang 2MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 2
1 Đặc điểm chung của biển, đảo Việt Nam 2
2 Biển, đảo Việt Nam với phát triển kinh tế - xã hội 2
3 Biển Đông với quốc phòng, an ninh của Việt Nam 3
4 Chiến lược biển, đảo Việt Nam 4
5 Nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biển, đảo 6
5.1 Quản lý chặt chẽ, bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích quốc gia, dân tộc trên biển 6
5.2 Bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội và văn hóa trên biển, đảo 7
5.3 Bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ sự nghiệp đổi mới trên hướng biển 8
6 Phương thức quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo 8
7 Giải pháp cơ bản bảo vệ chủ quyền biển đảo trong thời gian tới 9
7.1 Tăng cường năng lực quản lý và bảo vệ biển, đảo trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế - xã hội, tư tưởng - văn hóa, khoa học giáo dục 9
7.2 Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh để quản lý và bảo vệ chủ quyền biển, đảo 11
7.3 Xây dựng quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu quản lý và bảo vệ biển, đảo trong thời kỳ mới 13
7.4 Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại và tăng cường hoạt động pháp lý trên trường quốc tế, tạo môi trường thuận lợi để phát triển 14
KẾT LUẬN 16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
Trang 3Biển, đảo Việt Nam là một bộ phận cấu thành chủ quyền quốc gia, là không gian sinh tồn, cửa ngõ giao lưu quốc tế, gắn bó mật thiết với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Đây cũng là địa bàn chiến lược về quốc phòng, an ninh, là tuyến phòng thủ hướng đông của đất nước, tạo khoảng không gian cần thiết giúp kiểm soát việc tiếp cận lãnh thổ trên đất liền Với trên 3.260 km đường bờ biển và trên 3.000 hòn đảo lớn nhỏ, bao gồm 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tiềm năng
và lợi thế lớn về tài nguyên biển và hải đảo Tiềm năng biển Việt Nam là một lợi thế lớn, là niềm tự hào của đất nước trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và thế giới
Kế thừa và phát triển ý thức chủ quyền biển, đảo của ông cha trong lịch sử dựng nước và giữ nước, cũng như nhận thức đúng vị trí, vai trò, tầm quan trọng đặc biệt của biển, đảo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng và Nhà nước
ta đã có nhiều chủ trương, chính sách về biển, đảo Quản lý, khai thác đi đôi với bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên biển, làm cho đất nước giàu mạnh là quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước ta
Thời gian qua, tình hình thế giới, khu vực và trên biển Đông có nhiều diễn biến phức tạp, do vậy nhiệm vụ phòng thủ, bảo vệ đất nước, nhất là an ninh trên biển gặp nhiều khó khăn, thách thức Để hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền
và toàn vẹn lãnh thổ, điều tiên quyết đặt ra là phải không ngừng củng cố, tăng cường sức mạnh quốc gia, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân trên biển Trong đó, xây dựng thế trận lòng dân, đảm bảo bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc là vấn đề chiến lược, mang tính cấp bách
Việc lựa chọn nội dung “Chiến lược biển, đảo và bảo vệ chủ quyền biển,
đảo của Việt Nam hiện nay” làm chuyên đề nghiên cứu, viết bài thu hoạch sẽ
giúp học viên nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của biển, đảo quê hương, từ
đó thêm quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển, đảo, vùng trời để phát triển đất nước
Trang 4NỘI DUNG
1 Đặc điểm chung của biển, đảo Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia nằm trên bờ phía Tây của Biển Đông, có chủ quyền và quyền tài phán trên một vùng biển có diện tích khoảng một triệu km2 ở khu vực giữa Biển Đông Về tài nguyên, sinh vật có hơn 2.000 loài cá khác nhau, trong đó có hơn 100 loài cá có giá trị kinh tế cao; là khu vực có năng suất cao về đánh bắt hải sản, chiếm khoảng 10% tổng sản lượng đánh bắt hải sản hàng năm của toàn thế giới
Biển nước ta có gần 3.000 hòn đảo lớn nhỏ (trong đó 2 quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa) được phân bố khá đều theo chiều dài bờ biển đất nước, tạo thành tuyến bảo vệ trực tiếp cho đất liền Các đảo và quần đảo tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương trong thời đại mới, khai thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng biển, hải đảo và thềm lục địa
2 Biển, đảo Việt Nam với phát triển kinh tế - xã hội
Bờ biển Việt Nam dài khoảng 3.260 km, đứng thứ 27 về chiều dài bờ biển trong tổng số 157 nước ven biển, đảo quốc và vùng lãnh thổ ven biển của thế giới Diện tích biển của Việt Nam chiếm khoảng 29% diện tích của Biển Đông, rộng gấp ba lần diện tích lãnh thổ đất liền Ven biển Việt Nam có khoảng 110 cửa sông đổ ra biển Hiện nay, cả nước có hơn 90 cảng lớn, nhỏ, với 24.000m cầu cảng và 10 khu chuyển tải, có cầu cảng có thể tiếp nhận được tàu tới 50.000 tấn
Cả nước có 63 tỉnh, thành thì 28 tỉnh, thành có biển, trong đó có 12 huyện đảo Trên 50% số dân của Việt Nam sống ở các tỉnh ven biển Đó là những điều kiện khách quan thuận lợi để chúng ta phát triển một cách đa dạng các ngành kinh tế biển, bao gồm kinh tế biển khơi, kinh tế ven biển và kinh tế hải đảo
Vùng biển, hải đảo và ven biển là địa bàn chiến lược có vị trí quyết định đối với sự phát triển của đất nước Việt Nam; là tiềm năng và thế mạnh quan
Trang 5trọng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Vùng ven biển Việt Nam đang được xây dựng với nhịp độ phát triển kinh tế nhanh và sôi động nhất của
cả nước, đang hình thành một hành lang kinh tế, một trục đô thị và trung tâm công nghiệp lớn của Việt Nam Hiện nay, kinh tế biển đang phát huy vai trò chủ yếu trong kinh tế đối ngoại và vai trò “đầu tàu” thúc đẩy các vùng kinh tế khác phát triển Thực tế, xây dựng đất nước trong những thập kỷ qua cho thấy, thu nhập của đất nước từ kinh tế biển càng ngày càng tăng, kinh tế biển đang góp phần ngày càng quan trọng hơn vào sự nghiệp xây dựng đất nước Chỉ có đẩy mạnh phát triển kinh tế biển, chúng ta mới đẩy lùi được nguy cơ tụt hậu xa hơn
về kinh tế so với các nước trong khu vực
Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII đã ban hành nghị quyết số 36-NQ/TW về: Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã khẳng định: “Phát triển bền vững kinh tế biển phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, kiểm soát tài nguyên biển, phục hồi hệ sinh thái biển, gắn liền với bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống nhân dân vùng biển”
Biển đã và đang cho chúng ta nhiều lợi thế để làm giàu cho Tổ quốc; đồng thời cũng đang đòi hỏi chúng ta phải đầu tư lớn hơn nữa về sức lực và trí tuệ để
có thể tiếp tục đóng góp ngày càng nhiều hơn vào sự nghiệp xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong tình hình hiện nay
3 Biển Đông với quốc phòng, an ninh của Việt Nam
Từ thời các Vua Hùng dựng nước, nhân dân ta đã tạo dựng nên truyền thống “giỏi dùng thuyền, thạo thủy chiến” Từ thế kỷ XVI, Việt Nam bắt đầu có quan hệ thông thương với một số nước phương Tây đang trên đà phát triển chủ nghĩa tư bản Bằng đường biển, các thương gia, các giáo sĩ phương Tây đã xâm nhập Việt Nam với danh nghĩa buôn bán và truyền giáo, nhưng thực chất là cướp của cải, gây dựng cơ sở chính trị, chuẩn bị cho chiến tranh xâm lược Việt Nam vào nửa sau thế kỷ XIX
Trang 6Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, các đạo quân xâm lược đều đến Việt Nam từ hướng biển Pháp và Mỹ đều dựa vào biển để vận chuyển quân đội và vật chất phục vụ cho chiến tranh xâm lược Sau khi đất nước thống nhất, các thế lực thù địch tiếp tục dùng Biển Đông để lén lút tiến hành các hoạt động chống đối Việt Nam như: tiến hành các hoạt động gián điệp, phá hoại
về chính trị và kinh tế, truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy , gây khó khăn cho ta
về bảo đảm trật tự an ninh xã hội Biển Đông đang tồn tại những nhân tố gây mất ổn định, tác động tiêu cực tới quốc phòng, an ninh của Việt Nam Đó là sự tồn tại những tranh chấp biển, đảo rất quyết liệt và phức tạp; đặc biệt là tham vọng của Trung Quốc và sự can thiệp của các nước lớn, làm cho tình hình trong khu vực đã phức tạp càng trở nên phức tạp hơn; sự thiếu nhất quán và đồng thuận của một số nước trong khu vực Sự can thiệp nhằm tranh giành lợi ích và ảnh hưởng của các cường quốc vào Biển Đông làm cho tình hình ở đây càng thêm phức tạp Tất cả những yếu tố đó đang ảnh hưởng trực tiếp đến sự nghiệp phát triển kinh tế và bảo đảm quốc phòng, an ninh trên biển của Việt Nam Tăng cường quốc phòng, an ninh để bảo vệ biển, đảo là yêu cầu cấp bách của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay
4 Chiến lược biển, đảo Việt Nam
Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, nhận thức của toàn hệ thống chính trị, nhân dân
và đồng bào ta ở nước ngoài về vị trí, vai trò của biển, đảo đối với phát triển kinh tế, bảo vệ chủ quyền quốc gia được nâng lên rõ rệt Chủ quyền, an ninh quốc gia trên biển được giữ vững; công tác tìm kiếm cứu nạn, an toàn hàng hải
cơ bản được bảo đảm; công tác đối ngoại, hợp tác quốc tế về biển được triển khai chủ động, toàn diện Kinh tế biển, các vùng biển, ven biển đang trở thành động lực phát triển đất nước; hệ thống kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư; đời sống vật chất và tinh thần của người dân vùng biển được cải thiện Nghiên cứu khoa học, điều tra cơ bản, phát triển nguồn nhân lực về biển đạt được nhiều kết quả tích cực Công tác quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên môi trường biển, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng được chú trọng Hệ
Trang 7thống chính sách, pháp luật, bộ máy quản lý nhà nước về biển, đảo từng bước được hoàn thiện và phát huy hiệu lực, hiệu quả
Tuy nhiên, dự báo trong thời gian tới, tình hình quốc tế tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, đặc biệt là sự cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, tranh chấp chủ quyền ranh giới biển và sự bất đồng giữa các nước tại Biển Đông Ô nhiễm môi trường xuyên biên giới, biến đổi khí hậu, nước biển dâng đã trở thành vấn đề cấp bách toàn cầu Phát triển bền vững, hài hoà giữa phát triển với bảo tồn biển trở thành xu thế chủ đạo
Về chiến lược biển, đảo và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt nam, tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết số 36-NQ/TW), Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã xác định rõ quan điểm, mục tiêu và các chủ trương lớn nhằm phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam như sau:
Biển là bộ phận cấu thành chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, là không gian sinh tồn, cửa ngõ giao lưu quốc tế, gắn bó mật thiết với sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam phải trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn; phát triển bền vững kinh tế biển gắn liền với bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, tăng cường đối ngoại, hợp tác quốc tế về biển, góp phần duy trì môi trường hoà bình, ổn định cho phát triển Phát triển bền vững biển Việt Nam là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, quyền và nghĩa vụ của mọi tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư và mỗi người dân
Mục tiêu đến năm 2030, kinh tế biển xanh đóng vai trò chủ đạo, hình thành văn hóa sinh thái biển, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, ngăn chặn xu thế ô nhiễm, suy thoái môi trường biển, phục hồi và bảo tồn các hệ sinh thái biển quan trọng, chống sạt lở bờ biển và biển xâm thực, khoa học, công nghệ tiên tiến và những thành tựu khoa học - công nghệ mới trở thành nhân tố trực tiếp thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển
Trang 8Tầm nhìn đến năm 2045, Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh, an toàn, tham gia chủ động và có trách nhiệm vào các vấn đề biển và đại dương của quốc tế và khu vực, góp phần quan trọng xây dựng nước ta thành nước công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa
5 Nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biển, đảo
5.1 Quản lý chặt chẽ, bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích quốc gia, dân tộc trên biển
Để bảo vệ vững chắc toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích quốc gia, dân tộc trên biển cần thực hiện tốt việc quản lý, bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển Bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển, có thể hiểu theo nghĩa rộng là bảo vệ các quyền của quốc gia theo các chế
độ pháp lý khác nhau, phù hợp với luật pháp quốc tế, trên các vùng nước nội thủy, vùng nước lịch sử, các hải đảo của Tổ quốc Bảo vệ quyền chủ quyền quốc gia ở vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa là bảo vệ đặc quyền của quốc gia về bảo tồn, quản lý, thăm dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên biển ở những nơi đó Bảo vệ chủ quyền, giữ vững hòa bình và ổn định trên các vùng biển là điều kiện tiên quyết, là tiền đề cần thiết để phát triển khai thác biển và từng bước tiến ra biển một cách vững chắc Trước hết phải tăng cường quốc phòng,
an ninh trên biển, làm chủ biển một cách vững chắc, để tạo thuận lợi phát triển kinh tế biển, đảo nhanh, bền vững trong tình hình mới
Xây dựng quốc gia Việt Nam mạnh về biển và phát triển kinh tế biển trở thành bộ phận mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân là một mục tiêu chiến lược, đồng thời là nhiệm vụ bức bách đang đặt dân tộc ta trước thách thức lớn trên Biển Đông Chúng ta phải thực sự thức tỉnh ý thức về biển của cả dân tộc, làm chủ được biển của mình, phát triển mạnh kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền
và các quyền lợi của Việt Nam trên biển Vượt qua thách thức lớn trên Biển Đông là trách nhiệm lịch sử của thế hệ người Việt Nam hôm nay đối với các thế
hệ mai sau, là sự tiếp nối cuộc đấu tranh oanh liệt, đầy hy sinh của dân tộc ta vì
Trang 9độc lập, tự do và thống nhất Tổ quốc trong thế kỷ XX.
5.2 Bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội và văn hóa trên biển, đảo
Biển, đảo là môi trường có điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, là môi trường mở, có sự giao lưu quốc tế, nên đòi hỏi về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội lại càng cao Diễn biến của tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên biển rất phức tạp, đặc biệt là phải tiến hành trong điều kiện quy chế pháp lý không đồng nhất giữa các vùng nước khác nhau trên biển Bảo vệ an ninh, trật
tự, an toàn xã hội trên biển, đảo không chỉ mang tính chất đối nội mà còn mang tính chất đối ngoại; là sự thể hiện năng lực làm chủ vùng biển quốc gia của nước ven biển trước cộng đồng thế giới và khu vực
Nội dung chủ yếu của bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội và văn hóa trên biển, đảo và vùng ven biển là bảo vệ an ninh quốc gia trên mọi lĩnh vực chính trị, tư tưởng, văn hóa, khoa học - công nghệ, quốc phòng, an ninh ; ngăn chặn kịp thời người và phương tiện xâm nhập đất liền để tiến hành các hoạt động phá hoại, gây rối, làm gián điệp và thực hiện các hành vi tội phạm khác; bảo vệ lao động sản xuất, tính mạng, tài sản của Nhà nước và nhân dân trên biển
và ven biển; bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên biển và ven biển; bảo vệ môi trường, xử lý các vụ ô nhiễm môi trường; phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai; thực hiện tìm kiếm - cứu nạn; phòng ngừa và chế ngự các xung đội
vì tranh giành lợi ích giữa các tổ chức và cá nhân trong sử dụng và khai thác biển
Trong những năm tới, cuộc tranh chấp biển, đảo, đặc biệt là chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam còn tiếp tục diễn biến phức tạp và quyết liệt, tất yếu sẽ ảnh hưởng xấu tới an ninh trật tự trên biển và vùng ven biển, cũng như trong nội địa Tình hình đó đòi hỏi chúng ta phải tăng cường khả năng bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở trên biển, đảo và vùng ven biển, nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới
Trang 105.3 Bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo
vệ sự nghiệp đổi mới trên hướng biển
Trong điều kiện Đảng cầm quyền, bảo vệ Đảng là bảo đảm mọi chủ trương, đường lối của Đảng được thực hiện thắng lợi thông qua hệ thống văn bản pháp luật và sự điều hành của Nhà nước Mục tiêu chiến lược “xây dựng Việt Nam trở thành một nước mạnh về biển” có vai trò quyết định đối với sự thành công của sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo Phấn đấu đạt được mục tiêu chiến lược đó là thiết thực bảo vệ sự nghiệp đổi mới, làm tăng thêm lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa
ở Việt Nam
Để bảo vệ sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, phải bảo vệ nhân dân Ở trên biển và vùng ven biển, bảo vệ nhân dân bao gồm: bảo
vệ công cuộc lao động sản xuất, tính mạng và tài sản của nhân dân ở trên biển
và ven biển, chống thiên tai, địch họa và các rủi ro khác; bảo vệ lợi ích và quyền công dân của nhân dân đã được các chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước thừa nhận; bảo vệ môi trường sống, bảo đảm cho nhân dân được sống trong môi trường tự nhiên và môi trường văn hóa - xã hội trong sạch, lành mạnh
6 Phương thức quản lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo
Nhà nước Việt Nam sử dụng hệ thống pháp luật và phát huy quyền làm chủ của nhân dân vùng ven biển, hoạt động trên biển, đảo để giữ gìn, bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia trên biển, đảo Do hệ thống các cơ quan từ Trung ương đến cơ sở tiến hành theo chức năng, nhiệm vụ
Phương thức trên thể hiện quan điểm bảo vệ biển, đảo là sự nghiệp của toàn dân, của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý điều hành của Nhà nước để phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi lực lượng dân sự và quân sự trên hướng biển, trong đó lực lượng nòng cốt là lực lượng hải quân nhân dân Phải vận dụng linh hoạt các hình thức quản lý, đặc biệt là dựa vào luật pháp của Việt Nam, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 để đấu