1. Trang chủ
  2. » Công Nghệ Thông Tin

Sinh 6Tuan 3Tiet 5

3 6 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 34,02 KB

Nội dung

- HS trả lời: Tay trái cầm kính, để mặt kính sát vật mẫu, mắt nhìn vào mặt kính, di chuyển kính lúp lên đến khi nhìn thật rõ vật.. - HS quan sát 1 cây rêu bằng cách tách riêng 1 cây đặt [r]

Trang 1

Tuần: 3 Ngày soạn: 01/09/2018 Tiết: 5 Ngày dạy: 04/09/2018

CHƯƠNG I: TẾ BÀO THỰC VẬT

Bài 5: THỰC HÀNH KÍNH LÚP, KÍNH HIỂN VI VÀ CÁCH SỬ DỤNG

I MỤC TIÊU BÀI HỌC.

1 Kiến thức:

- Học sinh nhận biết được các bộ phận của kính lúp và kính hiển vi

2 Kĩ năng:

- Biết cách sử dụng kính lúp và kính hiển vi để quan sát tế bào thực vật

3 Thái độ:

- Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn và tạo hứng thú học tập

II PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.

1 Giáo viên:

- Kính lúp cầm tay, kính hiển vi

- Mẫu: 1 vài bông hoa, rễ cây nhỏ

2 Học sinh:

- 1 đám rêu, rễ hành

III TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.

1 Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số:

6A1:………

6A2:………

6A3:………

6A4:………

6A5:………

2 Kiểm tra bài cũ:

- Hoàn thành sơ đồ sau:

Cơ quan sinh dưỡng

Thực vật có hoa

Cơ quan sinh sản

- Lấy 3 ví dụ về thực vật có hoa và 3 thực vật không có hoa

- Lấy 3 ví dụ về cây một năm và 3 cây lâu năm

3 Hoạt động dạy học.

Mở bài: Thực tế ta gặp những vật nhỏ bé mắt thường không nhìn thấy được hoặc nhìn

không rõ, muốn quan sát chúng ta phải dùng loại kính có độ phóng đại lớn hơn Hai loại kính thường dùng là kính lúp và kính hiển vi Chúng có cấu tạo và cách sử dụng như thế nào, bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay

Hoạt động 1: Kính lúp và cách sử dụng

* Tìm hiểu cấu tạo kính lúp

- GV yêu cầu HS đọc thông tin  SGK trang - Đọc thông tin, nắm bắt, ghi nhớ cấu tạo

Trang 2

17, cho biết kính lúp có cấu tạo như thế nào?

- GV cho HS xác định từng bộ phận của kính

lúp

- GV nhận xét, cho HS ghi bài

* Cách sử dụng kính lúp cầm tay

- Yêu cầu HS đọc nội dung hướng dẫn SGK

trang 17, quan sát hình 5.2 SGK trang 17

* Tập quan sát mẫu bằng kính lúp

- GV: Quan sát kiểm tra tư thế đặt kính lúp của

HS và cuối cùng kiểm tra hình vẽ lá rêu

Kính lúp gồm 2 phần:

+ Tay cầm bằng kim loại hoặc bằng nhựa + Tấm kính trong, dày, 2 mặt lồi có khung bằng kim loại hay bằng nhựa

- HS cầm kính lúp đối chiếu các phần như đã ghi trên

- HS ghi bài

- HS trả lời: Tay trái cầm kính, để mặt kính sát vật mẫu, mắt nhìn vào mặt kính, di chuyển kính lúp lên đến khi nhìn thật rõ vật

- HS quan sát 1 cây rêu bằng cách tách riêng 1 cây đặt lên giấy, vẽ lại hình lá rêu đã quan sát được trên giấy

Tiểu kết :

- Cấu tạo: Kính gồm 2 phần:

+ Tay cầm bằng kim loại hoặc bằng nhựa.

+ Tấm kính trong dày, 2 mặt lồi, có khung bằng kim loại hoặc bằng nhựa.

- Cách sử dụng: Để mắt kính sát mẫu vật từ từ đưa kính lên cho đến khi nhìn rõ vật thì dừng lại.

Hoạt động 2: Kính hiển vi và cách sử dụng

* Tìm hiểu cấu tạo kính hiển vi

- GV yêu cầu HS nghiên cứu mục  SGK

tr.18, quan sát kính hiển vi mẫu nêu cấu tạo

kính hiển vi

- Bộ phận nào của kính hiển vi là quan

trọng nhất? Vì sao?

- GV gọi HS lên xác định lại từng bộ phận

của kính trên kính thật

* Cách sử dụng kính hiển vi

- GV yêu cầu HS đọc mục  SGK trang 19

nắm được các bước sử dụng kính

- GV làm thao thao tác sử dụng kính để cả

lớp cùng theo dõi từng bước

- GV nhận xét, cho HS ghi bài

- HS nghiên cứu mục  SGK tr.18, nêu cấu tạo kính hiển vi:

Gồm 3 phần chính: + Chân kính + Thân kính + Bàn kính

- HS trả lời được: Thấu kính là quan trọng nhất

vì có ống kính để phóng to được các vật

- HS trả lời những bộ phận riêng lẻ như thị kính, vật kính, ốc điều chỉnh, gương

- Đọc mục  SGK trang 19 nắm được các bước

sử dụng kính

- HS theo dõi các thao tác sử dụng kính hiển vi của GV

- HS ghi bài

Tiểu kết:

- Cấu tạo: Kính hiển vi gồm 3 phần chính:

+ Chân kính.

+ Thân kính: ống kính.

ốc điều chỉnh.

+ Bàn kính.

- Cách sử dụng:

+ Bước 1 Điều chỉnh ánh sáng bằng gương phản chiếu ánh sáng.

+ Bước 2 Đặt và cố định tiêu bản trên bàn kính.

+ Bước 3: Sử dụng hệ thống ốc điều chỉnh để quan sát rõ vật mẫu.

Trang 3

IV CỦNG CỐ, DẶN DÒ.

1 Củng cố:

- Gọi 1- 2 HS lên trình bày lại cấu tạo của kính lúp và kính hiển vi

- Đọc ghi nhớ SGK

2 Dặn dò:

- Học kỹ phần kính hiển vi để chuẩn bị bài sau làm thí nghiệm

- Đọc mục “Em có biết”

- Chuẩn bị mỗi nhóm mang 1 củ hành

Ngày đăng: 03/12/2021, 22:08

w