1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Chu de cac quoc gia co dai

19 6 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 2,04 MB

Nội dung

- Tiết 1: Sự khác nhau về vị trí; điều kiện tự nhiên dẫn đến sự hình thành lên các quốc gia cổ đại phương Tây với các quốc gia cổ đại phương Đông. - Bài tập: Kể tên các quốc gia phương[r]

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ỨNG HÒA

==========    ==========

GIÁO ÁN CHỦ ĐỀ

LỊCH SỬ 6

HỌ VÀ TÊN GIÁO VIÊN: LÊ TIẾN NHẬT ĐƠN VỊ CÔNG TÁC: TRƯỜNG THCS ĐỒNG TIẾN

NĂM HỌC: 2017 - 2018

Trang 2

GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ

Người soạn: Lê Tiến Nhật

Đơn vị công tác: Trường THCS Đồng Tiến

Ngày soạn: 13/3/2018

Ngày dạy: 22/3/2018

Tiết: 4 + 5 + 6 - CHỦ ĐỀ: CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI (3 tiết)

I MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1 Kiến thức:

- Sau khi xã hội nguyên thủy tan rã, xã hội có giai cấp và nhà nước được hình thành

- Vị trí, điều kiện tự nhiên hình thành nên các quốc gia cổ đại trên thế giới

- Biết được đặc điểm kinh tế, đời sống của các giai tầng trong xã hội cổ đại

- Thể chế nhà nước của các quốc gia cổ đại

- Những thành tựu văn hóa đa dạng, phong phú của các quốc gia cổ đại góp phần vào di sản văn hóa đồ sộ, quý giá của nhân loại

2 Kĩ năng:

- Xác định vị trí các nước trên bản đồ thế giới

- Bước đầu tập liên hệ điều kiện tự nhiên với sự phát triển kinh tế

- Vận dụng kiến thức đã học vào thực tế

- Tập mô tả một công trình kiến trúc hay nghệ thuật lớn thời cổ đại qua tranh ảnh

3 Tư tưởng:

- Xã hội cổ đại phát triển cao hơn xã hội nguyên thủy, bước đầu ý thức về sự bất

bình đẳng, sự phân chia giai cấp trong xã hội và về nhà nước chuyên chế

- Tự hào về những thành tựu văn minh của loài người thời cổ đại.

4 Năng lực cần hình thành và phát triển:

- Năng lực chung: Tự học, Giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ

- Năng lực chuyên biệt: tái hiện kiến thức, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, so sánh, nhận xét, đánh giá, thông qua sử dụng ngôn ngữ lịch sử thể hiện chính kiến của mình về các vấn đề lịch sử; thực hành bộ môn

II CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

1 Giáo viên:

- Sách giáo khoa; giáo án word và powerpoit

- Lược đồ các quốc gia cổ đại

- Tranh ảnh liên quan đến thành tựu văn hóa như: kim tự tháp Ai Cập; đền thờ Pác-tê-nông; tượng thần vệ nữ ở đảo Mi-lô

- Máy vi tính kết nối với máy chiếu

- GV có thể đọc thêm một số tài liệu tham khảo như :

Trang 3

+ Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong dạy và học theo SGK lịch sử lớp 6 (của Vụ Trung học phổ thông - 1992)

+ Vở bài tập lịch sử lớp 6 (NXB Đại học sư phạm)

+ Quyển nội dung và phương pháp sử dụng bản đồ giáo khoa lịch sử treo tường

2 Học sinh:

- Đọc trước nội dung của bài trong SGK Gạch chân các tên riêng, những cumjtwf em chưa hiểu để hỏi giáo viên

- Các nhóm chuẩn bị nội dung bài theo sự phân công của GV ở tiết học trước

III CẤU TRÚC CỦA CHỦ ĐỀ:

1 Cơ sở hình thành chủ đề:

Theo chương trình SGK

Theo chủ đề

4 11-14 Các quốc gia cổ đại phương Đông

Chủ đề: Các quốc gia cổ đại (Tiết 4;5;6)

5 15-16 Các quốc gia cổ đại phương Tây

6 16-20 Văn hóa cổ đại

2 Cấu trúc nội dung chủ đề:

Cấu trúc nội dung

chủ đề theo từng tiết

Các mức độ câu hỏi, bài tập Nhận biết Thông hiểu Vận dụng

thấp

Vận dụng cao Tiết 1:

1 Vị trí và điều kiện

tự nhiên hình thành

các quốc gia.

2 Đặc điểm về kinh

tế các quốc gia cổ

đại.

Nêu được vị trí; điều kiện

tự nhiên hình thành và đặc điểm kinh tế các quốc gia

cổ đại

Phân tích; so sánh về sự khác nhau của các quốc gia

Liên hệ với lịch sử dân tộc: Quá trình hình thành nhà nước Văn Lang…

Tiết 2:

3 Các giai cấp, tầng

lớp trong xã hội cổ

đại

4 Thể chế nhà nước.

Nêu tên và đời sống các

trong xã hội

cổ đại

Đặc điểm thể chế nhà nước

Nêu khái niệm: quân chủ chuyên chế, Chiếm hữu nô lệ

Tiết 3:

5 Thành tựu văn hóa

của các cư dân cổ đại

Hệ thống hóa được những thành tựu cơ bản của các quốc gia

Rèn luyện kĩ năng giới thiệu, thuyết trình về công trình văn hóa…

Trách nhiệm của thế hệ trẻ tìm hiểu và

có ý thức giữ gìn các thành tựu văn minh

cổ đại

IV TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1 Ổn định tổ chức lớp: (1 phút)

2 Kiểm tra bài cũ: (2 phút)

Trang 4

- Tiết 1:

GV có thể sử dụng một trong những câu hỏi sau:

Câu 1: Việc tìm ra nguyên liệu mới và cải tiến công cụ lao động sản xuất đã có tác dụng và ảnh hưởng thế nào đối với xã hội nguyên thuỷ ? (công cụ được cải tiến .sản xuất phát triển của cải dư thừa xã hội phân hoá )

Câu 2: Vẽ một sơ đồ biểu hiện mối quan hệ từ sự xuất hiện kim loại dẫn đến xã hội nguyên thuỷ tan rã

- Tiết 2: Quan sát lược đồ, hãy trình bày tên các quốc gia và vị trí; điều kiện hình thành của các quốc gia cổ đại trên thế giới?

- Tiết 3: Xã hội cổ đại Hi Lạp, Rô-ma bao gồm những giai cấp nào?"

Nội dung trả lời:

Xã hội cô đại Hi Lạp và Rô-ma gồm các giai cấp sau:

- Chủ nô: chủ xưởng sản xuất thủ công, chủ lò gốm, chủ các thuyền buôn; giàu có,

có thế lực về chính trị, nuôn nhiêu nô lệ để làm việc ở các xưởng

- Nô lệ: tài sản của chủ nô, họ phải làm việc cực nhọc trong các trang trại, xưởng thủ

công, khuân vác hàng hoá hoặc chèo thuyền- nô lệ là những công cụ biết nói

3 Bài mới: (39 phút)

- Sơ đồ trên (mới xây dựng hoặc đã có trong bài học trước) cho ta thấy những nét chính từ sau xã hội nguyên thuỷ tan rã, xã hội có giai cấp và nhà nước đã ra đời,

Tìm ra và sử

dụng kim loại Công cụ cảitiến Năng suất laođộng tăng Của cải dưthừa

Xã hội phân

chia thành

giai cấp

Ra đời giai cấp

và nhà nước

Trang 5

những nhà nước cổ đại đầu tiên xuất hiện ở phương Đông và phương Tây Vậy các quốc gia đó hình thành như thế nào? Xã hội cổ đại có những đặc điểm gì ? Đấy là những vấn đề mà chúng ta tìm hiểu trong chủ đề hôm nay

- GV khái quát mục tiêu và nội dung chủ đề: (Sử dụng sơ đồ hóa để khái quát nội

dung của cả chủ đề)

Tiết 1:

Hoạt động của Thầy và trò Nội dung cần đạt PTNL Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí và điều kiện hình thành các quốc gia cổ đại

- Mục tiêu: HS xác định tên các nước, vị trí hình thành trên lược đồ; điều kiện hình thành của các quốc gia cổ đâị

- Hình thức tổ chức hoạt động: nhóm - cá nhân

- Phương pháp: thảo luận nhóm; vấn đáp trao đổi; nêu vấn đề

- Thời gian: 25 phút

- GV treo lược đồ các quốc gia cổ

đại trên thế giới

- Sau đó chia lớp thành 4 nhóm, cùng

nghiên cứu tài liệu, thảo luận các câu

hỏi sau đây:

+ Nhóm 1: Xác định tên các quốc

gia cổ đại trên lược đồ.

+ Nhóm 2: Vị trí hình thành của

các quốc gia cổ đại.

+ Nhóm 3: Điều kiện tự nhiên của

các quốc gia.

+ Nhóm 4: Thời gian hình thành

các quốc gia cổ đại

- Các nhóm thảo luận và viết vào

giấy A3 theo mẫu của GV

- Nhóm nào hoàn thành trước sẽ báo

1 Vị trí và điều kiện tự nhiên hình thành các quốc gia cổ đại.

Hợp tác và hòa nhập;

sử dụng ngôn ngữ; phân tích,

so sánh khái quát hóa

Trang 6

cáo, các nhóm còn lại lắng nghe và

nhận xét bằng kĩ thuật 3-2-1 (3 lời

khen, 2 điều góp ý và 1 câu hỏi liên

quan đến bài học)

- GV chốt kiến thức từng phần, kết

hợp thêm một số câu hỏi để làm rõ

vấn đề:

- Các quốc gia cổ đại phương

Đông: được hình thành ở các lưu vực

những con sông lớn như: sông Nin

(Ai Cập), sông Trường Giang và

Hoàng Hà (Trung Quốc); sông Ấn và

sông Hằng (Ấn Độ), sông Ti-gơ-rơ

và sông Ơ-phơ-rát (Lưỡng Hà)

- Các quốc gia cổ đại phương Tây:

+ Vùng Nam Âu có hai bán đảo nhỏ

vươn ra Địa Trung Hải Đó là bán

đảo Ban-Căng và I-ta-li-a Địa hình

bị chia cắt bới nhiều đảo và bán đảo

- GV sử dụng hình ảnh để phân tích

điều kiện tự nhiên của các quốc gia:

Sông Nin (Ai Cập)

Đảo Êgin gần A-ten (Hi Lạp)

- HS dựa vào nội dung SGK và hiểu

biết của mình trả lời câu hỏi : Vì sao

vào cuối thời nguyên thuỷ, cư dân

tập trung ngày càng đông ở lưu vực

Nội dung

Các quốc gia cổ đại phương Đông

Các quốc gia

phương Tên quốc

giaTây

Ai Cập;

Lưỡng Hà;

Trung Quốc; Ấn Độ

Hy Lạp; Rô-ma

Vị trí hình thành

Lưu vực các con sông lớn

Vùng Nam

Âu ở bờ bắc Địa Trung Hải

Điều kiện tự nhiên

Đất đai màu

mỡ, khí hậu nóng ẩm

Nhiều núi và cao nguyên

bị chia cắt bởi đảo và bán đảo.

Thời gian hình thành

Cuối thiên niên kỉ IV đến đầu thiên niên kỉ I

I TCN Đầu thiên niên kỉ I TCN

Trang 7

các con sông lớn ?

- HS trả lời theo gợi ý :

+ Các con sông đã mang tới nguồn

nước dồi dào cho cuộc sống của con

người, tạo ra các đồng bằng màu mỡ

thuận lợi cho trồng cây lúa nước và

sản xuất nông nghiệp Công tác thủy

lợi được chú trọng

+ Từ khi xuất hiện kim loại, công cụ

sản xuất cải tiến con người ở các

vùng đất đã chuyển dần xuống ven

các con sông lớn làm ăn và cũng từ

đó xã hội nguyên thuỷ tan rã nhường

chỗ cho xã hội có giai cấp và nhà

nước ra đời

- GV yêu cầu HS quan sát hình 8

trong SGK, theo trình tự từ trái qua

phải và tìm hiểu nội dung, miêu tả

bức tranh: Hoạt động làm ruộng

của người Ai Cập cổ đại diễn ra

như thế nào? Khi sản xuất ổn định

và phát triển dẫn tới hiện tượng gì?

- HS trả lời theo hướng :

+ Ở hình 8 - (hàng trên) GV hướng

dẫn HS nắm nội dung : Cảnh cư dân,

phụ nữ đang làm các sản phẩm phục

vụ gia đình; nam giới gặt, đập lúa

(hàng dưới) khiêng sản phẩm và lúa

đến cống nạp cho quý tộc

+ Khi nông nghiệp trồng lúa trở

thành ngành kinh tế chính, con người

sống định cư lâu dài, các ngành sản

xuất khác cũng phát triển, dẫn đến xã

hội phân hoá và số người giàu muốn

làm chủ vùng đất của mình vào

khoảng thời gian cách đây 6.000

-5.000 năm, những điều kiện thuận lợi

trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự

ra đời của các quốc gia cổ đại

Thực hành

bộ môn

Trang 8

phương Đông đầu tiên.- > Các quốc

gia cổ đại phương Đông ra đời từ

cuối thiên niên kỉ IV đến đầu thiến

niên kỉ III TCN.

+ Nằm ở ven bờ biển Địa Trung Hải

giữa đại lục, nên không có sóng to

gió lớn, thuyền bè đi lại dể dàng nên

con người cũng dần tụ tập tại đây.->

Hai quốc gia là Hy Lạp và Rô-ma

ra đời vào khoảng đầu thiên niên kỉ

I TCN

- HS sau khi theo dõi GV trình bày

và quan sát bản đồ trả lời câu hỏi: So

sánh thời gian hình thành giữa các

quốc gia cổ đại phương Đông và

phương Tây

- HS trao đổi trả lời theo hướng:

+ Các quốc gia cổ đại phương Tây ra

đời muộn hơn các quốc gia cổ đại

phương Đông Các quốc gia cổ đại

phương Tây không hình thành trên

lưu vực các con sông lớn

- GV liên hệ, mở rộng về sự ra đời

của nhà nước của cư dân Việt cổ:

Nhà nước Văn Lang (Việt cổ) ra đời

từ rất sớm ở những vùng trung tâm

kinh tế cũng nằm ở khu vực các con

sông: sông Hồng, sông Cả, sông Mã

Các di chỉ khảo cổ Trồng lúa

nước…

Phân tích,

so sánh, khái quát hóa

Hoạt động 2: Tìm hiểu về đặc điểm kinh tế các quốc gia cổ đại

- Mục tiêu: HS nắm được đặc điểm kinh tế của các quốc gia.

- Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân - nhóm cặp đôi

- Phương pháp: nêu vấn đề; thảo luận nhóm cặp đôi

- Thời gian: 14 phút

- GV tổ chức làm việc nhóm cặp đôi

theo dãy bàn tiến hành trao đổi về

một số ý chính về đặc điểm kinh tế:

+ Kinh tế chính của các quốc gia cổ

2 Đặc điểm kinh tế các quốc gia cổ đại

(GV có thể chốt kiến thức vào bảng ở phần 1) Hợp tác

Trang 9

đại phương Đông là gì ?

+ Với đặc điểm tự nhiên như các

quốc gia cổ đại phương Tây phát

triển chủ yếu ngành kinh tế gì?

- HS dựa vào nội dung của bài trả lời

- GV nhấn mạnh thêm:

+ Phương Đông: Hình thành trên lưu

vực các con sông lớn, đất đai tơi xốp,

mầu mỡ nên kinh tế chủ yếu là sản

xuất nông nghiệp

+ Phương Tây: do điều kiện tự nhiên

không thuận lợi cho việc trồng lúa

nên người dân ở đây đã trồng một số

loại cây lưu niên như nho, ôliu để

nấu rượu và các nghề thủ công phát

triển Bán những sản phẩm luyện

km, rượu…cho Lưỡng Hà, Ai Cập,

mua lương thực từ các quốc gia

phương Đông kinh tế chủ yếu là

công thương nghiệp và ngoại

thương… giàu lên nhanh chóng nhờ

buôn bán đường biển

? Vì sao có sự khác nhau về kinh tế

- Phương Đông: trồng lúa là chủ yếu

- Phương Tây:

+Trồng trọt: cây lâu niên như nho, ô lưu

+ Nghề thủ công phát triển như luỵện kim, làm đồ mĩ nghệ…

+ Ngoại thương phát triển

hòa nhập; Tái hiện sự kiện; xác định và giải quyết mối lên hệ giữa các sự kiện, hiện tượng với nhau

Trang 10

giữa các quốc gia cổ đại

- HS suy nghĩ và phát biểu

- GV chốt ý: Do vị trí địa lý và điều

kiện tự nhiên nên đặc điểm kinh tế

của các quốc gia cổ đại phương

Đông và phương Tây khác nhau

Tiết 2:

Hoạt động của Thầy và trò Nội dung cần đạt PTNL Hoạt động 1: Tìm hiểu về các tầng lớp trong xã hội cổ đại

- Mục tiêu: Các tầng lớp, giai cấp trong xã hội của các quốc gia cổ đại.

- Hình thức hoạt động: cá nhân - nhóm

- Phương pháp: thảo luận nhóm; nêu vấn đề, vấn đáp

- Thời gian: 22 phút

- GV chia lớp thành 4 nhóm lên trình

bày kết hợp SGK tìm hiểu các giai cấp

tầng lớp trong xã hội cổ đại:

+ Nhóm 1+ 3: Nêu các giai cấp, tầng

lớp ở các quốc gia phương Đông.

+ Nhóm 2 +4: Trình bày các giai cấp,

tầng lớp ở các quốc gia phương Tây.

- HS đại diện nhóm trình bày kết quả

của mình, HS khác có bổ sung góp ý

- GV nhận xét HS trả lời và kết luận:

(GV có thể vẽ sơ đồ lên bảng và phân

tích)

- Phương Đông:

+ Kinh tế nông nghiệp là chính; vì vậy

nông dân là lực lượng đông đảo nhất

và cũng là người chủ yếu nuôi sống xã

hội lúc đó; hình thức canh tác chủ yếu

là nhận ruộng của công xã để cày cấy

và phải nộp một phần thu hoạch và

làm lao dịch không công cho các quý

tộc và vua quan dưới họ (nông dân)

là tầng lớp nô lệ

3 Xã hội cổ đại bao gồm những tầng lớp nào ?

Các quốc gia cổ đại

Các giai cấp, tầng lớp

Thể chế nhà nước

Phương Đông

- Quý tộc và quan lại

- Nông dân công xã

- Nô lệ

Phương Tây

- Chủ nô

- Nô lệ

Tái hiện

sự kiện; phân tích, khái quát hóa; xác định và giải quyết mối liên

hệ giữa các sự kiện, hiện tượng LS với nhau

Trang 11

+ Như vậy, ngoài nông dân và nô lệ hai tầng lớp bị trị còn có tầng lớp thống trị gồm quý tộc, vua quan

+ GV giới thiệu về bộ luật Ham-mu-ra- bi: Bộ Luật nhằm xác định vị trí và

uy quyền của vua là được trời trao giao cho việc cai trị dân chúng Là bộ luật đầu tiên nhằm bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị

+ GV gọi HS đọc điều 42-43 và trả lời câu hỏi: Qua hai điều trên, người cày thuê ruộng phải làm việc như thế nào?

+ GV nhận xét và lưu ý điểm cơ bản: Người nông dân phải lao động, nộp

Trang 12

sản phẩm (thóc) cho chủ.

- Phương Tây:

+ Chủ xưởng, chủ lò, chủ thuyền là những người giàu, có thế lực chính trị họ là tầng lớp chủ nô có một cuộc sống sung sướng

+ Tầng lớp nô lệ làm việc cực nhọc trong các trang trại, xưởng thủ công, chèo thuyền Thân phận của họ hoàn toàn phụ thuộc vào chủ nô Họ bị coi như một thứ hàng hoá để mua bán, bị đánh đạp xã hội như vậy gọi là xã hội chiếm nô

+ Do cuộc sống và bị đối xử tàn bạo nên họ đã nổi dậy Năm 73-71 TCN ở Rô-ma nổ ra một cuộc khởi nghĩa do Xpac-ta-cut lãnh đạo

+ GV cần nêu rõ về số lượng nô lệ ở

Hy Lạp và Rô-ma như thế nào ? Họ

đã đóng góp gì cho xã hội ? Về số lượng, mối quan hệ giữa nô lệ với chủ nô như thế nào?.

- HS dựa vào SGK trao đổi trình bày kết quả của mình theo hướng:

- Nô lệ là lực lượng chính tạo ra của

Chủ nô

Nộ lệ

Trang 13

cải vật chất song họ không có bất cứ

quyền hành gì kể cả mạng sống của

họ cũng nằm trong tay chủ nô

- GV chốt ý: Nếu như ở phương Đông

nông dân là lực lượng đông đảo nhất

và cũng là người chủ yếu nuôi sống xã

hội thì ở phương Tây là nô lệ

Hoạt động 2: Tìm hiểu thể chế nhà nước các quốc gia cổ đại

- Mục tiêu:Tìm hiểu nhà nước quân chủ chuyên chế cổ đại; nhà nước chiếm hữu nô

lệ

- Hình thức hoạt động: cá nhân - cả lớp

- Phương pháp: trao đổi đàm thoại; nêu vấn đề

- Thời gian: 17 phút

- GV hướng dẫn HS nghiên cứu SGK,

trả lời về thể chế nhà nước của các

quốc gia cổ đại

- HS dựa vào SGK và lên điền vào

bảng tổng hợp có sẵn từ mục 3

- GV nhận xét và bổ sung chốt ý:

+ Ở phương Đông : quá trình hình

thành và phát triển của nhà nước

không giống nhau, nhưng thể chế

chung là chế độ quân chủ chuyên chế

Mỗi nước có cách gọi khác nhau về vị

vua….Chế độ quân chủ chuyên chế

được truyền lâu dài cả ở thời trung đại

+ Ở Ai Cập, vua được gọi là Pharaon

(cái nhà lớn), ở Lưỡng Hà là Enxi

(người đứng đầu), còn ở Trung Quốc

được gọi là Thiên tử (con trời) Ở

Trung Quốc, “dưới bầu trời rộng lớn

không nơi nào không phải đất của nhà

vua; trong phạm vi lãnh thổ, không

người nào không phải thần dân của

nhà vua”

+Quyền hành của nhà vua là tuyệt đối

từ việc đặt ra luật pháp đến việc hành

pháp và với hình 9 không những thể

hiện uy quyền mà còn nói lên vua còn

4 Thể chế nhà nước các quốc gia cổ đại.

Các quốc gia cổ đại

Các giai cấp, tầng lớp

Thể chế nhà nước

Phương Đông - Quý tộc vàquan lại

- Nông dân công xã

- Nô lệ

Chế độ quân chủ

Phương Tây - Chủ nô- Nô lệ Chếchiếm hữuđộ

nô lệ

Phân tích, khái quát hóa

Ngày đăng: 02/12/2021, 06:39

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

+ Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong dạy và học theo SGK lịch sử lớp 6 (của Vụ Trung học phổ thông - 1992) - Chu de cac quoc gia co dai
ng dẫn sử dụng kênh hình trong dạy và học theo SGK lịch sử lớp 6 (của Vụ Trung học phổ thông - 1992) (Trang 3)
- Tiết 2: Quan sát lược đồ, hãy trình bày tên các quốc gia và vị trí; điều kiện hình thành của các quốc gia cổ đại trên thế giới?thành của các quốc gia cổ đại trên thế giới? - Chu de cac quoc gia co dai
i ết 2: Quan sát lược đồ, hãy trình bày tên các quốc gia và vị trí; điều kiện hình thành của các quốc gia cổ đại trên thế giới?thành của các quốc gia cổ đại trên thế giới? (Trang 4)
- Tiết 2: Quan sát lược đồ, hãy trình bày tên các quốc gia và vị trí; điều kiện hình thành của các quốc gia cổ đại trên thế giới?thành của các quốc gia cổ đại trên thế giới? - Chu de cac quoc gia co dai
i ết 2: Quan sát lược đồ, hãy trình bày tên các quốc gia và vị trí; điều kiện hình thành của các quốc gia cổ đại trên thế giới?thành của các quốc gia cổ đại trên thế giới? (Trang 4)
(GV có thể vẽ sơ đồ lên bảng và phân tích) - Chu de cac quoc gia co dai
c ó thể vẽ sơ đồ lên bảng và phân tích) (Trang 10)
- Mục tiêu:Tìm hiểu nhà nước quân chủ chuyên chế cổ đại; nhà nước chiếm hữu nô lệ. - Chu de cac quoc gia co dai
u ̣c tiêu:Tìm hiểu nhà nước quân chủ chuyên chế cổ đại; nhà nước chiếm hữu nô lệ (Trang 13)
- GV cho HS quan sát hình 12, 13, 14, 15,16, 17 trong  SGK, sau đó GV có thể giới thiệu thêm về những công trình kiến trúc trên. - Chu de cac quoc gia co dai
cho HS quan sát hình 12, 13, 14, 15,16, 17 trong SGK, sau đó GV có thể giới thiệu thêm về những công trình kiến trúc trên (Trang 18)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w