Lý do chọn đề tài Dịch vụ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân Thông qua việc tạo ra giá trị đóng góp cho nền kinh tế của quốc gia. Nhận ra tầm quan trọng của dịch vụ, các nhà nghiên cứu hàn lâm trên thế giới đã tập trung vào nghiên cứu lãnh vực này từ đầu thập niên 1980 (vd, Gronroos 1984). Dịch vụ là một quá trình gồm các hoạt động hậu đài và các hoạt động phía trước nơi mà khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ tương tác với nhau. Mục đích của việc tương tác này là nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng theo cách khách hàng mong đợi cũng như tạo ra giá trị cho khách hàng. Dịch vụ là một quá trình có mức độ vô hình cao. Việc tạo ra hay hình thành một dịch vụ thường xảy ra trong quá trình tương tác giữa khách hàng với tổ chức, thậm chí có những dịch vụ sẽ không xảy ra nếu không có sự hiện diện của khách hàng. Dịch vụ công là dịch vụ mà chủ thể cung ứng là nhà nước hay các tổ chức phi chính phủ hay tư nhân thực hiện. Cần thiết phải có sự phân loại đúng đắn các hình thức dịch vụ công để hình thành cơ chế quản lý phù hợp. Thí dụ, đối với các loại hình dịch vụ công quan trọng nhất, thiết yếu nhất như y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo…, nhà nước có trách nhiệm dành cho chúng những nguồn lực ưu tiên. Từ góc độ kinh tế học, dịch vụ công là các hoạt động cung ứng cho xã hội một loại hàng hóa công cộng. Loại hàng hóa này mang lợi ích không chỉ cho những người mua nó, mà cho cả những người không phải trả tiền cho hàng hóa này. Ví dụ giáo dục đào tạo không chỉ đáp ứng nhu cầu của người đi học mà còn góp phần nâng cao mặt bằng dân trí và văn hóa xã hội. Đó là nguyên nhân khiến cho chính phủ có vai trò và trách nhiệm quan trọng trong việc sản xuất hoặc bảo đảm cung ứng các loại hàng hóa công cộng. Trợ giúp pháp lý là một hoạt động phúc lợi xã hội nhằm giúp đỡ cho người nghèo, người yếu thế trong việc tiếp cận với pháp luật. Sự hình thành hoạt động trợ giúp pháp lý xuất hiện từ rất lâu; có tài liệu cho rằng trợ giúp pháp lý xuất hiện từ thời La Mã cổ đại, bắt đầu từ những người “viết đơn hộ” cho giới 2 bình dân, người cùng khổ trong xã hội. Đặc biệt khi Nhà nước Tư sản ra đời, trợ giúp pháp lý đã từng bước phát triển và dần dần được coi là chức năng xã hội của Nhà nước pháp quyền tư sản. Ngay từ thế kỷ 15, pháp luật Anh quốc đã quy định “cần dành cho người nghèo khổ sự giúp đỡ để họ được hưởng quyền lợi mà pháp luật ban cho”. Hoặc tại Na Uy, từ giữa thế kỷ 17, nhà vua đã ban hành sắc lệnh cho phép người nghèo nộp đơn xin Luật sư trợ giúp pháp lý miễn phí tại Tòa án để tránh sự bất công đối với người nghèo và sự bất bình của công chúng. Sau đại chiến thế giới lần thứ hai, hệ thống trợ giúp pháp lý tương đối đầy đủ và chính thức được thành lập, phát triển như Anh quốc (1949), Hà Lan (1970), Thụy Sĩ (1972), Đức (1981), Hàn Quốc (1972), Trung Quốc (1996)… và ở khu vực Đông Nam Á, trong 20 năm gần đây, trợ giúp pháp lý đã hình thành và ngày càng phát triển, mặt khác, trợ giúp pháp lý cũng đã được quy định nhiều trong Công ước quốc tế. Về đối tượng được trợ giúp pháp lý: Nhìn chung, pháp luật của mỗi nước đều có những quy định khác nhau về đối tượng được trợ giúp pháp lý (do có sự khác biệt về tình hình kinh tế - xã hội, về chế độ chính trị). Tuy nhiên, hầu hết các nước đều quy định một số tiêu chuẩn, tiêu chí chung để xác định người được trợ giúp pháp lý (miễn phí) đó là người nghèo, người không đủ khả năng tài chính để chi trả cho các dịch vụ pháp lý (mỗi nước đều quy định một mức thu nhập nhất định để làm tiêu chí xác định một người thuộc diện nghèo hay không; mức quy định này có thể khác nhau giữa các vùng, miền trong một nước), đối tượng thứ hai được trợ giúp pháp lý là những người có nhược điểm về thể chất và tâm thần, người tàn tật, người chưa thành niên, người già, nạn nhân của bạo lực gia đình, thậm chí kể cả những người đòi bồi thường trong các vụ án hình sự... Thứ ba đó là những người bị tạm giữ, tạm giam, người bị truy tố theo mức hình phạt chung thân hoặc tử hình... và thứ tư là những người khác thuộc diện được ưu tiên như người tị nạn, công nhân người nước ngoài làm thuê, người dân tộc thiểu số… Như vậy, dù theo bất kỳ mô hình nào thì bản chất đặc trưng của trợ giúp pháp lý vừa mang tính chính trị - pháp lý, vừa mang tính từ thiện “giúp đỡ pháp lý cho những người không có khả năng chi phí khi tiếp cận công lý