Giáo viên + Trình độ tin học của giáo viên trong tổ chưa đồng đều nên một số giáo viên soạn bài giảng chất lượng không cao, khả năng ứng dụng thấp.. + Thời gian để soạn hoàn chỉnh một bà[r]
Trang 1CHUYÊN ĐỀ
SỬ DỤNG PHẦN MỀM ADOBE PRESENTER THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ
E-LEARNING PHỤC VỤ CHO CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
-*** -I LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ
Hiện nay công nghệ thông tin là một nhu cầu không thể thiếu trong mọi lĩnh vực của đời sống con người, đặc biệt là trong ngành giáo dục Bài giảng E-learning đang được giáo viên vận dụng rộng rãi trong soạn giảng bởi vì bài giảng mang đến sự tiện lợi và hữu dụng cho giáo viên và học sinh Giúp các em có nhiều cơ hội tiếp cận với kiến thức, tự học, tự làm bài tập qua câu hỏi tương tác, tự nghiên cứu và rút ra được kiến thức của bài học
Adobe Presenter là phần mềm đáp ứng được yêu cầu cơ bản của việc thiết kế một bài giảng điện tử Là phần mềm tích hợp trong Powerpoint, hỗ trợ thu, chèn, đồng bộ, hiệu chỉnh âm thanh, hỗ trợ chèn file flash, hỗ trợ soạn thảo bộ câu hỏi tương tác giúp người sử dụng tạo ra được một sản phẩm có tính tương tác cao Người học có thể tự mình làm bài tập,
tự nghiên cứu, suy ngẫm, tự đánh giá kết quả tiếp thu cũng như khả năng chiếm lĩnh kiến thức qua bài học Giúp người học hứng thú hơn, tích cực hơn trong học tập, tạo động lực cho người học trong việc tìm hiểu bài góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Chính vì vậy tôi chọn chuyên đề “Sử dụng phần mềm adobe presenter để thiết kế bài giảng điện tử e-learning phục vụ cho các hoạt động dạy học” để cùng trao đổi, chia sẽ với các thầy cô trong tổ Hóa - Sinh - TD
II NỘI DUNG
- Giáo viên sử dụng phần mềm adobe presnter 11 để nhúng vào phần mềm Microsoft
PowerPoint 2016 để thiết kế bài giảng để xuất bản thành gói sản phẩm Sau đó giáo viên hay người học có thể dùng máy tính thông qua các trình duyệt web để chạy bài giảng hoặc giáo viên có thể upload bài giảng lên một số trang website (violet.vn, ) có hỗ chạy bài giảng
để học sinh dùng máy tính, điện thoại hay máy tính bảng để học
- Các trong bài giảng đều có sử dụng Audio để giảng bài và hướng dẫn giúp người học
sử dụng đa kênh trong học tập (nghe, xem, thực hành…)
Trang 2- Người soạn có thể chèn video giới thiệu, lời giảng của giáo viên vào giảng bài, các nội dung giới thiệu, chuyển ý, củng cố, để tương tác với học sinh
- Phần mềm co nhiều dạng bài tập như: bài tập trắc nghiệm một đáp án đúng, nhiều đáp
án đúng, đúng-sai, ghép cột, giúp giáo viên tạo ra các câu hỏi tương tác giúp người học ứng thú hơn
- Thông qua bài giảng học sinh có thể học ở bất cứ nơi nào có internet để học online hoặc chép bài giảng vào máy tính để học offline
- Bài giảng không giới hạn số lần thời gian học nên học sinh có thể chủ động để học mỗi khi rảnh rỗi, và nếu chưa hiểu bài có thể học lại nhiều lần
- Công nghệ: Đóng gói theo chuẩn HTML5 của thể lệ quy định Sản phẩm thân thiện khi
sử dụng trong môi trường học tập online hoặc offline rất phù hợp trong tình hình học tập hiện nay của Việt Nam
1 Thuận lợi
a Giáo viên
+ Trình độ tin học của các giáo viên trong tổ tương đối tốt
+ Trong tổ toàn là những giáo viên trẻ, tinh thần tự học cao
+ Đa phần giáo viên có máy tính cá nhân
+ Các giáo viên trong tổ thường xuyên trao đổi giúp đỡ lần nhau
b Học sinh
+ Phần lớn học sinh trong toàn trường được học tin học từ cấp tiểu học
+ Khả năng tiếp cận với công nghệ thông tin của các em khá tốt
+ Các em được thực hành tin học thường xuyên trong phòng máy tin học
2 Khó khăn
a Giáo viên
+ Trình độ tin học của giáo viên trong tổ chưa đồng đều nên một số giáo viên soạn bài giảng chất lượng không cao, khả năng ứng dụng thấp
+ Thời gian để soạn hoàn chỉnh một bài giảng khá lâu nên mất nhiều thời gian của người soạn nên bài giảng không được ứng dụng thường xuyên
+ Giáo viên soạn bài thường hay gặp các lỗi phần mềm trên máy tính
b Học sinh
Trang 3+ Một số ít học sinh kỹ năng tin học còn hạn chế nên gặp khó khăn trong lúc học bài giảng
+ Nhiều học sinh ở gia đình không có máy tính, không có mạng internet
+ Số lượng học sinh nhiều so với máy tính của phòng nên phải em ngồi học một máy nên gây khó khăn cho việc học của các em
III GIẢI PHÁP
1 Về phía nhà trường
- Đầu tư thêm máy tính xách tay cho giáo viên soạn bài, và sửa chữa mua sắp thêm máy tính cho phòng tin học
- Tổ chức tuận huấn lại để giáo viên tiếp thu các ứng dụng mới của phần mềm
2 Giáo viên
- Tự học hỏi, tìm hiểu để nâng cao trình đội tin học của mình.
- Nên tăng cường trao đổi chia sẽ kinh nghiệm cho nhau để tất cả cùng tiến bộ
- Soạn giảng thường xuyên để thành thạo hơn
- Giáo viên dạy cùng môn có thể cùng thiết kế một bài giảng để học sinh cả khố cùng học
- Soạn bài giảng sao cho đóng gói sản phẩm được theo chuẩn HTML5 để học sinh nếu không có máy tính có thể học trên điện thoại, máy tính bảng,
3 Học sinh
- Những học sinh nào có đề kiện có thể trang bị máy tính gia đình để học
- Các em ở nhà gần có thể cùng ngồi học chung để hỗ trợ lẫn nhau
- Thực hành tích cực trong các tiết học thực hành trong nhà trường để rèn kỹ năng sử dụng máy tính
* Tiết dạy minh họa: 2 tiết môn tin học 6
- Bài 9: Vì sao cần có hệ điều hành?
+ Giáo viên soạn bài giảng e-learning hoàng chỉnh
+ Học sinh lớp tự học với sự điều khiển của một bạn trong lớp
+ Học sinh học trong phòng tin học: 1 đến 2 học sinh ngồi học 1 máy
Trang 4- Bài 10: Hệ điều hành làm những việc gì? (tiết 1)
+ Giáo viên soạn bài giảng trình chiếu bình thường, ứng dụng phần mềm adobe presenter 11 để tạo bộ câu hỏi tương tác đánh giá học sinh sau tiết học
+ Hoạt động Dạy – Học được tổ chức trong phòng trình chiếu
IV ĐỀ XUẤT:
Để hỗ trợ cho giáo viên và học sinh trong việc học tập và giảng dạy ứng dụng công nghệ thông tin tỗi kiến nghị nhà trường trang bị thêm một máy chiếu và một mành hình trình chiếu 60 inch
V KẾT LUẬN
Trên đây là nội dung chuyên của tôi Trong bài giảng tôi đã khai thác các nội dung, phương pháp học như: giảng giải, trực quan, phân tích, thực hành, …
Qua chuyên đề này giáo giáo viên chia sẽ soạn ra các tiết dạy giúp cho học sinh hứng thú học tập Các em nắm được bài một cách dễ dàng, các em có thể học bất cứ lúc nào Hình thức học này mang tính chất mở, thoải mái thông qua video, thí nghiệm do học sinh tự làm,
… cũng như các câu hỏi tương tác được đánh giá bằng điểm số, gợi ý giúp học sinh tư duy, nắm được kiến thức và ghi nhớ bài tốt hơn Các em có thể tự tìm tòi và khai thác kiến thức, giúp các em nhanh chóng thuộc bài và dễ dàng đạt được mục tiêu của bài học
Để chuyên đề của tôi được tốt hơn nữa tôi rất mong được sự góp ý, đánh giá về chuyên môn và công nghệ để tôi có thể xây dựng các bài giảng điện tử hay hơn, hiệu quả hơn nữa
Xin chân thành cảm ơn!
Chánh An, ngày 27 tháng 10 năm 2017
Giáo viên
Dương Văn Tuấn