a Chăm học, chăm làm: đi học đều, đúng giờ; thường xuyên trao đổi nội dung học tập, hoạt động giáo dục với bạn, thầy giáo, cô giáo và người khác; chăm làm việc nhà giúp đỡ cha mẹ; tích c[r]
Trang 1TRƯỜNG TH THUẬN PHÚ 2 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TỔ CHUYÊN MÔN KHỐI 5 Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
Thuận Phú, ngày 5 tháng 1 năm 2018
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC KÌ II
Năm học :2017 – 2018
Căn cứ kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của tổ khối 5.
Căn cứ vào tình hình thực tế của khối, trên cơ sở những kết quả đạt được, những tồn tại thiếu sót trong học kì I, năm học 2017 - 2018
Tổ chuyên môn khối 5, trường Tiểu học Thuận Phú 2 xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ học kỳ II năm học 2017 - 2018 như sau:
A NHIỆM VỤ CHUNG
1/ Giáo viên :
- Ổn định nề nếp học tập sau kiểm tra HKI
- Duy trì nề nếp học tập, TD giữa giờ cho HS
- Thực hiện chương trình tuần 19 đến tuần 35
- Soạn giáo án hết tuần 35
- Tổ chức kiểm tra định kì cuối học năm học
- Hoàn thành các loại hồ sơ cho HS
- Học bồi dưỡng thường xuyên
- Thao giảng, dự giờ trao đổi kinh nghiệm trong tổ.Tổng số 3 tiết thao giảng / 1 GV
- Tham gia các phong trào chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8/3
- Tiếp tục bồi dưỡng và hỗ trợ học sinh
- Cùng với học sinh LĐVS trường lớp theo lịch phân công
- Vừa dạy vừa lồng ghép các chủ đề trong tháng
- Viết và nộp sáng kiến lên cấp trên
- Sinh hoạt khối, sinh chuyên môn
- Tham dự Hội khỏe Phù Đổng cấp huyện
- Nghỉ tết Nguyên đán 02 tuần từ ngày 12/2/2018 đến hết ngày 23/2/2018
- Chấm và chữa bài thực hiện theo thông tư 30 và 22
- Giao lưu tiếng việt cho HS dân tộc cấp trường, huyện, tỉnh
- Thi giáo viên giỏi cấp huyện, cấp tỉnh
- Ôn tập và KT cuối học kì II
- Vào sổ liên lạc, học bạ cuối năm
- Dạy bù, hoàn thành hồ sơ sổ sách từ ngày 22/5/2018 đến ngày 24/5/2018
- Ngày kết thúc năm học 24/5/2018
- Xét công nhận hoàn thành chương trình lớp học xong trước ngày 24/5/2018
- Dự lễ tổng kết năm học
- Góp phần xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia
- Đánh giá xếp loại học sinh và cán bộ giáo viên cuối năm học
2/ Học sinh:
Trang 2- Đi học chuyên cần, tham gia và TD giữa giờ đầy đủ, đều đặn, nghiêm túc
- Tích cực tham gia LĐVS trường theo lịch phân công
- Nghiêm túc trong kiểm tra định kì cuối năm học
- Chăm chú nghe giảng, học tập tốt các môn học Nghiêm túc trong các kì thi
- Giao lưu HSDT cấp trường, huyện, tỉnh
- Tham gia tốt các phong trào do Đội phát động
B NHIỆM VỤ CỤ THỂ :
I Kết quả học kỳ I:
1 Học sinh:
- Tổng số học sinh: 25 Nữ: 15; Dân tộc: 3 Nữ: 2
- Tổng số học sinh bỏ học trong học kỳ I : Không
1.1 Các môn học và hoạt động giáo dục:
TIẾNGVIỆT
TOÁN
KHOA HỌC
LỊCH SỬ &
ĐỊA LÍ
ĐẠO ĐỨC
MĨ THUẬT
KỸ THUẬT
Trang 352 6 0 6 100,0
1.2 Đánh giá sự hình thành và phát triển năng lực của học sinh.
Tự phục
vụ, tự
quản
Hợp tác
Tự học
và giải
quyết
vấn đề
1.3 Đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất của học sinh
Chăm
học,
chăm
làm
Tự tin,
trách
nhiệm
Trung
thực,
kỷ luật
Đoàn
kết, yêu
thương
1.4* Kết quả vở sạch -chữ đẹp
Vở chưa sạch
-đẹp
Chữ viết chưa đúng
Chữ viết đúng
Chữ viết đúng - đẹp
Trang 4SL % SL % SL % SL % SL % SL %
4
6 31,6
3
2 33.4
+ Duy trì sĩ số: 100%
2 Giáo viên:
- Giáo viên dạy giỏi cấp trường: 2 giáo viên
II Kế hoạch hoạt động chuyên môn học kỳ II, năm học 2017 – 2018.
1 Công tác tư tưởng chính trị:
- Thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh
việc học tập và làm theo tư tưởng, phong cách Hồ Chí Minh; củng cố kết quả
cuộc vận động chống tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”,
thực hiện cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương tự học và sáng tạo”.
- Tiếp tục thực hiện chỉ thị 40/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ GD&ĐT
về việc “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
a Chỉ tiêu :
- Tổng số GV tham gia thực hiện: 3/3 ; Tỉ lệ 100%
b Biện pháp :
- Mỗi GV tự xây dựng kế hoạch và cụ thể hóa nội dung cuộc vận động
bằng việc làm thiết thực, chất lượng
- Thực hiện tốt các quy định về đạo đức nhà giáo, coi trọng việc rèn luyện
phẩm chất, lối sống, lương tâm nghề nghiệp, ngăn ngừa và đấu tranh kiên quyết
các biểu hiện vi phạm pháp luật và đạo đức nhà giáo
2 Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện học sinh:
Chủ động thực hiện đánh giá học sinh theo đúng Thông tư số
30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/08/2014 của Bộ GD&ĐT và Thông tư số
22/2016/TT-BGDĐT về việc sửa đồi bổ sung một số điều về quy định đánh gia học sinh Tiểu
học
2.1 Đánh giá sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học
sinh:
2 1.1 Đánh giá sự hình thành và phát triển năng lực của học sinh:
a) Tự phục vụ, tự quản: thực hiện được một số việc phục vụ cho sinh
hoạt của bản thân như vệ sinh thân thể, ăn, mặc; một số việc phục vụ cho học
tập như chuẩn bị đồ dùng học tập ở lớp, ở nhà; các việc theo yêu cầu của giáo
viên, làm việc cá nhân, làm việc theo sự phân công của nhóm, lớp; bố trí thời
gian học tập, sinh hoạt ở nhà; chấp hành nội quy lớp học; cố gắng tự hoàn thành
công việc;
b) Giao tiếp, hợp tác: mạnh dạn khi giao tiếp; trình bày rõ ràng, ngắn
gọn; nói đúng nội dung cần trao đổi; ngôn ngữ phù hợp với hoàn cảnh và đối
tượng; ứng xử thân thiện, chia sẻ với mọi người; lắng nghe người khác, biết
tranh thủ sự đồng thuận;
Trang 5c) Tự học và giải quyết vấn đề: khả năng tự thực hiện nhiệm vụ học cá
nhân trên lớp, làm việc trong nhóm, lớp; khả năng tự học có sự giúp đỡ hoặc không cần giúp đỡ; tự thực hiện đúng nhiệm vụ học tập; chia sẻ kết quả học tập với bạn, với cả nhóm; tự đánh giá kết quả học tập và báo cáo kết quả trong nhóm hoặc với giáo viên; tìm kiếm sự trợ giúp kịp thời của bạn, giáo viên hoặc người khác; vận dụng những điều đã học để giải quyết nhiệm vụ trong học tập, trong cuộc sống; phát hiện những tình huống mới liên quan tới bài học hoặc trong cuộc sống và tìm cách giải quyết
2.1.2 Đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất của học sinh.
a) Chăm học, chăm làm: đi học đều, đúng giờ; thường xuyên trao đổi nội
dung học tập, hoạt động giáo dục với bạn, thầy giáo, cô giáo và người khác; chăm làm việc nhà giúp đỡ cha mẹ; tích cực tham gia các hoạt động, phong trào học tập, lao động và hoạt động nghệ thuật, thể thao ở trường và ở địa phương; tích cực tham gia và vận động các bạn cùng tham gia giữ gìn vệ sinh, làm đẹp trường lớp, nơi ở và nơi công cộng;
b) Tự tin, trách nhiệm: mạnh dạn khi thực hiện nhiệm vụ học tập, trình
bày ý kiến cá nhân; nhận làm việc vừa sức mình; tự chịu trách nhiệm về các việc làm, không đổ lỗi cho người khác khi mình làm chưa đúng; sẵn sàng nhận lỗi khi làm sai;
c) Trung thực, kỉ luật: nói thật, nói đúng về sự việc; không nói dối,
không nói sai về người khác; tôn trọng lời hứa, giữ lời hứa; thực hiện nghiêm túc quy định về học tập; không lấy những gì không phải của mình; biết bảo vệ của công; giúp đỡ, tôn trọng mọi người; quý trọng người lao động; nhường nhịn bạn;
d) Đoàn kết, yêu thương :yêu trường, lớp, quê hương, đất nước: quan
tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh em; kính trọng người lớn, biết ơn thầy giáo,
cô giáo; yêu thương, giúp đỡ bạn; tích cực tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xây dựng trường, lớp; bảo vệ của công, giữ gìn và bảo vệ môi trường; tự hào về người thân trong gia đình, thầy giáo, cô giáo, nhà trường và quê hương; thích tìm hiểu về các địa danh, nhân vật nổi tiếng ở địa phương
a Chỉ tiêu:
- 25/25 học sinh trong khối được đánh giá từ đạt trở lên về năng lực và phẩm
chất Tỉ lệ 100%
b Biện pháp:
- Phối kết hợp chặt chẽ giữa 3 môi trường giáo dục: Gia đình – Nhà trường – Xã hội Kết hợp tốt các hoạt động của nhà trường, của Đội, công tác chủ nhiệm cùng các tổ chức hoạt động xã hội, các phong trào thi đua đảm bảo chất lượng giáo dục và hiệu quả giáo dục Quản lí học sinh trong các hoạt động giáo dục của nhà trường
- Mỗi giáo viên học tập và rèn luyện thành tấm gương sáng cho các em noi theo
- Giáo dục các em qua các bài đạo đức chính khoá, ngoài ra vận động các
em xây dựng kế hoạch nhỏ, giúp đỡ người già, bà mẹ Việt Nam anh hùng Giúp bạn vượt khó Tập cho các em những bài hát ca ngợi Đảng, Bác, mẹ, thầy cô, bạn bè
Trang 6- Giáo dục cho học sinh biết giữ gìn thân thể áo quần sạch sẽ ăn chín, uống sôi, siêng năng tập thể dục, vệ sinh công cộng, tham gia tập thể dục đầu giờ, giữa giờ đều đặn, ra vào lớp phải xếp hàng Chấp hành tốt luật lệ giao thông
- Giáo dục HS hiểu về truyền thống Đội Xử lý kịp thời những học sinh
vi phạm đạo đức Phối kết hợp với gia đình học sinh kém cặp giáo dục những học sinh chưa ngoan, chưa tiến bộ
-Tạo điều kiện để các em tham gia các hoạt động trải nghiệm sáng tạo có
cơ hội bộc lộ hết năng lực của bản thân
- Tận tình hướng dẫn giúp các em có thể làm được những việc phù hợp với khả năng của mình
- Động viên khuyến khích tạo không khí và tinh thần thoải mái để các em hòa nhập với tập thể Tổ chức các hoạt động nhóm, đôi bạn cùng tiến, trò chơi học tập làm các em thích thú tham gia, thi đua học tập
- Hướng dẫn gợi mở để các em có hứng thú tìm tòi, tinh thần nghiên cứu khoa học khuyến khích các em tham gia các cuộc thi sáng tạo do các cấp và đoàn thể tổ chức
- Thiết kế các hình thức học tập đa dạng, đưa các tình huông thực tế vào tiết học để các em tiếp cận, từ đó có được các hành vi đúng đắn
2.2 Đánh giá chất lượng các môn học và hoạt động giáo dục :
-Toàn bộ kiến thức lớp 5 theo chuẩn kiến thức kĩ năng các môn học và hoạt động giáo dục
- Thực hiện tốt nhiệm vụ của người giáo viên, giảng dạy và giáo dục theo đúng chương trình giáo dục theo quyết định 16 của BGD & ĐT Dạy đúng kế hoạch giảng dạy và soạn bài, kiểm tra đánh giá đúng quy định Lên lớp đúng giờ, không tự ý bỏ giờ, bỏ buổi dạy Đảm bảo chất lượng và hiệu quả giảng dạy Quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục của nhà trường do nhà trường tổ chức Tham gia đầy đủ các hoạt động chuyên môn, rèn luyện đạo đức, học tập văn hóa và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng giảng dạy
a Chỉ tiêu đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục:
-100% học sinh trong khối được đánh giá theo đúng quy định của TT/30-BGDĐT.( Đã được chỉnh sửa, bổ sung)
-100% học sinh trong khối được đánh giá các môn học và hoạt động giáo dục đạt mức hoàn thành trở lên theo đúng quy định của TT/30-BGDĐT ( Đã được chỉnh sửa, bổ sung)
b Biện pháp:
- Thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng khuyến khích tinh thần
tự học và sáng tạo của HS, giảm yêu cầu HS phải học thuộc lòng, nhớ máy móc nhiều sự kiện, số liệu, câu văn, bài văn mẫu Xây dựng câu hỏi, bài tập kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng để giáo viên tham khảo, học sinh thực hành và vận dụng sáng tạo các nội dung đã học
- Nghiên cứu kỹ thông tư, cẩn trọng trong từng lời nhận xét đối với học sinh Hàng tháng họp tổ để tổng hợp, trao đổi về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình đánh giá học sinh Yêu cầu: Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng
Trang 7của chương trình, coi trọng sự tiến bộ của học sinh trong học tập và rèn luyện Đảm bảo tính phân hóa tới từng đối tượng, từng mặt hoạt động của học sinh, động viên, khuyến khích, nhẹ nhàng, không gây áp lực trong đánh giá
- Thường xuyên kiểm tra SGK, ĐDHT của HS Có hình thức xử lý phù hợp với từng HS không chuẩn bị tốt sách vở khi đến lớp
- Sử dụng phương pháp phá hợp, tích cực Thực hiện đúng chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học trong giảng dạy Tổ chức nhiều hình thức học tập phù hợp với từng môn, từng hoạt động nhằm nâng cao chất lượng dạy và học
2.3 Chú trọng công tác hỗ trợ học sinh chưa hoàn thành nhiệm vụ học tập và các hoạt động giáo dục:
a Chỉ tiêu:
- 100% học sinh chưa hoàn thành các nhiệm vụ học tập được theo dõi, giúp
đỡ và hỗ trợ kịp thời
b Biện pháp:
- Đưa ra nội dung bài tập phù hợp với kiến thức để học sinh có thể luyện tập kiến thức mới và ôn lại kiến thức đã học, có hệ thống câu hỏi từ dễ đến khó cho các đối tượng theo kiểu dạy phân hóa đối tượng học sinh, dạy cụ thể đến từng cá nhân học sinh
- Quan sát và theo dõi từng hoạt động của các em bằng nhiều hình thức tổ chức: thi đua cá nhân, thi đua theo nhóm, theo tổ, đố vui, giải trí kết hợp kiểm tra thường xuyên việc học của các em mỗi ngày nhằm rèn thói quen học bài và làm bài, kích thích hoạt động trí tuệ cho các em
- Giáo viên phải nắm vững và phối hợp nhịp nhàng các phương pháp dạy học, thay đổi bằng hình thức trò chơi, sử dụng phong phú đồ dùng học tập…để giúp các em hứng thú, chủ động, tự giác giải quyết các bài tập thầy cô giao Ngoài ra, giáo viên vận động các bạn trong tổ nhắc nhở mỗi khi thấy bạn có biểu hiện chưa tích cực
- Thực hiện dạy các kiến thức tăng cường toán, tiếng Việt theo nhóm trình
độ học sinh
- Tổ chức cho học sinh học theo nhóm, phân công học sinh hoàn thành tốt kèm cặp giúp đỡ học sinh chưa hoàn thành về cả năng lực, phẩm chất, các môn học và hoạt động giáo dục để các em vươn lên trong học tập
- Tổ chức các phong trào thi đua trong học tập như: đôi bạn cùng tiến, nhóm
tổ tiên tiến, vững mạnh, …
- Phối hợp chặt chẽ với giáo viên chuyên để có biện pháp hỗ trợ phù hợp
2.4 Tiếp tục duy trì và phát huy hiệu quả công tác bồi dưỡng học sinh:
2.4.1 Bồi dưỡng học sinh hoàn thành tốt các môn học và hoạt động giáo dục:
- Dạy bồi dưỡng học sinh năng khiếu kết hợp trong chương trình chính
khoá (theo phân phối chương trình của Bộ GD & ĐT)
- Khuyến khích học sinh hoàn thành tất cả các bài tập trong giờ học, đặc biệt gợi mở, khắc sâu những bài tập có tính nâng cao
- Tích cực đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức để học sinh có cơ hội thể hiện bản thân
Trang 8- Kịp thời tuyên dương học sinh hoàn thành tốt để động viên các em nỗ lực hơn trong học tập
- Thông qua các tiết tăng cường, tổ chức cho học sinh hoạt động góc để giúp các em đọc lập suy nghĩ, tự sáng tạo
- Chú trọng việc giúp đỡ, bồi dưỡng HS có năng khiếu
- Động viên, tuyên dương kịp thời những gương học tốt sau mỗi tiết dạy
và SH cuối tuần
2.4.2 Bồi dưỡng học sinh năng khiếu tham gia các hội thi:
2.4.2.1 Đại hội Thể dục thể thao cấp huyện:
a Chỉ tiêu:
- 100% HS tập luyện nghiêm túc, nhiệt tình
b Biện pháp:
- GV phát hiện kịp thời tập luyện cho những học sinh có năng khiếu về
thể dục thể thao.( Cờ vua)
- Kết hợp với TPT đội, GV thể dục bồi dưỡng cho các em tham gia Hội
khỏe Phù Đổng các cấp
2.4.2.2 Cuộc thi Mô hình sáng tạo:
a Chỉ tiêu:
- Cấp trường: 2 sản phẩm
- Cấp huyện: 1 sản phẩm
b Biện pháp:
- Phát triển các kĩ năng sáng tạo và góp phần nâng cao chất lượng dạy và học cho học sinh trong nhà trường
- Phát hiện và bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, khéo tay để tạo ra sản phẩm có chất lượng tham gia dự thi mô hình sáng tạo cấp trường, cấp Huyện
2.4.2.3 Giao lưu tiếng Việt cấp trường, cấp huyện:
a Chỉ tiêu:
- Cấp trường: 03 học sinh
- Cấp huyện: 01 học sinh
b Biện pháp:
- Phát triển các kĩ năng nói, kể, đòi hỏi sự sáng tạo ở phân môn kể chuyện
và diễn đạt của học sinh Góp phần nâng cao kĩ năng sử dụng Tiếng Việt, tình yêu Tiếng Việt Từ đó nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Việt cho học sinh thông qua các bài tập và truyện kể trong SGK
- Phát hiện và bồi dưỡng học sinh có thành tích xuất sắc tham gia giao lưu
kể chuyện ở các cấp.( cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh.)
3 Dạy học cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
a Số lượng:
- Toàn khối có 3 học sinh dân tộc, 1 học sinh nghèo, 5 em có hoàn cảnh
khó khăn, 15 học sinh gái
b Chỉ tiêu:
- 100% học sinh dân tộc tham gia giao lưu Tiếng Việt cấp trường
- 100% học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn được quan tâm, không nghỉ học, bỏ học
Trang 9- 100% học sinh gái được theo dõi, giúp đỡ.
c Biện pháp:
* Đối với học sinh dân tộc:
năng sống, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hòa nhập, kỹ năng đọc, viết, tính toán, kỹ năng vận dụng Vì đây là kỹ năng cơ bản để sống, để nhận thức và phát triển
- GV trong giảng dạy phải tập trung để HSDT nghe, hiểu tiếng Việt, kết hợp với nghe hiểu để học đọc, học viết Ưu tiên nhiều thời gian để HS nghe, hiểu, đọc, viết Dạy chậm và chắc để các em có thể hiểu bài ngay tại lớp
- Tăng cường luyện tập trên lớp với các bài tập vừa sức, cơ bản nhất, tránh những bài khó Trong quá trình dạy cần tổ chức nhiều hoạt động: Thảo luận nhóm, chơi trò chơi tập thể,… để các em được giao tiếp với bạn Trong tất
cả các tiết dạy, nhất là tiết tiếng Việt có kế hoạch, để các em được nói, được quan tâm nhiều hơn Qua đó các em được thực hành thường xuyên về việc sử dụng ngôn ngữ
- Tổ chức tốt các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp như: Tổ chức hội thi giao lưu tiếng Việt cho HSDT,hội thi tiếng hát dân ca, các trò chơi dân gian thu hút các em tham gia vào hoạt động tập thể
* Đối với học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn:
- Thường xuyên động viên, giúp đỡ học sinh khắc phục khó khăn
- Vận động học sinh trong lớp ủng hộ, tham gia các phong trào như: Xe đạp cùng bạn đến trường, giúp bạn nghèo ăn tết…
- Phối hợp với các tổ chức trong trường để giúp đỡ các em
* Đối với trẻ em gái:
- Thông qua các môn học GV lồng ghép giáo dục đạo đức, tinh thần đoàn kết, ý thức chấp hành kỷ luật, giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc cho các
em, hỗ trợ, bồi dưỡng, giúp đỡ học sinh gái
- Giáo dục cho học sinh biết giữ gìn thân thể áo quần sạch sẽ ăn chín, uống sôi, siêng năng tập thể dục, vệ sinh công cộng, tham gia tập thể dục đầu giờ, giữa giờ đều đặn, ra vào lớp phải xếp hàng Chấp hành tốt luật lệ giao thông
4 Công tác giảng dạy, giáo dục
4.1 Công tác giảng dạy của giáo viên:
4.1.1 Dạy học đảm bảo theo Chuẩn kiến thức kĩ năng:
a Chỉ tiêu:
- Duy trì sĩ số 100%.
- 100% học sinh đi học chuyên cần
- 100% học sinh trong khối được đánh giá theo đúng quy định của TT/30 và TT 22-BGDĐT
b Biện pháp:
- Tổ chức cho giáo viên nghiên cứu, nắm vững tài liệu hướng dẫn dạy học
theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình tiểu học
- Dạy tích hợp bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm năng lượng, giáo dục đạo đức, kĩ năng sống, GD biển đảo,…thông qua các môn học
- Dạy học tăng cường Tiếng Việt cho HSDT thiểu số
Trang 10- Chỉ đạo cho giáo viên có kế hoạch phụ đạo học sinh chưa đạt chuẩn KTKN ngay từ đầu năm học
- Thực hiện các quy định về giáo dục hoà nhập trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
- Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong năm học, khuyến khích giáo viên thao giảng ở khối, trường và dạy trên lớp bằng giáo án trình chiếu, sưu tầm, tuyển chọn các tư liệu dạy học điện tử
- Ứng dụng CNTT thông qua việc cập nhật đúng, kịp thời thông tin trong phần mềm Quản lí dữ liệu trường Tiểu học, sinh hoạt chuyên môn trong hệ thống trường học kết nối theo hướng dẫn của cấp trên
- Khai thác và trao đổi thông tin qua email nội bộ của trường
4.1.2 Dạy học đảm bảo tích hợp đủ nội dung cần thiết theo quy định:
a Chỉ tiêu:
- 100% học sinh trong khối được đánh giá các môn học và hoạt động
giáo dục đạt mức hoàn thành theo đúng quy định của TT/30 và TT 22-BGDĐT
b Biện pháp:
- Thường xuyên theo dõi, nắm sát từng học sinh, giữ mối liên lạc với gia đình để kịp thời nhắc nhở các em chăm học, chăm làm Động viên khích lệ các
em tham gia tích cực các phong trào
- Trao đổi với PHHS, các tổ chức, đoàn thể uốn nắn kịp thời những biểu hiện sai trái, lệch lạc của các em
- Tuyên dương kịp thời các em có hành vi tốt, phân tích phải trái để các
em nhận thức ra vấn đề nhưng cũng cương quyết phạt các em nếu có hành động sai trái
- Giáo dục cho học sinh biết giữ gìn thân thể áo quần sạch sẽ ăn chín, uống sôi, siêng năng tập thể dục, vệ sinh công cộng, tham gia tập thể dục đầu giờ, giữa giờ đều đặn, ra vào lớp phải xếp hàng Chấp hành tốt luật lệ giao thông
- Hàng ngày, hàng tuần, giáo viên quan sát các biểu hiện trong các hoạt động của học sinh để nhận xét sự hình thành và phát triển phẩm chất; từ đó động viên, khích lệ, giúp học sinh khắc phục khó khăn, phát huy ưu điểm và các phẩm chất riêng, điều chỉnh hoạt động, ứng xử kịp thời để tiến bộ
- Tạo điều kiện để các em tham gia các hoạt động có cơ hội bộc lộ hết năng lực của bản thân
- Tận tình hướng dẫn giúp các em có thể làm được những việc phù hợp với khả năng của mình
- Động viên khuyến khích tạo không khí và tinh thần thoải mái để các em hòa nhập với tập thể Tổ chức các hoạt động nhóm, đôi bạn cùng tiến, trò chơi học tập làm các em thích thú tham gia, thi đua học tập
4.1.3 Đổi mới phương pháp và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học
a Chỉ tiêu:
- 100% giáo viên tham gia đổi mới phương pháp dạy học và tăng cường
ứng dụng CNTT trong giảng dạy
b Biện pháp: