1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Rượu thuốc bổ từ các con vật

4 369 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 86 KB

Nội dung

Rượu thuốc ngâm hỗ trợ sức khỏe con người

Rîu thuèc-rîu bæ tõ c¸c con vËt Rượu thuốc được sử dụng rất lâu đời trong y học phương đông, nhất là dùng những con vật chế biến thành những loại rượu bổ thận tráng dương, chữa đau lưng, nhức mỏi, tăng cường sinh lực… vẫn được chú trọng, một số loại điển hình dưới đây: Rượu tắc kè Phương thuốc: Tắc Kè (1 đực, 1 cái) 50g, đảng sâm 80g, huyết giác 10g, trần bì 10g, tiểu hồi 10g, đường cát 40g, rượu nếp 400 2 lít. Cách bào chế: Dùng tươi: Chặt bỏ đầu từ 2 mắt trở lên, bỏ 4 bàn chân, lột da, mổ bụng, bỏ nội tạng, nướng thật vàng thơm, nhớ giữ còn đuôi. Dùng khô: Mổ bụng, bỏ hết phủ tạng, lau sạch bằng giấy bản tẩm rượu. Đem phơi hay sấy khô. Khi dùng nhúng vào nước sôi, cạo sạch lớp vảy ở lưng, chặt bỏ đầu từ dưới 2 mắt trở lên và 4 bàn chân. Tẩm rượu (hoặc mật ong) nướng cho vàng đều. Ngâm 2 con trong 1 lít rượu gạo 400, 100 ngày mới được dùng. Thành phần bài rượu tắc kè trên ngâm chung trong 30 ngày. Lọc bỏ cặn lắng, đậy kín, uống dần. Cách dùng: Mỗi lần uống 1 ly nhỏ (30ml). Ngày 3 lần trước bữa ăn. Công dụng: Bổ phế, bình suyễn, bổ thận tráng dương. Chủ trị: Thận dương suy kém, đau lưng mỏi gối, tiểu đêm, hen suyễn (thể hư hàn). Rượi bìm bịp Phương thuốc: Bìm bịp (1 đực, 1 cái) 100g, tắc kè (1 đực, 1 cái) 50g, rượu nếp 400 2 lít. Cách bào chế: Bìm bịp làm thịt, bỏ lông, ruột, chặt bỏ móng, đem ngâm rượu, ngâm 2 tháng. Cách dùng: Mỗi lần uống 1 ly nhỏ (30ml). Ngày 3 lần trước bữa ăn. Công dụng: Bổ thận tráng dương. Chủ trị: Chữa đau lưng, suy nhược tuổi già. Rượu hải mã Phương thuốc: Hải mã (sao vàng, giã nát) 50g, nhân sâm 20g, lộc nhung 20g, dâm dương hoắc 20g, ba kích 50g, long nhãn 30g, đỗ trọng 20g, ngưu tất 20g, câu kỷ tử 20g, phá cổ chỉ 10g, rượu gạo 400 5 lít. Cách bào chế: Mổ bỏ nội tạng, phơi hay sấy khô. Bảo quản nơi khô ráo, đậy kín, tránh sâu mọt. Khi dùng tẩm rượu sao giòn, tán nhỏ. Rượu hải mã ngâm trong 15 ngày. Cứ 5 ngày khuấy lắc một lần. Chiết lấy rượu thuốc, ép bã thuốc cho ra hết rượu. Để 2 ngày cho lắng cặn, lọc lấy rượu, đậy kín dùng dần. Cách dùng: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ (30ml), trước bữa ăn. Công dụng: Bổ Thận tráng dương (mạnh sinh lý, kích thích sự giao hợp, kéo dài thời gian giao hợp). Điều khí hoạt huyết. Chủ trị: Liệt dương, di tinh, thần kinh yếu, hư suyễn. Phụ nữ hiếm muộn, khi sinh mệt yếu, thai ra khó. Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai. - Âm hư hỏa vượng (nóng sốt, bứt rứt, váng đầu, hoa mắt ). Rượu rắn (tam xà tửu) Phương thuốc: Rắn hổ mang (1 con) 200g, hà thủ ô đỏ 80g, rắn ráo (1 con) 200g, cẩu tích 80g, rắn cạp nong (1con) 200g, kê huyết đằng 120g, ngũ gia bì 80g, thiên niên kiện 80g, tiểu hồi 30g, trần bì 30g, đường cát trắng 600g, rượu gạo 400 5 lít, cồn thực phẩm 600 5 lít. Cách bào chế: Rắn được lột da, chặt đầu, bỏ ruột và lấy riêng mật. Chặt rắn thành từng khúc rồi tẩm gừng, tẩm rượu ngâm ngay hoặc sấy khô. Ngâm trong 100 ngày với 5 lít cồn 600 cùng với vỏ quít, tiểu hồi tán thành bột, 10 ngày khuấy một lần. Sau 100 ngày gạn, ép, lọc. Hoặc người ta chỉ bỏ lòng ruột rồi để nguyên con xếp tròn trong bình để ngâm rắn. Dược liệu: Cẩu tích đốt cháy lông, thái nhỏ cùng với các dược liệu còn lại tán thành bột ngâm với 5 lít rượu gạo 400 trong 10 ngày, khuấy hàng ngày rồi gạn, ép, lọc. Dùng nước nấu cho đường tan ra, để nguội sao cho lượng nước đường với hai dịch ngâm trên vừa đủ 10 lít. Để lắng 2 ngày, gạn, lọc, đậy kín trong bình. Cách dùng: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ (30ml) trước bữa ăn. Công dụng: Rắn các loại dùng thịt để khu phong, hoạt lạc, giảm đau. Nọc độc của rắn làm thuốc giảm đau (không uống). Chủ trị: Rượu tam xà tửu chữa tê thấp và đau nhức khớp xương, nhức gân, cơ, bán thân bất toại, chân tay đổ mồ hôi. Còn dùng cho người già yếu, lao động nhiều, đau nhức gân xương khi thời tiết thay đổi. Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai không dùng. Rượu mật rắn Thành phần: Chứa cholesterin, các acid palmitic, stearic cholic… như mật của nhiều động vật khác. Cách bào chế: Lấy mật rắn còn nguyên túi vừa lấy khỏi mình rắn nuốt chửng hoặc ngâm rượu. Cách dùng: Nuốt chửng nguyên mật rắn ngày 1 hoặc 2 lần hoặc dùng 3 mật rắn khác loại (thường chọn hổ mang, cạp nong, rắn ráo). Lấy kim sạch chích lấy mật pha với 30ml rượu gạo 300. Chia uống 3-4 lần trong ngày khi bụng no. Nếu có nhiều mật rắn thì tăng liều theo tỷ lệ trên. Công dụng: Giảm đau nhức khớp xương, chỉ khái, định suyễn, đau lưng. Chủ trị: - Viêm đa khớp (sưng, nóng, đỏ, đau và có sốt nhẹ). - Hen suyễn mãn tính. Rượu hải sâm Phương thuốc: Hải sâm tươi 200g, trần bì 10g, tiểu hồi 10g, rượu nếp ngon 400 2 lít. Cách bào chế: - Trần bì và tiểu hồi giã nát để trong túi vải buộc kỹ ngâm với 2 lít rượu nếp 3 ngày. Lọc, gạn, ép, bỏ bã lấy rượu để ngâm hải sâm. - Dùng hải sâm trắng mổ bỏ ruột, cạo mặt ngoài da. Rửa sạch, để cho ráo nước. Để hải sâm vào bình thủy tinh rồi đổ rượu vào. Ngâm 30 ngày, gạn, ép, lọc bỏ bã lấy rượu để lắng cặn, đậy kín dùng dần. Cách dùng: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ trước bữa ăn. Công dụng: Bổ thận, ích tinh, dưỡng huyết, nhuận táo. Chủ trị: Tinh huyết hao tổn, suy nhược cơ thể; Trị liệt dương, di mộng tinh; Tăng cường sức đề kháng, nâng cao khả năng miễn nhiễm của cơ thể, ức chế quá trình phát triển và di căn ung thư. Rượu mật gấu Phương thuốc: Mật gấu tươi 10ml, rượu nếp 400 1 lít. Cách bào chế: - Dùng chai thủy tinh đựng rượu. Mật gấu tươi vừa lấy xong đổ ngay vào rượu lắc đều cho hòa lẫn với rượu. Cách dùng: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ (20ml). Sau bữa ăn chính. Công dụng: Thanh nhiệt, trấn kinh, minh mục, thoái hoàng, sát trùng. Chủ trị: Chức năng gan suy giảm, trẻ em kinh giật, cam tích, mắt có màng, đau họng, mụn nhọt; Nhức xương, chấn thương bầm giập, ứ máu. Lưu ý: Nếu dùng ngoài để xoa bóp chữa sưng đau, bầm, ứ máu thì dùng 10ml mật gấu tươi pha với 200ml cồn 900 để vào lọ kín lắc đều dùng dần. Rượu cạp Cách bào chế: Một ký bọ cạp còn sống dùng 300g muối hòa loãng với 3 lít nước. Tất cả bỏ chung trong nồi đất đậy nắp lại. Đun sôi vài giờ cho tới khi cạn nước. Lấy bọ cạp phơi trong râm cho khô. Khi dùng phải ngâm nước, rửa sạch muối, phơi khô mới dùng. Nếu dùng uống dạng bột thì phải sao vàng, tán bột mịn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 2g bột bọ cạp. Nếu ngâm rượu thì để nguyên con. Dùng 100g bọ cạp khô ngâm với 1 lít rượu gạo 400 trong 20 ngày. Cách dùng: Mỗi lần uống 1 ly nhỏ. Ngày 3 lần sau khi ăn. Công dụng: Trừ phong, trấn kinh giật. Chủ trị: Động kinh, người co quắp, bị cấm khẩu miệng méo; Bán thân bất toại, thiên đầu thống; Tràng nhạc, ung nhọt vỡ mủ. (Theo Sức Khỏe & Đời Sống) Bọ cạp chữa bệnh Bọ cạp (Pelamnerus silenus) là loài côn trùng có đốt. Thân dài chia làm hai phần, phần đầu - ngực ngắn, rộng, hơi dẹt có giáp cứng ở mặt lưng, 4 đôi chân mảnh và một đôi càng khỏe; phần bụng dài và chia đốt, thót dần lại thành đuôi có móc nhọn mang tuyến độc, uốn cong về phía trước. Trong y học cổ truyền, cả con bọ cạp được dùng với tên thuốc là toàn yết. Có khi chỉ dùng đuôi gọi là yết vĩ. Cách chế biến bọ cạp như sau: thường bắt bọ cạp vào mùa xuân - hạ, thả ngay vào nước trong hoặc nước có pha muối ăn với tỷ lệ 1kg bọ cạp và 300-500g muối. Đun sôi trong vài giờ, rồi vớt ra, phơi trong râm mát cho khô. Dược liệu hình bầu dục dài và dẹt. Toàn thân nguyên vẹn dài 5cm. Phần đầu ngực màu nâu đen, càng và chân cong queo. Mặt lưng màu nâu, mặt bụng màu vàng nâu. Đầu đốt cuối của đuôi còn nguyên móc. Bẻ gãy phần bụng thấy bên trong có chất màu đen hoặc vàng nâu, bẻ gãy phần bụng dưới thì trong rỗng. Khi dùng, ngâm bọ cạp vào nước, rửa sạch cho hết muối, rồi bỏ chân và đuôi. Bọ cạp chứa 31,84% protid, 18,94% lipid, 17 acid amin cần cho cơ thể con người, một chất độc là buthotoxin hay katssutoxin, các chất betain, trimethylamin, taurin, cholesterol, lecithin; các acid palmitic, stearic. Dược liệu có vị mặn, hơi ngọt, cay, tính bình, hơi độc, vào kinh can, có tác dụng trấn kinh, khu phong, chữa kinh giật, co quắp, méo miệng, bán thân bất toại, uốn ván, tràng nhạc. Liều dùng hàng ngày 2,5 - 4,5g toàn yết (1-4 con) hoặc 1 - 1,5g yết vĩ (3-5 cái) dưới dạng thuốc bột hoặc làm viên uống. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác trong bài thuốc chữa co giật, nghiến răng, trợn mắt như sau: Bọ cạp đã chế biến, tẩm rượu, sao giòn 12g; răng lợn đốt cháy 12g; câu đằng 12g, thuyền thoái 8g; phèn chi 8g; kinh giới 40g. Tất cả phơi khô, sấy giòn, tán nhỏ, rây bột mịn, luyện với hồ làm viên bằng hạt đỗ xanh. Trẻ em 1 tuổi, mỗi lần uống 3 viên; 2 tuổi, mỗi lần uống 5 viên. Nghiền thuốc với nước trúc lịch (cây tre non nướng, ép lấy nước). Ngày dùng 2-3 lần. Ở Trung Quốc, bọ cạp cũng được dùng làm thuốc phổ biến trong những trường hợp sau: Chữa trúng phong: Bọ cạp 1 con, rết 1 con, thấu cốt thảo (cây bóng nước) 15g. Tất cả sao vàng, tán bột. Mỗi lần uống 7,5g cách nhau 6 giờ. Hoặc bọ cạp 10g, giun đất 15g, xích thược 12g, ngưu tất 20g, hoa hồng 15g. Sắc uống trong ngày. Chữa liệt thần kinh mặt: Bọ cạp đốt tồn tính, tằm, nam tinh, phụ tử mỗi vị 15g. Tất cả tán nhỏ, rây bột mịn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 5g với nước sôi để nguội. Chữa viêm loét miệng: Bọ cạp sao tồn tính 3,5g, tằm 5g, hoàng liên 2,5g, xuyên ô 3,5g, rết 2 con, cam thảo 1g. Tất cả tán nhỏ, rây bột. Mỗi ngày uống 1g với nước sắc lá bạc hà. Dùng 7 ngày. Chữa quai bị: Bọ cạp rán với dầu vừng, mỗi ngày dùng 2 con, chia làm 2 lần. Dùng vài ngày. . thuèc-rîu bæ tõ c¸c con vËt Rượu thuốc được sử dụng rất lâu đời trong y học phương đông, nhất là dùng những con vật chế biến thành những loại rượu bổ thận tráng. nhỏ. Rượu hải mã ngâm trong 15 ngày. Cứ 5 ngày khuấy lắc một lần. Chiết lấy rượu thuốc, ép bã thuốc cho ra hết rượu. Để 2 ngày cho lắng cặn, lọc lấy rượu,

Ngày đăng: 21/01/2014, 08:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w