1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Mẫu bài dạy minh họa Module 5 môn Lịch sử - Địa lí Tiểu học

7 23 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 2,19 MB

Nội dung

- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Sưu tầm và kể lại kể được câu chuyện lịch sử về đào hầm ở Củ Chi, chống Mĩ ở Địa đạo Củ Chi - Góp phần hình thành năng lực: + Tự chủ, tự họ[r]

Trang 1

KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ LỚP 4 Chủ đề: ĐỊA ĐẠO CỦ CHI – 1 tiết

I Yêu cầu cần đạt

- Năng lực nhận thức khoa học lịch sử và địa lí: Xác định được vị trí của Địa đạo

Củ Chi trên bản đồ hoặc lược đồ

- Năng lực tìm hiểu lịch sử: Mô tả được một số công trình tiêu biểu trong Địa đạo

Củ Chi, có sử dụng tranh ảnh, tài liệu lịch sử

- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Sưu tầm và kể lại kể được câu chuyện lịch sử về đào hầm ở Củ Chi, chống Mĩ ở Địa đạo Củ Chi

- Góp phần hình thành năng lực:

+ Tự chủ, tự học: Sưu tầm tư liệu

+ Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm

- Phát triển phẩm chất yêu nước: Học sinh tự hào về vùng đất và con người Củ

Chi thành đồng

II Đồ dùng dạy học

- Giáo viên: Clip bài hát “Củ Chi đất lửa hoa hồng”

+ Bản đồ: Hành chính Việt Nam, bản đồ TP HCM

+ Tranh ảnh (địa đạo Củ Chi, đào hầm Củ Chi, )

+ Tư liệu về lịch sử ra đời của địa đạo Củ Chi

+ Máy tính, máy chiếu (nếu có)

- Học sinh: Tư liệu, câu chuyện về địa đạo Củ Chi (đã sưu tầm)

III Các hoạt động dạy học chủ yếu

1 Hoạt động khởi động

a Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái, kết nối vào bài học

b Cách tiến hành

- GV đặt vấn đề: Các em hãy cho biết đoạn nhạc sau nói đến địa danh nào ?

- GV mở cho cả lớp nghe bài hát “Củ Chi đất lửa hoa hồng”

- GV gợi mở nêu những nhiệm vụ của bài học mà các em phải tìm hiểu và dẫn dắt học sinh vào bài mới

2 Hoạt động hình thành kiến thức- Khám phá:

2.1 Hoạt động 1: Giới thiệu về vị trí địa lí của địa đạo Củ Chi

a Mục tiêu: Xác định được vị trí của Địa đạo Củ Chi trên bản đồ hoặc lược đồ.

b Cách tiến hành

- Giáo viên cho học sinh quan sát bản đồ vị trí địa lí của địa đạo Củ Chi, yêu cầu học sinh đọc thông tin và xác định vị trí địa lí của địa đạo Củ Chi và trả lời câu hỏi:

- Củ Chi giáp với quận, huyện nào?

Trang 2

Củ Chi trên bản đồ TP HCM

- HS thực hiện nhiệm vụ; giáo viên quan sát, hỗ trợ

- GV gọi một số học sinh lên trình bày kết quả vừa làm việc (sử dụng bản đồ phóng to), các học sinh khác nhận xét, bổ sung, góp ý

- GV nhận xét, bổ sung, giúp học sinh hoàn thiện câu trả lời

c Gợi ý sản phẩm học tập

- Củ Chi là huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh, nằm về phía Tây Bắc, với diện tích tự nhiên 43.496ha

- Phía Bắc giáp huyện Trảng Bàng - tỉnh Tây Ninh, phía Đông - Đông Bắc giáp huyện Bến Cát tỉnh Bình Dương, phía Tây và Tây Nam giáp huyện Đức Hòa -tỉnh Long An, phía Nam giáp huyện Hóc Môn - thành phố Hồ Chí

d Công cụ đánh giá: Câu hỏi

2.2 Hoạt động 2: Tìm hiểu về địa đạo Củ Chi

a Mục tiêu: Mô tả được một số công trình tiêu biểu trong Địa đạo Củ Chi, có sử

dụng tranh ảnh, tài liệu lịch sử

b Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm 4: Em hãy chia sẻ những hiểu biết của

em về một số công trình tiêu biểu trong Địa đạo Củ Chi

- Các nhóm tiến hành thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp

- Nhận xét, bổ sung

- GV giới thiệu về lịch sử ra đời của địa đạo Củ Chi

Trang 3

c Gợi ý sản phẩm học tập

Một số công trình tiêu biểu trong Địa đạo Củ Chi:

Đền tưởng niệm Liệt sĩ Bến Dược; Bếp Hoàng Cầm; đường hầm dưới địa đạo

d Công cụ đánh giá:

Thang đo

Tiêu chí Mức độ

Nội dung

trình bày Nêu được tênmột vài công

trình và mô tả

cụ thể về đặc điểm của 1 trong các công trình tiêu biểu của Địa đạo Củ Chi

Nêu được tên một vài công trình và mô tả chưa cụ thể về đặc điểm của 1 trong các công trình tiêu biểu của Địa đạo Củ Chi

Nêu được tên một vài công trình tiêu biểu

và chưa mô tả đặc điểm của 1 trong các công trình tiêu biểu của Địa đạo Củ Chi

Hoàn toàn lạc đề

2.3 Hoạt động 3: Tìm hiểu một số câu chuyện lịch sử về đào hầm ở Củ Chi, chống Mỹ ở Địa đạo Củ Chi

a Mục tiêu: Sưu tầm và kể lại được một số câu chuyện lịch sử về đào hầm ở Củ

Chi, chống Mỹ ở Địa đạo Củ Chi

b Cách tiến hành

- Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm 4 trên cơ sở tư liệu đã chuẩn bị và yêu cầu học sinh trình bày:

+ Kể chuyện lịch sử về đào hầm ở Củ Chi

+ Kể câu chuyện lịch sử chống Mỹ ở Địa đạo Củ Chi

- Học sinh thực hiện nhiệm vụ; giáo viên quan sát, hỗ trợ (nếu cần)

- Giáo viên gọi một số học sinh lên trình bày kết quả vừa làm việc (sử dụng tư liệu

đã sưu tầm), các học sinh khác nhận xét, bổ sung, góp ý

- Giáo viên nhận xét, bổ sung, giúp học sinh hoàn thiện câu trả lời

- Giáo viên giúp học sinh rút ra kết luận

c Gợi ý sản phẩm học tập

- Kể chuyện lịch sử về đào hầm ở Củ Chi: Vị trí; đặc điểm; độ dài; phạm vi sử dụng

của đường hầm trong địa đạo Củ Chi

- Kể chuyện lịch sử chống Mỹ ở Địa đạo Củ Chi: "Nữ du kích Củ Chi – Huyền thoại trong lòng đất"

d Công cụ đánh giá: thang đo

Tiêu chi Mức đô

Trang 4

Nội dung

trình bày Sưu tầm và kểđược chuyện về

đào hầm và lịch

sử chống Mỹ ở

Củ Chi

Sưu tầm và kể được một câu chuyện về đào hầm ở Địa đạo hoặc lịch sử chống Mỹ ở Củ Chi

Sưu tầm được câu chuyện kể về đào hầm ở Địa đạo hoặc lịch sử chống Mỹ ở Củ Chi song chưa kể được nội dung

Không thực

nhiệm vụ

3 Hoạt động Luyện tập, thực hành:

3.1 Mục tiêu: Giúp học sinh hệ thống lại kiến thức đã học và ghi nhớ kiến thức 3.2 Cách tiến hành:

GV nêu câu hỏi:

+ Từ địa phương em đi đến địa đạo Củ Chi bằng những đường nào?

+ Địa đạo Củ Chi có vai trò gì trong việc phát triển kinh tế cho TP Hồ Chí Minh?

HS thảo luận nhóm và trả lời

GV quan sát, hỗ trợ

HS trình bày

GV cùng HS nhận xét

Gợi ý sản phẩm:

Từ Bình Phước có thể đi đến Củ Chi bằng đường bộ

Địa đạo Củ Chi thu hút được khách du lịch có vai trò không nhỏ trong việc phát triển kinh tế cho TP Hồ Chí Minh

Công cụ đánh giá: Câu hỏi

4 Hoạt động vận dụng, trải nghiệm

+ Hãy hoàn thành nhiệm vụ sau: Em viết suy nghĩ về con người và những công trình ở địa đạo Củ Chi

+ Nếu được đến thăm công trình này em sẽ làm gì?

IV ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI HỌC

Trang 5

PHỤ LỤC:

Đền Tưởng niệm Liệt sĩ Bến Dược

Đền Tưởng niệm Liệt sỹ Bến Dược, có tổng diện tích 40.299,3m2, khởi công ngày 19/5/1993, khánh thành giai đoạn 1 ngày 19/12/1995, gồm hoa viên, nghi môn, nhà bia, đền thờ và một ngôi tháp Tầng hầm của đền trưng bày các tác phẩm điêu khắc, đúc đồng, tranh vẽ, sa bàn, bảng chữ…, thể hiện những sự kiện tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của quân và nhân dân Sài Gòn-Chợ Lớn-Gia Định, với chủ đề “Sài Gòn-Gia Định kiên cường bất khuất” gồm 09 phân khu tương ứng với 09 chủ đề trưng bày

Địa đạo Củ Chi – nơi có hệ thống đường ngầm dài hơn 200 km, đường hầm dưới địa đạo vừa đủ cho một người đi lom khom

Bếp mang tên người chế tạo

ra nó, một anh hùng nuôi quân tên là

Hoàng Cầm

Trang 6

- Hệ thống địa đạo được đào trên khu vực đất sét pha đá ong nên có độ bền cao, ít bị sụt lở, chạy ngoắt ngoéo trong lòng đất, từ đường “xương sống” (đường chính) tỏa ra vô

số nhánh dài ngắn, ăn thông với nhau, hoặc độc lập chấm dứt tùy theo địa hình Có nhiều nhánh trổ ra sông Sài Gòn, để khi bị tình thế nguy kịch, có thể vượt qua sông sang vùng căn cứ Bến Cát (Bình Dương)

- Đường hầm không sâu lắm nhưng chống được đạn pháo và sức nặng của xe tăng, xe bọc thép, những đoạn nằm sâu chống được bom cỡ nhỏ Hầm tại khu trung tâm được mô

tả như là một trong những kỳ công của khu địa đạo Tại đây có hầm làm việc của các đồng chí lãnh đạo của Bộ chi huy Quân khu và Khu ủy Sài Gòn – Gia Định Mỗi hầm cách nhau khoảng 400 đến 500m, thông nhau qua địa đạo Tất cả những hầm này đều xây dựng trong khu vực đất rắn pha đá sỏi Trước tiên hầm hình thành như một hố sâu, ngang 2m, rộng 3,5m, sâu 3,5m (kể cả nóc hầm cách mặt đất 1,8m)

+ Kể câu chuyện lịch sử chống Mỹ ở Địa đạo Củ Chi: "Nữ du

kích Củ Chi – Huyền thoại trong lòng đất"

Ngày đăng: 25/11/2021, 15:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w