1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÀI THU HOẠCH CHUYẾN THAM QUAN BẢO TÀNG LỊCH SỬ VIỆT NAM

16 3.1K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

KHOA DU LỊCH

Ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch & Lữ hành

BÀI THU HOẠCH

CHUYẾN THAM QUAN: BẢO TÀNG LỊCH SỬ VIỆT NAM

Thời gian: 15/04/2021

Nhóm thực hiện: nhóm 5

Vũ Thị Thu Hằng – 197QC16873Vương Thị Phương Thuỳ -207NH57108Nguyễn Thái Bảo - 207NH43677

Bùi Thuỷ Tiên – 207QC57815Lê Thị Bích Ngọc - 207NH49768Lê Quỳnh Mai – 197NA25952Lớp: K26DNH_08

NĂM HỌC 2020/2021

Trang 2

2 Mục lụcContents

6.1: Khó khăn và thuận lợi, kiến nghị về chuyến tham quan 7

6.2: Kết luận: Đánh giá ngắn gọn toàn bộ chuyến điKết luận về chuyến tham quan: 8

7 Danh mục tài liệu tham khảo 8

8 Phụ lục 8

Trang 3

3 Nhận xét của giảng viên

Trang 4

4 Lời mở đầu

Lịch sử Việt Nam đã được hình thành từ hàng vạn năm trước Công nguyên, từ buổi hồng khoan ông cha ta đã gây dựng đến 1000 năm Bắc thuộc và tiếp đó là những trang sử vẻ vang của dân tộc được viết tiếp bởi các triều đại phong kiến huy hoàng Tuy nhiên để áp dụng những lý thuyết và hiểu biết về lịch sử đã tích lũy được qua các tiết học Cơ sở văn hóa Việt Nam, vào học kì 2 khoá 26 nhóm chúng em đã được giảng viên bộ môn - cô Nguyễn Thị Thu hướng dẫn tổ chức chuyến đi tham quan thực tế Bảo tàng Lịch sử Việt Nam Với mục đích là để có thể học hỏi thêm kiến thức về lịch sử, văn hoá Việt Nam, có cái nhìn phong phú hơn về phong tục tập quán, quá trình hình thành dải đất hình chữ S, phát triển kỹ năng thuyết trình cũng như chụp ảnh, tăng khả năng hiểu biết về dân tộc khác và tự hào về bề dày lịch sử Việt Nam vào lúc 9 giờ sáng ngày 15/04/2021, nhóm chúng em gồm 4 thành viên đã có mặt đông đủ ở trước cổng bảo tàng,mang theo giấy bút để ghi chép cùng máy ảnh để chụp lại những tư liệu cần thiết cho bài thu hoạch Khi đượctham quan bảo tàng nhóm chúng em đã trải nghiệm và khám phá được rất nhiều điều ở đây để áp dụng vô ngành học du lịch hiện tại Bảo tàng vừa giới thiệu quá trình lịch sử dân tộc Việt Nam, một số đặc trưng văn hóa phương Nam; vừa giới thiệu chung một số nét văn hóa của các nước láng giềng và trong khu vực, tạo cho Bảo tàng một bản sắc riêng Bảo tàng, hiện đang lưu trữ hơn 30.000 tư liệu, hiện vật của lịch sử Việt Nam từ thơi khai sinh đến thời kỳ Đảng cộng sản Việt Nam ra đời (1930) Bên trong được chia thành nhiều gian phòng khác nhau như: phòng trưng bày thời Ngô - Đinh - Tiền Lê - lý, phòng trưng bày cổ vật thời Tây Sơn, phòng cổ vật Vương Hồng Bên cạnh đó, bảo tàng còn trưng bày nhiều chuyên đề liên quan đến nhiều nền văn hóa khác đặc trưng của khu vực phía nam như nền văn hóa Óc Eo, Văn hoá Champa, điêu khắc đá Campuchia, Tượngphật giáo 1 số nước châu Á Bảo tàng như là một di sản quý giá đưa ta trở về quá khứ để hiểu và trân trọng những giá trị tinh thần lẫn vật chất trên đất nước Việt Nam Và bài thu hoạch này bao gồm cả nhật ký chuyến tham quan, mục đích và cảm nhận của nhóm đối với bảo tàng

Trang 5

5 Phần nội dung

5.1: Nhật ký tham quan:

Bảo tàng lịch sử TP HCM (đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1) xây dựng năm 1929, do người Pháp xây dựng, mang nét kiến trúc Á Đông kết hợp phương Tây có tên ban đầu là Blanchard de la Brosse theo tên Thống đốc Nam Kỳ thời ấy.

Đây là bảo tàng đầu tiên ở Sài Gòn và cả miền Nam Việt Nam Năm 1954, khi người Pháp rút đi, công trình đổi tên thành Viện Bảo tàng Quốc gia và mang tên như hiện nay sau năm 1975 Khuôn viên bảo tàng rộng 6.000 m2, có mặt chính hướng ra Thảo Cầm Viên, đối diện là đền tưởng niệm vua Hùng.

Công trình do kiến trúc sư Pháp Delaval thiết kế và xây dựng theo phong cách kết hợp giữa kiến trúc châu Âu và bản địa, khai thác yếu tố truyền thống và đặc điểm khí hậu địa phương Phong cách này phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam trong giai đoạn 1920-1945.Năm 1970, bảo tàng được xây dựng thêm một dãy hình chữ U nhà phía sau, ở giữa là hồ nước nhỏ Dãy nhà xây thêm có gắn đầu rồng trang trí ở các góc mái, hài hòa với kiến trúc ban đầu của công trình Kiến trúc trang trí bên trong và ngoài bảo tàng sử dụng nhiều họa tiết, hoa văn… mang âm hưởng truyền thống xen kẽ Tây phương.

Hệ thống trưng bày của bảo tàng gồm hai phần chính Phần đầu trưng bày các hiện vật của lịch sử Việt Nam từ tiền sử đến hết thời nhà Nguyễn: Thời Nguyên thủy, Thời Dựng nước và Giữ nước, Thời Ngô – Đinh – Tiền Lê, Thời Lý , Thời Trần – Hồ ,Thời Lê sơ – Mạc, Thời Tây Sơn, Thời Nguyễn

Phần thứ hai là chuyên đề về văn hóa phía Nam Việt Nam và một số nước Châu Á: Văn hóa Champa, Văn hóa Óc Eo Điêu khắc đá Campuchia , Sưu tập Dương Hà, Gốm cổ một số nước Châu Á, Xác ướp Xóm Cải, Sưu tập Vương Hồng Sển, Văn hóa các dân tộc phía Nam Việt Nam, Tượng Phật giáo một số nước Châu Á, Trưng bày ngoài trời, Súng Thần công, đại bác

Bảo tàng lịch sử TP HCM thường được các đoàn lữ hành tổ chức đưa du khách vào tham quan khi đến Sài Gòn Bảo tàng hoạt động cả tuần, giá vé là 30.000 đồng một người.

Trang 6

Trước khi đến bảo tàng lịch sử Thành Phố Hồ Chí Minh, chúng em nghĩ rằng trong đấy chẳng có gì để xem, thật nhàm chán Nhưng chúng em đã sai và nhận ra rằng giá như mình đến nới này sớm hơn Một kho tàng lịch sử của nhân loại đang chào đón ta Có thể nói đây là bảo tàng đầu tiên của Sài Gòn và của cả miền Nam Việt Nam Ngay khi Thực dân Pháp đánh chiếm Lục Tỉnh Nam Kỳ và bắt đầu xây dựng bộ máy gồm các ủy ban nghiên cứu bản địa, hoạt động thu thập cổ vật Đông Dương do tướng De La Grandière chỉhuy cũng được triển khai Các cổ vật này được trưng bày cho công chúng xem từ năm 1868, lần đầu tại Bách Thảo Sài Gòn – Thảo Cầm Viên ngày nay Điều mà chúng em ấn tượng nhất khi đặt chân vào Bảo tàng đó chính là khối lầu bát giác ở trung tâm, là trục đốixứng cho hai dãy nhà hai bên Lầu bát giác này còn mang quan niệm về bát quái trong Kinh Dịch Bên cạnh đó, chi tiết hoa văn trang trí trên trần nhà, mái, cửa sổ cũng khá công phu, kết hợp văn hóa Đông – Tây Tòa nhà sau của Bảo tàng được xây dựng tiếp nốitòa nhà cũ, tạo thành khối chữ U do kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng thiết kế Điểm ấn tượngthứ hai là xác ướp Xóm Cải Đây là một xác ướp cổ của Việt Nam, có niên đại hơn hai trăm năm từ triều Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam Xác ướp được phát hiện trong một ngôi mộ hợp chất nằm ở địa điểm hiện nay là Xóm Cải, phường 8, quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.

5.2: Kết quả đạt được sau khi tham quan so với mục tiêu ban đầu

 Đối chiếu những kết quả thu được sau chuyến đi so với mục tiêu đặt ra :

Trước khi đi mục tiêu ban đầu của chúng em chỉ để củng cố những kiến thức mình đã học trong suốt 12 năm học lịch sử nhưng sau đó chúng em đã biết thêm nhiều bề mặt khác qua từng giai đoạn thời kỳ phát triển của con người và tiếp thu thêm nhiều kiến thức mới Kết quả đạt được sau khi tham quan so với mục tiêu ban đầu :

- Sau chuyến đi chúng em có cái nhìn phong phú hơn về lịch sử Việt Nam qua từng thời kỳ, am hiểu rõ hơn về văn hóa cũng như phong tục tập quán của từng giai đoạn ( trang sức, đồ dùng, văn hóa cồng chiêng, ẩm thực,… )

Trang 7

- Cảm thấy choáng ngợp trước chiều dài lịch sử của đất nước, trước quá trình xâydựng và giữ nước của ông cha ta, trước những cổ vật được lưu trữ, hình ảnh tái hiện lại một thời hào hùng

- Học được những nền văn hóa mới, học được lịch sử, học về thế giới đương thờivà các điều mới mẻ khác

 Là sinh viên của ngành quan hệ công chúng truyền thông nhưng với những thông tin mà chúng em đã học được sau chuyến đi chúng em có thể tự tin đứng trước đám đông để thuyết trình về những gì mình biết cũng như là quan sát trong quá trình tham quan bảo tàng Với một ngừoi làm truyền thông thì lòng tin chính là yếutố quan trọng nhất , chỉ cần dành không quá 3 giờ đồng hồ để thu thập và học hỏi thì bạn đã nắm một số lượng lớn kiến thức lịch sử qua từng giai đoạn mà có thể truyền tải thông tin sự kiện với khán giả một cách chính xác và rạch ròi nhất. Ý tưởng trong tương lai về ngành nghề du lịch: Thông qua chuyến đi bảo tàng, đối

với ngành nghề này em đã thật sự mong muốn quảng bá lịch sử Việt Nam với bạn bè bè quốc tế cũng như giới thiệu với bạn bè ở khắp Việt Nam Em nghĩ bảo tàng nên mở rộng triển lãm ra cả nước để mọi người có cơ hội trải nghiệm tham quan nhất là văn hóa miền Nam, Chămpa ra miền Bắc vì nơi đây không biết nhiều về vùng văn hóa miền Nam Tổ chức nhiều buổi triễn lãm online hơn nữa mở rộng nhiều nội dung như các nước ASEAN, văn hóa cổ đại mới được khám phá,

Thuận lợi về chuyến tham quan:

Mọi người trong nhóm đều rất chủ động chia việc, giúp đỡ lẫn nhau, tìm hiểu về bảo tàng trước 2 ngày để có thông tin chính xác, chuẩn bị máy ảnh, giấy bút, mỗi bạn đều đặt mục

Trang 8

tiêu cho chuyến đi Các bạn đều có mặt đầy đủ là 4 người để tham quan, tinh thần thoải mái, đều mang theo thẻ sinh viên Mỗi người một phần và cùng nhau tìm hiểu, làm tốt, hoàn thành đúng tiến độ bài tập cô giao

Kiến nghị:

Chuyến đi tham quan bảo tàng mang lại cho sinh viên chúng em rất nhiều thông tin bổ ích Nhưng chúng em mong những chuyến đi sau, nhà trường có thể điều chỉnh thời gian hợp lí Và đi theo lớp có người thuyết minh sinh viên chúng em có thể hiểu rõ hơn về những tác phẩm, chủ đề có trong bảo tàng Và em hi vọng nhà trường sẽ tạo điều kiện để chúng em có thể tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa bổ ích như thế này.

6.2: Kết luận: Đánh giá ngắn gọn toàn bộ chuyến điKết luận về chuyến tham quan:

Chuyến tham quan Bảo tàng Lịch Sử Việt Nam của bộ môn Cơ sở văn hoá Việt Nam chính là những buổi học ngoại khoá hết sức thiết thực và ý nghĩa đối với sinh viên chúng em Giúp cho chúng em mở rộng thêm kiến thức, hiểu thêm về lịch sử hào hùng của dân tộc, từ đó càng nỗ lực học tập hơn nữa để giúp ích cho đất nước Đối với từng cá nhân trong nhóm, chuyến đi đã giúp tụi em có thêm nhiều kỹ năng cho ngành nghề, có trách nhiệm với công việc mình làm Bản thân là một sinh viên và các bạn nói chung, phải có ý thức nhiều để góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp trong thời kì đổi mới và hội nhập.

7 Danh mục tài liệu tham khảo

Quỳnh Trần, “Bảo tàng đầu tiên ở Sài Gòn”, in Vnexpress, ngày 29/8/2019.Website “Bảo tàng lịch sử Việt Nam”

8 Phụ lục

Hình ảnh chuyến tham quan:

Trang 9

Một số đồ dùng thời Nguyễn – Thủy Tiên

Trang 10

Tượng Phật giáo một số nước Châu Á – Phương Thùy

Trang 11

Cọc Bạch Đằng – Thủy Tiên

Trang 12

Văn hóa Sa Huỳnh – Phương Thùy

Trang 13

Bức tranh trận chiến sông Bạch Đằng – Phương Thùy

Giá vé:

Trang 15

Họ và TênMSSVMức độ tham gia

Vũ Thị Thu Hằng 197QC16873100%

Ngày đăng: 25/11/2021, 11:38

Xem thêm:

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

Mục lục

    3. Nhận xét của giảng viên

    5.1: Nhật ký tham quan:

    5.2: Kết quả đạt được sau khi tham quan so với mục tiêu ban đầu

    6.1: Khó khăn và thuận lợi, kiến nghị về chuyến tham quan

    6.2: Kết luận: Đánh giá ngắn gọn toàn bộ chuyến điKết luận về chuyến tham quan:

    7. Danh mục tài liệu tham khảo

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w