HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
TONG QUAN KHOA HOC
DE TAI KHOA HOC CAP BO - NĂM 2006
"SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TƯ TƯỞNG CHÍNH TRI
VIET NAM TU THE KY X DEN THE KY XV"
CO QUAN CHU TRi: VIEN CHINH TRI HOC CHU NHIEM DE TAI: TS NGUYEN HOAI VAN
THU KY KHOA HOC: THS TONG ĐỨC THẢO
Trang 2`© oH A SP W
CỘNG TÁC VIÊN CUA ĐỀ TÀI
TS Nguyễn Hoài Văn ThS Tống Đức Thảo ThS Bùi Việt Hương
Trang 3MUC LUC TONG QUAN
MO DAU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM NHÌN TỪ CỘI NGUỒN VĂN HOÁ - LỊCH SỬ
1.1 Truyền thống văn hoá Nam Á bản địa Việt Nam và sự giao thoa văn hoá Hán - Việt qua một thiên niên ký Bắc thuộc
1.2 Sự hình thành và phát triển của tư tưởng chính trị nội
sinh Việt Nam trên nền tang văn hoá - văn minh cổ Văn Lang - Âu Lạc
1.3, Tư tưởng chính trị Việt Nam trong thế kỷ X - Những nội dung cơ bản
1.3.1 Tư tưởng chính trị của họ Khúc (905 — 930)
1.3.2 Tư tưởng độc lập dân tộc và thống nhất quốc gia thời tiền Thang Long với các triều đại Ngô - Định — Tiền Lê (938 — 1009)
CHƯƠNG 2: “TAM GIÁO ĐỒNG NGUYÊN” VÀ SỰ PHÁT TRIỂN
CỦA TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ NHO GIÁO THỜI LÝ - TRẦN (THẾ KỶ XI- XIV) 2.1 “Tam giáo đồng nguyên” và ảnh hưởng của nó đến tư tưởng chính trị thời Lý - Trần 2.2 Sự phát triển của tư tưởng chính trị Nho giáo trong thời Lý - Trần
2.2.1 Khái niệm Nho giáo và tư tưởng chính trị Nho giáo
Trang 4CHƯƠNG 3 SU PHAT TRIEN MANH ME CUA TU TƯỞNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM DUGI ANH HUGNG CUA NHO GIAO
TRONG THE KY XV
3.1 Tư tưởng chính trị của Nguyễn Trãi (1380 - 1442)
3.2 Tư tưởng chính trị Lê Thánh Tông (1442 — 1497)
3.2.1 Những tiền để chính trị, kinh tế - xã hội hình thành tư
tưởng chính trị Nho giáo Lê Thánh Tông
3.2.2 Nội dung cơ bản tư tưởng chính trị Nho giáo Lê Thánh Tông
3.2.2.1 Đưa Nho giáo trở thành hệ tư tưởng thống trị xã hội 3.2.2.2 Xây dựng một Nhà nước trung ương tập quyền mạnh 3.2.2.3 Đưa đẳng cấp quan liêu Nho sĩ vào nắm hệ thống quyền lực qua giáo dục, đào tạo Nho học
Trang 5ĐỀ TÀI KHOA HOC CAP BO NAM 2006
MA S6 B06-33
"SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TƯ TƯỞNG CHÍNH TRI VIET NAM
TỪ THẾ KỶ X ĐẾN THẾ KỶ XV"
BAO CAO TONG QUAN KET QUA NGHIEN COU
PHAN MG DAU
1 Đặt vấn đề và tình hình nghiên cứu
Trang 6chính quyên đô hộ không bao giờ áp đặt được cho Việt Nam là thân phận một đân tộc nô lệ
Tư tưởng chính trị là lĩnh vực có thể nói được nghiên cứu khá muộn so với các khoa học chính trị khác, nó mới chỉ được thật sự quan tâm trong khoảng hơn mười năm trở lại đây, kể từ khi Viện Khoa học Chính trị (nay là
Viện Chính trị học) được chính thức thành lập tại Học viện CTIQG Hồ Chí
Minh Nó được ra đời trong xu thế đổi mới tư duy lý luận nhằm phục vụ cho công cuộc đổi mới toàn điện đất nước do Đảng ta đề ra từ Nghị quyết Đại hội
VỊ của Đảng (tháng 12 năm 1986)
Trước đây, dưới thời phong kiến, ở trong từng triều đại, có một số tác giả đôi khi có bàn tới Thí dụ: Đời Lý có Tô Hiến Thành, đời Trần có các bậc thién sư nổi tiếng của phái thiên tông Yên Tử Phù Vân thiền sư trụ trì ở chùa Yên Tử nói với vua Trần Thái Tông: “Phàm là bậc nhân quân tất phải lấy ý muốn của thiên hạ là ý muốn của mình, lấy tấm lòng của thiên hạ làm tấm lòng của mình, nay muôn dân đã muốn đón bệ hạ về, bệ hạ không về sao được” (Thiên Tông chỉ nam tựa - Bài tựa sách Thiền Tông chỉ nam, trong Thơ văn Lý — Trần, tập ID
Các chính trị gia như Trân Thủ Độ, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo, Trần Nguyên Đán đều có đóng góp to lớn vào sự phát triển của tư tưởng chính trị Việt Nam thời Trần Ngoài ra còn có các nhà sử học như Lê Văn Hưu đời Trần với Đại Việt sử ký và các sử gia thời Lê Sơ mà tiêu biểu là Ngô Sỹ Liên với Đại Việt sử ký toàn thư Trong khi biên soạn lịch sử dân tộc, các ông đã thể hiện rõ quan điểm tư tưởng chính trị Nho giáo nhưng Nho giáo đã được nội sinh hoá, phù hợp với yêu cầu thực tiễn Việt
Nam trên lập trường dân tộc và yêu nước Ngô Sỹ Liên cho rằng nguyên
Trang 7giáo, phong hoá suy đổi”, trong khi các vua Trần lại quá tôn sùng đạo Phat, “giềng mối nước nhà hư nát từ đấy” (Ngô Sỹ Liên Đại Việt sử ký toàn thu
Bước vào thế kỷ XV, sau cuộc kháng chiến chống Minh thắng lợi, dưới thời Lê Sơ, tư tưởng chính trị Việt Nam đã đạt được những bước phát triển mới, cao hơn thời kỳ trước Những thành tựu tư tưởng ấy được thể hiện rõ nết trong các tác phẩm của các tác giả như: Nguyễn Trãi với “Bình Ngô sách”, “Quân trung từ mệnh tập”, “Bình Ngô đại cáo”, “Dư địa chí” Vua Lê Thánh Tông, nhà lập pháp nối tiếng của Việt Nam nửa cuối thế ký XV, người để lại dấu ấn cá nhân đậm nét trong bộ luật Hồng Đức được ban hành vào năm 1483 Ngô Sỹ Liên với “Đại Việt sử ký toàn thư”
Từ khoảng vài ba thập kỷ trở lại đây, khi triển khai những đề tài khoa học nghiên cứu về Nho giáo và lịch sử tư tưởng Việt Nam, các giá trị truyền thống và con người Việt Nam trong lịch sử, tư tưởng chính trị Việt Nam cũng được nhiều nhà nghiên cứu đẻ cập đến một cách gián tiếp hoặc trực tiếp, ở các mức độ đậm nhạt khác nhau trong nhiều công trình đã được công bố Đó là các tác giả như: Vũ Khiêu, Trần Văn Giàu, Nguyễn Khác Viện, Trần Dinh Hượu, Nguyễn Hồng Phong, Phan Huy Lê, Hà Văn Tấn, Phan Đại Doãn, Vũ Minh Giang, Nguyễn Tài Thư, Lê Sỹ Thắng, Nguyễn Đức Sự, Trương Thâu, Trương Hữu Quýnh, Nguyễn Thừa Hỷ, Nguyễn Minh Tường, Nguyễn Hoài Văn Tuy nhiên các tác giả này đều chưa bàn sâu và có tính hệ thống về tư tưởng chính trị Việt Nam và đặc biệt là sự tiếp nối và phát triển của nó trong lịch sử
Trang 8tâm đầu tư nghiên cứu sâu và toàn điện hơn nữa để ngang tầm với vị trí là tri thức nền tảng của Chính trị học Việt Nam Những vấn đề của lịch sử tư tưởng chính trị Việt Nam được làm sáng tỏ còn góp phần quan trọng để tìm hiểu lịch sử dân tộc, lịch sử Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh, cũng như lịch sử văn hoá và lịch sử tư tưởng Việt Nam nói chung Vì vậy việc nghiên cứu một cách hệ thống các tư tưởng chính trị Việt Nam trong lịch sử là hết sức cần thiết và có tác dụng đối với công cuộc đổi mới và hội nhập hiện nay của đất
nước ta Từ đó chúng tôi đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu đề tài: “Sự phát triển
của tư tưởng chính trị Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XV ” 2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Làm rõ cơ sở hình thành và quá trình phát triển của các tư tưởng chính trị Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XV
- Tìm hiểu đặc điểm, nội dung và những biểu hiện cụ thể của tư tưởng chính trị Việt Nam, chỉ ra những tác động, ảnh hưởng của nó trong đời sống chính trị dân tộc qua các thời kỳ lịch sử từ thế kỷ X đến thế kỷ XV
- Rút ra những bài học kinh nghiệm lịch sử có thể vận dụng, kế thừa giá trị của các tư tưởng chính trị đó vào công cuộc đổi mới, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế của nước ta hiện nay
Để thực hiện được mục tiêu trên Đề tài có nhiệm vụ sau:
- Lầm rõ khái niệm tư tưởng chính trị, tư tưởng chính trị Nho giáo Việt Nam
- Vạch ra mối quan hệ nhân qủa giữa tư tưởng chính trị và hiện thực chính trị để làm rõ những điều kiện hình thành và phát triển của các tư tưởng chính trị Việt Nam truyền thống
- VỊ trí của Nho, Phật, Đạo và ảnh hưởng của “Tam giáo đồng nguyên” qúa trình hình thành và phát triển của tư tưởng chính trị Việt Nam
Trang 9vào các tác giả, tác phẩm tiêu biểu, cũng như thực tiễn tổ chức, lãnh đạo, quản lý nhà nước của các chính trị gia tiêu biểu trong các triều đại, các thời
kỳ lịch sử để làm rõ nội dung của các tư tưởng chính trị cũng như những
thành công và hạn chế của các tư tưởng đó mà họ là đại biểu 3 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên nền tảng vận đụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh
Trên cơ sở phương pháp luận đó, đề tài sử dụng phương pháp lịch sử - lôgic đồng thời sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác đan xen, bổ trợ nhau như phương pháp lịch sử cụ thể, phân tích tổng hợp, so sánh, hệ thống khái quát hóa để chỉ ra được đặc trưng cơ bản và sự phát triển của tư tưởng
chính trị Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XV 4 Nội dung nghiên cứu
Mở đầu
Chương 1: Cơ sở hình thành tư tưởng chính trị Việt Nam nhìn từ cội nguồn văn hoá, lịch sử
Chương 2: “Tam giáo đồng nguyên” và sự phát triển của tư tưởng
chính trị Nho giáo thời Lý - Trần (thế ký XI - XIV)
Chương 3: Sự phát triển mạnh mẽ của tư tưởng chính trị Việt Nam đưới sự ảnh hưởng của Nho giáo trong thế ký XV
Kết luận
Trang 10CHƯƠNG I
CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM
NHÌN TỪ CỘI NGUỒN VĂN HOÁ - LỊCH SỬ
1.1 TRUYEN THONG VAN HOA NAM A BAN DIA VIET NAM VA SU GIAO THOA VĂN HOÁ HÁN - VIỆT QUA MỘT THIÊN NIÊN KỶ BẮC THUỘC
1.1.1 Văn hoá Nam Á hay văn minh Nam A (civilisation austro -
asiatiaue) là một thuật ngữ mà các học giả phương Tây trong nửa đầu thế kỉ XX dùng để chỉ một vùng văn hóa rộng lớn thời cổ đại, bao gồm miền Nam Trung Hoa phía Nam sông Dương Tử (Giang Nam) và khu vực các nước
Đông Nam Á (lục địa và biển) ngày nay Thuật ngữ Đông Nam Á về mặt văn
hố khơng trùng hợp hoàn toàn với thuật ngữ Nam Á về mặt biên giới địa lý Có thể nó tương đương với thuật ngữ “tiền Đông Nam Á” mà các học giả đã
dùng Có ý kiến cho rằng thuật ngữ “văn hoá Nam Á” lần đầu tiên đã được
sử dụng bởi nhà sử học nổi tiếng G.Coedes!
Trong những sắc thái phong phú đa dạng của mình, văn hoá Nam Á vẫn có mốt số đặc trưng của khu vực có thể nhận biết Chúng ta có thể kể đến kỹ thuật trồng lúa nước do trâu cày, hệ thống làng xã cố kết chặt chế, đậm tính cộng đồng, tín ngưỡng vật linh và thần linh, tục thờ mẫu, các lễ hội nông nghiệp theo mùa, một số phong tục ở các nước Đông Nam Á như ăn trầu, nhuộm răng đen, xăm mình, đánh đu, chọi gà Tư duy tình cảm trong van hod Nam A thường được coi là mang tính nhu, mềm đẻo, uyển chuyển, nhiều tính nữ Ngay từ thời cổ đại, sách Trưng dung (chương 10) của Tử Tư đã ghi lời Khổng Tử khi trả lời Tử Lộ về “tính cường” (sức mạnh), nói về đặc
Trang 11tính mạnh của người phương Nam, đó là “khoan nhu chi giáo”, sức mạnh của người quân tử Chúng ta được biết rằng Lão Tử, bậc thánh nhân của Đạo giáo, chủ soái của học thuyết hoà đồng giữa con người và thiên nhiên, để cao sức mạnh của tính nhu (không gì mềm dẻo bằng nước, cũng không gì mạnh bằng nước) chính là con người nước Sở vùng Giang Nam, thuộc văn hoá Nam Á
Đã có nhiều giả thuyết và cách giải thích khác nhau về nguồn gốc người Việt cổ Một số ý kiến dựa theo những chứng cứ dân tộc học nhấn mạnh đến những nhóm người Indonesia bản địa (có nguồn gốc phía Nam) một số khác, dựa vào những thư tịch cổ, nhấn mạnh đến nhóm người Bách Việt đi cư từ miễn Nam Trung Quốc Tuy nhiên, mọi kiến giải đều thống nhất rằng nhìn một cách đại thể, cư dân Việt cổ đã được cải tạo bởi hai thành phần chủng tộc thuộc hai đại chủng Australoid da sãm màu (phía Nam) và Mongoloid đa vàng (phía Bắc) được hỗn chủng qua nhiều thiên niên kỷ
Như vậy, những quốc gia đầu tiên của người Việt cổ (Văn Lang, Âu Lạc) là nằm trong quỹ đạo của nên văn minh Nam Á (hay tiền Đông Nam Á) Trước kia, ý kiến phổ biến vẫn cho Đông Nam Á là một khu vực đệm giữa hai nền văn minh lớn là Ấn Độ và Trung Hoa Tuy nhiên sau những nghiên cứu của giới học giả nửa sau thế kỷ XX, đặc biệt là những luận điểm của Carl Sauer (1952) và Wilhelm G.Solhem II (1971), văn hoá độc lập có những đặc trưng riêng của nó, là khu vực xuất hiện đầu tiên trên thế giới nghề nông (trồng trọt và chăn nuôi) và nghề gốm, trước cả vùng văn hoá Bắc Trung Hoa và Tây Á Các truyền thuyết và sử sách Trung Hoa cũng nhất trí cho rằng vị thần thuỷ tổ của nghề trồng lúa (Thần Nông) là vị thần của phương Nam, tức thuộc nền văn hoá Nam Á
Trang 12những thời đại sau đó Qua thời Bắc thuộc, thời các vương triều phong kiến dân tộc và tồn tại đến tận những thời kỳ lịch sử gần đây nhất Nó đã tạo nên một cơ tầng văn hoá mà những nền văn hoá được du nhập sau đó chỉ là những tầng bồi tụ phủ lên cơ tầng ban đầu và hỗn dựng với nó Cơ sở xã hội của nền văn hoá này là quảng đại quần chúng cùng sống trong các làng xã, vì vậy nó đã đậm tố chất dân gian, tố chất nông dân Những học giả hiện đại khi nghiên cứu những xã hội nông dân, mở đầu là R.Redfield ? và sau đó là A.B Woodside” và Insun Yu, đã gọi đó là một “truyền thống nhỏ” (Little
tradition)
Xã hội Việt Nam truyền thống đã in đậm những dấu ấn của cơ tầng văn hoá Nam Á - “truyền thống nhỏ”, và có nhiều nét tương đồng với các xã hội cổ truyền vùng Dong Nam Á Về văn minh vật chất kỹ thuật, đó là nên văn minh sông nước — thuyền đò và văn minh thao mộc — lúa nước, tạo nên nền móng cho những sản xuất nông nghiệp Về chính trị xã hội, đó là cơ chế cộng đồng tự quản làng xã, trong đó hàm chứa những yếu tố bình đẳng đân chủ nguyên sơ Tính trọng nữ cũng là một dấu hiệu của nền văn hoá này, đã được bộc lộ ở vai trò tương đối cao của giới nữ như vai trò xã hội của họ trong các cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Bà Triệu thời cổ đại cũng như vai trò trong gia đình của họ trong các thời kỳ lịch sử sau này, nhất là trong các xã hội của các tộc người thiểu số
Vé văn hoá tư tưởng, ta có thể kế đến ảnh hưởng sâu đậm của tín ngưỡng dân gian (trong đó nổi trội lên tín ngưỡng vật linh, thần linh và tục thờ thánh mẫu) trong khối quần chúng bình dân làng xã Trên cơ sở có nhiều nét tương đồng, phật giáo Nam Tông với hạt nhân tư tưởng từ bị bác ái và đạo giáo đề cao sự hoà đồng của con người với thiên nhiên cùng những tín ngưỡng đị đoan ma thuật của phái phù thuỷ, đã bổ sung và làm phong phú
? Xem R Redlied, Peasant society and Culture an Anthropological Approach to Cilisation Chicago, 1956
Trang 13thêm những tố chất tỉnh thần của nền văn hoá này, mà mẫu số chung của nó chính là tính phi Nho giáo và vai trò đối trọng của nó sau này với Nho giáo
Chính những tố chất văn hoá của cơ tầng Nam Á đã là ngọn nguồn tiếp sức cho nên văn hoá đân tộc nói chung và đường lối trị nước được hiểu là những tư tưởng chính trị của các vương triều Việt Nam độc lập từ thế kỷ X ~ XV nhất là thời Lý, Trần qua 4 thế ký lịch sử
1.1.2 Sự giao thoa văn hoá Hán - Việt qua một thiên niên kỷ Bắc thuộc Văn hoá Hán ở đây được hiểu là văn hoá Trung Hoa truyền thống, có nguồn gốc từ văn hoá miền Bắc Trung Hoa (tiêu điểm là vùng lưu vực sơng Hồng Hà), và còn gọi là văn hố Đơng Á Cùng với sự di dân và xác lập quyền lực ở miền Giang Nam, nền văn hoá Nam Á cổ truyền bản địa cũng đã đi vào quỹ đạo của văn hoá Chăm, văn hố Đơng Á
Trong quá trình lịch sử, nên văn hố Đơng Á (East Asian culture) đã lan truyền ảnh hưởng tới một số quốc gia lân cận như Nhật Bản, Triểu Tiên và Việt Nam Những nét chung nhất trong văn hoá truyền thống Đông Á là: Sử dụng chữ Hán (chữ Nho), Khổng giáo (Nho giáo), chế độ tông trưởng,
dang cap ton ti Sách Trung dung (chương 10) đã đẫn lời Khổng Tử nói về
sức mạnh của người phương Bắc (Bắc phương chỉ cường):
“Mê thích việc đao bình, khi ngủ cũng đeo gươm mặc giáp, vào chỗ chết cũng không sợ Hạng cường dũng trụ nổi sức mạnh ấy” Chúng ta được biết rằng Khổng Tử - ông tổ của Nho giáo — là người nước Lỗ (nay là huyện Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông) miền Bắc Trung Hoa
Trong 10 thế kỉ Bắc thuộc, cùng với chính sách đô hộ về chính trị, bóc lột về kinh tế, các vương triểu phong kiến Trung Hoa đã áp dụng một chính sách đồng hóa về văn hoá, nhất là thời kỳ Đông Hán, sau khi Mã Viện đàn
Trang 14Bác đã được cưỡng bức du nhập vào Việt Nam, bao trùm lên nền văn hoá Việt cổ bản địa Tuy nhiên, chính vì tính chất cưỡng bức đó nên nó đã tạo ra một sức để kháng văn hoá nhiều mặt từ phía người Việt, và do vậy, ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa thời kỳ này nhìn chung còn mờ nhạt Trước mắt, nó mới chỉ tạo nên một lớp váng mỏng văn hoá đọng lại ở các ly sở và tầng lớp trên, mà chưa thẩm thấu vào được vào khối bình dân làng xã, ở đó vẫn duy trì một đời sống Việt cổ
Kênh truyền tải chủ yếu cho sự du nhập nên văn hoá Hán vào Việt Nam là tâng lớp quan chức cai trị và một số nho sĩ Trung Hoa sang nước ta
thời đó
Khoảng đầu Công nguyên, Tích Quang, Nhâm Diên là những người tích cực du nhập Nho giáo vào đất Giao Chỉ Thế kỷ II, II, Sĩ Nhiếp có vai trò chủ yếu trong việc đưa Nho học và văn hố Đơng Á Trung Hoa vào Việt Nam, lúc đó có tên là Giao Châu Sĩ Nhiếp đã mở nhiều trường học dạy chữ Hán, được suy tôn là “Nam giao học tổ” Thời Bắc thuộc, cũng đã xuất hiện một số Nho sĩ người Việt đỗ đạt khoa bảng hoặc làm quan chức trong chính quyền đô hộ như: Trương Tụng, Lý Tiến, Lý Cảm, Khương Công Phụ, Khương Công Phục Cùng với Nho giáo, Phật giáo Nam Tông và Đạo giáo cũng được du nhập vào Việt Nam qua tầng lớp tăng mì và đạo sĩ, cùng một số quan chức cai tri, trong đó Cao Biền là người tích cực truyền bá Đạo giáo
Trang 15Cùng với việc tiếp thu, người Việt đã đề kháng chống lại sự du nhập văn hoá trên nhiều phương điện Phần nổi chính là các cuộc nổi đậy khởi nghĩa vũ trang, nó không chỉ đơn thuần là những cuộc đấu tranh chính trị mà còn là một phân ứng để kháng văn hoá Lớn mạnh hơn cả là phần chìm của sự đề kháng, mang tính chất thụ động của quần chúng bình dân các làng xã Họ bảo tồn cơ cấu làng xã cổ truyền, giàu tính cộng đồng tự quản và chủ nghĩa trọng lão, bảo toàn tiếng nói và phong tục tập quán Việt, các tín ngưỡng dân gian, không chịu đồng hoá với lối sống của người phương Bắc
Sự đương điện văn hoa Hán — Việt trong 10 thế kỉ Bắc thuộc, trước mắt
chưa tạo nên được những chuyển biến mạnh mẽ về văn hoá - xã hội đối với
người Việt Nhưng cũng giống như đòng nước lũ tràn vào đồng ruộng phá hoại mùa màng, khi rút đi đã để lại một tầng phù sa bồi tụ Nó đã tạo cơ sở ban đầu cho một sự giao lưu mới giữa văn hoá Nam Á và Đông Á với một tốc độ và hậu quả nhanh mạnh hơn trong những thế kỉ của thời đại tự chủ sau đó
1.2 SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ
NỘI SINH VIỆT NAM TRÊN NỀN TẢNG VĂN HOÁ - VĂN MINH CỔ VĂN
LANG - ÂU LẠC
Nền văn minh nào cũng được hình thành trên cơ sở một nền kinh tế cụ thể và chịu sự chỉ phối của nên kinh tế đó Nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc chủ yếu hình thành trên nền tảng một nền kinh tế nông nghiệp lúa nước ở lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả
Trang 16Do yêu cầu chống xâm lược và yêu cầu tri thuỷ cùng với sự phát triển trao đổi kinh tế, văn hoá ngày càng mạnh mẽ, các bộ lạc đã dân dần tập hợp,
thống nhất với nhau, xây đựng nên nhà nước Văn Lang với trung tâm là vùng
ngã ba sông Hồng, sông Lô, sông Đà bao gồm các tỉnh Sơn Tay - Phú Thọ - Vĩnh Phúc sau này
Nghề nông trồng lúa nước gắn liên với những công trình tưới tiêu được xây dựng ngày một nhiều Sử cũ viết: "Ruộng Lạc theo nước triểu lên xuống
mà làm, dân khẩn ruộng ấy mà ãn, nên gọi là Lạc dân" Dù là hợp tác và
phân công lao động giản đơn, cư dân Văn Lang đã biết tổ chức, đoàn kết lại, tiến hành trị thuỷ để khai khẩn châu thổ sông Hồng, sông Mã, sông Cả chống lũ lụt đảm bảo cho một đời sống nông nghiệp định cư
Nghề nông trồng lúa nước, nghề trồng dâu nuôi tầm, việc chăn nuôi gia súc ngày một phát triển kéo theo sự phát triển của thủ công nghiệp Trước hết là nghề luyện kim đồng thau Việc khai mỏ đồng, mỏ thiếc, mỏ chì, nấu quặng, vận chuyển kim loại từ miễn núi về miền xuôi là một quá trình lưu thông đa dạng và phức tạp Sau nghề gốm, luyện kim, là chế tác đá, nghề đệt, ghê mộc, xây dựng, làm vườn, trồng rau và trồng cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, săn bất, hái lượm tiếp tục phát triển Người Lạc Việt đã dựng được những ngôi nhà sàn mái cong, đóng được cả thuyền lớn
Vào thế kỷ II trước công nguyên, thời đại đồ đồng trở thành cực thịnh và thời đại quá độ sang đồ sắt bát đầu Công cụ đồ sắt đã tìm thấy trong di chỉ Đồng May, Triển Vậy (Hà Nội), lưỡi cuốc sắt ở Gò Chiến, rìu sắt đúc ở khu mộ cổ Đông Sơn Những công cụ sắt này đều có niên đại khoảng 2300 năm Nông nghiệp, thủ công nghiệp đều phát triển hơn trước Theo ”Lnh Nam chích quái ” cho biết: “Thời kỳ Hùng Vương An Dương Vương, cư dân Việt cổ sản xuất được nhiều lúa nếp và tế” Trong Giao Cháu ngoại vực ký cũng ghỉ: “Bấy giờ ở Giao Chỉ đã biết mỗi năm gặt hai mùa, lúa có hai loại:
Trang 17xích điền (hạt đỏ), bạch điển (hạt trắng)” Khảo cổ học tìm thấy nhiều đống vỏ trống trong các đi chỉ văn hố thời Đơng Sơn Đối chiếu với truyền thuyết thì người Việt lúc này đã biết dùng gạo nếp gói bánh chưng, bánh dầy Diện tích khai phá ở miễn núi, miễn trung du và nhất là đồng bằng ven biển ngày càng lớn Dân số đông thêm, lãnh thổ mở rộng Theo sử cũ thời Tây Hán ghi chép, số dân Giao Chỉ vào thế ký II — I TCN khoảng 1 triệu người Trung tâm kinh tế, văn hoá có xu hướng đời từ vùng trung du xuống miền đồng bằng Đó cũng là lúc cục điện chính trị xã hội phương Bắc chuyển biến mạnh Thời kỳ Chiến Quốc (421 - 221 tr CN) kết thúc và nhà Tần đã thống nhất Trung Quốc Trung Quốc đẩy mạnh đồng hoá các dân tộc không phải Hán, nhà Tần bắt đầu xâm lược phương Nam
Trên cơ sở thành tựu kinh tế - văn hoá Văn Lang, nhà nước Âu Lạc ra
đời vào khoảng nửa sau thế kỷ II tr CN với vai trò lịch sử của Thục Phan An Duong Vuong nhằm phát triển đất nước, xây dựng lực lượng quốc phòng đủ mạnh để chống lại nguy cơ xâm lược của phương Bắc Việc An Dương Vương dời đô xuống Cổ Loa gần trung tâm châu thổ sông Hồng thuộc vùng đồng bằng đã chứng tỏ điều đó, đồng thời khẳng định bước tiến quan trọng về mặt tổ chức nhà nước cũng như tư tưởng xây dựng quốc gia độc lập của người Việt Nam ngay từ thời cổ đại
Nhà Tần sau khi thống nhất Trung Quốc vào năm 221 tr CN, đã phát 50 vạn quân xâm lược Bách Việt Càng đi sâu vào đất Việt, quân Tần càng bị người Âu Việt, Lạc Việt anh đũng chống lại Hàng chục vạn quân Tần đã bị tiêu diệt, chủ tướng là Đồ Thư cũng bị giết chết Việc Ngô Quyền chống quân Nam Hán, giành chỗ cho quốc gia độc lập của người Việt được phục hưng vào năm 938, chứng tỏ rằng Việt Nam là đại điện cuối cùng và duy nhất còn sót lại của đại gia đình Bách Việt
Trang 18vương Triệu Đà đã tiến hành xâm lược Âu Lạc nhiều lần nhưng đều bị thất
bại Sau đó, Triệu Đà phải dùng mưu cho Trọng Thuỷ là con trai ở rể An
Dương Vương dò xét tình hình Âu Lạc, lấy cắp bí mật vũ khí chế nỗ của An Dương Vương rồi thôn tính nước ta vào năm 179 tr CN
Thời kỳ hình thành dân tộc và nhà nước sơ khai của Việt Nam mặc dù
mang tính chất nửa huyền thoại nửa lịch sử nhưng lại vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của lịch sử Việt Nam cũng như lịch sử tư tưởng chính trị Việt Nam sau này Đó là giá trị văn hoá tỉnh thần to lớn phản ánh cội nguồn cho một quyền lực chính trị và pháp quyền, tham dự vào việc hình thành cư dân Việt Nam từ thời tiền sử, là nhận thức sớm nhất về một quan niệm rằng người Việt Nam là chủ thể của một dân tộc có lịch sử lâu đời và sớm đi vào xã hội văn minh, có tổ chức nhà nước
Trong Nhà nước thời Văn Lang - Âu Lạc, quyền lực nhà nước bắt đâu hình thành trên cơ sở xã hội đang trong quá trình phân hoá giai cấp, “lạc hầu ăn ruộng lạc dân” nhưng chưa sâu sắc Dù sơ khai, người Việt cổ đã chịu sự chi phối của một bộ máy quản lý chung đứng đầu là vua, bên dưới là các lạc hầu (quan văn), lạc tướng (quan võ) thủ lĩnh các địa phương Con trai vua gọi là quan Lang, con gái vua gọi là My nương, quan giúp việc ở hệ thống chính quyền cơ sở gọi là Bồ chính Đó là thiết chế chính trị - Nhà nước đầu tiên của Việt Nam
Trang 19được biểu lộ ngày càng rõ nét trong một nghìn năm chống Bắc thuộc với các thế hệ anh hùng từ Bà Trưng, Bà Triệu, qua Lý Bí đến Khúc Thừa Dụ, Dương Đình Nghệ, Ngô Quyên Họ đều là những anh hùng cứu nước tiên phong của dân tộc Trên cơ sở đó, đến thế kỷ X tư tưởng chính trị căn bản của Việt Nam là độc lập dân tộc và thống nhất quốc gia đã được kháng định trên thực tế và được biểu hiện với nhiều nội dung phong phú
1.3 TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM TRONG THẾ KỶ X ~- NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN
1.3.1 Tư tưởng chính trị của họ Khúc (905 - 930)
1.3.1.1 Tư tưởng ngoại giao mềm dẻo, hoà bình của Khúc Thừa Dụ (905 — 907)
Năm 905, nhân địp nhà Đường suy sụp, Trung Quốc rơi vào rối loạn, Khúc Thừa Dụ một hào trưởng ở đất Hồng Châu (Hải Dương), được dân chúng ủng hộ, đã tiến vào chiếm đóng thành Đại La (Hà Nội ngày nay), tự xưng là Tiết độ sứ, xoá bỏ thực chất của chính quyền đô hộ nhưng khéo lợi dụng bộ máy và danh nghĩa của bọn đô hộ cũ để chuyển sang giành quyền độc lập dân tộc một cách vững chắc Ách đô hộ của nhà Đường bị lật đổ, buộc nhà Đường phải công nhận và gia phong cho Khúc Thừa Dụ làm Tĩnh Hải Tiết độ sứ đồng binh chương sự cai quản chính quyền và đất nước ta Nhu vay, tir 905 nước ta thốt khỏi ách đơ hộ, thống trị của phong kiến Trung Quốc, thực sự trở thành một nước tự chủ, nhưng thiết chế chính trị thì vẫn tổ chức theo hình thức cũ của nhà Đường
Trang 20loạn lạc, nhân danh là hào trưởng một xứ, Thừa Dụ tự xưng là tiết độ sứ“ Tiết độ sứ là chức quan của nhà Đường phong cho người đứng đầu địa
phương (trưởng quan cao cấp quân chính địa phương, gọi là Phiên trấn) Việt
Nam thời thuộc Đường coi như một địa phương hay phiên trấn của Trung Quốc Hợp thức và hợp thời, Khúc Thừa Dụ mềm dẻo nhưng cương quyết đã buộc hoàng đế nhà Đường phải chính thức thừa nhận chính quyền của người Việt do ông đứng đầu Vừa là “Tiết độ sứ“ — quan chức của triều đình chính quốc cai trị miền biên viễn, nhưng cũng vừa là , Đồng bình chương sự” người đứng đầu đất nước đã sạch quân đô hộ (ngày 7 tháng 2 năm 906 vua Đường phải phong thêm cho Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ Khúc Thừa Dụ tước "Đồng
bình chương sự "
Công nhận Khúc Thừa Dụ làm tiết độ sứ tức là nhà Đường công nhận Khúc Thừa Dụ được quyền nắm cả quân quyền lẫn các quyền dân chính, tài
chính, đã có đất lại có dân, có giáp binh, có của cải, thứ sử các châu đều
thành thuộc hạ Tiết độ sứ được tự ý cử quan lại văn võ, tự ý trưng thu thuế má trong vùng mình cai trị Khi Tiết độ sứ chết thì con nắm lấy quyền hành hoặc nghững người thân cận dưới quyền chọn người thay thế, gọi là "lưu hậu” Thực chất đó là quyền tự trị trên nền tảng dân tộc sẽ phát triển thành
quyền độc lập Khúc Thừa Dụ phong cho con là Khúc Hạo chức vụ "Tĩnh
Hải hành quân tư mã quyền tri lưu hậu” tức là chỉ huy quân đội và sẽ thay thế cha nắm quyền Tiêt độ sứ
Tuy còn mang danh hiệu một chức quan của nhà Đường, về thực chất Khúc Thừa Dụ đã xây đựng một chính quyền tự chủ Giành lấy chính quyền từ tay bọn phong kiến nước ngoài, Khúc Thừa Dụ đã kết thúc về cơ bản ách thống trị hơn một nghìn năm của phong kiến phương Bắc
Trang 21tộc đã sớm nảy nở vào thế kỷ X, "thế kỷ bản lề" khép lại thời kỳ nghìn năm Bắc thuộc, đồng thời mở ra kỷ nguyên độc lập nghìn năm sau
1.3.1.2 Tư tưởng cải cách của Khúc Hạo (907 - 917)
Năm 907, Khúc Thừa Dụ qua đời, con là Khúc Thừa Hạo lên thay (sử
sách thường chép là Khúc Hạo) Nối nghiệp cha và nối chí cha của mình, Khúc Hạo đã đảm đương một cách tài giỏi trọng trách củng cố nền tự chủ còn non trẻ của Việt Nam Nắm chính quyền trong một hoàn cảnh mới, Khúc Hạo đã tiến hành nhiều cải cách quan trọng về các mặt Đường lối chính trị chung của Khúc Hạo được tóm tất ngắn gọn song rất rõ rằng như sau:
“Chính trị cốt chuộng khoan dung, giản đị, nhân dân đều được yên vui” Khoan dung, tức là không thất buộc, khất khe quá quất đối với dân, chống bọn tham quan ô lại, một tệ nạn lớn của thời Bắc thuộc Giản di là không làm phiền hà, nhiễu dân Yên vui “an cư lạc nghiệp” là lý tưởng của nếp sống nông dân nơi xóm làng
Vì nhu cầu của công cuộc xây dựng nền tự chủ, thống nhất đất nước, Khúc Hạo đã biết khoan dung với dân, phát huy sức mạnh của dân Ơng hiểu rằng chăm Ío xây đựng, bồi đưỡng sức dân tức là chăm lo xây dựng nền tảng độc lập của dân tộc
Từ đó, trong cải cách kinh tế, Khúc Hạo đã sửa đổi lại chế độ điền tô, thuế má và lực địch nặng nề của thời thuộc Đường Ông ra lệnh “bình quân thuế ruộng, tha bỏ lực địch, lập số hộ khẩu, kê rõ quê quán, giao cho giấp trưởng (quản giáp) trông coi”
Trang 22Dưới thời thuộc Đường, chính quyển đô hộ xây dựng theo hệ thống gồm các cấp: Châu — huyện — hương — xã Theo Án nam chí nguyện của Cao Hùng Trưng thì gồm có tiểu hương (70 — 150 hộ), đại hương (160 — 540 hộ), xã gồm tiểu xã (10 — 30 hộ), đại xã (40 — 60 hộ) Trên thực tế, chính quyền đô hộ chỉ nắm được cấp châu, huyện và phần nào cấp hương, không thể nào với tới cấp xã vốn có tính tự trị rất cao của công xã nông thôn nước ta thời đó
Khúc Hạo đã đổi hương làm giáp Đứng đầu có chức quản giáp và phó tri giáp để trông nom việc thu thuế Ngoài những hương cũ đổi thành giáp, ông còn đặt thêm nhiều giáp mdi, ca thay có 314 giáp (thời Đường ở nước ta có 159 hương) Điều đó cho thấy chính quyền của họ Khúc đã tiến một bước trên con đường mở rộng và củng cố đáng kể nền độc lập tự chủ mới giành lại được Từ một mô hình của chính quyền đô hộ, nhằm khắc phục tính phân tán của quyền lực thủ lĩnh địa phương Khúc Hạo đã có những cố gắng đầu tiên hết sức lớn lao nhằm xây dựng một chính quyên dân tộc thống nhất từ trung ương cho đến xã Ông chia cả nước thành những đơn vị hành chính các cấp: Lộ, phủ, châu, giáp, xã Xã là đơn vị hành chính thấp nhất Mỗi xã có xã quan, một người chánh lệnh trưởng, và một người tá lệnh trưởng cai quản nhằm tăng cường sự quản lý trực tiếp các đơn vị hành chính cấp cơ sở của chính quyền trung ương
Vì nhu cầu chống ngoại xâm, các hào trưởng địa phương phải phục tùng chính quyền trung ương nhưng vẫn có xu hướng cát cứ và họ Khúc cũng như nhiều triều đại độc lập tiếp theo, vẫn phải dựa vào họ để củng cố chính quyền ở cơ sở Nhưng xu thế của lịch sử Việt Nam, mở đầu từ cuộc cải cách của Khúc Hạo, là độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất quốc gia Đây cũng là tư tưởng chính trị căn bản chi phối sự phát triển của dân tộc
Trang 23Những cải cách của Khúc Hạo có tác dung và ý nghĩa lớn lao trong công cuộc xây dựng một chính quyền tự chủ, một quốc gia độc lập, thống nhất, tách khỏi phạm vi thế lực của chính quyền phong kiến Trung Quốc An Nam đô hộ phủ (sau đổi là Tinh Hải quân) thời Đường là một đơn vị hành chính thuộc chính quyển phong kiến Trung Quốc trong đó có nước ta”
Với việc cải tổ các khu vực hành chính đã tạo điều kiện cho chính quyền trung ương có khả năng kiểm soát được các địa phương trong nước, góp phần củng cố chính quyền thống nhất, tập trung Tuy nhiên, chính quyền họ Khúc mới chỉ là một chính quyền độc lập tự chủ ở thời kỳ phôi thai Dù vậy, nó thực sự là nền móng vững chắc cho sự ra đời một chính quyền độc lập, tự chủ hoàn toàn sau đó vào năm 938
Những cải cách kinh tế của Khúc Hạo đã xoá bỏ được chế độ bóc lột nặng nề của chính quyền đô hộ, nhất là dưới thời thuộc Đường Phương thức bóc lột của chính quyền đô hộ trước đó ngoài những hình thức như tô, dung, điệu còn có nhiều hình thức bóc lột nặng nề, phiền nhiễu khác (cống nạp, phục dịch) theo yêu cầu của chính quyền phong kiến trung ương và bọn quan lại thực dân đô hộ Những cải cách đó vừa giảm nhẹ mức bóc lột đối với nhân dân vừa xoá bỏ mâu thuẫn trong chính sách bóc lột của nhà Đường là áp đặt bằng bạo lực chính sách tô thuế bất bình đẳng của chính quyền phong kiến Trung Quốc vào xã hội nước ta bấy giờ còn bảo tổn chế độ công xã
nông thôn mang nặng tính chất tự trị và quan hệ bình đẳng công xã
Chính sách “bình quân thuế ruộng” của Khúc Hạo khác hẳn về bản chất chính sách tô, dung, điệu gắn lién với chế độ “quân điền” của nhà
Đường ở Trung Quốc Chính quyền họ Khúc đã thực hiện một phương thức
Trang 24nên sự dung hợp cần thiết và thỏa đáng, giữa nhà nước tự chủ với làng xã trong bối cảnh của đất nước ở đầu thế kỷ X Thông qua cải cách kinh tế này, cũng đã có tác dụng gây dựng quyền sở hữu ruộng đất trong xã hội của nhà nước, để trên cơ sở đó sẽ được củng cố và nâng cao hơn dần theo quá trình phát triển của chế độ trung ương tập quyền sau khi đất nước được hoàn toàn độc lập, tự chủ
Những cải cách của Khúc Hạo đã biểu thị rất rõ tính thần tự chủ, tự
lập, tự cường và quyết tâm lớn của dân tộc ta mà họ Khúc là tiêu biểu nhằm
thoát khỏi ách thống trị của chính quyền phong kiến Trung Quốc Những cải cách đó đã làm đổi mới bước đầu bộ mặt chính trị của nước ta, làm tăng thêm lòng tin của nhân dân ta đương thời vào tương lai độc lập hoàn toàn của dân tộc, nâng cao quyết tâm bảo vệ đất nước khi có giặc ngoại xâm Khúc Hạo là nhà cải cách đầu tiên của Việt Nam ở thế kỷ X vào lúc bình minh của nền độc lập dân tộc Vì thế có thể xem ông là người khởi xướng cho tư tưởng cải cách, đổi mới đất nước, một nội dung quan trọng của lịch sử tư tưởng chính trị Việt Nam Trong quá trình dựng nước và giữ nước sau đó của lịch sử dân tộc, tư tưởng này ngày càng đậm nét với nhiều tên tuổi như Lý Công Uẩn, Trần Thủ Độ, Hồ Quý Ly, Lê Thánh Tông, Minh Mệnh, Nguyễn Trường Tộ và có thể nói công cuộc đổi mới toàn diện, ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới hiện nay của đất nước ta do Đảng khởi xướng và lãnh đạo là có một điểm tựa truyền thống
Với một chính sách đối ngoại mềm dẻo, Khúc Hạo sai con là Khúc Thừa Mỹ làm “khuyến hiếu sứ” sang Nam Hán, bể ngoài gọi là để “kết mối hoà hiếu” song bề trong cốt để “xem xét tình hình hư thực của Nam Hán (An
Nam chí lược, q.11) Sau khi Khúc Hạo mất, con là Khúc Thừa Mỹ lên thay
(khoảng 917 - 918)
Trang 25Nam Hán Khúc Thừa Mỹ sau khi nối nghiệp cha lại sai sứ sang nhà Lương
để xin quy phục, ý muốn lợi dụng sự mâu thuẫn giữa nước Lương và nước Nam Hán để củng cố sự nghiệp tự cường của mình Năm 930, vua Nam Hán bấy giờ là Lưu Cung lấy làm tức giận, sai tướng là Lê Khắc Chính sang đánh họ Khúc Khác Chính bắt được Thừa Mỹ đem về Quảng Châu, Phủ thành Đại La (Hà Nội) bị chiếm Lưu Cung cử Lý Tiến là Thứ sử Giao Châu, cùng với Khác Chính đóng quân chiếm giữ, thay các triều đại Trung Quốc trước mà
thống trị nước ta Nhưng Dương Đình Nghệ, người Ái Châu (Thanh Hoá) là
tướng cũ của họ Khúc, đã nổi binh chống cự Lý Tiến báo cấp với Nam Hán để xin viện binh Năm 931 Dương Đình Nghệ khôi phục được thành Đại La (hiện nay ở làng Ròng, tức làng Dương Xá - làng họ Dương, huyện Thiệu Hoá tỉnh Thanh Hoá có đên thờ Dương Đình Nghệ) Lý Tiến trốn về Quảng Châu Trần Bảo là tướng của Nam Hán đem viện binh sang toan vây thành nhưng bị quân ta giết chết
Dương Đình Nghệ tự xưng là Tiết đệ sứ để nối nghiệp họ Khúc nhưng vào năm 938 thì ông bị một viên tướng dưới quyền là Kiều Công Tiễn giết để thoán đoạt quyền lực Kiều Công Tiễn sau đó thần phục Nam Hán để mưu giữ quyên vị bất chính của mình
1.3.2 Tư tưởng độc lập dân tộc và thống nhất quốc gia thời tiền Thăng Long với các triểu đại Ngô - Đỉnh — Tiền Lê (938 ~ 1009)
Được tin Kiều Công Tién phản nghịch và thấy công cuộc tự chủ mà họ Khúc và họ Dương đã cố gắng đặt nền móng bị nguy hại, Ngô Quyền cũng là tướng của Dương Đình Nghệ đã nổi dậy, tiêu diệt kẻ phản bội Kiều Công Tiễn để “diệt thù trong” mà “đánh giặc ngoài”, kế tiếp sự nghiệp của Họ Khúc và Dương Đình Nghệ Ngô Quyền người Đường Lâm (theo Sơn Tây
tỉnh chí xã Cam Lâm huyện Phúc Thọ xưa gọi là Đường Lâm, Phùng Hưng
Trang 26được Dương Đình Nghệ gả con gái cho và quản lĩnh Ái Châu là một địa bàn trọng yếu
Ngô Quyên từ Ái Châu cất quân ra đánh Kiều Công Tiễn Kiểu Công Tiễn sợ, phải cầu viện Nam Hán Lưu Cung vua Nam Hán sai con là Lưu Hoằng Tháo đem quân tiên phong đi trước, còn mình thì đóng đại binh ở Hải Môn (thuộc tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc) Ngô Quyền sau khi giết được Kiểu Công Tiễn, khẩn trương bố trí lực lượng để nghênh chiến quân Nam Hán Biết Hoàng Tháo tiến quân từ đường biển vào, Ngô Quyển bố phòng cần thận ở cửa sông Bach Đằng là cửa ngõ vào nước ta Ngô Quyền sai lấy những cây gỗ lim đếo nhọn đem bịt sắt, chờ khi nước thuỷ triều xuống thì cho đóng thành trận địa cọc ở cửa sông Bính thuyền của Hoàng Tháo đến, định nhân nước thuỷ triều lên để vào cửa sông Ngô Quyền tính khi nước triểu lên gần xuống thì cho thuyền nhẹ ra khiêu chiến ở cửa sông rồi giả thua bỏ chạy trở vào Binh thuyền của giặc đuổi theo, vượt qua cửa sông có đóng cọc Chợt nước triều xuống, quân ta mai phục ở hai bên sông nổi lên quyết chiến Thuyền giặc phải rút lui, nhưng vì nước cạn nên mắc vào những cây cọc nhọn bịt sắt, vỡ đắm rất nhiều Quân giặc chết quá nửa, Hoằng Tháo cũng bị chết ở cửa sông Bach Đằng Đó là cuộc đại thắng lịch sử quan trọng mở ra một kỷ nguyên mới cho sự phát triển của Việt Nam
Chiến thắng của Ngô Quyên chống quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng đã đánh bại am mưu đồng hoá của phong kiến Trung Quốc, khẳng định trên thực tế tư tưởng độc lập dân tộc, xây dựng một Nhà nước độc lập tự chủ, đối diện với các Nhà nước phong kiến của Trung Hoa
Trang 27nguyên độc lập cho nước ta Có thể nói ý thức dân tộc của người Việt đã không bao giờ mất đi dưới sự chiếm đóng của Trung Quốc Càng Hán hoá Việt Nam càng tiến đến một nền tự chủ vững chắc
Trên thực tế, Ngô Quyền đã thiết lập được quyền lực của mình ở các châu mà cư dân là con cháu của người Lạc Việt, tức miền trung du và miền đồng bằng Bắc bộ cùng miền núi và đồng bằng Thanh Nghệ Ngô Quyển có lẽ đã phong tước cấp đất cho những người thân cận, tướng lĩnh của mình và các hào trưởng địa phương quy phục Hiện không biết rõ tình hình phong cấp như thế nào, duy chỉ biết được ở Trà Hương, nay là vùng Nam Sách (Hải Dương), bấy giờ có một người hào trưởng gọi là Phạm Lệnh Công là trung thần của Ngô Quyền, có lẽ đã được Ngô Quyền phong cho ở đấy
Sau khi Ngô Quyền chết, con là Ngô Xương Ngập nối ngôi nhưng Dương Tam Kha cướp ngôi của Xương Ngập, Xương Ngập phải trốn về Trà Hương để nương nhờ Phạm Lệnh Công Dương Tam Kha nuôi em Xương Ngập là Xương Văn Năm 950, Tam Kha sai Xương Văn và hai tướng là Dương Cát Lợi và Đỗ Cảnh Thạc đem quân đi đánh hai thôn Đường Nguyễn
ở huyện Thái Bình (sách Cương mục chú là Quốc Oai, Hà Tây ngày nay)
Trén đường đi, Xương Văn bàn với các tướng trở về, đánh úp Dương Tam Kha, giáng làm Chương Dương công và cấp cho đất ở Chương Dương làm thực ấp, rồi sai sứ ra Trà Hương đón Xương Ngập về Nhưng tình hình chính trị lúc ấy đã trở nên rối loạn, không kiểm soát được ngay từ sau khi Ngô Quyền mất Cùng với việc Dương Tam Kha thoán đoạt, nhiều hào trưởng địa phương đã nổi lên cát cứ, gây thành cục diện 12 sứ quân:
- Trần Lãm, tự xưng là Trần Minh Công, hào trưởng ở miền Cửa Bố (Bố hải khẩu - thuộc xã Kỳ Bố, huyện Vũ Tiên, Thái Bình ngày nay) Sau khi Trân Lãm chết, Đinh Bộ Lĩnh thừa kế nắm binh quyền, rút về miền quê
Trang 28- Kiểu Công Hãn, cháu nội của Kiều Công Tiễn, Xưng là Kiều Tam Chế, giữ miền Phong Châu (ở phía nam Bạch Hạc nay còn dấu thành xưa ở làng Phù Lam huyện Bạch Hạc, Phú Thọ)
- Nguyễn Khoan, xưng là Nguyễn Thái Bình giữ đất Nguyễn Gia Loan (nay còn dấu thành xưa ở xã Vĩnh Mụ, huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc)
- Ngô Nhật Khánh, gọi là Ngô Lãng Công, giữ miền Đường Lâm (huyện Đường Lâm thuộc châu Phúc Lộc, miền Hà Tĩnh ngày nay) Cũng có giả thuyết nói Ngô Nhật Khánh giữ miền Giao Thuý (nay là huyện Xuân
Trường, Nam Định)
- Lý Khuê, gọi là Lý Lãng Công, giữ miền Siêu Loại (nay là huyện Thuận Thành, Bắc Ninh)
- Nguyễn Thủ Tiệp, gọi là Nguyễn Lện công, giữ miền Tiên Du (tại huyện Tiên Du, Bắc Ninh nay còn dấu thành cũ ở chân núi Bát Vạn sơn)
- Lữ Đường, gọi là Lữ Tả công, giữ miền Tế Giang (nay là huyện Văn Giang, Hải Dương, còn có đền thờ ở xã Phụng Công)
- Nguyễn Siêu, gọi là Nguyễn Hữu công, giữ miền Tây phù liệt (nay là
xã Phù Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội)
- Kiểu Thuận, gọi là Kiều Lệnh công, giữ miền Hồi Hồ (nay là xã Trần Xá, huyện Cẩm Khe, Phú Thọ Tại đây còn dấu thành xưa)
- Phạm Bạch Hổ, gọi là Phạm Phòng Át, giữ miền Đằng Châu (ở xã Xich Dang, huyện Kim Dong, Hung Yên hiện còn đền thờ)
Trang 29ở làng Bảo Đà, huyện Thanh Oai, Hà Tay Tại đây có dấu cũ của thành Sứ quân, có thuyết cho rằng sông Đỗ Động tức sông Nhué)
Mười hai người chiếm giữu 12 địa phương trên, sử gọi là 12 sứ quân
hay “loạn 12 sứ quân”
Đỉnh Bộ Lĩnh là một trong 12 sứ quân chiếm cứ miền Hoa Lư Sau khi đẹp yên các sứ quân khác và thống nhất cương vực lãnh thô, Định Bộ Lĩnh lên ngơi hồng đế tức Đinh Tiên Hoàng, đóng đô ở Hoa Lư Theo sử chép, Dinh Tiên Hoàng chia nước làm mười đạo Việc quan trọng nhất là xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng Lê Hoàn được giao chức thống soái phong làm Thập đạo tướng quân Từ đây trở đi, cuộc chiến giữa ta với phương Bắc không còn mang tính chất nổi dậy vũ trang quận huyện mà là cuộc chiến giữa hai quân đội của hai quốc gia
Hoa Lư là kinh đô của nước Đại Cồ Việt dưới hai triều Đinh (968 — 979) và Tiền Lê (980 — 1009) Đó là một vùng núi non hiểm trở, thích hợp
với yêu cầu quân sự của một chính quyền độc lập non trẻ còn phải đối phó với nhiều mối đe doa cia giặc ngoài thù trong Với địa thế “Tiến kha di
cơng, thối khả đĩ thủ” (Tiến có thể đánh thắng, thoái có thể bảo vệ), rất lợi
hại của Hoa Lu, Dinh Tiên Hoàng đã đánh bại các thế lực cát cứ địa phương, khôi phục và củng cố nền thống nhất quốc gia
Từ kinh đô Hoa Lư, năm 981 Thập Đạo tướng quân Lê Hoàn đã tiến hành cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất thắng lợi, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc Quân Tống tiến vào nước ta theo hai đường thuỷ, bộ Mặt trận trên bộ điễn ra trước tại ải Chỉ Lăng (Lạng Sơn) Tại đây, hai tướng chỉ huy quan Tống là Hầu Nhân Bảo và Tôn Toàn Hưng bị quân ta chém chết, quân Tống đại bại Đạo quân Tống ở mặt trận Bạch Đằng nghe tin thua trận ở Chi Lăng, vội vã quay đầu tháo chạy
Trang 30Quốc) đánh dẹp để giữ yên vùng biên thuỳ khiến cho vua quan Trung Quốc nể sợ Theo sử chép, sau chiến thắng đập tan quân xâm lược của nhà Tống, mỗi lần tiếp sứ giả Trung Quốc, Lê Hoàn thường ngồi trên mình ngựa mà thi lễ, rồi cùng dong cương với sứ giả mà tiến bước Để uy hiếp tỉnh thần sứ giả Trung Quốc, trong các cuộc tiếp, hay đàm phán, nhà vua thường cho đắt hai con cọp đến chầu Vừa mềm dẻo vừa kiên quyết, cứng rắn với Trung Quốc, Lê Hoàn tiến lên thực hiện chính sách ngoại giao bình đẳng với Trung Quốc, xoá bỏ hẳn vết tích của một nghìn năm Bắc thuộc
Như vậy, trong vòng 41 năm (968 — 1009), kinh đô Hoa Lư xứng đáng với sự lựa chọn của Định Tiên Hoàng và Lê Đại Hành, đã hoàn thành vai trò lịch sử của một cố đô - kinh đô đầu tiên của một quốc gia độc lập
Thế ký mười khép lại với những thành quả bảo vệ và củng cố độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất quốc gia kể từ thời họ Khúc đến các triều đại Ngô, Định, Tiền Lê, đã tạo điều kiện đưa đất nước ta, dân tộc ta bước vào thời kỳ mới Đó là thời kỳ xây dựng đất nước trên quy mô lớn, thời kỳ phục
hưng toàn điện của dân tộc trên tất cả các lĩnh vực, trong đó văn hoá dân tộc
nói chung và đặc biệt là tư duy chính trị Việt Nam nói riêng đã có bước phát triển mạnh mẽ, góp phần làm nên kỷ nguyên văn minh Đại Việt rực rỡ thời
Trang 31CHƯƠNG 2
“TAM GIÁO ĐỒNG NGUYÊN” VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA
TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ NHO GIÁO THỜI LÝ - TRẦN (THẾ KỶ XI - XIV)
2.1 “TAM GIÁO ĐỒNG NGUYÊN” VÀ ANH HUGNG CUA NO ĐẾN TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ THỜI LÝ - TRẦN
Thời Lý Trần, Tam giáo đồng nguyên được hiểu là sự cùng tồn tại và hoà hợp lẫn nhau của ba tôn giáo Phật, Đạo, Nho ở Việt Nam, là một thực tế lịch sử xã hội Tác giả Phan Huy Chú ở đầu thế kỷ XIX nhận định: "Thời Lý Trần, dù là chính đạo (chỉ Nho giáo) hay đị đoan (chỉ Phật, Đạo) đều được tôn chuộng, không phân biệt” (Lịch triểu hiến chương loại chi)
Ở Việt Nam, Tam giáo đồng nguyên cũng đã tồn tại trong những thế kỷ XVI, XVINI, thậm chí ngay cả thế kỷ XIX nhưng Tam giáo đồng nguyên thời Lý - Trần đã mang những đặc điểm riêng của nó Không những là một hiện thực xã hội, nó còn là một tư tưởng chính trị có ảnh hưởng trực tiếp đến đường lối chính sách cai trị của nhà nước phong kiến dân tộc (mà ở thời Lê - Nguyễn không có)
Trang 32xuyên qua lại thăm viếng nhau chứng tỏ một vị thế bình đẳng trong mối quan hệ ngoại giao của hai vương triều phong kiến
Những cuộc kháng chiến chống Tống và chống Mông — Nguyên cùng những quan hệ hoà hiếu sau đó khẳng định sự bảo vệ vững chắc chủ quyển độc lập dân tộc của quốc gia Đại Việt thời Lý — Trần
Về mặt tổ chức cai trị, hai vương triều Lý — Trần đã xây dựng được một bộ máy hành chính khá hoàn chỉnh của một chính quyền quân chủ tập trung, phỏng theo mô hình chính thể của nhà Tống Cơ cấu nhà nước, các danh hiệu chức tước, quan chế, tên gọi các thành quách, cung điện đều được mô phỏng theo thể chế Trung Hoa Tuy nhiên, đó chỉ là về mặt hình thức Theo Phan Huy Chú, thời Lý — Trần, nhiều danh hiệu quan tước chỉ mang tính chất hư hàm, “có danh mà không có thực” Đặc biệt, ở cấp độ chính quyền cơ sở, thời Lý —- Trần vẫn duy trì một thiết chế chính quyền tự trị, tự quản trong các làng xã, ít có sự can thiệp của nhà nước Điều đó đã phản ánh ý thức về một chủ quyền độc lập quốc gia Như lời vua Trần Minh Tông đã khẳng định “Nhà nước đã có phép tắc nhất định, Nam Bắc khác nhau” (Đại Việt sử ký toàn thư)
Trang 33Tất cả những chính sách đó, có thể là do việc bộ báy nhà nước quan liêu thời Lý - Trần chưa được thật hoàn chỉnh, quy củ, nhưng về khách quan, nó đã tạo nên một môi trường tương đối dân chủ, bình đẳng trong xã hội Về vĩ mô, xã hội Lý - Trần đã phân tầng thành hai đẳng cấp chính: Vua quan và thứ dân Tuy nhiên, sự phân biệt giữa hai đẳng cấp này còn khá mờ nhạt, mâu thn xã hội hồ hỗn Trong các làng xã, dân chúng sống hoà hợp,
phân biệt theo tuổi tác (thiên tước) chứ chưa theo địa vị xã hội (vương tước)
Tục trọng lão, trọng xỉ được tôn trọng trong sinh hoạt làng xã Tầng lớp bô lão được kính nể trong nội bộ làng xã cũng như trong toàn xã hội, thể hiện rõ rệt nhất việc triều đình hỏi ý kiến họ về kế sách chống giặc trong hội nghị Diên Hồng, tạo thế “anh em hoà mục, cả nước góp sức”
Chính sách thoáng mở về kinh tế, bình đẳng cộng đồng về xã hội đã là nền tảng cho những quan điểm khai phóng, tự chủ và khoan dung trong tư tưởng chính trị thời Lý - Trần
Trong thời Lý - Trần, '““Tam giáo đồng nguyên” là sự cùng tồn tại hoà bình và ảnh hưởng lẫn nhau (bổ sung cho nhau và đấu tranh với nhau) của ba tôn giáo Phật, Đạo, Nho Nó vừa là đường lối chính sách của nhà cầm quyền vừa là một thực tiễn xã hội, phản ánh thế cân bằng văn hoá Thế cân bằng đó thực ra không bền, mà ở trong một biên độ dao động Trong các giai tầng xã
hội bên trên, thời Lý, cán cân lệch về Phật, đến thời Trần, cán cân chuyển
sang Nho Trong khối quần chúng bình dân bên dưới, ảnh hưởng của Phật - Đạo, hoà quyện cùng các tín ngưỡng dân gian luôn luôn chiếm ưu thế, ảnh hưởng của Nho còn khá khiêm tốn
Trang 34các nên văn hoá ngoại sinh, tác động của đội ngũ quan liêu tới nhà vua, bản thân tính cách của con người nhà vua đó
Đường lối chính trị đó, vì vậy không nhất quán Tuy nhiên, nó có thể phản ánh xu thế chung của lịch sử, qua thái độ ứng xử của các vị vua đối với các tôn giáo trong thế “Tam giáo đồng nguyên” Thời Lý, hầu hết các nhà vua đều sùng Phật, nhưng đã chấp nhận Nho giáo như một phương thức giáo dục đào tạo cần thiết cho việc xây đựng một thể chế quân chủ tập quyền Có thể nói, các vua Lý đã tích hợp Nho giáo vào tư tưởng Phật, Đạo của mình, rồi từ đó kết hợp, hồ hợp ba tơn giáo đó vào các biện pháp cai trị thực tiễn Thời Trần, chế độ quân chủ tập quyền ngày càng được củng cố, Nho giáo đã thắng thế, thể hiện ở những nguyên tắc trị nước Những ảnh hưởng của Phật, Đạo, nhất là ở thời kỳ đầu Trần, vẫn còn rất lớn Đã có những khác biệt, mâu thuẫn giữa Nho và Phật Các vị vua thời kỳ đầu Trần này, thực ra giữ vai trò của một người trọng tài, họ đứng ra dung hoà và hoà giải những tranh chấp giữa Phật và Nho Thế Tam giáo đồng nguyên vẫn còn, nhưng cán cân lực lượng đần dân thay đổi Cuối cùng đến cuối thời Trần, Nho giáo đã đạt được thắng lợi trong tư tưởng của giới cầm quyền
Các tôn giáo Phật - Đạo —- Nho trong Tam giáo đồngnguyên đã có mặt
và tác động tới tư tưởng chính trị hai vương tiều Lý - Trần thông qua việc điều hoà các quan hệ, xử lý các mâu thuẫn, bổ sung các mặt khiếm khuyết trong các dòng tư tưởng chính trị ấy, thực tiễn hoá những tư tưởng có thể vốn vu khoát, mềm hóa những những giáo điều xơ cứng trong nguyên mẫu, bản địa hoá những yếu tố ngoại sinh để phù hợp với những điều kiện cụ thể của xã hội Đại Việt đương thời Nhìn một cách đại thể, Tam giáo đồng nguyên đã đóng góp ảnh hưởng ở mấy mặt sau đây:
Trang 35một ý thức chung về dòng giống (con Lạc, cháu Hồng) và những truyền
thuyết từ thời dựng nước Hùng Vương, trên cơ sở một nền văn hoá Nam Á
bản địa Ở Việt Nam, không phải là những yếu tố kinh tế mà là những yếu tố văn hoá tâm lý đã tạo thành tỉnh thần dân tộc đó
Thời Lý - Trần, nền độc lập tự chủ giành được sau 10 thế kỉ nội thuộc và những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm để bảo vệ củng cố nền độc lập ấy (Lý chống Tống, Trần chống Nguyên Mông) đã đem lại những xung lực mới cho tỉnh thần dân tộc phát triển Nho giáo đã bồi bổ cho tinh thần dân tộc ấy, đồng nhất với tỉnh thần rung quản ái quốc, với việc bảo vệ vương quyền Nó được bộc lộ rõ rệt trong lời tuyên ngôn đanh thép của Lý Thường Kiệt (Nam quốc sơn hà Nam đế cư), về chủ quyên lãnh thổ quốc gia, trong những lời kêu gọi động viên của người anh hùng Trần Quốc Tuấn về lòng trung thành và nghĩa vụ hi sinh của các tướng sĩ qua Hịch tướng sĩ Tinh than đân tộc đó đã được các nho thần đời Trần phát huy trong các văn thơ của mình như Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Trung Ngạn với các lời lẽ đối đáp khi đi sứ, Trương Hán Siêu với bài Bạch Đằng giang phú nổi tiếng
Đạo Phật trong bản chất ít bàn đến Tổ quốc, mà tập trung bàn đến những vấn đề thuộc tâm linh con người Nhưng Tam giáo đồng nguyên đã làm cho đạo Phật Việt Nam giàu tính thực tiễn và tính dân tộc hơn Các sách Thiên uyển tập anh và Tam Tổ thực lục đã vẽ nên một bức tranh lịch sử của dòng Thiển Việt Ảnh hưởng của Phật Đạo và tín ngưỡng dân gian cũng giúp cho sự ra đời những tác phẩm :ruyên kỳ mà nội dung chính là tìm về và tôn
vinh cội nguồn dân tộc như Việt điện u linh và Lĩnh Nam chích quái
Trang 36đáng lưu ý nữa là sau khi kháng chiến thành công, họ đều từ bỏ gươm đao để trở về với đạo, tham thiền hoặc xuất gia di tu
Bên cạnh việc bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc, Tam giáo đồng nguyên còn đóng góp vào việc bảo vệ bản sắc đân tộc Phật giáo đời Trần đã phân biệt sự khác nhau giữa cái “vạc Đại Việt” và cái “đỉnh nhà Chu” Là những người tán thành Nho giáo, nhưng các vị vua cuối Trần vẫn nhấn mạnh đến nhiệm vụ bảo tồn bản sắc văn hoá dân tộc Việt, chống lại việc áp đặt và bắt chước một cách máy móc nước Trung Hoa, Trần Minh Tông cho rằng: “Nhà nước đã có phép tắc nhất định, Nam Bắc khác nhau” Trần Nghệ Tông kiên quyết phản bác ““Triểu trước (nhà Lý) dựng nước, có luật pháp, chế độ riêng không theo quy chế nhà Tống là vì Nam Bắc, nước nào làm chủ nước đó, không phải bắt chước nhau Khoảng năm Đại trị (đời Trần Dụ Tông), bọn học trò mặt trắng được dùng, không hiểu ý nghĩa sâu xa của việc lập pháp, đem phép cũ của tổ tông thay đổi theo phong tục phương Bắc như về y phục, âm nhạc thật không kể xiết” (Đại Việt sử ký toàn thư) Có thể nói đây chính là những ý tưởng ban đầu dẫn đến lời khẳng định mang tính tuyên ngôn của Nguyễn Trãi, trong bài Bình Ngô đại cáo sau đó: “Nước Đại Việt ta từ trước vốn xưng nề văn hiến đã lâu/Núi sông bờ cõi đã chia/Phong tục Bắc Nam cũng khác”
Tư tưởng dân bản — luận điểm “đĩ dân vi bản” (lấy dân làm gốc) là một thuật ngữ chìa khoá trong vốn tư tưởng của Nho giáo Nó có nhiều biến tấu bằng những cách nói khác nhau, xuất hiện có đến hàng trăm lần qua lời truyền dạy của các vị thánh hiển, trong các sách kinh điển của đạo Nho Ví nhu: “dan làm gốc của nước”, “điều mà dân muốn, trời cũng nghe theo”,
“phải thích cái thích của đân, phải ghét cái ghét của dân”, “dân là nước, vua
là thuyền, dân có thể nâng thuyền lên hoặc lật đổ thuyền”
Trang 37coi nhẹ” hoặc: “Vua coi thần dân như chân tay thì bể tôi coi vua như ruột thịt, vua coi thần dân như chó ngựa thì thần dân coi vua như người dân, vua coi thần đân như cỏ rác thì thần đân coi vua như thù địch”
Từ tư tưởng lấy dân làm gốc, chủ nghĩa dân bản quy định vai trò, bổn phận của người làm vua Vua giữ chức năng “thay trời trị dân”, theo nguyên tắc “trên kính mệnh trời, đưới thuận lòng dân”, là “cha mẹ của dân” có nhiệm vụ chăn dắt dân (mục dân), sai khiến dân (sử dân), làm chủ dân Cũng chính vì vậy mà ở một mặt khác, vua phải phụng sự dân (sự dân), nuôi dân, yêu thương dân, gần gũi thân dân, trọng dân
Quan điểm lấy dân làm gốc, thân dân, trọng dân là những hạt nhân tích cực trong tư tưởng chính trị Nho giáo Hạn chế cơ bản của nó là một cách nhìn “từ trên xuống” kiểu gia trưởng, một thái độ ban ơn, thừa nhận và tôn trọng vai trò của đân chúng, nhưng với tư cách là những đối tượng, chứ không phải là những chủ thể trong nên cai trị Đó là điều tốt, hàm chứa những yếu tố dân chủ, nhưng còn xa mới đạt tới khái niệm “dân chủ”, hiểu theo nghĩa một nhà nước pháp quyền hiện đại, trong đó, người dân không chỉ là cái gốc của nước, mà phải là những chủ nhân đích thực của nước, nhà cầm quyền chỉ là những người đại điện được dân chúng tuyển lựa
Ở Đại Việt thời Lý, tư tưởng dân bản, thân dân được thể hiện khá đậm
nét trong đời sống xã hội, là sản phẩm của tư tưởng chính trị Nho giáo, nó đã được bồi bổ làm phong phú và có sức sống bởi những tư tưởng bình đẳng Phật giáo, trong một hoàn cảnh xã hội mà sự phân tầng xã hội còn khá mờ nhạt
Các vua Lý đều nói tới người dân qua những cách diễn đạt khác nhau,
như “thuận lòng dân” (Lý Thái Tổ), “Yêu dân như con” (Lý Thánh Tông)
Trang 38Tn, đánh chuông kêu cầu oan ức Đầu năm, vua Lý Anh Tông đã ra tận ruộng, cày ruộng tịch điển cùng dân chúng
Trong bài Lộ bố văn khi chính phạt Tống, Lý Thường Kiệt đã trịnh trọng tuyên bố một nguyên tắc dân bản: “Trời sinh ra dân chúng, vua hiển ất hoà mục, đạo làm chủ dân cốt ở nuôi dân” Còn thiền tăng Viên Thông thì đã kết hợp tư tưởng “hiếu sinh”, tôn trọng cuộc sống của Phật giáo (một tư tưởng nhân quyền) với chủ nghĩa đan bản Nho giáo (một tư tưởng dân quyền) “Cái đức hiếu sinh hợp với lòng dân” (hiếu sinh chỉ đức hợp vu dân tam) Ông còn nêu lên nội đung cụ thể của quan điểm thân đân, an dân là: “muốn yên dân, thì phải tôn trọng những người dưới”
Trong thời Trần, tư tưởng thân dân, trọng đân vẫn được tiếp tục, qua các lời nói và hành động của tầng lớp vua quan, trí thức Trần Thái Tông khi đang đêm bỏ kinh thành vào núi Yên Tử, đã kết hợp hành động xuất gia tu hành Phật giáo của mình với cách diễn đạt về chủ nghĩa dân bản theo tỉnh thần Nho giáo: “Trầm muốn ra ngoài chơi để được nghe tiếng nói của dân, xem xét lòng dân, cho biết tình trạng khó khăn của dân” Còn Thái sư Trần Thủ Độ và quốc sư Phù Vân, để khuyên can nhà vua trở về kinh, cũng lập luận trên cơ sở những lý lẽ của chủ nghĩa thân dân đó: “Cho đến đứa trẻ lên bảy cũng biết bệ hạ là bậc cha mẹ của dân” và “phàm là bậc nhân quân tất phải lấy ý muốn của thiên hạ (tức lòng dân) làm ý muốn của mình, lấy tấm lòng của thiên hạ làm tấm lòng của mình” Ở đây, tư tưởng Phật - Đạo - Nho đã gặp nhau, diễn giải rõ quan điểm “thân dân” ghi ở đầu sách Đại học: “Đại học chi đạo, tại minh minh đức, tại thân dân, chỉ ư chí thiện” (Cái đạo học lớn là làm tỏ rõ đức sáng, thân thiết với dân chúng, đứng vững ở điều thiện) Còn Đạo đức kinh của Lão Từ (chương 49) cũng đã viết tương tự: “Bậc thánh nhân không có thành kiến, lấy tấm lòng thiên hạ làm tấm lòng của mình " (đĩ
Trang 39Các vua thời Trần đã có những quan hệ khá gần gũi với dân chúng,
chứ không ngồi yên vị ở trên ngai vàng cửu trùng xa cách như những triều đại sau này Sử cũ chép các vua thường xuyên đi xuống các làng mạc địa phương, thăm hỏi việc đấp đê, gặt hái, đánh cá, đự các lễ hội đấu vật, đua thuyền hoặc vi hành đi chơi phố, có khi “thâu đêm suốt sáng“ Dấu hiệu gây ấn tượng nhất của tính thần thân dân gia trưởng đó là Thượng hồng Trần Thánh Tơng mời các bô lão trong nước đến dự hội nghị Diên Hồng, hỏi ý kiến về việc đánh giặc Nguyên, thực sự có ý nghĩa là một Quốc dân đại hội thời trung đại
Quan điểm thân dân của các vua Trần đã được các triều thân văn vỡ
tán đồng ủng hộ Sử gia nho thần Lê Văn Hưu đưa ra quan điểm: “Trời sinh ra dân mà đặt vua để chăn dắt, chứ không phải để cung phụng riêng cho nhà vua” Còn Tiết chế quốc công Trần Hưng Đạo, trước khi mất, đã đặn dò một câu nói nổi tiếng như để tổng kết những suy nghĩ của cả cuộc đời mình: “Khoan thư sức đân để làm kế sâu rễ bên gốc, đó chính là thượng sách giữ nước"
Tỉnh thần nhân văn khai phóng Xét một cách khái quát, cả ba tôn giáo Phật, Đạo và Nho đều mang tính chất nhân văn, hiểu theo nghĩa là đều chú trọng đến con người trần thế, mà ít bàn đến những hiện tượng siêu nhiên, thần thánh Cả ba học thuyết đều lấy con người làm đối tượng, lấy việc giải
thoát con người, đem lại hạnh phúc cho con người làm mục đích Tuy nhiên,
Trang 40Quan điểm “Tam giáo đồng nguyên” thời Lý - Trần đã sửa chữa những khiếm khuyết của cả hai dòng tư tưởng trên, khước từ những thái độ cực đoan, tìm ra những quan điểm chung của những tôn giáo ấy về sự quan tâm và chăm lo đến hạnh phúc của con người, cả về phần đạo và đời, cuộc sống tâm linh cũng như cuộc đời thực tế trong xã hội, tiếp cận đến một thứ chủ nghĩa nhân văn đích thực Các trí thức, thiển tăng, nho sĩ đời Lý - Trần đã điêu hoà, gắn kết giữa tư tưởng “hiếu sinh” (tôn trọng cuộc sống) của Phật giáo với quan điểm “nhân giả, nhân dã” (điều nhân, tức là yêu con người) của Nho giáo Vì thế, đạo Phật thời Lý - Trần đã thực tiễn hơn, còn đạo Nho thời kỳ này thì đã mềm dẻo hơn so với nguyên bản của nó Vua Trần nói tới “cư trần, lạc đạo” (sống ở đời, vui với đạo), các trí thức nói đến “Phật tại tâm”, ở chính lòng mình chứ không ở nơi nào khác, để cao quan điểm “hoà quang đồng trần” (hoà đồng, chung sống cùng với ánh sáng lẫn bụi bậm) Vua Lý chú trọng đến ngày sinh nhật, mà coi nhẹ ngày ky giỗ, vua Trần khuyên người ta bàn đến chuyện sống mà đừng bàn đến chuyện chết, đó chính là những khía cạnh biểu hiện của một chủ nghĩa nhân văn