is
Trang 2
cn |
NGUYEN THI BANG THANH
QUYEN TAC GIA TRONG LINH VUC XUAT BAN O VIET NAM GIAI DOAN 1986-2005 HỌC VIỆN BẢO CHÍ & TUYEN TRUYEN ¬ Chuyên ngành: Xuất bản > #42 / 27 Mã số : 60 32 05
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG
Người hướng dẫn khoa hoc: 7S VU MANH CHU
oe |
Trang 3MỞ ĐẦU
Chương I: Những vấn đề lý luận chung về hoạt động xuất bản và quyền tác giả |
1.1 Hoạt động xuất bản
1.2 Quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản ở Việt Nam
1.3 Các điều ước quốc tế về quyền tác giả và quyền liên quan
Chương II: Thực trạng thực thỉ quyền tác giả trong hoạt động
xuất bản
2.1 Những nhân tố tác động đến bảo hộ quyền tác giả trong lĩnh
vực xuất bản
2.2 Thực trạng của công tác bảo hộ quyền tác giả
Chương HII: Mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp tăng cường bảo hộ quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản
Trang 41 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Quyền tác giả là một trong những quyên con người được quy định ở điều
48 của Bản tuyên bố chung về Nhân quyền và Công ước quốc tế của Liên Hiệp Quốc Trên thế giới, những đạo luật về quyền tác giả đã có từ vài trăm năm trước, ví dụ Đạo luật Anne (Statute of Anne) cua Anh được ban hành năm1710 Đạo luật có tính toàn cầu đầu tiên cũng đã ra đời từ hơn 100 năm trước (1886), đó là Công ước Berne (Công ưỚc quốc tế về bảo hộ các tác phẩm
văn học, nghệ thuật) Quyên tác giả vốn được xem là một công cụ truyền
thống nhằm khuyến khích sáng tạo Ngày nay, và đầu thế kỷ 21, nó còn có vai trò to lớn hơn nhiều trong sự phát triển của các ngành công nghiệp văn hoá
nói chung và ngành xuất bản nói riêng 1
Tại Việt Nam, quyền tác giả là một vấn đề mới mẻ, chỉ được nói đến nhiều trong những năm gần đẩy Kể từ khi Nghị định 142/HĐBT, một văn bản
riêng biệt về quyền tác giả đầu tiên được ban hành năm 1986, đến nay đã có nhiều văn bản có tính pháp quy đề cập đến vấn đề quyền tác giả Đó là Luật -
Xuất bản được ban hành ngày 7-7-1993 và được sửa đổi tháng 11-2004 Sau
đó là Bộ Luật dân sự của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội Khoá IX, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 28-10-1995 Tai chuong 1,
phần thứ 6 và thứ 7 có những quy định riêng về quyền tác giả và quyền liên quan Ngoài ra, còn có nhiều điều khoản quy định về quyền tác giả thấy có ở
luật và pháp lệnh khác như Luật Báo chí, Luật Di sản văn hoá, Luật Hải quan,
Pháp lệnh Quảng cáo Bên cạnh đó, Chính phủ và các bộ ngành đã ban hành
các nghị định, chỉ thi, thông tư hướng dẫn thi hành cho các luật và các văn bản
liên quan Như vậy, những quy định pháp luật về quyền tác giả với những chế tài về hành chính, đân sự, hình sự đã trở thành hệ thống pháp luật và phần nào
tạo được hành lang pháp lý cho việc bảo hộ quyền tác giả trong hoạt động
Trang 5trong Bộ luật Dân sự và của các nghị định Có nhiều trường hợp, các quy định
trùng lặp mâu thuẫn với nhau Có một số điều luật không phù hợp với thông lệ
quốc tế Vì thế, sắp tới Quốc hội sẽ thông qua Luật Sở hữu trí tuệ, trong đó có
một chương nói về quyền tác giả và tiến hành sửa đổi Bộ luật Dân sự
Trong những năm đổi mới vừa qua, các quy định pháp luật về quyền tác giả đã phát huy tác dụng trong cuộc sống Hoạt động xuất bản đã có những bước tiến đáng khích lệ Trong việc xây dựng nền văn hoá mới, với những hoạt động phong phú và đa dạng, hoạt động xuất bản đã góp phần đáng kể vào việc dân chủ hoá hoạt động trí tuệ và nâng cao trình độ dân trí Việc thực thi pháp luật đã tạo ra môi trường tự do bình đẳng trong hoạt động sáng tạo, đồng
thời bảo vệ lợi ích hợp pháp của những người sáng tạo, góp phần khuyến
khích thúc đẩy lao động sáng tạo ra nhiều tác phẩm có giá trị làm cho sự
nghiệp xuất bản ngày càng phát triển Tuy nhiên, ở Việt Nam trong thời gian qua, trong cơ chế thị trường với mặt trái của nó, những vi phạm bản quyền trong lĩnh vực xuất bản cũng đang điễn ra dưới nhiều hình thức Hiện tượng thương mại hoá trong xuất bản, chạy theo lợi nhuận đơn thuần, nhiều tác phẩm của tác giả trong nước được in lậu “vô tư”, không cần hỏi ý kiến của tác giả; nhiều tác phẩm của tác giả nước ngoài được địch tràn lan cũng nằm trong tình trạng trên Đặc biệt, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, máy photocopy, máy vi tính khắp nơi, việc in lậu, sao chép lậu ngày càng khó bề kiểm soát Đó là những thách thức lớn đối với ngành xuất bản, ảnh hưởng không nhỏ đến lợi ích kinh tế trong lĩnh vực xuất bản, vi phạm quyền nhân
thân và quyền tài sản của tác giả
Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, trong xu thế toàn cầu hoá về
kinh tế và hội nhập phát triển hiện nay về lĩnh vực quyền tác giả, Việt Nam đã ký kết các hiệp định song phương liên quan đến quyền tác giả như: Hiệp định
thiết lập quan hệ quyền tác giả ký với Hoa Kỳ (có hiệu lực từ 23-11-1998),
Trang 6Việt Nam - Hoa Kỳ (có hiệu lực từ 10-12-2001) Trên lộ trình gia nhập Tổ chức
thương mại thế giới (WTO) dự định vào cuối năm 2005, Tháng 10/2004 Việt Nam đã gia nhập Công ước Berne Việc thực thi những hiệp định này đòi hỏi Việt Nam phải cố gắng rất nhiều Đó là những thách thức lớn đối với xuất bản Việt Nam, đồng thời cũng mở ra cơ hội lớn cho ngành xuất bản phát triển và
hoà nhập xuất bản thế giới
Vì vậy, nghiên cứu sâu sắc những vấn đề có liên quan đến quyền tác giả
và thực thi quyền tác giả trong hoạt động xuất bản, trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, mở cửa, giao lưu và hợp tác quốc tế là rất cần thiết cả về lý luận và thực tiễn
2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Hoạt động xuất bản là một hoạt động vănhoá đặc thù Trong thời gian
vừa qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu công phu về lĩnh vực này, tiêu
biểu là các công trình “Lịch sử xuất bản sách Việt Nam” của Cục Xuất bản(1996), “Nguyên lý hoạt động biên tập sách”, của Khoa Xuất bản Phân viện Báo chí và tuyên truyền, Nhà xuất bản Giáo dục xuất bản (1998), “Đổi mới và hoàn thiện pháp luật xuất bản theo định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền” của TS Vũ Mạnh Chu, do Nhà xuất bản Văn hố - Thơng tin
xuất bản (1997) Những công trình đó đề cập đến những vấn đề lý luận của
hoạt động xuất bản Vấn đề quyền tác giả trong hoạt động xuất bản thời gian gần đây được nói đến nhiều thông qua các phương tiện thông tin đại chúng Nó đã thu hút được sự quan tâm hơn của các nhà khoa học, của tác giả, các cơ quan luật pháp và tư pháp trong đó có các Nhà xuất bản Có nhiều cuộc hội
nghị, hội thảo quốc gia và quốc tế về bản quyền đã được tổ chức ở Việt Nam
Trang 7nhập kinh tế quốc tế” Đại học quốc gia Và đặc biệt gần đây nhất có tác
phẩm “Sáng tạo văn học nghệ thuật và quyền tác giả” của TS Vũ Mạnh Chu,
do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản (2005) Đây là công trình có
tính lý luận gồm nhiều bài viết về quyền tác giả ở tất cả các ngành của văn
học nghệ thuật Ngoài ra, có nhiều bài nghiên cứu về lĩnh vực này cũng đã được đăng tải trên các tạp chí, báo chuyên ngành
Tuy nhiên, đây vẫn là lĩnh vực còn mới mẻ đối với nước ta Những công
trình chuyên biệt và có hệ thống về quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản chưa
có Đó là một khó khăn khi thực hiện đề tài này Vì vậy, tiếp thu những thành tựu nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước để đi sâu nghiên cứu đề tài
Quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bẩn” là việc làm cần thiết hiện nay 3 MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
- Mục Hiêu:
+ Thông qua việc trình bày những lý luận cơ bản về hoạt động xuất bản và lao động sáng tạo tác phẩm của tác giả, khẳng định mối quan hệ tươnh hỗ
giữa hai yếu tố này trong việc bảo hộ quyền tác giả
+ Đánh giá thực trạng tình hình giữa yêu cầu phát triển của ngành xuất bản và việc bảo hộ quyền tác giả, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động thực thi quyền tác giả trong
lĩnh vực xuất bản nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành xuất bản trong giai
đoạn hiện nay - Nhiệm vụ:
+ Trình bày hệ thống lý luận về xuất bản và quyền tác giả
Trang 8+ Đề xuất mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực thi bảo hộ quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản
4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN
Đề tài “Quyên tác giả trong hoạt động xuất bản” là một đề tài có tính
chất liên ngành Để nghiên cứu, phân tích, đánh giá cần phải vận dụng kiến
thức của luật học, xuất bản học, văn hoá học, kiến thức về kinh tế, văn hoá và xã hội Luận văn này đề cập đến thực trạng của vấn đề quyền tác giả và việc thực thi bảo hộ quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản ở Việt Nam từ năm 1986 (năm ban hành Nghị định 142/HĐÐĐBT) đến nay Hoạt động xuất bản gồm ba
khâu (xuất bản, ¡n, phát hành) và xuất bản phẩm có nhiều loại, luận văn này để
cập chung nhưng tập trung vào xuất bản mà chủ yếu là sách Trên cơ sở đó dé ra nhiệm vụ và giải pháp thực thi có hiệu quả việc bảo hộ quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản
5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, NGUỒN TÀI LIỆU
- Luận văn vận dụng phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp, trên
cơ sở các số liệu thống kê để đưa ra những nhận định tổng quát - Nguồn tài liệu:
+ Các công trình, giáo trình, sách tham khảo nghiên cứu lý luận về sách và hoạt động xuất bản
+ Các đạo luật, luật, sắc lệnh, nghị định, thông tư, chỉ thị của Nhà nước đã ban hành có liên quan đến xuát bản và quyền tác giả
+ Các công trình báo cáo tổng kết, phân tích đánh giá về tình hình thực thi
quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản của Cục Bản quyền tác giả, Cục Xuất bản + Các sách tra cứu, tham khảo, các bài báo, các báo cáo trong các cuộc
Trang 9- Về lý luận: Lý giải có tính khoa học về mối quan hệ tương hỗ giữa hoạt động lao động sáng tạo tác phẩm của tác giả với hoạt động xuất bản trong việc bảo hộ quyên tác giả Nêu rõ vai trò, sự cần thiết vừa cấp bách vừa lâu dài của
vấn đề quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản
- Về thực tiễn: Luận văn nêu lên được thực trạng và đề xuất những giải pháp bảo hộ có hiệu quả quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản
- Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy, quản lý xuất bản và quyền tác giả, trong hoạt động xuất bản, cho biên tập viên các nhà xuất bản và sinh viên chuyên ngành xuất
bản
7 KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Trang 10XUẤT BẢN VÀ QUYỀN TÁC GIẢ
1.1 HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN
Luật xuất bản sửa đổi năm 2004 đã được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam thông qua tại kỳ họp thứ 6 khoá XI, trong đó tại Điều 3 có ghi “Hoạt động xuất bản thuộc lĩnh vực văn hoá tư tưởng thông qua việc
sản xuất, phổ biến những xuất bản phẩm đến nhiều người nhằm giới thiệu tri
thức thuộc các lĩnh vực của đời sống xã hội, giá trị văn hoá dân tộc và tính hoa
văn hoá nhân loại, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của nhân dân, nâng cao
dân trí, xây dựng đạo đức lối sống tốt đẹp của người Việt Nam, mở rộng giao lưu văn hoá với các nước, phát triển kinh tế - xã hội, đấu tranh chống mọi tư tưởng và hành vi làm tổn hại lợi ích quốc gia, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” [17, tr.48]
Điều luật này đã thể hiện quan điểm và tư tưởng chỉ đạo cơ bản của Luật Xuất bản về vị trí, vai trò, tính chất, đặc trưng, và nhiệm vụ của hoạt động
xuất bản Hoạt động xuất bản vừa là hoạt động văn hoá tư tưởng, vừa là hoạt động sản xuất vật chất Là hoạt động văn hoá tư tưởng bởi vì giá trị cơ bản của xuất bản phẩm là giá trị văn hoá tinh thần do lao động trí tuệ của con người
tạo ra Sách và các xuất bản phẩm khác là sản phẩm tinh thần do lao động của
tác giả mang lại Tuy nhiên, các giá trị văn hoá tinh thần do lao động tinh thần
của các tác giả tạo ra muốn trở thành xuất bản phẩm phải thông qua hoạt động
sản xuất chế bản, nhân bản thành các vật phẩm, vì vậy, xuất bản phẩm là sản
Trang 11Để nhận thức được quy luật cơ bản của hoạt động xuất bản cần làm rõ một số khái niệm liên quan đến nội hàm của hoạt động xuất bản
1.1.1 Xuất bản, xuất bản phẩm
1.1.1.1 Xuất bản
Xuất bản vừa là hoạt động thuộc lĩnh vực văn hoá, tư tưởng vừa là một
hoạt động sản xuất vật chất và lưu thông phổ biến xuất bản phẩm đến nhiều
người Đáp ứng nhu cầu hưởng thụ về văn hóa, khoa học và nghệ thuật của bạn đọc, thực hiện vai trò truyền bá giáo dục và cổ vũ công chúng là mục đích của
hoạt động xuất bản Việc tổ chức sản xuất, lưu thông các xuất bản phẩm là
phương thức, phương tiện để hoạt động xuất bản tồn tại và phát triển Xuất bản góp phần quan trọng để thúc đẩy các tiểm năng sáng tạo ra tác phẩm van hoá
tinh thần, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng tác phẩm đó khi xuất bản Xuất bản là một quá trình hoạt động từ tổ chức đề tài đến biên tập nội dung, kỹ
thuật, mỹ thuật, hoàn chỉnh bản mẫu đến tổ chức in nhân bản hàng loạt và tổ chức lưu thông xuất bản phẩm (phát hành, công bố xuất bản phẩm) Điều 1
Luật Xuất bản 2004 quy định : “Hoạt động xuất bản bao gồm các lĩnh vực xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm” [17, tr 47]
Biên tập là công việc cơ bản, cốt lõi có vị trí đặc biệt quan trọng trong hoạt động xuất bản Công tác biên tập xuyên suốt quá trình xuất bản từ khâu
đầu đến khi sách phát huy tác dụng trong thực tế Nội dung chủ yếu của công
tác biên tập là việc tổ chức sáng tạo, khai thác, bản thảo, đánh giá, hoàn chỉnh bản thảo để ¡in thành sách Biên tập giữ vị trí “đầu vào”, có vai trò quyết định
đến chất lượng và hiệu quả của hoạt động xuất bản Phát hành là khâu cuối
cùng thực hiện mục đích xuất bản Nó là “đầu ra”, thực hiện nhiệm vụ tổ chức
Trang 12qua in nhân bản thì những tri thức trong tác phẩm mới đến được nhiều người Quá trình nhân bản hàng loạt tác phẩm chính là quá trình sản xuất hàng hoá của xuất bản
Ngày nay, khi để cập đến hiệu quả của quá trình truyền thông, trong lý luận về xuất bản, một khâu luôn được nhắc đến đó là tìm hiểu sự đánh giá của công chúng về tác dụng của sách Vì sách muốn phát huy hiệu quả, phải phụ thuộc vào việc nó có đáp ứng được nhu cầu và khả năng tiếp nhận thông tin của bạn đọc hay không Để sách đến được bạn đọc, để biết bạn đọc có nhu cầu thực sự đối với các loại sách nào và cần định hướng nhu cầu nào, cần phải tiến hành nghiên cứu bạn đọc Nghiên cứu bạn đọc không chỉ tạo ra những “đơn đặt hàng” - khởi điểm quá trình hình thành bản thảo mà còn có vai trò đánh giá kết quả của những sách đã xuất bản, những trở ngại trong việc sách đến tay khách hàng Trong hoạt động xuất bản hiện đại, nhằm thích ứng với cơ chế thị trường và khả năng ứng dụng những thành tựu mới của công nghệ thông tin, người ta ngày càng chú ý đến khâu nghiên cứu thị trường, đặc biệt
là khâu điều tra lấy ý kiến của độc giả
1.1.12 Xuất bản phẩm và vai trò của xuất bẩn phẩm trong hoạt động xuất bản
Theo quy định tại Điều 5, Chương 1 của Luật Xuất bản, “Xuất bẩn phẩm là
tác phẩm, tài liệu về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa
học và công nghệ, văn học nghệ thuật được xuất bản bằng tiếng Việt, tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài và còn được thể hiện bằng hình ảnh, âm thanh trên các vật liệu, phương tiện kỹ thuật khác nhau” [17, tr 48] Theo đó, tai
Trang 13nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; hướng dẫn kỹ thuật sản xuất; phòng chống thiên tai, dịch bệnh; kỷ yếu hội thảo
Xuất bản phẩm là tên gọi chung những sản phẩm được ¡n ra thành nhiều bản để phát hành tới bạn đọc “Nó bao gồm các loại như sách, tranh ảnh, băng nhạc, băng hình, đĩa compact” [12, tr 422] Trong các loại hình xuất bản
phẩm, sách là loại hình cơ bản nhất, phổ biến nhất, ra đời sớm nhất Do sự
phát triển của công nghệ thông tin, máy tính, Internet, bên cạnh hình thức sách truyền thống đã xuất hiện nhiều loại hình mới như băng, đĩa các loại và
sách điện tử Thông tin mà con người tiếp nhận ở sách không chỉ bằng mắt
thông qua việc đọc sách (kênh đọc) mà còn bằng nghe (kênh nghe) và nhìn (kênh nhìn) hay nói một cách khác là qua kênh chữ, kênh âm thanh và kênh
hình vì sách hiện nay là xuất bản phẩm không chỉ dùng chữ viết mà còn dùng
cả tranh ảnh, âm thanh và các ký hiệu khác nữa
Xuất bản phẩm có vị trí rất quan trọng đặc biệt trong cuộc sống con
người Nó là sản phẩm văn hoá tỉnh thần, là phương tiện trao đổi kiến thức cơ
bản, nâng cao dân trí Xuất bản phẩm là thành quả quan trọng của sự phát
triển văn minh nhân loại, đồng thời lại là công cụ rất hữu hiệu thúc đẩy sự
phát triển của văn minh nhân loại Đó là vật mang giá trị văn hoá tinh thần, là nơi phản ánh nhận thức và tư duy của con người trong từng thời kỳ, từng giai
đoạn lịch sử nhất định, là nơi cất giữ và lưu truyền những giá trị tỉnh thần mà
loài người đã đạt được Nhờ tiếp thu những tinh hoa văn hoá và thành tựu về giá trị tỉnh thần qua xuất bản phẩm và đặc biệt là sách mà cuộc sống con
người trở nên phong phú về tâm hồn và trí lực Sách giữ vai trò trung tâm
trong việc cung cấp thông tin, giáo dục, cải tạo và xây dựng con người Đặc biệt trong hệ thống giáo dục và đào tạo của Việt Nam, sách là phương tiện chính (nếu không muốn nói là duy nhất ) chuyển tải nội dung chương trình
giảng dạy và học tập Số lượng sách giáo khoa, sách tham khảo, sách tự học,vv
Trang 14đức, tâm lý, thẩm mỹ của dân tộc Với một xuất bản phẩm cụ thể, tính dân tộc
còn thể hiện ở hình thức bên ngoài "vỏ vật chất" như: vật liệu truyền thống (giấy dó, giấy điệp ), phương thức sản xuất xuất bản phẩm, kỹ nghệ in ấn,
việc trình bày, minh họa sách
Tính dân tộc trong hoạt động xuất bản còn bao hàm ý nghĩa biết khai thác, bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của tất cả các dân tộc
anh em trên lãnh thổ quốc gia Tôn trọng sự bình đẳng giữa các dân tộc trên
lĩnh vực sáng tạo và hưởng thụ các thành tựu văn hóa, thúc đẩy sự hòa nhập
tinh hoa văn hóa các dân tộc để tạo nên sức mạnh cộng đồng
Tính dân tộc của một nền văn hóa luôn tồn tại song hành với tính nhân loại Yêu cầu về chân, thiện, mĩ về tính nhân bản, luôn hướng tới một cuộc
sống trong sáng, tốt đẹp là đặc điểm chứng của các nền văn hóa ở mọi thời đại Đó là tính nhân loại trong các tác phẩm văn hóa và trong hoạt động văn hóa Đọc tác phẩm "Truyện Kiều" của đại thi hào Nguyễn Du, không chỉ nhân dân Việt Nam ca ngợi tài năng tuyệt vời khi thể hiện một nội dung nhân đạo bằng phong cách nghệ thuật bậc thầy của ông, mà cả những người ở nước ngoài cũng hết sức khâm phục Ông là danh nhân văn hóa thế giới Những nhà
thơ lớn của các dân tộc khác như Puskin (Nga), Hainơ (Đức), Baicơn (Anh)
không những chỉ được người dân nước họ ca ngợi mà được nhiều nước thế giới trong đó có Việt Nam đọc và dịch Chúng ta cũng rất xúc động và khâm phục tài năng của họ
Trong sự "giao lưu quốc tế" đó, hoạt động xuất bản đã góp phần truyền bá những cái hay, cái đẹp của tính hoa dân tộc mình ra thế giới, đồng thời giúp chúng ta tiếp thu những tinh tuý của văn hóa thế giới
1.1.2.2 Tính giai cấp
Hoạt động xuất bản kể từ khi ra đời đã gắn liên với lợi ích của các
Trang 15Trước hết, nó biểu hiện ở nội dung sách, thông qua đề tài, quan điểm tư tưởng, giá trị thực tiễn của tác phẩm Các giai cấp bao giờ cũng dùng sách để phục vụ
mục đích chính trị của mình Đề tài các tác phẩm xuất bản thường không tách rời nhiệm vụ chính trị của các giai cấp trong mỗi thời kỳ lịch sử nhất định Nó phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp và được các giai cấp sử dụng làm công cụ đấu tranh Chúng ta đều biết bộ Bách khoa toàn thư "Encyclopéd¡e" của Pháp (1751-1780) do các nhà duy vật, triết học, tư tưởng, khoa học Pháp như
Diderot, Rousseau, Montesquieu, Voltaire, D'Alembert biên soạn Thông
qua việc biên soạn và xuất bản bộ sách nay, ho đã chuẩn bị về mặt tư tưởng cho cuộc cách mạng tư sản Pháp (1789), đấu tranh chống chế độ phong kiến,
chống tư tưởng thần quyền, đồng thời dựa vào thành tựu của khoa học tự nhiên
để bảo vệ, phổ biến các tư tưởng triết học duy vật, xây dựng cơ sở lý luận cho
giai cấp tư sản trong cuộc cách mạng tư sản Pháp thế kỷ 18
Trong xuất bản phẩm đặc biệt là các tác phẩm văn hóa, nghệ thuật bao giờ cũng mang dấu ấn thế giới quan giai cấp của tác giả Thế giới quan của tác
giả được hình thành bởi nhiều yếu tố như: hoàn cảnh sống, lối sống, trình độ nhận thức, các quan hệ xã hội riêng biệt Thế giới quan tác giả nào cũng phản ánh quan điểm và lợi ích của các giai cấp trong xã hội, thậm chí phản ánh cả cuộc đấu tranh của các giai cấp khác nhau trên lĩnh vực tư tưởng văn
hóa Quan điểm đề cập và giải quyết các vấn đề đặt ra trong tác phẩm, giá tri
tư tưởng bao giờ cũng được tác giả thể hiện thế giới quan, nhân sinh quan của giai cấp nhất định
Tính giai cấp của hoạt động xuất bản còn biểu hiện ở phương thức tổ chức và hệ thống tổ chức của hoạt động xuất bản Hoạt động xuất bản thuộc
lnh vực văn hóa, tư tưởng Nó thuộc kiến trúc thượng tầng, chịu sự chi phối
Trang 16bản trong xã hội được hình thành và điều tiết theo một cơ chế nhất định Cơ chế tác động và quản lý hoạt động xuất bản trong xã hội là cơ chế mang tính giai cấp, phục vụ lợi ích giai cấp thống trị Tính giai cấp thể hiện thông qua sự định hướng phát triển đất nước, qua hệ thống chính sách, pháp luật của nhà nước trong lĩnh vực xuất bản, và qua đội ngũ cán bộ hoạt động trên lĩnh vực xuất bản do nhà nước đào tạo
Đề cập đến tính giai cấp, Đảng ta cũng nêu ra nguyên tắc tinh dang trong hoạt động xuất bản Tính đảng thể hiện trình độ tự giác, chủ động của tác giả trong việc sáng tạo ra những tác phẩm phục vụ mục tiêu chính trị của
giai cấp Tính đảng trong hoạt động xuất bản thể hiện ở tổ chức hoạt động
xuất bản, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, do đội ngũ cán bộ tin cậy của Đảng đảm nhiệm Lênin nói: "Những người làm sách, báo của Đảng, các cơ quan xuất bản, phát hành phải trở thành những cái bánh xe, đinh ốc trong bộ máy cách mạng vĩ đại do giai cấp vô sản mở máy" [25, tr.26]
1.1.2.3 Tinh quan ching
Bản chất hoạt động xuất bản là truyền bá và phổ biến các xuất bản phẩm
cho nhiều người Vì vậy hoạt động xuất bản mang tính quần chúng rõ rệt
Tính quần chúng thể hiện ở ngay mục đích xuất bản, lực lượng tham gia và phương thức tiến hành xuất bản
Đề tài tác phẩm được xuất bản căn cứ vào nhu cầu của quần chúng độc
giả Nhu cầu sử dụng sách cũng rất đa dạng như để học tập, để nắm bắt thông
tin, để áp dụng, ứng dụng vào cuộc sống, hoặc có thể đơn thuần chỉ để giải trí,
sưu tầm, trưng bày Yếu tố quần chúng vừa là động lực sáng tạo vừa là thước đo giá trị của những tác phẩm văn hoá tinh thần Bởi vì các sản phẩm văn hóa này cũng "trở thành một động lực vật chất một khi nó xâm nhập vào quần chúng”
Trang 17động quần chúng trí thức Có nhiều nhà xuất bản tự tổ chức hoặc kết hợp với các đoàn thể xã hội tổ chức những cuộc thi sáng tác theo những chủ đề đặt ra Kết quả, trong lực lượng quần chúng (chuyên và không chuyên) tham gia viết, sẽ xuất hiện nhiều cây bút viết tốt, có thể trở thành những cộng tác viên tiềm năng của nhà xuất bản Đặc biệt theo Luật Xuất bản 2004, tư nhân tuy không được phép thành lập nhà xuất bản, nhưng họ được phép đầu tư, tổ chức bản thảo, in ấn và phát hành Như vậy làm tính quần chúng, tính xã hội của hoạt động xuất bản rất cao Lực lượng tham gia càng rộng rãi, hoạt động xuất bản
càng phát triển có hiệu quả
Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, tính chất quần chúng trong hoạt động xuất bản đặt ra yêu cầu phải làm ra nhiều loại sách phong phú, đáp
ứng nhu cầu đa dạng ngày càng cao của quần chúng Nó cũng đòi hỏi phải xã
hội hóa, dân chủ hóa hoạt động xuất bản, thu hút nhiều lực lượng xã hội, khai thác mọi tiểm năng của xã hội vào hoạt động xuất bản Để nâng cao tính quần chúng, hoạt động xuất bản phải tăng cường hiện đại hóa công nghệ xuất bản,
chú trọng thu nhận và xử lý những thông tin phản hồi từ quần chúng về nhu cầu, chất lượng xuất bản phẩm Một mặt khuyến khích mọi lực lượng xã hội
tham gia hoạt động xuất bản ở những khâu mà luật cho phép, mặt khác phải hoàn thiện hệ thống pháp luật tạo ra những "hành lang pháp lý” và "sân choi"
bình đẳng cho việc xã hội hóa hoạt động xuất bản đó
1.1.2.4 Tính văn hoá của hoạt động xuất bản
Xuất bản phẩm là sản phẩm tỉnh thần, giá trị sử dụng của nó là do nội
dung thông tin tri thức tạo thành Giá trị này hướng vào con người, nhằm phát triển nhân cách con người Trong quá trình nhận thức, lĩnh hội và tiếp thu những nội dung tri thức, con người có thể cảm nhận được những giá trị tư tưởng, những tinh hoa văn hoá chứa đựng trong xuất bản phẩm Từ đó mà đáp
Trang 18xây dựng đạo đức và lối sống tốt đẹp của mọi người Chính điều đó đã quyết định tính văn hoá vốn có của hoạt động xuất bản
Xuất bản là một hoạt động văn hoá đặc thù Tính chất văn hoá chuyên
ngành của nó thể hiện ở những mặt sau:
- Sản phẩm sáng tạo của hoạt động xuất bản chủ yếu là sách Sách là sản phẩm văn hoá đặc biệt.Trong thị trường và hiện nay với cơ chế thị trường,
nó là hàng hoá đặc biệt Giá trị của sách tuy có thể hiện ở giá trị trao đổi (giá
cả) nhưng chủ yếu thể hiện ở giá trị nội dung, ở giá trị sử dụng Giá trị sử dụng của sách chủ yếu do lao động sáng tạo của tác giả tạo nên Giá trị do lao động này tạo ra nhằm hoàn thiện con người, hướng con người đến chân -
thiện - mĩ Vì vậy, giá trị này là vô hình, không thể định lượng được Giá trị
này không bị hao mòn đi khi sử dụng mà còn được nhân lên thông qua nội dung tri thức của xuất bản phẩm Nó không chỉ thoả mãn nhu cầu tức thời mà còn lưu giữ trong tâm hồn, trí óc con người thời gian dài có khi suốt cả cuộc đời, từ thế hệ này sang thế hệ khác
- Xuất bản là hoạt động sản xuất đặc biệt, kết hợp nhiều loại hình lao
động sản xuất: lao động sản xuất tỉnh thần của tác giả và biên tập viên, lao động sản xuất vật chất của ngành in, ngành giấy, hoạt động dịch vụ văn hố và thơng qua quá trình tiêu dùng mà xuất bản phẩm thực hiện vai trò của mình
Thị trường xuất bản phẩm là thị trường đặc biệt, vừa có tính thương mại, vừa
không có tính chất thương mại; vừa theo quy luật cung cầu, vừa khơng hồn tồn theo quy luật này.Trong cơ chế thị trường, văn hoá, cũng như kinh tế, phải có tiền mới hoạt động được Song, văn hoá cần tiền để hoạt động với mục tiêu vì đời sống tinh thần, vì sự hoàn thiện nhân cách con nguoi
1.1.2.5 Tính kinh tế
Như phần trên đã trình bày, xuất bản phẩm vừa là sản phẩm tỉnh thân,
Trang 19để thực hiện mục đích cuối cùng của xuất bản phẩm và của sản xuất vật chất thì xuất bản phẩm trở thành hàng hoá Nó mang đây đủ các thuộc tính của hàng hoá, đó là giá trị và giá trị sử dụng Mọi sản phẩm do con người sản xuất ra đều chứa đựng lao động của con người Điều quan trọng là lao động phải tạo ra những sản phẩm đáp ứng được những nhu cầu nhất định của con người, của xã hội, của người tiêu dùng sản phẩm đó, không phải đáp ứng nhu cầu của
bản thân người sản xuất Chính đặc điểm này của xuất bản phẩm đã quyết
định tính kinh tế của hoạt động xuất bản Tính kinh tế của hoạt động xuất bản
được thể hiện ở hai đạng: gián tiếp và trực tiếp
- Dạng gián tiếp: các giá trị tinh thần của xuất bản phẩm trong quá trình
tiêu dùng không những không mất đi, mà còn chuyển hoá thành lực lượng vật chất Nó giúp con người sáng tạo ra các sản phẩm vật chất, các giá trị mới, có những hành động tích cực cải tạo thiên nhiên, cải tạo xã hội và cải tạo chính mình
- Dạng trực tiếp: tính kinh tế thể hiện ở cả 3 công đoạn hay xuyên suốt 3
quá trình Đó làquá trình sản xuất xuất bản phẩm, quá trình lưu thông xuất
bản phẩm và quá trình tiêu dùng xuất bản phẩm + Quá trình sản xuất xuất bản phẩm:
Mục đích của sản xuất là để trao đổi Quá trình sản xuất xuất bản phẩm
là quá trình kết tinh lao động xuất bản của những người tham gia như biên tập
viên nhà xuất bản, công nhân in, chế bản và nhân bản, các cán bộ kỹ thuật và
mỹ thuật v.v Họ tiêu hao về chất xám, về lao động trí óc, về cơ bắp để sản
xuất ra xuất bản phẩm không phải cho nhu cầu của họ mà là để thực hiện trao
đổi ra thị trường Những lao động này được lượng hoá và cụ thể hoá cũng như
mọi sản phẩm vật chất khác Ngoài ra, lao động xuất bản còn là lao động vật
hoá, để tạo ra xuất bản phẩm Những hao phí về vật chất như nguyên liệu,
giấy, mực, phim, vải v.v., những chi phí vận chuyền, khấu hao máy móc và
Trang 20- Quá trình lưu thông xuất bản phẩm:
Vì xuất bản phẩm là hàng hoá nên quá trình lưu thông xuất bản phẩm cũng giống như quá trình lưu thông hàng hoá khác Đó là quá trình mua - bán, mua -
bán - mua trong sự tuần hoàn liên tục Giữa tiền và hàng, hàng và tiền Trong quá trình vận động đó tiền chuyển thành hàng hoá và hàng hoá chuyển thành tiền
T điền vốn) - H (hàng hoá) - T° (tiền bán)
+ Quá trình lưu thông xuất bản phẩm là để thực hiện trao đổi giá trị Bỏ
tiền vốn ra mua hàng mang tính chất đầu tư chứ không mang tính chất tiêu dùng vì vậy mua hàng là mua theo nhu cầu của nhà sản xuất, mua để bán -
bán theo nhu cầu của xã hội và chu chuyển của tư bản (sự quay vòng vốn) Cứ thế tiếp tục diễn ra trong quá trình lưu thông xuất bản phẩm Vốn tiền hàng hoá chuyển thành vốn tiền tệ, tiền thu về lúc này ngoài giá trị tiền tệ đầu tư ban đầu còn tăng thêm do chênh lệch giữa giá mua vào và giá bán ra của hàng
hoá (phần chiết khấu mua bán) và như vậy trong quá trình lưu thông xuất bản
phẩm có sự tăng trưởng giá trị
+ Quá trình tiêu dùng xuất bản phẩm:
Trong quá trình tiêu dùng xuất bản phẩm, người mua phải cân nhắc đến giá thành, phải lựa chọn sao cho phù hợp với lợi ích tiêu dùng của mình Mặt khác, quá trình tiêu đùng xuất bản phẩm cũng chịu sự chỉ phối của những quy
luật kinh tế phổ biến trong trao đổi hàng hoá như cung, cầu, quy luật trao đổi ngang giá, giá trị đồng tiền, giá cả thị trường v.v
1.1.3 Đặc trưng của hoạt động xuất bản
Như trên đã nêu, tính chất của hoạt động xuất bản là do tính chất của
xuất bản phẩm quyết định Vì vừa là sản phẩm tỉnh thần, vừa là sản phẩm vat chất nên xuất bản phẩm trong quá trình sản xuất, lưu thông và tiêu dùng đều
Trang 21So với các lĩnh vực hoạt động xã hội khác, hoạt động xuất bản sách có những đặc điểm riêng biệt tạo nên đặc trưng của hoạt động xuất bản Có thể nêu 3 đặc trưng sau đây:
1.1.3.1 Sự thống nhất giữa hoạt động văn hoá với hoạt động kinh tế Nhìn chung hoạt động xuất bản nhằm mục đích cung cấp cho xã hội
những sản phẩm tinh thần đáp ứng được nhu cầu văn hoá tỉnh thần, nâng cao
được dân trí, nâng cao tâm hồn con người Chính điều này làm cho hoạt động
xuất bản mang tính sự nghiệp văn hoá Tính văn hoá của hoạt động xuất bản
được hình thành trong quá trình sản xuất sản phẩm tinh thần thông qua công tác biên tập xuất bản, hoạt động kinh tế được bắt nguồn từ khâu sản xuất vật chất và khâu lưu thơng hàng hố Thơng qua việc nhân bản hàng loạt trong quá trình sản xuất vật chất và tiêu thụ rộng rãi trong khâu lưu thông đã tạo ra giá trị kinh tế của hoạt động xuất bản Hoạt động văn hoá và hoạt động kinh tế hoà quyện lẫn nhau, tuy là hai quá trình tiếp nối nhau nhưng lại thống nhất trong một chỉnh thể của hoạt động xuất bản Hay nói một cách khác, đó là sự
thống nhất giữa mục đích và phương tiện hoạt động của hoạt động xuất bản
Hoạt động văn hố khơng trực tiếp tạo ra “vỏ vật chất” của xuất bản phẩm nhưng chính nó lại tạo ra hạt nhân tỉnh thần của giá trị sử dụng Hoạt động kinh tế tuy không tham gia vào hoạt động sáng tạo của sản phẩm tỉnh thân nhưng nó lại có vai trò quan trọng việc định hình sản phẩm tinh thần,
chuyển tải, nhân bản các giá trị tỉnh thần, tạo điều kiện thuận lợi để những sản
phẩm tinh thân này được phổ biến rộng rãi ra công chúng
1.1.3.2 Sự thống nhất giữa tính thương mại và phi thương mại
Quá trình sản xuất xuất bản phẩm phải trải qua hai giai đoạn: giai đoạn
sản xuất tri thức và giai đoạn sản xuất vật chất Sản xuất tri thức là quá trình
sáng tạo, lựa chọn, đánh giá, chỉnh lý nội dung tri thức , gia công biên tập bản
Trang 22thức là thứ không thể cân, đong, đo, đếm được, nên quá trình sản xuất của nó không mang tính chất sản xuất hàng hoá vì thế nó có tính chất phi thương mại Sản xuất vật chất - quá trình chế bản, in ấn, làm sách, quá trình tạo cho sản phẩm một “cái vỏ vật chất” lại mang tính chất sản xuất hàng hoá Quá trình sản xuất vật chất và phát hành lưu thông trên thị trường, làm cho xuất bản phẩm có tính thương mại Trong thời đại hiện nay, sự thống nhất và hài hoà của hai tính chất này sẽ tạo nên hiệu quả cao cho hoạt động xuất bản
1.1.3.3 Sự thống nhất giữa thực hiện giá trị vàtruyên bá văn hoá
Cũng như bất kỳ một sản phẩm nào khác, xuất bản phẩm là kết quả của
lao động sống - sự tiêu phí về thể lực và trí lực có mục đích của con người
nhằm tạo ra sản phẩm trong quá trình lao động và lao động quá khứ (lao động vật hoá) - lao động kết tỉnh trong sản phẩm tư liệu sản xuất
Quá trình lưu thơng hàng hố xuất bản phẩm là quá trình thể hiện sự thống
nhất giữa thực hiện giá trị với truyền bá văn hoá Đặc trưng này do đối tượng lao động và mục đích của hoạt động xuất bản quy định Cũng xuất phát từ thuộc tính
song trùng của xuất bản phẩm - tính văn hoá và tính kinh tế của xuất bản phẩm
như trên đã nêu, là thể thống nhất giữa giá trị và giá trị sử dụng Chính nội dung
tri thức chứa trong xuất bản phẩm tạo nên giá trị sử dụng của xuất bản phẩm
Còn giá trị của xuất bản phẩm được kết tỉnh từ lao động của tác giả, của các
khâu công tác xuất bản như biên tập xuất bản, in, nhân bản, lưu thông v.v được
biểu hiện ra giá bán xuất bản phẩm và được thực hiện bởi việc bán sản phẩm
Khi lưu thông, xuất bản phẩm không chỉ thực hiện được giá trị hàng hoá của
xuất bản phẩm mà còn làm cho những tri thức có trong xuất bản phẩm được
truyền bá rộng rãi Do đó, phát hành xuất bản phẩm chính là quá trình thống nhất giữa việc thực hiện giá trị của xuất bản phẩm với truyền bá văn hoá
Trang 23kiến thức và khả năng nắm bắt thị trường, có khả năng giao tiếp tốt, thu nhận
thông tin và xử lý thông tin chính xác
1.1.4 Vị trí và vai trò xã hội của hoạt động xuất bản 1.1.4.1 Vị trí của hoạt động xuất bản
Sự nghiệp xuất bản là một lĩnh vực hoạt động tư tưởng sắc bén của Đảng, Nhà nước và nhân dân, là một bộ phận quan trọng của nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, có nhiệm vụ tích luỹ và truyền bá các giá trị
tinh thân, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hoá, xây dựng nền tảng tư
tưởng, thế giới quan, nhân sinh quan cách mạng và khoa học của xã hội; xây dựng đạo đức, lối sống và phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam
[4, tr 2]
Là một “binh chủng” trên mật trận văn hoá- tư tưởng của Đảng, hoạt động xuất bản luôn có tính giai cấp ( xem mục 7.7.2.2), giai cấp cầm quyền sử dụng xuất bản như một công cụ để phục vụ cho lợi ích của giai cấp mình
Vì hoạt động xuất bản là hoạt động văn hoá, tư tưởng nên nhiệm vụ của hoạt
động xuất bản là phải giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá dân tộc, đồng thời mở rộng giao lưu văn hoá, tiếp thu tỉnh hoa văn hoá của nhân loại và đấu tranh với mọi
quan điểm sai trái trong hoạt động văn hoá tư tưởng Là hoạt động văn hoá tỉnh
thân nên nó có ảnh hưởng nhiều đến việc giáo dục tư tưởng, tình cảm, nâng cao
dân trí và chịu sự chi phối của quan điểm phát triển văn hoá Cũng giống như
các lĩnh vực khác như triết học, tôn giáo, đạo đức, nghệ thuật hoạt động xuất bản thuộc kiến trúc thượng tầng Mặt khác, là hoạt động sản xuất vật chất, nó cũng phải chịu sự tác động của các quy luật kinh tế như quy luật giá trị, quy luật cung cầu trong quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng của các
xuất bản phẩm Nó thuộc cơ sở hạ tầng Tính hai mặt của hoạt động xuất bản sẽ
diễn ra như thế nào trong kinh tế thị trường và nó chịu sự tác động như thế nào
Trang 24tế toàn cầu Đó là vấn đề được đặt ra cho các nhà lãnh đạo, quản lý, cho các nhà hoạt động thực tiễn ở các nhà xuất bản, các cơ sở in, tổ chức phát hành
Trong Chỉ thị số 42/CT/TW ngày 25-8-2004 của Ban Bí thư về nâng cao
chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản có nêu rõ: “Hoạt động xuất bản phải coi trọng việc phục vụ nhiệm vụ chính trị tư tưởng, đáp ứng nhu cầu đọc của nhân dân, đồng thời phải thực hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh, xây dựng ngành xuất bản thành một ngành kinh tế - cơng nghệ phát triển tồn diện,
vững chắc v.v.”
Kinh tế thị trường là kinh tế dựa trên sản xuất hàng hoá và hoạt động
theo cơ chế thị trường Trong kinh tế thị trường, thị trường đóng vai trò điều
tiết mọi quan hệ kinh tế xã hội trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã
hội Người sản xuất, người tiêu dùng tự chủ hoạt động trên thị trường nhưng
lại bị chi phối bởi các quan hệ thị trường [30, tập 2, tr ]
Hoạt động xuất bản là hoạt động sản xuất vật chất, nhưng lại là sản xuất loại hàng hoá đặc thù - xuất bản phẩm, góp phần nâng cao dân trí, góp phần giữ vững và ổn định chính trị Nó cùng chịu sự tác động của cơ chế thị trường, nhưng thị trường của xuất bản phẩm không mang tính chất thương mại thuần tuy như các sản phẩm vật chất khác Nói như vậy không phải là hoạt động xuất bản không mang tính thương mại, tính kinh doanh, không theo quy luật
cung cầu Nếu không mang tính kinh doanh thì hoạt động xuất bản không
những không thể phát triển được mà ít có khả năng tồn tại nếu như không muốn quay lại cơ chế bao cấp Đứng trước ngã ba đường, hoạt động xuất bản phải chọn hướng đi đúng đấn sao cho vừa thích ứng được với cơ chế thị
trường, vừa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của người đọc, góp phần tích cực vào việc tuyên truyền đường lối chủ trương của Đảng và
Nhà nước (đặc biệt ở mảng sách chính trị), nâng cao dân trí, phát triển kinh tế,
Trang 25này một cách thoả đáng hài hoà vừa thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, văn hoá, xã hội lại vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế, “thực hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh, xây dựng ngành xuất bản thành một ngành kinh tế - cơng nghệ phát triển tồn
SA”
diện vững chắc” [4, tr 3] Muốn vậy, Nhà nước nước cần có cơ chế chính sách
phù hợp để thích ứng với những vấn đề mới nảy sinh
Dù hoạt động trong cơ chế bao cấp hay cơ chế thị trường thì vị trí của hoạt động xuất bản cũng không thay đổi mà chỉ là sự vận dụng sao cho thích
ứng với những hoàn cảnh mới và điều kiện mới 1.1.4.2 Vai trò xã hội của hoạt động xuất bản
Hoạt động xuất bản có vai trò quan trọng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, là thước đo trình độ văn minh, sự tiến bộ của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, có mặt trong mọi hoạt động của đời sống văn hoá - xã hội, hoạt động xuất bản ngày càng có ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp phát triển của đất nước Từ những phân tích trên kia, chúng ta có thể thấy được một số vai trò xã hội của hoạt động xuất bản như sau:
Một là, hoạt động xuất bản với đời sống chính trị xã hội
Hoạt động xuất bản vừa là phương tiện truyền thông, vừa là trận địa
tuyên truyền của Đảng, là loại hoạt động sản xuất sản phẩm tinh thần Vì vậy
nó có mối liên hệ khăng khít đặc biệt với đời sống chính trị xã hội; nó vừa dẫt,
dắt đời sống chính trị xã hội, vừa chịu sự tác động của đời sống chính trị xã
hội Nhiệm vụ và phương hướng của hoạt động xuất bản phải lấy việc phục vụ nhân dân, phục vụ nhiệm vụ chính trị của đất nước trong từng thời kỳ lịch sử nhất định làm trọng; phải góp phần vào việc thực hiện mục tiêu chung của đất nước là “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” Sự ràng buộc của đời sống chính trị đối với hoạt động xuất bản được thể hiện bằng hệ
thống pháp quy Nhà nước thông qua pháp luật để quản lý hoạt động xuất bản,
Trang 26Hoạt động xuất bản là một phương tiện chuyển tải các giá trị tỉnh thần đến người dân Nó có tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tâm hồn của quảng đại quần chúng; góp phần quyết định vào định hướng dư luận, xây dựng con người bằng tinh thần cao đẹp; cổ vũ mọi người thông qua những xuất bản
phẩm có giá trị về mặt tư tưởng văn hoá; góp phần vào việc ổn định chính trị,
an ninh xã hội; duy trì đạo đức, lối sống lành mạnh Sự ràng buộc bởi đời sống chính trị xã hội của hoạt động xuất bản còn tuỳ thuộc vào sự biến đổi
hình thái chính trị xã hội Chính sự biến đổi về hình thái chính trị xã hội đã
dẫn đến sự biến đổi về nhu cầu tiêu dùng xuất bản phẩm Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và thời kỳ thống nhất đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội, cơng nghiệp hố - hiện đại hoá đất nước, bối cảnh chính trị khác nhau nên hoạt động xuất bản cũng phải thích ứng cho phù hợp với bối cảnh
mới, và tất nhiên nhu cầu về xuất bản phẩm cũng biến đổi theo
Những điều trình bày trên cho thấy hoạt động xuất bản phải xuất phát và
liên hệ với đời sống chính trị xã hội, phải phục vụ đời sống chính trị xã hội Tuy nhiên, mối liên hệ đó không phải chỉ theo một chiều mà hoạt động xuất bản có tác động trở lại, ảnh hưởng tích cực đến đời sống chính trị xã hội
Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng của hoạt động xuất bản
mà tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tuyên truyền
đường lối chính sách, thông qua gương người tốt, việc tốt trong các xuất bản
phẩm mà tạo đựng những mẫu người mới, trau đồi quan điểm lập trường, giáo dục chính trị cho quần chúng, tạo nên những chuẩn mực xã hội để điều chỉnh
tình cảm và hành vi của quần chúng, tạo dựng dư luận để đấu tranh với mọi
biểu hiện vi phạm chuẩn mực xã hội v.v
Hai là, hoạt động xuất bản với đời sống kinh tế xã hội
Trang 27lượng sản xuất trực tiếp Đã có sự chuyển dịch quan trọng trong sản xuất hàng hoá: các tiêu hao nguyên vật liệu trong sản xuất giảm nhanh, trong khi cấu thành của trí thức , trí tuệ ngày một tăng Ngành “công nghiệp trí tuệ” ngày càng chiếm vị trí quan trọng và có tốc độ phát triển nhanh Hàm lượng “chất xám” chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong sản phẩm Sách và hoạt động xuất bản góp phần nâng cao trình độ dân trí, phát huy truyền thống văn hoá dân tộc, xây dựng con người mới , đáp ứng yêu cầu sự phát triển bên vững kinh tế - xã hội
Sự phát triển của kinh tế - xã hội là động lực của sự phát triển xuất bản, bởi
vì, sự phát triển của kinh tế xã hội là cơ sở để kích thích nhu cầu về tri thức văn hoá của xã hội, về sản phẩm tỉnh thần của xã hội, mặt khác những tri thức văn
hoá khoa học tôn tại trong xã hội ngày càng phong phú hơn cũng do sự phát triển đời sống kinh tế xã hội Sự phát triển của hoạt động xuất bản về quy mô và tốc độ
là do sự tiêu dùng của thị trường quyết định; đời sống kinh tế - xã hội phát triển
thì mọi người mới có điều kiện để thực hiện nhu cầu hưởng thụ giá trị tỉnh
thần - xuất bản phẩm, mới có tiền để mua xuất bản phẩm và do đó thị trường
xuất bản phẩm sẽ sôi động hơn Sự phát triển kinh tế quyết định sức tiêu dùng
(sức mua), và sức mua chính là nhân tố quyết định quy mô phát triển sự tiêu dùng, hoặc nói một cách khác là trình độ phát triển của đời sống kinh tế xã hội sẽ có tác động đến quy mô và tốc độ của hoạt động xuất bản
Ta có thể thấy rõ điều này qua số lượng sách xuất bản ngày càng tăng Năm
2000 số sách xuất bản bình quân đầu người là 2,18 bản sách/đầu người Đến
Trang 28Không chỉ có vậy, sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội đã tạo điều
kiện vật chất cho việc đổi mới công nghệ trong hoạt động xuất bản Những phương pháp kỹ thuật truyền thống dần dần được đổi mới nhờ vào việc ứng dụng những thành tựu của khoa học kỹ thuật tiên tiến: băng từ, đĩa từ, đĩa quang xuất hiện Thời đại sử dụng chì và lửa trong công nghệ in đã tiến dần sang thời đại sử dụng điện và quang Trong lưu thông sách, việc truyền dẫn
thông tin qua Internet đang phát triển mạnh Những sự đổi mới và tiến bộ về
công nghệ và phương pháp kỹ thuật trong hoạt động xuất bản là do ảnh hưởng và chịu sự tác động của sự phát triển kinh tế - xã hội Ngược lại thông qua chức năng giáo dục của hoạt động xuất bản mà trình độ chính trị và trình độ văn hoá của lực lượng lao động được nâng cao Phẩm chất chính trị và văn hoá của lực lượng lao động được nâng cao cũng tạo điều kiện thúc đẩy sự phát
triển kinh tế - xã hội Cũng thông qua hoạt động xuất bản mà xuất bản phẩm
được lưu hành rộng rãi, trong đó chứa đựng những tri thức khoa học và những tri thức khoa học này không nằm chết trong xuất bản phẩm mà nó được áp dụng trở lại vào cuộc sống Khi đi vào sản xuất, những tri thức khoa học kỹ thuật này được vận dụng nhằm nâng cao năng suất lao động, cải tiến công cụ lao động hoặc gợi ý một quan điểm mới, một tư tưởng mới nhằm giải quyết một vấn đề nào đó trong đời sống, sản xuất, trong nghiên cứu khoa học Đó
chính là sự tác động trở lại của hoạt động xuất bản đến kinh tế - xã hội
Ba là, hoạt động xuất bản với văn hoá xã hội
Văn hố nói chung, là tồn bộ những hoạt động sáng tạo, những giá trị của nhân dân một nước, một dân tộc về mặt sản xuất vật chất và tinh thần trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước
“Văn hoá xã hội theo nghĩa rộng là của cải vật chất và của cải tỉnh thần được sáng tạo ra trong quá trình lịch sử của thực tiễn xã hội loài người Theo nghĩa hẹp văn hoá xã hội là hình thái ý thức xã hội cùng với các thiết chế
tương ứng với nó” [34, t 4, tr 43] Văn hoá xã hội mà chúng ta đề cập ở đây
Trang 29Hình thái ý thức xã hội thuộc kiến trúc thượng tầng Đó là những hình thái phản ánh khác nhau của tồn tại xã hội, hiện thực khách quan nói chung vào ý thức con người như hệ tư tưởng chính trị, ý thức pháp quyền, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật, khoa học, triết học v.v Do tính chất phong phú, đa dạng của hiện thực nên các hình thái ý thức xã hội cũng đa dạng Các hình thái ý thức xã hội khác nhau phản ánh những lĩnh vực khác nhau về những phương diện khác nhau của hiện thực Chúng không những khác nhau về đối tượng phản ánh mà còn khác nhau về hình thức phản ánh Văn hoá là sự phản ánh của tồn tại xã hội, nó phát triển cùng với sự phát triển của sản xuất vật chất xã hội, song văn hoá cũng có tác động trở lại đối với tồn tại xã hội
Văn hoá là một khái niệm rất rộng, nó là tổng thể những giá trị vật chất
và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử Tại Hội nghị lần thứ V Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VIII về xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Đảng đã xác định một hệ
thống quan điểm chỉ đạo, đó là: văn hoá là nên tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội; nền văn
hoá mà chúng ta xây đựng là nên văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; là
nên văn hoá thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam;
xây dựng và phát triển văn hoá là sự nghiệp của toàn dân, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng; văn hoá là một mặt trận, xây dựng và phát triển văn hoá là sự nghiệp cách mạng lâu dài, vv
Để nhận thức được mối liên hệ giữa hoạt động xuất bản với văn hoá xã
hội diễn ra như thế nào cần đi sâu phân tích những mặt sau đây:
+ Hoạt động xuất bản là bộ phận cấu thành của văn hoá xã hội Irong
Trang 30được ghi lại và phản ánh thông qua các hình thức văn hoá và từ đó để lại dấu ấn lịch sử của mình Và người đọc sẽ có hiểu biết sâu sắc thêm về quá trình hình thành và phát triển của dân tộc mình, đất nước mình Cũng thông qua hoạt động xuất bản mà các tác phẩm văn học nghệ thuật được đưa đến cho
mọi người Có thể nói, phần lớn tác phẩm văn học nghệ thuật được thể hiện
dưới dạng sách truyền thống Như vậy hoạt động xuất bản và phát hành là bộ phận cấu thành của văn hoá xã hội
Như trên đã nêu, các hình thái ý thức xã hội khác nhau phản ánh những
lĩnh vực khác nhau và những phương diện khác nhau của hiện thực, khác nhau
cả đối tượng và hình thức phản ánh Ví dụ hình thức phản ánh của khoa học là các khái niệm khoa học, của đạo đức học là các chuẩn mực đạo đức, của nghệ thuật là các hình tượng nghệ thuật, của tôn giáo là các giáo lý, vv Tuy hình thức phản ánh của các hình thái ý thức xã hội này có khác nhau nhưng đều phải thông qua xuất bản phẩm (hoạt động xuất bản) và lưu thông, làm cho tri thức
trong xuất bản phẩm được truyền bá đến công chúng Nếu như thời cổ đại,
những phát kiến về khoa học, văn học nghệ thuật phải thông qua truyền miệng hoặc ghi chép trên vỏ cây, vách đá, thẻ tre, văn bản chép tay, giữa hoạt động
xuất bản với các hình thức văn hoá còn khá rời rạc và rất hạn chế thì ngày nay hoạt động xuất bản đã có vai trò nhất định đối với các hình thức văn hoá
Sự phát triển của hoạt động xuất bản còn chịu ảnh hưởng của trình độ văn hoá xã hội Điều này có thể thấy rõ trình độ văn hoá xã hội của các thành
viên trong xã hội ở thành thị và nông thôn, ở miền xuôi và miền ngược, ở dân
tộc thiểu số có khác nhau Đây cũng là một nhân tố quan trọng trong sự phát triển của hoạt động xuất bản Nhu cầu xã hội nói chung và nhu cầu về xuất bản phẩm nói riêng của các thành viên ở thành phố, ở miền xuôi cao hơn các
thành viên ở miền núi, ở dân tộc thiểu số.Thấy được điều này, Nhà nước ta đã
có những chính sách thích hợp để sách đến được với người dân ở vùng sâu,
Trang 31+ Văn hoá xã hội có tác động chỉ phối đến hoạt động xuất bản, tuy nhiên sự tác động chi phối đó không chỉ xảy ra theo một chiều mà ngược lại, hoạt động xuất bản lại có tác dụng thúc đẩy quan trọng đối với sự phát triển của văn hoá xã hội
Là động lực thúc đẩy việc nâng cao trình độ văn hoá của nhân dân, hoạt
động xuất bản có tác dụng thúc đẩy nâng cao trình độ văn hố của nhân dân thơng qua việc giáo dục: giáo dục ở trường học và giáo dục xã hội Giáo dục ở trường học chủ yếu nhờ vào giáo trình, sách giảng dạy và học tập, sách tham khảo cung cấp và tạo điều kiện cơ sở vật chất cho hoạt động giáo dục này Cũng nhờ có sách vở mà giáo dục xã hội đã có tác dụng mạnh mẽ đối với việc trau dồi kiến thức, giúp nhiều cho việc tự học, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ Mạng lưới cung cấp và phân phối sách như các cửa hàng sách, các đại lý
phát hành sách luôn luôn đáp ứng yêu cầu về sách cho từng đối tượng
Bản thân xuất bản là một thiết chế văn hoá, nó còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của các thiết chế khác: khoa học, văn học nghệ thuật, phát thanh
truyền hình, sân khấu, điện ảnh, âm nhạc, thư viện, bảo tàng, y tế thể thao, vv
không thể tách rời hoạt động xuất bản Đơn cử trong lĩnh vực thư viện để minh
hoạ cho nhận xét này Thư viện là nơi lưu giữ xuất bản phẩm và những di sản
văn hoá tinh thần và văn hoá vật chất Nếu không có những thứ đó thì thư viện
còn có ý nghĩa gì nữa Sự phát triển của thư viện phụ thuộc vào trình độ phát
triển của hoạt động xuất bản
Trang 321.2 QUYỀN TÁC GIẢ TRONG LĨNH VỰC XUẤT BẢN
Quyền tác giả là một trong những quyền con người, được quy định trong
bản Tuyên bố chung về Nhân quyền và Công ước Quốc tế của Liên Hiệp Quốc
cũng như quyền pháp lý quan trọng nhằm bảo hộ các tác phẩm văn học nghệ
thuật “Quyền tác giả là các quyền tài sản (kinh tế) và quyền nhân thân (tinh
thần) mà tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học đem lại cho người trực
z
tiếp sáng tạo ra nó” [34, t.3, tr 640]
Luật bản quyền theo nghĩa hiện đại đầu tiên được ban hành ở Anh Đó là Đạo luật Anne ( The Statute of Anne) nam 1710 Theo dao luật này, tác giả hoặc bất kỳ người nào khác, không chỉ nhà in như trước đây, đều có thể là chủ sở hữu quyền tác giả Nó cũng đưa ra ý tưởng luật pháp cần giới hạn một thời
hạn bảo hộ tác phẩm, sau đó tác phẩm thuộc về công cộng Về sau, những đạo
luật tương tự được ban hành ở nhiều nước như: Đan Mạch ( 1741), Hoa Kỳ (1790), Pháp (1793) Trong thế kỷ 19, hầu hết các nước tiên tiến đều có luật
bảo hộ tác phẩm của các tác giả trong nước
Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin trong thời đại công
nghiệp, ý tưởng về việc bảo hộ quyền tác giả trên phạm vi toàn cầu được hình
thành Năm 1852, Pháp đã mở rộng phạm vi bảo hộ quyền tác giả cho tất cả
các tác giả mà không cần xem xét đến quốc tịch Từ đó, bắt đầu cho các thoả
thuận quốc tế để tiến tới việc hình thành những công ước quốc tế
1.2.1 Những khái niệm liên quan đến quyền tác giả
1.2.1.1 Tác giả
Tác giả, hiểu theo nghĩa chung nhất, là người sáng tạo ra các tác phẩm
văn học nghệ thuật Theo Bộ luật Dân sự Việt Nam, tác giả là người bằng sức
Trang 33Tuy nhiên, nội hàm của khái niệm tác giả không phải chỉ bó hẹp ở khái
niệm sáng tạo tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học Theo Khoản 2 Điều
745 của Bộ luật này thì tác giả còn gồm cả những người dịch tác phẩm từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác; những người phóng tác từ tác phẩm đã có,
người cải biên, chuyển thể tác phẩm từ loại hình này sang loại hình khác;
người biên soạn, chú giải, tuyển chọn tác phẩm của người khác thành tác
phẩm mới có tính sáng tạo Để được công nhận là tác giả, người sáng tác phải để tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm được công bố Việc làm các tác phẩm phái sinh như: tuyển tập, hợp tuyển, dịch, phóng tác, chuyển thể, cải biên
phải có tính sáng tạo và không ảnh hưởng đến quyên tác giả tác phẩm gốc
Điều đó có nghĩa tác giả tác phẩm phái sinh phải thực hiện nghĩa vụ đối với
tác giả tác phẩm gốc thì quyển của mình mới được pháp luật bảo hộ Tác giả có thể là một cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra, hoặc nhiều người - được gọi là đồng tác giả, đối với tác phẩm do họ cùng sáng tạo ra
Những người làm các công việc tư vấn, phản biện, hỗ trợ, góp ý kiến
hoặc cung cấp tư liệu cho người khác sáng tạo ra tác phẩm không được công nhận là tác giả
Tác giả có thể đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm hoặc không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm Tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm là người sử
dụng vốn thời gian, tài chính và phương tiện vật chất của mình trực tiếp sáng
tạo ra toàn bộ hoặc một phần tác phẩm; họ có quyền nhân thân và quyền tài
sản đối với toàn bộ hoặc một phần tác phẩm do mình sáng tạo ra Tác giả
không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm là người trực tiếp sáng tạo ra toàn bộ
hoặc một phần tác phẩm theo nhiệm vụ được giao hoặc theo hợp đồng sáng
tạo; họ được hưởng một số quyền nhân thân và một số tài sản đối với toàn bộ
hoặc một phần tác phẩm do mình sáng tạo ra [12, tr.341]
1.2.1.2 Tác phẩm văn học, nghệ thuật
Trong ngành xuất bản, tác phẩm được hiểu là công trình bằng văn bản
Trang 34thảo Luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam, tác phẩm được luật pháp bảo hộ là các
tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và các tác
phẩm khác được thể dưới dạng chữ viết hay ký tự khác; bài giảng, bài phát biểu và các bài nói khác; tác phẩm báo chí; tác phẩm âm nhạc; tác phẩm sân khấu; tác phẩm điện ảnh và các tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương
tự; tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng; tác phẩm nhiếp ảnh; tác phẩm kiến
trúc; các bản hoạ đồ, sơ đồ bản đồ bản vẽ liên quan đến địa hình; chương trình máy tính sưu tập dữ liệu; tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian Các tác phẩm được Nhà nước bảo hộ phải là tác phẩm gốc
Các tác phẩm phái sinh cũng được pháp luật bảo hộ quyền tác giả nếu nó
không gây phương hại đến quyền tác giả của tác phẩm gốc Có rất nhiều loại
hình tác phẩm phái sinh, sau đây là một số loại thường gặp trong hoạt động
xuất bản
+ Tác phẩm dịch: là tác phẩm thể hiện bằng ngôn ngữ khác với ngôn ngữ
của bản gốc một cách trung thành, chân thực về mặt nội dung và văn phong Việc dịch phải tuân theo sự cho phép của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm Tác
phẩm dịch là một trong những loại hình tác phẩm được nhà nước bảo hộ
Quyền tác giả được trao cho người dịch đối với các bản dịch do laođộng sáng
tạo của họ tạo nên và quyền của họ không được xâm hại đến các quyền của
tác giả có tác phẩm được dịch
+ Tác phẩm phóng tác: là tác phẩm đã được sáng tạo ra từ một tác phẩm có thể loại này sang một thể loại khác Khác với tác phẩm dịch, phóng tác là làm biến đổi, sữa đổi bố cục của tác phẩm Tác phẩm phóng tác được bảo hộ
quyền tác giả, phải tuân theo sự cho phép của tác giả hoặc chủ sở hữu tác
phẩm gốc
+ Tác phẩm chuyển thể : là loại tác phẩm được chuyển thể từ loại hình
này sang loại hình khác Ví dụ chuyển thể kịch bản sân khấu sang kịch bản
Trang 35+ Tác phẩm chú giải được sáng tạo ra từ việc làm rõ nghĩa và nội dung một số từ, câu hoặc sự kiện, điển tích, địa danh tại một tác phẩm đã có
+ Tác phẩm tuyển tập: là tác phẩm được tuyển chọn của một hoặc nhiều
tác giả từ nhiều tác phẩm đã có theo thời gian hoặc chủ đề nhất định Tác giả
của tác phẩm tuyển tập là những người thực hiện công việc tuyển chọn, tuy
nhiên, họ không được làm phương hại đến quyền tác giả của tác giả được
tuyển chọn Bộ Luật dân sự của Việt Nam quy định tác phẩm tuyển tập là tác
phẩm được nhà nước bảo hộ
Tác phẩm văn học, nghệ thuật trực tiếp tác động đến trí óc và tâm hồn
chúng ta Có thể nói một cách khái quát rằng, tác phẩm văn học, nghệ thuật là
tất cả các sản phẩm sáng tạo của con người để làm giàu cho trí tuệ và tâm hồn
con người Đó là sự thể hiện sáng tạo những suy nghĩ hoặc tình cảm trong các lnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học, âm nhạc, hội hoạ, mỹ thuật, vv Sự sáng tạo này có thể tác động đến nhận thức và tình cảm của người khác
Chúng ta coi những tác phẩm văn học, nghệ thuật như những món ăn tỉnh
thân và trí tuệ không thể thiếu được Cảm xúc chúng ta sẽ dâng trào khi được
đọc một cuốn tiểu thuyết, xem một bộ phim, một bức tranh, hay nghe một bản nhạc hay Trong thập kỷ 50, 60 của thế kỷ 20, thanh niên Việt Nam từng đã say mê, sống với cuộc sống của người thanh niên cộng sản Liên Xô (Komsomol) trong lao động, tình yêu, sự hy sinh gian khổ trong cuốn “Thép đã tôi thế đấy” của nhà văn Xơ Viết Nicơlai Ơtxtrơpxki Trong những năm kháng chiến vô
cùng gian khổ của thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ, nhiều bài hát, nhiều bài
thơ đã đi vào lòng người chiến sĩ trong suốt chặng đường hành quân trèo đèo lội suối Nó như những hồi kèn xung trận động viên, thúc giục người chiến sĩ một lòng giết giặc lập công
Tác phẩm không thuộc phạm vì bảo hộ của pháp luật quyên tác giả:
Luật sở hữu trí tuệ còn quy định một số loại hình tác phẩm không thuộc
Trang 36bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, tư pháp và bản dịch chính thức của các văn bản đó; các quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm,
nguyên lý, số liệu |
Tác phẩm không được pháp luật bảo hộ:
Ngoài ra, pháp luật không bảo hộ cho những tác phẩm có nội dung đi ngược lại lợi ích và trật tự công cộng Đó là những tác phẩm có nội dung được nêu ra trong điều 749 Bộ luật Dân sự Luật còn nói rõ: “Mọi giao dịch về việc lưu hành, sử dụng và hưởng lợi đối với những tác phẩm này là bất hợp pháp và vô hiệu; người vi phạm bị xử lý theo quy định của pháp luật” Đối chiếu với hoạt động xuất bản, những quy định này được nói đến tại điều 10 của Luật Xuất
bản 2004
1.2.1.3 Chủ sở hữu quyền tác giả
Trong Bộ luật Dân sự Việt Nam không có quy định về chủ sở hữu quyền
tác giả mà chỉ có quy định về chủ sở hữu tác phẩm Chủ sở hữu tác phẩm là
người có quyền tác giả đối với tác phẩm, là người chiếm hữu quyền tác giả Điều746 Bộ luật Dân sự liệt kê các loại hình chủ sở hữu tác phẩm [1, tr 328] Tuy nhiên, trong Dự thảo luật Sở hữu ttrí tuệ, không dùng khái niệm chủ sở tác phẩm mà đưa ra cụm từ chủ sở hữu quyền tác giả tại Chương TH
Việc thay thuật ngữ “chủ sở hữu tác phẩm” bằng “chủ sở hữu quyền tác giả” xuất phát từ thực tế là thuật ngữ tại Bộ luật Dân sự đã dẫn đến hiểu nó là
sở hữu đồ vật (như sở hữu một cuốn sách mua từ cửa hàng) Trong khi đó thực chất nội hàm của thuật ngữ này là thể hiện nội dung “quyền sở hữu đối với tác phẩm” Vì vậy nó được thể hiện lại là “sở hữu quyền tác giả” để tránh nhầm lẫn và phù hợp với thuật ngữ quốc tế
Theo đó, Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân nắm giữ một,
Trang 37Có các loại chủ sở hữu quyền tác giả như: chủ sở hữu quyền tác giả chính là
tác giả hay đồng tác giả của tác phẩm, có tất cả các quyền nhân thân và quyền
tài sản Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức , cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả; chủ sở hữu quyền tác giả là người thừa kế, chủ sở hữu quyền tác giả là người được chuyển giao quyền theo quy định
trong hợp đồng Luật cũng quy định Nhà nước là chủ sỡ hữu quyền tác giả đối
với các loại tác phẩm: tác phẩm khuyết danh; tác phẩm vẫn còn trong thời hạn
bảo hộ mà chủ sở hữu quyền tác giả chết và không có người thừa kế, hay người thừa kế từ chối nhận di sản, hay không được quyền hưởng di sản; tác
phẩm được chủ sở hữu quyền tác giả chuyển giao quyền cho Nhà nước 1.2.2 Quy định về bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam
Bảo hộ quyền tác giả là việc nhà nước thông qua luật pháp đưa ra những
quy định về các quyển và nghĩa vụ cho các chủ thể của luật quyên tác giả
hoặc một số ngăn cấm các hành vi phi pháp cụ thể, vì lợi ích của tác giả, chủ
sở hữu quyền tác giả, nhằm đảm bảo những quyền lợi hợp lý và chính đáng
của họ đối với tác phẩm Để chống lại các hành vi xâm hại quyền tác giả, Nhà nước quy định các chế tài và biện pháp thực thi về hành chính, dân sự, và hình sự chống lại các hành vi trái pháp luật Sau đây là một số quyền theo hệ
thống pháp luật Việt Nam về quyền tác giả 1.2.2.1 Quyền tác giả
Như trên đã nêu, quyền tác giả là một trong những quyền con người, các
tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học làm giàu tâm hồn và trí tuệ của chúng
ta, là di sản vô giá được con người gìn giữ cần phải được bảo vệ cũng như những người trực tiếp sáng tạo ra chúng cũng phải được đảm bảo mọi quyền lợi tỉnh thần và kinh tế Đó chính là xuất phát điểm của khái niệm quyền tác giả
Trong xuất bản của nhiều nước trên thế giới, thông tin về chủ sở hữu
Trang 38chữ đầu của từ tiếng Anh “ COPYRIGHT”( quyền sao chép), thường được in trên trang đầu tiên hoặc ở trang xinhê của mỗi cuốn sách, tuỳ theo cách thức thể hiện của từng nhà xuất bản Thông tin đó nhằm khẳng định về chủ sở hữu
quyền tác giả đối với tác phẩm : không ai được quyền sao chép và bán quyền sở hữu đối với tác phẩm hoặc bất kỳ phần nào, nếu không được chủ sở hữu
quyền tác giả, người đại diện hợp pháp cho phép Nội dung của quyền tác giả
là quyển nhân thân (quyền tỉnh thần) của tác giả và quyền tài sản (quyền
kinh tế) của tác giả đối với một tác phẩm
Thuật ngữ “quyền nhân thân” được dùng cho mọi quyền nhân thân của
công dân, trong đó, có quyền nhân thân của tác giả Trong khi luật pháp của
3
hầu hết các quốc gia đều dùng thuật ngữ “quyền tỉnh thần”, nhưng nói chung,
quy định này của Việt Nam và các quốc gia khát là giống nhau Vì vậy, cần
hiểu thuật ngữ quyền nhân thân là quyền tinh thần
Tương tự như vậy, thuật ngữ “quyền tài sản” được dùng trong luật của Việt Nam được hiểu như “quyền kinh tế” được dùng trong luật các nước
Quyền nhân thân (quyên tỉnh thân)
Thuật ngữ quyền nhân thân của tác giả cũng mới xuất hiện gần đây Và
nó được sử dụng trong Công ước Berne (trừ quyên công bố tác phẩm - mà theo
Công ước Berne là thuộc quyền tài sản) và các điều ước quốc tế như Công ước
WIPO Quyền nhân thân theo Luật Sở hữu trí tuệ, thông thường sẽ bao gồm:
quyền đặt tên cho tác phẩm; quyên đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; quyền công bố tác phẩm; quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm Quyển đứng tên tác giả ( quyền yêu cầu được nêu tên) - quyền được nêu tên thật hay bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng Quyển công bố tác phẩm ( quyền
bảo hộ tác phẩm khỏi bị công khai trái phép) - đó là việc tác giả có quyền
Trang 39phẩm khỏi bị sửa đổi trái phép) - quyền không cho người khác cắt xén, sửa đổi
hay xuyên tạc tác phẩm theo bất kỳ cách thức nào, hình thức nào, gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả
Những quy định này trong Bộ luật Dân sự được đưa ra ở các điều 751
đến 753 Tuy nhiên cách mô tả còn chồng chéo, gây khó hiểu và phức tạp
Mặt khác, cách mô tả như Bộ luật này không sử dụng các thuật ngữ của Công ước Berne (về Quyền tác giả)
Trong hoạt động xuất bản, đặc biệt trong gia công biên tập bản thảo,
thường có sự vi phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, thể hiện ở chỗ
bản thảo bị biên tập viên can thiệp một cách thô bạo, cắt xén, sửa đổi mà
không hỏi ý kiến của tác giả, đôi lúc gây căng thẳng giữa tác giả với nhà xuất
bản Thậm chí có biên tập viên sau khi nhận được bản thảo ( mà ở trường hợp
cụ thể này là một sách từ điển), thấy bản thảo có thể xuất bản được nhưng còn
thiếu nhiều, thay vì đề nghị tác giả bổ sung, biên tập viên đó đã tự ý bổ sung
thêm bớt, sau đó đòi tác giả cho mình đứng tên là đồng tác giả Trong các tác phẩm dịch, đôi khi người dịch (có khi do nhà xuất bản) đã thay đổi tên tác
phẩm mà họ cho là hay hơn, sát với nội dung hơn hay đơn thuần chỉ với mục
đích “câu khách” Như thế vô hình chung họ đã vi phạm quyên đặt tên cho tác
phẩm của tác giả
Quyền tài sản (quyền kinh tế)
Quyền tài sản của quyền tác giả là những quyền mang tính chất tài sản
đối với tác phẩm, bao hàm các quyền cho phép hoặc không cho phép công bố hoặc sao chép tác phẩm để phân phối đến công chúng Quyền tài sản gồm :
các độc quyền làm tác phẩm phái sinh, trình diễn tác phẩm trước công chúng;
sao chép tác phẩm; phân phối tới công chúng bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
Trang 40bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính Pháp luật
cũng quy định: tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hay toàn
bộ các quyền tài sản và quyền công bố tác phẩm phải xin phép và trả tiền
nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả
Trong hoạt động xuất bản, quyền tài sản là quyền dễ bị xâm hại nhất và
bị xâm hại nhiều nhất Nó dường như xảy ra ở tất cả các khâu Từ khâu ¡in ấn, sao chép, với việc in lậu, nối bản không xin phép đến khâu phát hành với những tỷ lệ phát hành phí quá cao ( lên đến 20 -30% thậm chí 40-50%), đẩy giá thành sách lên cao, làm số lượng sách làm ra ít đi và phần thiệt thòi rơi và | tác giả và nhà xuất bản
1.2.2.2 Các quyền liên quan
Các quyền liên quan (còn được gọi là quyền kẻ cận) là những quyền thể
hiện chuyển tải tác phẩm tới công chúng Quyền liên quan thường dành cho các đối tượng là Người biểu diễn, Nhà sản xuất bản thu âm và Tổ chức phát
sóng Luật quyền tác giả ở một số nước không chỉ bảo hộ quyền của người sáng tạo tác phẩm mà còn bảo hộ cả những người biểu diễn hoặc những người truyền đạt tác phẩm tới công chúng Trong các công ước quốc tế, các quyền
này được đề cập đến ở Công ước Rome 1961, Hiệp định Geneva 1971, Hiệp
định TRIPS
Trong Dự thảo Luật Sở hữu trí tuệ, quyền liên quan có các quyền nhân
thân và tài sản của Người biểu diễn, quyền của Nhà sản xuất bản ghi âm ghi
hình, quyền của Tổ chức phát sóng được quy định tại các Điều 28, 29, 30
1.2.2.3 Thời điểm phát sinh quyền tác giả, quyền liên quan
Theo Bộ luật Dân sự, thời điểm phát sinh quyền này là thời điểm tác phẩm được sáng tạo ra dưới hình thức vật chất nhất định, không phân biệt hình