1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao năng lực sáng tạo của cán bộ tuyên giáo ở tỉnh thanh hóa hiện nay

121 6 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 121
Dung lượng 13,23 MB

Nội dung

Trang 1

).LA132/08

Trang 2

2 vs“ J , ` , BỘ GIÁO DỰ DỊ Zz VA DAO TAO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH

| QUOC GIA HO CHi MINH

HOC VIEN BAO CHi VA TUYEN TRUYEN

TRAN QUANG HUY

NANG CAO NANG LUC SANG TAO

CUA CAN BO TUYEN GIAO G

TINH THANH HOA HIEN NAY

Trang 3

i

LOI CAM DOAN

Tôi xin cam đoan đáy là công trình do tôi tự nghiên cứu; số liệu trong Luận văn có cơ sở rõ ràng và trung thực Kết luận của Luận văn chưa từng được công bố trong các công trình khác

Trang 4

1.1 1.2 2.1 2.2 2.3 3.1 3.2 3.3 3.4 3.5 Trang MỞ ĐẦU | 1

Chuong 1 Nang luc sang tao va nhimg yéu t6 quy dinh nang

lực sáng tạo của cán bộ tuyên giáo hiện nay ˆ 10

Năng lực và năng lực sáng tạo của cán bộ tuyên giáo 10

Những yếu tố quy định năng lực sáng tạo của cán bộ tuyên giáo

hiện nay “ 38

Những yếu tố ảnh hưởng tới sự sáng tạo của cán bộ tuyên giáo tir

Thanh Hoá hiện nay 54

Năng lực sáng tạo của cán bộ tuyên giáo tỉnh Thanh Hoá hiện nay 63 Những vấn đề đặt ra trong năng lực sáng tạo của cán bộ tuyên

giáo ở tính Thanh Hoá hiện nay 79

Chương 3 Giải pháp nâng cao năng lực sáng tạo của cán bộ

tuyên giáo tỉnh Thanh Hoá hiện nay 84

Phát triển kinh tế— xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tỉnh thần

cho cán bộ tuyên giáo | 84

Dân chủ hoá các lĩnh vực đời sống xã hội tạo môi trường thuận lợi

cho quá trình sáng tạo của cán bộ tuyên giáo 87

Xây dựng cơ chế, chính sách đảm báo lợi ích, tạo động lực cho

hoạt động sáng tạo của cán bộ tuyên giáo 92

Trang bi cơ sở vật chất, kỹ thuật, phương tiện làm việc, tạo điều kiện nâng cao năng lực sáng tạo của cán bộ tuyên giáo tỉnh Thanh

Hoá hiện nay 98

Xây dựng đội ngũ cán bộ tuyên giáo đu về số lượng, cao về chất

lượng, có cơ cấu hợp lý 101

KẾT LUẬN 107

Trang 5

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đất nước ta sau hơn 20 năm đổi mới đã có những bước phát triển

mạnh về mọi mặt, đời sống nhân dân được cải thiện và không ngừng nâng

cao, thực hiện từng bước tiến bộ và công bằng xã hội, thế và lực của đất

nước ta được nâng lên cao hơn trên trường quốc tế Bước vào thế kỷ XXL, như Đại hội IX của Đảng chỉ rõ, là bước vào một thời kỳ phát triển mới của đất nước, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa Yêu cầu sống còn của nhân dân ta là nắm bắt cơ hội, vượt qua thách thức, phấn đấu

để thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ tiếp tục giành thêm nhiều thắng lợi to lớn trong

sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, đưa nước ta sánh vai cùng các nước phát triển trên thế giới Mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ta được Đảng ta chỉ rõ:

Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao rõ

rệt đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân; tạo nền

tảng để đến năm 2020 đất nước ta cơ bản trở thành một nước

công nghiệp theo hướng hiện đại; nguồn lực con người, năng lực

khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc

phòng, an ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản; vị thế của nước ta trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao [14,

tr.159]

Để thực hiện được mục tiêu cách mạng trên đây, phải phát huy sức

mạnh toàn dân tộc

Trang 6

giới, mọi lứa tuổi, mọi vùng Tổ quốc, người trong và ngoài Dang,

người đang công tác và đã nghỉ hưu, mọi thành viên trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam dù sống trong nước hay ở nước ngoài [67, tr.54]

Sức mạnh đó bao gồm cả sức mạnh vật chất và sức mạnh tính thần,

trong đó sức mạnh sáng tạo của toàn dân là quan trọng nhất Bằng sự sáng

tạo, bằng sức mạnh tổng hợp chúng ta đã chiến thắng hai đế quốc lớn,

mang lại độc lập, tự do cho đất nước Ngày nay, cũng chỉ bằng năng lực sáng tạo, bằng sự phát huy sức mạnh toàn dân tộc chúng ta mới có thể

vượt qua đói nghèo, lạc hậu, đưa đất nước ta trở thành một nước công nghiệp vào cuối thập niên thứ hai của thé ky XXI

Công tác tư tưởng — văn hoá và khoa giáo trong điều kiện hiện nay

cũng đang đứng trước những cơ hội và thách thức nghiệt ngã Để tận dụng

được cơ hội, vượt qua thách thức, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ công tác

tuyên giáo trong tình hình mới, cán bộ tuyên giáo, ngoài bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định, phẩm chất đạo đức trong sáng, phải có đủ năng lực cần thiết, đủ sức sáng tạo trong hoạt động nghề nghiệp của mình

Thanh Hóa là một tỉnh có diện tích lớn thứ ba trong cả nước, nằm ở

cực bắc Trung bộ Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 150km về phía Nam,

cách thành phố Hồ Chí Minh 1.560km Thanh Hóa có 27 huyện, thị xã và

thành phố trực thuộc tỉnh với 633 xã, phường, thị trấn, có số dân trên 3.620.000 người Trong đó, số dân sinh sống ở thành thị có trên 318.380 người, số còn lại chủ yếu sống ở nông thôn và miền núi Trong những năm

qua, Thanh Hóa có những bước phát triển mạnh cả về kinh tế, chính trị,

Trang 7

khẳng định mình, phát triển vững mạnh hơn nữa để xứng đáng với sự đòi

hỏi của thời đại Nhiệm vụ đặt ra cho cán bộ tuyên giáo là phải "đi; đầu, ải

trước một bước, tập trung toàn bộ lực lượng, trí tuệ và kinh nghiệm" [3, tr.157], đổi mới cách thức làm việc, hoạt động nghề nghiệp của mình, đáp

ứng đòi hỏi và nguyện vọng của nhân dân và yêu cầu của sự nghiệp đổi mới Đội ngũ cán bộ tuyên giáo cần phải phát huy tới mức cao độ khả năng sáng tạo của mình để đạt kết quả, hiệu quả cao trong công tác

Công tác tuyên giáo ở Thanh Hoá tuy đã có những chuyên biến tiến bộ nhất

định, song bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế, bất cập, nhất là nội dưng, phương thức và phương pháp hoạt động, công tác tổ chức, xây dựng hệ thống tuyên giáo các cấp Tình hình mới đòi hỏi phải nâng cao chất lượng, năng lực tham mưu,

tong két thuc tién dé lam sáng td lý luận; hướng dẫn, chỉ đạo cơ sở quán triệt, triển khai chỉ thị, nghị quyết của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, cÔ vũ,

động viên các tầng lớp nhân dân trong tỉnh hăng hái tham gia các phong trào thi đua yêu nước, đổi mới quan hệ phối hợp giữa ban tuyên giáo với các ban xây dựng Đảng và với các ngành chức năng, đoàn thể trong tỉnh

Với những nội dung trên đây, vấn đề đổi mới công tác tuyên giáo, nâng cao năng lực sáng tạo của cán bộ tuyên giáo ở Thanh Hoả hiện nay đang là vấn đề có tính tất yếu, cấp bách Vì vậy, nghiên cứu vấn đề này hy vọng sẽ cung cấp một số cơ sở lý luận và thực tiễn để các cấp uý, nhất là cơ quan tuyên giáo, cán bộ tuyên giáo các cấp tham khảo, xem xét và vận dụng vào

điều kiện cu thé & don vi minh nhằm khơi day tiém nang sang tao cua moi can bộ, mọi cơ quan tuyên giáo

Trang 8

động của mình Cùng với quá trình khảo sát thực tiễn tại tỉnh Thanh Hóa, tác giả đã chọn đề tài: "Náng cao năng lực sáng tạo của cán bộ tuyên giáo ở tỉnh Thanh Hóa hiện nay” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình

2 Lịch sử nghiên cứu đề tài

Trong quá trình vận động và phát triển của cách mạng Việt Nam, đội ngũ cán bộ tuyên giáo là lực lượng nòng cốt, là "người lính gác” trên

mặt trận tư tưởng - văn hóa và khoa giáo của Đảng, góp phần đặc biệt quan trọng trong tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà

nước và tổ chức triển khai thực hiện sâu rộng trong quần chúng nhân dân,

kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và tham mưu cho cấp ủy trong việc ra các quyết định, chính

sách về mọi mặt của đời sống xã hội

Ngày nay, sự phát triển như vũ bão của khoa học - kỹ thuật đòi hỏi

người cán bộ tuyên giáo phải có những bước phát triển hơn, trưởng thành

hơn về trí tuệ nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đặt ra Để thực hiện

điều đó, đội ngũ cán bộ tuyên giáo phải có những đổi mới cả về chất lượng và số lượng nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác tuyên giáo Trước sự cần thiết phải nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của

đội ngũ cán bộ tuyên giáo, rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này đã xuất hiện như: “Đảng Cộng sản Việt Nam trong tiến trình đổi mới đất nước” của nhiều tác giả do GS.TS Nguyễn Phú Trọng (chủ biên); “Vấn đề cán bộ: Vì sao "đổi nhiều mà ít mới"" của Nguyễn Phú Trọng - Báo Nhân

Trang 9

truyền miệng và hoạt động báo cáo viên trong tình hình mới” của Ngô

Văn Thạo, Tạp chí Tư tưởng - Văn hóa, số tháng 1/2002; "Đôi điều rút ra

từ công tác tuyên giáo” của Trần Văn Vẫn, Tạp chí Tư tưởng - Văn hóa, số thang 8/2002"

Nhìn chung các công trình nghiên cứu này ít nhiều đề cập tới sự sáng tạo của người cán bộ tuyên giáo, nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu toàn điện về việc phát huy khả năng sáng tạo của cán bộ tuyên

giáo Có một vài công trình nghiên cứu về sáng tạo, khả năng của con người nói chung như: “Mỗi người tiêm ẩn một tài năng” do PGS.TS Lê Thị

Bừng chủ biên, viết về khả năng, năng lực và tài năng trong mỗi con

người Công trình này chỉ rõ, để đánh giá một con người có nhân cách tốt hay khơng ngồi việc xem xét họ có đạo đức phù hợp với yêu cầu xã hội hay không, điều cơ bản là phải đánh giá qua kết quả làm việc, qua sản phẩm của họ - đó chính là mặt chuyên — mặt tài tương đương với khái niệm năng lực Trong cấu trúc nhân cách của một con người mà nhà trường đào tạo là phải vừa “hồng”, vừa “chuyên” Nói cách khác, phải có đức và có tài Đức phải thể hiện bằng năng suất lao động Tài phải vì

người khác mà phục vụ Lúc sinh thời Hồ Chủ tịch đã dạy cán bộ: người

có đức mà không có tài như ông bụt ngồi trong chùa, người có tài mà không có đức là người vô dụng Vậy vấn đề đặt ra: Tài năng là gì? Liệu con người có tài năng không? Muốn có tài năng cần có những yếu tố

nào? Đó chính là những vấn đề chính mà cuốn sách “Mỗi người tiêm ẩn một tài năng” đề cập đến

Trang 10

thực hiện thành công sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước, nhằm thực hiện mục tiêu cao đẹp: “dân giàu, nước mạnh, xã hội công

bằng, dân chủ, văn minh” thì việc tìm hiểu khả năng sáng tạo và những

điều kiện để phát huy hơn nữa năng lực sáng tạo của những con người ấy,

là một vấn đề rất cần thiết Công trình “sáng faạo và những điều kiện chủ yếu để kích thích sự sáng tạo của con người Việt Nam hiện nay” của TS Lê Huy Hoàng, đã phần nào đáp ứng được yêu cầu đó

Trên đây là một số công trình nghiên cứu trực tiếp về khả năng của

COn người và sự sáng tạo của con người Việt Nam hiện nay, có ứng dụng

rất lớn trong việc nghiên cứu luận văn này Tuy nhiên, đề cập đến vấn đề

sáng tạo của cán bộ tuyên giáo thì chưa được đề cập đến, hoặc có một vài

công trình nghiên cứu chỉ đề cập đến một phần trong đó Chưa có công trình nghiên cứu cụ thể nào về sáng tạo và nâng cao năng lực sáng tạo của

cán bộ tuyên giáo hiện nay Do đó, đề tài: "Ndng cao năng lực sáng tạo

của cán bộ tuyên giáo ở tỉnh Thanh Hóa hiện nay" là một đề tài mới nhằm nghiên cứu bản chất, đặc trưng, điều kiện và giải pháp chủ yếu để phát huy khả năng sáng tạo của người cán bộ tuyên giáo, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực tư tưởng - văn hóa và khoa giáo của Đảng hiện nay

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Muc dich

Trên cơ sở nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về sáng tạo, bản

Trang 11

- Phân tích khái niệm nang luc, năng lực sáng tạo, bản chất, cấu trúc

năng lực sáng tạo của cán bộ tuyên giáo

- Phân tích những yếu tố quy định năng lực sáng tạo của người cán

bộ tuyên giáo

- Khảo sát thực trạng năng lực sáng tạo thể hiện trong các lĩnh vực

hoạt động nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ tuyên giáo tỉnh Thanh Hoá và

những vấn đề đang đặt ra

- Kiến nghị những giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực sáng tạo của đội ngũ cán bộ tuyên giáo tỉnh Thanh Hoá hiện nay

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Nâng cao năng lực sáng tạo của cán bộ tuyên giáo tỉnh Thanh Hoá trong giai đoạn hiện nay

4.2 Phạm vì nghiên cứu

- Cán bộ tuyên giáo được nghiên cứu trong đề tài là những cán bộ hiện công tác tại Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và ban tuyên giáo các Huyện ủy, Đảng ủy cơ sở thuộc tỉnh Thanh Hoá

- Thời gian khảo sát, đánh giá thực tiễn từ năm 2001 đến nay, tức là sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX và Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá lần thứ XI

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Trang 12

Hoá, Ban Tuyên giáo các huyện ủy, đảng ủy cơ sở trên địa bàn tỉnh - Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ yếu là phương pháp phân tích và tổng hợp, logic và lịch sử và một số phương pháp xã hội học như: thống kê, so sánh, điều tra,

quan sát, thu thập thông tin

6 Đóng góp mới của đề tài

Lần đầu tiên vấn đề năng lực sáng tạo của cán bộ tuyên giáo cấp tỉnh được nghiên cứu một cách hệ thống, đề tài này do đó có những

đóng góp cụ thể như sau:

- Làm sáng tỏ hơn khái niệm năng lực sáng tạo, bản chất, cấu trúc năng lực sáng tạo của cán bộ tuyên giáo

- Làm rõ hơn những yếu tố quy định năng lực sáng tạo của cán bộ tuyên giáo

- Khái quát thực trạng năng lực sáng tạo của cán bộ tuyên giáo

tỉnh Thanh Hoá và những vấn đề đang đặt ra

- Kiến nghị các giải pháp chủ yếu nhằm phát huy, nâng cao năng lực sáng tạo của cán bộ tuyên giáo ở tỉnh Thanh Hoá hiện nay

7 Ý nghĩa của đề tài

7.1 Ý nghĩa lý luận

Đề tài góp phần làm sáng tỏ quan niệm về bản chất của sáng tạo,

nội dụng sự sáng tạo trong hoạt động của cán bộ tuyên giáo, điều kiện,

Trang 13

7.2 Ý nghĩa thực tiễn

Những kết quả nghiên cứu của đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan tuyên giáo địa phương khi tổ chức sử dụng, đánh giá năng lực cán bộ tuyên giáo và cho những ai quan tâm đến việc nghiên cứu

nh vực mà đề tài đề cập đến

8 Kết cấu đề tài

Trang 14

Chuong 1

NANG LUC SANG TAO VA NHUNG YEU TO QUY DINH NANG LUC SANG TAO CUA CAN BO TUYEN GIAO HIEN NAY

1.1 Năng lực và năng lực sáng tạo của cán bộ tuyên giáo 1.1.1 Năng lực, năng lực sáng tạo

1.1.1.1 Năng lực: Khải niệm, các mức độ và phân loại

- Khái niệm

Năng lực là một trong những vấn đề được quan tâm nghiên cứu do nó có ý nghĩa thực tiễn và lý luận to lớn bởi “sự phát triển năng lực của mọi thành viên trong xã hội sẽ đảm bảo cho mọi người tự do lựa chọn một nghề nghiệp phù hợp khả năng của cá nhân, làm cho hoạt động cá nhân có kết quả hơn và cảm thấy hạnh phúc khi lao động” [6, tr 43] Trong bất cứ hoạt động nào của con người, để thực hiện có hiệu quả, con người cần

phải có một số phẩm chất tâm lý cần thiết và tổ hợp những phẩm chất này

gọi là năng lực Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu Mác xít, năng lực của con người luôn gắn liền với hoạt động của chính họ Như chúng ta

đã biết, nội dung và tính chất của hoạt động được quy định bởi nội dung và tính chất của đối tượng của nó Tuỳ thuộc vào nội dung và tính chất của

đối tượng mà hoạt động đòi hỏi ở chủ thể những yêu cầu xác định Nói

một cách khác thì mỗi hoạt động khác nhau với tính chất và mức độ khác nhau sẽ đòi hỏi ở cá nhân những điều kiện cho hoạt động có hiệu quả nhất định phù hợp với nó Như vậy, khi nói đến năng lực cần phải hiểu năng lực không phải là một thuộc tính tâm lý duy nhất nào đó (như khả năng tri

giác, trí nhớ ) mà là sự tổng hợp các thuộc tính tâm lý cá nhân (sự tổng

hợp này không phải là phép cộng của các thuộc tính mà là sự thống nhất

Trang 15

hệ tương tác qua lại theo một hệ thống nhất định và trong đó một thuộc

tính nổi lên với tư cách chủ đạo và những thuộc tính khác giữ vai trò phụ

thuộc) đáp ứng được những yêu cầu hoạt động và đảm bảo hoạt động đó đạt được kết quả mong muốn

Như trên đã phân tích, năng lực không mang tính chung chung mà khi nói đến năng lực,bao giờ cũng là nói về năng lực của một hoạt động cụ thể nào đó như năng lực toán học của hoạt động học tập hay nghiên cứu toán học, năng lực chính trị của hoạt động chính trị, năng lực giảng dạy của hoạt động giảng dạy Như vậy có thể định nghĩa năng lực nghề nghiệp là sự tương ứng giữa các thuộc tính tâm, sinh lý của con người với những yêu cầu do nghề nghiệp đặt ra Nếu không có sự tương ứng này thì

con người không theo đuổi nghề được Ở mỗi nghẻ nghiệp khác nhau sẽ có những yêu cầu cụ thể khác nhau

Mặt khác, trong hoạt động sống, hoạt động nghề nghiệp, con người luôn tìm tòi, khám phá bản thân, xã hội cũng như công việc của mình Từ

đó tạo nên những cái mới mang tính sáng tạo cao “Irong hoạt động sống,

hoạt động nghề nghiệp, với năng lực của mình, con người sáng tạo nên thế

giới” [26, tr.13]

Chúng ta cần phát triển năng lực cho tất cả mọi người xuất phát từ quan điểm khoa học “mỗi người tiềm ẩn một tài năng” Nếu phát hiện sớm, đúng, tạo điều kiện thì tài năng trong mỗi con người sẽ phát huy trong hoạt động thực tiễn Mỗi người có thần kinh, tâm lý bình thường sẽ có một năng

lực nào đó (mức độ đầu tiên của sáng tạo, tài năng) có điều năng lực ấy xuất hiện vào lúc nào, nhanh hay chậm, ở lĩnh vực hoạt động nào

Mỗi loại hoạt động đều có yêu cầu nhất định (yêu cầu của học sinh, sinh viên là phải học tập tốt, lao động tốt, biết áp dụng tri thức vào hoạt

động thực tiễn; yêu cầu của nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ, hoạ sĩ là sáng tác

Trang 16

mỗi hoạt động đều có những yêu cầu nhất định Để thực hiện những yêu

cầu đó, mỗi người cần có những đặc điểm nhất định, về sinh lý cũng như

về tâm lý

Chẳng hạn, người đánh đàn có yêu cầu là đánh đàn hay, nhưng cũng

cần có một số thuộc tính nhất định sao cho phù hợp với yêu cầu trên Chẳng hạn họ phải có thính giác thật tinh tế, hoàn hảo, bàn tay điêu luyện, phải có sự rung cảm thì mới làm người khác rung cảm được

Một kiến trúc sư có năng lực khi nhìn vào bản vẽ phải có khả năng tưởng tượng, có thể hình dung ra hình thù của cái máy; hoặc tốc độ phản

ứng vận động viên, cầu thủ thể dục, thể thao và thao tác lao động; sự xúc

cảm của diễn viên Vì vậy, khi xét một người có năng lực ta căn cứ vào năng suất, hiệu quả cơng việc đã hồn thành, thực hiện một cách tốt đẹp những yêu cầu nhất định nào đó Có nghĩa là con người có năng lực phải

có những thuộc tính thần kinh, thuộc tính tâm lý để hoàn thành một công

việc nào đó

Vậy năng lực là gì? Năng lực là tổng hợp những thuộc tính độc đáo

của cá nhân, phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định, nhằm đảm bảo việc hoàn thành có kết quả tốt trong lĩnh vực hoạt động ấy

Như vậy có nghĩa là, năng lực không phải là một thuộc tính cá nhân riêng lẻ của cá nhân mà là tổ hợp những thuộc tính của con người, đáp ứng những yêu cầu của hoạt động trên mức độ cao của sự thực hiện công việc nào đó Chẳng hạn, năng lực của một nhạc sỹ không chỉ nhìn ở trình độ

thính giác âm nhạc mà còn phải có sự nhạy cảm với hiện thực khách quan,

phải có lòng yêu nghệ thuật Hoặc đối với một kỹ sư xây dựng, nếu chỉ có

sự tưởng tượng thiết kế không thôi thì cũng không thể đảm bảo trở thành

Trang 17

Nói như vậy có nghĩa là muốn có một năng lực nào đó thì phải có sự

tổng hợp của nhiều thuộc tính tâm lý cá nhân Vậy tổng hợp là gì? Tổng

hợp không có nghĩa là sự tồn tại song song của nhiều thuộc thính mà là sự liên hệ hữu cơ, là sự tác động qua lại trong một hệ thống các thuộc tính ấy,

trong đó có thuộc tính chủ đạo, có thuộc tính phụ trợ, có thuộc tính làm nền

Khái niệm năng lực không đồng nhất với khái niệm tri thức, kỹ năng, kỹ xảo — cái đã được con người luyện tập ở mức độ nhất định Khi nói đến năng lực là nói đến tính độc đáo của từng người biểu hiện trong một năng lực nào đó

Theo tác giả Mạc Văn Trang thì năng lực nghế nghiệp được cấu thành

bởi 3 thành tố sau:

+ Tr¡ thức chuyên môn

+ Kỹ năng hành nghề

+ Thái độ đối với nghề [6, tr 28]

Năng lực nói chung và năng lực nghề nghiệp nói riêng không sẵn có mà nó được hình thành và phát triển qua hoạt động học tập, lao động và trong hoạt động nghề nghiệp Chúng ta có thể khẳng định rằng học hỏi và lao động không mệt mỏi là con đường phát triển, năng lực nghề nghiệp của mỗi cá nhân

- Các mức độ năng lực

Khi làm rõ các mức độ năng lực của con người, các nhà khoa học đã phân ra 3 mức độ sau:

Mức độ 1 - Năng lực: Là khái niệm chung nhất, chỉ mức độ để phân biệt giữa người này và người khác, biểu thị sự hoàn thành tốt hoạt động trong lĩnh vực nào đó Hay nói cách khác, năng lực thuộc vào khía cạnh sai biệt giữa các cá nhân Năng lực là khái niệm chung nhất chỉ ra mỗi

Trang 18

sớm hay muộn, nhanh hay chậm, định hình rõ ràng hay còn chưa đủ định

hình ở lĩnh vực hoạt động nào đó

Mức độ 2 —- Tài năng: Là năng lực ở mức độ cao, biểu thị sự hoàn

thành một cách sáng tạo ở một hoạt động nào đó Tài năng là sự kết hợp hoàn thiện nhất các loại năng lực giúp cho con người hoàn thành một cách sáng tạo và thuận lợi một hoạt động Ví dụ như tài năng của một kiến trúc sư là thiết kế nhiều kiểu nhà đẹp — sáng tạo vừa mang vẻ dep A Dong, vita mang vẻ đẹp hiện đại của nền kiến trúc phương Tây; hoặc cách giải bài toán độc đáo, sáng tạo, ngắn gọn, nhanh mà vẫn có kết quả đúng

Mức độ 3 — Thiên tài: Là năng lực cao nhất ở mức độ hoàn chỉnh kiệt xuất nhất, có một không hai trong một lĩnh vực hoạt động nào đó Chẳng hạn: Trong lĩnh vực tư tưởng, lý luận chính trị có C.Mác, Ph.Anghen, V.I.Lêninn, Hồ Chí Minh; trong lĩnh vực văn học có Lép Tônxtôi,

A.F.Ranxơ; trong âm nhạc có Môda, Bétthôven , trong lĩnh vực hội hoạ có Leôna Đờòvanhxi, Picátxô , trong lĩnh vực khoa học tự nhiên có

Niutơn, Lômônôxếp

Chúng ta biết rằng, bất cứ người nào nếu có ý thức rèn luyện và

có ý chí, nghị lực cao đều có thể có một năng lực, một tài năng

trong một lĩnh vực hoạt động nào đó Còn thiên tài là ở mức độ cao nhất, kiệt xuất nhất không phải bất cứ người bình thường nào cũng

có Để có thiên tài trong một lĩnh vực nhất định, ngoài các phẩm

chất như: ý chí, niềm tin, tình yêu lao động, lòng say mê hoạt động,

Trang 19

vật lỗi lạc mang trong mình loại bệnh gọi là bệnh “thống phong”

(Gontte) Thuyết này xuất hiện đầu thế kỷ XX, trong số các nhà

ngiên cứu có nhà di truyền học Xô Viết V.E.Phrôigôn, theo nghiên

cứu của ông có nhiều thiên tài bị bệnh thống phong Ví dụ như

Nuutfơn, Galilê, Bacông, Liepních Tổng cộng có 50/400 nhân vật

trên thế giới đã được công nhận qua sử sách có bệnh thống phong, trong đó có cả Mikenlăng Gielô, Rămbrăng, Béttôven Đặc biệt là

về hình thể, họ có khổ người khác thường: Cao lớn, khúc thân thường ngắn, ngón tay, ngón chân đều dài quá mức bình thường, hóp

hai bên má vv [6, tr.95]

Khi các thiên tài qua đời, các nhà nghiên cứu thường tiến hành mổ sọ, cân khối lượng của não Hầu như não của các nhà bác học, các vĩ nhân đều nặng hơn não của người bình thường Bộ não của mỗi người khoảng 15 tỷ tế bào thânh kinh Mỗi người khi sinh ra chỉ có tất cả như vậy

Nhưng theo sự phát triển của cơ thể, mỗi tế bào thần kinh cũng phát triển không ngừng, khi đạt 18 đến 25 tuổi thì bộ não cũng bất đầu hoàn chỉnh

Ngoài các biểu hiện về não, hình thể của các thiên tài như đã trình

bày ở trên, các nhà tâm lý học cũng tìm được chỉ số IQ của một nhà bác học thiên tài có khác biệt với chỉ số người bình thường

- Các mức độ phân loại

* Phân loại theo nguồn gốc phát sinh:

+ Năng lực tự nhiên: Là năng lực có nguồn gốc sinh vật, nó có mối liên hệ trực tiếp với tư chất, đó là năng lực hình thành và củng cố những mối liên hệ thần kinh tạm thời có chung ở cả người và động vật Khả năng thành lập phản xạ có điều kiện, tuy nhiên, ở người khác với ở động vậi

Trang 20

+ Năng lực xã hội: Năng luc này hình thành và phát triển trong qua trình sinh hoạt xã hội, nó chỉ có ở người Năng lực của con người là sản phẩm của lịch sử Nó hình thành trong hoạt động nhằm thoả mãn nhu cầu thực tế cuộc sống đòi hỏi

Năng lực xã hội bao gồm: Năng lực lao động, năng lực ngôn ngữ,

năng lực học tập, nghiên cứu khoa học,

* Phân loại theo mức độ chuyên biệt của năng lực:

+ Năng lực chung: Là hệ thống những thuộc tính trí tuệ của cá nhân, đảm bảo cho cá nhân đó nắm tri thức và hoạt động khoa học được tương

đối dễ dàng và có hiệu quả như năng lực học tập, lao động, quan sát, năng

lực trí tuệ Quan sát là năng lực chung nhất cho mọi lĩnh vực hoạt động

Vì vậy, trong phòng làm việc của Páplốp (nhà sinh lý học vĩ đại của Liên Xô và thế giới) đã ghi như một khẩu hiệu phấn đấu của những người làm

công tác khoa học “Quan sát, quan sát, hãy quan sát”

+ Năng lực riêng: Là hệ thống các thuộc tính đảm bảo cho con

người đạt kết quả cao trong nhận thức và sáng tạo về các lĩnh vực hoạt động chuyên môn như văn học, toán học, nhạc, sư phạm Thực tế đã cho

thấy, năng lực chuyên môn có quan hệ chặt chế với năng lực chung hay năng lực trí tuệ Năng lực chung càng được phát triển cao tạo nên những tiền đề to lớn cho sự phát triển những năng lực chuyên môn Ngược lại, sự phát triển của những năng lực chuyên môn trong điều kiện nhất định có

ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển trí tuệ

+ Năng lực học tập, nghiên cứu: Thể hiện cá nhân nắm vững nhanh chóng, có kết quả những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo trong chương trình học tập ở nhà trường và chương trình tự học, tự nghiên cứu sau này Ví dụ:

Trang 21

+ Nang lực sáng tạo: Thể hiện ở những cá nhân có khả năng đem lại những giá trị mới, những sản phẩm mới quý giá đối với nhân loại Trong năng lực sáng tạo có hai mức độ:

Một là: Mức độ phản ánh tái tạo thể hiện con người khéo léo trong

việc tiếp thu tri thức, nắm vững tiến hành theo mẫu (người sao chép, nắm theo mẫu cũ) Ví dụ: Người làm báo chí (ghi nhanh), người mẫu thời

trang, người diễn viên

Tuy nhiên, trong năng lực tái tạo đã bao hàm sáng tạo vì người mẫu

thời trang, người diễn viên, dựa trên kịch bản có sẵn, nhưng mỗi người có cách biểu diễn, nhập vai khác nhau Vì mỗi người là một chủ thể có ý thức, kinh nghiệm riêng để thể hiện sự sáng tạo của mình trong tái tạo

Vì vậy, trong thực tế chúng ta thấy cùng một sự kiện song nhà báo

này thể hiện rất hấp dẫn, còn nhà báo khác chỉ thể hiện có tính chất sao

chép, thông báo sự kiện bình thường Hoặc cùng một nhân vật song ở

mỗi diễn viên phong cách biểu diễn của mỗi người khác nhau, sự hấp dẫn

cũng khác nhau

Hai là: Mức độ phản ánh sáng tạo thể hiện con người có khả năng sáng tạo ra cái mới, cái độc đáo như các nhà khoa học, các kiến trúc sư

Ví dụ: Xiôncốpxki, người đầu tiên sáng chế ra con tàu du hành vũ trụ Menđêlêép phát hiện ra bảng tuần hồn hố học Niutơn tìm ra định luật vạn vật hấp dẫn

Trang 22

Tuy nhiên, con người cũng cần phải chuyên mơn hố trong lĩnh vực

mà mình tỏ ra có khuynh hướng (thiên hướng) phát triển

1.1.1.2 Năng lực sáng tạo - Khái niệm

Sáng tạo, từ trước đến nay, luôn bị người ta quan niệm rằng nó xa vời với người bình thường, dường như nó chỉ có ở những thiên tài, ở những bậc vĩ nhân Nói đến sáng tạo là người ta nghĩ ngay đến các sản phẩm tác phẩm kiệt xuất của các danh nhân, các học giả, các nhạc sĩ, thi sĩ với con

số chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay

Chúng ta đang bước vào một thời kỳ mới, thiên niên kỷ mới Thời

kỳ đòi hỏi mỗi người, bất kể làm nghề gì, vẫn còn ngồi trên ghế nhà

trường hay đang cặm cụi trong các phòng thí nghiệm, làm việc tại các môi

trường xã hội khác nhau, ở các mức độ khác nhau, không chỉ thích nghi để

tổn tại ngày một có ý nghĩa hơn mà phải tìm tòi, khám phá, sáng tạo ngay từ trong đời thường đến các hoạt động nghề nghiệp ở tất cả các lĩnh vực Vậy sáng tạo là gì?

Sáng tao 1a quá trình mà kết quả của nó là những kết hợp mới cần thiết từ các ý tưởng, đạng năng lượng, các đơn vị thông tin, các khách thể hay tập hợp của hai - ba yếu tố nêu ra Kết hợp này gồm hoặc được tạo ra từ những cái gì là điều không quan trọng, mà quan trọng hơn là tạo ra cái gì mới Bất kể quá trình sáng tạo thật sự nào đều phải đạt tới yêu cầu là tạo ra cái mới Như vậy, có thể khái quát sáng tạo là hoạt động tạo ra cái mới đáp ứng nhu cầu cần thiết chính đáng của xã hội

Trang 23

nghệ thuật, tổ chức, chính trị, quân sự Có thể nói, sáng tạo có mặt trong

mọi lĩnh vực của thế giới vật chất và tinh thần

Các nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng: hoạt động

sáng tạo chính là hoạt động riêng có của con người Đó không phải là hoạt

động thần bí nào mà là loại "hoạt động đặc thù theo các quy luật khách

quan” Sáng tạo là "hành động" luôn luôn thể hiện một quá trình liên tục,

độc đáo, vừa mang bản chất cá nhân, vừa mang bản chất lịch sử và xã hội

Sáng tạo không phải là một chương trình "rập khuôn" có san, hay những

hành động lặp lại một cách máy móc Đó là việc tạo ra những sản phẩm cần thiết cho cuộc sống của con người, cho nhân loại, mà nói như V.I.Lênin là “7 hế giới không thỏa mấn con người và con người quyết định

biến đổi thế giới bằng hành động của mình" [33, tr.229]

Sáng tạo theo gốc chữ Latinh là "creare" - có nghĩa là sản xuất ra,

làm ra, tạo ra một cái gì đó trên cơ sở một cái đã có, cái mới được hình

thành Trên cơ sở tiếp thu, kế thừa những quan điểm về sáng tạo, có thể

khái quát khái niệm sáng tạo: Sáng tao la quy trình hoạt động của con người trên cơ sở nhận thức được các quy luật của thế giới khách quan để tạo nên những giá trị tỉnh thân và vật chất mới về chất, đáp ứng các nhu câu ãa dạng của xã hội

“Năng lực sáng tạo là tổng hợp các thuộc tính độc đáo của cá

nhân, phù hợp với những yêu cầu, đặc trưng của một hoạt động nhất định, trên cơ sở nhận thức được các quy luật của thế giới khách quan để tạo nên những giá tri tinh thần và vật chất mới về chất, đáp ứng các nhu cầu đa dạng của xã hội” [26, tr.127]

- Các yếu tố cấu thành năng lực sáng tạo

+ Khả năng di chuyển trì thức và các kỹ năng, kỹ xảo

Sáng tạo bao giờ cũng đòi hỏi chủ thể hoại động phải có sự tự lực

Trang 24

tình huống mới và tri thức lưu giữ trong trí nhớ càng xa bao nhiêu thì sự

vận dụng tri thức đó càng có tính sáng tạo bấy nhiêu, nếu như sự vận dụng đó được tiến hành một cách độc lập, không lặp lại trường hợp tương tự mà

người cán bộ tuyên giáo đã biết từ trước

Kha nang di chuyển tri thức và các kỹ năng, kỷ xảo của cán bộ

tuyên giáo được hiểu là việc vận dụng các tri thức vào một điều kiện cụ thể,

tạo ra cái mới trong tri thức Một tri thức vốn có của loài người có thể ai

cũng biết, nhưng không phải ai cũng biết chuyển tri thức đó để sử dụng vào

tình huống, điều kiện cụ thể của công tác trong đó có công tác tuyên giáo Ở Ấn Độ, có lần người ta cần dời một công trình kiến trúc xây dựng bằng gạch cao 7m đi một quãng đường rồi hạ công trình đó xuống một cái hố sâu tương đương với chiều cao của nó, thế nhưng trong tay những

người thợ xây dựng chẳng có một máy móc thích hợp nào cả Hạ một công

trình nặng như vậy xuống hố mà không có cần trục thì là điều khó có thể xảy ra Các kỹ sư ra công suy nghĩ mãi, và rồi một người đã nảy ra sáng

kiến: chất băng đầy đến miệng hố, rồi dùng dây cáp kéo công trình đó đến

đặt trên mặt băng, băng tan dần và công trình cũng từ từ hạ xuống theo, còn nước thì tràn ra ngoài Có lẽ thuộc tính của mặt băng thì ai cũng biết, nhưng chỉ có một người biết chuyển tri thức đó vào giải quyết tình huống nói trên

Đặc trưng sáng tạo trong hoạt động của người cán bộ tuyên giáo

cũng có nét tương đồng như vậy Ví dụ như khi giảng nghị quyết của Đảng cho một đối tượng nhất định, nếu như người cán bộ tuyên giáo chỉ trình bày những vấn đề trong khuôn khổ câu chữ của nghị quyết thì nghị quyết

đó sẽ khó có thể được đối tượng tiếp nhận một cách sâu sắc Sự sáng tạo ở

chỗ người cán bộ tuyên giáo phải biết vận dụng những quan điểm chung

của Đảng vào điều kiện thực tiễn của địa phương, vận dụng quan điểm

Trang 25

hợp với đối tượng Như vậy, người cán bộ tuyên giáo đó đã biết tự lực

chuyển các tri thức và kỹ năng, kỹ xảo sang một tình huống mới Tình

huống giới thiệu nghị quyết Đảng cho các nhóm đối tượng khác nhau là sự di chuyển tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, vì ở nhóm đối tượng này sự liên hệ giữa quan điểm nghị quyết của Đảng đối với với thực tiễn của đối tượng này khác với khi liên hệ trong giảng nghị quyết ở nhóm đối tượng khác Đó chính là cái mới trong hoạt động giới thiệu nghị quyết Đảng của người cán bộ tuyên giáo Điều này không phải ai cũng có thể làm được khi đã

nắm được nội dung nghị quyết, chỉ những cán bộ nào có tư duy sáng tạo

mới có

Tóm lại, việc tự lực đi chuyển tri thức, kỹ năng, kỹ xảo sang một tình huống mới là đặc trưng sáng tạo của con người nói chung và của cán bộ tuyên giáo nói riêng, nếu sự vận dụng, di chuyển đó được tiến hành một cách độc lập, không lặp lại trường hợp tương tự mà người đó đã biết từ trước

+ Phát hiện chức năng mới của đối tượng quen biết

Tùy thuộc vào tình huống, điều kiện khách quan, con người có năng lực nhìn thấy ở cùng một đối tượng, một công dụng mới, đôi khi rất bất

ngờ Đặc trưng sáng tạo của người cán bộ tuyên giáo là sự phát hiện một chức năng mới của các sự vật, hiện tượng, sử dụng vào hoạt động nghề nghiệp của mình nhằm đạt mục đích đề ra Hoạt động tuyên giáo trong

Trang 26

gì! Tuy nhiên, cán bộ tuyên giáo bấy giờ đã thấy được chức năng mới của

nó phục vụ cho hoạt động của mình Các khẩu hiệu tuyên truyền, cổ động

đã được viết lên đó, như vậy nó đã được sử dụng với chức năng là một công cụ tuyên truyền, vừa rất gần gũi với nhân dân, vừa đễ tìm kiếm, vừa đảm bảo tính bí mật, vừa công khai Đây là một sáng tạo có vai trò rất lớn trong hoạt động của người cán bộ tuyên giáo

Hoặc ví như người cán bộ tuyên giáo sử dụng hình thức thơ ca, hò vè để tuyên truyền, đưa nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng đến

với quần chúng nhân dân là một cách làm đầy sức sáng tạo, nó vượt lên

hắn chức năng vốn có của loại hình này và thổi vào đó một chức năng mới, chức năng giáo dục tư tưởng chính trị

Trong thời đại bùng nổ thông tin, khoa học kỹ thuật tiên tiến phát

triển như vũ bão hiện nay, đặc trưng sáng tạo này của người cán bộ tuyên giáo càng được khẳng định Thời đại đã thay đổi, điều kiện vật chất cũng như của xã hội đã thay đổi, nhu cầu của con người càng tăng lên đòi hỏi

người cán bộ tuyên giáo phải lao động một cách sáng tạo, mà việc phát

hiện chức năng mới của một sự vật, hiện tượng, một đối tượng đã quen biết là một đặc trưng không thể phủ nhận trong sự sáng tạo của cán bộ tuyên giáo Người cán bộ tuyên giáo cần phải thấy những chức năng mới của các công cụ, các sự vật quen biết, đã và đang sử dụng để phục vụ yêu

cầu ngày càng cao hơn của xã hội, đó thực sự là sự sáng tạo mang đặc

trưng của người làm công tác tuyên giáo

+ Phát hiện cấu trúc của đối tượng nghiên cứu

Trang 27

Phát hiện cấu trúc của đối tượng nghiên cứu là xác định được nguyên tắc, quy luật vận động của nó Ví dụ, đưa ra dãy số 1379131519 và đề nghị xác định nguyên tắc lập dãy số này Chừng nào người được thử nghiệm chỉ nhìn số ấy là một tập hợp những chữ số thì bài toán vẫn chưa được giải Người cán bộ tuyên giáo có khả năng sáng tạo là người nhìn dãy số đó như một tập hợp những con số, được sắp xếp theo một quy tắc nhất định, rằng dãy số đó chứa những số kế tiếp theo với hiệu số luân

phiên là 2 và 4 đơn vị (1-3-7-9-13-15-19) Hoạt động tuyên giáo là hoạt

động trên mặt trận tư tưởng, tỉnh thần, do đó việc tìm giải cấu trúc của các vấn đề nghiên cứu khó khăn hơn rất nhiều Nhưng kỹ năng phát hiện cấu trúc đối tượng nghiên cứu giúp người cán bộ tuyên giáo nhận định được

tình hình một cách chính xác, khoa học thông qua việc phân tích những

con số, số liệu điều tra

+ Kỹ năng kết hợp những phương thức đã biết thành một phương thức mới Trong hoạt động của cán bộ tuyên giáo, việc sử dụng các phương thức để hoạt động đạt hiệu quả cao là một việc làm tất yếu và thường

xuyên Có thể nói, "không có phương thức hoạt động thì giống như người

mù không nhìn thấy lối đi" Phương thức như là cây gậy chỉ đường cho mọi loại hoạt động ở bất cứ lĩnh vực nào kể cả hoạt động tuyên giáo Tuy nhiên, nếu sử dụng liên tục những phương thức đã cũ, có sẵn trong việc giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực hoạt động của mình, nhiều khi không đem lại hiệu quả cao Do vậy, việc sáng tạo phương thức giải quyết vấn đề mới trên cơ sở những phương thức đã biết, bản thân nó đã là một sự sáng

tạo và việc fạo ra một phương thức mới là nét sáng tạo mang tính đặc

trưng, xác định sự sáng tạo trong hoạt động của người cán bộ tuyên giáo

Ví dụ như, khi tiếp c n các tài liệu chuyên biệt của lĩnh vực công

tác, người cán bộ tuyên giáo › phả 1 sử dụng các phương thức đã biết đ (Do xủ =>

Trang 28

dụng một loạt các phương thức cũ để giải quyết vấn đề, đó không không

phải là sự sáng tạo mà đó là rập khuôn, máy móc Vấn đề là ở chỗ, người

cán bộ tuyên giáo biết kết hợp các phương thức đã biết, tạo nên một

phương thức mới có thể sử dụng mang lại hiệu quả cao hơn, tốn ít thời

gian hơn, đó là sự sáng tạo Như vậy, đặc trưng này giúp chúng ta nhận

thấy sự sáng tạo trong việc sử dụng cách thức giải quyết vấn đề trong lĩnh

vực công tác của người cán bộ tuyên giáo

Tóm lại, các đặc trưng sáng tạo nêu trên của con người nói chung và của người cán bộ tuyên giáo nói riêng chỉ là những đặc trưng cơ bản Để xác định sự sáng tạo trong hoạt động của con người, trong đó có cán bộ tuyên giáo cần phải có sự tìm tòi, gắn liền với hoạt động nghề nghiệp mà các đặc trưng: đi chuyển tri thức, kỹ năng sang một tình huống mới, phát

hiện vấn đề mới trong các điều kiện quen biết, phát hiện chức năng mới của

đối tượng quen biết, nhìn thấy cấu trúc của đối tượng đang nghiên cứu và kết hợp những phương thức đã biết thành một phương thức mới là cơ sở cơ bản để đánh giá tính sáng tạo trong hoạt động của người cán bộ tuyên giáo

1.1.2 Năng lực sáng tạo của cán bộ tuyên giáo

1.1.2.1 Cán bộ tuyên giáo và hoạt động nghề nghiệp của cán bộ tuyên giáo

Cán bộ tư tưởng nói chung và cán bộ tuyên giáo nói riêng là một bộ phận trong đội ngũ cán bộ của Đảng và Nhà nước ta, là người hoạt động

chuyên nghiệp trong lĩnh vực tư tưởng — văn hoá và khoa giáo Đó là những

cán bộ có chức năng tham mưu, giúp cấp ủy chỉ đạo, quản lý, kiểm tra các mặt hoạt động của công tác tư tưởng, văn hoá và khoa giáo

Trang 29

va tién hanh truyén ba chu nghia Mac — Lénin vao phong trào công nhân và

phong trào yêu nước Việt Nam, chuẩn bị về tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời

của Đảng vào ngày 3 - 2 — 1930 Họ chính là những cán bộ tư tưởng, cán bộ

tuyên giáo, mà người đầu tiên là NÑ guyén Ái Quốc Những cán bộ này đã

trưởng thành, lớn mạnh cùng với quá trình phát triển của Đảng Sau khi Đảng ta giành chính quyền, lực lượng làm công tác tư tưởng — văn hoá và khoa giáo chuyên nghiệp được tập hợp lại trong Ban Tuyên giáo, trong cơ quan tư tưởng — văn hoá các cấp, các ngành, các đoàn thể và trở thành bộ phận hữu co trong đội ngũ cán bộ chính trị, cán bộ tham mưu của Đảng và Nhà Nước

Can bộ ban tuyên giáo có chức năng tham mưu và giúp cấp ủy, Ban Thường vụ và Thường trực cấp ủy về công tác tuyên giáo Họ có các chức năng cơ bản sau:

+ Nghiên cứu, theo dõi, tổng hợp tình hình tư tưởng trong cán bộ, dang viên và nhân dân; những âm mưu, thủ đoạn chống phá Đảng, Nhà nước và

chế độ ta trên lĩnh vực tư tưởng- văn hoá của các thế lực thù địch, nắm vững

tình hình tư tưởng, dư luận xã hội trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp dân cư; dự báo được những diễn biến và xu hướng tư tưởng có thể xảy ra, kịp thời báo cáo, kiến nghị với cấp uỷ phương hướng, nhiệm vụ, nội dung, biện pháp giải quyết

+ Chủ trì hoặc tham gia chuẩn bị các đề án, nghị quyết, quyết định, kế hoạch của cấp uỷ, Ban Thường vụ cấp uỷ về công tác xây dựng Đảng và các lĩnh vực công tác tuyên giáo

+ Tham gia ý kiến với các cơ quan chính quyền địa phương trong việc vận dụng, thể chế hoá các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, của cấp uỷ về các lĩnh vực công tác tuyên giáo ở địa phương

+ Chủ trì hoặc tham gia thâm định các đề án của các cơ quan Đảng, Nhà nước và các tổ chức đoàn thê của tỉnh có liên quan đến lĩnh vực công tác

Trang 30

+ Giúp cấp uỷ tổ chức nghiên cứu quán triệt, hướng dẫn triển khai thực

hiện các nghị quyết của Đảng: kiểm tra các tổ chức Đảng, các ban, ngành, đoàn thê trong việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương và của

Tỉnh uỷ trên lĩnh vực công tác tuyên giáo

+ Xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch công tác giáo dục lý luận chính trị, thông tin thời sự chính sách, pháp luật cho cán bộ, đảng viên của Đảng bộ Tổ chức mạng lưới báo cáo viên, tuyên truyền viên, cộng tác viên

dư luận xã hội từ tỉnh đến cơ sở Hướng dẫn và kiểm tra nội dung thông tin

của các phương tiện thông tin đại chúng, hoạt động báo chí, xuất bản trên địa

bàn tỉnh |

+ Hướng dẫn, chỉ đạo tuyên truyền các hoạt động lễ kỷ niệm, giáo dục truyền thống, các phong trào thi đua yêu nước ở địa phương

+ Bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ công tác cho đội ngũ cán bộ thuộc các lĩnh vực công tác tuyên giáo trên địa bàn tỉnh (công tác tư tưởng - văn hố, khoa giáo, cơng tác báo cáo viên, công tác nghiên cứu, định hướng,

điễu tra dự luận xã hội, biên soạn lịch sử )

+ Sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn, giáo dục lịch sử Đảng, lịch sử

cách mạng; tong két những vấn đề thuộc về lịch sử đảng bộ, lịch sử cách

mạng của các cấp ủy đảng trong tỉnh

+ Tham gia tổng kết thực tiễn, phát hiện mô hình mới, nhân tố mới;

tổng kết kinh nghiệm công tác tuyên giáo; sơ kết, tổng kết việc thực hiện

các chủ trương, đường lối của Đảng về các lĩnh vực công tác tuyên giáo ở các cấp, các ngành, đoàn thể nhân dân

+ Đề xuất với cấp uỷ về cơ chế, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, sử

Trang 31

+ Tham gia ý kiến theo thấm quyền với ban tô chức cấp ủy và chính

quyền về công tác tổ chức cán bộ các đơn vị trong khối tư tưởng- văn hoá,

khoa giáo

+ Phối hợp với các cơ quan chức năng, tham gia công tác xây dựng Đảng đối với các tổ chức Đảng trong các cơ quan thuộc khối các lĩnh vực công tác tuyên giáo

+ Thực hiện một số nhiệm vụ do ban thường vụ cấp ủy uỷ quyền

1.1.2.2 Bản chất sáng tạo của con người và bản chất sáng tạo của

cán bộ tuyên giáo

Bản chất của sáng tạo, theo quan niệm mác-xít, là thuộc bản chất của

con người Nói đến sáng tạo, người ta chỉ có thể nói đến loại hoạt động bậc

cao của con người Lịch sử phát triển của xã hội loài người là lịch sử của hoạt động sáng tạo Bất cứ ở đâu, làm gì, bất cứ trong hoàn cảnh nào, con người

cũng bằng mọi cách khắc phục ngoại cảnh, biến cái của tự nhiên thành cái có

ích cho sự tồn tại và phát triển của chính con người Chính những hoạt động

đó đã làm cho tính sáng tạo trong hoạt động của con người ngày càng cao và do vậy con người ngày càng vượt lên chiếm lĩnh những đỉnh cao mới, những

sự hoàn thiện mới

Trong "Biện chứng của tự nhiên", Ph.Ăngghen viết: "Lo động là điêu kiện cơ bản đầu tiên trong toàn bộ đời sống loài người và như thế đến một mức mà trên

một ý nghĩa nào đó, chúng ta phải nói: "lao động đã sáng tạo ra bản thân con người ` [36, tr.641]

Cũng như vậy, khi tác động vào thiên nhiên trong quá trình lao động, bản thân con người cũng phát triển và ngày càng hoàn thiện Đồng thời, chính với quá trình lao động, con người đã sáng tạo ra lịch sử của mình

Như vậy, sáng tạo gắn liền với lao động Sáng tạo chính là sự

phản ánh trình độ khác nhau của lao động Việc sử dụng nhiều công cụ lao động ngày một được cải tiến hiện đại để cải tạo tự nhiên mang lại

Trang 32

càng tăng lên và nhờ đó, qua thực tiễn lao động, hàng loạt công cụ mới

ra đời Sự xuất hiện của máy hơi nước bắt đầu đưa loài người vào một

nền văn minh cao hơn về chất so với trước đó - văn minh nông nghiệp Ngày nay, loài người đang sống trong xã hội văn minh công nghiệp cao, với công nghệ thông tin hiện đại, tự động hóa lao động sử dụng cơ bắp con người đang dần thu hẹp, lao động "chất xám" đang dần dần chiếm vị trí quan trọng, đặc biệt là ở các nước công nghiệp phát triển

Rõ ràng, sáng tạo không phải là sản phẩm của thượng đế ban cho con người, cũng không phải là hành động siêu nhiên nào, mà đó chính là lao động của con người, của toàn thể loài người trên con đường tiến từ "vương quốc của tất yếu sang vương quốc của tu do"

Tóm lại, bàn chất của sáng tạo là hoạt động bậc cao của con

người gắn liền với quá trình lao động của con người, là quá trình tạo ra

cái mới, cái thiết yếu phục vụ nhu cầu và lợi ích của xã hội loài người Tuyên giáo là một ngành, một lĩnh vực công tác của Đảng Ban tuyên giáo là cơ quan tham mưu của cấp uỷ đảng, thực hiện chức năng do cấp uỷ giao cho, giúp cấp uỷ trong việc thực hiện các nhiệm vụ của công tác tuyên giáo, là lực lượng chủ yếu giúp cấp uỷ thực hiện công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra và trực tiếp tác chiến trong lĩnh vực

tuyên giáo Do đó, đội ngũ cán bộ tuyên giáo phải có sự năng động,

sáng tạo trong hoạt động nghề nghiệp của mình để thực hiện tốt các công việc của ngành

Bản chất sáng tạo trong hoạt động của cán bộ tuyên giáo cũng không nằm ngoài bản chất sáng tạo của con người nói chung Nó chỉ

phản ánh một đối tượng cụ thể với một loại hoạt động cụ thể Sự sáng

Trang 33

Sáng tạo trong hoạt động của cán bộ tuyên giáo là quá trình biến đổi bộ phận, tạo ra những cái mới trong nội dung, hình thức, phương pháp, phương tiện công tác, phục vụ cho hoạt động của ngành, đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn công tác tuyên giáo ở địa phương, cơ sở

Cái mới trong hoạt động của người cán bộ tuyên giáo đó là cái

mới trong việc sử dụng nội dung, hình thức, phương pháp, phương tiện Trong hoạt động của cán bộ tuyên giáo, “cái mới không chỉ được hiểu

là cái chưa hề được đối tượng biết đến mà còn là một phương pháp

tiếp cận mới, một cách trình bày mới độc đáo, một nhận định, đánh giá mới về cái đã biết" [24, tr.49] Cái mới còn là một biện pháp công tác mới được phát hiện, một kinh nghiệm mới được tích lũy, một sự kiện,

hiện tượng mới vừa phát sinh, xuất hiện trong đời sống xã hội, một cách sử dụng các phương tiện hoạt động mới phù hợp phục vụ nhu cầu của đối tượng

Như vậy, bẩn chất sáng tạo trong hoạt động của cán bộ tuyên giáo là quá trình tạo ra "cái mới" đáp ứng nhu cầu thiết thực của đối tượng, của công tác tuyên giáo, là quá trình tạo ra cái mới cho hoạt

động thực tiễn nghề nghiệp Nói đến sáng tạo, người ta chỉ có thể nói

đến loại hoạt động bậc cao của con người Lịch sử phát triển của xã hội loài người là lịch sử của hoạt động sáng tạo Bất cứ ở đâu, làm gì, bất cứ trong hoàn cảnh nào, con người cũng bằng mọi cách khắc phục ngoại cảnh, biến cái của tự nhiên thành cái có ích cho sự tồn tại và

phát triển của chính con người Chính những hoạt động đó đã làm cho

tính sáng tạo trong hoạt động của con người ngày càng cao và do vậy con người ngày càng vượt lên chiếm lĩnh những đỉnh cao mới, những

Trang 34

1.1.3 Cau tric nang luc sáng tao trong hoạt động nghệ nghiệp của cán bộ tuyên giáo

1.1.3.1 Năng lực sáng tạo trong nghiên cứu lý luận và tổng kết

thực tiễn

Đại hội X của Đảng đã tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 20 năm đổi mới, vạch ra mục tiêu và phương hướng tổng quát 5 năm (2006 -

2010), hoàn thành chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm đầu thế kỷ

XXI, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng để đến

năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại Thành tựu của 20 năm đổi mới là to lớn và có ý nghĩa lịch sử Giới lý luận nước ta, bằng những kết quả nghiên cứu sáng tạo của mình đã có những

đóng góp xứng đáng làm nên những thành tựu đó Đồng thời, Đại hội X đã

chỉ rõ: Công tác tư tưởng còn thiếu tính thuyết phục, công tác lý luận chưa

làm sáng tỏ được một sô vân dé quan trọng trong công cuộc đôi mới

Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin và Chủ tịch Hồ Chí Minh

đã chỉ rõ: Không có lý luận cách mạng thì không có phong trào cách mạng, không có lý luận tiên phong dẫn đường thì Đảng không thể làm tròn vai trò, sứ mệnh tiên phong của mình Ngày nay, hơn lúc nào hết, Đảng ta với tư cách

là một đảng cộng sản cam quyén, có trong trách lãnh đạo Nhà nước và xã hội

để thực hiện các mục tiêu của đổi mới và xây dựng thành công chủ nghĩa xã

hội ở nước ta, Đảng phải làm chủ lý luận khoa học và cách mạng, phải không

ngừng tự mình đổi mới tư duy, đổi mới phương thức lãnh đạo, đổi mới tổ

chức bộ máy và nâng cao trình độ của cán bộ, đảng viên, đổi mới mạnh mẽ

bằng hành động thực tế để thúc đây đổi mới xã hội

Trang 35

chính trị từ thực tiến, trong thực tiễn Sự lãnh đạo chính trị của Đảng trong

điều kiện mới, với sự phát triển mạnh mẽ nền kinh tế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của

nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân và thực hành dân chủ rộng rãi, mở rộng giao lưu, chủ động và tích cực hội nhập kinh té quốc tế đặt ra nhiều vẫn đề mới, khó khăn, phức tạp, khác rất xa so với các thời kỳ trước

đây, đòi hỏi Đảng phải có sự trưởng thành vượt bậc về lý luận

Công tác lý luận là một bộ phận của công tác tư tưởng hướng vào việc nghiên cứu, phát triển sáng tạo hệ tư tưởng của giai cấp lãnh đạo cách mạng - giai cấp công nhân, nghiên cứu và tổng kết thực tiễn cách mạng nhằm góp phần xây dung hệ thống quan điểm lý luận và cơ sở lý luận cho việc hoạch định đường lối, chính sách, các quyết định của Đảng và Nhà nước, đấu tranh, phê phán các trào

lưu tư tưởng thù địch [22, tr 10]

Công tác nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn là một nhiệm vụ của cơ quan tuyên giáo các cấp, là bộ phận quan trọng trong công tác tư

tưởng, lý luận của Đảng Nói công tác lý luận là nói tới công tác nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, đấu tranh trên lĩnh vực lý luận, đào tạo, bồi dưỡng

cán bộ lý luận; tổ chức và chỉ đạo hoạt động của các cơ quan nghiên cứu

lý luận

Rõ ràng, những nội dung trên đây của công tác lý luận chỉ được thực hiện tốt nếu cơ quan tuyên giáo — cơ quan tham mưu của Đảng về công tác lý luận biết nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn, biết sáng tạo không ngừng trong nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn Bởi vì chỉ có sáng tạo mới khắc phục được căn bệnh giáo điều, sách vở trong nghiên cứu lý

luận hiện nay

Trang 36

các cơ quan tuyên giáo tích cực tổ chức thực hiện Đặc biệt từ sau Nghị quyết Trung ương 5 khoá IX của Đảng công tác lý luận và tổng kết thực tiễn đã có

những bước phát triển mới về mọi mặt

Tuy nhiên, trong Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần

thứ X, Đảng ta đã có nhận định: Tư duy của Đảng trên một số lĩnh vực chậm đổi mới Một số vẫn đề ở tầm quan điểm, chủ trương lớn chưa được làm rõ nên chưa đạt được sự thống nhất cao về nhận thức và thiếu dứt khoát trong hoạch định chính sách, chỉ đạo, điều hành Lý luận chưa giải

đáp được một số vấn đề của thực tiễn đổi mới và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, đặc biệt là trong việc giải quyết các mỗi quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và chất lượng phát triển; giữa tăng trưởng kinh tế và thực

hiện công bằng xã hội; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị, giữa đổi

mới với ổn định và phát triển; giữa độc lập tự chủ và chủ động, tích cực

hội nhập kinh tế quốc tế

Rõ ràng, trước những đòi hỏi bức xúc về nghiên cứu lý luận và tổng

kết thực tiễn sự nghiệp đổi mới đất nước người cán bộ tuyên giáo cần phải có sự nỗ lực và những sáng tạo không ngừng trong hoạt động nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn Cần phải thực hiện tốt một trong những yêu cầu nghề nghiệp của mình trong thời đại mới, đó là năng lực sáng tạo trong công tác nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn

1.1.3.2 Năng lực sảng tạo trong việc vận dụng trì thức và các kỹ năng, kỹ xảo đề giải quyết các vấn đề của thực tiên nghề nghiệp

Trang 37

thông tin những mỗi cá nhân lại có những tri thức khác nhau Dựa vào tri

thức, vận dụng tri thức, trên cơ sở tri thức mà tính sáng tạo nảy sinh, mang lại

những kết quả cụ thể phục vụ cuộc sống con người Khái niệm quản lý tri

thức có thể là mới nhưng bản chất thì không quá khó hiểu Đó là quá trình

kiến tạo, thu nhận, lưu giữ, chia sẻ, phát triển, sử dụng và biến tri thức tồn tại

trong tổ chức thành những giá trị vật chất Hoạt động này bao gồm những nỗ

lực biến tri thức cá nhân thành tài sản tri thức của toàn tổ chức, mọi người đều có thể khai thác, sử dụng phục vụ cho sự phát triển chung Ngoài ra, nó còn

mang ý nghĩa không ngừng tiếp nhận tri thức từ bên ngoài, có thé qua dao tao, học hỏi bạn bè đồng nghiệp

Đất nước ta đã hội nhập ngày càng sâu hơn vào các hoạt động kinh tế

quốc tế Bên cạnh những yếu tố tích cực, những thời cơ, vận hội để phát triển

đất nước thì đồng thời chúng ta cũng phải đối diện với những thách thức gay

gat, quyết liệt trên nhiều lĩnh vực trong đó có lĩnh vực tư tưởng, lý luận Sự

bùng nỗ của công nghệ thông tin, nhất là internet, ngày càng lan rộng ; các trào lưu, các khuynh hướng tư tưởng sẽ xâm nhập, tác động trực tiếp vào tư

tưởng, tâm lý, tình cảm, lỗi sống của con người Việt Nam Sự chống phá của

các thế lực thù địch trong và ngoài nước ngày càng điên cuồng, quyết liệt, tinh vi; trong đó chúng luôn coi tư tưởng, lý luận, báo chí là trận địa tắn công,

là khâu đột phá Do đó, yêu cầu bảo vệ trận địa tư tưởng, giữ gìn bản sắc văn

hóa dân tộc trước nguy cơ “ xâm lăng văn hóa” đặt ra một cách trực tiếp Nó đòi hỏi công tác tư tưởng, lý luận phải nâng cao tính chiến đấu, tính giáo dục, thuyết phục nhằm giúp cho cán bộ, đảng viên và nhân dân vững vàng, không dao động trước sự tác động cúa các trào lưu, các khuynh hướng tư tưởng xấu, trái chiều

Quá trình thực biện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bên

Trang 38

tiến tới sự phân hóa về lợi ích Nếu không có những giải pháp thật sự khoa

học thì sẽ hình thành các nhóm lợi ích khác nhau, các nhóm xã hội khác nhau,

và đó chính là tiền đề để hình thành các khuynh hướng, các xu thế tư tưởng khác nhau Đây là một thách thức rất lớn đối với vấn đề củng cố khối đại đoàn

kết, sự đồng thuận xã hội Công tác tư tưởng, lý luận phải tham gia giải quyết

van dé nay

Hội nghị Trung ương 5 khóa X của Đảng đã khẳng định công tác tư tưởng, lý luận, báo chí là một bộ phận “đặc biệt quan trọng” trong toàn bộ hoạt động của Đảng Đồng thời cũng đề ra những nhiệm vụ, giải pháp đối với

công tác tư tưởng, lý luận, báo chí trước yêu câu mới

Thực tiễn hoạt động nghề nghiệp của cán bộ tuyên giáo bao gồm các

mặt công tác: công tác nghiên cứu và giáo dục lý luận chính trị, công tác

tuyên truyền, công tác báo chí - xuất bản - văn hoá - văn nghệ, công tác

nghiên cứu, giáo dục lịch sử Đảng, công tác nắm bắt, định hướng dư luận xã hội; công tác giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, công tác dân số,

công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, công tác thể dục thể thao

Chính những hoạt động rộng lớn như vậy phản ánh tính phức tạp, đa dạng của

thực tiễn nghề nghệp của cán bộ tuyên giáo Sự đa dạng, phức tạp trong thực tiễn nghề nghiệp đó cộng với những yêu cầu mới đặt ra trong điều kiện đất

nước và quốc tế hiện nay đồi hỏi cán bộ tuyên giáo cần có năng lực sáng tạo trong việc vận dụng tri thức và các kỹ năng, kỹ xảo để giải quyết các vấn đề của thực tiễn nghề nghiệp Chính tính đa dạng của hoạt động nghề nghiệp, tính phức tạp của lĩnh vực tư tưởng, lý luận, tính biến đổi của thực tiễn công tác không cho phép người cán bộ tuyên giáo sách vở, giáo điều, sao chép máy móc kiến thức, kỹ năng mà phải thường xuyên sáng tạo mới có hiệu quả cao

trong thực tiễn công tác |

Cán bộ tuyên giáo cần phải nắm vững các tri thức chuyên môn, nghiệp

Trang 39

việc vận dụng các tri thức cùng với các kỹ năng, kỹ xảo vào giải quyết vẫn đề của thực tiễn nghề nghiệp là một vấn đề không phải bàn cãi Tuy nhiên ở đây

muốn đề cập đến một vấn đề đang được quan tâm, đó là việc vận dụng một

cách sáng tạo những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo đó vào thực tiễn hoạt động nghề nghiệp của cán bộ tuyên giáo mà cụ thê là trong việc giải quyết các vẫn đề của hoạt động nghề nghiệp Đó không những là điều kiện cần mà còn là điều kiện đủ giúp cán bộ tuyên giáo đạt được yêu cầu và hoàn thành tốt nhiệm vụ của công tác tuyên giáo trong tình hình mới

1.1.3.3 Năng lực kết hợp các phương thức công tác đã có thành

phương thức công tác mới

Công tác tư tưởng là một hoạt động có mục đích rõ ràng Mục đích ấy chỉ

có thê đạt được khi có sự tham gia tích cực, chủ động không những của chủ thể

mà còn của cả đối tượng trong quá trình thực hiện phương thức chuyên tải và tiếp nhận nội dung công tác tư tưởng Đặc điểm đối tượng công tác tư tưởng là con

người có cá tính, có thói quen, có tình cảm, biết tr duy, có ý thức Vì thế, đối tượng không chỉ tiếp thu thụ động mà còn có sự độc lập, chủ động, sáng tạo đối

với những tác động của chủ thể công tác tư tưởng Mặt khác, đối tượng còn có tác

động trở lại rất lớn đối với chủ thể công tác tư tưởng, đòi hỏi chủ thể không

ngừng cải tiễn, hoàn thiện phương thức tác động của mình

Trước đây, khi phương tiện chuyên tải thông tin còn nghèo nàn, trình độ dân trí chưa cao, việc sử dụng các phương thức công tác trong hoạt động nghề

nghiệp của cán bộ tuyên giáo ít nhiều có sự dễ đàng, thuận tiện bởi tính đơn thuần

của nó Ngày nay, cùng với sự bùng nỗ thông tin và trình độ dân trí không ngừng nâng lên, các phương tiện công tác của cán bộ tuyên giáo cũng không ngừng

được nâng cao Mặt khác, nhu cầu của đối tượng công tác tuyên giáo cũng ngày

Trang 40

hơn nữa trong hoạt động nghề nghiệp của mình Ngoài năng lực sử dụng các phương thức công tác đã có, các “lối mòn” trong công tác, người cán bộ tuyên giáo cần phải có năng lực kết hợp từ các phương thức đã có tạo thành các phương

thức mới phù hợp với điều kiện công tác của mình

Phương pháp, hình thức, phương tiện công tác tư tướng rất đa dạng, phong phú Cùng với sự phát triển của kinh tế và của khoa học, công nghệ, các phương pháp, hình thức, phương tiện công tác tư tưởng, tuyên giáo ngày càng trở nên đa dạng, phong phú hơn Nhưng dù có đa dạng, phong phú bao nhiêu đi chăng nữa, chúng cũng khó đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi ngày càng đa dạng, phong phú của đối

tượng công tác tư tưởng hiện nay Điều đó có nghĩa rằng, muốn đáp ứng ngày

càng cao, cán bộ tuyên giáo phải đổi mới phương thức công tác trên cơ sở

phương thức công tác đã có, bằng cách kết hợp các phương thức đó Chắng hạn,

tuyên truyền miệng - một phương thức tuyên truyền băng lời nói trực tiếp trong công tác tư tưởng gần đây đã được kết hợp với việc sử dụng công nghệ thông tin để hình thành một phương thức tuyên truyền miệng mới - hội nghị báo cáo viên

trực tuyến Theo chúng tôi, đây là một sáng tạo cần được đánh giá một cách

nghiêm túc trong công tác tuyên giáo hiện nay

Rõ ràng, trong điều kiện hiện nay của đất nước và thời đại, công tác

tuyên giáo phải luôn luôn đổi mới từ nội dung, hình thức, phương pháp tới phương tiện công tác Để thực hiện tốt nhiệm vụ đặt ra, cán bộ tuyên giáo

phải sáng tạo về mọi mặt Trong đó, sáng tạo trong việc sử dụng phương thức công tác nghề nghiệp là một trong những điều kiện cần để nâng cao chất

lượng, hiệu quả công tác tuyên giáo Đó là việc kết hợp các phương thức công

Ngày đăng: 25/11/2021, 07:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w