1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn hà nội trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

106 4 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 13,21 MB

Nội dung

Trang 1

HỌC VIEN BAO CHI VA TUYEN TRUYEN | KHOA KINH TE ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Đề tài:

NANG CAO NANG LUC CANH TRANH CUA CAC NGAN HANG

THƯƠNG MI CỔ PHAN TREN DIA BAN HA NOI TRONG BOI CẲNH HỘI NHẬP HINH TẾ QUỐC TẾ HOC VEN BAC CH & TUYEN TRUYEN | Ị &6 ~ 20/0 |

Giáo viên hướng dẫn : 7S Ngô Văn Lương Nhóm sinh viên thực hiện +: Nguyễn Phương Thuý

Vũ Mai Phương

Đào Thị Hoài Phương

Lớp : Kinh tế chính trị - K26

Trang 2

MUC LUC

Trang

U06 1

CHUONG I: NGAN HANG THUONG MAI CO PHAN Ở VIỆT NAM TRONG BOI CANH HỘI NHẬP KINH TẾ QUÓC TÉ .- - 4

141, Hệ thống ngân hàng thương mại cỗ phần ở Việt Nam 4

1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại cỗ phần . -5-cscssce, 4

1.1.2 Chức năng, vai trò của ngân hàng thương mại cỗ phân 5 1.1.3 Tổng quan về hệ thống ngân hàng thương mại cỗ phần ở Việt Nam 9 1.2 Hội nhập kinh tế quốc tế và những vẫn đề đặt ra đối với hoạt động

của các ngân hàng thương mại cỗ phần ở Việt Ñam - 11

In vu 11 1.2.2 Thách tHhỨC - 5 s99 HT Họ Họ ch HT Ha 12

1.2.3 Những vấn đề đặt ra đối với các ngân hàng thương mại cô phần ở Việt

Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế -. c-5<55+ccc+ccse+ 15

1.3 Năng lực cạnh tranh của các ngần hàng thương mại cô phần 17

1.3.1 Quan niệm về cạnh tranh .-. 2 << s2 ©z*£xs£xeExe+zerrssrssreessrvxee 17

1.3.2 Cạnh tranh trong kinh doanh ngân hàng -.- - se 19 1.3.3 Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cỗ phần 21 1.3.4 Tiêu chí cơ bản đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương

THÍẬI - SG G G35 0.999 9999 9 0 0 8 1558003555500919 003.5 00803 50 31

1.4 Kinh nghiệm thực tiễn về nâng cao năng lực cạnh tranh của một số ngân hàng thương mại ở Châu Á và Việt Nam .- 36

1.4.1 Châu Á 22rr thi ¬ 36

Trang 3

CHUONG II: THUC TRANG CANH TRANH VA NANG LUC CANH TRANH CUA CAC NGAN HANG THUONG MAI CO PHAN Ở HÀ NỘI

TRONG BOI CANH HOI NHAP KINH TE QUOC TE veeescsccssesessssssssesesseee 46

2.1 Hệ thống ngân hàng thương mại cô phần trên địa bàn thành phố Hà M57 ” 46 2.2 Thực trạng cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cỗ phần ở Hà Nội hiện ÏAY QQQ Q1 nen 48 2.2.1 Năng lực tài chính 5s + s3 x3 SH 1 uc gege 48 2.2.2 Năng lực huy động vốn ¿2s +keEESEEESEEeEEeerrerrerrreee 57

2.2.3 Nguồn nhân lực 2© +xs+EEx++EEEEESEEEEEEEEErEerErxetrserrezed 59

2.2.4 Năng lực công nghệ thông tin . - - 5< sec vs se sec 65

2.2.5 Thương hiệu, uy tín và hệ thống kênh phân phối . ¿ 71

2.3 Một số khó khăn về năng lực cạnh tranh tong thể và đánh giá lợi thế cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cỗ phần trên địa bàn Hà Nội 74 2.3.1 Về năng lực cạnh tranh tổng thể .- 2° +e+£rtzvEE+Eevervrerrr 74

2.3.2 Về lợi thế cạnh tranh cc-c‹+++t11212222121122 2211111111122ececce 71

2.4 Một số khó khăn trong việc cạnh tranh với ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Naim - (nh nghe 78

CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CUA CAC NGAN HANG THUONG MAI CO PHAN Ở HÀ NOI TRONG BÓI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TÉ 84 3.1 Các giải pháp nhằm tăng cường tiềm lực tài chính . -c- 84

3.2 Giải pháp nâng cao năng lực công nghỆ 5-5 5 <c<ccscscse2 87 3.3 Các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực .- - 89 3.4 Giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng <<cc<e 94

3.5 Giải pháp củng cố và phát triển thương hiệu 2s 95

Trang 4

AGRIBANK ATM BIDV CAMEL CAR EU IAS IMF KTQT MIS N.A NDT NHTM NHTMQD NHTMCP NHTW ROA ROE VAS WEF WTO

DANH MUC CAC TU VIET TAT

Ngan hang phat trién Chau A (Asian Development Bank)

Ngân hang Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Máy rút tiền ty déng (Automatic Teller Machine)

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Capital, Assets, Management, Equity, Liquity Hệ số an toàn vốn (Capital Adequacy Ratio) Liên minh Châu Âu (Europe Union)

Tiêu chuẩn kế toán quốc tế Quỹ tiền tệ quốc tế Kinh tế quốc tế Hệ thống thông tin quản lý Chưa có số liệu cụ thể Nhân dân tệ Ngân hàng Nhà nước Ngân hàng nước ngoài Ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại quốc doanh

Ngân hàng thương mại cỗ phần Ngân hàng Trung ương

Tỷ suất lợi nhuận trên tông tài sản có (Return on Assets) Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (Return on Equity)

Hệ thống kế toán Việt Nam

Ngân hàng thế giới

Diễn đàn kinh tế thế giới

Tổ chức thương mại thế giới

Trang 5

DANH MUC CAC BANG SO LIEU

Trang

Bảng 1.1: 39 ngén hang thuong mai cé phan & Việt Nam tính đến đầu nam

2009 Ú GHI TH HT TÚ 9

Bảng 2.1: Các ngân hàng thương mại cô phần có trụ sở chính ở Hà Nội 47

Bảng 2.2: Các ngân hàng thương mại cô phần có chỉ nhánh tại Hà Nội 47

Bảng 2.3: Quy mô vốn tự có của một số NHTM trong khu vực 50

Bảng 2.4: Các ngân hàng có số vốn tự có lớn nhất châu Á năm 2006 50

Bảng 2.5: Đầu tư của các ngân hàng nước ngoài ở các NHTM cỗ phần Việt 1 1 51

Bang 2.6: Loi nhuận trước thuế của một số NHTM cổ phần từ 2006 đến 2008 54

Bảng 2.7: Hệ số an toàn vốn CAR của một số NH năm 2007 56

Bảng 2.8: Tốc độ phát triển nguồn nhân lực của một số NHTM cổ phần trong mhiting nd (0 1) 7ã) PP 60 Bảng 2.9: Tỷ lệ nhân viên có trình độ đại học và trên đại học của một số ngân I0 .Ô 61 Bảng 2.10: So sánh chất lượng dịch vụ cung cấp ở ngân hàng điện tử và quây giao dịch NÓ g0 0 000056603.5500595 000005550 0001.100 80101.8 08000 9 68 Bảng 2.1]: 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài ở Việt Nam 78

Bảng 2.12: 40 chỉ nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam 79

Trang 6

MO DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài:

Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển theo hướng kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa và hội nhập sâu rộng vào nên kinh tế thế giới Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào ngày 11/01/2007 Cho đến nay, sau gần hai năm gia nhập

tổ chức đặc biệt này, chúng ta càng nhận thức rõ việc tham gia vào thị trường

rộng lớn nhất trên phạm vi toàn thế giới vừa mang đến nhiều cơ hội mới song cũng đã và đang tạo nên một sức ép cạnh tranh gay gắt hơn bao giờ hết đối

với nền kinh tế Việt Nam nói chung, với các doanh nghiệp nói riêng Hệ

thống ngân hàng thương mại Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó Hệ thống ngân hàng Việt Nam được chia làm hai cấp gồm ngân hàng Nhà nước và ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng khác Trong đó, ngân hàng thương mại hiện nay đang là loại ngân hàng có số lượng lớn và phố biến hơn cả không chỉ ở Việt Nam mà còn ở hâu hêt các quôc gia khác Tính đên đầu năm 2009, hệ thống ngân hàng Việt Nam gồm có: 4 ngân hàng thương mại Nhà nước, 5 ngân hàng liên doanh, 40 chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài và 39 Ngân hàng thương mại cô phan Tuy nhién, tiềm lực về vốn và năng lực cạnh tranh của các NHTM

cỗ phần ở Việt Nam nói chung, trên địa bàn Hà Nội nói riêng còn hạn chế,

trong khi hệ thống các chỉ nhánh ngân hàng nước ngoài và các ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam đang không ngừng mở rộng chi nhánh, phạm vi hoạt động và hầu hết đều nằm trong Top 100 Ngân hàng lớn nhất trên thế giới Trước yêu cầu trụ vững và hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, nhiệm vụ cấp bách đặt ra đối với Việt Nam là cần xây dựng và thiết lập một

hệ thống ngân hàng thực sự lành mạnh, linh hoạt, hiện đại đảm bảo ổn định

giá trị đồng tiền và không ngừng thúc đây kinh tế phát triển; đặc biệt là nâng cao vai trò và năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cỗ phân

Trước tình hình thực tế nêu trên, việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực

Trang 7

mại cỗ phần ở thủ đô Hà Nội hiện nay là vô cùng thiết thực và có ý nghĩa Đây cũng chính là lý do chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2009 là:

“Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cỗ phân trên địa bàn Hà Nội trong bối cảnh hội nhập kinh tẾ quốc tỄ”

2 Đối tượng nghiên cứu:

Năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cỗ phần trên địa bàn

Hà Nội |

3 Phạm vỉ nghiên cứu:

Về không gian: Các ngân hàng thương mại cỗ phần ở Thành phó Hà Nội Về thời gian: từ khi Việt Nam gia nhập tô chức thương mại thế giới WTO

đến nay và giai đoạn 2010 — 2020

4 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu: 4.1 Mục tiêu nghiên cứu :

Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cổ phần ở Hà Nội trong bối cảnh hội

nhập kinh tế quốc tế (đặc biệt từ khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới

WTO đến nay), từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cỗ phần trên địa bàn Hà Nội trong giai

đoạn 2010-2020

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh của

ngân hàng, ngân hàng thương mại cô phần và kinh nghiệm thực tiễn của một

số ngân hàng tiêu biểu trên thế giới cũng như ở Việt Nam

- Phân tích thực trạng cạnh tranh và đánh giá năng lực cạnh tranh của một

số ngân hàng thương mại cô phần trên địa bàn Hà Nội

- Đề xuất một số định hướng và giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh

Trang 8

5 Tinh hình nghiên cứu :

Trong những năm qua, ngay từ trước khi Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, lĩnh vực tài chính — ngân hàng và vấn đề

năng lực cạnh tranh của các ngân hàng đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt

của rất nhiều nhà nghiên cứu Có thể kế đến một số công trình khá tiêu biểu

như: Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập của các ngân hàng thương mại đến năm 2010 — Luận án tiễn sỹ kinh tế của Đỗ Ngọc Trung

năm 2004; Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cổ phan trén dia ban thanh pho Hồ Chí Minh — Luận án tiến sỹ

của Lê Hùng năm 2004 Ngoài ra, có thể kế đến một số cuốn sách chuyên khảo và một số bài viết trên các báo và tạp chí như: Năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong xu thể hội nhập - Nguyễn Thị Quy - NXB Lý luận chính trị năm 2006; Cạnh tranh của các ngân hàng thương mại — nhìn từ góc độ lý luận và vấn đề đặt ra — Nguyễn Trọng Tài — Tạp chí Nghiên

cứu kinh tế số 358, năm 2008

6 Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp logic và so sánh, phương pháp tổng hợp và phân tích, phương pháp thống kê, phương pháp thu thập và xử lý số liệu Ngoài ra, đề tài có kế thừa và phát triển một số kết quả của các công trình nghiên cứu trước đây để giải quyết các nhiệm vụ đặt ra

7 Bố cục của đề tài :

Ngoài các phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung đề tài có cấu trúc gồm ba chương:

Chương 1: Ngân hàng thương mại cỗ phần ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Chương 2: Thực trạng cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của các ngân hàng

thương mại cô phần ở Hà Nội trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng

Trang 9

CHUONG I:

NGAN HANG THUONG MAI CO PHAN O VIET NAM TRONG

BOI CANH HOI NHAP KINH TE QUOC TE

1.1 Hệ thống ngân hàng thương mại cỗ phần ở Việt Nam

1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại cé phan

Hệ thống ngân hàng bao gồm hai bộ phận: ngân hàng trung ương và nhóm các ngân hàng trung gian - gồm có: ngân hàng thương mại, ngân hàng chuyên doanh (ngân hàng đặc biệt) và ngân hàng tiết kiệm Trong đó, ngân hàng thương mại được coi là loại hình kinh doanh chiếm số lượng lớn nhất trong

toàn bộ hệ thống ngân hàng hiện đại

Có nhiều định nghĩa khác nhat về ngân hàng thương mại:

® Theo nhà kinh tế học David Beg: Ngân hàng thương mại là trung gian

tài chính có giấy phép kinh doanh của Chính phủ để cho vay tiền và

mở các tài khoản tiền gửi

$ Tại Mỹ: Ngân hàng thương mại là một công ty kinh doanh chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành dịch vụ tài chính

$ Tại Pháp: Ngân hàng thương mại là những xí nghiệp thường xuyên nhận của công chúng dưới hình thức tiền gửi hay hình thức khác và họ dùng vào nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính

¢ Tai An D6: Ngân hàng thương mại là cơ sở nhận các khoản tiền gửi để cho vay, tài trợ và đầu tư

® Tại Việt Nam, theo Pháp lệnh ngân hàng ngày 23-5-1990: Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện các nghiệp vụ chiêt khấu và làm phương tiện thanh toán

Các định nghĩa trên tuy có khác nhau về cách diễn đạt, song nhìn chung đều có điểm chung: Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh tế hoạt động

trên lĩnh vục tiên tệ có hoạt động chính là nhận tiên gửi với trách nhiệm hoàn

Trang 10

trả; sử dụng tiền của khách hàng đề cho vay, chiết khẩu và đầu tư; đồng thời thực hiện các khoản thanh toán và các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng

Ngân hàng thương mại cỗ phần là một loại hình phổ biến của ngân hàng thương mại Nó được thành lập dưới hình thức công ty cỗ phần, vốn của loại hình ngân hàng này được huy động thông qua việc phát hành các cỗ phiếu Chủ sở hữu các cô phiếu được gọi là các cổ đông Việc nắm giữ các cô phiếu cho phép người sở hữu có quyền tham gia các quyết định hoạt động của ngân hàng Do vốn chủ sở hữu được hình thành thông qua tập trung nên các ngân hàng cô phần có khả năng tăng vốn nhanh chóng Thêm vào đó, nhờ có khả năng đa dạng hoá, nên các NHTM cổ phần giảm thiểu được rủi ro gây nên bởi tính chuyên môn hố NHTM cơ phần phải mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng Trung ương và duy trì một tý lệ dự trữ bắt buộc trên số tiền gửi huy

động tại NHTW cùng các tỷ lệ an toàn khác do NHTW quy định, nhằm chủ

yếu để thực hiện chính sách tiền tệ của nhà nước NHTM cỗ phần chỉ được phép hoạt động khi đã được cơ quan có thâm quyền cấp giấy phép kinh doanh - và có thê bị giải thé theo pháp luật hoặc đo đại hội cổ đông quyết định

1.1.2 Chức năng, vai trò của ngân hàng thương mai cỗ phân

Ngân hàng thương mại cỗ phần là một hình thức của ngân hàng thương mại, chính vì vậy mà nó mang đầy đủ những chức năng và vai trò của một ngân hàng thương mại

1.1.2.1 Chức năng của ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại có ba chức năng chính như sau:

Chirc nang trung gian tin dung:

Làm trung gian tín dụng trong nền kinh tế, NHTM thực hiện các nhiệm vu:

Thứ nhất: Huy động các khoản tiền nhàn rỗi của các chủ thể kinh tế trong

xã hội, từ các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân, cơ quan Nhà nước, NHTW,

Trang 11

Thứ hai: Dùng nguồn vốn đã huy động được để cho vay đối với chủ thể

kinh tế thiếu vốn — có nhu cầu bổ sung vốn, gửi vào tài khoản dự trữ bắt buộc hoặc tài khoản thanh toán tại NHTW, NHTM hoặc các tổ chức tín dụng khác

Như vậy, hoạt động của ngân hàng thương mại là “cầu nối” giữa những người có vốn dư thừa và người có nhu cầu về vốn Những hoạt động trên

mang tính chất kinh doanh, bởi vì khi cho vay NHTM đặt ra một mức lãi suất

cao hơn mức lãi suất huy động vốn Chênh lệch giữa hai mức lãi suất để bù

đắp chỉ phí hoạt động tín dụng và phần lợi nhuận của ngân hàng Chức năng trung gian tín dụng là chức năng cơ bản và quan trọng nhất của ngân hàng thương mại

Chức năng trung gian thanh toản:

Ngân hàng thương mại làm trung gian thanh toán trên cơ sở những hoạt động đi vay để cho vay Việc nhận tiền gửi và theo dõi các khoản chỉ trên tài khoản tiền gửi của khách hàng là tiền đề để ngân hàng thực hiện chức năng này Mặt khác, việc thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt giữa các chủ thể kinh tế

có nhiều hạn chế như khơng an tồn, chỉ phí lớn đã tạo nên nhu cầu thanh

toán qua ngân hàng

Khi làm trung gian thanh toán, NHTM tiến hành những nghiệp vụ như:

Mở tài khoản tiền gửi, nhận vốn tiền gửi vào tài khoản và thanh toán theo như

cầu của khách hàng Trong đó, thanh toán theo yêu cầu của khách hàng là kết quả sau khi thực hiện hai công việc trên Ngân hàng trích tiền từ tài khoản tiền gửi của khách hàng để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi, tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của khách

hàng |

Với sự ra đời và phát triển của NHTM, phần lớn các khoản thanh toán

tiền, hàng hoá, dịch vụ của xã hội được thực hiện qua ngân hàng với những hình thức thanh toán tiên tiến và thủ tục ngày càng đơn giản

Chức năng tạo tiên: Chức năng này được thực hiện trên cơ sở:

Trang 12

quyền phát hành giấy bạc ngân hàng và với vai trò ngân hàng của các ngân hàng Còn các NHTM chuyên kinh doanh tiền tệ trong mối quan hệ với các doanh nghiệp và cá nhân

* Với chức năng trung gian tín dụng và trung gian thanh toán, NHTM có nhiều khả năng tạo ra tiền gửi thanh tốn Thơng qua chức năng làm trung gian tín dụng, ngân hàng sử dụng số tiền vốn huy động được để cho vay, số tiền cho vay lại được khách hàng sử dụng để thanh toán chuyển khoản cho khách hàng ở ngân hàng khác và chỉ khi thực hiện nhiệm vụ cho vay, ngân hàng mới bắt đầu tạo tiền

Từ một khoản tiền gửi ban đầu, thông qua cho vay bằng chuyển khoản trong hệ thống NHTM, số tiền gửi đã tăng lên gấp bội so với lượng tiền gửi ban đầu

Khả năng tạo tiền của NHTM phụ thuộc vào các yếu tố như, tỷ lệ dự trữ

bắt buộc, tỷ lệ dự trữ dư thừa và tỷ lệ giữa tiền mặt với tiền gửi thanh toán

Mở rộng tiền gửi là chức năng vốn có của hệ thống NHTM, gắn liền với hoạt động tín dụng và thanh toán Hay nói cách khác khi ngân hàng cung ứng tín dụng bằng chuyển khoản là nó tạo ra tiền và tăng lượng tiền cung ứng, khi thu nợ, lượng tiền cung ứng giảm xuống

1.1.2.2 Vai trò của ngân hàng thương mại

Vai trò của ngân hàng thương mại là kết quả của việc thực hiện các chức năng và triển khai cụ thể các hoạt động kinh doanh của ngân hàng

Ngân hàng thương mại góp phân thúc đẩy sự phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Trong nền kinh tế thị trường, để mở rộng quy mô sản xuất, đòi hỏi doanh nghiệp phải có lượng vốn lớn để đổi mới thiết bị và công nghệ, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại, bỗ sung vốn huy động thiếu cho các phương án sản xuất kinh doanh Trong điều kiện đó NHTM cung ứng đầy đủ và kịp thời vốn tín dụng, các dịch vụ ngân hàng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp

Trang 13

Mặt khác, thông qua cung ứng vốn tín dụng và các dịch vụ ngân hàng nhanh chóng, thuận tiện đã thúc đây nhanh quá trình luân chuyền hàng hoá, luân chuyên vốn, tiết kiệm chỉ phí và từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh

doanh cho từng doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế

Ngân hàng thương mại góp phân chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Nhờ có hệ thống NHTM mà các khoản tiền nhàn rỗi trong xã hội được

huy động để đầu tư cho các doanh nghiệp, cá nhân cần vốn NHTM còn có

khả năng điều chuyển vốn giữa các chi nhánh trong hệ thống để đảm bảo cân

đối vốn cần thiết Như vậy, từ hoạt động tín dụng của NHTM góp phần hình

thành cơ cấu kinh tế hợp lý giữa các ngành, vùng, thành phần kinh tế Đó là

một trong những yếu tô thúc đây tăng trưởng kinh tế bền vững

Ngân hàng thương mại tạo lập môi trường cho việc thực thi chính sách

tiền tệ của ngân hàng Trung ương Đề thực thi chính sách tiền tệ, NHTW phải

sử dụng các công cụ như lãi suất, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, thị trường mở

Chính các NHTM là “môi trường” để NHTW sử dụng các công cụ này Nói cụ thể hơn, NHTM còn là tô chức phải chấp hành những quy định trong nội dung của các công cụ chính sách tiền tệ và đóng vai trò cầu nối trong việc chuyến tiếp các tác động của chính sách tiền tệ tới nền kinh tế Thông qua các NHTM, ngân hàng Trung ương phát hành thêm hoặc thu hồi bớt tiền từ lưu thông về Cũng thông qua NHTM sự biến động lãi suất, tỷ giá hối đoái của

nền kinh tế được phản hồi về NHTW để có giải pháp điều tiết thích hợp theo

yêu cầu của chính sách tiền tệ

Ngân hàng thương mại là cầu nỗi giữa kinh tẾ quốc gia với kinh tẾ quốc

z ˆ

ft

Hội nhập kinh tế quốc tế với các nước trong khu vực và trên thế giới là

Trang 14

quốc tế, giúp cho việc thanh toán, trao đổi, mua bán được diễn ra nhanh chóng, thuận tiện, an toàn và có hiệu quả

1.1.3 Tổng quan về hệ thông ngân hàng thương mai cỗ phần ở Việt Nam

Theo ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì tính đến đầu năm 2009, hệ

thống ngân hàng Việt Nam gồm có: + 4 ngân hàng thương mại Nhà nước + 5 ngân hàng liên doanh

+ 40 chỉ nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài

+ 5 ngân hàng 100% vốn nước ngồi

+ 17 cơng ty tài chính

+ 13 công ty cho thuê tài chính + 998 quỹ tín dụng nhân dân

+ 39 ngân hàng thương mại cô phần:

Trang 15

Ngoài quốc doanh(VPbank) 13 2.117 tỷ 25 14 Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 12.100 tỷ 64 (Vietcombank)

15 |Ngân hàng TMCP Bảo Việt 1500 tỷ 1

16 [Nha Ha Noi (Habubank) 2.800 ty 19

17 |Phát trién Nha TPHCM (HDbank) 1.550 ty 14

18 |Phuong Nam (Southern Bank) 2.027 ty 23 19 [Phuong Déng (OCB) 1.474 ty 23 20 |Quân Đội (MBBank) 3.400 ty 36 21 |Quéc té (VIB) 2.000 ty 43 22 |Sài Gòn 3.299 ty 30 23 |Sài Gòn-Hà Nội (SHB) 2.000 tỷ 12

24 |Sài gòn công thương 1.412 tỷ 32

25 |Sài gòn thươngtín (Sacombank) 5.115 tỷ 66

26 liên Phong _ 1.000 tỷ 5

27 [Việt Nam Thương tín 1.000 tỷ 6

28 |Việt Nam Tín Nghĩa 1.133 triệu 5

29 |Việt hoa 72.9 tỷ

30 |Việt Á 1.359 tỷ 12

31 |Xuất nhập khâu (Eximbank) 7.219 tỷ 38 32 _|Xăng dầu Petrolimex (PGBank) 1.000 tỷ 4

33 |Á Châu (ACB) 6.355 tỷ 57

34 |Đông Nam Á (SeABank) 4.068 tỷ 18

35 |Đông Á 2.880 tỷ 29

36 |Đại Dương (OceanBank) 2.000 tỷ 8

Trang 16

1.2 Hội nhập kinh tế quốc tế và những vấn đề đặt ra đối với hoạt động của các ngân hàng thương mại cỗ phần ở Việt Nam:

Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình chủ động gắn kết nền kinh tế thị

trường của từng nước với kinh tế khu vực và kinh tế thế giới thông qua các nỗ lực tự do hoá và mở cửa trên các cấp độ đơn phương, song phương và đa phương Quá trình hội nhập làm cho nền kinh tế mỗi nước ngày càng liên kết

chặt chẽ với các nền kinh tế thành viên khác, từ đó làm cho nền kinh tế thế

giới phát triển theo hướng tạo ra một thị trường chung thống nhất trong đó những cản trở đối với sự giao lưu và hợp tác quốc tế giảm va dan mat đi, sự cạnh tranh trở nên gay gắt hơn Bởi vậy hội nhập KTQT cũng có nghĩa là tham gia vào cuộc cạnh tranh kinh tế ở cả trong và ngoài nước Ngày nay, để khỏi bị gạt ra ngoài lề của sự phát triển, các quốc gia trong đó có Việt Nam

đều nỗ lực hội nhập vào xu thế chung, ra sức cạnh tranh kinh tế vì sự tồn tại

và phát triển của mình

Hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó có hoạt động ngân hàng là một xu thế tất yêu trong bối cảnh tồn cầu hố hiện nay Quá trình toàn cầu hoá sẽ đem

lại nhiều cơ hội, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức to lớn cho nền kinh tế

và hệ thống Ngân hàng Việt Nam, trong đó có các ngân hàng thương mại cỗ

phan

1.2.1 Co héi

Hội nhập quốc tế mang lại nhiều cơ hội kinh tế cho mỗi quốc gia và cho toàn thế giới Những thành tựu trong thời gian qua mà các nước đang phát triển đã đạt được có sự góp phần không nhỏ của quá trình hội nhập này Các cơ hội đối với hệ thống NHTM cô phần được thê hiện ra ở những mặt chủ yếu như sau:

Một là, nhờ hội nhập quốc tế mà các ngân hàng trong nước có thể bỗ sung được nguồn vốn hoạt động từ các nguồn bên ngoài, tiếp cận các công nghệ

ngân hàng tiến tiến, mở rộng hoạt động kinh doanh về ngoại hối, chứng khoán

quốc tế, phát triển các dịch vụ ngân hàng mới, tạo điều kiện cho các ngân hàng trong nước đa dạng hoá hình thức kinh doanh, phân tán rủi ro

Trang 17

Hai là, hội nhập sẽ tăng sức ép cạnh tranh từ bên ngoài, buộc các NHTM trong nước phải cải tiến quản lý, tuân thủ các nguyên tắc thị trường, đổi mới

kiểm soát nội bộ, phòng ngừa rủi ro và giám sát an toàn hoạt động, mở rộng

phạm vi cung cấp dịch vụ tốt hơn, cải thiện vị thế của mỗi ngân hàng trên thị

trường thế giới

Ba là, hội nhập vào cộng đồng tài chính quốc tế, cùng với dòng vốn vào là kinh nghiệm quản lý, kỹ thuật phòng ngừa rủi ro, công nghệ và sản phẩm mới được đưa vàp thị trường nội địa Các yếu tố này làm tăng hiệu quả cung cấp dịch vụ của các ngân hàng và các tô chức tài chính, tăng cường khả năng quản lý rủi ro đối với hoạt động tài chính trong nước và quốc tế

Bốn là, hội nhập kinh tế đã thúc đây sự phát triển và trao đổi các dịch vụ

tài chính, ngân hàng giữa các nước Các nước đang phát triển, nơi mà các ngân hàng trong nước thường có chỉ phí hoạt động cao và lợi nhuận thấp hơn các đối thủ cạnh tranh nước ngoài thì sự xuất hiện của các ngân hàng nước

ngoài trên thị trường nội địa sẽ có ảnh hưởng tích cực Do sức ép cạnh tranh nên đã thúc đây các ngân hàng nội địa hoạt động hiệu quả hơn, nâng cao chất

lượng dịch vụ để giữ vững và phát triển thị phần, quản lý chặt chẽ chi phí để

có lợi nhuận cao

Năm là, việc hình thành các tập đoàn ngân hàng lớn cùng với quá trình mở rộng hoạt động của chúng trên thế giới sẽ tạo ra cho ngân hàng này có

nhiều lợi thế cạnh tranh cũng như khả năng đối phó với những biến động thị

trường Sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài có tên tuổi này trên thị trường nội địa sẽ có ảnh hưởng tích cực trong việc cải thiện các quy định giám sát và phòng ngừa rủi ro, tuân thủ các chuẩn mực quốc tế về kế tốn, cơng bố cơng khai Mặt khác, những ngân hàng ở các nước đang phát triển muốn thâm nhập vào thị trường các nước cần phải đáp ứng được các yêu cầu

và tiêu chuẩn của những thị trường này mới được cấp giấy phép hoạt động

1.2.2 Thách thức

Thứ nhất, hội nhập tức là phải mở cửa và đỡ bỏ hàng rào bảo hộ, sẽ làm cho hệ thống ngân hàng ở mỗi quốc gia phải đương đầu với những chấn động

12

Trang 18

của hệ thống kinh tế toàn cầu, đặt các ngân hàng mỗi nước vào khả năng dễ bị tốn thương trước những chấn động bên ngoài

Thứ hai, quá trình chuyển hoá các quan hệ kinh tế, với sự ra đời và phát

triển của các định chế quốc tế, khu vực như: WTO, IMF, WB, EU, ADB,

FTA, đang ngày càng chỉ phối mạnh mẽ các quan hệ kinh tế, tài chính thế giới Hoạt động của các thể chế này vừa thúc đây hợp tác, vừa tăng áp lực cạnh tranh giữa các quốc gia Trong quá trình này, các ngân hàng lớn thường

ở vị thế mạnh hơn và thu được nhiều lợi ích hơn; những ngân hàng nhỏ bé ở các nước chậm phát triển ở vị thế yếu hơn, thu được lợi ích ít hơn, thậm chí

chịu nhiều thua thiệt nếu không có được những chính sách và bước đi đúng

đắn

Thứ ba, những tư tưởng cơ bản của hệ thống thương mại thế giới được

xác định trong các nguyên tắc của WTO và các hiệp định khu vực tự do mậu

dịch (FTA) là tạo điều kiện cạnh tranh bình đẳng cho tất cả các nước về

thương mại, đầu tư và dịch vụ Sau làn sóng sáp nhập và thôn tính lẫn nhau của các ngân hàng, tổ chức tài chính vào cuối những năm 1990 ở các nước

phát triển, những tập đoàn ngân hàng lớn hình thành và trở thành mối đe doạ

với các ngân hàng ở nhiều nước đang phát triển Xu thế này đã làm cho hệ thống ngân hàng trên thế giới có nhiều thay đổi cả về quy mô tô chức, phạm

vi hoạt động và khả năng cung ứng dịch vụ Điều đó đã đặt các ngân hàng có

quy mô nhỏ vào cuộc cạnh tranh không cân sức với các ngân hàng lớn, có trình độ phát triển cao hơn từ các nước tiên tiến Một sân chơi ngang bằng, cạnh tranh bình đẳng trong điều kiện như vậy sẽ tạo ra lợi thế cho những tập

đoàn tài chính — ngân hàng lớn, các ngân hàng nhỏ bé rất dễ bị thế chỗ, phá

-_ sản hoặc thôn tinh

Thứ tư, hội nhập quốc tế làm cho sự giao lưu về hàng hoá và tài chính,

tiền tệ trở nên dễ dàng hơn và sự mở rộng liên kết, phụ thuộc lẫn nhau giữa

các thị trường tài chính quốc tế ngày càng mật thiết hơn Những tiến bộ về công nghệ điện tử viễn thông đã thúc đây quá trình hiện đại hoá hệ thống tài

chính, ngân hàng, tạo ra những sản phẩm dịch vụ tài chính mới, hình thành

Trang 19

các mạng thông tin va giao dịch toàn cầu Điều này đặt ra những nguy cơ lớn hơn cho các ngân hàng nếu chậm trễ đổi mới trong chính sách điều hành, lè

lối làm việc và trình độ cán bộ

Thứ năm, xuất phát điểm và trình độ phát triển của nền kinh tế nói chung và của hệ thống ngân hàng Việt Nam nói riêng; trình độ tổ chức, quản lý và

công nghệ còn nhiều hạn chế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế

giới Nếu mở cửa, chúng ta phải chấp nhận sự cạnh tranh với nước ngoài Các

NHTM Việt Nam sẽ bị mất dần vị thế truyền thống và rơi vào tình thế khó

khăn trước các đối thủ cạnh tranh từ nước ngoài có trình độ và tiềm lực mạnh

hơn; nếu không vượt qua được sẽ dẫn tới sự phá sản hàng loạt, đe doạ sự én

định của cả hệ thống

Thứ sáu, quá trình hội nhập của Việt Nam trước mắt sẽ chỉ diễn ra một chiều bởi sự thâm nhập của ngân hàng nước ngoài vào, còn các ngân hàng trong nước, do những hạn chế về tiềm lực tài chính và khả năng cung cấp dịch

vụ, nên khó có thé mở rộng hoạt động của mình ra thị trường quốc tế Việc tự

do hoá và mở cửa trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng cùng với sự thâm nhập của các yếu tố nước ngoài sẽ tạo ra nhiều khó khăn về chính sách điều hành, quản lý và giám sát của NHNN và các cơ quan chức năng

Thứ bẩy, trong thị trường ngân hàng Việt Nam hiện nay, các NHTM quốc doanh vẫn chiếm thị phần chủ yếu, các ngân hàng cô phần chiếm tỷ trọng nhỏ về thị phần và giá trị tài sản Trong khi đó, các NHTM ngoài quốc doanh vẫn

bị nhiều giới hạn hoạt động nên môi trường cạnh tranh chưa hoàn hảo; tính

bao cấp đối với các NHTM quốc doanh vẫn còn khá lớn Thực chất của cạnh tranh hiện nay chú trọng vào triển khai các chính sách kinh tế và bành trướng

bộ máy mà chưa thực sự chú trọng đến hiệu quả kinh tế và hậu quả lâu dài Sự

mở rộng quy mô hoạt động chưa thực sự gắn liền với phát triển năng lực quản

lý, công nghệ và sức mạnh tài chính sẽ làm cho chiến lược tỉnh giản bộ

máy và nâng cao hiệu quả kinh doanh sau này gặp nhiều khó khăn hơn

Trang 20

1.2.3 Những vấn đề đặt ra doi với các ngân hàng thương mại cỗ phần ở Việt

Nam trong boi cảnh hôi nhập kinh tế quốc tễ

Các NHTM cổ phần có thể khai thác những tác động tích cực và hạn chế tối đa những tác động tiêu cực của quá trình hội nhập nếu xây dựng được

những chính sách, chiến lược và bước đi phù hợp Để hội nhập thành công,

trước hết các ngân hàng phải đây mạnh cải cách một cách sâu rộng, toàn diện và triệt để hơn nữa, từng bước khắc phục những yếu kém, nâng cao sức cạnh

tranh của mình trong thị trường nội địa dé tiến tới có thể cạnh tranh trên thị

trường quốc tế Mặt khác, các ngân hàng cần mở rộng các hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế, để qua đó, nâng cao uy tín và vị thế của mình trên trường quốc tế Với những thách thức như trên, hoạt động của các NHTM cô phần phải tiến tới đáp ứng được những yêu cầu cơ bản là:

Thứ nhất, hoạt động phải tuân theo quy luật thị trường và các nguyên tắc, tập quán kinh doanh quốc tế Một trong những đặc trưng nổi bật của hoạt động ngân hàng trong điều kiện hội nhập quốc tế là diễn ra trong môi trường, tài chính tự do hoá Trong môi trường này đòi hỏi các quan hệ tài chính, tiền

tệ phải được thực hiện theo tín hiệu thị trường mà không bị ngăn trở bởi các

biện pháp hành chính Hoạt động trong môi trường như vậy đòi hỏi các ngân hàng phải vận hành thực sự theo quy luật thị trường, ngân hàng nào hoạt động hiệu quả và lành mạnh sẽ tiếp tục phát triển; ngân hàng nào chậm đổi mới,

làm ăn mạo hiểm sẽ bị loại khỏi cuộc chơi Khi hội nhập với hệ thống tài

chính quốc tế, hoạt động của các ngân hàng buộc phải tuân thủ các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế, trước hết là những nguyên tắc mà các tô chức quốc tế và khu vực đã đặt ra Tuân thủ nguyên tắc và tập quán quốc tế, các NHTM cô

phần buộc phải thay đổi phương thức kinh doanh, đổi mới quản trị, điều hành,

quy trình công nghệ và phong cách giao dịch để thích nghỉ với điều kiện mới Thứ hai, các NHTM cổ phần phải nâng cao khả năng cạnh tranh quốc tỄ và duy tri được sự phát triển bên vững Đồng thời với quá trình mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, là sự xuất hiện ồ ạt của các ngân hàng nước ngoài Các ngân hàng này có nhiêu lợi thê hơn về vôn, cùng với dịch vụ ngân hàng đa

Trang 21

dạng, công nghệ tiên tiến, năng lực quản lý hiện đại Chính vì vậy việc nâng cao khả năng cạnh tranh và duy trì được sự phát triển bền vững của các

NHTM cổ phần là vô cùng cần thiết trong tiến trình hội nhập hiện nay

Thứ ba, nâng cao trình độ quản trị rủi ro khi phạm vi kinh doanh mở rộng và hoạt động ngân hàng ngày càng phức tạp Hội nhập vào hệ thống tài chính, tiền tệ quốc tế đã tạo điều kiện cho các ngân hàng mở rộng quy mô và phạm vi kinh doanh của mình, tham dự vào nhiều lĩnh vực khác nhau trên các thị trường trong và ngoài nước Khi phạm vi kinh doanh mở rộng, cơ cấu tài sản, nguồn vốn của các ngân hàng hàm chứa nhiều yếu tố nước ngoài, các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng trở nên phức tạp hơn đã làm cho hoạt động ngân hàng có nhiều rủi ro, đòi hỏi các NHTM cổ phần phải hoạt động hiệu quả hơn, thận trọng hơn trong kinh doanh, quan tâm hơn đến quản lý rủi ro

Thứ tư, nâng cao khả năng điều chỉnh linh hoạt về chính sách hoạt động

ngân hàng trước những bién động quốc tế Sự thâm nhập và chia sẻ các kỹ năng quản lý, phát triển công nghệ và sản phẩm từ các NHNNg sẽ góp phần

làm tăng chất lượng cung cấp dịch vụ và trình độ quản lý của các NHTM

trong nước Sức ép cạnh tranh quốc tế sẽ thúc đây các ngân hàng nội địa hoạt động hiệu quả hơn, nâng cao chất lượng dịch vụ để giữ vững thị phần, quản lý

chặt chẽ chi phí để có lợi nhuận Trong nền kinh tế thị trường tài chính mở,

nếu các chính sách không lành mạnh, cơ chế quản lý không hợp lý có thể gây nên những biến động kinh tế và sự đổi chiều của các dòng vốn theo hướng bắt lợi Do vậy, bên cạnh việc xây dựng và phát triển một hệ thống chính sách lành mạnh, các NHTM cô phần cần phải tuân thủ các chuẩn mực kế toán và nghiêp vụ phù hợp với thông lệ quốc tế; cải thiện các quy định về điều tiết, giám sát và phòng ngừa, tạo ra môi trường cơ sở hạ tầng tài chính tốt hơn

Thứ năm, xây đựng và thực thi chỉnh sách quản lý hoạt động ngân hàng

trong môi trường công nghệ hiện đại Sự phát triển của công nghệ hiện đại,

với sự hình thành của các mạng giao dịch tài chính và thanh tốn tồn cầu đã thúc đây sự ra đời của những sản phẩm dịch vụ mới, hình thành các dịch vụ ngân hàng điện tử Trước tình hình đó, các nước phải chú trọng đền việc hiện

Trang 22

dai hoa hé thống ngân hàng của mình, tích cực tham gia vào các mạng giao

dịch và thông tin tài chính toàn cầu Cùng với chính sách hiện đại hoá hệ thống ngân hàng, mỗi quốc gia đều phải có những thay đổi căn bản trong quản lý ngân hàng cho phù hợp với trình độ công nghệ mới

Thứ sáu, cần phải có cơ chế hợp tác quốc tế trong phòng ngừa và khắc phục nguy cơ khủng hoảng Khi một quốc gia tiễn hành mở cửa thì quốc gia đó phải chấp nhận những nguy cơ rủi ro lớn hơn, không chỉ từ các nguyên nhân bên trong mà còn “nhập khẩu” cả những khủng hoảng từ bên ngoài Do vậy mà các ngân hàng cần phải có sự hợp tác quốc tế, chia sẻ thông tin để ngăn chặn và phát hiện những nguy cơ khủng hoảng Khi khủng hoảng xảy ra, sự phối hợp, giúp đỡ của các ngân hàng và các quốc gia để dập tắt và khắc phục hậu quả của khủng hoảng là vô cùng cần thiết

1.3 Năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại cỗ phần 1.3.1 Quan niệm về canh tranh

Cạnh tranh là một thuật ngữ cơ bản của kinh tế học, phạm trù này gắn liền

với kinh tế thị trường và chỉ xuất hiện trong điều kiện của kinh tế thị trường

Tuy đã được nghiên cứu qua một thời gian dài và trên phạm vi nhiều nước song cho đến nay khái niệm cạnh tranh vẫn chưa đạt tới sự thống nhất

Vào thế kỷ XIX, Karl Marx cho rằng: “Cạnh tranh có nghĩa là sự đấu tranh, ganh dua, thi dua gitta các đối tượng cùng phẩm chất, cùng loại, đồng giá trị nhằm đạt được những ưu thế lợi ích, mục tiêu xác định.” (2)

Đại từ điển tiếng Việt định nghĩa: “Cạnh tranh là sự tranh đua giữa những

cá nhân, tập thể có chức năng như nhau, nhằm giành phần hơn, phần thắng về mình” (3) Ở đây cạnh tranh được hiểu theo nghĩa rộng ở mọi lĩnh vực không

chỉ kinh tế

Giáo trình Kinh tế học chính trị Mác- Lênin viết: “Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh về kinh tế giữa các chủ thể tham gia sản xuất - kinh doanh với

nhau giành những điều kiện thuận lợi trong sản xuất - kinh doanh, tiêu thụ

hàng hóa và dịch vụ để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình Mục tiêu của

cạnh tranh là giành lợi ích, lợi nhuận lớn nhất, bảo đảm sự tồn tại và phát triển

Trang 23

1.3.2 Cạnh tranh trong kinh doanh ngân hàng

Giống như bất cứ loại hình đơn vị nào trong kinh tế thị trường, các

NHTM trong kinh doanh luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt, không chỉ từ các NHTM khác, mà từ tất cả các tô chức tín dụng đang cùng hoạt động kinh doanh trên thương trường với mục tiêu là để giành giật khách hàng, tăng thị phần tín dụng cũng như mở rộng cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế

Về bản chất, cạnh tranh của NHTM là khả năng tạo ra va sử dụng có hiệu

quả các lợi thế so sánh, để giành thắng lợi trong quá trình cạnh tranh với các

NHTM khác, là nỗ lực hoạt động đồng bộ của ngân hàng trong một lĩnh vực khi cung ứng cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao, chỉ

phí rẻ nhằm khẳng định vị trí của ngân hàng vượt lên khỏi các ngân hàng

khác trong cùng lĩnh vực hoạt động ấy Do tính chất đặc thù của NHTM là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tiền tệ tín dụng — ngân hàng nên cạnh tranh giữa các NHTM có những đặc trưng nhất định như sau:

- Các đối thủ cạnh tranh trong sự ganh đua nhưng cũng có sự hợp tác với nhau Tính gay gắt trong cạnh tranh ngân hàng xuất phát từ đặc thù sản phẩm

dich vụ ngân hàng là có tính tương đồng cao và rất đễ bị bắt chước Mặt khác,

các ngân hàng trong cạnh tranh không chỉ sử dụng các công cụ truyền thống

như: lãi suất, phí, các dịch vụ ngân hàng như dịch vụ thanh toán mà còn sử

dụng công nghệ hiện đại nhằm đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản

phẩm dịch vụ Tuy nhiên, do điều kiện có hạn về vốn, mạng lưới hoạt động và

công nghệ trong khi nhu cầu đòi hỏi về chất lượng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng ngày càng cao nên các ngân hàng phải liên kết với nhau để cùng nhau

cung cấp một hay một số sản phẩm, dịch vụ nhất định cho nền kinh tế Thêm

vào đó, các ngân hàng phải hợp tác để đảm bảo tính thống nhất và ôn định của

thị trường tài chính

- Cạnh tranh ngân hàng luôn phải hướng tới một thị trường lành mạnh

để tránh khả năng xảy ra rủi ro hệ thống Hoạt động kinh doanh của các NHTM có liên quan đến tất cả các tổ chức kinh tế, chính trị - xã hội, đến từng

19

Trang 24

cá nhân thông qua các hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm, cho vay cũng như các loại hình dịch vụ tài chính khác, trong khi nguy cơ tiềm ấn rủi ro tín dụng và đầu tư cao, dẫn đến hàng loạt các ngân hàng có thể rơi vào thua lỗ phá sản; đồng thời, trong hoạt động kinh doanh của mình, các NHTM cũng đều mở tài khoản cho nhau để cùng phục vụ các đối tượng khách hàng chung Do đó, nếu một ngân hàng gặp khó khăn trong kinh doanh, có nguy cơ đỗ vỡ thì tất yếu sẽ tác động dây chuyền đến gần như tất cả các NHTM khác Chính vì vậy, các NHTM trong kinh doanh luôn vừa phải cạnh tranh lẫn nhau dé giành giật thị phần, nhưng cũng luôn phải hợp tác với nhau để hướng tới một môi trường an toàn, lành mạnh để tránh rủi ro hệ thống

- Cạnh tranh ngân hàng thông qua thị trường có sự can thiệp gián tiếp và thường xuyên của Ngân hàng Trung ương Bên cạnh nhiệm vụ quản lý và điều hành thị trường tiền tệ, tín dụng, NHTW còn thực hiện chức năng quản

lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của các NHTM thông qua sự can

thiệp vào tỷ lệ dự trữ, lãi suất, điều kiện kinh doanh , đồng thời thường

xuyên tiến hành kiểm tra giám sát hoạt động của các NHTM và đưa ra hệ thống cảnh báo sớm để đảm bảo các NHTM kinh doanh có hiệu quả, cạnh

tranh lành mạnh, phòng ngừa rủi ro nhằm ổn định thị trường tiền tệ, thúc đây

nền kinh tế phát triển bền vững

- Cạnh tranh ngân hàng nằm trong vùng ảnh hưởng của thị trường tài chính quốc £ế Hoạt động của các NHTM liên quan đến lưu chuyến tiền tệ, không chỉ trong phạm vi một nước mà có liên quan đến nhiều nước để hỗ trợ cho các hoạt động kinh tế đối ngoại Cùng với quá trình mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, sự hợp tác kinh tế giữa các quốc gia ngày càng mạnh mẽ, các NHTM Việt Nam cũng phải tăng cường hợp tác liên doanh liên kết với các NHTM trong và ngoài nước để mở rộng thị phần trên thị trường tài chính

NHTM Việt Nam cũng phải tuân thủ các qui định và chịu sự tác động của

phía đối tác, mỗi sự biến động về tỷ giá, lãi suất, điều kiện kinh tế cũng như chính sách tiền tệ của các nước có nền kinh tế phát triển như Mỹ, EU, Nhật

Trang 25

Bản đều có sự ảnh hưởng và tác động đến hoạt động kinh doanh của các NHTM trong nước

- Cạnh tranh ngân hàng phụ thuộc mạnh mẽ vào các yếu tổ ngoài ngân hàng như môi trường kinh doanh, doanh nghiệp, dân cư, tập quán dân lộc, hạ

tâng cơ sở Đặc biệt chịu ảnh hưởng rất lớn từ yếu tố tâm lý như sự tín

nhiệm, kỳ vọng của khách hàng Trong giai đoạn hiện nay, NHTM nào có sự

tín nhiệm, uy tín cũng như kỳ vọng của khách hàng cao thì sẽ tạo được thắng lợi trong cạnh tranh

1.3.3 Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cé phan

Ngân hàng thương mại cổ phần trước hết là doanh nghiệp, do đó nếu dựa

trên sự phân chia cấp độ về năng lực cạnh tranh của WEEF thì năng lực cạnh tranh của các ngân hàng được xét trên cấp độ năng lực cạnh tranh của doanh

nghiệp Một doanh nghiệp được coi là có năng lực cạnh tranh khi nó có khả

năng chiếm lĩnh thị trường, thu hút được nhiều khách hàng đến với mình bằng

Việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng tốt, tiện ích, tạo được sự

hài lòng cho khách hàng, tạo uy tín, danh tiếng trên thị trường, đồng thời thu được lợi nhuận đủ đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển bền vững Như vậy, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phản ánh không chỉ qua năng lực cạnh tranh của sản phẩm do nó cung ứng mà còn qua năng lực tài chính, năng lực

quản lý, vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, về khả năng chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ sản phẩm, thị trường các yếu tố đầu vào so với các đối thủ

cạnh tranh

Năng lực cạnh tranh của NHTM cổ phần về bản chất có nét tương đồng với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung, song do hoạt động của

NHTM là loại hình kinh doanh đặc biệt - kinh doanh tiền tệ và các dịch vụ tài

chính liên quan nên nó mang nét đặc thù: Doanh nghiệp muốn cạnh tranh

thành công thì phải có một số ưu thế khác biệt so với đối thủ của nó Trong

khi các NHTM rất khó tạo ra sự khác biệt trong hoạt động của mình Đề cạnh tranh, NHTM không thê xóa bỏ hay thơn tính hồn toàn đối phương mà chỉ có

thể nâng cao tiềm lực và hiệu quả hoạt động để khẳng định mình và vượt lên

Trang 26

đối phương Thêm vào đó, trên thực tế các NHTM cần hợp tác và hỗ trợ lẫn

nhau để ỗn định thị trường tài chính và chống đỡ lại sức phá hoại của sự suy

giảm lòng tin Do vậy, việc xem xét năng lực cạnh tranh của NHTM cổ phần

cần phải chú trọng đến nét đặc trưng này

Trên lý thuyết có rất nhiều khái niệm về năng lực cạnh tranh của NHTM nói chung, NHTM cô phần nói riêng nhưng tựu chung chúng có một số điểm thống nhất sau: Năng lực cạnh tranh của một NHTM là khả năng ngân hòng đó tạo ra, duy trì và phát triển những lợi thế nhằm đuy trì và mở rộng thị

phân; đạt được mức lợi nhuận cao hơn mức trung bình của ngành và liên tục

tăng động thời đảm bảo sự hoạt động an toàn và lành mạnh, có khả năng chống đỡ và vượt qua những biến động bắt lợi của môi trường kinh doanh 1.3.4 Tiêu chí cơ bản đánh giú năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mai

Trên thế giới, trong lĩnh vực ngân hàng, chưa có một phương pháp luận chung để đánh giá năng lực cạnh tranh của các ngân hàng hay hệ thống các ngân hang đã được kiểm nghiệm và chứng minh Tuy nhiên, hệ thống đánh giá ngân hàng CAMELS và lý thuyết về năng lực cạnh tranh của Michael Porter cho thấy, việc đánh giá năng lực cạnh tranh của một ngành mà cụ thể ở đây là đánh giá các NHTM không chỉ bao gồm việc tập trung nghiên cứu

những nguồn lực nội tại và hiện có của ngân hàng, vào vị thế, uy tín của ngân

hàng đó mà còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác như những đối thủ

cạnh tranh, sản phẩm thay thế, các nguồn lực mà ngân hàng có để thích ứng với những thay đổi thế nào, ngân hàng có khả năng thay đổi chiến lược cạnh tranh của mình không, các điều kiện của môi trường vĩ mô sẽ tác động như

thế nào đến khả năng đó của ngân hàng trước những thách thức và thời cơ

mới

Như vậy, hệ thống chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của hệ thống

ngân hàng của một quốc gia sẽ bao gồm hai bộ phận: các chỉ tiêu đánh giá

năng lực cạnh tranh nội tại của các NHTM trên giác độ vì mô và các chỉ tiễu

đánh giá tác động của những nhân tổ ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của

22

Trang 27

hệ thống ngân hàng Trong phạm vì đề tài này chúng tôi xin phép đưa ra một số tiêu chí cơ bản nhất để đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM như sau:

1.3.4.1 Năng lực tài chính

Năng lực tài chính của một ngân hàng thường biểu hiện qua các mặt: * Khả năng mở rộng nguồn vốn chủ sở hữu:

Trước hết, nguồn vốn chủ sở hữu (hay còn gọi là vốn tự có) là chỉ tiêu cơ bản nhất đề đánh giá khả năng tài chính của một ngân hàng Nó phản ánh quy mô, tầm vóc, biểu hiện sức mạnh nội lực cũng như khả năng đối phó với rủi ro của NHTM

Vốn tự có của NHTM được định nghĩa là những giá trị tiền tệ ngân hàng tạo lập được thuộc sở hữu riêng của ngân hàng thông qua góp vốn của các chủ

sở hữu hoặc hình thành từ kết quả kinh doanh

Theo hiệp ước Basel, vốn tự có của NHTM phải đạt tối thiểu 8% tông tài

sản có của ngân hàng đó Tuy vốn tự có chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng, nhưng nó lại có vai trò quan trọng có tính chất quyết định tới sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, điều này được

thể hiện như sau: |

- Vốn tự có giới hạn quy mô đầu tư vào tài sản cố định của NHTM, là cơ sở để tô chức mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng như thay đổi quy mô, cơ cấu tài sản ngân hàng và điều chỉnh phạm vi cho vay đối với một khách hàng (ví dụ: Pháp luật nước ta quy định mức dư nợ tối đa của một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của mỗi NHTM)

- Vốn tự có đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng bởi nguồn vốn này được sử dụng để bù đắp những thiệt hại trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, tạo niềm tin của khách hàng với ngân hàng

- Quy mô vốn tự có của NHTM là điều kiện cho phép NHTM thực hiện

các việc mở chi nhánh, văn phòng nước ngoài

Với những vai trò trên, có thể nói vốn tự có là cái đệm chống đỡ rủi ro

ngân hàng Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, ngân hàng nào có mức

vốn tự có thấp dễ gặp phải rủi ro, đô vỡ hơn so với các ngân hàng có mức vôn

Trang 28

53 es

tự có lớn, quy mô hoạt động rộng Đặc biệt, ở các nước đang phát triển, khi mở cửa hội nhập, thường tỷ trọng vôn tự có của các ngân hàng trong nước so với các NHNNg là rất thấp Để nâng cao sức cạnh tranh các ngân hàng này phải có kế hoạch tăng trưởng vốn của mình

* Hiệu quả sử dụng vốn:

Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của một NHTM cần phân tích hai chỉ tiêu là: khả năng sinh lời và mức độ rủi ro của ngân hàng

- Khả năng sinh lời của ngân hàng: Hoạt động kinh doanh có lãi mới tạo được sinh lực cho ngân hàng tổn tại và phát triển Khả năng sinh lời và kết

quả tài chính thể hiện kết quả cụ thể trong kinh doanh của ngân hàng Hiện

nay, khả năng sinh lời của các ngân hàng thường được đánh giá chủ yếu ở hai

chỉ tiêu chính là ROE và ROA: |

Tỷ lệ thu nhập trên vốn tự có (ROE) Thu nhập sau thuế 100%

= x 0

(ROE: Return on Equity) Von tu có

(ROE cho biét mét déng vốn tự có sẽ đem lại bao nhiêu lợi nhuận cho ngân hàng Đây là chỉ tiêu rất quan trọng đối với các chủ sở hữu ngân hàng,

bởi nó cho biết lợi nhuận mà chủ sở hữu nhận từ việc đầu tư vốn của mình là

bao nhiêu Theo tiêu chuẩn của Basel nếu ROE > 15% được coi là tốt)

Tỷ lệ thu nhập trên tông tài sản (ROA) Thu nhập sau thuế

= —_—————————XI00% (ROA: Return on Assets) Tài sản có

(ROA cho biết một đồng tài sản sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận cho

ngân hàng Theo tiêu chuẩn Basel, một ngân hàng có ROA > 1% tức là ngân hàng đó có khả năng sinh lời cao)

Những NHTM có ROE và ROA cao thường được đánh giá cao hơn các

NHTM khác và vị thế của NHTM đó trong mắt khách hàng và những nhà đầu

tư cũng lớn hơn Vì vậy đây là một trong những chỉ tiêu cơ bản phản ánh sức mạnh tài chính, tạo nên sức cạnh tranh của NHTM

- Mức độ rủi ro: Mức độ rủi ro của các NHTM được đo bằng hai chỉ tiêu

Trang 29

+ Hé sé an toan vén (CAR: Capital Adequacy Ratio) theo quyét dinh sé

457/2005/QD-NHNN ngay 19/09/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước

Việt Nam về việc ban hành quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt

động của các tô chức tín dụng, thì các tô chức tín dụng hoạt động tại Việt

Nam phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) là 8%, phù hợp với quy

định của Hiệp ước Basel Tỷ lệ này được xác định như sau: | Vốn tự có

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiêu (CAR) = —_—_ - x 100%

Tông tài sản có rủi ro

Tỷ lệ này càng cao càng cho thấy khả năng về tài chính mạnh, càng tạo được uy tín, sự tin cậy, yên tâm cho khách hàng

+ Chất lượng tín dụng: thể hiện chủ yếu thông qua tỷ lệ nợ quá hạn trên

tổng dư nợ Hoàn trả đầy đủ khoản nợ cả gốc và lãi khi đến hạn là hành động

hoàn tất một quan hệ tín dụng hoàn hảo giữa ngân hàng và khách hàng Nợ

quá hạn trong kinh doanh tín dụng là hiện tượng đến thời hạn thanh toán khoản nợ người đi vay không có khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn

cho ngân hàng Nợ quá hạn là biểu hiện không lành mạnh của quá trình hoạt động tín dụng của các ngân hàng, báo hiệu sự rủi ro đối với ngân hàng và các khách hàng và do vậy là mối quan tâm thường xuyên của các NHTM Nếu tỷ

lệ này thấp cho thấy chất lượng tín dụng của ngân hàng đó tốt, tình hình tài

chính của ngân hàng đó là lành mạnh và ngược lại

1.3.4.2 Năng lực hoạt động

* Năng lực huy động vốn:

Nguỗn vơn của NHTM, ngồi vôn chủ sở hữu, còn bao gôm von huy động, vốn đi vay và một số nguồn vốn đặc biệt khác, trong đó nguồn vốn tiết

kiệm của dân cư được coi là có chất lượng nhất, do có tính nhạy cảm thấp, ôn

định và kỳ dài hạn Bên cạnh đó, đôi khi các ngân hàng phải vay NHNN, vay

Trang 30

Một mặt, khả năng huy động vốn của NHTM phụ thuộc vào nguồn vốn tự có của các ngân hàng, mặt khác, nó còn thể hiện tính hiệu quả, năng động

và uy tín của chính ngân hàng đó trên thị trường Khả năng huy động vốn tốt cũng có nghĩa là ngân hàng đó đã sử dụng các sản phẩm, dịch vụ, các công

cụ huy động vốn có hiệu quả, thu hút được khách hàng: tạo cho mình được tiềm lực tài chính tốt, vững mạnh

Đề đánh giá khả năng huy động vốn của các NHTM trong điều kiện cạnh tranh cần phân tích trên nhiều yếu tố, khía cạnh, đặc biệt là các yếu tố như:

khả năng mở rộng mạng lưới hoạt động, khả năng trong việc tiếp cận thị

trường tiền gửi và mức độ hấp dẫn của công cụ huy động vốn * Năng lực cho vay và đầu tư:

Năng lực cho vay và đầu tư thể hiện chủ yếu ở sự tăng trưởng thị phần

cho vay Các NHTM Việt Nam mới chỉ hoạt động tín dụng là chủ yếu nên

việc đánh giá thị phần cho vay thường được thông qua các chỉ tiêu:

ca Dư nợ của NHTM

Thị phân cho vaycủaNHTM = , x 100%

Tông dư nợ của các TCTD

Tốc độ tăng trưởng thị phần Thị phần cho vay năm nay 100%

= x x 0

cho vay của NHTM Thị phân cho vay năm trước * Năng lực phát triển sản phẩm, dịch vụ:

Theo nhà kinh tế học Peter S.Rose: “Thành công của một ngân hàng hoàn

toàn phụ thuộc vào năng lực trong việc xác định các dịch vụ tài chính mà xã hội có nhu cầu, thực hiện các dịch vụ đó một cách có hiệu quả và bán chúng tại một mức giá cạnh tranh.”

Như vậy, dịch vụ ngân hàng đóng vai trò quan trọng hàng đầu đối với kết

quả hoạt động của ngân hàng, góp phần tạo hình ảnh, vị thế cạnh tranh của

ngân hàng trên thị trường Một ngân hàng có mạng lưới sản phẩm dịch vụ đa dạng, phong phú, phục vụ được đông đảo đối tượng khách hàng sẽ được đánh giá cao hơn các ngân hàng khác và ngược lại Các ngân hàng phát huy khả năng cạnh tranh của mình không chỉ bằng chất lượng, bằng công dụng cơ bản

Trang 31

của sản phẩm mà còn bằng sự độc đáo, tiện ích và đa dạng hóa danh mục sản

phẩm — dich vụ; cần phải tạo cho những sản phẩm, dịch vụ ấy có tính tiện dụng cao, có nhiều tiện ích phụ, phù hợp cho nhiều đối tượng khách hàng

Hiện nay, ở nước ta các NHTM đang ngày một mở rộng danh mục sản phẩm, dịch vụ cung cấp của mình để có thể cạnh tranh với các ngân hàng khác Các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp trên thị trường thường là những

dịch vụ như: nhận tiền gửi, cho vay, chuyên tiền, tư vấn, đại lý kinh doanh

chứng khoán, tài trợ thương mại quốc tế, cho thuê két sắt, dịch vụ thanh toán,

dịch vụ thẻ Nhiều loại hình tín dụng và tài khoản tiền gửi mới đang được

phát triển, các loại dịch vụ mới như: dịch vụ giao dịch qua internet, thẻ thông

minh đang được ứng dụng rộng rãi; các loại hình dịch vụ như bảo hiểm, kinh doanh chứng khoán đang từng bước được vận dụng Nhìn chung, danh mục các dịch vụ đầy ấn tượng do các ngân hàng cung cấp đã và đang tạo ra

thuận lợi lớn cho khách hàng, khách hàng có thể thỏa mãn hầu hết cấc nhu

cầu liên quan đến tiền của mình tại một ngân hàng và một địa điểm Đa dạng

hóa và nâng cao mức tiện dụng của các loại hình dịch vụ ngân hàng là một

trong những yếu tố thu hút khách hàng rất hiệu quả

1.3.4.3 Nguôn nhân lực và năng lực quản trị diéu hanh

* Nguôn nhân lực: ˆ |

Nguồn nhân lực là nguồn lực không thể thiếu của bất kỳ doanh nghiệp cũng như ngân hàng nào Có thể nói, vốn quý nhất của mỗi doanh nghiệp hay ngân hàng chính là yếu tố con người

Năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực của một doanh nghiệp nói chung

thé hiện ở những yếu tố như: trình độ đào tạo, trình độ thành thạo nghiệp vụ,

động cơ phấn đấu, mức độ cam kết gắn bó với doanh nghiệp Nhân sự của

một ngân hàng là yếu tố mang tính kết nối các nguồn lực của ngân hàng, đồng

thời cũng là cái gốc của mọi cải tiến hay đổi mới Trình độ hay kỹ năng của

người lao động là những chỉ tiêu quan trọng thể hiện chất lượng nguồn nhân lực Động cơ phần đấu và mức độ cam kết gắn bó cũng là những chỉ tiêu quan

Trang 32

trọng phản ánh một ngân hàng có lợi thế cạnh tranh từ nguồn nhân lực của mình hay không

Thêm vào đó, ngân hàng là một ngành đòi hỏi người lao động phải có kinh nghiệm và trình độ cao được tích lũy theo thời gian Do đó, nếu một ngân hàng có tốc độ lưu chuyển nhân viên cao sẽ không phải là một ngân

hàng có lợi thế về nguồn nhân lực Quá trình tuyển dụng và đào tạo một

chuyên viên ngân hàng thường rất tốn kém cả về thời gian và công sức Hiệu

quả của các chính sách nhân sự, đặc biệt là chính sách tuyển dụng, cơ chế thù

lao là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng duy trì một đội ngũ nhân sự chất lượng cao của một ngân hàng

* Năng lực quản lý và cơ cấu tô chức:

Năng lực quản lý phản ánh năng lực điều hành của hội đồng quản trị cũng như ban giám đốc của một ngân hàng, nó quyết định hiệu quả sử dụng các nguồn lực của ngân hàng Nếu có trình độ quản lý, điều hành tốt, ngân hàng sẽ giảm bớt được rất nhiều chỉ phí như: chỉ phí rủi ro, chỉ phí lao động, chi phí quản lý, tạo điều kiện hoạt động có hiệu quả hơn Quản lý tốt cũng có nghĩa là sử dụng đúng người, đúng chỗ, biết cách tổ chức điều hành công

việc, biết giám sát, kiểm tra, quản lý chặt chẽ, biết phân chia trách nhiệm rõ

ràng cho từng phòng ban, biết chú trọng vào những nhiệm vụ trọng tâm, trọng

điểm

Những người lãnh đạo giỏi, có kinh nghiệm là những người biết cách sử dụng các công cụ cạnh tranh một cách có hiệu quả nhất, ứng phó một cách linh hoạt trước những biến động thường xuyên trên thị trường, họ nhạy bén hơn trong kinh doanh, nhanh chóng phát hiện ra thời cơ, đồng thời giảm thiểu những sai sót không đáng có

Sự tài giỏi của nhà lãnh đạo điều hành, đội ngũ nhân viên thành thạo

kỹ năng, tuân thủ đạo đức, ký luật nghề nghiệp, có trình độ cao, thái độ phục vụ khách hàng tận tâm sẽ tạo ra những sản phẩm dịch vụ tốt, nâng cao uy tín ngân hàng, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng Đánh giá năng lực quản trị điều hành của NHTM thông qua các tiêu chí sau:

Trang 33

- Mô hình một ngân hàng hiện đại;

- Cơ cấu, trình độ của bộ máy lãnh đạo, của lực lượng lao động chủ yếu,

trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao

- Khả năng ứng phó của cơ ché điều hành trước diễn biến của thị trường - Cơ chế vận hành một ngân hàng hiện đại (quản trị tài sản nợ, tài sản có, quản trị dịch vụ phi tín dụng, quản trị kế toán và ngân quỹ, quản trị nhân sự )

1.3.4.4 Năng lực công nghệ thông tin

Trong thời đại ngày nay, thành bại của nghề kinh doanh tiền tệ phụ thuộc

rất lớn vào công nghệ ngân hàng Khoa học công nghệ đã được thừa nhận như

là lực lượng sản xuất trực tiếp trên quy mô thế giới Đặc biệt, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, khoa học và công nghệ đang phát triển như

vũ bão thì các NHTM Việt Nam nhất thiết phải đổi mới công nghệ, thậm chí

phải đi tat đón đầu mới có thé phat triển bền vững và nâng cao được năng lực cạnh tranh

Ngân hàng thương mại là loại hình doanh nghiệp kinh doanh các sản

phẩm dịch vụ tiền tệ nên chất lượng của sản phẩm dịch vụ này cũng mang những nét riêng Nó thể hiện ở mức độ đáp ứng nhu cầu của người sử dụng,

tiện ích mà dịch vụ đem lại cho khách hàng như độ an toàn, sự nhanh chóng,

thuận tiện khi giao dịch Muốn cung cấp được những sản phẩm như vậy, ngân hàng phải có vốn để đầu tư đổi mới trang thiết bị, ứng dụng công nghệ cao Những trang thiết bị hiện đại sẽ cho phép ngân hàng cung cấp sản phẩm, dịch vụ hiện đại với giá thành hạ, tự động hóa cao Đây là một trong những nhân tố quan trọng làm tăng sức cạnh tranh của ngân hàng

Công nghệ ngân hàng không chỉ bao gồm những công nghệ mang tính tác nghiệp như hệ thống thanh toán điện tử, ứng dụng thanh toán SWIFT (Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication), hé thong ngan hang ban 1é, may rat tién ty déng ATM (Automated Teller Machine) ma con bao gồm hé théng théng tin quan ly MIS (Management Information System), hệ thống báo cáo rủi ro, ứng dụng dịch vụ ngân hàng điện tử (Internet- banking), hé thong quan ly vén ngoại tệ tập trung trong nội bộ ngân hàng

29

Trang 34

Khả năng nâng cấp và đổi mới công nghệ của các NHTM cũng là chỉ tiêu phản ánh năng lực công nghệ của một ngân hàng Vì với tốc độ phát triển rất nhanh của ngành công nghệ thông tỉn nói chung và công nghệ lĩnh vực ngân hàng nói riêng, nếu chỉ tập trung phân tích vào khả năng công nghệ hiện tại mà không chú ý tới khả năng nâng cấp và thay đổi trong tương lai thì sẽ rất dễ có những nhận thức sai lầm về năng lực công nghệ của các ngân hàng Do đó, năng lực công nghệ không chỉ thể hiện ở số lượng, chất lượng công nghệ hiện tại mà còn bao gồm cả khả năng mở (khả năng đổi mới) của các công nghệ hiện tại về mặt kỹ thuật cũng như kinh tế

Năng lực công nghệ của NHTM thường được đánh giá thông qua các tiêu chí:

- Khả năng trang bị công nghệ mới bao gồm thiết bị và nhân lực

- Mức độ đáp ứng của công nghệ ngân hàng đối với nhu cầu của thị trường dé giữ được thị phần dịch vụ

- Tính liên kết công nghệ giữa các ngân hàng và tính độc đáo về công nghệ của mỗi ngân hàng

Nâng cấp và đổi mới công nghệ là một trong những tiêu chí luôn hướng tới của các NHTM, với kỹ thuật và công nghệ hiện đại NHTM sẽ tạo cho các giao dịch cũng như trao đổi thông tin giữa ngân hàng và khách hàng ngày càng thuận tiện và nhanh chóng hơn Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng có thể giống nhau nhưng ngân hàng nào có trình độ về công nghệ hiện đại sẽ thu hút

được nhiều khách hàng hơn, mở rộng được thị phần hơn và năng lực cạnh

tranh cũng mạnh hơn

1.3.4.5 Thương hiệu, uy tín và hệ thông kênh phân phối * Thuong hiéu va uy tin cua ngan hang:

Về hình thức là thương hiệu nhưng về bản chất là uy tín và chất lượng dịch vụ do ngân hàng cung cấp Là một ngành kinh doanh mà chất lượng sản phẩm, dịch vụ không có sự khác biệt rõ rệt, tính độc đáo, riêng biệt để phân

biệt giữa các ngân hàng khác nhau là rất khó tạo ra, nên thương hiệu hay danh

tiếng, uy tín của ngân hàng trở thành một trong những nguồn lực vô hình rất quan trọng, tạo ra lợi thế to lớn cho các ngân hàng trong cạnh tranh

Trang 35

Tuy nhiên, danh tiếng và uy tín của ngân hàng chỉ có thể có được sau một quá trình quan hệ lâu dài giữa ngân hàng và khách hàng do ngân hàng luôn cung cấp các dịch vụ có chất lượng cao, hồn tất cơng việc đúng hạn, đảm

bảo tốt các dịch vụ đi kèm Do đó, để có được thương hiệu trên thị trường đòi

hỏi các ngân hàng phải nỗ lực, cố gắng thường xuyên với tỉnh thần luôn luôn cải tiến và đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, đáp ứng cao hơn nhu cầu của khách hàng

* Hệ thống kênh phân phối luôn là một yêu tô quan trọng trong hoạt động của các NHTM Hệ thống kênh phân phối của các NHTM thẻ hiện ở số lượng

các chỉ nhánh và các đơn vị trực thuộc khác (như sở giao dịch) và sự phân bố

các chỉ nhánh theo địa lý lãnh thổ

Việc triển khai các công nghệ ngân hàng hiện đại đang làm rút ngắn khoảng cách về không gian và làm giảm tác động của một mạng lưới chỉ nhánh rộng khắp đối với năng lực cạnh tranh của một ngân hàng Tuy nhiên, vai trò của một mạng lưới chi nhánh rộng lớn vẫn rất có ý nghĩa, đặc biệt trong điều kiện các dịch vụ truyền thống của ngân hàng vẫn còn phổ biến và phát triển Mạng lưới chỉ nhánh, văn phòng đại diện, phòng giao dịch sẽ giúp ngân hàng mở rộng phạm vi hoạt động tới nhiều khu vực Số lượng chỉ nhánh ngân hàng lớn không chỉ thu hút nhiều vốn hơn cho ngân hàng, giúp tiếp cận với nhiêu khách hàng mà còn tạo sự thuận tiện hơn cho khách hàng khi sử dụng các dịch vụ như chuyển tiền, nhận tiền, thanh toán Tuy nhiên, các ngân hàng cũng cần phải tính đến chỉ phí hoạt động khá lớn cho các chỉ nhánh và các điểm giao dịch này

Hiệu quả của mạng lưới chi nhánh rộng cũng là một chỉ tiêu quan trọng, thé hiện thông qua tính hợp lý trong phân bố chi nhánh ở các vùng, miền cũng như vấn đề quản lý, giám sát hoạt động của các chỉ nhánh

1.3.5 Cac yéu tô ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mai 1.3.5.1 Các yếu tổ trong nước

Các yếu tổ trong nước bao gồm thể lệ, chính sách kinh tế, môi trường chính trị - xã hội, môi trường kinh doanh:

31

Trang 36

- Thể chế chính trị Ổn định và pháp luật rõ ràng là cơ sở đảm bảo cho sự

thuận lợi, bảo đảm tính bình đẳng cho các NHIM hoạt động kinh doanh

Nhân tố này tác động rất lớn đến tình hình kinh tế xã hội của đất nước cũng như đến tình hình kinh doanh của các NHTM Nếu các NHTM không kịp thời

thích ứng với các thể chế và pháp luật để vạch ra phương hướng kinh doanh phù hợp thì sẽ giảm ngay khả năng cạnh tranh của mình Thêm vào đó, sự

én định về chính trị, sự nhất quán về quan điểm chính sách tạo sự hấp dẫn

cho các nhà đầu tư vào ngân hàng, nhờ đó ngành ngân hàng có cơ hội tăng trưởng tốt

- Các nhân tố kinh tế như: tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát, lãi suất

cũng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của NHTM

Tốc độ tăng trưởng GDP là yếu tố đầu tiên của nền kinh tế trong nước ảnh

hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng Khi nền kinh tế ở giai

đoạn tăng trưởng cao thì hoạt động của ngành ngân hàng sẽ sôi động hơn vì có nhiều doanh nghiệp quan hệ với ngân hàng và sử dụng các dịch vụ của ngân hàng Ngược lại, nền kinh tế sa sút, suy thoái dẫn đến giảm tiêu dùng, giảm đầu tư toàn xã hội, các khách hàng sẽ ít sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, kéo theo hoạt động của ngân hàng cũng bị sa sút

Lạm phát là một nhân tố có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Nếu tỷ lệ lạm

phát cao thì việc kiểm soát giá cả và đồng tiền càng khó Đặc biệt đối với

doanh nghiệp, lạm phát tăng thì rủi ro từ các dự án đầu tư sẽ cao, việc kinh

doanh gặp khó khăn hơn, làm cho các doanh nghiệp hạn chế đầu tư và không cần vay vốn ngân hàng

Lãi suất của NHTM cũng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của mỗi ngân hàng Nếu lãi suất cho vay thấp sẽ kích thích doanh nghiệp vay vốn ngân hàng để mở rộng và phát triển kinh doanh, nhưng nếu lãi suất huy động vốn

thấp sẽ không thu hút được các nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư và ngược lại

- Nhóm yếu tô thuộc môi trường tác nghiệp: Môi trường kinh doanh thuộc lĩnh vực tài chính ngân hàng cũng ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của các NHTM Nó có thể thúc đây các ngân hàng phát triển một cách mạnh

Trang 37

mẽ, vững chắc nhưng cũng có thể kìm hãm khả năng cạnh tranh của các ngân hàng Theo Michael E Porter, trong môi trường kinh doanh lĩnh vực tài chính ngân hàng có năm yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng:

+ Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: là những ngân hàng mới có thể gia nhập thị trường Đây là những ngân hàng chưa tham gia vào ngành nhưng rất có thể sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp của ngân hàng trong tương lai Các NHTM moi tham gia thị trường với những lợi thế quan trọng như: mở ra những tiềm năng mới; có động cơ và ước vọng giành được thị phần; đã tham khảo kinh nghiệm từ những NHTM đang hoạt động: có được những thống kê đầy đủ và dự báo về thị trường Bất kế thực lực của NHTM mới là thế nào, thì các NHTM hiện tại đã thấy một mối đe dọa về khả năng thị phần bị chia sẻ; ngoài ra, các NHTM mới còn có thể có những kế sách và sức mạnh mà các NHTM hiện tại chưa thê có thông tin và chiến lược ứng phó

+ Đổi thủ cạnh tranh - các NHTM hiện tại, đây là những mối lo thường

trực của các NHTM trong kinh doanh Nếu đối thủ cạnh tranh mạnh hơn và

quá nhiều thì năng lực cạnh tranh của ngân hàng đang xem xét sẽ thấp hơn

một cách tương đối và ngược lại nếu đối thủ ít thì có thể cải thiện năng lực cạnh tranh bằng sự liên kết Nếu ngân hàng rất mạnh so với đối thủ thì có thể

thôn tính, ngược lại phải tìm sự bảo trợ của ngân hàng mạnh hơn

Một trong những thách thức của ngân hàng hiện nay là không chỉ phải cạnh tranh trong một quốc gia mà còn phải cạnh tranh với các ngân hàng không lồ trên thế giới Do đó, khi nghiên cứu mức độ cạnh tranh trong ngành các ngân hàng phải xem xét tầm quan trọng chiến lược của hoạt động kinh

doanh hiện tại đối với toàn bộ hoạt động và mục tiêu mà đối thủ cạnh tranh đặt ra, đặc biệt là tiềm lực của đối thủ cạnh tranh mạnh nhất trên thị trường

như khả năng kinh doanh, nguồn lực cạnh tranh của họ, trạng thái tài chính,

thị phần hiện tại

+ Sản phẩm thay thể: là những sản phẩm, dịch vụ có thể thỏa mãn nhu cầu tương đương với các sản phẩm dịch vụ trong ngành Nếu quy mô và loại sản phẩm dịch vụ thay thế lớn thì năng lực cạnh tranh của ngân hàng sẽ bị giảm

Trang 38

một cách tương đối và ngược lại Tuy nhiên, đối với ngành ngân hàng hiện nay, sản phẩm thay thế chưa nhiều và chưa thể thay thế được một cách toàn diện các chức năng của ngân hàng Song, nếu không có những biện pháp đối phó kịp thời thì các sản phẩm thay thế này có thể tạo nên khả năng cạnh tranh và chiếm dần thị trường của ngân hàng Ví dụ: Thị trường chứng khoán với chức năng cầu nối giữa doanh nghiệp và các nhà đầu tư sẽ làm suy giảm ở cả hai thị trường quan trọng của ngân hàng là thị trường tiền gửi và thị trường tín

dụng: Các công ty bảo hiểm, tiết kiệm bưu điện cũng đang cạnh tranh ác liệt

với NHTM để tấn công vào thị trường tiền gửi của dân cư

+ Khách hàng: Cũng như các ngành kinh doanh khác, khách hàng đối với ngành ngân hàng đóng vai trò hết sức quan trọng, có thể ảnh hưởng tới lợi

nhuận của ngân hàng, nhất là khi trong ngành có khá nhiều đối thủ cạnh tranh

Các ngân hàng chỉ có thể thu hút khách hàng bằng chất lượng sản phẩm dịch vụ, bằng việc nâng cao các tiện ích cho khách hàng, bằng điều kiện thanh toán ưu đãi, bằng uy tín thương hiệu và việc tạo nên mối quan hệ tốt đẹp lâu dài với khách hàng Khách hàng của ngành ngân hàng thường có độ trung thành cao, khi đã tín nhiệm một ngân hàng thì họ chỉ chọn giao dịch với ngân hàng đó và ít khi muốn thay đổi

Tuy nhiên, không thể loại trừ trường hợp khách hàng của ngân hàng có thể giảm đi do sự tồn tại của các sản phẩm thay thế, gồm thị trường chứng khốn, các cơng ty bảo hiểm, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng

+ Nhà cung cấp: Đỗi với ngành ngân hàng, số lượng nhà cung cấp là rất lớn và sức mạnh của họ đối với ngân hàng là rất thấp nên các nhà cung cấp khó có thể gây áp lực cho ngân hàng Cụ thê là, đầu vào của ngành ngân hàng

là tiền gửi của dân cư và các tổ chức kinh tế xã hội Sự khác biệt giữa các loại

đầu vào không lớn Các đầu vào thay thế có sẵn vì nếu một cá nhân không

đến gửi tiền tại ngân hàng thì cũng không ảnh hưởng nhiều đến nguồn vốn

của ngân hàng, nghĩa là ngân hàng ít bị sức ép từ phía người gửi tiền Mặc dù

vậy, trong một thời điểm nào đó, nếu ngân hàng để mất lòng tin với dân

chúng, hoặc có sự phản ứng của dân chúng trước những biến động chính trị,

34

Trang 39

kinh tế, xã hội mà đồng loạt rút tiền ra khỏi ngân hàng thì ngân hàng có thể bi phá sản vì không có đủ tiền mặt ngay để đáp ứng

Hình 1.1: Mô hình cạnh tranh của Micheal Porter

Nguồn: Sách “Năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong xu

thế hội nhập” - PGS.TS Nguyén Thi Quy - NXB LLCT, 2005 1.3.5.2 Các nhân tổ quốc tế

Xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa cũng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM Xu

thế toàn cầu hóa, khu vực hóa về kinh tế đã đây mạnh thương mại và đầu

tư quốc tế, vừa làm gia tăng cơ hội kinh doanh quốc tế, vừa làm tăng áp lực

cạnh tranh đối với các ngân hàng trong nước Trước hết, các thành tựu khoa

Trang 40

NHTM Việt Nam nói chung, hệ thống các NHTM cổ phần ở Việt Nam nói

riêng với năng lực còn hạn chế phải chuẩn bị về mọi mặt củng cố lại ngân

hàng cũng như xây dựng những chiến lược kinh doanh hoàn hảo để có thể bơi

ra biển lớn cạnh tranh với các NHNNg vào hoạt động tại Việt Nam

1.4 Kinh nghiệm thực tiễn về nâng cao năng lực cạnh tranh của một số ngân hàng thương mại ở Châu Á và Việt Nam

1.4.1 Châu Á

Những năm cuối thế kỷ XX và những năm đầu thế kỷ XXI đã chứng kiến

cuộc cải cách và đổi mới hệ thống ngân hàng ở một loạt các quốc gia trên thé giới Trong đó, tiêu biểu là công cuộc cải cách ở các nước có nền kinh tế chuyển đổi và các nước mới nổi Kinh nghiệm phong phú của các quốc gia này, bao gồm cả thành công và thất bại, đều là những bài học quý báu cho

Việt Nam Đặc biệt là kinh nghiệm của 2 nước Châu Á là Trung Quốc và

Nhật Bản Đây là những quốc gia nằm ở khu vực Đông Á, có nhiều đặc điểm tương đồng với Việt Nam, song quan trọng hơn, kinh nghiệm cải cách hệ thống ngân hàng ở 2 quốc gia này có tính chất rất điển hình, là những gợi ý tốt cho công cuộc cải cách hệ thống ngân hàng Việt Nam trong thời gian trước mắt cũng như trong định hướng xây dựng chiến lược phát triển lâu dài A Đối với Trung Quốc

* Kinh nghiệm |

Trung Quốc thực hiện công cuộc cải cách hệ thống ngân hàng với sự khởi

đầu là việc ban hành Luật NHTM mới, có hiệu lực từ ngày 1-7-1995 Việc gia

nhập WTO của Trung Quốc tháng 12-2001 càng làm cho công cuộc cải cách nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng được đây mạnh hơn

bao giờ hết

Trên thực tế, các NHTM Trung Quốc đã phái đối diện với những yếu

kém thể hiện trên các mặt: năng lực quản lý hệ thống, sự cân đối về vốn, chất

lượng tài sản và năng lực đổi mới Khi tiến hành cải cách hệ thống NHTM,

Trung Quốc đã tập trung vào hai nhóm mục tiêu: nâng cao năng lực quản lý

và cải thiện chât lượng tài sản

Ngày đăng: 24/11/2021, 22:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w