KHOA TUYEN TRUYEN
QUAN LY KHOA HOC, CONG NGHE VA MOI TRUONG (GIAO TRINH NOI BO)
Trang 2(Căn cứ Chương trình giáo dục đại học, Ban hành
Trang 3Trang
Chương 1: NHUNG VAN DE CHUNG VE _ KHOA HỌC,
CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ 1
Chuong 2: HE THONG TO CHUC VA NOI DUNG LANH DAO, QUAN LY
HOAT DONG KHOA HOC, CONG NGHE 19
Chuong 3: NHUNG VAN DE CG BAN VE MOI TRƯỜNG VÀ QUẢN LÝ
MOI TRUONG | 47
Chuong 4: HE THONG TO CHUC VA NOI DUNG LANH DAO, QUAN LÝ
MOI TRUONG 74
Chuong 5: CONG TAC THAM MUU CUA BAN TUYEN GIAO VE LANH DAO,
Trang 4Tên học phan: Quản lý khoa học, công nghệ và môi truong Mã số môn học
Số đơn vị học trình: 03 |
4 Mục đích môn học: Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về hoạt động lãnh đạo, quản lý khoa học, công nghệ và môi trường Nắm vững phương pháp luận và quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về công tác khoa học, công nghệ và môi trường
5 Vêu cầu: |
- Kiến thức: Học phần cung cấp cho người học những tri thức cơ bản, hệ
“ho
m
thống về những vấn đề liên quan đến công tác lãnh đạo, quản lý hoạt động khoa học, công nghệ và môi trường
- Kỹ năng: Học phần giúp trang bị và hình thành kỹ năng cơ bản trong việc quản lý, lãnh đạo hoạt động khoa học, công nghệ và môi trường, như: kỹ năng tham gia xây dựng chiến lược, lập kế hoạch; kỹ năng tham gia xây dựng và tổ chức xây dựng văn bản chỉ đạo, quản lý các hoạt động khoa học, công nghệ và môi trường; kỹ năng tham gia tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện; kỹ năng tham gia xử lý tình huống, ứng biến với những diễn biến bất ngờ trong các hoạt động khoa học, công nghệ và môi trường
- Thái độ: Học phần giúp người học nhận thức đúng vai trò, vị trí của công tác lãnh đạo, quản hoạt động khoa học, công nghệ và môi trường theo quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam, từ đó có ý thức, thái độ tích cực, trách nhiệm trong việc tham gia công tác lãnh đạo, quản lý và tổ chức thực hiện có hiệu quả các
hoạt động khoa học, công nghệ và môi trường
6 Phân bỗ thời gian: |
Hoc phan gồm: 60 tiết - 03 đơn vị học trình - Phần lý thuyết: 40
- Thảo luận và làm bai tap: 19 - Kiểm tra giữa học phần: 1
7 Giảng viên tham gia giảng dạy môn học
TT Họ và tên Cơ quan công tác Chuyên ngành
Trang 5
9 Nội dung môn học:
- Nội dung tổng quát và phân bồ thời gian
+ Học phần cung cấp cơ sở lý luận và phương pháp cho việc lãnh đạo, quản lý hoạt động khoa học, công nghệ và môi trường Nội dung các chương khăng định vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối với hoạt động này Sự lãnh đạo, quản ly của Đảng được thể hiện thông qua nội dung, đặc điểm, phương thức lãnh đạo, sự quản lý với nội dung, nguyên tắc và phương pháp quản lý, bộ máy quản lý - Nội dụng chỉ tiết TỊ Nộidung Tổng số Trong đó T tiết Lý thuyết | Thảo luận, bài tập | Tiểu luận, kiểm tra 1 |Chuong1 | 10 7 3 2 |Chuong2 | 12 8 4 3 | Chuong3 | 10 7 3 4 |Chuong4 | 13 8 4 1 5 | Chuong5S | 15— 10 5 Tổng 60 40 19 1 10 Phương pháp giảng dạy và học tập: 11 Tổ chức, đánh giá môn học: TT | Cách thức đánh giá Trọng số 1 Kiểm tra điều kiện 2 | Tiểu luận 3 | Thi hết môn ĐMH= KTĐK x Trọng số + TU x Trọng số + THM x Trọng số 12 Phương tiện vật chất đảm bảo :
13 Tài liệu tham khảo:
- Tài liệu bắt buộc:
1 Khoa Tuyên truyền — Giáo trình nội bộ - 2014
2 Học viện Chính trị - hành chính khu vực 1 (2012), Công tác Tuyên giáo, NXB Chính trị-hành chính, H
3 Hội đồng khoa học Các ban Dang Trung ương (2010), Công fác tham mưu
tại các Ban Đảng Trung ương, một số vấn đề ly luận và thực điên, NXB Chính trị Quốc gia, H
~ Tài liệu tham khảo:
Trang 6NXB Chính trị Quốc gia — Sự thật, H
2 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001), Một sô văn bản pháp quy và hướng dân nghiệp vụ quản lý khoa học và công nghệ, Nxb Giáo dục, H
3 Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (1997), Quản lý khoa học và công nghệ, Nxb Khoa học và kỹ thuật, H
4 Lê Đăng Doanh (Chủ biên-2003), Đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ ở Việt Nam, Nxb Khoa học và kỹ thuật, H
5 Phạm Tất Dong (1997), Khoa học xã hội và nhân văn - mười năm đổi mới và phát triển, Nxb Khoa học xã hội, H
6 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Luật Bảo
vệ Môi trường |
Trang 7NHỮNG VẤN DE CHUNG VE QUAN LY KHOA HỌC, CONG NGHE VA QUAN LY KHOA HQC, CONG NGHE
1.1 Khoa học và công nghệ: khái niệm, đặc điểm và vai trò
1.1.1 Khái niệm, đặc điễm và các cách phân loại khoa học và công nghệ
1.1.1.1 Khái niệm |
Luật Khoa học và Công nghệ của Việt Nam năm 2013 cho rằng: Khoa học là hệ thống tri thức về các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên, xã
hội và tư duy
+ Khoa học với tính cách là hình thái ý thức xã hội
+ Khoa học với tính cách là hệ thống tri thức
+ Khoa học với tính cách là hoạt động xã hội
* Công nghệ:
Theo nghĩa hẹp, công nghệ là phương pháp, là quy trình sản xuất, là
cách mà theo đó con người tiến hành các hoạt động nhằm lợi dụng tự nhiên dé
đáp ứng các nhu cầu của con người
Theo nghĩa rộng, công nghệ là tông hợp các lực lượng mà con người có
được để khai thác, chính phục, lợi dụng giới tự nhiên, làm chủ chúng, buộc
chúng phải phục vụ cuộc sống của con người, tồn tại dưới dạng tri thức, dạng
trí tuệ!
Luật Khoa học và Công nghệ của Việt Nam năm 2013: _ “Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm”
- Các yếu tố câu thành công nghệ:
+ Thành phan Ay thudt lién quan đến máy móc thiết bị hay ¢ còn gọi là phần cứng của công nghệ
Trang 8
hành máy móc thiết bị
+ Thanh phan théng tin về các quy trình công nghệ
+ Thành phần quản lý tổ chức liên quan đến tỗ chức quản lý các hoạt động công nghệ
Trong bất cứ một công nghệ nào, dù đơn giản cũng phải gồm có 4
thành phần tác động qua lại lẫn nhau một cách đồng thời để tạo ra sự biến đổi
mong muốn
— * Khái nệm “KH&CN”:
Thuật ngữ khoa học và công nghệ chỉ mối quan hệ ngày càng chặt chế
giữa KH và CN trên cả 3 lĩnh vực KHTN, KHCN, KHXH&NYV
| Khoa học và công nghệ là hoạt động tích hợp khoa học và công nghệ hướng trực tiếp vào sáng tạo/chế tạo ra phương tiện và cách thức sản xuất
nhằm trước hết thúc đây sản xuất phát triển đồng thời thúc đây sự phát triển
của xã hội, của con người | | 1.1.1.2 Phén loai KH, CN
* Phan loai khoa hoc
Viéc chia nganh khoa hoc rất khác nhau
UNESCO phân thành 6 nhóm ngành khoa học: khoa học tự nhiên và khoa học chính xác; khoa học kỹ thuật; y học; khoa học nông nghiệp; khoa
học xã hội; khoa học nhân văn và nghệ thuật
Đảng CSVN phân loại khoa học thành: Khoa học xã hội va nhan van; Khoa học tự nhiên; Khoa học kỹ thuật và công nghệ
Mới quan hệ giữa khoa học xã hội và nhân văn và khoa học tự nhiên: Khoa học xã hội nhân văn là bộ phận hợp thành quan trọng của văn hóa loài người Mác đã từng dự đoán: “Khoa học tự nhiên và khoa học xã hội sẽ
thâm nhập vào nhau Đó sẽ là một khoa học - khoa học về con người” Trong
thời đại kinh tế tri thức, một xu hướng hết sức nổi bật là xu hướng nghiên cứu
Trang 9văn cần phải áp dụng những công cụ, phương pháp thực chứng và biện pháp
kỹ thuật của khoa học tự nhiên; khoa học kỹ thuật, khoa học tự nhiên cần phải
có tỉnh thần nhân văn, môi trường nhân văn và sử dụng cả những thành quả
của khoa học xã hội nhân văn
Con người sống trong hai môi trường cơ bản, môi trường tự nhiên và
môi trường xã hội, đối mặt với hai loại mâu thuẫn chính: con người với tự
nhiên và con người với xã hội, con người với con người Trong quá trình giải quyết những mâu thuẫn này, dần dần hình thành khoa học tự nhiên lấy các loại vật chất và hiện tượng của giới tự nhiên làm đối tượng nghiên cứu; khoa
học xã hội nhân văn lấy các hiện tượng xã hội và hoạt động tính thần làm đối
tượng nghiên cứu Dẫu có khác nhau về các lĩnh vực và phương pháp nghiên
cứu, nhưng cả khoa học xã hội nhân văn và khoa học tự nhiên đều phải bảo
đảm tính khách quan và đều vì lợi ích chung của con người Vì thế, mặc dù không thể thay thế được nhau, nhưng chúng có khả năng bố sung và hợp tác
chặt chẽ, hiệu quả Quan niệm nhân mạnh loại khoa học này và coi nhẹ loại khoa học khác, tự nó đã cho thấy sự phiến diện trong nhận thức, không phù
hợp với trào lưu phát triển của văn hóa trong thời đại kinh tế tri thức
Xu thế giao thoa, thẩm thấu và hòa nhập của khoa học tự nhiên với
khoa học xã hội nhân văn không phải là ngẫu nhiên Chẳng hạn nếu nói khoa
học tự nhiên và khoa học kỹ thuật đã phát huy tác dụng ra sao về mặt cải tiễn
_ công cụ lao động, mở rộng đối tượng lao động, nâng cao kỹ năng của người lao động, thì khi đề cập tới các vấn đề như cân đối và bế trí hợp lý yếu tố sản xuất, nâng cao năng suất lao động, phân phối hợp lý kết quả sản xuất, chúng
ta đã bước sang địa hạt của khoa học xã hội nhân văn Hơn nữa, cùng với Sự xuất hiện của thời đại kinh tế trỉ thức với số hóa, mạng hóa là đặc trưng chủ
Trang 10hoạch chính sách, giảm thiểu tính không xác định và quy phạm hành vi xã hội của con người Tại nhiều quốc gia, khoa học xã hội nhân văn đã được vận
dụng rộng rãi vào công tác quy hoạch chiến lược về phát triển kỹ thuật, kinh
tế, xã hội và định ra chính sách của chính phủ, trở thành cơ sở trí lực không thể thiếu được của chỉ đạo khoa học hóa quản lý xã hội
* Phân loại công nghệ: Hiện nay số loại công nghệ nhiều đến mức
không thể xác định chính xác, do đó việc phân loại chính xác, chỉ tiết các loại
công nghệ đó là khó thực hiện Tùy theo mục đích, có thể phân loại công nghệ như sau:
Theo tinh chất, có các loại công nghệ sản xuất, công nghệ dịch vụ, công
nghệ thông tin, công nghệ giáo dục - đào tạo
Theo ngành nghề, có công nghệ công nghiệp, công nghệ nông nghiệp, công nghệ sản xuất hàng tiêu dùng, công nghệ vật liệu
Theo sản phẩm, tùy thuộc vào loại sản phẩm có các loại công nghệ tương ứng như công nghệ thép, công nghệ ô tô, công nghệ xi măng
Theo đặc tính công nghệ, công nghệ đơn chiếc, công nghệ hàng loạt, công nghệ liên tục
Trong phạm vi quản lý công nghệ, một số loại công nghệ được đề cập là:
Theo trình độ công nghệ (căn cứ vào mức độ phức tạp, hiện đại của các
thành phần công nghệ): công nghệ truyền thống, công nghệ hiện đại, công nghệ trung gian
Trang 11của chúng hạ
Công nghệ trung gian nằm giữa công nghệ truyền thống và công nghệ tiên tiễn xét về trình độ công nghệ
Theo mục tiêu phát triển công nghệ, có công nghệ phát triển, công nghệ dẫn dắt, công nghệ thúc đây
Các công nghệ phát triển bao gồm các công nghệ bảo đảm cung cấp các
nhu cầu thiết yếu cho xã hội như ăn, mặc, ở, ổi lại
Công nghệ dẫn dắt là các công nghệ có khả năng cạnh tranh trên thị
trường thế giới
Các công nghệ thúc đây bao gồm các công nghệ tạo nên sự tăng trưởng
kinh tế trong quốc gia |
Theo góc độ môi trường có công nghệ ô nhiễm và công nghệ sạch
Công nghệ sạch là công nghệ mà quá trình sản xuất tuân theo điều kiện giảm ảnh hưởng ô nhiễm đến môi trường, sử dụng các nguồn nguyên liệu thô và năng lượng với chi phi hop ly và kinh tế (công nghệ thân thiện môi
trường) |
Theo đặc thù của công nghệ có thể chia thành công nghệ cứng và công nghệ phần mềm Cách phân chia này xuất phát từ quan niệm công nghệ gồm 4 thành phần, trong đó phần kỹ thuật được coi là phần cứng, ba phần còn lại được coi là phần mềm của công nghệ Một công nghệ mà phần cứng của nó được đánh giá là đóng vai trò chủ yếu thì công nghệ đó được gọi là công nghệ
cứng và ngược lại |
Cũng có quan niệm coi công nghệ cứng là công nghệ khó thay đổi, còn công nghệ mềm là công nghệ có chu trình sống ngắn, phát triển nhanh
Theo đầu ra của công nghệ, có công nghệ sản pham (ti vi, xe may, may bay mỗi nơi chỉ sản xuất một, một vài chỉ tiết ) và công nghệ quá trình
Trang 12(thường bao gồm các phần mềm sử dụng sản phẩm) Trong khi công nghệ quá trình để chế tạo các sản phâm đã được thiết kế (liên quan đến 4 thành phần công nghệ)
Cuối cùng, một loại công nghệ mới xuất hiện làm đảo lộn căn bản cách
phân loại công nghệ truyền thống, đó là công nghệ cao (hightech-Advanced Technology)
Theo quan niệm của một số tổ chức quốc tế, ngành công nghệ cao phải
có đặc điểm sau:
- Chứa đựng nỗ lực về nghiên cứu triển khai - Có giá trị chiến lược đối với quốc gia - Sản phẩm được đổi mới nhanh chóng - Đầu tư lớn cùng rủi ro cao |
- Thúc đây được sức cạnh tranh và hợp tác quốc tế trong nghiên cứu- _ triển khai, sản xuất và tìm kiếm thị trường trên quy mơ tồn quốc
1.1.1.3 Đặc điểm của sự phát triển khoa học và công nghệ hiện nay Cách mạng khoa học - công nghệ là sự phát triển tiếp nối của cách mạng kỹ thuật, cách mạng khoa học - kỹ thuật, cách mạng công nghệ Cho
đến nay, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đã trải qua ba thời kỳ Thời kỳ
thứ nhất bắt đầu từ thập kỷ 50 đến thập kỹ 70 của thế kỷ XX Trong thời kỳ
này, do các tiến bộ khoa học kỹ thuật đã làm cho lực lượng sản xuất phát triển
nhanh, tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới rất cao Thời kỳ thứ hai, bắt đầu tù
thập kỷ 70 đến đầu thập kỷ 80 Trong thời kỳ này, song song với sự phát triển
về kinh tế đã xuất hiện một số dấu hiệu khủng hoảng (về cơ cấu, về năng
lượng, về sinh thái ), kìm hãm sự phát triển 7hời kp thir ba, goi la cuộc cách
mạng khoa học - công nghệ, bắt đầu vào đầu thập kỷ 80, gắn với sự phát triển vi điện tử, tin học, công nghệ tin học, rơbơt hố, vị tính hoá trên quy mô lớn
Trang 13con người và thiên nhiên, mở rộng dần phạm vi môi trường sống ra ngoài vũ
trụ, mở rộng và làm sâu sắc các hình thức quan hệ quốc tế
Mặc dù có thể còn có ý kiến khác nhau, song nhiều ý kiến nhất trí cho rằng, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiên đại có hai đặc trưng chủ yếu:
- Một là, thời gian cho một phát minh mới của khoa học - công nghệ ra đời thay thế cho phát minh cũ có xu hướng rút ngắn lại và phạm vi ứng dụng vào sản xuất và đời sống ngày càng mở rộng Vì vậy, đòi hỏi cần
được kết hợp chặt chẽ giữa chiến lược khoa học - công nghệ với chiến lược
kinh tế - xã hội
- Hai là, khoa học - công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp (bao gồm cả khoa học tự nhiên, khoa học xã hội -nhân văn ) do con người tạo ra và thông qua con người tác động trở lại đời sống kinh tế, xã hội Vì vậy, nó đòi hỏi cần phải có chính sách đầu tư cho khoa học - công nghệ một cách thích ứng
Trong giai đoạn hiện nay, khoa học và công nghệ luôn sắn bó chặt chẽ với nhau: khoa học là tiền đề trực tiếp của công nghệ và công nghệ lại là kết quả trực tiếp của khoa học Vì vậy ở nước ta hiện nay nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của khoa học và công nghệ là tùng bước tạo tiền đề cho
kinh tế tri thức ra đời
Sự bùng nỗ của khoa học cao (ranh giới khoa học và công nghệ không
còn, chi phí cho nguyên liệu ít, cho trí tuệ nhiều: sản xuất xe hơi đầu thế kỷ
XX chỉ phí nguyên liệu năng lượng chiếm 60%, năm 80 chỉ phí này còn 25, hiện nay trí tuệ 98% giá trị sản phẩm) Trong số các công nghệ cao, có 4 công
nghệ trụ cột:
Trang 14+ Công nghệ năng lượng: nguyên tử, năng lượng mặt trời
+ Công nghệ thông tin (năm 1987 tốc độ máy tình là 2 triệu phép
tính/giây; 1990: 16 triệu; 1994: 156 triệu; 1997: 1 tỉ; hiện nay là nghìn tỈ -
IBM - Blugen:135 nghin ti phép tinh/giay)
Tuy nhién, bén canh do phai thay mặt trái của những tiến bộ khoa học
và công nghệ (không phải do bản thân tiến bộ KHCN đó, mà do mục đích sử
dụng nó gây ra) | |
Thực tế lịch sử cho thấy, trong thời đại ngày nay, nước nào có khả năng ứng dụng nhanh và hiệu quả những thành tựu của khoa học - công nghệ, có khả năng sáng tạo ra công nghệ mới, thì nước đó sẽ thành công trong việc “đi
tắt đón đầu” Với mỗi quốc gia, năng lực lựa chọn, tiếp thu, làm chủ các công
nghệ sẵn có, loại bỏ những công nghệ lạc hậu và nhanh chóng thích nghi với công nghệ mới là năng lực khoa học - công nghệ của mỗi quốc gia, thước đo
trình độ phát triển và trình độ hội nhập vào quá trình tồn cầu hố Và, cũng
do khoa học - công nghệ trên thé giới phát triển nhanh nên năng lực khoa học của mỗi quốc gia sẽ cho phép quốc gia đó chớp được những thời cơ thuận lợi,
vượt qua được những thách thức để phát triển bền vững]
1.1.2 Vai trò của khoa học và công nghệ
Khoa học và công nghệ có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống xã '
hội, được thể hiện ở các mặt sau:
1.1.2.1 Khoa học và công nghệ là phương tiện để con người khám phá,
chỉnh phục và cải tạo tự nhiên
Mọi của cải vật chất mà con người sử dụng đều có nguồn gốc vật chất từ giới tự nhiên nhưng khả năng trực tiếp của con người là có hạn Do vậy,
Trang 15hoạt động của mình Những thành tựu khoa học và công nghệ được ứng dụng giúp con người khai thác các lợi thế sẵn có trong tự nhiên, tạo ra các sản
phẩm thỏa mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần, cũng như là hạn chế các điều
kiện bất lợi mà giới tự nhiên có thể gây ra cho cuộc sống con người
1.1.2.2 Khoa học và công nghệ là biện pháp căn bản để con người phát triển sản xuất |
Phát triển sản xuất đáp ứng nhu cầu của con người phải qua việc tăng năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh V.I.Lênin từng khẳng định: “Năng suất lao động suy cho cùng là cái quan trọng, căn bản nhất, quyết định mọi trật tự xã hội” Tăng năng suất lao động thực chất là tăng kết quả sáng tạo
ra của cải vật chất của mỗi đơn vị sức lao động tiêu hao Có nhiều nhân tổ làm
cho tăng năng suất lao động song có hai nhân tô chính, đó là: hợp lý hóa, khoa học hóa tô chức lao động và hiện đại hóa phương tiện, phương pháp lao động
hoặc hiện đại hóa khoa học và công nghệ trong đó khoa học và công nghệ là
nhân tố cỏ khả năng rất lớn trong việc tăng năng suất lao động
Ngày nay, trong kinh tế trị thức, khoa học và công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp với ý nghĩa nó quyết định năng suất lao động,
chất lượng của sản phẩm và dịch vụ Do vậy, có năm bắt và ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh giữa các nhà sản xuất
qua lợi thế so sánh: hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm Cạnh tranh ở từng sản phẩm, cạnh tranh của cả nền kinh tế Điều đó vừa thúc đây đầu tư cho nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, vừa thúc đây quá trình sản xuất phát triển không ngừng để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ có “hàm lượng” khoa học và công nghệ cao Tao tiền đê để đổi mới cơ cấu kinh tế: dịch chuyển cơ cấu
Trang 16Tổ chức tốt quá trình lao động xã hội là biện pháp tạo ra nắng suất lao động cao; các ứng dụng khoa học và công nghệ trong tổ chức lao động sản xuất đã giải phóng sức lao động của con người, tạo ra sự đôi mới căn bản của lực lượng sản xuất xã hội Tuy vậy, thành công về tô chức sẽ không duy trì được lâu nếu không được “Kỹ thuật hóa”, “công nghệ hóa” Trong thực tiễn, mỗi bước đổi mới về tổ chức lao động thường được củng cố bằng sự đổi mới nào đó của khoa học và công nghệ
1.1.2.4 Khoa học và công nghệ là động lực phát triển kinh tế-xã hội
Khoa học và công nghệ là động lực thúc đây nhiều quá trình phát triển
xã hội khác như nâng cao dân trí, tạo nên sự đôi mới căn bản của lực lượng sản xuất xã hội, thúc đây con người phải xã hội hóa lao động, xã hội hóa sở hữu,
xóa bỏ kiểu quan hệ sản xuất tư hữu - nguồn gốc của bất công và bóc lột, xây dựng quan hệ sở hữu mới, tạo nên những tiền đề căn bản đề xóa bỏ sự cách biệt giữa lao động trí óc và lao động chân tay, giữa nông thôn và thành thị, miền xuôi và miền ngược, xóa bỏ nguồn gốc của bất bình đẳng trong xã hội
1.1.2.5 Sử dụng những thành tựu của khoa học và công nghệ góp phan nâng cao hiệu quả quan ly
Sử dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong quản lý giúp năng suất lao động quản lý tăng lên Đó là giải pháp cơ bản để tỉnh giảm bộ máy quản lý, giảm chi phí quản lý mà không làm giảm khả năng quản lý
-_ Trong chủ nghĩa xã hội, tiến bộ khoa học - công nghệ hướng về con người, phục vụ con người, vì sự phát triển xã hội, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tỉnh thần và quyền làm chủ của nhân dân Chủ nghĩa xã hội có
sự thống nhất nội tại với tiến bộ của khoa học - công nghệ, và không thể phát
triển, hoàn thiện được nếu thiếu việc ứng dụng khoa học - công nghệ
Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật thế kỷ XX diễn ra cùng lúc với
cuộc cách mạng chính trị - xã hội sâu sắc và triệt để nhất trong lịch sử loài
Trang 17lợi ích dân tộc, lợi ích giai cấp, kinh tế thương mại trên phạm vi toàn thế giới
vẫn diễn ra hết sức quyết liệt Mặt khác, vấn đề cùng tồn tại hoà bình giữa các nước có chế độ chính trị khác nhau trở thành một xu thế tất yếu
Đối với các nước đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bên
cạnh nhiều thời cơ, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại cũng đặt ra
không ít ;hách thức Đó là:
Trước hết, đễ có thể lựa chọn đúng, nhanh chóng, làm chủ những công nghệ hiện đại, các nước đi sau cần phải xây dựng năng lực khoa học công nghệ quốc gia bao gồm: đội ngũ cán bộ khoa học - công nghệ đủ năng lực và trình độ, kết cấu hạ tầng công nghệ tương ứng, hệ thống thông tin khoa học - công nghệ đủ sức tiếp nối với quốc tế, thực hiện đầy đủ chức năng thông tin cho việc định hướng và lựa chọn công nghệ Đối với các nước đang phát triển thì điều này không dễ dàng, bởi để thực hiện những yêu cầu trên cần có một khoản ngân sách lớn, vượt khỏi khả năng của họ
Thứ hai, đỗi với các nước ổi sau, việc xác định một chiến lược phát
triển trên cơ sở nghiên cứu ứng dụng và phát minh công nghệ mới vừa phù
hợp với bản sắc văn hoá dân tộc, vừa tạo lợi thế cạnh tranh quốc tế cao là việc làm không dễ dàng Hơn nữa, phần lớn các nhà khoa học được đào tạo
ở các nước công nghiệp phát triển, thường chịu ảnh hưởng của nền khoa học công nghệ của nước đào tạo, vì vậy để sáng tạo công nghệ mới có lợi thế cạnh tranh là không dễ, mà các nhà khoa học lại có xu hướng nghiên cứu
hiện đại hơn việc lựa chọn, cải tiến những công nghệ đó cho phù hợp với
điều kiện của nước mình Do đó, để xây dựng một chiến lược công nghệ đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại và điều kiện của nước đi sau, đòi hỏi phải có sự thống nhất từ nhiều phía, trước hết là sự phối hợp giữa những nhà hoạch định chính sách
và các nhà khoa học
Trang 18sang tao con han chế, trong khi đó muốn thực hiện “đi tắt đón đầu” về công
nghệ, phải khắc phục được sự phản ứng chậm chạp với những thách thức gay gắt trên quy mô quốc tế; đồng thời, phải dám và biết vượt lên mình, khắc phục thói quen bằng lòng với những kết quả đã đạt được, với tư tưởng đóng
cửa, mà phải chủ động thực hiện hội nhập quốc tế
Thứ tư, cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật trước đây tuy có đem lại
lợi ích to lớn cho con người song cũng để lại không ít những hậu quả đối với
xã hội: ô nhiễm môi trường, tài nguyên khánh kiệt, cân bằng sinh thái bị phá
vỡ Trên thực tế, việc tàn phá môi trường đã làm cho thiên nhiên “nỗi giận”
và đã có không ít những hành động “trả thù” con người Trong chiến lược hợp tác quốc tế, khu vực, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, các nước đang phát triển
khi tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa hoàn toàn có thé lựa chọn phát
triển các loại công nghệ sạch, công nghệ ít gây ô nhiễm, phù hợp với đặc điểm cụ thể của nước mình Đây là một trong những giải pháp quan trọng giup các nước di sau có thể thực hiện được chiến lược phát triển bền vững sắn
liền với việc bảo vệ môi trường sinh thái vì tương lai lâu dài của dân tộc mình
và của chung nhân loại
Cách mạng khoa học - công nghệ có ảnh hưởng sâu sắc đến quan hệ
chính tri quốc tế Để tận dụng thành tựu khoa học cho phát triển kinh tế, quan
hệ giữa nhiều nước đã chuyển từ đối đầu quân sự sang đối thoại, tăng cường
quan hệ kinh tế, khoa học Sự phát triển của năng lượng mới, vật liệu mới, công nghệ sinh học đã khiến sản phẩm công nghệ giảm dần sự lệ thuộc vào
tài nguyên thiên nhiên Địa vị của các quốc gia có ưu thế tài nguyên thiên nhiên giảm sút so với trước Các nước lạc hậu về khoa học - công nghệ sẽ suy
yếu về sức mạnh tong hợp Trong cuộc cạnh tranh sức mạnh hiện nay, nước ‘nao nim được khoa học - công nghệ sẽ phát triển nhanh chóng, tăng cường
Trang 191.2 Lanh dao, quan ly vé khoa hoc va céng nghé: khai niém, đối tượng, nhiệm vụ và đặc điểm
1.2.1 Khái niệm và sự cân thiết phải quản lý khoa học và công nghệ 1.2.1.1 Khái niệm quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ
Quản lý nhà nước là “dạng quản lý sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người do tất cả các cơ
quan nhà nước (lập pháp, hành pháp, tư pháp) tiến hành để thực hiện chức
năng của Nhà nước đối với xã hội”” Quản lý nhà nước thuộc dạng quản lý xã hội bằng quyền lực nhà nước Chủ thê quản lý mang quyền lực Nhà nước tác động đến các đối tượng quản lý chủ yếu bằng pháp luật nhằm thực hiện những mục tiêu đã đề ra
Có thể quan niệm: Lãnh đạo, quản lý khoa học&công nghệ là hệ thống
các hoạt động của chủ thể quản lý tác động đến đối tượng quản lý nhằm thực
hiện mục tiêu của quản lý khoa học và công nghệ, bao gồm toàn bộ các hoạt động có kế hoạch, liên quan mật thiết tới sự ra đời, phát triển, truyền ba va
ứng dụng tri thức khoa học và công nghệ
- Chủ thể quản lý là các cơ quan quyền lực nhà nước (cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp, cơ quan tư pháp) và trực tiếp là các cơ quan quản lý khoa học và công nghệ của nhà nước từ trung ương đến cơ sở Việt Nam: Đảng
CSVN lãnh đạo, nắm và sử dụng nhà nước thực hiện chủ trương, đường lỗi
phát triển KH&CN và quản lý các hoạt động KH&CN
- Đối tượng quản lý là các định hướng khoa học và công nghệ
(đường lối, chính sách, kế hoạch); cơ sở vật chất, thiết bị, tài chính dành
cho hoạt động khoa học và công nghệ; yếu tố con người (nhân lực khoa
học và công nghệ) |
- Các hoạt động có kế hoạch, liên quan mật thiết tới sự ra đời, phát
triển, truyền bá và ứng dụng tri thức khoa học và công nghệ: hoạt động định
Trang 20
hướng, hoạch định chiến lược, xây dựng kế hoạch, xây dựng thể chế, thiết chế cho hoạt động khoa học, công nghệ, hoạt động kiểm tra, giám sát
* “Quản lý nhà nước về khoa học&công nghệ”:
Theo cuốn Quản lý nhà nước về khoa học, công nghệ và môi trường thì ở Việt Nam hiện nay: “Quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ là sự thực thi quyền hành pháp của nhà nước, của dân đối với sự phát triển khoa học và công nghệ dưới sự lãnh đạo của DCSVN, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bao vệ tô quốc, xây dựng thành công nước VN XHCN””
Ở Việt Nam, do đặc trưng của hệ thống chính trị quy định, nên cũng như mọi lĩnh vực khác, quản lý nhà nước về khoa học, công nghệ đặt dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam Đảng lãnh đạo quản lý khoa học, công nghệ bằng việc xác định định hướng chiến lược (thể hiện trong các văn kiện nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc, các chỉ thị, nghị quyết chuyên đề của
Bộ Chính trị, BCHTW Đảng ) |
Như vậy, mục tiêu của sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý nhà nước về
khoa học và công nghệ là: xây dựng nền khoa học và công nghệ tiên tiến,
hiện đại để phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao trình độ quản lý; sử dụng
hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, đây mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa; xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiễn, đậm da ban sắc
dân tộc; xây dựng con người Việt Nam và góp phần phát triển nhanh, bền
vững, toàn diện kinh tế-xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo an
ninh quốc phòng
1.2.1.2 Sự cân thiết phải lãnh đạo, quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ)
Bảo đảm các yếu tô để KH, CN phát triển được và phục vụ cho mục
tiêu phát triển của đất nước
- Xác định chiến lược, xây dựng, chính sách, kiểm tra, giám sát
Trang 21
- Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực KH,CN Xây dựng đội ngũ
- Định hướng nghiên cứu và kinh phí nghiên cứu
- Đo lường các chính sách khoa học, công nghệ; các kết quả KH, CN: Hai chỉ tiêu cơ bản đầu tiên để đo các kết quả của nghiên cứu KH&CN là số lượng các công trình công bố trên các tạp chí quốc tế và số lượng patent đăng ký ở các cơ quan patent có uy tín trên thế giới, trước nhất là ở Mỹ và sau đó là ở châu Âu
1.2.2 Đối tượng và nhiệm vụ quản lý Nhà nước về khoa học và công nghệ
1.2.2.1 Đối tượng quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ
- Về mặt tô chức hoạt động khoa học và công nghệ
- Cá nhân, tô chức tham gia hoạt động khoa học và công nghệ
- Sản phẩm khoa học, công nghệ (đăng ký phát minh, sáng chế; sở hữu sản phẩm và kiểu đáng công nghiệp; hoặc đo lường, quản lý chất lượng sản phẩm và vận hành của thị trường khoa học công nghệ)
- Hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ
Đặc điểm của hoạt động khoa học và công nghệ Loại hình lao động khoa học và công nghệ là loại hình lao động đặc biệt Chỉ trên cơ sở nắm
những những đặc điểm của nó thì mới có thể tiễn hành quản lý một cách có hiệu quả Những đặc điểm của lao động khoa học và công nghệ là:
J La hoạt động trí óc mang tính sáng tạo nhằm tìm kiếm, phát hiện, ứng
dụng những tri thức mới Đây là điểm khác biệt cơ bản để phân biệt lao động khoa học với lao động sản xuất bình thường, tức lao động sản xuất mang tính
lặp đi lặp lại
Lao động khoa học và công nghệ là loại hình lao động có tính rủi ro Vì nghiên cứu khoa học là loại lao động mang tính sáng tạo, tìm kiếm tri thức
Trang 22thức mới có thể được tìm ra, được ứng dụng có kết quả hoặc không có kết quả trong thực tiến
⁄ Là loại hình lao động có tính kế thừa và tích lũy Khi làm sáng tỏ quan hệ giữa khoa học hiện đại với khoa học cô Hy Lạp, Ph.Angghen đã từng nói: Bất cứ sự phát triển nào của khoa học và công nghệ hiện đại cũng đều tìm thấy hình ảnh của nó thu nhỏ trong manh nha khoa học thời cô đại Hy Lạp
Hiểu cách khác, mỗi hoạt động nghiên cứu khoa học hiện đại đều là sự kế
thừa thành quả lao động khoa học và công nghệ của người đi trước, đều được
tiến hành trên cơ sở sáng tạo của người khác hoặc người đi trước, những tri
thức mới mà các nhà khoa học ngày nay sáng tạo ra tất nhiên cũng sẽ được người khác hoặc người đời sau kế thừa và phát triển
— Tích lũy của khoa học và công nghệ biểu hiện ở chỗ sự phát triển của
bất kỳ hoạt động khoa học nào đều phải qua thời gian thai nghén, thu thập và _ tích lũy với lượng thông tin lớn có liên quan đến phương pháp, thủ pháp và hướng tư duy của công việc nghiên cứu ầy, đồng thời phải tiến hành phân
tích, đánh giá, chỉnh lý, gia cơng một cách tồn diện mới có thé cung cấp những điều kiện khả thi và cơ sở cho sự xuất hiện nghiên cứu mới Ở mỗi
khâu, mỗi bước nghiên cứu, tính tích lũy này cũng được biểu hiện đầy đủ từ đầu đến cuối Cho nên, những người làm công tác khoa học và công nghệ đều phải chú ý kế thừa, tích lũy, tiêu hóa và tiếp thu tri thức
Những đặc điểm trên của hoạt động khoa học và công nghệ có mối liên
hệ hữu cơ với nhau Trên cơ sở nhận thức đầy đủ những đặc điểm đó, hoạt
- động quản lý về khoa học và công nghệ mới đem lại kết quả
Ngày nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều dành sự quan tâm đặc biệt cho quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ Tuy mức độ, hình thức tổ chức bộ máy có khác nhau nhưng đều chung bản chất là nhân danh nhà
nước thực thi quyền lực nhà nước bằng công cụ của nhà nước
Trang 23
- Thể chế hóa chủ trương, đường lỗi của Đảng thành chiến lược,
chương trình, luật
Hiện nay, các bộ ngành đều phải bổ sung, sửa đổi các quy định của minh dé phù hợp với Nghị quyết 20 (XI) - Nghị quyết Trung ương 6 về phát triển Khoa học và Công nghệ: Định hướng phát triên KHCN của Đảng Đặc biệt Bộ KH&CN phải sửa đổi, điều chỉnh luật KH&CN
- Phát triển tiềm lực khoa học, công nghệ: viện, trường - tổ chức vật chất - vật lực; nhân lực, thông tin (VN từ ngân sách nhà nước - Bộ KH,CN)
- Đo lường, quản lý chất lượng sản phẩm - Phát triển thị trường khoa học, công nghệ - Hợp tác quan hệ quốc tế về KH,CN
1.2.3 Đặc điểm của quan ly nha noc về khoa học và công nghệ
1.2.3.1 Tinh linh hoạt cao
Thực tiến cuộc sống vận động luôn đặt ra các vẫn đề phải giải quyết Khoa học và công nghệ phát triển với tốc độ rất nhanh, vì vậy các cơ quan chức năng phải có biện pháp cụ thể để nâng cao khả năng tiếp thu kịp thời kiến thức mới của đội ngũ cán bộ khoa học
Lao động khoa học và công nghệ là lao động trí óc mang tính thăm dò,
tìm kiếm và sáng tạo nên trong quá trình tiến hành thường xuất hiện những vấn đề khó có thể lường trước được Trong những trường hợp đó, cơ quan nhà nước có thâm quyền cần căn cứ vào thực tế để quyết định việc sửa đôi, bô
sung, thậm chí hủy bỏ phương án đã định trước để xây dựng phương án mới 1.2.3.2 Tính tổng thể và tính điễu hòa phối hợp
- Giữa các ngành, lĩnh vực (hỗ trợ, liên kết với nhau): dệt may giày da với công nghệ cơ khí máy móc công nghệ sinh học với nông nghiệp, lâm nghiệp
- Giữa khoa học công nghệ và khoa học xã hội&nhân văn
Trang 241.2.3.3 Tinh dự báo và tính lâu đài
CNH,HĐH của ta là trong thời hiện đại (ta di sau, có điều kiện để đi tắt,
đón đầu), tốc độ phát triển nhanh hơn CNH thế kỷ XIX; trong thời đại khoa học cơng nghệ; tồn cầu hóa > tinh du bao, lâu dài đặt ra bức bách
Trang 25Chương 2
HỆ THÓNG TỎ CHỨC VÀ NỘI DUNG LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ
HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ
A HE THONG TO CHUC LANH DAO, HOAT DONG KHOA HOC,
CONG NGHE
1 Sơ lược về sự hình thành và phat triển của quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ và bộ máy quản lý khoa học và công nghệ ở nước ta
Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, dưới chế độ phong kiến, thực dân phát triển khoa học và công nghệ là vẫn đề ít được quan tâm và quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ hầu như chưa có gì đáng kể
Nhà nước cách mạng ở nước ta đã có từ khi chính quyền nhân dân ra đời năm 1945, nhưng quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ chỉ thực sự bắt đầu bằng việc ban hành Sắc lệnh số 016-SL ngày 4-3-1959 của Chủ tịch nước về việc thành lập Ủy ban Khoa học Nhà nước Cơ quan này và toàn bộ hoạt động khoa học công nghệ của quốc gia đặt dưới sự quản lý của Chính phủ Từ đó đến nay, công tác quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ đã
có những bước phát triển to lớn cả về lượng và chất
Về mặt tổ chức, Ủy ban Khoa học Nhà nước sau nhiều lần thay đổi tên goi va co cấu đã trở thành Bộ Khoa học và Công nghệ - một cơ quan nhà
nước chuyên môn hóa về quản lý, tách khỏi chức năng nghiên cứu khoa học, là cơ quan thành viên của Chính phủ và hình thành mạng lưới quản lý chuyên ngành tới các tỉnh, thành phố và các bộ ngành của nền kinh tế quốc dân Tại
hầu hết các tỉnh, thành phố đều có các sở khoa học và công nghệ với biên chế
mỗi sở trung bình khoảng 40 người Bên cạnh đó, trong các bộ ngành khác,
mỗi bộ đều có vụ quản lý khoa học và công nghệ chịu trách nhiệm quản lý
Trang 26một trong các viện trọng điểm của Nhà nước giúp Bộ Khoa học và Công nghệ nghiên cứu và kiến nghị các biện pháp quản lý khoa học và công nghệ
Quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ nước ta đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau gan liền với công cuộc phát triển của đất nước:
- Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954): Ban khoa học
giáo dục trung ương
- Thời kỳ kháng chiến chống đề quốc Mỹ - đấu tranh thống nhất đất nước
(1954-1975), công tác quản lý nhà nước còn trong giai đoạn hình thành và dần khẳng định vai trò thông qua các hoạt động của Chính phủ Nhiệm vụ chủ yêu
của thời kỳ này là tranh thủ xây dựng lực lượng, hình thành hệ thống đối mới
quốc gia, phục vụ ngay cho công cuộc kháng chiến cứu nước và thống nhất nước
nhà Ủy ban KHKT nhà nước đến 1986 và tách với quản lý giáo dục đào tạo
- Thời kỳ trước đối mới (1975-1986), bộ máy tổ chức, cơ chế quản lý,
đội ngũ cán bộ quản lý đã hình thành về cơ bản và thống nhất trong cả nước
Tuy nhiên, trong nền kinh tế tập trung, bao cấp quản lý nhà nước về khoa học - và công nghệ cũng mang tính bao cấp, kế hoạch hóa nên hiệu quả hoạt động
chưa cao |
- Thời đổi mới (1986 đến nay) là giai đoạn hoàn thiện bộ máy va đôi
mới phương thức quản lý Bộ máy quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ hiện nay đã thống nhất từ Trung ương đến địa phương (Bộ KHCN&MT,
từ 2001 tách quản lý môi trường sang Bộ TN&MT Bộ Khoa học và Công
Trang 27mạnh trong nghiên cứu khoa hoc, chuyển giao công nghệ phù hợp theo hướng phát triển thị trường công nghệ
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng CSVN đã
định hướng quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ trong thời kỳ đây
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cần: “Đổi mới mạnh mẽ cơ chế
quản lý, tổ chức, hoạt động khoa học, công nghệ, xem đó là khâu đột phá đề thúc đây phát triển và nâng cao hiệu quả của khoa học, công nghệ”!
Chính sách, pháp luật về khoa học và công nghệ đã được xây dựng ngày càng hoàn chỉnh bao gồm hàng trăm văn bản pháp luật Tiêu biểu như:
Luật Khoa học và Công nghệ (2000, 2013), Luật Sở hữu trí tuệ (2005), Luật
Chuyển giao công nghệ (2006), Nghị định 35/HĐBT, ngày 28-1-1992 về
công tác quản lý khoa học và công nghệ; Quyết định 419-TTg ngày 21-7- _ 1995 về cơ chế quản lý các đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ; Nghị định số
122/2003/NĐ-CP về thành lập Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ quốc
gia; Nghị định 115/2005/NĐ-CP về việc quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách
nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ cùng nhiều văn bản luật và văn
bản dưới luật khác
2 Hệ thống tô chức bộ máy quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ ở nước ta hiện nay
Bộ máy quản lý khoa học và công nghệ được thành lập từ trung ương đến địa phương để thực thi quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ trong phạm vi cả nước
2.1 Quản lý khoa học và công nghệ cấp Trung ương
Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ, có
nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Xác định và chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển khoa học và
công nghệ
Trang 28
- Quyết định chính sách về khoa học và công nghệ, đầu tư và khuyến khích tài trợ cho khoa học và công nghệ, ưu tiên cho những hướng khoa học và công nghệ mũi nhọn
- Quản lý và sử dụng có hiệu quả các tổ chức nghiên cứu khoa học công nghệ, thông tin khoa học |
— - Quản lý tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, sở hữu công nghiệp và chuyên giao công nghệ
Hàng năm, Chính phủ báo cáo với Quốc hội về việc thực hiện các chính sách, biện pháp để phát triển khoa học và công nghệ; việc sử dụng ngân sách
nhà nước đầu tư phát triển khoa học và công nghệ; kết quả hoạt động khoa học và công nghệ |
Hội đồng Chính sách Khoa học và Công nghệ Quốc gia là cơ quan tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ về những vẫn đề quan trọng liên quan đến phát triển khoa học và công nghệ của cả nước
Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm trước Chính phủ về quản
lý khoa học và công nghệ trong cả nước, có các nhiệm vụ sau:
- Về quản lý nghiên cứu khoa học: Xây dựng, trình Chính phủ các
chương trình, dự án trọng điểm của Nhà nước, các kế hoạch nghiên cứu khoa học 5 năm và hàng năm; hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện sau khi
được phê duyệt; ban hành các quy chế quản lý các chương trình, dự án nghiên cứu khoa học; hướng dẫn ngành, địa phương, tô chức khoa học xây
dựng chương trình, dự án nghiên cứu khoa học; tô chức nghiên cứu về công
tác quản lý khoa học và công nghệ và chiến lược phát triển khoa học và công nghệ
- Về quản lý phát triển công nghệ: Xây dựng, trình Chính phủ các
chương trình, dự án công nghệ trọng điểm của Nhà nước, các kế hoạch 5 năm
Trang 29chế hoạt động chuyển giao công nghệ, kiểm tra việc thực hiện quy chế đó; tổ
chức giám định các dự án đầu tư quan trọng, hướng dẫn ngành, địa phương đánh giá trình độ công nghệ; tham gia dánh giá, xét duyệt các quy hoạch phát triển của ngành, địa phương luận chứng kinh tế - kỹ thuật của những công trình quan trọng; xây dựng và ban hành quy chế về quản lý kỹ thuật trong
ngành, địa phương; kiểm tra thực hiện quy chế đó
- Về quản lý các nguồn lực khoa học và công nghệ: Quản lý nhà nước
đối với các tổ chức khoa học và công nghệ thuộc mọi thành phần kinh tế; chỉ
_ đạo nghiệp vụ đối với các cơ quan quản lý khoa học và công nghệ địa phương Kiến nghị với Chính phủ về các chính sách, phương hướng đảo tạo
cán bộ khoa học trình độ sau đại học, phát triển đội ngũ cán bộ khoa học và
công nghệ, sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ, xây dựng dữ
liệu về cán bộ khoa học công nghệ cả nước; định kỳ phân tích, đánh giá trình độ cán bộ khoa học, đề xuất chính sách, giải pháp cấp thiết, tổ chức đảo tạo
nghiệp vụ cho cán bộ quản lý khoa học công nghệ, Xây dựng, quản lý và sử
dụng có hiệu quả các nguồn lực thông tin, tư liệu khoa học công nghệ Quản lý các hoạt động hội nghị, hội thảo, trao đổi tư liệu, thông tin khoa học và
công nghệ
Bộ, cơ quan ngang bộ thuộc Chính phủ quản lý khoa học và công nghệ theo sự phân công của Chính phủ Bộ, cơ quan ngang bộ giúp Bộ trưởng quản lý khoa học và công nghệ trong bộ, ngành là vụ quản lý khoa học và công
nghệ có chức năng tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học,
ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ; quyết định các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm và các định mức kinh tế - kỹ thuật của ngành thuộc thâm quyền; tư vẫn cho Bộ trưởng các van dé liên quan đến khoa học và công nghệ
2.2 Quản lý khoa học và công nghệ ở địa phương
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố tô chức chỉ đạo thực biện các biện
Trang 30thuật, ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ sản xuất và đời sống ở địa phương; thực hiện các nhiệm vụ, kế hoạch cụ thể phát triển khoa
học và công nghệ và bảo vệ môi trường ở địa phương; quản lý các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh hoặc được cấp trên giao; quản lý hoạt động chuyển giao công nghệ, tham gia giám định nhà nước về công nghệ
đối với các dự án đầu tư quan trọng ở địa phương; kiểm tra việc thực hiện các
quy định của pháp luật về tiêu chuẩn đo lường và chất lượng sản phẩm; công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa của các cơ sở sản xuất ở địa phương; ngăn -
chặn việc sản xuất và lưu hành hàng giả tại địa phương, bảo vệ lợi ích người -tiêu dùng: chỉ đạo, thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật về khoa học
và công nghệ đối với các tô chức và cá nhân ở địa phương
Hội đồng khoa học và công nghệ của tỉnh là cơ quan tư vẫn đối với ủy ban nhân dân tỉnh về khoa học và công nghệ tại địa phương
Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã thực hiện các biện pháp ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ sản xuất và đời sống ở địa
phương; tổ chức thực hiện bảo vệ môi trường; phòng chống, khắc phục hậu
quả thiên tai, bão lụt; tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về tiêu
chuẩn đo lường và chất lượng sản phẩm; kiểm tra chất lượng sản phẩm và
hàng hóa trên địa bàn huyện; ngăn chặn việc sản xuất và lưu hành hàng giả
tại địa phương |
Sở Khoa học và Công nghệ, Phòng Kinh té quản lý khoa học và công nghệ ở địa phương mình theo quy định của pháp luật và chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của cấp trên theo ngành dọc
2.3 Quản lý khoa học và công nghệ ở cơ sở
Trang 31thuật của các công ty, xí nghiệp lớn chủ yếu là tổ chức và quản lý các hoạt động nghiên cứu phát triển của cơ sở
Hội đồng khoa học tại các tổ chức nghiên cứu phát triển là cơ quan tư vấn cho thủ trưởng cùng cấp về các vấn đề khoa học và công nghệ của cấp mình
Nhìn chung, để quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ có hiệu quả, đòi hỏi giữa các cơ quan và bộ phận cầu thành bộ máy quản lý phải có sự phân công, phân cấp trên cơ sở đảm bảo tính thống nhất của hoạt động quản lý, đồng thời phát huy trách nhiệm, tính chủ động và sáng tạo của cấp dưới
Để quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ có hiệu quả, đòi hỏi giữa các cơ quan và bộ phận cầu thành bộ máy quản lý phải có sự phân công, phân cấp trên cơ sở đảm bảo tính thống nhất của hoạt động quản lý, đồng thời phát huy trách nhiệm, tính chủ động và sáng tạo của cấp dưới
Trang 32So dé hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và cơng nghệ CHÍNH PHỦ BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ UBND TINH Vv Vv SO KHOA HOC VA CONG NGHE v v PHONG KHOA HOC VA CONG NGHE/ PHONG KINH TE CO SO KHOA HOC VA CONG NGHE
Đội ngũ cán bộ, công chức quản lý khoa học và công nghệ là những người đang công tác, làm việc trong cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ và bằng những hoạt động của mình họ thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nơi phục vụ Tiêu chuẩn, chế độ tuyển dụng, | quyền và nghĩa vụ của cán bộ, công chức được pháp luật quy định cụ thể với từng vị trí công tác của cán bộ, công chức, quản lý khoa học và công nghệ
3 Các tổ chức khoa học và công nghệ
3.1 Các tô chức khoa học và công nghệ cơ bản
Tổ chức nghiên cứu và phát triển (R&D: gồm tô chức nghiên cứu khoa học, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ)
- Hình thức tổ chức R&D là các viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm,
Trang 33cơ học, Phòng thí nghiệm công nghệ gen với nhiệm vụ sáng tạo, sản xuất và
chuyển giao khoa học, công nghệ
- Tham quyền của tô chức R&D là thành lập, sáp nhập, chia tách, đình chỉ hoặc giải thế các tổ chức nghiên cứu và phát triển: cấp quốc gia do Chính
phủ quyết định; cấp bộ, tỉnh do Thủ tướng Chính phủ quyết định hoặc ủy
quyền quyết định
- Nhiệm vụ của tô chức R&D cấp quốc gia thực hiện nhiệm vụ khoa học
và công nghệ ưu tiên, trọng điểm của Nhà nước cung cấp luận cứ cho việc hoạch
định đường lối, chính sách, pháp luật; tạo kết quả khoa học và công nghệ mới có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội; cấp bộ, tỉnh phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đào tạo, bồi dưỡng nhân lực của ngành và địa phương; cấp cơ sở chủ yếu thực hiện mục tiêu nhiệm vụ của tô chức mình
Trường đại học (gồm đại học, trường đại học, học viện, trường cao |
đẳng) có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, kết hợp đào
tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất, địch vụ khoa học và công nghệ theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Giáo dục; nghiên cứu cơ
bản, nghiên cứu khoa học và công nghệ ưu tiên, trọng điểm của Nhà nước và nghiên cứu khoa học giáo dục
TỔ chức dịch vụ khoa học và công nghệ (gồm các tô chức dịch vụ sở
hữu công nghiệp, các tổ chức thông tin khoa học; tổ chức dịch vụ về tiêu
chuẩn - đo lường - chất lượng; tô chức ứng dụng khoa học và công nghệ )
tiến hành các hoạt động phục vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công
nghệ; tiến hành các hoạt động liên quan sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, dịch vụ thông tin, phô biến tri thức khoa học và công nghệ
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp hội) được thành lập với mục đích phát huy tiềm năng trí tuệ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Cơ cấu tô chức của Liên hiệp hội bao gồm
Hội Khoa học kỹ thuật chuyên ngành Trung ương; Liên hiệp các Hội Khoa
học kỹ thuật địa phương, các tô chức trực thuộc Nhiệm vụ của Liên hiệp hội
Trang 34hợp hoạt động các hội thành viên, tư vấn, phản biện, giám định xã hội theo
yêu cầu của Đảng, Nhà nước, xã hội, tham gia nghiên cứu và phát triển; đào
tạo và phố biến kiến thức cho nhân dân; là cầu nối giữa các hội thành viên với
cơ quan Đảng và Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thé khác; quản lý và hướng dẫn đối ngoại và hợp tác quốc tế
3.2 Quyên hạn và nghĩa vụ của các tô chức khoa học và công nghệ Các tổ chức khoa học và công nghệ có quyên hạn sau đây:
- Tự chủ, tự chịu trách nhiệm tiến hành hoạt động khoa học và công
nghệ đã đăng ký, ký kết hợp đồng khoa học và công nghệ; đảo tạo bồi dưỡng
nhân lực khoa học và công nghệ; tham gia tuyển chọn thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ
- Hợp tác, liên doanh, nhận tài trợ của tổ chức và cá nhân; góp vốn
(tiền, tài sản, giá trị quyền sở hữu trí tuệ) để tiễn hành hoạt động khoa học và công nghệ và hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật
- Được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao, chuyển nhượng kết
quả hoạt động khoa học và công nghệ
- Công bố kết quả hoạt động khoa học và công nghệ theo Luật Báo chí,
Luật Xuất bản và các quy định khác của pháp luật
Các tô chức khoa học và công nghệ có nghĩa vụ sau đây:
- Thực hiện hợp đồng khoa học và công nghệ đã ký kết, nhiệm vụ khoa học và công nghệ do cơ quan, tổ chức có thâm quyền giao, sử dụng có hiệu quả kinh phí đầu tư phát triển khoa học và công nghệ và chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước
- Góp phần xây dựng và phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ của đất nước
- Bảo vệ lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân trong tô chức mình, giữ bí mật khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật
Trang 35B NOI DUNG LANH ĐẠO, QUAN LY HOAT DONG KHOA HOC, CONG NGHE
1 Nội dung Đảng lãnh đạo hoạt động khoa học và công nghệ 1.1 Dang lanh dao về công tác chuyên môn
(U TỔ chức quán triệt những quan điểm cơ bản và nhiệm vụ phát
khoa học và công nghệ phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất Hước |
Đây là nội dung quan trong cần được đưa vào sinh hoạt thường kỳ
của các tổ chức đảng Qua đó phố biến sâu rộng đến toàn dân nhằm tạo những chuyển biến căn bản trong nhận thức về vai trò, chức năng, nhiệm vụ của khoa học và công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa |
(2) Lãnh đạo, chỉ đạo va tổ chúc thực hiện các chủ trương, giải pháp
nhằm tạo động lực cho khoa học và công nghệ:
- Tạo lập thị trường cho khoa học và công nghệ
- Chính sách đối với cán bộ khoa học và công nghệ
- Phát động phong trào quần chúng tiến quân vào khoa học và công nghệ, phát huy sáng kiến, cải tiễn kỹ thuật, ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống
(3) Lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chúc thực hiện các chủ trương, giải pháp nhằm tăng cường nguồn lực cho khoa học và công nghệ
Tăng ngân sách cho khoa học và công nghệ, gồm cả vốn vay và viện trợ nước ngoài; xác định phần khoa học và công nghệ trong các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, trong các dự án đầu tư, phần vốn của doanh nghiệp(không chịu thuế); hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ; chính sách về các nhà khoa học và công nghệ thế giới lập các cơ sở nghiên cứu khoa
Trang 36(4) Lãnh đạo và khi cân thiết có thể đứng ra chủ trì việc giám định
công nghệ và bảo vệ môi trường đối với các dự án liên doanh hoặc các khu
công nghiệp mới có vốn đẩu tư và công nghệ của nước ngoài
Cấp uỷ đảng cần thường xuyên kiểm tra các ngành chuyên môn thực hiện giám định công nghệ và môi trường ở các khu công nghiệp, các công ty, xí nghiệp thuộc địa bàn mình phụ trách để đảm bảo quá trình đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ, cũng như bảo vệ môi trường
(5) Lãnh đạo và chỉ đạo thường xuyên công tác xây dung tiềm lực khoa
học và công nghệ ở địa phương |
Một mặt, đưa ra chính sách cụ thé dé dao tao nhân lực, nâng cao dân
trí, bồi dưỡng nhân tài Mặt khác, cần có chủ trương thu hút nguồn lực khoa học và công nghệ từ nơi khác đến, qua đó mà tạo cho địa phương có nguồn
lực khoa học và công nghệ dồi dào, bảo đảm tốt cho quá trình làm chủ và điều
hành có hiệu quả công nghệ mới được chuyên giao, chuẩn bị các bước tiếp theo, gồm cải tiến và thích ứng công nghệ nhập, tạo công nghệ mới
(6) Kiểm tra và giám sát việc bảo vệ môi trường theo Luật Khoa học và công nghệ và Luật Bảo vệ môi trường
Các cấp uỷ đảng cần phối hợp với các ngành chuyên môn, các đoàn thé quan chúng, tổ chức chính trị - xã hội đề ra những biện pháp cụ thể, thiết thực về bảo vệ môi trường, thích ứng từng địa phương như trồng cây, bảo vệ rừng,
bảo vệ nguồn nước sạch, thực phẩm, giữ gìn vệ sinh thị tran, thị tứ, xã, thơn
(7) Xã hội hố hoạt động khoa học và công nghệ
Tăng đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ từ nhiều nguồn vốn, nhất là từ phía các cơ sở sản xuất và kinh doanh đóng trên địa bàn Cấp uy đảng cần huy động các đoàn thể quần chúng và các tô chức chính trị - xã hội tham gia, tạo nên phong trào quần chúng rộng khắp trong hoạt động khoa học và công nghệ
(8) Có kế hoạch cụ thê để nâng cao từng bước trình độ khoa học và
Trang 37Mỗi đảng viên, chi bộ, đảng bộ và cấp uỷ đáng cần phải đựơc bé sung
thường xuyên những kiến thức mới về khoa học và công nghệ, đặc biệt là tiếp
thu thành tựu của công nghệ sinh học, áp dụng kỹ thuật tiến tiến để đổi mới cây trồng, vật nuôi, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đa dạng hóa ngành
nghề, mở rộng các nghề thu hút thêm lao động, tạo việc làm
Tựu trung, Đảng lãnh đạo khoa học và công nghệ về công tác chuyên môn thông qua việc ban hành các chỉ thị, nghị quyết với những tư tưởng, quan điểm, chủ trương, biện pháp lớn nhằm phát triển khoa học và công nghệ
Đảng lãnh đạo bằng định hướng tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân,
nhất là những người làm việc trong lĩnh vực khoa học và công nghệ thấm
nhuần những tư tưởng, quan điểm, chủ trương, biện pháp lớn trong việc phát
triển khoa học và công nghệ mới, tiên tiễn, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đây nhanh năng suất lao động, tiết kiệm tài nguyên
| 1.2 Dang lanh dao về công tác chính trị - tư tưởng và xây dựng đội ngũ trí thức
Đảng lãnh đạo khoa học và công nghệ về công tác chính trị - tư tưởng trước hết là bằng việc xây dựng quy chế dân chủ trong mọi sinh hoạt khoa học, bảo đảm quyền tự do dân chủ trong hoạt động khoa học và công nghệ Đồng thời, có chủ trương, biện pháp động viên, khuyến khích tăng cường sự
hợp tác giữa các nhà khoa học, ngăn ngừa những biểu hiện bè phái cục bộ,
khắc phục những hiện tượng độc đoán trong khoa học
Đảng lãnh đạo bằng những định hướng trong công tác tuyên truyền, lãnh đạo công tác tuyên truyền, quán triệt, học tập, chủ trương của Đảng về
khoa học công nghệ tạo sự đồng thuận trong đảng, trong xã hội (thực hiện qua
các cấp ủy đáng ); tạo dư luận xã hội, lên án những biểu hiện tiêu cực trong
lĩnh vực khoa học và công nghệ như nhập công nghệ cũ, nát, lạc hậu, nhập rác
Trang 38Đối với một bộ phận cán bộ khoa học và công nghệ do bat man cá nhân, có thái độ thờ ơ với chính trị, thiếu động lực làm việc cần được các ớ sở
đảng quan tâm tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng, có biện pháp uốn nắn tư tưởng kịp thời Cần tạo ra những hình thức giáo dục tư tưởng phù hợp với đội ngũ
cán bộ khoa học và công nghệ thông qua các cơ quan, đơn vị hoặc các hội khoa học kỹ thuật
1.3 Đảng lãnh đạo về công tác tô chức và cản bộ
Đảng lãnh đạo về công tác tổ chức và cán bộ thể hiện bằng cơ chế, chính sách chăm lo, củng cố bộ máy tổ chức khoa học và công nghệ các cấp, đồng thời quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngõ cán bộ quản lý khoa học và công nghệ có đủ số lượng, chất lượng và có cơ chế, chính sách bồ trí, sử dụng hợp lý đối với họ Đảng xác định tiêu chí cán bộ và có kế hoạch đào tạo, bôi
dưỡng, sử dụng cán bộ '
1.4 Dang lanh dao về công tác xây dựng Đảng
Đảng lãnh đạo khoa học và công nghệ về công tác xây dựng Đảng thể hiện ở việc quan tâm công tác phát triển đảng trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, nhất là đối với đội ngũ trí thức Lãnh đạo công tác xây dựng và
chỉnh đốn Đảng trong cơ sở đảng, cán bộ, đảng viên khoa học và công nghệ, ký luật nghiêm với những đảng viên vì lợi ích cục bộ, lợi ích cá nhân, có những biểu hiện tiêu cực trong hoạt động khoa học và công nghệ
1.5 Đảng lãnh đạo về công tác quần chúng
Trang 392 Nội dung quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ
Quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ ở nước ta được hiểu là sự
thực thi quyền hành pháp của nhà nước đối với sự phát triển của khoa học và
công nghệ dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ tổ quốc, xây dựng thành công CNXH
Để quản lý về khoa học và công nghệ đạt hiệu quả, đòi hỏi các cơ quan nhà nước có thâm quyền sự linh hoạt, đặc biệt với những lý do sau:
Thứ nhất, khoa học và công nghệ phát triển với tốc độ rất nhanh vì vậy các cơ quan chức năng phải có biện pháp cụ thể để nâng cao khả năng tiếp thu
kip thoi kiến thức mới của đội ngũ cán bộ khoa học
Thứ hai, lao động khoa học và công nghệ là lao động trí óc, mang tính
thăm dò, tìm kiếm và sáng tạo nên trong quá trình tiến hành thường xuất hiện - những vấn đề không thể lường trước được Trong những trường hợp đó, cơ quan nhà nước có thâm quyền cần căn cứ vào tình hình thực tế để quyết định việc sửa đổi, bổ sung, thậm chí hủy bỏ phương án định trước để xây dựng s phương án mới
Đối với nước ta, những nội dung chủ yếu của quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ đã được quy định một cách tổng hợp nhất trong Hiến pháp
năm 1992 (sửa đổi, bỗ sung năm 2001 và năm 2013), Luật Khoa học và Công
nghệ (năm 2013) và những văn bản pháp luật khác quy định về khoa học và công nghệ
Có nhiều cách tiếp cận nội dung quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ, như:
Trang 40nghệ); quản lý tin lực khoa học và công nghệ (thông tin, trị thức khoa học và công nghệ)
- Theo quá trình của hoạt động quản lý có các nội dung quản lý: ra các quyết định quản lý khoa học và công nghệ (xây dựng và ban hành chiến lược,
chính sách, quy hoạch, kế hoạch, nhiệm vụ khoa học và công nghệ; ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về khoa học và công nghệ ); tổ chức thực
hiện các quyết định quản lý khoa học và công nghệ; kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các quyết định quản lý khoa học và công nghệ -
- Luật Khoa học và Công nghệ (2000) quy định 11 nội dung quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ; Luật Khoa học và Công nghệ (2013) không đưa ra nội dung quản lý mà xác định trách nhiệm của các cơ quan nhà nước các cấp trong quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ Tổng hợp các cách tiếp cận trên, cần nắm vững một số nội dung cơ bản của quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ sau đây:
2.1 Hoạch định chiến lược và xây dựng kế hoạch, chính sách về
khoa học và công nghệ |
Quản lý mà không có chiến lược thì không rõ mục tiêu đại cục, có khi
đưa đến mâu thuẫn, quanh co, giảm hiệu quả chung của quản lý Ngược lại, chiến lược rõ, chính xác thì rút ngắn được thời gian, bỏ qua những bước trung
gian không cần thiết để nhanh chóng bắt kịp khu vực, thế giới Chiến lược
thành văn là công cụ phối hợp tốt nhất giúp các bên tham gia nỗ lực thực hiện
Thông quá chiến lược phát triển mà định ra quy hoạch, kế hoạch, nhiệm vụ
hành động
Để quản lý vĩ mô khoa học và công nghệ, nhà nước cần xây dựng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ làm phương hướng cho hoạt động khoa