1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lý luận văn hóa và đường lối văn hóa của đảng cộng sản việt nam

139 5 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 139
Dung lượng 15,17 MB

Nội dung

Trang 1

1 vu bã :

HOC VIEN BAO CHI VA TUYEN TRUYEN ene

KHOA TUYEN TRUYEN

_LY LUAN VAN HOA | _ VA DUONG LOI VAN HOA

CUA DANG CONG SAN VIET NAM

Tap bai giang

(Hệ đào tạo cử nhân chuyên ngành Quản lý tư tưởng - văn hóa) HỌC VIÊN BÁ0 CHÍ & TUYỂN TRUYỆN TOS: 1⁄2 Tập thể tác giả:

- PGS, TS Hoang Quốc Bảo - PGS, TS Nguyén Thi Huong

- Ths Pham Thi Nhung

- Ths Bui Thi Nhu Ngoc

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

Trong đường lối xây dựng và phát triển đất nước, Đảng ta đặc biệt chú ý tới lĩnh vực văn hóa và coi việc xây dựng, phát triển văn hóa là một trong những

nhiệm vụ vô cùng quan trọng của cách mạng Việt Nam Hơn 80 năm qua, dưới sự

lãnh đạo của Đảng, nền văn hóa Việt Nam có những chuyền biến quan trọng và đóng góp to lớn trong công cuộc giải phóng và xây dựng đất nước Đường lỗi văn hóa của Đảng từ năm 1930 đến nay luôn mang tính nhất quán, hướng tới mục tiêu

chiến lược: "xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc"

Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vai trò của văn hóa được Đảng nhìn nhận một cách toàn diện, sâu sắc: “Văn hóa là nền tang tinh than

xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước Văn hóa phải được đặt

ngang hang với kinh tế, chính trị, xã hội."

Việc nghiên cứu lý luận văn hóa, nắm vững và đưa đường lỗi văn hóa của

Đảng vào đời sống thực tiễn là cần thiết đối với sinh viên, học viên các lớp hệ đại học, sau đại học thuộc các chuyên ngành lý luận Môn học đề cập đến những kiến thức cơ bản nhất về lý luận văn hóa, quá trình xây đựng, phát triển đường lối văn

hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu văn hóa và phát triển

kinh tế - xã hội của đất nước Đề cương bài giảng gồm hai nội dung: Lý luận văn

hóa và Đường lối văn hóa của Đảng Hai nội đung này không tách rời mà đan xen khăng khít với nhau Lý luận văn hóa là một bộ phận cầu thành của văn hóa học được nhìn nhận trong mối quan hệ gắn bó hữu cơ với đường lối văn hóa Lý luận văn hóa tạo cơ sở, nền tảng lý luận cho việc hoạch định đường lỗi văn hóa cho phù hợp với các giai đoạn phát triển của lịch sử cách mạng dân tộc Bản thân đường lối

văn hóa của Đảng ta là sự vận dụng nhuần nhuyễn lý luận văn hóa trong việc xác

định mục tiêu, đề ra các chủ trương nhằm phát triển nền văn hóa dân tộc Đồng

thời, sự hoàn thiện đường lối văn hóa sẽ tạo điều kiện để lý luận văn hóa thâm nhập vào thực tiến, soi sáng thực tiễn

Do nhu cầu đào tạo, khoa Tuyên truyền, Học viện Báo chí và tuyên truyền đã lựa chọn, xây dựng và đưa môn học này vào giảng dạy cho chuyên ngành

Quản lý văn hóa - tư tưởng Điều này là cần thiết, bởi vì sinh viên chuyên ngành

Trang 3

Đề cương bài giảng “Lý luận văn hóa và đường lỗi văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam” được kết câu thành 07 chương

Chương 1: Nhập môn Lý luận văn hóa và đường lỗi văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam

Chương 2: Khái niệm, cấu trúc, chức năng của văn hóa Chương 3: Các tính chất, quy luật cơ bản của văn hóa

Chương 4: Khái quát lịch sử đường lối văn hóa của Đảng Cộng sản Việt

Nam từ 1930 đến nay

Chương 5: Vai trò của văn hóa trong phát triển bền vững

Chương 6: Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

Chương 7: Xây đựng văn hóa đạo đức và lối sống trong công cuộc đổi

mới đât nước

Trong quá trình xây dựng và hoàn thành Tập bài giảng "Lý luận văn hóa và

Đường lối văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam", chúng tôi có tham khảo, kế

thừa và sử dụng các công trình nghiên cứu của các học giả có bề dày tri thức và

kinh nghiệm thuộc lớp người đi trước như: GS.TS Nguyễn Văn Bính; GS.TS Hoàng Vinh; GS.VS Hoàng Trinh; GS Phan Ngọc; G.S Phạm Tất Dong;

PGS.TS Phạm Duy Đức; PGS.TS Lê Quý Đức; GS.TS Trần Ngọc Thêm; PGS.TS Nguyễn Duy Bắc; PGS.TS Lương Quỳnh Khuê; PGS Trường Lưu;

PGS.TS Đỗ Huy, Những công trình và kết quả nghiên cứu của các nhà khoa

học đã giúp cho chúng tôi những cơ sở tri thức nền tảng toàn diện và sâu sắc để tập thể tác giả tổng kết, hệ thống và hình thành, phát triển nội đung môn học

Lần đầu tiên biên soạn Tập bài giảng "Lý luận văn hóa và Đường lỗi văn

hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam”, chắc chắn công trình của chúng tôi sẽ khó tránh được những thiếu sót, hạn chế Tập thể tác giả chúng tôi mong nhận được sự lượng thứ và ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các độc giả để tập Tập bài giảng ngày càng được hoàn thiện hơn

Trang 4

NHAP MON

LY LUAN VAN HOA VA BUONG LOI VAN HOA CUA DANG CONG SAN VIET NAM

1.1 VAN HOA HOC

1.1.1.Vài nét về sự ra đời của văn hóa học

Văn hóa được hình thành rất sớm trong lịch sử phát triển của đời sống nhân loại Cùng với sự xuất hiện của người khôn ngoan, họ biết tác động đến giới xung quanh, cải tạo nó để phục vụ cho sự sinh tồn, con người bắt đầu cuộc hành trình văn hóa của mình Thuật ngữ văn hóa xuất hiện khá sớm trong ngôn ngữ của các dân tộc văn minh và phát triển ở cả phương Đông và phương Tây, song khoa học văn hóa lại ra đời muộn và được khẳng định vào những năm 50 của thế

ki XIX & chau Âu Văn hóa học thời kì này được nhìn nhận ở bình diện rộng và

trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn: Dân tộc học, Nhân học, Xã hội học, Triết học, Sử học, Các ngành khoa học trên mở rộng đối tượng nghiên cứu nhằm lý giải những biến đổi của xã hội ở các nước Tây Âu trong thời kì phát triển văn minh công nghiệp và Văn hóa học được nhìn nhận ở các góc khác nhau Với cái nhìn dân tộc học, các tác giả nghiêng về mô tả một cách khách quan những sắc thái riêng về văn hóa sinh hoạt vật chất và tinh thần của các tộc người — đặc biệt là văn hóa sinh hoạt vật

chất Các nhà nghiên cứu thời kì này đã nhận thức một cách sâu sắc rằng: Cội

nguồn của những giá trị văn hóa trên là do con người sáng tạo ra và vì vậy muốn

nhận thức được giá trị, ý nghĩa của những sản phẩm văn hóa phải hiểu và lý giải

Trang 5

những năm giữa và cuối thế kỷ XX Có học giả cho rằng sự ra đời của khoa học văn hóa học được lý giải bởi ba yếu tố:

“Thý nhất, công cuộc mở rộng những vùng đất mới và những ảnh hưởng

kinh tế của các nước Anh, Pháp với các nước thuộc địa đã sản sinh nhu cầu

nghiên cứu văn hóa các đân tộc, giúp chính quyền thực dân khai thác các thuộc

địa này

Thứ hai, triết học thời khai sáng đã xúc tiến việc khảo cứu các vấn đề lịch sử và lý luận văn hóa

Thứ ba, triết học cỗ điễn Đức đã đem lại một cách nhìn mới — cách nhìn phát

triển lịch sử về thế giới ” '

Trong quan điểm của nhiều học giả, sự ra đời của văn hóa học được đánh

dấu ở giữa thế kỷ XIX và được thực sự khẳng định ở nửa sau thế kỷ XX Sự

phát triển của các khoa học: Nhân loại học, dân tộc học ở nửa sau thế ký XIX ở Châu Âu đã tạo cơ sở mở đường cho sự ra đời của văn hóa học Các hội nghiên cứu về địa lý, dân tộc học, nhân học được thành lập ở các nước và có ý nghĩa mô tả, thông tin về những sắc thái riêng, những đặc điểm của sự vận hành và phát triển của nhiều nền văn hóa “Người ta bắt đầu xây dựng các nhà bảo tàng nhân học, dân tộc học , sự ra đời của các ấn phẩm định kỳ về chuyên môn

được coi là giai đoạn cuối cùng của quá trình tổ chức, nghiên cứu văn hóa gắn

liền với các bộ môn khoa học có tên gọi là Dân tộc học, Nhân học xã hội và Nhân học văn hóa”? Như vậy, thế kỷ XIX với sự xuất hiện những công trình nghiên cứu của các học giả Anh, Đức, Pháp, Mỹ ngành học văn hóa thực sự

ra đời và được khẳng định Với các hướng tiếp cận khác nhau, các tác giả đã đi

tới xác định đối tượng nghiên cứu của khoa học văn hóa với tư cách là một khoa

học độc lập Người có công đầu tiên khẳng định đối tượng nghiên cứu của văn

hóa và đưa ra định nghĩa văn hóa là học giả người Anh E.B.Tylor (1832 —

1917) Cuốn Văn hóa nguyên thủy (1871) đánh dẫu sự ra đời ngành văn hóa học

ở Anh E.B Tylor được coi là ông tổ sáng lập ra môn Nhân học văn hóa

1 Nguyễn Thị Thường, Giáo Trình văn hóa học, NXB Đại học Sư phạm 2008 Tr 8

? A.A.Belik, Văn hóa học — những lý thuyết nhân học văn hóa, theo bản dịch của Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, Hà

Trang 6

(Cultural Anthropology) Trong tác phẩm này tác giả đã giành một chương dé phân tích và xác định đối tượng của khoa học văn hóa và ông cũng là người đầu tiên đưa ra định nghĩa về văn hóa Hướng tiếp cận khoa học văn hóa do E.B Tylor khởi xướng là: Nghiên cứu các mặt khác nhau trong đời sống văn hóa của

các dân tộc trong hình thái truyền thống cũng như sự thích ứng của chúng trước

những thay đổi của xã hội đương đại Để đi sâu nghiên cứu các cộng đồng người cùng với nền văn hóa của họ “Nhân học văn hóa thường quan tâm tìm hiểu một cách cụ thể các phương diện của đời sống cộng đồng như: Hoàn cảnh địa lý — lịch sử, ngôn ngữ, đặc điểm nhân chủng, phương thức sản xuất, cách ăn, mặc, ở, cách cư trú, phương thức quản lý, quyền quản lý, quyền sở hữu, sự phân công xã

hội, việc giao dịch, trao đổi, tín ngưỡng, lễ nghị, tập tục, nghệ thuật, các mối

quan hệ giữa cá nhân và cá nhân, cá nhân và gia đình, cộng đồng, những chuẩn mực trong hành vi, cung cách ứng xử ””” Trong góc nhìn của các nhà nhân học văn hóa, sự hình thành phát triển và sự khác biệt văn hóa giữa các dân tộc,

quốc gia, khu vực và các hình thái, loại hình văn hóa khác nhau được nhìn nhận

và đánh giá dưới dạng mô tả, định nghĩa Sự xuất hiện của trường phái Nhân học

văn hóa đã góp phần vào việc xây dựng cơ sở lý thuyết cho sự hình thành khoa học văn hóa

Năm 1885 Klemn (người Đức) với tác phẩm “Khoa học chung về văn hóa”

đã nhìn nhận sự phát sinh, phát triển toàn diện của loài người như là sự phát

triển văn hóa của một cá thể đơn nhất và nghiên cứu lịch sử như là lịch sử phát

triển của văn hóa Với đóng góp này, Klemn được coi là người đặt nền móng cho sự ra đời của môn học lịch sử văn hóa và khẳng định văn hóa thực sự trở thành đối tượng của một khoa học độc lập

Như vậy văn hóa học với tư cách là một khoa học độc lập được hình thành,

phát triển ở Châu Âu gắn với tên tuổi của các nhà nghiên cứu nỗi tiếng trên

Thuật ngữ Culturology (Văn hóa học) ra đời vào những nắm cuối cùng của thế

kỷ XIX và được sử dụng phố biến vào thế kỷ XX sau công trình The Science of

Culture (Khoa học về văn hóa), của L.A White (1900 — 1975) xuất bản ở Mỹ

Trang 7

năm 1949 Năm 1898 trong hội nghị khoa học của các giáo viên sinh ngữ tô chức ở Viên, Thủ đô nước Áo, thuật ngữ culturology được sử dụng với ý nghĩa khăng định ngành văn hóa học thực sự ra đời

Những năm đầu của thế kỷ XX với những đóng góp của các học giả văn hóa học người Mỹ, Pháp đặc biệt là nhà triết học, nhân học nỗi tiếng người Pháp Claude.LeviStrauss (1908 — 1990) với cuốn sách Anthropologie Structurale (Nhân học cấu trúc xuất bản 1958 tại Pari) thi đối tượng và quy mô của văn hóa học được mở rộng

Từ việc nghiên cứu các hướng tiếp cận, các mô hình nghiên cứu của văn hóa học đã hình thành những quan niệm khác nhau về các bộ phận cấu thành, đối tượng, nội dung nghiên cứu của văn hóa học

Thứ nhất, trong quan điểm của nhiều học giả trong và ngoài nước nhìn tổng quát, cầu trúc của văn hóa học bao gồm ba bộ phận: Văn hóa học lý thuyết, Văn hóa học lịch sử và Văn hóa học ứng dụng

Thứ hai, vào những năm cuối của thế kỷ XX các học giả Nga coi văn hóa

như là một lĩnh vực tri thức liên ngành bao gồm: Triết học văn hóa, nhân học

văn hóa, xã hội học văn hóa và một số ngành nghiên cứu văn hóa

Về đối tượng và nội dung nghiên cứu của văn hóa học: Từ các góc tiếp cận phong phú, đa dạng trên đã dẫn đến việc xác định đối tượng, nội dung nghiên cứu của văn hóa học cũng rất phức tạp.Theo quan niệm của nhiều học giả : đối tượng nghiên cứu của văn hóa học là tìm hiểu những vấn đề thuộc về lý thuyết

văn hóa với những hướng tiếp cận khác nhau; tìm hiểu các nền văn hóa, bản sắc văn hóa của các quốc gia, các dân tộc trên phạm vi thế giới dưới góc nhìn lịch

sử và góc nhìn cấu trúc, các thành tô

Nói đến văn hóa là nói đến trình độ nhân bản, nhân văn của mỗi cá nhân,

mỗi cộng đồng Vì vậy cũng có những học giả cho rằng nghiên cứu văn hóa là chủ yếu đề cập đến lĩnh vực tinh thần Trong cái nhìn đương đại văn hóa được nhìn nhận một cách toàn diện Thế giới văn hóa do con người tạo ra thật muôn hình, muôn vẻ với hệ thống các giá trị, biểu tượng Vì vậy đối tượng nghiên

Trang 8

vực văn hóa vật chất và văn hóa tỉnh thần Tuy chưa có sự đồng thuận về đối tượng, nội dung nghiên cứu của văn hóa học nhưng trong quan điểm của đại đa số các nhà nghiên cứu văn hóa đều cho rằng: Văn hóa học là một khoa học liên ngành với tri thức tổng hợp Văn hóa học có thể nghiên cứu văn hóa về phương diện lý thuyết, lịch sử ; tìm hiểu các nền văn hóa trên phạm vi toàn thế giới; mỗi bộ phận của văn hóa học lại đi vào những lĩnh vực riêng: Nhân học văn hóa nghiên cứu văn hóa tộc người và chữ viết Xã hội học văn hóa có đối tượng nghiên cứu là văn hóa đại chúng Nhóm các khoa học nhân văn như Triết học, Văn học, Lịch sử xem xét, nhìn nhận các nên văn hóa dân tộc từ khi họ bước vào nền văn minh cho đến thời hiện đại Nhìn chung trên phạm vi thế giới, khoa học văn hóa hình thành muộn (nửa sau thế kỷ XIX) và được nhìn nhận toàn diện

vào những năm 60 — 70 của thế kỷ XX

1.1.2 Lý luận văn hóa Mác - Lênin — Một thành tựu quan trọng của văn hóa học nhân loại

Trong lịch sử phát triển ngành văn hóa học ở phương Tây đã từng hình thành

nhiều trường phái về lý thuyết văn hóa Đường lối văn hóa của Đảng Cộng sản

Việt Nam được xây dựng trên cơ sở lý thuyết văn hóa và thực tiễn văn hóa của dân tộc qua các thời kì lịch sử Đó là sự tiếp nhận những yếu tố tỉnh hoa, khoa học, khách quan các trường phái lý thuyết văn hóa của nhân loại đặc biệt là Lý luận văn hóa Mác-LêNin Ngay trong quan niệm về văn hóa, các học giả thuộc trường phái lý luận văn hóa Mác-LêNim có những nhận thức khác biệt so với các học giả nghiên cứu văn hóa khác ở các nước phương Tây Các nhà văn hóa Mác- xít đã đưa ra những luận điểm quan trọng tạo cơ sở cho sự hình thành và phát

triển lý luận văn hóa Lý luận văn hóa Mác-LêNin là một trường phái lý thuyết

nghiên cứu văn hóa dựa trên nền tảng của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử: xem văn hóa là một hiện tượng xã hội; văn hóa mang tính

chất lịch sử, mỗi hình thái kinh tế xã hội có một kiểu văn hóa xác định; văn hóa

Trang 9

vật chất và văn hóa tỉnh thần tương ứng với hai loại sản xuất xã hội là sản xuất

vật chất và sản xuất tỉnh thần

Lý luận văn hóa Mác-LêNHm là một hệ thống mở luôn được bố sung va phat triển đựa trên sự khái quát và kiểm nghiệm của thực tiễn và là một lý thuyết mang tính khoa học, khách quan Lý thuyết này bắt nguồn từ những tư tưởng, luận điểm về văn hóa của C.Mác, Ph.Ăngghen và LêNin Ở thời đại của mình tuy các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác chưa có điều kiện để xây dựng một hệ thống lý luận hoàn chỉnh về văn hóa nhưng trong nhiều tác phẩm của mình các học giả đã đưa ra những luận điểm, nhận thức và lý giải sâu sắc những vấn đề của đời sống văn hóa, đặt nền móng cho lý luận văn hóa Mác xít Vượt qua

những luận thuyết duy tâm trước đó C.Mác, Ph.Ăngghen khẳng định những vấn

dé co ban thuộc lý thuyết văn hóa “Con người vừa là chủ thể vừa là sản phẩm của quá trình văn hóa, thế giới văn hóa do hoạt động thực tiễn của con người tạo ra; những vấn đề khác của lý thuyết văn hóa được các ông đề cập một cách toàn

diện: Tính tất yếu khách quan, bản chất của quy luật kế thừa, giao lưu văn hóa;

những nội dung cơ bản của tính dân tộc, tính quốc tế trong văn hóa; những quan điểm và phân tích, lý giải của các ông về thâm mỹ, nghệ thuật sau này trở thành

tư tưởng kinh điển của lý luận Mỹ học và nghệ thuật”

Sau cách mạng tháng Mười ở Nga V.I Lênin là người có công phát triển lý luận văn hóa Mác xít và hiện thực hóa nó trong xây dựng nền văn hóa ở Nga Đó là nền văn hóa hoàn toàn mới mà nhân dân lao động là chủ thể sáng tạo và hưởng thụ thành quả văn hóa do các thế hệ trước và chính mình tạo ra Lần đầu tiên trong lịch sử, Lênin đã đưa ra quan điểm giai cấp vào việc phân tích những vẫn đề về các tính chất, các quy luật phát triển của văn hóa Vấn đề kế thừa, tiếp thu di sản văn hóa được khang dinh trén tinh thần khoa học khách quan thông qua Học thuyết về hai nền văn hóa trong xã hội tư bán Đặc biệt Lênin đề cao

vai trò lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực văn hóa, xác định rõ mục tiêu, nội

dung của cách mạng văn hóa trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội Từ

! Phân viện Báo chí và Tuyên truyền, khoa Văn hóa xã hội chủ nghĩa, Giáo trình Lý luận văn hóa Mác-LêNin,

Trang 10

nhận thức về tính khuynh hướng trong văn hóa nghệ thuật của C.Mác, Ph.Ăngghen, Lênin phát triển và nâng lên thành tính Đảng trong văn hóa nghệ thuật Những luận điểm xác đáng của Lênin về tính tất yếu khách quan và bản chất của quy luật kế thừa, giao lưu văn hóa đã trở thành kinh điển Với sự am hiểm về nghệ thuật, sáng tạo và thưởng thức nghệ thuật , Lênin đánh giá cao vai trò của văn hóa, nghệ thuật đối với đời sống xã hội và trách nhiệm công dân của nghệ sĩ Bằng nhãn quan chính trị và trái tim nghệ sĩ, Lênin có những đánh giá hết sức xuất sắc và công minh khi đứng trước những hiện tượng nghệ thuật làm xôn xao dư luận trong đời sống văn hóa ở Nga sau cách mạng tháng Mười

Người đã đưa ra những bài lý luận phê bình mẫu mực khi đánh giá các tác phẩm

của L.Tônxtôi và các nhà văn thuộc trường phái dân chủ Nga

Tiếp bước trên con đường của C.Mác, Ph.Ăngghen và Lênin và những quan

điểm tiến bộ của trường phái lý luận văn hóa hiện đại, các nhà văn hóa Mác xít

mà điển hình là các nhà văn hóa Xô Viết đã xây dựng, phát triển lý luận văn hóa

Mác — Lê nin với tư cách là một bộ phận cơ bản của khoa học văn hóa Cuốn Lý luận văn hóa Mác-LêNin của Giáo sư T.S Ácnônđốp là một công trình khoa học tiêu biểu đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên phạm vi toàn thế giới và được sử dụng với ý nghĩa tư liệu tham khảo thiết thực trong giảng dạy Lý luận văn hóa ở cấp bậc đại học thuộc các chuyên nghành khoa học xã hội- nhân văn, các lớp chuyên bồi dưỡng về văn hóa thuộc các nước trong hệ thống XHCN vào những

năm 70-80 của thế ký XX

Tiếp nhận tỉnh hoa của các trường phái lý thuyết văn hóa - đặc biệt là lý luận văn hóa Mác-LêNm, trên cơ sở yêu cầu thực tiễn của đời sống văn hóa dân tộc,

đương lối văn hóa của Đảng được xây dựng và phát triển ngày càng hoàn thiện

1.1.2.1 Văn hóa học Việt Nam

Những tư tưởng về văn hóa xuất hiện sớm ở thời Lý, Trần: Chiếu đời đô của Lý Công Uẩn, 7hơ thân của Lý Thường Kiệt, Binh thư yếu lược, Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn Đặc biệt “thời kì nhà Lê với những tác giả, tác phẩm tiêu

Trang 11

Hý phường phả lục của Lương thế Vinh được coi là những tác phẩm khảo cứu

đầu tiên về văn hóa Việt Nam với tính chất là những cuốn chuyên khảo một cách

công phu, có sức thuyết phục và theo tỉnh thần của văn hóa học.” ' Nhà bác học

Lê Quý Đôn (1726 — 1784) với Văn đài loại ngữ, Phủ biên tạp lục, Kiến văn tạp

lục , đã đi vào nghiên cứu, mô tả khá công phu một số lĩnh vực văn hóa đặc

sắc của người Việt Các tác phẩm của Nguyễn Trãi, Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú đều chú trọng hình thành và phát triển nội dung khái niệm văn Jiến Các công

trình của các sử gia như Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên tuy chưa phải là những luận bàn có hệ thống về văn hóa nhưng là những đề xuất, gợi ý mở ra các hướng và ý tưởng nghiên cứu văn hóa Việt Nam cho các học giả ở giai đoạn sau

Vào những năm đầu thế kỷ XX các cuộc tranh luận trên văn đàn công

khai và các bài viết của Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng, Phạm Quỳnh,

Nguyễn Văn Vĩnh thể hiện những quan điểm về văn hóa, chính trị khác nhau

nhưng đều khẳng định sự nhận thức và quan tâm đến văn hóa dân tộc trước sự

thâm nhập của văn hóa Phương Tây thông qua văn hóa Pháp Các chí sĩ yêu nước trong tô chức Đông kinh nghĩa thục, phong trào Duy tân thời kỳ này cũng luận bàn về vấn đề văn hóa, văn minh Tác phẩm Văn minh tân học sách (1904) của Đông kinh nghĩa thục và Việ( Nam phong fục (1915) của nhà nghiên cứu Phan Kế Bính được đánh giá là những tác phẩm đặt cơ sở quan trọng cho việc

nghiên cứu văn hóa dân tộc Từ năm 1938, đặc biệt phải kế đến những công

trình nghiên cứu của các học giả nỗi tiếng Đào Duy Anh với tác phẩm Việt Nam

văn hóa sử cương (1938) — công trình đầu tiên luận bàn trực tiếp và có hệ thống

về văn hóa Việt Nam trên tỉnh thần khoa học hiện đại và có ý nghĩa đánh dấu sự ra đời của ngành khoa học mới nghiên cứu về văn hóa Viêt Nam

Bên cạnh đó các học giả khác cũng đi vào nghiên cứu văn hóa Việt Nam với các góc tiếp cận khác nhau như : Phan Khôi, Nguyễn Văn Tố Dương Quảng Hàm, Nguyễn Văn Huyên Thời kỳ này các học giả người Pháp cũng bắt tay vào nghiên cứu văn hóa Việt Nam (Cadiere, P.Huard và M.Durand) Các

Trang 12

công trình nghiên cứu của các ông hầu hết viết về văn minh Việt Nam (nhưng thực ra là văn hóa Việt Nam) và tiếp cận chủ yếu ở góc nhìn dân tộc học

Năm 1943 Đề cương văn hóa của Đảng xác định phương hướng, nội dung và đặc biệt là nguyên tắc xây dựng nền văn hóa Việt Nam: dân tộc, khoa học, đại chúng Đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống Pháp, bản báo cáo quan trọng của

đồng chí Trường Chinh: Chủ nghĩa Mác và vấn đề của văn hóa Việt Nam (1948) trình bày ở Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ II được đánh giá là tác phẩm lý

luận về đường lối, phương châm văn hóa Mác-LêN¡n của Đảng ta và có ý nghĩa xác định nhiệm vụ của người làm công tác văn hóa trong sự nghiệp kháng chiến kiến quốc

Thời kì 1954 — 1975 đất nước chia làm hai miền, hoạt động nghiên cứu văn

hóa được khẳng định với những công trình có giá trị của các nhà nghiên cứu trên phạm vi đất nước, đặc biệt là các học giả phía Nam như: Kim Định, Nguyễn

Hiến Lê, Toan Ánh, Nguyễn Đăng Thục Từ sau 1975 đặc biệt là trong công

cuộc đối mới đất nước ngành văn hóa học ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ Văn hóa học được nghiên cứu ở những góc tiếp cận cơ bản: Lý luận văn hóa, Lịch sử văn hóa Các công trình nghiên cứu của các học giả như: Từ Chị, Trần Quốc

Vượng, Phan Ngọc, Hà Văn Tấn, Trần Đình Hượu, Đoản Văn Chúc, Trần Ngọc Thêm, Đặng Đức Siêu, Chu Xuân Diên đã góp phần khẳng định sự phát triển

của ngành văn hóa học Việt Nam Trong tiến trình toàn cầu hóa, Sự phát triển văn hóa dân tộc và vấn đề khẳng định bản sắc dân tộc của văn hóa, việc nhận thức vai trò của văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội trở nên nóng bỏng hơn bao giờ hết

1.2 VAI NET VE DUONG LOI VAN HOA CUA DANG CONG SAN

VIET NAM

1.2.1 Khái niệm đường lỗi văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam

Đường lỗi văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam là hệ thống các mục tiêu, phương thức cơ bản nhằm xây dựng, phát triển nên văn hóa dân tộc qua các

Trang 13

Có thể nói, trong hoạt động lãnh đạo của Đảng thì đường lối có vai trò quan trọng hàng đầu vì nó định hướng toàn bộ hoạt động văn hóa của dân tộc qua các thời kì lịch sử Đường lối văn hóa đúng đắn là nhân tố quan trọng góp phần quyết định thắng lợi của cách mạng, quyết định vị trí, uy tín của Đảng đối với dân tộc, quốc tế Là một bộ phận của đường lối cách mạng, đường lối văn hóa là sản phẩm nhận thức chủ quan của Đảng về các quy luật vận động của thực tiễn đời sống văn hóa dân tộc Đường lối văn hóa của Đảng chỉ có giá trị chỉ đạo thực tiễn khi nhận thức đúng quy luật vận động khách quan Vì vậy trong lãnh đạo chỉ đạo lĩnh vực văn hóa, Đảng phải thường xuyên nghiên cứu lý luận, tổng

kết thực tiễn đề kịp thời phát triển, điều chỉnh đường lối cho phù hợp với sự vận

động của đời sống

Trong quá trình lãnh đạo lĩnh vực văn hóa qua các giai đoạn lịch sử, tùy theo phạm vị, thời gian, những yêu cầu cấp bách mà đường lối văn hóa của Đảng được phân theo những cấp độ khác nhau: Đường lối văn hóa trong thời kì cách mạng dân tộc - dân chủ, Đường lối văn hóa trong thời kì cách mạng xã hội chủ nghĩa; Đường lối văn hóa trước đổi mới và sau đổi mới; Đường lối văn hóa trong các lĩnh vực: Giáo dục — đào tạo, khoa học — công nghệ; văn học, nghệ

thuật; đạo đức, lối sống: truyền thông đại chúng

1.2.2 Cơ sở khách quan trong xây dựng đường lỗi văn hóa của Đảng - Thứ nhát, tiếp thu tỉnh hoa các lý thuyết văn hóa nhân loại, lý thuyết văn hoa Mac-LéNin, tư tưởng HCM về văn hóa và trên cơ sở đường lối chính trị của Đảng qua các thời kì cách mạng

- Thứ hai, căn cứ vào thực tiễn cách mạng của dân tộc Việt Nam

- Thứ ba, thực tiễn diễn biến của quốc tế qua các thời kì lịch sử có tác

động khá sâu sắc đến quá trình xây dựng và phát triển đường lối văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam

1.3 MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ; ĐỒI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA MÔN HỌC

1.3.1 Mục đích, nhiêm vụ nghiên cứu

Trang 14

Làm rõ những nội dung nổi bật nhất của lý luận văn hóa và đường lỗi văn hóa Qua đó, làm sáng rõ sự lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực văn hóa, hoàn

thành Tập bài giảng phục vụ nghiên cứu, giảng dạy, học tập cho giảng viên và

sinh viên thuộc chuyên ngành Quản lý văn hóa- tư tưởng, Văn hóa học tại Học viên Báo chí và Tuyên truyền cũng như các cơ sở đào tạo khác

1.3.1.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Lý luận văn hóa làm sáng rõ các nội dung sau:

+ Bản chất, cấu trúc, chức năng xã hội của văn hóa

+ Mối quan hệ gắn bó hữu cơ giữa tính lịch sử, tính nhân văn, tính giai cấp và tính nhân loại phổ biến, tính dân tộc và tính quốc tế của văn hóa

+ Nội dung cơ bản của những quy luật chung trong sự phát triển văn hóa - Đường lối văn hóa tập trung phân tích :

+ Quá trình hình thành, phát triển đường lối văn hóa của Đảng từ 1930 đến

nay

+ Hệ thống quan điểm, chủ trương, mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”

1.3.2 Đối trơng và phương pháp nghiên cứu

1.3.2.1 Đối tượng nghiên cứu

- Nghiên cứu nội dung cơ bản của lý thuyết văn hóa Mác- Lê nin

- Quá trình phát triển đường lối văn hóa của Đảng từ 1930 đến nay, hệ thống

quan điểm, chủ trương của Đảng về văn hóa và xây dựng nên văn hóa Việt Nam qua các thời kỳ cách mạng- đặc biệt là trong công cuộc đổi mới đất nước

1.3.2.2 Phương pháp nghiên cứu

- Cơ sở phương pháp luận

Môn học Lý luận văn hóa và Đường lối văn hóa được nghiên cứu trên cơ sở

Trang 15

phương pháp luận của chủ tịch Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng về văn hóa

-_ Các phương pháp cụ thể

+ Phương pháp logic và phương pháp lịch sử

Phương pháp logic: Lý thuyết văn hóa và đường lối văn hóa được nhìn nhận một cách hệ thống, tổng thể trong mối liên hệ giữa các yếu tố và giữa các giai đoạn phát triển của lịch sử

Phương pháp lịch sử: Lý luận văn hóa và đường lối văn hóa của Đảng được

khảo sát trong bối cảnh lịch sử nhất định và luôn được bổ sung, phát triển nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn

+ Ngoài ra môn học còn sử dụng các phương pháp khác như : Phương pháp mô tả, so sánh; Phương pháp liên nghành; Phương pháp hệ thống

Cũng cần chú ý, môn học Lý luận văn hóa và Đường lối văn hóa của Đảng gắn bó trực tiếp với nội dung của các môn học: Cơ sở văn hóa Việt Nam, Lịch sử văn hóa Việt Nam, Lịch sử văn minh thế giới Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, lịch sử, dân tộc học, nghệ thuật học

1.3.3 Môn “Lý luận văn hóa và đường lối văn hóa của Đáng” ở Việt Nam hiện nay và chương trình môn học dành cho hệ đào tạo cử nhân chuyên ngành Quản lý văn hóa- tư tưởng

Hiện nay, môn học được giảng dạy ở cấp bậc đại học, các trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, đặc biệt là các trường, khoa chuyên ngành về văn hóa, hệ thống các trường Đảng Các trường Đại học thuộc về khoa học tự nhiên, khoa học kĩ thuật nghiên cứu và giảng dạy về Đường lỗi cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong đó có đường lối văn hóa

Môn học đặt ra yêu cầu đối với sinh viên là nhận thức được những tri thức

cơ bản về văn hóa Việc nghiên cứu đường lối văn hóa đòi hỏi phải tiếp cận, tìm

Trang 16

kiến cho Đảng về lĩnh vực này nhằm góp phần hoàn thiện đường lỗi văn hóa trong công cuộc đổi mới đất nước

Trong chương trình đào tạo cử nhân chuyên ngành Quan lý van hóa - tư

tưởng, khoa Tuyên truyền đưa môn học vào nội dung chương trình chuyên

ngành Để trang bị tri thức toàn diện cho sinh viên phần Đường lối văn hóa của Đảng cần nhìn nhận một cách toàn diện

Trong chương trình đào tạo của khoa, phần cơ sở chuyên ngành và chuyên

ngành đã nghiên cứu giảng dạy các môn học sau:

1 Quản lý giáo dục - đào tạo dạy nghề

2 Quản lý khoa học - công nghệ và môi trường 3 Quản lý hoạt động nghệ thuật

4 Quản lý hoạt động văn hóa - tư tưởng

5 Xã hội học trong lĩnh vực tư tưởng - văn hóa

Để bảo đảm không trùng lặp về nội dung kiến thức, chúng tôi sẽ không đề

cập đến những nội dung đã được nghiên cứu trong những môn học trên Vì vậy

những lĩnh vực cũng rất nóng bỏng trong đời sống văn hóa được đề cập trong

các Nghị quyết chuyên về văn hóa gần đây như: Phát triển giáo dục và đảo tạo,

khoa học - công nghệ, Phát triển văn học nghệ thuật và truyền thông đại chúng

trong sự nghiệp đổi mới sẽ không được viết thành chương riêng

Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, viéc giảng dạy môn học đối với „

chuyên ngành Quản lý văn hóa tư tưởng của khoa sẽ trang bị cho người học một :

mắng tri thức quan trọng về văn hóa Từ sự am hiểu về văn hóa và đường lỗi văn

hóa, môn học củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, định hướng phần đầu

theo mục tiêu lý tưởng của Đảng, nâng cao ý thức của sinh viên trước những _

nhiệm vụ trọng đại của đất nước Thông qua môn học sinh viên có thể vận dụng

tri thức để tham gia và có những đóng góp tích cực trong hoạt động văn hóa ở

địa phương, chủ động tích cực giải quyết những vấn đề thực tiễn của đời sống

Trang 17

Câu hỏi ôn tập và thảo luận

1 Trình bày lịch sử hình thành và phát triển của Văn hóa học

2 Trình bày khái lược những kết quả nghiên cứu Văn hóa học ở Việt Nam?

3 Thế nào là Đường lối văn hóa của Đảng? Làm sáng rõ những cơ sở khách

quan để hình thành và phát triển đường lối văn hóa của Đảng

4 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của môn học Lý luận văn hóa và

Trang 18

Chương 1

KHÁI NIỆM, CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG CỦA VĂN HÓA

1.1 KHÁI NIỆM VẺ VĂN HÓA

1.1.1 Lịch sử hình thành khái niệm văn hóa

Nhìn nhận một cách tổng quát, văn hóa là một khái niệm mở có tính xã hội và lịch sử Cùng với sự phát triển của xã hội, khái niệm văn hóa không ngừng được bồ sung và mở rộng Thuật ngữ văn hóa xuất hiện khá sớm ở cả khu vực văn hóa phương Đông và phương Tây, trong ngôn ngữ của các dân tộc văn minh và phát triển như: Trung Hoa, Ấn Độ, Ai Cập, Hy Lạp

Ở phương Đông, từ văn hóa mà người Việt Nam dùng có nguồn gốc từ tiếng Hán Trong ngôn ngữ Hán, từ văn hóa là từ ghép được cấu thành từ hai từ đơn: “văn” và “hóa” Theo nghĩa cổ xưa của Trung Hoa, văn có nghĩa là “vẻ đẹp”,

hóa có nghĩa là “biến đổi”, “biến hóa” Văn hóa với nghĩa gốc là “biến đổi để

trở thành đẹp” Chữ “văn” xuất hiện trong Chu Dịch với nghĩa ban đầu là chỉ vẻ đẹp hình thức của tự nhiên, sau đó “văn” được mở rộng ra để chỉ vẻ đẹp của con

người và xã hội Biết mặc đẹp, nói lời hay, cử chỉ nhã nhặn, cư sử lịch sự chính

là văn của người Quẻ Bí trong Chu dịch viết: “Quan hồ nhân văn dĩ hóa thành thiên hạ” nghĩa là quan sát dáng vẻ của con người (văn), lấy đó để giáo hóa thiên hạ Hình thức đẹp đế, biểu hiện trong lễ, nhạc, cách cai trị, chế độ điển chương,

đạo đức, lễ nghỉ phong tục chính là văn của xã hội Nó biểu hiện thành hệ thống

quy tắc ứng xử được nhìn nhận là đẹp đẽ Trong sách Chu dịch chính nghĩa, Khổng Dĩnh Đạt giải thích: “bậc thánh nhân quan sát, tìm hiểu vẻ đẹp con người, xã hội, tức là cái mà Thị, Thư, Lễ, Nhạc nói đến, theo đó mà dạy (giáo

hóa) thiên hạ”, làm cho thiên hạ trở nên tốt đẹp Lưu Hướng - đời Tây Hán cho

Trang 19

Thuật ngữ văn hóa trong quan niệm của các nhà văn hóa học Trung Quốc

hiện nay có kế thừa quan niệm truyền thống nhưng đã được cách tân theo hướng

hiện đại Khái niệm văn hóa được dùng trong các sách văn hóa học thường được

giới hạn trong các hiện tượng xã hội thuộc đời sống văn hóa tỉnh thần bao gồm:

các hình thái ý thức xã hội (triết học, lịch sử, đạo đức, thâm mỹ, nghệ thuật, lễ

nghi, tôn giáo, khoa học - các lĩnh vực thể hiện rõ đặc điểm văn hóa dân tộc Các

hình thức văn hóa hữu quan: văn tự, xuất bản, tân văn, thư tịch - những công cụ

truyền bá văn hóa) cũng như các chế độ điển chương có quan hệ khăng khít với

sự phát triển văn hóa như: giáo dục, tuyển cử, quan chế, pháp luật

Ở phương Tây từ “văn hóa” xuất hiện khoảng thế kỷ III trước công nguyên Văn hóa trong tiếng Latinh bắt nguồn từ “Cultus”, với nghĩa là gieo trồng, cày cay, chim bón gắn với lao động nông nghiệp Cultus dần chuyển nghĩa mang thêm những nội dung mới: cultus animi — nói về tính có giáo dục, có học vấn, sự mở mang trí tuệ, tỉnh thần của con người Từ thuật ngữ gốc Latinh này mà xuất hiện Culture - tiếng Anh, Pháp, Kultur — tiếng Đức, Kultura - tiếng Nga với nghĩa là văn hóa Xixêrông, nhà triết học, nhà chính trị hùng biện thời kỳ Hy Lạp — La Mã khăng định: “văn hóa (tức triết học) là sự gieo trồng tỉnh thần”

Nhờ có quá trình gieo trồng tinh thần mà loài người khẳng định mình khác biệt

so với các động vật khác Nhờ có văn hóa mà người Hy Lạp cô đại ý thức được

con người không chỉ sống trong thế giới thể xác mà con sống trong thế giới của

linh hồn và biểu tượng, Trong quan niệm của người Hy Lạp cô đại văn hóa là một dạng đặc thù của hoạt động con người, là tự nhiên đã được con người cải

tạo và qua đó khẳng định mình với tư cách là con người Ở phương Tây thời

trung cỗ từ “văn hóa” đồng nghĩa với lối sống thị thành là một tập hợp ý nghĩa

và được gọi bằng cái tên “văn minh” Vào đầu thế ky XX, mot số học giả người

Nga, Pháp (W.Durant, Vônte ) đã đồng nhất khái niệm văn hóa với khái niệm

văn minh

Trong tiến trình lịch sử, khái niệm văn hóa dần được bổ sung và được nhìn nhận ở những góc độ khác nhau Văn hóa với tư cách là một thuật ngữ khoa học

Trang 20

Đức Theo ông, văn hóa được hiểu là toàn bộ những gì do hoạt động xã hội của con người tạo ra Bản chất của văn hóa là khai thác tự nhiên, cái đối lập với trạng thái tự nhiên, văn hóa là những hoạt động mang tính xã hội và là sản phẩm đặc trưng của xã hội loài người

Ở thế kỷ Ánh sáng, Herder — nhà triết học người Đức quan niệm: văn hóa là

sự hình thành lần thứ hai của con người Lần thứ nhất con người xuất hiện như

một thực thẻ tự nhiên, lần thứ hai con người hình thành như một thực thê xã hội

— tức là con người văn hóa Hơn nữa, Herder còn là người đầu tiên khái quát

toàn bộ tri thức của thời đại và trình bày văn hóa nhân loại như kết qua cua su phat triển Quá trình phát triển đó bắt đầu từ sự xuất hiện của trái đất, của thế giới tự nhiên vô cơ, kế đến là sự ra đời của các loài thực vật, động vật và cuối

cùng là sự xuất hiện của con người phát triển theo hướng nhân bản văn hóa Các nhà khai sáng Pháp đã có những tư tưởng tiến bộ, nhân văn trong quan

niệm về văn hóa Môngtexkiơ (Montesquieu) đã trên cơ sở các yếu tố địa lý và

khí hậu để trình bày tóm lược các lĩnh vực khác nhau của văn hóa và giải thích

sự phát triển của văn hóa cũng như tình trạng nhà nước Vônte (Voltaire)

không dùng khái niệm văn hóa mà dùng khái niệm văn zmỉnh — civilization để

miêu tả các thời kỳ phát triển của khoa học, nghệ thuật, đạo đức, pháp luật, nhà nước, buôn bán và các nghề thủ công Rútxô (Rousseau) quan niệm văn hóa là

hiện tượng xã hội, ông phê phán văn hóa của triều đình phong kiến đương thời

và chỉ ra chế độ tư hữu tài sản chính là nguồn gốc của sự đổi bại về đạo đức Bước vào thế kỷ XIX, sự xuất hiện trường phái triết học cổ điển Đức với những học giả có tên tuổi: Cantơ, Hêghen đã đánh đấu bước phát triển mới trong quan niệm về văn hóa Nhìn chung, trong các học thuyết triết học cỗ điển Đức

văn hóa được nhìn nhận thuộc lĩnh vực tỉnh thần, là ý thức tôn giáo, đạo đức,

nghệ thuật và triết học tổn tại bên ngoài mối liên hệ tất yếu với sự tồn tại vật chất của con người và tách nó khỏi thực tiễn Tuy học thuyết của họ mang tính chất duy tâm nhưng bóc tách phần duy tâm thì nội dung cốt lõi của các học

Trang 21

hóa là sản phẩm hoạt động của con người, là yếu tố tạo dựng nhân cách, là sự thể hiện khát vọng của con người hướng đến tự do

Phải đến nửa sau thế kỷ XIX khoa học văn hóa mới thực sự ra đời Các nhà khoa học ở các nước Anh, Đức, Pháp, Mỹ trong các công trình nghiên cứu đã hướng đến việc xác định văn hóa như đối tượng nghiên cứu một khoa học độc lập và tìm cách định nghĩa văn hóa, xác định phạm vi của nó và vận dụng vào việc nghiên cứu các lĩnh vực văn hóa của đời sống xã hội Người đầu tiên đưa ra

định nghĩa về văn hóa như một đối tượng nghiên cứu khoa học là nhà nhân học

người Anh, E.B Tylor trong cuốn Văn hóa nguyên thủy (1871) Trong tác phẩm

này, ông dành một chương riêng (Đối tượng của khoa học văn hóa) để thuyết

minh vé văn hóa là đối tượng của một khoa học chuyên ngành Theo ông: văn hóa hiểu theo nghĩa rộng nhất của nó, là toàn bộ phức thể bao gồm: hiểu biết, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục cùng những khả năng và tập quán khác mà con người có được với tư cách là một thành viên xã hội Văn hóa

theo ông bao gồm những giá trị tỉnh thần Mặc dù sự nhận biết về văn hóa của Tylor còn có những hạn chế song công lao to lớn của ông là ở chỗ đã khai phá,

mở đường cho một ngành học mới thực sự ra đời Tác phẩm của ông được đánh giá cao về mặt khoa học và vẫn tiếp tục được dịch ra nhiều ngôn ngữ khác nhau trên thế giới phục vụ cho việc nghiên cứu văn hóa Năm 1885

Klemm với cuốn Khoa học chung về văn hóa đã đánh dấu cho sự ra đời

ngành văn hóa học ở Đức

Sau E Tylor và Klemn, nhiều nhà nghiên cứu đã tiếp cận khái niệm văn hóa ở những góc độ khác nhau Con số định nghĩa và góc tiếp cận văn hóa không ngừng gia tăng Năm 1952, hai nhà dân tộc học người MY, Kroibo

(A.L.Kroeber) và Cluchôn (C.L Kluckhohn) đã thống kê 164 định nghĩa Năm 1967 nhà văn hóa - xã hội học người Pháp Abraham Moles cho biết có 250 định nghĩa Năm 1994, GS Phan Ngọc cho biết: một nhà dân tộc học Mỹ đã dẫn ngót

Trang 22

ngôn ngữ người Pháp từng nhận xét: “văn hóa chính là cái tên mà chúng ta đặt

cho điều bí ân khôn cùng đối với những ai ngày nay đang suy nghĩ về nó”

1.1.2 Một sé khái niệm tiêu biểu vê văn hóa

Trong đời sống văn hóa nhân loại chưa có lĩnh vực khoa học nào xảy ra tình

trạng “bùng nổ” khái niệm như khái niệm văn hóa Không thể liệt kê hết số

lượng định nghĩa và các hướng tiếp cận đa dạng của văn hóa Trong quan niệm

của nhiều tác giả nghiên cứu văn hóa có thể hình dung bức tranh tổng thể về

khái niệm văn hóa ở một số hệ quy chiếu cơ bản sau:

- Khải niệm văn hóa của các học giả phương Tây hiện đại

Theo nhà xã hội học Staerơman: Trong văn hóa học phương Tây hiện đại

xuất hiện các định nghĩa cơ bản:

+ Định nghĩa mang tính chất lịch sử

+ Định nghĩa mang tính chất nhắn mạnh vào nếp sống xã hội + Định nghĩa nhẫn mạnh vào hệ thống các giá trị

+ Định nghĩa nhắn mạnh vào hoạt động của con người

+ Định nghĩa nhắn mạnh phương thức ứng xử |

+ Dinh nghia nhắn mạnh văn hóa là sản phẩm nhân tạo

Các định nghĩa trên nhìn nhận văn hóa ở những khía cạnh khác nhau và nhấn mạnh vào khía cạnh đặc sắc của văn hóa theo góc nhìn của họ Tất nhiên, những

định nghĩa trên có những lý giải, phân tích hợp lý của nó nhưng cũng không tránh khỏi những phiến điện bởi vì chưa lột tả hết được bản chất của văn hóa

- Khải niệm văn hóa trong lý luận văn hóa Mác - Lénin

Khác với quan niệm của các học giả phương Tây, các nhà văn hóa Mác xít có sự nhìn nhận văn hóa thống nhất ở những điểm cơ bản: Đứng trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, xem văn hóa là hiện tượng xã hội Hoạt động văn hóa là một bộ phận của hoạt động thực tiễn; văn hóa mang tính chất lịch sử; văn

hóa là dẫu hiệu phân biệt giữa con người với con vật Nó xuất hiện và phát triển

cùng với sự phát triển của loài người; tương ứng hai loại sản xuât xã hội là sản

Trang 23

xuất vật chất va tinh than, van hóa cũng chia thành văn hóa vật chất, văn hóa

tỉnh thần

Từ những nhận thức trên, các nhà văn hóa Xô Viết là những người tiên phong

trong xây dựng cơ sở lý thuyết trong ngành Văn hóa học Mác — Lênin

Nội dung cốt lõi trong các định nghĩa của các học giả Mác xít khẳng định: văn hóa bắt đầu từ khi con người xã hội xuất hiện, văn hóa là mọi hoạt động có ý thức của con người tác động vào tự nhiên và xã hội, tạo ra các sản phẩm, các giá trị nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất và tinh thần của con người; con người là chủ thể sáng tạo ra văn hóa và ngược lại văn hóa lại tái tạo bản thân con người; về bản chất, hoạt động văn hóa là hoạt động sáng tạo, mang tính nhân văn, vì sự phát triển của con người

Các định nghĩa văn hóa chứa đựng nội dung trên có thê tìm thấy trong công trình của các học giả Xô Viết, trong các pho Từ điển chuyên ngành, Từ điển

Bách khoa toàn thư của các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là Từ

điển Triết học Nga, Đại Bách khoa toàn thư Liên Xô, Đại Bách khoa toàn thư Trung Quốc,

- Định nghĩa văn hóa của một số nhà nghiên cứu Việt Nam

Ở Việt Nam, ngành khoa học nghiên cứu về văn hóa ra đời muộn Lý luận

văn hóa Mác — Lênin được hình thành và phát triển vào những năm 60 — 70 của thế kỷ XX Khái niệm văn hóa trong lịch sử được đề cập đến với những góc nhìn

khác nhau

Chủ tịch Hồ Chí Minh — nhà văn hóa kiệt xuất Việt Nam khẳng định: “Vì lẽ

sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn mặc, ở và các phương thức sử

dụng Toàn bộ những sáng tạo ấy là văn hóa Văn hóa là sự tổng hợp của mọi

phương thức sinh hoạt cùng với những biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh

ra nhằm thích ứng với những nhu cầu của đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”' Trong quan niệm của Người, loài người sáng tạo ra văn hóa là vì lẽ sinh tôn của

Trang 24

mình và văn hóa bao gồm những giá trị tỉnh thần và vật chất — sản phẩm hoạt

động của con người

Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng quan niệm: “Nói tới văn hóa là nói tới một

lĩnh vực vô cùng phong phú và rộng lớn, bao gồm những gì không phải thiên nhiên mà có liên quan đến con người trong suốt quá trình tồn tại, phát triển, quá trình con người làm nên lịch sử, ”

Bên cạnh đó, các học giả nghiên cứu văn hóa như Đào Duy Anh, Nguyễn Văn Huyên, Phan Ngọc, Từ Chi, Trần Quốc Vượng, Trần Ngọc Thêm, đều đưa ra quan niệm văn hóa của mình

Trong quan niệm của học giả Đào Duy Anh, văn hóa được hiểu ở đây là văn hóa sinh hoạt: Người ta thường cho rằng văn hóa chỉ là những học thuật, tư tưởng của loài người, nhân thế mà xem văn hóa có tính chất cao thượng đặc biệt Thực ra không phải như vậy Học thuật, tư tưởng cố nhiên là trong phạm vi của văn hóa, nhưng phàm sự sinh hoạt về kinh tế, vẻ chính trị, về xã hội, cùng hết thảy các phong tục tập quán tầm thường, lại không ở trong phạm vi văn hóa sao? Hai tiếng văn hóa chẳng qua là chỉ chung tất cả các phương tiện sinh hoạt của

loài người, cho nên ta có thể nói rằng văn hóa tức là sinh hoạt

Nhà nghiên cứu văn hóa Phan Ngọc đưa ra một định nghĩa độc đáo và cho rằng: văn hóa không phải là một thực thể, một vật mà một quan hệ - quan hệ giữa

thế giới biểu tượng và thế giới thực tại, Quan hệ ấy biểu hiện thành kiểu lựa

chọn riêng của một tộc người, một cá nhân so với một tộc người khác, một cá

nhân khác

GS TS Trần Ngọc Thêm nhìn nhận văn hóa theo lý thuyết hệ thống và ở góc

tiếp cận giá trị: Văn hóa là hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do

con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội

- Định nghĩa của UNESCO

Tại Hội nghị quốc tế họp ở Mêhicô có hơn nghìn đại biểu, những nhà văn hóa

đại diện cho hơn một trăm nước do UNESCO chủ trì họp từ ngày 26/7 đến

Trang 25

6/8/1982 người ta đã đưa ra 200 định nghĩa về văn hóa Cuối cùng, trong bản Tuyên bố chung, người ta chấp nhận một quan niệm văn hóa như sau: “Trong ý

nghĩa rộng nhất, văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt về tỉnh than va vat chat,

trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay một nhóm người trong

xã hội Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền

cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và tín ngưỡng Văn

hóa đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lý tính, có óc phê phán và dẫn thân một cách đạo lý, 1

Trong “Thập kỷ thế giới phát triển văn hóa” (1988 — 1997) các nhà lãnh dao,

nghiên cứu văn hóa cũng đưa ra quan niệm văn hóa của mình Nhìn chung, những quan niệm của các học giả đều nhấn mạnh vai trò đặc biệt của văn hóa trong đời sống cộng đồng, coi yếu tố cốt lõi của văn hóa là hệ giá trị Văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt làm nên bản sắc, sức sống của một cộng đồng và đóng vai trò điều tiết mọi thành viên sống trong cộng đồng xã hội ấy

Trên cơ sở kế thừa, tiếp thu có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước và ngoài nước, chúng ta có thể đi đến một định nghĩa về văn hóa như sau:

Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tỉnh thân do con

người sáng tạo và tich lity trong quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương

tác giữa con người với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội Văn hóa thể

hiện đặc tính riêng của môi dân tộc, có khả năng chỉ phối, điểu tiết hoạt động

của mọi thành viên trong cộng đông xã hội

Khái niệm văn hóa ở đây được nhìn nhận ở ba nội dung cơ bản:

Thứ nhát, hệ thông giá trị vật chất và tỉnh thần do con người sáng tạo ra được

tích lũy, lưu truyền trong lịch sử mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc cũng như toàn nhân

loại; chúng hợp thành thế giới văn hóa khác với thế giới tự nhiên Văn hóa là sản

! Tuyên bố về những chính sách văn hóa — Hội nghĩ quốc tế do UNESCO chủ trì từ 26/7 đến 6/8/1982 tại

Trang 26

phẩm của hoạt động người, song không phái mọi sản phẩm của hoạt động người đều được xem là giá trị văn hóa Thuật ngữ “giá trị văn hóa” dùng để chỉ những sản phẩm kết tỉnh trí tuệ, sức lao động, thế giới tâm hồn, đạo lý, óc thâm mỹ của con người, nó phục vụ cho lợi ích của con người, vì sự tiến bộ và phát triển của xã hội Những sản phẩm đi ngược lại các tiêu chí trên chỉ được xem là những phản giá trị, phản văn hóa Thế giới văn hóa đo con người sáng tạo ra là thế giới đã được nhân đạo hóa, thể hiện phẩm chất nhân tính của con người, khác với thế giới hoang sơ

Thứ hai, hoạt động của con người, yếu tố quyết định sự hình thành và phát triển văn hóa Hoạt động của con người ở đây với tư cách một hành vi hữu thức với những đặc trưng riêng biệt chỉ có ở con người Về bản chất hoạt động của con người là hoạt động người được khẳng định ở hai hình thái hoạt động cơ bản: hoạt động hướng nội và hoạt động hướng ngoại

Thứ ba, văn hóa thể hiện đặc tính riêng của mỗi dân tộc Nền văn hóa nào cũng vậy, được hình thành và phát triển trong môi trường tự nhiên, xã hội của dân tộc Mặt khác nữa, văn hóa được tích lũy, chuyển giao qua nhiều thế hệ và

hình thành truyền thống văn hóa của mỗi dân tộc, thể hiện đặc tính riêng của

mỗi nền văn hóa

- Ban chất của văn hóa

Từ sự phân tích nội dung của các khái niệm trên, có thể rút ra những khía

cạnh bản chất của văn hóa như sau:

+ Văn hóa mang bản chất xã hội:

Văn hóa hình thành trong đời sống hiện thực, tồn tại trong tất cả các lĩnh vực hoạt động và quan hệ xã hội của con người

Văn hóa phản ánh sinh động sự vận động, biến đổi phát triển của xã hội qua

các thời điểm lịch sử

Văn hóa mang tính dân tộc, tính giai cấp và tính thời đại + Văn hóa mang bản chất nhân văn:

Văn hóa bộc lộ, khẳng định và có tác dụng phát triển “những lực lượng bản

Trang 27

Đó là khả năng lao động, tư duy, ngôn ngữ và cùng với nó là sự hoàn thiện các giác quan, đặc biệt là các giác quan mang tính xã hội

Văn hóa xét ở nội dung bản chất nhất chính là trình độ phát triển của con người

bộc lộ qua các quan hệ xã hội Nói cách khác, văn hóa thê hiện trình độ người của các quan hệ xã hội, các phương thức mà con người sử dụng để cải biến tự nhiên, cải tạo xã hội, hoàn thiện bản thân theo hướng tiến bộ và nhân văn

Bản chất nhân văn của văn hóa biểu hiện ở sự kết tỉnh và định hướng cho con người đến những giá trị nhân đạo Cơ sở của mọi hoạt động văn hóa của con người là khát vọng vươn đến Chân - Thiện - Mỹ Đó là những giá trị cốt

lõi, là ba trụ cột vĩnh hằng cho sự phát triển của văn hóa dân tộc, nhân loại Khi

đánh giá, thâm định một nền văn hóa người ta thường chú trọng đến sự hài hòa ở

trình độ cao của ba giá trị trên Chân — Thiện - Mỹ, được coi là tiêu chí, ba phẩm chất cơ bản bộc lộ tính nhân văn của văn hóa Trong văn hóa ba yếu tố trên có mối liên quan, gắn bó chặt chẽ với nhau

Làm sáng rõ bản chất của văn hóa giúp chúng ta nhận thức được chiều sâu của văn hóa, là sự khẳng định con người vừa là chủ thể, vừa là sản phẩm, vừa là

đại biểu mang giá trị văn hóa, phân biệt được văn hóa với phi văn hóa và ý thức

về văn hóa dân tộc, biết giữ gìn phát huy bản sản văn hóa dân tộc 1.1.3 Khái niệm văn mình, văn hiễn, văn vật

- Khái niệm văn minh

Từ “văn minh” mà chúng ta đang dùng có nguồn gốc từ chữ Hán Trong

tiếng Hán, văn là đẹp, minh là sáng, chỉ ánh sáng của tâm hồn, trí tuệ, biểu hiện

ở đạo đức, chính trị, văn học, nghệ thuật, Ở phương Tây, trong tiếng Anh và

tiếng Pháp thuật ngữ văn minh bắt nguồn từ chữ Latinh Civilis với nghĩa gốc để

chỉ đô thị, thành phố Văn minh trong tiếng Đức là để chỉ các xã hội đã đạt đến

giai đoạn tổ chức đô thị và chữ viết Nhìn chung, khái niệm “văn minh” dùng để chỉ trạng thái tiễn bộ của quốc gia, xã hội

Giữa văn hóa và văn minh có thể phân biệt như sau:

Trang 28

Thứ hai, văn hóa mang tính dân tộc, văn minh mang tính quốc tế, các thành tựu văn mỉnh rất dễ truyền bá từ dân tộc này sang dân tộc khác và trở thành thành tựu chung của nhân loại

Thứ ba, văn hóa bao gồm cả giá trị vật chất và giá trị tỉnh thần, mang tính

nhân bản còn văn minh nghiêng về giá trị vật chất, kỹ thuật, hướng tới sự hợp lý, sắp đặt cuộc sống sao cho tiện lợi

Sự phân biệt khái niệm văn hóa, văn minh là cần thiết nhưng cũng chỉ mang

tính chất tương đối mà thôi

- Khái niệm văn hiến:

Khái niệm “văn hiến” trong tiếng Hán với nghĩa đen là cỗ xe chở thư tịch

“Văn hiến” với nghĩa là đất nước có nền văn hóa lâu đời, “hiến” có nghĩa là sách

vở, điển tích, chuyện về các bậc hiền minh, là đất nước có kỷ cương, phép nước

Người Việt tiếp nhận khái niệm "văn hiến" của Trung Hoa và được Việt hóa Từ

đời Lý (1010), người Việt đã tự hào nước mình là “văn hiến chi bang” Thời nhà Lê, danh nhân văn hóa dân tộc Nguyễn Trãi viết: “Duy ngã Đại Việt chỉ quốc, thực vi văn hiến chỉ bang” (Duy nước Đại Việt ta thực sự là một nước văn hiến) Trong

áng văn bất hủ Cáo bình Ngô, Nguyễn Trãi tự hào: “Như nước Đại Việt ta từ trước,

vốn xưng nền văn hiến đã lâu” Từ “hiến” mà Nguyễn Trãi đùng ngoài nghĩa tiếp

nhận của Trung Hoa còn là niềm tự hào của ông về một đất nước có “biên cương bờ vực”, có nền văn hóa cao, chú trọng nếp sống đạo đức, tỉnh thần, có “thuần

phong mỹ tục”, có kỷ cương phép nước Như vậy, “văn hiến” là một nước có

truyền thống văn hóa lâu đời, có đời sống tỉnh thần phong phú thể hiện ở văn chương sách vở, phong tục tập quán, điển chương chế độ và có nhiều nhân tài, anh

hùng hào kiệt làm rạng danh cho đất nước

- Khái niệm “văn vat” duoc ding để khẳng định một đất nước có nền văn hóa

lâu đời, có những giá trị vật thể có ý nghĩa về phương diện văn hóa, lịch sử, những di

tích lịch sử, các công trình, hiện vật có giá trị văn hóa, nghệ thuật Trong tiếng Han

nó được dùng dé chi các điển chương, lễ nhạc, những sản phẩm cụ thể của văn hóa Ta

Trang 29

Nhu vay, van minh, van hién, văn vật là những khái niệm phat sinh từ khái

niệm văn hóa, nhưng khái niệm văn hóa được dùng với nghĩa bao quát hơn

1.2 CÂU TRÚC CỦA VĂN HÓA

Trong nghiên cứu khoa học đã xuất hiện nhiều cách phân chia cầu trúc văn hóa

khác nhau Tùy theo hướng tiếp cận và nghiên cứu của mình mà các học giả lựa

chọn mô hình cấu trúc văn hóa cho phù hợp Để thuận lợi cho việc nhận thức, chúng ta xem xét, lựa chọn những quan điểm, tiêu chí phố biến nhất và thông dụng nhất được các nhà khoa học sử dung trong phân chia cấu trúc văn hóa

1.2.1 Dựa trên hai lĩnh vực sản xuất cơ bản của con người là lĩnh vực sản xuất vật chất và sản xuất tinh than, văn hóa cũng được phân chỉa thành

hai bộ phận tương ứng là văn hóa vật chất và văn hóa tỉnh thần

Đây là mô hình cấu trúc văn hóa từ cái nhìn triết học khái quát nhất Hướng

tiếp cận này cho phép gắn bó con người với hoạt động của họ trong toàn bộ đời

sống thực tiễn Tuy nhiên, sự phân chia này cũng chỉ là tương đối mà thôi, bởi

chúng là một bộ phận trong hệ thống chỉnh thể văn hóa Mặt khác xu thế nhất

thể văn hóa đang diễn ra trong tiến trình cách mạng khoa học và công nghệ

khiến cho khía cạnh vật chất trong văn hóa tinh thần và khía cạnh tỉnh than trong văn hóa vật chất không ngừng gia tăng

1.2.2 Dựa trên dạng tôn tại hữu hình hoặc vô hình của các giả trị văn

hóa UNESCO phân chia mô hình cấu trúc văn hóa gầm hai bộ phận cơ bắn:

văn héa vat thé (tangibe) va van héa phi vat thé (intangible)

Sự phân chia này giúp chúng ta nhận biết các giá trị văn hóa trong thực tiễn song cũng cần thấy rằng: trong nhiều các giá trị văn hóa vật thể có chứa đựng

yếu tố văn hóa phi vật thể và ngược lại, giá trị văn hóa phi vật thể không phải

chỉ tồn tại đưới hình thức phi vat thé, tinh thần một cách thuần túy 1.2.3 Theo các lĩnh vực của đời sống xã hội

Căn cứ vào các lĩnh vực hoạt động và quan hệ của con người để phân chia

văn hóa thành các lĩnh vực: văn hóa sản xuất, văn hóa sinh hoạt, văn hóa khoa

Trang 30

1.2.4 Theo quy mô, tính chất và hình thức tỗ chức đời sống cộng đồng Theo cách phân chia này ta có: Văn hóa gia đình, làng, xã, vùng, miền; Văn hóa nông thôn và Văn hóa đô thị

Trong cấu trúc này cần kết hợp cả cách tiệp cận “địa văn hóa” khi nghiên cứu văn hóa vùng, miền

1.2.5 Theo tiễn trình lịch sử

Văn hóa được phân chia thành văn hóa truyền thống và văn hóa hiện đại

Giữa văn hóa truyền thống và văn hóa hiện đại có mối liên hệ với nhau Văn hóa

hiện đại có sự chuyển biến về chất so với văn hóa truyền thống và văn hóa hiện

đại bao giờ cũng kế thừa văn hóa truyền thống như một tắt yếu 1.2.6 Theo quan hệ giai cấp dưới góc độ đồng đại

Trong xã hội có giai cấp, văn hóa được phân chia thành văn hóa bác học và

văn hóa dân gian.Cần chú ý sự phân chia này là hết sức tương đối và cả hai loại

hình văn hóa này đều góp phần thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc

1.2.7 Theo quan hệ dân tộc và thời đụi

Văn hóa được phân chia thành văn hóa dân tộc và văn hóa thế giới Mỗi nền

văn hóa dân tộc tham gia và góp phần tạo dựng gương mặt phong phú, đa dạng của văn hóa thế giới

Nói chung, văn hóa tồn tại như một chỉnh thể phong phú, đa dạng, phức tạp, sống động và vì vậy việc phân chia cấu trúc văn hóa không đơn giản Cần chú ý, ở tất cả các cách phân chia điển hình trên, các bộ phận văn hóa luôn tồn tại trong một cấu trúc chặt chẽ và có mối liên hệ gắn bó mật thiết, thâm nhập, đan xen,

chỉ phối lẫn nhau

1.3 CÁC CHỨC NĂNG XÃ HOI CUA VAN HOA

1.3.1 Chức năng nhận thức

Trang 31

khoa học và văn hóa giáo đục trong việc thực hiện chức năng nhận thức Việc tiếp nhận tri thức giúp cho con người ngày càng chủ động, tích cực hơn trong

hoạt động thực tiễn, khám phá thế giới làm giàu thêm cho đời sống vật chất và

tinh thần của mình

1.3.2 Chức năng giáo dục

Chức năng giáo dục, một trong những chức năng văn hóa được thực hiện sớm nhất trong đời sống xã hội loài người Ban đầu chức năng này được thực hiện một cách tự phát bởi nhu cầu truyền đạt kinh nghiệm trong một thế giới còn hoang sơ và đây bí hiểm Bởi vậy những người già trong cộng đồng đóng vai trò chủ chốt nhất trong việc trao truyền kinh nghiệm cho thế hệ sau Xã hội ngày càng phát triển, dần dần hoạt động giáo dục được chuyên môn hóa bởi thiết chế riêng đó là trường học Nhà trường là môi trường thực hiện trực tiếp và có hiệu

quả nhất chức năng giáo dục trong mối liên hệ không tách rời với hoạt động giáo

dục của gia đình và các tô chức xã hội

1.3.3 Chức năng ký hiệu hóa, biểu tượng hóa

Đây là chức năng đặc trưng của văn hóa Trong quá trình khám phá, cai tạo thế

giới, sáng tạo văn hóa, con người luôn tìm cách mã hóa những hiện tượng của đời sống xã hội bằng con đường trực cảm hoặc bằng sự dẫn dắt của lý trí sáng suốt Những hiện tượng mã hóa này ngày càng nhiều và mở rộng ra ở nhiều lĩnh vực,

hình thành hệ thống ký hiệu, biểu tượng văn hóa Ký hiệu hóa, biểu tượng hóa đã

mang lại một thế giới biểu trưng giàu ý nghĩa độc đáo cho văn hóa của các dân tộc

Với ý nghĩa trên, hệ thống ký hiệu hóa, biểu tượng hóa đóng góp đáng kể vào sự

phát triển của văn hóa nhân loại và làm cho mỗi nền văn hóa có một sức hấp dẫn

riêng bởi biết bao tầng ý nghĩa, hàm chứa trong đó mà con người luôn khát khao

tìm hiểu, khám phá Chúng ta từng biết đến hệ thống ký hiệu trong ngôn ngữ, ký

âm trong âm nhạc, những ký hiệu trong toán học, hóa học, vật lý học, ngôn ngữ

máy tính Hệ thống biểu tượng trong văn hóa hết sức phong phú, đa dạng và ở

những tầng bậc khác nhau: Có hệ thống biểu tượng trong các nền văn hóa khác

nhau, hệ thống biểu tượng của những tộc người khác nhau, hệ thống biểu tượng

Trang 32

1.3.4 Chức năng điều tiết xã hội

Văn hóa là một hệ thống đa thành tố, mỗi thành tố có sức mạnh riêng và đều

tham gia và thực hiện chức năng điều tiết xã hội Trong quá trình phát triển của lịch sử, mỗi dân tộc đều hình thành cho mình hệ giá trị, chuân mực xã hội hay

còn gọi là thang giá trị của nên văn hóa, được cộng đồng thừa nhận và chấp nhận Hệ giá trị này là cơ sở để các thành viên trong cộng đồng lựa chọn các phương thức hoạt động, điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với yêu cầu của chuẩn mực xã hội Hệ giá trị xã hội không đóng kín, bất biến mà luôn được điều chỉnh, bổ sung để đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của cộng đồng Với mỗi dân tộc hệ giá trị được coi là bộ chỉnh xã hội có nhiệm vụ định hướng cho phương thức hành động và mục tiêu phắn đấu cho mỗi cá nhân và toàn thê

cộng đồng Nhờ đó, xã hội duy trì được trạng thái cân bằng động, không

ngừng thích ứng với những biến đổi của môi trường và phát triển hoàn thiện, 6n định, vững chắc

1.3.5 Chức năng là động lực phát triển kinh tế - xã hội

Đây là chức năng vốn có của văn hóa và được nhận thức sâu sắc từ Thập kỷ

quốc tế phát triển văn hóa do UNESCO phát động (1988 — 1997) Có thể nói, tất cả các thành tố văn hóa đều tham gia và thực hiện chức năng là động lực phát

triển kinh tế - xã hội với thế mạnh riêng của mình Trong thời đại ngày nay, thực hiện chức năng này cần đặc biệt chú trọng vai trò của văn hóa khoa học và văn hóa giáo dục Mặt khác nữa, bản thân con người là sự kết tinh của những giá trị văn hóa và không ai khác chính con người tham gia vào sự phát triển

kinh tế - xã hội

Trang 33

Câu hỏi ôn tập và thảo luận

1 Lựa chọn trình bày một định nghĩa về văn hóa và chỉ ra sự khác nhau giữa văn hóa và văn minh

2.Trình bày quan niệm của anh (chị) về cấu trúc của văn hóa

3.Trình bày tổng quát các chức năng xã hội của văn hóa và phân tích chức

Trang 34

Chương 2

CAC TINH CHAT

VA QUY LUAT CO BAN CUA VAN HOA

2.1 NHUNG TINH CHAT CO BAN CUA VAN HOA

2.1.1 Tính chất lịch sử của văn hóa Tính lịch sử trong văn hóa khẳng định:

- Thứ nhất, các giá trị văn hóa được sinh ra và tồn tại trong những điều kiện lịch sử nhất định và nhăm phục vụ cho nhu cầu cuộc sống của con người Bối cảnh lịch sử, phương thức sản xuất, trình độ văn minh, môi trường cảnh quan con người sống, tình trạng dân cư ở một giai đoạn lịch sử nhất định tri phối đến sự sáng tạo văn hóa của con người và tạo nên những loại hình, sắc thái riêng của văn hóa dân tộc, văn hóa vùng miễn

- Thứ hai, khi lịch sử đổi thay văn hóa cũng có những đổi thay

Với cái nhìn biện chứng và lịch sử văn hóa không phải là những giá trị vĩnh hằng mà luôn có sự vận động cho phù hợp với sự phát triển của dân tộc và thời đại Là sản phẩm của lịch sử, văn hóa là một quá trình không ngừng tích lũy, điều chỉnh, đôi mới Trong lịch sử văn hóa nhân loại đã từng

diễn ra sự đổi thay lớn lao về phương diện văn hóa ở những giai đoạn có

tính chất bước ngoặt

Tính lịch sử của văn hóa luôn gắn với truyền thống văn hóa dân tộc Trong thời đại ngày nay, việc tiếp nhận văn hóa ngoại sinh, đổi mới văn hóa phải phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc

- Thứ ba, văn hóa có gia tri lich str, in dấu ấn lịch sử dân tộc, thời đại Văn hóa luôn mang tính lịch sử cụ thể bởi nó được nảy sinh trong một

bối cảnh lịch sử nhất định và in dấu ấn của thời đại Điều này tạo nên tính

đa dạng, phong phú và sự khác biệt giữa các giai đoạn phát triển của văn

Trang 35

sản phẩm văn hóa có giá trị được in dấu ấn trong lịch sử (Mỹ học thời Lý —

Trần; Kiến trúc thời nhà Lý — Lê)

Văn hóa phản ánh sinh động sự vận động, biến đổi phát triển của xã hội qua các thời kì lịch sử Ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, mỗi xã hội

khác nhau thì văn hóa cũng mang bản chất khác nhau Ở xã hội có thể chế

chính trị tiễn bộ, lợi ích của giai cấp cằm quyền thống nhất với lợi ích của nhân dân thì văn hóa mang bản chất tiến bộ và ngược lại

2.1.2 Tính giai cấp và tính nhân loại của văn hoá

2.1.2.1 Tính giai cấp của văn hoá

— Khái niệm

Giai cấp và đấu tranh giai cấp là một hiện tượng lịch sử tồn tại khách quan trong đời sống xã hội Trong xã hội có phân chia giai cấp, mỗi người đều thuộc về một giai cấp nhất định Khi nói về văn hoá, đạo đức - một trong những thành tố văn hoá ra đời sớm nhất trong lịch sử văn hoá nhân loại, Ăngghen đã từng khẳng định: Trong xã hội có giai cấp, đạo đức bao giờ cũng là một thứ đạo đức giai cấp

Mọi giá trị văn hoá vật chất và tinh thần là sản phẩm của con người, là sự đối tượng hoá những năng lực bản chất của con người và vì vậy nó không thể không in đấu ấn toàn bộ thế giới tinh thần của con người

Tỉnh giai cấp là thuộc tỉnh tất yễu của văn hoá trong xã hội có giai cấp Nó phản ánh bản chất, quan hệ giữa các giai cấp trong đời sống xã hội thông qua sự lựa chọn hệ tư tưởng, hệ giả trị xã hội cũng như cách cảm, cách nghĩ khác nhau của con người và làsssm nên những đặc trưng riêng của mỗi dòng văn hoá trong xã hội có giai cấp

Trong xã hội có phân chia giai cấp, mỗi giai cấp đều sử dụng văn hố

như một cơng cụ để bảo vệ quyền lợi giai cấp cũng như thể hiện khát vọng

và thế giới tỉnh thần của mình

— Cơ sở khách quan của tính giai cấp trong văn hoá:

Tính giai cấp trong văn hoá chịu sự quy định khách quan bởi sự phân

Trang 36

cua các giai cấp Mỗi giai cấp ở địa vị khác nhau, có vai trò chính trị, kinh

tế, môi trường văn hoá, giáo dục v.v khác nhau thì cũng có sự hiểu biết,

tiếp nhận và sáng tạo văn hoá khác nhau Khi xã hội phân chia thành giai

cấp thì văn hoá cũng hình thành những trào lưu khác nhau

— Biểu hiện của tính giai cấp trong văn hoá:

Tính giai cấp thể hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống văn hoá

nhất là trong các thành tố văn hoá tinh thần: văn hoá đạo đức, văn hoá lối

sống, văn hoá thâm mỹ, văn hoá nghệ thuật, trong cách ứng xử, trong hệ thống giá trị, chuẩn mực xã hội v.v Tính giai cấp trong văn hoá thể hiện đặc biệt ở hệ tư tưởng hạt nhân của mọi nền văn hoá - hệ tư tưởng của giai cấp thống trị Hệ tư tưởng này định hướng và ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển văn hoá "Hệ tư tưởng của giai cấp thống trị tất yếu, có dấu an mạnh mẽ tới nền văn hoá dân tộc khi quyền lợi của giai cấp đó nhất trí với quyền lợi dân tộc"! Hệ tư tưởng tác động sâu sắc đến sự phát triển của các

thành tố văn hoá tỉnh thần và chi phối đến việc hình thành mẫu người lý

tưởng trong mỗi thời đại

Tính giai cấp thể hiện trong các lĩnh vực của đời sống văn hoá với những sắc thái và mức độ khác nhau So với sản phâm văn hoá vật chất, sản phẩm

văn hoá tỉnh thần thể hiện tính giai cấp rõ hơn và đậm nét hơn Với các

thành tố văn hoá tỉnh thần, những biểu hiện của tính giai cấp cũng hết sức phong phú, sinh động

Trong xã hội có giai cấp mọi yếu tố văn hố khơng chỉ mang tính giai cấp, bên cạnh những yếu tố văn hoá mang tính giai cấp còn có những yếu tố văn hoá mang tính dân tộc, nhân loại v.v

2.1.2.2 Tính nhân loại của văn hoá — Khái niệm

Lý luận mácxít phủ nhận thuyết tính người chung chung siêu giai cấp nhưng không phủ nhận tính nhân loại Con người dù ở những gilai tang, giai

Trang 37

cấp khác nhau nhưng đều có điểm gặp gỡ chung đó là tính người, là bản tính người

Tỉnh nhân loại của văn hoá là những phẩm chất chung mang tính tộc loại của con người và được biểu hiện trong những giá trị văn hoá phổ quát Những giá trị này khiến cho các dân tộc, các giai cấp khác nhau có thê cùng đông cảm sẻ chia và hướng tới

Văn hoá theo nghĩa đích thực của nó bao giờ cũng vươn tới cái Chân - Thiện - Mỹ - những giá trị chân chính thuộc về con người Đây là tinh thần cốt lõi của mọi nền văn hoá

— Cơ sở khách quan của tính nhân loại trong văn hoá:

Con người không chỉ sống trong cộng đồng dân tộc mà còn sống trong cộng đồng nhân loại.Tuy mỗi cộng đồng sống ở những địa vực khác nhau,

chịu ảnh hưởng môi trường sinh thái tự nhiên và môi trường sinh thái xã hội

riêng nhưng đều có điểm gặp gỡ chung là tính người, đều có những rung cảm, xúc cảm, những khát vọng chân chính của con người

Cơ sở khách quan của tính nhân loại trong văn hoá còn thể hiện ở sự quan tâm chung của loài người tới việc cải tạo, chung sống với tự nhiên, sáng tạo những giá trị văn hoá và hoàn thiện bản thân mình Sự gặp gỡ và hướng đến những giá trị nhân đạo, những giá trị mang tính khoa học khách quan làm nên tính nhân loại của văn hoá

— Biểu hiện của tính nhân loại trong văn hoá:

Tính nhân loại của văn hoá biểu hiện trong các lĩnh vực của đời sống văn hoá Đó là những giá trị văn hoá vật chất và tỉnh thần gắn bó và phục vụ

cho lợi ích của nhân loại, vì sự tiến bộ xã hội Tính nhân loại thể hiện ở

những cung bậc cảm xúc tình cảm, những giá tri tinh thần cao đẹp thuộc về

con người, là sự thể hiện“Lực lượng bản chất người” ở tầng bậc cao, là năng

lực sáng tạo văn hóa của con người hướng đến mục tiêu nhân văn cao cả Bản chất nhân văn biểu hiện thắm sâu trong ứng xử nhân đạo của con người

với tự nhiên và với đồng loại, là tình yêu hòa bình, khát vọng tự do, bình

Trang 38

2.1.2.3 Mỗi quan hệ giữa tính giai cấp và tính nhân loại của văn hoá

Tính giai cấp và tính nhân loại của văn hố khơng phải lúc nào cũng thể hiện một cách tách bạch mà chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau Nghiên cứu mối quan hệ giữa tính giai cấp và tính nhân loại phổ biến của văn hoá trong điều kiện thế giới hiện nay cần chú ý: chống cái nhìn xơ cứng, quan điểm giai cấp máy móc, thô thiển song cũng cần chống chủ nghĩa nhân đạo trừu tượng, chung chung, mơ hồ "phi hệ tư tưởng” đã và đang xuất hiện

trên thế giới cũng như ở nước ta hiện nay

Ngày nay, trong chiến lược chống phá chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa để quốc và các thế lực phản động quốc tế đặt lên hàng đầu việc chống phá trên lĩnh vực văn hoá Với Việt Nam, một trong những mục tiêu lâu dài của "điễn biến hoà bình" trên lĩnh vực văn hoá là làm tha hoá con người, làm cho đất nước đi chệch hướng chủ nghĩa xã hội Đó là sự du nhập văn hoá, hệ

giá trị, lối sống phương Tây vào nước ta và ở mặt trái của nó là nhằm làm

xói mòn lỗi sống, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, tiến tới làm biến đổi tận gốc

bản chất xã hội ta Vì vậy để chống sự thâm nhập của văn hoá độc hại, chống lại âm mưu "diễn biến hoà bình" - một hình thức mới của đấu tranh giai cấp,

là cần phải tăng cường giao lưu văn hoá để văn hoá dân tộc phát triển và

không xa lạ với sự phát triển của thế giới hiện đại Mặt khác cần phải có ý thức giữ gìn bản sắc dân tộc của văn hoá, nâng cao trình độ học vấn, văn

hoá cho công chúng, tăng cường sức mạnh của hệ thống chính trị, tạo dựng

một xã hội công bằng văn minh làm nền tảng căn bản, vững chắc cho cuộc

đấu tranh giai cấp trên lĩnh vực văn hoá trong tình hình mới

2.1.3 Tính dân tộc và tính quốc tế trong văn hoá

2.1.3.1 Tính dân tộc

— Khái niệm tính dân tộc của văn hoá

Trang 39

Tính dân tộc là những thuộc tính và phẩm chất riêng của mỗi nên văn hoá, được tạo nên trong quá trình hình thành và phát triển của mỗi dân lộc Những thuộc tính và phẩm chất này làm nên sức sống và diện mạo riêng của mỗi nên văn hoá trong cộng đồng văn hoá nhân loại

— Cơ sở khách quan của tính dân tộc trong văn hoá:

Tính dân tộc trong văn hoá hình thành dần cùng với quá trình hình thành và phát triển của đân tộc, chịu sự chỉ phối bởi những yếu tố cơ bản sau:

+ Điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, những đặc điểm về sinh thái tự nhiên, thời tiết, khí hậu của vùng lãnh thổ nơi cộng đồng lựa chọn làm địa bàn cư frú

+ Những đặc điểm lịch sử- xã hội liên quan trực tiếp tới quá trình hình

thành, tồn tại và phát triển của dân tộc như: Kiểu tổ chức xã hội và quá trình biến đổi của nó trong lịch sử; lịch sử dựng nước, giữ nước; tín ngưỡng, tôn

giáo; phong tục,tập quán

+ Nền sản xuất xã hội, cơ sở quan trọng hình thành tính dân tộc của văn hoá

Tất cá những yếu tố trên tác động đến cách cảm, cách nghĩ, lối sống, phong tục tập quán, chi phối trực tiếp tới quá trình sáng tạo văn hoá cũng như việc lựa chọn hệ giá trị xã hội của mỗi cá nhân và cộng đồng, từng bước hình thành tính dân tộc của văn hóa

— Biểu hiện của tính dân tộc trong văn hoá:

Tính dân tộc thể hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống văn hoá: trong văn hoá vật chất, văn hoá tỉnh thần; trong trí tuỆ và cảm xúc, trong cách cảm, cách nghĩ, cách tư duy, trong thị hiếu, lý tưởng v.v của một dân

tộc Với người Việt, đó là thế giới tâm hồn gan bó với nền văn minh lúa

nước, là tư duy "nước” mềm mại, biết thích ứng để tồn tại và biết sống hài hoà với tự nhiên, với các mối quan hệ xã hội, mềm đẻo trong giao lưu tiếp biến văn hoá v.v

Trang 40

tố cốt lõi, có vai trò to lớn trong việc liên kết các thành viên trong cộng

đồng hướng đến những giá trị, chuẩn mực chung, cũng như chỉ phối mọi

hành vi của con người Mỗi dân tộc trong qúa trình lịch sử đều hình thành

và lựa chọn cho mình hệ một hệ giá trị xã hội Sắc thái riêng của mỗi dân

tộc thể hiện trong nội hàm các giá trị cũng như trong kết cấu thang giá trị xã hội của dân tộc

Khi nói đến tính dân tộc trong văn hoá, người ta cũng nói đến những mặt

hạn chế, những yếu tố tiêu cực không tránh khỏi trên con đường phát triển

của mỗi dân tộc Một dân tộc biết tự phê phán mình là một dân tộc tàng ấn

những tiềm năng phát triển đáng nề trọng.Tính dân tộc trong văn hố khơng phải là một hằng số bất biến không đôi thay mà luôn vận động phát triển cho phù hợp với dân tộc, thời đại

2.1.3.2 Tỉnh quốc tế trong văn hoá — Khái niệm tính quốc tế trong văn hoá

Văn hoá của một dân tộc bao giờ cũng là một bộ phận của cộng đồng văn hoá nhân loại, là sự liên kết hữu cơ các yếu tố bản địa đặc sắc với những yếu tế tiếp thu từ văn hoá ngoại sinh Trong giao lưu những giá trị

đặc sắc của văn hoá dân tộc đi vào đời sống văn hoá của các dân tộc khác

khi nó đạt đến tính quốc tế

Tỉnh quốc té trong văn hoá là phạm trù chỉ chất lượng của một nên văn hoá đã đạt tới trình độ phát triển cao, có khả năng tham gia tích cực vào đời sống văn hoá quốc tế, toả ảnh hưởng và đóng góp quan trọng vào sự phát triển của văn hoá khu vực cũng như văn hoá nhân loại

Thực chất của tính quốc tế trong văn hoá là sự xích lại gần nhau giữa các nền văn hoá trên cơ sở tìm ra các giá trị chuẩn mực mang tính chung khu vực và toàn cầu Đó là sự sáng tạo văn hoá của các cộng đồng dân tộc trong đó mỗi nền văn hoá tự tạo ra sự thống nhất biện chứng giữa tính dân tộc và tính quốc tế

Ngày đăng: 24/11/2021, 22:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w