Pu
PHAN VIEN BAO CHI VA TUYEN TRUYEN
KHOA NHÀ NƯỚC - PHÁP LUẬT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC
PHÁP LUẬT VỚI VIỆC DAO TAO, BOI DUONG CÔNG GHỨC NHÀ NƯỚC QUA KHẢO SÁT Ở TỈNH KONTUM TRONG
THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1986 - 8008)
CHỦ NHIỆM ĐỀTÀI: TS, Dương Thị Hưởng
Trang 3TAP THE TAC GIA STT HO VA TEN CHUC VU DON Vi CONG TAC
1S Dương Thị Hưởng , Khoa NN - PL
(Chủ nhiệm dể tài) Trưởng khoo Phôn viên BC&TT
at ; Vụ Phóp chế
2 | PGS.TS Chu Héng Thanh VỤ trưởng Bộ Giáo duc - Dao tao
3 | Ths T6 Van Tam Ciớm đốc Sở Tư phớp tinh KonTum
4 | 7hs Nguyễn Huỳnh Hiệu trưởng | Trưởng Chính trị tỉnh KonTum rn eva x | Khoa NN - PL : ° | TS Irdn Xuan Hoc Giang vién Phên viên BC&TT tự 2 ` Khoa NN - PL 6 | Ths Pao Thị Thông Giang vién Phan vien BC&TT z - ` Khoa NN - PL
7 | Ths Nguyên Doỡn Cuong Giỏng viên Phôn viện BC&TT
8 | Cn Tran Quang Hién Giảng viên Khoa NN = PL Phan viện BC &TT
Trang 5MUC LUC Trang LOI M6 DAU 5 NOI DUNG BAO CAO TONG THUẬT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI (PHÁP LUẬT —41 —
PHAN |: VỚI VIỆC ĐÀO TAO BỒI DƯƠNG CÔNG CHỨC NHÀ NƯỚC QUA
KHẢO SÁT Ở TỈNH KONTUM TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1986 - 2002)),
Mục Ï: Quá trình tổ chức triển khai nghiên cứu đề tài I2 Mục II: Những nội dung chủ yếu đề tài nghiên cứu 14
1 Cơ sở lý luận và vai trò của pháp luật với việc đào tạo 14
bồi dưỡng công chức nhà nước |
IL Thực trạng pháp luật với việc đào tạo, bồi dưỡng 33
cong chức nhà nước qua khảo sát ở tỉnh KonTum trong thời kỳ đổi mới (1986 — 2002)
HI Những giải pháp từng bước hoàn thiện pháp luật với 55
việc đào tạo, bồi đưỡng công chức nhà nước qua khảo sát
tại tỉnh KonTum trong thời kỳ đổi mới (1986 — 2002)
Mục HI: KẾT LUẬN %6
PHAN H1: BAO CÁO CHUYÊN ĐỀ 69
Bước phát triển lý luận theo tư tưởng Hồ Chí Minh về
Trang 6Xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ở tinh KonTum trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH
Chuyên đề 3 85
Vai trò công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức và thực
Chuyên đề 4 trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức ở 95
nước ta hiện nay
_ Vại trò của pháp luật với việc đào tạo cán bộ, công chức
Chuyên đề 5 ¬ 104
tỉnh KonTum trong thời kỳ đổi mới
—— Một số giải pháp nâng cao chất lượng dào tạo, bồi -
Chuyên đêó - TM 114
dưỡng cán bộ, công chức
| _ Mot s6 van dé dan t6c cé lién quan téi chinh sach: can
Chuyéndé7 | bộ và tình hình quốc phòng — an ninh hiện nay Tưng 123
Một số vấn đề về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
Chuyên để8 _ ook 136
— công chức hiện nay
—_- Đổi mới phương pháp dạy học trong đào tạo, bồi dưỡng
Chuyên để 9 142
cán bộ, công chức nhà nước
Trang 7LỜI MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết nghiên cứu đề tài
Ngay từ năm 1986 bắt đầu sự nghiệp đổi mới, Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định nhiệm vụ đổi mới tư duy, phong cách và tổ chức cán bộ, trước hết là đổi mới về kinh tế, và phải tiến
hành cải cách bộ máy Nhà nước, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước Từ đó
đến nay vấn đề bồi dưỡng, đào tạo cán bộ, công chức ngày càng trở thành nhiệm vụ trọng yếu và cấp bách Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX và Hội nghị Ban Chấp hành TW lần thứ 5 khoá IX đặt vấn để đổi mới đào tạo, bồi
dưỡng công chức, cải cách hành chính như một trong những nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới tổ chức bộ máy nhà nước, trong đó chăm lo đào tạo bồi
dưỡng cán bộ, công chức ở các vùng dân tộc, vùng sâu, vùng xa là vấn đề được Đảng, Nhà nước và nhân dân quan tâm đặc biệt
Vấn đề đào tạo, bồi dưỡng công chức nhà nước tại các tỉnh miền núi và
Tây nguyên càng được đặc biệt chú ý và là một đòi hỏi bức xúc khi nền kinh
tế chuyền từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước Những yêu
cầu mới của nền kinh tế thị trường và sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đạt
hoá đất nước đặt ra những đòi hỏi mới về quản lý nhà nước, về phẩm chất cán
bộ và trình độ công chức hành chính, đặc biệt là công chức nhà nước tại vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống
Sự nghiệp đổi mới đất nước qua 18 năm đạt được nhiều thành tựu quan
trọng, đặc biệt là các chuyển biến về kinh tế và nhiều mặt đời sống xã hội
Những chuyển biến về kinh tế xã hội đã tác động đến việc đổi mới phương
thức và nghệ thuật quản lý nhà nước, đến công tác tổ chức và cán bộ, đến việc quản lý, sử dụng và đào tạo cán bộ, góp phần tiếp tục tạo ra những thắng lợi quan trọng có ý nghĩa quyết định cho việc chuẩn bị một thời kỳ phát triển mới của đất nước Mặt khác, xã hội ngày càng phát triển thì những mối quan
Trang 8công chức nhà nước phải có trình độ, năng lực tương xứng và luôn bồi dưỡng,
dào tạo để được bổ sung kiến thức mới |
Trong những năm đổi mới, hoạt động lập pháp được đẩy mạnh và nâng
cao chất lượng - Hiến pháp 1992 và hàng loạt các đạo luật, pháp lệnh đã
được ban hành Trên cơ sở pháp luật, sự điều hành của Chính phủ ngày càng
được đổi mới phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường Quá trình
chuyển đổi cơ chế kinh tế tất yếu dẫn đến quá trình cải cách quản lý và điều hành của bộ máy hành chính nhà nước và đồi hỏi một loạt các biên pháp
nâng cao chất lượng hoạt động công vụ Việc ban hành pháp lệnh công chức, quy chế về chức danh tiêu chuẩn công chức nhà nước, cải tiến chế độ tiền
lương, tổ chức thì tuyển công chức làm cho vấn đề đào tạo, bồi đưỡng công
chức nhà nước vốn đã cần thiết, bức bách càng trở nên bức xúc hơn, nhất là
đối với công chức nhà nước đang công tác tại các tỉnh miền núi Việc lựa
chọn địa bàn một tỉnh miền núi để nghiên cứu, từ đó rút ra những kinh
nghiệm và bài học cần thiết trong việc thực thi pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng công chức nhà nước là việc làm có ý nghĩa quan trọng, góp phần đáp ứng những đồi hỏi khách quan của cải cách hành chính Chính vì vậy, dẻ tài “Pháp luật với việc đào tạo, bồi dưỡng công chức nhà nước qua khảo sát ở tỉnh KonTum trong thời kỳ đổi mới” có tính bức xúc cả về lý luận và thực
tiễn | | | ` |
2 Tinh hinh nghiên cứu
Vai trò của pháp luật và vấn đề tổ chức thực hiện pháp luật, vấn đề cán bộ, phẩm chất và năng lực cán bộ, vấn đề đào tạo, bồi dưỡng công chức nhà nước, vấn để cán bộ miền núi là những chủ đề rất lớn đã được quan tâm bàn
đến trong nhiều tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong Văn kiện Dang
và Nhà nước và có trong những công trình nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, nhiều cơ sở giáo dục và đào tạo, nhiều ngành và nhiều cấp, nhiều hội nghị và hội thảo khoa học | | |
Trang 9cán bộ công chức nhà nước và vấn đề cán bộ dân tộc miền núi Nhiều sách
báo và tạp chí cũng đặc biệt quan tâm tới vấn để trình độ công chức và pháp luật về công chức, kể cả nghiên cứu kinh nghiệm của nước ngoài và đặc điểm của Việt Nam trong lĩnh vực này Học viện Hành chính quốc Øla có cuốn “Cải cách một bước bộ máy nhà nước ở nước ta hiện nay”! bàn nhiều đến những nội dung của cải cách hành chính trong đó vấn đề đào tạo cán bộ, công chức hành chính nhà nước Trường Đại học kinh tế quốc dân có tài liệu “Một số vấn đề đổi mới đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế ở Việt
Nam’ Tap chf Lao động xã hội có bài quan tâm tới “Cần đổi mới căn bản
công tác quản lý lao động viên chức ở khu vực hành chính sự nghiệp”? Cuốn sách “Tuyển chọn và quản lý công nhân viên chức ở Nhật Bản” có nêu lên những kinh nghiệm tuyển chọn, bồi dưỡng và quản lý cán bộ, công chức ở
Nhật Bản Đặc biệt chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước KX - 07 do Gilo sự Viện sĩ Phạm Minh Hạc làm chủ nhiệm chương trình, trong dó có
tài liệu của PGS.TS Phạm Minh Đường dày 198 trang với chủ đề “Bồi dưỡng
và đào tạo lại đội ngũ nhân lực trong điều kiện mới” đã nêu lên nhiều vấn đề
bức xúc về nhân tố con người và vấn để chất lượng cán bộ công chức nhà
nước trong điều kiện lịch sử mới PGS.TS Chu Hồng Thanh có bài viết “Tang cường pháp chế, phát triển giáo dục”” đề cập tới quan hệ giữa pháp luật với giáo dục và đào tạo, yêu cầu đổi mới pháp luật và tăng cường pháp chế trong giáo dục và đào tạo Có thể nói lĩnh vực bồi dưỡng, đào tạo cán bộ công chức đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của đông đảo các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu và quản lý, được thể hiện trong nhiều sách báo và bài
viết, tạo cơ sở khoa học để xây dựng chiến lược và chính sách cán bộ trong
thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước
Trang 10để luôn mới Tiếp thu có chọn lọc các công trình nghiên cứu đã có, đề tài
“Pháp luật với việc dào Lao, bồi dưỡng cong chức nhà nước qua khảo sal Ở
tinh KonTum trong thời kỳ đổi mới” không chỉ quan tâm tới vấn đề đào tạo, bồi dưỡng công chức nói chung mà quan tâm tới các quy định của pháp luật
tại một tỉnh miền núi Đặc điểm riêng trong hướng đi của đề tài là gắn kết chặt chế giữa yêu cầu điều chỉnh của pháp luật với yêu cầu "bồi dưỡng đào tao
công chức nhà nước qua khảo sát cụ thể tại một tỉnh miền núi Kon Pum, vì
vay dé tài vừa có ý nghĩa khoa học vừa có giá trị thực tiễn, góp phần giải quyết một vấn đề về chất lượng cán bộ ở miền núi trong sự nghiệp xây dựng
Nhà nước pháp quyền Việt Nam Xã hội chủ nghĩa "
3, Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài và phương pháp nghiên cứu
Đây là đề tài cấp trường được giao nghiên cứu trong một thời gian ngắn (1 năm) với lực lượng cán bộ và kinh phí có phần hạn chế, đề tài xác
định mục tiêu nghiên cứu là quan hệ pháp luật có liên quan tới đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức nhà nước Đối tượng khảo sát là địa bàn mot tinh miền núi Tây nguyên: Tỉnh KonTum Đề tài được cai dat trong quá trình khởi động và vận hành của sự nghiệp đổi mới, từ năm 1986 đến năm 2002
Đề tài “Pháp luật với việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức nhà nước qua khảo sát ở tỉnh KonTum trong thời kỳ đổi mới” tập trung giải
quyết một số nhiệm vụ với những nội dung sau đây:
Một là, dê tài xác định các quan điểm co ban của Đẳng và xác định vai
trò của pháp luật đối với việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức nhà nước
tro ong thời kỳ đổi mới | |
Hai là, đề tai khảo sat vấn để dao tao can bo cong chức ở tỉnh
KonTum, vấn đề thực thi pháp luật trong lĩnh vực này, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm, trong thời gian từ năm 1986 dến năm 2002
Ba là, trên cơ SỞ phân tích lý luận và nhu cầu thực tiễn, xác định các
nN
Trang 11pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện pháp luật về đào tạo, bồi dudng cong chtic nhà nước, qua khảo sát tại tính KonTum |
Để thực hiện nhiệm vụ trên, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống, dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử, thông qua các báo cáo, bài viết khoa học và kết hợp khảo sát thực tiễn trong chừng mực nhất định và cần thiết để từ đó so sánh dối chiếu và phân tích tổng hợp làm rõ vai trò của pháp luật trong việc dào tạo, bồi dưỡng công chức nhà nước qua khảo sát ở tỉnh KonTum trong thời
kỳ đổi mới
4 Nội dung chủ yếu của đề tài, sản phẩm chính của đề tài
Sản phẩm chính của đề tài bao gồm: |
- Một tập kỷ yếu tập hợp các bài viết, công trình nghiên cứu của đề tài
- Một tập tổng luận về kết quả nghiên cứu
Tập tổng luận kết quả nghiên cứu dẻ tài gdm những nội dụng chủ yếu
sau đây:
I QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC, VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT VỚI VIỆC ĐÀO TẠO, BOI DUONG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC NHÀ NƯỚC,
II THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỚI VIỆC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHÚC NHÀ NƯỚC QUA KHẢO SÁT Ở TỈNH KONTUM TONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI
(1986 - 2002) |
II NHŨNG GIẢI PHÁP TÙNG BƯỚC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỚI VIỆC
ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHÚC NHÀ NƯỚC QUA KHẢO SÁT Ở TỈNH
KONTUM THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1986 - 2002)
Trong quá trình nghiên cứu, chủ nhiệm đề tài tập hợp các đồng chí giáo viên có kinh nghiệm nghiên cứu của Khoa Nhà nước — Pháp luật thuộc Phân viện Báo chí và Tuyên truyền — Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Vụ Pháp chế Bộ Giáo dục và Đào tạo một số cán bộ quản lý và một số nhà hoạt động thực tiễn đang công tác tại tỉnh KonTum Do có những hạn
Trang 12cứu của đề tài sẽ không chỉ là nguồn tài liệu tham khảo có giá tri cho các nhà khoa học và hoạch định chính sách mà còn cung cấp các giải pháp hữu ích:
Trang 13PHANI
BAO CAO TONG THUAT KET QUA
NGHIEN CUU
DE TAI
PHAP LUAT VOI VIEC DAO TAO, BOL DUGNC CONC CHUC NHA NUGC
QUA KHAO SAT G TINH KONTUM TOONC THÔI KỲ DỐI MỚI
Trang 14MUCI-
QUÁ T RÌNH TỔ CHỨC C TRIEN KHAI NGHIÊN CÚU ĐỀ TÀI
1 Sau khi nhận được quyết định của Chủ tịch Hội đồng khoa học Phân
viện Báo chí và Tuyên truyền cho phép triển khai thực hiện đề tài, Chủ nhiệm tài đã mời các đồng chí tham gia thực hiện để tài thảo luận để thống nhất
œ»,
d
d Cb, cuong chi tiét cua đề tài, mục tiêu cần đạt được, các lực lượng tham gia
nghiên cứu và các bước tiến hành | |
2 Trên cơ sở ý kiến đóng góp của tập thể tác giả, thư ký và chủ nhiệm đề tài đã xây dựng nội dung của đề tài bao ø gồm 3 phần lớn và mời các tác giả là giảng viên trong khoa, các đồng chí cộng tác viên ngoài khoa tham gia
nghiên cứu tiếp tục bổ sung hoàn chỉnh để cương chỉ tiết Do phạm vi nghiên
cứu của đề tài có những vấn đề chuyên sâu về lý luận, liên quan đến nhiều
[ĩnh vực, cơ quan, địa phương, nên chủ nhiệm đề tài đã mời một số nhà khoa học ở Hội Luật gia Việt Nam, Bộ Nội vụ, Sở Tư pháp tỉnh KonTum, Ban Tuyên giáo tỉnh KonTum, trường Chính trị tỉnh KonTum cùng tham gia
nghiên cứu đề tài |
3 Để thống nhất những quan điểm tự tưởng, nội dụng chính và tránh sự trùng lặp có thể xây ra giữa các chuyên đề; Chủ nhiệm đề tài đã tổ chức
trao đổi để cương chỉ tiết của từng chuyên đề với các tác giả Trước khi viết
bài, chủ nhiệm để tài và các tác giả thống nhất lần cuối những vấn đề đã được
nêu trong đề cương
4 Tổ chức hoạt động nghiên cứu của các bộ phận và nhóm: Nội dung
của để tài gồm 3 phần chính ít nhiều có sự độc lập tương đối nên chủ nhiệm
để tài đã mời những đồng chí có khả năng nghiên cứu sâu lý luận pháp luật -
với việc đào tạo, bồi đưỡng công chức nhà nước viết hệ thống các chuyên đề; phần sưu tập và lấy số liệu chủ yếu giao cho các đồng chí giảng viên trong khoa, và các cong tác viên tại địa phương tiến hành khảo sát dam nhận Điểm cần lưu ý là số liệu thực tế sưu tập được phải sắp xếp theo các chủ đề của chủ
Trang 155 Sau khi triển khai cho các nhóm và cá nhân viết, nộp bản thảo lần
thứ nhất, chủ nhiệm đề tài lấy ý kiến,bổ sung để các tác giả hoàn thiện bài
viết của mình
6 Chủ nhiệm đề tài đọc và biên tập lần thứ hai những bài viết của các
Trang 16MỤC II
NHŨNG NỘI DUNG CHỦ YẾU ĐỀ T ÀI NGHIÊN CÚU
| CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT VỚI VIỆC ĐÀO TẠO: BOI DUONG CONG CHỨC NHÀ NƯỚC
1 Quan điểm của Đăng và Nhà nước ta về dào tạo, bồi dưỡng công
chức nhà nước
1.1 Tư tưởng Hồ Chí i Minh vé dao tao, béi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước -
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nói chung và:
công chức nhà nước nói riêng là một bộ phận trong hệ thống những luận điểm về cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân đân tiến
lên chủ nghĩa xã hội Đây là một vấn đề lớn được Người đặt ra từ trong quá trình m đường cứu nước cho đến khi qua đời Bước đầu tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về: đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước, nhóm tác
giả đề tài đã Lập trung giải quyết một số vấn đề sau -
Một là, Trong suốt quá trình hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định vị trí, tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi
dưỡng đội ngũ cán bộ " |
Đào tạo, bồi đưỡng cán bộ là một trong những nội dung được đề cập
trong nhiều tác phẩm, bài viết, bài nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người luôn
coi trọng công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ và khẳng định đây là công việc mà Đảng phải quan tâm và tiến hành thường xuyên Với Hồ Chí Minh con người nói chung người cán bộ nói riêng tốt hay kém không phải là một định mệnh hay nhờ trời phú Những phẩm chất đó chủ yếu do rèn luyện,
giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng mà có, xuất phát từ quan điểm “Cán bộ là cái
gốc của mọi việc”, “muốn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt
hoặc kém” Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ “Tà
Trang 17cla Dang’: “Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề đào tạo, bồi dưỡng
đội ngũ cán bộ, ngay từ những năm 1925 — 1927 Lãnh tụ Hồ Chí Minh (tức đồng chí Nguyễn Ái Quốc) đã tập trung công súc, trí tuệ để mở lớp đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ ngay tại Quảng Châu (Trung Quốc) Sau khi Đảng đã giành được chính quyền công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cũng luôn được Người đặc biệt quan tâm Trong lời điễn văn khai mạc lớp học lý luận khoá I trường
Nguyễn Ái Quốc ngày 7 tháng 9 năm 1957 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ñói “trường Đảng là một trường học để đào tạo những chiến sĩ tiên tiến phấn đấu
cho sự nghiệp của giai cấp vô sản”
Hứi là, Đối với Hồ Chí Minh vấn đề đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trước hết phải xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của đất nước, của cách mạng
Việt nam /
Hồ Chí Minh luôn nêu rõ quan điểm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải xuất phát từ thực tiễn Việt Nam, phục vụ trước hết cho.sự nghiệp các mạng Việt Nam Trên cơ sở phân tích thực tiễn của Việt Nam, Hồ Chí Minh đã chỉ
ra rằng, con đường cách mạng Việt Nam là độc lập dar tộc gắn liền với Chủ
nghĩa xã hội Do đó, cách mạng Việt Nam tuy là một bộ: phận của cách mạng
thế giới song vẫn mang những tính chất, đặc điểm riêng của mình Chính vì vậy, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trước hết phải mang tính đặc thù của
cách mạng Việt Nam
Ba là, Đối với Hồ Chí Minh nội dung đào tạo, bồi đưỡng cán bộ phải
toàn điện, thiết thực, chu đáo và phải đáp ứng yêu cầu của cách mạng, của đất nước
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh nội dung đào tạo, bồi đưỡng cán bộ không chỉ dạy và học chủ nghĩa Mác — Lênin mà phải đào tạo một cách toàn diện
Nội dụng đào tạo cán bộ phải vừa trang bị cho người học một cách có hệ
thống những kiến thức về chủ nghĩa Mác ~ Lênin, quan điểm đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đồng thời phải nâng cao trình độ văn hoá và kiến
Trang 18dạy nấy mà phải căn cứ vào tình hình quốc tế và trong nước, tình hình từng địa phương, từng cơ quan và từng giai đoạn cách mạng mà định ra chương trình, nội dung đào tạo, bồi đưỡng cán bộ, suy cho cùng đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ “là cốt để cung cấp cán bộ cho ngành công tác: đoàn thể mặt trận,
chính quyền quân đội Các ngành công tác như người tiêu thụ hàng và cơ SỞ
đào tạo, bồi dưỡng như người làm ra hàng, làm ra hàng phải đúng với nhu cầu của người tiêu thụ Do đó, nội dung chương trình đào tạo phải hợp lý, lô gich,
mạch lạc, không được chồng chéo, mâu thuẫn nhau”
Bốn là, Về phương pháp đào tạo, bồi dưỡng, quan điểm có tính xuyên suốt trong tư tưởng Hồ Chí Minh là học đi đôi với hành, lý luận liên hệ với
thực tế
Trong rất nhiều trước tác của mình Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn
mạnh tới phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Theo Người, học lý luận
không phải để “tầm chương trích cú” dem kinh nghiệm của nước ngoài áp dụng một cách máy móc vào nước ta, mà học lý luận sử dụng nó dể phân tích
thành công, thất bại và rút ra những kinh nghiệm trong công tác; phải so
sánh, đối chiếu thực tế với lý luận, từ đó nâng cao trình độ nhận thức và khả
năng công tác cho người học Đồng thời thực tiễn cách mạng luôn vận động và phát triển không ngừng do đó cùng với quá trình đào tạo, phương pháp đào tao lại cũng phải được tiến hành thường xuyên nhằm không ngừng nâng cao
trình độ cho người cán bộ -
Năm là, Đối với Hồ Chí Minh quy trình lựa chọn cán bộ gửi đi đào tạo và bố trí, sử dụng cán bộ sau khi đào tạo là một mắt khâu rất quan trọng
trong công tác cán bộ |
Bố trí sử dụng cán bộ sau đào tạo nhằm phát huy những thành quá đào tạo phục vụ đắc lực cho sự nghiệp cách mạng của đất nước là một chủ đề quan trọng, khá nhạy cảm và khá phúc tạp Để có thể phát huy, phát triển những kết
qua của người cán bộ sau khi đào tạo vấn đề đầu tiên phải xác định rõ mục
Trang 19Nói một cách khác để phát huy tối đa năng lực của người cán bộ sau khi được đào tạo, vấn đề đầu tiên là phải có quy hoạch tổng thể về cán bộ trước mắt cũng như lâu dài trên cơ sở yêu cầu thực tế đặt ra Tránh tình trạng cử đi đào
tạo tràn lan, thiếu quy hoạch tổng thể, bố trí người không đúng việc, gây lãng
phí cho đào tạo, hạn chế năng lực hoạt động của cán bộ được đào tạo
” ` ` Z ^^ ` ae ~
1.2 Quan điểm của Đảng và Nhà nuóc ta về đào tạo, bồi dưỡng
công chức nhà nước
Nhóm tác giả tập trung lý giải, làm rõ trong những thắng lợi to lớn mà
cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo đã đạt được có nhiều nguyên
nhân song nguyên nhân đầu tiên có tính quyết định là Đảng và Nhà nước ta đã nhận thức đúng đắn và luôn phát triển lý luận về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ theo tư tưởng Hồ Chí Minh qua các thời kỳ cách mạng Từ thực
tiến đào tạo, bồi đưỡng cán bộ, công chức nhà nước trên 70 năm qua có thể khái quát thành một số quan điểm lớn có tính xuyên suốt công tác đào tạo,
bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước của Đảng và Nhà nước qua
các thời kỳ cách mạng :
Một là, Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước phai căn cứ vào nhiệm vụ chiến lược, vừa xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể
của từng giai đoạn phát triển đất nước |
Với phương cham “‘di bat bién, ứng vạn biến” Đảng và Nhà nước ta đã tiến hành công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước
vừa trên cơ sở định hướng chiến lược, vừa linh hoạt sáng tạo, dap ting kip thoi
những đòi hỏi của sự nghiệp cách mạng Chính nhờ nhận thức đầy đủ và thực
hiện một cách nhất quán quan điểm này, một mặt Đảng và Nhà nước ta đã đào tạo được một đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước có trình độ và bản lĩnh, có lập trường kiên định, có khả năng nắm bắt và dự báo được tình hình thực tế đổi mới; đưa cách mạng Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, phát triển đúng hướng; xây dựng, phát triển đất nước Mặt khác Đảng và Nhà nước ta
củng đào tạo được một đội ngũ cán bộ, cong chức nhà nước phù hợp với
Trang 20nhiệm vụ của từng thời kỳ cách mạng, thực hiện đầy đủ nhiệm vụ được giao với hiệu quả cao
Hai là, Biết kết hợp nhiều phương thức khác nhau trong công tác đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước
Đảng và Nhà nước ta ngay từ khi ra đời đã nhận thức được vị trí, tầm
quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước mà lãnh tụ Hồ Chí Minh đã chỉ ra, Tuy nhiên dào tạo một dội ngũ cán
bộ, công chức nhà nước vừa có đạo đức, vừa có tài, đảm bảo chất lượng và số lượng đáp ứng yêu cầu của cách mạng trong điều kiện một nước nông nghiệp trình độ dân trí còn thấp như nước ta là việc làm không đơn giản Để quản ly vấn đề này Đảng và Nhà nước ta có chủ trương đa dạng hoá các phương thức
đào tạo và kết hợp một cách có hiệu quả các phương thức này nhằm khai thác
tối đa những thế mạnh đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất những hạn chế của từng phương thức đào tạo, bồi dưỡng Thực tế hơn 7 thập kỷ qua Đảng và Nhà nước ta đã sử dụng một số phương thức đào tạo cơ bản sau:
- Phương thức đào tạo chính quy tập trung tại trường, lớp
- Phương thức đào tạo tại chức tại các địa phương, cơ quan có nhu cầu
mở lớp | |
- Đào tạo đội ngũ cán bô, công chức nhà nước thông qua thực tiễn đấu tranh cách mạng
- Chú trọng công tác đào tạo lại đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước
- Thường xuyên tiến hành hoạt động cử công chức nhà nước đi đào Lạo
Ở nước ngoài | | |
Ba la, Vita chi trong trang bi ly luận và tri thức chuyên môn vừa coi trọng công tác rèn luyện phẩm chất đạo đức trong hoạt động đào tạo, bồi
dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước
Bác Hồ đã từng dạy “người cán bộ có đức mà không có tài thì làm việc
Trang 21rèn luyện phẩm chat dao đức lối sống của người cán bộ nói chung và công
chức nhà nước nói riêng là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của hoạt động
đào tạo, bồi dưỡng Từ thực tiễn thực hiện quan điểm này trong công tác đào tạo, bồi dưỡng có thể thấy rằng đối với cán bộ, công chức nhà nước đức và tài có mối quan hệ biện chứng với nhau và thực tế Đảng và Nhà nước ta luôn xử lý đúng đắn mối quan hệ này, khơng tuyệt đối hố mặt nào trong công tác đào tạo, bồi dưỡng của mình Bởi vì, nhờ được trang bị lý luận Mác — Lênin và tri thức chuyên môn, người cán bộ, công chức nhà nước mới củng cố được
đạo đức, niềm tin cách mạng giữ vững lập trường Ngược lại, nhờ có đạo đức cách mạng, người cán bộ, công chức nhà nước mới luôn nỗ lực phấn đấu học
tập để nâng cao trình độ, tránh thói kiêu căng tự phụ, thực hiện lối sống lành mạnh cố gắng hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó Đây cũng chính là quan điểm đào tạo toàn điện của Đảng và Nhà nước ta
| Bon là, Đào tạo cán bộ, công chức nhà nước dĩ đôi với bố trí, sử dụng
và có chính sách đãi ngộ xứng đáng
Dang va Nha nước ta luôn nhận thức rõ nhiệm vụ chung của mỗi cán
bộ, công chức nhà nước là dấu tranh vì mục tiêu lý tưởng của Đảng, là xây dựng và bảo vệ thành công Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nhưng do điều kiện xuất thân, môi trường làm việc, quá trình đào tạo cho nên mỗi người lại có năng lực, trình độ, sở trường khác nhau Do vậy để phát huy tối đa khả năng cống hiến của mỗi người, Đảng và Nhà nước ta đã kết hợp chặt
chế công tác đào tạo, bồi dưỡng với bố trí, sử dụng và chính sách đãi ngộ cho cán bộ, công chức nhà nước sau khi đào tạo, bồi dưỡng giải quyết các khâu
này trong một quy trình thống nhất
Để làm tốt quy trình này, Đảng và Nhà nước ta xác định trước hết phải xuất phát từ nhu cầu của công việc trước mắt cũng như lâu dài Đây là cơ sở để
kết hợp tìm nguồn tuyển chọn cán bộ, công chức cho đi đào tạo, bồi dưỡng
hoạt động bố trí công tác cho cán bộ, công chức sau khi đã đào tạo, bồi dưỡng, Phương thức này giúp chúng ta vừa phát huy nguồn nhân lực đã có, vừa tránh
Trang 22:bế trí không đúng công việc Bên cạnh việc tuyển chọn những người có năng
lực, có trình độ để đào tạo, bồi dưỡng Đảng và Nhà nước ta còn chú ý đến những người là con em gia đình có công với cách mạng, cán bộ vùng sâu, vùng
xa và con em các dân tộc thiểu số Đây là một chủ trương lớn có tính xuyên
suốt của Đảng và Nhà nước ta, chủ trương này vừa khai thác, phát huy được
nguồn lực tại chỗ, vừa giải quyết hài hoà chính sách xã hội, chính sách dân tộc
trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước
Năm là, Đảng phải thống nhất và trực tiếp lãnh đạo Nhà nước trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước |
Đảng Cộng sản Việt Nam là Người lãnh đạo trực tiếp và tuyệt đối Nhà nước đối với sự nghiệp cách mạng Ở nước ta Nội dung lãnh đạo trước tiên của Đảng là vạch ra đường lối, chủ trương; Đảng thống nhất lãnh đạo Nhà nước về công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước bao gồm từ việc để ra chính sách cán bộ đến việc tìm nguồn đào tạo, bố trí sau khi đào tạo, quản lý công chức nhà nước nói riêng và cán bộ trong hệ thống chính trị nói chung Đây cũng là vấn đề có tính nguyên tíc, xuyên suốt quá
trình cách mạng nước ta
Tóm lại: Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh coi cán bộ “là gốc của mọi việc”, Đảng và Nhà nước ta trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng dành sự đầu tư thoả đáng cho công tác đào tao, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức
nhà nước Đây là một trong những nhân tố quan trọng đảm bảo cho cách
mạng Việt nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác
2 Quan niệm và vị trí của công chức nhà nước
2.1 Quan niệm về công chức nhà nước
Trên cơ sở nghiên cứu một cách có hệ thống các văn bản pháp luại
nước ta và một số nước trên thế giới quy định về công chức nhà nước, nhóm
tác giả tập trung lý giải chế độ công chức nhà nước rả đời ở các nước tư bản
phương Tây vào nửa cuối thế kỷ XIX, nó phản ánh nhu cầu khách quan của
lịnh sử phát triển nhà nước Sau cuộc cách mạng công nghiệp, sự phát triển
Trang 23hình thành và phát triển chế độ công chức “Nhân vật” trung tâm của chế độ công chức là công chức; hay nói một cách đầy đủ hơn là đội ngũ công chức
với tiêu chuẩn, số lượng, cơ cấu hợp lý, đáp ứng hoạt động của nền hành chính thông suốt, hiệu lực và hiệu quả
Theo cách xác định của các quốc gia đã trải qua nhiều năm thực hiện
và có kinh nghiệm về chế độ công chức thì công chức được hiểu là những công dân được tuyển dụng và bổ nhiệm giữ một công vụ thường xuyên trong
một công sở của Nhà nước ở Trung ương hay địa phương, ở trong nước hay ở
nước ngoài, đã được xếp vào một ngạch và hưởng lương từ ngân sách nhà
nước Theo cách hiểu như vậy, có thể khái quát thành 6 điều kiện trở thành
công chức nhà nước như sau:
Là công dân của nước đó;
Được tuyển dụng bằng hình thức thi tuyển;
Gitt mot công, vụ thường xuyên;
Được xếp vào một ngạch, một ngành chuyên môn;'
Lam viéc trong một công sở; `
Hưởng lương từ ngân sách nhà nước
Ở nước ta quan niệm công chức nhà nước có lịch sử phát triển khá phong phú, ngay sau cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước ta
phải tiến hành chiến đấu chống xâm lược nhưng thực hiện chủ trương vừa kháng chiến, vừa kiến quốc Hiến pháp năm 1946 ra đời là cơ sở pháp lý cho
việc xây dựng chế độ công chức mới nhằm phục vụ nhà nước kiểu mới Ngày
20 thắng 5 năm 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành Sắc lệnh 76/SL về quy chế công chức Điều đầu tiên của bản “Quy chế công chức Việt Nam”
nêu lên định nghĩa về công chức là “Những công dân Việt nam được chính quyền nhân dân tuyển để giữ một chức vụ thường xuyên trong các cơ quan Chính phủ, ở trong hay ở ngồi nước đều là cơng chức theo quy chế này, trừ những trường hợp riêng biệt do Chính phủ quy định” Theo Sắc lệnh số 76/SL,
Trang 24- Cong chtic 14 cong dan Viét Nam, dugc chinh quyén'nhan dan tuyén
dụng, tức là muốn trở thành công chức phải qua thi tuyển -
- Công chức là người giữ chức vụ thường xuyên trong cơ quan Chính
phủ ở trong nước hay nước ngồi
- Cơng chức được xếp vào một ngạch nhất định và hưởng lương từ _ ngân sách nhà nước | |
| Có thể thấy Sắc lệnh số 76/SL khi đưa ra khái niệm công chức có
nhiều yếu tố phù hợp VỚI đối tượng, công việc của công chức
Nam 1951 Bộ Nội vụ đã tổ chức một kỳ thi tuyển ngạch cán sự ‘Do
hoan cảnh kháng chiến nên sau dó quy chế công chức Việt Nam không dược
triển khai đầy đủ Sau năm 1954 miền Bắc được giải phóng, thực hiện công
cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục tiến hành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước Thời kỳ này tuy không có văn
bản nào bãi bỏ Sắc lệnh số 76/SL về quy chế công chức Việt Nam nhưng trên
thực tế các nội dung của quy chế đó đã không được áp dụng và thuật ngữ
công chức được thay bằng thuật ngữ cán bộ, công nhân viên chức Cán bộ Ở
đây được hiểu là những người được nhà nước tuyển dụng trong biên chế có
bậc lương từ cán sự I trở lên thực hiện các công việc do nhà nước giao, hưởng lương từ ngân sách nhà nước và làm việc trong các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng, đoàn thể chính trị — xã hội, quân đội, công an, chính quyền cơ
SỞ, các doanh nghiệp nhà nước Như vậy, phạm vi khái niệm cán bộ rất rộng cán bộ được hình thành do bầu cử, tuyển dụng, đề bạt, phân công khi tốt
nghiệp các trường trung cấp và đại học Không ít trường hợp tuyển dụng, sắp
xếp, bố trí hoặc đề bạt cán bộ không đúng chuyên môn, ngành nghề Những
hạn chế nêu trên “dẫn đến tình trạng không phát huy được nhân tài, gây Khó khăn trong việc đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí và thực hiện chính sách cán bộ, chưa hình thành được đội ngũ chuyên gia có trình độ chuyên môn sâu, ở từng ngành, từng lĩnh vực quản lý của đất nước” Đây chính là một trong những yếu tố tác dong lam trì trệ, quản lý kém hiệu quả của Nhà nước
Trang 25Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VỊ (1986) với tỉnh thần nhìn thẳng vào
sự thật, nói rõ sự thật, Đảng ta đã thắng thắn chỉ rõ: “Những sai lầm, khuyết
điểm trong lãnh đạo kinh tế, xã hội bắt nguồn từ những khuyết điểm trong
hoạt động tư tưởng, tổ chức và công tác cán bộ Đây là nguyên nhân của mọi nguyên nhân” Trong chiến lược phát triển và ổn định kinh tế - xã hội
Đẳng ta đã chỉ rõ: “Đổi mới căn bản công tác cán bộ phù hợp với cơ chế mới phân định rõ cán bộ dân cử hoạt động theo nhiệm kỳ với công chức, viên chức chuyên.nghiệp và cán bộ công nhân, nhân viên các đơn vị sản xuất kinh doanh”
Để từng bước khắc phục những hạn chế, thiếu sót và trên quan điểm đã khẳng định, ngày 25 tháng 5 năm 1991 Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định số 169/ HĐBÏT quy định về công chức Nhà nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam Trong Nghị định này quy định: “Công dân Việt Nam dược tuyển dụng và bổ nhiệm giữ một công vụ thường xuyên trong cong sd
nhà nước ở Trung ương, địa phương, ở trong nước hay ngoài nước đã được
xếp vào một ngạch hưởng lương do ngân sách nhà nước cấp gọi là công chức” Như vậy theo Nghị định số 169/HĐBT thì công chức có những đặc
điểm sau: |
- Là công dân Việt Nam làm việc trong bộ máy nhà nước từ Trung
ương đến địa phương, ở trong nước hay ở ngoài nước
- Được tuyển dụng và bổ nhiệm thực hiện một công vụ thường xuyên trong một công sở nhà nước
- Được xếp vào ngạch, hưởng lương do ngân sách nhà nước cấp
Nghị định số 169/HĐBT cũng xác định phạm vi những người làm việc
sau đây gọi là công chức:
- Những người làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước ở Trung
ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp tương đương
- Những người được tuyển dụng và bổ nhiệm giữ một công vụ thường
Trang 26- Những người được tuyển dụng và bổ nhiệm giữ một công vụ thường
xuyên trong cơ quan Toà án, Viện kiểm sát,
- Những người làm việc tại Đại sứ quán, Tổng lãnh sự quán Việt Nam
Ở nước ngoài | |
_ ~ Nhiing ngudi lam viéc trong truong hoc, bénh vién, co quan nghiên
cứu khoa học, cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình của Nhà nước và nhận lương từ ngân sách nhà nước
- Nhân viên dân sự làm việc trong cơ quan Bộ Quốc phòng, Bộ Công
an 7 |
Đây là cơ sở dễ tiến tới tuyển chọn bố trí; dẻ bạt, sử dụng có hiệu qua
đội ngũ công chức nhà nước nhằm thực hiện tốt công cuộc đổi mới nền kinh tế, xây dựng đội ngũ công chức nhà nước e6 chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng thành thạo, nhằm phục vụ và xây dựng nhà nước vững mạnh, phù hợp yêu
cầu của đất nước trong thời kỳ đổi mới | Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (1991) đã nêu nhiệm vụ “Đổi mới
căn bản công tác cán bộ phù hợp với cơ chế mới, phân định rõ cán bộ dân cử
hoạt động theo nhiệm kỳ và các loại công chức, viên chức trong lĩnh vực
quản lý nhà nước hoạt động sự nghiệp, sản xuất kinh doanh nhằm hình thành đội ngũ cán bộ thạo nghề nghiệp, nắm vững pháp luật” Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lan thé VII va N ghị quyết Hội nghị Đại biểu toàn quốc
giữa nhiệm kỳ khoá VII, từ giữa năm 1993 công việc xây dựng dự án Pháp
lệnh về chế độ công chức được tiến hành khẩn trương Một trong những nỘI
dung khó khăn và phức tạp nhất là phải làm rõ công chức Việt Nam gồm
những ai, họ phải hội tụ đủ những tiêu chí nào Ngày 25 tháng 8 năm 1995
khi cho ý kiến chỉ đạo về dự án Pháp lệnh cán bộ công chức Bộ Chính trị Bàn
Chấp hành Trung ương Đảng đã chỉ rõ: “Ở nước ta sự hình thành đội ngũ cán
bộ, viên chức có đặc điểm khác các nước Cán bộ làm việc ở các cơ quan Nhà
nước, Đảng, đoàn thể là một khối thống nhất trong hệ thống chính trị do
: Đảng lãnh đạo Bởi vậy, cần có một pháp lệnh có phạm vi điều chỉnh chung
Trang 27nước (trong đó có công chức làm việc ở cơ quan quân đội, cảnh sát, an ninh ) cán bộ làm việc chuyên trách trong các cơ quan Đảng, đoàn thể”
Tiếp thu tinh thần chỉ đạo nói trên của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung
ương Đảng, ngày 09 tháng 03 năm 1998 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh cán bộ, công chức
Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1998 không đưa ra định nghĩa riêng cho đối tượng “cán bộ”, “công chức” mà tại Điều I của Pháp lệnh quy định: “Cán bộ, công chức là công dân Việt Nam trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước bao gồm: |
1 Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong
các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị — xã hội
2 Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ
thường xuyên làm việc trong các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị — xã hội
3 Những người dược tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc 0Iao 0iữ một công vụ thường xuyên, được phân loại theo trình độ đào tạo, ngành chuyên môn được xếp vào một ngạch hành chính sự nghiệp trong các cơ quan nhà nước, mỗi ngạch thể hiện chức và cấp về chuyên môn nghiệp vụ, có chức danh tiêu
chuẩn riêng | |
4 Thẩm phán Toà án nhân dân, Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân
dân
5 Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc duoc giao nhiệm vụ thường, xuyên làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc quân dội nhân dân, mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng,
làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là
sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp”
Cụ thể hoá Pháp lệnh cán bộ, công chức, Nghị định số 95/1998/NBD -
CP ngày L7 11 1998 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công
Trang 283, khoản 5 Điều 1 Pháp lệnh cán bộ, công chức, cụ thể là rhiing nguoi sau
day: _ "
- “Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc giao giữ một công vụ „ thường xuyên, được phân loại theo trình độ đào tạo, ngành chuyên môn, được xếp vào một ngạch hành chính sự nghiệp, trong biên chế và hưởng lương từ
ngân sách nhà nước, làm việc trong các cơ quan sau đây: Văn phòng Chủ tịch nước
Văn phòng Quốc hội |
Co quan hanh chinh nha nước ở Trung ương: ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân các cấp
Các cơ quan đại diện nước Cộng hoà hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước
ngoài
Trường học, bệnh viện, cơ quan nghiên cứu khoa học của Nhà nước
Cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình của Nhà nước
Thư viện, bảo tàng, nhà văn hoá của Nhà nước Các tổ chức khác của Nhà nước
- Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân mà
không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là si quan, ha si quan chuyền nghiệp”
-_ Theo Pháp lệnh cán bộ, công chức và Nghị định số 95/ 1998/ND - CP:
của Chính phủ thì công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ
nhiệm hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên, được phân loại theo trình độ - đào tạo, ngành chuyên mộn, được xếp vào một ngạch hành chính sự nghiệp trong các cơ quan nhà nước, mỗi ngạch thể hiện chức và cấp về chuyên môn
nghiệp vụ, có chức danh tiêu chuẩn riêng, trong biên chế hưởng lương từ
Trang 29công tác trong cơ quan hành chính nhà nước mà còn ca trong cơ quan tu pháp, các đơn vị hành chính sự nghiệp, các tổ chức khác của Nhà nước
Vấn đề đặt ra là những người đang công tác được quy định tại khoản 2,
khoản 4 Điều I Pháp lệnh cán bộ, công chức (1998) có được coi là cán bộ
hay công chức? Những người làm việc trong Toà án nhân dân, tổ chức chính
trị, tổ chức chính trị - xã hội không phải do bầu cử mà do bổ nhiệm thì được coi là cán bộ hay công chức: Từ khái niệm, đối tượng, phạm vi quy định của Pháp lệnh, cán bộ, công chức và Nghị định số 95/1998/NĐ - CP của Chính
phủ cho thấy không rõ ràng về phạm vi, đối tượng, hệ thống cơ quan công tác của cán bộ, công chức
Trên cơ sở quy định trên có thể định nghĩa: Công chức nhà nước là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên hay được giao nhiệm vụ thường xuyên trong các cơ quan nhà nước; cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; cơ quan đơn vị thuộc Công an nhân dân, được phân loại theo trình độ đào tạo, mỗi ngạch có chức danh, tiêu chuẩn riêng trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước
2.2 Vai trò của công chức nhà nước
Trên cơ sở phân tích một cách có hệ thống các văn bản pháp luật quy định về công chức nhà nước nhóm tác giả không chỉ xác định phạm vi công
chức nhà nước, đưa ra định nghĩa công chức nhà nước mà còn chỉ rõ vai trò của công chức nhà nước Cụ thể được thể hiện ở những phương diện sau:
Một là, Hoạt động của công chức nhà nước nhằm dưa chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước vào thực tế đời sống
Hai là, Vai trồ của công chức nhà nước trong việc kiến nghị, đề nghị
điều chỉnh, sửa đổi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của
Nhà nước
Ba là, Vai trò của công chức nhà nước trong việc thực hiện chức năng
nhiệm vụ của cơ quan nhà nước Nếu không có đội ngũ công chức nhà nước
Trang 30bộ máy phù hợp với yêu cầu khách quan của xã hội trong đó nhân tố con
người quyết định trực tiếp thực hiện chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của
mỗi cơ quan nhà nước | |
Bốn là, Vai trò của công chức nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân |
3 Khái niệm và tính đặc thù của công tác đào tạo, bôi dưỡng công
chức nhà nước |
* Từ việc khẳng định vai trò rất quan trọng của công chức nhà nước ở nước ta hiện nay, giữ vị trí trung tâm của mối quan hệ Đảng, Nhà nước với nhân dân, là lực lượng hướng dẫn thực thi, thi hành pháp luật của Nhà nude
nhóm tác giá luận giải khái niệm đào tạo, bồi dưỡng công chức nhà nước
Trong đó đào tạo được hiểu là “quá trình tác động đến con người, nhằm làm
cho con người đổ Tĩnh hội và nắm vững những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo một cách có hệ thống nhằm chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và
khả năng nhận sự phân công lao động nhất định, góp phần của mình vào việc phát triển xã hội, duy trì và khai hoá nền văn minh của loài người” Đào tạo
dược xem như một quá trình làm cho người được đào tạo (công chức nhà
.nước) có kiến thức chuyên môn, nghề nghiệp, kỹ năng nghiệp vụ theo những tiêu chuẩn nhất định do yêu cầu đòi hỏi của công việc công chức đảm nhiệm và đào tạo công, chức nhà nước chỉ giới hạn trong phạm vi điều chỉnh của
Pháp lệnh cán bộ, công chức (1998) và một số văn bản pháp luật có liên quan, tại các cơ sở đào tạo chủ yếu của Đảng và Nhà nước ta như Học viện
“Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Hành chính quốc gia, trường Chính trị các tỉnh Còn bồi dưỡng là “quá trình cập nhật hoá kiến thức còn
thiếu hoặc lạc hậu, bổ túc kinh nghiệm, các hoạt động này nhằm tạo điều
kiện cho người lao động có cơ hội để củng cố, mở rộng một cách có hệ thống những tri thức, kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ sẵn có để lao động nghề nghiệp có hiệu quả hơn và thường xuyên được xác nhận một chứng chỉ” Vậy nên bồi dưỡng là giai đoạn tiếp sau đào tạo, là hoạt động hướng vào mục tiêu,
Trang 31người đã được đào tạo sau một thời øian công tác nhất định Đào tạo, bồi
dưỡng được xác định như là quá trình làm biến đổi hành vi con người mot
cách có hệ thống thông qua học tập Việc học tập này có được là kết quả của
quá trình giáo dục, hướng dẫn phát triển và lĩnh hội kinh nghiệm một cách có khoa học
Có thể khẳng định; đào tạo, bồi đưỡng là việc tổ chức ra những cơ hội
cho người ta học tập, nhằm giúp tổ chức đạt được những mục tiêu của mình
bằng việc tăng cường năng lực, làm gia tăng giá trị của nguồn lực cơ bản,
quan trọng nhất là cán bộ, công chức nhà nước Đào tạo, bồi dưỡng tác động
đến con người trong tổ chức làm cho họ có thể làm việc tốt hơn, cho phép họ
sử dụng các khả năng, tiềm năng vốn có, phát huy hết năng lực làm việc
* Đào tạo bồi dưỡng công chức nhà nước là một kiểu giáo dục những đối tượng sẽ làm hoặc đang làm việc chủ yếu trong các cơ quan nhà nước, khác với đào tạo trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp
và dạy nghề Với những khẳng định trên nhóm tác giả chỉ rõ tính đặc thù của
công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức nhà nước và những quy định của pháp
luật để phù hợp tính đặc thù đó cụ thể là
Một là, Đào tạo, bồi dưỡng công chức nhà nước là một loại giáo dục
để nâng cao trình độ về giác ngộ tư tưởng, giúp họ sử dụng đúng đắn quyền, lợi ích, nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ của mình, có trách nhiệm tận tuy với
chức trách, công bằng, liêm khiết trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ
Hai là, Đào tạo, bồi dưỡng công chức nhà nước là một loại đào tạo về chức vụ và công việc, nên đòi hỏi mỗi công chức phải có khả năng đảm đương công việc của mình, do đó phải thông qua đào tạo giúp cho công chức có đủ khả năng và kiến thức để thi hành nhiệm vụ, công vụ mà công chức đang đảm nhiệm
Ba la, Dao tạo, bồi dưỡng công chức nhà nước để thực hiện chun mơn hố, chuẩn xác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ thông qua
Trang 32trong quản lý nhà nước, nâng cao năng lực ứng biến, từ đó đạt tới kết quả
quản lý nhà nước
Bốn là, Đào tạo, bồi dưỡng công chức nhà nước là đào tạo có định
hướng và nội dung rộng, hình thức da dang, muc tiêu do nhà nước đặt ra Do đó mục tiêu của đào tạo, bồi dưỡng công chức nhà nước phải chuyên - mơn hố và căn cứ vào công việc quản lý nhà nước để quyết định nội dung va hình thức đào tạo, bồi dưỡng Vì vậy nội dung của 'việc dao tao, bồi dưỡng công
chức nhà nước hết sức linh hoạt, đa dạng để phù hợp với sự phát triển của
kinh tế-xãhội —- |
4 Vai trò của pháp luật đối với việc đào tạo, bôi dưỡng công chức
nhà nước |
Su phat trién của xã hội cho thấy pháp luật không chỉ là phương tiện để
quản lý xã hội, điều chỉnh các quá trình xã hội, các hành vi của cơ quan, tổ
chức, cá nhân khi tham gia các quan hệ kinh tế — xã hội, mà còn có vai trò tO lớn trong việc điều chỉnh quá trình giáo dục, đào tạo người dân nói chung và
trong đào tạo, bồi dưỡng công chức nhà nước nói riêng Trong sự nghiệp đối mới hiện nay công chức nhà nước giữ vai trò quyết định đến sự nghiệp dối mới vì thế việc đào tạo, bồi dưỡng công chức nhà nước có đủ trình độ năng lực, phẩm chất bản Iĩnh chính trị là một trong những yếu tố quyết định đến sự
thành công hay thất bại của vấn đề công tác cán bộ Nhóm tác giả đã tập : trung làm rõ vai trò của pháp luật đối với việc dào tạo, bồi dưỡng công chức
nhà nước được thể hiện ở những điểm sau: | |
Một là, Nhà nước ban hành pháp luật nhằm tạo ra khung pháp lý xác lập và điều chỉnh các mối quan hệ về tuyển dụng, bố trí, sử dụng công chức
nhà nước và một trong những nội dung quan trọng của các quan hệ trên là về đào tạo, bồi dưỡng công chức nhà nước Hiến pháp năm 1992 (Điều 59) đã
quy định rõ “học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân” Điều 4 - Điều 36
Trang 33trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu, tạo điều kiện cho người
học phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, tham gia nghiên
cứu thực nghiệm, ứng dụng” Đồng thời Pháp lệnh cán bộ, công chức (1998)
quy định cụ thể cán bộ, công chức có quyền được học tập để nâng cao trình
độ mọi mặt; các quy định của pháp luật quy định cụ thể về việc phân loại
công chức theo tiêu chí trình độ đào tạo, các yêu cầu bắt buộc về học vấn,
kiến thức khi được tuyển dụng xếp vào ngạch bậc công chức Có thể thấy các quy định này của pháp luật vừa có tác dụng sâu sắc đến thái độ, ý thức tự
giác học tập của công chức vừa là công cụ quan trọng để các cơ quan quản lý
công chức điều chỉnh mối quan hệ giữa yêu cầu, nhiệm vụ công tác với khả năng đáp ứng thuộc về trình độ năng lực của công chức, đồng thời là căn cứ
quan trọng trong quá trình sắp xếp tổ chức tỉnh giảm biên chế
Hai là, Các quy định của pháp luật là công cụ sắc bén trong quản lý
công chức Để quản lý công chức thì Nhà nước, các cấp chính quyền dia phương cũng như: các cơ quan trực tiếp quản lý công chức sử dụng nhiều
công cụ khác nhau nhưng trong đó pháp luật là công cụ quan trọng hàng đâu
Nhà nước ban hành pháp luật nhằm thể chế hoá các chủ trương chính sách của Đảng về công tác tổ chức cán bộ trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì đân Các văn bản pháp quy
do các cấp chính quyền địa phương ban hành một mặt để thi hành pháp luật, mặt khác cụ thể hoá các chủ trương, nghị quyết của các cấp uỷ đảng về công tác tổ chức cán bộ trong từng giai đoạn Để triển khai thực hiện các quy định của pháp luật, một mặt thừa nhận sự tồn tại một “thời kỳ quá độ” trong quá trình chuẩn hoá các tiêu chuẩn của các chức đanh; các ngạch bậc ở vị trí công
tác tức là cho phép xếp vào ngạch, bậc hoặc bổ nhiệm một số trường hợp chưa đạt yêu cầu về trình độ học vấn và đồng thời quy định trong một thời
gian nhất định cơ quan phải tạo điều kiện và bản thân công chức cũng phải
Trang 34_thế sẽ tạo động cơ học tập, khắc phục tư tưởng tả khuynh, hữu khuynh trong quản lý công chức của các cơ quan quản lý
Ba là, Pháp luật là công cụ đảm bảo thực hiện và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công chức trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng cũng như
tuyển dụng, sắp xếp công chức
Lợi ích là vấn đề quan trọng, là động lực trong học tập của công chức, pháp luật quy định các yêu cầu bắt buộc về trình độ học vấn khi tuyển dụng, bổ nhiệm sắp xếp công chức, thông qua đó giúp công chức nhận thức rõ tầm
quan trọng của việc học tập nâng cao trình độ cũng như vị trí, quyền lợi của
mình sau khi đào tạo, bồi dưỡng Đồng thời, pháp luật còn có những quy dịnh về chế độ đãi ngộ đối với công chức khi được cử đi đào tạo, bồi dưỡng như hỗ trợ về tiền ăn, tiền tau xe, tiền đi thực tế; hưởng nguyên lương khi đi học
đã tạo động lực mới trong học tập của công chức và ràng buộc đơn vị cử công
chức đi học tập phải bảo đảm đầy dủ các chế độ cho công chức:
Bốn là, Pháp luật tạo điều kiện giải quyết những vấn đề xã hội khi
thực hiện cải cách hành chính, sắp xếp tổ chức bộ máy, tỉnh giảm biên chế
Bằng các quy định về các yêu cầu, điều kiện bắt buộc về trình độ, năng
lực của công chức nhà nước, nếu công chức không đảm bảo, đáp ứng đầy đủ những quy định đó thì sẽ thuộc diện bị sắp xếp, tỉnh giản biên chế và pháp luật cũng quy dịnh chế độ thoả dáng dối với đối tượng thuộc điện tỉnh giản
biên chế _ |
Như vậy, có thể thấy pháp luật có vai trò rất lớn với việc đào tạo, bồi
dưỡng công chức nhà nước, để phát huy hơn nữa vai trò của pháp luật trong việc đào tạo, bồi dưỡng công chức nhà nước, khắc phục những hạn chế, bất
cập, thực tiễn đang đặt ra thì một trong những vấn dễ có tính nguyên tc nẻn
Trang 35II THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỚI VIỆC ĐẢO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG
CHỨC NHÀ NƯỚC QUA KHẢO SÁT Ở TỈNH KONTUM TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1986 - 2002)
1 Tình hình đặc điểm của tỉnh KonTum có liên quan đến việc đào
tạo, bồi dưỡng công chức nhà nước
Trên cơ sở nghiên cứu một cách tương đối có hệ thống các tài liệu về
tên gọi, địa giới hành chính qua các thời kỳ lịch sử, địa lý — tự nhiên dân cư nhằm làm rõ tình hình đặc điểm của tỉnh KonTum có liên quan đến việc đào - tạo, bồi dưỡng công chức nhà nước nhóm tác giả đã tập trung phân tích 3 yếu
tố chính là:
Mot la, Địa giới Kontum
KonTum thuở xa xưa còn rất hoang vắng, người thưa đất rộng, nơi tụ cư của các dân tộc bản dịa dầu tiên bao gồm: Xê Đăng, Bana, Gia Rai, Giỏ — Triêng; Brâu, Rơmân Mỗi dân tộc gắn với mỗi vùng cư trú khác nhau Nét đặc biệt trong thiết chế xã hội cổ truyền của các dân tộc ở tỉnh KonTum là tổ
chức xã hội duy nhất chỉ có làng Làng được xem như là một đơn vị hành
chính có tính bao quát và cụ thể chi phối mọi hoạt động trong đời sống xã
hội Mỗi làng mang tính độc lập riêng biệt do một chủ làng là người có uy tín
nhất trong làng đứng đầu
Những thế kỷ sau công nguyên, nhất là thế kỷ VI, VIII KonTum — Tây Nguyên trở thành vùng đệm cho sự giao chiến giữa hai quốc gia Chiêm
Thành và Chân Lạp Thiên nhiên và con người nơi đây trở thành mục tiêu cho sự cướp bóc của cải và cướp bắt, buôn bán nô lệ Chiến tranh khu vực đã lôi kéo người dân vào những cơn lốc chiến triền miên Sau thế kỹ XI, khi đánh bại được Chân Lạp, Vương quốc Chăm Pa đã chiếm đóng Tây Nguyên trong hơn 300 năm, người dân KonTum — Tây Nguyên lại bị người Chăm đô hộ
Trang 36Tit nam 1471 Vua Dai Việt bấy giờ là Lê Thánh Tông sau khi chinh
phục xứ Chiêm “Thành (vùng đồng bằng ven biển nam Trung bộ) đã thu phục
duoc cu dain các dân tộc ở Tây Nguyên và sáp nhập vùng dất này VàO lãnh thổ
_của Đại Việt Thiết chế làng vẫn tiếp tục duy trì
Đến năm 1840 dưới thời vua Thiệu trị, triểu đình Huế lập một người địa phương Bana tên là Bokseam làm quan cai trị các bộ tộc Tây Nguyên | Đồng thời cho phép người Kinh và người các dân tộc được phép tự do quan hệ mua bán trao đổi Từ đây, những lái buôn người Kinh bắt đầu đến với Tây
Nguyên để mua bán trao đổi hàng hoá Khi người Pháp xâm chiếm nước ta, họ bắt tay vào việc xây dựng tổ chức hành chính để cai trị năm) 1913 thành
| lập tinh KonTum (bao gồm cả Playcu VÀ ĐăkLắc) đến năm 1923 tỉnh
ĐákLắc được thành lập tách khỏi KonTum và năm 1932 tách Playcu khỏi tỉnh KonTum thành lập tỉnh Playcu (Gia Lai)
Sau cach mang tháng Tám năm 1945 chính quyền cách mạng được
thành lập tại tỉnh KonTum gồm 4 đơn vị hành chính: ĐấkGlei, Đăkiô,
KonPlong, và thị xã KonTum Trong thời kỳ 9 năm kháng chiến chống Pháp và suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước cơ bản không có gì thay đổi lớn chỉ có sự khác nhau về phân chia các đơn vị hành chính giữa ta và địch
(ta chuyển đổi các huyện thành các mật danh như: HI6, H29, HRO, H30,
H67 ) | | |
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng đất nước thống nhất tỉnh
KonTum có 6 huyện và | thi xa Đến tháng 10 năm 1975 KonTum sáp nhập
với GiaLat thành tỉnh GiaLai — KonTum Tháng I0 năm 199} tỉnh KonTum
được tái lập, hiện nay tổ chức hành chính gồm: thị xã KonTum và 7 huyện
Mai là, Điều kiện tự nhiên
KonTum là một tỉnh miền núi vùng cao biên giới ở phía bắc Tây
Nguyên Phía Đông tiếp giáp với tỉnh Quảng Ngãi có chiểu dài ranh giới
74 km Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam có chiều dài 142 km Phía Tây giáp
với hai nước Lào và Campuchia có chung 275 km đường biên giới Ph fa Nam
Trang 37nhiên 9.661,7 km? phần lớn lãnh thổ nằm ở phía tây Trường Sơn có địa hình
thấp dần từ bắc xuống nam và từ đông sang tay, địa hình đa dạng: Đồi núi cao nguyên, thung lũng xen kẽ, thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên với hai mùa mưa nắng
Ba là, Tình hình kinh tế ~ xã hội
Toàn tỉnh có 54,1% dân tộc thiểu số gồm Xêđăng, Bana, Gi triêng,
Brâu, Rơmmân, và một bộ phận dân tộc thiểu số phía bắc di cư vào Cơ
cấu tôn giáo chiếm 37,7% trong tổng số dân của toàn tỉnh Sau gần 30 năm
giải phóng và hơn 10 năm tái lập, KonTum đã có sự đổi thay nhất định Kinh
tế — xã hội của tỉnh có bước chuyển biến tích cực, đúng hướng, tốc độ tăng trưởng kinh tế khá Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân các dân tộc
không ngừng được nâng lên, tý lệ hộ đói nghèo giảm đáng kể, cơ sở hạ tầng
kinh tế — kỹ thuật được củng cố và có bước phát triển Tuy nhiên, KonTum
hiện nay vẫn còn là một tỉnh nghèo, cơ sở hạ tầng kinh tế — xã hội còn nhiều
khó khăn, lạc hậu Dân cư phân bố không đều, trình độ dân trí thấp Các hủ
tục, tập quán lạc hậu còn tồn tại khá nặng nề Kết quả định canh, định cư,
xoá đói, giảm nghèo chưa vững chắc; số hộ định canh, định cư mới đạt trên
58% số hộ trong điện vận động; hơn 30% số hộ nghèo Phương thức canh tác lạc hậu tập quán sản xuất tự cấp, tự túc còn phổ biến ở nhiều xã vùng sâu,
vùng xa Quy mô sản xuất công nghiệp nhỏ, kinh tế đối ngoại chưa phát
triển Thương mại — địch vụ phát triển nhỏ lẻ, thị trường còn sơ khai
Đội ngũ công chức của tỉnh khi tái lập bị hụt hãng ở cả 3 cấp, nhất là cấp cơ sở Công chức cơ sở phần đông lớn tuổi, trưởng thằănh từ trong thời kỳ chiến tranh đa số có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, nhưng trình độ, năng lực còn yếu, tam ly y lại còn nặng nể, nhất là đối với số cán bộ, công chức là
người đân tộc thiểu số do đó chuyển sang cơ chế mới năng lực lãnh dao, điều hành còn nhiều bất cập Đội ngũ công chức nữ, dân tộc thiểu số còn thiếu và
yếu Mặt khác việc đào tạo, bồi dưỡng công chức trẻ, công chức dự nguồn có
Trang 38hiện các chủ trương nghị quyết của Đẳng, chính sách pháp luật của Nhà
nước, Đó là những khó khăn thách thức lớn và là nhiệm vụ bức xúc đang, đạt
ra cho công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức nhà nước mà tỉnh KonTum phải tập trung giải quyết trong thời gian tới -
Để kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển ổn định và bền vững trong, thời
gian tới đòi hỏi phải tập trung giải quyết đồng bộ hàng loạt vấn đề cả trước
mắt và lâu đài, trong đó công tác đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước nói riêng và cán bộ các cấp nói chung được xác định là nhiệm vụ trọng tâm
Từ ngày tái lập tÏnh đến nay, ngoài việc triển khai thực hiện tỐI các
chương trình, chính sách của “rung ương về công tác cán bộ, Tình uỷ
KonTum và Uỷ ban nhân dan tinh đã phối hợp kịp thời đề ra nhiều nghị
quyết, để án phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương như: Nghị quyết về quy hoạch đào tạo, bố trí, sử dụng cán bộ (khoá X); Nghị quyết về củng cố, xây dựng hệ thống chính trị xã, phường, thị trấn (khoá XI; Nghị quyết về
tiếp tục đẩy mạnh công tác quy hoạch, đào tạo, sử dụng cán bộ đến năm 2005 và 2010 (khoá XI) trong đó nhiều nội dung quan trọng về xây dựng đội ngũ công chức nhà nước Những Nghị quyết, dé án trên đều xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, phương pháp cụ thể phù hợp với yêu cầu của từng thời gian, làm cơ
sở để các cấp, các ngành thực hiện | | TC
Gắn với các nghị quyết, đề án trên, tính đã có nhiều cố gắng bổ sung
một số chính sách tạo điều kiện cho việc thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng đối với cán bộ, cơng chức Ngồi việc thực hiện đầy đủ _các chính sách, chế độ, quy định của Trung ương, nh còn có những chính sách như: Hỗ trợ 400.000 đồng/ học viên/Ttháng đốt với cán bộ đào tạo dự nguồn tại trường, Chính trị tỉnh; hò trợ 100% học phí dối với cán bộ chủ chói
phường xã, thị trấn được cử đi học tại trường Chính trị tỉnh đồng thời hàng
tháng hỗ trợ thêm 100.000 đồng đối với người dan tộc thiểu số, 150.000 đồng đối với nữ dân tộc thiểu số, 50.000 đồng đối với người kinh Ngoài ra các huyện còn tiết kiệm chí ngân sách cùng với một phần kinh phí của tỉnh hỗ trợ
Trang 39nghiệp cấp phổ thông trung học cơ sở được học tiếp phổ thông trung học
nhằm tạo nguồn cán bộ lâu đài cho tỉnh
Tóm lại: Có thể thấy tình hình đặc điểm của tỉnh KonTum như địa giới hành chính, điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội là những yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nói chung và công
chức nhà nước nói riêng cho hệ thống chính trị của tỉnh KonTum
2 Thực trạng pháp luật với việc đào tạo, bồi dưỡng công chức nhà
nước qua khảo sát ở tỉnh Kon Pum
* Theo số liệu thống kê tại Quyết định số 69/2003/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình xây dưng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước giai đoạn Ì
(2003 - 2005) tính đến tháng 12 năm 2002 cả nước có 1.529.852 cán bộ, công chức (không tính cán bộ, công chức trong lực lượng vũ trang) trong đó 209.171 cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính nhà nước, 1.218.446
công chức sự nghiệp, 19.235 cán bộ, công chức khối lập pháp, tư pháp, còn lại là cán bộ, công chức trong các CƠ quan Đảng, đoàn thể Ngoài ra có khoảng trên 200.000 cán bộ cơ sở |
* Đối với tỉnh KonTum theo Báo cáo s6 09/BC — TCCQ vé “tinh hinh
thực hiện nhiệm vụ công tác tổ chức nhà nước từ năm 2000 — 2003 và phương hướng nhiệm vụ năm 2003 — 2005” tính đến ngày 30 tháng 7 năm 2003 tinh
KowPum có 9.844 cán bộ, công chức trong đó 1.298 cán bộ công chức trong biên chế khối quản lý hành chính nhà nước và 8.546 cán bộ, công chức trong biên chế khối hành chính sự nghiệp (cụ thể ngành Giáo dục và Đào tạo là
6.700 cán bộ, công chức; ngành Y tế là 1.426 cắn bộ, cơng chức; ngành Văn
hố thông tin, Thể thao là 298 cán bộ, công chức và các ngành khác là 122
cán bộ, công chức) |
Trong 3 nam qua Uy ban nhan dan tỉnh đã cử 27 cán bộ đi học cao học
Trang 40chuyén nganh va Tĩnh vực Đồng thời Ban Tổ chức chính quyền phối hợp với trường Chính trị tỉnh, trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chính nhà nước cho 207 chuyên viên; mở các lớp đào tạo
cho các chức danh chuyên môn cấp xã, phường, thị trấn cụ thể là: „Lớp trung cấp lưu trữ văn phòng tổng số 67 học viên
Lớp trung cấp quản lý đất dai tổng số 70 học viên, Lớp trung cấp kế toán tổng số 60 học viên
Lớp trung cấp pháp lý tổng số 73 học viên
Ngoài ra tỉnh còn chỉ đạo mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ bán hàng cho 36 học viên là con em dân tộc thuộc các xã vùng II, IHH; các lớp dào tạo các tiếng dân tộc với 347 học viên tham gia và triển khai chương trình bồi
dưỡng đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 1999 — 2004 cụ thể là:
Bồi dưỡng đại biểu hội đồng nhân dân cấp xã 1.432/1.636 đại biểu, hội dồng
nhân dân cấp huyện 143/184 đại biểu, hội đồng nhân dân cấp tỉnh là 22/45 đại biểu về quản lý nhà nước và quy chế dân chủ cơ sở
Thực tế hiện nay quy định của Pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng công chức nhà nước tác động đến công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức nhà HƯỚC
trên cả nước cũng như tại tỉnh KoãTum còn nhiều bất cập, yếu kém đang tồn tại cần phải được khắc phục Để có những nhận xét khách quan tương đối chính xác, đầy đủ những yếu kém của việc đào tạo, bồi dưỡng công chức nhà nước hiện nay đồng thời chỉ ra những nguyên nhân cơ bản, nhóm tác giả tập trung xem xét tìm hiểu thực trạng pháp luật tác động đến các yếu tố cấu
thành nên quá trình đào tạo, bồi dưỡng công chức nhà nước
2.1 Mục đích, nội dung đào tạo, bôi dưỡng công chúc nhà nước
Đào tạo, bồi dưỡng công chức nhà nước là việc làm liên tực, những mỗi giai đoạn có những mục tiêu, mục đích cụ thể Có mục đích tức là xác định những nhiệm vụ đào tạo cụ thể, quy mô đào tạo cụ thể, địa chỉ cung cấp công chức cụ thể phù hợp với nhiệm vụ của quản lý trong tồn bộ hệ thống ơng chức Mục tiêu thực chất là kế hoạch hoá cụ thể, chi tiết về thời gian,